You are on page 1of 2

TỶ GIÁ HẠ NHIỆT CÁNH CỬA RỘNG MỞ CHO CÁC CHÍNH SÁCH NỚI NỎNG TIỀN TỆ NĂM 2023?

Đồng USD đã đã giảm khoảng 8.5% so với đỉnh: DXY hay USD Index được tính toán từ tỷ giá của 6 loại tiền
tệ bao gồm EUR: euro (56,60%), JPY: yên Nhật (13,60%), GBP: bảng Anh (11,90%), CAD: đô la Canada
(9,10%), SEK: krona Thuỵ Điển (4,20%) và CHF: franc Thuỵ Sỹ (3,60%).
Ở Việt Nam để giữ ổn định kinh tế trước tác dụng của đồng USD mạnh ban đầu NHNN đã mạnh tay bán
ròng 22-30 tỷ USD nhằm giữ tỷ giá ở mức ổn định.
Tuy vậy việc bán USD đã gây ra hai tác động lớn đến kinh tế Việt Nam đó là:
1. Dự trữ ngoại hối giảm xuống chỉ còn khoảng 80 tỷ USD tương đương với 12 tuần nhập khẩu, đây là mức
cận dưới an toàn và khó có thể sử dụng việc bán USD tiếp.
2. Việc bán USD đã hút ròng khoảng 500k-700k khỏi nền kinh tế làm cho tổng cung tiền của Việt Nam trong
9 tháng đầu năm 2022 rất thấp, M2 chỉ tăng 3.21%, đây là mức thấp nhất trong 10 năm qua. Điều này khiến
cho thanh khoản của nền kinh tế ở mức bức bối và căng thẳng (GDP quý 3/2022 tăng 8.8% so với cùng kỳ
và lạm phát 4% như vậy cung tiền cần để đáp ứng sự phát triển bình thường khoảng 15%, như vậy cung
tiền chỉ có 3.21% là thiếu hụt rất lớn)
Tuy bán USD mạnh tay nhưng áp lực tăng giá USD vẫn mạnh khi lãi suất FED liên tục tăng tháng 9,10,11 và
sự bất ổn trong tâm lý nhất định khi các vụ bắt giữ vi phạm về trái phiếu. Điều này bắt buộc NHNN phải sử
dụng chính sách cuối cùng có thể chủ động là tăng lãi suất VND để đồng VND trở lên hấp dẫn hơn từ đó bớt
áp lực lên tỷ giá.
Kết quả cộng hưởng với việc cầu tiền của nền kinh tế lớn do áp lực của đáo hạn trái phiếu và nhu cầu đầu
tư mở rộng kinh doanh mạnh sau dịch covid đã khiến LÃI SUẤT CỦA VIỆT NAM SO VỚI LẠM PHÁT THỰC
DƯƠNG LÊN ĐẾN 4%, một mức bất thường. Điều này đã khiến cho nền kinh tế có những lúc tưởng như
ngừng thở.
Điều may mắn đã đến khi:
1. Lạm phát của Mỹ có dấu hiệu giảm mạnh hơn dự báo trong tháng 10/2022, từ đó khiến kỳ vọng vào việc
FED sẽ giảm mức độ tăng lãi suất và giới đầu tư hy vọng lạm phát sẽ giảm mạnh vào năm 2023. Điều này đã
khiến DXY (chỉ số sức mạnh USD) giảm 8.5% so với đỉnh.
2. FDI giải ngân vào Việt Nam đạt 19.68 tỷ USD tăng tới 15.1% và 11 tháng đầu năm 2022 xuất siêu lên đến
10.6 tỷ USD, điều này khiến cung USD tại Việt Nam tăng cao.
==> USD ở Việt Nam giảm khoảng 2.5% so với mức đỉnh giữa tháng 11/2022.
Việc giảm tỷ giá lúc này như một cơn mưa rào giữa mùa hạn hán đặc biệt vào dịp cuối năm thường thanh
khoản vô cùng khó khăn. Nó giúp cho các sách của Chính phủ rộng mở rất nhiều.
1. AzFin dự báo NHNN đã, đang và sẽ mua USD vào khá mạnh khiến cung tiền ra nền kinh tế tăng tốt cuối
năm 2022 và đầu năm 2023 điều này giúp cho thanh khoản phần nào hạ nhiệt trong giai đoạn đầy căng
thẳng này.
2. Lãi suất VND bớt áp lực tăng, thậm chí có thể sớm giảm vào giữa 2023 để trở lại sát với lạm phát hơn.
Tuy vậy vẫn còn những khó khăn trong ngắn hạn đặc biệt cuối năm 2022 và đầu năm 2023 như:
1. Cầu tiền cuối năm cao do mọi người muốn chốt công nợ, thu hồi tiền, thưởng tháng 13, thưởng kinh
doanh ...., tháng tết (cung tiền M2 có hơn 3.2% quá thấp htrong 9 tháng đầu năm)
2. Quý 1 mở room tín dụng nên cầu huy động tăng đột ngột do dồn nén từ 2022, nhưng cung tiền có thể
chưa đáp ứng được.
Còn quan điểm của anh chị như thế nào?
AzFin Việt Nam
Minh bạch - Khách quan - Hiệu quả

You might also like