You are on page 1of 9

ÔN TẬP: ESTE

Câu 1: Chất nào sau đây là este no, đơn chức, mạch hở?
A. HCOOC2H5. B. CH3OCH3. C. CH3COOCH=CH2. D. (HCOO)2C2H4.
Câu 2: Metyl axetat: CH3COOCH3 có công thức phân tử là:
A. C5H8O2. B. C4H8O2. C. C4H6O2. D. C3H6O2.
Câu 3: Tên gọi của este có công thức HCOOC2H5 là:
A. Etyl axetat. B. Etyl fomat. C. Metyl fomat. D. Metyl etylat.
Câu 4: Etyl propionat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etyl propionat là:
A. C2H5COOCH3. B. C2H5COOC2H5. C. CH3COOCH3. D. HCOOC2H5.
Câu 5: Ở điều kiện thích hợp, 2 chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo thành
metylaxetat: A. HCOOH và CH3OH. B. CH3COOH và C2H5OH.
CH3COOCH3 C. CH3COOH và CH3OH. D. HCOOH và C2H5OH.
Câu 6: Xà phòng hoá hoàn toàn hỗn hợp gồm CH3COOCH3 và CH3COOC2H5 thu được
sản phẩm gồm: A. Hai muối và hai ancol. B. Hai muối và một ancol.
C. Một muối và một ancol. D. Một muối và hai ancol.
Câu 7: Etyl axetat là tên gọi của chất nào sau đây?
A. HCOOCH3 B. CH3COOC2H5. C. CH3COOC2H3. D. CH3COOCH3.
Câu 8: Este nào sau đây được tạo thành khi cho CH3COOH tác dụng với C2H5OH?
A. C2H5COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH3.
Câu 9: Thủy phân este nào sau đây thu được CH3OH?
A. CH3COOC2H5. B. HCOOCH=CH2. C. CH3COOCH3. D. HCOOC2H5.
Câu 10: Thủy phân este X (C4H6O2) trong môi trường axit, thu được anđehit. Công thức
của X là:
A. CH3COOCH3. B. CH3COOCH=CH2. C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH2CH=CH2.
Câu 11: Este X là hợp chất thơm có công thức phân tử là C9H10O2. Cho X tác dụng với
dung dịch NaOH, tạo ra hai muối đều có phân tử khối lớn hơn 80. Công thức cấu tạo thu
gọn của X là: MHCOONa = 68 < 80
A. CH3COOCH2C6H5. B. HCOOC6H4C2H5. C. C6H5COOC2H5. D. C2H5COOC6H5.
Este + NaOH → 2 muối → este của phenol RCOOC6H5 (đuôi C6H5)
D. C2H5COOC6H5 + 2NaOH → C2H5COONaM = 96 > 80 + C6H5ONaM = 116 > 80 + H2O
Câu 12: Isoamyl axetat este có mùi thơm của chuối chín. Khối lượng mol phân tử
isoamyl axetat bằng:
A. 144. B. 130. C. 102. D. 116.
Isoamyl axetat = CH3COOC5H11 M = 130
Câu 13: Số este có công thức phân tử C4H8O2 mà khi thủy phân trong môi trường axit
thì thu được axit fomic (HCOOH) là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Este phải có cấu tạo HCOO: HCOOC3H7 = HCOOC – C – C hoặc HCOOC – C
C
Câu 14: Phát biểu đúng là:
A. Phản ứng este hóa là phản ứng một chiều. (phản ứng thuận nghịch)
B. Thủy phân este trong môi trường kiềm thu được muối và ancol. (Tùy vào cấu tạo)
C. Các este là chất lỏng hoặc chất rắn, rất ít tan trong nước.
D. Thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
Câu 15: Phát biểu đúng là:
A. Có thể dùng dung dịch AgNO3/NH3 để phân biệt HCOOC2H5 và CH3COOCH3.
B. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
C. Vinyl axetat có công thức cấu tạo là CH2=CHCOOCH3. (metyl acrylat)
D. Các este thường được điều chế bằng cách đun sôi hỗn hợp ancol và axit cacboxylic,
có xúc tác H2SO4 loãng. (H2SO4 đặc)
Câu 16: Hai chất X và Y có cùng công thức phân tử C2H4O2. Chất X tác dụng được với
NaOH nhưng không tác dụng với Na. Chất Y hoà tan được CaCO3. Công thức của X, Y
lần lượt là: A. HOCH2CHO, CH3COOH. B. HCOOCH3, HOCH2CHO.
C. CH3COOH, HCOOCH3. D. HCOOCH3, CH3COOH.
*”Td NaOH nhưng không td Na”: chắc chắn là este. Hòa tan CaCO3: Axit + muối
Câu 17: Hợp chất hữu cơ nào sau đây rất ít tan trong nước:
A. Ancol etylic. B. Axit axetic. C. Saccarozơ. D. Etyl axetat.
*Bài toán đốt cháy este:
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol một este B thì thu được 33 gam CO2 và 13,5
gam H2O. Công thức phân tử của B là:
A. C2H4O2. B. C4H8O2. C. C5H10O2. D. C3H6O2.
4 đáp án đều có 2O, Số H = 2số C → este no, đơn: CnH2nO2
33 đốt cháy
n CO2 = = 0,75 → n CO2 = n H2O: este no, đơn. 1CnH2nO2 nCO2
44
13,5 0,25 0,75
n H2O = = 0,75 = →n=3
18 1 n
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam hỗn hợp hai este đồng phân, thu được 6,72 lít
CO2 (ở đktc) và 5,4 gam H2O. CTPT của hai este là:
A. C4H6O2. B. C4H8O2. C. C3H6O2. D. C2H4O2.
6,72 đốt cháy
n CO2 = = 0,3 → n CO2=n H2O: este no, đơn. 1CnH2nO2 nCO2
22,4
5,4 7,4 0,3
n H2O = = 0,3 = →n=3
18 14n+32 n
*Bài toán thủy phân este:
Câu 20: (Đề thi minh họa 2017) Thủy phân 4,4 gam etyl axetat bằng 100 ml dung dịch
NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam
chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 2,90. B. 4,28. C. 4,10. D. 1,64.
CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH
4,4
Ban đầu: n= =0,05 n=0,2. 0,1=0,02
88
Phản ứng: 0,02 0,02 0,02 0,02
Sau phản ứng: 0,03 0 0,02 0,02
mrắn khan = m CH3COONa = 0,02. 82 = 1,64 gam.
Câu 21: Cho 20 gam một este X (có phân tử khối là 100 đvC) tác dụng với 300 ml dung
dịch NaOH 1M. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được 23,2 gam chất rắn khan. Công
thức cấu tạo của X là:
A. CH3COOCH=CHCH3 B. CH2=CHCH2COOCH3
C. CH2=CHCOOC2H5 D. C2H5COOCH=CH2
RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH
20
Bđ: n= = 0,2 n = 1.0,3 =0,3
100
Pư: 0,2 0,2 0,2 0,2
Spư: 0 0,1 0,2 0,2
mrắn khan = mRCOONa + mNaOH dư
23,2 = 0,2.(R + 67) + 0,1. 40 → R = 29: C2H5 → Este: C2H5COO + 4 đáp án → Câu D.
Tự luận: M RCOOR’ = 100 → R + 44 + R’ = 100 → 29 + 44 + R’ = 100 → R’ = 27: C2H3.
*Bài toán điều chế este:
Câu 22: Cho lượng dư axit axetic phản ứng với m (gam) propan-1-ol (xúc tác H2SO4
đặc), đun nóng, thu được 5,1 gam este. Nếu H= 62,5% thì giá trị của m bằng:
A. 4,8 gam. B. 1,9 gam C. 3,2 gam. D. 5,4 gam.
H2 SO4 đặc,t0
CH3COOH + CH3-CH2-CH2-OH CH3COOCH2CH2CH3 + H2O
5,1
0,05 n= = 0,05
102
100 100
mpropan-1-ol = n. M. = 0,05. 60. = 4,8 gam.
H 62,5
Câu 23: Cho 4,8 gam axit axetic phản ứng với 6,9 gam ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc),
đun nóng, thu được 4,224 gam etyl axetat. Hiệu suất của phản ứng este hoá là:
A. 67%. B. 53%. C. 60%. D. 88%.
H2 SO4 đặc,t0
CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
4,8 6,9
Bđ: n= = 0,08 n= = 0,15
60 46
4,224
Pư: 0,048 n= =0,048
88
H% = (npư: nbđ). 100% = (0,048: 0,08). 100% = 60%.
*Bài toán hỗn hợp este: Cách giải là tìm điểm chung của các este, thường gặp các
trường hợp: Đồng phân (cùng CTPT, khác CTCT), đồng đẳng (CnH2nO2)…
Câu 24: Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm hai este HCOOC2H5 và
CH3COOCH3 bằng dung dịch KOH 1,5M. Thể tích dd KOH tối thiểu cần dùng là:
A. 300 ml. B. 200 ml. C. 400 ml. D. 150 ml.
22,2
HCOOC2H5 và CH3COOCH3 đều cùng CTPT C3H6O2 n C3H6O2 = = 0,3 (mol)
74
RCOOR’ + KOH → RCOOK + R’OH
0,3 → 0,3 Vdd KOH = n: CM = 0,3: 1,5 = 0,2 (lít) = 200 (ml)
Câu 25: Cho m (gam) hỗn hợp X gồm etyl axetat và metyl propionat phản ứng với lượng
vừa đủ với dung dịch chứa 8 gam NaOH. Giá trị của m là:
A. 20. B. 17,6. C. 14,1. D. 16,7.
etyl axetat: CH3COOC2H5 và metyl propionat: CH3CH2COOCH3 → CTPT: C4H8O2
8
nNaOH = = 0,2 = nx → mX = 0,2. 88 = 17,6 gam.
40

You might also like