You are on page 1of 200

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

AUTOCAD 2D – 3D

Biên soạn:
Phạm Tuấn
Phan Thành Tín
Trần Văn Tâm

www.hutech.edu.vn
AUTOCAD 2D-3D
Ấn bản 2021
MỤC LỤC I

MỤC LỤC
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOCAD .................................................................... 5
1.1 GIỚI THIỆU AUTOCAD .......................................................................................... 6
1.1.1 Các ứng dụng .................................................................................................... 5
1.1.2 Khởi động ACAD ................................................................................................. 6
1.1.3 Các cách gọi lệnh trong ACAD .............................................................................. 7
1.1.4 Vào dữ liệu trong ACAD ...................................................................................... 14
1.1.5 Các phím tắt dùng trong ACAD ............................................................................ 15
1.2 CÁC LỆNH VẼ TẬP TIN .......................................................................................... 16
1.2.1 Các chức năng của Menu File .............................................................................. 16
1.2.2 Quy định về thời gian máy tự lưu File (Savetime) .................................................. 20
1.2.3 File lưu trữ (ACAD Backup Files) .......................................................................... 21
1.3 CÁC THIẾT LẬP CẦN THIẾT TRONG HỘP THOẠI OPTION ....................................... 22
1.3.1 Files ................................................................................................................ 22
1.3.2 Display ............................................................................................................ 23
1.3.3 Open and Save ................................................................................................. 24
1.3.4 Plot and Publish ................................................................................................ 25
1.3.5 System ............................................................................................................ 28
1.3.6 User Preferences ............................................................................................... 31
1.3.7 Drafting ........................................................................................................... 33
1.3.8 Selection .......................................................................................................... 34
1.3.9 Profiles: ........................................................................................................... 35
BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH .......................................... 37
2.1 CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN ........................................................................................... 37
2.1.1 Cách nhập tọa độ điểm ...................................................................................... 37
2.1.2 Vẽ đoạn thẳng bằng lệnh LINE ............................................................................ 38
2.1.3 Các chế độ truy bắt điểm tự động ........................................................................ 40
2.1.4 Vẽ vòng tròn bằng lệnh CIRCLE ........................................................................... 42
2.1.5 Vẽ cung tròn bằng lệnh ARC ............................................................................... 44
2.1.6 Vẽ đa tuyến bằng lệnh PLINE .............................................................................. 49
2.1.7 Tạo đối tượng POLYLINE bằng đường biên của đối ................................................. 52
tượng ....................................................................................................................... 52
2.1.8 Tạo vùng giới hạn (region) giữa các đối tượng, xác định các đặc trưng khối lượng của
đối tượng: ................................................................................................................ 52
2.1.9 Xác định các đặc trưng hình học của đối tượng ...................................................... 53
2.1.10 Vẽ đa giác đều bằng lệnh POLYGON ................................................................. 54
2.1.11 Vẽ hình chữ nhật bằng lệnh RECTANG .............................................................. 55
2.1.12 Vẽ đường ELIP ............................................................................................. 57
2.1.13 Vẽ đường cong bằng lệnh SPLINE: ................................................................... 58
II MỤC LỤC

2.1.14 Vẽ hình vành khăn bằng lệnh DONUT: ............................................................. 59


2.1.15 Vẽ điểm bằng lệnh point ................................................................................. 59
2.1.16 Chia đối tượng thành các đoạn bằng nhau bằng lệnh DIVIDE .............................. 60
2.1.17 Chia đối tượng ra các đoạn có chiều dài bằng nhau bằng lệnh MEASURE............... 61
2.2 CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH ......................................................................................... 62
2.2.1 Các phương pháp lựa chọn đối tượng ................................................................... 63
2.2.2 ERASE (E) ........................................................................................................ 65
2.2.3 COPY (CO/CP) ................................................................................................... 66
2.2.4 MIRROR (MI) .................................................................................................... 66
2.2.5 OFFSET (O) ...................................................................................................... 67
2.2.6 ARRAY (AR) ...................................................................................................... 68
2.2.7 MOVE (M) ......................................................................................................... 70
2.2.8 ROTATE (RO) .................................................................................................... 70
2.2.9 SCALE (SC) ...................................................................................................... 71
2.2.10 STRETCH (S) ................................................................................................ 72
2.2.11 LENGTHEN (LEN) ........................................................................................... 72
2.2.12 TRIM (TR) .................................................................................................... 73
2.2.13 EXTEND (EX) ................................................................................................ 74
2.2.14 BREAK (BR) .................................................................................................. 75
2.2.15 CHAMFER (CHA) ............................................................................................ 77
2.2.16 FILLET (F) .................................................................................................... 77
2.2.17 EXPLODE (X) ................................................................................................ 78
2.2.18 PEDIT (PE) ................................................................................................... 78
BÀI 3: QUẢN LÝ CÁC ĐỐI TƯỢNG THEO LỚP – GHI VÀ HIỆU CHỈNH VĂN BẢN ............. 85
3.1 QUẢN LÝ CÁC ĐỐI TƯỢNG THEO LỚP .................................................................. 83
3.1.1 Tạo lớp mới: ..................................................................................................... 84
3.1.2 Gán và thay đổi màu của lớp .............................................................................. 85
3.1.3 Gán dạng đường cho lớp .................................................................................... 86
3.1.4 Gán lớp hiện hành ............................................................................................. 87
3.1.5 Tắt, mở lớp (ON/OFF) ........................................................................................ 87
3.1.6 Xóa lớp ............................................................................................................ 87
3.1.7 Thanh công cụ Object Properties ......................................................................... 87
3.1.8 Hiệu chỉnh các tính chất của đối tượng bằng Propertis Window ................................ 88
3.1.9 Định tỉ lệ cho dạng đường ................................................................................... 88
3.1.10 Gán các tính chất của đối tượng được chọn đầu tiên cho các đối tượng được chọn sau
đó bằng lệnh MATCHPROP .................................................................................. 88
3.2 GHI VÀ HIỆU CHỈNH VĂN BẢN ............................................................................ 88
3.2.1 Tạo kiểu chữ bằng lệnh STYLE ............................................................................ 89
3.2.2 Tạo các dòng chữ hoặc văn bản trong bản vẽ bằng lệnh TEXT và MTEXT .................. 90
3.2.3 Hiệu chỉnh nội dung dòng chữ bằng lệnh DDEDIT .................................................. 91
3.2.4 Hiệu chỉnh các tính chất của đối tượng hoặc dòng chữ bằng hộp thoại Properties
Window ............................................................................................................ 91
MỤC LỤC III
BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ................................................. 95
4.1 GHI KÍCH THƯỚC ................................................................................................ 95
4.1.1 Các thành phần của kích thước............................................................................ 95
4.1.2 Thanh công cụ DIMENSION ................................................................................ 96
4.1.3 Hộp thoại Dimension Style Manager ..................................................................... 97
4.1.4 Trình tự tạo 1 kiểu kích thước ............................................................................. 98
4.1.5 Hiệu chỉnh chữ số kích thước ............................................................................ 103
4.2 HÌNH DÁNG, MẶT CẮT VÀ KÝ HIỆU VẬT THỂ ...................................................... 104
4.2.1 Công dụng ...................................................................................................... 104
4.2.2 Vẽ mặt cắt bằng lệnh HATCH ............................................................................ 104
4.2.3 Trang Hatch .................................................................................................... 105
4.2.4 Trang Hatch mở rộng ....................................................................................... 107
4.2.5 Xác định vùng biên kín ..................................................................................... 107
4.2.6 Hiệu chỉnh mặt cắt .......................................................................................... 108
4.3 BLOCK VÀ CHÈN BLOCK ..................................................................................... 108
4.3.1 Định nghĩa ...................................................................................................... 108
4.3.2 Tạo Block ....................................................................................................... 108
4.3.3 Chèn Block vào bản vẽ ..................................................................................... 110
BÀI 5: MÔ HÌNH 3D CƠ BẢN ................................................................................... 142
5.1 GIỚI THIỆU KHÔNG GIAN 3D MODELING .......................................................... 142
5.1.1 Cách chuyển sang môi trường làm việc 3D ......................................................... 142
5.1.2 Vùng làm việc môi trường 3D ............................................................................ 142
5.2 CÔNG CỤ DỰNG MÔ HÌNH KHỐI 3D .................................................................... 144
5.2.1 Vẽ khối hộp .................................................................................................... 145
5.2.2 Vẽ khối cầu .................................................................................................... 145
5.2.3 Vẽ hình trụ ..................................................................................................... 146
5.2.4 Vẽ khối nón .................................................................................................... 147
5.2.5 Vẽ hình chóp .................................................................................................. 148
5.2.6 Các hướng nhìn chuẩn ..................................................................................... 149
5.2.7 Các chế độ hiển thị .......................................................................................... 150
5.3 CÁC PHÉP TOÁN TRONG MÔ HÌNH KHỐI ............................................................ 150
5.3.1 Lệnh Union – Lệnh hợp khối ............................................................................. 151
5.3.2 Lệnh SUBTRACT – Lệnh trừ khối........................................................................ 151
5.3.3 Lệnh INTERSECT – Lệnh lấy phần giao của các khối............................................. 152
5.3.4 Lệnh SLICE – Lệnh cắt khối qua mặt phẳng ........................................................ 152
5.4 MỘT SỐ LỆNH VỀ TỌA ĐỘ...................................................................................................... 154
5.4.1 Khái niệm ....................................................................................................... 155
5.4.2 Giới thiệu thanh công cụ UCS............................................................................ 156
5.4.3 Nút lệnh Origin UCS và World UCS .................................................................... 156
5.4.4 Sử dụng lệnh 3 Point UCS để ghi kích thước ....................................................... 157
5.4.5 Ứng dụng của các nút lệnh UCS ........................................................................ 158
II MỤC LỤC

BÀI 6: LỆNH TẠO KHỐI RẮN CƠ SỞ VÀ HỖ TRỢ TẠO KHỐI RẮN NÂNG CAO ............ 161
6.1 LỆNH TẠO KHỐI RẮN CƠ SỞ .............................................................................. 161
6.1.1 Lệnh EXTRUDE – Kéo nhô cao hình 2 chiều ......................................................... 161
6.1.2 Lệnh REVOLVE – Xoay biên dạng quanh 1 trục .................................................... 163
6.1.3 Lệnh POLYSOLID ............................................................................................. 165
6.2 LỆNH HỖ TRỢ TẠO KHỐI RẮN NÂNG CAO ........................................................... 166
6.2.1 Lệnh SWEEP ................................................................................................... 167
6.2.2 Lệnh LOFT ...................................................................................................... 167
6.2.3 Lệnh Helix ...................................................................................................... 169
6.2.4 Lệnh Press Pull................................................................................................ 170
BÀI 7: HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH 3D ............................................................................ 174
7.1 CÁC CÔNG CỤ HIỆU CHỈNH KHỐI RẮN ............................................................... 174
7.1.1 Lệnh FILLET.................................................................................................. 1624
7.1.2 Lệnh CHAMFER ............................................................................................... 163
7.1.3 Lệnh 3D ROTATE ............................................................................................. 164
7.1.4 Lệnh 3D MIRROR............................................................................................. 164
7.1.5 Lệnh 3D ARRAY ............................................................................................... 164
7.1.6 Lệnh 3D ALIGN ............................................................................................... 166
7.2 CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH BỀ MẶT KHỐI RẮN......................................................... 179
7.2.1 Lệnh MOVE FACES ........................................................................................... 167
7.2.2 Lệnh COPY FACES ........................................................................................... 180
7.2.3 Lệnh OFFSET FACES ........................................................................................ 180
7.2.4 Lệnh EXTRUDE FACES ...................................................................................... 181
7.2.5 Lệnh DELETE FACES ........................................................................................ 181
7.2.6 Lệnh ROTATE FACES ........................................................................................ 182
7.2.7 Lệnh COLOR FACES ......................................................................................... 183
BÀI 8: QUY TRÌNH TẠO BẢN VẼ BA HÌNH CHIẾU ........................................................ 184
8.1 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN LỆNH SOLPROF ............................................................ 184
8.2 CÁC TÙY CHỌN CỦA LỆNH SOLPROF................................................................. 184
8.3 QUY TRÌNH TẠO BẢN VẼ BA HÌNH CHIẾU ........................................................ 185
PHẦN THỰC HÀNH ................................................................................................. 188
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 206
MỤC LỤC V

BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ


AUTOCAD
Sau khi học xong môn này, học viên có thể:

- Nắm bắt phạm vi sử dụng của AutoCad.

- Thực hiện việc cài đặt chương trình trên máy tính và khởi chạy ứng dụng;

Thực hiện một số thao tác cơ bản (đóng file, mở file, lưu file, phục hồi một số file bị lỗi…);
- Thực hiện được các thao tác về màn hình (phóng to, thu nhỏ, dời màn hình, định
dạng không gian giấy vẽ…), điều khiển được phần mềm.

1.1 GIỚI THIỆU AUTOCAD


1.1.1 Các ứng dụng
AutoCAD hay ACAD (Auto Computer-Aided Design) là phần mềm sử dụng cho nhiều
mục đích. Bản vẽ nào mà thực hiện bằng tay được thì có thể sử dụng phần mềm
AutoCAD để hỗ trợ việc thiết kế một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hiện nay trên thế
giới có rất nhiều phần mềm CAD, tuy nhiên có thế nói phần mềm AutoCAD là một phần
mềm CAD phổ biến nhất hiện nay vì sự mạnh mẽ linh hoạt và được sử dụng để thiết kế
và tạo ra các bản vẽ 2D và 3D không gian. AutoCAD cung cấp một loạt các công cụ
trong đó tăng cường khả năng thiết kế cho bất kỳ ngành công nghiệp nào.

ACAD có thể sử dụng để thực hiện:

- Thiết kế bản vẽ cho ngành điện, hóa, xây dựng, cơ khí, tự động …

- Bản đồ, đồ họa các lọai …

- Giới thiệu kỹ thuật và hướng dẫn lắp ráp.


- Thiết kế chương trình và lập kế họach
10 BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOCAD

1.1.2 Khởi động ACAD


Sau khi cài đặt xong chương trình ACAD, có 2 cách khởi động ACAD:

CÁCH 1: Kích đúp 2 lần vào biểu tượng ACAD trên màn hình Desktop

CÁCH 2: Khởi động từ Start → All Programs → Autodesk → AutoCAD 2017


BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOCAD 11
Cấu trúc màn hình ACAD

1.1.3 Các cách gọi lệnh trong ACAD


Có 5 cách gọi lệnh trong ACAD :

1. Type in: Nhập lệnh từ bàn phím (thường nhập sau dòng lệnh Command, thường
là dùng lệnh tắt, ví dụ: Line = L; Circle = C, …)

Chúng ta có thể dùng chuột kéo thanh Command


line xuống phía dưới màng hình để tùy biến giống các
phiên bản AutoCAD cũ và hạn chế che mất màng hình
đồ họa như hình:
10 BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOCAD

2. Pull – down menu: Gọi lệnh từ các Menu:

Lưu ý quan trọng:

Các phiên bản AutoCAD phiên bản mới hiện nay sau khi khi cài đặt không xuất hiện
các Menu theo mặc định. Chúng ta có thể thực hiện thay đổi hiển thị các Menu bằng
cách sau:
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOCAD 11
- Từ lựa chọn mở rộng Quick Access Toolbar/ chọn Show Menu Bar.

Lúc này Menu sẽ xuất hiện:

Sau khi đó chúng ta có thể đóng các tab điều khiển thanh công cụ (của giao diện
mới) để sử dụng Menu giống như các phiên bản cũ:

- Chọn vào vị trí trống bất kỳ tại Tab điều khiển thanh công cụ, nhấp phải chuột chọn
“Close” như hình:

- Khi mất các Tab Menu xong, tiến hành lấy một số thanh công cụ Standart, Draw,
Monify bằng cách: Menu Tools/Toolbars/AutoCAD/ chọn cách thanh công cụ cần thiết
như Standard, Style, Layer, Draw, Modify… phục vụ thiết kế…
12 BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOCAD

Cuối cùng ta có được các menu và thanh công cụ giống như phiên bản AutoCAD
phiên bản trước đó của hãng Autodesk:

Tip: Cách trở lại giao diện có thanh Bibbon Toolbar

Cách 1: Trường hợp muốn trở lại giao diện hiện đại của AutoCAD 2017 ta đánh lệnh
“menu” từ Command line. Sau đó chọn file “acad.cuix”, lúc này giao diện sẽ trả về
giao diện mặc định có thanh Bibbon Toolbar
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOCAD 13

Cách 2: Chúng ta có thể thực hiện mở nhanh bằng cách đánh lệnh “RIBBON” từ
Command line

Cách 3: Trong chế độ Workspace Switching dưới thanh tiện ích góc phải dưới
màng hình phần mền AutoCAD hãy chọn chế độ “Drafting & Annotation”

3. Screen menu: Gọi lệnh từ khu vực vẽ


(drawing area) của Acad bằng cách kích chuột phải.
14 BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOCAD

Có thể tùy chọn các thực hiện lệnh kích chuột này bằng cách vào menu Tools →
Options: click chọn Right-click Customization trong thẻ User Preferences.

4. Toolbars: Gọi lệnh bằng cách nhấp vào các biểu tượng trên thanh công cụ (các
toolbars). Cách này chỉ nên dùng khi đã thành thạo cách nhập lệnh trực tiếp từ màn
hình.

5. Shortcut Menu: Gọi lệnh từ phím tắt (xem trong Help của ACAD).

1.1.4 Vào dữ liệu trong ACAD


Sau khi vào lệnh, bạn phải cung cấp thêm một số thông tin cần thiết để thi hành
lệnh đó.

Ví dụ: để vẽ một đường thẳng bạn phải cung cấp thêm cho ACAD biết điểm đầu,
điểm kết thúc của đường thẳng…
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOCAD 15
Nếu dữ liệu mà bạn nhập vào không thích hợp hoặc sai thì phần mềm sẽ hiện lên
các dòng nhắc (ngay sau dòng Command) như: Invalid Point (Điểm không hợp lệ),
Invalid Option Keyword (Lệnh viết sai), Requires number distance or two point (Hãy
cung cấp số đo khoảng cách hoặc tọa độ 2 điểm)...

Giá trị số có thể nhập được trong ACAD: + - 0 1 2 3 4 5 6 7…; E; 0.0015;

Ví dụ: 6

–6.002

7.2E+2 (720)

2.5E-1 (0.25)

Bạn cũng có thể vào số thực như: 1/5; 2/3; 10/-3…

1.1.5 Các phím tắt dùng trong ACAD


- F1 : thực hiện lệnh Help.

- F2 : tắt mở cửa sổ text của acad (text window).

- F3 : tắt mở chế độ truy bắt điểm (Osnap).

- F4 : tắt mở chế độ truy bắt điểm trong 3D (3DOsnap).

- F7 : tắt mở chế độ lưới (GRID).

- F8 : tắt mở chế độ chế độ vẽ theo hai phương vuông góc (ORTHO).

- F9 : tắt mở chế độ bắt điểm theo tọa độ lưới.

- F10 : tắt mở chế độ Polar tracking (gần giống F8).

- Nút trái chuột: dùng để xác định một điểm trên màn hình hay chọn đối tượng,
chọn lệnh từ thanh Menu, Toolbars.

- Bấm Shift+nút phải chuột: Hiện ra các danh sách của phương thức truy bắt điểm.

- Enter, hoặc phím Spacebar: Kết thúc lệnh hoặc lặp lại lệnh vừa thực hiện.

- ESC: Hủy bỏ một lệnh đang thực hiện dở dang.

- R (REDRAW): làm sạch màn hình.


16 BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOCAD

1.2 CÁC LỆNH VỀ TẬP TIN


1.2.1 Các chức năng của Menu File
New: Tạo bản vẽ mới theo mẫu có sẵn.

New Sheet Set…: Tạo bản vẽ mới theo hướng dẫn
của chương trình.

Open: Mở bản vẽ đã có (Bản vẽ có sẵn trong máy).

Close: Đóng bản vẽ hiện hành.

Attach…: Chèn (gắn) một file vào bản vẽ (hình ảnh,
bản vẽ khác…).

Save; Save As: Ghi file (bản vẽ) vào đĩa.

Export: Xuất bản vẽ sang các định dạng khác.

DWG Convert: chuyển đổi file Acad2013 sang các định


dạng Acad trước đó (để có thể mở trên các chương trình
Acad cũ hơn).

eTransmit…: Tạo tập hợp các tập tin có liên quan của
một file Acad để gửi chuyển qua một máy khác (thường dụng khi có các tập tin đính
kèm, hoặc khi muốn gửi kèm font, định dạng kích thước, thiết lập in …).

Page Setup Manager…: Định dạng trang in.

Plotter Manager…, Plot Style Manager…: Định dạng cho máy in và kiểu (nét) in.

Plot Preview: xem trước trang in.

Plot…: in.

Drawing Utilities: các lệnh để chỉnh sửa lỗi và phục hồi file Acad.

Drawing Properties…: các thông tin của file Acad.

Exit: Thoát khỏi ACAD.


BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOCAD 17
• Hộp thoại Create New Drawing
Type in Pull – Down Menu Toolbars Shortcut Menu

NEW File → New… Ctrl + N


Standards →

Gọi lệnh sẽ mở ra hộp thoại để chọn một mẫu (template) làm cơ sở thiết lập cho
bản vẽ mới.

• Hộp thoại Save Drawing As


Type in Pull – Down Menu Toolbars Shortcut Menu

Save As File → Save As… Ctrl + Shift + S


Standards →
(Biểu tượng trên Toolbars chỉ có tác dụng Save as khi bản vẽ chưa lưu lại lần nào)
18 BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOCAD

Hộp thoại Save Drawing As cho phép chỉ định nơi lưu tập tin, tên lưu, cũng như
định dạng lưu.

• Mở bản vẽ đã có (Hộp thoại Select File)


Type in Pull – Down Menu Toolbars Shortcut Menu

Open File → Open… Ctrl + O


Standards →
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOCAD 19
• Chọn tập tin tham chiếu (Hộp thoại Select
Reference File)
Type in Pull – Down Menu Toolbars Shortcut Menu

Attach File → Attach… x


Reference →

• Hộp thoại Export


Type in Pull – Down Menu Toolbars Shortcut Menu
EXPORT hoặc EXP File → Export… x x
20 BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOCAD

• Hộp thoại Create Transmittal


Type in Pull – Down Menu Toolbars Shortcut Menu
Etransmit File → eTransmit… x x

• Phục hồi File (lệnh Recover)


Type in Pull – Down Menu Toolbars Shortcut Menu
RECOVER File → Drawing x x
Utilities → Recover…

(Lệnh này cũng mở ra hộp thoại Select File cho phép chọn file cần phục hồi)

1.2.2 Quy định về thời gian máy tự lưu File (Savetime)


Vào Menu Tools → Options… → Chọn thẻ Open and Save
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOCAD 21

1.2.3 File lưu trữ (ACAD Backup Files)


Khi bản vẽ được Save, ACAD sẽ tạo File có đuôi *.dwg.

Ví dụ: File được đặt tên BT1 thì sau khi Save sẽ có tên BT1.dwg.

Bên cạnh tập tin có đuôi *.dwg, ACAD luôn tạo kèm theo một File dự phòng có đuôi
*.bak. Như vậy, nếu đặt tên File là BT1, thì sau khi Save ta sẽ có 2 Files: BT1.dwg
và BT1.bak.

Khi File chính (*.dwg) bị mất hay hư hỏng → phải dùng File dự phòng (*.bak). Tuy
nhiên, ta không thể trực tiếp mở được File có đuôi *.bak bằng lệnh Open (hoặc vào Menu
File → Open) mà ta phải mở bằng cách gián tiếp tức là phải đổi tên File với đuôi
*.bak thành tên File có đuôi *.dwg rồi sau đó mới dùng Open để mở File đó được.

Tuy nhiên, nếu không có nhu cầu Backup File thì nên thường xuyên xóa bớt các
File có đuôi *.bak để nhẹ máy hoặc có thể vào hộp thoại Tools\Options trong trang
Open and Save, bỏ chọn mục Create backup copy with each save.
22 BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOCAD

1.3 CÁC THIẾT LẬP CẦN THIẾT TRONG HỘP


THOẠI OPTION
Gõ lệnh “ op “ để vào hộp thoại Option.

1.3.1 Files

a. Chức năng

- Truy suất các đường dẫn thiết lập mặc định trong Autocad, từ đó thay đổi hoặc
add thêm các đường khác theo ý người sử dụng.

b. Thay thế đường dẫn mặc định trong phần mềm Autocad.

- Chọn đường dẫn cần thay / Ấn Brownse /Chọn tệp nơi chưa đường dẫn mới / Ấn
OK / Ấn Apply / Ấn Ok để đường dẫn mới được kích hoạt.

c. Add them 1 đường dẫn mới.

- Chọn mục path cần thêm đường dẫn / Ấn Add / Ấn Brownse / Chọn tệp nơi chứa
đường dẫn mới cần thêm vào / Ấn OK / Ấn Apply / Ấn Ok để đường dẫn mới được
kích hoạt.
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOCAD 23
1.3.2 Display

a. Chức năng

- Thiết lập các cài đặt liên quan tới hiển thị trong phần mềm Autocad.

b. Các điều chỉnh cần thiết trong tabs “Display“

- Thiết lập màu hiển thị cho các vùng context trong Autocad.

Kích vào “colors…” / Chọn context mà ta muốn thay đổi màu ( ở đây bạn có thể thay
đổi màu của không gian bản vẽ 2d, không gian layout, không gian vẽ 3d, không gian
Block, ô command, vùng in )

Lời khuyên: các ô khác để nguyên mặc định chỉ thay đổi phần Sheet/Layout / Chọn
Uniform background/Chọn “Black” để cho bên layout dễ nhìn khi vẽ / Chọn Apply &
Close để lệnh thực hiện.

- Tăng độ mịn cho cung tròn và đường tròn khi vẽ 2 đối tượng này.

Khi vẽ cung tròn và đường tròn mặc định 2 đối tượng này chưa được làm mịn, vì vậy
ta cần tăng độ mịn của 2 đối tượng này lên bằng cách để giá trị “2000 hoặc 3000“ tại
ô “ Arc and circle smoothness “. / Ấn “Apply“ để chấp nhận giá trị mới.

- Tăng kích cỡ sợi tóc của con trỏ chuột trong phần mềm Autocad.

Tăng giá trị lên “100” ở ô “Crosshair size“ giúp căn chỉnh, gióng nhanh các đối tượng
1 cách dễ dàng / Ấn “Apply“ để chấp nhận giá trị mới.
24 BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOCAD

1.3.3 Open and Save

a. Chức năng

Thiết lập các cài đặt liên quan tới mở và lưu File Autocad.

b. Các điều chỉnh cần thiết trong tabs “Open and Save“

- Thiết lập định dạng lưu File mặc định mỗi khi tự động save trong Autocad.

- Chọn định dạng “Autocad 2004/LT2004 Drawing (*dwg) “trong ô “ Save as “ để các
máy khác cài Autocad đời thấp hơn 2015 vẫn có thể mở được.

- Thiết lập thời gian lưu File tự động.

- Trong ô “Automatic save“ để giá trị bằng “5” tức sau 5 phút phần mềm tự động
save 1 lần / Ấn “Apply “ để chấp nhận giá trị mới.

- Thiết lập chế độ hiển thị số File được sử dụng gần đây: mục “files open”

- Giá trị này giúp xem và mở lại nhanh chóng những file chúng ta đã mở và làm việc
trước đó (khoảng giá trị được phép cho là từ 0 -9). Chúng ta nên để mặc định là 9 và
tích chọn “Display full path in title “ để hiển thị đường dẫn của những file đã được mở
và sử dụng trước đó / Ấn “ Apply “ để chấp nhận giá trị mới.
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOCAD 25
- Thiết lập chế độ bảo mật cho File.

Kích vào security Options… / Điền password vào ô “Password” or phrase to open this
drawing “/ Ấn “OK” để thiết lập pass. Sau khi thiết lập pass mỗi khi người khác mở file
Autocad sẽ yêu cầu nhập Password để mở file. Nên dùng với những file có tính bảo mật
cao, quan trọng.

1.3.4 Plot and Publish

a. Chức năng

Thiết lập các cài đặt liên quan tới in ấn và xuất bản bản vẽ.

b. Các điều chỉnh cần thiết trong tabs “Plot and Publish“

- Chọn máy in làm máy in mặc định mỗi khi in trong phần mềm Autocad.

Nếu đã có và đã cài máy in, thì chọn tên máy in ở ô “Use as default output device
“/ Ấn “ Apply “ để chấp nhận giá trị mới.

Nếu không có máy in thì nên để chế độ “ Foxit Reader PDF Printer “ở ô “ Use as
default output device “để khi in Autocad sẽ xuất ra file PDF cho bạn/ Ấn “ Apply “ để
chấp nhận giá trị mới.

- Cách add 1 máy in vào trong phần mềm Autocad


26 BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOCAD

Hướng dẫn chi tiết các bạn cách Add trực tiếp 1 máy in vào phần mềm Autocad
thông qua máy tính của bạn.

- Bước 1: Cài máy in vào máy tính (xem trên google cách cài driver máy in)

- Bước 2: Kích vào nút “Add or Configure Plotters…” trong tabs “ Plot and Publish “
ở hộp thoại Option như ở hình dưới.

- Bước 3: Kích vào nút “Add-A-Plotter Wizard“như ở hình dưới.

- Bước 4: Nhấn nút “Next” / Chọn “System Printer “ / Sau đó lại nhấn “Next”
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOCAD 27
- Bước 5: Chọn máy In mạng cần kết nối, ví dụ tôi chọn máy In HP 5200 được chia sẻ
thông qua máy chủ có IP là 192.168.2.xxx rồi chọn Next để tiếp tục, như hình bên
dưới.

- Bước 6: Tiếp tục ấn “Next“ 2 lần.

- Bước 7: Sửa lại tên máy in và tiếp tục ấn “Next”.


28 BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOCAD

- Bước 8: Ấn “Finish” để hoàn thành.

1.3.5 System

a. Chức năng

Thiết lập các cài đặt cho hiệu ứng hiện thị và cài đặt bảo vệ khi load lisp cad,….
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOCAD 29
b. Các điều chỉnh cần thiết trong tabs “System“

- Thiết lập hiệu ứng hiện thị:

Rất nhiều trường hợp sau khi cài đặt xong Autocad 2015, 2016…2019 sau khi mở
Autocad lên thì thấy con trỏ chuột rất giật, hoặc trong quá trình sử dụng lệnh thì giật
tít hết mặc dù máy có cấu hình tương đối cao…. Vấn đề đó do driver card màn hình của
các bạn chưa kịp thời update lên bản mới nhất hoặc các máy cấu hình thấp khi cài
Autocad 2015 cũng thấy vậy. Để cải thiện hiện tượng giật lag trong quá trình sử dụng
phần mềm nên Update card màn hình cho máy và thực hiện thủ thuật sau để cải thiện
khả năng giật lag trong quá trình sử dụng:

Trong tab “System” , mục “Hardware Acceleration” các bạn chọn “Graphics
performance”. Trong hộp thoại mới xuất hiện các bạn OFF Hardware Acceleration trong
mục “Effects Settings” và tích chọn “Smooth line display” để đạt sự hiện thị tốt hơn và
loại bỏ lag giật con trỏ chột khi gõ lệnh.
30 BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOCAD

❖ Cài đặt bảo vệ khi load lisp cad:

- Trong quá trình load lisp cad ở autocad phiên bản mới rất nhiều trường hợp gặp lỗi
bảo mật khi load Lisp Cad. Để khắc phục lỗi này trong tab “System” hãy clicks chọn
“Excutable File Settings” trong mục “Security”, tiếp theo hãy click chọn “Load from
all locations without a waming” chọn tiếp “OK” …sau đó có thể Load Lisp mà không
bị hộp thoại cảnh báo bảo vệ. Cũng còn 1 cách khác để không gặp phải lỗi bảo mật
khi Load Lisp nhưng không phổ biến vì phải copy hết Lisp vào nguồn Lisp của Autocad
và như vậy sẽ làm nặng thêm ổ hệ thống máy tính.

- Hướng dẫn cách cách load lisp 1 lần như sau: gõ lệnh “ap” (appload) → space để mở
hộp thoại “Load/ Unload Aplications” trong hộp thoại này phần “lookin ” hãy tìm đến
đường dẫn chứa lisp, bây giờ trong khung “Name” sẽ có các lisp trong thư mục có
thể chọn được 1 hoặc nhiều lisp tùy nhu cầ sử dụng sau đó nhấn “load”. Tiếp theo,
để các lisp vừa add không bị mất đi khi mở bản vẽ mới lên thì click chọn “Contents”
ở mục “Startup suits” sau đó hộp thoại “Startup suits” xuất hiện, hãy nhấn “add” và
tìm đến thư mục chứa lisp đã appload ở trên và chọn các lisp đó rồi nhấn “close” ,
nhấn “close” tiếp hộp thoại “Load/ Unload Aplications” . Bây giờ khi
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOCAD 31
mở bản vẽ mới lên sẽ có các lisp đấy để dùng ngay mà không cần load mỗi khi mở
bản vẽ mới.

1.3.6 User Preferences

a. Chức năng
32 BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOCAD

- Thiết lập các cài đặt cho tùy chọn người dùng.

b. Các điều chỉnh cần thiết trong tabs “User Preferences“


- Windows Standard Behavior

- Double click editing: Có kích hoạt hay không chức năng chỉnh sửa 1 đối tượng khi
kích đúp chuột trái vào đối tượng (không nên bỏ chọn chức năng này).

- Right-click Customization…: Khi chọn lựa chọn này thì khi ấn chuột phải sẽ hiện ra
bảng thuộc tính để ta tùy chọn, khi bỏ lựa chọn này thì khi ấn chuột phải nó kích
hoạt lệnh đã được gọi trước đó ( nên bỏ tích lựa chọn này để vẽ nhanh trong quá
trình cần lập lại lệnh nhiều lần ).

- Sau khi thay đổi / Ấn “ Apply “ để các thay đổi có hiệu lực. Insertion scale

- Chuyển đổi tỷ lệ khi chèn 1 bản vẽ đích ( Target drawing units ) vào bản vẽ nguồn
( Source content units ). Tức là nếu đơn vị 2 bản vẽ khác nhau thì bản vẽ đích được
chèn vào bản vẽ nguồn sẽ được scale sao cho phù hợp với đơn vị đãthiết lập ở bản
vẽ nguồn.

- Nên để giá trị của 2 ô trên là “ Milimeters “ như trên hình.

- Sau khi thay đổi / Ấn “ Apply “ để các thay đổi có hiệu lực.
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOCAD 33
Chú ý: không tích chọn tính năng “Make new dimentions assosiative” trong mục
“Associative Dimentioning”vì khi chọn tính năng này khi chúng ta dùng lệnh copy hay
di chuyển thì các đường Dimention sẽ thay đổi rất khó kiểm soát….

1.3.7 Drafting

a. AutoSnap Market Size & Apeture Size:

- Tác dụng:

• AutoSnap Market Size: Điều chỉnh tăng giảm


kích thước của ô vuông truy bắt điểm khi đang
thực hiện 1 lệnh nào đó. (Nên điều chỉnh ở giữa
để tiện lợi trong quá trình bắt điểm )
34 BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOCAD

• Apeture Size: Điều chỉnh


tăng giảm kích thước của ô
vuông giữa 2 sợi tóc khi
thực hiện 1 lệnh nào đó.
(Nó chỉ hiển thị khi tích
chọn “Display AutoSnap
aperture box”). (Lời
khuyên: Không nên chọn và
hiển thị chế độ này).

1.3.8 Selection

a. Chức năng:

- Thiết lập các cài đặt cho các tùy chọn đối tượng.
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOCAD 35
b. Các điều chỉnh cần thiết trong tabs “Selection”

- Pickbox size: Điều chỉnh kích cỡ của ô vuông nằm giữa 2 sợi tóc khi chúng ta chưa
vào bất kỳ lệnh nào ( Nên để giá trị ở khoảng gần giữa để dễ quan sát trong quá
trình truy bắt đối tượng )

- Grip size: Điều chỉnh kích cỡ ô vuông thuộc tính của 1 đối tượng, Grip của 1 đối
tượng chỉ hiện lên khi ta chọn đối tượng đó ( Để giá trị ở khoảng giữa để phục vụ tốt
cho việc bắt các grip của 1 đối tượng 1 cách tốt nhất )

1.3.9 Profiles:
Hầu như không sử dụng hộp thoại này. Hộp thoại này dùng để lưu các thiết lập từ
1 đến 8, các bạn có thể nhấn “rename” để đổi tên, “set current” để đặt các thiết lập
vừa rồi thành mặc định khi sử dụng, “add to list” để them vào 1 danh sách với tên và
mô tả cho nó, có thể chọn 1 thiết lập và nhấn “delete’ để xóa khỏi danh sách, cũng có
thể xuất các thiết lập thành file để lưu trữ khi reset autocad rồi không muốn thiết lập
lại mà lấy luôn file bạn đã lưu để đưa vào bằng cách chọn tên file cần lưu rồi nhấn
“export”, cũng có thể lấy 1 file thiết lập từ bên ngoài để đưa vào autocad bằng cách
nhấn “Import” rồi chọn file thiết lập.
36 BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOCAD
BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH 37

BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC


LỆNH HIỆU CHỈNH
Sau khi học xong bài này, sinh viên có thể:

- Thực hiện được các lệnh vẽ cơ bản: line, circle, arc…

- Chỉnh sửa bản vẽ: trim, extend, mirror, array …

2.1 CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN


2.1.1 Cách nhập tọa độ điểm
Các lệnh vẽ nhắc chúng ta phải nhập tọa độ các điểm vào trong bản vẽ. Ví dụ khi ta
thực hiện lệnh Line xuất hiện dòng nhắc “From point: ” và “To Point: ” thì đó là các
dòng nhắc yêu cầu ta phải nhập tọa độ điểm đầu và điểm cuối. Sau khi nhập tọa độ hai
điểm vào thì ACAD sẽ vẽ cho chúng ta đọan thẳng nối hai điểm này.

Có 6 phương pháp nhập tọa độ một điểm vào bản vẽ:

a. Dùng nút chuột trái chọn (Pick) của chuột kết hợp với các phương thức truy bắt
điểm của đối tượng.

b. Tọa độ tuyệt đối: nhập tọa độ tuyệt đối X, Y của Y


điểm gốc theo gốc tọa độ (0, 0). Chiều trục quy định YA A
như (Hình 1.2)

c. Tọa độ cực: nhập tọa độ cực của điểm ( R   ) theo

khoảng cách R giữa điểm với gốc tọa độ (0, 0) và góc
X
O XA
nghiêng  so với đường chuẩn (Hình 1.3).
Hình 1.2: Tọa độ
d. Tọa độ tương đối: Nhập tọa độ của điểm theo tuyệt đối của một điểm
điểm cuối cùng nhất xác định trên bản vẽ, tại dòng theo gốc O(0, 0)
38 BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH

Command ta nhập bắt đầu bằng ký hiệu @ và tọa


Y
độ x, y (Hình 1.1).
A (R<)
Được tính Được tính
theo điểm C theo điểm B R
D(@-100,0) C(@0,60) 
X
60
O
B(@100,0)
A(0,0)
Được tính Hình 1.3: Tọa độ cực
100 của một điểm theo gốc
theo điểm A
(0,0)
Hình 1.1: Tọa độ tương đối của một điểm

e. Tọa độ cực tương đối: tại dòng Command ta nhập @ R   , với:

R: khoảng cách giữa điểm ta cần xác định và điểm xác định cuối cùng nhất trên bản
vẽ.

Góc  là góc giữa đường chuẩn (là đường song song với OX) và đoạn thẳng nối 2
điểm kể trên. Góc  là dương khi ngược chiều kim đồng hồ, âm khi cùng chiều kim đồng
hồ.

Hình 1.4: Tọa độ cực tương đối của một điểm


Nhập khoảng cách trực tiếp (Direct distance entry): dist, direction – nhập khoảng
cách tương đối so với điểm cuối cùng nhất (last point), định hướng bằng Crosshair và
nhấn Enter.

2.1.2 Vẽ đoạn thẳng bằng lệnh LINE

Type in Pull – Down Menu Toolbars Shortcut Menu

LINE hoặc L Draw\Line Draw → 


BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH 39
Lệnh LINE dùng để vẽ các đoạn thẳng. Đoạn thẳng có thể nằm ngang, thẳng đứng
hay nghiêng. Trong lệnh này ta chỉ cần cung cấp cho máy tính tọa độ hai điểm.

a. Vẽ bằng phương pháp nhập tọa độ tương đối descartes

Command: LINE (hoặc


L) 
Specify first point: (chọn
điểm P1 bất kỳ – bằng cách
Pick trên màn hình)
Specify next point or
[Undo]: @200,0  (Nhập tọa
độ điểm P2).
Specify next point or
[Close/Undo]: @0,100 
(Nhập tọa độ điểm P3)
Specify next point or [Close/Undo]: @50,0  (Nhập tọa độ điểm P4)

Specify next point or [Close/Undo]: @–150,80  (Nhập tọa độ điểm P5)

Specify next point or [Close/Undo]: @–150,–80  (Nhập tọa độ điểm P6)

Specify next point or [Close/Undo]: @50,0  (Nhập tọa độ điểm P7)

Specify next point or [Close/Undo]: C  (Khép đa giác)

b. Vẽ bằng phương pháp tọa độ cực tương đối

Command: LINE (hoặc L) 


Specify first point (chọn điểm P1 Hình 1.6
bất kỳ – bằng cách Pick trên màn
hình)
Specify next point or [Undo]:
@200<0  (Nhập điểm P2)
Specify next point or
[Close/Undo]: @200<60  (Nhập
điểm P3)
Specify next point or [Close/Undo]: @200 < 180  (Nhập điểm P4)

Specify next point or [Close/Undo]: C  (Khép đa giác)


40 BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH

c. vẽ đường thẳng bằng cách nhập trực tiếp khoảng cách

Để vẽ hình chữ nhật này, ta sử dụng phương pháp nhập P4
P3
khoảng cách trực tiếp. Trước khi vẽ ta phải chọn chế độ ORTHO 80
là ON (dùng phím F8 để bật (hoặc tắt) chế độ ORTHO). P1 P2
120
Command : L 
Hình 1.7
Specify first point: (chọn điểm P1 bất kỳ – bằng cách Pick
trên màn hình)

Specify next point or [Undo] : 120 

(Nhập điểm P2 bằng khoảng cách) – (Kết hợp kéo chuột sang bên trái điểm P1)

Specify next point or [Close/Undo] : 80 

(Nhập điểm P3) – (Kết hợp kéo chuột đi lên phía trên P2)

Specify next point or [Close/Undo] : 120 

(Nhập điểm P4) – (Kết hợp kéo chuột sang bên phải P3)

Specify next point or [Close/Undo] : C  (Khép đa giác)

2.1.3 Các chế độ truy bắt điểm tự động

- Đối với đường thẳng : Endpoint, Midpoint

- Giữa các đường thẳng : Intersection, Perpendicular

- Đối với cung tròn :Endpoint, Midpoint, Quadrant, Center

- Đối với đường tròn : Quadrant, Center

- Giữa đường thẳng và đường tròn : Intersection, Tangent

- Bắt đối tượng là một điểm : Node

- Bắt điểm chèn khối : Insert


BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH 41
Có 2 dạng truy bắt:

1. Truy bắt tạm trú: Nhấn Shift + chuột


phải và chọn phương thức truy bắt điểm
(Hình 1.8).

Hình 1.8: Nhấn Shift + chuột phải

2. Truy bắt điểm thường trú: Nhấn Shift


+ Chuột phải và chọn mục Osnap
Settings… hoặc trong Command đánh
lệnh OSNAP (OS) hoặc từ Menu chọn
Tools\Drafting Setting…, một hộp
thoại Drafting Setting xuất hiện (Hình
1.9). Tại đây ta có thể chọn hoặc bỏ các
hình thức truy bắt điểm. Thường chọn các
truy bắt điểm thường trú là:
Endpoint, Midpoint, Intersection,
Center, Perpendicular.
Hình 1.9
42 BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH

2.1.4 Vẽ vòng tròn bằng lệnh CIRCLE

Type in Pull – Down Menu Toolbars Shortcut Menu

CIRCLE hoặc C Draw\Circle Draw → 

Có 5 cách cơ bản để vẽ đường tròn bằng Circle (C) trong ACAD:

a. Tâm và bán kính (Center, Radius) ( Hình 1.10):

Command: CIRCLE (hoặc C ) 

CIRCLE Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan


tan radius)]: (Chỉ định tâm hoặc dùng chế độ truy bắt điểm) R75
– (trong bài này chỉ định tâm C bằng cách Pick một điểm
C
nào đó trên màn hình).

Specify radius of circle or [Diameter]: 75 (Nhập bán


Hình 1.10
kính hoặc đường kính của đường tròn)

b. Tâm và đường kính (Center, Diameter) (Hình 1.11):

Command: C 

CIRCLE Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan


radius)]: Pick điểm C (Nhập điểm tâm của đường tròn) C
Specify radius of circle or [Diameter]: D (Nhập lệnh nhập
đường kính D) D=150

Specify diameter of circle: 150  (Nhập giá trị đường kính Hình 1.11
đường tròn)

c. Đường tròn đi qua 3 điểm (3P) (Hình 1.12):


BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH 43
Command: C  P3
CIRCLE Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr
P1
(tan tan radius)]: 3P  P2
100
Specify first point on circle: (Chọn điểm P1 bằng
cách truy bắt điểm Endpoint) Hình 1.12

Specify second point on circle: (Nhập điểm P2 bằng cách truy bắt điểm Endpoint)

Specify third point on circle: (Nhập điểm P3 bằng cách truy bắt điểm Endpoint)

P1 P2

d. Đường tròn qua 2 điểm (2P) (

e. Hình 1.13): Hai điểm này sẽ là đường kính của đường tròn.

Command: C 

CIRCLE Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan


tan radius)]: 2P  P1
P2
Specify first end point of circle's diameter: (Nhập điểm
100
thứ nhất của đường kính đường tròn) – điểm P1 (bằng chế
độ truy bắt điểm Endpoint).
Hình 1.13
Specify second end point of circle's diameter: (Nhập
điểm thứ hai của đường kính đường tròn – điểm P2 (bằng
chế độ truy bắt điểm Endpoint).

f. Đường tròn tiếp xúc 2 đối tượng và có bán kính R


b R=50
cho trước (Ttr (tan tan radius)) (Hình 1.14): P2

Command: C 
45° a
CIRCLE Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr P1
(tan tan radius)] : T 
Hình 1.14
44 BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH

Specify point on object for first tangent of circle: (Vào


điểm tiếp xúc thứ nhất – chọn P1 bằng cách đưa chuột rà
vào trên đường a).

Specify point on object for second tangent of circle: (Vào điểm tiếp xúc thứ hai –
chọn P2 bằng cách đưa chuột rà vào trên đường b).

Specify radius of circle: 5  (Nhập bán kính đường tròn).

400
300

Hình 1.15
2.1.5 Vẽ cung tròn bằng lệnh ARC

Type in Pull – Down Menu Toolbars Shortcut Menu

ARC hoặc A Draw\Arc Draw → 

Có 9 cách cơ bản để vẽ cung tròn trong ACAD:

a. Cung tròn đi qua 3 điểm (3 Points) (Hình 1.16):

Command: ARC  (hoặc từ Menu Draw chọn


Arc\3 Points) 2
1 3
Specify start point of arc or [Center]: (Nhập điểm Hình 1.16
P1).
BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH 45
Specify second point of arc or [Center/End]: (Nhập
điểm P2).Specify end point of arc: (Nhập điểm P3).

b. Start, Center, End (Điểm đầu, Tâm, Điểm cuối) (

Hình 1.17):

Command: ARC  (hoặc từ Menu Draw chọn


Arc\Start, Center, End).
1
Specify start point of arc or [Center]: (Nhập tọa độ 1'
điểm đầu S).
2=2'

Specify second point of arc or [Center/End]: CE 


(Nếu chọn từ Menu Draw thì không có dòng nhắc 3'
này). 3

Specify center point of arc: (Nhập tọa độ tâm Hình 1.17


cung).

Specify end point of arc or [Angle/chord Length]:


(Nhập tọa độ điểm cuối E).

Điểm cuối không cần thiết phải nằm trên cung tròn. Cung tròn được vẽ theo
ngược chiều kim đồng hồ.

c. Center, Start, End (Tâm, điểm đầu, điểm cuối)

Tương tự Start, Center, End

d. Start, Center, Angle (Điểm đầu, Tâm, Góc ở tâm) (Hình 1.18):
46 BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH

Command: ARC  (hoặc từ Menu Draw chọn


Arc\Start, Center, Endpoint).

ARC Specify start point of arc or [Center]: (Nhập Angle=30° 1


2
tọa độ điểm đầu S).
Hình 1.18
Specify second point of arc or [Center/End]: C 
(Nếu chọn từ Menu Draw thì không có dòng nhắc
này).

Specify center point of arc: (Nhập tọa độ tâm cung).

Specify end point of arc or [Angle/chord Length]: A  (Nếu chọn từ Menu Draw
thì không có dòng nhắc này).

Specify included angle: (Nhập giá trị góc ở tâm +CCW, –CW).

Góc âm (–CW, viết tắt của Clockwise) cung tròn được vẽ cùng chiều kim đồng
hồ, góc dương (+CCW, viết tắt của Counter Clockwise) … ngược chiều kim đồng hồ.

e. Center, Start, Angle (Tâm, Điểm đầu, Góc ở tâm)

Start, End, Angle (Điểm đầu, Điểm cuối, Góc ở tâm)

Tương tự Start, Center, Angle.

Áp dụng cách vẽ trên để vẽ Hình 1.19

Hình 1.19

Nhận xét: phương pháp vẽ cung bằng Start, End, Angle cho ta cách vẽ cung tròn
khi ta không biết tâm của chúng.

f. Start, Center, Length (Điểm đầu, Tâm, Chiều dài dây cung)
(Hình 1.20):
BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH 47
Command: ARC  (hoặc từ Draw menu chọn Chord Length = 251.3
R120
Arc\Start, End, Radius).

Specify start point of arc or [Center]: (Nhập điểm 1


S) 2
120°
Specify second point of arc or [Center/End]: C 
Hình 1.20
(Nếu chọn từ Menu Draw không có dòng nhắc này)
Chiều di dây cung 207.8461
Specify center point of arc: (Nhập tọa độ tâm cung)

Specify end point of arc or [Angle/chord Length]: L


Specify length of Chord: (Nhập chiều dài dây cung)

Cung tròn được vẽ theo ngược chiều kim đồng hồ.

g. Center, Start, Length (Tâm, Điểm đầu, Chiều dài dây cung)

Tương tự như Start, Center, Length

h. Start, End, Radius (Điểm đầu, điểm cuối, bán kính) (Hình 1.21):

Command: ARC  (hoặc từ Menu Draw chọn 2 R200


Arc\Start, End, Radius)

Specify second point of arc or [Center/End]: (Nhập


điểm S) 1

Specify second point of arc or [Center/End]: E  (Nếu Hình 1.21

chọn từ Menu Draw không có dòng nhắc này)

Specify end point of arc: (Nhập tọa độ điểm cuối E)

Specify center point of arc or [Angle/Direction/Radius]: R  (Nếu chọn từ Menu


Draw không có dòng nhắc này)

Specify radius of arc: (Nhập bán kính)

i. Start, End, Direction (Điểm đầu, điểm cuối, hướng tiếp tuyến của cung tại điểm
bắt đầu) (Hình 1.22)
48 BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH

Command: ARC  (hoặc từ Menu Draw chọn


Arc\Start, End, Direction) 2
Specify start point of arc or [Center]: (Nhập điểm S)

Specify second point of arc or [Center/End]: EN  1


(Nếu chọn từ Draw menu không có dòng nhắc này)

Specify end point of arc: (Nhập tọa độ điểm cuối E)


Hình 1.22

Specify center point of arc or [Angle/Direction/Radius]: D

Specify tangent direction for start point of arc: (Nhập hướng tiếp tuyến tại điểm
bắt đầu cung)

Cung tròn được vẽ theo ngược chiều kim đồng hồ
200
150

200
100

100
60
Hình 1.23
Vẽ đường thẳng hay cung tròn tiếp xúc với điểm cuối của cung tròn trước đó. Thực
hiện như sau:

- Vẽ đường thẳng tiếp xúc với điểm cuối của cung tròn:

• Sau khi vẽ xong một cung tròn, vào menu Draw → Line.

• Nhấn Enter ngay tại dòng nhắc đầu tiên.

• Nhập vào chiều dài của đoạn thẳng.


BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH 49
- Vẽ cung tròn tiếp xúc với điểm cuối của cung
3 5
tròn trước đó: 4
4

• Sau khi vẽ xong một cung tròn, vào 2 3


menu Draw → Arc → Continue.
1 2
• Nhấn Enter ngay tại dòng nhắc đầu 1

tiên.
Hình 1.24
• Nhập vào điểm cuối của cung tròn.

2.1.6 Vẽ đa tuyến bằng lệnh PLINE

Type in Pull – Down Menu Toolbars Shortcut Menu

PLINE hoặc PL Draw\Polyline Draw → 

Công dụng: liên kết các đoạn thẳng đơn lẻ thành đoạn thẳng phân khúc duy nhất,
liên kết các cung tròn đơn lẻ thành cung tròn phân khúc duy nhất hoặc liên kết cả đoạn
thẳng và cung tròn. Ngoài ra, ta còn định được độ dày của đường.

Command: PL 

Specify start point: (Chọn điểm đầu)

Specify next point or [Arc/Halfwidth/Length/Undo/Width]: W (Định chiều rộng)

Specify starting width <0>: (Bề rộng điểm đầu)

Specify ending width <0>: (Bề rộng điểm cuối)

Specify next point or [Arc/Halfwidth/Length/Undo/Width]: A  (Chuyển từ đường


thẳng sang vẽ cung tròn)

Specify endpoint of arc or [Angle/CEnter/Direction/Halfwidth/Line/Radius/Second


pt/Undo/Width]: A 

Specify endpoint of arc or [Angle/CEnter/CLose/Direction/Halfwidth/Line/Radius/


Second pt/Undo/Width]:

Các lựa chọn:


50 BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH

- Angle, Center, Radius: Khi được chọn sẽ vẽ như lệnh Arc

- Direction: Định hướng đường tiếp tuyến với điểm đầu tiên của cung.

Khi ta nhập D sẽ có dòng nhắc:

• Specify the tangent direction for the start point of arc: (Nhập góc hay chọn
hướng)

• Specify endpoint of the arc: (Nhập tọa độ điểm cuối)

- Close: đóng pline.

- Undo: bỏ lệnh vừa thực hiện


Starting Haftwidth Ending Haftwidth Starting Width Ending Width
Last Point

Ending Haftwidth Ending Width


Starting Haftwidth Starting Width

a.- b.- c.-

Hình 1.25

A B
30
10

150 30 C
Ví dụ 1: Vẽ mũi tên
Hình 1.26

Command: PL 

Specify start point: (Nhập tọa độ điểm bắt đầu của Pline) - (điểm A)

Current line-width is 0.0000

Specify next point or [Arc/Halfwidth/Length/Undo/Width]: W

Specify starting width <0>: 100 (Nhập bề dày điểm đầu của line)

Specify ending width <100>: 

Specify next point or [Arc/Halfwidth/Length/Undo/Width]: @1500,0 (điểm B)

Specify next point or [Arc/Close/Halfwidth/Length/Undo/Width]: W

Specify starting width <100>: 300 (Nhập bề dày điểm cuối của line)
BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH 53
Specify ending width <300>: 0

Specify next point or[Arc/Close/Halfwidth/Length/Undo/Width]:@250,0(điểm C)

Specify next point or [Arc/Close/Halfwidth/Length/Undo/Width]: 

Ví dụ 2: Dùng lệnh PLINE để vẽ hình sau:

50
Command: PL 

Specify start point: (Chọn điểm bất kỳ)

30
10

Current line-width is 0 10

Specify next point or [Arc/Halfwidth/Length/Undo/Width]: W  Hình 1.27

Specify starting width <0>: 10 

Specify ending width <10>: 10 

Specify next point or [Arc/Halfwidth/Length/Undo/Width]: 30 

Specify next point or [Arc/Close/Halfwidth/Length/Undo/Width]: A 

Specify endpoint of arc or

[Angle/CEnter/CLose/Direction/Halfwidth/Line/Radius/Second pt/Undo/Width]: W

Specify starting width <10>: 

Specify ending width <10>: 0 

Specify endpoint of arc or

[Angle/CEnter/CLose/Direction/Halfwidth/Line/Radius/Second pt/Undo/Width]: A 

Specify included angle: -180 

Specify endpoint of arc or [CEnter/Radius]: R 

Specify radius of arc: 25 

Specify direction of chord for arc <90>: 

Specify endpoint of arc


52 BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH

2.1.7 Tạo đối tượng POLYLINE bằng đường biên của đối
tượng
Thực hiện như sau:

- Vẽ các đối tượng.

- Vào menu Draw → Boundary… (hoặc tại dòng nhập lệnh, nhập: BO ).

- Trong cửa sổ Boundary Creation: click Pick Points → chọn vùng biên → nhấn
Enter → đối tượng PolyLine được tạo ra.

- Đối tượng PolyLine được tạo ra bị trùng với đối tượng trước đó nên ta phải di
chuyển đối tượng mới ra ngoài.

25 25
50

25 25
50

50

Hình 1.29

2.1.8 Tạo vùng giới hạn (region) giữa các đối tượng, xác định
các đặc trưng khối lượng của đối tượng:
- Vẽ các đối tượng.

- Vào menu Draw → Boundary… (hoặc tại dòng nhập lệnh, nhập: BO ).

- Trong cửa sổ Boundary Creation:


BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH 53
• Trong mục Object type: Chọn Region

• Click Pick Points → chọn vùng biên → nhấn Enter → đối tượng Region được
tạo ra.

- Đối tượng Region được tạo ra bị trùng với đối tượng trước đó nên ta phải di
chuyển đối tượng mới ra ngoài.

Lưu ý:
- Đối tượng Region được tạo ra để:

• Tô, ký hiệu mặt cắt.

• Phân tích đặc trưng hình học của đối tượng.

- Đối tượng Region chỉ được tạo khi ta có một vùng biên kín, các đối tượng tạo ra
vùng biên kín là bất kỳ.

- Đối tượng PolyLine chỉ được tạo khi ta có một vùng biên kín, các đối tượng tạo ra
vùng biên kín chỉ có thể là Line, Rectangle, Circle.

25 25
50

25 25
50

50

Hình 1.30
2.1.9 Xác định các đặc trưng hình học của đối tượng
Thực hiện như sau: Chọn đối tượng Region → vào menu Tools → Inquiry →
Region/Mass Properties → kết quả hiện trên dòng nhập lệnh (nhấn phím F2 để
mở/đóng cửa sổ dòng nhập lệnh)

Ví dụ: Tìm trọng tâm và mômen quán tính đối hệ trục đi qua trọng tâm của các hình
sau:
54 BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH

50 50
100 10
y

50
x

80
8

50
a.- b.- c.-

2.1.10 Vẽ đa giác đều bằng lệnh POLYGON


Type in Pull – Down Menu Toolbars Shortcut Menu

POLYGON hoặc POL Draw\Polygon Draw → 

Command: POL 

Number of side <4>: (Nhập số cạnh đa giác)

Specify center of polygon or [Edge]: (Định tâm của polygon hay nhập tọa độ 1
cạnh của đa giác).

Enter an option [Inscribed in circle/ Circumscribed about circle] <I> : (Chọn đa


giác nội tiếp hoặc ngoại tiếp đường tròn)

Enter radius of circle: (Nhập giá trị bán kính, toạ độ điểm hay truy bắt điểm).

Có 3 cách cơ bản:

a. Đa giác nội tiếp đường tròn

Command: POL  R100

Number of side <4>: 5  (Nhập số cạnh đa giác)

Specify center of polygon or [Edge]: (Chọn điểm C) (Nhập


tọa độ tâm đa giác).

Enter an option [Inscribed in circle/ Circumscribed about


Hình 1.31
circle] <I>: I  (Chọn mục đa giác nội tiếp đường tròn)

Specify radius of circle: 100  (Nhập giá trị bán kính, hay toạ
độ điểm hay truy bắt điểm cạnh đa giác).

b. Đa giác ngoại tiếp đường tròn


BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH 55
Command: POL R100
Number of side <4>: 5

Specify center of polygon or [Edge]: (Chọn điểm C) (Nhập C


tọa độ tâm đa giác)

Enter an option [Inscribed in circle/ Circumscribed about


circle] <I>: C  (Chọn mục đa giác ngoại tiếp đường tròn)
Hình 1.32
Specify radius of circle: 100

c. Nhập tọa độ một cạnh của đa giác (Edge)

Command: POL 

Number of side <4>: 5 

Specify center of polygon or [Edge]: E  Edge =100

Specify first endpoint of edge: (Nhập tọa độ đầu mút First Second
Endpoint Endpoint
thứ nhất của cạnh, hoặc truy bắt điểm)
Hình 1.33
Specify second endpoint of edge: (Nhập tọa độ đầu
mút còn lại của cạnh, hoặc truy bắt điểm).

2.1.11 Vẽ hình chữ nhật bằng lệnh RECTANG

Type in Pull – Down Menu Toolbars Shortcut Menu

RECTANG hoặc REC Draw\Rectangle Draw → 

Command: REC 

Specify first corner point or [Chamfer/Elevation/Fillet/Thickness/Width]:

- Chamfer: vạt mép 4 góc.

- Elevation: cao độ.

- Fillet: bo tròn 4 góc.

- Thickness: độ dày.

- Width: định độ dày.


56 BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH

a. Vẽ hình chữ nhật với độ dày bằng 0

Command: REC  other


corner
Specify first corner point or point
80.0
[Chamfer/Elevation/Fillet/ Thickness/Width]: (Nhập tọa
first
độ điểm đầu của đường chéo hình chữ nhật) corner 120.0
point
Specify other corner point or
[Area/Dimensions/Rotation]: (Nhập tọa độ điểm thứ 2 Hình 1.34
của đường chéo HCN, hoặc truy bắt điểm, hoặc độ lớn
của đường chéo)

b. Vạt 4 đỉnh của hình chữ nhật

Command: REC 

Specify first corner point or


[Chamfer/Elevation/Fillet/ Thickness/Width]: C 

Specify first chamfer distance for rectangles

<0>: 10  (Nhập khoảng vạt thứ nhất –


d1 = 10 )

Specify second chamfer distance for rectangles Hình 1.35

<10>: (Nhập khoảng vạt thứ hai –


d2 = 7 )

Specify first corner point or [Chamfer/Elevation/Fillet/Thickness/Width]: (Điểm P1)


(Nhập tọa độ điểm đầu của đường chéo hình chữ nhật)

Specify other corner point or [Area/Dimensions/Rotation]: (Điểm P2) (Nhập tọa độ
điểm thứ 2 của đường chéo HCN, hoặc truy bắt điểm, hoặc độ lớn của đường chéo)

c. Bo tròn 4 đỉnh của hình chữ nhật

Command: REC 

Specify first corner point or


[Chamfer/Elevation/Fillet/ Thickness/Width]: F 

Specify fillet radius for rectangles <0>: 10


Hình 1.36
BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH 57
(Nhập bán kính bo tròn)

Specify first corner point or [Chamfer/Elevation/Fillet/Thickness/Width]: (Điểm P1)


(Nhập tọa độ điểm đầu của đường chéo hình chữ nhật)

Specify other corner point or [Area/Dimensions/Rotation]: (Điểm P2) (Nhập tọa độ


điểm thứ 2 của đường chéo HCN, hoặc truy bắt điểm, hoặc độ lớn của đường chéo)

d. Vẽ hình chữ nhật với độ dày khác 0

Specify first corner point or [Chamfer/ Elevation/


Fillet/ Thickness/ Width]:T 

Specify thickness for rectangles <0.0000> :


(Nhập độ dày của nét vẽ –  = 1.5)

Specify first corner point or [Chamfer


Hình 1.37
/Elevation/Fillet/Thickness/Width]: (Điểm P1) (Nhập
tọa độ điểm đầu của đường chéo hình chữ nhật)

Specify other corner point or [Area/Dimensions/Rotation]: (Điểm P2) (Nhập tọa độ


điểm thứ 2 của đường chéo HCN, hoặc truy bắt điểm, hoặc độ lớn của đường chéo)

2.1.12 Vẽ đường ELIP

Type in Pull – Down Menu Toolbars Shortcut Menu

ELLIPSE hoặc EL Draw\Ellipse 


Draw →
Có 2 cách vẽ cơ bản:

a. Tọa độ một trục và khoảng cách nửa trục còn lại

Command: EL  P3
Specify axis endpoint of ellipse or [Arc/Center]: (Chỉ định 30
P1 P2
điểm P1 của trục thứ nhất)
100
Specify other endpoint of axis: (Chỉ định điểm P2 của trục thứ
nhất) Hình 1.38
Specify distance to other axis or [Rotation]: 30 (Chọn điểm
58 BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH

P3 hoặc định khoảng cách ½ trục còn lại)

b. Tâm và các trục

Command: EL 

Specify axis endpoint of ellipse or [Arc/ Center]: C  r=30 C

Specify cẹnter of ellipse: (Chọn điểm C) (Nhập tọa độ tâm C)


R=50
Specify endpoint of axis: 50 (Xác định khoảng cách ½ trục thứ
nhất)
Hình 1.39
Specify distance to other axis or [Rotation]: (Nhập khoảng cách
½ trục còn lại)

2.1.13 Vẽ đường cong bằng lệnh SPLINE:


Là đường cong bất kì được vẽ theo định hướng.

Type in Pull – Down Menu Toolbars Shortcut Menu

SPLINE hoặc SPL Draw\Spline Draw → 

Command: SPL 

Specify first point or [Object]: (Nhập tọa độ điểm P1).

Specify next point: (Nhập tọa độ điểm tiếp theo).

Specify next point or [Close/Fit tolerance ] <start tangent>: (Nhập tọa độ điểm
tiếp theo hoặc:

- Close: (Đóng Spline)

- Fit tolerance: tạo đường cong SPL mịn hơn. Khi giá trị này bằng 0 đường spl đi
qua tất cả các điểm chọn. Khi giá trị khác không thì đường cong kéo ra xa các điểm
này để tạo đường cong mịn hơn.
BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH 59
Start tangent: (Xác định tiếp P4
P4
tuyến tại điểm đầu tiên (first P P3 P5
P5 2
point) và điểm cuối (last point) P2 P3
end tangent
P1
của đường Spline). P1 start tangent
a.- Spline (Defaut Tangents) b.- Spline vôùi Tangents)
P4
Specify start tangent: (Chọn P4

điểm định tiếp tuyến hoặc ) P2 P3 P5 P5


P2 P3
P1
Specify end tangent: (Chỉ P1
định điểm tiếp tuyến tại điểm c.- Spline ñoùng (Close) d.- Spline vôùi Fit Tolerance =2 Hình

cuối Spline hoặc ) 1.40

2.1.14 Vẽ hình vành khăn bằng lệnh DONUT:

Type in Pull – Down Menu Toolbars Shortcut Menu


DONUT hoặc DO Draw\Donut Draw 

Command: DO 

Specify inside diameter of donut <5>: (Nhập giá trị đường kính
trong)

Specify outside diameter of donut <10>: (Nhập giá trị đường


kính ngoài)
Hình 1.41
Specify center of donut or <exit>: (Chỉ định các tâm)

2.1.15 Vẽ điểm bằng lệnh point


Sử dụng lệnh Point để vẽ một điểm trên bản vẽ

Type in Pull – Down Menu Toolbars Shortcut


Menu

POINT hoặc PO Draw\Point\Single Point Draw → 

Command: PO 
60 BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH

Current point modes: PDMODE=0


PDSIZE=0.0000

Specify a point: (Chỉ định điểm)

Sử dụng biến PDMODE và PDSIZE định


dạng và kích thước điểm.

Định kiểu điểm bằng lệnh DDPTYPE:

Hình 1.42: Sử dụng biến PDMODE

Type in Pull – Down Menu Toolbars Shortcut Menu


DDPTYPE Format\Point Style… Format 

Sử dụng lệnh DDPTYPE sẽ làm xuất hiện hộp


thoại Point Stype. Trên hộp thoại này ta định
kiểu và kích thước điểm.

Point Size: (Kích thước điểm).

Set Size Relative to Screen: Kích thước


tương đối so với màn hình (theo % so với màn
hình).

Set Size in Absolute Units: Định kích thước


tuyệt đối của điểm (theo đơn vị vẽ). Hình 1.43: Các kiểu điểm
(hộp thoại Point Style)

2.1.16 Chia đối tượng thành các đoạn bằng nhau bằng lệnh
DIVIDE
Type in Pull – Down Menu Toolbars Shortcut Menu

DIVIDE hoặc DIV


Draw\Point\Divide Draw 
BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH 61
Lệnh DIVIDE dùng để chia các đối tượng (Line, Arc, Circle, Pline, Spline) thành các
đoạn có chiều dài bằng nhau. Tại các điểm chia của đối tượng sẽ xuất hiện một điểm.
Đối tượng được chia vẫn giữ nguyên tính chất của đối tượng gốc.

Command: DIV

Select object to divide : (Chọn đối tượng cần chia)

Enter the number of segment or [Block]: (Nhập số đoạn cần chia).

Hình 1.44

2.1.17 Chia đối tượng ra các đoạn có chiều dài bằng nhau
bằng lệnh MEASURE
Type in Pull – Down Menu Toolbars Shortcut Menu
MEASURE hoặc ME Draw\Point\Measure Draw 

Tương tự lệnh DIVIDE, lệnh MEASURE dùng để chia các đối tượng (Line, Arc,
Circle, Pline, Spline) thành các đoạn có chiều dài cho trước bằng nhau. Tại các điểm
chia của đối tượng sẽ xuất hiện một điểm. Đối tượng được chia vẫn giữ nguyên tính
chất như đối tượng gốc.
62 BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH

Hình 1.45

Command: ME 

Select object to measure: (Chọn đối tượng cần chia)

Specify length of segment or [Block]: (Nhập chiều dài mỗi đoạn chia)

Hình 1.46

2.2 CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH


Tên Menu: Modify
TênToolbars:Modify
BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH 63
và Modify II Công dụng Command Alias
NHÂN BẢN ĐỐI TƯỢNG
Erase Sao chép COPY CP/ CO
Tạo mảng ARRAY AR
Copy
Tạo các đối tượng song song OFFSET O
Đối xứng gương MIRROR MI
Mirror
THAY ĐỔI VỊ TRÍ
Di chuyển MOVE M
Offset
Xoay ROTATE RO
THAY ĐỔI HÌNH DẠNG
Array
Phóng to/ thu nhỏ obj. SCALE SC
Kéo dãn STRETCH S
Move
Kéo dài một đường EXTEND EX
Cắt gọt một đoạn TRIM TR
Rotate
Thay đổi độ dài một đường LENGTHEN LEN
Scale Ngắt một đoạn của đường BREAK BR
Bo góc FILLET F
Strectch Vạt góc CHAMFER CHA
HIỆU CHỈNH CÁC ĐƯỜNG
Lengthen Đa tuyến PEDIT PE
Trim Phá vỡ đối tượng EXPLODE X
XOÁ VÀ KHÔI PHỤC ĐỐI TƯỢNG
Extend Xóa đối tượng ERASE E
Khôi phục đối tượng vừa xóa OOPS
Break

Chamfer

Fillet

Explode

2.2.1 Các phương pháp lựa chọn đối tượng


a. Pickbox
64 BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH

Sử dụng ô chọn, mỗi lần ta chỉ chọn được một đối tượng. Tại dòng nhắc: “Select
objects:” xuất hiện ô vuông, ta kéo ô vuông này giao với đối tượng cần chọn và nhấp
phím chọn.

Hình 1.47
b. Auto

Tại dòng nhắc “Select object:” ta chọn hai điểm để xác định khung cửa sổ. Nếu điểm
đầu tiên bên trái (điểm P1), điểm thứ hai bên phải thì chỉ những đối tượng nào nằm
trong khung cửa sổ mới được chọn (tương tự phương pháp Window – Error! Reference
source not found.a). nếu điểm đầu tiên bên phải và điểm thứ hai bên trái thì những
đối tượng nào nằm trong và giao với khung cửa sổ sẽ được chọn (tương tự Crossing
Window – Error! Reference source not found.b).

a.- Auto (Window) b.- Auto (Crossing)

Hình 1.48: Chọn các đối tượng theo chế độ Auto


c. Các chế độ lựa chọn đối tượng

Khi ta chọn lệnh trước thì ACAD xuất hiện dòng nhắc Select objects: → nhập vào
? , khi đó các chế độ lựa chọn đối tượng được sử dụng là:

Expects a point or

Window/Last/Crossing/BOX/ALL/Fence/WPolygon/CPolygon/Group/Add/Remove/
Multiple/Previous/Undo/AUto/SIngle/SUbobject/Object
BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH 65
- Last: Chọn đối tượng cuối cùng được tạo ra.

- ALL: Chọn tất cả đối tượng.

- Fence: Chọn đối tượng bằng cách dùng các đường thẳng cắt ngang qua đối tượng.

- WPolygon: Chọn đối tượng bằng cách dùng đa giác bao đối tượng.

- CPolygon: Chọn đối tượng bằng cách dùng đa giác cắt đối tượng.

- Group: Chọn đối tượng bằng cách dùng tên nhóm.

- Previous: Chọn các đối tượng trước đó đã chọn.

- SIngle: Chỉ chọn 1 đối tượng.

d. Dimensional Input

2.2.2 ERASE (E)


- Lệnh thực hiện xoá các đối tượng.

Command: E 

Select Objects: (Chọn đối tượng cần xóa).

Select Objects: (Tiếp tục chọn đối tượng hay Enter để xoá đối tượng được chọn).

- Khôi phục các đối tượng vừa xóa.

Command: OPPS 

- Cắt đối tượng và đưa vào Clipboard.


66 BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH

Chọn đối tượng và nhấn Ctrl + X.

Đối tượng được đưa vào Clipboard có thể dán (Ctrl + V) vào bản vẽ khác.

2.2.3 COPY (CO/CP)

Lệnh thực hiện sao chép đối tượng từ vị trí hiện tại đến vị trí khác.
Command: CP 

Select Objects: (Chọn đối tượng cần sao chép)

Select Objects: (Tiếp tục chọn hay Enter để kết thúc việc chọn đối tượng)

Specify base point or [Displacement/mOde] <Displacement>: (Chọn điểm chuẩn


hay sử dụng phương pháp truy bắt điểm chính xác)

Specify second point or <use first point


Ø50
as displacement>: (Chọn điểm cần sao
chép đến, nhập khoảng cách trực tiếp hay Ø50
Ø50
Ø50
sử dụng phương pháp truy bắt điểm chính
xác).
a.- b.-
Specify second point or [Exit/Undo]
<Exit>: (Chọn điểm cần sao chép đến Hình 1.49
hoặc nhấn Enter để thoát lệnh Copy)

2.2.4 MIRROR (MI)


Tạo các đối tượng đối xứng qua 1 trục.

Command: MI 

Select Objects: (Chọn đối tượng cần lấy đối xứng).

Select Objects: (Tiếp tục chọn hay Enter để kết thúc việc chọn đối tượng).

Specify first point of mirror line: (Chỉ định điểm đầu tiên của trục đối xứng).

Specify second point or mirror line: (Chỉ định điểm thứ hai của trục đối xứng).

Erase source objects? [Yes/No] <N>: (Có xóa đối tượng gốc hay không).
BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH 67

Hình 1.50

2.2.5 OFFSET (O)


Lệnh thực hiện tạo các đối tượng song song

Command: O 

Specify offset distance or [Through/Erase/Layer] <Through>: 5  (Nhập khoảng


cách giữa 2 đối tượng song song, giá trị được mặc định bởi lần chọn trước).

Select object to offset or [Exit/Undo] <Exit>: (Chọn đối tượng cần tạo song
song).

Specify point on side to offset or [Exit/Multiple/Undo] <Exit>: (Chọn hướng để


offset).

50 100
10
10 10
R20
R10
50
30

50
30
100

80
100
50

Hình 1.51
68 BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH

2.2.6 ARRAY (AR)


- Lệnh thực hiện sao chép hay copy đối tượng theo dãy hàng, cột hay xung
quanh một tâm.

Command: ARRAY (hoặc AR) 

Select Objects: (Chọn đối tượng cần chép) 

array type [Rectangular/PAth/POlar] <Rectangular>:

- Rectangular: (Sao chép theo hàng cột).

- Polar: (Sao chép quay quanh tâm).

- Path : (Sao chép theo một đường)

Select grip to edit array or [ASsociative/Method/Base point/Tangent


direction/Items/Rows/Levels/Align items/Z direction/eXit]<eXit>:

Associative: Xác định xem các đối tượng


sao chép sẽ độc lập hay có liên kết (tạo
nhóm) với nhau

Method : điều khiển cách tạo dãy theo


đường (các đối tượng sao chép theo kiểu
Divide hay Measure)

Base point : điểm gốc sao chép

Tangent direction : Hướng sao chép

Items : số đối tượng tạo và khoảng cách giữa các đối tượng

Rows : số hàng và khoảng cách các hàng

Levels : số lớp và khoảng cách các lớp (trong 3D)

Trong trường hợp muốn mở hộp thoại Array thì cần nhập lệnh
ARRAYCLASSIC, khi này hộp thoại sẽ không có tùy chọn sao chép theo một
đường (ARRAYPATH).
BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH 69
Array theo hàng cột:

Chọn “Rectangular Array”

Rows: (Nhập số các hàng).

Columns: (Nhập số các cột).


Thẻ “Offset distance and direction”:

- Row offset: (Nhập khoảng cách giữa các


hàng).

- Column offset: (Nhập khoảng cách giữa các


cột).

(Chú ý : khoảng cách giữa các hàng và cột


có thể âm hoặc dương)

Array xung quanh một tâm:

Chọn “Center point”:

X: (Nhập hoành độ tâm xoay).

Y: (Nhập tung độ tâm xoay).

Thẻ “Total number of items”: (Nhập số các


bản cần sao chép).

Angle to fill: (Nhập số đo góc xoay tổng tạo


đối tượng).

Nút “Rotate items as copied”: (Xoay đối


tượng theo góc xoay).

Hình 1.54
70 BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH

Hình 1.55

2.2.7 MOVE (M)


Lệnh thực hiện dời đối tượng từ vị trí hiện tại sang vị trí khác.

Command: M 

Select Objects: (Chọn đối tượng cần dời).

Select Objects: (Tiếp tục chọn hay Enter để kết thúc việc chọn đối tượng).

Specify base point or [Displacement] <Displacement>: (Dùng trái chuột chọn


điểm chuẩn hay sử dụng phương pháp truy bắt diểm chính xác).

Specify second point or <use first point as displacement>: (Chọn điểm cần dời
đến, nhập khoảng cách trực tiếp hay sử dụng phương pháp truy bắt diểm chính xác).

2.2.8 ROTATE (RO)


Lệnh thực hiện quay đối tượng quanh 1 điểm với giá trị góc quay tuyệt đối.

Command: RO 

Select Objects: (Chọn đối tượng cần quay).

Select Objects: (Tiếp tục chọn hay Enter để kết thúc việc chọn đối tượng).

Specify base point: (Chỉ định điểm tâm quay).

Specify rotation angle or [Copy/Reference] <0>: (Nhập góc quay tính bằng độ).
BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH 71
- Các tùy chọn:

• Copy: giữ nguyên đối tượng 3


gốc sau khi xoay.
10 2 R90
• Reference: xác định góc 40 3
1 1 1 2
tham chiếu.
500 R100

Hình 1.56

2.2.9 SCALE (SC)


Lệnh thực hiện thu nhỏ hoặc phóng to một đối tượng theo tỉ lệ định trước.

Command: SC 

Select Objects: (Chọn đối tượng cần hiệu chỉnh).

Select Objects: (Tiếp tục chọn hay Enter để kết thúc việc chọn đối tượng).

Specify base point: (Chỉ định điểm đứng yên khi thay đổi tỉ lệ).

Specify scale factor or [Copy/Reference] <1.0000>: (Nhập vào hê số cần phóng to


hay thu nhỏ đối tượng).

- Các tùy chọn:

• Copy: giữ nguyên đối tượng gốc sau khi xoay.

• Reference: xác định tỷ lệ tham chiếu.


50
35
25

Hình 1.57
72 BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH

2.2.10 STRETCH (S)


Lệnh thực hiện kéo dãn hoặc co ngắn đối tượng (thường kết hợp chế độ
ORTHO)

Command: S 

Select Objects: (Chọn đối tượng cần kéo dãn 25 50

theo phương thức Crossing windows).

50
Select Objects: (Tiếp tục chọn hay Enter để kết

25
thúc việc chọn đối tượng).
50 75
Specify base point: (Chỉ định điểm chuẩn).
Hình 1.5 8
Specify second point: (Chỉ định điểm thứ hai
hay nhập khoảng cách trực tiếp).

2.2.11 LENGTHEN (LEN)


Lệnh thực hiện để thay đổi chiều dài của đối tượng.

Command: LEN 

Select an object or [DElta/Percent/Total/DYnamic]: (Lựa chọn đối tượng hoặc sử


dụng tùy chọn).

- Lựa chọn đối tượng:

Current length: <current>, included angle: <current> (Màn hình hiển thị chiều dài
hiện hành của đối tượng hoặc hiện thị chiều dài và số đo góc ở tâm của cung tròn).

- Tùy chọn DElta:

Enter delta length or [Angle] <5>: (Nhập vào khoảng cách tăng thêm của
chiều dài đoạn thẳng).

Enter delta angle <0>: (Nhập vào góc tăng thêm của dây cung).
BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH 73

l l length
total length

a.- b.-

Hình 1.
- Tùy chọn Percent (Error! Reference source not found.a):

Enter percentage length <100>: (Nhập vào phần trăm: <100 là chiều dài
được giảm đi; >100 là chiều dài được tăng lên).

- Tùy chọn Total (Error! Reference source not found.b):

Specify total length or [Angle] <1)>: (Nhập vào chiều dài cuối cùng).

Specify total angle <60>: (Nhập vào góc cuối cùng).

- Tùy chọn DYnamic:

Select an object to change or [Undo]: (Lựa chọn đối tượng để thay đổi chiều dài).

Specify new end point: (Nhập vào điểm cuối của đoạn thẳng hoặc dây cung).

2.2.12 TRIM (TR)


Lệnh thực hiện xén một phần đối tượng nằm giữa 2 đối tượng được giao.

120 120
R50
100
20

30

20
100
60 120

Hình 1.60
74 BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH

Command: TR  R25 R25

Select cutting edges ...

Select Objects: (Chọn đối tượng giao

100
với đoạn mà ta muốn xén).

Select Objects: (Tiếp tục chọn hay


Enter để kết thúc việc chọn đối tượng). R25 R25

Select object to trim or shift-select to

100
extend or [Fence/Crossing/Project/Edge/
eRase/Undo: (Chọn đối tượng cần xén).
100 100

Select object to trim or shift-select to


extend or [Fence/Crossing/Project/Edge/ Hình 1.61

eRase/Undo: (Chọn đối tượng tiếp tục


xén hay <enter> để kết thúc lệnh).

(Chú ý: sau khi nhập lệnh, nếu <enter> liên tiếp hai lần thì tất cả các đối tượng
trên bản sẽ được chọn làm đối tượng giao)

2.2.13 EXTEND (EX)


Lệnh tương tự như lệnh TRIM, thực hiện để kéo dài hay duỗi đối tượng đến
gặp một đối tượng biên được chọn

Command: EX 

Select boundary edges ...

Select Objects: (Chọn đối tượng là đường biên).

Select Objects: (Tiếp tục chọn hay Enter để kết thúc việc chọn đối tượng).

Select object to extend or shift-select to trim or [Fence/Crossing/Project/


Edge/Undo]: (Chọn đối tượng cần kéo đến đường biên).

Select object to extend or shift-select to trim or [Fence/Crossing/Project/


Edge/Undo]: (Chọn đối tượng tiếp tục kéo dài hay Enter để kết thúc lệnh).
BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH 75
(Chú ý: sau khi nhập lệnh, nếu <enter> liên tiếp hai lần thì tất cả các đối tượng
trên bản vẽ sẽ được chọn làm đối tượng biên)

20
20
10

20
25
EDGEMODE=1
10

Hình 1.62

2.2.14 BREAK (BR)

Lệnh thực hiện xén một phần đối tượng giới hạn bởi hai điểm được chọn.

Command: BR 

BREAK Select object: (Chọn đối tượng có đoạn cần xén).

Specify second break point or [First point]:

Lệnh thực hiện tách một đối tượng thành hai đối tượng độc lập bởi một
điểm được chọn.

Command: BR 

BREAK Select objects: (Chọn đối tượng cần tách thành hai đối tượng).

Specify second break point or [First point]: F 

Specify first break point: (Chọn điểm tách hai đối tượng).

Specify second break point: @ 

a.- b.- c.-


76 BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH

Hình 1.63
BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH 77
2.2.15 CHAMFER (CHA)
Lệnh thực hiện vát mép 2 đường thẳng đến gặp nhau.

BƯỚC 1: Xác định khoảng cách vát mép

Command: CHA 

Select first line or [Undo/Polyline/Distance/Angle/Trim/mEthod/Multiple]: D 

Specify first chamfer distance <0>: 5  (Nhập khoảng cách vát mép thứ nhất).

Specify second chamfer distance <5>: 10  (Nhập khoảng cách vát mép thứ nhất
<mặc định bằng khoảng vát mép thứ nhất> và Enter để kết thúc lệnh).

BƯỚC 2: Chọn 2 đường thẳng để thực hiện lệnh CHAMFER

Command: CHA 

Select first line or [Undo/Polyline/Distance/Angle/Trim/mEthod/Multiple]: (Chọn


đường thẳng thứ nhất).

Select second line or shift-select to apply corner: (Chọn đường thẳng thứ hai).

(Chú ý: Có thể sử dụng lệnh CHAMFER với


d1 = 0 & d2 = 0 để kéo dài hoặc xén hai

đối tượng giao nhau).

25 25 100 25
25
50

d1=25;d2=50
50

Polyline
25

a.- b.- c.- d.-

Hình 1.64

2.2.16 FILLET (F)

Lệnh thực hiện vẽ nối tiếp 2 đối tượng bởi cung tròn với 1 bán kính định
trước.

Command: F 
78 BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH

Select first object or [Undo/Polyline/Radius/Trim/Multiple]: R 

Specify fillet radius <0>: 5 

Select first object or [Undo/Polyline/Radius/Trim/Multiple]: (Chọn đối tượng thứ


nhất)

Select second object or shift-select to apply corner: (Chọn đối tượng thứ hai).

Chú ý:

- Ta có thể sử dụng lệnh Fillet với R = 0 để kéo dài hoặc xén hai đối tượng giao
nhau.

- Có thể sử dụng lệnh Fillet để vẽ cung tròn nối tiếp hai đường thẳng song song, khi
đó mặc định bán kính là một nửa khoảng cách hai đường song song).

2.2.17 EXPLODE (X)


Lệnh thực hiện để phá vỡ đối tượng phức tạp như pline hoặc các block đã
nhóm thành các đối tượng đơn.

Command: EXPLODE 

Select Objects: (Chọn đối tượng cần phá vỡ).

Select Objects: (Tiếp tục chọn hay Enter để thực hiện lệnh).

2.2.18 PEDIT (PE)


Lệnh thực hiện để hiệu chỉnh pline

Command: PE 

PEDIT Select polyline or [Multiple]: (Chọn đối tượng cần hiệu chỉnh).

Enter an option[Close/Join/Width/Edit vertex/Fit/Spline/Decurve/Ltype gen/Undo]:


(Chọn cách hiệu chỉnh).

- Close: Đóng polyline bằng một đoạn thẳng.

- Joint: Nối các đối tượng riêng lẻ lại thành một polyline.

- Width: Định lại chiều dày polyline.


BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH 79
- Spline: Làm tămg độ cong mịn cho polyline.

TÓM TẮT
CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN

- Cách nhập tọa độ điểm: Có 6 phương pháp nhập tọa độ một điểm vào bản vẽ

- Vẽ đoạn thẳng bằng lệnh LINE

- Vẽ bằng phương pháp nhập tọa độ tương đối descartes

- Vẽ bằng phương pháp tọa độ cực tương đối

- vẽ đường thẳng bằng cách nhập trực tiếp khoảng cách

- Các chế độ truy bắt điểm tự động

- Vẽ vòng tròn bằng lệnh CIRCLE

- Vẽ cung tròn bằng lệnh ARC

- Vẽ đa tuyến bằng lệnh PLINE

- Tạo đối tượng POLYLINE bằng đường biên của đối tượng:

- Xác định các đặc trưng hình học của đối tượng

- Thực hiện như sau: Chọn đối tượng Region → vào menu Tools → Inquiry →
Region/Mass Properties → kết quả hiện trên dòng nhập lệnh (nhấn phím F2 để
mở/đóng cửa sổ dòng nhập lệnh)

- Vẽ đa giác đều bằng lệnh POLYGON

- Vẽ hình chữ nhật bằng lệnh RECTANG

- Vẽ đường ELIP

- Vẽ đường cong bằng lệnh SPLINE:

- Vẽ hình vành khăn bằng lệnh DONUT:

- Vẽ điểm bằng lệnh point

- Chia đối tượng thành các đoạn bằng nhau bằng lệnh DIVIDE
80 BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH

- Chia đối tượng ra các đoạn có chiều dài bằng nhau bằng lệnh MEASURE

CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH

- ERASE (E)

- COPY (CO/CP)

- MIRROR (MI)

- OFFSET (O)

- ARRAY (AR)

- MOVE (M)

- ROTATE (RO)

- SCALE (SC)

- STRETCH (S)

- LENGTHEN (LEN)

- TRIM (TR)

- EXTEND (EX)

- BREAK (BR)

- CHAMFER (CHA)

- FILLET (F)

- EXPLODE (X)

- PEDIT (PE)
BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH 81

BÀI TẬP
Bài tập 1. Sử dụng phướng pháp nhập tọa độ tương đối, tuyệt đối, tọa độ cực và
các lệnh cơ bản trong phần mềm AutoCAD thực hành vẽ các bài tập sau:

30 120 80

60

80

30
120

Bài tập 1.1 Bài tập 1.2

80 60

40
60

50
120
120

Bài tập 1.3 Bài tập 1.4

102 50 50
20
36

45

80
72

30
20

30 30
69 80
80 BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH

Bài tập 1.5 Bài tập 1.6


BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH 81

20
60

Bài tập 1.7 Bài tập 1.8

Bài tập 2. Sử dụng các lệnh hiệu chỉnh trong phần mềm AutoCAD thực hiện vẽ các
bài tập sau:

80

80
50 160

Bài tập 2.1 Bài tập 2.2

160 120
4x30
80

4x40

Bài tập 2.3 Bài tập 2.4


82 BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN VÀ CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH

60
45
40
6x40

60 240

Bài tập 2.5 Bài tập 2.6

60
60

160

Bài tập 2.7 Bài tập 2.8


100

100

100 100

Bài tập 2.9 Bài tập 2.10


BÀI 3: QUẢN LÝ CÁC ĐỐI TƯỢNG THEO LỚP – GHI VÀ HIỆU CHỈNH VĂN BẢN 83

BÀI 3: QUẢN LÝ CÁC ĐỐI TƯỢNG


THEO LỚP – GHI VÀ HIỆU CHỈNH
VĂN BẢN
Sau khi học xong bài này, sinh viên có thể:

- Tạo,chỉnh sửa các layer với mục đích quản lý các loại đường nét trong bản vẽ.

- Định dạng văn bản trong bản vẽ.

3.1 QUẢN LÝ CÁC ĐỐI TƯỢNG THEO LỚP

Trong các bản vẽ ACAD, các đối tượng cùng chức năng
thường được nhóm thành lớp (Layer). Mỗi lớp, ta có thể gán
các tính chất như: màu (Color), dạng đường (Linetype),
chiều rộng nét vẽ khi in (Lineweigth). Ta có thể hiệu chỉnh
các trạng thái của lớp: mở (ON), tắt (OFF), khóa (LOCK),..
để cho các đối tượng nằm trên đó xuất hiện hay không xuất
hiện trên bản vẽ. Khi thực hiện lệnh vẽ một đối tượng nào đó, Hình 2.1

ta nên gán nó cho một lớp dễ quản lý và thuận tiện khi
in, ta cho lớp này hiện hành (Current).

Tạo và gán các tính chất cho lớp bằng hộp thoại Layer Properies Manager.

Type in Pull – Down Menu Toolbars Shortcut Menu

LAYER hoặc LA Format\Layer… Layers → 


84 BÀI 3: QUẢN LÝ CÁC ĐỐI TƯỢNG THEO LỚP – GHI VÀ HIỆU CHỈNH VĂN BẢN

Khi thực hiện lệnh Layer (LA ), trên dòng lệnh Command sẽ xuất hiện hộp thoại
Layer Properies Manager như Error! Reference source not found.:

Hình 2.2: Hộp thoại Layer Properties Manager

Khi tạo bản vẽ mới thì trên bản vẽ này chỉ có một lớp là lớp 0. Các tính chất được
gán cho lớp 0 là: màu White (trắng), dạng đường Continuous (liên tục) … Lớp 0 không
thể xoá được.

3.1.1 Tạo lớp mới:


Nhấn nút New trên hộp thoại Error! Reference source not found., xuất hiện ô
soạn thảo tại cột Name dưới layer 0: nhập tên lớp vào ô soạn thảo. Tên lớp thường
được đặt tên dễ nhớ theo các tính chất liên quan đến đối tượng. Ví dụ: Nhập tên lớp:
ĐƯỜNG CƠ BẢN. Muốn tạo thêm lớp ta tiếp tục nhấn vào nút New và đặt tên cho lớp
kế tiếp. Kết thúc việc tạo lớp ta chọn nút OK. Muốn đổi tên lớp nhắp đúp vào tên lớp
đó rồi đặt tên mới.
BÀI 3: QUẢN LÝ CÁC ĐỐI TƯỢNG THEO LỚP – GHI VÀ HIỆU CHỈNH VĂN BẢN 85
3.1.2 Gán và thay đổi màu của lớp

Chọn lớp cần gán hoặc thay đổi màu bằng


cách nhấp chọn lớp đó, khi đó một vệt sáng sẽ
tô đậm tên và các tính chất của lớp đó. Nhấp
vào ô màu trên cột Color của lớp đó, khi đó
xuất hiện một hộp thoại Select Color như

Hình 2.3: Hộp thoại Select Color


và
theo hộp thoại này ta có thể gán màu cho lớp
đang đươc chọn bằng cách chọn vào ô màu.

Ví dụ chọn màu red cho lớp ĐƯỜNG CƠ


BẢN. Kết thúc việc chọn lựa màu nhấn nút OK
trở vể hộp thoại Layer Properties. Bảng màu
trong ACAD gồm 256 màu, tromg đó các màu
cơ bản là : 1-red, 2-yellow, 3-green, 4-
cyan, 5-blue, 6-magenta, 7-white.
86 BÀI 3: QUẢN LÝ CÁC ĐỐI TƯỢNG THEO LỚP – GHI VÀ HIỆU CHỈNH VĂN BẢN

3.1.3 Gán dạng đường cho lớp

Chọn lớp cần thay đổi hoặc gán dạng


đường. Ví dụ ĐƯỜNG KHUẤT.

Nhấp vào tên dạng đường của lớp tại cột


Linetype, khi đó xuất hiện hộp thoại
Select Linetype

Hình 2.1: Hộp thoại Select Linetype

Hình 2.1). Sau đó nhấp chọn loại đuờng


cần gán cho lớp và nhấp OK.

Ban đầu trong bản vẽ chỉ có một dạng


đường duy nhất là Continuous, để nhập các
dạng đường khác vào bản vẽ, ta sử dụng lệnh
Linetype từ dòng nhắc command hay nhấp
chọn nút Load từ hộp thoại Select Linetype.
Khi đó xuất hiện hộp thoại Load or Reload
Linetypes (Hình 2.2), ta nhấp chọn các dạng
đường mà ta cần trên hộp thoại này (ví dụ
HIDDEN2) và nhấn nút OK.
Hình 2.2: Hộp thoại Load or Reload
Linetypes
BÀI 3: QUẢN LÝ CÁC ĐỐI TƯỢNG THEO LỚP – GHI VÀ HIỆU CHỈNH VĂN BẢN 87
3.1.4 Gán lớp hiện hành
Từ hộp thọai Layer Properties ta chọn lớp và nhấn nút Current. Sẽ xuất hiện tên
lớp hiện hành mà ta vừa chọn. Khi đó các đối tượng mới tạo bằng các lệnh vẽ như (Line,
Arc, Circle, Text, Hatch,…) sẽ có các tính chất thuộc lớp đó.

3.1.5 Tắt, mở lớp (ON/OFF)


Để tắt mở lớp ta nhấp biểu tượng trên Hình 2.2. Khi một lớp được tắt, thì các đối
tượng nằm trên lớp đó không hiện trên màn hình.

3.1.6 Xóa lớp


Ta dễ dàng xoá đi các lớp đã tạo bằng cách chọn lớp đó và nhấn nút Delete trên
hộp thoại Error! Reference source not found.. Các lớp không được xoá bao gồm:
lớp 0, lớp Defpoints, lớp hiện hành, lớp chứa các đối tượng bản vẽ hiện hành.

3.1.7 Thanh công cụ Object Properties


Ta có thể thực hiện các lệnh liên quan đến lớp bằng thanh công cụ Object
Properties. Trong ACAD thanh công cụ này được đặt trên vùng đồ họa.

Make Object’s Layer Current Color Control

Hình 2.3: Thanh công cụ Object Properties.


Nút Make Object Layer Current: Chọn đối tượng trên bản vẽ và lớp chứa đối
tượng sẽ hiện hành

Nút Layer: nếu nhấp vào sẽ xuất hiện hộp thoại Layer Properties Manager như
Error! Reference source not found..

Pull-Down list Layer: nằm bên cạnh nút Layer, nhờ vào danh sách này ta có thể
thay đổi trạng thái của lớp (ON/OFF, LOCK / UNLOCK..). Khi chọn vào tên lớp thì lớp đó
sẽ hiện hành.

Color Control: gán màu hiện hành cho đối tượng đang vẽ. Khi vẽ nên chọn
BYLAYER. Khi nhấp vào sẽ xuất hiện hộp thoại Select Control, cho chúng ta chọn màu
của đối tượng sắp vẽ.
88 BÀI 3: QUẢN LÝ CÁC ĐỐI TƯỢNG THEO LỚP – GHI VÀ HIỆU CHỈNH VĂN BẢN

3.1.8 Hiệu chỉnh các tính chất của đối tượng bằng Propertis
Window
3.1.9 Định tỉ lệ cho dạng đường
Lệnh LTScale: các dạng đường không liên tục như HIDDEN, DASHDOT, CENTER…
thông hường có các khoảng trống giữa các đoạn gạch liền. Để định tỉ lệ chiều dài khoảng
trống và đoạn gạch liền ta dùng lệnh LTScale. Nếu tỉ lệ này quá nhỏ thì khoảng trống
quá nhỏ và các đường này sẽ giống như các đường liên tục. Thường chọn tỉ lệ này là
1,5,10,15,20 và phụ thuộc vào kích thước, tỉ lệ hình đang vẽ.

3.1.10 Gán các tính chất của đối tượng được chọn đầu tiên
cho các đối tượng được chọn sau đó bằng lệnh MATCHPROP
Type in Pull – Down Menu Toolbars

MATCHPROP hoặc MA Modify\Match Properties… Standard →


Command: MA 

Select source object: (Chọn đối tượng có các tính chất ta mong muốn).

Select destination object(s) or [Settings]: (Chọn đối tượng cần thay đổi tính chất).

Select destination object(s) or [Settings]: (Tiếp tục chọn hay Enter để kết thúc
lệnh).

3.2 GHI VÀ HIỆU CHỈNH VĂN BẢN


Để ghi và hiệu chỉnh văn bản ta tiến hành theo các bước sau:

- Tạo các kiểu chữ cho bản vẽ bằng lệnh Style (hoặc ST).

- Ghi dòng chữ bằng lệnh TEXT hoặc đoạn văn bản bằng lệnh MTEXT.

- Hiệu chỉnh nội dung bằng lệnh DDEDIT hay kích đúp, hay sửa tính chất bằng hộp
thoại Properties.

Dòng chữ trong ACAD được tạo từ các đối tượng Line, Circle, Arc… do đó có thể sử
dụng các lệnh sao chép hoặc biến đổi hình (Move, Copy, Mirror, Array, Rotate,…). Vì
BÀI 3: QUẢN LÝ CÁC ĐỐI TƯỢNG THEO LỚP – GHI VÀ HIỆU CHỈNH VĂN BẢN 89
dòng chữ là một phần tử đồ họa, do đó nếu trong bản vẽ có nhiều dòng chữ, sẽ làm
chậm quá trình thể hiện bản vẽ.

3.2.1 Tạo kiểu chữ bằng lệnh STYLE

Type in Pull – Down Menu Toolbars

STYLE hoặc ST Format\Text Style… Text toolbar →


Thực hiện lệnh STYLE, hoặc từ Menu Format chọn Text Style…, xuất hiện một
hộp thoại sau (Hình 2.7):

Hình 2.7: Hộp thoại Text Style


- Chọn nút New, xuất hiện hộp thoại
Text Style (8.8), nhập vào tên kiểu
chữ (ví dụ: VNI-TIMES) và nhấn nút
OK.

Hình 2.8: Hộp thoại New Text Styl e

- Chọn Font chữ: bằng cách kích vào mũi tên tại ô Font Name, một Menu thả xuống
cho phép chúng ta chọn kiểu chữ việt thích hợp (ví dụ ta chọn font: VNI- TIMES).

- Chọn chiều cao kiểu chữ tại ô Height: (ví dụ cao 2.5).

- Width Factor: hệ số chiều rộng chữ (thường bằng 1)


90 BÀI 3: QUẢN LÝ CÁC ĐỐI TƯỢNG THEO LỚP – GHI VÀ HIỆU CHỈNH VĂN BẢN

- Oblique Angle: độ nghiêng của chữ, mặc định thẳng đứng.

- Ô Preview cho ta xem trước kiểu chữ.

- Để xoá tên kiểu chữ : chọn nút Delete.

- Sau khi tạo một kiểu chữ ta nhấp nút Apply để tạo thêm, kiểu chữ khác.
Kết thúc lệnh ta nhấp nút Close.

3.2.2 Tạo các dòng chữ hoặc văn bản trong bản vẽ bằng
lệnh TEXT và MTEXT
Command : TEXT

Current text style:"TNRM"Text height: 15.0000


Annotative: No (Báo cho chúng ta biết là kiểu chữ đang
hiện hành là TNRM và chiều cao chữ là 2.5).
Rotation Angle
Specify start point of text or [Justify/Style]: (Chọn
điểm canh lề trái). Hình 2.9

Specify rotation angle of text <0>: (Độ nghiêng của


dòng chữ).

Ngoài ra ta có thể nhập đoạn văn bản vào bản vẽ bằng lệnh

MTEXT. Command: MTEXT (hoặc MT) 

TEXT Current text style: "TNRM" Text height: 15.0000

Annotative: No Specify first corner: (Chọn điểm góc thứ nhất

của đoạn văn bản).

Specify opposite corner or [Height/Justify/Line


spacing/Rotation/Style/Width/ Columns]: (Chọn điểm gốc đối
diện).

Sau đó một hộp thoại Text Editor (Hình 2.10) xuất hiện: trên hộp thoại này cho
phép ta nhập văn bản vào như các phần mềm khác. (Tham khảo SGK)
BÀI 3: QUẢN LÝ CÁC ĐỐI TƯỢNG THEO LỚP – GHI VÀ HIỆU CHỈNH VĂN BẢN 91

Hình 2.10: Hộp thoại Text Formatting

3.2.3 Hiệu chỉnh nội dung dòng chữ bằng lệnh DDEDIT

Type in Pull – Down Menu Toolbars

DDEDIT hoặc ED
Modify\Object\Text\Edit…
hoặc kích đúp Text →

Command : ED 

Select an annotation object or [Undo]: (Chọn dòng chữ cần thay đổi nội dung).

- Nếu dòng chữ được tạo ra bởi lệnh TEXT hoặc DTEXT, sẽ xuất hiện hộp thoại Edit
Text.

- Nếu dòng chữ được viết bằng lệnh MTEXT thì xuất hiện bảng Text Formatting Ta
có thể trực tiếp điều chỉnh dòng chữ như là viết chữ ban đầu.

3.2.4 Hiệu chỉnh các tính chất của đối tượng hoặc dòng chữ
bằng hộp thoại Properties Window
Type in Pull – Down Menu Toolbars Shortcut
Menu
PROPERTIES hoặc
CHANGE Modify\Properties Standard Ctrl + 1
Hoặc CH hoặc kích
92 BÀI 3: QUẢN LÝ CÁC ĐỐI TƯỢNG THEO LỚP – GHI VÀ HIỆU CHỈNH VĂN BẢN

đúp

- Lệnh Change (Ch ) hoặc Từ Modify


menu chọn Properties, hoặc nhấp

vào biểu tượng trên thanh công cụ


Object Propeties, một hộp thoại
Properties

- Chọn đối tượng hay dòng chữ muốn thay


đồi tính chất. Khi đó các tính chất đối
tượng được liệt kê, cho phép ta thay đổi
như: Color, Layer, Linetype, Linetype
scalre, Contens, Style, Justify, Height,
Rotation, Width factor,…

Hình 2.11: Hộp thoại Properties

TÓM TẮT
Trong bài này trình bày cách quản lí các Layer trong bản vẽ để phục vụ in ấn hiệu
chỉnh các đối tượng trong bản vẽ. Phương pháp đổi màu các lớp, tắt mở hoặc xóa lớp
hiện hành. Thiết lập tỉ lệ, loại đường nét các dạng đường trong Layer

Các cách hiệu chỉnh một văn bản,cách tạo kiểu chữ bằng lệnh Style, tạo các dòng
văn bản, chèn các ký hiệu đặc biệt trong bản vẽ.

BÀI TẬP
BÀI TẬP 1: Tạo các Layer cơ bản để quản lý đường nét vẽ như đường cơ bản, đưởng
khuất, đường tâm… để thiết kế khung bản vẽ theo TCVN như hình vẽ như sau:
BÀI 3: QUẢN LÝ CÁC ĐỐI TƯỢNG THEO LỚP – GHI VÀ HIỆU CHỈNH VĂN BẢN 93
94 BÀI 3: QUẢN LÝ CÁC ĐỐI TƯỢNG THEO LỚP – GHI VÀ HIỆU CHỈNH VĂN BẢN

BÀI TẬP 2: Áp dụng cách vẽ nối tiếp để vẽ các hình sau theo tỉ lệ 1:1

Bài tập 2.1 Bài tập 2.2

Bài tập 2.3 Bài tập 2.4


BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ 95

BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH


DẠNG IN BẢN VẼ
Sau khi học xong bài này, sinh viên có thể:

- Ghi và hiệu chỉnh kích thước trong bản vẽ đúng tiều chuẩn.

- Sinh viên hiểu cách tạo mặt cắt, tạo ký hiệu vật liệu trong bản vẽ

- Thực hiện được cách tạo và chèn Block.

- Định dạng và in ấn bản vẽ trên các khổ giấy khác nhau.

4.1 GHI KÍCH THƯỚC


4.1.1 Các thành phần của kích thước
Dim Line 2 Dim Line 2 Dim Line 2
Dim Line 1 Ext Line 1 Ext Line 2
Ext Line 1 200 Ext Line 2
Arrow 1

Arrow 2

Hình 3.1

Một kích thước (Hình 3.1) có 4 thành phần chính:

- Dimension line: đường kích thước là đường giới hạn bởi 2 đầu mũi tên hay là
cung tròn có tâm là đỉnh góc.

- Extension line: Đường gióng là đường truy bắt điểm ghi kích thước, giới hạn điểm
đầu và điểm cuối.

- Dimension text: Chữ số kích thước là giá trị đo độ dài của đường thẳng hay giá
trị góc của cung tròn.

- Arrowheads: Các phiếm mũi tên, gạch chéo. Có khoảng 20 dạng.
96 BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ

4.1.2 Thanh công cụ DIMENSION


Giao diện Ribbon Toolbar: Vào Tab Annotate/ Chọn Panel Dimensions

Giao diện Classic: Vào Menu Tools/Toolbars/AutoCAD/Dimension

Hình 3.2: Thanh công cụ DIMENSION


Để gọi thanh công cụ DIMENSION, ta để trỏ chuột trên những thanh công cụ có
sẵn trên màn hình, click phải chuột và chọn đề mục DIMENSION

- Linear : Ghi kích thước thẳng.

- Aligned : Ghi kích thước xiên.

- Arc Length : Ghi kích thước cung tròn.

- Ordinate : Ghi tọa độ điểm.

- Radius : Ghi kích thước bán kính.

- Diameter : Ghi kích thước đường kính.


BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ 97

- Angular : Ghi kích thước góc.

- Baseline : Ghi chuỗi kích thước song song.

- Continue : Ghi chuỗi kích thước nối tiếp.

- Dimension space : Định khoảng cách giữa 2 đường kích thước s/song.

- Center mark : Ghi dấu tâm đường tròn

- Dimension style : Làm xuất hiện hộp thoại Dimension Style Manager
4.1.3 Hộp thoại Dimension Style Manager

Type in Pull – Down Menu Toolbars Shortcut Menu

Dimension\Dimension
D hoặc DST Styles → Ctrl + 1
Style…

Hình 3.3
Command: D 

Ở thẻ Style hiển thị những dạng kích thước đã được tạo trước đó
98 BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ

- Set current : Gọi một kiểu kích thước làm hiện hành

- New : Tạo một kiểu kích thước mới

- Modify : Hiệu chỉnh một kích thước đã tạo

- Override : Chép chồng lên kích thước đang hiện hành

- Compare : So sánh 2 kiểu kích thước có trong bảng

4.1.4 Trình tự tạo 1 kiểu kích thước

- Vào New làm xuất hiện hộp thoại


Creat New Dimension Style
(Hình 3.4).

- Vào Continue sẽ cho bảng New


Dimension Style. Cấu tạo bảng
này gồm 6 trang, chúng ta chỉ khảo
Hình 3.4: Hộp thoại Create New
sát 4 trang đầu.
Dimension Style

a. Trang Symbols and Arrows

Hình 3.5: Trang Symbols and Arrows


BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ 99
Arrowheads

- First: Mũi tên phía bên trái đường gióng.

- Second: Mũi tên phía bên phải đường gióng.

- Arrow size: Độ lớn mũi tên (2-3mm)

Center marks – dấu tâm và đường tâm của đường tròn

- None: Không xuất hiện đấu tâm

- Mark:Dấu tâm là dấu cộng và định độ lớn của đường tâm

- Line: Đường tâm có độ lớn theo kích thước

b. Trang Lines – đường kích thước

Hình 3.6: Trang Lines


Dimension lines – Đường kích thước

- Color: Gán màu cho đường kích thước.

- Lineweight: Định chiều rộng nét khi in.

- Extend beyond ticks: khoảng cách đường kích thước kéo dài ra khỏi đường gióng
(1-3mm).
100 BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ

- Baseline Spacing: khoảng cách giữa các đường kích thước trong chuỗi kích thước
song song.

Extension Lines – Đường gióng

- Color: gán màu cho đường gióng

- Lineweight: Định chiều rộng nét khi in

- Extend beyond dim lines: khoảng cách đường gióng nhô ra khỏi đường kích
thước (2-3mm)

- Offset from origin: khoảng cách từ điểm bắt cho đến điểm bắt đầu đường gióng
(5-8mm)

c. Trang Text

Text Appearance – Khai báo dạng chữ số kích thước

- Text Style: Gán kiểu chữ đã tạo bằng lệnh Style làm hiện hành

- Text Color:Gán màu cho chữ

- Text Height:Định độ cao chữ. Thường độ cao chữ tương ứng với tỉ lệ của bản vẽ
(1,6-3mm)

Hình 3.7: Trang hộp thoại Text


BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ 101
Text Placement – Cách thể hiện chữ số

- Vertical: Chọn cách thể hiện chữ là Above

- Horizontal: Chọn là Centered

- Offset from dim lines: Khoảng cách giữa chữ số với đường k/thước (0,5-2mm)

Text Alignment – Kiểm tra chữ số kích thước

- Horizontal: Chữ số kích thước luôn nằm ngang.

- Aligned with dimension line: chữ số kích thước luôn luôn song song với đường
kích thước.

- ISO Standard: Chữ số kích thước nằm song song với đường kích thước khi nằm
trong 2 đường gióng và nằm ngang khi nằm ngoài đường gióng.

d. Trang Fit

Hình 3.8: Trang Fit


102 BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ

Fit Option – Kiểm tra vị trí chữ số và mũi tên

- Either the text or the arrows (best fit): Ưu tiên chọn lựa giữa text và mũi tên.

- Arrows: Ưu tiên cho mũi tên trước

- Text: Ưu tiên cho text trước

- Always keep text between ext lines: chữ số kích thước luôn luôn nằm trong 2
đường gióng

- Suppress arrows if they don’t fit inside extension lines: Không xuất hiện mũi
tên nếu không đủ chỗ.

Text Placement

Cách thể hiện chữ số kích thước trên đường kích thước

- Beside the dimension line: Chữ text ở giữa đường kích thước

- Over the dimension line, with a leader: Chữ text nằm ngoài đường kích thước
nếu không đủ chỗ và không xuất hiện đường dẫn

- Over the dimension line, without a leader: Chữ text nằm ngoài đường kích
thước nếu không đủ chỗ và xuất hiện đường dẫn

Scale for dimension features:

Gán tỉ lệ trong không gian cho toàn bộ kích thước bản vẽ

- Use overall scale of: Nhập tỉ lệ in cho chi tiết hoặc bản vẽ.

- Fine Turning: Cách chọn vị trí của chữ số

- Place text manually: Chữ text được xuất hiện tại vị trí con trỏ

- Always draw dim line between ext lines: Luôn có đường kích thước ở giữa 2
đường gióng
BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ 103
e. Trang Primary Units

Hình 3.9: Trang Primary Units

Trang này chúng ta chỉ cần lưu ý đến những ô sau:

- Unit Format: Chọn hệ đơn vị là Decimal

- Precision: Gán số thập phân

- Scale Factor: Gán hệ số tỉ lệ đo chiều dài cho toàn bộ một kiểu kích thước

4.1.5 Hiệu chỉnh chữ số kích thước


- Có thể sử dụng những lệnh sau để hiệu chỉnh kích thước cho đúng theo mong
muốn:

- Dùng lệnh DDEDIT (hay ED) hay nút lệnh để hiệu chỉnh sai số của chữ text

- Dùng lệnh Strecth để thay đổi vị trí của đường kích thước.

- Dùng EXPLODE (hay X) để phá vỡ liên kết một kích thước.
104 BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ

4.2 HÌNH DÁNG, MẶT CẮT VÀ KÝ HIỆU VẬT LIỆU


4.2.1 Công dụng
Biểu diễn hình cắt và kí hiệu vật liệu của một vật thể theo mẫu tô sẵn có hay tự
tạo. Có 2 dạng tô: tô vật thể đặc và tô vật thể rỗng

Toâ vaät theå roãng Toâ vaät theå ñaëc

Hình 3.100

4.2.2 Vẽ mặt cắt bằng lệnh HATCH

Type in Pull – Down Menu Toolbars

HATCH hoặc BH hoặc H Draw\Hatch… Draw →

Command: BH  sẽ làm xuất hiện Tab Hatch Creation

Hoặc hộp thoại Hatch and Gradient nếu dùng giao diện AutoCAD Classic:
BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ 105

Hình 3.11: Hộp thoại Hatch and Gradient

4.2.3 Trang Hatch


- Type: Chọn dạng mẫu mặt cắt, có 3 lựa chọn:

• Predefined: Chọn các mẫu có sẵn trong tập tin ACAD.Pat

• Custom: Chọn mẫu tự tạo bằng file.pat

• User-defined: Dùng chọn mẫu có dạng các đoạn thẳng song song.

- Pattern: Chọn nút [….] sẽ làm xuất hiện hộp thoại Hatch Pattern Palette là
bảng danh sách các dạng vật liệu.

• Trang ANSI gồm 8 mẫu từ ANSI31 đến ANSI38


106 BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ

• Trang ISO gồm 14 dạng đường đứt khúc song song

• Trang Other predefined gồm 46 mẫu mặt cắt khác nhau (Error! Reference
source not found.).

• Trang Custom thường không có mẫu vật liệu nào

Hình 3.12

- Swatch: Xem trước một mẫu vật liệu đã chọn

- Angle: Định góc xoay cho mẫu mặt cắt

- Scale: Nhật tỉ lệ cho mẫu mặt cắt

- Spacing và Double: Chỉ có tác dụng khi chọn User-Defined. Spacing là khoảng
cách giữa các đường song song; Double sẽ thêm các đường gạch vuông góc.
BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ 107
4.2.4 Trang Hatch mở rộng

Hình 3.13

Cột Islands:

- Islands Detection: Chọn theo 3 kiểu Normal, Outer và Ignore

- Object type: Dạng đối tượng giữ lại là Polyline hay Region

4.2.5 Xác định vùng biên kín


Cột Boundaries:

- Pick point: Chọn một điểm trong vùng đường biên kín cần tô.

- Select Objects: Chọn đường biên kín bằng cách chọn các đối tượng đơn.

- Remove Island: Trừ đi một vài vùng trong vùng biên.

- View Selection: Xem các đường biên đã chọn dưới dạng các nét đứt.

- Inherite Properties: Chọn các mẫu cắt có sẵn trên hình vẽ.

- Composition: Vật liệu được liên kết với đường biên khi ta chọn.
108 BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ

4.2.6 Hiệu chỉnh mặt cắt

Type in Pull – Down Menu Toolbars

HATCHEDIT hoặc HE hoặc kích đúp  Draw →

Command: HE 

Select hatch object: (Chọn mặt cắt cần hiệu chỉnh).

Khi đó xuất hiện hộp thoại Hatch Edit tương tự như hộp thoại Hatch Gradient và
hiệu chỉnh trực tiếp lên đó.

Có thể hiệu chỉnh nhanh bằng cách chọn trước mặt cắt cần hiệu chỉnh sau đó ấn
chuột phải rồi chọn Hatch Edit. Hộp thoại Hatch Gradient và hiệu chỉnh trực tiếp lên
đó.

4.3 BLOCK VÀ CHÈN BLOCK


4.3.1 Định nghĩa
- Block là tập hợp của nhiều đối tượng liên kết thành một đối tượng duy nhất.

- Phạm vi sử dụng: Block được sử dụng trong các trường hợp khi trong bản vẽ có
nhiều chi tiết được lặp đi lặp lại nhiều lần. Ưu điểm khi dùng Block:

• Kích thước file bản vẽ nhỏ, tốc độ xử lý bản vẽ nhanh hơn.

• Hiệu chỉnh, sửa chữa nhanh chóng dễ dàng.

• Tạo 1 thư viện các chi tiết thường dùng.

Ví dụ:Bánh răng, tụ điện, cửa sổ, lavabo, …

4.3.2 Tạo Block

Type in Pull – Down Menu Toolbars

BLOCK hoặc B Draw\Block…\Make… Draw →


BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ 109
Lưu ý: Khi Block được tạo thì nhóm các đối tượng tạo Block sẽ tự động biến mất,
để gọi lại phải dùng lệnh INSERT

Command: B  khi đó xuất hiện hộp thoại Block Definition

Hình 10.11

- Name: Đặt tên cho Block

- Base point: Chọn điểm chuẩn chèn, trong đó :

• Pick point: Chọn trực tiếp một điểm chèn trên bản vẽ

• Chọn theo tọa độ X, Y, Z.

- Object: Chọn các đối tượng để nhóm thành Block

• Select objects: Chọn các đối tượng để tạo thành Block

• Retain: Giữ nguyên các đối tượng sau khi tạo thành Block

• Convert to Block: Chuyển các đối tượng thành Block ngay sau khi tạo Block

• Delete: Xóa các đối tượng ngay sau khi tạo Block
110 BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ

4.3.3 Chèn Block vào bản vẽ


a. Lệnh INSERT

Type in Pull – Down Menu Toolbars

INSERT hoặc I Insert\Block… Insert→

Công dụng: Chèn một Block đã tạo vào bản vẽ.

Command: I  → xuất hiện hộp thoại Insert (Hình 10.12):

Hình 10.12
- Name: Chỉ định tên của Block cần chèn.

- Browse: Làm xuất hiện bảng Select Drawing File, trên bảng này chúng ta có
thể chọn Block hoặc File bản vẽ để chèn.

- Insertion point: Chỉ định điểm chuẩn chèn cho Block.

- Scale: Xác định tỉ lệ chèn theo các phương X, Y, Z hay theo các phương bằng
nhau nếu chọn Uniform Scale.

- Rotation: Nhập góc xoay cho Block.

- Explode: Phá vỡ các đối tượng của Block sau khi chèn.

b. Lệnh MINSERT

Công dụng: Chèn Block theo dãy hàng cột

Command: MINSERT 

Enter block name or [?] <bb>: (Nhập tên Block).


BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ 111
Specify insertion point or [Basepoint/Scale/X/Y/Z/Rotate]: (Chỉ định điểm chèn
trên bản vẽ).

Enter X scale factor, specify opposite corner, or [Corner/XYZ] <1>: (Hệ số tỉ lệ


theo phương X)

Enter Y scale factor <use X scale factor>: (Hệ số tỉ lệ theo phương Y)

Specify rotation angle <0>: (Góc quay của Block).

Enter number of rows (---) <1>: (Số hàng).

Enter number of columns (|||) <1>: (Số cột).

Enter distance between rows or specify unit cell (---): (Nhập khoảng cách các
hàng)

Specify distance between columns (|||): (Nhập khoảng cách các cột).

c. Chèn Block tại các điểm chia

Lệnh DIVIDE

Command: DIV 

Select object to divide: (Chọn đối tượng cần chia).

Enter the number of segments or [Block]: B 

Enter name of block to insert: (Nhập tên block cần chèn).

Align block with object? [Yes/No] <Y>: (Có muốn quay block khi chèn không?).

Enter the number of segments: (Số các đoạn chia).

Lệnh MESURE

Command: ME 

Select object to divide: (Chọn đối tượng cần chia).

Enter number of segment or [Block] : B 

Enter name of block to insert: (Nhập tên block cần chèn).

Align block with object? [Yes/No] <Y>: (Có muốn quay block khi chèn không?).

Specify length of segment: (Chiều dài đoạn cần chia).


112 BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ

d. Ghi Block thành File bằng lệnh WBLOCK

Type in Pull – Down Menu Toolbars


WBLOCK hoặc W
Công dụng: dùng để ghi một Block hoặc một số đối tượng của bản vẽ mới và có
thể chèn file bản vẽ này vào bản vẽ khác.

Command: W  làm xuất hiện hộp thoại


Write Block (Hình 10.13):

Trên hộp thoại này cách chọn như lệnh


Block. Có thể tạo một file bản vẽ từ:

- Block: tạo file từ Block có sẵn trong bản


vẽ

- Entire drawing: tạo file mới bằng tất cả


các hình vẽ trên bản vẽ.

- Objects: chọn một số đối tượng có trên


bản vẽ tạo thành file mới.
Hình 10.13
Ví dụ: Vẽ hình sau:

R30
20 140 20

Hình 10.14

4.4 TRÌNH BÀY BẢN VẼ BẰNG TRANG LAYOUT


Để tìm hiểu trình bày bản vẽ bằng trang Layout, ta xét trình tự vẽ bản vẽ sau:
BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ 113
MAËT CAÉT DOÏC ÑOAÏN COÏC BEÂ TOÂNG COÁT THEÙP
TYÛ LEÄ: 1/20

50
400
300
50

MAËT CAÉT THAÂN COÏC MAËT CAÉT ÑAÀU COÏC


TYÛ LEÄ: 1/2 LÖÔÙI COÁT THEÙP
TYÛ LEÄ: 1/10

TYÛ LEÄ: 1/10


THEÙP MUÕI COÏC Þ36
50
400
300

93

80
50

THEÙP ÑAI XOAÉN Þ6

BƯỚC 1: Định dạng không gian vẽ bằng lệnh MVSETUP

Enable paper space? [No/Yes] <Y>: N (Cho phép thiết lập trên không gian giấy vẽ).

Enter units type [Scientific/Decimal/Engineering/Architectural/Metric]: M  (Chọn


loại đơn vị).

Metric Scales (Chọn tỉ lệ theo mét).

=================

(5000) 1:5000

(2000) 1:2000

(1000) 1:1000

(500) 1:500

(200) 1:200

(100) 1:100

(75) 1:75

(50) 1:50

(20) 1:20
114 BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ

(10) 1:10

(5) 1:5

(1) FULL

Enter the scale factor: 1  (Nhập vào tỉ lệ).

Enter the paper width: 5000  (Nhập vào chiều rộng không gian vẽ).

Enter the paper height: 5000  (Nhập vào chiều cao không gian vẽ).

BƯỚC 2: Định dạng đơn vị bằng lệnh UNITS → xuất hiện hộp thoại

Type in Pull – Down Menu


UNITS hoặc UN Format\Units…

- Nhóm Length:

• Mục Type: chọn Decimal. (Hệ thập phân).

• Mục Precision: chọn 0 (Chọn 0 số lẻ).

- Nhóm Insertion scale: Chọn Unitless (Không thứ nguyên).


BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ 115
BƯỚC 3: Định dạng đường nét bằng lệnh LINETYPE (LT) → xuất hiện hộp thoại
Linetype Manager.

Type in Pull – Down Menu


LINETYPE hoặc LT Format\Linetype…

BƯỚC 4: Định dạng Text bằng lệnh TextStyle (ST) → xuất hiện hộp thoại Text
Style.

Type in Pull – Down Menu


TEXTSTYPE hoặc ST Format\Text Style…
116 BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ

BƯỚC 5: Định dạng kích thước bằng lệnh DIMSTYLE (D) → xuất hiện hộp thoại
Dimension Style Manager.

Type in Pull – Down Menu Toolbars

DIMSTYLE hoặc D Format\Dimension Style…


Dimension →
Tạo kiểu ghi kích thước cho các tỷ lệ 1/1, 1/2, 1/10 và 1/20 theo trình tự sau:

Chọn New… để tạo một kiểu kích thước mới

Nhập tên (1-1) và chọn Continue để hiệu chỉnh các thông số của kiểu kích thước
“1-1” vừa tạo (chọn các thông số như các hình dưới đây).
BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ 117
118 BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ
BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ 119

Sau khi chọn xong các thông số thì chọn OK để xác nhận.

Dựa trên kiểu kích thước “1-1” để tạo các kiểu kích thước còn lại :

Kiểu “1-2”:
120 BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ

Kiểu “1-10”:

Kiểu “1-20”:

Chú ý : khi hiệu chỉnh các kiểu đường kích thước:

- Trong bản vẽ có nhiều hình vẽ với các tỉ lệ khác nhau thì khi trình bày, ta chú ý
đến trong trang Fit, nút hiệu chỉnh: Use overall scale of.

- Use overall scale of: (Nhập vào giá trị: tỉ lệ được in ra/tỉ lệ hình vẽ).

Ví dụ: Nếu bản vẽ được in với tỉ lệ 1/100 và kích thước ở hình vẽ có tỉ lệ 1/50 thì ta
1
nhập ở ô Use overall scale of là: 1100 = 0,5

50
BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ 121
Nếu bản vẽ được in với tỉ lệ 1/1 thì kích thước ở hình vẽ có tỉ lệ 1/25 nhập ở ô Use
1
1
overall scale of là: 1 = 25

25

- Khi ta nhập đúng giá trị trong ô “Use overall scale of” thì khi trình bày bản vẽ, các
chiều cao chữ, kích thước mũi tên, … ở các hình có tỉ lệ khác nhau mới bằng nhau.

Chú ý khi khởi tạo loại kích thước (Dimension Style), ta phải sử dụng chung một
kiểu Text (Text Style) và chiều cao của Text Style này phải bằng 0.

BƯỚC 6: Tạo lớp

Type in Pull – Down Menu Toolbars Shortcut Menu


LAYER hoặc LA Format\Layer… Layers → 

Ta có thể tạo lớp như hình sau:

BƯỚC 7: Vẽ, ghi text và ghi kích thước.

BƯỚC 8: Trình bày trong trang layout

1. Click vào trang Layout1 dưới góc màn hình để chuyển qua Layout.
122 BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ

2. Xóa khung nhìn đang có trên màn hình.

3. Đổi màu màn hình (Colors…) và xóa viền định dạng (Display printable area) bằng
lệnh OPTIONS (OP).

4. Vẽ hình chữ nhật với kích thước bắng khổ giấy, ở trong ví dụ này, ta vẽ bằng lệnh
RECTANGLE (REC) hình chữ nhật với kích thước 297x210 = “A4”

5. Tạo khung nhìn cho 1 hình muốn trình bày bằng lệnh MVIEW (MV) trong hình chữ
nhật “A4” vừa tạo ra.

Command: MVIEW 

Specify corner of viewport or [ON/ OFF/ Fit/ Shadeplot/


Lock/ Object/ Polygonal/ Restore/ LAyer/ 2/ 3/ 4] <Fit>:
(Nhập vào đỉnh thứ nhất).

Specify opposite corner: (Nhập vào đỉnh thứ hai).

Chú ý:

- Trong Layout, ngoài lệnh MVIEW, chúng ta có thể dùng lệnh VPORTS (hoặc vào
Menu View\Viewports…), hai lệnh này tương đương.

- Với lệnh VPCLIP, chúng ta có thể tạo khung hình động với hình dạng bất kỳ..
BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ 123
Trình tự thực hiện như sau:

- Vẽ khung hình động có hình dạng bất kỳ (bằng


lệnh: CIRCLE, LINE, PLINE, SPLINE, …).

- Tại dòng nhắc lệnh nhập VPCLIP.

Select viewport to clip: (Chọn khung hình động


cần xén).

Select clipping object or [Polygonal] <Polygonal>:


(Chọn khung hình mới)

Kết quả ta được như hình bên.

6. Vào khung nhìn bằng lệnh MSPACE (MP) hoặc nhấp đúp vào giữa khung nhìn.

7. Nhập tỷ lệ bằng lệnh Zoom (Z):

Specify corner of window, enter a scale factor (nX or nXP), or


[All/Center/Dynamic/Extents/Previous/Scale/Window/Object] <real time>: S 

Enter a scale factor (nX or nXP): 1/20XP  (đối với hình “MẶT CẮT DỌC ĐOẠN
CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP”)

Chú ý:

- Sau khi nhập tỷ lệ xong (nếu chưa Display locked cho Viewport) thì không được Zoom
hình vẽ (sẽ làm thay đổi tỷ lệ khung hình), chỉ có thể dùng Pan để dời màn hình mà
thôi.
124 BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ

- Ta có thể chỉnh tỷ lệ và thuộc tính


Display locked cho viewport bằng
cách nhập trực tiếp vào hộp thoại
Properties.

8. Thoát khỏi khung nhìn bằng lệnh PSPACE (PS) hoặc nhấp đúp ra ngoài hình chữ
nhật “A4”.

9. Thực hiện tương tự cho các hình còn lại với các tỷ lệ khác.

10. Đến đây ta có thể thực hiện việc in bản vẽ.

4.5 IN BẢN VẼ
Để tìm hiểu sâu về cách thức ACAD quản lý bản vẽ để chuẩn bị được in, ta xét
cách quản lý thiết lập trang bằng lệnh Page Setup.

Type in Pull – Down Menu Toolbars


PAGESETUP File\Page Setup Manager… Layouts →
Lệnh này gọi ra hộp thoại Page Setup Manager. Trong đó:

- Set Current: Xác định kiểu thiết lập làm kiểu hiện hành.

- New…: Tạo kiểu thiết lập mới. Khi đó xuất hiện hộp thoại New Page Setup. Ta
nhập tên kiểu thiết lập vào ô New page setup name và nhấn OK. Khi đó xuất hiện
hộp thoại Page Setup.
BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ 125
126 BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ

Các lựa chọn trong Page Setup.

- Page Setup: Hiển thị tên thiết lập trang bất kỳ đã đặt tên và được lưu lại.

- Name: Hiển thị thiết lập mà bạn vừa đặt tên.

- Printer/ploter: Chỉ định máy in sử dụng, bảng kiểu in, layout để in và thông tin
về việc in ra file.

• Name: hiện thị tên máy in.

• Properties: Hiển thị Plotter Configuration Editor, tại đây bạn có thể hiệu chỉnh
hoặc xem cấu hình máy in hiện hành, cổng in, thiết bị và các thiết lập media.

• Partial Preview: Hiển thị vùng in so với kích thước khổ giấy và vùng có thể
in. Nó hiển thị ở dưới nút Properties

- Paper size: Hiển thị khổ giấy tiêu chuẩn cho thiết bị in được chọn. Khổ giấy hiện
tại được chỉ định bởi chiều rộng (theo phương X) và chiều cao (theo phương Y).

- Number of copies: số bản in.

- Plot Area: chỉ định vùng được in của bản vẽ.

- What to plot:

• Display: Vùng được in là giới hạn bản vẽ. Khi đó, ta phải chọn Scale thích
hợp theo đúng tỉ lệ.

• Extents: Vùng được in là toàn bộ phần đã vẽ (như lựa chọn Extents của lệnh
Zoom). ACAD phải tái tạo lại bản vẽ và tính toán lại phạm vi trước khi in.

• Limits: Vùng được in giới hạn bản vẽ. Khi đó ta phải chọn Scale thích hợp
theo đúng tỉ lệ. Chỉ có khi trang Model được chọn.

• Layout: Vùng được in nằm trong phần Paper background (phần giấy nền
trong chế độ Layout). Chỉ có khi trang Layout được chọn.

• Window: Vùng được in là khung cửa sổ được xác định bởi hai điểm góc đối
diện của đường chéo khung cửa sổ.

- Plot offset (origin set to printable area): Điểm gốc in nằm ở bên trái phía dưới
của vùng in được chỉ định. Thông thường điểm gốc in được gán là (0, 0). Tuy
BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ 127
nhiên, ta có thể thay đổi tâm in bằng cách chọn Plot Offset. Định tâm in làm thay
đổi điểm gốc in.

- Plot scale: tỉ lệ mặc định là 1:1 khi in Layout, mặc định là Scale to Fit khi in trang
Model.

• Fit to paper: Toàn bộ hình in vừa đủ trang giấy.

• Scale: Định nghĩa tỉ lệ chính xác. Bốn tỉ lệ thường xuyên sử dụng được hiển thị đầu
tiên trên danh sách, trên cùng của danh sách là Custom (Tạo tỉ lệ in tùy ý).

• Scale lineweights: Tỉ lệ chiều rộng nét in tương tứng tỉ lệ in. Chiều rộng nét in
được chỉ định là chiều rộng nét in của đối tượng in không phụ thuộc vào tỉ lệ in,

- Plot style table (pen assignments): Gán, hiệu chỉnh hoặc tạo mới bảng kiểu in.

- Shade viewport options, Shade plot: Cho phép in các mô hình 3D được tô
màu.

- Plot options:

• Plot object lineweights: In theo chiều rộng nét in đã định trên hộp thoại
Layer Properties Manager.

• Plot with plot styles: Khi in sử dụng kiểu in gán cho đối tượng và được xác
định trên bảng kiểu in. Tất cả các định nghĩa với các đặc trưng tính chất khác
nhau được lưu trữ trên bảng kiểu in và có thể gắn dễ dàng cho hình. Lựa chọn
này thay thế cho Pen assignments trong các phiên bản trước của ACAD.

• Plot paperspace last: In các đối tượng trên không gian giấy vẽ trước.

- Drawing Orientation: Chỉ định hướng in bản vẽ trên tờ giấy vẽ: Landscape (ngang)
hoặc Portrait. Bạn có thể quay bản vẽ một góc: 00, 900, 1800 hoặc 2700 bằng cách
kết hợp các lựa chọn: Portrait, Landscape hoặc Plot Upside-Down. Biểu tượng giấy
in hiển thị chữ A để minh họa cho việc lựa chọn.

Sau khi thiết lập xong bản vẽ để chuẩn bị in, ta sử dụng lệnh Plot để in.

Type in Pull – Down Menu Shortcut Key


PLOT File\Plot… Ctrl + P
Lệnh PLOT sẽ gọi hộp thoại Plot:
128 BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ

- Click vào (hoặc ) để mở (đóng) các tùy chọn mở rộng trong hộp thoại
Plot.

- Page Setup: gọi lại các thiết lập trang đã có. Khi gọi lại tên thiết lập nào thì các tùy
chọn đã thiết lập tương ứng trước đó sẽ được gọi ra. Vì vậy, nếu trước đó ta không
thiết lập định dạng trang in thì lúc này ta cũng có thể thiết lập được.

- Ở đây, khi thực hiện lệnh in (PLOT) ta có thêm các nút tùy chọn sau:

• Plot stamp on: đặt tem in vào cuối mỗi bản vẽ hoặc lời ghi chú cho bản vẽ.
BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ 129

TÓM TẮT
Trong bài học này, các bạn sinh viên đã hiểu được cách quản lí kích thước thông qua
phương pháp Dimension Style. Đây là cách thức duy nhất để các bạn Sinh viên quản lý
được các đường kích thước tạo trong bản vẽ. Thông qua đó chúng ta có thể tạo các kiểu
kích thước phù hợp theo tiêu chuẩn của một bản vẽ cơ khí, bản vẽ xây dựng, bản vẽ
ngành điện công nghiệp… theo đúng tiêu chuẩn của đất nước mà Công ty hay trường
học đang áp dụng.

Công việc cuối cùng là chúng ta phải in bản vẽ ra để lưu lại thành hồ sơ kỹ thuật.
Do đó các em Sinh viên mạnh dạng tạo bản vẽ và tiến hành in ấn trực tiếp trên AutoCAD
hoặc chuyển định dạng PDF để tiến hành in ấn. Rất cần thiết nếu ta nắm vững cách
trình bày bản vẽ trên Layout để đạt mong muốn là có bản vẽ đúng tiêu chuẩn và rõ
ràng.

BÀI TẬP
Bài tập 1:Trên môi trường vẽ Model tiến hành thực hành vẽ các bài tập về cách vẽ
nối tiếp theo tỉ lệ 1:1 như sau:

Bài tập 1.1


130 BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ

Bài tập 1.2 Bài tập 1.3

Bài tập 2: Bài kiểm tra kết thúc phần AutoCAD

- Vẽ các hình sau đây và ghi kích thước đầy đủ như trên hình mẫu (Mỗi sinh viên
làm một đề theo chỉ định của giảng viên)

- Vẽ trên môi trường Model, sau đó trên môi trường Layout tạo khổ giấy A4 (11) và
trình bày 2 hình trên cùng khổ giấy theo tỉ lệ phù hợp

- Thời gian 60 phút


BÀI 4: GHI KÍCH THƯỚC VÀ ĐỊNH DẠNG IN BẢN VẼ 131

Bài tập 2.1 Bài tập 2.2

Bài tập 2.3


142 BÀI 5: MÔ HÌNH 3D CƠ BẢN

BÀI 5: MÔ HÌNH 3D CƠ BẢN


5.1 GIỚI THIỆU KHÔNG GIAN 3D MODELING
5.1.1 Cách chuyển sang môi trường làm việc 3D
Trong phần mềm Autocad, nhiều không gian riêng lẻ được tạo ra để làm việc với mô
hình 3D. Trong môi trường làm việc, công cụ được bố trí rất ngăn nắp trên dãy Ribbon
của Tab, menus, toolbars,... Bạn có thể kích hoạt môi trường làm việc bằng cách sử
dụng mũi tên xổ xuống Workspace tại công cụ Quick Access Toolbar hay có thể kích hoạt
môi trường làm việc bằng menu Workspace Switching trên thanh trạng thái. Bạn cũng có
thể bắt đầu với Autocad bằng vào trực tiếp môi trường không gian làm việc 3D bằng
cách sử dụng template :acad3D.dwt, acadiso3D.dwt, acad -Named Plot Styles3D, or
acadISO-Named, Plot Styles3D

5.1.2 Vùng làm việc môi trường 3D


Môi trường làm việc 3D Modeling. Chưa đựng dãy Ribbon và công cụ liên quan đến
BÀI 5: MÔ HÌNH 3D CƠ BẢN 143
mô hình hóa 3D. Theo như mặc định, Tab Home được lựa chọn mặc định trong dãy
Ribbon. Từ các tab này bạn có thể truy cập vào các công cụ để tạo và chỉnh sửa các khối
solid và meshes, hiệu chỉnh mô hình hiển thị, làm việc với hệ tọa độ.

Một số tab khác được thêm vào như Solid, Surface, Mash và Render. Tab Solid chưa
đựng những công cụ để tạo mô hình khối Solid, Tab Surface và Mesh được sử dụng để
tạo mô hình surface và biên dạng phức tạo; Tab Visualize sử dụng để tạo hình ảnh
hiện thực cho mô hình Solid và Surface.

ViewCube được sử dụng để hiệu chỉnh khung nhìn của mô hình nhanh chóng và dễ
dàng. Nó được đặt tại vị trí góc phải của màn hình làm việc. Sử dụng ViewCube, bạn
có thể chuyển đổi giữa standard và isometric views, rotate mô hình, chuyển đổi
Home view của mô hình và tạo một hệ thống tọa độ người dùng mới. Bạn cũng có thể
thay đổi chức năng của Viewcube thông quan việc sử dụng hộp thoại ViewCube
Setting. Click chuột phải vào Viewcube và lựa chọn ViewCube Settings; Hộp thoại
ViewCube Setting sẽ mở ra
144 BÀI 5: MÔ HÌNH 3D CƠ BẢN

Bạn cũng có thể hiệu chỉnh View mô hình bằng cách sử dụng In-canvas. Thêm vào đó,
bạn cũng có thể chay đối cách view mô hình và hiệu chỉnh hiển thị bằng những công
cụ trên màn hình window sử dụng In-canvas.
BÀI 5: MÔ HÌNH 3D CƠ BẢN 145

Bây giờ bạn có thể tạo mô hình 3D bằng việc sử dụng công cụ có sẵn trên phần
mềm AutoCAD.

5.2 Công cụ dựng mô hình khối 3D


5.2.1 Vẽ khối hộp
Trong ví dụ này, chúng ta sẽ vẽ một khối hộp có kích thước ba cạnh là 20 x 30 x 25
bằng hệ tọa độ vuông góc tương đối. Cú pháp: @x,y,z
Thao tác:

Command: BOX (enter)

Specify corner of box or [CEnter] <0,0,0>: kích 1 điểm bất kỳ trên màn hình vẽ làm
một đỉnh của khối hộp

Specify corner or [Cube/Length]: nhập @20,30,25 (enter)

5.2.2 Vẽ khối cầu


Trong ví dụ này, chúng ta sẽ vẽ một khối cầu có bán kính là 10
Thao tác:
146 BÀI 5: MÔ HÌNH 3D CƠ BẢN

Command: sphere (enter)

Specify center of box or sphere <0,0,0>: kích một điểm bất kỳ làm tâm khối cầu

Specify radius of sphere or [Diameter]: 10 (enter)

5.2.3 Vẽ hình trụ


Trong ví dụ này, ta sẽ vẽ một hình trụ có bán kính là 5, chiều cao 20
Thao tác:

Command: nhập CYLINDER (enter)

Specify center point for base of cylinder or [Elliptical] <0,0,0>: kích tâm đường tròn
đáy của hình trụ

Specify radius for base of cylinder or [Diameter]: nhập 5 (enter) (bán kính của hình
trụ)

Specify height of cylinder or [Center of other end]: nhập 20 (enter) (chiều cao của
hình trụ)
Ghi chú: trục của hình trụ sẽ song song với trục Z của hệ tọa độ.
BÀI 5: MÔ HÌNH 3D CƠ BẢN 147
5.2.4 Vẽ khối nón
Ví dụ 1: Trong ví dụ này, ta sẽ vẽ một hình nón có bán kính đáy là 5, chiều cao 20
Thao tác:

Command: nhập CONE (enter)

Specify center point of base or [3P/2P/Ttr/Elliptical]: kích tâm đường tròn đáy của hình
nón

Specify base radius or [Diameter]: nhập 5 (enter) (bán kính của hình nón)

Specify height or [2Point/ Axis endpoint/ Top radius]: di chuyển con chuột hướng lên
và nhập 20 (enter) (chiều cao của hình nón)

Ví dụ 2: Trong ví dụ này, ta sẽ vẽ một hình nón cụt có bán kính đáy là 10, bán kính
đỉnh là 5 và có chiều cao 20
Thao tác:

Command: nhập CONE (enter)

Specify center point of base or [3P/2P/Ttr/Elliptical]: kích tâm đường tròn đáy của hình
nón

Specify base radius or [Diameter]: nhập 10 (enter) (bán kính của hình nón)

Specify height or [2Point/ Axis endpoint/ Top radius]: nhập T (enter)

Specify top radius: nhập 5 (enter)

Specify height or [2Point/ Axis endpoint]: di chuyển con

chuột hướng lên và nhập 20 (enter) (chiều cao của hình nón)
148 BÀI 5: MÔ HÌNH 3D CƠ BẢN

5.2.5 Vẽ hình chóp


a. Vẽ hình chóp có đa giác đáy nội tiếp đường tròn
Ví dụ: Trong ví dụ này, ta sẽ vẽ một hình chóp có đáy là ngũ giác đều nội tiếp đường
tròn có bán kính là 20 và chiều cao hình chóp là 40.
Thao tác:

Command: nhập PYRAMID (enter)

Specify center point of base or [Edge/Sides]: S (enter)

Enter number of sides: 5 (enter)

Specify center point of base or [Edge/Sides]: kích tâm đường tròn đáy

Specify base radius or [Circumscribed]: 20 (enter) (Nhập giá trị bán kính đường tròn)

Specify height or [2Point/ Axis endpoint/ Top radius]: di chuyển con chuột hướng lên
và nhập 40 (enter) (chiều cao của hình chóp)

b. Vẽ hình chóp có đa giác đáy ngoại tiếp đường tròn


Ví dụ: Trong ví dụ này, ta sẽ vẽ một hình chóp có đáy là lục giác đều ngoại tiếp đường
tròn có bán kính là 30 và chiều cao hình chóp là 50.
Thao tác:

Command: nhập PYRAMID (enter)

Specify center point of base or [Edge/Sides]: S (enter)

Enter number of sides: 6 (enter)

Specify center point of base or [Edge/Sides]: kích tâm đường tròn đáy

Specify base radius or [Circumscribed]: C (enter) (Đa giác ngoại tiếp đường tròn)
BÀI 5: MÔ HÌNH 3D CƠ BẢN 149
Specify base radius or [Inscribed]: 30 (enter) (Nhập giá trị bán kình đường tròn)

Specify height or [2Point/ Axis endpoint/ Top radius]: di chuyển con chuột hướng lên
và nhập 50 (enter) (chiều cao của hình chóp)

c. Vẽ hình chóp với độ dài cạnh của đa giác đáy


Ví dụ: Trong ví dụ này, ta sẽ vẽ một hình chóp có đáy là ngũ giác đều có cạnh dài 30 và
chiều cao hình chóp là 50.
Thao tác:

Command: nhập PYRAMID (enter)

Specify center point of base or [Edge/Sides]: S (enter)

Enter number of sides: 5 (enter)

Specify center point of base or [Edge/Sides]: E (enter)

Specify first endpoint of edge: kích một điểm bất kỳ

Specify second endpoint of edge: di chuyển chuột và nhập 30

(enter) (Độ dài cạnh đa giác)

Specify height or [2Point/ Axis endpoint/ Top radius]: di

chuyển con chuột hướng lên và

nhập 50 (enter) (chiều cao của hình chóp)

5.2.6 Các hướng nhìn chuẩn


• Khi mở ra một bản vẽ mới, hướng nhìn mặc định là Top View
150 BÀI 5: MÔ HÌNH 3D CƠ BẢN

• Ở hướng nhìn Top View, bạn chỉ quan sát được hai trục X và trục Y. Trục Z không
được thể hiện.
• Có mười hướng nhìn chuẩn (Standard View) cho phép bạn quan sát mô hình từ
nhiều góc độ khác nhau.
• Mười hướng nhìn chuẩn bao gồm: sáu hướng nhìn 2 chiều và 4 hướng nhìn hình
chiều trục đo.
• Để chuyển đổi giữa các hướng nhìn, bạn sử dụng thanh công cụ View.

5.2.7 Các chế độ hiển thị


• Có bảy chế độ hiển thị: ba chế độ hiển thị ở dạng khung dây, hai chế độ hiển thị ở
dạng tô bóng bề mặt và hai chế độ hiển thị kết hợp giữa khung dây và tô bóng bề
mặt.
• Để chuyển đổi giữa các chế độ hiển thị, ta bật thanh công cụ Shade

2D Wireframe: Dạng khung dây 2D


BÀI 5: MÔ HÌNH 3D CƠ BẢN 151
Conceptual: Sự pha trộn giữa các gam màu
Hidden: Che các mặt khuất
Realistic: Tô bóng các mặt và làm mịn
các cạnh giữa các mặt đa giác vật liệu
đã được gán cho mô hình
Wireframe: Khung dây 3D

5.3 Các phép toán trong mô hình khối


5.3.1 Lệnh
Union – Lệnh hợp khối
Lệnh UNION cho phép hợp các khối được chọn thành một
Thao tác:

Command: UNI (enter)

Seclect objects: chọn các khối cần hợp thành một

Seclect objects: nhấn enter

5.3.2 Lệnh SUBTRACT – Lệnh trừ khối


Lệnh SUBTRACT cho phép loại bỏ phần không gian giao bời khối trừ ra khỏi khối bị trừ.
Thao tác:
Command: SU (enter)

Select solids and religions to subtract from: chọn các khối bị trừ , sau khi chọn xong
nhấn enter

Select solids and religions to subtract…: chọn các khối trừ, sau khi chọn xong nhấn
enter
152 BÀI 5: MÔ HÌNH 3D CƠ BẢN

5.3.3 Lệnh INTERSECT – Lệnh lấy phần giao của các khối
Lệnh INTERSECT cho phép giữ lại phần chung giao nhau giữa các khối được chọn.
Thao tác:

Command: IN (enter)

Select objects: chọn các khối cần lấy phần giao

Select objects: nhấn enter.

5.3.4 Lệnh SLICE – Lệnh cắt khối qua mặt phẳng


a. Mặt phẳng cắt được xác định bởi 3 điểm
Thao tác:
Command: nhập SL rồi nhấn enter

Seclect objects: chọn khối cần cắt, xong nhấn enter


BÀI 5: MÔ HÌNH 3D CƠ BẢN 153
Specify first point on slicing plane by [Object/Zaxis/View/XY/YZ/ZX/3points]
<3points>: kích điểm thứ nhất trên mặt phẳng cắt

Specify second point on plane: kích điểm thứ hai trên mặt phẳng cắt

Specify third point on plane: kích điểm thứ ba trên mặt phẳng cắt

Specify a point on desired side of the plane or [keep Both sides]: nhập B (enter) để giữ
lại cả 2 nửa.
154 BÀI 5: MÔ HÌNH 3D CƠ BẢN

b. Sử dụng mặt phẳng hệ tọa độ hiện hành làm mặt phẳng


cắt.
Thao tác:
Command: nhập SL rồi nhấn enter

Seclect objects: chọn khối cần cắt, xong nhấn enter

Specify first point on slicing plane by [Object/Zaxis/View/XY/YZ/ZX/3points]


<3points>: XY hoặc YZ hoặc ZX

Specify a point on the XY-plane <0,0,0>: Chọn điểm mà mặt phẳng sẽ đi qua

Dùng mặt
phẳng ZX cắt
BÀI 5: MÔ HÌNH 3D CƠ BẢN 155

Dùng mặt
phẳng XY cắt

Dùng mặt
phẳng YZ cắt

5.4 Một số lệnh về tọa độ


5.4.1 Khái niệm
Hệ tọa độ thế giới xác định gốc tọa độ 0,0,0 và hướng của các trục tọa độ X, Y, Z.
bạn tạo ra một hệ tọa độ người dùng để định nghĩa một gốc tạo độ mới và hướng của các
trục X, Y, Z. Sử dụng lệnh UCS để làm việc từ một điểm tham chiếu mới, hoặc tạo ra một
đối tượng trên một mặt phẳng khác. Lệnh UCS cho phép xác định vị trí gốc tọa độ và
hướng của các trục X, Y và trục Z. Khi bạn thiết lập một hệ tọa độ người dùng mới, biểu
tượng gốc tọa độ thay đổi để hiển thị vị trí của gốc mới và hướng của các trục tọa độ mới.
Lệnh UCS là rất cần thiết để tạo ra các đối tượng 2D trong các mặt phẳng bất kỳ trong
không gian. Khi cần phục hồi hệ tọa độ gốc, tức là mặt phẳng XY nằm ngang và trục Z
156 BÀI 5: MÔ HÌNH 3D CƠ BẢN

thẳng đứng, bạn sử dụng lựa chọn World của lệnh UCS.

5.4.2 Giới thiệu thanh công cụ UCS

5.4.3 Nút lệnh Origin UCS và World UCS


Trong ví dụ này, ta sẽ dùng nút lệnh Origin UCS để dời gốc tọa độ lên mặt đỉnh của
khối hình nêm để ghi kích thước, sau đó, dùng nút lệnh World UCS để khôi phục hệ tọa độ
gốc.
BÀI 5: MÔ HÌNH 3D CƠ BẢN 157
5.4.4 Sử dụng lệnh 3 Point UCS để ghi kích thước
Lệnh 3 Point UCS
• Nút lệnh 3 Point UCS cho phép xác định gốc tọa độ và hướng của các trục X, Y.
Trục Z được xác định theo quy tắc bàn tay phải
• Quy tắc bàn tay phải: Sử dụng quy tắc bàn tay phải để xác định chiều dương của
trục Z khi biết chiều dương của trục X và trục Y trong hệ thống trục tọa độ ba
chiều. Xòe ba ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa cho gần vuông góc với
nhau. Hướng ngón cái theo chiều dương của trục X, hướng ngón trỏ theo chiều
dương của trục Y, hướng của ngón giữa sẽ cho biết chiều dương của trục Z.. Bằng
cách xoay bàn tay phải với các ngón xòe ra như nói ở trên, bạn sẽ dễ hình dung
cách mà các trục tọa độ sẽ thay đổi khi bạn dùng các lệnh về UCS.

Thao tác:
Kích vào nút lệnh 3 Point UCS
Specify new origin point <0,0,0>: kích một điểm để xác định gốc tọa độ
Specify point on positive portion of X-axis <current>: kích một điểm để xác định
chiều dương của trục X
Specify point on positive-Y portion of the UCS XY plane <current>: kích một điểm
để xác định chiều dương của trục Y.

Quy trình ghi kích thước


Thao tác:
Bước 1: Xác định mặt phẳng mà bạn cần đặt kích thước
Bước 2: Xác định hướng nằm ngang của dòng chữ ghi kích thước, đó sẽ là hướng
của trục X
Bước 3: Xác định hướng đứng của dòng chữ ghi kích thước, đó sẽ là hướng của trục
158 BÀI 5: MÔ HÌNH 3D CƠ BẢN

Y
Bước 4: Xác định gốc của hệ trục tọa độ, gốc này sẽ là giao điểm của hướng trục X
và hướng trục Y
Bước 5: Dùng nút lệnh 3 Point UCS để đặt gốc, hướng trục X, hướng trục Y
Bước 6: Ghi kích thước
Bước 7: Phục hồi lại hệ tọa độ gốc

5.4.5 Ứng dụng của các nút lệnh UCS


Sử dụng các nút lệnh về UCS để gạch mặt cắt trong 3D.
BÀI 5: MÔ HÌNH 3D CƠ BẢN 159

BÀI TẬP
160 BÀI 5: MÔ HÌNH 3D CƠ BẢN

Hình 1.4

Hình 1.6

Hình 1.5

Hình 1.7 Hình 1.8


BÀI 6: Lệnh tạo khối rắn cơ sở và hỗ trợ tạo khối rắn nâng cao 161

BÀI 6: LỆNH TẠO KHỐI RẮN CƠ


SỞ VÀ HỖ TRỢ TẠO KHỐI RẮN
NÂNG CAO
Sau khi học xong bài này, sinh viên có thể:

- Thực hiện được các lệnh vẽ: Extrude, Revolve, Sweep, Helix, Loft…để tạo khố 3D
cơ bản

6.1 Lệnh tạo khối rắn cơ sở


6.1.1 Lệnh EXTRUDE – Kéo nhô cao hình 2 chiều

Công cụ Extrude được sử dụng để add thêm vào một kích thước (Chiều cao)
đối với một dạng 2D. Nếu như bạn extrude một biên dạng kín như là đường tròn và
polyline kín thì một khối solid sẽ được tạo. Nếu bạn extrude một biên dạng mở như
đường thẳng hoặc cung thì biên dạng surface (bề mặt) sẽ được tạo.
Thao tác

Command: ext (enter)

Select objects to extrude: chọn hình 2 chiều cần kéo nhô cao (enter)

Specify height of extrusion or [Direction/Path/Taper angel]: nhập chiều cao cần kéo
(enter) hoặc chọn các lựa chọn
Các lựa chọn khác
▪ Direction: Xác định chiều dài và hướng duỗi theo 2 điểm chỉ định.
▪ Path: Duỗi biên dạng theo đường dẫn.
▪ Taper angel: Chỉ định góc vát
o Nếu góc vát bằng 0 thì duỗi vuông góc với mặt đã chọn
o Nếu góc dương thì sẽ vát vào trong
o Nếu góc âm thì sẽ vát ra ngoài

Điều kiện về biên dạng 2D khi thực hiện lệnh EXTRUDE
162 BÀI 6: Lệnh tạo khối rắn cơ sở và hỗ trợ tạo khối rắn nâng cao

▪ Những đối tượng sau có thể làm biên dạng: 2Dsplines; Polygon; Cicrle;
Ellipses; Donuts; 2Dsolids; Regions.
▪ Nếu biên dạng kín thì mô hình nhận được là khối rắn. Nếu biên dạng hở thì
nhận được mô hình surfaces.
▪ Các plines không được có các phân đoạn giao nhau.
▪ Nếu biên dạng được xây dựng từ nhiều đối tượng hình học, thì chúng phải
được nối với nhau bằng lệnh PEDIT
BÀI 6: Lệnh tạo khối rắn cơ sở và hỗ trợ tạo khối rắn nâng cao 163

6.1.2 Lệnh REVOLVE – Xoay biên dạng quanh 1 trục


Lệnh Revolve là công cụ tạo khối rắn bằng cách xoay biên dạng 2D quanh 1 trục
Thao tác:
Command: rev (enter)

Select objects to revolve: chọn đối tượng cần revolve (enter)

Specify start point for axis of revolution or define axis by [Object/X/Y/Z]: kích điểm
bắt đầu của trục xoay

Specify endpoint of axis: kích điểm kết thúc trục xoay

Specify angle of revolution <360>: nhập góc quét (enter)


164 BÀI 6: Lệnh tạo khối rắn cơ sở và hỗ trợ tạo khối rắn nâng cao
BÀI 6: Lệnh tạo khối rắn cơ sở và hỗ trợ tạo khối rắn nâng cao 165

6.1.3 Lệnh POLYSOLID


Lệnh POLYSOLID dùng để tạo khối đa tuyến, lấy lệnh polyline nhưng có
thêm chiều

dày và chiều cao


166 BÀI 6: Lệnh tạo khối rắn cơ sở và hỗ trợ tạo khối rắn nâng cao

Trong ví dụ này ta sẽ dựng một bức


tường có độ dày 5, chiều cao 50 và
có biên dạng như hình bên.
Thao tác

Command: polysolid (enter)

Specify start point or [Object/Height

/Width/Justify]: H (enter) (Để nhập chiều cao

của tường)

Specify height: 50 (enter) (Chiều cao tường)

Specify start point or [Object/Height/Width/Justify]: W (enter) (Để nhập chiều dày


của tường)

Specify width: 5 (enter) (Chiều dày tường)

Specify start point or [Object/Height/Width/Justify]: Chọn điểm bắt đầu

Specify next point or [Arc/Undo]: 250 (enter) (Độ dài đoạn AB)

Specify next point or [Arc/Undo]: 100 (enter) (Độ dài đoạn BC)

Specify next point or [Arc/Undo]: 150 (enter) (Độ dài đoạn CD)

Specify next point or [Arc/Undo]: A (enter) (Để vẽ cung tròn DE)

Specify endpoint of arc or [Close/Direction/Line/Second point/Undo]: 100 (enter)

Specify endpoint of arc or [Close/Direction/Line/Second point/Undo]: L (enter) (Để


trở về vẽ đường thẳng)

Specify next point or [Arc/ Close/Undo]: 100 (enter) (Độ dài đoạn EF)

Specify next point or [Arc/ Close/Undo]: 350 (enter) (Độ dài đoạn FG)

Specify next point or [Arc/Close/Undo]: C (enter) (Để khép kín biên dạng)

6.2 Lệnh hỗ trợ tạo khối rắn nâng cao


BÀI 6: Lệnh tạo khối rắn cơ sở và hỗ trợ tạo khối rắn nâng cao 167
6.2.1 Lệnh SWEEP
Sweep là công cụ tạo khối hoặc mặt cong bằng cách quét biên dạng 2D theo
một đường dẫn.
Thao tác.
• Command: polysolid (enter)
• Select objects to sweep: Chọn biên dạng cần quét (enter).
• Select sweep path or [Alignment/Base point/Scale/Twist]:Chọn đường dẫn.
Các lựa chọn khác
o Alignment: Canh chỉnh biên dạng vuông góc với hướng tiếp tuyến của đường
dẫn
o Scale: Tỉ lệ của thao tác quét từ điểm đầu đến điểm cuối
o Base point: xác định điểm chuẩn của biên dạng. Theo mặc định điểm trung tâm
của biên dạng sẽ được sử dụng làm điểm chuẩn. Bạn có thể chọn nhiều điểm
khác trên biên dạng để định nghĩa điểm chuẩn.
o Twist: sẽ xoắn biên dạng dần theo đường dẫn hướng

6.2.2 Lệnh LOFT

Lệnh Loft là công cụ tạo khối hoặc mặt cong bằng cách lựa chọn một loạt
các biên dạng. Việc lựa chọn một loạt các biên dạng này sẽ xác định được hình dạng
của khối loft.

Thao tác:
• Command: Loft
168 BÀI 6: Lệnh tạo khối rắn cơ sở và hỗ trợ tạo khối rắn nâng cao

• Select cross section in lofting order: Chọn mặt cắt ngang thứ nhất
• Select cross section in lofting order: Chọn mặt cắt ngang thứ hai
• Select cross section in lofting order: Chọn tiếp tục hoặc enter kết thúc lựa
chọn
• Enter an option [Guides/Path/Cross section only/Setting]: enter hoặc tùy
chọn những lựa chọn khác
Các lựa chọn khác
o Guides: Theo các đường dẫn hướng chỉ định để kiểm soát mô hình
loft
o Path: Theo các đường dẫn riêng lẻ
o Setting: Hộp thoại Loft Setting sẽ xuất hiện
Ruled: Khối solid loft hay surface sẽ có dạng cạnh nhọn
và sắc.
Smooth Fit: tạo một kết nối mềm mượt giữa các biên
dạng hình học.
Normal to: Điều khiển hướng pháp tuyến trên bề mặt mà
nó đi qua các mặt cắt đó
Draf angles: Điều khiển góc nghiêng và độ lớn mặt cắt đầu
tiên và cuối cùng của khối rắn hay mặt cong loft.
Close surface or solid: Đóng kín hay mở mặt cong của
khối rắn
BÀI 6: Lệnh tạo khối rắn cơ sở và hỗ trợ tạo khối rắn nâng cao 169

6.2.3 Lệnh Helix


Lệnh helix là công cụ để vẽ đường xoắn ốc.

Thao tác

• Command: Helix
• Specify center point of base: Chọn điểm tâm mặt đáy.
• Specify base radius or [Diameter]: Nhập bán kính đáy của đường xoắn ốc.
• Specify top radius or [Diameter]: Nhập bán kính đỉnh của đường xoắn ốc.
• Specify helix height or [Axis endpoint/Turns/turn Height/tWist]: Nhập chiều cao
đường xoắn ốc hoặc chọn các tùy chọn khác.

Các tùy chọn khác

o Turns: Số vòng của đường xoắn ốc.


o Turn Height: Khoảng cách 2 vòng
o Twist: Chiều của đường xoắn ốc
170 BÀI 6: Lệnh tạo khối rắn cơ sở và hỗ trợ tạo khối rắn nâng cao

Enter twist direction of helix [CW/CCW]:

CW: Cùng chiều kim đồng hồ; CCW: Ngược chiều kim đồng hồ

6.2.4 Lệnh Press Pull


Lệnh Press Pull là công cụ được sử dụng để tạo và hiểu chỉnh khối solid dễ
dàng và nhanh nhất. Nó có thể sử dụng để thực hiện 2 cách: đùn biên dạng 2D kín và
thêm hoặc xóa bỏ vật liệu từ khối solid giựa vào "pull" "push" của việc đùn khối.

Thao tác:

• Command: Press pull


• Select object or bounded area: Chọn vùng bên trong biên dạng.
• Specify extrusion height or [Multiple]: Nhập chiều cao (enter)
BÀI 6: THIẾT KẾ CHI TIẾT DẠNG KHỐI 3D 161

BÀI TẬP

Hình 6.1

Hình 6.2
160 BÀI 6: THIẾT KẾ CHI TIẾT DẠNG KHỐI 3D

Hình 6.3

Hình 6.4
BÀI 6: THIẾT KẾ CHI TIẾT DẠNG KHỐI 3D 161

Hình 6.5

Hình 6.6

Hình 6.7
160 BÀI 6: THIẾT KẾ CHI TIẾT DẠNG KHỐI 3D

Hình 6.8

Hình 6.9

Hình 6.10
162 BÀI 7: HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH 3D

BÀI 7: HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH 3D


Trong chương trước, sinh viên đã được học cách tạo các khối solid đơn giản. Bây giờ sẽ
tiếp tục giới thiệu đến những kiến thức về chỉnh sửa khối solid và tạo các mô hình phức
tạp. Bạn cũng có tạo các phép chiếu trục giao đối với mô hình 3D

7.1 Các công cụ hiệu chỉnh khối rắn


7.1.1 Lệnh FILLET
Lệnh Fillet là công cụ dùng để bo tròn các cạnh của khối solid.

Thao tác:

Command: f (enter)

Select first object or [Polyline/Radius/Trim/mUltiple]: chọn một cạnh của khối rắn mà
bạn muốn bo tròn

Enter fillet radius <10.0000>: nhập bán kính bo tròn

Select an edge or [Chain/Radius]: chọn tiếp các cạnh cần bo tròn, hoặc nhấn Enter

Lưu ý: khi bo tròn các cạnh: Nếu ta bo tròn các cạnh của khối trong cùng một lần thực
hiện lệnh Fillet thì đỉnh nơi tiếp giáp giữa các cạnh cũng được bo tròn theo.
BÀI 7: HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH 3D 163

7.1.2 Lệnh CHAMFER


Lệnh Chamfer là công cụ dung để vát mép các cạnh của solid.
Thao tác:

Command: cha (enter)


Select first line or [Polyline/Distance/Angle/Trim/mEthod/Multiple]: chọn cạnh cần vát
Base surface selection…
Enter surface selection option [Next/OK (current)] <OK>: nhấn N để chuyển qua mặt
tiếp giáp hoặc nhấn enter để đồng ý mặt đang được chọn.
Specify base surface chamfer distance: nhập khoảng cách vát trong mặt chuẩn
Specify other surface chamfer distance <10.0000>: nhập khoảng cách vát tính từ mặt
chuẩn
Select an edge or [Loop]: chọn các cạnh cần vát, xong nhấn enter.
164 BÀI 7: HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH 3D

7.1.3 Lệnh 3D ROTATE


Lệnh 3D rotate là công cụ dùng để xoay đối tượng solid quanh một trục.

Thao tác:

• Command: 3D rotate (enter)


• Select Object: Chọn đối tượng cần xoay (enter)
• Specify base point: Chọn điểm chuẩn
• Pick a rotation axis: Chọn 1 trong 3 trục tọa độ
• Specify angel start point or type an angle: Nhập góc xoay (enter).

7.1.4 Lệnh 3D MIRROR


Lệnh 3D Mirror là công cụ dùng để tạo đối tượng đối xứng qua mặt phẳng.

Thao tác

• Command: 3D mirror (enter).


• Select objects: Chọn đối tượng cần đối xứng (enter).
• Specify first point of mirror plane (3points) or [Object/ Last/ Zaxis/ View/
XY/YZ/ZX/ 3points]: Chọn điểm đầu của mặt phẳng đối xứng hoặc chọn các tùy
chọn khác.
• Specify second point on mirror plane: Chọn điểm thứ 2 của mặt phẳng đối xứng.
• Specify third point on mirror plane: Chọn điểm thứ 3 của mặt phẳng đối xứng.
• Delete source object? [Yes/No]: Xóa đối tượng gốc hay không?

7.1.5 Lệnh 3D ARRAY


Lệnh 3D Array là công cụ dùng để sao chép đối tượng thành dãy theo hang, cột
(rectangular) hoặc quay quanh một tâm (polar).

a. Rectangular Array

Thao tác:

• Command: 3Darray (enter)


• Select Objects: Chọn đối tượng cần array (enter)
• Enter the type of array [Rectangular/Polar]: R
• Enter the number of rows: Nhập số hàng
• Enter the number of columns: Nhập số cột
• Enter the number of levels: Nhập số lớp
BÀI 7: HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH 3D 165
• Specify the distance between rows: Khoảng cách giữa các hàng
• Specify the distance between columns: Khoảng cách giữa các cột
• Specify the distance between levels: Khoảng cách giữa các lớp

b. Polar Array

Thao tác:

• Command: 3Darray (enter)


• Select Objects: Chọn đối tượng cần array (enter)
• Enter the type of array [Rectangular/Polar]: P
• Enter the number of items in the array: Nhập số lượng cần array.
• Specify the angle to fill (+=ccw,-=cw): Nhập giá trị góc xoay
• Rotate arrayed objects? [Yes/No]: Có xoay đối đượng gốc hay không?
• Specify center point of array: Chọn tâm của trục xoay
• Specify second point on axis of rotation: Chọn điểm thứ 2 của trục xoay
166 BÀI 7: HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH 3D

7.1.6 Lệnh 3D ALIGN


Lệnh 3D ALIGN là công cụ dùng để căn chỉnh, sắp xếp một đối tượng solid với một
đối tượng khác. Nó biến đối và xoay đối tượng để cắn chỉnh và sắp xếp theo một đối
tượng đích.

Thao tác

• Command: 3d Align

• Select object: Chọn đối tượng (enter)

• Specify base point or [Copy]: Chọn điểm nguồn S1


• Specify second point or [Continue]: Chọn điểm nguồn S2
• Specify third point or [Continue]: Chọn điểm nguồn S3
• Specify first destination point : Chọn điểm đích D1
• Specify second destination point or [Exit] : Chọn điểm đích D2
• Specify third destination point or [Exit] : Chọn điểm đích D3
BÀI 7: HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH 3D 167

7.2 Các lệnh hiệu chỉnh bề mặt khối rắn


7.2.1 Lệnh MOVE FACES

Thao tác:
• Command: Solidedit (enter)
• Enter a solids editing option [Face/Edge/Body/Undo/eXit] : F (enter)
• [Extrude/Move/Rotate/Offset/Taper/Delete/Copy/coLor/mAterial/Undo/eXit]: M
(enter).
• Select faces or [Undo/Remove]: Chọn bề mặt cần di chuyển (enter).
• Specify a base point or displacement: Kích chọn điểm làm mốc.
• Specify a second point of displacement: Kích chọn điểm đến hoặc nhập khoảng
cách.
7.2.2 Lệnh COPY FACES
Thao tác:
• Command: Solidedit (enter)
• Enter a solids editing option [Face/Edge/Body/Undo/eXit] : F (enter)
• [Extrude/Move/Rotate/Offset/Taper/Delete/Copy/coLor/mAterial/Undo/eXit]: C
(enter).
• Select faces or [Undo/Remove]: Chọn bề mặt cần copy (enter).
• Specify a base point or displacement: Kích chọn điểm làm mốc.
• Specify a second point of displacement: Kích chọn điểm đến hoặc nhập khoảng
cách.

7.2.3 Lệnh OFFSET FACES


Thao tác:
• Command: Solidedit (enter)
• Enter a solids editing option [Face/Edge/Body/Undo/eXit] : F (enter)
• [Extrude/Move/Rotate/Offset/Taper/Delete/Copy/coLor/mAterial/Undo/eXit]: O
(enter).
• Select faces or [Undo/Remove]: Chọn bề mặt cần offset (enter).
• Specify the offset distance: Nhập khoảng cách.
• Specify a second point of displacement: Kích chọn điểm đến hoặc nhập khoảng
cách.
Bài 8: Quy trình tạo bản vẽ ba hình chiếu 181

7.2.4 Lệnh EXTRUDE FACES


Thao tác:
• Command: Solidedit (enter)
• Enter a solids editing option [Face/Edge/Body/Undo/eXit] : F (enter)
• [Extrude/Move/Rotate/Offset/Taper/Delete/Copy/coLor/mAterial/Undo/eXit]: E
(enter).
• Select faces or [Undo/Remove]: Chọn bề mặt cần extrude (enter).
• Specify height of extrusion or [Path]: Nhập khoảng cách. (enter)
• Specify angle of taper for extrusion: Nhập góc.(enter)

7.2.5 Lệnh DELETE FACES


Thao tác:
• Command: Solidedit (enter)
• Enter a solids editing option [Face/Edge/Body/Undo/eXit] : F (enter)
• [Extrude/Move/Rotate/Offset/Taper/Delete/Copy/coLor/mAterial/Undo/eXit]: D
(enter).
• Select faces or [Undo/Remove]: Chọn bề mặt cần delete (enter).
182 Bài 8: Quy trình tạo bản vẽ ba hình chiếu

7.2.6 Lệnh ROTATE FACES


Thao tác:
• Command: Solidedit (enter)
• Enter a solids editing option [Face/Edge/Body/Undo/eXit] : F (enter)
• [Extrude/Move/Rotate/Offset/Taper/Delete/Copy/coLor/mAterial/Undo/eXit]: R
(enter).
• Select faces or [Undo/Remove]: Chọn bề mặt cần xoay (enter).
• Specify an axis point or [Axis by object/ View/Xaxis/Yaxis/Zaxis]<2points>: Chọn
điểm đầu của trục xoay hoặc các tùy chọn khác.
• Specify the second point on the rotation axis: Chọn điểm cuối của trục xoay
• Specify a rotation angle or [Reference]: Nhập góc xoay
Bài 8: Quy trình tạo bản vẽ ba hình chiếu 183

7.2.7 Lệnh COLOR FACES


Thao tác:
Thao tác 1: Kích nút lệnh Color faces trên thanh công cụ Solid Editing

Thao tác 2: Từ dòng nhắc Select faces or [Undo/Remove/All]: chọn bề mặt cần gắn
màu, chọn xong nhấn enter

Thao tác 3: Chọn màu từ bản màu, xong kích nút OK

Thao tác 4: Nhấn enter 2 lần để kết thúc lệnh.


Cách chọn bề mặt:
Chọn vào khoảng trống giữa bề mặt: có 1 bề mặt được chọn

Chọn vào một cạnh là nơi tiếp giáp giữa 2 bề mặt: cả hai bề mặt cùng được chọn

Để bỏ chọn bề mặt đang được chọn: nhấn giữ phím Shift và chọn vào bề mặt cần bỏ
chọn.
184 Bài 8: Quy trình tạo bản vẽ ba hình chiếu

BÀI 8: QUY TRÌNH TẠO BẢN VẼ


BA HÌNH CHIẾU
8.1 Điều kiện thực hiện lệnh Solprof

Điều kiện 1: Phải ở trên Layout


Điều kiện 2: Phải ở trong một khung nhìn
8.2 Các tùy chọn của lệnh Solprof
Tùy chọn thứ nhất:
Display hidden profile lines on separate layer? [Yes/No] <Y>:
Ý nghĩa: có hiển thị đường bao khuất lên một Layer riêng hay không?
Nếu trả lời Yes, lệnh SOLPROF sẽ tạo ra hai layer có tên PV-xxx và PH-xxx, trong đó
xxx là một ký số ngẫu nhiên được gắn cho khung nhìn mà trong đó lệnh SOLPROF
đang được thực hiện. PV là viết tắt của Visible profile nghĩa là đường bao thấy, còn
PH là viết tắt của Hidden profile nghĩa là đường bao khuất. Các đường bao thấy được
trích xuất ra sẽ được đặt trên layer PV-xxx, các đường bao khuất được trích xuất ra
sẽ được đặt trên layer PH-xxx.

Nếu trả lời No, lệnh SOLPROF chỉ tạo ra một layer có tên là PV-xxx, và cả đường bao
khuất và đường bao thấy đều được đặt chung trên layer này.
Tùy chọn thứ hai:
Project profile lines onto a plane? [Yes/No] <Yes>:
Ý nghĩa: có chiếu đường bao được tạo ra lên một mặt phẳng hay không?
Nếu câu trả lời No, đường bao được trích xuất ra giữ nguyên hình dạng và vị trí trong
không gian. Lúc này, đường bao là đối tượng 3D.

Nếu câu trả lời Yes, đường bao được trích xuất ra được chiếu lên mặt phẳng vuông góc
với tia nhìn hiện hành. Lúc này, đường bao là đối tượng 2D
Tùy chọn thứ ba:
Delete tangential edges? [Yes/No] <Y>:
Ý nghĩa: có xóa các cạnh tiếp xúc hay không?
Bài 8: Quy trình tạo bản vẽ ba hình chiếu 185
Nếu trả lời Yes, các cạnh tiếp xúc (tức là giao tuyến giữa 2 bề mặt tiếp xúc) bị xóa đi
khi hình chiếu được trích xuất ra

Nếu trả lời No, đường bao được trích xuất ra bao gồm cả các cạnh tiếp xúc

8.3 Quy trình tạo bản vẽ ba hình chiếu


Vẽ khối 3D, phải đảm bảo là bạn chỉ có một khối duy nhất (dùng lệnh UNION trước khi tạo
hình chiếu)
Kích chọn trang layout, thiết lập trang cho layout
Tạo hình chiếu bằng (Top View)
Kích hoạt khung nhìn (vào trong khung nhìn)

Đặt hướng nhìn Top View

Command: SOLPROF chọn khối cần trích xuất hình chiếu (enter 4 lần)

Đặt màu Blue cho layer PV-xx

Đặt màu Magenta, kiểu nét Hidden cho layer PH-xx

Chuyển sang trang Model

Lock tất cả các layer, trừ layer PH-xx và PV-xx giữ nguyên không khóa

Chuyển sang hướng nhìn Top View

Chọn tất cả các đối tượng, kích vào nút Cut to clipboard hoặc nhấn Ctrl-X để cắt hình
chiếu vào bộ nhớ tạm của máy tính

Chọn File ==> New để mở một tập tin bản vẽ trắng

Kích vào nút Paste from clipboard hoặc nhấn Ctrl-V, kích một điểm trên màn hình vẽ để
dán hình chiếu vào bản vẽ mới

Quay trở lại bản vẽ chứa khối Solid cần trích xuất hình chiếu, chuyển vào layout.

Tạo hình chiếu đứng (Front View)


Thao tác:
Kích hoạt khung nhìn (vào trong khung nhìn)

Đặt hướng nhìn Front View

Command: SOLPROF chọn khối cần trích xuất hình chiếu (enter 4 lần)

Chuyển sang trang Model

Chuyển sang hướng nhìn Front View


186 Bài 8: Quy trình tạo bản vẽ ba hình chiếu

Chọn tất cả các đối tượng, kích vào nút Cut to clipboard hoặc nhấn Ctrl-X để cắt hình
chiếu vào bộ nhớ tạm của máy tính

Kích hoạt bản vẽ đang có chứa hình chiếu bằng (được tạo ở bước 3i)

Kích vào nút Paste from clipboard hoặc nhấn Ctrl-V, kích một điểm trên màn hình vẽ để
dán hình chiếu vào bản vẽ

Quay trở lại bản vẽ chứa khối Solid cần trích xuất hình chiếu, chuyển vào layout.

Tạo hình chiếu cạnh (Left View)


Thao tác: Thực hiện tương tự như hình chiếu đứng

Tạo hình chiếu trục đo (SW Isometric View)


Thao tác:
Kích hoạt khung nhìn (vào trong khung nhìn)

Đặt hướng nhìn SW Isometric View

Command: SOLPROF chọn khối cần trích xuất hình chiếu (enter 4 lần)

Chuyển sang trang Model

Chuyển sang hướng nhìn SW Isometric View

Kích nút View UCS trên thanh công cụ UCS

Chọn tất cả các đối tượng, kích vào nút Cut to clipboard hoặc nhấn Ctrl-X để cắt hình
chiếu vào bộ nhớ tạm của máy tính

Kích hoạt bản vẽ đang có chứa hình chiếu

Kích vào nút Paste from clipboard hoặc nhấn Ctrl-V, kích một điểm trên màn hình vẽ để
dán hình chiếu vào bản vẽ

Xóa đường bao khuất của hình chiếu trục đo.


Dùng lệnh EXPLODE để tách rời các hình chiếu thành các đối tượng riêng lẻ
Dùng lệnh MOVE để sắp xếp các hình chiếu vào đúng vị trí.
Ghi kích thước, vẽ khung bản vẽ, khung tên, thiết lập trang in
PHẦN THỰC HÀNH
VẼ 2D nâng cao:
Bài tập thực hành số 1

Bài Tập TH 1.01 Bài Tập TH 1.02


181

`Bài Tập TH 1.03 Bài Tập TH 1.04

Bài Tập TH 1.05 Bài Tập TH 1.06


182

Bài Tập TH 1.07 Bài Tập TH 1.08

Bài Tập TH 1.09 Bài Tập TH 1.10


183

Bài Tập TH 1.11 Bài Tập TH 1.12

Bài Tập TH 1.13 Bài Tập TH 1.14


184

Bài Tập TH 1.15 Bài Tập TH 1.16

Bài Tập TH 1.17 Bài Tập TH 1.18


PHẦN BÀI TẬP THỰC HÀNH 185

Bài Tập TH 1.19 Bài Tập TH 1.20

Bài tập thực hành số 2

Bài Tập TH 2.01 Bài Tập TH 2.02


186 PHẦN BÀI TẬP THỰC HÀNH

Bài Tập TH 2.03 Bài Tập TH 2.04

Bài Tập TH 2.05 Bài Tập TH 2.06


PHẦN BÀI TẬP THỰC HÀNH 187

Bài Tập TH 2.07 Bài Tập TH 2.08

Bài Tập TH 2.09 Bài Tập TH 2.10


188 PHẦN BÀI TẬP THỰC HÀNH

Bài Tập TH 2.11 Bài Tập TH 2.12

Bài Tập TH 2.13 Bài Tập TH 2.14


PHẦN BÀI TẬP THỰC HÀNH 189

Bài Tập TH 2.15 Bài Tập TH 2.16

Bài Tập TH 2.17 Bài Tập TH 2.18


190 PHẦN BÀI TẬP THỰC HÀNH

Bài Tập TH 2.19 Bài Tập TH 2.20


PHẦN BÀI TẬP THỰC HÀNH 191
198 PHẦN BÀI TẬP THỰC HÀNH

THIẾT KẾ MÔ HÌNH 3D
PHẦN BÀI TẬP THỰC HÀNH 199
200 PHẦN BÀI TẬP THỰC HÀNH
PHẦN BÀI TẬP THỰC HÀNH 201
202 PHẦN BÀI TẬP THỰC HÀNH
PHẦN BÀI TẬP THỰC HÀNH 203
206 TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Dương Kim Anh, “Vẽ AutoCAD” (2014). Giáo trình Đại học Công nghệ Tp. HCM.
2. Phạm Bá Khiển (2017). Tài liệu học tập học phần “CAD”, Trường đại học Công
nghệ HUTECH TP.HCM.
3. Trần Hữu Quế, “Vẽ kỹ thuật cơ khí - Tập 1”, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.

4. Trần Nhất Dũng – Bùi Đức Năng, Vẽ Kỹ thuật và AutoCad 2007, Nhà xuất bản
Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, 2008.

5. Trần Hữu Quế, Đặng Văn Cứ, Nguyễn Văn Tuấn, “Vẽ kỹ thuật cơ khí - Tập 2”, Nhà
xuất bản Giáo dục, 2006.

6. Trần Hữu Quế, Nguyễn Văn Tuấn, “Bài tập vẽ kỹ thuật cơ khí - Tập 1”, Nhà xuất
bản Giáo dục, 2006.

7. Trần Hữu Quế - Nguyễn Văn Tuấn, “Bản vẽ kỹ thuật-Tiêu chuẩn quốc tế”, Nhà xuất
bản Giáo dục.

8. Nguyễn Đình Điện – Đỗ Mạnh Môn, “Hình học họa hình - Tập 1”, Nhà xuất bản
Giáo dục.

You might also like