You are on page 1of 5

Câu 1: Nêu khái quát các cơ sở lý luận và trình bày tác động của chủ nghĩa Mác-Lênin đến

việc hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Cơ sở lí luận: + Các gía trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
+ Tinh hoa văn hóa nhân loại : Phương đông và phương Tây
+ Chủ nghĩa Mác Lê-Nin
- Chủ nghĩa mác – lênin là nhân tố ảnh hưởng và tác động quyết định đến quá trình hình thành và phát
triển của tư tưởng hồ chí minh.Đó là cơ sở hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học
của hồ chí minh, nhờ đó mà nguyễn ái quốc – hồ chí minh đã có bước phát triển về chất từ một người
yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. chính trên cơ sở
của lý luận mác – lênin đã giúp người tiếp thu và chuyển hoá những nhân tố tích cực, những giá trị
và tinh hoa văn hoá của dân tộc và của nhân loại để tạo nên tư tưởng của mình phù hợp với xu thế vận
động của lịch sử.Vì vậy, trong quá trình hình thành tư tưởng hồ chí minh thì chủ nghĩa mác – lênin có
vai trò to lớn, là cơ sở, nguồn gốc chủ yếu nhất. Mối quan hệ giữa tư tưởng hồ chí minh với chủ nghĩa
mác – lênin .Chủ nghĩa mác – lênin là đỉnh cao của tư duy nhân loại; là thế giới quan, phương pháp
luận khoa học và cách mạng, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, của các đảng
cộng sản và công nhân trong đấu tranh xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội chủ nghĩa và xã hội
cộng sản chủ nghĩa.

Câu 2: Nêu các thời kỳ hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh từ năm 1890 đến năm 1969 và
trình bày thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam (1921 -1930).

-Các thời kỳ hình thành:


+ Từ năm 1890 đến năm 1911:hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng tìm đường cứu nước.
+ Từ năm 1911 đến năm 1920: hình thành tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam theo con
đường cách mạng vô sản.
+ Từ năm 1920 đến năm 1930: hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam.
+ Từ năm 1930 đến năm 1941: Vượt thử thác, giữ vững đường lối,phương pháp cách mạng VN đúng
đắn và sáng tạo.
+ Từ năm 1941 đến năm 1969: Tư tưởng HCM tiếp tục phát triển, dẫn đường cho sự nghiệp cách
mạng của Đảng và nhân dân Việt Nam.
- Thời kỳ hình thành cơ bản về con đường cm VN từ năm 1921-1930:
Từ năm 1921,Hồ Chí Minh đã thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa, xuất bản tờ báo Người Cùng Khổ (Le
Paria), và được bầu vào Đoàn Chủ tịch trong Hội nghị Quốc tế nông dân tại Liên Xô. Nửa cuối thập kỷ
này, Hồ Chí Minh tham dự Đại hội V Quốc tế cộng sản, Quốc tế cứu tế đỏ, Quốc tế Công hội đỏ; đến
Quảng Châu (Trung Quốc) chỉ đạo phong trào cách mạng và nông dân ở Trung Quốc và 1 số nước
châu Á. Sau đó, Người đã lập nên 2 cột mốc lịch sử quan trọng của cách mạng Việt Nam. Đó là, sáng
lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, tiền thân Đảng Cộng sản VN (6/1925), và sánglập nên Đảng
Cộng sản VN và cho ra đời Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930 - Hội nghị Hợp nhất).Trong thời kỳ
này, mục tiêu, phương hướng cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam dần dần được cụ thể hoá, thể
hiện rõ trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam.

Câu 3: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc.

- Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung cốt lõi xuyên suốt toàn bộ tư tưởng Hồ Chí
Minh; thể hiện sự nhất quán trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của Người. Từ khi trở thành
người cộng sản cho đến khi trở thành lãnh tụ, nguyên thủ quốc gia, mối quan tâm hàng đầu của Hồ Chí
Minh là gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội phù hợp với từng thời kỳ của cách mạng Việt
Nam.Hồ Chí Minh khẳng định: "Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người
không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc
làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc..."

Câu 4: Nêu khái quát các quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc và trình bày
một quan điểm trong đó.
- Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải theo con đường cách mạng vô sản
-  Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải
- Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc
- Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách
mạng vô sản ở chính quốc
- Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực
* Cách mạng giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản, tức là độc lập dân tộc đi tới
CNXH. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết, là tiền đề đi tới CNXH. Không giành được độc lập dân
tộc sẽ không có gì hết. Độc lập dân tộc thể hiện ở chỗ giành và giữ chính quyền dân chủ nhân dân,
chuẩn bị tiền đề đi lên CNXH.

Câu 5: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Hồ Chí Minh ý thức được rõ ràng giá trị của chủ nghĩa xã hội về mặt lý luận là quan trọng, nhưng vấn
đề quan trọng hơn là tìm ra con đường để thực hiện những giá trị này. Điểm then chốt, có ý nghĩa
phương pháp luận quan trọng của Hồ Chí Minh là đề ra các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể xây
dựng chủ nghĩa xã hội trong mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau ở nước ta. Chính thông qua quá trình
đề ra các mục tiêu đó chủ nghĩa xã hội được biểu hiện với việc thỏa mãn các nhu cầu lợi ích thiết yếu
của người lao động. Ở Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội và mục tiêu phấn đấu của
Người là một đó là độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân; đó là làm sao cho nước ta được
hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được
học hành.Từ cách đặt vấn đề này theo Hồ Chí Minh, hiểu mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, nghĩa là nắm
bắt nội dung cốt lõi con đường lựa chọn và bản chất thực tế xã hội mà chúng ta phấn đấu xây dựng.
Tiếp cận chủ nghĩa xã hội về phương diện mục tiêu là một nét đặc sắc, thể hiện phong cách và năng lực
tư duy lý luận khái quát của Hồ Chí Minh.

- Theo Hồ Chí Minh, những động lực biểu hiện ở các phương diện: vật chất và tinh thần; nội sinh và
ngoại sinh, động lực quan trọng và quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động. Hồ Chí Minh
thường xuyên quan tâm đến lợi ích chính đáng, thiết thân của họ; đồng thời chăm lo bồi dưỡng sức dân.
Đó là lợi ích của nhân dân và từng cá nhân.Nói con người là động lực của chủ nghĩa xã hội, hơn nữa là
động lực quan trọng nhất. Hồ Chí Minh đã nhận thấy ở động lực này có sự kết hợp giữa cá nhân với xã
hội. Người cho rằng, không có chế độ xã hội nào coi trọng lợi ích chính đáng của cá nhân con người
bằng chế độ xã hội chủ nghĩa. Truyền thống yêu nước của dân tộc, sự đoàn kết cộng đồng, sức lao
động sáng tạo của nhân dân, đó là sức mạnh tổng hợp tạo nên động lực quan trọng của chủ nghĩa xã
hội.

Câu 6: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về tính tất yếu sự ra đời, phát triển của Đảng và vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hồ Chí Minh là người trung thành với học thuyết Mác - Lênin, trong đó có lý luận của V.I.Lênin về
đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, đồng thời vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận đó vào điều kiện
cụ thể của Việt Nam. Trên thế giới, nói chung, sự ra đời của một đảng cộng sản là sản phẩm của sự kết
hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân. Còn đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh cho
rằng: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Như vậy, so với học thuyết Mác - Lênin thì Hồ Chí
Minh đưa thêm vào yếu tố thứ ba nữa, đó là phong trào yêu nước. Quan điểm của Hồ Chí Minh trên
đây là hoàn toàn phù hợp với xã hội thuộc địa và phong kiến như Việt Nam, khi mọi giai cấp, tầng lớp,
trừ tư sản mại bản và đại địa chủ, còn đều có mâu thuẫn dân tộc. Đó là mâu thuẫn cơ bản giữa toàn thể
nhân dân Việt Nam với các thế lực đế quốc và tay sai. Trong thực tế, những phong trào đấu tranh của
công nhân đã kết hợp được rất nhuần nhuyễn với phong trào yêu nước. Một số người Việt Nam yêu
nước lúc đầu đi theo xu hướng dân chủ tư sản, nhưng qua thực tế được sự tác động của chủ nghĩa Mác
- Lênin, đã dần dần tiến theo xu hướng cộng sản, rõ nhất là từ năm 1925 trở đi. Hàng loạt tổ chức yêu
nước ra đời, trong đó nổi rõ nhất là tổ chức Hội Việt Nam Cách mệnh Thanh niên do Hồ Chí Minh lập
ra. Đấu tranh giai cấp quyện chặt với đấu tranh dân tộc. Thật khó mà tách bạch mục tiêu cơ bản giữa
các phong trào đó, tuy lực lượng, phương thức,khẩu hiệu đấu tranh có khác nhau, nhưng mục tiêu
chung là: Giành độc lập, tự do cho dân tộc. Trong tác phẩm Đường cách mệnh (năm 1927), Hồ Chí
Minh khẳng định:Cách mạng trước hết phải có “đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức
dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững, cách
mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Khẳng định đảng cộng sản
“như người cầm lái” cho con thuyền là quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt cả quá trình cách mạng, cả trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân và cả trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Như vậy, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là
một tất yếu, vai trò lãnh đạo của Đảng cũng là một tất yếu – điều đó xuất phát từ yêu cầu phát triển của
dân tộc Việt Nam. Thực tế quá trình cách mạng Việt Nam vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh đã nói lên rằng, sự bảo đảm, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt
tiến trình phát triển của đất nước theo mục tiêu chủ nghĩa xã hội là một nguyên tắc vận hành của xã hội
Việt Nam từ khi có Đảng.

Câu 7: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân vô cùng sâu sắc và là hạt
nhân cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh. Nó chứa đựng những giá trị to lớn về cả phương diện lý luận
và thực tiễn đối với cách mạng Việt Nam; là cẩm nang để sự nghiệp đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa và mở rộng quan hệ quốc tế đi tới thành công.
- Nhà nước của dân: Quan điểm nhất quán và sâu sắc nhất về Nhà nước của dân là mọi quyền lực của
Nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Điều này được ghi trong Hiến pháp đầu tiên của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 và sau đó tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp 1959.
Điều thứ nhất Hiến pháp 1946 ghi: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bình
trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, tôn
giáo’.
- Nhà nước do dân: Điểm quan trọng nhất khi nói tới nhà nước do dân là “Chính quyền từ xã đến Chính
phủ trung ương do dân cử ra". Đồng thời nhân dân đóng góp sức người, sức của, trí tuệ để xây dựng
nhà nước. Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh: “Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân
liệu cũng xong”. "Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm
cũng không nên ’. “Nước lấy dân làm gốc. Gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân
dân”.
- Nhà nước vì dân: Quan trọng nhất của nhà nước vì dân là “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”. Một nhà
nước mà lợi ích vì dân thì việc gì lợi cho dân - dù nhỏ mấy - cũng phải hết sức làm; việc gì hại cho dân
- dù nhỏ mấy- cũng phải hết sức tránh. Phải làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có
chỗ ở, làm cho dân được học hành. Nhà nước vì dân thì mọi chính sách, chủ trương của Nhà nước đều
phải xuất phát từ nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân. Nhà nước vì dân thì từ Chủ tịch
nước đến Bộ trưởng, Thứ trưởng và cán bộ công chức đều là đầy tớ trung thành của nhân dân tức là
phục vụ nhân dân một cách tốt nhất.

Câu 8: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về các nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân
tộc thống nhất.

Câu 9: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại.
- Với Hồ Chí Minh, việc bảo vệ, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc là rất cần thiết, là việc phải làm,
nên làm, nhưng quan trọng hơn lại là việc biết vận dụng và phát triển những bản sắc ấy vào cuộc
sống. Đó chính là cách tốt nhất để bảo vệ và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Ở Hồ Chí Minh luôn
có sự gắn bó chặt chẽ giữa truyền thống và hiện đại. Theo Người, mọi hiện đại, tiên tiến đều bắt
nguồn từ truyền thống tết đẹp. Từ tầm nhìn của một nhà văn hóa lớn. Người luôn nhắc nhở mọi
người, nhất là cán bộ, đảng viên phải biết quý trọng vốn cổ dân tộc, ''dân ta phải biết sử ta, cho
tường gốc tích nước nhà Việt Nam''. 

- Trước xu thế toàn cầu hóa của thế giới hiện nay, không một quốc gia nào có thể phát triển trong
sự tách biệt với thế giới. Hội nhập kinh tế, giao lưu về văn hớa giữa các nước đang diễn ra hết sức
sôi động. Nhưng nếu không cớ một bản lĩnh vững vàng, một chiến lược phát triển đúng đắn thì việc
giao lưu đó sẽ dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Để mở rộng giao lưu, hội nhập
mà không đánh mất bản sắc của mình, chúng ta phải trở về với Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bảo vệ bản
sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, những phải lấy bản sắc văn hóa dân tộc
làm nền tảng, làm bản lĩnh. Nền tảng có vững chắc, bản lĩnh có vững vàng mới tiếp thu được tinh
hoa văn hóa nhân loại một cách đúng đắn, mới chủ động, tự tin hội nhập và làm giàu thêm, sáng lên
đặc trưng văn hóa dân tộc. 
Câu 10: Nêu quan điểm Hồ Chí Minh về các chuẩn mực đạo đức cách mạng và trình bày một chuẩn
mực trong đó.

- Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách mạng Việt Nam gồm
những điểm sau: Trung với nước, hiếu với dân; Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Yêu thương con
người; Tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung.Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương
mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động
cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán
bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn
về vấn đề đạo đức. Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của  Hồ Chí
Minh trong sự nghiệp cách mạng.
- Yêu thương con người
+Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp truyền thống nhân nghĩa với chủ nghĩa nhân
đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỷ, qua hoạt động thực tiễn, Hồ
Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.
+Tình yêu rộng lớn dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột. Hồ Chí
Minh chỉ ham muốn cho đất nước được hoàn toàn độc lập, dân được tự do, mọi người ai cũng có cơm
ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Chỉ có tình yêu thương con người bao la đến như vậy mới có cách
mạng, mới nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
+Nghiêm khắc với mình, độ lượng với người khác. Phải có tình nhân ái với cả những ai có sai lầm, đã
nhận rõ và cố gắng sửa chữa, đánh thức những gì tốt đẹp trong mỗi con người. Người căn dặn Đảng
phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình chân thành.
+Tình yêu thương con người còn là tình yêu bạn bè, đồng chí, có thái độ tôn trọng con người, điều
này có ý nghĩa đối với người lãnh đạo.
Câu 1: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vào công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Câu 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Cộng sản Việt Nam hiện nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là kim chỉ nam đối với toàn Đảng, toàn dân
và toàn quân ta trong quá trình xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ. Quán triệt và vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác xây
dựng Đảng, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng được hình thành, bổ sung, hoàn thiện gắn liền với tiến trình
cách mạng nước ta; chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ di sản tư tưởng của Người. Quan điểm này
được hình thành, phát triển trong quá trình lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận khoa học và
cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Từ
thực tiễn hoạt động cách mạng, Người cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa có vai trò là người lãnh đạo cách
mạng, vừa là người đày tớ trung thành của nhân dân. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa
thường xuyên, liên tục và lâu dài của Đảng. Quan điểm của Người về xây dựng, chỉnh đốn Đảng tập trung ở năm
nội dung: chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Người không xem nhẹ bất cứ nội dung nào, mà luôn chủ
trương phối hợp xây dựng trên tất cả các mặt.
Câu 3: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ vào công tác cán bộ của Đảng Cộng sản
Việt Nam hiện nay.

Câu 4: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân vào xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Câu 5: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân vào xây
dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh ở nước ta hiện nay.
Câu 6: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc vào xây dựng khối đại đoàn kết
dân tộc ở nước ta hiện nay.
Câu 7: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong quan hệ quốc tế của nước ta hiện
nay.
Câu 8: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vào xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay.
Câu 9: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào xây dựng đạo đức cách mạng ở nước ta hiện
nay.
Câu 10: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về con người vào xây dựng con người Việt Nam hiện nay.
Câu 1: Đề xuất quan điểm của mình về ý nghĩa của việc học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Câu 2: Rút ra những sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.
Câu 3: Rút ra những sáng tạo của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam.
Câu 4: Rút ra những sáng tạo của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 5: Từ việc nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, đề xuất giải pháp thực
hiện công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng ta hiện nay.
Câu 6: Rút ra những sáng tạo của Hồ Chí Minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Câu 7: Từ việc nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân, đề xuất giải pháp xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh ở nước ta hiện nay.
Câu 8: Rút ra những sáng tạo của Hồ Chí Minh về đại đại đoàn kết toàn dân tộc.
Câu 9: Từ việc nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, đề xuất giải pháp thực hiện
chiến lược đoàn kết quốc tế ở nước ta hiện nay.
Câu 10: Từ việc nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, đề xuất phương pháp rèn luyện đạo
đức của bản thân.

You might also like