You are on page 1of 2

BÀI TẬP VỀ NHÀ

Câu 1. Điền các cặp từ trái nghĩa vào chỗ trống để hoành thành các câu ca dao, tục ngữ sau:
a. Trống đánh…….. kèn thổi………
b. Khi vui muốn……. buồn tênh lại…….
c. Bóc…… cắn…….
d. Đêm tháng năm chưa nằm đã………
Ngày tháng mười chưa cười đã……………….
Câu 2: Điền cặp từ trái nghĩa vào các câu thành ngữ :
a) Kính…………… yêu…………. .
b) Gần………. . . . xa…………. ……
c) Trước………. . . sau………….
d) ………. . … khơi………. . . lộng
Câu 3: Bên cạnh lũy tre xanh rì rào, những cánh đồng lúa yên bình… cây đa cũng là một biểu
tượng quen thuộc của làng quê Việt Nam. Em hãy viết một bài văn miêu tả cây đa cổ thụ ở làng
quê.
a. Mở bài
- Giới thiệu về cây đa cổ thụ
- Cảm xúc của e.
b. Thân bài
- Miêu tả khái quát cây đa cổ thụ
+ Vị trí của cây đa: Ở cổng làng/ sân đình/ trước cổng nhà…
+ Nguồn gốc, thời gian xuất hiện
+ Cây thuộc giống loài gì?
+ Miêu tả hình dáng, chiều cao, màu sắc, phạm vi tỏa bóng...Cây đa cao bao nhiêu mét? (nếu
không xác định được chiều cao cụ thể, có thể so sánh với các kiến trúc khác, như mái nhà, cột
đèn, cổng làng…)
- Miêu tả chi tiết từng bộ phận
+ Gốc cây sần sùi/ rễ uốn lượn...
+ Thân cây lớn: so sánh với các sự vật khác, hoặc đo bằng bao nhiêu người ôm…
+ Lớp vỏ bên ngoài thân cây có màu sắc, đặc điểm như thế nào? Khi chạm vào có cảm giác ra
sao?
+ Các cành của cây đa có kích thước?/ số lượng?/ có rất nhiều cành toả ra các phía...
+ Lá cây đa có hình dáng gì? Màu sắc ra sao? Thay đổi theo mùa như thế nào?
+ Quả đa: chín ngọt, có vị chát, chín vào mùa hạ...
- Ý nghĩa của cây đa:
+ Đối với làng: Chứng kiến bao thế hệ sinh ra, lớn lên/ nhân chứng cho cuộc kháng chiến khốc
liệt/ là nơi tụ họp, trò chuyện của người dân làng...
+ Đối với em: Gắn liền với những kí ức về tuổi thơ/ là địa điểm vui chơi của chúng em mỗi khi
chiều về...
c. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ, tình cảm của em với cây đa 
- Em hi vọng/ mong ước...

You might also like