You are on page 1of 305

TRẦN THỊ THÌN

NHÀ XUẤT BẢN TỔNG Hộp TP. Hổ CHÍ MINH


TRẦN THỊ THÌN

NHỮNG BÀI LÀM VĂN MẪU


(Tái bản có sửa chữa, bổ sung)

TẬP MỘT

Phụ huynh, giáo viên tham khảo.


Bổi dưỡng học sinh giỏi.

I t

NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP NHÀ SÁCH THANH TRÚC


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LỜI NÓI ĐẦU

Chúng tôi trân trọng giới thiệu với các em học sinh cuốn sách
Những bài làm văn mẫu 12 (gồm hai tập).
Cuốn sách cung cấp kiến thức cơ bản và phương pháp làm bài
nhằm giúp học sinh học tốt hơn môn Làm văn, đồng thời cũng là
tài liệu tham khảo cho giáo viên. Dựa trên chương trình cơ bản và
nâng cao lớp 12 Trung học phổ thông, chúng tôi nêu rõ cách làm
của từng thể lo ạ i: nghị luận xã hội, nghị luận văn học. Các bài văn
mẫu chỉ có tính chất minh hoạ cho lí thuyết và gợi ý, hướng dẫn
để học sinh làm bài được tốt hơn.
Các em cố gắng nắm vững phương pháp, xác định đúng yêu
cầu của từng đề, đọc kĩ từng bài văn mẫu, từ đó viết thành bài
văn riêng của mình. Mỗi bài văn sẽ là một tác phẩm nhỏ do chính
các em sáng tạo.

Mong rằng cuốn sách này sẽ đem lại cho các em những điều
thiết thực và bổ ích.

TÁC GIẢ
ĐỂ 1: Viết bài văn trao dổi vể luận diểm sau ; Chỉ có vào Đại học thì
cuộc đời mới có tương lai.

I. DÀN Ý
1. Mỏ bài:
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học từ lâu đời.
- Xã hội trân trọng và tôn vinh những người học cao hiểu rộng, dành cho họ những
chức danh đẹp đẽ, coi họ là hiền tài, là nguyên khí quốc gia.
- Trước ngưỡng cửa cuộc đời, xu hướng chung của thế hệ trẻ ngày nay là lựa
chọn cho mình con đường vào Đại học. Nhiểu người cho rằng: Chỉ có vào Đại học thì
cuộc đời mới có tương lai.
- Tuy vậy, không phải ai cũng nhất thiết phải vào Đại học thì mới thành danh,
thành tài, thành công trong sự nghiệp.
2. Thân bài:
+ Tẩm quan trọng của bậc Đại học.

- Khoảng 800 năm trước, ở Việt Nam đã có trường ,Oạ/ hpcđầu tiên là Văn Miếu
Quốc Tử Giám đặt lại kinh thành Thăng Long, là nơi đào tạo ra các bậc hiền tài nổi
tiếng, có nhiều đóng góp lớn lao cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
- Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà
nước ta rất coi trọng việc phát triển bậc Dại học. Mấy chục trường Đại học đã đào tạo,
cung cấp hàng triệu kĩ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, giáo viên, các nhà khoa học, sĩ quan
cao cấp... đóng góp đáng kể vào thắng lợi rực rỡ của hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mĩ.
- Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước tiến lên công nghiệp
hcá, hiện đại hoá, vai trò của các trường Đại học lại càng quan trọng vì đó là nguồn
cung cấp lực lượng cán bộ, chuyên gia nòng cốt trong các lĩnh vực.
+ Thế nào là cuộc sống có tương lai 7
- Ai cũng muốn cuộc sống của mình sẽ có một tương lai rạng rỡ. Đó là có việc
làm ổn định, phù hỢp với sở thích và sở trường, có thu nhập cao, có điều kiện phát
huy năng lực sáng tạo, cống hiến đưọs nhiều cho xã h ội; có cơ hội thăng tiến trong
sự nghiệp riêng và chung.
- Đó là nền tảng đế bản thân có thể phấn đấu trỏ thành nhà quản lí tài năng
hoặc nhà khoa học nổi tiếng, nhà lãnh đạo kiệt xuất...
Ngoài bậc Đại học, mọi người vẫn có thể thực hiện ưđc mo tạo dựng tương lai cho bản
thân bằng những con đường khác nhau.
- Nhu cầu của cuộc sống phát triển ngày càng cao, đòi hỏi xã hội phải có một
đội ngũ lao động đông đảo, đa nghề, đa trình độ.
- Các nhóm làm việc gồm nhiều người với nhiều trình độ khác nhau nhưng nếu
hoà hợp, ăn ý sẽ bảo đảm chất lượng và hiệu quả cao trong công việc.
- Mỗi cá nhân có thể thực hiện ước mơ vào Đại học bằng nhiều con đường khác
nhau (qua Trung cấp, Cao đẳng, lên Đại học), nếu hoàn cảnh không cho phép vào
ngay Dại học chính quy.
- Không phải ai tốt nghiệp Đại hpccũng có tương lai rực rỡ. vấn đề tự học là vô
cùng quan trọng, quyết định sự thành bại trong sự nghiệp của mỗi người. Ngoài việc
học ở trường, chúng ta còn phải không ngừng học hỏi trong cuộc sống, hay còn gọi là
trường đời.
3. Kết bài:
- Trong xã hội có rất nhiều nghề. Người xưa đã dạy; Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh.
- Mỗi người cần kiên trì tự học để nắm vững chuyên môn ngành nghề của mình.
Nếu có quyết tâm và nghị lực vươn lên thì nhất định tương lai của bản thân sẽ tươi
sáng và cuộc sống sẽ ấm no, hạnh phúc.

II. BÀI LÀM

Dân tộc Việt Nam ta có truyền thống hiệu học từ lâu đời. Khắp nơi, từ thành
phố đến nông thôn, dù thuộc tầng lớp trí thức hay quần chúng bình dân, ai ai
cũng coi trọng việc học. Xã hội đặc biệt tôn vinh những người học cao hiểu
rộng và trân trọng dành cho họ những chức danh cao đẹp như trạng nguyên,
tiến sĩ... và thực sự coi những bậc hiền tài là nguyên khí quốc gia.
Trước ngưỡng cửa vào đời, thế hệ trẻ ngày nay hầu như ai cũng muốn
chọn cho mình con đường vào Đại học và quyết tâm theo đuổi ước mơ ấy đến
cùng, dù cánh cửa các trường Đại học có hẹp, dù mất nhiều thời gian, công
sức và tiền bạc. Thậm chí có người còn coi vào Đại học là vấn đề sinh tử.
Hiện tượng có tính chất xã hội đó xuất phát từ quan niệm: Chỉ có vào Đại học
thì cuộc đời mới có tương lai. Phải chăng đó là quan niệm phổ biến và thức
thời nhất hiện nay?
Quan niệm này không hoàn toàn đứng vì nó còn có chỗ phiến diện, cực
đoan. Bởi vì thực tế đã chứng minh không nhất thiết ai cũng phải tốt nghiệp
Đại học thì mới thành danh, thành tài, thành công trong cuộc sống.
Đại hoc là bậc học cao nhất của một nền học vấn. ở Việt Nam cách đây
khoảng 800 năm đã xuất hiện trường Đại học đầu tiên đặt tại kinh thành
Thăng Long, đó là trường Quốc Tử Giám. Trải qua nhiều biến cố lịch sử thăng
trầm nhưng trường vẫn tồn tại và đã đào tạo cho nước nhà hàng ngàn hiền tài
rV
danh tiếng, tiêu biểu như Nguyễn Hiền, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Chu Văn An,
Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi... Đó là những nhân vật kiệt xuất đã đem tâm
huyết và tài năng phò vua giúp nước, làm vẻ vang, rạng rỡ non sông.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và
Nhà nước ta rất quan tâm đến việc xây dựng và phát triển bậc Dại học. Mấy
chục trường Đại học trên cả nước đã góp phần đào tạo ra hàng triệu kĩ sư,
kiến trúc sư, bác sĩ, giáo viên, các nhà khoa học, các sĩ quan cao cấp... đóng
góp đáng kể vào thắng lợi rực rỡ của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mĩ.
Ngày nay, trong sự nghiệp phát triển đất nước tiến lên công nghiệp hoá,
hiện đại hoá thì vai trò của các trường Đại học lại càng quan trọng hơn bao
giờ hết. Bậc Dại học không chỉ đào tạo trình độ cử nhân mà còn đào tạo trình
độ sau Đại học như thạc sĩ, tiến sĩ - những người am hiểu lí thuyết và giỏi
thực hành để họ trở thành chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Sau mười hai năm đèn sách, vượt qua bao vất vả gian nan, trên vai mang
nặng công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy, trước ngưỡng cửa cuộc đời ai cũng mong
ước mình sẽ có một tương lai rạng rỡ. Tương lai ấy là gì? Đó là cuộc sống ổn
định, có việc làm phù hợp với sở thích, khả năng và ngành nghề mà mình đã
được đào tạo, có thu nhập cao, có điều kiện phát huy năng lực sáng tạo và
cống hiến cho xã hội. Tương lai ấy tạo ra cho bản thân cơ hội thăng tiến trong
sự nghiệp, có thể phấn đấu trở thành nhà quản lí giỏi, nhà khoa học nổi tiếng,
chủ doanh nghiệp tài ba, thành đạt, hoặc một nhà lãnh đạo kiệt xuất...
Để có được cơ sở vững chắc cho việc tạo dựng tương lai thì việc các bạn
trẻ chọn cho mình con đường vào Đại học là chính đáng. Bỏi vì vào Đại học,
chúng ta sẽ được tiếp cận và tiếp thu những tri thức cơ bản về ngành nghề
mà ta theo học từ các thầy cô, các giáo sư có trình độ học vấn cao và chuyên
môn giỏi. Bên cạnh đó, sinh viên còn được rèn luyện phương pháp học tập,
phương pháp tư duy và làm việc, phương pháp nghiên cứu khoa học... một
cách có bài bản và hệ thống. Vào Đại học, chúng ta sẽ được rèn luyện, đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực qua những bài tập thực hành trong phòng
thí nghiệm, qua việc tiếp xúc với thực tế... Tù nền tảng kiến thức cơ bản đó
kết hợp với trái tim tràn đầy nhiệt huyết và óc sáng tạo cùng khao khát khẳng
, định mình, chúng ta sẽ cống hiến tài năng cho xã hội một cách hiệu quả nhất
1 bằng những sản phẩm, những công trình nghiên cứu thiết thực và f ữu ích.
Như thế tức là tương lai đang rộng mỏ trước mắt chúng ta. Từ trước tới nay đã
có nhiều thiên tài trên thê' giới trưởng thành từ môi trường Đại học như nhà
sinh vật học Đác-uyn, nhà vật lí học Xi-ôn-cốp-xki, nhà hoá học Ma-ri-quy-ri,
Men-đê-lê-ép, nhà bác học Arih-xtanh...
Trong thời buổi hội nhập toàn cầu như hiện nay, với những đòi hỏi ngày
càng cao của xã hội về học vấn, trí tuệ, về năng lực sáng tạo... thì không ai
có thể phủ nhận việc mỗi người phải trang bị cho mình ít nhất một tấm bằng
Dại học. Được vào Đại học, nhất là những trường Đại học danh tiếng trong
nước và trên thế giới vẫn là khát khao, mơ ước của rất nhiều người, vì đó là
con đường ngăn nhất đế đi đến tương lai.
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê sơ bộ của một số nhà xã hội học thì ở
nước ta, mỗi năm chỉ có 20% học sinh thi đậu Đại học và chưa đến 50% sinh
viên tốt nghiệp Dại học kiếm được việc làm. Số còn lại hoặc thất nghiệp,
hoặc phải làm nghề trái tay, có khi chẳng liên quan gì tới lĩnh vực chuyên
môn đã được đào tạo. Vì thế nên trước thực tế đa dạng và phức tạp của cuộc
sống có khoảng cách khá xa với những gì đã được học, họ trở nên bị động,
lúng túng, không đủ knả năng làm việc. Một số khác phải bỏ học giữa chừng
vì năng lực kém hoặc điều kiện kinh tế của gia đình không cho phép. Ngoài
ra, một yếu tố quan trọng khác là khi học xong Đại học, bước vào đời ta còn
phải được bạn, được thầy giúp đỡ. Bên cạnh đó, yếu tố may mắn cũng rất
đáng kể trên con đường dẫn tới thành công trong sự nghiệp. Những điều trên
cho thấy con đường vào Đại học không phải là lựa chọn duy nhất, tốt nhất để
con người có được tương lai tốt đẹp.
Vì vậy, cánh cửa vào đời của mỗi thanh niên không chỉ giới hạn ỏ cổng
trường Đại học mà còn rộng mỏ với biết oao cơ hội ở các trung tâm, các
trường Trung cấp hay Cao đẳng dạy nghề. Nhu cầu cuộc sống phát'triển
ngày càng cao đòi hỏi xã hội phải có một đội ngũ lao động đông đảo, đa
nghề'và đa trình độ. Ví d ụ : Cùng làm việc với bác sĩ cần có y tá, y sĩ, điều
dưỡng viên... Cùng làm việc với kĩ sư cẩn có kĩ thuật viên, thợ lành nghề...
Những ê-kíp lao động ăn ý và có trình độ sẽ bảo đảm được chất lượng và
hiệu quả công việc.’ Thu nhập từ côhg việc đang làm sẽ giúp những người
vẫn theo đuổi ước mơ vào Đại học có điều kiện biến ước mơ thành hiện thực.
ước mơ vào Đại học là chính đáng và cao đẹp, nhưng không nhất thiết chỉ
có vào Đại rtọcthì thanh niên mới thực hiện được mơ ước của mình. Chúng ta
có thể đạt được trình độ Đại học bằng nhiều con đường khác nhau. Thực tế
chứng minh rằng không phải cứ tốt nghiệp Đại học thì mới thành danh, thành
tài, thành công trong sự nghiệp. Nhiều công nhân, nông dân tuy ít học nhưng
qua quá trình làm việc, tự học, tự tìm tòi đã sáng chế ra máy cấy, máy gặt,
máy hút bùn, máy nghiền xơ dừa, thậm chí xây được cả cầu và chế tạo được
cả máy bay. Nhiều học sinh nghèo không đủ điều kiện thi vào Đại họcớã chọn
con đường vừa học vừa làm, phấn đấu từ Trung cấp, Cao đẳng lên Đại học và
họ đã trỏ thành những kĩ sư, bác sĩ, giảng viên, giám đốc doanh nghiệp,
doanh nhân giỏi... Con đường tuy xa nhưng cuối cùng họ vẫn đến đích, vẫn
thực hiện được ước mơ của đời mình. Vì vậy, không nhất thiết sau khi học
xong bậc Trung học phổ thông, học sinh nào cũng phải vào Đại học. Điều
quan trọng hơn cả là mỗi người cần xác định cho mình một hướng đi đúng
đắn, thích hợp: có quyết tâm, ý chí tự học để không ngừng vươn lên chiến
thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận.
Thomas Edison, người đã có hàng ngàn phát-minh quan trọng làm thay
đổi bộ mặt thế giới như bóng đèn điện, máy chiếu phim, máy quay phim...
nhưng mới chỉ học hết bậc Tiểu học. Henry Ford học xong Trung học vì gia
đình khó khăn nên phải vào làm thợ trong một xưởng máy, nhưng ông đã trỏ
thành nhà chế tạo xe hơi nổi tiếng. Quyền lực tài chính của ông bao trùm và
ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới trong suốt một thời gian dài. Trường Đại
học của Chủ tịch Hội Nhà văn Xô-viết Mác-xim Go-rơ-ki chính là những năm
tháng dằng dặc lăn lộn kiếm sống trong cuộc đời và mày mò tự học. Chủ tịch
Hồ Chí Minh phải rời ghế nhà trường sớm để ra đi tìm đường cách mạng cứu
nước. Nhưng với quyết tâm tự học, Bác đã có trình độ học vấn uyên thâm,
nói, viết thông thạo nhiều thứ tiếng và trở thành lãnh tụ cách mạng kiệt xuất
của thế kỉ XX, được tổ chức UNESCO tôn vinh là Danh nhân văn hoá thể giới.
Đến nay, nhiều trường Đại học trong và ngoài nước yẫn tiếp tục nghiên cứu,
giảng dạy tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một điển hình của thời
đại ngày nay mà nhiều người đều biết và hâm mộ là Bill Gates - “ông trùm”
của lĩnh vực phần mềm vi tính, người đã tạo nên thương hiệu Microsott nổi
tiếng toàn cầu. Đang là sinh viên trường Đại học Harvard danh tiếng, ông bỏ
dỏ việc học hành để theo đuổi dam mê việc lập trình máy tính và giờ đây, ở
tuổi năm mươi, ông đã trở thành một trong những người tài giỏi và giàu có
nhất hành tinh.
Con đường dẫn đến thành công của những thiên tài ấy là gì? Đó là ý chí
mạnh mẽ, là quyết tâm eao, đúng như Thomas Edison đã khẳng định: Thiên
tài được hình thành là nhờ 1% trí thông minh, còn 99% là do sự siêng năng,
cần cù. Muốn có được thành công và vinh quang thì trước tiên, chúng ta phải
có quyết tâm tự học, tự nghiên cứu, có suy nghĩ sâu sắc, nghị lực mạnh mẽ và
niềm khao khát, đam mê cháy bỏng. Bên cạnh đó là tinh thần thắng không
kiêu, bại không nản, dũng cảm đương đầu với mọi khó khăn, sẵn sàng chấp
nhận thất bại để rút ra kinh nghiệm đi tới thành công.
Vậy nếu tốt nghiệp Trung học phổ thông mà không thi vào được Đại học
thì chúng ta phải làm gì? Trước hết, chúng ta phải kiên định giữ vững lập
trường trong việc lựa chọn cho mình một Ịiướng đi. Có như vậy thì mới có thể
an tâm chuẩn bị từng bước cho tương lai. Không nên chạy theo quan niệm
cứng nhắc: Chỉ có vào Đại học thì cuộc đời mới có tương /a/vì thực tế cho thấy
cánh cửa Đại học không phải mở rộng với bất cứ ai mà chỉ dành cho những
người vừa có năng lực thực sự, vừa có điều kiện vật chất bảo đảm theo học
được đến rTơi đến chốn. Chúng ta nên hiểu rằng học vấn, bằng cấp chỉ là điều
kiện cần, còn sự nỗ lực không ngừng của bản thân mới là điều kiện quan
trọng bảo đảm cho sự thành đạt trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống.
Như vậy, không thi đậu vào Đại học không có nghĩa là cánh cửa tương lai đã
đóng lại trước mắt chúng ta.
Điều quan trọng hơn nữa là chúng ta phải có lí tưởng, mục đích sống đúng
đắn, rõ ràng thì mới tự tin hướng tới tương lai. Thử suy ngẫm trong điều kiện
của nước ta hiện nay, nếu ai cũng vào Đại học thì xã hội sẽ ra sao? Cho nên
mỗi người cần xem xét kĩ năng lực, năng khiếu, sự hiểu biết, niềm dam mê,
khát vọng cũa bản thân. Từ đó, chúng ta sẽ hiểu rõ và tự tin, tự hào về công
việc mình đang làm. Đồng thời, chúng ta cần phải có sự say mê tìm tòi,
nghiên cứu, phải năng động, sáng tạo và có phương pháp làm việc khoa học
thì mới sáng tạo ra những công trình nghiên cứu, những sản phẩm phục vụ
hữu ích cho cuộc sống con người. Nếu hăng say, toàn tâm toàn ý với công
việc và luôn phấn đấu vươn lên thì dù ỏ bất cứ vị trí nào, tài năng của chúng
ta sẽ được khẳng định. Thanh niên là lứa tuổi có khả năng và sức mạnh dời
non lấp bể, là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thanh niên không chỉ
tạo dựng sự nghiệp cho bản thân mà còn phải góp phần tích cực vào công
cuộc xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu mạnh.
Học hành là sự nghiệp của cả đời người chứ không chỉ dừng lại ở tuổi trẻ.
Biển học không bờ (Khổng Tử). Lê-nin đã dạy: Học, học nữa, học mãi. Chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra rất nhiều cách học có ích: Học ở trường, học

10
trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân. Chúng ta phải học thường xuyên,
. học ở mọi nơi mọi lúc... để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ
chuyên môn. ông cha ta đã khuyên con cháu: Có công mài sắt, có ngày nên
kim.
Trong xã hội thường có rất nhiều nghề, nghề nào cũng quý, cũng đẹp.
Người xưa đã khẳng định: Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh. Hoặc: Không có
nghề nào xấu, chỉ có người xấu. Cho nên chúng ta không nên quan trọng hoá
việc bắt buộc phải vào Đại học. Nền công nghiệp tiên tiến, nền kinh tế tri thUc
đang mở ra muôn nghìn cơ hội cho tuổi trẻ. Xã hội Việt Nam đang dần dần trở
thành một xã hội coi trọng chất xám. Chúng ta hãy làm giàu trí tuệ, năng lực
của mình bằng con đường tự học. Như vậy thì mỗi người mới khẳng định được
mình là một công dân có ích, có vị trí xứng đáng trong xã hội, không tụt hậu
so với bạn bè và thời đại.

ĐỂ 2: Trình bày ý kiến của anh (chị) vể quan niệm chọn nghề nghiệp
trong tương la i: Chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của mình;
chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống hay nhất quyết đeo
đuổi nghề mà mình vẩn thiết tha yêu thích.

I. DÀN Ý

1. Mở bài:
- Vấn đề chọn nghề nghiệp của giới trẻ luôn là vấn đề mang tính thời sự trong
cuộc sống hiện nay ở nhiều nước trên thế giới.
- Có nhiều quan niệm chọn nghề khác nhau: Chọn nghề phù hợp với năng lực
thực tế của mình; chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống hay nhất quyết đeo
đuổi nghề mà mình vẫn thiết tha yêu thích.
2. Thân bài: '
* Tâm trạng chung của thanh nièn trước ngưởng cửa cuộc đời.
- Thường phân vân, băn khoăn khi chọn cho mình một hướng đi.
- Ai cũng có ước mơ, khát vọng, ước mơ, khát vọng của mỗi người bắt nguồn từ
những hoàn cảnh khác nhau, năng lực khác nhau.
- Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến việc chọn nghề của mỗi
cá nhân.

11
* Ý kiến của bản thân.

+ Cách chọn nghề phù hợp với nàng lực thực tế của mình là có tính khả thi cao
nhất trong việc biến ước mơ thành hiện thực.
Ví dụ : Bạn A ước mơ trỏ thành bác sĩ. Tuy học lực giỏi, có thể thi đậu vào Đại
học Y nhưng hoàn cảnh kinh tế gia đình không đủ khả năng đáp ứng cho A học trong
6 năm. A đã chọn giải pháp thi vào trường Trung cấp Y tế của tỉnh để đỡ chi phí và
sau này vẫn có điều kiện học lên Đại học. Bạn B muốn trỏ thành một nhà quản trị
kinh doanh trong tướng lai, nhưng không đủ điều kiện học chính quy, bạn đã chọn
cách vừa làm vừa học hệ Đại học tại chức... Tuy vất vả, cực nhọc nhưng B đã đi đúng
con đường minh đã chọn. X
+ Cách chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống khó có được một tương lai
chắc chắn.
- Nhiều người không có năng khiếu, năng lực để làm một nghề nào đó mà dư
luận xã hội đang đề cao: (Nhất Y, nhì Dược... Nhất Kinh, nhì Tin, ba Luật...) mà cứ cô'
tìm mọi cách để thi vào bằng được thì sau này việc học tập sẽ rất vất vả, khó khăn và
làm việc không bao giờ giỏi được, dẫn tới tình trạng chán nghề, bỏ nghề hoặc làm trái
nghề...
- Quan niệm sai lệch này dẫn đến sự mất cân bằng xã hội và tạo điều kiện cho
các hiện tượng tiêu cực phát triển. (Lãng phí thời gian, tiền bạc của gia đình, Nhà
nước, hiệu quả công việc không cao...).
+ Cách chọn nghề là nhất quyết đeo đuổi nghề mà mình vẫn thiết tha yêu thích.
- Cái hay là thoả mãn được ước mơ, nguyện vọng của bản thân.
- Nhưng đi kèm theo nó là những điều kiện bắt buộc phải đáp ứng; ý chí kiên
định, nghị lực vững vàng, chấp nhận thử thách và cả thất bại; điểu kiện vật chất cho
phép kéo dài thời gian thực hiện ước mơ.
- Đối với những học sinh nghèo thì đây quả là một thử thách gay go, nghiệt ngã.
Nếu vượt qua được “vũ môn” thì “cá sẽ hoá rồng”. Những người chọn cách thứ ba này
cần có bản lĩnh vững vàng và một niềm tin to lớn vào năng lực của bản thân.

3. Kết bài:
- Không có gì sung sướng, hạnh phúc bằng đạt được ước mơ và gắn bó suốt đời
với công việc mà minh yêu thích.
- Lòng say mê, khát vọng kết hợp với tài năng thực sự là những yếu tố cơ bản
dẫn tới thành công của mỗi con người.
- Làm bất cứ điều gì, chúng ta cung phải nghĩ tới tính mục đích. Nói như nhà triết
học Đi-đơ-rõ: Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm
được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường.

12
II. BÀI LÀM

Trong bất cứ xã hội nào, quốc gia nào thì việc chọn nghề luôn là vấn đề
mang tính thời sự nóng bỏng đối với thanh niên, học sinh. Bàn về vấn đề này,
có rất nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, có ba xu hướng chính là: Chọn nghề
phù hợp với năng lực thực tế của mình; chọn nghề đang được ưa chuộng trong
đời sống hay nhất quyết đeo đuổi nghề mà mình vẫn thiết tha yêu thích.
Tâm lí chung của phần lớn thanh niên học sinh trước ngưỡng cửa cuộc đời
là thường phân vân, băn khoăn khi chọn cho mình một hướng đi. Ai cũng có
mơ ước, khát vọng và những mơ ước, khát vọng ấy bắt nguồn từ nhiều hoàn
cảnh khác nhau. Mỗi người lại có nhũng sở trường, sở đoản, mặt mạnh, mặt
yếu riêng. Điều đó tác động không nhỏ tới việc chọn ngành nghề của từng cá
nhân.
Theo tôi, cách chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của mình là có tính
khả thi cao nhất trong việc biến ước mơ thành hiện thực. Ví dụ : Bạn A thông
minh, học giỏi và ước mơ thi đậu vào Đại học Y để sau này trở thành bác sĩ.
Thế nhưng hoàn cảnh gia đình lại rất nghèo, không có điều kiện để nuôi bạn
ấy ăn học suốt sáu năm. A chọn giải pháp thi vào Trường trung cấp Y tế của
tỉnh nhà, vừa bước đầu đáp ứng được nhu cầu học tập, vừa đỡ tốh kém cho
gia đình và sau vài năm làm việc vẫn có" thể học tiếp lên Đại học. Bạn B
muốn trở thành một nhà quản trị doanh nghiệp trong tương lai nhưng không đủ
tiền để theo học Đại học chính quy như những bạn khác nên B đã chọn con
đường vừa làm vừa học (Đại học tại chức). Tuy vất vả, cực nhọc nhưng B rất
vui vì đã đi đúng con đường mình đã chọn.
Hiện nay, xu hướng chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống cũng
ảnh hưởng không ít tới suy nghĩ của học sinh. Cách đây mấy chục năm, nhiều
người biết đến câu .■Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, Sư phạm bỏ qua,
Nông lâm đút xó. Còn bây giờ, các bạn trẻ truyền nhau câu: Nhất Kinh, nhì
Tin, tam Y, tứ Luật. (Nhất Kinh tế, nhì Tin học, ba Y, bốn Luật). Bởi trình độ
nhận thức và phân tích hạn chế nện nhiều người cố thi và tìm mọi cách, kể
cả tiêu cực để vào bằng được các trường trên. Nhưng do khả năng học tập
không thực sự khá giỏi nên càng học càng đuối, sinh ra chán nản. Sau khi ra
trường, sô' người tìm được công việc đúng nghề nghiệp rất ít, phần lớn phải
chấp nhận gặp gì làm nấy. Mà phải làm những công việc không đúng ngành
nghề mình đã được đào tạo là điều bất đắc dĩ, cho nên chất lượng công việc
không thể như ý muốn và bản thân cũng không thể phát huy khả năng sẵn có.

13
Điều đó dẫn tới hiện tượng mất cân bằng trong xã hội. Có những ngành
nghề cung không đũ cầu và ngược lại. Nếu theo dõi báo chí và các phương
tiện truyền thông khác, chúng ta sẽ thấy sô' lượng sinh viên đã tốt nghiệp Đại
học mà không xin được việc làm là nhiều vô kể và sô' lượng ấy cứ tăng thêm
năm này qua năm khác, gây lãng phí tiền bạc của từng gia đình nói riêng và
của cả nước nói chung. Đối với mỗi người thì đó là sự thiệt thòi về nhiều mặt.
Cách chọn nghề thứ ba là nhất quyết đeo đuổi nghề mà mình vẫn thiết tha
yêu thích. Cách này có cái hay là thoả mãn được ước mơ nhưng đi kèm theo
nó lại là những điều kiện bắt buộc phải đáp ứng. Trước hết là bản thân phải
có lập trường kiên định, ý chí và nghị lực phấn đấu bền bỉ, sẵn sàng chấp
nhận thử thách và cả thất bại. Sau đó là điều kiện vật chất cho phép kéo dài
thời gian thực hiện ước mơ. Đối với những học sinh nghèo thì cách chọn nghề
này quả là một thử thách gay go. Nếu vượt qua được “ vũ môn” thì “cá chép
sẽ hoá rồng”. Những người chọn cách thứ ba này cần có bản lĩnh vững vàng
và một niềm tin chắc chắn vào năng lực của mình, tin rằng mình sẽ thành
công trên con đường đã chọn.
Không gì sung sướng, hạnh phúc bằng thực hiệri được ước mơ và suốt đời
gắn bó với công việc mà mình yêu thích. Lòng say mê, khát vọng, kết hợp
với tài năng là những yếu tô' cơ bản dẫn tới thành công, vinh quang trong sự
nghiệp của mỗi con người. Nhưng trên hết vẫn là tính mục đích. Chúng ta
hãy luôn nhớ tới câu nói nổi tiếng của nhà văn Pháp Đi-đơ-rô: Nếu không có
mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại
nếu như mục đích tầm thường. Trong tình hình đất nước hiện nay, quyết định
chọn nghề để làm việc và xây dựng sự nghiệp phải dựa trên năng lực bản
thân, điều kiện kinh tê' gia đình cùng nhu cầu thực sự của xã hội.

14
ĐÊ 3: Viết một bài văn nghị luận để nêu rõ tác hại của một số tệ nạn
xã hội mà chúng ta cẩn phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ
như; cờ bạc, thuốc lá, tiêm chích ma tuý, hoặc tiếp xúc vối văn hoá
phẩm không lành mạnh...

I. DÀN Ý

1. Mỏ bài:
- Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều nể nếp, thói quen tốt còn tổn tại không ít thói
quen xấu và tệ nạn có hại cho con người, cho xã hội.
- Những thói xấu có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạq, thuốc lá, ma tuý hoặc
sách xấu, băng đĩa có nội dung độc hại...
- Nếu không tự chủ được mình, dần dần con người sẽ bị nó ràng buộc, chi phối,
dần dần biến chất, tha hoá.
- Chúng ta hãy kiên quyết nói “Không!” với các tệ nạn ấy.
2. Thân bài:
éi/ Tại sao chúng ta phải nói “Không !” vổi các tệ nạn xâ h ội:
* Cờ bạc, thuốc lá, ma tuỷ... là thói hư tật xấu, là những tệ nạn xã hội gây ra tác hại
khủng khiếp dối vđi bản thăn, gia dinh và xâ hội vể nhiễu m ặ t: tư tưởng, đạo đức, sức khoẻ,
kinh tế, nòi giống...
Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.
* Sự ràng buộc, chi phối nguy hiểm của thói hư tật x ấ u ;
- Đầu tiên, do bạn bè xấu rủ rê hoặc do tò mò thử cho biết.
- Sau một vài lần, không có thì bồn chồn, khó chịu.
- Dần dần tiến tới nghiện ngập. Không có thuốc, cơ thể sẽ bị cơn nghiện hành
hạ. Mọi suy nghĩ, hành động... đều bị cơn nghiện chi phối.
- Để thoả mãn cơn nghiện, người ta có thể làm mọi thứ, kể cả trộm cắp, lừa đảo,
cướp giật, giết người...
- Một khi đã nhiễm phải tệ nạn lâu ngày thì rất khó từ bỏ. Tệ nạn sẽ hành hạ
làm cho con người khổ sở, điêu đứng vì nó.
- Thói hư tật xấu là bạn đồng hànhkcủa chủ nghĩa cá nhân ích kỉ.
b/ Tác hại của cò bạc, ma tuý, sách xấu sẽ dẫn đến thoái hoá đạo dức, nhãn cách, gây
tác hại lớn đến bản thân, gia dinh và xã hội.
* Cờ b ạc:
- Cờ bạc cũng là một loại ma tuý, ai đã trót vướng vào không dễ bỏ.
- Trò đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng.
- Mất nhiều thời gian, sức khoẻ, tiền bạc, sự nghiệp.

15
- Ảnh hưỏng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội.
- Hành vi cờ bạc bị luật pháp nghiêm cấm, tuỳ mức độ nặng nhẹ có thể bị xử
phạt hoặc đi tù.
* Thuốc lá:
- Thuốc lá là sát thủ giấu mặt đối với sức khoẻ con người.
- Khói thuốc gây nên nhiều bệnh nguy hiểm: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai
biến tim mạch...
- Khói thuốc không những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ bản thân mà còn ảnh
hưởng tới sức khoẻ của những người xung quanh.
- Thuốc lá tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập của gia đình, tác động xấu tới
nền kinh tế quốc dân.
- Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công
sở và chỗ đông người.
* Ma tuỷ:
- Thuốc phiện, hê-rô-in là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng
thuốc sẽ rđi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma tuý có nghĩa là tự mang
bản án tử hình.
- Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khoẻ suy kiệt nhanh chóng.
- Đối với người nghiện ma tuý thì tiền của bao nhiêu cũng không đủ.
- Nghiện ma tuý đổng nghĩa với mất hết danh dự, đạo đức, tinh yêu, hạnh phúc
gia đình, sự nghiệp...
* Văn hoá phẩm độc hại (sách xấu, băng đĩa hình đổi truy...):
- Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành
mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng, mất hết
khả năng phấn đấu, sống không mục đích.
- Nếu làm theo những điều bậy bạ thì sẽ dẫn đến sự suy đồi đạo đức, nhân cách,
ảnh hưỏng đến uy tín bản thân, gia đình và có thể dẫn tới vi phạm pháp luật.
3. Kết bài:
* Rút ra bài học tu dưỡng đạo dức:
- Tránh xa những thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội.
- Khi đã lỡ mắc vào, phải có quyết tâm từ bỏ, làm lại cuộc đời.
- Xây dựng cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống tích cực, lành mạnh.

II. BÀI LÀM


Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều tập quán, thói quen tốt còn có những
tập quán, thói quen xấu có hại cho con người và xã hội. Đối với những thói
quen xấu có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá, ma tuý hoặc sách,

16
băng, đĩa có nội dung độc hại, nếu ta không kiên định tự chủ, dần dần sẽ bị
nó ràng buộc, chi phối và biến thành nô lệ. Ta gọi chung các thói xấu trên là
tệ nạn xã hội. Đối với bất kì một quốc gia nào thì tệ nạn xã hội cũng là một
hiểm hoạ trước mắt và lâu dài, cần phải ra tay trừ bỏ. Vì những tác hại khôn
lường của nó, chúng ta hãy kiên quyết nói: “ Không!”.
Tại sao chúng ta phải nói “Không!” với các tệ nạn xã hội?
Cờ bạc, thuốc lá, ma tuý... là những thói hư tật xấu gây ra tác hại ghê gớm
cho bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, sức khoẻ,
kinh tế, nòi giống... Đây là mối nguy cơ trước mắt và lâu dài của đất nước,
dân tộc.
Ban đầu, chúng đến với ta một cách ngẫu nhiên, tình cờ. Tuổi trẻ thường
ham vui, ham lạ. Đó là chỗ yếu để tệ nạn tấn công. Đám con trai học sinh
mười lăm, mười bảy, vài lần nhìn các anh thanh niên phì phèo điếu thuốc lá
trên môi với vẻ rất lãng tử, sành điệu, thấy hay hay, thê' là bắt chước. Bạn bè
xấu rủ rê hút chích, khích bác vài câu chạm tự ái “nam nhi”, ừ thì thử cho biết
với đời, nhằm nhò gì, chuyện vặt I Một lần, hai lần..., rồi đến một lúc nào đó,
không có không chịu được. Thiếu nó, họ cảm thấy bồn chồn, chống chếnh,
buồn bã và lại tìm đến nó như tìm đến một sự giải thoát, một nguồn vui. Khi
đã tập tọng hút thuốc lá, hít hê-rô-in rồi thì từ thích đến nghiện chẳng bao xa.
Mỗi khi cơn nghiện ập đến, nó hành hạ thân xác đến mức khó có thể chịu
đựng nổi. Muốn có thuốc để thoả mãn cơn nghiện thì phải có tiền. Không có
tiền thì phải xoay sở mọi cách. Hỏi làm sao có thể tránh khỏi con đường tội
lỗi ?! Như vậy là thói xấu đã biến người nghiện thành nô lệ của nó. Nó là ông
chủ vô hình nhưng khắc nghiệt, tàn bạo, chi phối toàn bộ tư tưỏng, tình cảm
và hành động của người nghiện.
Tác hại của các tệ nạn là vô cùng ghê gớm và khi đã nhiễm phải tệ nạn
lâu ngày thì rất khó từ bỏ. Chúng ta thử bàn đến tác hại của từng loại một.
Thứ nhất là cờ bạc. Người xưa đã đúc kết: Cờ bạc là bác thằng bần, cữa
nhà bán hết, tra chân vào cùm. ^
Đúng thế, vì đây cũng là một loại ma tuý mà người nào trót sa chân vào
thì khó lòng thoát khỏi. Người đánh bạc có thệ ngồi vào chiếu bạc từ sáng
đến tối, ngày này sang ngày khác, quên ăn, 0 1 ''®T ngủ, quên cả làm việc, học
tập. Khi thua, cay cú quyết gỡ, càng gỡ lại càng thua.
Lúc đầu thì gán đồng hồ, xe đạp, xe máy; sau thì bán nhà, bán đất... và
bán cả danh dự, sự nghiệp của mình. Đầu óc lúc nào cũng bị ám ảnh bởi ảo

2-NWng bài làm văn mẫu 12T1-Trán Thị Thln-NXB THTPHCM 17


tưởng xe hơi, nhà lầu. Nếu thắng thì chiêu đãi bạn bè, ăn chơi phóng túng,
vung tiền không tiếc tay để được nghe những lời tâng bốc dối trá, để chứng
tỏ “ vai vế ” trong giới giang hồ. Nhiều kẻ biết rõ là cờ gian bạc lận nhưng vẫn
mê muội lao đầu vào, tự nguyện làm “ nai” cho lũ “ thợ săn” xẻ thịt. Kết quả là
thân tàn ma dại, bao nhiêu của cải mồ hôi nước mắt đội nón ra đi. Dân gian
có câu : Đánh đề ra đê mà ở là thế. Để khuyên mọi người tránh xa cờ bạc,
tục ngữ - ca dao cũng đưa ra bài học thấm thìa: Của làm ra cất trên gác, của
cờ bạc để ngoài sân, Của phù vân để ngoài ngõ. Bởi thực tế là hiếm ai giàu
có bền lâu nhờ cờ bạc.
Thứ hai là nghiện thuốc lá. Các nhà nghiền cứu y học đã đưa ra nhận xét
có tính chất cảnh báo: Khói thuốc là “sát thủ ” thể khí đối với sức khoẻ của con
người.
Người ta đến với thuốc lá thường do nhiều nguyên nhân: do hiếu kì, tò mò,
thích bắt chước hình ảnh của một thần tượng nào đó trong cuộc đời hoặc trên
phim ảnh, hoặc muốn khẳng định là mình đã lớn trước mặt bạn bè. Đó thường
là những cú “ hích” xui nhiều chàng trai mới lớn đốt điếu thuốc đầu tiên trong
đời. Hơn bốn ngàn th- hoá chất độc hại trong khói thuốc sẽ tàn phá không
chừa bất cứ bộ phận nào trong cơ thể. Những căn bệnh ghê gớm như ung thư
phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch, nhũn não, liệt run... phần lớn người
nghiện thuốc lá mắc phải. Mỗi điếu thuốc sẽ là một mồi lửa đốt “ miếng da
lừa” tuổi thọ của bạn cháy nhanh hơn.
Nghiện thuốc lá cũng đồng nghĩa với việc người hút tự cắt giảm thu nhập
của mình. Mỗi ngày hút nửa bao, một bao. Thuốc rẻ tiền thì cũng mất cả
trăm ngàn một tháng: thuốc “ xịn” thì phải tiền triệu. Hãy thử làm phép nhân
để xem người nghiện một tháng, một năm, một đời đốt hết bao nhiêu tiền ra
khói? Một con số thống kê gần đây cho biết Việt Nam có tỉ lệ người nghiện
thuốc lá khá cao so với khu vực và thế giới. Mỗi năm, thuốc lá ngốn hết hàng
ngàn tỉ đồng. Quả là con số chứa đựng một hiểm hoạ đáng sỢ!
Thứ ba là tác hại của ma tuý, gồm thuốc phiện, cần sa, hê-rô-in và nhiều
loại thuốc kích thích khác. Khác với ngày xưa, người nghiện thường là một số
trung niên có tiền, có vai vế trong xã hội. Người nghiện ma tuý ngày nay
phần lớn là ỏ độ tuổi thanh thiếu niên đang phát triển thể lực và trí lực để
chuẩn bị tạo dựng tương lai cho cá nhân và đóng góp trí tuệ, tài năng cho sự
nghiệp xây dựng đất nước.
Lú ' đầu cũng cỏ thể chỉ vì những lời khích bác của bạn bè và để thoả mãn
Iiỉiíi lo mò mà thử chơi cho biết với suy nghĩ sai lầm là một, hai lần thì không

18
thể nghiện được. Nhưng chỉ cần thế thôi là coi như bạn đã trao tính mạng của
mình vào tay thần chết. Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức
khoẻ suy kiệt nhanh chóng. Nghiện rồi thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ.
Nghiện nhẹ thì một ngày hết độ dăm chục, một trăm. Nghiện nặng thì năm
bảy trăm ngàn. Vậy làm gì ra tiền để thoả mãn cơn nghiện? Những kẻ nghiện
ngập có thể làm tất cả. Từ lấy cắp đr iến lấy cắp đồ hàng xóm. Rồi lừa
cả bố mẹ, anh em, vợ con cũng chẳng tu. Không ít kẻ lúc lên cơn vật vã, nã
tiền không được, điên cuồng giết cả người thân. Một xâu chuỗi tệ nạn xã hội
khác kéo theo tệ nghiện ngập : ăn trộm, ăn cắp, giết người cướp của, ...và
kinh khủng hơn cả là dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV mà hiện nay cả thế giới
đang mất biết bao công sức, tiền của để tập trung giải quyết đại dịch này.
Chính vì vậy, khi đã nghiện ma tuý là mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu,
hạnh phúc gia đình, sự nghiệp.
Thứ tư là văn hoá phẩm độc hại (sách xấu, băng, đĩa hình đồi truy...). Tiếp
xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh,
từ đó nảy sinh những ham muốn bản năng, phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ,
mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích. Nếu làm theo những điếu
bậy bạ thì sẽ dẫn đến sự suy đỗi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng tới uy tín
bản thân, gia đình và có thể dẫn tới vi phạm pháp luật!
Đó là sự thực. Một sự thực hiển nhiên đau lòng mà chúng ta chứng kiến
hằng ngày. Hiện nay, có một số thanh thiếu niên, học sinh hư hỏng không lo
tu chí học hành mà đua đòi ăn chơi sa đoạ. Họ rủ nhau tham gia vào những
trò cờ bạc đỏ đen, hút chích ma tuý, xem phim có nội dung xấu, chuyền tay
nhau những cuốn sách độc hại. Rồi đàn dúm đánh nhau, đua xe gây rối an
ninh trật tự công cộng, gây ra tai nạn giao thông... Tất cả những thói xấu đó
nhanh chóng đẩy họ vào vực thẳm tội lỗi.
Thói quen xấu là người bạn đổng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ. Trong
mỗi con người, thường có cả hai mặt tốt và xấu. Lối sống buông thả là mảnh
đất màu mỡ cho những thói quen xấu nảy nd và phát triển.
Ngày xưa, ông cha ta đã dạy: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Có thể
coi những tệ nạn trên là mực, gần nó sẽ bị vấy bẩn. Vì vậy, chúng ta cần phải
tránh xa những cạm bẫy của thói hư tật xấu để trước hết là bảo vệ phẩm
cách được trong sáng, sau đó là góp phần bảo vệ gia đình, xã hội, bảo vệ
truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Khi đã lỡ mắc thói xấu phải quyết
tâm từ bỏ nó, để làm lại cuộc đời.

19
Như trên đã phân tích, tập quán xấu, thói quen xấu có ma lực cuốn hút
con người. Bởi vậy, để không bị biến thành nạn nhân của nó, mỗi người phải
tự rèn luyện, tu dưỡng không ngừng trong học tập, ti-ong lao động và phải
nâng cao nhận thức về tác hại của các tệ nạn xã hội. Bạn bè phải khuyên
bảo nhau biết kiềm chế trước những thú vui không lành mạnh và chung tay
góp sức đẩy lùi, tiến tới đấu tranh tiêu diệt tệ nạn để cuộc sống ngày càng
trong sạch, tốt đẹp hơn.

ĐỀ 4: Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôì nhận định: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ
đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà
không có phương hưởng kiên định thi không có cuộc sống.
Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc
sông của con người.

I. DÀN Ý
1. Mở bài:
- Lí tưởng là yếu tô' quan trọng hàng đầu, quyết định thành công hay thất bại trong
cuộc đời của mỗi con người.
- Nhà văn vĩ đại của nước Nga Lép Tôn-xtôi (1828 - 1910) nhận định: Lí tưởng là
ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không
có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống.
- Câu nói trên khẳng định tầm quan trọng của II tưởng trong cuộc sông.
2. Thân bài;
* Giải thích câu nói của Lép Tôn-xtôi.

+ Lí tưởng là gì ?

Lí tưởng là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới.
+ Lí tưởng là ngọn đèn chl dường...

Lí tưởng giống như ngọn đèn soi sáng trong đêm tối để người đi không lầm đường
lạc lối. Lí tưởng cao đẹp định hướng cho cuộc sống con người.
+ Không có lí tưởng thi không có phương hướng kiên định.

- Sống không có lí tưởng có nghĩa là sống không xác định được mục đích rõ ràng;
không có những suy nghĩ, hành động đúng đắn.
- Không có lí tưởng thì không có lập trường vững vàng và ý chí kiên trì bền bỉ trong
cuộc sống.

20
+ Không có phương hưởng kiên định thì không có cuộc sống.
Cuộc sống ở đây là cuộc sống có ý nghĩa tốt đẹp cho bản thân và xã hội. Hiện
tại có thể chưa có nhưng trong tương lai sẽ có.
+ Nghĩa của cả câu :

- Con người sống phải có lí tưởng. Lí tưởng là những tư tưởng, giá trị tinh thần cao
cả, là mục đích tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới, là những khao khát
cháy bỏng của một đời người, là kim chỉ nam định hướng cho chúng ta trên con đường
xây dựng và phát triển sự nghiệp. Lí tưởng là nguồn cổ vũ, động viên trong tâm hồn,
là sức mạnh thôi thúc hành động giúp chúng ta vượt qua khó khăn, thử thách và thất
bại để thực hiện bằng được mục đích cao cả đã đặt ra.
- Lí tưởng và quyết tâm thực hiện lí tưởng giúp con người có cuộc sống tốt đẹp,
hữu ích.
- Cuộc sống thiếu lí tưởng tốt đẹp hoặc chạy theo những tham vọng thái quá
khiến con người dễ sống buông thả hoặc sa vào lối sống vị kỉ, tầm thường.
- Phân biệt lí tưởng với tham vọng, dục vọng; tham vọng, dục vọng chưa thể coi
là lí tưởng vì chưa phải là những giá trị thực sự cao quý, soi sáng cho đời sống tinh
thần và hành động của con người.
- Vai trò của lí tưởng đối với lịch sử nhân loại và đối với đời sống cá nhân.
- Nêu mối quan hệ lí tưởng chung và lí tưởng riêng của từng cá nhân.
* Chứng minh những gương sáng có lí tưởng cao dẹp trong sử sách.
- Phạm Ngũ Lão: Lí tưởng phò vua giúp nước thể hiện qua bài thơ Tỏ lòng {Thuật
hoài). Nghĩ tới Vũ hầu (tức Gia Cát Lượng nổi tiếng trung quân), ông tự thấy thẹn vì
mình chưa được như vậy. Trần Quốc Tuấn, danh tướng đời Trần coi việc cứu nước
cứu dân là lí tưởng, là sự nghiệp lớn nhất của đời minh {Hịch tướng sĩ).
- Lê Lợi, Nguyễn Trãi nếm mật nằm gai suốt mười năm để lãnh đạo nghĩa quân
Lam Sơn khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược, quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi nước
nhà. Lí tưởng mà Nguyễn Trãi theo đuổi suốt cuộc đời là ; Việc nhân nghĩa cốt ở yên
dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Là lòng trung quân ái quốc: Bui có một lòng
trung với hiếu, Đêm ngày cuồn cuộn nước triểu đông. Là làm sao cho; Dân giàu đủ
khắp đòi phương.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh là gươqg sáng điển hình về con người có lí tưởng cao
đẹp, gắn liền với quyền lợi của Tổ quốc. Lòng yêu nước thiết tha đã dẫn dắt Bác đến
với lí tưởng cách mạng là đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành chủ quyền
tự do, độc lập cho đất nước. Bác đã cống hiến, hi sinh trọn đời cho lí tưởng cao quý
đó.
- Thế hệ trẻ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mĩ đểu sống và chiến đấu theo lí tưởng cách mạng, sẵn sàng hi sinh bảo vệ Tổ
quốc, thống nhất đất nước.

21
* Lí tưởng thanh niên hiện n a y :
- Là thực hiện ước nguyện của Bá" H ổ: Dồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc,
ai cũng được học hành.
- Xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam thành một quốc gia hiện đại, tiên tiến,
sánh vai với các cường quốc năm châu.
- Thanh niên phải ra sức học tập, lao động, làm việc để tạo dựng sự nghiệp cho
bản thân và góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.
- Lí tưởng của từng cá nhân gắn với ước mơ, mục đích sống cao đẹp, phù hợp
với lối sống của mọi người.
- Nêu rõ //' tưởng của bản thân và định hướng thực hiện lí tưởng đó. Anh (chị) có lí
tưởng gì ? Tại sao anh (chị) lại xác định cho mình lí tưởng đó ? Anh (chị) dự định hành
động cụ thể như thế nào để thực hiện lí tưởng của mình?
3. Kết bài:
- Lí tưởng cao đẹp vừa là ngọn đèn soi sáng con đường chúng ta đi, vừa là lẽ
sống cho cả dân tộc và đất nước.
- Lí tưởng không chỉ là ước mơ, khát vọng mà còn là hành động thực tiễn để thực
hiện mơ ước, khát vọng ấy.
- Nhận định của nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi về lí tưởng vừa giàu tính hình tượng
vừa sâu xa tính triết lí, mang lại cho chúng ta nhiều bài học nhân sinh bổ ích.

II. BÀI LÀM


Lịch sử xã hội loài người đã trải qua mấy ngàn năm phát triển với biết bao
biến cố thăng trầm. Từ thực tế cuộc sống đa dạng, phong phú, nhân loại đã
chiêm nghiệm và đúc kết ra nhiều bài học triết lí để các thế hệ nối tiếp noi
theo và vận dụng. Lí tưởng - một vấn đề lớn lao của nhân loại đã được nhà
văn vĩ đại của nước Nga Lép Tôn-xtôi (1828 - 1910) khẳng định: Lí tưởng là
ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định,
mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống.
Câu nói trên khẳng định tầm quan trọng của lí tưởng trong cuộc sống con
người. Đây là điều Lép Tôn-xtôi suy ngẫm và trải nghiệm qua một hành trình
đầy gian nan, vất vả. Xuất thân từ tầng lớp quý tộc Nga, ỏng đã quyết định từ
bỏ cuộc sống giàu sang trong lâu đài đồ sộ và điền trang rộng lớn để thực
hiện lí tưởng nhân văn mà ông theo đuổi suốt cuộc đời là bãi bỏ chế độ nông
nô, sống cuộc đời cần lao, bác ái.
Câu nói của nhà văn Lép Tôn-xtôi có ý nghĩa như thế nào? Trước hết,
chúng ta phải hiểu khái niệm : Lí tưởng là gì ? Lí tưởng là mục đích cao nhất,
tốt đẹp nhất mà con người phấn đấu để đạt tới (Từ điển Tiếng Việt).

22
Nhà văn Lép Tôn-xtôi đã dùng hình ảnh ngọn đèn để so sánh với lí tưởng: Lí
tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Đây là một ẩn dụ nghệ thuật vừa đẹp, vừa chứa
đựng nhiều ý nghĩa. Người có lí tưởng tốt đẹp giống như trong tâm thức luôn
có ngọn đèn soi sáng chỉ lối, dẫn đường; nhờ vậy mà xác định đúng phưđng
hướng, không bao giờ lầm đường lạc lối.
ở vế sau của câu nói, tăc giả cụ thể hoá ý nghĩa ngọn đèn và khẳng định
tác dụng của nó đối với con người: Không có lí tưởng thì không có phương
hướng kiên định. Có nghĩa là nếu không xác định được mục đích sống rõ
ràng, thì sẽ không có những suy nghĩ và hành động đúng đắn, thiết thực, phù
hợp với bản thân và yêu cầu của đất nước. Người có lí tưởng không bao giờ
bị dao động, lung lay trước mọi gian nan, thử thách. Cho dù trên đường đi có
lúc gặp bão táp mưa sa hay phải lên thác xuống ghềnh thì họ cũng sẽ vượt
qua nhờ ánh sáng soi rọi, dẫn dắt của lí tưởng. Họ bền gan vững chí trên con
đường phấn đấu cho lí tưởng mà mình theo đuổi, dẫu có phải hi sinh tính
mạng họ cũng sẵn sàng. Không có phương hướng kiên định thì không có cuộc
sống. Cuộc sống ở đây là cuộc sống hướng tới những giá trị tinh thần tốt đẹp
thực sự xứng đáng với con người. Con người không có lí tưởng iố\ đẹp thì chỉ
tổn tại chứ không phải là sống theo ý nghĩa trọn vẹn của từ này.
Vậy ý nghĩa cả câu nói của Lép Tôn-xtôi là gì? Con người sống phải có //'
tưởng. Lí tưởng \à mục đích cao cả, tốt đẹp nhất mà con người phấn đấu để
đạt tới, là kim chỉ nam định hướng cho chúng ta trên con đường xây dựng và
phát triển sự nghiệp. Đó là những tư tưởng, những giá trị tinh thần cao đẹp,
tiến bộ, định hướng cho cuộc sống của con người giúp con người có khát
vọng, có sức mạnh trong tâm hồn, trong hành động để đạt tới ý nghĩa cao
quý của đời sống.
Chúng ta có thể đặt câu hỏi với vài người bạn: Lí tưởng của anh là gì? Có
người sẽ nói: Lí tưởng của tôi ư? Là kiếm được nhiều tiền, có tiền là có tất cả.
Hoặc: Trở thành một người nổi tiếng, đó là lí tưởng của tôi. Trong xã hội hiện
nay, rất nhiều người theo đuổi nhữog lí tưởng tương tự như vậy.
Tuy những tham vọng này không phải không có điểm tích cực nhưng chưa
thể coi đó là lí tưởng vì chưa phải là những giá trị tinh thần cao quý, có thể
nâng cao vẻ đẹp thực sự của con người, soi sáng cho đời sống tinh thần và
hành động của con người, làm cho cuộc sống trở nên cao đẹp hon. Thậm chí,
nếu tham vọng quá đáng, con người có thể sa vào tội lỗi. Tham vọng không
thể là ngọn đèn chỉ đường cho cuộc sống của chúng ta.

23
Trong lịch sử nhân loại, lí tưởng của cá nhân nói riêng và lí tưởng của loài
người nói chung có quan hệ với nhau như thế nào? Những lí tưởng chung mà
loài người hướng tới là những lí tưởng lớn lao, đẹp đẽ, ví dụ như: lí tưởng công
bằng, dân chủ, lí tưởng nhân văn, yêu nước... Lí tưởng đúng đắn của mỗi cá
nhân chính là những khát vọng tốt đẹp phù hợp với giá trị tinh thần của nhân
loại: sự khao khát tri thức, hiểu biết; mong muốn về tình yêu, hạnh phúc; ước
mong về một cuộc sống đầy đủ, êm ấm ; khát vọng làm giàu cho quê hương,
đất nước...
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam có rất nhiều gương sáng về những con
người sống có lí tưởng cao đẹp là cống hiến, hi sinh tất cả cho chủ quyền độc
lập tự do của đất nước, dân tộc, cho cuộc sống thanh bình của nhân dân.
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn quên ăn quên ngủ để nghĩ ra kê' sách
đánh đuổi quân xâm lược Nguyên - Mông ra khỏi bờ cõi nước nhà. Viên tướng
trẻ Phạm Ngũ Lão chân thành bày tỏ lí tưởng phò vua giúp nước trong bài thơ
Thuật hoài {Tỏ lòng): Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe
chuyện Vũ hầu. Nợ ò đây là gánh nặng trách nhiệm với đất nước của những
trang nam nhi thời loạn. Lê Lợi, Nguyễn Trãi suốt mười năm nếm mật nằm
gai để tìm ra kế sách tiêu diệt giặc ngoại xâm, lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn
quét sạch giặc Minh, nên công oanh liệt ngàn nấm, mở ra nền thái bình muôn
thuở...
Một gương sáng điển hình về con người có lí tưởng cao đẹp là Chủ tịch Hồ
Chí Minh kính yêu cũa nhân dân Việt Nam. Bác đã từng nêu lên chân lí: Không
có gì quý hơn độc lập tự do. Đầu thế kỉ XX, thấm thìa nỗi đau đớn, tủi nhục
của người dân thuộc địa dưới ách thống trị của thực dân, đế quốc, người thanh
niên Nguyễn Tất Thành đã âm thầm ra đi tìm đường cứu nước. Lí íưởng thiêng
liêng đã-nung nấu quyết tâm, ý chí và tiếp thêm sức mạnh cho Bác trên cori
đường đi tìm chân lí cách mạng giải phóng dân tộc, giành chủ quyền độc lập
tự do cho đất nước. Bác Hồ đã chọn cho mình lí tưởng ấy và quyết tâm biến
nó thành hiện thực kể từ khi là anh Ba phụ bếp trên chiếc tàu biển La-tút-sơ
Tê-rê-vin của Pháp (1911), là người chiến sĩ cộng sản quốc tế Nguyễn Ái
Quốc cho đến lúc trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà (1945) và tới lúc giã từ đồng bào, đồng chí thân yêu để bước sang
thế giới người hiền của Các Mác, Lê-nin (1969). Suốt đời, Bác theo đuổi một
khát vọng : Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước

24
ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do. Đồng bào ta ai cũng có
cdm àn áo mặc, ai cũng được học hành. Bác đã hi sinh cả cuộc đời mình để
thực hiện bằng được lf tưởng cao đẹp đó.
Thế hệ trẻ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mĩ đã tình nguyện cống hiến, hi sinh tuổi trẻ và sinh mạng cho lí
tưởng cao cả bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ của đất
nước: Xẻ dọc Trường Sdn đi cứu nước. Mà lòng phdi phới dậy tưdng lai. Đó là
thời không có chỗ cho những ham muốn cá nhân, mà chỉ có vấn đề quan
trọng duy nhất là bảo vệ Tổ quốc. Hàng triệu anh hùng, chiến sĩ vô danh đã
làm rạng rỡ truyền thống bất khuất, quật cường của dân tộc. Người sĩ quan
pháo binh Nguyễn Viết Xuân hiên ngang trên mâm pháo với lời hô nóng bỏng
hờn căm; Hãy nhàm thẳng quân thù mà bắn! Anh thợ điện Nguyễn Văn Trỗi
quyết tâm giết tên bộ trưởng quốc phòng Mĩ Mắcnamara vì theo anh: Nếu còn
một tên xâm lược Mĩ trên đất nước ta thì không ai có hạnh phúc nổi cả. Chiến
sĩ trẻ Lê Mã Lương bị thương mù một mắt trong chiến đấu nhưng không hề
nao núng. Câu nói nổi tiếng của anh là : Cuộc sống của tuổi trẻ chỉ cao đẹp
trên chiến tuyển đánh quân thù, tiêu biểu cho lí tưởng chung của thanh niên
Việt Nam thời đánh Mĩ. Đồng thời, cũng có biết bao con người đã âm thầm,
bền bỉ, thậm chí hi sinh cuộc sống của mình vì chủ quyền của dân tộc, tự do
của nhân loại. Thật xúc động khi đọc lại những trang nhật kí chiến trường của
liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thuỳ Trâm, những trang thư của mười cô gái
Thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc gửi về thăm mẹ... Còn bao nhiêu
trang thư, trang nhật kí như thế đã nằm lại cùng các anh các chị trên chiến
trường ác liệt. Trong những năm tháng ấy, khát vọng được hi sinh để đất nước
không còn tiếng đạn bom, để bầu trời trong xanh bình yên trên mỗi mái nhà
đã thắp sáng cuộc đời của mỗi chiến sĩ. Lí tưởng đó thực sự đóng vai trò dẫn
đường để chúng ta hướng tới những giá trị tốt đẹp, xứng đáng với Con Người.
Ngày nay, một lí tưởng sốrig đứjig đắn càng trở nên cần thiết đối với thanh
niên. Chúng ta có nhiều cơ hội để đem hết tài năng nhiệt huyết xây dựng quê
hương, đất nước giàu đẹp, thực hiện ý nguyện của Bác Hồ là đồng bào ta ai
cũng có Cdm ăn áo mặc và được học hành] là đưa đất nước ta sánh vai vôi các
cường quốc năm châu. Tuổi trẻ với lí tưởng sống mình vì mọi người như lời dạy
của Bác Hồ đang xung phong lên rừng xuống biển, góp công góp sức xây
dựng các công trình vĩ đại phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước giàu

25
đẹp. Các nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Trị An, Thác Mơ, Yaly...; đường dây
điện cao thê' chạy suốt chiều dài đất nước: con đưòng Hồ Chí Minh huyền
thoại nối liền hai miền Nam Bắc... là kết quả hoài bão công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước của tuổi trẻ Việt Nam.
Tuy nhiên, để thực hiện lí tưởng cao đẹp, thanh niên chúng ta phải không
ngừng học tập, làm việc, tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại, tiếp cận
với nền kinh tế tri thức, nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phấn
đấu cho sự nghiệp dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh.
Tôi và bạn, chúng ta chỉ là những người bình thường. Nhưng khi chúng ta
chọn cho mình một mục đích sống đẹp và kiên trì hướng tới mục đích đó thì
tức là chúng ta đã có lí tưởng của mình. Như một giọt nước, chúng ta hoà vào
dòng chảy mạnh mẽ của đời sống để cùng hướng tới đích, hướng tới ánh
sáng, hướng ra biển cả rộng lớn của tự do và tình yêu thương con người. Như
thế, chúng ta sẽ không phải nuối tiếc vì sự hữu hạn của đời người.
Tôi biết có bác sĩ suốt đời làm việc trong một bệnh viện phong ở nơi xa xôi,
hẻo lánh, tận tình chăm sóc bệnh nhân, âm thầm chia sẻ nỗi đau tinh thần và
thể xác của từng người. Anh không muốn nói về mình. Có lẽ, anh không nghĩ
đến hai chữ lí tưởng, nhưng anh đã dành cả đời mình cho lí tưởng cao đẹp của
một vị “ lương y như từ mẫu”.
Còn biết bao nhiêu con người bình thường, vô danh với cách sống quên
mình vì người khác đã hằng ngày, hằng giò thắp sáng thêm ngọn đèn chỉ
đường trên hành trình nhọc nhằn, gian khổ. Họ không suy tư, không triết lí
suông về hai chữ lí tưởng, nhưng cuộc đời họ lại là hiện thân của lí tưởng đẹp
nhất: Biết thương yêu người khác như thương yêu chính bản thân mình.
Dù lớn lao hay nhỏ bé, dù dẫn đường cho hành trình của cả nhân loại, cả
thời đại hay soi rọi cho những lối nhỏ của mỗi cuộc đời, mỗi số phận... thì lí
tưởng vẫn luôn là một giá trị tinh thần .cao quỷ, đẹp đẽ mà con người luôn
hướng tới với cả tâm trí và hành động. Một cuộc sống không hướng tới điều gì
tốt đẹp, không có khao khát cống hiến là một cuộc sống vô nghĩa, phi lí.
Không có một ngọn đèn chỉ đường trong tâm trí và hành động, con người dễ
sa vào lối sống vị kỉ, buông thả, thác loạn hoặc mỏi mệt, chán chường. Lí
tưởng và niềm tin vào lí tưởng là nguồn sức mạnh giúp chúng ta vượt lên
những thử thách đáng sợ, những cám dỗ tầm thường trong cuộc sống.

26
Cuộc sống không có // tưởng, thiếu mục đích sống tốt đẹp, thiếu giá trị tinh
thần, vô phương hướng thực chất chỉ là chuỗi ngày kéo dài sự sinh tồn. Tôi
biết có một bộ phận tuổi teen hiện nay đang sống như vậy. Họ lao vào những
cuộc vui thâu đêm suốt sáng, hoặc giam mình trong phòng với chiếc máy vi
tính, thờ 0 với tất cả. Với họ, ưốc mơ và lí tưởng là điều họ chưa từng nghĩ
đến. Họ sống mờ nhạt, hờ hững với mọi thứ xung quanh. Cuộc sống đối với
họ dường như là một ao tù phẳng lặng. Khi được hỏi về lí tưởng, hầu hết các
bạn trẻ có cuộc sống như vậy đều băn t<hoăn và tỏ ra lúng túng. Họ phó thác
cuộc sống và tương lai cho gia đình, trong khi bao bạn trẻ khác có hoài bão to
lớn và khát vọng cống hiến cho xã hội. Ngày nay, khi cuộc sống đã ấm no,
đầy đủ, bạn có thể ỷ lại vào cha mẹ hoặc sống như cây tầm gửi chẳng lo
lắng ngày mai sẽ ra sao... nhưng liệu bạn có sống như vậy suốt đời được
không? Theo tôi, chúng ta có thể hài lòng về những gì mình đang có nhưng
không thể sống mà không có lí tưởng, bởi như thế đồng nghĩa với việc bạn
chẳng biết gì về giá trị của cuộc sống, của Con Người.
Với những học sinh như tôi và bạn, lí tưởng sống không phải là vấn đề gì
cao xa mà đơn giản chỉ là sự nỗ lực trong học tập để mang lại niềm vui cho
bản thân và những người thân yêu. Sống có ích cho mình, cho mọi người,
bạn sẽ thấy cuộc sống tuyệt diệu hơn và như thế cũng là đóng góp cho xã
hội, bỏi tôi tin rằng tương lai chắc chắn sẽ tốt đẹp nếu như mỗi người đều cố
gắng hoàn thiện mình.
Một người bạn khác hỏi tô i: “Bạn có bao giờ nghĩ mình sống vì cái gì ?”.
Tôi trả lời là học xong Trung học phổ thông, tôi sẽ thi vào Đại học Sư phạm
và sẽ trỏ thành một thầy giáo dạy Văn. Tôi mong rằng học sinh sẽ chấp
nhận tôi là người bạn thân thiết của các em và sẽ vui mừng mỗi khi tôi bước
vào lớp. Mỗi giờ dạy của tôi sẽ là một ngày hội đối với học sinh. Khi đã
trưởng thành, dù là giáo sư, tiến sĩ... thì các em vẫn luôn nhớ tổi tôi và không
bao giờ quên những giờ dạy của tôi. Theo bạn, đó có phải là lí tưởng hay
không? X
Nhưng tôi biết không thể chỉ mơ ước về điều ấy mà còn phải làm gì đó để
cuộc sống của mình trở thành một món quà tặng hữu ích cho mọi người. Đó
thực sự là một điều khó khăn. Nhưng tôi sẽ luôn cố gắng để ánh sáng của
ngọn đèn lí tưởng không bao giờ lụi tắt. Để những năm tháng mà tôi may mắn
được sinh ra, được sống và được nhìn thấy ánh mặt trời trên thế gian này
không phải là những tháng năm vô nghĩa.

27
Lí tưởng cao đẹp vừa là ngọn đèn dẫn đường soi sáng cho mỗi con người
vừa là lẽ sống cho cả dân tộc, đất nước. Câu nói nổi tiếng của nhà văn Nga
Lép Tôn-xtôi vừa giàu tính hình tượng vừa đậm chất triết lí đã mang lại những
bài học nhân sinh bổ ích cho mỗi chúng ta trên con đường tạo dựng sự
nghiệp riêng và sự nghiệp chung của quê hương, đất nước.

ĐỂ 5; Suy nghĩ của anh (chị) về vai trò, ảnh hưởng của Internet
tới cuộc sống của thanh niên hiện nay.

I. DÀN Ý
1. Mở bài:
- Internet (mạng điện tử) là kênh thông tin khổng lồ, là phương tiện đắc lực của
con người trong cuộc sống.
- Internet là thê' giới tri thức, thế giới giải trí đa dạng, phong phú, vô cùng hấp
dẫn, nhất là đối với thế hệ trẻ.
- Bên cạnh mặt tích cực, Internet cũng có những mặt tiêu cực, ẩn tàng những
nguy cơ đáng sợ nếu như người sử dụng nó không đúng mục đích thiết thực và tốt
đẹp.
- Hiện nay, nhiều người đặt ra câu h ỏ i: Internet - thế giới ảo hay thực ? Sự lựa
chọn và bản lĩnh của chúng ta như thế nào?
2. Thân bài:
* Vai trò tích cực của Internet.
- Là một phần không thể thiếu của mỗi người trong cuộc sống hiện nay.
- Là kho từ điển bách khoa đổ sộ.
- Là phương tiện trao đổi tri thức trên phạm vi toàn cầu.
- Là thế giới giải trí sinh động, là phương tiện trao đổi tình cảm với bạn bè, người
thân.
- Internet có ảnh hưởng rộng lớn tới mọi lĩnh vực của đời sống nhân loại (thông
tin, văn hoá, kinh tế, chính trị v.v...); đường lối chính trị của từng quốc gia (ứng dụng
vào quản lí nhà nước, kinh tế, giáo dục v.v...), đời sống của mỗi con người (học tập,
giao tiếp, tìm kiếm cơ hội kinh doanh v.v...):
* Mặt tiêu cực của Internet.
- Bên cạnh những thông tin quý giá, cần thiết cho con người thì Internet bao gồm
cả những thông tin xấu cần đề phòng như: những trang web đen kích động bạo lực,
truyền bá lối sống không lành mạnh, những trò lừa đảo về kinh tế, tình cảm..., có thể
xem là thứ “ma tuý” trên mạng, rất có hại.

28
- Trò chơi điện tử (game Online) là phương tiện giải trí thú vị nhưng nếu người
chơi sa đà vào thế giới ảo thì sẽ hao tốn rất nhiều thời gian, sức khoẻ, tiền bạc, ảnh
hưởng xấu tới công việc, học tập...
- Các hlnh thức giao tiếp qua mạng như email, voice Chat... là cầu nối cho đời
sống tinh thần, tình cảm ; nhưng nếu lạm dụng sẽ mất nhiều thời gian, sức lực và trí
tuệ, gây ra những ngộ nhận, thất vọng vì khoảng cách quá xa giữa cái ảo và cái thực,
nhất là trong lĩnh vực tinh yêu.
* Đánh giá, nhận xét về thực trạng sử dụng Internet hiện nay.

- Đối tượng sử dụng Internet rất nhiều. Các chính phủ, các vị nguyên thủ quốc
gia rất cần tới sự hỗ trợ của Internet để quản lí, điều hành đất nưóc. Các ông chủ tập
đoàn kinh tế đa quốc gia, các chủ doanh nghiệp và đôi ngũ nhân viên đểu sử dụng
Internet hằng ngày. Những người yêu nhau dùng Internet làm cầu n ố i: thậm chí các
bà nội trợ, các cụ già về hưu cũng làm bạn với Internet.
- Tuy nhiên, đối tượng sử dụng đông nhất vẫn là học sinh, sinh viên, công chức
trẻ...
- Số người sử dụng vào việc mỏ mang kiến thức, nâng cao trình độ học tập và
nâng cao chất lượng công việc không nhiều (chỉ khoảng 47%).
- Số người sử dụng vào các mục đích không thiết thực như chơi game, chuyện
phiếm... chiếm 53% (Theo con số thống kê của chi nhánh Nielsen tại Việt Nam). Đây
là điều đáng lo ngại. Việc sử dụng nhu vậy dẫn tới những hậu quả xấu cho cá nhân
và xã hội vể nhiều mặt.
- Cần quản lí tốt vể nội dung yà thời gian mỏ cửa của các điểm dịch vụ Internet.
* Trình bày rõ những trải nghiệm của bản thân :

- Anh (chị) đã sử dụng Internet như thế nào, với mục đích gì ?
- Những hiệu quả, cơ hội mà Internet đã đem đến cho anh chị là gì?
- Anh (chị) đã phải trải qua những tình huống xấu, những mối nguy hại gì từ
Internet?
- Anh (chị) dự định sẽ khai thác Internet vào mục đích gì là chủ yếu để phục vụ
cho cuộc sống của mình trong tương lai?
3. Kết bài: X
- Internet là phương tiện hiện đại, đem lại rất nhiều lợi ích cho con người. Ai làm
chủ được nó thì sẽ trở thành ngưỏi giàu có về mặt tri thức.
- Phương tiện tốt nhưng phương pháp sử dụng không tốt tất yếu dẫn đến hậu
quả xấu. Người sử dụng sẽ tự tạo ra rào cản vô hình cho sự tiến bộ của bản thân.
- Tuổi trẻ cần trang bị cho mình một trình độ hiểu biết nhất định và bản lĩnh vững
vàng để khai thác và vận dụng một cách sáng tạo kho báu tri thức của nhân loại.

29
II. BÀI LÀM
Internet là kênh thông tin khổng lồ, là phương tiện đắc lực giúp con người
mỏ mang tri thức, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tình cảm, rút ngắn khoảng
cách giữa người với người, giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới trong thời
hiện đại. Internet là thế giới tri thức đa dạng, phong phú, vô cùng hấp dẫn,
nhất là đối với thế hệ trẻ. Bởi giới trẻ thưòng tiếp thu nhanh nhạy những thành
tựu mới mẻ của khoa học kĩ thuật tiên tiến, của công nghệ thông tin hiện đại.
Bên cạnh mặt tích cực, Internet cũng tiềm ẩn những mặt tiêu cực và nguy
cơ đáng sỢ, nếu như con người sử dụng nó không đúng mục đích thiết thực
và tốt đẹp. Hiện nay, nhiều người đã đặt ra câu hỏi: Internet - thế giới ảo hay
thực ? Sự lựa chọn và bản lĩnh của chúng ta như thế nào ?
Có người cho rằng Internet chẳng qua chỉ là thế giới ảo. Nhưng điều không
thể phủ nhận là những gì có trong thế giới thực đều được phản ánh vào Internet
và những gì không có trong thê' giới thực cũng có thể tìm thấy trên Internet.
Do đó Internet là thế giới ảo mà thực,'thực mà ảo.
Chúng ta là thế hệ 8X, 9X của thế kỉ XX, thế kỉ bùng nổ công nghệ thông
tin và kinh tế tri thức. Internet đã trở thành cánh cửa mỏ ra một thế giới sống
động, đem đến muôn vàn cơ hội cho cuộc sống của chúng ta, là một phần
không thể thiếu của mỗi người trong cuộc sống hiện nay. Trực tiếp hay gián
tiếp, không ai trong thế giới hiện đại này không chịu ảnh hưỏng của mạng
lưới Internet. Có điều, chúng ta thu được gi từ mạng lưới ấy hay tự biến mình
thành kẻ mắc lưới ? Điều đó còn tuỳ thuộc vào nội lực và bản lĩnh của mỗi
người khi gia nhập vào thế giới mạng.
Trước hết, Internet là một pho Từ điển bách khoa đồ sộ, một thư viện
khổng lồ mà tất cả các thư mục được sắp xếp vOi một trật tự gần như hoàn
hảo. Bạn có thể tra cứu trên mạng những thông tin quan trọng thuộc mọi lĩnh
vực: khoa học, kĩ thuật, công nghệ, văn học, nghệ thuật... Internet còn là một
trường học mở cửa suốt ngày đêm. Chương trình đào tạo trực tuyến của các
trường Đại học danh tiếng trong nước vã trên thế giới có các khoá học vối nội
dung và phương pháp giảng dạy hiện đại luôn sẵn sàng chào đón bạn ỏ bất
cứ nơi nào, thời điểm nào. Đào tạo từ xa trên Internet là hình thức giáo dục ít
tốn kém nhất mà không kém phần hiệu quả bởi nó phát huy cao độ tính chủ
động, tự giác của người học.
Hiện nay, Internet cũng góp phần nâng cao chất lượng quản lí, điều hành
Nhà nước của Chính phủ. Các cuộc họp giao ban của Chính phủ từ Thủ đô

30
Hà Nội đến các tĩnh trong toàn quốc bằng cách trực tuyến thông qua mạng
Internet đỡ tốn thời gian, tiền bạc, sức lực của nhiều người. Quốc hội trả lời
trực tiếp những vấn đề bức xúc của người dân qua mạng Internet. Việc để đạt
yêu cầu của các doanh nghiệp đối với cơ quan chủ quản Nhà nước đều được
Internet giúp sức.
Thế giới giải trí trên mạng Internet thật phong phú, sinh động. Đây là một
sân chơi thú vị với các chương trình game Online, các kênh truyền hình, các
tờ báo và tạp chí điện tử... Trong đời sống hiện đại, khi quá căng thẳng vì
công việc, chúng ta dành một khoảng thời gian ngắn ngủi để tham gia sân
chơi ấy cũng là một cách giải toả stress, thư giãn để lấy lại sự cân bằng, tái
tạo sức lao động. Ngoài ra, ta có thể trò chuyện với người thân, bạn bè... bất
chấp mọi khoảng cách không gian. Internet giúp chúng ta gần nhau thêm dù
công việc bận rộn và thời gian ít ỏi. Nó tạo ra lối sống hiện đại, công nghiệp
hoá.
Trong tương lai gần, có thể Internet còn trở thành một hệ thống siêu thị và
trung tâm mua sắm tiện ích. Bạn khỏi cần phải chen chúc trong chợ hay xếp
hàng chờ thanh toán trước quầy trả tiền của các siêu thị. Internet sẽ mang
đến tận nhà những gl bạn cần qua một cú click chuột: một bộ đồ hợp thời
trang, một chiếc bánh pizza ngon lành, thực phẩm sạch hoặc những đồ gia
dụng cồng kềnh...
Tóm lại, Internet có công dụng đa năng, vừa là thư viện, văn phòng, hội
trường, trường học, ngân hàng, siêu thị, phòng khách, sân chơi... của mỗi
người. Internet có ảnh hưởng rộng lớn tới mọi lĩnh vực của đời sống nhân loại
(thông tin, văn hoá, kinh tế, chính trị v.v...); đường lối chính trị của từng quốc
gia (ứng dụng vào quản lí Nhà nước, kinh tế, giáo dục v.v...); đời sống của
mỗi con người (học tập, giao tiếp, tìm cơ hội, mua bán, kinh doanh).
Chức năng ưu việt của Internet là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nó cũnợ
có những góc tối, những mặt tiêu cực, ví dụ như những trang web đen tuyên
truyền phản động, kích động tình dục và bạo lực ; những trò chơi điện tử
không lành mạnh, những hình thức lừa đảo tiền bạc và tình cảm... Chúng ta
đã biết tác hại của “ ma tuý” là chất gây nghiện đáng sợ. Có thể xem những
trang web đen là một dạng “ ma tuý” trên Internet.
Tình hình sử dụng Internet hiện nay như thế nào?
Đối tượng sử dụng Internet rất nhiều, rất đa dạng. Bộ máy điều hành của
các Chính phủ, các vị nguyên thủ quốc gia rất cần tới sự hỗ trợ của Internet

31
để quản lí, lãnh đạo đất nước. Các ông chủ tập đoàn kinh tê' đa quốc gia, các
chủ doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên đều sử dụng Internet hàng ngày.
Những người yêu nhau dùng Internet làm cầu nối; thậm chí các bà nội trợ, các
cụ già về hưu cũng làm bạn với Internet. Tuy nhiên, sử dụng đông nhất vẫn là
học sinh, sinh viên, công chức trẻ...
Theo con số thống kê của chi nhánh Nielsen tại Việt Nam, số người sử
dụng vào việc mỏ mang kiến thức, nâng cao trình độ học tập và nâng cao
chất lượng công việc không nhiều (chỉ khoảng 47%). Số người sử dụng vào
các mục đích không thiết thực như chơi game, Chat... chiếm 53%. Đây là điều
đáng lo ngại. Việc sử dụng như vậy dẫn tớhnhững hậu quả xấu cho cá nhân
và xã hội về nhiều mặt. Các cơ quan chức năng cần quản lí tốt về nội dung
và thời gian của các điểm dịch vụ Internet.
Tuổi trẻ thường hiếu kì, muốn khám phá tìm hiểu mọi điều, mọi thứ. Khám
phá Internet cũng thú vị như đi du lịch vòng quanh thế giới. Bạn có thể tìm ra
châu Mĩ của mình trên mạng, đi du lịch động Phong Nha, Quảng Bình, đi thăm
chùa Hương hay hồ Hoàn Kiếm ở Thủ đô Hà Nội. Bạn có thể được chia sẻ,
được ấm lòng như gặp lại người bạn cũ trong chính ngôi nhà mình trên
Internet v.v... Nhưng bạn cũng có thể sa vào một hang ổ đáng sợ khi lang
thang trên những trang web đen hoặc kiệt sức vì những trò chơi không thể
kiểm soát được trên mạng.
Khi đã ngồi vào máy, dường như có một ma lực nào đó cuốn hút kì lạ khiến
người ta quên hết mọi sự. Có nhiều người đã bỏ học hành, công việc, trách
nhiệm với bản thân và gia đình, xã hội để lao vào những thứ “ ma tuý” trên
mạng. Họ đã bỏ mình theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng khi lang thang bất tận
trong những trò chơi nguy hại ấy, tiêu phí thời gian, sức lực và tiền bạc. Nguy
hiểm hơn nữa là tâm hồn, trí tuệ bị ăn rỗng vì những thứ virus đáng sợ: bạo
lực, tình dục lệch lạc. Thế giới thực của họ đã bị thế giới ảo tàn phá.
Nhưng bạn đừng sợ Internet, cũng như không thể chối bỏ cuộc đời này dù
có vô vàn nguy cơ luôn rình rập. Bạn hãy đem thế giới ảo ấy làm giàu có,
phong phú cho thế giới thực của mình: tri thức, cơ hội, việc làm, tình bạn, tình
yêu và cả sức khoẻ, tiền bạc. Bạn hãy để Internet phục vụ và nâng cao chất
lượng cuộc sống của mình.
Để đạt được diều ấy, bạn phải làm gì ? Đừng quá tò mò khi vào mạng.
Đừng vì quá buồn chán mà lên mạng. Đừng lang thang quá lâu trên những
con đường vô định trên mạng. Đừng trốn tránh thế giới thực bằng thế giới ảo.

32
Chỉ lên mạng khi bạn thực sự có nhu cầu học tập, làm việc, chia sẻ với bạn
bè những thông tin bổ ích và những tình cảm lành mạnh. Hãy nhớ rằng :
Internet là phương tiện chứ không phải là mục đích. Hãy sử dụng và điều
khiển Internet chứ không phải để Internet điều khiển và biến bạn thành ■^ô lệ
của nó.
Bạn có thể hỏi tôi: “ Nói thì hay lắm, nhưng chính bạn thì sao?”. Thuở còn
học lớp 9, tôi cũng từng gặp những “ tai nạn” trên Internet. Tôi cũng bị “ nhiễm
bệnh” từ virus trên mạng, cũng hao lổn khá nhiều thời gian, công sức, tuy
không trầm trọng đến mức quên ăn, quên ngũ, bỏ học triền miên. Thường tôi
chỉ chơi game, không sa đà vào những trang web đen. Cũng nhiều khi tôi tra
cứu thông tin bổ sung cho bài học. Mẹ là cô giáo, tôi giúp mẹ tìm tư liệu để
soạn bài. Nhưng hồi ấy, quả thực tôi chưa đủ bản lĩnh làm chủ Internet. Ngồi
trước máy, tôi cảm thấy thời gian như bay.
Tôi đã phải rất cố gắng. Các bạn hẳn cũng biết rằng để làm được điều này
không dễ dàng,’ nhất là đối với những cao thủ game Online. Nhưng tôi đã tự
kiềm chế trong khi sử dụng Internet và tránh để Internet biến tôi thành “nô lệ”.
Năm nay tôi đã là học sinh lớp 12. Qua Internet, tôi học thêm ngoại ngữ,
tìm hiểu về những vấn đề lịch sử, xã hội, văn học, kết nối bạn bè, thành lập
một sân chơi lành mạnh: một câu lạc bộ cờ vua, cờ tướng. Tôi ước mơ trỗ
thành một kĩ sư lập trình hoặc Giám đốc một công ty phần mềm máy tính.
Hiện nay, tôi muốn làm phong phú thêm thế giới ảo và làm giàu cho thế giới
thực của mình.
Tôi đã chia sẻ với bạn những thông tin và kinh nghiệm về Internet. Tôi tin
rằng Internet cũng phong phú và đầy bất ngờ như cuộc sống. Nhưng bạn hãy
luôn nhớ rằng: chúng ta tạo ra Internet, chứ không phải Internet tạo ra chúng
ta. Hãy gõ và cửa sẽ mỏ ! Bạn hãy bước vào cánh cửa đang mỗ rộng ấy với
bản lĩnh của một người chủ thực sự.
Internet là một phương tiện kì diệu, hiện đại và lợi ích mà nó mang lại cho
cuộc sống con người là rất lớn. Thế hệ trẻ chúng ta, những chủ nhân tương lai
của đất nước được thừa hưởng thành tựu vĩ đại và kì diệu của công nghệ
thông tin, đó là diễm phúc. Song nếu chúng ta không biết khai thác và sử
dụng Internet đúng mục đích và phương pháp khoa học thì thật đáng tiếc, vì
như thế là tự tạo ra rào cản vô hình cho sự tiến bộ, là tự san phẳng thế giới
thực của bản thân. Tuổi trẻ cần trang bị cho mình một trình độ hiểu biết nhất
định, một bản lĩnh vững vàng để khai thác những thông tin vô cùng hữu ích từ

3-Những bàl làm văn mẫu 12T1-Trần Th| Thln-NXB THTPHCM 33


Internet. Từ đó làm phong phú thêm đời sống tinh thần và vật chất của bản
thân và xã hội. Ai làm chủ được Internet thì sẽ làm chủ được kho tàng tri thức
vô giá của nhân loại.

ĐẾ 6: Tìm hiểu mối quan hệ kế thừa - phát tríểĩTgiữa con nglìtòi “kẻ
sĩ hiện đại” với con người Nho sĩ truyền thống!
-rrttu ,

I. DÀN Ý
1. Mỏ bài: V
- Lịch sử là một dòng chảy liên tục, giữa các thê' hệ có sự kê' thừa và phát triển...
- Dù hình thái xã hội có nhiều thay đổi nhưng các giá trị truyền thống cơ bản vẫn
được gìn giữ và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo.
- Giữa “ kẻ sĩ hiện đại” và Nho sĩ truyền thống cũng có mối quan hệ như vậy.
- Khẳng định vai trò của kẻ sĩ - trí thức.
- Từ đó giúp “kẻ sĩ hiện đại” có một cái nhìn khách quan hơn về chính giá trị của
mình.
2. Thân bài:
* Hiểu thế nào về “kẻ sĩ hiện dại” và con người nhà Nho truyền thống.
- Thuật ngữ dùng để chỉ đối tượng là tầng lớp trí thức trong xã hội ở các thời đại
lịch sử khác nhau.
- Vì cùng thuộc tầng lớp trí thức của xã hội nên hai đối tượng trên có những đặc
điểm tương đồng như: đều là những người lao động trí óc, có tri thức chuyên môn cần
thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình.
* Phẩm chất của tẩng lớp Nho sĩ truyển thống.

- Thể hiện ỏ ba khái niệm tu thân, xử thế\/à chữ nhân.


- Con đường tu thân và xử thế xoay quanh đạo lí có nguồn gốc là chữ nhân trong
sự chi phối của hai yếu tô' gia đình và Tổ quốc.
- Chịu ảnh hưởng sâu sắc của lí tưởng Nho giáo: trung quân, ái quốc.
- Đạo lí của tầng lớp Nho s ĩ : Đề cao nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
- Làm bất cứ việc gì họ cũng nghĩ tđi trên có thuận đạo Trời, dưới có hợp lòng
người hay không. Đạo Trời chính là các quy luật của tự nhiên ; lòng người là nguyện
vọng và quyền lợi của đất nước, dân tộc.
- Các nhà Nho xưa rất trọng danh dự, tiết tháo, đề cao đức tính trung thực, thẳng
thắn, bất khuất, sống có tình có nghĩa, coi trọng thức trách nhiệm, bổn phận với gia
đình, cộng đồng và cao hơn cả là giang sơn, Tổ quốc.

34
- Một Nho sĩ có đủ các đức tính trên thì được coi là bậc chính nhân quân tử...
- Tầng lớp Nho sĩ truyền thống xác định mục đích của việc học rất rõ ràng: học
hành, thi cử và đỗ đạt phải gắn liền với con đường hoạn lộ. Học để có địa vị, chức
tước, uy thế trong xã hội. Học để giúp vua, giúp nước.
* Các gưưng sáng trong lịch sử.
- Trung quân ái quốc: Trần Bình Trọng, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Phi Khanh,
Nguyễn Trãi, Lê Lai, Nguyễn Công Trứ...
- Hiếu thảo với cha mẹ: Nguyễn Đình Chiểu...
- Tình nghĩa với vợ con: Trần Tế Xương, Nguyễn Du...
- Coi trọng tình bạn: Nguyễn Khuyến...
* Sự kế thừa các dức tính trên của tẩng lóp “kẻ sĩ hiện dại”.
- “ Kẻ sĩ hiện đại” chính là tầng lớp trí thức được Nhà nước giáo dục, đào tạo theo
tinh thần xã hội chủ nghĩa, theo lí tưởng cách mạng của Đảng, của Bác Hồ.
Tiếp thu và kế thừa lí tưởng, đạo đức của Nho giáo:
- Lòng trung thành của kẻ s ĩ ; trung với nước, hiếu với dân...
- Phát huy truyền thống đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Sống theo quan điểm : Mình vì mọi người, mọi người vì mình.
- Phát huy “cái dũng của kẻ sĩ” trong học tập và làm việc, trong nghiên cứu khoa
học. Mạnh dạn xoá cái cũ lạc hậu, xây dựng cái mới tiến bộ. Dám nghĩ dám làm, dám
chịu trách nhiệm...
- Có những hoài bão, ước mơ lớn lao và khả năng biến thành hiện thực mà tầng
lớp Nho sĩ ngày xưa không có được.
* Là một “ kẻ sĩ hiện đ ạ i” thuộc thế hệ 9X, anh (chị) dã và sẽ làm gì dể hoàn thiện nhân
cách của một kẻ sĩ ?
(Tự liên hệ bản thân).
3. Kết bài:
- Trong giai đoạn lịch sử hiện nay, đất nước Việt Nam đang ở xu thế mở cửa giao
lưu, hội nhập với toàn thế giới. Tầng lớp “ kẻ sĩ hiện đại” càng phải có ý thức rõ ràng
về vai trò, trách nhiệm của mình trước nhân dân, đất nước.
- Muốn đủ tự tin rigẩng cao đầu ỵững bước thì mỗi người cần có sự đánh giá thật
trung thực về bản thân để thấy rõ mặt yếu cần khắc phục, mặt mạnh cần phát huy...
Góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh, xã hội
công bằng, văn minh.

II. BÀI LÀM

Lịch sử dân tộc là một dòng chảy liên tục giữa các thế hệ, các giai đoạn
theo quy luật kế thừa - phát triển. Từ hình thái nhà nước phong kiến đến hình

35
thái nhà nước xã hội chủ nghĩa là quá trình vận động phát triển không ngừng
và luôn luôn thay đổi về chất. Tuy nhiên, có nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp
vẫn được trân trọng giữ gìn. Không biết tự bao giờ, vai trò của kẻ sĩ đã luôn
được đề cao và tôn vinh, dù lịch sử luôn đổi thay với nhiều biến cố, thăng
trầm. Điều này có nghĩa kẻ sĩ - trí thức là thành phần quan trọng của xã hội,
góp phần làm nên giá trị văn hoá, văn minh cho cộng đồng, quốc gia. Vì thế
xem xét vai trò, đặc điểm của mối quan hệ kế thừa - phát triển giữa con
người “ kẻ sĩ hiện đại” với con người Nho sĩ truyền thống là một việc làm cần
thiết, giúp các “ kẻ sĩ hiện đại ” có một cái nhìn khách quan hơn về giá trị của
mình. '
“ Nho sĩ truyền thống” và “ kẻ sĩ hiện đại” là những từ ngữ được dùng để
chỉ đối tượng là tầng lớp trí thức trong xã hội ở những thời đại lịch sử khác
nhau. “ Nho sĩ” là cách gọi tầng lớp trí thức sống trong chê' độ phong kiến,
chịu sự chi phối bởi hệ tư tưởng phong kiến. Mọi giá trị làm nên bản sắc của
Nho sĩ được gói trọn trong ba khái niệm; tu thân, xù thếvà chữ nhân. “ Kẻ sĩ
hiện đại” là tầng lớp trí thức của xã hội Việt Nam thời hiện đại.
Như chúng ta đã biết, hình thái nhà nước phong kiến sở dĩ duy trì được lâu
dài trong lịch sử là vì các triều đình đã tạo dựng uy quyền trên nền tảng của
hai yếu tố: đó là kỉ cương nghiêm ngặt và sự trọng dụng hiền tài. Trong nhiều
thế kỉ, hệ thống tư tưởng, luân ií phong kiến dựa trên cơ sỏ tư tưởng của Nho
giáo đã thấm nhuần rất sâu vào đời sống tinh thần người Việt.
Trong chế độ phong kiến ngày xưa, tầng lớp Nho sĩ được coi là tinh hoa
của xã hội, là nguyên khí quốc gia. Đối với họ thì các tố chất như kỉ cương và
tài đức là vô cùng quan trọng. Nho sĩ là người quân tử trên thờ trời đất, thờ
vua; dưới thờ cha mẹ : trong thương yêu anh em, vỢ con; ngoài tín nghĩa với
bạn bè, làng xóm.
Nhà Nho tôn thờ Trời nên làm bất cứ việc gì họ cũng phải cân nhắc có
hợp đạo Trời hay không. Đạo Trời ở đây là những quy luật khách quan của
vũ trụ mà con người cần tuân thủ. Nhà Nho đặt lòng trung thành với vua lên
hàng đầu vì theo quan niệm Nho giáo thì vua là Thiên tử (con Trời), thay Trời
hành đạo.
Trung quân ái quốc là lí tưởng cao quý của tầng lớp Nho sĩ, dù là trong bất
cứ tình huống nào, lúc thuận cũng như lúc nghịch, lúc hưng cũng như lúc
phế. Thậm chí vua bắt chết là phải chết, không được phép chống lệnh: Quân

36
xử thần tữ thần bất tữ bất trung. (Vua bắt bề tôi chết mà bề tôi không chết là
không trung thành). Trung quân theo quan niệm của Nho giáo là trung thành
với bậcThiên tử ớúng đầu bách tính, cai trị thiên hạ. Lí tưởngjrung quân thôi
thúc kẻ sĩ sẵn sàng xả thân vì vua, vì nước. Trung quân gắn liền với ái quốc.
Sử sách nhắc đến những gương sáng của lòng trung quân ái quốc như Tô
Hiến Thành, Trần Thủ Độ, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Phi
Khanh, Nguyễn Trãi... Hay như Lê Lai đã liều mình cứu chúa để Lê Lợi thoát
khỏi tinh thế hiểm nguy nơi trận mạc, tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược nhà Minh.
Các nhà Nho ngày xưa đề cao đạo hiếu. Trên thì trung với vua, dưới thì
hiếu với cha mẹ. Nguyễn Đình Chiểu ra kinh ứng thí, trước ngày thi thì nhận
được tin mẹ mất, đã bỏ thi quay về chịu tang. Dọc đường, do thương khóc mẹ
quá nhiều nên bị mù cả hai mắt. Nhà Nho cũng rất có trách nhiệm với gia
đình, thương yêu, lo lắng cho vợ con. Khi không làm gì giúp ích được cho vợ
con thì buồn bực, day dứt và tự trách mình : Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có
chồng hờ hững cũng như không... {Thương vợ - Tú Xương). Nhà Nho coi trọng
tình bạn gắn bó, tri âm tri kỉ. Giai thoại về chàng Dương Lễ để vợ đi nuôi bạn
là Lưu Bình, tạo điều kiện cho bạn mình học hành, đỗ đạt còn lưu truyền đến
tận ngày nay. Bài thơ Khóc Dương Khuê của Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn
Khuyến thể hiện tình bạn sâu sắc và cảm động :
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;
Bạn thân giờ đã mất, để lại một khoảng trống rất lớn trong tâm hồn
Nguyễn Khuyến, không gì bù đắp được:
Rượu ngồn không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua.
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa.
Giường kia treo cũng hững hờ,
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn...

37
è'

Tuy nhiên, do sống trong thời đại phong kiến, chịu sự chi phối của hệ tư
tưởng văn hoá phong kiến nên Nho sĩ truyền thống có những đặc điểm riêng
tạo thành nét đẹp văn hoá truyền thống. Đó là lối sống khép mình vào lễ
nghĩa, là sự tu dưỡng công phu, trở thành mẫu mực trong mọi quan hệ xã hội, •
rèn khả năng kiềm chế, nghiêm khắc với mình ựu thân). Trong xử thế, “Nho
sĩ truyền thống” chú trọng đề cao lối sống theo đạo lí và bằng cách đó khẳng
định nhân cách của mình. Nho sĩ truyền thống coi trọng ý thức trách nhiệm,
bổn phận với gia đình, cộng đồng và cao hdn tất thảy là Tổ quốc. Kết quả
của ý thức trách nhiệm đó là Nho sĩ được đảm bảo và tôn vinh về danh dự.
Khi nói tới con người Nho sĩ truyền thống , còn một điểm nữa không thể
không nhắc đến, đó là mục đích của việc học. Nho sĩ truyền thống coi việc
học hành, thi cử và đỗ đạt phải gắn liền với con đường hoạn lộ, tức là học để
làm quan, để giúp vua, giúp nước. Học để có địa vị, chức tước, uy thế trong
xã hội.
Các nhà Nho xưa ngày đêm quan tâm lo lắng tới việc dân việc nước.
Trong thời loạn, họ sẵn sàng xả thân phò vua đánh giặc. Trong thời bình, họ
giúp vua xây dựng giang sdn gấm vóc với tinh thần: Tiên thiên hạ chi ưu nhi
ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc (lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ). Nguyễn
Trãi phò chủ tướng Lê Lợi suốt mười năm kháng chiến đánh đuổi giặc Minh
ra khỏi bờ cõi Đại Việt. Sau khi đất nước hoà bình, ông tiếp tục làm quân sư
cho vua Lê xây dựng nghiệp lớn, mặc dù cuộc đời riêng phải chịu nhiều oan
trái. Nguyễn Bỉnh Khiêm, quan Trạng nguyên dẫu tuổi đã ngoại chín mưoi
’'ẫn ngày đêm lo lắng cho sự an nguy của xã tắc. Nhà Nho Nguyễn Công Trứ
lĩiột đời ngang dọc để thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ của một trang nam nhi với
vua, với nước, bởi ông quan niệm rằng: Vũ trụ nội mạc phi phận sự (Trong vũ
trụ, không có việc gì mà không phải là việc của ta), òng cùng với dân mở
rộng làng mạc, khai khẩn đất hoang, đào kênh trị thuỷ. Sau khi qua đời,
Nguyễn Công Trứ được dân chúng nhiều nơi lập đền thờ, tôn là “phúc thần”.
Các nhà Nho xưa coi những câu tục ngữ như: Tốt danh hơn lành áo, Chết
trong hơn sống đục, Chết vinh hơn sống nhục làm phương châm sống vì ý
nghĩa của nó giống với đạo lí mà họ tiếp thu được từ chốn cửa Khổng sân
Trình, từ sách vở của thánh hiền. Vì vậy, những ai được coi là “ kẻ s ĩ” đều có
phẩm chất, tiết tháo của người quân tử: Phú quý bất năng dâm, bẩn tiện bất
năng di, uy vũ bất năng khuất (Giàu sang không thể mua chuộc, nghèo khó
không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục). Những ẩn dụ nghệ thuật

38
tượng trưng cho khí tiết trung thực, thanh cao của người quân tử là hình ảnh
cây trú c: Trúc dẫu cháy tiết ngay vẫn để; hoặc cây thông: Một mình lạt thuở
ba đông, Lâm tuyền ai rặng già làm khách, Tài đống lương cao ắt cả dùng
(Nguyễn Trãi)...
Truyện Chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ viết từ thế kỉ XVI đã
đề cao tinh thần khẳng khái, trung thực, dám đấu tranh chống lại cái xấu, cái
ác, trừ hại cho dân của một kẻ sĩ tên là Ngô Tử Văn; đồng thời thể hiện niềm
tin vào công lí chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà. Ngô Tử Văn đã châm
lửa đốt ngôi đền mà hồn ma tên tướng giặc phương Bắc họ Thôi chiếm giữ
để trừ hại cho dân lành trong vùng. Hồn ma tên tướng giặc kiện chàng dưới
Minh ti (Âm phủ). Trước Diêm Vưdng, chàng vẫn không hề sợ hãi, tìm mọi
cách vạch trần bộ mặt giả dối và bản chất thâm hiểm của kẻ bất lương. Cuối
truyện, tác giả bình luận: Than ôi I Người ta thường nói: “Cứng quá thì gãy”.
Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại
đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm ?
Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi mà dám đốt đền tà, chống lại
yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được
giữ chức vụ ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự
cứng cỏi.
Nguyễn Dữ đã mượn lời bình để một lần nữa khẳng định khí tiết cương
trực, bất khuất đáng ca ngợi của người quân tử.
Trong chế độ phong kiến, việc chiêu hiền đãi sĩ được quan tâm hàng đầu.
Trong Bài kí đề danh tiến s ĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba do tác
giả Thân Nhân Trung biên soạn theo lệnh của vua Lê Thánh Tông có câ u :
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi
lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Trong Chiếu cầu biền
mà Ngô Thì Nhiệm thay mặt vua Quang Trung Nguyễn Huệ soạn ra sau khi
đánh tan hai mươi vạn quân Th^nh, lập nên triều đình nhà Nguyễn có đoạn
mang nội dung khẳng định những kẻ sĩ chân chính, những bậc hiền tài phải
mang tài đức ra phò vua giúp nước, góp phần xây dựng đất nước thái bình
thịnh t r ị: Từng nghe nói rằng: Người hiền xuử't hiện ở đời, thì như ngôi sao
sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ
giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không
được đời dùng, thì không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy... Trong khoảng

39
trời đất, hiền tài còn ẩn náu, trước đây thì nên như thế. Nay trời trong sáng,
đất thanh bình, chỉnh là lúc người hiền gặp hội gió mây, nhũng ai có tài có
đức hãy cùng cổ gắng lên, ghi tên tại triều đình, cùng nhau cung kính, cùng
nhau hưởng phúc lành tôn vinh.
Lí tưởng chung của kẻ sĩ là : tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Kẻ sĩ coi
trọng năm đức: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. {Nhân để thành người tốt. Nghĩa để
thu phục lòng người. Lễ để luyện tâm chính. Tríâề được thành danh. Tín để
gặt thành công) và coi đó là quy tắc sống bất di bất dịch. Dù là đệ tử thánh
hiền nhưng sống không đúng với chuẩn mực đạo đức trên thì cũng không
xứng danh là kẻ sĩ chân chính.
“Kẻ sĩ hiện đại” đã kế thừa và phát huy phẩm chất cao đẹp của Nho sĩ
ngày xưa. Họ chính là tầng lớp trí thức được Nhà nước giáo dục và đào tạo
theo đường lối xã hội chủ nghĩa và lí tưởng cách mạng của Đảng, của Bác Hồ.
Họ đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực xã hội. Với trình độ hiểu biết và nắm
vững khoa học kĩ thuật, các trí thức đã đem hết nhiệt tình, khả năng để cống
hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh, văn minh,
hiện đại. Họ mạnh dạii xoá bỏ cái cũ lạc hậu, xây dựng cái mới tiến bộ. Muốn
cuộc sống trở nên thực sự có ý nghĩa, những “kẻ sĩ hiện đại” cũng đã xác định
cho mình một lí tưởng và mục đích sống đúng đắn, cao đẹp. Lòng trung quân,
ái quốc của các nhà Nho xưa giờ đây chuyển thành trung với nước, hiếu với
dân. Bên cạnh đó, phần lớn- “kẻ sĩ hiện đại” cũng vẫn giữ được truyền thống
đạo đức của các nhà Nho xưa trong hoàn cảnh mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
dạy cán bộ, Đảng viên phải: cầ n , kiệm, liệm, chính, chí công vô tưvà cô' gắng
rèn luyện cho mình quan điểm sống: Mình vì mọi người, mọi người vì mình.
Bên cạnh đó, “kẻ sĩ hiện đại” không ngừng phát huy cái dũng của kẻ sĩ, đó
là ỉinh thần dám nghĩ dám làm và thái độ thắng không kiêu, bại không nản
trong học tập, trong làm việc. Câu nói: Khoa học đi đôi với dũng khí rất chính
xác bỏi dũng khí là tô' chất cơ bản của n.gười làm công tác nghiên cứu khoa
học. Nó giúp cho họ giữ vững lập trường, quyết tâm thực hiện đến cùng //'
tưởng mà mình theo đuổi.
Ngày xưa, các nhà Nho “ trên thông thiên văn, dưới tường địa lí”, thì ngày
nay, tầng lớp trí thức tiếp cận được khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại
cũa thê' giới như công nghệ sinh học, công nghệ hoá chất, công nghệ vật
liệu mới và công nghệ tin học v.v... Ngày xưa, ông cha chúng ta lên trời,

40
xuống biển bằng thần thoại, cổ tích ; còn ngày nay, thế hệ trẻ bay vào
khoảng không vũ trụ, lặn xuống đáy đại dương, thám hiểm lòng đất... bằng
khoa học kĩ thuật. Trí thức ngày nay có những hoài bão, ước mơ lớn lao và
khả năng thực hiện mà tầng lớp Nho sĩ xưa không có được. Đây là cái khác
cơ bản của “ kẻ sĩ hiện đại ” với Nho sĩ truyền thống.
Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta mở cửa giao lưu và hội nhập với thế
giới, nền kinh tế thị trường toàn cầu tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của xã hội
Việt Nam. Dân tộc ta bước vào vận hội mới với bao khó khăn, thách thức.
Muốn ngẩng cao đầu tự tin vững bước, tầng lớp “kẻ sĩ hiện đại” cần phải nhìn
nhận và đánh giá bản thân một cách nghiêm túc để thấy rõ mặt yếu cần khắc
phục, mặt mạnh cần phát huy. Cố gắng vươn lên học tập cái hay, cái tốt của
thế giới với thái độ khiêm tốn, cầu tiến, tự chủ và sáng tạo. Điều quan trọng là
vẫn gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của “kẻ sĩ Việt Nam” chân chính.
Nho sĩ ngày xưa, “ kẻ sĩ hiện đại” hôm nay, tuy tên gọi khác nhau nhưng cái
gốc của tài đức vẫn giống nhau. Phẩm chất cao đẹp của nhà Nho xưa thật
đáng trân trọng. Ngày nay, chúng ta phải cố gắng học tập, làm việc, noi gương
các bậc tiền bối để cống hiến thật nhiều cho quê hương, đất nước.

ĐỂ 7: Theo anh (chị), nếu chỉ học thuộc lí thuyết về phương pháp xây
dựng ihột vàl kiểu văn bản, liệu có thể viết dược một bài văn hay ?
Điều gì có ý nghĩa quyết định đối với năng lực làm văn của mỗi ngưdi?

I. DÀN Ý
1. Mỏ bài:

- Sách Ngữ văn ở Trung học phổ thòng hiện nay gồm ba phân môn : Văn, Tiếng
Việt, Làm văn có liên quan chặt chẽ với nhau.
- Môn Làm văn rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết, xây dựng văn bản.
- Nếu chỉ học thuộc lí thuyết vể phương pháp xây dựng một vài kiểu văn bản thì
không thể nào viết được một bài vàn hay, bỏi còn cần nhiều yếu tố khác nữa.
2. Thân bài:
* Làm văn là phân môn có tính chất thực h ành:

- Việc rèn luyện kĩ năng viết văn phải qua một quá trình lâu dài, từ dễ đến khó,
từ đơn giản đến phức tạp.
- Phải làm thường xuyên, liên tục.

41
* Yếu tố nào có ỷ nghĩa quyết định đối vổi năng lực làm văn của mỗi người ?
+ Tích luỹ kiến thức, chuẩn bị chất liệu để làm văn:
- Phải nắm vững kiến thức văn học, lịch sử, tác giả và tác phẩm cụ thể, kiến
thức thực tế để sử dụng khi làm bài...
- Tích luỹ kiến thức bằng nhiều cách: học trong nhà trường, qua sách vở, từ
cuộc sống... Biết chọn sách tốt, sách hay và đọc sách theo phương pháp khoa học.
+ Nắm vững phương pháp làm từng kiểu bài cụ thể;
Phải biết vận dụng lí thuyết vào từng đề bài cụ thể. Khi làm một bài vàn phải
thông qua ba bước: phân tích để, lập dàn ý và tạo văn bản.
- Bước 1 : Phân tích đ ể: Tìm hiểu, xác địi>h đúng yêu cầu về nội dung và hình
thức của đề.
- Bước 2: Lập dàn ý: Từ cơ sở luận đề hay chủ đề của vàn bản, phải xây dựng
được hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng thích hợp.
- Bước 3: Tạo văn bản: Phải biết viết câu văn đúng ngữ pháp, liên kết các câu
thành một đoạn văn và liên kết các đoạn với nhau thành văn bản hoàn chỉnh, ổ
những bài văn tự do, người viết có điều kiện bày tỏ quan điểm riêng của mình.
+ Có niềm yêu thích, say mê văn chương:
Nếu có năng khiếu thì việc học môn Làm văn sẽ dễ dàng hơn. Tuy vậy, sự kiên
trì cố gắng của bản thân vẫn là quan trọng nhất. Muốn giỏi Văn phải biết nuôi dưỡng
tình yêu sâu sắc, lâu bền đối với văn chương và phải thường xuyên rèn luyện kĩ năng
nói và viết từ đúng đến hay.
3. Kết bài:
- Kĩ năng Làm văn sẽ được nâng cao sau một quá trình rèn luyện lâu dài.
- Nếu biết kết hợp một cách nhuần nhuyễn các khâu đọc - học. - viết với tinh
thần chủ động và sáng tạo thì kĩ năng Làm văn sẽ dần dần trở nên thành thạo.

II. BÀI LÀM

Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học phổ thông hiện nay
được biên soạn theo hướng tích hợp, sáp nhập ba phần lâu nay vẫn thường
được gọi là ba phân môn: Văn, Tiếng Việt, Làm văn vào một chỉnh thể gọi là
môn Ngữ văn.
Điểm mới trong việc học môn Ngữ văn là sự kết hợp chặt chẽ giữa quá
trình tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng. Mỗi phân môn đều có một số
yêu cầu riêng. Vì vậy, điều có ý nghĩa quyết định đối với năng lực Làm văn
của mỗi học sinh là phải nắm vững môn Văn, Tiếng Việt và biết cách xây
dựng văn bản, nghĩa là phải nắm vững lí thuyết Làm văn. Nếu chỉ học thuộc lí

42
thuyết về phương pháp xây dựng một vài kiểu văn bản thì chúng ta không thể
viết được một bài văn hay.
Phân môn Làm văn được dạy trong nhà trường với mục đích rèn luyện cho
học sinh phương pháp xây dựng các loại văn bản thường sử dụng trong cuộc
sống. Bài văn gồm nhiều câu, nhiều đoạn, mang một nội dung nhất định,
thông báo đến người đọc những điều mà người viết muốn truyền đạt. Một bài
văn hay phải là bài văn truyền đạt được đầy đủ ý và cảm xúc của người viết.
Muốn viết được một bài văn hay, người viết phải có nhiều yếu tố cần thiết.
Thứ nhất là kiến thức văn học và kiến thức xã hội phải vững vàng.
Làm văn là một phân môn có tính chất thực hành với mục đích rèn luyện kĩ
năng sử dụng ngôn ngữ viết cho học sinh, cho nên phải được làm thường
xuyên, liên tục, theo trình tự từ dễ đến khó, từ thấp đến cao. Các kiểu bài Làm
văn thường liên quan đến kiến thức văn chương, tức là các tác phẩm đã được
học. Vì thế, để có được kĩ năng Làm văn thì khâu quan trọng đầu tiên chính là
chuẩn bị chất liệu. Kiến thức văn học không phải ngày một ngày hai mà có.
Chúng ta phải tích luỹ dần dần bằng mọi cách: nghe thầy cô giảng, đọc kĩ các
bài văn, bài thơ trong sách giáo khoa và mở rộng ra là tìm đọc tác phẩm cùng
các tư liệu bình luận, đánh giá về tác giả, tác phẩm được đưa vào giảng dạy
trong nhà trường. Người xưa dạy: Có bột mới gột nên hồ. Kiến thức vững
vàng, chính xác quyết định phần lớn đến chất lượng của bài viết.
Học sinh phải nắm được một sô' khái niệm và thao tác phân tích tác phẩm
văn học, có được những tri thức cơ bản về thi pháp, về lịch sử văn học. Trước
hết là hiểu được một số tác phẩm văn học ưu tú của nước nhà và thế giới, tiêu
biểu cho những thể loại quen thuộc.
Năng lực thưỏng thức, phân tích một tác phẩm văn học tuỳ thuộc vào trình
độ hiểu biết cùng cách cảm thụ của mỗi cá nhân. Trước một bài thơ, một bài
văn hoặc một truyện ngắn, muốn hiểu được cái hay về nội dung, cái đẹp về
nghệ thuật, người đọc phải vận dụng hiểu biết của mình về hoàn cảnh ra đời
của tác phẩm, tâm trạng và mục đích sáng tác của tác giả, đặc trưng của thể
loại, của ngôn từ và hình tượng văn học trong tác phẩm... Mà muốn có được
ngần ấy thứ thì phải học, học nữa, học mãi, để không ngừng bổ sung và nâng
cao vốn kiến thức văn chương cùng vốn sống thực tế.
Mọi người đều biết rằng mỗi tác phẩm văn học là một thế giới nghệ thuật
chứa đựng đầy ý nghĩa, được biểu hiện qua những tín hiệu ngôn ngữ nghệ
thuật, qua những hình tượng văn chương độc đáo, sản phẩm trí tưởng tượng

43
phong phú của nhà văn, nhà thơ. Vì thế, người đọc phải đem kinh nghiệm,
tưởng tượng mà suy đoán, để có thể thâm nhập được vào thế giới riêng của
tác phẩm. Có như vậy thì mới hiểu đúng ý nghĩa đích thực của nội dung tư
tưởng và những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
Bên cạnh kiến thức về văn chương, chúng ta cần phải có kiến thức về xã
hội và các môn học khác có liên quan. Kiến thức thể hiện tầm hiểu biết rộng
hay hẹp của người viết, cho nên chúng ta phải trang bị cho mình một hệ thống
kiến thức văn học chắc chắn để sử dụng trong những tình huống khác nhau.
Có vốn liếng kiến thức chưa phải là đủ. Khi làm bài, người viết còn phải
, V 7 ,
biẽt huy động kiẽn thức, có nghĩa là vận dụng trí nhớ đê lay ra, chọn ra
những kiến thức cần thiết cho một bài làm văn cụ thể.
Điều thứ hai cũng không kém phần quan trọng là phải nắm vững phương
pháp làm từng kiểu bài. Trong chương trình Làm văn ỏ phổ thông có sáu kiểu
văn bản chính, nhằm hình thành và luyện tập sáu phương thức tạo lập văn
bản là: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính. Mỗi kiểu
văn bản lại được chia thành các loại nhỏ. Ví d ụ : Văn nghị luận gồm nghị luận
xã hội và nghị luận văn học. Những vấn đề xã hội được đưa ra bình luận
thường xoay quanh chủ đề luân lí, đạo đức (công cha nghĩa mẹ, tình nghĩa anh
em, tình cảm giai cấp, dân tộc, tầm quan trọng của việc học tập và tu
dưỡng...). Phổ biến hơn cả là nghị luận văn học (chứng minh, phân tích, bình
luận, bình giảng... một bài văn, bài thơ cụ thể nào đó). Muốn đáp ứng được
yêu cầu của bài viết, chúng ta phải nắm vững lí thuyết chung về phương pháp
thiết lập văn bản và lí thuyết riêng của từng kiểu bài.
Muốn làm được một bài văn đạt yêu cầu, chúng ta phải thực hiện đủ ba
bước: Phân tích đề, lập dàn ý và tạo văn bản.
Thông thường, một đề văn nghị luận dù bất cứ dưới dạng nào cũng chứa
đựng hai thông báo : thao tác nghị luận chính cần vận dụng (kiểu bài) và
phạm vi nội dung kiến thức cần nghị luận. Kết hợp hai thông báo này, chúng
ta sẽ tìm ra cách giải quyết một đề bài cụ thể.
Ngay từ công việc đầu tiên là phân tích để thì tính chính xác đã được đặt
lên hàng đầu. Xác định yêu cầu đúng (yêu cầu nội dung, yêu cầu hình thức),
chúng ta sẽ làm bàì đúng, xác định sai sẽ dẫn đến lạc đề.
Tiếp sau khâu phân tích đề là khâu lập dàn ý. Dàn ý được coi như cái sườn,
cái khung của bài viết. Cấu trúc chung của dàn ý gồm ba phần: Mở bài, Thân
bài, Kết bài. Phần Mở bài gồm : Giới thiệu vài nét về xuất xứ của vấn đề, nêu

44
luận đề. Phần Thân bài gồm hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng thích
hợp. Phần Kết bài là lời nhận xét, đánh giá về giá trị của luận đề.
Vấn đề được đưa ra nghị luận gọi là luận đề. Luận đề có khi chỉ một ý, có
khi từ hai đến ba ý. Người viết phải xác định ý chính, ý phụ để tập trung vào
trọng tâm của bài làm văn.
Trên cơ sở dàn ý, người viết triển khai thành một văn bản hoàn chỉnh. Tuỳ
theo từng kiểu bài cụ thể mà chọn phương pháp lập luận cho hợp tình, hợp lí.
Cái tài của người viết là phải biết liên kết các luận điểm, luận cứ với nhau.
Dần chứng phải chọn lọc, chính xác. Để tăng sức thuyết phục cho bài viết,
người viết phải cố gắng vươn tới những khám phá riêng, dù là rất nhỏ hoặc
chưa trọn vẹn. Điều quan trọng là chúng ta phải có ý thức tìm tòi, suy nghĩ,
học thầy, học bạn, học trong sách vở và ngoài cuộc sống một cách chủ
động, linh hoạt và sáng tạo.
Đối với những đề bài yêu cầu người viết thể hiện cách hiểu, cách cảm
một bài văn, bài thơ nào đó, chúng ta được tự do bày tỏ chủ kiến của mình
nên có thể có những ý nghĩ, phát hiện mới lạ, độc đáo nhờ cảm quan hồn
nhiên, trung thực.
Điều thứ ba là phải nắm chắc kiến thức Tiếng Việt. Nhiều người cho rằng
không cần học bộ môn Tiếng Việt vấn nói đúng và viết đúng. Nhận thức như
thế là sai, bởi vì khi học bộ môn này tức là chúng ta học cách sử dụng từ
chính xác và các quy tắc tạo câu, tạo đoạn và văn bản từ đúng đến hay.
Trên cơ sỏ đó, chúng ta mới phát hiện được những lỗi sai về ngữ nghĩa, ngữ
pháp trong quá trình viết văn.
Với phân môn Làm văn, học sinh không chỉ biết lí thuyết đơn thuần mà
còn phải biết học theo mẫu tốt. Đừng nghĩ học theo mẫu là không phát huy
được tính tích cực. Phải đọc kĩ, động não để phân tích thì mới thấy được cái
hay của mẫu, mới nắm được các quy cách, thể thức cần rút ra từ các mẫu,
rồi từ đó mới có thể làm theo mẫu một cách sáng tạo.

Điẽu cân thiẽt cuối cùng đẽ viẽt dược một bài văn hay là thái độ và tình
cảm của người viết đối vổi con người và cuộc dời. Đó là ỷ thức ứng xử, giao
tiếp trong gia đình, trong trường học và ngoài xã hội một cách có văn hoá;
yêu quý những giá trị cao cả, tốt đẹp và khinh ghét những cáí xấu xa, độc ác.
Nói tóm lại, để rèn luyện được kĩ năng Làm văn từ đúng đến hay, quả là
một quá trình học tập, phấn đấu lâu dài. Nếu ai có năng khiếu thì đương

45
nhiên sẽ đỡ vất vả hơn, nhưng trong thành công chỉ có một phần nhỏ năng
khiếu, còn phần lớn là do sự nỗ lực của bản thân.
Muốn giỏi Văn, trước hết phải yêu thích, say mê văn chương. Phải cảm
thụ tác phẩm bằng cả lí trí và tình cảm để thấy được tài nghệ của tác giả thể
hiện qua tác phẩm. Phải hoá thân vào nhân vật, thực sự sống trong thế giới
của tác giả, tác phẩm thì chúng ta mới cảm nhận và thể hiện được cái hay,
cái đẹp của nó qua bài viết. Đọc - học - viết không ngừng với tinh thần chủ
động và sáng tạo, chắc chắn kĩ năng Làm vản của mỗi học sinh sẽ ngày
càng tiến bộ.

-ĐỀ 8: Trinh bày vể vấn để tự học.

I. DÀN Ý
1. Mỏ bài:
Trong học tập, người ta sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng quan trọng
nhất vẫn là phương pháp tự học.
2. Thân bài:
* Giải thích: ^
+ Tự học là gì?
- Học tập là quá trinh tiếp thu kiến thUc, luyện tập kĩ năng do người khác truyền
lại. Chữ “tự” trong “tự học” đòi hỏi mỗi học sinh phải chủ động tìm kiếm kiến thức, dù
cho có thầy giáo dẫn dắt hay không.
- Vậy tự học là chủ động học tập bằng cách đọc sách, suy ngẫm, khám phá và
phát hiện, biến kiến thức của sách vở, của người khác thành của mình.
- Quá trình tụ học thực chất là quá trình rèn luyện công phu, cho nên có bao
nhiêu hoạt động học tập thì cũng có bấy nhiêu cách tu học.
- Phải có phương pháp tu học đúng đắn, hợp lí thì mới rút ngắn thời gian và đạt
kết quả tốt trong học tập.
+ Tu học bao gồm những vấn để gi?
- Tự học khi nghe giảng bài là thực hiện đồng bộ bốn thao tác: tai nghe, mắt
nhìn, óc suy nghĩ và tay ghi bài giảng của thầy.
- Tự học theo sách giáo khoa, tự làm bài tập. Ví dụ : Học môn Văn thì phải đọc
trước bài văn, bài thơ, xem kĩ các chú thích, soạn bài trước khi đến lớp, chuẩn bị sẵn
các câu hỏi khó để hỏi thầy cô... về môn Toán thì giải bài tập của bài đã học, đọc
trước bài sắp học, xem và tập giải các bài Toán trong sách giáo khoa...

46
- Tự học khi làm bài tập là tự mình suy nghĩ để tìm ra cách giải, không chép lại
của các bạn. Tuy nhiên, có thể nhờ ba má, anh chị, bạn bè... chỉ cho cách thức hoặc
hướng giải quyết các bài tập khó.
- Tự học qua sách tham khảo là tìm hiểu thêm những kiến thức mới hoặc những
chỉ dẫn, những phương pháp tiếp cận bài Vàn, bài Toán... Không nên chép những bài
giải sẵn để đối phó với thầy cô.
- Tự học thuộc lòng là tự mình học thuộc và nắm vững kiến thức những bài đã học.
Tự học thêm những điều bản thân cảm thấy cần thiết để bổ sung kiến thức của mình.
- Tự học khi thực hành là tự mình chuẩn bị bài vở và những dụng cụ cần thiết để
làm thí nghiệm, tự rút ra những kết luận, những bài học...
- Tự học khi liên hệ thực tế là tự học trong xã hội, trong cuộc sống bằng cách
tham dự các buổi sinh hoạt, tham gia công tác xã hội... để rút ra những bài học cần
thiết cho bản thân về phương pháp hoặc nâng cao kiến thức.
- Như vậy, tự học là biến quá trình đào tạo (của nhà trường) thành quá trình tự
đào tạo. Biến kiến thức tiếp thu được từ sách vở, từ cuộc sống thành kiến thức của
bản thân.
3. Kết bài:
* Nhận xét và đánh giá về phương pháp tự học:
- Học mà không coi trọng phương pháp tự học thì kết quả không cao.
- Quá trình tự học đương nhiên sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng nó sẽ thưởng
công cho ta bằng niềm hạnh phúc của sự khám phá, phát hiện và sáng tạo.
- Tự học là quá trình rèn luyện nghị lực, ý chí phấn đấu vươn lên, không ngừng
nâng cao trình độ hiểu biết cho bản thân.

II. BÀI LÀM

Học tập là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết
qua mấy nghìn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ
của thầy cô, tự học qua sách vỏ, học ở bạn bè và học ở thực tế đời sống. Học
để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết. Học để làm chủ bản thân,
làm chủ công việc tạo dựng sự nghiệp cho bản thân và góp phần hữu ích vào
sự nghiệp chung của đất nước, dận tộc. Chúng ta phải có phương pháp học
tập tốt thì mới rút ngắn thời gian học tập và đạt kết quả cao. Có nhiều phương
pháp học tập nhưng quan trọng nhất vẫn là phương pháp tự học.
Vậy tự học là gì ?
Chữ “ tự” trong “ tự học” có nghĩa là mỗi học sinh phải chủ động tìm kiếm
kiến thức bằng cách đọc sách, suy ngẫm, khám phá và phát hiện, biến kiến
thức tiếp thu được từ sách vỏ, từ cuộc sống thành kiến thức của mình.

47
Quá trình tự hục thực chất là quá trinh rèn luyện, cho nên có bao nhiêu
hoạt động học tập thì cũng có bấy nhiêu cách tự học.
Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng vị trí của người thầy trong xã hội. Có biết
bao câu ca dao, tục ngữ thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo: Nhất tự vi sư, bán
tự vi sư; Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy:
Không thầy đô' mày làm nên...
Trong nhà trường, vai trò của người thầy vô cùng quan trọng. Thầy dạy
cho trò những kiến thức cần thiết thông qua bài giảng trên lớp. Thầy là người
dẫn đường chỉ lối, mở rộng, nâng cao tri thức cho học sinh. Đồng thời với việc
dạy chữ là dạy nghĩa, người thầy còn dạy bảo những điều hay lẽ phải, quan
tâm giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp học sinh sống theo đạo lí làm người.
Đối với việc trưởng thành .à tạo dựng sự nghiẹp của học sinh, công lao của
người thầy quả là không nhỏ.
Nhưng không phải người thầy thay thế được tất cả. Thầy hết lòng giảng
dạy, trò phải hết sức nỗ lực trong học tập thì mới mong đạt được kết quả khả
quan. Như vậy, những cố gắng của học sinh cũng góp phần đáng kể.
Tự học khi nghe thầy giảng bài thể hiện qua việc thực hiện đồng bộ bốn
thao tác: tai nghe, mắt nhìn, óc suy nghĩ và tay ghi bài giảng của thầy.
Trong giờ học phải chăm chú nghe lời thầy giảng. Người xưa phân loại ba
cách nghe: nghe bằng tai, nghe bằng óc, nghe bằng tim. Nghe bằng tai là
cách nghe sinh học, không cần hiểu, không cần nhớ. Nghe bằng óc là vừa
nghe vừa suy nghĩ, nhận xét đúng sai trong lời giảng của thầy. Nghe bằng tim
là lời giảng của thầy đã làm rung động trái tim của trò. Trò nghe một cách
say mê, cảm nhận được cái hay, cái đẹp về nội dung, nghệ thuật của tác
phẩm văn học haý vẻ đẹp của một bài Toán khó. Khi nghe giảng, chúng ta
phải chăm chú nhìn lên bảng xem thầy viết những gì, quan sát xem động tác,
cử chỉ của thầy giáo ra sao. Nhiều khi, hình ảnh của thầy trong giờ giảng in
sâu trong tâm trí học trò suốt cả cuộc đời.
Một thao tác quan trọng khác là ghi chép lời giảng của thầy. Người xưa đã
từng nói: “Một lần ghi bằng năm lần nghe”, thê' mới biết thao tác ghi bài quan
trọng vô cùng. Nhưng ghi chép như thế nào thì cần phải cân nhắc, suy nghĩ;
không phải thầy nói gì cũng ghi hết. Trước hết, phải ghi đề cưdng bài giảng,
ghi những điều thầy nhấn mạnh khi giảng, ghi những điều mà mình cảm thấy
hay...

48
Tự học theo sách giáo khoa cũng quan trọng không kém. Ví dụ: về môn
Văn thì tự học có nghĩa là đọc trước bài văn, bài thơ sẽ học, xem trước các
chú thích, soạn kĩ bài trước khi đến lớp, chuẩn bị một số câu hỏi để hỏi thầy
cô... Về môn Toán, tự học có nghĩa là suy nghĩ, tìm tòi cách giải các bài tập
của phần lí thuyết vừa học, đọc trước bài sắp học và tự mình tìm hiểu, nâng
cao kiến thức.
Tự học khi làm bài tập là tự mình làm lấy bài tập, không sao chép của các
bạn, không nhờ người khác giải hộ. Tuy nhiên, khi gặp bài tập khó, có thể
nhờ bố mẹ, thầy cô, bạn bè... chỉ dẫn cách thức hoặc hướng giải quyết của
từng bài.
Tự học theo sách tham khảo là tìm hiểu thêm những kiến thức mới có liên
quan đến bài học, hoặc những phương pháp tiếp cận bài Văn, bài Toán...
của những sách tham khảo tốt. Tuyệt đối không nên chép những bài giải, bài
làm sẵn để đối phó với thầy, vì đó là cách học thụ động, tiêu cực.
Tự học còn là rèn luyện cho mình kĩ năng học thuộc lòng những phần cần
ghi nhớ, những kiến thức cơ bản và các dạng bài tập... trong sách giáo khoa.
Trong quá trình học tập, khối lượng kiến thức cần nhớ rất nhiều. Vì thế, học
sinh phải có kĩ năng học thuộc lòng. Bài thơ đầu có thể học cả giờ mới thuộc,
nhưng đến bài thơ thứ mười thì thời gian học sẽ rút ngắn hơn nhiều. Môn
Toán cũng vậy, chúng ta phải học thuộc và hiểu kĩ các định lí, công thức, các
dạng toán... thì lúc làm bài mới giải đúng, giải nhanh. Bên cạnh kĩ năng học
thuộc, học sinh còn phải rèn cho mình khả năng nhớ lâu, nhớ chính xác
những kiến thức đã học và ý thức tự giác tìm hiểu, bổ sung để không ngừng
nâng cao kiến thức.
Tự học trong phòng thí nghiệm là tự mình chuẩn bị bài vở và những dụng
cụ cần thiết để làm thí nghiệm, từ đó rút ra những kết luận, những bài học bổ
ích.
Tự học trong cuộc sống là sự quan sát thực tế cuộc sống xảy ra hằng ngày
xung quanh ta, thông qua các buổi'sinh hoạt, tham quan, các công tác xã hội...
để nâng cao vốn sống.
Tự học là quá trình rèn luyện nghị lực, ý chí ohấn đấu vươn lên, đem lại
cho bản thân khả năng hiểu biết, phân tích, cảm thụ và sáng tạo. Vậy tự học
có nghĩa là biến quá trình đào tạo của nhà trường thành quá trình tự đào tạo
của bản thân, biến kiến thức của sách vở và của mọi người thành kiến thức
của chính mình. Học mà không coi trọng phương pháp tự học thì kết quả

4-Những bài làm văn mảu 12T1-Trần Thị Thìn-NXB THTPHCM 49


không cao. Trong quá trình tự học, đương nhiên là chúng ta sẽ gặp không ít
khó khăn, đòi hỏi người học phải có bản-lĩnh, kiên trì, tinh thần tự giác, sáng
tạo và cuối cùng, chúng ta sẽ có hạnh phúc khi hái được những trái chín ngọt
lành trên cây cổ thụ tri thức của nhân loại.

9: Cứ đếi^ỉnùa tuyển sinh Đại học hằng n$m, rất nhiểu họe sinh,
_ sinh vlèn ộ cặc thành phố tổn (Thủ dô Hà Nội, thành phố H $ ct^í
Minh, Quy NhcBỊV, Vlnh,u-Xtạl itíiỉộttlHh tímra gla phong ứào “T lế j^
" ' ^ ứ c ' : im .........
V !S ÍW V Ễ ị ^ ■

A n h ( c h iy ^ nghĩ nhtíttiế nàó yể hĩộn t t ỉ^ g iấy7 ỉ

I. DÀN Ý
1. Mở bài:
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học từ lâu đời.
- Hằng năm, có hàng triệu thí sinh thi vào các trường Đại học và Cao đẳng trong
cả nước.
- Trong mấy năm gần đây, phong trào “ Tiếp sức mùa th i” đã giúp đỡ thí sinh
vượt qua khó khăn để thi cho tốt, thực hiện ước mơ được bước chân vào giảng đường
Đại học...
2. Thân bài:
* Khó khăn của thí sinh ngày nay:

- Thí sinh từ nhiều địa phương trong cả nước tập trung về các thành phố lớn để
dự thi. Thí sinh từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc rất đông nên các bến tàu, bến xe trở
nên quá tải, việc đi lại rất khó khăn...
- Mỗi thí sinh đi thi thường có người thân đi theo, chuyện tìm được chỗ ăn, chỗ ở
trong vài ngày không phải dễ dàng. Vì thế tâm trạng chung của thí sinh là lo ngại, bỡ
ngỡ...
* Vai trò của các tình nguyện viên phong trào “ Tiếp sức mùa th i” ;

- Họ là sinh viên năm thứ nhất hoặc năm thứ hai của các trường Cao đẳng và
Đại học, tình nguyện làm người hướng dẫn và giúp đỡ thí sinh những điều cần thiết
như nơi ăn chốn ở, giờ giấc và các tuyến xe buýt đến địa điểm thi, những hiểu biết
ban đầu về trường đăng kí dự thi...
- Thái độ của các tình nguyện viên rất nhiệt tình, tận tâm, phong cách làm việc
năng động, sáng tạo. Kết quả công việc họ làm rất hữu ích vì giúp đỡ được các thí
sinh vượt qua khó khàn để thi cho tốt.

50
* Ý nghĩa của phong trào “Tiếp sức mùa th i”.

- Phong trào mang tính chất xã hội rộng lớn, khơi gỢi trách nhiệm của mọi người
đối với thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước.
- Tiếp thêm niềm tin va sức mạnh để thí sinh yên tâm thi thật tốt...
- Góp phần làm vơi bớt khó khăn cho ngành Giáo dục - Đào tạo và xã hội.
• - Phong trào là sự kế thừa và phát huy truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc
ỏ thế hệ trẻ ngày nay.
3. Kết bài:
- Tuổi trẻ Việt Nam luôn mong muốn hành động, cống hiến cho lợi ích của tập
thể, cộng đồng...
- Đó cũng là biểu hiện của thanh niên làm theo lời Bác dạy: Mình vì mọi người,
mọi người vì mình.

II. BÀI LÀM

Dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học từ lâu đời. Điều đó đã ăn sâu
vào nếp sống, nếp nghĩ của nhiều thế hệ và là nền tảng lịch sử, văn hoá của
đất nước. Vì vậy, tuy là một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu nhưng Việt
Nam lại là một trong những quốc gia có chế độ khoa cử và có trường Đại học
sớm nhất trên thế giới. Câu : Nhân bất học bất tri //lưu truyền rộng rãi trong
dân gian nhiều thế kỉ qua. Nhiều gia đình hoàn cảnh kinh tế eo hẹp, chạy ăn
từng bữa nhưng vẫn quyết tâm cho con cái học hành tới nơi tới chốn trước là
để nắm vững đạo lí và sau là để mở mặt với đời.
Đã thành quy luật, mỗi năm cứ đến mùa thi là hàng triệu thí sinh từ khắp
mọi miền đất nước nô nức kéo nhau về các thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội,
thành phô' Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Vinh... để dự thi vào hàng trăm trường Đại
học và Cao đẳng với các ngành nghề khác nhau.
Cảnh các “ sĩ tử thời hiện đại” đi thi tuy không phải “ lều chõng” lỉnh kỉnh
giống sĩ tử ngày xưa như nhà văn Ngô Tất Tố đã miêu tả trong tiểu thuyết Lều
chõng, hay trong bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương... nhưng khó
khăn mà họ gặp phải thì vẫn rất nhiều. Có những bạn khăn gói theo tàu xe từ
Bắc vào Nam vì mong muốn được đào tạo ở các trường Cao đẳng, Đại học ở
miền Nam. Ngược lại, không ít bạn từ miền Nam lại làm cuộc hành trình ngược
gần hai ngàn cây số ra tận Hà Nội để thử sức và thoả mãn ao ước được học
tập, tu dưỡng ở Thủ đô.

51
Vào những ngày gần kì thi, thí sinh từ khắp các địa phương trong cả nước
đổ về các thành phố lớn. Người vùng biển lên, người trên núi xuống..., khung
cảnh tại các bến tàu, bến xe thật đông đúc, náo nhiệt. Hàng trăm ngàn thí
sinh tay xách nách mang nào là sách vỏ, nào là tư trang với nét mặt lo lắng,
ngơ ngác nhưng cũng không kém phần háo hức, phấn chấn. Cùng với thí sinh
là các ông bố, bà mẹ hoặc anh chị em đi theo để đỡ đần, phục vụ và cũng là
chỗ dựa tinh thần nơi đất khách quê người. Lần đầu tiên ra thành phố nên các
thí sinh đều có chung tâm trạng ngỡ ngàng vì cái gì cũng mới lạ.
Trong lúc chân ướt chân ráo, các thí sinh đã may mắn gặp được đội quân
tình nguyện “ Tiếp sức mùa thi” giúp đỡ, chfdẫn chu đáo, tận tình. Họ là sinh
viên năm thứ hai, thứ ba của các trường Cao đẳng và Đại học mà mới năm
ngoái, năm kia thôi cũng “ngơ ngác nai vàng” như các thí sinh bây giờ. Điểm
dễ nhận thấy là các “ tiếp sức viên” mặc đồng phục mùa hè xanh, trên môi
luôn nỏ nụ cười thân thiện. Thái độ của các “ tiếp sức viên” rất nhiệt tình, tác
phong làm việc năng động và khoa học. Họ dùng máy vi tính để tư vấn từ giờ
giấc của các tuyến xe buýt đến các địa điểm tổ chức thi, chỉ dẫn những điều
cơ bản cần biết cho thí sinh về trường đăng kí dự thi, giới thiệu các nhà trọ rẻ
tiền hoặc miễn phí... Có nhiều “tiếp sức viên” đã kiêm luôn nhiệm vụ làm “bác
tài honđa ôm” đưa thí sinh về nhà trọ hoặc kí túc xá của các trường Đại học.
\/ới các thí sinh đang bỡ ngỡ “ lạ nước lạ cái” thì điều đó quan trọng vô cùng
bởi nỗi lo về chỗ ăn, chỗ ở đã nhẹ bớt. Được sự hỗ trợ nhiệt tình, tận tuỵ của
các anh chị sinh viên “ tiếp sức mùa th i”, thí sinh an tâm và phấn khởi bước
vào kì thi với quyết tâm cao nhất.
Điều đáng quý là không chỉ đội ngũ sinh viên tình nguyện tham gia phong
trìo “ Tiếp sức mùa th i” mà rất nhiều người dân ở các thành phố lớn cũng
nhiệt tình giúp đỡ thí sinh, không tiếc công, tiếc của. Họ coi các thí sinh như
con em mình nên lo chu đáo từ bữa cơm, chỗ ngủ. Một bà cụ bán vé số ỏ Đà
Nang bao năm nay âm thầm lo cho các thí sinh nghèo ăn ỏ miễn phí tại càn
phòng trọ nhỏ bé nhưng đầy ắp tình thương của mình. Nhiều cán bộ, giáo viên
về hưu sống tại thành phố Hồ Chí Minh với đồng lương ít ỏi nhưng mỗi mùa thi
lại mở rộng cửa đón các thí sinh về nhà cho ăn, cho ở, cho cả tiền tàu xe về
quê. Cứ như thế, phong trào “ Tiếp sức mùa thi” nay đã trở thành một phong
trào có tính xã hội rộng lớn.
Phong trào “ Tiếp sức mùa th i” do Đoàn thanh niên ở các thành phố lớn
phát động và tổ chức là một nét đẹp văn hoá của tuổi trẻ. Nó đã mang lại

52
hiệu quả rất cao về tinh thần cũng như vật chất cho xã hội trong mùa thi Đại
học và Cao đẳng hằng năm, góp phần giải quyết đỡ khó khăn cho xã hội. Nó
tiếp thêm niềm tin và sức mạnh cho các thí sinh - thế hệ chủ nhân tương lai,
đổng thời thể hiện sự tiếp thu có sáng tạo của tuổi trẻ thời đại Hồ Chí Minh
đối với truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã có tự ngàn xưa:
Thương người như thể thương thân, Người đi trước rước người đi sau...
Tuổi trẻ mạnh mẽ và sục sôi nhiệt huyết bao giờ cũng mong muốn được
cống hiến bằng những hành động mahg tính đoàn thể, tính cộno đồng cao
với một động cơ hoàn toàn trong sáng, vô tư. Phong trào “ Tiếp sức mùa thi”
là một phần của phong trào “Thanh niên tình nguyện Mùa hè xanh”. Đó-cũng
là biểu hiện cụ thể của phương châm sống đúng đắn: Mình vì mọi người, mọi
người vì mình mà Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã dạy.

ĐẾ 10: Anh (ch|) suy ngM gl về hiện tượng quá tin vào thần thánh phù
hộ độ trì mà xem nhẹ sự cố gắng tu dưỡng phấn đấu của bản thân
íềtrong một số thanh niên hiện nay?

I. DÀN Ý
1. Mở bài;
- Hiện nay, trong khi phần lớn thanh niên chuyên cần học tập, làm việc, đóng
góp sức mình cho công cuộc xây dựng đất nước thì có một bộ phận thanh niên lại tin
vào sự phù hộ độ trì của thần thánh mà xem nhẹ sự cô' gắng tu dưỡng phấn đấu của
bản thân.
- Đây là hiện tượng tiêu cực đáng phê phán.
2. Thân bài:
* Nguyên nhân của hiện tượng trên :
- Do thiếu tự tin vào năng lực bản thân nên đặt hi vọng vào thế lực siêu hình.
- Do thói xấu lười biếng, ỷ lại, muốn ăn mà không muốn làm.
* Tác h ạ i;
- Sự mê tín sẽ dẫn tới những hậu quả xấu như: nhận thức, suy nghĩ lệch lạc, sai
lầm trong việc xác định hướng đi...
- Nhân cách không hoàn thiện, tinh thần tự chủ, lòng tin bị triệt tiêu, dễ bị cám
dỗ bởi những tệ nạn xã hội.
- Có lối sống lấy tiền tài, thế lực thay cho tài năng, đạo đức. Vì thế, sự nghiệp
rất dễ bị đổ vỡ do không có nền tảng cơ bản.

53
3. Kết b à i:
- Hạnh phúc là đấu tranh. Trước hi't, thanh niên phải đấu tranh để đẩy lùi những
suy nghĩ, thói quen tiêu cực của bản thân, xây dựng cho minh một nếp nghĩ, nếp sống
lành mạnh.
- Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của bản thân và dân tộc. sống hết mình,
cống hiến hết mình, chúng ta sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

II. BÀI LÀM


Hiện nay, đất nước ta đang xây dựng cuộc sống mới theo phương châm:
Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hàng triệu thanh
niên, học sinh, sinh viên với lí tưởng, hoài bão cao đẹp đang ngày đêm miệt
mài học tập, chuyên cần lao động, không ngừng rèn luyện bản thân. Tuy
nhiên, điều đáng lo ngại là có một bộ phận thanh niên lại quá tin vào thần
thánh phù hộ độ trì mà xem nhẹ sự cố gắng tu dưỡng, phấn đấu của bản
thân. Nguyên nhân nào đã dẫn đến hiện tượng tiêu cực ấy?
Nền kinh tế hiện nay ở nước ta là nền kinh tế thị trường nhiều thành phần.
Sự ưu việt của nó là tuân theo những quy luật đúng đắn như quy luật cung
cầu, quy luật giá trị, làm cho hàng hoá ngày càng phong phú, chất lượng
không ngừng nâng cao, người có tài phát huy được khả năng sáng tạo, công
sức được đền bù thỏa đáng. Cuộc sống vật chất của người dân sung túc hơn
và đời sống tinh thần cũng phong phú, đa dạng hơn trước rất nhiều.
Bên cạnh những yếu tố tích cực, nền kinh tế thị trường cũng bộc lộ mặt tiêu
cực của nó. Đó là khoảng cách quá xa giữa giàu và nghèo; sự phân hoá xã
hội phức tạp: các giá trị tốt - xấu, đúng - sai, chân thực - giả tạo, cao cả - thấp
hèn... đan xen lẫn lộn. Tất cả những thứ đó đã ảnh hưỏng tiêu cực đến một bộ
phận thanh niên, làm lệch lạc nhận thức của họ, dẫn đến sai lầm trong việc
chọn hướng đi. Do không nắm vững bản chất và quá trình vận động tất yếu
của cuộc sống nên họ có lối sống thụ động, ỷ lại. Thay vì dựa vào sự nỗ lực
của chính mình thì họ lại trông đợi vào thế lực siêu hình là thần thánh để hi
vọng sẽ có được một kết quả tốt đẹp, một tương lai rực rỡ. Khi còn ngồi trên
ghê' nhà trường, hộ không chịu chăm chỉ học hành, nâng cao kiến thức, rèn
luyện kĩ năng mà lại tự an ủi “ học tài thi phận”. Họ thường lui tới các chùa
chiền, nhà thờ, đền miếu... nổi tiếng linh thiêng để cầu xin phúc lộc, may
mắn. Nếu như thành tâm thì ít nhất họ cũng nhận được một “ liều thuốc an
thần” từ Thần Phật, nhưng tham vọng và ý đồ không trong sáng đã khiến họ u
mê. Họ thụ động, ỷ lại vào cơ hội may rủi, trông chờ vào các thế lực thần linh.

54
Họ cầu xin, khấn vái thần thánh phù hộ độ trì cho họ đỗ đạt mà không cần tới
một sự cố gắng tự thân nào cả.
Những động thái đó làm cho tinh thần tự chủ, tinh thần phấn đấu, khả năng
sáng tạo bị triệt tiêu; kết quả học tập, lao động bị giảm sút nghiêm trọng Cầu
xin không được, họ vỡ mộng bỏi những hậu quả nghiêm trọng đã đến vổ bản
thân. Họ không giải thích nổi bằng các luận cứ khoa học, mà lại khăng khăng
đổ lỗi cho sự may rủi của số phận, của thời vận... Tâm trạng buồn chán, thất
vọng dễ đẩy họ đến các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, nghiện ngập...
Hết vòng luẩn quẩn này đến vòng luẩn quẩn khác. Họ bắt đầu oán trách
thần thánh, cha mẹ và những ngườỉ xung quanh. Họ nhìn đời bằng con mắt
tiêu cực và luôn than thở rằng sao số phận lại bất công với họ đến thế. Có
một lời dạy sâu sắc, chí lí của người xưa thì họ lại không b iế t: Tiên trách kỉ,
hậu trách nhân.
Một hiện tượng xấu khá phổ biến trong những năm gần đây là để có thể
leo cao trên bậc thang danh vọng, không ít người đã dùng tiền bạc, quà cáp
để luồn lọt mua bằng, mua chức, mua một vị trí nào đó trong xã hội. Nạn
“ học giả, bằng giả”, “ học giả bằng thật”... tràn lan, gây nhức nhối trong dư
luận xã hội. Việc làm tiêu cực đó của họ chẳng khác gì trò chơi trẻ em xây
nhà trên cát. Sự nghiệp của họ thật bấp bênh, chông chênh, không biết sẽ
sụp đổ bất cứ lúc nào vì không được xây dựng trên nền móng vững chắc là
tài và đức. Họ không biết rằng những gì khởi đầu bằng sự dối trá đều chẳng
bền lâu và không có sự thật nào che giấu được dưới ánh mặt trời.
Trước thực trạng nói trên, chúng ta cần có phương hướng giúp đỡ thiết thực
để các thanh niên đó dần dần tỉnh ngộ, quyết tâm làm lại cuộc đời. Các bạn
hãy tin tưởng vàp khả năng của bản thân, vào tương lai tươi sáng của dân tộc
và đất nước. Nên nhớ rằng không có thần thánh nào cứu nổi chúng ta ra khỏi
dốt nát, đói nghèo ngoài bộ óc năng động, sáng tạo và đôi bàn tay lao động
cần cù, siêng năng của chính mình. Không có thần thánh nào có thể san bằng
mọi áp bức, bất công trên cõi đờÌTiày chỉ bằng những lời nguyện cầu của tín
đồ mà phải bằng sự đấu tranh quyết liệt và bền bỉ của nhân dân lao động.
Các Mác - vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản trên toàn thế giới đã khẳng
định: Hạnh phúc là đấu tranh và đấu tranh để chiến thắng bản thân là gay go,
vinh quang hơn cả. Thanh niên chúng ta hãy dũng cảm tuyên chiến và đẩy lùi
những thói hư tật xấu ra khỏi con người mình; không ngừng phấn đấu vươn
lên trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Hãy sống hết mình với bầu nhiệt huyết

55
tràn đầy sức sống của tuổi thanh xuân, chúng ta sẽ gặt hái được những mùa
vàng ấm no, hạnh phúc. Trong thời đại mới, chúng ta đang có rất nhiều cơ hội
để thể hiện tài năng, ước nguyện của mình. Tuổi trẻ hãy phấn đấu, vươn lên
trong sản xuất, nghiên cứu, học tập. Hãy thắp sáng niềm tin bằng ngọn lửa
trong khối óc, con tim của chính mình mà không cần phải nhờ cậy vào một
sức mạnh siêu hình nào khác.

I. DÀN Ý

1. Mỏ bài:
- Hành động là biểu hiện cao nhất của đức hạnh.
- Nhà văn Pháp Xi-xê-rông đã khẳng định: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong
hành động.
2. Thân bài:
* Giải thích về đức hạnh.

- Đức hạnh là đạo đức và tính nết tốt. (Từ điển Tiếng Việt).

. - Đức hạnh được thể hiện qua những lời nói và việc làm cụ thể, qua mối quan hệ
của cá nhân đối với tập thể, xã hội...
- Hành động là thước đo đánh giá phẩm chất của mỗi con người.
* Tại sao: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động ?

- Từ xưa, nhân dân ta đã ca ngợi và đề cao những hành động thiết thực mang lạl
lợi ích cho bản thân và cộng đồng.
- Trong văn chương cũng như trong thực tế lịch sử có rất nhiều gương sáng hành
động, thể hiện phẩm chất cao quý của con người.
* Suy nghĩ của bản th ăn :

- Hành động thiết thực của tuổi trẻ ngày nay là không ngừng học tập, tu dưỡng,
rèn luyện để nâng cao trình độ hiểu biết khoa học, kĩ thuật cùng kĩ năng làm việc để
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời đại.
- Dám nhìn thẳng vào những mặt còn yếu để sửa chữa, khắc phục. Phát huy
tính chủ động, sáng tạo trong học tập và làm việc, tích cực góp phần vào công cuộc
đổi mới đất nước, xây dựng xã hội hiện đại, công' bằng và văn minh.

56
3. Kết bài:

- Trong chiến tranh giữ nước, tuổi trẻ Việt Nam đã cống hiến, hi sinh xương máu
để bảo vệ chủ quyền độc lập tự do thiêng liêng của Tổ quốc.
- Trong thời bình, tuổi trẻ phải cố gắng tu dưỡng, phấn đấu; tích cực đóng góp
sức mình cho su nghiệp xây dung và phát triển đất ríước giàu mạnh.
II. BÀI LÀM

Nói đến đức hạnh của con người, điều đầu tiên chúng ta phải đề cập tới là
yếu tố hành động, vì hành động là biểu hiện cao nhất, rõ nét nhất của đức
hạnh. Đúng như nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông đã nói: Mọi phẩm chất của đức
hạnh là ở trong hành động.
Đức hạnh là đạo đức và tính nết tốt (Từ điển Tiếng Việt). Đức hạnh được thể
hiện qua cảm xúc, lời nói, hành động hằng ngày của từng cá nhân trong các
mối quan hệ gia đình và xã hội.
Hành động chính là phẩm chất quan trọng của đức hạnh bởi vì nó vừa là sự
chuyển hoá vừa là kết tinh của các phẩm chất khác. Hành động là thước đo
đánh giá đức hạnh của một cá nhân, một tập thể và cộng đồng dân tộc. Hành
động là yếu tố cao nhất trong bậc thang giá trị nhân phẩm, đồng thời cũng là
động lực thúc đẩy quá trình phát triển của cá nhân và xã hội.
Từ xUa, nhân dân ta đã đề cao và đặt ra yêu cầu cụ thể của đức hạnh,
trong đó, hành động được đặt lên hàng đầu. Có những câu tục ngữ khẳng
định ý nghĩa quan trọng của hành động như là : Trăm nghe không bằng một
thấy, Tràm hay không bằng tay-quen-, Nói hay không bằng cày giỏi... Đồng thời
nhân dân cũng chê cười, phê phán những kẻ : Ăn như rồng cuốn, nói như rồng
leo, làm như mèo mữa: Ăn thì ăn nhũng miếng ngon, Làm thì chọn việc cỏn
con mà làm...
Trong văn học nước ta có nhiều nhân vật chứng minh rằng mọi phẩm chất
của đức hạnh là ở trong hành động. Chàng Thạch Sanh thật thà, dũng cảm,
giàu lòng thương người sẵn sàng giúp đỡ kẻ bất hạnh. Chàng Sọ Dừa dị dạng
nhưng làm việc giỏi, học hành giỏi, thi đỗ Trạng nguyên. Cậu bé làng Gióng
lên ba mà vẫn không biết nói, không biết đi nhưng khi nghe sứ giả rao loa
rằng nhà vua cần người tài giỏi đứng ra đánh giặc ngoại xâm thì cậu bé nói lời
đầu tiên là lời nhận trách nhiệm đánh tan quân giặc. Lòng yêu nước khiến cậu
bé lớn nhanh như thổi và trỏ thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt, đủ sức đánh
đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi. Hành động dũng cảm phi thường ấy đã đem lại

57
thái bình cho đất nước nên cậu bé làng Gióng được nhân dân tôn vinh là
Thánh Gióng và thờ phụng muôn đời. Trong Truyện Kiều của đại thi hào
Nguyễn Du, người anh hùng Từ Hải: Chọc trời khuấy nước mặc dầu, Dọc
ngang nào biết trên đầu có ai. Chàng khinh bỉ và coi thường cái triều đình
phong kiến thối nát đương thời và luôn đặt nghĩa vụ của người anh hùng lên
trên hết: Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha.
Trước ý nguyện đền ơn báo oán của Thuý Kiều, Từ Hải sốt sắng giúp nàng
thực hiện công lí không chỉ của riêng nàng mà còn là của chung dân chúng bị
áp bức. Nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn
Đình Chiểu trên đường lai kinh ứng thí thì gặp đảng cướp Phong Lai đang phá
phách, bắt bớ dân lành. Chàng đã nổi giận bừng bừng, nhanh chóng Bẻ cày
làm gậy tìm đàng xông vô, đánh tan bọn cướp cứu tiểu thư Kiều Nguyệt Nga
và tì nữ Kim Liên. Khi được Kiều Nguyệt Nga ngỏ lời tạ ơn, chàng đã khẳng
khái chối từ : Làm ơn há dễ trông người trả dn, bỏi chàng cho rằng làm việc
nghĩa là bổn phận của nam nhi. Quan niệm của Lục Vân Tiên cũng chính là
quan niệm của nhân dân Nam Bộ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Lịch sử nước ta còn lưu danh muôn thuở những vị anh hùng suốt đời hành
động, cống hiến, hi sinh cho quyền lợi của đất nước và dân tộc. Hai Bà Trưng
cưỡi voi dẫn đầu đoàn quân khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược nhà Hán,
khiến cho chúng hồn bay phách lạc. Triệu Thị Trinh với câu nói nổi tiếng: Tôi
muốn cưỡi Cdn gió mạnh, đạp ngọn sóng dữ, muốn chém cá kình ngoài biển
Đông, chứ không muốn làm tì thiếp người ta. Bà đã cùng anh trai là Triệu Quốc
Đạt dấy binh khởi nghĩa chống quân xâm lược phương Bắc. Tướng Trần Bình
Trọng khi sa vào tay giặc, bị dụ dỗ, đe doạ, ông đã hùng hồn tuyên bố: Ta thà
làm ma nước Nam còn hon làm vưdng đất Bắc. Suốt ba cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược Nguyên - Mông, quân dân Đại Việt trên dưới đoàn kết
một lòng. Từ nhà vua cho đến các tướng sĩ, từ các bô lão trong hội nghị Diên
Hồng cho tới chàng thiếu niên mười sáu tuổi Trần Quốc Toản đều cùng một
quyết tâm Sát Thát, đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi nước ta, tạo nên hào khí
Đông A lẫy lừng muôn thuở.
ở thế kỉ XV, lòng yêu nước thương dân, căm hờn quân xâm lược đã thôi
thúc Nguyễn Trãi hành động. Sau khi tiễn chân cha lên đến ải Bắc (Nguyễn
Phi Khanh bị quân Minh bắt đưa sang Trung Quốc), Nguyễn Trãi nghe theo lời
căn dặn tâm huyết của cha nên đã trở về thành Đông Quan, nung nấu ý chí
diệt thù cứu nước, ông miệt mài ngày đêm viết Bình Ngô sách rồi lặn lội tìm

58
đường vào Lam Sơn phò chủ tướng Lê Lợi, cùng Lê Lợi nếm mật nằm gai,
vượt qua bao gian lao, thử thách, lãnh đạo nghĩa quân đánh đuổi giặc Minh,
làm nên chiến thắng oanh liệt ngàn năm. Tên tuổi và sự nghiệp lớn lao của
Nguyễn Trãi được dân tộc ta ngàn đời ghi nhớ.
Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ là một trong những tấm gương điển hình của
con người hành động. Bất bình trước cảnh bè lũ chúa Trịnh lộng hành ăn chơi
xa xỉ, lấn át quyền hành của vua Lê, biến vua Lê thành bù nhìn; căm phẫn
quân Thanh mượn cớ cướp nước ta, Nguyễn Huệ đã trực tiếp dẫn quân ra
Bắc, vừa đi vừa chiêu mộ binh sĩ, tạo thành một đạo quân hùng hậu đũ sức
đánh tan hơn hai mươi vạn quân Thanh trong một thời gian rất ngắn. Lòng yêu
nước của ông đă biến thành hành động có sức mạnh như triều dâng bão
cuốn, quét sạch quân thù, đem lại cuộc sống thanh bình cho muôn dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một tấm gương chói lọi bởi những hành động
cách mạng cao cả của Người. Thấm thìa và đau đớn trước tình cảnh lầm than
của dân tộc, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước. Ba mươi năm lênh đênh khắp
bốn biển năm châu, Bác đã tìm ra con đường đấu tranh giải phóng dân tộc
thoát khỏi xích xiềng nô lệ của thực dân, phong kiến; giành chủ quyền 'ĩộc
lập, tự do; thành lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân của Bác là bài ca về hành động, về đức
hi sinh quên mình cho dân, cho nước. Sau ngày nước nhà độc lập, Bác kêu
gọi đồng bào cả nước một tuần nhịn ăn một bữa để góp phần cứu đói và Bác
là người gương mẫu thực hiện đầu tiên. Chúng ta không thể quên hình ảnh
Bác đến thăm một đơn vị bộ đội trong đêm trước chiến dịch Biên giới 1951.
Bác thức suốt đêm để suy nghĩ về trận đánh mỏ màn ngày mai. Bác nhẹ
nhàng đi dém chăn cho từng chiến sĩ và canh cho bếp lửa hồng luôn cháy
sáng. Bác không ngủ vì: Bác thương đoàn dân công, Đêm nay ngủ ngoài rừng,
Trải lá cây làm chiếu, Manh áo phủ làm chăn, Trời thì mưa lâm thâm, Làm sao
cho khỏi ướt...
Kháng chiến chín năm chống'thực dân Pháp kết thúc thắng lợi bằng chiến
thắng Điện Biên Phủ vang dội hoàn cầu, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
Trong cuộc sống hoà bình, Bác vẫn ở trong căn nhà sàn đơn sơ, ăn uống
thanh đạm như bao người dân lao động khác. Điều tâm huyết mà suốt đời Bác
phấn đấu để biến thành hiện thực là làm sao giữ vững chủ quyển độc lập, tự
do thiêng liêng của đất nước, dân tộ c ; là đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo
mặc, ai cũng được học hành; là chiến đấu quét sạch ngoại xâm, giải phóng

59
miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Tư tưởng, phẩm chất đạo đức tuyệt vời thanh
cao, tuyệt vời trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi là bài học nTiân
sinh sâu sắc cho dân tộc và nhân loại.
Cách đây hơn thế kỉ, trong một lần trò chuyện với con gái, Các Mác - vị
lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản thế giới có câu nói nổi tiếng định nghĩa về
hạnh phúc: Hạnh phúc là đấu tranh. Câu nói đó nhấn mạnh vai trò quyết định
của những hành động thiết thực đòi quyền sống, quyền tự do, bình đẳng và
quyền được hạnh phúc của con người. Tinh thần câu nói trên của Các Mác
nhất quán với tinh thần câu nói của nhà văn Xi-xê-rông: Mọi phẩm chất của
đức hạnh là ở trong hành động. Theo Các Mác, hạnh phúc không phải tự
nhiên mà có; hạnh phúc không phải là ngọn lửa thần hay phép màu nhiệm
như trong thần thoại, cổ tích... mà hạnh phúc là kết quả của hành động do
chính con người tạo nên. Hành động - đó là quy luật sinh tồn, vận động và
phát triển của xã hội loài người.
Ngày nay, đất nước Việt Nam đang tham gia vào tiến trình hội nhập quốc
tế. Nền kinh tế thị trường toàn cầu đòi hỏi mỗi con người phải thực sự có tài,
có đức. Đức và tài thể hiện ở từng hành động cụ thể, ở hiệu quả làm việc cao
nhất hằng ngày. Thuận lợi và thách thức đan xen, đòi hỏi mỗi thanh niên phải
biết vươn lên trong học tập. Học, học nữa, học mãi (Lê-nin). Học tập là nghĩa
vụ và quyền lợi, là hành động cách mạng của thanh niên. Hành động thiết
thực của chúng ta hiện nay là dám nhìn nhận những khuyết điểm, sai lầm,
dám khắc phục, sửa chữa, vươn lên tiếp cận cái mới, cái tiến bộ để làm giàu
cho bản thân và đất nước. Điều đáng quý của tuổi trẻ ngày nay là thái độ cầu
tiến, biết hành động đúng đắn, kịp thời để tự khẳng định mình. Đó mới là con
đường tốt nhất để thể hiện phẩm chất và đức hạnh của bản thân.
Trước đây, trong chiến tranh, lớp lớp thanh niên hi sinh xương máu ngoài
chiến trường để bảo vệ chủ quyền độc lập tự do thiêng liêng của Tổ quốc.
Ngày nay, trong cuộc sống hoà bình, tuổi írẻ chúng ta phải không ngừng phấn
đấu vươn lên, học tập và cống hiến để góp phần vào sự nghiệp làm cho dân
giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai với các
cường quốc năm châu như sinh thời Bác Hồ hằng mong ước.

60
I. DÀN Ý

1. MÒ bài:
Giới thiệu vài nét về tiểu sử tác giả:
- A. Sê-khốp là nhà văn hiện thực lớn của nước Nga thế kỉ XIX.
- Phần lớn sáng tác của ông đều xoay quanh các vấn đề xã hội và tính cách, sô'
phận con người, ông đã nêu lên một nhận xét đúng đắn: Con người càng phát triển
cao về trí tuệ và đạo đức thì càng tự do và cuộc sống càng đem lại cho anh ta nhiều
thích thú hơn.
- Câu nói của Sê-khốp là một nhận định khái quát về nhân sinh quan của con
người, đặt ra vấn đề : Con rigười sống như thế nào cho có ích, cho đúng với ý nghĩa
của tự do7

2. Thân bài:
* Bình luận câu nói của Sê-khốp.

+ Con người càng phát triển cao về trí tuệ và đạo đức thì càng tự do...
- Trí tuệ và đạo đủc là hai yếu tố nền tảng trong việc hình thành tính cách và
quyết định số phận của một con người.
- Trf tuệ là gì? Trí tuệ là khả năng nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định.
(Từ điển Tiếng Việt).

- Làm thế nào để trở thành một con người có trí tuệ 7 Chỉ có con đường học tập,
tích luỹ và không ngừng nâng cao kiến thức thì mới có thể trở thành người có trí tuệ.
Người xưa có câu; Nhân bất học bất tri lí (Người không học thì không biết thế nào là lí
lẽ, là đúng, sai). Trí tuệ ảnh hưởng rất nhiều tới đạo đủcv\ học tập không chỉ là quá
trình tiếp thu kiến thức mà còn là quá tílnh rèn luyện nhân cách. Cái tài phải gắn liền
với cái tâm.
- Người có trí tuệ sẽ ý thức rõ về mặt mạnh, mặt yếu của bản thân ; tiếp thu
nhanh nhạy mọi vấn đề của cuộc sống vốn dĩ phức tạp. Từ đó họ mới có kĩ năng học
tập và làm việc hiệu quả.
- Học tập và làm việc có hiệu quả tạo nên sự tự tin cho con người. Đó là yếu tố
quyết định thành công trong sự nghiệp. Con người thành đạt là con người tự do, tự chủ.

61
+ ...cuộc sống đem lại cho anh ta nhiều thích thú hơn.
- Con người có trí tuệ sẽ hiểu được ý nghĩa phong phú của cuộc sống muôn màu
muôn vẻ. Do đó đời sống tinh thần, tình cảm cũng được nâng cao, mở rộng.
- Sự thành đạt đem lại niềm vui, hạnh phúc. Điều đó khiến cho con người thêm
yêu cuộc sống.
3. Kết bài:
- Ý kiến của nhà vàn Sê-khốp là hoàn toàn đúng.
- Người xưa từng nhắc nhở: Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên
sê chẳng làm được việc gì có ích. Vì vậy, muốn trở thành con người có trí tuệ thì mỗi
chúng ta phải không ngừng học tập, tu dưỡng, rìâng cao trình độ hiểu biết để đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của thời đại.

II. BÀI LÀM


Sê-khốp (1860 - 1904) là nhà văn hiện thực vĩ đại của nước Nga nửa cuối
thế kỉ XIX. Nội dung các sáng tác của ông đều xoay quanh những vấn đề có
tính chất xã hội. Đặc biệt là ông luôn luôn trăn trở về số phận của con người.
Trên các trang viết sắc sảo của ông thường xuất hiện nhiều mảnh đời đau khổ
nhưng vẫn chói ngời những phẩm chất cao đẹp: đó chính là nét đặc sắc trong
phong cách nghệ thuật của Sê-khốp. ông cũng luôn quan tâm đến những vấn
đề lớn lao trong cuộc sống. Sê-khốp đã nói: Con người càng phát triển cao về
trí tuệ và đạo đức thì càng tự do và cuộc sống càng đem lại cho anh ta nhiều
thích thú hơn. Câu nói trên là một nhận định khái quát về nhân sinh quan, đặt
ra vấn đề con người sống như thế nào cho có ích, cho đúng với ý nghĩa của
hai từ: tự do.
Trước hết, Sê-khốp khẳng định : Con người càng phát triển cao về trí tuệ và
đạo đức thì càng tự do... Như chúng ta đã biết, con người là trung tâm của
cuộc sống. Con người có trách nhiệm to lớn và vinh quang là góp phần cải
biến thế giới và xây dựng nên xã hội tươi đẹp, văn minh. Muốn vậy thì con
người phải phát triển cao về trí tuệ và đạo đức, hai tư chất đặc trưng mà Tạo
hoá đã ưu ái ban tặng riêng cho loài người, ỏ các loài vật khác hoàn toàn
không có.
Trí tuệ tà khả năng nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định (Từ điển
Tiếng Việt). Nói cách khác thì trí tuệ là khả năng suy nghĩ, khám phá, phân
tích, tổng hợp của con người trước những sự vật, sự việc và hiện tượng xung
quanh. Người có trí tuệ là người dễ dàng tiếp cận, tiếp thu sự vận động và

62
thay đổi của sự vật, nắm được quy luật phát triển của nó, để từ đó vận dụng
vào cuộc sống học tập và làm việc của mình. Chẳng hạn trong lĩnh vực khoa
học, người có trí tuệ là người có trình độ hiểu biết sâu rộng, có uy tín về
chuyên môn, là tác giả của những công trình nghiên cứu, phát minh có giá trị
thực tiễn cao. Trong lĩnh vực kinh tế, người có trí tuệ là người nắm vững quy
luật cung cầu của thị trường, biến động giá cả của hàng hoá, các tiến bộ về
khoa học kĩ thuật... để từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn, chính xác,
nhờ đó mà quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả tốt, đem lại
nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp và góp phần tích cực vào sự nghiệp phát
triển đất nước.
Bên cạnh việc phát triển trí tuệ, con người cần phải thường xuyên tu dưỡng,
rèn luyện nhân cách để có được đạo đức trong sáng. Đạo đức là phẩm chất
để phân biệt con người với các loài vật. Đạo đức là thước đo trình độ văn
minh, văn hoá của con người. Đạo đức thể'hiện ỏ lòng nhân ái, sự hi sinh,
chia sẻ, đoàn kết giữa người với người. Đạo đức càng tốt đẹp thì trí tuệ càng
tỏa sáng và con người càng có thêm sức mạnh. Trong phẩm chất của con
người thì đạo đức được đặt lên hàng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định;
Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc
gì cũng khó. Ỷ Bác muốn nói là một người dù có tài giỏi đến đâu chăng nữa
mà không có đạo đức thì cũng không làm được điều gì hữu ích cho nhân dân,
đất nước. Muốn làm bất cứ việc gì cũng phải xuất phát từ cái tâm nhân ái, biết
thương người và biết hi sinh. Ví dụ như người thầy thuốc phải đặt y đức lên
hàng đầu, đúng như sự tôn vinh của xã hội: Thầy thuốc như mẹ hiền. Các thầy
cô giáo dạy học sinh bằng tình thương yêu, sự quan tâm chăm sóc của cha
mẹ đối với con cái. Cán bộ phải là đầy tớ, công bộc trung thành của nhân
dân. Bộ đội lá con em nhân dân, từ nhân dân mà ra nên phải sống sao cho đi
dân nhớ ở dân thưdng...
Khi con người đã phát triển cao về trí tuệ và đạo đức thì sẽ có một tố chất
đặc biệt là sự tự tin. Khi đã tự tin vào bản thân, xác định được mục đích sống
đúng đắn, con người càng tự do quyết định những kế hoạch của cuộc đời
mình. Nếu công việc có hiệu quả, dẫn đến sự thành đạt thì cuộc sổng càng
đem lại cho anh ta nhiều thích thú han.
Trong cuộc sống, không gi sung sướng, hạnh phúc bằng được tự do. Con
người tự do là con người được sống theo nhu cầu, sở trường, sở thích của bản

63
thân. Nhưng muốn có tự do, thì trước hết phải nắm vững quy luật của cuộc
sống. Mà muốn nhận thức được bản chất cuộc sống thì con người bắt buộc
phải có trí tuệ, đạo đức và niềm tin to lớn vào bản thân. Muốn có được trí tuệ,
chỉ có một con đường duy nhất là học tập, học tập không ngừng để nâng cao
trình độ chuyên môn nói riêng và trình độ hiểu biết nói chung. Khổng Tử nhận
xét: Bể học không bờ, vì kiến thức nhân loại tích luỹ qua mấy ngàn năm là vô
biên, vô tận. Người có học khác xa người không có học: Ngọc bất trác, bất
thành khí, nhân bất học, bất tri lí (Ngọc không mài không sáng, người không
học không biết đâu là lí lẽ, đúng sai).
Người có trí tuệ nhận thức rất rõ về mặt mạnh, mặt yếu của bản thân, về
quyền lợi và nghĩa vụ đối với gia đình, xã hội. Họ hiểu được ý nghĩa phong
phú của cuộc sống muôn màu muôn vẻ, do đó mà đời sống tinh thần, vật chất
được nâng cao, mỏ rộng. Họ biết cách làm cho cuộc đời mình trở nên tốt đẹp
như mong muốn. Sự thành đạt sẽ mang lại niềm vui và hạnh phúc to lớn cho
con người. Còn gì sung sướng hơn một phi công thành thạo điều khiển chiếc
máy bay chỏ mấy trăm hành khách bay trên bầu trời thênh thang của Tổ
quốc. Còn gì hạnh phúc hơn một bác sĩ sau ca phẫu thuật phức tạp đã cứu
sống được bệnh nhân. Còn gì đáng tự hào hơn một nhà khoa học đã phát
minh, sáng chế ra những công trình đem lại lợi ích to lớn cho nhân dân, đất
nước. Còn gì vinh dự hơn một sinh viên được nhận bằng tốt nghiệp thủ khoa
sau những năm miệt mài học tập ở trường Đại học. Còn gì hân hoan hơn một
ca sĩ được khán giả vỗ tay nhiệt liệt sau bài hát làm say đắm lòng người. Còn
gì thích thú hơn một người giỏi ngoại ngữ đi du lịch nước ngoài mà nghe được,
nói được tiếng nói của dân bản xứ... Đúng như Lê-nin n ó i: “ Biết thêm một
ngoại ngữ là sống thêm một cuộc đời”. Tất cả những thứ đó đều là kết quả
của một quá trình rèn luyện lâu dài để có được tri tuệ và đạo đức.
Trái lại, những người không phát triển cao về trí tuệ và đạo đức thì cuộc
sống của họ trở nên thụ động và họ luôn cảm thấy gò bó, phụ thuộc vào
người khác. Thật đáng buồn cho những người không biết xử lí thế nào cho
đúng trước các tình huống phức tạp của cuộc sống vì trình độ hiểu biết, trình
độ học vấn thấp kém. Thật xấu hổ cho những người đi đường vượt đèn đỏ vì
không biết luật hay cố tình vi phạm luật, hoặc những kẻ cứ “ vô tư” xả rác ra
đường, nói chuyện, văng tục ầm ĩ nơi công cộng... Đó là những người kém
văn hoá, văn minh do trình độ học vấn và trí tuệ thấp.

64
Câu nói của Sê-khốp ra đời cách đây đã hơn thế kỉ nhưng ý nghĩa của nó
vẫn vô cùng đúng đắn. Trong thời đại ngày nay, nhân loại đang hội nhập theo
xu thế toàn cầu nên có sự giao thoa, tiếp nhận và trao đổi tinh hoa giữa các
nền văn hoá khác nhau. Thế hệ trẻ cần mạnh dạn, dũng cảm đột phá vào lĩnh
vực khoa học công nghệ để nâng cao trí tuệ; cần tu dưỡng đạo đức .ĩể giữ
vững bản sắc dân tộc, trên cơ sở đó mỏ mang về trình độ văn hoá, nân*.' cao
trình độ giao tiếp. Một thế giới cộng đồng đang dần dần hình thành trên cơ sở
bản sắc phong phú của các dân tộc đóng góp lại. Điều đó đòi hỏi’con người
càng phải có tài cao, đức lớn. Mà muốn được như vậy thì chúng ta phải xác
định cho mình nhiệm vụ học tập nghiêm túc và lâu dài. Đúng như người xưa
đã nói: Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì lớn lên sẽ chẳng làm được
việc gì có ích. Chỉ có học tập và sáng tạo không ngừng thì chúng ta mới làm
chủ được bản thân và đóng góp hữu ích vào sự nghiệp xây dựng đất nước
giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

I. DÀN Ý

1. MÒ bài:

- Hạnh phúc là một khái niệm tinh thần trừu tượng.


- Tuỳ theo vai trò, vị trí của từng cá nhân, từng giai cấp trong xã hội mà có những
quan niệm khác nhau về hạnh phúc.
- Nhân dân ta quan niệm: Tinh thương là hạnh phúc của con người.

2. Thân bài:

a/ Giải thích câu nói: Tình thương là hạnh phúc của con người.
- Tình thương là tình cảm nông nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm
vôi người, với vật. (Từ điển Tiếng Việt).
- Hạnh phúc là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt đưoc ý nguyện.
(Từ điển Tiếng Việt).
- Tại sao tình thương là hạnh phúc của con người?
Bởi vì, tình thương khiến người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm,
đùm bọc lẫn nhau. Như vậy là đã thoả mãn mọi ý nguyện, đã được hưởng sung sưởng,
hạnh phúc mà tình thương mang lại.

5-Những bài làm ván mẫu 12T1-Trán Thị Thln-NXB THTPHCM 65


b/ Các biểu hiện của tình thương.
+ Trong phạm vi gia đình:
- Cha mẹ yêu thương con cái, chấp nhận bao vất vả, cực nhọc, hi sinh bản thân
để nuôi dạy con cái nên người. Con cái ngoan ngoãn, trưởng thành, cha mẹ coi đó là
hạnh phúc lớn nhất của đời mình.
- Trong đời người có nhiều nỗi khổ, nhưng con cái không nên danh nên phận
hoặc hư hỏng là nỗi đau lớn nhất của cha mẹ.
- Con cái biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, biết đem lại niềm vui cho cha mẹ,
đó là hiếu thảo, là tình thương và hạnh phúc. Tình yêu thương, sự hoà thuận giữa anh
em, giữa cha mẹ và con cái tạo nên sự bền vững của hạnh phúc gia đình.
+ Trong phạm vi xã hội;
- Tinh thương chân thành là cơ sỏ của tình yêu đôi lứa.
- Tinh thương là truyền thống đạo l[; Thương người như thể thương thân-, tạo nên
sự gắn bó chặt chẽ trong quan hệ cộng đồng giai cấp, dân tộc.
- Tinh thương mở rộng, nâng cao thành tình thương yêu nhân loại.
* Những gương sáng trong lịch sử coi tình thương là hạnh phúc của con người.
- Vua Trần Nhân Tông trong một chuyến đi thăm quân sĩ đã cởi áo bào khoác
cho một người lính giữa đêm đông lạnh giá.
- Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn cùng chia ngọt sẻ bùi, cùng vào sống ra
chết với tướng sĩ dưới quyền trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Nguyên - Mông, giành thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.
- Người anh hùng Nguyễn Trãi suốt đời theo đuổi lí tưởng vì dân, vì nước, gác
sang một bên những oan ức, bất hạnh của riêng mình.
- Npười thanh niên Nguyễn Tất Thành xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân
trong tình cảnh nô lệ nên đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Phương
châm sống đúng đắn của Bác là; Mình vì mọi người. Bác Hồ luôn lấy tình thương yêu
con người làm mục đích và hạnh phúc cao nhất của cuộc đời mình.
3. Kết .bài:
- Tình thương là lẽ sống cao cả của con người.
- Tình thương vượt lên trên mọi sự khác biệt giữa các dân tộc trên thê' giới.
- Để tình thương ìhực sự trở thành hạnh-phúc của con người, mỗi chúng ta phải
cố gắng vươn lên chống đói nghèo, áp bức bất công, chống chiến tranh... để góp
phần xây dựng một thế giới hoà bình thịnh vượng...
II. BÀI LÀM

Hạnh phúc là một khái niệm trừu tượng, phức tạp khiến nhân loại từ xưa
tới nay luôn phải quan tâm suy nghĩ, trăn trỏ và mất nhiều giấy bút để tranh
luận. Quan niệm về hạnh phúc tuỳ thuộc vào vai trò, vị trí của từng con người

66
trong gia đình, xã hội. Mỗi giai cấp, mỗi cá nhân có quan niệm riêng về hạnh
phúc. Có người coi chức trọng quyền cao là hạnh phúc. Có người lấy nhà
lớn, tiền nhiều làm hạnh phúc. Có người cho rằng con đàn ch;-u đống là
hạnh phúc. Có người thích nổi tiếng, thích thể hiện “ cái tôi” trước đám đông
để thu hút sự chú ý của người khác và coi đó là hạnh phúc. Những quan
niệm nêu trên không hẳn là sai trái nhưng chưa đủ ý njhĩa để đại diện cho
quan niệm chung về hạnh phúc của cộng đồng xã hôi.
Vậy hạnh phúc là gì? Từ điển Tiếng Việt định nghĩa; Hạnh phúc là trạng
thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. Còn nhân dân ta
quan niệm rất đơn giản: Tình thương.là hạnh phúc của con người. Quan niệm
đó thể hiện truyền thống đạo lí được xây dựng trên nền tảng nhân nghĩa của
dân tộc Việt Nam tự ‘ngày xưa: Thương người như thể thương thân.
Tinh thương là tình cảm nồng nhiệt, làm cho gắn bó mật thiết và có trách
nhiệm với người, với vật (Từ điển Tiếng Việt). Vậy tại sao tình thương là hạnh
phúc của con người? Bỏi vì, tình thương khiến cho con người luôn hướng về
nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc lẫn nhau. Như vậy là đã thoả mãn mọi
ý nguyện, đã được hưỏng sung sướng, hạnh phúc do tình thương mang lại.
Tinh thương hiện diện khắp nơi và thể hiện dưới nhiều hình thức, nhiều
mức độ khác nhau. Trước hết, chúng ta bàn đến tình thương trong phạm vi
gia đình. Cha mẹ hết lòng yêu thương con cái, chẳng quản nhọc nhằn, vất vả
sớm khuya để nuôi dạy các con nên người. Ca dao có câu:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Cha mẹ lo lắng, chăm sóc cho các con từng miếng cơm, manh áo. Con
ốm cha mẹ xót xa, con khoẻ cha mẹ vui mừng. Nhìn đàn con mỗi ngày mỗi
lớn khôn, không ai hạnh phúc bằng cha mẹ. Nếu không có tình thương con
như biển hồ lai láng, ắt hẳn các bậc làm cha làm mẹ không thể có đủ nghị
lực và sức mạnh để đương đầu với cuộc đời đầy gian nan, trắc trở. Mẹ
thương con nên mới có cảnh: Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương... Năm
canh chầy thức đủ nàm canh... Chỗ ướt mẹ nằm chỗ ráo phần con... Khổ cực
là thế nhưng chỉ cần ngắm nhìn con lúc đang ngủ say hay chập chững những
bước đi đầu tiên, bi bô những tiếng nói đầu tiên là lòng cha mẹ thấy ngập
tràn sung sướng, hạnh phúc.
Mấy chục năm trồng cây, mong chờ đến ngày hái quả. Cây xanh tươi cho
trái chín ngọt lành. Con cái học hành tới nơi tới chốn, có nghề nghiệp ổn

67
định, có thu nhập đủ nuôi sống bản thân, như thế là cha mẹ đã được hưởng
hạnh phúc. Các con trưởng thành xứng đáng với bao công sức và tình thương
yêu của cha mẹ đã dành cho các con trong suốt một thời gian dài đằng đẵng.
Cha mẹ, con cái cùng chung một niềm vui, cùng hưỏng hạnh phúc. Không có
vàng ngọc nào đổi được niềm hạnh phúcịo lớn ấy.
Các con lúc nhỏ ngoan ngoãn nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ, chăm
học chăm làm để cha mẹ vui lòng, đó là gia đình hạnh phúc. Khi đã trưởng
thành, con cái biết quan tâm chăm sóc tới đời sống vật chất, tinh thần của
cha mẹ lúc khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau, báo hiếu công lao sinh thành
dưỡng dục để cha mẹ vui hưởng tuổi già bên con cháu, đó là hạnh phúc.
Trong đời người có nhiều nỗi khổ, nhưng con cái không nên danh nên phận
hoặc hư hỏng là nỗi đau lổn nhất của các bậc làm cha, làm mẹ.
Anh em trong gia đình phải thương yêu, giúp đỡ, chia sẻ vui buồn. Người
xưa cho rằng: Anh thuận em hoà là nhà có phúc bởi đó chính là cách báo
hiếu cha mẹ cụ thể và thiết thực nhất.
Khái niệm hạnh phúc thường gắn liền với tình yêu và tuổi trẻ. Khi yêu,
những người đang yêu thường nghĩ về nhau và luôn mong muốn đem lại cho
nhau niềm vui từ những lời nói, việc làm rất nhỏ. Một bông hồng cho buổi hẹn
hò tối thứ bảy, một món quà xinh xinh trao nhau trong ngày lễ tình nhân... kèm
theo ánh mắt, nụ cười tràn đầy tình cảm yêu thương ngọt ngào... đủ làm rung
động, thổn thức trái tim đang yêu. Nhưng tình yêu chỉ thắm thiết, bền chặt khi
xuất phát từ tình thương và gắn bó với tình thương. Ca dao có nhiều câu rất
hay khẳng định điều đó:
Nước chảy liu riu, lục bình trôi líu ríu,
Anh thấy cô nàng nhỏ xíu anh thương.
Hoặc:
Tóc em ơài em cài hoa lí,
Miệng em cười hữu ý anh thương.
Nếu tình yêu gặp phải một trở lực nào đó thì tình thương lại càng da d iế t:
Thò tay mà ngắt ngọn ngỏ,
Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ.
Sự xa cách càng thổi bùng lên ngọn lửa của tình thương yêu:
Áo xông hương của chàng vắt mắc,
Đêm em nằm em đắp lấy hơi.
Thương chàng lắm lắm chàng ơi!

68
Bao thử thách, khó khăn mà những người đàng yêu gặp phải chỉ làm tăng
thêm quyết tâm đến với nhau của họ:
Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo,
Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cùu thập đèo cũng qua.
Tình yêu thương chân thành là nền tảng vững chắc của những cuộc hôn
nhân tốt đẹp, dài lâu:
Rủ nhau xuống biển mò cua,
Đem vể' nấu quả mơ chua trên rừng.
Ai ơi chua ngọt đã từng,
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.
Hay:
Chồng em áo rách em thương,
Chồng người áo gấm xông hương mặc người I
Hoặc:
Muối ba năm muối đang còn mặn,
Gừng chỉn tháng gừng hãy còn cay.
Đôi ta nghĩa nặng tình dày,
Có xa nhau chảng nữa thì ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
Trong phạm vi xã hội thì tình thương là yếu tố quan trọng tạo nên mối quan
hệ gắn bó cộng đồng giai cấp và dân tộc. Tình thương giữa những người
nghèo khổ cùng cảnh áo ngắn, cùng số phận thân cò cũng như thàn chim đã
được nhắc tới trong những câu ca dao thật cảm động:
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Vì thế nên mới có sự tương thârvtương ái: Một miếng khi đói bằng một gói
khi no, Lá lành đùm lá rách...
Tinh thương giai cấp mở rộng, nâng cao thành tình thương dân tộc:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Mỗi người dân Việt Nam dù là dân tộc nào, dù sống ỏ bất cứ đâu cũng
phải luôn luôn nhớ tới cội nguồn con Lạc cháu Hồng, đều là con cùng chung

69
một bọc {đồng bào) do mẹ Âu Cơ sinh ra. Do đó m à: Tay đứt ruột xót, Máu
chảy ruột mềm, Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ...
Tình thương gắn liền với trách nhiệm, với lối sống vị tha: Mình vì mọi người.
Nếu có tình thương và trách nhiệm, ta không thể dửng dưng, vô cảm trước
những em bé mồ côi bất hạnh, những người tật nguyền, những cụ già không
nơi nương tựa hoặc đồng bào ở những vùng bị thiên tai đang phải chịu trăm bề
khốn khó. Làm gì để chung tay góp sức giúp đỡ đồng bào vượt qua cơn hoan
nạn ngặt nghèo? Đó là câu hỏi thôi thúc lương'tâm của mỗi chúng ta. Một lời
nói, một hành động thiết thực lúc này đềừ có ý nghĩa mang lại niềm vui và
hạnh phúc cho cả người trao và người nhận.
Trong lịch sử Việt Nam từ xưa tới nay có rất nhiều gương sáng chứng minh
cho quan điểm sống lấy tình thương làm hạnh phúc. Thời nhà Trần, trong
cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông, một lần vua Trần
Nhân Tỏng đi thăm tướng sĩ giữa đêm đông giá lạnh đã cởi chiến bào khoác
lên vai một người lính. Nếu không có tình thương \h\ nhà vua không thể có cử
chỉ cao đẹp làm xúc động lòng người đến vậy. Còn Hưng Đạo vương Trần
Quốc Tuấn cũng vì thương nước, thương dân mà sẵn sàng gác bỏ thù riêng
để lo nghiệp lớn. Lòng nhân ái lớn lao của ông có sức mạnh cảm hoá sâu
sắc, lay động và thức tỉnh lương tâm bao người. Suốt ba cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược Nguyên - Mông, vị chủ tướng Trần'Quốc Tuấn cùng
chia vui sẻ. buồn, cùng vào sinh ra tử với tướng sĩ cũa mình : ...các ngươi
không có ăn thì ta cho cơm, không có mặc thì ta cho áo, đi bộ thì ta cho ngựa,
đi thuỷ thì ta cho thuyền, lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc
nhàn hạ thì cùng nhau vui cười... Chính cách đối xử xuất phát từ tình thương
ấy đã góp phần không nhỏ vào việc tạo nên sức mạnh chiến đấu và chiến
thắng của quân dân nhà Trần, tạo nên hào khí Đông A lưu truyền mãi trong
sử sách.
Thời Lê, người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi một lòng một dạ vì dân, vì
nước. Dù cuộc đời riêng gặp bao điều‘ bất công ngang trái, ông vẫn tự hào
khẳng định:
Bui một tấc lòng trung với hiếu,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông.
Bởi lí tưởng và mục đích sống chi phối toàn bộ sự nghiệp của ông là;
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quàn điếu phạt trước lo trừ bạo.

70
ông luôn băn khoăn làm sao cho dân đen con đỏ được sống trong cảnh
thái bình thịnh trị, để những chốn thôn cùng xóm vắng không còn tiếng hờn
giận oán sầu. Trong bài'thơ Cảnh tình ngày hè, Nguyễn Trẳi viết:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Với Nguyễn Trãi, lí tưởng đó, khát khao đó chính là hạnh phúc mà ông
theo đuổi suốt cuộc đời.
Đầu thế kỉ XX, người thanh niên Nguyễn Tất Thành thấm thìa nỗi nhục nô
lệ của dân tộc dưới ách thống trị của thực dân Pháp nên đã ra đi tìm đường
cứu nước. Trong suốt ba mưđi năm, người chiến sĩ cộng sản ấy đã bôn ba
khắp thế giới để tìm ra chân lí cách mạng, xây dựng và lãnh đạo phong trào
đấu tranh giải phóng, lật đổ chính quyền thực dân, phong kiến, ■qiành chủ
quyền độc lập tự do cho dân tộc và đất nước. Suốt cuộc đời bảy mươi chín
mùa xuân, Bác Hồ lấy hạnh phúc chung của đồng bào thay cho hạnh phúc
riêng. Nhà thờ Tô' Hữu đã viết những vần thd dạt dào xúc động về sự hi sinh
cao cả và tình thưđng bao la của Bác Hồ:
Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta,
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa.
Chỉ biết quên mình cho hết thảy,
Như dòng sông chảy nặng phù sa.
Chính cái đại nhân đã làm nên cái đại trí và đại dũngcủầ Chủ tịch Hồ Chí
Minh - Con Người Việt Nam đẹp nhất. Hạnh phúc của Bác là tên tuổi, công
lao của Bác đời đời sống mãi trong lòng dân tộc và nhân loại.
Ngày nay, tình thương được coi là lẽ sống cao cả của con người. Tinh
thương đã vượt lên trên sự khác biệt về chính trị, tôn giáo, về phong tục tập
quán của từng dân tộc. Trước những thiệt hại to lớn về người và của do thiên
tai hoặc chiến tranh gây ra dù ở bất cứ ndi đâu trên trái đất này thì trái tim của
cả nhân loại đều đau đớn. Nhữn'g chuyến hàng cứu trợ gồm tiền bạc, thuốc
men, quần áo và những vật dụng cần thiết khác đã góp phần làm vơi đi nỗi
bất hạnh của đồng loại.
Để tinh thương thực sự trỏ thành hạnh phúc oua con người, mỗi chúng ta phải
cố gắng vươn lên đấu tranh chống áp bức bất công, chống đói nghèo, lạc hậu,
chống chiến tranh phi nghĩa ; góp phần xây dựng một thế giới công bằng, văn
minh để cả nhân loại được sống dưới mái nhà chung hoà bình và thịnh vượng.

71
I. DÀN Ý

1. MỖ bài:
- An toàn giao thông đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội.
- Việc tìm ra các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông đang là vấn đề cấp bách
không chỉ của các cấp các ngành có trách nhiệm mà là của tất cả mọi người, trong
đó có học sinh chúng ta. '
2. Thân bài:
+ Thực trọng mất an toàn giao thông của nưổc ta hiện nay đã dến mức báo dộng, rất
đáng lo ngại:
- Hằng ngày, tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên, nhất là trên các tuyến
đường bộ và đường sắt, làm cho nhiều người chết hoặc bị thưong, phương tiện giao
thông hư hỏng, tình trạng giao thông bị tắc nghẽn...
- Điều đó ảnh hưỏng không ít tới hình ảnh đất nước Việt Nam trong mắt du
khách và bạn bè quốc tế.
-t-Nguyên nhân;
- Trình độ hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành luật lệ giao thông của mọi người
còn kém.
- Chất lượng cầu đường không bảo đảm độ an toàn theo quy định.
- Quan chức các cấp trong ngành giao thông chưa thực sự có tinh thần trách
nhiệm cao và có hướng giải quyết tích cực để làm giảm tai nạn giao thông. Chưa kể
đến nhiều hiện tượng tiêu cực khác cũng dẫn đến tai nạn ngày càng tăng.
+ Những tác hại do tai nạn giao thông gây ra :
Là vô cùng nghiêm trọng, gây tổn thất rất lớn về tính mạng và tài sản của nhân
dân, của Nhà nước.
+ Những giải pháp an toàn cho giao thông:
- Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục và nhắc nhở ý thức tự giác chấp hành
luật lệ giao thông cho mọi tầng lớp Tihân dân trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Bắt buộc mọi người đội mũ bảo hiểm khi lưu thông bằng xe máy trên đường.
- Có các biện pháp nghiêm khắc và thích đáng để xử lí các hành vi cô' tình vi
phạm luật lệ giao thông.
- Nâng cấp chất lượng cầu đường và nâng cao trách nhiệm của các quan chức
ngành gieo thông vận tải.
- Nghiêm cấm và xử phạt thật nặng nhiír.g cán bộ, cảnh sát có chức có quyền
bao che và tiếp tay cho những đối tượng vi phạm luật lệ giao thông.

72
3. Kết bài:
- An toàn giao thông là vấn đề quan tâm hàng đầu của Nhà nước vì nó tác động
không nhỏ tới quá trình phát triển của một quốc gia.

- Mỗi công dân phải có ý thức nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông để
góp phần xây dựng một xã hội văn minh, hiện dại.

II. BÀI LÀM

Đất nước ta đang phát triển khá nhanh nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế thị
trường và đời sống xã hội, nhưng lĩnh vực giao thông thì dường như không đáp
ứng kịp yêu cầu của thời đại. Tình trạng tai nạn giao thông hiện nay đã đến
mức báo động đỏ và được xếp vào “ thứ hạng cao” trong khu vực Đông Nam
Á. Vì thế, vấn nạn này đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Làm
thế nào để đảm bảo an toàn giao thông? Đó là câu hỏi lớn đặt ra, đòi hỏi sự
nỗ lực của tất cả mọi người.
Giao thông ở Việt Nam hiện nay được coi là lĩnh vực tồi tệ nhất bởi những
tai nạn giao thông khủng khiếp thường xuyên xảy ra. Người ta không khỏi
rùng mình trước những thông tin đáng sợ về sự thiệt hại người và của do tai
nạn giao thông gây ra hằng ngày, hằng tháng, hằng năm. Mỗi ngày, trung
bình có khoảng 35 người chết, mỗi năm hơn chục ngàn người chết vì tai nạn
giao thông. Theo uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, trong năm 2007, số vụ
tai nạn giao thông là 14.600 vụ, làm chết 13.200 người. Sáu tháng đầu năm
2008, toàn quốc xảy ra 6.462 vụ tai nạn giao thông. (Số liệu do Tổng cục
Thống kê cung cấp). Quả là một con số gây kinh hoàng! Chiến tranh đã kết
thúc mấy chục năm nhưng chúng ta lại rơi vào một thảm hoạ không kém đau
thương, tang tóc. Có lẽ tai nạn giao thông cũng là một thứ “giặc” mà chúng ta
phải luôn luôn đối mặt. Tai nạn giao thông không chỉ gieo rắc đau thương,
làm tan vỡ hạnh phúc của bao gia đình mà còn gây thiệt hại to lớn về vật
chất và tinh thần cho cả xã hội. Bên cạnh đó, tình trạng mất an toàn giao
thông nghiêm trọng đã ảnh hưỏng không tốt tới sự nhìn nhận, đánh giá tình
hình phát triển của Việt Nam và gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà
đầu tư nước ngoài vào nước ta. Nhiều du khách khi được hỏi về những điều
chưa được ở Việt Nam thì họ đều trả lời giống nhau ở chỗ điều đáng ngại
nhất là an toàn giao thông quá kém. Họ rất sợ phải đi bộ băng qua đường vì
xe cộ chạy ào ào, bất chấp đèn đỏ. Liệu đất nước Việt Nam xinh đẹp, con
người Việt Nam thân thiện có tạo được cảm tình với du khách để họ còn
muốn quay lại ? Theo con số thông kê của ngành du lịch thì hơn 70% du

73
khách không muốn trỏ lại vì nhiều lí do, mà một trong những lí do đáng kể là
tình trạng giao thông không bảo đảm an toàn. Rõ ràng, mất an toàn giao
thông ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, nhất là đối với ngành du
lịch. Làm thế nào để Việt Nam trở thành điểm đến của bạn bè quốc tế? Câu
trả lời một phần thuộc về tình trạng an toàn giao thông.
Nguyên nhân của tình trạng mất an toàn giạo thông thì có rất nhiều.
Trước hết là ở nhận thức và thái độ tự giác chấp hành luật lệ giao thông của
người dân quá kém. Khi lưu thông trên đường, ai cũng chỉ nghĩ đến mình mà
không nghĩ tới người khác. Cho nên mới xảy ra tình trạng không chịu nhường
nhau chỗ ngã ba, ngã tư, gây nên cảnh tắc đường hằng giờ, thậm chí mấy giờ
liền. Không ít học sinh, sinh viên có thái độ hiếu thắng, bốc đồng, coi thường
luật lệ giao thông, thích chở hai, chở ba phóng nhanh vượt ẩu, trổ tài lạng
lách... Các băng nhóm gồm những thanh niên, thiếu niên hư hỏng hay tụ tập,
thách thức nhau đua xe trên đường phố, gây ra tai nạn cho bản thân và cho
người cùng lưu thông trên đường xảy ra hầu như thường xuyên làm đau đầu
lực lượng cảnh sát giao thông. Những kẻ ngông cuồng đó bị mọi người gọi
bằng cái tên đáng sợ và cũng đáng ghét là “ hung thần trên đường phố”.
Một nguyên nhân quan trọng khác là chất lượng cầu đường không bảo
đảm an toàn. Cầu cũ, cầu yếu, cầu có tải trọng thấp quá nhiều, trong khi lưu
lượng người và xe qua lại quá lớn. Đường giao thông huyết mạch nối liền các
vùng miền thì vừa ít, vừa nhỏ và ở trong tình trạng phải sửa chữa, nâng cấp
liên tục...
Một nguyên nhân nữa là sự tha hoá của không ít người có trágh nhiệm
giám sát giao thông. Vì tư lợi, họ sẵn sàng làm ngơ trước các đối tượng vi
phạm luật như dùng phương tiện chuyên chở đã quá hạn sử dụng, chỏ hành
khách, hàng hoá quá quy định, chạy quá tốc độ cho phép... Như thế là họ đã
cố tình tiếp tay cho tiêu cực và điều tất yếu là tai nạn giao thông ngày càng
tăng lên. Cao hơn nữa là một số quan chức của ngành giao thông chưa làm
hết trách nhiệm của mình trước nhân dân và đất nước, thậm chí còn vi phạm
nặng nề mà vụ án PMU 18 vừa qua là một ví dụ điển hình.
Để bảo đảm an toàn giao thông, cần phải có những biện pháp thích hợp
và đồng bộ. Trước hết, cần phải tăng cường việc tuyên truyền giáo dục công
dân về luật giao thông, nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức.tự giác chấp
hành luật. Nhắc nhở, bắt buộc mọi người đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
Ngoài ra, phải có những hình thức xử phạt thích đáng đối với những người cố
tình vi phạm luật. Mức xử phạt hành chính hiện nay là quá nhẹ, không đủ sức

74
răn đe khiến những kẻ phạm luật không sợ. Mặt khác, cần làm trong sạch
lực lượng cảnh sát giao thông, nghiêm trị những kẻ cậy chức cậy quyền, làm
trái quy định của Nhà nước. Yếu tố quan trọng có tầm chiến lược là không
ngừng nâng cao chất lượng đường sá, câú công đê đảm bảo lưu thông an
toàn, thuận lợi. Điều này góp phần rất lớn vào quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và hội nhập với thế giới của đất nước ta.
An toàn giao thông hiện nay là vấn đề được Đảng và Nhà nước rất quan
tâm vì nó tác động rất lớn tới sự nghrệp xây dựng và phát triển một quốc gia
giàu mạnh. Học sinh chúng ta phải chủ động và tích cực cùng mọi người tự
giác chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông để giảm thiểu tai nạn, góp
phần giữ gìn hạnh phúc cho mọi gia đình và làm cho đất nước Việt Nam ngày
càrig trỏ nên văn minh, hiện đại.

ĐỂ 15: Thi hào Đức Rên-nơ Ma-ri-a Rin-kê đã viết cho một người
bạn của mình như sau: Tmh yêu của m ộ t người đ ố i vởl m ộ t người
khác, đó có lẽ là sự thử thách khó khăn nh ất đ ố i với m ỗ i m ộ t
người trong chúng ta.
Từ lời khẳng định trên, anh (chị) hãy phát biểu những suy
nghĩ của mỉnh vể ý nghĩa của tình yêu và trách nhiệm của tuổi
trẻ trong tình yêu.

I. DÀN Ý

1. Mỏ bài:
- Tình yêu có vai trò to lớn trong cuộc sống của con người.
- Thi hào Đức Rên-nơ Ma-ri-a Rin-kê đã v iế t; Tinh yêu của một người đối với
một người khác, đó có lẽ là sự thử thách khó khăn nhất đối với mỗi một người trong
chúng ta.
2. Thân bài;
X *
* Giải thích ỷ nghĩa câu nói của Rin-kê.
a. Tình yêu là gì ? Từ điển Tiếng Việt giải thích: Tinh yêu là tình cảm nồng nhiệt làm
cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật. (Ý nghĩa chung). Tinh yêu là
tình cảm yêu đương giữa nam và nữ. (Ý nghĩa riêng).
b. Tinh yêu là sự say mê, là nhiệt tình cháy bỏng:
- Tinh yêu là một thứ tình cảm đặc biệt khác thường, nếu không có sự rung động
mãnh liệt của trái tim thì sẽ không có tình yêu.

75
- Tình yêu không chấp nhận sự lạnh nhạt, hững hờ. Nó phải được nuôi dưỡng
bằng ngọn lửa nhiệt tình, bằng cảm xúc say mê và sự thuỷ chung.
c. Tình yêu chân chính gắn liền với cảm xúc thanh cao, trong sáng, với ý thứ
trách nhiệm đối với người mình yêu. Nói cách khác: Tình yêu gắn với lòng vị tha và
đức hi sinh.
- Phải tỉnh táo để phân biệt tình yêu chân chính và không chân chính.
- Thái độ toan tính, ích kỉ sẽ giết chết tình yêu.
- Khi yêu, người ta tìm mọi cách làm cho người mình yêu được hạnh phúc (trân
trọng, nâng niu, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển những giá trị tốt đẹp của
người mình yêu).
- Sự quan tâm, chăm sóc đến nhau một cách chân thành, chu đáo sẽ đem lại
niềm vui và hạnh phúc lâu bền cho cả hai người.
3. Kết bài:
Khẳng định ý kiến của Rin-kê là đúng, có ý nghĩa sâu sắc không chỉ trong phạm
vi tình yêu lứa đôi mà còn trong đời sống tinh thần cộng đồng với đối tượng phong
phú hơn là con người và cuộc sóng. Ý kiến trên gần gũi với quan điểm đạo lí của
người Á Đông nên dễ được tiếp thu và chấp nhận.

II. BÀI LÀM

CÓ ai sống ở trên đời mà chưa một lần được nếm hương vị ngọt ngào của
tình yêu, dẫu biết yêu là chết ở trong lòng một ít (Xuân Diệu)?! Tinh yêu - chỉ
hai chữ đơn giản mà đã làm hao tốn bao giấy mực của văn nhân, thi sĩ, triết
gia... từ xưa đến nay bởi nó đă trỏ thành đề tài muôn thuở của con người. Vai
trò của tình yêu lớn lao như vậy nhưng bản chất của nó là gì ? Bàn về vấn đề
này, nhà thơ Đức Rên-nơ Ma-ri-a Rin-kê cho rằng; Tinh yêu của một người
đối với một người khác, đó có lẽ là sự thử thách khó khăn nhất đối với mỗi
một người trong chúng ta.
Nếu hiểu tình yêu với nghĩa hẹp là tình yêu nam nữ thi trước hết và cơ bản
nó là chuyện của trái tim. Tình yêu lứa đôi là tình cảm hoàn toàn tự nhiên
của con người. Khồng nói đến những trường hợp tình yêu nảy sinh đột ngột
như sét đánh, còn bình thường, tình yêu được xây dựng dần dần trên cơ sở
của sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau. Bắt đầu bằng những ánh mắt, nụ
cười làm quen, từ ngượng ngùng rồi thành thân thiết. Rồi thương vì nết, trọng
vì tài, cái tài ân nói có duyên, cái Nụ cười như thể hoa ngâu, Cái khăn đội đầu
như thể hoa sen... đều có vai trò mở đường vào con tim. Thế là tình yêu đến
lúc nào không biết.

76
Vậy tình yêu là gì ? Từ điển Tiếng Việt giải thích: Tình yêu là tình cảm nồng
nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật (nghĩa
rộng). Tinh yêu là tình cảm yêu đương giữa nam và nữ (nghĩa hẹp).
Cùng với Rin-kê, có rất nhiều nhà văn đã nói về tình yêu. xtăng-đan nói:
Một nửa và là một nửa đẹp nhất của cuộc đời vẫn là khép kín với những ai
chưa từng yêu say đắm. Vích-to Huy-gô đã khẳng định: Tinh yêu là bông hoa,
cuộc đời là mật ngọt... Thế giới không có người biết yêu thì mặt trời sẽ tắt.
Lép Tôn-xtôi ca ngợi: Tinh yêu biển những điều vô nghĩa của cuộc đời thành
có ý nghĩa, làm cho những bất hạnh thành hạnh phúc. Còn Đô-xtôi-ép-xki
tuyên b ố ; Tinh yêu là sức mạnh toàn năng đến mức nó tái sinh chỉnh bản
thân ta. Bên cạnh đó là những băn khoăn, nghi ngờ như một nhà thơ cổ điển
Pháp từng n ó i: Tnh yêu là điều mà con người không thể hiểu nổi. Nhà thơ
lãng mạn Xuân Diệu cũng trăn trở, day dứt hoài, không biết giải thích sao
cho thoả đáng: Làm sao cắt nghĩa được tình yêu ?
Tự nhiên như hơi thở, cần thiết như cơm ăn áo mặc hằng ngày, thế nhưng
tình yêu là gì thì khó ai giải thích nổi. Sức quyến rũ ghê gớm của nó có lẽ là ỏ
chỗ đó chăng ? Chỉ b iế t: Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi, thấy người mình yêu
đẹp hơn, cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn.
Vẻ đẹp hồn nhiên, trong trắng của nàng Giu-li-et đã thôi thúc chàng
Rô-mê-ô si tình đến với tình yêu trong tiếng hót của chim dạ loan. Khi đã
quyết định yêu Giu-li-et, có nghĩa là Rô-mê-ô chấp nhận mọi khó khăn, thử
thách. Bất chấp mọi trở lực ngang trái cách ngăn của hai dòng họ, hai người
đến với nhau bằng trái tim nồng nhiệt, đắm say. Nghe Giu-li-et cảnh báo về
sự nguy hiểm đến tính mạng của mình, chàng Rô-mê-ô vẫn khăng khăng
khẳng định: Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu;
mấy bức tường đá ngăn sao được tình ýêu; mà cái gì tình yêu có thể làm là
tình yêu dám làm ; vậy người nhà em ngăn sao nổi tôi ?! Cả hai người đều
quyết tâm đến bằng được với nhau, mặc cho mối hận thù truyền kiếp giữa
hai dòng họ. Cho dù mối tình say đắm của Rô-mê-ô và Giu-li-et kết thúc
bằng một bi kịch đau thương nhưng ý nghĩa lớn lao, sâu sắc của nó sống mãi
trong lòng nhân loại. Nó khẳng định rằng tình yêu là lửa cháy, tình yêu mạnh
hơn cả oán thù!
Trong kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, trong lần gặp gỡ
đầu tiên, dáng dấp phong nhã, hào hoa của Kim Trọng đã khiến Thuý Kiều

77
phải liếc mắt ghé theo dù khách đà lên ngựa. Những bước chân Xảm xăm
băng lối vườn khuya một mình của nàng Kiều tìm sang tình tự với người yêu
cho đến nay vẫn còn làm cho bao kẻ giật mình sửng sốt. Trước cơn vạ gió tai
bay bất kì của gia đình, Thuý Kiều đã thức suốt đêm với nỗi dằn vặt: Bên tình
bên hiếu bên nào nặng hơn và rồi đi đến quyết định trong nước mắt: Để lời thệ
hải minh sơn, Làm con trước phải đền ơn sinh thành. Phải chia tay người yêu
đầu và mối tình đầu, Thuý Kiểu vô cùng đau đớn nhưng nàng không nghĩ tới
nỗi đau của mình mà trước hết nghĩ tới nỗi đau của chàng Kim. Bằng quyết
định trao duyên cho em gái là Thuý Vân, Thuý Kiều chân thành muốn phần
nào đền đáp nghĩa tình cho Kim Trọng. Ý'nghĩ và hành động ấy của nàng
đáng trân trọng biết nhường nào! Suốt mười lăm năm lưu lạc góc bể chân trời:
Khi Vô Tích, khi Lâm Tri, Nơi thì lừa đảo, nơi thì xót thương nhưng Thuý Kiều
luôn nhớ tới Kim Trọng bỏi tất cả tình yêu tha thiết thuỷ chung nàng đã dành
cho chàng: Tiếc thay chút nghĩa cũ càng, Dầu lìa ngó ý còn vương tơ lòng.
Hiểu nhau càng sâu thì độ dày của tình yêu càng tăng, hoa tình yêu càng
nỏ đẹp và đến lúc ấy thì hai người như đã hoà làm một. Yêu và nhớ là hai
mặt của tình yêu. Yêu say đắm thì nhớ thiết tha. Người xưa có câu : Nhất nhật
bất kiến như tam thu hề. (Một ngày không gặp nhau dài tựa ba thu). Ca dao
cũng có câu hỏi bâng quơ: Gió sao gió mát sau lưng, Dạ sao dạ nhó người
dưng thế nảy ? Khi yêu nhau, người ta luôn mong muốn được gặp gỡ để tâm
sự cùng nhau:
Nơi nào em cũng nghĩ,
Hướng về anh - một phương.
(Xuân Quỳnh)
Những người đang yêu bao giờ cũng hướng về nhau, dành cho nhau những
tình cảm, ý nghĩ tốt đẹp nhất. Họ như mặt trời suốt đời soi sáng và sưởi ấm
cho nhau.
Tinh yêu gắn với niềm say mê nồng nàn, mãnh liệt. Trương Chi nổi sóng
tình trước nhan sắc kiều diễm của Mị Nương thì Kim Trọng cũng sóng tình lai
láng trước vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Thuý Kiều. Còn người
binh dân th ì: Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo, Ngũ lục sông cũng lội, thất bát
cửu thập đèo cũng qua.
Nét đặc trưng nhất của tình yêu là không chấp nhận sự hững hờ, lạnh
nhạt. Tinh yêu chân chính không có chỗ cho sự tính toán vị kỉ, nhỏ nhen mà

78
chỉ có sự quên mình, hi sinh cho nhau. Điều đó chính là thử thách đối với mỗi
chúng ta. Dường như tình yêu đã thổi bùng lên ngọn lửa thiêu đốt những cái
tầm thường để những người đang yêu biết sống vì nhau, có trách nhiệm với
nhau hơn. Khi yêu, người ta mang đến cho nhau hạnh phúc. Đó là sự sung
sướng, là niềm vui và người ta cảm thấy mình có ích, cuộc đời của mình thật ý
nghĩa.
Những người đang yêu thường lo lắng cho nhau, đón trước ý nghĩ, ý thích
của nhau để làm một cái gì đó đem lại niềm vui cho người mình yêu trong
cuộc sống hằng ngày. Tinh yêu trong sáng, nồng nàn khiến cho ngón đàn của
Thuý Kiều càng thêm say đắm : Taytiên gió táp mưa sa, lúc thì rộn rã, náo
nức như tiếng sắt tiếng vàng chen nhau, lúc thì thủ thỉ, quyến rũ như tiếng
chim yêu đương, mời gọi... Tinh yêu khiến cho Kim Trọng sung sướng ngất
ngây khi được thưỏng thức tài nghệ túyệt vời của người yêu và cảm thấy mình
may mắn tột đỉnh bởi được sánh vai với một giai nhân tài sắc vẹn toàn như
Thuý Kiều. Một lứa đôi trai tài gái sắc gắn bó từ độ sâu của tâm hồn như thế,
nếu được chung sống với nhau, họ sẽ đem lại cho nhau biết bao hạnh phúc!
Tinh yêu dang dở ám ảnh Kim Trọng suốt bao năm trời, cho nên tuy sống
trong cảnh vinh hoa phú quý cùng Thuý Vân nhưng chàng không lúc nào
nguôi nhớ tới Thuý Kiều. Thuý Kiều vẫn mãi mãi là người tình trong mộng của
chàng. Nhiều phen Kim Trọng: Rắp tâm treo ấn từ quan, Mấy sông cũng lội,
mấy ngàn cũng qua để tìm cho được Thuý Kiểu mong đền đáp và bù đắp
những thiệt thòi mà nàng phải gánh chịu. Tinh yêu đến độ chín sẽ trở thành
niềm say mê làm cho người khấc được hạnh phúc là như vậy.
ở đời, không ít kẻ ích kỉ trong tình yêu. Tinh yêu của họ thường gắn với sự
tính toán thiệt hơn về quyền lợi vật chất chứ không gắn với cảm xúc tự nhiên,
chân thành của trái tim. Sự ích kĩ bộc lộ qua thái độ luôn khẳng định quyền
sở hữu đối với người mình yêu, hoặc ghen bóng ghen gió, hiểu lầm đến mức
giết chết tình yêu, không nghĩ gì đến nỗi đau khổ của người mình yêu... Cái
đó không thể gọi là tình yêu bỏi v^ nó chỉ làm cho hai tiếng tình yêu thiêng
liêng bị tầm thường hoá đi mà thôi.
Tinh yêu chân chính sẽ nâng người mình yêu lên một giá trị cao hơn, làm
cho con người có thêm niềm vui, niềm tin vào cuộc sống, thôi thúc ước mơ để
hướng tới một tương lai tốt đẹp. Lê-nin đã nói về tình yêu: Tinh yêu là ngọn lùa
nồng nhiệt, nhưng đừng để nó thiêu cháy sự nghiệp. Đây cũng là lời nhắc nhở
hữu ích dành cho các cô gái, chàng trai đang yêu nhau say đắm.

79
Tuy vậy, tình yêu không chỉ giới hạn trong phạm vi nam nữ. Con người cần
có những tình yêu lớn như tình yêu gia đình, bè bạn, yêu cuộc đời, quê
hương, đất nước. Đặt trong tình yêu lớn, ý nghĩa của tình yêu lứa đôi và hạnh
phúc gia đình mới thật sự cao đẹp, lớn lao.
Cuộc sống của con người cần tình yêu biết bao! Con người không có tình
yêu chẳng khác chi trái đất không có ánh mặt trời. Tinh yêu say mê của các
nhà khoa học là được hi sinh sức lực, thời gian, có khi kéo dài cả một đời để
nghiên cứu, phát minh, sáng tạo ra những điều tốt đẹp, đem lại hạnh phúc
cho con người. Tình yêu của người chiến sĩ là giữ gìn sự thanh bình cho đất
nước. Người chiến sĩ hiểu rất rõ rằng: tíntĩ mạng của mình là đáng quý và
tình yêu rất đẹp, nhưng để bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do của dân tộc, Tổ
quốc, họ có thể hi sinh tất cả. Những suy nghĩ đúng đắn đó đều bắt nguồn từ
tình yêu lớn, từ lòng vị th? và đức hi sinh rất đáng ca ngợi.
Tinh yêu là quy luật muôn đời. Tinh yêu đòi hỏi con người phải không
ngừng vươn lên vượt qua mọi thử thách trên con đường đến'với tình yêu đích
thực. Ý nghĩa câu nói của Rin-kê không chỉ có giá trị trong phạm vi tình yêu
đôi lứa mà còn có giá trị to lớn trong đời sống tinh thần của cả cộng động.
Nội dung của câu nói ấy khá gần gũi với quan điểm đạo lí Á Đông nên dễ
hiểu và dễ chấp nhận. Mỗi chúng ta hãy coi bài học về lòng vị tha và đức hi
sinh trong tinh yêu là bài học lớn trong cuộc đời.

I. DÀN Ý

1. MỖ bài:
- Từ trước tới nay, con người có rất nhiều quan điểm sống khác nhau.
- Nhà thơ Đức Bê-khe v iế t: Sống đẹp... cuộc sống đẹp tươi.

80
2. Thản bài:
* Thế nào là sống đẹp'? Thế nào là người sống đẹp ?

- Sống đẹp là sống có lí tưởng đúng đắn, hoài bão cao cả.
- Người sống đẹp là người biết đặt lợi ích của dân tộc, đất nước lên trên hết; suốt
đời phấn đấu, hi sinh cho dân, cho nước. Quan niệm sống : Mình vì mọi người, mọi
người vì mình như lời Bác Hồ dạy là sống đẹp.
* Chứng m inh:

- Trong lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam có rất nhiều gương sống đẹp như
danh tướng Trần Bình Trọng, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn
Trãi, Nguyễn Huệ, Nguyễn Trung Trực... ở thế kỉ XX có Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại
tướng Võ Nguyên Giáp, Trần Đại Nghĩa, Tô Vĩnh Diện, Anh hùng Núp, Nguyễn Viết
Xuân, Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý, út Tịch, Nguyễn Thị Định, Lê Thị Hồng Gấm...
và hàng triệu thanh niên lên đường đánh Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ
quốc.
- Trong cuộc sống hoà bình có rất nhiều tấm gương đem hết tài đức cống hiến
cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh. Các công trình thế kỉ như
xây dựng nhà máy thuỷ điện, giàn khoan dầu khí, đường dây điện cao thê' chạy suốt
chiều dài đất nước, con đường Hồ Chí Minh nối hai miền Nam Bắc... đều là thành quả
lao động của thế hệ trẻ Việt Nam.
3. Kết bài:
- Thanh niên học sinh ngày nay cũng có rất nhiều ước mơ và khát vọng cao đẹp.
- Tuổi trẻ phải có ý chí và nghị lực, dũng cảm vượt khó, tiến công vào các lĩnh
vực khoa học kĩ thuật tiên tiến để nâng cao trình độ hiểu biết, có đủ khả năng tạo
dựng sự nghiệp cho bản thân và đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước.
- Để làm được điều đó, chúng ta phải biết sống đẹp như thi hào Bê-khe đã khẳng
định.

II. BÀI LÀM


Từ xưa đến nay, có rất nhiều người đã bày tỏ quan niệm của minh về cuộc
sống. Ham-lét, nhân vật nổi tiếng ựong bi kịch *của sếch'xpia từng băn khoăn,
trăn trở trước câu hỏi: Sống hay không sống ?Paven Coocsaghin, người thanh
niên cộng sản trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy của nhà văn Xô viết
ồtxtơrốpxki đã khẳng định: Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho
ra sống... Thi hào Đức Bê-khe đưa ra quan niệm sống đẹp bằng những vần
thơ .cháy bỏng để cổ vũ cho những con người đang hăng say góp phần xây
dựng cuộc sống ngày càng tươi sáng;

6-Những bài làm văn mẫu 12T1-Trắn Thị Thln-NXB THTPHCM 81


“Sống đẹp" đâu phải là những từ trống rỗng
Chỉ có ai bằng đấu tranh, lao động
Nhân lên vẻ đẹp cuộc đời
Môi là người sống cuộc sống đẹp tươi.
Vậy sống đẹp là sống như thê' nào và ý nghĩa cũa nó là gì ? Sống đẹp là
sóng có lí tưởng, hoài bão, có mục đích rõ ràng, cao cả. Người sống đẹp biết
đặt lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc lên trên hết và họ suốt đời phấn đấu, hi
sinh cho mục đích cao cả đó.
Trước hết, những người sống đẹp tự ngùyện cống hiến cuộc đời mình cho
sự nghiệp đấu tranh giành chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc,
đất nước. Trong lịch sử Việt Nam, biết bao tấm gương chiến đấu hi sinh chống
quân xâm lược để bảo vệ non sông gấm vóc của tổ tiên. Tên tuổi của họ
được lưu danh muôn thuỏ. Danh tướng Trần Bình Trọng nổi tiếng với câu nói
tràn đầy khí phách trước quân thù : Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm
vương đất Bắc. Nguyễn Trung Trực, người anh hùng đất Lục tỉnh Nam Kỳ
dõng dạc thét vang trư-.o khi chết: Bao giờ nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết
người Nam đánh Tây. Tổng bí thư Trần Phú trước lúc bị thực dân Pháp xử tử
hình còn hô vang khẩu hiệu cổ vũ tinh thần đồng bào, đồng chí: Hãy giữ vững
ý chí chiến đấ uiyõ Thị Sáu, người con gái Đất Đỏ mười sáu tuổi thà chết chứ
không chịu hé răng khai một lời trước họng súng quân thù. Lê Văn Tám, em
thiếu nhi Bến Nghé dũng cảm tự thiêu làm ngọn đuốc lao vào kho đạn của
thực dân Pháp. Làm sao có thể kể hết những gương “ sống đẹp” như Anh
hùng Núp, Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý, Nguyễn Viết Xuân, Lê Thị Hồng
Gấm, Út Tịch, Nguyễn Thị Định, Đặng Thuỳ Trâm... và hàng triệu thanh niên
nam nữ xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, Mà lòng phơi phới dậy tương lai trên
mảnh đất Việt Nam “ ra ngõ gặp anh hùng” !
Những con người sống đẹp là những con người có tinh thần lao động siêng
năng, sáng tạ o ; mạnh dạn xoá bỏ nhữtig gì lạc hậu, phản động, xây dựng
những cái mới mẻ, tiến bộ, làm cho xã hội không ngừng phát triển, đem lại
cuộc sống giàu đẹp cho nhân dân. Bác Hồ kính yêu là gương sáng về cuộc
đời chiến đấu và lao động quên mình vì dân, vì nước. Bác lấy hạnh phúc
chung của dân tộc làm hạnh phúc của riêng mình. Câu nói tâm huyết của Bác
đã in sâu vào tâm khảm mỗi người dân đất Việt: Tôi chỉ có một ham muốn tột
bậc là đất nước ta được độc lập, tự do; đSng bào. ta ai cũng có cơm ăn áo

82
mặc, ai cũng được học hành. Trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp, Anh hùng
lao động Lương Định của, Anh hùng lao động Võ Tòng Xuân đã đem hết tài
năng và sức lực cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu để tìm ra nhiều giống
lúa năng suất cao, góp phần nâng cao đời sống nông dân và biến nước ta
thành một trong những nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Trong lĩnh vực
sản xuất hàng hoá và thương mại, nhiều doanh nhân vừa có tài vừa có đức
đang ngày đêm mang hết nhiệt tình và tài năng làm giàu cho đất nước, khẳng
định một số thế mạnh của Việt Nam trên thương trường quốc tế. Họ không chỉ
làm giàu cho cá nhân mà còn biết quan tâm tới quyền lợi chung của nhân
dân, đất nước. Sống như vậy là sống'đẹp.
Ngày nay, thế hệ trẻ đang say sưa lao động trên khắp các công trình dựng
xây đất nước như: công trình đường dây điện cao thế 500 kilôvôn chạy suốt
chiều dài đất nước ; những giàn khoan dầu khí trên biển Đông, những nhà
máy thuỷ điện sông Đà, Trị An, Yaly, Thác Mơ... Hàng ngàn kỹ sư, hàng vạn
thanh niên đang hăng say lao động trên tuyến đường Hồ Chí Minh nối liền hai
miền Bắc - Nam ruột thịt.
Tuổi trẻ học đường hôm nay cũng ôm ấp những ước mơ cao đẹp, luôn luôn
hướng tới những chân trời rộng mở và khao khát được tiếp bước những thế hệ
đi trước, biến ước mơ thành hiện thực. Tuổi trẻ phải dũng cảm vượt khó, tiến
công vào các lĩnh vực khoa học tiên tiến như công nghệ sinh học, công nghệ
hoá học, côrig nghệ vật liệu mới và công nghệ thông tin... Tương lai rộng mở
nhưng thử thách, gian nan không phải ít, đòi hỏi chúng ta phải bền bỉ, kiên trì
học tập, làm việc và phấn đấu để từ đó có đủ trí tuệ và khả năng tạo dựng sự
nghiệp cho bản thân; đồng thời đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước
giàu mạnh, xây dựng xã hội công bằng, văn minh. Như vậy cuộc sống mới
thực sự có ý nghĩa, mới xứng đáng là sống đẹp như nhà thơ Bê-khe đã khẳng
định.

83
ĐỂ 17: Trái đ ấ t là n g ô i nhà chung cũa chúng ta. Theo anh (ch|), làm thế
nào để mỏi trường sống của chúng ta ngày càng xanh • sạch • đẹp?

I. DÀN Ý

1. Mỏ bài:
- Môi trường sổng hiện nay đang bị ô nhiễm trầm trọng trên phạm vi toàn thế giới.
- Bảo vệ môi trường sống là nhiệm vụ cấp bách và cần thiết của tất cả mọi người
bỏi: Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta.
2. Thân bài:
* Cuộc sống của con người không thể tách rời môi trường sổng.

- Tất cả những gì con người có được đều là từ môi trường: thức ăn, không khí để
thở, nhà ở, phương tiện làm việc...
- Những sản phẩm mà chúng ta gọi là “nhân tạo” thực chất cũng có nguồn gốc
từ môi trường.
- Môi trường là điểu kiện sinh tồn của con người. Con người là một trong quần
thể sinh vật của thế giới tự nhiên.
* Thực trạng môi trường trên Trái đất hiện nay:

Môi trường ngày càng xấu đi: đất đai bị ô nhiễm trở thành đất chết; nước ở các
dòng sông bị nhiễm độc, cạn kiệt và trở thành nguồn lây nhiễm bệnh tật; rừng trơ
trụi, bão lũ bất thường ; không gian đầy khí độc và nhiệt độ trái đất nòng dần lên vì
hiệu ứng nhà kính.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:

- Do trình độ hiểú biết của con người còn thấp; thói xấu ích kỉ, tư lợi dẫn đến
nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường, cố tình huỷ hoại môi trường.
- Sự khai thác quá mức của con người, lối sống tiêu thụ thiếu trách nhiệm với
môi trường và cộng đồng, xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá thiếu đổng bộ, thiếu
quan tâm đến sự cân bằng, thân thiện với môi trường để đảm bảo phát triển bền
vững.
+ Các hành dộng gây ô nhiễm môi trường :

- Xả rác, nước thải, khí thải công nghiệp không qua quá trình xử lí.
- Chặt phá rừng lấy gỗ, đốt rừng khai phá đất canh tác...
- Dùng hoá chất tuỳ tiện, phá huỷ nguồn nước, đất trồng.
- Đánh bắt thuỷ hải sản bằng thuốc nổ, bằng lưới vét...
- Xả khói bụi, gây tiếng ồn ở các thành phố...

84
+ Tác hại của việc gây ô nhiễm môi trường:

- Thực phẩm bị ô nhiễm vì hoá chất.


- Nguồn năng lượng, nguồn thực phẩm càng ngày càng trở nên khan hiếm.
- Vì thiếu lương thực nên nạn đói đã xảy ra ỏ một số nước.
- ô nhiễm không khí, tầng Ô2 ôn bảo vệ trái đất bị thủng, ảnh hưỏng xấu tới sức
khoẻ của con người và chất lượng cuộc sống.
- Thiên tai ngày càng dữ dội do khí hậu trái đất nóng dần lên: động đất, núi lở, lũ
bùn, lũ quét, sóng thần, mưa bão liên miến gây ra những thiệt hại khủng khiếp vể
người và tài sản trên khắp thế giới.
- Tất cả những điều này đe doạ an ninh về lương thực, thực phẩm và cả trạng
thái hoà bình, ổn định của đời sống chính trị, xã hội trên toàn thế giới.
* Những giải pháp bảo vệ môi trường của xă hội và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối
với vấn đề này như thế nào?

- Tất cả các quốc gia, các cộng đồng đều đã ý thức đưoc tình trạng này và đưa
ra những giải pháp vĩ m ô; xử lí khí thải, nước thải, rác thải, tiết kiệm năng lương, tài
nguyên, phát triển tiềm năng rừng, biển.
- Nhà nước đã đưa ra những giải pháp xử lí nghiêm minh, cứng rắn. Bộ luật hình
sự năm 1999 có điều khoản quy định: “ Những kẻ có hành vi sai phạm mang tính chất
hệ thống và đặc biệt nghiêm trọng đủ dấu hiệu cấu thành tội gây ô nhiễm nguồn
nước, ô nhiễm môi trường sẽ bị xử lí theo pháp luật”.
- Đã có tổ-chức cảnh sát môi trường ở Trung ương và địa phương.
- Mỗi người cần ý thức đưộc rằng bảo vệ môi trường là vấn đề của từng cá nhân,
từng gia đình: giữ gìn vệ sinh môi trường, tiết kiệm tiêu dùng để bảo vệ tài nguyên,
tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường cùng cộng đồng...
- Giáo dục thường xuyên để nâng cao trình độ hiểu biết của mọi người về tầm
quan trọng của môi trường sống và ý thức bảo vệ môi trường sống.
- Trổng cây gây rừng, thực hiện nghiêm túc pháp lệnh bảo vệ rừng.
- Nghiêm cấm các hành vi săn bắt thú rừng và đánh bắt thuỷ hải sản có tính chất
huỷ diệt. X
- Bảo vệ nguồn nước sạch.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống hằng ngày.
- Di dời các nhà máy, xí nghiệp ra khỏi khu dân cư. Có chế độ kiểm tra chặt chẽ
việc xả nước thải và khói thải công nghiệp.
- Xử phạt nặng, quyết định chấm dứt hoạt động đối với các nhà máy, xí nghiệp vì
lội ích riêng mà cố tình vi phạm luật bảo vệ môi trường.

85
- Bản thân có thái độ ứng xử như thế nào với môi trường? Nêu rõ điểm tích cực,
tiêu cực và định hướng hành động để có thể trở thành một cư dân thân thiện với môi
trường, có ý thức bảo vệ và làm cho môi trường sổng ngày càng có chất lượng tốt hơn.

3. Kết bài:
- Khẳng định lại tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống.
- Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm góp phần làm cho môi trường sống ngày càng
xanh - sạch - đẹp, để Trái đất thực sự trở thành ngôi nhà chung của chúng ta.

II. BÀI LÀM

Hiện nay, vấn đề môi trường sống đang4hu hút sự quan tâm của toàn nhân
loại. Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng vì
những hoạt động khai thác, sản xuất với quy mô lớn của thời kì hiện đại hoá,
công nghiệp hoá, thời kì của xã hội tiêu thụ và dân số tăng nhanh vượt khỏi
tầm kiểm soát, ô nhiễm môi trường và những tác hại của nó đối với cuộc
sống con người ngày càng nặng nề hơn. Do đó việc bảo vệ môi trường xanh -
sạch - đẹp là nhiệm vụ của tất cả mọi người trên thế giới.
Ai cũng biết rằng môi trường có một ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng
đối với con người. Con người không thể tồn tại khi tách rời môi trường. Tất cả
những gì con người có được đều lấy từ môi trường: không khí để thở, thức ăn,
nước uống, đất đai canh tác, đất đai để xây dựng nhà ở, nhà máy, công
xưởng, bệnh viện, trường học... và nguyên vật liệu để sản xuất ra các phương
tiện làm việc, học tập. Từ những điều tưởng như bình thường, nhỏ nhặt nhất
cho đến những của cải quý giá nhất, tất cả đều do thiên nhiên ban tặng cho
chúng ta. Ngay cả những sản phẩm mà chúng ta gọi là “ nhân tạo”, thực chất
cũng có nguồn gốc từ thiên nhiên. Môi trường là điều kiện sinh tồn và phát
triển của xã hội loài người. Con người là một phần trong quần thể sinh vật đa
dạng, phong phú của thế giới tự nhiên.
Môi trường quen thuộc và gần gũi với chúng ta như những người bạn thân
thiết trong cuộc đời. Thế nhưng vì lợi ích trước mắt, con người đã đối xử tàn
tệ với môi trường, thậm chí cố tình huỷ'hoại môi trường mà không biết rằng
làm như vậy là tự huỷ hoại cuộc sống của chính mình.
Tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra trên đất nước Việt Nam và ở
khắp nơi trên thế giới. Môi trường ngày càng xấu đ i: đất đai bị ô nhiễm trỏ
thành đất chết; nước ở các dòng sông bị nhiễm độc trỏ thành nguồn phát sinh
bệnh tậ t: núi rừng bị tàn phá trơ trụi, hiện tượng bão lũ xảy ra bất thường,
không khí đầy chất độc và nhiệt độ Trái đất đang nóng dần lên.

86
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Trước tiên, do trình
độ hiểu biết của con người còn thấp, vì ích kỉ tư lợi dẫn đến không có ý thức
bảo vệ môi trường, thậm chí cô' tình huỷ hoại môi trường. Tiếp đến là sự khai
thác thiên nhiên quá mức, lối sống tiêu thụ thiếu trách nhiệm với mô' trường
và cộng đồng, xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá thiếu đồng bộ. ..:hẳng
hạn như việc xây dựng nhà máy mà không xây dựng khu xử lí chất thai, khí
thải; thiếu quan tâm đến sự cân bằng, thân thiện với môi trường để đảm bảo
sự phát triển lâu dài, bền vững...
Các hành động gây ô nhiễm môi trường là muôn hình muôn vẻ và nhiều
mức độ, từ nhẹ đến nặng, thậm chí nghiêm trọng, ổ nước ta, nạn chặt phá
rừng vô tội vạ do thói quen đốt rừng làm nương, mở rộng đất canh tác có từ
lâu đời của đồng bào miền núi. Quyền lợi của cá nhân hoặc lợi nhuận của
những doanh nghiệp khai thác lâm sản là rất lớn dẫn đến hiện tượng phá
rừng, lỏ núi, lũ quét, lũ lụt... gây hậu quả thảm khốc.
ở nông thôn, hiện nay nông dân sử dụng hoá chất rất tuỳ tiện. Hoá chất
độc hại ngấm vào lòng đất làm ô nhiễm nguồn nước. Ngư dân nhiều nơi đánh
bắt thuỷ hải sản bằng thuốc nổ, bằng lưới vét làm cạn kiệt nguồn lợi lâu dài.
Ổ các thành phố lớn, ô tô, xe máy xả khói bụi, gây tiếng ồn ảnh hưỏng xấu tới
sức khoẻ người dân.
Các phương tiện truyền thông hằng ngày cho thấy nhiều hình ảnh thương
tâm và đáng sợ. Đó là khung cảnh hoang tàn của những khu vực bị bão lũ tàn
phá ỏ các tỉnh phía Bắc năm 2007; những cánh rừng nguyên sinh giờ đây trở
nên trơ trụi ở Nghệ An, Bình Thuận, Đắc Lắc... Những vùng đất xưa kia trù
phú xanh tươi giờ đã bị con người biến thành vùng đất chết ở Tây Nguyên.
Những dòng sông đem lại sự sống từ hàng ngàn năm nay, là đề tài của thơ ca
nhạc hoạ giờ đây đã bị biến thành những dòng sông “ chết” vì bị nhiễm độc
bỏi chất thải công nghiệp, ví dụ như sông Thị vải, sông cầu, sông Hồng... Có
thể nói tất cả các con sông trên toàn quốc đều bị ô nhiễm nhưng nặng nhất là
ỏ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Miph. Vì lợi ích riêng, khi xây dựng các nhà
máy, xí nghiệp, người ta đã không xây dựng khu xử lí nước thải và khí độc mà
cứ vô tư xả lên trời hoặc xả trực tiếp vào các dòng sông, biến sông ngòi, kênh
rạch thành những cống chứa nước thải tự nhiên hết năm này qua năm khác.
Tác hại của việc gây ô nhiễm môi trường là rất lớn. Khí hậu trái đất đang
nóng dần lên một cách bất thường bởi hiệu ứng nhà kính. Thiên nhiên ngày
càng khắc nghiệt, dữ dội là nguyên nhân dẫn tới những thiên tai như giông

87
bão, sóng thần, lở núi, lũ quét, lũ bùn, hạn hán... dồn dập xảy ra trên khắp
thế giới, gây nên những thiệt hại ghê gớm về cũa cải và tính mạng, ô nhiễm
không khí, tầng ôzôn bảo vệ trái đất bị thủng, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ
của con người và chất lượng cuộc sống. Nguồn năng lượng, nguồn thực
phẩm càng ngày càng trỏ nên khan hiếm. Vì thiếu lương thực nên nạn đói đã
xảy ra ở một số nước, nhất là ở châu Phi. Tất cả những điều đó đe doạ an
ninh về lương thực, thực phẩm và cả trạng thái hoà bình, ổn định của đời
sống chính trị, xã hội trên toàn thế giới.
Quả là tình trạng ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động đỏ : SOS !
Chúng ta phải làm gì đây để cứu lấy môi trường, cứu lấy màu xanh của đất
nước Việt Nam, cứu lấy Trái đất - ngôi nhà chung của chúng ta7
Vậy xã hội cần có những giải pháp gì để bảo vệ môi trường và trách
nhiệm của mỗi cá nhân đối với vấn đề này như thế nào?
Các quốc gia trên thế giới hiện nay đều nhận thức rất rõ về tình trạng ô
nhiễm môi trường và đã đưa ra những giải pháp có tính chất vĩ mô. Nhà nước
ta đã đưa vào Bộ luật hình sự năm 1999 điều khoản về vấn đề này: “Những
kẻ có hành vi sai phạm mang tính chất hệ thống và đặc biệt nghiêm trọng đủ
dấu hiệu cấu thành tội gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường sẽ, bị xử
lí theo pháp luật”, ổ Trung ương và địa phương đã thành lập lực lượng cảnh
sát môi trường và họ đã vào cuộc để giám sát, thanh tra việc xử lí khí thải,
pước thải, rác thải của các xí nghiệp, nhà máy... Tuy nhiên, do trình độ quản lí
của những người có trách nhiệm bị hạn chế, hoặc do họ bị các doanh nghiệp
“qua m ặt” nên hành động xả khí thải, nước thải, chất thải vào bầu trời và
nguồn nước vẫn tiếp diễn. Bên cạnh đó là ý thức bảo vệ môi trường của từng
cá nhân, từng gia đình chưa tốt.
Rất nhiều giải pháp cả vĩ mô lẫn vi mô được đưa ra song vấn đề hàng đầu
vẫn là giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của
môi trường sống và ý thức trách nhiệm của mỗi công dân. Trước hết, chúng
ta phải giữ gìn môi trường sống cho sạch sẽ, không vứt rác ra đường, ra
những nơi công cộng. Điều này nhỏ nhưng không dễ, phải luyện thành ý thức
tự giác thường xuyên. Các khu chế xuất, các nhà máy, xí nghiệp phải được di
dời ra xa khu dân cư. Nhà nước cần tăng cường đội ngũ kiểm tra, giám sát
thường xuyên ở những nơi công cộng, những khu công nghiệp để nhắc nhỏ,
ngăn chặn kịp thời các hành vi, hiện tượng phá hoại môi trường. Việc xả khói
thải, nước thải, chất thải phải được kiểm tra thường xuyên, liên tục theo quy

88
định. Nếu nhà máy, xí nghiệp nào cố tình vi phạm thì Nhà nước phải xử phạt
thật nặng, thậm chí rút giấy phép hoạt động hoặc truy tố trước pháp luật. Bên
cạnh việc nghiêm cấm chặt phá rừng thì phong trào trồng cây gây rừng phải
được duy trì thường xuyên, liên tục để phủ xanh đất trống đồi trọc, gìn giữ lá
phổi xanh cho trái đất, tạo sự cân bằng sinh thái cho môi trường.
Đã đến lúc chấm dứt những hành động tàn phá môi trường và bắt tay để
làm cho trái đất của chúng ta thực sự là ngôi nhà chung bình yên, tưdi đẹp.
Mỗi người đều có thể làm cho ngôi nhà chung đẹp hđn, an toàn hdn bằng
những hành động cụ thể. Mỗi hành vi trong cách ứng xử với môi trường của
chúng ta đều tác động đến sự bình yến của ngôi nhà chung là Trái đất.
Bảo vệ môi trường sống không phải là nhiệm vụ của riêng ai. Học sinh
các cấp phải được giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường thông qua các hình
thức như tham quan, cắm trại, picnic, tham dự các kì thi tìm hiểu thiên nhiên,
tham gia đội tình nguyện bảo vệ môi trường... để có những hiểu biết cơ bản
và từ đó tự giác góp phần tạo ra môi trường sống xanh - sạch - đẹp. Môi
trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng đã và đang đưa ra những lời cảnh báo
dữ dội đối với loài người. Hãy bảo vệ môi trường như bảo vệ cuộc sống của
chính mình! Mỗi chúng ta hãy chung tay góp sức làm cho Trái đa'f thực sự trỏ
thành ngôi nhà chung bình yên, tươi đẹp của toàn nhân loại!

ĐÊ 18: Phân tích đoạn thỡ sau:


Từ ấ y trong tô i bừng nắng hạ

M ặt trời chân l í chói qua tlm

Hồn tô i là m ộ t vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim...


{Từ ấ y ‘ Tổ Hữu)

I. DÀN Ý '

1. MÒ b ài:

- Tố Hữu được đánh giá là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.
- Trước Cách mạng tháng Tám 1945, thơ Tô' Hữu khẳng định lẽ sống của tuổi
trẻ là lí tưỏng độc lập, tự d o ; mục đích cống hiến là sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc khỏi ách thống trị tàn bạo của chế độ thực dân, phong kiến. Từ ấy là một
trong những bài thơ hay nhất được sáng tác vào giai đoạn đầu tác giả tham gia cách

89
mạng. Bài thơ là tiếng reo vui của người chiến sĩ say mê lí tưởng, yêu nước, yêu cuộc
đời, nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân cho nhân dân, Tổ quốc.
- Đoạn trích trên mở đẩu bài Từ ấy, thể hiện niềm vui to lớn của người thanh
niên yêu nước khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng.
2. Thân b à i:
* Niềm vui to lổn của nhà tho khi bắt gặp lí tưòng cách m ạng:
+ Cảm xúc mạnh mẽ trong giây phút thiêng liêng giác ngộ lí tưỏng được tác giả
thể hiện bằng những ẩn dụ nghệ thuật vừa đẹp vừa giàu ý nghĩa.
- Từ ấy là thời điểm nhà thơ tình nguyện đứng trong hàng ngũ của giai cấp vô
sản, tham gia phong trào đấu tranh giải phóncKdân tộc; sự giác ngộ lí tưởng được ví
với hình ảnh bừng nắng hạ, chứa đựng ý nghĩa tương phản với đời sống tinh thần bế
tắc trước đó.
- Lí tưởng cách mạng được so sánh với Mặt trời chân lí, xua tan mây mù u ám
trong nhận thức của người dân mất nước. Mức độ giác ngộ lí tưởng của nhà thơ được
thể hiện qua những từ có khả năng gỢi tả rất đặc biệt: bừng, chói... Tâm trạng của
nhà thơ lúc này cũng là tâm trạng chung của thế hệ trẻ yêu nước, thương dân, quyết
tâm theo lí tưởng cách mạng.
+ Ánh sáng của lí tưỏng cách mạng đem lại cho nhà thơ niềm say mê, phấn khởi
và những ước mơ đẹp đẽ. cảm hứng trữ tình bay bổng thể hiện qua những hình ảnh
so sánh đầy màu sắc, âm thanh: Hồn tôi là một vườn hoa lá, Rất đậm hương và rộn
tiếng chim.
3. Kết b à i:
- Khổ thơ trên hội tụ linh hồn của bài thơ Từ ấy.
- Lí tưởng cộng sản không những soi sáng tâm hồn, thức tỉnh lòng yêu nước và
trách nhiệm công dân mà còn là nguồn sức mạ4jji diệu kì tiếp sức cho người trai trẻ
trên con đường đấu tranh Cách mạng.

II. BÀI LÀM


Nhà thơ Tô' Hữu (1920 - 2002) được tôn vinh là ngọn cờ đầu của thơ ca
cách mạng Việt Nam. Tên thật của ông là Nguyễn Kim Thành, quê ở ngoại ô
Huế. Năm 16 tuổi, khi đang là học sinh Trung học, ông gia nhập Đoàn thanh
niên cộng sản và năm 18 tuổi được kết nạp vào Đảng. Người thanh niên yêu
nước ấy đã lấy thơ ca làm vũ khí tuyên truyền, giác ngộ tầng lớp thanh niên trí
thức đang tìm kiếm lí tưởng cách mạng. Trước Cách mạng tháng Tám 1945,
thơ Tố Hữu khẳng định lẽ sống của tuổi trẻ là lí tưởng độc lập, tự do; mục đích
cống hiến là sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị
của phong kiến, thực dân.

90
Bài thơ Từ ấy ra đời năm 1938 là tiếng reo vui của người chiến sĩ yêu
nước, yêu cuộc đời, say mê lí tưởng, nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân cho
Tổ quốc. Đoạn trích mở đầu bài thơ thể hiện niềm vui to lớn của nhà thơ khi
bắt gặp lí tưỏng cách mạng - điều kì diệu nhất mà nhà thơ đang khao khát
bấy lâu:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vữờn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...
Để đến được với lí tưởng cộng sản, Tố Hữu cũng như bao thanh niên yêu
nước khác đã phải dò dẫm tìm đường trong tình cảnh cả dân tộc sống lầm
than, đau khổ trong đêm dài nô lệ:
Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn
Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời
(Nhớ đồng)

Đến một ngày kia, Tố Hữu đã sung sướng cất tiếng reo vang hai tiếng Từ
ấy. Từ ấy không đơn thuần là một trạng ngữ chỉ thời gian, mà với Tố Hữu nó
đã trỏ thành một thời điểm quan trọng, một mốc son trong cuộc đời, một kỉ
niệm không bao giờ quên, ghi dấu ấn đậm nét về một ranh giới giữa bóng tối
và ánh sáng, giữa ngày hôm qua và ngày hôm nay. Từ ấy như một sự kiện lớn
lao làm biến động mạnh mẽ tâm hồn chàng trai vừa rời ghế nhà trường.
Tâm trạng nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng cách mạng được nhà thơ đặc tả
bằng hình ảnh : Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ. Lí tưởng cách mạng được so
sánh với nắng hạ rực rỡ, chói chang, xua tan những đám mây u ám, khiến cho
tâm hồn nhà thơ tràn ngập cảm xúc nôn nao, rạo rực. Khả năng gợi tả, gợi
cảm xúc không chỉ ở hình ảnh nắng hạ với rất nhiều ý nghĩa mà còn ở động từ
bừng nhấn mạnh niềm hân hoan, sung sướng tột độ của nhà thơ trong thời
điểm không thể nào quên của cuộc đời mình.
Mặt trời chân lí chói qua tim
Mặt trời chân //'là một hình tượng nghệ thuật vừa đẹp vừa giàu ý nghĩa. Lí
tưỗng của Đảng được so sánh với hành tinh vĩ đại nhất vũ trụ, có sức nóng

91
ấm diệu kì, là nguồn sống của vạn vật trên trái đất. Hôm qua còn là đêm tối,
hôm nay ánh sáng đã toả chiếu chan hoà trong tâm hồn người thanh niên yêu
nước. Lí tưởng cách mạng là Mặt trời chân lí chói qua tim, thức tỉnh toàn bộ trí
tuệ và tình cảm của nhà thơ. Tô' Hữu tiếp nhận lí tưởng trước hết bằng trái tim
sôi nổi, trẻ trung, tràn đầy nhiệt huyết của tuổi thanh xuân mà trong bài thơ
Trăng trối, tác giả đã viết:
Hai mươi tuổi, tim đang dào dạt máu
Hại mưdi tuổi, hồn quay trong gió bão
Gân đang săn và thớ4hịt căng da.
Đời mặn nồng hứa hẹn biết bao hoa!
Lí tưởng của Đảng rất gần gũi với nhân dân, vì thế sức thuyết phục của nó
tác động trực tiếp tới tình cảm của dân chúng, làm cho những trái tim yêu
nước rung động mãnh liệt. Tính từ chói thể hiện sức mạnh kì diệu của lí tưỏng
cách mạng, đồng thời cũng phản ánh cảm xúc cao độ của nhà thơ trước lí
tưỏng mà mình hằng ấp ủ, khát khao.
Khi lí tưởng đã thấm vào trái tim và khối óc thì tâm hồn người thanh niên
hoàn toàn thay đổi theo chiều hướng tích cực, tràn đầy lạc quan, tin tưởng:
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hưdng và rộn tiếng chim...
Con người nhà thơ đã thật sự đổi mới. Tâm hồn nhà thơ giống như một
vườn hoa muôn sắc, muôn hương và ríu rít tiếng chim đón chào ngày mới. Tư
tưởng của nhà thơ không còn gì băn khoăn, vướng mắc mà tràn đầy cảm xúc
háo hức và tin tưỏng. Dường như nhà thơ muốn khẳng định lí tưỏng cách
mạng là một sức mạnh thần kì làm thay đổi thế giới quan, nhân sinh quan cũa
tuổi trẻ trước những ngã rẽ của cuộc đời.
Từ ngữ trong đoạn thơ này có khả năng diễn tả những cảm xúc chân
thành, mạnh m ẽ: bừng nắng hạ, chói qua tim,-đậm hưong, rộn tiếng chim. Tác
giả có chủ ý khi đặt tính từ đặc tả tính chất của sự vật lên trước để nhấn mạnh
tâm trạng hứng khởi tột độ của mình khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng.
Những hình ảnh: nắng hạ, mặt trời chần lí, vườn hoa lá... vừa có vẻ đẹp rực rỡ
vừa hàm chứa ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
Bài thơ Từ á'y tiêu biểu cho bút pháp lãng mạn cách mạng của Tố Hữu
trong thời kì đầu. “Cái tôi trữ tinh” lắng đọng trong từng ý thơ, trong từng hình
ảnh kì vĩ, rực rỡ hoặc trong những lời bộc bạch tâm sự hồn nhiên, chân thành

92
của người thanh niên tha thiết yêu quê hương, đất nước, muốn được cống hiến,
hi sinh cho lí tưởng cao đẹp. Bài thơ Từ ấy có tác dụng dẫn dắt các thê' hệ trẻ
Việt Nam kế tiếp nhau hào hứng tham gia và cống hiến cho hai cuộc kháng
chiến oanh liệt chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành
mục tiêu bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do, giải phóng miền Nam, thống nhất
đất nước. Vượt thời gian, sau hơn nửa thế kỉ, bài thơ Từ ấy vẫn tươi xanh chất
trữ tình, tạo được sự đồng cảm của người đọc, nhất là các bạn trẻ yêu thơ.

ĐẾ 19:. Binh giảng đoạn thơ sau trong băl thơ Đ ấ t naở ẹ
của Nguyễn Đình Thi:
M ùa thu nay k h ác rổ i^ :

Những b u ổ i n g ày xưa vọng n ó i về. ■ I H t »-


■»

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

- Nguyễn Đình Thi sáng tác bài thơ Đất nước tại chiến khu Việt Bắc, bắt đầu từ
năm 1948 đến năm 1955 mới hoàn thành.
- Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ là cảm hứng trữ tình tha thiết của tác giả khi
nghĩ về quá khứ, hiện tại đau thương và anh hùng của lịch sử dân tộc.
- Đoạn trích: Mùa thu nay... vọng nói về thể hiện cảm xúc tươi mới, rạo rực của
tác giả trước mùa thu kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc và những suy ngẫm vể
truyền thống yêu nước, bất khuất lâu đời của dân tộc.
2. Thân b à i:
* Phân tích đoạn thd:

+ Sự chuyển đổi cảm xúc được đánh dấu bằng câu thơ: Mùa thu nay khác rồi với
nhịp điệu ngắn gọn, dứt khoát.
- Nhà thơ bày tỏ tâm trạng của “ cái tôi trữ tình” đang tràn ngập niềm v u i; Tôi
đứng vui nghe giữa núi đồi... Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp là nguồn thi hứng dạt
dào: Gió thổi rừng tre phấp phới, Trời thu thay áo mới, Trong biếc nói cười thiết tha...
Có sự hoà hợp tuyệt đối giữa con người và thiên nhiên.
- Cội nguồn sâu xa của niềm vui to lớn đó chính là chủ quyền độc lập, tự do mà
dân tộc ta phải đổ bao máu xương mới giành lạl được từ tay phong kiến, thực dân.
- Tâm thế, tư thế của nhân vật trữ tình là của con người tự do, kiêu hãnh ngẩng
cao đầu đi tới. Nhịp thơ dồn dập như những tiếng reo đầy hứng khởi, náo nức niềm
vui, niềm tự hào.

93
+ Những suy ngẫm sâu sắc của nhà thơ về truyền thống anh hùng của dân tộc.
- Âm hưởng đoạn thơ chuyển sang chậm rãi, thể hiện sự suy tư sâu lắng. Lời
khẳng định ; Nước chúng ta, Nước những người chưa bao giờ khuất đúc kết truyền
thống oanh liệt chống ngoại xâm của dân tộc.
- Hai câu thơ cuối đoạn: Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất, Những buổi ngày xưa
vọng nói về có ý nghĩa thiêng liêng. Tiếng đất: tiếng của tổ tiên, tiếng của lịch sử bốn
ngàn năm dựng nước, giữ nước. Giữa các thê' hệ có sự tiếp nối không bao giờ dứt.
Tiếng đất\à hổn thiêng sông núi nhắc nhở các thế hệ con cháu hãy giữ gln đất nước.
3. Kết bài:
- Đoạn thơ trên hay về nội dung, đẹp về hìhh thức nghệ thuật.
- Ý thơ, nhịp thơ thay đổi linh hoạt. Hình ảnh chọn lọc, ngôn ngữ hàm súc... phần
nào thể hiện phong cách thơ Nguyễn Đình Thi.

II. BÀI LÀM

Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài. ông viết tiểu thuyết, sáng tác kịch,
thơ, nhạc, vẽ tranh... Thơ ông không nhiều nhưng có những bài được đánh giá
cao, thể hiện rung động nhạy bén, tinh tế của tâm hồn nhà thơ trước con
người và cuộc sống. Đất nước là bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Đình Thi, được
đánh giá là mốc son của thơ ca Việt Nam hiện đại. Bài thơ được viết từ năm
1948 cho tới năm 1955 mới hoàn thành. Như vậy có nghĩa là cảm hứng thơ
của tác giả gần như theo suốt chiều dài cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp, từ buổi ban đầu cho đến khi kết thúc, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ là cảm hứng trữ tình tha thiết về đất nước
trong hiện tại và quá khứ: Nước Việt Nam từ máu lữa, Rũ bùn đứng dậy sáng
loà từ sau mùa thu Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Đoạn thứ hai dưới đây của bài thơ được tác giả sáng tác trong thời điểm cụ
thể là mùa thu năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc:
Mùa thư nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha

Trời xanh đây là của chúng ta


Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát

94
Những ngả đường bát ngát
Nhũng dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao g iờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất


Những buổi ngày xưa vọng nói về.
Tác giả bộc lộ cảm xúc của mình trước mùa thu mới ở thủ đô kháng chiến
Việt Bắc và những suy ngẫm về truyền thống yêu nước lâu đời của dân tộc ta,
về đất nước trong thời đại mới.
ở đoạn thơ trước, tác giả hoài niệm về bức tranh mùa thu Hà Nội với
những nét đẹp rất đặc trưng: sáng chớm lạnh, phố dài xao xác hơi may, thềm
nắng lá rơi đầy... Có lẽ đây là mùa thu năm 1946, khi Trung ương Đảng, Chính
phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định rời Hà Nội để trở lại khu căn cứ Việt
Bắc tổ chức cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài. Trong đoàn người ra đi
đông đảo ấy có Nguyễn Đình Thi.
Đang nhớ về một mùa thu cũ đượm buồn, nhà thơ bỗng chuyển hướng
cảm xúc về mùa thu hiện tại bằng câu thơ ngắn gọn, dứt khoát như một lời
khẳng định:
Mùa thu nay khác rồi
Mùa thu nay là mùa thu thứ hai ở chiến khu Việt Bắc (1948), sau chiến
thắng Thu Đông năm 1947, khác xa mùa thu buồn bã trước đây. Cái khácXoáì
lên từ sự thay đổi nhịp điệu của đoạn thơ. Âm điệu của đoạn thơ đầu chậm
rãi, man mác, hợp với dòng hoài niệm, hợp với cảnh thu buồn. Đến đoạn này,
sau câu thơ năm tiếng là những câu thơ tự do có nhịp điệu sôi nổi, ý thơ rạo
rực, lời thơ tự nhiên, hồ hởi như tiếng reo vui chân thành thốt lên từ tâm hồn
tràn đầy hạnh phúc của tác giả: ‘
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Niềm vui to lớn tràn ngập lòng người, tràn ngập đất trời, cây cỏ. Dường như
nhà thơ đang lắng mình để thâu nhận niềm vui từ ngọn gió thu mát lành, từ
sắc trời thu trong biếc, từ giọng nói, tiếng cười thiết tha. Tâm trạng nhà thơ

95
chan chứa niềm vui, rộn rã âm thanh, tưng bừng màu sắc. Đó là niềm vui,
niềm tự hào của nhà thơ và cũng là của mọi người dân Việt Nam trong cuộc
kháng chiến thời kì đó.
Cái buồn, cái lạnh của cảnh thu xưa giờ không còn nữa. Mùa thu đẹp, mùa
thu trong sáng bởi tâm hồn, đôi mắt của con người vui vẻ, lạc quan.
Tất cả từ ngữ trong đoạn thơ này đều nhằm nói lên cái khác biệt của Mùa
thu nay. Hình ảnh tươi mát, sống động: Gió thổi rừng tre phấp phới, âm thanh
rộn rã ; nói cười thiết tha, màu sắc thì trong biếc, biếc ở màu trời xanh, biếc ở
con mắt nhìn cảnh vật.
Nguồn cội của niềm vui ấy thật to lớn, sâu xa. Đó là do đất nước sau cách
mạng đã về tay nhân dân, con người Việt Nam là chủ nhân chân chính của
đất nước này. Nhà thơ như reo, như hát lên niềm hạnh phúc tuyệt vời ấy:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Điệp khúc của chúng ta cứ ngân nga, vang vọng giữa đất trời, sông núi. Tất
cả những gì thân yêu, quen thuộc trên đất nước này đều là của chúng ta. Còn
gì sung sướng và tự hào hơn mấy tiếng ấy sau hàng trăm năm nô lệ, dân tộc
Việt Nam đổ bao xương máu mới giành lại được quyền làm chủ. Cùng nguồn
cảm hứng say sưa, dào dạt như thế, nhà thơ Tố Hữu cũng đã sa*y sưa thốt lên:
Của ta, trời đất, đêm ngày, Núi kia, đồi nọ, sông này của ta I (Hoan hô chiến sĩ
Điện Biên).
Cái thế đứng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là thế đứng của con
người tự do kiêu hãnh ngẩng cao đầu. Trời thu xanh biếc, núi rừng hùng vĩ,
những cảnh đồng thơm mát, những ngả đương bát ngát, những dòng sông đỏ
nặng phù sa... càng trở nên bội phần đẹp đẽ vì đã về tay ta. Đoạn thơ với
nhạc điệu rộn ràng, hình ảnh nối tiếp hình ảnh, quấn quýt hoà quyện vào
nhau, tạo nên vẻ đẹp của đất nước Việt Nam sau ngày độc lập. Âm hưỏng thơ
mênh mang, trải dài vô tận với những âm tiết vang, sáng; ta, thơm ngát, bát
ngát, phù sa... Các dòng thơ liên kết với nhau, cùng xoay quanh và làm nổi
bật ý nghĩa: Niềm kiêu hãnh, tự hào to lớn của con người Việt Nam về chủ
quyền độc lập, về đất nước quê hương ngàn lần tươi đẹp.

96
Có được mùa thu đẹp hôm nay, nắm chủ quyền tự do, độc lập trong tay,
chúng ta không thể không nghĩ đến những sức mạnh đã làm nên nó. Đó chính
là truyền thống bất khuất bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc:
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
Giọng thơ đang rộn ràng, háo hức ỏ đoạn trên, đến đoạn này chợt trở nên
suy tư, trầm lắng. Nước chúng ta, giảh đơn ba chữ mà chứa chất thiêng liêng
pha lẫn tự hào. Câu thơ tiếp theo như một lời khẳng định: Nước nhưng người
chưa bao giờ khuất. Đó là một thực tế hiển nhiên. Suốt chiều dài lịch sử mấy
ngàn năm, bao phen chống ngoại xâm, có thắng có bại, song đất nước này,
dân tộc này chưa bao giờ khuất phục trước bạo lực quân thù. Truyền thống
bất khuất ấy truyền từ đời này sang đời khác. Anh linh, hùng khí tổ tiên như tụ
cả lại trong lòng đ ấ t: Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất, Những buổi ngày xưa
vọng nói về. Tiếng đất là tiếng của lịch sử dựng nước và giữ nước không ngơi
nghỉ, là tiếng của ngày xưa vọng nói về hiện tại. Âm điệu câu thơ chuyển từ
hồ hởi, lan toả sang suy ngẫm, dồn nén, lắng sâu. Mặt đất vững chắc chẳng
bao giờ nghiêng ngả, lung lay. Mồ hôi, xương máu kết tụ vào đó lâu đời đã
thành tiếng nói truyền thống của cha ông. Mặt đất lặng im nhưng tiếng đất
luôn rì rầm bên tai con cháu cho đến tận ngày nay. Quá khứ anh hùng, bất
khuất làm nền cho hiện tại cũng anh hùng, bất khuất. Nói như nhà thơ Tố Hữu
thì đây chính là tiếng của cha ông thuở trước, luôn luôn nhắc nhỏ các thế hệ
con cháu hãy giữ lấy đất nước thiêng liêng của tổ tiên để lại.
Đoạn thơ trích trong bài Đất nước trên đây đẹp về hình thức, hay về nội
dung. Chất trữ tình bay bổng hoà quyện với chất chính luận sâu sắc. Ý thơ lúc
sôi nổi rạo rực, lúc lắng đọng suy tự, được thể hiện bằng hình thức linh hoạt,
nhịp điệu phóng khoáng, kết hợp với nhiều hình ảnh đẹp đẽ, chọn lọc, tạo nên
giá trị nghệ thuật độc đáo, phần nào thể hiện được phong cách hào sảng và
đằm thắm của thơ Nguyễn Đình Thi.

7-Những bàl làm văn mẫu 12T1-Trán Thị Thln-NXB THTPHCM 97


I. DÀN Ý
1. Mỏ bài:
- Chế Lan Viên là nhà thơ nổi tiếng của trào lưu Thơ mđ/trước Cách mạng tháng
Tám 1945. ^
- Sau Cách mạng, sự đổi đời của dân tộc, đất nước thôi thúc nhà thơ làm một
cuộc hóa thân kì diệu để hoà nhập với cuộc sống mới và tìm lại chính mình.
- Bài thơ Tiếng hát con tàu là tiếng hát say mê, rạo rực của một hồn thơ thoát
khỏi “cái tôi” chật hẹp để đến với “cái ta” rộng lớn của nhân dân, đất nước. Đoạn trích
từ : Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ đến Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương
thể hiện nỗi nhớ của nhà thơ về Tây Bắc - quê hương thứ hai gắn bó với quãng đời
kháng chiến gian nan mà ấm áp tình người.
2. Thân bài:
• Bình giảng đoạn thtí:
+ Nỗi nhớ của nhà thơ đối với thiên nhiên và con người Tây Bắc.
- Trong kháng chiến, dấu chân của nhà thơ in khắp các nẻo đường Tây Bắc.
Hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên in đậm trong tâm hồn, hiển hiện trong nỗi nhớ da
diết, khơi dậy những kỉ niệm không quên:
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèđmảy phủ
Nơi nao qua, lònựlại chẳng yêu thương ?
- Tinh thương yêu, đùm bọc của đổng bào các dân tộc vùng cao đã thấm vào
máu thịt, để từ đó nhà thơ khái quát thành triết lí về quy luật của đời sống tinh thần
con người:
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn I
+ Cảm xúc và suy tưởng của nhà thơ về tình yêu và đất lạ :
- Cách so sánh độc đáo, thú v ị:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.

98
đã biến tình yêu - một khái niệm trừu tượng thành cụ thể, dễ hiểu, đậm đà màu sắc
vùng cao.
- Câu thơ cuối ngắn gọn, hàm súc, phản ánh quy luật tình cảm của con người; từ
tình yêu lứa đôi mở rộng thành tình yêu quê hương, đất nước.
3. Kết bài:
- Đoạn thơ trên mang những đặc điểm nghệ thuật riêng của thơ Chế Lan Viên.
- Thơ Chế Lan Viên có sự sâu sắc của trí tuệ nhưng vẫn đậm đà chất trữ tình.
II. BÀI LÀM

Chế Lan Viên là nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của phong trào Thơ mới giai
đoạn 1930 - 1945. Nếu như trước Cáốh mạng tháng Tám, tác giả đã từng viết:
Với tôi tất cả như vô nghĩa, Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau và đã từng cầu
xin : Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh, Một vì sao trơ trọi cuối trài xa để ẩn
thân, trốn tránh mọi khổ đau, phiền não của cuộc đời... thì sau Cách mạng,
trong sự nghiệp đổi đời của đất nước và dân tộc, nhà thơ cũng đã làm một
cuộc hoá thân kì diệu để trở về hoà nhập với cuộc sống xung quanh và cũng
là tìm về với chính mình.
Bài thơ Tiếng hát con tàu là khúc hát say mê, rạo rực của một hồn thơ đã
thoát khỏi khung trời chật hẹp của cái tôi nhỏ bé để ra với chân trời rộng lớn
của cái ta là nhân dân, đất nước. Nhà thơ ví tâm hồn mình như một con tàu
đang mỏ hết tốc lực trong cuộc hành trình tiến lên phía trước mà đích đến là
đất nước, là nhân dân vĩ đại và cao cả, là cuộc sống đầy ắp chất liệu và cảm
hứng nuôi dưỡng hồn thơ. Qua hai cuộc kháng chiến, do sống suốt một thời
gian dài trong nhân dân và do yêu cầu công tác luôn phải đi đây đi đó, cho
nên nhà thơ luôn được đùm bọc trong tình yêu thương của đồng bào ở khu
Bốn, Việt Bắc, Tây Bắc... Tình cảm quý báu đó khơi nguồn thi hứng để tác
giả sáng tác bài thơ Tiếng hát con tàu và đoạn trích này là đoạn hay nhất, thể
hiện nỗi nhớ của nhà thơ về Tây Bắc - quê hương thứ hai - nơi có những con
người đã gắn bó, chia sẻ gian nan, đã từng vào sống ra chết với mình. Người
anh du kích, người mẹ vùng cao, đứa em liên lạc... đã trở thành sợi dây
thiêng liêng nối kết nhà thơ với vùn'g đất ấy:
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phũ
Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương ?
Từ những kỉ niệm cụ thể, nhà thơ khái quát lên thành một triết lí sâu sắc:
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn I

99
Triết lí mà không khô khan bởi nó được xây dựng bằng những xúc động
chân thành của tâm hồn. Nó tác động mạnh mẽ đến nơi sâu kín nhất của lòng
người, gợi chúng ta nhớ tới hình ảnh thân thiết của quê hương, làng xóm và
những nẻo đường đất nước đã có dịp đi qua. Khổ thơ có nội dung như một sự
phát hiện về quy luật của tình cảm và đời sống tâm hồn con người.
ở khổ thơ tiếp theo, mạch thơ đột ngột chuyển sang cảm xúc và suy
tưởng khác về tình yêu và đất lạ:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.
Nói đến tình yêu, Chế Lan Viên có cách so sánh thật độc đáo và thú vị.
Nỗi nhớ trong tình yêu giữa anh với em là tất yếu, giống như quy luật của đất
tròi : đông về nhô rét. Còn tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng, như sắc biếc
lông chim lúc xuân sang. Tác giả đã cụ thể hoá tình yêu - một khái niệm trừu
tượng thành những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, nhất là với người dân miền
núi. Ba hình ảnh so sánh tuyệt đẹp dường như cũng chưa đủ để .diễn tả hết
màu sắc, hương vị của tình yêu. Câu cuối như một lời khẳng định: Tình yêu
mãnh liệt của con người đã khiến cho đất lạ hoá quê hương.
Trong những hình ảnh lấp lánh sắc màu ấy chứa đựng một sự chiêm
nghiệm sâu sắc và thấm thìa, phản ánh quy luật tình cảm của con người
ợhẳng khác gì những quy luật bất di bất dịch của thiên nhiên.
Câu thơ Tinh yêu làm đất lạ hoá quê hương như một mệnh đề ngắn gọn
mà cô đúc. Ý nghĩa của nó không chỉ bó hẹp ỏ tình yêu nam nữ mà còn mỏ
rộng ra đến tình yêu con người, ổ đâu có tình yêu thương thật sự giữa người
với người, ở đó là quê hương.
Người ta nhận xét thơ Chế Lan Viên thiên về trí tuệ. Rất đúng, bởi nhà thơ
chịu khó trăn trỏ, tìm tòi để sáng tạo ra cái mới lạ, độc đáo; tuy nhiên thơ ông
vẫn đậm đà chất trữ tình, lãng mạn. '

100
I. DÀN Ý
1. MỒ bài:
Trong thơ ca Việt Nam hiện đại có rất nhiều bài viết về để tài quê hương, đất
nước. Nổi bật là hai bài thơ: Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất Nước (trích trường
ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.
2. Thân bài:
* Bài Đất nước của Nguyễn Đtnh T h i:

+ Bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi thể hiện cảm xúc của nhà thơ về đất nước từ
quá khứ tới hiện tại, tương la i; thể hiện tình yêu tha thiết và lòng tự hào to lớn về
truyền thống anh hùng của dân tộc.
Mỏ đầu bài thơ là nỗi nhớ của tác giả về một mùa thu Hà Nội chưa xa với những
hình ảnh, âm thanh tiêu biểu. Bức tranh mùa thu đẹp và đượm buồn với những hình
ảnh: Sáng chớm lạnh... phố dài xao xác hơi may, thềm nắng lá rơi đầy...
+ Cảm hứng chủ đạo của bài thơ bắt nguồn từ cảm hứng mãnh liệt của tác giả
trước mùa thu mới ở chiến khu Việt Bắc. Với tâm trạng tràn ngập niềm hứng khởi, nhà
thơ say sưa thể hiện “ cái tôi” trữ tình cách mạng: Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi, Gió
thổi rừng tre phấp phới, Trời thu thay áo mới, Trong biếc nói cười thiết tha.
- Tâm trạng nhà thơ là tâm trạng của một con người tự do trong một đất nước mới
giành được chủ quyển tự do, độc lập từ tay kẻ thù. Niềm tự hào sâu sắc thể hiện qua
đoạn thơ với những điệp ngữ nhấn mạnh, nhịp thơ rộn rã : Trời xanh đây... Núi rừng
đây... Những cánh đồng... Những ngả đường... Những dòng sông... Tất cả đều là của
chúng ta. Lời khẳng định vang lẽn đầy kiêu hãnh, tự hào.
- Từ thực tại, tác giả suy ngẫm, chiêm nghiệm về lịch sử đau thương và oanh liệt
của dân tộc: Nước chúng ta, Nước những người chưa bao giờ khuất, Đêm đêm rì rầm
trong tiếng đất, Những buổi ngày xưa vọng nói về. Truyền thống bất khuất được hình
dung qua tiếng đất - đồng nghĩa với tiếng nói của tổ tiên, ông cha nhắc nhở các thế
hệ sau giữ nước.
- Từ trong máu lửa, dân tộc Việt Nam đã vùng lên làm cuộc giải phóng, bảo vệ
Tổ quốc, giành chủ quyền tự do, độc lập : Súng nổ rung trời giận dữ, Người lên như
nước vỡ bờ, Nước Việt Nam từ máu lửa, Rũ bùn đứng dậy sáng loà. Đoạn thơ được dệt
nên từ những hình tượng hào hùng và cảm xúc đậm chất sử thi, thể hiện nhiệt tình
yêu nước của nhà thơ.

101
* Bài Đất Nước của Nguyễn Khoa Đ iềm :

^ Tư tưỏng Đất Nước là của Nhân dân. Đất Nước gắn bó với mỗi con người: Đất
Nước tồn tại suốt chiều dài lịch sử và chiều sâu của nền vàn hoá, văn minh.
- Nhà thơ thể hiện cảm nhận của mình về Đất Nước qua hàng loạt hình ảnh và
ngôn từ mang đậm màu sắc dân gian.
- Khái niệm Đất Nước được hình thành trong mỗi con người từ thuở ấu thơ cho
đến lúc trưởng thành, qua lời ru, truyền thống lịch sử, qua kho tàng truyện cổ...
- Khái niệm Dất Nước được cụ thể hoá qua những gì giản dị, thân thuộc của
cuộc sống hằng ngày...
+ Sự cảm nhận và thể hiện khái niệm Dất Nước của tác giả là đa chiều: thời gian,
không gian, lịch sử, địa lí...
+ Đất Nướchoá thân kì diệu vào mỗi con người...
3. Kết bài:
- Hai bài thơ của hal tác giả viết ở hai giai đoạn lịch sử khác nhau nhưng đều nói
lên lòng yêu nước chân thành, tha thiết của nhân dân Việt Nam.
- Đó cũng là lời nhắc nhở mọi người phải sống có ý thức để xứng đáng với
những thành quả to lớn mà tổ tiên, ông cha phải đổ bao máu xương mới giành lại
được.
II. BÀI LÀM
Trong thơ ca Việt Nam hiện đại có rất nhiều bài viết về chủ đề quê hương,
đất nước. Những bài thơ ấy thể hiện tình cảm mến yêu tha thiết và lòng tự
hào về non sông gấm vóc không chỉ của các nhà thơ mà còn của tất cả
chúng ta. Lòng yêu nước hiện lên ở .mỗi bài mỗi khác, tuỳ theo cảm hứng
của từng tác giả, song mỗi bài thơ là một nốt nhạc trong bản giao hưởng ca
ngợi Tổ quốc và nhân dân anh hùng. Trong đó nổi bật nhất là hai bài thơ:
Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất Nước trích từ trường ca Mặt đường khát
vọng của Nguyễn Khoa Điềm.
Bài thơ Dất nước của Nguyễn Đình Thi được viết từ năm 1948 nhưng mãi
cho tới năm 1955 mới hoàn thành. Như vậy có nghĩa là cảm hứng thơ của tác
giả theo suốt chiều dài cuộc kháng chiến chống Pháp, cảm hứng ấy còn
được nối kết với quá khứ và mở rộng tới tương lai: Nước Việt Nam từ máu lữa,
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ về một mùa thu Hà Nội chưa xa bất chợt dâng
trào trong tâm tưởng tác giả, giữa một buổi sáng mùa thu nơi chiến khu Việt
Bắc:

102
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội


Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng ĩá rơi đẩy.
Thu Hà Nội với hơi may se lạnh, với lá vàng rơi trên thềm nắng... đã để lại
ấn tượng sâu sắc trong lòng người ra đi cứu nước.
Đang hồi tưởng về một mùa thu cũ đượm buồn, nhà thơ bỗng chuyển hướng
cảm xúc về mùa thu hiện tại: Mùa thu nay khác rồi. Đó là mùa thu thứ hai nơi
chiến khu Việt Bắc (1948), sau chiến dịch Thu Đông 1947, quân ta chiến
thắng. Cái khác của mùa thu nay toát lên từ lời thơ hồ hỏi như tiếng reo vui
thốt lên tự trái tim tác giả:
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
Sau Cách mạng tháng Tám, đất nước ta bước sang một thời kì mới. Cuộc
đời đổi thay, thiên nhiên khởi sắc. Niềm vui to lớn tràn ngập lòng người, đất
trời, cây cỏ. Nhà thơ lắng mình thâu nhận niềm vui từ ngọn gió thu mát lành,
từ sắc trời thu trong biếc, từ giọng nói tiếng cười thiết tha. Tâm trạng nhà thơ
chan chứa niềm vui, rộn rã âm thanh, tưng bừng màu sắc. Đó là niềm vui
được giải phóng của người dân một nước tự do, độc lập.
Từ cảm xúc về mùa thu, bài thơ biểu hiện tình cảm yêu mến và lòng tự
hào to lớn về đất nước Việt Nam íUơi đẹp:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chủng tP

Những cánh đồng thơm mát


Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

103
Điệp khúc của chúng ta cứ ngân vang giữa đất trời, sông núi. Tất cả những
gì thân yêu, quen thuộc trên đất nước này đều là của chúng ta. Còn gì sung
sướng, thân thương, tự hào hơn mấy tiếng ấy sau hàng trăm năm dân tộc
Việt Nam đổ bao xương máu mới giành lại được chủ quyền.
Có được mùa thu đẹp hôm nay, nắm chủ quyền độc lập trong tay, chúng ta
không thể không nghĩ đến sức mạnh đã làm nên nó. Đó chính là truyền thống
bất khuất bốn ngàn năm đau thương và oanh liệt của dòng giống Lạc Hồng:
Nước chúng ta
Nước những người chưa bầo giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
Từ trong đau thương, máu lửa chiến tranh, đất nước vùng đứng dậy, sáng
ngời ánh sáng của chủ nghĩa yêu nước và anh hùng cách mạng, cùng những
chiến công vinh quang:
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
Những hình ảnh hùng tráng, giàu chất sử thi đan quyện với nhau dệt nên
một hình tượng thơ rực rỡ. Các dòng thơ liên kết chặt chẽ, cùng xoay quanh
và làm nổi bật ý nghĩa: niềm kiêu hãnh, tự hào của con người Việt Nam về
chủ quyền độc lập, tự do, về đất nước quê hương ngàn đời tươi đẹp.
Cùng một cảm hứng về quê hương đất nước như thế còn có bài thơ Đất
Nước của Nguyễn Khoa Điềm, một nhà thơ chiến sĩ trưởng thành trong kháng
chiến chống Mĩ. Tác giả đã đi sâu khai thác truyền thống văn hoá, lịch sử của
Đất A/i/ớc trong sự thân thiết, gần gũi vđi đời sống con người Việt Nam, nghĩa
!à về những gì đã tạo ra sức mạnh tinh thần Việt Nam để làm nên chiến
thắng.
Tiếp nối quan điểm tiến bộ của Nguyễn Trãi xưa, nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm thể hiện tư tưởng cốt lõi trong nhận thức về đất nước: Đất Nước của
Nhân dân. Đất Nước gắn bó với mỗi con người; Đất Nước tồn tại theo chiều
dài lịch sử và chiều sâu của nền văn hoá, văn minh dân tộc.

104
Nhà thơ thể hiện sự cảm nhận của mình về quá trình hình thành và tồn tại
của Đất Nước qua hàng loạt hình ảnh và ngôn từ mang màu sắc dân dã. Đất
Nước có từ trước khi ta được sinh ra. Khái niệm Đất Nước được hình thành
trong trí óc non nớt của tuổi thơ qua lời kể ngày xửa ngày xưa... của mẹ. Đất
Nước gắn liền với những truyền thuyết của thời kì đầu dựng nước và giữ nước
như Trầu cau, Thánh Gióng :
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xủa ngày xưa... ”
mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Lòng yêu nước được thể hiện trước hết là ỏ tình cảm yêu thương gắn bó
với những gì gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống thường ngày : Cái kèo, cái
cột, hạt gạo một nắng hai sương... cho đến cái búi tóc của mẹ, đến tình nghĩa
thắm thiết, thuỷ chung giữa mẹ và cha : Tóc mẹ thì bới sau đầu, Cha mẹ
thương nhau bằng gừng cay muối mặn.
Saú đó là sự cảm nhận Đất Nướctừ phương diện địa lí, lịch sử, thời gian và
không gian: từ những huyền thoại đẹp đẽ về nguồn gốc dân tộc con Rồng
cháu Tiên trong lịch sử dựng nước của các vua Hùng:
Thời gian đằng đảng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyên mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đẩu nhớ ngày giỗ Tổ.

105
Đất Nướcớã hoá thân vào Nhân dân, vào mỗi con người: Trong anh và em
hôm nay, Đều có một phần Đất Nước. Vì thế sự sống của mỗi người không
phải chỉ là của riêng cá nhân mà còn là của Đất Nước, bởi mỗi cuộc đời đều
được thừa hưởng những di sản văn hoá tinh thần và vật chất của dân tộc,
của nhân dân. Mỗi người đều phải nâng cao trách nhiệm công dân trước sự
sống còn và phát triển của Đất Nước mình. Đây chính là biểu hiện cao nhất
của lòng yêu nước.
Suy nghĩ về hai bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất Nước của
Nguyễn Khoa Điềm, chúng ta bồi hồi nhdlạị âứi vang hào hùng của tình yêu
đất nước trong bài Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt, bài Hịch tướng sĩ
của Trần Hưng Đạo, bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi...
Hai bài thơ viết về đất nước của hai nhà thơ hiện đại tuy mỗi bài mang một
vẻ đẹp riêng nhưng đều nói lên lòng yêu nước chân thành, tha thiết của mỗi
con người Việt Nam; đồng thời cũng là lời nhắc nhỏ mọi người hãy sống có ý
thức hơn để xứng đáng với những thành quả to lớn mà tổ tiên, ông cha bao
đời nay phải đổ bao nhiêu mồ hôi, xương máu mới gây dựng được.

ĐỀ 22 r Nêu tóm tắt quan diểm sáng tác nghệ thuật của Hổ Chí Minh.
Chứng minh sự thể hiện quan điểm ấy qua các sáng tác văn học
của Người.

I. DÀN Ý
1. Mở bài:
- Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng vĩ đại - nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam.
Bác để lại cho nền văn học nước nhà một di sản văn chương vô giá.
- Bác viết văn, làm thơ chủ yếu là để phục vụ cho việc tuyên truyền cách mạng
Bên cạnh đó, Bác làm thơ để ghi lại cảm xúc của mình trước thiên nhiên và cor
người.
2. Thân bài: J
* Quan điểm sáng tác nghệ thuật của Hổ Chí Minh.

+ Sáng tác văn học trưổc hết là để phục vụ chính tr|, phục vụ cách mạng.

- Vì vậy nên trước khi viết, Bác thường đặt ra câu hỏi: Viết để làm gì ? Viết cho ai
Viết như thế nào? (Mục đích, đối tượng, phượng pháp).

106
- Mục đích sáng tác của Bác là để giác ngộ, tuyên truyền cách mạng, tập hợp
nhân dân dưới ngọn cờ giải phóng dân tộc, đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ
quốc.
- Đối tượng phục vụ là đông đảo quần chúng và các tầng lớp trong xã hội.
- Vì thê' Bác có nhiều cách viết khác nhau, phù hợp với từng đối tượng. (Văn
xuôi, thơ chữ Hán, các bài ca, bài vè...). Đặc điểm chung trong cách viết của Bác là
dễ hiểu, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người.
+ Thd ca phải phản ánh hiện thực lịch sử. Không có thớ ỏ ngoài cuộc sống của dân tộc.
- Thơ Bác sáng tác trong kháng chiến chóng Pháp phản ánh hiện thực gian nan
và hào hùng của cuộc kháng chiến trường kì.
- Những hình ảnh quen thuộc, giản dị của cuộc sống kháng chiến được Bác đưa
vào thơ với vẻ đẹp trữ tình hiếm có.
+ Thd ca thể hiện cảm xúc và rung động chân thành của tâm hồn.
- Bác thường làm thơ khi cảm xúc dâng trào, thôi thúc thi hứng; vì thế Bác có
nhiều câu thơ hay, bài thơ hay.
- Cảm xúc chân thành, nồng nhiệt từ trái tim, tâm hồn Bác truyền sang người
đọc, tạo nên sự cộng hưởng, âm vang.

3. Kết bài:
- Văn thơ không phải là sự nghiệp chính của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà Bác viết
văn, làm thơ với mục đích đầu tiên là phục vụ cách mạng.
- Tuy nhiên, khi sáng tác Bác rất say mê và nghiêm túc nên đã để lại cho đời
nhiều tác phẩm có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật.

II. BÀI LÀM


HỔ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng, là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam thế
kỷ XX. Bên cạnh sự nghiệp cứu nước vĩ đại, Bác đã để lại cho chúng ta một di
sản văn chương vô cùng quý giá. Bác không hề có ý định xây dựng cho mình
một sự nghiệp văn chương và chưa bao giờ tự nhận mình là văn nghệ sĩ. Bác
viết văn, làm thơ trước hết và chủ yếu do nhận thấy văn chương là vũ khí sắc
bén chống quân thù và là phương ìiện thuận lợi để tuyên truyền cách mạng.
Nhưng cũng cỏ lúc Bác làm thơ để giãi bày xúc cảm trước vẻ đẹp của cảnh
vặt, con người. Văn thơ Bác có hai loại nhưng thường quy vào một hướng.
Bác coi sáng tác văn học trước hết là một nhiệm vụ chính trị, cách mạng.
Cho nên trước khi đặt bút, Bác thường đặt ra những câu hỏi: Viết để làm gì ?
Viết cho ai ? Viết như thế nào ? Mỗi bài viết của Bác đều nhằm phục vụ một
mục đích cụ thể, một đối tượng cụ thể, vì thế mà văn phong của Bác vô cùng

107
linh hoạt và đa dạng. Trong một bức thư gửi các hoạ sĩ (1951), Bác viết: Văn
hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến s ĩ trên mặt trận ấy.
Đây chính là quan điểm nghệ thuật được thể hiện nhất quán trong toàn bộ
' sáng tác của Hồ Chí Minh.
Hơn nửa thế kỉ hoạt động cách mạng, Bác đã trải qua nhiều môi trường,
hoàn cảnh khác nhau, tiếp xúc với nhiều đối tượng. Tuỳ từng tình huống,
từng nhiệm vụ chính trị mà Bác có bài viết cho thích hợp. Do vậy từ nội dung
đến hình thức, từ tư tưởng đến phong cách viết, Bác đã luôn luôn thay đổi
cho phù hợp. Điều đó tạo nên đặc điểm Ptiong phú, đa dạng trong sự nghiệp
văn học của Bác.
Trong những thập kỉ đầu của thế kỉ XX, Bác sống và hoạt động ngay giữa
hang ổ kẻ thù (Pari). Bác đã viết một số tác phẩm bằng tiếng Pháp (VI hành,
Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, Lời than vãn của bà Trưng
Trắc...) theo phong cách văn xuôi hiện đại châu Âu, nhằm mục đích tô' cáo
những âm mưu thâm độc, xảo quyệt của thực dân Pháp và bản chất xấu xa,
hèn hạ của triều đình phong kiến nhà Nguyễn tay sai bán nước. Đối tượng
mà Bác tác động đến là nhân dân Pháp và những người nước ngoài biết
tiếng Pháp. Các tác phẩm trên đã gây ra một tiếng vang lớn lúc bấy giờ trong
dư luận.
Bác Hồ thường viết văn chính luận. Những vấn đề Bác nói đến không
ngoài nội dung tuyên truyền cách mạng, giáo dục, tập hợp quần chúng dưới
ngọn cờ giải phóng dân tộc. Các tác phẩm tiêu biểu như: Bản án chế độ thực
dân Pháp, Tuyên ngôn Độc lập, Con đường dẫn tôi dến chủ nghĩa Lênin, Lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến... đều có đặc điểm là nội dung thiết thực, cụ
thể, lí luận chặt chẽ, sắc bén, lối viết ngắn gọn, linh hoạt và thể hiện vốn kiến
thức sâu rộng, vững chắc của Người.
Nói về sáng tác của Hồ Chí Minh, chúng ta phải nhắc đến thơ vì thơ chiếm
một số lượng khá lớn. Bác làm thơ bằng chữ Hán, chữ quốc ngữ và nhiều thể
loại khác nhau (tứ tuyệt, ngũ ngôn, lục bát, song thất lục bát...) tuỳ theo hoàn
cảnh và đối tượng phục vụ. Nhật ký trong tù là cuốn nhật ký viết bằng chữ
Hán, dưới dạng thơ, ghi lại cụ thể diễn biến của mười bốn tháng Bác sống
trong ngục tù của chính quyền quân phiệt Tưởng Giới Thạch từ năm 1942 đến
1943. Nhật ký trong tù là một tài liệu lịch sử vô giá, đồng thời là một tác phẩm
văn chương lớn, nội dung toát lên vẻ đẹp lạ thường của một tâm hồn đại trí,
đại nhân, đại dũng.

108
Trong quá trình hoạt động cách mạng, Bác sáng tác nhiều bài ca dưới
hình thức văn vần để giác ngộ quần chúng: Bài ca binh lính, Bài ca sợi chỉ,
Bài ca đoàn kết... Bác viết thật dễ hiểu, dễ nhớ để quần chúng có trình độ
thấp dễ tiếp thu. Đó là chủ ý của Bác và Bác đã từng phê phán cách viết cầu
kì, sính dùng chữ hoặc dài dòng “dây cà ra dây muống” không phù hợp với
quần chúng nhân dân.
Kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp gian khổ, ác liệt là th ế ; Bác
lại phải gánh vác trách nhiệm cứu dân, cứu nước ; song không vì vậy mà
Người quên văn chương. Trái lạl, Bác vẫn coi văn chương là một bộ phận
không thể thiếu của đời sống kháng chiến. Thời kì này, Bác sáng tác những
bài thơ vừa có tính hiện thực sâu sắc vừa đậm đà chất lăng mạn cách mạng:
Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Tức cảnh Pác Bó, Đi thuyền trên sông Đáy,
Rằm tháng Giêng, Tin thắng trận, Lên núi, Tặng cụ Bùi... nội dung chủ yếu là
ca ngợi kháng chiến, thể hiện niềm tin tưởng sâu xa vào thắng lợi tất yếu của
kháng chiến, ca ngợi nghĩa tình thuỷ chung, gắn bó giữa quần chúng và cách
mạng, đồng thời vẽ nên những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sõng xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
{Rằm tháng Giêng)

Bác khẳng định một cách kín đáo; không có thơ ở ngoài cuộc sống của
toàn dân tộc và hiện thực hào hùng của kháng chiến là nguồn thi hứng không
bao giờ vơi cạn đối với các nhà thơ:
Trăng vào cửa sổ đòi thơ,
Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau.
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu,
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về.
(Tin thắng trận)

Những sinh hoạt kháng chiến cũng được Bác đưa vào trong thơ với vẻ đẹp
trữ tình hiếm có:
Xem sách chim rừng vào cửa đậu
Phê văn hoa núi ghé nghiên soi

109
Tin vui thắng trận dồn chân ngựa
Nhớ cụ, thơ xuân tặng một bài.
{Tặng cụ BÙI)

Quách Mạt Nhược, một nhà phê bình lí luận văn học hiện đại nổi tiếng
của Trung Quốc đã nhận xét: “ Thơ trong tập Nhật kí trong tù nhiều bài hay,
đẹp chẳng kém gì thơ Đường, thơ Tống”. Ấy thế nhưng tác giả của những
vần thơ điêu luyện ấy đã từng viết:
Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây ?
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.
{Để từ)

Văn học không phải là sự nghiệp chính của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác
làm văn chương trước hết là để phục vụ cách mạng, nhưng khi sáng tác, Bác
rất say mê và nghiêm túc, cho nên Người đã vô tình để lại trong kho tàng văn
học Việt Nam những tác phẩm có giá trị lớn lao về nội dung và nghệ thuật.

'ạĩn'l|ỉ|iÌÈÌi:|ẳị^^^

I. DÀN Ý

1. MÒ bài:
- TỐ Hữu (1920 - 2002 ) được tôn vinh là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt
Nam. Ông đã tạo cho mình một phong cách mới trên cơ sỏ tiếp thu và phát huy có
sáng tạo tính dẩn tộc trong thơ ca tiếng Việt.
- Làm nên phong cách ấy trước hết là lẽ sống, là tình cảm nồng nhiệt, chân thành
của một nhà thơ - chiến sĩ, suốt đời gắn bó với nhân dân, đất nước. Có ý kiến cho
rằng: Thơ Tố Hữu rất giàu tính dân tộc.

2. Thắn bài:
* Tinh dãn rộc trong thd Tế Hữu.

+ Tính dân tộc thể hiện ỏ nội dung tư tưởng gắn liền với các sự kiện lịch sử trọng
đại của đất nước. Tác giả phản ánh hiện thực với nhận thức và cảm xúc của người
trong cuộc, gắn bó máu thịt với nhân dân, Tổ quốc.

110
- Tập thơ Từ ấy thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và tâm trạng hào hứng,
phấn khởi của nhà thơ trẻ khi được giác ngộ lí tưỏng cách mạng, tự nguyện đứng vào
hàng ngũ của giai cấp cần lao trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Tập thơ Việt Bắc là khúc tráng ca ca ngợi cuộc kháng chiến chín năm đau
thương và oanh liệt chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta. Nhân vật trung tâm
là anh bộ đội Cụ Hổ kiên cường, dũng cảm; là các tầng lớp nhân dân miền ngược,
miền xuôi một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ đánh giặc cứu nước.
- Tập thơ Gió lộng là bức tranh muôn màu sắc về cuộc sống mới sau hoà bình,
nhân dân miền Bắc phấn khởi xây dựng xã hội chủ nghĩa. Tố Hữu đã đưa tất cả những
gì gần gũi, thân thuộc nhất của đời sống dân tộc vào thơ.
- Tập thơ Ra trận, Máu và hoa thể hiện chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng
cách mạng của dân tộc Việt Nam, quyết hi sinh cho chân lí Không có gì quý hơn độc
lập, tự do. Chiến dịch Hổ Chí Minh đại thắng đã giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước. Tố Hữu ghi lại cảm xúc thiêng liêng của toàn dân tộc trong giây phút trọng đại
đó. Niềm vui, niềm tin to lớn vào tương lai tươi sáng của dân tộc toả sáng trong từng
trang thơ Tô' Hữu.
+ Tính dân tộc thể hiện trong hlnh thức nghệ thuật của thơ Tô' Hữu.
Tô' Hữu tiếp thu, kê' thừa có sáng tạo nghệ thuật của thơ ca truyền thống, từ hình
thức lục bát đến các thủ pháp nghệ thuật quen thuộc như so sánh, ẩn dụ... Thơ lục
bát của Tô' Hữu mang hơi hướng ca dao, rất phù hợp với việc thể hiện các đề tài cách
mạng. Thơ Tô' Hữu dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc vì nó đến với trái tim mọi người bằng
con đường ngắn nhất: từ trái tim đến với trái tim...

3. Kết bài:
- Cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của Tô' Hữu gắn liền với sự nghiệp cách mạng.
Thơ Tố Hữu khẳng định' phẩm chất và tài năng của nhà thơ là thuộc về nhân dân, đất
nước.
- Tô' Hữu đã kết hợp nhuần nhuyễn tính dân tộc và tính cách mạng trong thơ
mình. Tác giả xác định rất rõ con đường thơ ca của mình là phát huy và không ngừng
sáng tạo để làm phong phú thêm cho thơ ca dân tộc vốn đã giàu và đẹp.

II. BÀI LÀM

Tô' Hữu (1920 - 2002) được tôn vinh là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng
Việt Nam. Ông đã đưa vào thơ một phong cách mới của tâm hồn gắn bó, hoà
hợp sâu xa với nhân dân, đất nước trong suốt chặng đường lịch sử dài hơn
nửa thế kỉ. Làm nên phong cách ấy trước hết là lẽ sống đúng đắn, là tình cảm
dạt dào cùng với bao nỗi niềm riêng chung của con người thi sĩ - chiến sĩ trong

111
cuộc đời đấu tranh cách mạng. Có ý kiến cho rằng: Thơ Tô' Hữu rất giàu tỉnh
dân tộc.
Đó là một nhận xét chính xác và tinh tế. Thơ Tố Hữu có sức lay động quần
chúng rất lớn trước hết vì thơ ông dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thuộc. Đó là những
đặc tính của thơ ca truyền thống. Nhà phê bình nghiên cứu văn học Hà Minh
Đức viết: “ Đã trên nửa thế kỉ qua, thơ Tố Hữu vẫn là tiếng nói tâm tình gần
gũi với bạn đọc. Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng
đờn, mỗi tập thơ đều ghi lại chân thành tấm lòng của tác giả và hình bóng của
cuộc đời. Đó là tấm lòng gắn bó với dân tỘQ của nhà thơ cách mạng và những
sự kiện lớn diễn ra trên đất nước đều được in khá đậm nét trong thơ Tố Hữu”.
Tính dân íộc trong thơ Tố Hữu thể hiện hài hoà ở nội dung tư tưởng và hình
thức nghệ thuật, ở tâm hồn và cách thể hiện cảm xúc. Xuất thân từ một gia
đình có học ở Huế - một vùng đất sơn thuỷ hữu tình giàu truyền thống văn
chương và truyền thống cách mạng, Tố Hữu giác ngộ cách mạng rất sớm, vừa
hoạt động chính trị vừa sáng tác thơ ca. Con người chiến sĩ và con người thi sĩ
hoà làm một, tạo nên hồn thơ vừa sôi nổi, nồng nàn, vừa thiết tha, sâu lắng.
Trong hàng ngũ các nhà thơ cách mạng, Tô' Hữu lúc nào cũng là người đi
đầu. Các vấn đề trọng đại của lịch sử dân tộc luôn được tác giả phản ánh
trong thơ ca với tinh thần trách nhiệm của một chiến sĩ và trái tim nhạy cảm
của một thi sĩ. Nội dung nổi bật trong thơ Tố Hữu là tình yêu quê hương, đất
nước, yêu con người Việt Nam.
Chất dân tộc hình thành rất sớm trong con người Tố Hữu. Cội nguồn của
nó là tình yêu quê hương, xứ sở tha thiết:

Huế ơi, quê mẹ của ta ơi!


Nhớ tự ngày xưa, tuổi chín mười
Mây núi hiu hiu, chiểu lặng lặng
Mưa nguồn gió biển, nắng xa khơi...
(Huế - Quê mẹ)

Hình ảnh quê hương thân yêu lúc nào cũng hiển hiện trong nỗi nhớ cháy
lòng của nhà thơ:

Khi con tu hú gọi bầy


Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần

112
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
(Khi con tu hú)

Xa quê, hình ảnh dòng sông Hương luôn quấn quýt trong trái tim thi sĩ:
Hưdng Giang di, dòng sông êm
Qua tim ta, vẫn ngày đêm tự tình.
(Bài ca quê hương)

Trước Cách mạng tháng Tám, nhà thơ Tố Hữu khẳng định lẽ sống của
con người là lí tưởng độc lập, tự do và đã cụ thể hoá cảm giác thiêng liêng
khó tả của mình khi được giác ngộ lí tưỏng cách mạng bằng nghệ thuật ẩn
dụ so sánh thường thấy trong ca dao xưa:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hưdng và rộn tiếng chim...
(Từ ấy)

Người thanh niên yêu đời, yêu nước cảm thấy tâm hồn mình phơi phới,
rạo rực, tưng bừng như một vườn hoa lá xanh tươi muôn màu sắc và rộn tiếng
chim ca. Sau khi giác ngộ lí tưỏng cách mạng, nhà thơ hiểu sâu hơn về tình
giai cấp, tình dân tộc và mối quan hệ giữa dân tộc với thời đại. Nhà thơ
khẳng định chỉ có cách mạng là con đường duy nhất giải phóng nhân dân ra
khỏi cảnh tối tăm, nô lệ, mới trả lại quyền sống thực sự cho mỗi con người.
Trong tập thơ Từ ấy, những số phận bất hạnh, khổ đau được Tố Hữu nhắc
đến với tấm lòng thông cảm và thương xót chân thành. Đó là em bé mồ côi:
Con chim non không tổ
Trẻ mồ côi không nhà
Hai đứa cùng đau khổ
Cùng vất vưởng bê tha.
(Mồ côi)

Đó là người kĩ nữ đáng thương bị vây bủa trong cuộc sống quẩn quanh, bế
tắc:

8-Những bài làm văn mẫu 12T1-Trán Thj Thln-NXB THTPHCM 113
Trăng lên trăng đứng trăng tàn
Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng
Thuyền em rách nát
Mà em chưa chồng.
(Tiếng hát sông Hương)

ĐÓ là ông lão sống cô đơn, mỏi mòn trong nghèo khổ:


Lão ngồi bên cửa sổ
Trong nắng nhạt chiều thu
Còng lưng đan chiêc rô
Mai bán lấy vài xu.
(Chiểu)

Đó là người vú em vì cơ cực mà phải dứt tình mẫu tử:


Nàng gởi con về nương xóm cũ
Nghẹn ngào trở lại đẩy xe nôi
FÓi từ hôm ấy, ôm con chủ
Trong cánh tay êm, luống ngậm ngùi.
(Vú em)

Nhà thơ gọi giai cấp cần lao bằng những tiếng gọi đầy tình thương m ến:
bạn đời ơi, anh chị em ơi, hỡi người bạn, đồng bào ơi... và tự nguyện gắn bó
cuộc đời mình với họ. Trong bài thơ Từ ấy, tác giả viết:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

Tôi đã là con của vạn nhà


Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ...
Tính chất nhân văn sâu sắc trong nội dung thơ Tố Hữu chính là ở sự kế
thừa và phát huy truyền thống nhân đạo của dân tộc trong cuộc sống cũng
như trong thơ ca. Trong tập thơ Việt Bắc, hình ảnh lãnh tụ, chiến sĩ, nhân dân

114
là những hình ảnh chủ đạo, gợi cảm xúc rất mạnh đối với Tô' Hữu. Tất cả tập
hợp lại thành biểu tượng của một dân tộc hào hùng và quật khởi đã làm nên
vinh quang bất diệt, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp bằng
chiến công Điện Biên Phủ vang dội địa cầu:
Kháng chiến ba ngàn ngày
Không đêm nào vui bằng đêm nay
Đèm lịch sử, Điện Biên sáng rực
Trên đất nước, như huân chương trên ngực
Dân tộc ta, dân tộc anh hùng.
(Hoan hô chiến s ĩ Điện Biên)

Trên đà thắng lợi, đất nước Việt Nam ngẩng cao đầu tiến tới tương lai.
Bước chuyển mình lớn lao, khí thế ngất trời của dân tộc đã được Tô' Hữu ghi
nhận với niềm sảng khoái hiếm có:
Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,
Rắn như thép, vững như đồng
Dội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt I
(Ta đl tới)

Trong giai đoạn lịch sử mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân miền
Bắc quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách để xây dựng xã hội chủ
nghĩa theo đúng ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tâm điểm của tập
thơ Gió lộng là sự nghiệp xây dựng chủ nghĩạ xã hội ở miền Bắc và công
cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Tâm hồn Tô' Hữu
tràn ngập niềm vui, niềm tin vào cuộc sống mới, vào tương lai tươi sáng của
dân tộc. Tinh thần lạc quan toả sáng mỗi dòng thơ, mỗi bài thơ:
Tôi đi dưới nậng trưa
Mùa xuân ấm áp
Nghe hơi thở của đồng quê mập mạp
Bãi phù sa xanh mượt ngô non
Những đàn trâu Việt Bắc béo tròn
Đủng đỉnh về xuôi quê hương mới lạ

115
Rực rỡ những làng vàng tươi mái rạ
Gạch mới nung, đá trắng chất bên đường
Khói lò bay quanh những phố phường
Sắt sáng chói những bể dầu, xưởng máy
Và trường học đã mọc lên từng dãy...
(Trên miền Bắc mùa xuân)

Cuộc Sống mới như bức tranh muôn màu sắc cuốn hút hồn người :
Xuân đến năm nay, sớm lạ thường
Trời đang rét ngọt, sàng nhiều sương
Ong kêu ơng dậy đường hoa vải
Rực lúa chiêm tràng, bướm bướm vàng.
Như nghìn năm đẹp nét xuân xưa
Bỗng toả gương trong, sạch bụi mờ
Xuân mới, đơn sơ, đằm thắm vậy
Căng đầy sức dậy, dáng non tơ...
(Xuân sớm)

Trái tim nhạy cảm của nhà thơ đập cùng một nhịp với trái tim đồng chí,
đồng bào, chan hoà trong tình cảm riêng chung, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn
của cuộc đời. Sống trên đất Bắc nhưng Tố Hữu luôn tưởng nhớ đến quê
hương xứ Huế thân yêu, đến đồng bào miền Nam đang sống trong ách thống
trị tàn bạo của đế quốc Mĩ xâm lược và bè lũ nguy quyền tay sai bán nước.
Tập thơ Ra trận là khúc tráng ca sôi nổi với những nhân vật trữ tình mang lí
tưởng thời đại và tầm vóc lịch sử như hình tượng người chiến sĩ Giải phóng
quân tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam anh hùng với lí tưởng và hào khí:
Xẻ dọc Trường Sơn, đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương la i!
(Theo chân Bác)

Tố Hữu ca ngợi những gương sáng của chủ nghĩa yêu nước và anh hùng
cách mạng như Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý, mẹ Suốt... Đúng như nhận xét:
ở Việt Nam ra ngõ gặp anh hùng. Thơ Tố Hữu đã chứng minh chân lí mà Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định : Không có gì quý hơn độc lập, tự do và
truyền thống bất khuất chống xâm lăng, khó khàn nào cũng vượt qua, kẻ thù
nào cũng đánh thắng của dân tộc Việt Nam trước toàn thế giới:

116
Xuân hãy xem ì Cuộc diễu binh hùng vĩ
31 triệu nhân dân
Tất cả hành quân
Tất cả thành chiến sĩ
Hiện đại, thô sd
Của ngày xưa và của bây giờ
Với cách mạng đều là vũ khỉ
Tên lữa, tên tre •
Lưỡi lê, lưỡi mác
Và thuyền và xe
Chân đi, vai vác
Qua núi qua khe
Mạnh hdn thác, trùng trùng vô tận...
ở đâu ? Mỗi ngọn núi dòng sông
Cũng hiển hách chiến công
Lừng danh dũng sĩ.
ở đâu ? Mỗi mũi chông, một ngọn tầm vông
Cũng hiên ngang như trường thành chiến luỹ.
Và ở đâu ? Trên trái đất này
Người vẫn ngọt ngào qua muôn nỗi đắng cay
Sống chết từng giày, mưa bom bão đạn
Lòng nóng bỏng căm thù vẫn mát tưdi tình bạn.
(Chào xuân 67)

Tinh thần quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược và khí thế như triều
dâng bão nổi của quân dân ta đã'được Tố Hữu nhấn mạnh và thể hiện tài
tinh, sinh động:
Hoan hô Xuân 68 anh hùng!
Hãy gầm lên như sấm sét đùrig đùng
Tất cả pháo I
Và xông lên, dũng s ĩl

117
Như khí phách Trần, Lê. Như oai vũ Quang Trung
Khắp thành thị nông thôn
Đánh tan đầu Mỹ, nguỵ!
Vì Độc lập, Tự do, núi sông hùng vĩ
Vì thiêng liêng giá trị Con Người
Vì muôn đời hoa lá xanh tươi
Ta quyết thắng. Giành mùa xuân đẹp nhất!
X (Bài ca xuân 68)

Cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Mjnh đại
thắng mùa xuân 1975. Nhà thơ Tố Hữu đã ghi lại cảm xúc thăng hoa trong
giây phút thiêng liêng không thể nào quên của bản thân nói riêng và của cả
dân tộc nói chung:
Ba mươi năm, trường kì kháng chiến
Ta đã đi. Và ta đã đến
Thật đây rồi, hạnh phúc cầm tay
Độc lập, Tự do, từ nay vĩnh viễn...
Tôi lại nhìn, như đôi mắt trẻ thơ
Tổ quốc tôi. Chưa đẹp thế bao giờ I
Xanh núi, xanh sông, xanh đổng, xanh biển
Xanh trời, xanh của những ước mơ...
Tôi bay giữa màu xanh giải phóng
Tầng thấp, tầng cao, chiều dài, chiều rộng
Ôi Việt Nam I Yêu suốt một đời
Nay mới được ôm Người trọn vẹn, Người ơi!
(Vui thế, hôm nay...)

Những vấn đề Tố Hữu đề cập đến trong thơ là những vấn đề lớn lao, bức
xúc, liên quan mật thiết đến số phận của đất nước, dân tộc. Đó là những tình
cảm lớn, niềm vui lớn : say mê lí tưởng, tình đồng bào, đồng chí thiêng liêng,
ân tình cách mạng, quan điểm sống chết... Thơ Tô' Hữu quy tụ và kết tinh
nhiều mặt của giá trị nhân văn và sức mạnh tinh thần của đời sống dân tộc,
mang theo máu thịt và hơi thở nóng hổi của cuộc đời. “Cái tôi” trong thơ ông
thường hoà trong “cái ta” rộng lớn là cộng đồng dân tộc.

118
Tính dân tộc còn thể hiện ỏ chất trữ tình cách mạng thấm đượm trong
giọng điệu tâm tình ngọt ngào của thơ Tố Hữu. Một mặt là do cội nguồn xứ
Huế, cái chất Huế thấm sâu vào hồn thơ, vào ngôn ngữ thơ, mặt khác nó bắt
nguồn từ quan niệm về thơ của ông: Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng
nói đồng chỉ. Nói đến thơ là nói đến sự đồng điệu của những tâm hồn.
Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu có mối liên quan gần như máu thịt đối
với giai cấp và dân tộc. Thơ ca chính là sợi dây nối kết bền chặt giữa nhà thơ
với cuộc sống của nhân dân, đất nước; Bạn đọc yêu mến thơ Tố Hữu, thuộc
thơ Tố Hữu phần lớn là do nội dung gần gũi, thiết thực song cũng vì hình thức
nghệ thuật giàu tính dân tộc của nó. Tố Hữu đã tiếp thu có chọn lọc và sáng
tạo, đổng thời phát huy cao độ tinh hoa thơ ca dân tộc. ông sử dụng thành
thục, điêu luyện thể thơ lục bát uyển chuyển, giàu nhạc điệu để thể hiện
những nội dung cách mạng hoàn toàn mới. Bên cạnh đó, sự sáng tạo của
nhà thơ đã góp phần không nhỏ vào việc khẳng định ưu thế của thể thơ quen
thuộc đó. Nhiều bài thơ lục bát của Tố Hữu in sâu trong tâm trí nhiều thế hệ
yêu mến thơ ông, tiêu biểu nhất là bài thơ Việt sác với những đoạn tuy mang
đậm hơi hướng ca dao nhưng vẫn có những sáng tạo của riêng tác giả:
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn ?
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hõm nay...
Đoạn thơ tả cảnh sau đây thể hiện nét tài hoa của ngòi bút Tô' Hữu. Quả
là trong thơ có hoạ:
Rừng xanh hòa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình

119
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Bài Kỉnh gửi cụ Nguyễn Du mà nhà thơ Tố Hữu viết trong một chuyến
công tác đặc biệt vào tuyến lửa miền Trung thời kì máy bay Mĩ ném bom
miền Bắc có thể coi là một ví dụ tiêu biểu cho tính dân /ộc trong thơ ông:
Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ Cụ thương thân nàng Kiều...
Hỡi lòng tê tái thương yêu
Giữa dòng trong đục, cánh bèo lênh đênh
Ngổn ngang bên nghĩa bên tình
Trời đêm đâu biết gũi mình nơi nao ?
Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào
Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!
...Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời nghìn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.
Hỡi Người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng người I
Sông Lam nước chảy bên đồi
Bỗng nghe trống giục ba hồi gọi quân...
Thơ Tố Hữu dễ thuộc, dễ nhổ và đi sâu vào lòng người bằng con đường
ngắn nhất, bởi các vấn đề quan trọng của dân tộc, của đất nước đều được
nhà thơ thể hiện bằng tiếng nói sâu thẳm, đằm thắm của con tim xúc động
chân thành và những giao cảm tinh tế với Cái Đẹp. Tố Hữu đã kết hợp nhuần
nhị hai yếu tố cách mạng và dân tộc cho nên đúng như quan niệm của ông:
Thơ là chuyên tri âm tri kĩ. Thơ là một điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu.
Những thành quả đáng kể của sự nghiệp thơ ca Tố Hữu đã góp phần làm
phong phú thêm thơ ca tiếng Việt của dân tộc ta vốn đã giàu và đẹp.

120
I. DÀN Ý

1. Mở bài:
- Văn học có bốn chức năng: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, giải trí.
- Chức năng giáo dục cùa văn học rất quan trọng bởi văn chương nuôi dưỡng, bồi
bổ tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của con người.
2. Thân bài:
* Phân tích chức năng giáo dục của văn học.

- Mác-xim Go-rơ-ki, nhà văn hiện thực nổi tiếng của nước Nga nhận định : Văn
học là nhân học.
- Văn học giúp con người nhận biết, khám phá thế giới xung quanh, nhưng quan
trọng hơn cả là nhận biết, khám phá chính mình, nâng cao niềm tin vào bản thân và
làm nảy sinh khát vọng đi tìm chân lí, khát vọng hướng tới những điều tốt đẹp...
- Văn học có khả năng cảm hoá, nhân đạo hoá con người, giúp con người hoàn
thiện nhân cách để có cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Các tác phẩm có giá trị nội dung và nghệ thuật, có ý nghĩa xã hội cao thực sự
là người thầy, người bạn tốt của chúng ta.
* Chứng m inh:

- Từ xa xưa, vàn học dân gian đã đề cao tính giáo dục. Các bài học đạo lí được
gửi gắm trong ca dao, truyện cổ. Thái độ của tác giả dân gian là ca ngợi, biểu dương
cái thiện; phê phán, đả klch các thói hư tật xấu, khẳng định chân lí chính nghĩa...
- Các hình tượng văn học điển hình trong thơ Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Du;
trong tác phẩm của Ngô Tất Tố. Nguyễn Công Hoan, Nam Cao; trong văn học kháng
chiến, trong thơ Hồ Chí Minh, Tô' Hữu... có khả năng giáo dục rất lớn đối với người
đọc, tạo cho người đọc một thế giới quan, nhân sinh quan tiến bộ.
3. Kết bài: '
- Các nhà văn, nhà thơ chân chính thường có một tâm hồn đẹp. Họ lấy ánh sáng
của tâm hồn mình để soi rọi những cảnh đời tối tăm, cơ cực; lên án cái xấu, ca ngợi
cái tốt trong cuộc đời.
- Hình tượng văn học mà họ sáng tạo ra trong tác phẩm bao giò cũng chứa đựng
ý nghĩ xã hội, ý nghĩa nhân văn sâu sắc; đó chính là yếu tố quan trọng tạo nên chức
năng giáo dục của văn chương.

121
II. BÀI LÀM

Văn học có bốn chức năng: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩvà giải trí. Trước
hết, phải kể đến chức năng nhận thức. Chức năng nhận thức thể hiện ở vai
trò phản ánh của văn học. Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống. Nó có
thể đem đến cho người đọc một thế giới tri thức mênh mông về đời sống con
người qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, ở khắp mọi nơi trên thê' giới. Có
người nói: Văn học là bộ bách khoă toàn thư về cuộc sống. Tuy nhiên, văn
học không đơn thuần phản ánh hiện thực mà chủ yếu là giúp con người nhận
thức đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về bản thốn mình và mối quan hệ tổng hoà
trong cuộc sống, góp phần giáo dục con người thông qua tác phẩm. Người ta
gọi đó là chức năng giáo dục của tác phẩm văn học.
Văn chương nuôi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của con người. Định
nghĩa nổi tiếng của nhà văn hiện thực Nga Mác-xim Go-rơ-ki: Văn học là nhân
học trước hết nhấn mạnh đến mục đích của văn học là giúp con người hiểu
được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân và làm nảy sinh khát
vọng đi tìm chân lí, dũng cảm đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, hướng tới
cái đẹp, cái thiện của cuộc đời. Văn chương chân chính phải, phục vụ con
người, phải phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của con người với những
niềm vui, nỗi đau đời thường. Nhà thơ Tố Hữu nhận xét: Văn học không chỉ là
văn chưdng mà thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì
cuộc đời mà có. Cuộc đời là ndi xuất phát, cũng là ndi đi tới của văn học. Nói
đến chức năng giáo dục của văn học là nói đến khả năng dẫn dắt và định
hướng. Văn học đến với con người bằng con đường tình cảm. Nó đem lại cho
người đọc những rung cảm sâu xa trước khung cảnh tươi đẹp của quê hương,
đất nước, trước trạng thái muôn màu muôn vẻ của cuộc sống xung quanh và
nhất là trước sự phong phú, đa dạng của thế giới tâm hồn.
Văn chương chân chính có khả năng cảm hoá, nhân đạo hoá con người. Nó
góp phần vào việc hình thành nhân cách', hoàn thiện đạo đức, giúp con người
sống tốt đẹp hơn. Các tác phẩm văn học đích thực có khả năng giáo dục rất
lớn, xứng đáng là những người thầy, người bạn đáng tin cậy của chúng ta.
Từ ngàn xưa, văn học dân gian đã làm tốt chức năng giáo dục. Những thiên
thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn, truyện cười... đều nhằm phản ánh
hiện thực đời sống dưới những góc độ, màu sắc khác nhau. Nhưng bao trùm
lên hết thảy vẫn là khát vọng hiểu biết và chinh phục, là ước mơ công lí, chính

122
nghĩa, là mục đích vươn lân, đạt tới những giá trị Chân, Thiện, Mĩ của con
người. Một nhà văn xưa đã nói: Vãn học giúp người ta làm lành, lánh dữ. Bởi
thế nên các tác phẩm xứng đáng gọi là văn chương có tác động mạnh mẽ tới
tâm tư, tình cảm người đọc, giúp người đọc có được một thế giới quan và nhân
sinh quan đúng đắn.
Đặc điểm của văn học là thông qua các sự kiện, hình tượng trong tác phẩm
để kích thích người đọc về mặt tình cảm, buộc họ phải bày tỏ thái độ và suy
nghĩ của mình về nội dung nghệ thuật của tác phẩm và những vấn đề có tính
chất xã hội, tính chất triết lí mà tác giả đặt ra. Trong những năm 30, 40 của
thế kỉ XX, các nhà văn hiện thực phê phán đã lên tiếng tố cáo xã hội thực dân
phong kiến đẩy con người vào cuộc sống cùng khổ, bế tắc, vào thân phận nô
lệ. Ngô Tất Tố đã vẽ nên bức tranh ảm đạm, thê lương của nông thôn Việt
Nam trong mùa sưu thuế: phản ánh số phận đen tối, thảm thương của người
nghèo. Nam Cao đau xót, phẫn uất trước tĩiực trạng xã hội đầy rẫy bất công,
vô nhân đạo đã giết chết phần tốt đẹp trong con người, tước đoạt quyền làm
người của kẻ bị-áp bức. Tiểu thuyết Tắt đèn, truyện ngắn Chí Phèo, tiểu
thuyết Bước đường cùng... như những tiếng chuông cảnh tỉnh kêu gọi mọi
người hãy cứu lấy nhân tính đang bị giai cấp thống trị tước đoạt và chà đạp
trắng trợn. Tinh thần nhân đạo của các tác giả còn thể hiện ở việc miêu tả
con người với những khát vọng đổi đời, với tinh thần dũng cảm đấu tranh để
khẳng định bản lĩnh, phẩm giá và lí tưởng sống của mình.
Đọc những tác phẩm văn chương đích thực, người đọc dần dần nhận thức
và xác định được hướng đi đúng đắn cho mình. Văn học định hướng cho cá
nhân những điều kiện cần thiết để tiến tới hoàn thiện nhân cách. Lẽ ghét
thương của ông Ngư trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp của Nguyễn Đình Chiểu
thể hiện bản chất của tầng lớp sĩ phu; Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương.
Quan niệm đạo đức của nhà thơ mù yêu nước tiêu biểu cho quan niệm đạo
đức của phần lớn nhân dân Nam Bộ thế kỉ XIX:
Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.
(Lục Văn Tiên)

Khí phách hiên ngang của người anh hùng Từ Hải; đức hi sinh đáng ca ngợi
của Thuý Kiều trong Truyện Kiều của đại thi hồo Nguyễn Du; nhân cách cao
thượng của nhân vật Huấn Cao trong kiệt tác Chữ người tử tù của nhà văn

123
Nguyễn Tuân; những bài học phấn đấu, tu dưỡng.quý giá của người tù - thi sĩ
cộng sản Hồ Chí Minh; nhiệt thành yêu nước, khát khao chân lí cách mạng của
người thanh niên xứ Huế Tô' Hữu... đều tác động sâu xa tới trái tim người đọc
và lưu lại những bài học đạo lí muôn đời. Lòng yêu nước, quan điểm: Chết vinh
còn hơn sống nhục khẳng định truyền thống bất khuất chống xâm lăng của dân
tộc Việt Nam đã được đưa vào văn chương chống Pháp, góp phần giáo dục
tình yêu quê hương đất nước và trách nhiệm công dân trong mỗi con người.
Các nhà văn chân chính là những người có tâm hồn đẹp đẽ. Họ lấy tâm
hồn mình để soi sáng những cảnh đời tối tăm, an ủi người nghèo khổ, vạch
trần và lên án cái xấu, biểu dương, ca ngợi cái tốt... Những điều đó có tác
dụng rất lớn tới quá trình cảm thụ và vươn lên của con người. Hình tượng điển
hình trong thơ văn truyền cho người đọc một tình yêu mãnh liệt đối với cái
đẹp, cái cao cả của cuộc sống: đồng thời cũng chỉ ra đâu là cái xấu, cái ác
cần lên án và xoá bỏ để cuộc đời và con người ngày càng tốt đẹp hơn.

ĐỂ 25: Trong bài Nhận đường, Nguyễn Đình Thi v iế t : Văn nghệ
phụng stf kháng chiến, nhung chinh kháng chiến đem đến cho văn
nghệ một sửc sống mới. sắt lửa mặt trận đang đúc nên nền văn
nghệ mởi của chúng ta.
Hãy bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về ý Mến trên.

I. DÀN Ý
1. Mỏ bài:
Giới thiệu vài nét vể tác glả;
- Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) quê ở Hà Nội, là một trong những thành viên
đầu tiên của Hội Văn hoá cứu quốc, ông cùng đông đảo văn nghệ sĩ hăng hái tham
gia cách mạng và kháng chiến chống Pháp ngay từ những ngày đầu tiên.
- Trong bài Nhận đường, Nguyễn Đình Thi viết: Văn nghệ phụng sự kháng chiến,
nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. sắt lửa mặt trận
đang đúc nên nền vãn nghệ mới của chúng ta.
2. Thân bài:
* Vai trò của văn nghệ dối với kháng chiến.
+ Trong một buổi họp mặt với văn nghệ sĩ ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch đã
khẳng định: Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt
trận ấy.

124
+ Văn nghệ phụng sự kháng chiến, tức là vãn nghệ phải hoà nhập vào cuộc sống
kháng chiến gian lao và anh dũng của dân tộc, phản ánh kịp thời những sự kiện lịch '
sử nóng hổi của kháng chiến : dùng văn học nghệ thuật làm phương tiện tuyên
truyền, giác ngộ và động viên, cổ vũ lòng yêu nước, tinh thần quyết chiến quyết
thắng của quân dân ta.
+ Tiếng nói văn nghệ góp phần làm tưđi mát cuộc sống kháng chiến gian khổ và
ác liệt; làm phong phú thêm đời sống tinh thần của mọi người. Tiếng nói của văn nghệ
có khả năng cuốn hút và động viên kì diệu, góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang...
* Kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. sắt lửa mặt trận đang đúc nên
nền văn nghệ mởi của chúng ta.
+ Thực tê' kháng chiến là nguồn cảm hứng vô tận của văn nghệ sĩ. Các tác phẩm
văn nghệ lấy chất liệu từ cuộc sống nhưng khi phản ánh hiện thực vào trong tác phẩm
thì các tác giả có sự lựa chọn, sắp xếp theo chủ ý, kết hợp với trí tưởng tượng để xây
dựng nên hình tượng văn học. Nhiều văn nghệ sĩ đã trưởng thành và khẳng định tên
tuổi trong kháng chiến.
+ Tác giả gửi gắm vào tác phẩm tư tưỏng, tình cảm của mình trước một vấn đề
nào đó của thời đại. Mỗi tác phẩm văn nghệ phản ánh một quan điểm sống, làm thay
đổi nhận thức và suy nghĩ của người đọc.
+ Nền vàn nghệ mới được xây dựng và phát triển trên nền tảng hiện thực kháng
chiến. Có thể ví nền văn nghệ mới giống như một bức tranh hoành tráng, toàn diện
về cuộc kháng chiến gian khổ và ác liệt của dân tộc Việt Nam. Tính lịch sử, tính thời
đại để lại dấu ấn sâu đậm trong nền văn nghệ mới.
3. Kết bài:
- Nền văn nghệ mới hình thành và phát triển trong cuộc kháng chiến chín năm
chống thực dân Pháp xâm lược đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, làm phong phú,
đa dạng diện mạo của văn học Việt Nam hiện đại.
- Cuộc kháng chiến trường kì và chiến thắng lẫy lừng của nó đã ảnh hưởng rất
lớn tới nhân sinh quan, thế giới quan và phưong pháp sáng tác của đội ngũ văn nghệ
sĩ, giúp họ tạo nên những hình tượng nghệ thuật có sức sống lâu dài trong lòng dân
tộc.

II. BÀI LÀM

Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) quê ở Hà Nội. ông là một trong những
thành viên đầu tiên của tổ chức Văn hoá cứu quốc do Mặt trận Việt Minh
thành lập từ năm 1943 và hãng hái tham gia Cách mạng tháng Tám 1945 tại
Hà Nội, lật đổ ách thống trị tàn bạo của phong kiến, thực dân, giành chính
quyền về tay nhân dân, mở ra kỉ nguyên mới độc lập, tự do của nước Việt

125
Nam Dân chủ Cộng hoà. Cuối năm 1946, thực dân Pháp trỏ mặt tái chiếm
nước ta. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Pháp của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Đình Thi cùng đông đảo văn nghệ sĩ đã rời Thủ đô
lên chiến khu Việt Bắc, đóng góp sức mình vào công cuộc kháng chiến gian
khổ và ác liệt để bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng mà dân tộc ta
phải đổ bao xưdng máu mới giành lại được. Trong bài Nhận đường, Nguyễn
Đình Thi đã khẳng định vai trò to lớn của cuộc kháng chiến đối với sự thay đổi
nhân sinh quan, thế giới quan của tầng lớp văn nghệ sĩ và quá trình phát triển
của nền văn nghệ mới: Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng
chiến đem đến cho vàn nghệ một sức sống^mởi. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên
nền văn nghệ mới của chúng ta.
'Giữa những năm đầu bộn bề gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp, Đảng ta vẫn quan tâm xây dựng một nền văn nghệ mới đậm đà
tính dân tộc và đại chúng. Trong một lần gặp gỡ với các văn nghệ sĩ ở chiến
khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh: Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt
trận. Anh chị em là chiến s ĩ trên mặt trận ấy. Thấm nhuần lời dạy của Bác, các
văn nghệ sĩ sử dụng ngòi bút của mình giống như khẩu súng của người lính
ngoài mặt trận. Họ luôn có mặt ỏ những điểm nóng, những trận đánh ác liệt...
và họ đã tìm thấy trong cuộc sống sản xuất, chiến đấu gian khổ nhưng hào
hùng rủ a dân tộc nguồn cảm hứng mãnh liệt, giúp họ sáng tạo nên những tác
phẩm làm rung động trái tim người đọc.
Văn nghệ phụng sự kháng chiến bởi văn nghệ là một bộ phận hữu cơ của
kháng chiến, được coi là phương tiện tuyên truyền hữu hiệu, là vũ khí sắc bén
góp phần tiêu diệt quân thù. Tiếng nói của văn nghệ luôn gắn bó với đời sống
phong phú, sôi nổi của quân dân ta đang hăng say sản xuất và chiến đấu.
Cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc tác động rất lớn tới việc nhậri
đường của tầng lớp văn nghệ sĩ. Phần lớn văn nghệ sĩ đã chọn con đường
cách mạng, con đường kháng chiến mà Đảng và Bác là người dẫn đường chỉ
lối. Khi vận mệnh quốc gia lâm vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc, văn nghệ sĩ
phải hướng ngòi bút của mình đến những đề tài nóng bỏng nhất, cấp thiết
nhất liên quan tới số phận của cả dân tộc. Đó là chủ đề kháng chiến và số
phận cũa cộng đồng. Đối với họ, trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể này thì mọi lo
lắng, băn khoăn về “cái tô i”, về hạnh phúc cá nhân đều bị đẩy lùi ra đằng
sau^Trước mắt họ là sự nghiệp kháng chiến cứu nước đòi hỏi trách nhiệm của
mỗi công dân.

126
Nguyễn Tuân, nhà văn nổi tiếng trước Cách mạng tháng Tám 1945 với
các tác phẩm như Thiếu quê hương, Vang bóng một thời... lúc đó cũng ba lô
trên vai, hăm hỗ tham gia các chiến dịch để viết nên Tuỳ bút kháng chiến. Tô
Hoài in dấu chân trên khắp các nẻo đường chiến khu Việt Bắc để cùng chung
sống với đồng bào các dân tộc thiểu số, lấy chất liệu sáng tác nên tập Truyện
Tây Bắc phản ánh sinh động cuộc sống nghèo khổ, tối tăm của đồng bào
miền núi dưới chế độ thực dân, phong kiếri và quá trình chuyển biến tư tưởng,
tình cảm của họ khi đã được giác ngộ cách mạng, giác ngộ kháng chiến. Có
thể coi truyện ngắn Vợ chồng A Phũ của Tô Hoài là tác phẩm thành công
nhất, đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp sáng tác của tác giả, đồng thời là
mốc son của nền văn nghệ mới.
Nhiều văn nghệ sĩ theo sát các đdn vị bộ đội để kịp thời phản ánh hiện
thực nóng hổi của mặt trận như Trần Đăng với Ký sự Cao - Lạng\ Quang Dũng
với bài thd Tày Tiến; Chính Hữu với bài thơ Đồng chỉ, Nguyễn Đình Thi với tiểu
thuyết Xung kích... Nhà văn Trần Đăng đã anh dũng hi sinh như một người lính
trên chiến trường.
Đời sống tinh thần của cán bộ, chiến sĩ ta trong kháng chiến cũng được
phản ánh chân thực trong các tác phẩm. Trong truyện ngắn Đôi mắt, nhà văn
Nam Cao đã kín đáo phê phán một số văn nghệ sĩ có cái nhìn lệch lạc đối với
nông dân - lực lượng nòng cốt của cách mạng và kháng chiến. Tác giả khẳng
định vàn nghệ sĩ chỉ có một con đường đúng đắn nhất là đồng hành với nhân
dân thực hiện cuộc kháng chiến gian khổ, trường kì để đánh đuổi xâm lăng,
bảo vệ Tổ quốc. Trong Bài ca vỡ đất, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã ca ngợi
sức mạnh của con người: Bàn tay ta làm nên tất cả, Có sức người sỏi đá cũng
thành cơm. Nguyễn Đình Thi với cảm hứng trữ tình dạt dào đã sáng tác nên
bài thơ Đất nươccó sức sống kì lạ:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui ĩìghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
Mùa thu nay là mùa thu ở chiến khu Việt Bắc lồng lộng ngọn gió tự do,
phóng khoáng, đem niềm vui tới tràn ngập lòng người. Mùa thu nay đẹp đẽ,

127
trong sáng bỏi con mắt của thi nhân vui vẻ và tin tưởng. Từ thực tế kháng
chiến gian nan và hào hùng tột bậc, Nguyễn Đình Thi đã viết nên những câu
thơ khái quát về sự mất mát, hi sinh của đất nước đồng thời phản ánh quyết
tâm giành lại chủ quyền độc lập, tự do của quân dân ta:
Ngày nắng đốt theo đêm mưa giội
Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh.
Kết thúc bài thơ là hình ảnh.tượng trưn^cho đất nước từ trong đau thương,
căm hận và máu lửa chiến tranh đã hiên ngang đứng dậy, tự khẳng định mình
trước lịch sử và nhân loại:
Sủng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lũa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
Tố Hữu - ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam có những bài thơ
ghi lại những sự kiện lịch sử oai hùng của dân tộc trong kháng chiến chống
Pháp. Hoan hô chiến sĩ Điện Biên là bản anh hùng ca về tinh thần chiến đấu
dũng cảm phi thường của chiến sĩ ta đã làm nên chiến thắng vẻ vang kết thúc
cuộc kháng chiến trường kì, đem lại vinh quang lớn lao cho Tổ quốc:
Kháng chiến ba ngàn ngày
Không đêm nào vui bằng đêm nay
Đêm lịch sử, Điện Biên sáng rực
Trên đất nước, như huân chưong trên ngực
Dân tộc ta, dân tộc anh hùng!...
Hoan hô chiến s ĩ Điện Biên
Chiến s ĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mưdi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm,
mưa dầm, Cdm vắt.
Máu trộn bùn non

128
Gan không núng
Chí không mòn!
Những đồng chí thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, nhắm mắt còn ôm...
Trong kháng chiến, đất nước cho dù bị bom đạn kẻ thù tàn phá Ííhưng-vẫn
hiện lên với vẻ đẹp ngời ngời sức sống:
Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi I
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca...
{Ta đi tớ i-T ố Hữu)

Nhờ đi sâu đi sát, gắn bó máu thịt với nhân dân nên đội ngũ văn nghệ sĩ
mới cảm nhận được sức mạnh kì diệu của lòng yêu nước, mới hiểu được sự hi
sinh to lớn của đồng bào, chiến sĩ. Từ đó, nền văn nghệ có được sức sống mới
và đạt được nhiều thành quả đáng tự hào. Hiện thực cuộc sống đi vào các tác
phẩm một cách rất tự nhiên. Chất sắt lửa của cuộc kháng chiến tạo nên niềm
lạc quan yêu đời cho văn nghệ. Cho dù kháng chiến là gian khổ, là hi sinh
nhưng con người Việt Nam vẫn tin tưởng vào ngày mai tất thắng.
Anh đi bộ đội sảo trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em vẫn là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.
{Núi đôì - Vũ Cao)

Tiếng nói văn nghệ khích lệ, động viên con người hướng về phía trước để
đen đích cuối cùng của sự nghiệp cách mạng:
Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp
Rắn như thép, vững như đồng

9-Nhang bàl làm văn mẫu 12T1-Trán Th| Thln-NXB THTPHCM 129
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Dông trước mặt!
( Ta đi fớ /-T ố Hữu)

Ngày nay, đọc lại các tác phẩm sáng tác trong kháng chiến chín năm
chống thực dân Pháp (1946 - 1954), trong tâm hồn của mỗi chúng ta vẫn
bừng dậy niềm tự hào về cuộc kháng chiến đau thưdng và anh dũng,của dân
tộc. Vinh quang thuộc về quân dân ta, trong đó có đóng góp đáng kể của đội
ngũ văn nghệ sĩ. Cuộc trường chinh ấy đã làm thay đổi thế giới quan, nhân
sinh quan của văn nghệ sĩ, thúc đẩy họ sáng tạo ra những hình tượng văn học
tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân
tộc Việt Nam. Với rihững thành tựu đã đạt được, văn nghệ kháng chiến đã làm
phong phú và đa dạng diện mạo của nền văn học hiện đại nước nhà.

w Từ những ỷ kiến irên, anh (chị) hây nẻu iên vai trò quan trọng
ỶHt Ị ; • ' ■ . . ■

^g;Càà tình cảm trong thơ. ■■ a i l l T T Ìl M ^h

I. DÀN Ý

1. Mở bài:
- Thd ca xuất hiện từ xa xưa và phát triển song song với xã hội loài người.
- ở Việt Nam, tho ca đã trở thành mô^bộ phận quan trọng trong cuộc sống.
- Tho ca là tiếng nói của tình cảm con người.
- Nhà bác học Lê Quý Đôn cho rằng: Thơ khởi phát từ trong lòng người ta. Ngô
Thì Nhậm nhấn mạnh: Hãy xúc động hồn thợ cho ngọn bút có thần.
- Khẳng định vai trò quyết định của cảm xúc trong sáng tác tho ca.

2. Thân bài:
* Vai trò quyết đ|nh của cảm xúc trong tho ca.

+ Tho thuộc thể loại trữ tình, yếu tố cd bản của tho là cảm xúc.
- Tho đi sâu tìm tòi, khai thác, phát hiện đời sống nội tâm của con người trong
mối tưong quan đa dạng với hiện thực xung quanh.

130
- Muốn sáng tác thơ, thi sĩ phải thực sự rung động trước cuộc đời, trước những
buồn vui, sướng khổ của con người, trước cảnh đẹp thiên nhiên... Chĩ khi nào cảm
hứng dạt dào thì thơ mới đích thực là thơ.
- Sự kết hợp hài hoà giữa lí trl và cảm xúc trong thơ là rất cần thiết.
+ Nhà thơ biểu lộ nhận thức, tư tưởng, tình cảm của mình bằng hình tượng nghệ
thuật trong thơ.
Hình tượng thơ tác động đến người đọc bằng sự giao cảm, đồng tình, đồng điệu.
+ Thơ phải xuất phát từ cái tâm của thi sĩ.
- Cái gốc của tình cảm trong thơ phải là thiện tâm. Muốn có thơ hay, thi sĩ phải
có trái tim nhân hậu, thực sự yêu thương con người và cuộc đời.
- Bất cứ điều gì xuất phát từ thiện tâm đều có giá trị lâu dài. Tính thiện trong thơ
ca có tác dụng giáo dục và cảm hoá con người rất lớn.
3. Kết bài:
Định nghĩa về thơ của Tố Hữu; Thơ là một điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu -
Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng ch; khẳng định thêm sự đúng đắn
trong nhận xét về thơ của Lê Quý Đôn và Ngô Thì Nhậm.

II. BÀI LÀM

Thơ ca xuất hiện từ xa xưa. Lịch sử thơ ca tồn tại và phát triển song song
với lịch sử xã hội loài người, ồ nước ta, cách đây hàng ngàn năm, thơ ca đă
trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong đời sống cộng đồng
dân tộc.
Không phải cho đến đầu thế kỉ XX mới xuất hiện những nhận định về thơ.
Trước đây khá lâu, Lê Quý Đôn, một học giả và nhà thơ lớn của nước ta đã
cho rằng: Thơ phát khởi từ trong lòng người ta; còn Ngô Thì Nhậm cũng nhấn
mạnh: Hây xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần. Ỷ kiến đó của hai ông
nhằm khẳng định vai trò quyết định của cảm xúc trong sáng tác thơ ca.
Thơ thuộc thể loại trữ tình, bởi thế nên yếu tố cơ bản của nó là tình cảm.
Khác với thể loại tự sự, thơ không chỉ tái hiện hiện thực khách quan, sao
chép, miêu tả những sự kiện bên hgoài của đời sống mà còn đi sâu tìm tòi,
khai thác, phát hiện đời sống bên trong của con người trong mối tương quan
nhiều chiều với hiện thực xung quanh. Muốn sáng tác thơ, trước hết nhà thơ
phải thực sự rung động trước cuộc đời. Trái tìm nhà thơ nhạy cảm với mọi
buồn vui, sướng khổ của con người, say đắm trước vẻ đẹp muôn màu muôn
vẻ của thiên nhiên. Chỉ khi nào cảm hứng dạt dào thì khi đó thơ mới tuôn
chảy dưới ngòi bút thi nhân. Tứ gọi tứ, tình gọi tình và câu nọ gọi câu kia để

131
kết thành một bài thơ hoàn chỉnh. Nếu trái tim nhà thơ lạnh lùng, vô cảm thì
không bao giờ có được thơ hay. Những chữ viết ra trên trang giấy chỉ là một
mớ ngôn từ trống rỗng và nhạt nhẽo.
Không thực sự rung động trước vẻ đẹp của mùa thu, Nguyễn Du không
thể viết được những câu thơ mà mỗi chữ đều như châu, như ngọc:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.
(Truyện Kiểu)

Nếu không nhập thân vào nỗi đau rnuÔQ thuở của người phụ nữ trong chế
độ phong kiến, nhà thơ không thể thốt ra tiếng kêu thương đầy nước mắt xót
xa, ai oán:
Đau đớn thay phận đàn bà!
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu ?
(Văn chiêu hồn)

Phải Sống gắn bó, hoà nhập với thiên nhiên đến mức nào thì,Nguyễn
Khuyến mới có được những bài thơ mùa thu bất hủ - những bức tranh mùa thu
mượt mà, tươi tắn của làng quê Bắc Bộ mà ai cũng yêu thích và mến mộ.
Phải sống say mê, rạo rực, phải để toàn thân thể và tim óc run rẩy tựa dây
đàn thì Xuân Diệu mới có những phút xuất thần để sáng tạo nên những bài
thơ tình trác tuyệt cho đời {Vội vàng, Giục giã, Thơ duyên, Nguyệt cẩm...).
Sự kết hợp hài hoà giữa cảm xúc và lí trí trong thơ là hết sức cần thiết.
Đúng như đặc trưng của nó, thơ thiên về tình cảm. Nhà thơ biểu lộ nhận thức,
tư tưởng, thái độ trước con người và cuộc đời thông qua hình tượng thơ mà
hình tượng ấy lại được xây dựng bằng cảm xúc trữ tình của người cầm bút.
Nhưng nếu có thêm chất suy ngẫm trong đó thì thơ sẽ có độ sâu và sức rung
động mạnh mẽ hơn.
Cho nên, từ những sự việc rất bình thường của cuộc sống, các nhà thơ
thường rút ra được những chiêm nghiệm, triết lí sâu sắc. Trước cảnh đốt pháo
ngày Tết, Tú Xương chua chát nhận xét: Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo, Nhân
tình trắng thế lại bôi vôi. Sống trong xâ hội tôn thờ đồng tiền, Nguyễn Du ghê
sợ thay trước ma lực kinh khủng của nó: Trong tay sẵn có đồng tiền, Dầu lòng
đổi trắng thay đen khó g ì!
Xưa, ông bà ta nói: ở đâu âu đấy, Đất lành chim đậu... Nay, dựa trên quy
luật tình cảm của con người, Chế Lan Viên khái quát thành những câu thơ

132
triết lí mà vẫn thi vị, trữ tình: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, Khi ta đi, đất đã hoá
tâm hồn\ hay: Tinh yêu làm đất lạ hoá quê hương... Bằng thơ, tác giả đã nói
giùm chúng ta những suy nghĩ chân thành ẩn chứa tận đáy lòng về quê
hương, đất nước:
Ôi TỔ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi TỔ quốc, nếu cần tạ chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông I
Lịch sử bốn ngàn năm dựng nước’ và giữ nước, ba mươi năm liên tục thực
hiện hai cuộc kháng chiến ác liệt chống Pháp rồi chống Mĩ đã tác động mạnh
mẽ tới hồn thơ Tô' Hữu. Thơ ông là sự kết hợp hài hoà giữa tình cảm mãnh liệt
và suy nghĩ sâu sắc trước con người, thời đại:
Không nỗi đau nào riêng của ai
Của chung nhân loại chiến công này
Việt Nam ơi, máu và hoa ấy
Có đủ mai sau thắm những ngày ?
Máu tượng trưng cho sự hi sinh mất mát to lớn của dân tộc Việt Nam trong
mấy cuộc chiến tranh giữ nước. Hoa tượng trưng cho chiến công và vinh
quang ngời sáng. Máu và hoa là sản phẩm nghệ thuật của óc sáng tạo và
cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ để nói về đất nước, dân tộc.
Những hình tượng thơ như trên tác động đến người đời bằng mối giao cảm
và cộng hưởng. Quá trình tiếp nhận thông tin trong thơ không đơn thuần bằng
sự phân tích lí trí mà chủ yếu là sự đồng tình, đồng điệu của tâm hồn.
Nếu như Lê Quý Đôn nhấn mạnh: Thơ phát khởi từ trong lòng người ta thì
Ngô Thì Nhậm cũng có ý kiến tương tự: Mây gió cỏ hoa xinh tươi, kì diệu đến
đâu, hết thảy cũng đều từ trong lòng mà ra. Ý ông muốn nói đến cái gốc của
tình cảm phải là cái thiện. Cái tâmcủa thi sĩ phải là thiện tâm, hay nói cách
khác, muốn có thơ hay, nhà thơ phải giàu tình cảm, nhân hậu, thực sự yêu
thương trân trọng con người và gắn bó với cuộc sống. Nguyễn Du từng nhận
định về cái tàm và cái tài của thi nhân:
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
(Truyện Kiểu)

133
c

Bất cứ cái gì xuất phát từ gốc thiện đều có giá trị lâu bền. Gốc thiện sẽ
làm cho thơ ca có tính giáo dục và cảm hoá con người sâu sắc, to lớn và đây
cũng là một chức năng cơ bản của văn học.
Trong văn học hiện đại, các nhà thơ vẫn hết sức coi trọng cái gốc tình
cảm của thơ. Tô' Hữu định nghĩa: Thơ là một điệu hồn đi tìm những hồn đồng
điệu v à : Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chỉ. Điều đó cho
thấy ý kiến của Lê Quý Đôn và Ngô Thì Nhậm tuy nêu ra cách đây đã mấy
trăm năm nhưng vẫn còn giữ nguyên giá trị.

ĐẾ 27: Tình quê hương dất nước ià một nét nổi bật cúa thơ thời kì
kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954). Phân tích những nét
chung và đặc điểm riêng của cảm hứng về quê hương đất nước
trong các bài thơ Bên kìa sông Đuống (Hoàng cầm), Đ ất nước
(Nguyễn Đình Thi), Việt B ẳc (Tố Hữu).

I. DÀN Ý
1. Mò bài:
- Trong văn học Việt Nam, đề tài về tình yêu quê hương đất nước được đặt ỏ vị
trí hàng đầu và là nguồn cảm hứng vô tận của các tác giả.
- Qua mỗi giai đoạn, hình ảnh quê hương đất nước hiện lên với những vẻ đẹp
khác nhau. Thơ ca kháng chiến chống Pháp có nhiều bài viết với cảm xúc dạt dào,
bay bổng. Tiêu biểu là Bên kia sông Đuống (Hoàng cầm), Đất nước (Nguyễn Đình
Thi) và Việt Bắc (Tố Hữu).
2. Thân bài;
* Những nét chung về đất nưổc trong ba bài thơ trê n :

+ Các nhà thơ đều viết về quê hương, đất nước với tình cảm mến yêu tha thiết,
chân thành.
+ Hình ảnh quê hương, đất nước ở bài thơ nào cũng đẹp, cũng ấm áp tình người.
+ Khái niệm về đất nước gắn liền với đời sống của nhân dân xuyên suốt chiều
dài lịch sử và bẽ dày của truyền thống vàn hoá.
* Những nét đẹp riêng của đất nước trong từng bài thơ :

+ Bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng cầm.

- Hình ảnh dòng sông Đuống hiển hoà là biểu hiện cua cuộc sống thanh bình, no
ấm của quê hương.

134
- Vùng đất Kinh Bắc, quê hương nhà thơ có vẻ đẹp đa dạng, phong phú (chùa
Bút Tháp, bãi mía, bờ dâu, tranh Đông Hồ, núi Thiên Thai...) có bề dày lịch sử, văn hoá
đáng tự hào.
- Con người Kinh Bắc nền nã, thanh lịch.
- Thiên nhiên, con người hoà hợp, tạo nên vẻ đẹp có sức cuốn hút lạ thường.
+ Bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
- Cảm hứng về đất nước của nhà thơ xuất phát từ tâm trạng chung của người
dân tự do trên một đất nước mới giành được chủ quyển tự do, độc lập.
- Nhà thơ nhìn cảnh vật với đôi mắt tràn đầy niềm vui, niềm tự hào. Hình ảnh đất
nước đẹp đẽ, tươi mát và sinh động hiệa ra trong những câu thơ như những tiếng reo
vui phấn chấn: Trời xanh... Núi rừng... Những cánh đồng... Những ngả đường... Những
dòng sông... Tất cả đều là của chúng ta.
- Trước khung cảnh quê hương, đất nước tươi đẹp, nhà thơ suy ngẫm về sức
mạnh của lịch sử dân tộc, của các thố hệ dựng nước và giữ nước. Truyền thống bất
khuất chống xâm lăng là điều thiêng liêng nhất.
- Cảm hứng trữ tình anh hùng ca nổi bật ở cuối bài thơ. Từ bùn lầy, máu lừa, đất
nước Việt Nam đã đứng dậy sáng loà, khẳng định mình trước thế giới.
+ Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
- Tác giả phản ánh vẻ đẹp của đất nước qua lăng kính của một chiến sĩ cách
mạng gắn bó với sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Vẻ đẹp của thiên nhiên chiến khu Việt Bắc làm say đắm lòng người. Mỗi tên
đất, tên núi, tên sông đều ngân vang, tha thiết, gắn liền với các chiến công oanh liệt
của quân dân ta.
- Cuộc sống kháng chiến gian nan, vất vả, đau thương nhưng không kém phẩn
hào hùng, vẻ vang của dân tộc được phản ánh với cảm hứng yêu thương, khâm phục
và ca ngợi. Chiến khu Việt Bắc là hình ảnh thu nhỏ của đất nước trong thời kì đó.
3. Kết bài:
- Thơ ca kháng chiến đã ghi lại một cách tự nhiên,.chân thực hình ảnh đất nước
trong một giai đoạn của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Những bài thơ ca ngợi đất nước có tác dụng cổ vũ, động viên lòng yôu quê
hương, đất nước trong mỗi con người Việt Nam.
II. BÀI LÀM
Trong văn học nước ta, chủ đề tình yêu quê hương đất nước luôn được đặt
ở vị trí thiêng liêng nhất, trang trọng nhất và trở thành nguồn thi hứng dồi
dào, bất tận của bao thế hệ nhà thơ.
Qua mỗi giai đoạn văn học, đất nước hiện lên trong thơ ca với những vẻ
đẹp khác nhau. Đến giai đoạn kháng chiến chống Pháp, tình quê hương đất

135
nước đã trở thành nét chủ đạo trong nội dung thơ ca. Các nhà thơ - chiến sĩ có
dịp đặt chân trên khắp các nẻo đường Tổ quốc nên cảm hứng về đất nước
càng dạt dào, bay bổng.
Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm), Việt Bắc (Tố Hữu) và Đất nước (Nguyễn
Đình Thi) vừa có những nét chung, vừa có những nét riêng làm nên vẻ đẹp
của từng bài thơ.
Bắt đầu bài thơ Bên kia sông Đuống là vẻ đẹp của con sông hiền hoà; cát
trắng phẳng lì, một dòng lấp lánh, xanh xanh bãi mía bờ dâu, ngô khoai biêng
biếc... Đó là cảnh thanh bình no ấm của quê hương. Trong kí ức nhà thơ,
vùng đất Kinh Bắc hiện lên với tất cả vẻ đẹp truyền thống của nó. Nhớ tới
quê hương, làm sao quên được hương lúa nếp thdm nồng, với những bức
tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng, với màu sắc tươi vui, nội dung hiện thực và
nét vẽ đậm đà, chân chất rất Việt Nam:
• Tranh Đông Hồ gà lợn nét tưdi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.
Rồi những hội hè, đình đám trên núi Thiên Thai, trong chùa Bút Tháp, xôn
xao, rạo rực với bao làn điệu dân ca quan họ thắm thiết nghĩa tình, với những
chàng trai, cô gái dập dìu trẩy hội mùa xuân.
Quê hương là cảnh, là người. Con người quê hương để lại ấn tượng sâu
đậm trong lòng tác giả: Những nàng môi cắn chỉ quết trầu, Những cụ già pho
phd tóc trắng, Những em sột soạt quần nâu... Những cô hàng xén răng đen,
Cười như mùa thu tỏa nắng... Những nàng dệt sợi, Đi bán lụa màu, Những
người thợ nhuộm, Đồng Tỉnh, Huê cầu... Thiên nhiên, con người, cuộc sống...
tất cả dệt nên bức tranh hài hoà, tươi đẹp của quê hương bên kia sông Đuống.
Nhưng giờ đây, giặc thù kéo đến ngùn ngụt lũa hung tàn, chúng đi tới đâu
tàn phá tới đó, điên cuồng như bầy chó ngộ, khiến quê hương của nhà thơ tan
tác, điêu linh: Ruộng ta khô, Nhà ta cháy..., Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang...
Nào chỉ đau đớn ở vật chất? Quân giặc đốt phá, giết chóc... nhưng đó mới
chỉ là những vết thương trước mắt nhìn thấy rõ, còn điều sâu xa hơn, có ai
ngờ:
Mẹ con dàn lợn âm dưdng
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu

136
Truyền thống văn hoá, quan niệm về cội nguồn sự sống của ông cha ta
nay cũng bị giặc tàn phá, hủy diệt. Hỏi còn tội ác nào lớn hơn?
Nhà cửa, đất đai, ruộng vườn bị giày xéo tan hoang, con người cũng tan
tác, chia li, phiêu dạt không biết những nơi nào... Cuộc sống thường ngày
của người dân thể hiện qua hình tượng mẹ già còm cõi với gánh hàng rong
trên vai cũng bị giặc chà đạp không thương tiếc. Bài thơ không chỉ là nỗi đau
của một người mà còn là của cả quê hương, lớn hơn nữa là nỗi đau của đất
nước đang quằn quại dưới gót giày quâri xâm lược.
Cũng với đề tài đất nước, quê hựơng nhưng cảm hứng của Nguyễn Đình
Thi trong bài thơ Đất nước lại khác. Nhà thơ suy ngẫm về đất nước trong hiện
tại và quá khứ khổ đau, tủi nhục: Nước Việt Nam từ máu lửa, Rũ bùn đứng dậy
sáng lòa, từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Tâm hồn nhà thơ rộng mở đón
nhận niềm vui to lớn của đất trời giải phóng. Đứng giữa núi rừng bao la của
chiến khu Việt Bắc, nhà thơ như reo như hát lên niềm hạnh phúc tột cùng ấy:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Điệp khúc là của chúng ta cứ ngân nga, vang vọng giữa cỏ cây, sông núi.
Tất cả những gì thân yêu, quen thuộc trên đất nước này đều là của chúng ta.
Còn gì sung sướng, tự hào hơn bốn tiếng ấy sau hàng trăm năm nô lệ, dân
tộc ta phải đổ bao máu xương mới giành được chủ quyền.
Cái thế đứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ này là thế đứng của con
người tự do kiêu hãnh ngẩng cao đầu. Đất nước bội phần tươi đẹp vì đã về
tay ta. Đoạn thơ với nhạc điệu rộn ràng, hình ảnh nối tiếp hình ảnh, quán
quýt hoà quyện vào nhau tạo nên vẻ đẹp phong phú của đất nước Việt Nam
sau ngày độc lập. Các dòng thơ liên kết chặt chẽ cùng làm nổi bật lên ý
nghĩa: niềm kiêu hãnh, tự hào của người dân Việt Nam về chủ quyền độc
lập, tự do, về đất nước quê hương ngàn lần tươi đẹp.
Có được mùa thu đẹp hôm nay, nắm chủ quyền tự do độc lập trong tay,
chúng ta không thể không nghĩ đến sức mạnh đã làm nên nó. Đó chính là
truyền thống bất khuất bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc:

137
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
Giọng thơ đang rộn ràng, náo nức ỏ đoạn trên, đến đoạn này chợt trở nên
suy tư, trầm lắng. Nước chúng ta, giản đơn ba chữ mà rất đỗi thiêng liêng. Câu
thơ tiếp theo như một lời khẳng định đầy tự hào: Nước những người chưa bao
giờ khuất.
Đó là một thực tê hiến nhiên. Suốt chiêu dài lịch sử mây ngàn năm, bao
phen chống ngoại xâm có thắng có bại, song đất nước này, dân tộc này chưa
bao giờ khuất phục trước bạo lực quân thù. Truyền thống oanh liệt ấy vẫn lưu
truyền từ đời nay sang đời khác.
Anh linh, hùng khí tổ tiên như kết tụ lại trong lòng đất; Đêm đêm rì rầm
trong tiếng đất, Những buổi ngày xưa vọng nói về. Tiếng đất là tiếng của lịch
sử dựng nước và giữ nước không ngơi nghỉ, là tiếng ngày xưa vọng nói về
hiện tại. Mồ hôi, xương máu của ông cha lắng đọng vào lòng đất tự ngàn đời.
Đất lặng im nhưng tiếng đất luôn rì rầm bên tai con cháu bao thế hệ kế tiếp.
Quá khứ anh hùng làm nền cho hiện tậi anh hùng. Nói như Tô' Hữu thì đây
chính là tiếng của cha ông thuở trước luôn nhắc nhở con cháu hãy giữ lấy đất
nước thiêng liêng của tổ tiên để lại.
Cuối bài thơ, cảm hứng anh hùng ca được đẩy lên tới cao trào. Trong cuộc
kháng chiến chống Pháp, khí thế dân ta ào ạt như nước vỡ bờ, làm rung
chuyển những thành trì cuối cùng của quân xâm lược. Từ bùn lầy, máu lửa,
Việt Nam đã vùng đứng dậy, tự khẳng định mình trước thế giổi:
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
Đất nước, con người Việt Nam hiện lên qua bài thơ Việt Bắc với vẻ đẹp
chân chất, mộc mạc mà không kém phần hùng tráng, trữ tình. Cuộc kháng
chiến chống Pháp chín năm là cái nền cho cảm hứng thơ Tố Hữu bay bổng.
Trong gian nan, máu lửa, tình giai cấp, nghĩa đồng bào gắn bó thiêng liêng,
tạo nên sức mạnh chiến thắng. Tình nghĩa ấy bắt nguồn từ sự đồng cam

138
cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi của toàn Đảng, toàn dân, cùng chung vai gánh
vác sự nghiệp giải phóng dân tộc:
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai ?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son.
Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được nhà thơ Tố Hữu miêu tả với tình cảm
ưu ái đặc biệt. Mỗi tên đất, tên núi, tên sông đều gắn liền với chiến công
oanh liệt của quân dân ta;
Ai về ai có nhớ không ?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sõng Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao-Lạng, nhớ sang Nhị Hà...
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đẩu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Trên khắp các nẻo đường Việt Bắc, đàu đâu cũng sục sôi khí thế hào hùng
của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. Ta đánh giặc bằng tất cả sức
mạnh tinh thần của quá khứ và hiẹn tại. Nhưng bước chân rầm rập của bao
đoàn quân điệp điệp, trùng trùng toả ra mọi chiến trường làm rung chuyển đất
đai, sông núi. Toàn quân đánh giặc, toàn dân đánh giặc: Dân công đỏ đuốc
từng đoàn, gánh gạo, gánh đạn ra hoả tuyến. Hình ảnh Bước chân nát đá,
muôn tàn lùa bay... Đèn pha bật sáng như ngày mai lên vừa đậm chất sử thi
vừa dồn dập âm điệu như một khúc ca hùng tráng. Không một trở lực nào có
thể ngăn cản nổi bước chân của cả một dân tộc anh hùng đang tiến lên phía

139
trước giành chiến thắng. Trong bài thơ Việt Bắc, Tổ quốc, nhân dân, Đảng và
lãnh tg là một khối thống nhất đại đoàn kết. Chưa bao giờ chủ nghĩa yêu nước
và chủ nghĩa anh hùng cách mạng được phát huy cao độ đến như vậy. Đất
nước Việt Nam, con người Việt Nam thuỷ chung, kiên cường, bất khuất đã làm
nên chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội hoàn cầu.
Bên cạnh những hình ảnh hào hùng về đất nước, chúng ta bắt gặp bao
cảnh hiền hoà, thơ mộng như Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương,
những làng bản chìm trong khói cùng sương, những cánh rừng mơ hoa nở
trắng ngày xuân, những đêm thu trăng sáng rộn ràng tiếng hát... Tất cả phối
hợp với nhau, tạo nên một bức tranh muôn màu, muôn vẻ về đất nước, vẻ
đẹp ấy được nhân lên gấp bội bỏi những con mắt biết nhìn, những trái tim
biết rung cảm, gắn bó và chia sẻ.
Thơ ca kháng chiến chống Pháp đã ghi lại hình ảnh đất nước trong một
giai đoạn lịch sử là cuộc đấu tranh giải phóng vĩ đại của dân tộc. Những bài
thơ ca ngợi đất nước chẳng những có tác dụng cổ vũ nhân dân ta thời ấy mà
còn là bài học quý báu về lòng yêu nước và tự hào dân tộc cho các thế hệ
hiện nay và mai sau.

ĐỀ 28 ^ Chuyển nội dung đoạn trích bàl thd việt B ắc (Tố Hữu) sang
văn xuôi theo iời của tác giả.
__________________________________________________ m____

I. DÀN Ý

1. Mỏ bài:
Cuộc chia tay vấn vương, bịn rịn giữa đồng bào ở chiến khu Việt Bắc và cán bộ
chiến sĩ về xuôi sau ngày cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp kết thúc
thắng lợi.
2. Thân bài:
* Tình cảm nhd nhung và gắn bó sâu nặng của đổng bào Việt Bắc đối với Bác Hồ.
- Thể hiện qua lời nhắn gửi thiết tha: Mình về với Bác đường xuôi, Thưa giùm Việt
Bắc không nguôi nhớ Người. Nỗi nhớ gắn liền với hình ảnh dung dị mà vẫn đẹp tươi
của Bác.
- Cuộc chia tay diễn ra quyến luyến, cảm động khiến kẻ ở, người đi không nỡ rời
xa.
* Những kỉ niệm thăn thưdng vđi thiên nhiên và con người Việt Bắc.
- Cuộc sống của con người gắn bó, hoà hỢp với thiên nhiên. Thiên nhiên Việt
Bắc tươi đẹp, tràn đầy sức sống cũng như cùng con người đánh giặc.

140
- Cuộc sống kháng chiến gian nan, thiếu thốn nhưng vẫn ấm áp tình người, tình
đồng đội.
- Các địa danh của Việt Bắc in sâu trong nỗi nhớ của người về xuôi.
- Khung cảnh kháng chiến hào hùng, tin chiến thắng từ khắp các mặt trận báo
về khiến lòng người thêm náo nức và tin tưởng.
3. Kết bài:
- Chiến khu Việt Bắc là quê hương của cách mạng Việt Nam.
- Quân dân cả nước coi Việt Bắc là mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc và dân
tộc bởi ở nơi đó có Đảng, có Bác Hồ, có ánh sáng cách mạng soi đường chỉ lối để đi
tới thành công.
- Thiên nhiên và đổng bào Việt Bắc đã để lại ấn tượng sâu sắc không thể nào
quên trong lòng mỗi cán bộ, chiến sĩ về xuôi.

II. BÀI LÀM

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta đã kết
thúc vẻ vang bằng chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng làm chấn động thế
giới. Trong suốt chín năm trường kì gian khổ, Việt Bắc đã trở thành chiến khu
vững chắc của Đảng, Chính phủ và quân đội ta. Đồng bào các dân tộc thiểu
số ở đây đã hết lòng hết sức đùm bọc, giúp đỡ cán bộ, chiến sĩ và góp phần
rất lớn vào thắng lợi huy hoàng.
Hoà bình lập lại, mở ra một thời kì mới của đất nước. Hồ Chủ tịch cùng
các cán bộ, chiến sĩ chúng tôi về lại Thủ đô Hà Nội. Giờ chia tay đã đến.
Đồng bào ra tiễn chúng tôi rất đông ; giữa kẻ ỏ, người đi biết bao là vấn
vương, lưu luyến, ông ké trưỏng bản lưng còng tóc bạc, nắm lấy tay tôi mà
mắt rưng rưng: “Cán bộ về xuôi hãy thưa giùm với Bác là đồng bào Việt Bắc
không nguôi nhớ Bác! Kính chúc Bác mạnh khoẻ, sống lâu!”. Tôi xúc động
gật đầu nhận lời và xiết chặt bàn tay thô ráp của ông. Đoàn xe đã khởi hành
mà đồng bào vẫn vẫy tay theo, hẹn ngày gặp lại.
Chúng tôi không thể nào quên những kỉ niệm gắn bó với thiên nhiên và
con người Việt Bắc. Thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp: người dân chất phác, nặng
nghĩa nặng tình. Nhớ những ngày mlfa nguồn suối lũ, đường dây tiếp tế lương
thực từ miền xuôi lên bị quân thù bao vây, cắt đứt; cán bộ, chiến sĩ ta được
đồng bào chia sẻ từ miếng cơm, hạt muối... Cuộc sống tuy gian nan vất vả mà
ấm áp tình người. Chúng tôi đã in dấu chân trên khắp các nẻo đường Việt Bắc
và hình ảnh của cây đa Tân Trào, mái đình Hồng Thái, ngòi Thìa, sông Đáy,
suối Lê, Phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, phố Ràng, Cao-Lạng, Nhị Hà... sẽ
mãi mãi in sâu trong kí ức một thời đánh Tây đuổi Nhật.

141
Có những nỗi nhớ da diết như nhớ người yêu. Ấy là nỗi nhớ những đêm
trăng lên đầu núi, toả ánh sáng dịu dàng, êm mát xuống núi rừng thơ mộng.
Là nỗi nhớ những chiều nắng trải vàng rực trên nương và những hoàng hôn
bản làng chìm trong sương khói, những đêm khuya bập bùng ánh lửa ngóng
đợi người thương đi về. Nhớ những ngày củ sắn lủi chia đôi, bát cơm sẻ nửa,
tấm chăn sui đắp cùng trong những đêm đông giá rét. Nhớ những người mẹ
nắng cháy lưng, dịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô để góp phần nuôi quân đánh
giặc. Nhớ những lớp học i tờ mái đầu xanh kề bên đầu bạc, tiếng đánh vần
râm ran rộn rã, những buổi liên hoan đồng khuya đuốc sáng, thắm thiết tình
quân dân cá nước. Nhớ những ngày thán'ồ ở cơ quan, gian nan là vậy mà
chúng tôi vẫn ca vang núi đèo. Nhớ sao tiếng mõ trâu lốc cốc lốc cốc chiều
chiều vang xa trong rừng vắng và tiếng chày giã gạo đêm đêm nện cối đều
đều suối xa.
Cảnh rừng Việt Bắc với màu hoa chuối đỏ tươi nổi bật trên nền xanh của
lá. Ánh nắng lấp lánh trên chiếc dao người đi rừng giắt ngang lưng. Bốn mùa,
thiên nhiên Việt Bắc đều là những bức tranh đẹp đẽ sống động, cuốn hút hồn
người. Ngày xuân, hoa mơ nở trắng rừng. Mùa hè, tiếng ve ngân vang như
tiếng đàn trong rừng phách nở hoa vàng thắm. Bóng cô em gái lúi húi hái
măng giữa không gian vắng lặng. Mùa thu, ánh trăng rọi sáng nơi nơi, tạo nên
vẻ thanh bình, thơ mộng. Tiếng hát ân tình thuỷ chung cứ ngân nga mãi trong
nỗi nhớ của chúng tôi.
Khí thế của cuộc kháng chiến càng ngày càng lên cao. Sức mạnh chính
nghĩa của quân dân ta như triều dâng bão cuốn. Trên các nẻo đường Việt
Bắc, đêm đêm quân ta đi điệp điệp trùng trùng, ánh đuốc rừng rực soi sáng
ngôi sao trên mũ và những đầu súng nhấp nhô theo bước quân hành. Dân
công từng đoàn, từng đoàn nối nhau vận chuyển lương thực, thuốc men ra
mặt trận. Ánh lửa, ánh đèn pha xua tan màn sương u ám của đêm dày. Từ
khắp các chiến trường Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên... tin chiến thắng dồn
dập bay về khiến quân dân cả nước càng thêm phấn khỏi và tin tưởng.
Giữa khói lửa kháng chiến, Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng và Chính
phủ vẫn bình tĩnh, sáng suốt luận bàn việc dân, việc nước; lãnh đạo quân dân
ta vừa đánh giặc vừa đấu tranh chống phong kiến, địa chủ bóc lột ở nông thôn;
vừa mỏ mang đường sá, trường học ở khắp nơi để nâng cao dân trí. Biết bao
kỉ niệm vui buồn trong suốt chín năm kháng chiến đã in đậm trong tâm hồn
mỗi con người. Những lần giặc lùng sục, càn quét, bắt bớ hòng tiêu diệt lực

142
lượng của bộ đội ta, cả rừng cây, núi đá cùng người đánh Tây. Núi giăng
thành luỹ thép dày, rừng chở che bộ đội, ngăn bước quân thù, bủa vây và tiêu
diệt chúng.
Chiến khu Việt Bắc đã trỏ thành điểm tựa tinh thần thiêng liêng cho cả
dân tộc Việt Nam vì ở đó có Bác Hồ - vị Cha già kính yêu, có ánh sáng cách
mạng của Đảng soi đường dẫn lối để sự nghiệp đấu tranh giải phóng tiến tới
thành công. Việt Bắc thực sự là quê hương của cách mạng, của kháng chiến.
Ngay từ những năm 1941, Bác Hồ đã kiên trì vượt qua bao gian nan, thử
thách, hiểm nguy để cùng với Đảng khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà với đầy đủ chủ quyền tự do, độc lập. Thiên nhiên và con người
Việt Bắc một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ kính yêu. Điều đó đã để lại trong
tâm khảm mỗi cán bộ, chiến sĩ chúng tôi tình cảm thật sâu sắc, tốt đẹp,
không thể nào quên.

ĐỀ 29: Trọng truyện ngắn ĐỜI Nam Cao viết: VAn ehUữitg không
ẹ án đến nhũỊng ngụờl tíiỢ Ì d ^ tạy^ M m th eo m ộ r vàl kiểu m ễtí đua
eho. Văn dhuớng e t ì dung h ạ p n t i ẫ ^ r ạ ^ i b lết đàp ^ u , thết tìm tòl,
---------JS— / ::r Ìr -T r n ^ -'v .'
^ những nguổn chửa ^ khơ ỉ và sầh g ùỊO itìtững t í i t
----- --------------- 'ứmt
— — • •

,^1 -- .[ • ' •'


Anli (chị) tịìâý giài thích vã M nhiuận ỹ kiến trôn.

I. DÀN Ý

1. Mở bài:
- Trong quá trình sáng tác, Nam Cao luôn trăn trở để tìm cho mình một hướng đi
đủng đắn.
- Giữa lúc trên văn đàn xuất hiện nhiều khuynh hướng nghệ thuật khác nhau,
Nam Cao bày tỏ quan điểm của mình : Văn chương không cần đến những người thợ
khéo tay... Văn chương chĩdung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những
nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những Gậi g) chưa có.
2. Thân bài:
* Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao.

+ Nghệ thuật phải nói lên sự thực, không được thi vị hoá cuộc sống, không nên làm
ánh trăng lừa dối... làm đẹp đến cả những cảnh vật thật ra chỉ tầm thường, xấu xa...
Văn chương, nghệ thuật chân chính có thể chỉ là những tiếng đau khổ kia thoát ra từ
những kiếp lầm than... {Trăng sáng).

143
- Nhà văn lựa chọn con đường nghệ thuật gắn liền với hiện thực nghĩa là xác định
chỗ đứng của mình ỏ về phía quần chúng lao khổ, là tu vượt lên mình để vươn tới một
nghệ thuật đích thuc.
- Muốn trở thành nhà văn chân chính, nhà văn cần phải có cái tâm và cái tài. Cái
Tàm là cội nguồn của mọi giá trị trên đời.
+ Văn chương không đơn thuần là trò chơi chữ nghĩa. Vì vậy, văn chương không
cần đến những người thợ khéo tay... Văn chương tối kị sự sao chép hoặc đơn điệu,
sáo mòn.
- Nghệ thuật đồng nghĩa với sự sáng tạo mới lạ và độc đáo. Mỗi nhà văn phải
tạo được cho mình một bản sắc riêng in đậm dấu ấn cá nhân, không thể lẫn với một
người nào khác.
- Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần, là tâm huyết của nhà văn. Cao hơn
thế, văn chương là nơi nhà văn gửi gắm tư tưởng, tình cảm của mình đói với con người
và cuộc sống. Vì thế văn chương không chấp nhận sự lạnh lùng, vô cảm.
* Thực tiễn sáng tác của Nam Cao.

ở Nam Cao có sự thống nhất triệt để giữa quan niệm nghệ thuật và thực tiễn
sáng tác. ông là nhà văn được đánh giá là có lương tâm nghề nghiệp và tinh thần
trách nhiệm cao. Có thể coi Điền trong Trăng sáng, Hộ trong Đời thừa là nhân vật tư
tưỏng của nhà văn Nam Cao.
- Hộ ôm ấp khát vọng sáng tạo ra những tác phẩm văn chương thực sự có giá trị,
vượt lên tất cả các bờ cõi và giới hạn, bằng cách khơi những nguồn chưa ai khơi và
sáng tạo những gì chưa có... Anh cho rằng một tác phẩm có giá trị phải chứa đựng
được một cái gì đó lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng
thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn...
- Điền trong truyện ngắn Trăng sáng từ chỗ đắm chìm trong giấc mộng văn chương
lãng mạn đã thức tỉnh trở về với hiện thực cuộc sống nghiệt ngã, phũ phàng. Nhà văn
thấy rằng chỉ có một con đường duy nhất đến với văn chương là phải chấp nhận hiện
thực, phải mở lòng ra đón lấy tất cả những vang động của đời... và ngòi bút của người
viết phải nói lên nỗi khổ đau đang đè nặng lên mỗi kiếp người.
- Bên cạnh những tìm tòi, phát hiện mới mẻ về nội dung, Nam Cao còn có những
đóng góp to lớn trong lĩnh vực nghệ thuật, ông đã cống hiến cho đời những hình
tượng nhân vật bất hủ... Thông qua những hình tượng ấy, Nam Cao phản ánh bi kịch
tinh thần của con người thời đại và khát vọng vươn tới Chân, Thiện, Mĩ...
3. Kết bài:
- Những tìm tòi, phát hiện và sáng tạo của Nam Cao đã đưa ông lên vị trí hàng
đầu trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.
- Sự nghiệp sáng tác của ông chứng minh cho quan điểm nghệ thuật vô cùng
đúng đắn mà ông đã nêu ra.

144
II. BÀI LÀM

Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao tuy chỉ trên dưới mười năm nhưng nhà
văn đã để lại cho đời những tác phẩm văn chương có giá trị lâu dài. Suốt thời
gian cầm bút, Nam Cao luôn suy tư, trăn trỏ để tìm cho mình một hướng đi
đúng đắn, nhằm đạt được những sáng tạo nghệ thuật đích thực.
Giữa lúc trên văn đàn nảy sinh nhiều khuynh hướng nghệ thuật khác nhau,
thậm chí đối lập nhau, Nam Cao đã bày tỏ quan điểm một cách lặng lẽ nhưng
quyết liệt trong một sô' truyện ngắn của mình.
Theo ông, nghệ thuật phải nói lên sự thực, không được thi vị hoá cuộc
sống, đừng làm ánh trăng lừa dối trên nỗi khổ đau của con người {trăng
sáng) và khẳng định : Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay,
làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người
biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những
cái gì chưa có (Đời thừa).
Nam Cao cũng đã từng thử tài trong nhiều thể loại và phong cách khác
nhau. Thời gian đầu, ông có chịu ảnh hưởng của thơ văn lãng mạn, loại dễ
dãi, thời thượng không mấy giá trị. Sau đó, ông nhanh chóng hiểu ra rằng thứ
văn chương ấy chỉ là phù phiếm, không dính dáng gì tới đời sống của muôn
kiếp người đang rên xiết, khổ đau vì đói rét và nô lệ. Nó giống như ánh trăng
xanh huyền ảo đang toả mộng xuống trần gian, vô cùng quyến rũ nhưng chính
cái vẻ đẹp thơ mộng ấy lại chứa đựng sự lừa dối bỏi nó làm đẹp đến cả những
cảnh thật ra chỉ tầm thường, xấu xa.
Nhà văn cho rằng nghệ thuật chân chính phải chứa đựng sự thực, vì vậy,
nó có thể chỉ là những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.
Quan điểm này có tính hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Nam Cao từ bỏ khuynh
hướng văn chương lãng mạn thơ mộng chính là từ bỏ con đường thoát li ích
kỉ. Lựa chọn con đường nghệ thuật hiện thực là tìm về chỗ đứng của mình ở
phía quần chúng lao khổ, là tự vượt lên mình để vươn tới một nghệ thuật
chân chính.
Muốn trỏ thành nhà văn cần phải có hai yếu tố; cái tâm và cái tài. Cái tâm
là cội nguồn của mọi giá trị trên đời. Nói như đại thi hào Nguyễn Du: Chữ tâm
kia mới bàng ba chữ tài. Tác phẩm văn chương là đứa con tinh thần, là tâm
huyết nhà văn nên nhà văn phải hết sức, hết lòng với nó. Văn chương không
chấp nhận những nhà văn có trái tim lạnh lùng, vô cảm trước đời sống, không

10-Những bằi làm văn mẫu 12T1-Trần Thị Thln-NXB THTPHCM 145
biết rung động trước niềm vui, nỗi đau của con người, dù anh ta có khéo tay
đến mức nào. Bởi lẽ văn chương không đơn thuần là trò chơi chữ nghĩa. Cao
hơn thế, tác phẩm là nơi nhà văn gửi gắm tư tưởng, tình cảm của mình đối với
con người và cuộc sống. Vì vậy, văn chương ốhỉ dung nạp những ai biết đào
sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa
có. Nam Cao khẳng định nghệ thuật là sự sáng tạo đích thực. Một tác phẩm
phải rnang sắc thái, phong cách của riêng nhà văn sinh ra nó chứ không phải
của một ai khác. Văn chương tối kị sự đơn điệu, công thức và sáo mòn bỏi
những điều đó sẽ gây ra cho người đọc câm giác tẻ nhạt, nhàm chán. Nhà
văn là người sáng tạo ra cái đẹp nên phải luôn luôn đào sâu suy nghĩ trước
cuộc sống muôn màu muôn vẻ để phát hiện ra sự phong phú, đa dạng của
nó, lấy nó làm cơ sở cho những sáng tác của mình. Từ đó tạo cho mình một
bản sắc riêng, tiếng nóiTiêng trên văn đàn.
Muốn vậy, nhà văn phải bám sát hiện thực, biết mở lòng ra đón lấy tất cả
những vang động của đời. Độ dày vốn sống cùng với tài năng là tiền đề vững
chắc cho mọi hoạt động sáng tạo của nhà văn. Những vấn đề mới mẻ, độc
đáo cả về nội dung lẫn .ighệ thuật thể hiện sẽ là những cống hiến thực sự có
giá trị của nhà văn cho nghệ thuật và cuộc sống.
ở Nam Cao có sự thống nhất triệt để giữa quan điểm và thực tiễn sáng
tác. Ông là một trong những nhà văn được đánh giá là có lương tâm nghề
nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao.
Có thể coi Điền trong Trăng sáng và Hộ trong Đời thừa chính là nhân vật -
tư tưỏng của nhà văn và hai truyện ngắn này là tuyên ngôn nghệ thuật của
ông.
Hộ là một văn sĩ nghèo, có tài năng, muốn sống một cuộc sống tốt đẹp,
muốn trở thành nhà văn có tâm huyết nhưng anh bị cuộc đời nghiệt ngã níu
kéo và vùi ơập.
Khát vọng vươn tới những điều cao đẹp mâu thuẫn với thực tế đen tối phũ
phàng đã đưa tới sự giằng xé triền mtên trong nội tâm anh. Với tư cách một
Iihà văn, Hộ hằng mong ước tạo ra những tác phẩm thật có giá trị vượt lên tất
cả các bờ cõi và giới hạn, bằng cách khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng
tạo những cái gì chưa có. Nhưng vì miếng cơm manh áo hằng ngày, anh đành
phải viết vội vàng, cẩu thả, phải cho in thứ văn chương quấy loãng để kiếm
chút tiền ít ỏi nuôi vợ nuôi con. Là người có liêm sỉ, nhiều khi Hộ đỏ mặt, tự

146
mắng mình là một thằng khốn nạn, một kẻ bất lương, không đem đến cho văn
chương một cái gì mới mẻ và hữu ích. Nỗi đau này không ngớt giày vò lương
tâm Hộ, một nhà văn có tâm, có tài mà phải sống giữa cuộc đời đen bạc.
Truyện ngắn Đời thừa thể hiện quan niệm về nghề văn và trách nhiệm xã
hội của nhà văn. Nam Cao cho rằng nghề văn là một hình thái lao động xã hội
nghiêm túc và sáng tạo, mục đích nghề văn nhằm tới là nhân đạo. Nó có tác
dụng giáo dục, cảm hoá rất lớn đối với con người. Một tác phẩm có giá trị phải:
chứa đựng được một cái gì đó lớn lao mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn
khởi. Nó ca tụng lòng thương, tinh bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần
người hơn.
Bên cạnh đó, Nam Cao cũng nêu lên quan điểm về mối quan hệ gắn bó
giữa nghệ thuật và đời sống, ông muốn đặt cuộc sống lên trên văn chương.
Nhà văn muốn viết cho tốt trước hết phải sống cho tốt, cho nhân đạo.
Nhân vật Điền trong truyện ngắn Trăng sáng cũng chính là bóng dáng của
Nam Cao. Giống như Hộ, Điền rơi vào bi kịch của mâu thuẫn gay gắt giữa
khát vọng cao đẹp và hiện thực tầm thường. Mộng văn chương của Điền thật
lớn nhưng nó bị giam cầm, bó buộc trong cái khung chật hẹp của cuộc sống
khốn khó, cơ cực hàng ngày. Bị áo cơm ghì sát đất, Điền trở nên tầm thường
như bao kẻ khác. Anh chỉ có một con đường duy nhất để đến với văn chương
là phải chấp nhận hiện thực, phải mở lòng ra đón lấy tất cả những vang động
của đời và ngòi bút của anh phải nói lên nỗi khổ đau đang đè nặng lên mỗi
kiếp người.
Nam Cao viết về người nông dân rất sâu sắc và cảm động. Nhà văn phát
hiện đằng sau cái vẻ lam lũ, thô kệch của họ là những đức tính vô cùng đáng
quý: lòng vị tha, đức hi sinh {Lão Hạc, Dì Hảo)-, khát vọng được sống, được
yêu thương (Lang Rận, Chí Phèo...). Nhà văn đi sâu phân tích đời sống tâm
linh của mỗi số phận trong từng cảnh huống khác nhau để cảm thông, chia sẻ
nỗi đau thướng, bất hạnh bao phủ^lên mọi cuộc đời nghèo khổ (Một bữa no,
Nghèo, Nửa đêm...).
Điều lớn lao mà Nam Cao phát hiện ra chính là cái cốt lõi bản chất của con
người. Cho dù hiện thực xã hội có đen tối, phũ phàng đến đâu cũng không dập
tát nổi tiếng nói của lương tri, không thể huỷ diệt hoàn toàn nhân cách. Nhà
văn yêu thương con người nên căm phẫn tất cả những gì xâm hại đến quyền
sống, quyền làm người. Những tác phẩm của ông đều chứa đựng nhiều bài

147
học nhân sinh sâu sắc đồng thời là tiếng chuông cảnh tỉnh xã hội: Hãy cứu
lấy con người! Nội dung tư tưởng tiến bộ ấy có giá trị lâu dài.
Bên cạnh những tìm tòi, phát hiện mới mẻ về nội dung, Nam Cao còn có
những đóng góp to lớn trong lĩnh vực nghệ thuật, ông đã đem lại một sự đổi
mới rất mạnh bạo cho văn xuôi Việt Nam thời ấy. Văn phong Nam Cao gọn
gàng, trong sáng và hiện đại. Đặc biệt, ông đã cống hiến cho văn chương và
cuộc đời những hình tượng nhân vật bất hủ như Chí Phèo, bá Kiến, lão
Hạc,... cùng với những Thứ, Hộ, Điền,... mà ấn tượng của những nhân vật
này đối với người đọc thật là sâu sắc. ■*
Tóm lại, vấn đề lớn lao nhất, phổ biến nhất mà Nam Cao đề cập đến
trong các tác phẩm của ông chính là những bi kịch tinh thần của con người
trong thời đại ấy. Họ luôn khát khao vươn tới cái lương thiện, cái tốt đẹp
nhưng cứ bị trói buộc vào cuộc sống vật chất đói khổ, tầm thường, thậm chí
bị xã hội bất công, thối nát cướp đoạt cả quyền làm người chân chính.
Nghệ thuật viết truyện của Nam Cao rất đặc sắc. ông có biệt tài trong việc
phân tích và diễn tả tâm lí nhân vật (Chí Phèo, Thứ, Hộ, Điền, lão Hạc...). Ngòi
bút sắc sảo của ông lột tả được chân dung tinh thần của từng nhân vật, đi sâu
khám phá quá trình diễn biến tâm lí cũa họ. Giọng văn Nam Cao linh hoạt,
biến hoá, mỗi truyện một giọng điệu, có khi một truyện được kể và tả bằng
nhiều giọng điệu khác nhau, do đó tác phẩm của ông có sức hấp dẫn đặc
biệt.
Cần phải nói đến tính triết lí trong văn Nam Cao. Mỗi truyện, dù ngắn hay
dài, nhà văn đều gửi gắm những suy nghĩ, quan điểm nhân sinh của mình vào
đó (Đờ/ thừa, Tràng sáng, Lão Hạc, Sống mòn, Chí Phèo...), òng không triết lí
suông như nhiều nhà văn khác mà triết lí bằng hình tượng nghệ thuật, do vậy
mà có sức thuyết phục lớn. Những tìm tòi, phát hiện và sáng tạo của Nam
Cao đã đưa ông lên vị trí hàng đầu trong các cây bút văn xuôi Việt Nam nửa
đẩu the kỉ XX. Sự nghiệp sáng tác của õng là một chứng minh hùng hồn cho
quan điểm nghệ thuật đúrxg đắn và tiến bộ mà ông đã nêu ra.

148
ĐỀ 30: Phân tích đoạn thơ sau dây trong bài Việt B ắc của Tố Hữu:
Những đường v iệ t B ắc củ a ta

Đ êm đêm rầm rập như là đ ấ t rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Á n h sao đ ầu súng bạn cùng m ũ nan.

D ân c õng đỏ đ uốc từng đoản

Bước ch ẳn n á t đ ái m uôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương d ày

Đ èn ph a b ậ t sán g n h ư n g ày m a i lên.

Tln vui chiến thắng trăm m lén

Hoà Binh, Tày Bắc, Đ Ỉịn B iền vu i vé

Vui từ D ồ n g ĩ M p , À h Khê-^^-Ị^^y

Vui lên V iệ tB ẳ c ^ % o De, n ú iH ồ t Ề .. :4tt;Ịị


. - ■ : :

I. DÀN Ý

1. MỖ bài:

- Việt Bắc là một bài thơ hay của Tố Hữu và là một thành tựu xuất sắc của thơ ca
kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954.
- Nội dung chính của bài thơ là nỗi nhớ - một nỗi nhớ hướng tới nhiều đối tượng
của chiến khu Việt Bắc. ở đoạn trích này, nỗi nhớ xoáy vào những năm tháng hào
hùng không thể nào quên của cuộc kháng chiến chống Pháp.

2. Thân bài:

- Trong tám câu thơ đầu, nhà thơ tái hiện rất sống động khung cảnh và không khí
của những đêm Việt Bắc trong giai đoạn tổng phản công.
- Ban ngày, kẻ thù đánh phá ác liệt nhưng ban đêm thì ưu thế thuộc về chúng ta.
Hai từ của ta nằm ở cuối câu thứ nhất tttể hiện rõ ý đó.
- Khí thê' ra trận tưng bừng của quân dân ta được tác giả miêu tả bằng những
hình ảnh gân guốc, khoẻ khoắn; bằng những từ tượng hlnh, tượng thanh chính xác;
bằng một so sánh rất thủ vị: ...Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
- Nét lãng mạn trọng đời sống kháng chiến cũng được tác giả thể hiện bằng hình
ảnh vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính tượng trưng; Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ
nan.

149
- Tuy tả cảnh ban đêm nhưng bức tranh thơ của Tố Hữu vẫn có nhiều chi tiết nói
về ánh sáng : ánh sao của sao trời, lua đuốc, đèn pha... Hình ảnh so sánh : Đèn pha
bật sáng như ngày mai lên đưoc dùng để phản ánh niểm phấn chấn đang tràn ngập
nơi nơi.
- Để thể hiện khí thế chiến thắng nối tiếp chiến thắng, tác giả lặp lại nhiều lần từ
vui gắn liền với các địa danh mà mỗi khi nhắc tới lại làm nức lòng người.

3. Kết bài:
- Đoạn thơ trên đã làm sống dậy không khí hào hùng của một thời kì lịch sử gian
khổ, đau thương và oanh liệt không thể nào quên.
- Nhà thơ Tô' Hữu có khả năng tạo dựng những bức tranh hoành tráng về lịch sử
giữ nước của dân tộc Việt Nam bằng nghệ thuật thơ ca vừa giàu tính hiện thực, vừa
đậm đà chất trữ tình.

II. BÀI LÀM

Việt Bắc là bài thơ được Tô' Hữu sáng tác sau khi cuộc kháng chiến chống
Pháp đã kết thúc thắng lợi bằng chiến dịch Điện Biên Phủ vang dội^ chấn
động thê' giới. Có thể coi Việt Bắc là một bản tổng kết về một giai đoạn lịch
sử bằng thơ, tái hiện lại hiện thực đau thương và oanh liệt của cuộc kháng
chiến chín năm chống thực dân Pháp xâm lược bảo vệ chủ quyền độc lập tự
do của dân tộc Việt Nam. Đoạn trích dưới đây là bức tranh sống động, hào
hùng về khí thê' tiến công như vũ bão của quân dân ta:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm-thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng...

150
Nhà thơ đã tập trung thể hiện không khí hào hùng trong giai đoạn thứ ba
của cuộc kháng chiến khi sức ta đã mạnh, người ta đã đông. Theo dòng hồi
tưởng, nhà thơ dẫn dắt người đọc vào khung cảnh Việt Bắc chiến đấu với
không gian là núi rừng rộng lớn, với những hoạt động tấp nập, nhữr^q hình
ảnh, những âm thanh sôi nổi, dồn dập làm náo nức lòng người. Ánt. sáng
cách mạng đã xua tan vẻ âm u, hiu hắt của núi rừng, đồng thời khơi dậy sức
sống mạnh mẽ của thiên nhiên và con người Việt Bắc. Đoạn thơ mang dáng
vẻ một sử thi hiện đại, tràn đầy âm hưởng anh hùng ca. Giọng điệu dìu dặt,
du dương ỏ những đoạn thơ trước đến đây đã chuyển thành giọng điệu dồn
dập, rắn rỏi và phấn khích.
Tố Hữu miêu tả rất chân thực và sinh động khung cảnh chiến khu Việt
Bắc trong mùa chiến dịch qua hình ảnh những con đường đêm đêm rầm 'rập
bước chân của bộ đội, dân công, bập bùng ánh sáng của lửa đuốc và ánh
đèn pha của những đoàn xe ra trận.
Trong thời gian đó, ban ngày máy bay địch bắn phá dữ dội nhưng ban
đêm thì chúng dành bất lực. Màn đêm bao la đã mang lạl ưu thế cho quân
dân ta. Không phải ngẫu nhiên mà thơ ca kháng chiến có nhiều bài tả cảnh
ban đêm : Những đêm dài hành quân nung nấu, Bỗng bồn chồn nhớ mắt
người yêu {Đất nước - Nguyễn Đình Thi); Đêm nay, rừng hoang sương muối,
Nằm cạnh bên nhau chờ giặc tới, Đầu súng trăng treo (Đồng Chỉ - Chính
Hữu). Trong đời sống bình thường, ban đêm là lúc vạn vật chìm trong giấc
ngủ, là thời điểm nghỉ ngơi yên tĩnh của con người. Nhưng trong chiến tranh,
đêm thường là điểm khởi đầu của những trận đánh, những chiến dịch lớn nối
tiếp nhau : Những đường Việt Bắc của ta, Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
Hai từ của ta thể hiện rõ ý thức làm chủ của người dân đối với đất nước,
đồng thời thể hiện niềm tự hào về tính chất bất khả xâm phạm của vùng căn
cứ địa kháng chiến.
Trên các nẻo đường ra hoả tuyện, bộ đội, dân công với súng đạn, gánh
gồng, với khí thế bừng bừng xung trận. Các từ tượng thanh và tượng hình như
rầm rập, điệp điệp, trùng trùng được sử dụng rất phù hợp diễn tả chính xác
không khí tự tin, hồ hởi và sức mạnh như triều dâng thác lũ của quân dân ta.
Hình ảnh so sánh : Đêm đêm rầm rập như là đất rung đặc tả quy mô lớn của
các trận đánh chuẩn bị diễn ra. Tác giả đã thể hiện được sự thống nhất, hoà
hỢp giữa con người với thiên nhiên trong một thời điểm lịch sử đặc biệt.

151
Bên cạnh những nét vẽ trải ra theo chiều rộng, trong bức tranh kháng
chiến bằng thơ này còn có những nét vẽ theo chiều cao. Ánh sao đầu súng
bạn cùng mũ nan là một nét vẽ như thế. Ánh sao trước hết là một hình ảnh
thực; bên cạnh đó nó còn là hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng. Có thể hiểu
ánh sao như ánh sáng của niềm tin, ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi
đường dẫn lối cho người chiến sĩ chiến đấu. Ba sự vật: ánh sao, mũi súng,
mũ nan hợp thành một hình tượng khoẻ khoắn, vững chãi về mặt tạo hình,
phản ánh tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến cũng như tinh thần lạc
quan, tin tưởng vào chiến thắng tất yếu của quân dân ta.
Tuy tả cảnh đêm Việ't Bắc nhưng bức tranh không thiếu các chi tiết nói về
ánh sáng. Bên cạnh ánh sáng xanh cũa sao trời là ánh sáng đỏ của lửa
đuốc, của muôn tàn lửa bay, của đèn pha bật sáng... Hai câu thơ Dân công đỏ
đuổc từng đoàn, Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay vẽ ra một cảnh tượng
rực rỡ và hừng hực khí thế bằng những nét bút gân guốc, mạnh mẽ. Cách
nói thậm xưng bước chân nát đá diễn tả rất ấn tượng sức mạnh đạp bằng mọi
gian khó của những đoàn người trên đường ra hoả tuyến. Những bước chân
dồn dập ấy đã làm cho núi rừng bừng thức. Màn đêm thăm thẳm sương dày
bị xua tan bởi ánh đèn pha, gợi liên tưởng đến chiến thắng đã gần kề trước
mặt. Hình ảnh so sánh trong câu : Đèn pha bật sáng như ngày mai lên thoạt
nghe có vẻ cường điệu nhưng phải so sánh như thế thì nhà thơ mới nói hết
được niềm phấn chấn đang tràn ngập lòng người trước sự lớn mạnh vượt bậc
của quân ■đội ta khi cuộc kháng chiến đang bước vào giai đoạn cuối cùng:
giai đoạn tổng phản công giành thắng lợi:
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình,^ Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng...
Tin thắng trận từ khắp các chiến trường trong cả nước dồn dập đổ về
chiến khu Việt Bắc. Những cụm từ vui về, vui từ, vui lên vừa tạo được không
khí phấn chấn, rộn ràng vừa biểu đạt ỷ: chiến khu Việt Bắc chính là đầu não
của cuộc kháng chiến và niềm vui thắng lợi từ khắp nơi dồn tụ về đó, để rồi
từ đó lại toả đi trăm ngả.
Điều đáng chú ý là sự xuất hiện của hàng loạt địa danh. Thơ ca kháng
chiến có nhiều bài nhắc đến tên của những địa phương gắn liền với các sự

152
kiện lịch sử. Chẳng hạn như bài Tây Tiến của Quang Dũng, bài Bên kia sông
Đuống của Hoàng cầm... Nhưng cách đưa địa danh vào thơ của Tố Hữu có
khác. Nếu Quang Dũng chú ý tới những tên đất gợi ấn tượng về sự xa xôi,
hoang dã, heo hút và bí ẩn ; Hoàng cầm chú ý tới những cái tên gợi lên
những sắc màu truyền thống của quê hương thì Tố Hữu lại quan tâm tới
những địa danh lừng lẫy chiến công mà tên gọi của chúng làm náo nức lòng
người. Có thể nói ít khi thấy những địa danh bình thường mà lại chan chứa
chất sử, chất thơ và vang vọng trong lòng người đến như thế.
Đoạn thơ trên giàu chất sử thi, thể hiện rất rõ khả năng tạo dựng những
bức tranh hoành tráng về lịch sử cách mạng của Tố Hữu bằng ngôn ngữ thơ
ca. Đọc đoạn thơ, chúng ta tưởng như đang được sống lại trong không khí sục
sôi của một thời lửa đạn không thể nào quên - cái thời của những sự kiện lớn
lao và những niềm vui, niềm tin tưởng, tự hào cũng rất đỗi lớn lao.

Đ Ể Ì Ĩ : B ĩih g ẵ lillo ạ ii aid sauỉrbiĩg Tố Hữu;

I. DÀN Ý

1. Mỏ bài:
- Kết thúc cuộc kháng chiến chín^năm chống thực dân Pháp, Trung ương Đảng,
Bác Hồ và cán bộ, bộ đội rời chiến khu. Việt Bắc về xuôi, để lại niềm thương nhớ
không nguôi cho đổng bào các dân tộc đã sống chết vì cách mạng.
- Trong bài thơ Việt Bắc, đoạn thơ từ; Mình về với Bác đường xuôi... đến ...trông
theo bóng Người, Tố Hữu đã vẽ nên chân dung Bác Hồ - một lãnh tụ cách mạng vĩ
đại, đồng thời là một thành viên được mọi người yêu mến và kính trọng trong đại gia
đình các dân tộc ở chiến khu.

153
2. Thân bài:
+ Hình ảnh Bác Hồ trong nỗi nhđ của người dân Việt Bắc.

- Hai câu mở đầu đoạn thơ:


Mình về với Bác đường xuôi,
^ Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
Câu thơ mang âm hưởng ca dao - dân ca, phù hợp với việc bày tỏ cảm xúc sâu
lắng của nỗi nhớ nhung da diết, chân thành.
- Tình cảm kính yêu, cảm phục đối với Bác thể hiện qua cách gọi dân dã, thân
m ật: Ông Cụ, ấm áp tình ruột thịt.
- Suốt chín năm kháng chiến, Bác sống ở rừng, hoà hợp với đồng bào từ trang
phục đến cung cách sống giản d ị: Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường, vẻ đẹp toả chiếu
từ tâm hổn, từ phẩm chất cao quý của Bác có sức cuốn hút lạ thường.
- Thiên nhiên Việt Bắc cũng thương nhớ Bác, khắc ghi hình bóng Bác trên mọi
nẻo đường: Nhớ Người... trông theo bóng Người. Đoạn thơ như một bức tranh tươi đẹp,
thanh bình với đường mòn, suối reo, rừng núi... Nổi bật trong khung cảnh đó là hình
ảnh những sáng tinh sương, Bác ung dung yên ngựa trên đường công tác.
- Trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ, áo liệt, Bác vẫn giữ được phong thái
điềm tĩnh, tự tin của một nhà hiền triết phương Đông. Giữa Bác với thiên nhiên có sự
hoà hỢp gần như-tuyệt đối: Người đi rừng núi trông theo bóng Người.

3. Kết bài:
- Đoạn thơ trên đã thể hiện thành công tình cảm tha thiết, chân thành của đồng
bào Việt Bắc đối với Bác Hồ kính yêu.
- Bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ đã làm nổi bật phong thái cao quý, lớn lao
của Hồ Chủ tịch - một Con Người giản dị mà vĩ đại.

II. BÀI LÀM

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị anh hùng cứu nước có công lao vô cùng to lớn
đối với dân tộc ta. Bác đã mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do, lãnh đạo thắng lợi
hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm oanh liệt nhất trong lịch sử nước nhà.
Kháng chiến chống Pháp thành công với chiến thắng Điện Biên Phủ chấn
động hoàn cầu, miền Bắc giải phóng, Bác cùng Chính phủ và cán bộ, chiến
sĩ chia tay với Việt Bắc để về xuôi. Để ghi.lại tình cảm sâu nặng giữa đồng
bào Việt Bắc với Chính phủ, bộ đội đặc biệt là tình cảm đối với Bác Hồ, Tố
Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc. Đoạn thơ dưới đây nói về Bác Hồ, một vĩ
nhân - người rất đỗi khiêm tốn và giản dị:

154
Mình về với Bác đường xuôi,
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
Nhớ Ông Cụ mất sáng ngời,
Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường!
Nhớ Người những sáng tinh sương,
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.
Nhớ chân Người bước lên đèo,
Người đi rừng núi trông theo bóng Người...
Tố Hữu đã vẽ lên chân dung Bác - một lãnh tụ cách mạng đồng thời là
một thành viên thân thiết trong đại gia đình các dân tộc ở chiến khu.
Mở đầu đoạn thơ là hai câu mang đậm âm hưởng ca dao, dân ca, rất phù
hợp với việc bày tỏ tấm lòng đinh ninh thương nhớ của đồng bào:
Mình về với Bác đường xuôi,
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
Sáu câu thơ tiếp theo là bóng dáng, hình ảnh Bác in đậm trong tâm khảm
sắt son, trung thành ấy.
Người dân chiến khu gọi Bác Hồ bằng cách gọi thành kính và thân mật;
Ông Cụ. Nhớ ông Cụ trước hết là nhớ đôi mắt sáng ngời, biểu lộ trí tuệ sắc
sảo và lòng nhân ái bao la. Những năm tháng sống ở rừng, Bác gần gũi, hoà
hợp với đồng bào các dân tộc từ cách nói, dáng đi đến lối ăn mặc dân dã: Áo
nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường. Nét đẹp tâm hồn và phẩm giá cao quý từ bên
trong toả sáng ra bên ngoài làm cho hình ảnh Bác càng trỏ nên rạng ngời
trong những tấm lòng thành kính yêu thương.
Không chỉ con người thương nhớ Bác mà cả thiên nhiên Việt Bắc cũng
khắc ghi hình bóng Bác trên khắp các nẻo đường kháng chiến:
Nhớ Người những sáng tinh sương,
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.
Nhớ chân Người bước lên đèo,
Người đi rừng núi trông theo bóng Người.
Đoạn thơ như một bức tranh phong cảnh với những hình ảnh nên thơ, nên
nhạc. Đang thời kháng chiến đạn bom mà khung cảnh ở đây vẫn yên tĩnh,
thanh bình. Sáng sớm tinh sương, không khí trong trẻo, tinh khiết, tiếng vó

155
ngựa như những nốt nhạc vui trên con đường chạy dài ven suối. Tiếng suối
reo rộn rã như đưa đón bước Người đi. Nổi bật trên cái nền chung ấy là hình
ảnh Bác ung dung như một ông tiên, một triết gia cao khiết trong huyền thoại.
Áo nâu, túi vải đơn sơ mà đẹp tươi lạ thường. Màu áo nâu in trên nền xanh của
rừng, màu biếc của núi, màu bạc của sương, trên con đường mòn quanh co,
lẩn khuất. Vó ngựa đi có tiếng suối reo làm nhạc đệm. Còn Người ung dung
trên yên ngựa như triết gia dạo chơi nơi rừng sâu núi thẳm, suy ngẫm lẽ huyền
diệu của tạo vật, đất trời... Bác đi công tác chỉ đạo kháng chiến mà như đi
trong khung cảnh cổ tích thuở xưa. Núi rừng quấn quýt không rời hình bóng
con người ấy, ông tiên ấy.
Trong chín năm kháng chiến, đồng bào ỏ chiến khu Việt Bắc có nhiều dịp
gặp gỡ, tiếp xúc với Bác, do đó ấn tượng Bác để lại trong lòng họ vô cùng sâu
đậm. Dù ỏ bất cứ hoàn cảnh nào, Bác cũng vẫn giữ được phong thái ung
dung, thanh thản, tự tin và niềm lạc quan hiếm có. Tất cả những điều ấy ẩn
chứa trong dáng vẻ thanh cao của một nhà hiền triết. Thần thái của Bác
truyền sức sống cho cảnh vật. Thiên nhiên, rừng núi dường như cũng hoà
quyện vào nhịp sống của Người - vị lãnh tụ đang lãnh đạo cả nước đánh giặc
với phong cách rất dân tộc, rất nhân dân, rất phương Đông và cũng rất cách
mạng.
Nhận xét về giá trị nghệ thuật của đoạn thơ này, Xuân Diệu viết: Và bức
tranh cuối bài thơ theo ý tôi là của một dănh hoạ. Trong mấy nét đã lột tả
được phong thái cao quý, lớn lao của Hồ Chủ tịch. Khi Người đi qua, rừng núi
cũng như học theo tác phong của Hồ Chủ tịch. Con ngựa của Người cưỡi như
cũng nhịp bước chân cho hợp với cái bình tĩnh ung dung của Người. Qua sáu
câu thơ có một bản nhạc tấu lên và Người đi, nhạc hãy còn vảng vẳng...

156
ĐỂ 32: Phân tích đoạn thở sau trong bài Việt B ẳc của Tố Hữu.
Ta về, m ình có nhớ ta

Ta về, ta nhở những hoa cùng người,

Rừng xanh hoa ch u ố i đỏ tươi

Đ èo cao nắng ánh dao g à i th ắt lưng.

N gày xuân m ơ nở trắng rừng

N hớ người đan nón chu ố t từng sợ i giang.

Ve kêu rừng phách đ ổ vàng

N hở cô em g á i h á i m ăng m ộ t mình

Rừng thu trăng rọ i hoà bình

Nhớ a i tiếng h á t ân tinh thuỷ chung.

I. DÀN Ý
1. Mỏ bài:
- Bài thơ Việt Bắc vừa là một bản tình ca nồng nàn vừa là bản anh hùng ca về
cách mạng, về cuộc kháng chiến mà cội nguồn sâu xa của cảm xúc là tình yêu quê
hương đất nước, là sức mạnh của nhân dân, là truyền thống đạo lí ân nghĩa thuỷ
chung của dân tộc Việt Nam.
- Đoạn thơ từ câu Ta về mình có nhớ ta... đến câu ...Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ
chung là nỗi nhớ thương da diết con người và cảnh vật chiến khu Việt Bắc của Tố
Hữu.
2. Thân bài:
- Hai câu thơ đẩu phản ánh tâm trạng của người ra đi và người ở lại trong buổi
chia tay.
- Trong tám câu thơ tiếp theo, tác giả vẽ nên những bức tranh tuyệt đẹp của
thiên nhiên Việt Bắc.
' - , ,
- Ngòi bút tạo hình của nhà thơ đã đạt tới trình độ cố điên. Bút pháp miêu tá
nhất quán; câu lục được dành đê' tá cảnh, còn câu bát được dành để “vẽ” người.
- Trong nỗi nhớ của người đi, cảnh vật và con người Việt Bắc hoà quyện với nhau
thành một thể thống nhất.
- Cảnh thứ nhất với màu hoa chuói đỏ tươi nổi bật trên nền xanh của lá. Sự
tương phản giữa hai màu xanh - đỏ làm sáng rừng già. Ánh nắng lấp lánh trên chiếc
dao người đi rừng giắt ngang lưng là điểm sáng của bức tranh.

157
- cảnh thứ hai là khung cảnh mùa xuân với sắc trắng hoa mơ phủ kín núi rừng
khiến tâm hồn con người ngây ngất, choáng ngợp. Âm điệu hai chữ trắng rừng diễn tả
sức sống phơi phới và rung động mãnh liệt trong lòng người ngắm cảnh. Con người
hoà hợp với cảnh vật.
- Cảnh thứ ba là khung cảnh mùa hạ với màu sắc đặc trưng là màu vàng của
rừng phách đang trổ hoa và tiếng ve ngân vang rộn rã như tiếng đàn. Hình ảnh cô gái
hái măng một mình khơi dậy những cảm xúc ngọt ngào trước thiên nhiên và con
người.
- Cảnh thứ tư là khung cảnh mùa thu với ánh trăng xanh dịu mát toả sáng nơi
nơi, tạo nên vẻ êm đềm thơ mộng. Trong bối'cảnh ấy, tiếng hát ân tình thuỷ chung
của ai đó cứ ngân nga mãi...

3. Kết bài :
- Đoạn thơ được viết nên bằng trái tim tràn đầy cảm xúc và một ngòi bút tài hoa.
- Tác giả giúp chúng ta thêm yêu phong cảnh và con người Việt Bắc - quê hương
cách mạng.
- Thấm thìa đạo l[ thuỷ chung của dân tộc Việt Nam.

II. BÀI LÀM

Việt Bắc là một khúc tình ca nồng nàn và cũng là khúc hùng ca về cách
mạng, về cuộc kháng chiến mà cội nguồn sâu xa của cảm hứng là tình yêu
quê hương đất nước, là sức mạnh của nhân dân, là truyền thống đạo lí ân
nghĩa thuỷ chung của dân tộc Việt Nam.
Bao trùm bài thơ Việt Bắc là nỗi nhớ nồng nàn, tha thiết. Qua dòng hồi
tưỏng miên man của chủ thể trữ tình, cảnh vật và con người Việt Bắc hiện
lên với vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ. Nỗi nhớ hướng về nhiều đối tượng,
nhưng có lẽ tập trung nhất là nỗi nhớ về thiên nhiên Việt Bắc, về người dân
Việt Bắc cần cù trong lao động, thuỷ chung trong nghĩa tình để lại ấn tượng
không phai rríờ trong tâm trí người ra đ i:
Ta về, mình có 'nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

158
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Đoạn thơ này được coi là một trong những đoạn hay nhất bởi bút pháp
nghệ thuật của Tố Hữu đã đạt tới trình độ cổ điển. Căn cứ vào nội dung và vị
trí của đoạn thơ trong chuỗi lời đối đáp giữa người đi và kẻ ở, ta hiểu đây
chính là lời của người ra đi, tức các cán bộ, chiến sĩ về xuôi.
Câu thơ mở đầu: Ta về, mình có nhớ ta... giống như lời đưa đẩy trong đối
đáp giao duyên của ca dao, dân ca: Mình về mình có nhớ chăng, Ta về ta nhớ
hàm răng mình cười... là câu hỏi tu từ có tác dụng khcỊi gợi và liên kết các nỗi
nhớ lại với nhau một cách khéo léo, nhuần nhị.
ở câu thơ thứ h a i: Ta về, ta nhớ những hoa cùng người, hình ảnh hoa
tượng trưng cho vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc. Trong tâm tưỏng của
những người ra đi in đậm cảnh sắc tươi xanh, tràn đầy sức sống của vùng đất
mình đã gắn bó suốt một thời gian dài. Nhớ hoa cũng chính là nhớ người và
ngược lại.
Trong bốn câu lục bát tiếp theo, tác giả đã vẽ nên bằng ngôn ngữ thơ ca
một bộ tranh tứ bình về thiên nhiên Việt Bắc. Mỗi bức tranh đều có nét đẹp
riêng. Ngòi bút tạo hình của nhà thơ đã đạt tới trình độ “ thi trung hữu hoạ”.
Bút pháp miêu tả nhất quán : câu lục được dành để tả cảnh, còn câu bát
được dành để vẽ người. Trong nỗi nhớ của người ra đi, cảnh vật và con người
Việt Bắc hoà quyện với nhau, tạo thành một chính thể thống nhất.
Bức tranh thứ nhất:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Màu hoa chuối đỏ tươi nổi bật trên sắc xanh của rừng núi. Nhà thơ đã
khéo léo dùng sự tương phản gicTa màu đỏ và màu xanh để làm sáng lên
cảnh rừng già, gợi lên cảm giác ấm áp. Những bông hoa chuối như những
ngọn lửa làm giảm bớt vẻ u tịch của cảnh vật. Giữa khung cảnh ấy, hình ảnh
con người tuy bé nhỏ nhưng vẫn sinh động, không bị chìm đi. Ánh nắng chiếu
lấp lánh trên con dao người đi rừng giắt ngang lưng khiến con người trỏ thành
điểm sáng di động và là trung tâm của bức tranh. Thiên nhiên không che lấp
mà thực sự làm nền cho vẻ đẹp của con người lao động.

159
B ứ c t r a n h th ứ h a i:

Ngày xuân mơ nở trắng rừng


Nhở người đan nón chuốt từng sợi giang.
Xuân về, sắc trắng tinh khôi của hoa mơ làm choáng ngợp hồn người. Âm
điệu của hai chữ trắng rừng thể hiện được cảm giác ngỡ ngàng, hạnh phúc
của nhân vật trữ tình trước vẻ đẹp tràn đầy sức sống của đất trời Việt Bắc.
Giữa một thiên nhiên tuyệt vời như thế, dáng vẻ con người dường như cũng
khoan thai, thong thả hơn. Chuốt vốn là động từ nhưng khi được đặt trong câu
thơ nó lại kiêm luôn chức năng của tính tư đặc tả sự óng chuốt của từng sợi
giang dùng để đan nón. Con người ỏ đây chính là chủ nhân của mùa xuân,
đang tô điểm cho sắc xuân của đất trời thêm lộng lẫy.
Bức tranh thứ ba:
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Có thể nói đây là một trong những câu thơ hay nhất tả cảnh mùa hè trong
thơ ca Việt Nam. Bởi nó xôn xao tiếng nói của cả màu sắc lẫn âm thanh.
Tiếng ve ngân vang như tiếng đàn trong rừng phách nỏ‘hoa vàng thắm. Âm
thanh vang rền của tiếng ve làm cho màu vàng của rừng phách như rung lên
thành tiếng và ngược lại, màu vàng của rừng phách dường như cũng “nhuộm
vàng” cả tiếng ve. Chữ kêu, chữ đổ thể hiện thật tài tình không khí rạo rực và
màu sắc nồng nàn rất đặc trưng của mùa hạ. Hình ảnh cô gái hái màng một
mình khơi dậy trong lòng người ra đi một nỗi nhớ ngọt ngào, sâu lắng.
Bức tranh mùa thu êm dịu, trong sáng được vẽ nên bằng những đường nét
mảnh mai, tinh tế, thắm đượm cảm xúc,trữ tình, gợi ra cả một trường liên
tưởng mênh mông cho người đọc:
Rừng thu trảng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Ánh trăng thu mát dịu toả chiếu khắp núi rừng, tạo nên khung cảnh thanh
bình, yên ả. Tiếng hát ân tình thuỷ chung của một cô gái nào đó cất lên nghe
thật tha thiết, cứ ngân nga vang vọng mãi trong tình yêu và nỗi nhớ của người
đi. Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với vẻ đẹp muôn màú, muôn sắc, trong sự
thay đổi của các mùa. Thiên nhiên luôn gắn liền với bóng dáng con người cần
lao. Cuộc sống kháng chiến sản xuất và đánh giặc gian khổ, hiểm nguy song
không thiếu những nét thanh bình, êm ả.

160
Đoạn trích trên là bức tranh vừa hiện thực vừa trữ tình về chiến khu Việt
Bắc. Tình cảm chân thật, thắm thiết của nhà thơ Tố Hữu đối với thiên nhiên
và con người nơi đây chính là động lực thúc đẩy thi hứng và sáng tạo nghệ
thuật của nhà thơ.

ĐỀ 33 ; Bình giảng đoạn thd sau trích trong bài B ên kia sõng Đ u õ iỆ
của Hoàng Cẩm:
Bên kia sô n g Đ uống ,

^ B ây g iờ tan tác vể đâu^

I. DÀN Ý

1. Mỏ bài:

- Bên kia sông Đuống của Hoàng cầm sáng tác năm 1948 tại chiến khu Việt
Bắc, ngay sau khi tác giả nghe tin quê hương Bắc Ninh bị giặc Pháp tấn công, chiếm
đóng.
- Đoạn trích nằm ở phần đầu bài thơ. Thông qua việc phản ánh những vẻ đẹp
phong phú, đa dạng của quê hương - một vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử và
văn hoá giờ đang bị quân giặc giày xéo, tàn phá, tác giả bộc lộ nỗi đau quặn thắt của
trái tim gắn bó tha thiết với quê hương, đất nước.

2. Thân bài:

* Hình ảnh quê hương bên kia sông Đuống.

- Hiện lên qua những hình ảnh đẹp đẽ, thanh bình: dòng sông Đuống mềm mại
với cát trắng phẳng lì, xanh xành bãi mía bờ dâu, ngô khoai biên^biếc... gợi cuộc
sống bình yên tự bao đời.
- Bức tranh quê hương Kinh Bẳc hiện lên sinh động trong tâm tưởng nhà thơ. Nỗi
nhớ thấm đượm trong từng hình ảnh, từng chi tiết; hương vị lúa nếp thơm nồng, tranh
\
Đông Hồ gà lợn nét tươi trong... với vẻ đẹp dân dã khoẻ khoắn, vui tươi... mang lại
niềm vui, niềm tin tới mọi nhà trong năm mới.
* Hình ảnh quê hương dau thương, tan tác:

- Giờ đây, tất cả đều đã tan tác dưới gót giày tàn bạo của quân xâm lược. Đứng
bên này sông (vùng tự do), nhìn sang bên kia sông (vùng tạm bị chiếm), cảm giác
của nhà thơ là ; xót xa như rụng bàn tay. Nỗi đau tinh thần lên đến cực điểm biến
thành nỗi đau thể xác.

11-Những bài làm văn mẫu 12T1-Trần Thj Thin-NXB THTPHCM 161
- Nhà thơ miêu tả quân xám lược bạo tàn bằng những hình ảnh so sánh chứa
đựng sự miệt thị và thái độ căm giận sôi sục; Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn...
chó ngộ một đàn, lưỡi dài lê sắc máu. Chúng tàn phá không chừa bất cứ nơi nào:
Ruộng ta khô, nhà ta cháy, Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang, Mẹ con đàn lợn âm dương,
Chia lìa đôi ngả, Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã, Bây giờ tan tác về đâu.
- Lời thơ, ý thơ, âm điệu thơ đều thấm đẫm cảm xúc đau đớn, xót xa kéo dài.
Câu hỏi tu từ càng nhấn mạnh nỗi nhớ thương, khắc khoải... Cả thời gian, không gian
giờ đây cũng trở nên mênh mông, mờ mịt...
3. Kết bài:
Đoạn thơ ngắn với hai khung cảnh đối lập. nhau : quá khứ tươi đẹp và hiện tại
đau thương có tác dụng như một lời tô' cáo đanh thép tội ác không thể dung tha của
quân xâm lược. Chúng sẽ phải đền tội ngay trên mảnh đất này.

II. BÀI LÀM


Bên kia sõng Đuống in trong tập thơ cùng tên của Hoàng cầm. Một đêm
tháng tư năm 1948, đang công tác văn nghệ ỏ chiến khu Việt Bắc, tác giả
nghe tin quê hương bị giặc đánh phá nên xúc động viết ra bài thơ này. Đây là
một trong những bài thơ hay nhất về tình quê hương đất nước trong thơ ca
Việt Nam hiện đại.
Bằng cách trình bày khung cảnh thanh bình của quê hương sông Đuống,
mảnh đãt có bề dày truyền thống lịch sử và văn hoá với những nét tài hoa về
hội hoạ dân gian, những hội hè mùa xuân đông vui, những sinh hoạt chợ
búa, các nghề thủ công nổi tiếng... và tụ lại ở gánh hàng rong của mẹ già
một đời tần tảo, hình ảnh những đứa em thơ... tất cả đều bị lũ giặc hung tàn
tràn đến đốt phá tan tành, tác giả bộc lộ nỗi đau quặn thắt của trái tim gắn
chặt với quê hương và qua đó nói lên tình yêu đất nước thiết tha, sâu đậm.
Mỏ đầu bài thơ, tác giả nhắc tới nét đẹp củạ con sông Đuống: cát trắng
phẳng lì, một dòng lấp lánh, xanh xanh bãi mỉa bờ dâu, ngô khoai biêng
biếc... gợi lên hình ảnh của cuộc sống thanh bình, no ấm. Nhưng giờ đây, tất
cả đều tan tác dưới gót giày quân xâm lược. Đứng bên này sông, nhìn sang
quê hương bên kia sông bị giặc chiếm, cảm xúc đau đớn của nhà thơ lên đến
cực điểm; Xót xa như rụng bàn tay.
Hình ảnh quê hương thân yêu hiện lên rõ ràng trong nỗi nhớ thương đau
đáu không nguôi của người con đang sống xa quê:
Bên kia sông Đuống

Bây giờ tan tác về đâu.

162
Bắc Ninh thuộc vùng Kinh Bắc xưa là một vùng đất mỡ màu, trù phú và
có một bề dày lịch sử, văn hoá vô cùng quý báu. Nhớ tới quê hương, nhà thơ
như cảm thấy hương vị đậm đà, thanh khiết cũa lúa nếp thơm nồng sau mùa
gặt mới. Hương cốm ngọt ngào trong đêm trăng sáng Trung thu, mùi xôi nếp
cái hoa vàng thơm lừng ngày giỗ, ngày Tết... để lại ấn tượng sâu sắc trong
lòng người xa quê. Đất Kinh Bắc là đất của thơ ca, nhạc hoạ và những chiến
công oanh liệt chống ngoại xâm. Thánh Gióng nhổ tre quật tan tác giặc Ân.
Hai Bà Trưng phất cờ khỏi nghĩa đánh quân Nam Hán. Lí Thường Kiệt đuổi
quân Tống ở sông cầu. Chiến dịch Xương Giang của Lê Lợi - Nguyễn Trãi
giết hàng vạn giặc Minh cũng diễn ra ở đấy. Bao thần thoại, truyền thuyết, cổ
tích đẹp đẽ cũng ra đời từ miền đất ấy. Đặc biệt, con người Kinh Bắc tài hoa
đã sáng tạo ra một loại tranh dân gian nổi tiếng là tranh Đông Hồ với nội
dung vui tươi, nét vẽ đậm đà, chân chất, màu sắc tươi tắn. Tranh nào tranh
nấy như một lời chúc mừng năm mới tốt lành. Từ con người đến vạn vật đều
vui với mùa xuân, nẩy nở, sinh sôi, tràn đầy sức sống:
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Tranh Đông Hồ đến với mọi nhà, đem niềm vui và niềm tin vào năm mới
làm ăn sẽ may mắn, phát đạt. Tranh mang vẻ đẹp dân dã mà thanh tao, ý
nghĩa ấm áp bao nhiêu!
Vậy mà bỗng dưng lũ giặc kia ầm ầm kéo tới, ngùn ngụt như đám cháy,
hung tàn chẳng khác chi chó ngộ một đàn, lưỡi dài lê sắc máu. Chúng tàn
phá không chừa một nơi nào:
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy...
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu
Nào chỉ có tang thương, đau đớn về vật chất?! Chúng nó đốt phá, cướp
bóc, giết chóc... nhưng đó mới chỉ là những vết thương trước mắt, nhìn thấy rõ.
Còn điều sâu xa hơn, có ai ngờ? Dàn ìpn âm dương, Đám cưới chuột (tên hai

163
bức tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng) tượng trưng cho quan niệm về nguồn
gốc sự sống của cha ông nay cũng bị giặc tàn phá, huỷ diệt. Hỏi còn tội ác
nào lớn hơn thê' nữa?!
Lời thơ, ý thơ là vậy và âm điệu đoạn thơ cũng là một âm điệu xót xa kéo
d à i: Bây giờ tan tác về đâu 7 Giặc kéo tới cùng với đau thương, chết chóc,
kinh hoàng. Bây giờ không biết mọi cái đã tan tác về đâu 7 cả thời gian lẫn
không gian đều trỏ nên mờ mịt, xa xôi không biết đến nơi nào, đến bao giờ,
khiến nỗi xót xa không giới hạn. Âm điệu của hai chữ về đâu nghe như một
tiếng kêu xé lòng vút lên giữa thinh không, ehẳng có lời đáp lại.
Đoạn thơ ngắn với hai mảng đối lập nhau: quá khứ tươi đẹp và hiện tại đau
thương có tác dụng như một lời kết tội đanh thép quân xâm lược. Câu thơ cuối
chứa chất xót xa, đau đớn và căm hận. Quân cướp nước sẽ phải trả nợ máu
cho những tội ác của chúng đã gây ra trên quê hương, đất nước này.

ĐỂ 34; Chuyển nộỉ dung bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)
ra văn xuôt theo iơi anh (chi).

I. DÀN Ý

1. Mỏ b à i:

- Gar-xi-a Lor-ca, nhà thơ lớn nhất Tây Ban Nha thế kỉ XX. ông được nhân dân
coi là thần tượng bởi khí phách hiên ngang và tài hoa tiêu biểu cho nét đẹp của con
người Tây Ban Nha.
- Hình ảnh ông gắn liền với cây đàn ghi ta. Tiếng đàn, lời thơ của Lor-ca vang
lên ca ngợi khát vọng tự do, ca ngợi tình yêu thương đất nước, con người, chống lại
bạo lực của bè lũ phát xít...
- Đòng đảo nhân dân Việt Nam mến mộ Lor-ca, nhà thơ Thanh Thảo đã dành
những tình cảm đặc biệt cho Lor-ca qua bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca.

2. Thân b à i:
* Hình ảnh Lor-ca, con người của tự do:

- Gắn với những hình ảnh đặc trưng của con người và đất nước Tây Ban Nha:
tiếng đàn ghi ta, áo choàng đỏ gắt, chàng nghệ sĩ lang thang trên lưng ngựa...
- Tiếng đàn ghi ta của Lor-ca là tiếng nói tâm tình của người nghệ sĩ sống chết
với nhân dân mình, Tổ quốc mình.

164
* Cái chết bi thảm của Lor-ca, nỗi thướng tiếc vô hạn của người dân Tây Ban Nha;
Bè lũ phát xít Phơ-răng-cô giết chết Lor-ca hòng dập tắt ngọn lửa đấu tranh cho
tự do, công lí. Máu Lor-ca tuôn đổ ướt đẫm áo choàng. Cái chết của ông làm rung
động trái tim những người dân Tây Ban Nha yêu mến, kính phục ông.
* Một tâm hổn bất d iệ t:

Kẻ thù giết chết ông nhưng không thể giết chết tiếng đàn của ông. Tiếng đàn có
sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người dân Tây Ban Nha yêu nước, yêu tự do. Tiếng
đàn ấy khiến tên tuổi Lor-ca trỏ nên bất tử.
3. Kết bài:
Hlnh tượng Lor-ca sống mãi trong lòng người dân Tây Ban Nha và những người
yêu mến ông trên khắp thế giới.

II. BÀI LÀM

Nói đến Gar-xi-a Lor-ca (1898 - 1936), không một người dân Tây Ban Nha
nào không biết, bởi ông được coi là thần tượng, tiêu biểu cho lòng nhân ái,
tình yêu nồng nhiệt, tính cách phóng khoáng và khát vọng tự do của dân tộc.
Hình ảnh Lor-ca gắn liền với hình ảnh cây đàn ghi ta. Tiếng đàn, lời thơ của
Lor-ca luôn vang lên ca ngợi khát vọng tự do, ca ngợi tình yêu thương đất
nước, con người, chống lại bạo lực của bè lũ phát xít... Đông đảo nhân dân
Việt Nam mến mộ Lor-ca, nhà thơ Thanh Thảo đã dành những tình cảm đặc
biệt cho ông qua bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca.
Với cây đàn ghi ta và chiếc áo choàng đỏ thắm trên vai, trong chếnh
choáng men say, người nghệ sĩ hát rong đơn độc trên lưng ngựa, rong ruổi
khắp mọi miền đất nước. Chàng đem tiếng đàn, tiếng hát lúc sôi nổi dạt dào,
lúc da diết lắng sâu cất lên từ trái tim thiết tha yêu thương đến với từng người
dân Táy Ban Nha.
Bè lũ phát xít Phơ-răng-cô căm ghét Lor-ca, người gieo mầm tự do trong
tâm hồn nhân dân, nên chúng đã tlm mọi cách để hãm hại chàng. Vào một
ngày, khi Lor-ca đang say sưa đàn^hát thì quân thù ập tới vây bắt chàng, điệu
về bãi bắn. Chàng như người mộng du di giữa hai hàng lính, không tin rằng
những điều bất ngờ vừa xảy ra với mình là sự thật. Bởi lúc đó tâm trí chàng
đang mơ tưỏng tới khung trời bình yên, thơ mộng, rộn rã âm thanh, sắc màu
của cuộc sống.
Giây phút kinh hoàng ập tới. Tiếng súng nổ, máu Lor-ca tuôn đổ ướt đẫm
chiếc áo choàng màu đỏ. Bè lũ phát xít Phơ-răng-cô giết chết Lor-ca hòng

165
dập tắt ngọn lửa đấu tranh cho tự do, công lí. Cái chết của chàng làm rung
động mãnh liệt trái tim những người dân Tây Ban Nha yêu mến, kính phục
chàng.
Kẻ thù không chỉ căm ghét chàng mà còn căm ghét cả tiếng đàn ghi ta
huyền diệu của chàng. Chúng muốn giết chết tiếng đàn nhưng làm sao giết
được?! Lor-ca đã ngã xuống nhưng tiếng đàn vẫn vang lên như thách thức:
tiếng ghi ta nâu, bầu trời cô gài ấy, tiếng ghi ta lá xanh biết mấy, tiếng ghi ta
tròn bọt nước vỡ tan. tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy.
Lời thơ của thi sĩ, tiẽng hát của người nghệ sĩ hát rong vĩ đại đã đột ngột
tắt lịm trước họng súng quân thù. Còn đâu tiếng ghi ta nồng ấm như hơi thở
của đất đai màu mỡ, tiếng ghi ta xanh mướt như màu lá mùa xuân, tiếng ghi
ta rộn rã lao xao như bọt nước tuôn trào, tiếng ghi ta gắn với hình ảnh bầu
trời thênlT thang vô tân và bóng dáng người yêu của nhà thơ?! Chỉ còn lại
rnột sự thực phũ phàng là tiếng ghi ta đau thương, uất hận tột cùng, ròng
ròng máu chảy. Dòng máu tự do, ngạo nghễ của Lor-ca đã thấm đẫm mảnh
đất quê hương, xứ sở mà chàng hằng yêu quý.
Lor-ca bất tử bỏi tiếng đàn của chàng vẫn còn đó, vẫn lan toả sức sống
bừng bừng: tiếng đàn như cỏ mọc hoang. Tiếng đàn ghi ta của chàng sống
mãi trong lòng mỗi người dân Tây Ban Nha yêu chuộng hoà bình, tự do và
công lí. Sức sống bất diệt cũa tiếng đàn ghi ta đồng nghĩa với sự bất tử của
tên tuổi Lor-ca. cả con người và thiên nhiên Tây Ban Nha tiếc thương chàng.
Vầng trăng soi đáy giếng như một giọt nước mắt long lanh khóc người nghệ sĩ
chân chính của tình yêu và tự do.
Lor-ca lúc sống đơn độc, phóng khoáng, tự tin. Lúc chết, chàng vẫn tiếp
tục cuộc viễn tíu đơn độc của mình, bơi sang ngang - trên chiếc ghi ta màu
bạc. Lá bùa hộ mạng mà cô gái Di-gan trao cho Lor-ca năm nào cũng mất
thiêng, không thể giúp nhà thơ tránh khỏi cái chết thảm khốc trước mũi súng
của quân phát xít bạo tàn. Lor-ca đã chết nhưng ngọn lửa tự do vẫn bừng
bừng cháy mãi trong tâm khảm mỗi người dân của đất nước Tây Ban Nha.
Hãy để cho Lor-ca có được một sự giải thoát thực sự, chấp nhận định
mệnh phũ phàng. Đường chỉ tay bé nhỏ, dòng sông rộng mênh mang, hay là
phận người thì ngắn ngủi mà thế giới thì vô cùng. Cây đàn ghi ta màu bạc mà
lúc nào Lor-ca cũng mang theo bên mình giờ đây thành con thuyền chỏ linh
hồn chàng qua dòng sông mênh mông vô hình sang thế giới bên kia, một thế

166
giới an lạc vĩnh hằng không có chiến tranh, không có đổ máu. Chàng ném lá
bùa, ném trái tim vào xoáy nước, vào cõi lặng yên, chia tay thực sự với
những ràng buộc và hệ luỵ trần gian.
Giờ đây, chỉ còn tiếng đàn ghi ta lúc sôi nổi như bọt nước tuôn trào, lúc
nồng nàn như ngọn lửa cháy thâu đêm, lúc dồn dập như tiếng vó ngựa phi
trên thảo nguyên mênh mông, lúc dào dạt như muôn lớp sóng đại dương, lúc
thủ thỉ như tiếng gọi thầm của những trái tim đang say đắm trong tình yêu đôi
lứa. •
Bạo lực của quân thù đã giết chết Lor-ca nhưng không thể giết chết tiếng
đàn ghi ta - tiếng nói của tinh yêu thương con người và khát vọng tự do. Văng
vẳng đâu đây câu nói bất hủ của Lor-ca: Nếu tôi chết, hãy chôn tôi với cây
đàn và tiếng đàn rộn rã: li-la li-la li-la... Tên tuổi Gar-xi-a Lor-ca đã trỏ nên
bất tử trong tâm trí mỗi người dân Tây Ban Nha - xứ sỏ chói chang ánh nắng
mặt trời và thấm đẫm mùi hoa tử đinh hương làm ngây ngất hồn người.

167
NHỮNG BÀI DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI

ĐỂ âsĩphiôn tích bàl thci Tây Tiến củ a úụang Dũng.


......... . ........ .......... --------------

I. DÀN Ý

1. MÒ bài:
* Giới thiệu sd lược về tác giả : *
- Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm, sựih năm 1921, quê ở làng Phượng Trì,
huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông cũ, nay thuộc Hà Nội. Có nhiều tài về văn thơ, nhạc,
hoạ...
- Tham gia cách mạng năm 1945. Được cử làm Đại đội trưởng trong đoàn quân
Tây Tiến năm 1947.
- Sau hoà bình, ông là biên tập viên của Nhà xuất bản Văn học. Năm 2001, ông
đưoc tặng Giải thưỏng Nhà nước vể văn học nghệ thuật.
* Hoàn cảnh ra đời của h' i thớ T ây T iế n :

Quang Dũng sáng tác bài thơ Tây T/ềntại Đại hội toàn quân Liên khu III, tổ chức
tại làng Phù Lưu Chanh, Hà Đông năm 1948, sau khi xa đơn vị Tây Tiến một thời gian.
* Chủ đ ề: Thông qua nỗi nhớ về vùng biên giới phía Tây hùng vĩ và dữ dội, một
quãng đời chiến đấu gian khổ cùng đổng đội sống chết có nhau, bài thơ đã phản ánh
hào khí lãng mạn của tuổi trẻ Việt Nam trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp.

2. Thân bài:
* Nỗi nhổ của tác giả về vùng biên giới phía Tây và đoàn quân Tây Tiến.
- Ổ đoạn thơ thứ nhất, bức tranh thiên nhiên vùng biên giới phía Tây lần lượt
hiện ra qua khung cảnh của địa bàn hoạt động, những chặng đường hành quân của
đoàn quân Tây Tiến. Hlnh ảnh đoàn quân Tây Tiến thấp thoáng hiện lên trên khung
cảnh thiên nhiên ấy.
- Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ da diết, trào dâng. Không kìm nén nổi cảm xúc,
nhà thơ đã thốt lên thành tiếng gọi: Tày Tiến ơi Ị Hai chữ chơi vơi như vẽ ra trạng thái
cụ thể của nỗi nhớ, hình tượng hoá nỗi nhớ.
- Quang Dũng đã tái hiện trong nỗi nhớ khung cảnh rừng núi heo hút, hiểm trở,
dữ dội của vùng biên giới phía Tây - địa bàn hoạt động của đoàn quán Tây Tiến. Tất
cả như thử thách ý chí, nghị lực của chiến sĩ ta.
- Nhịp điệu thơ biến đổi linh hoạt, cách dùng từ sáng tạo, các hình ảnh chọn lọc,
tiêu biểu kết hỢp cùng cảm xúc mãnh liệt tạo nén âm hưởng hào hùng của đoạn thơ.

168
* Những kỉ niệm sâu sắc về tình quân dân thắm thiết và vẻ đẹp thờ mộng của núi rừng.
- Đoạn thơ lung linh ánh sáng, rộn rã âm thanh, tưng bừng‘màu sắc đem đến cho
người đọc cảm xúc say mê, ngây ngất. Khung cảnh nên thơ của đêm liên hoan, tình
quân dân thắm thiết làm giảm đi khó khăn gian khổ, tăng thêm tinh thẩn lạc quan
chiến đấu.
- Cảnh núi non, sông suối miền Tây gợi cho người đọc cảm giác như lạc vào thế
giới của cái đẹp, của cõi mơ... Nổi bật lên dáng hình mềm mại, uyển chuyển của cô
gái trên chiếc thuyền độc mộc. Những bông hoa rừng cũng đong đưa như làm duyên
bên dòng nước lũ.
* Chân dung người lính Tây Tiến và sự.hi sinh bi tráng của họ.

- Quang Dũng đặc tả hình ảnh các chiến sĩ Tây Tiến bằng những chi tiết rất thực
mà cũng rất lạ: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc, Quân xanh màu lá dữ oai hùm...
Sự tương phản giữa hình thức và phẩm chất tô đậm ý chí, nghị lực kiên cường của
đoàn quân Tây Tiến.
- Quang Dũng đã tạc nên bức tượng đài tập thể những người lính Tây Tiến
không chỉ bằng những đường nét khắc hoạ dáng vẻ bên ngoài mà còn thể hiện được
cả thế giới tâm hổn phong phú bên trong của họ qua những câu thơ đậm đà chất trữ
tình.
- Cái chết của các liệt sĩ tuy âm thầm nhưng vẫn bi tráng, hào hùng, toát lên tinh
thần xả thân vì lí tưỏng cách mạng, vl nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tác giả
viết về họ với cảm xúc khâm phục và thương tiếc chân thành.
* Nhà thd gửi nỗi nhớ thương về dơn vị cũ và vùng biên giđi phía Tây.

- Một lần nữa tác giả khẳng định tinh thần yêu nước, tự nguyện dấn thân của các
chiến sĩ Tây Tiến.
- Quyết tâm đánh giặc của đoàn quân Tây Tiến được tác giả miêu tả bằng giọng
thơ phảng phất khí vị xưa, gỢi nhớ tới quyết tâm hành động của các tráng sĩ ra đi vì
nghĩa lớn.
- Chính những điều trên khiến cho nỗi nhớ trong lòng nhà thơ càng trở nên da
diết và cháy bỏng.

3. Kết bài: ^
- Tây Tiến là tấm lòng, là cảm xúc chân thành của nhà thơ Quang Dũng.
- Tây Tiến là bức tranh bi tráng về cuộc kháng chiến gian khổ và anh dũng của
quân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược.
- Với giá trị nội dung và nghệ thuật xuất sắc, bài thơ Tây Tiến là mốc son trong
sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng, tôn vinh tên tuổi của tác giả trong nền văn học
nước nhà.

169
II. BÀI LÀM
Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm (tên thường gọi là Dậu), sinh năm
1921 tại làng Phượng Trì, tổng Đại Hoàng (tục gọi là tổng Phùng), huyện Đan
Phượng, Hà Đông (nay thuộc Hà Nội).
Tốt nghiệp trường Sư phạm nhưng Quang Dũng không đi dạy học mà theo
anh em đàn hát cho một gánh hát ỏ Hà Nội. Quang Dũng có nhiều năng khiếu
về thơ ca, nhạc, hoạ và tính tình rất hào hoa. ông tham gia cuộc khỏi nghĩa
giành chính quyền về tay nhân dân ngày 19 - 8 - 1945. Cuối xuân 1947, sau
khi học lớp bổ túc quân sự ở Sơn Tây, Quang Dũng từ giã vợ trẻ, con thơ để
gia nhập đoàn quân Tây Tiến và được đề bạt chức vụ Đại đội trưỗng.
Sau thời gian chiến đấu ở biên giới Việt - Lào, ông được điều về làm trưởng
ban vãn nghệ Phòng chính trị Bộ Tư lệnh Liên khu III. Hoà bình lập lại, ông là
biên tập viên Nhà xuất bản Văn học. ông mất năm 1988 vì bệnh tật. Năm
2001, Quang Dũng được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Quang Dũng đã sống một cuộc đời vô cùng sôi nổi. ông đi nhiều, viết
nhiều. Các tác phẩm thể hiện cá tính và phorig cách nghệ sĩ độc đáo của
ông. Một số tác phẩm đã được xuất bản và giới thiệu ở nước ngoài.
Bài thơ Tây Tiến ra đời trong những tháng năm không thể nào quên của
đất nước và cuộc đời Quang Dũng. Tây Tiến là tên một đơn vị bộ đội được
thành lập vào đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với lực lượng vũ trang
Lào bảo vệ biên giới và đánh tiêu hao quân Pháp ỏ vùng Thượng Lào và Tây
Bắc Việt Nam. Các chiến sĩ trong đơn vị đa số là thanh niên Hà Nội, gồm đủ
các thành phần trí thức, học sinh, thợ thuyền... Họ sống và gắn bó với nhau
nơi rừng sâu nước độc. Đói rét, bệnh tật liên miên, kẻ thù cùng với cái chết
luôn rình rập, đe doạ ; song tất cả vẫn hào hứng dấn thân vào cuộc chiến
tranh cứu nước.
Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Trong Đại hội toàn
quân Liên khu III tổ chức tại làng Phù Lưu Chanh (thuộc tỉnh Hà Đông cũ),
nhớ đơn vị, ông đã xúc động viết nên bài thơ Nhớ Tây Tiến vả đọc trước Đại
hội, được hoan nghênh nhiệt liệt. Các chiến sĩ đã chuyền tay nhau chép và
học thuộc. Có thể nói Quang Dũng đã gia nhập làng thơ Việt Nam từ bài thơ
này. Đặt bài thơ vào đúng hoàn cảnh ra đời và tưởng tượng lại không khí buổi
đầu kháng chiến thì chúng ta mới thấy hết giá trị của nó. Hơn nửa thế kỉ đã
qua mà bài thơ vẫn còn truyền lại nguyên vẹn tình cảm nồng nhiệt của lớp
người ra trận thời ấy.

170
Thông qua nỗi nhớ về một miền đất dữ dội và một quãng đời chiến đấu
gian khổ cùng đồng đội sống chết có nhau, bài thơ đã ghi lại hào khí lãng
mạn của tuổi trẻ Việt Nam trong buổr đầu kháng chiến chống Pháp.
Bài thơ Tây Tiến có hai đặc điểm nổi bật: cảm hứng lãng mạn và tính chất
bi tráng, cảm hứng lãng mạn thể hiện ở “cái tôi” tràn đầy cảm xúc và trí tưởng
tượng bay bổng của nhà thơ; ở sự ca ngợi lí tưởng cao cả, lòng yêu nưốc thiết
tha và tinh thần sẵn sàng hi sinh bảo vệ Tổ quốc của chiến sĩ ta. Tác giả đã
sử dụng thủ pháp nghệ thuật cường, điệu, đối lập để tô đậm tính chất phi
thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về sự hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên và
hình ảnh kiên cường, anh dũng của đoàn quân Tây Tiến.
Trong bài thơ Tây Tiến, tác giả không hề có ý định che giấu cái bi bởi bi mà
không luỵ. Cái bi được thể hiện bằng giọng điệu, âm hưỏng hào hùng. Chất
lãng mạn hoà hợp với chất bi tráng tạo nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ.
Có thể chia bài thơ thành bốn đoạn như sau:
Đoạn 1 (14 câu đầu): Qua nỗi nhớ da diết của tác giả, hình ảnh đoàn quân
Tây Tiến hiện ra trong những cuộc hành quân gian khổ trên cái nền của thiên
nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội.
Đoạn 2 (từ câu 15 đến câu 22): Những kỉ niệm tuyệt đẹp về tình quân dân
trong đêm liên hoan và vẻ đẹp thơ mộng của núi rừng.
Đoạn 3 (từ câu 23 đến câu 30): Khắc hoạ chân dung người lính Tây Tiến
và sự hi sinh bi tráng của họ.
Đoạn 4 (4 câu cuối): Xa đơn vị, nhà thơ gửi nỗi nhớ thương và tình cảm
gắn bó sâu sắc tới đoàn quân Tây Tiến và biên giới miền Tây Tổ quốc.
Liên kết giữa các đoạn thơ là mạch cảm xúc dạt dào tuôn chảy trong tâm
tưỏng nhà thơ. Bài thơ được viết trong nỗi nhớ da diết, cháy bỏng của Quang
Dũng về đồng đội, về những kỉ niệm của đoàn quân Tây Tiến gắn liền với
khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, thơ mộng. Bài thơ là hồi
ức của Quang Dũng về Tây Tiến. Những kỉ niệm tự nhiên hiện lên, kỉ niệm
này khơi dậy kỉ niệm khác, giống^ihư những đợt sóng nối tiếp nhau. Ngòi bút
tài hoa của Quang Dũng đã làm cho những kỉ niệm vui buồn trở nên sống
động, khiến người đọc có cảm tưởng đang cùng nhà thơ đắm mình trong dòng
hồi tưởng.
Mỏ đầu bài thơ là tiếng gọi thiết tha như bật thốt tự đáy lòng:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

171
Nhớ chơi vơi là nỗi nhớ cồn cào, ám ảnh. Nhớ Tây Tiến là nhớ sông Mã,
nhớ quãng đời đầy ắp kỉ niệm khó phai. Nay xa nó, tác giả cảm thấy nỗi
trống vắng, hụt hẫng hiện lên trong lòng không gì khoả lấp được. Âm hưởng
câu thớ ngân dài, lan toả bởi vần ơi lặp lại tới ba lần, như tiếng vọng vào
vách đá„vang xa, xa mãi. Tiếng gọi Tây Tiến ơi tha thiết như tiếng gọi người
thân yêu. Sau tiếng gọi ấy, bao nhiêu hình ảnh của quãng đời chiến đấu gian
khổ đã qua hiện lên trong tâm tưởng nhà thơ như những thước phim quay
chậm:
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Bài thơ được làm theo loại cổ phong bảy chữ thể hành với sự chuyển đổi
linh hoạt về nhịp điệu nên rất giàu khả năng biểu đạt. Trong đoạn thơ này,
cảnh rừng núi miền Tây hiện ra thật sinh động dưới ngòi bút tả thực sắc sảo
của nhà thơ. Quy luật miêu tả ở đây có cận cảnh, viễn cảnh, có hiện thực và
hư ảo. Đoạn thơ là một thế giới của quá khứ chưa xa hiện lên lung linh trong
nỗi nhớ với nét đẹp dữ dội, hoang sơ xen lẫn vẻ tươi mát, thơ mộng của thiên
nhiên.
Nhớ Tây Tiến là nhớ về rừng núi, nơi đây rừng tiếp rừng, núi tiếp núi, gây
ấn tượng sâu đậm trong tâm trí người đi xa. Rừng núi với những dốc cao vời
vỢi lẫn vào trong sương mù. Sương che lấp bóng dáng đoàn chiến sĩ đang
hành quân vượt dốc: Sài Khao sương, lấp đoàn quân mỏi. Những làng bản xa
xa thấp thoáng trong màn sương: Mường Lát hoa về trong đêm hơi. Câu thơ:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm có tới năm thanh trắc, đặc tả đường hành
quân vất vả, khó nhọc của đoàn quân Tây Tiến qua dốc qua đèo, lúc lên thì
khúc khuỷu, gập ghềnh, lúc xuống thì thăm thẳm như dẫn xuống vực sâu. Đỉnh
núi cao ngất bốn mùa mây phủ. Leo lên đến đỉnh, đầu chiến sĩ ta chạm trời
cao và mũi súng dường như cũng ngửi trời. Cụ thể hoá độ cao đáng sợ ấy là
hình ảnh đối sánh : Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống vẽ ra hai chặng
đường hành quân. Hết lên lại xuống, xuống lại lên, dốc nối dốc, đèo nối đèo,
trập trùng, hiểm trở.

172
Tất cả đều là những thử thách ghê gớm, đáng sợ. Tuy thế, đoàn quân nhỏ
bé vẫn ngày qua ngày đối mặt với thiên nhiên, nhẫn nại xuyên rừng mỏ lối,
tiến về phía trước. Uy lực thiên nhiên bị giảm xuống và ý chí con người được
nâng lên cao hẳn. Nhạc điệu trong từng câu và trong cả đoạn chuyển đổi hết
sức linh hoạt, lúc gập ghềnh, trúc trắc, dồn nén, lúc lại dàn trải, êm đềm,
ngân nga: Bắt đầu là Dốc lên / khúc khuỷu / dốc / thăm thẳm (5 thanh trắc) rồi
đến Nhà ai / Pha Luông / mưa / xa khơi (7 thanh bằng) khiến cho người đọc có
cảm giác như đang ở trạng thái căng thẳng tột cùng bỗng được trỏ về với sự
cân bằng, yên tĩnh của tâm hồn.
Ổ đoạn này, ngôn ngữ thơ Quang Dũng là thứ ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa,
giàu tính hình tượng. Tác giả có những sáng tạo độc đáo, mới lạ. Nói về độ
cao mà lại dùng tính từ chỉ độ sâu: Heo hút cồn mây. Núi cao tưởng chừng
chạm tới trời, mây nổi thành từng cồn. Đặc biệt thành công là hình ảnh súng
ngửi trời. Nó làm tăng thêm độ cao đáng sợ của núi non như ngạo nghễ thách
thức con người, đồng thời khẳng định tư thế, tầm vóc hiên ngang sánh với trời
đất của chiến sĩ ta. Có một chút ngang tàng, hóm hỉnh trong hình ảnh ấy.
Người lính trèo lên những ngọn núi cao, tưởng như đang đi trong mây, mũi
súng chạm tới đỉnh trời. Câu : Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống như bẻ
làm đôi, diễn tả dốc núi vút lên rồi đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên thì
cao chót vót, nhìn xuống thì sâu thăm thẳm. Câu thơ: Nhà ai Pha Luông mưa
xa khơi giúp người đọc hình dung ra cảnh những người lính tạm dừng chân
bên một dốc núi, phóng tầm mắt ra xa qua một không gian mịt mùng sương
rừng, mưa núi, thấy thấp thoáng những ngôi nhà như đang bồng bềnh trôi
giữa biển mây.
Bốn câu thơ phối hợp với nhau, tạo nên một âm hưởng đặc biệt. Sau ba
câu thơ được vẽ bằng những nét gân guốc, câu thứ tư được vẽ bằng một nét
bút mềm mại. Quy luật này cũng giống như cách sử dụng màu sắc trong hội
hoạ: giữa những gam màu nóng, 130 giả sử dụng một gam màu lạnh làm dịu
cả bức tranh. Đoạn thơ hàm chứa ý nghĩa: cuộc chiến đấu chống ngoại xâm
của quân dân ta gian nan tột bực mà cũng hào hùng tột bực.
Tác giả nêu hàng loạt địa danh của vùng biên giới phía Tây với dụng ý tạo
sự liên tưởng mạnh cho người đọc: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường
Hịch... Toàn là những cái tên chỉ mới nghe qua đã gợi liên tưởng đến vùng
đất hoang dã, bí hiểm và xa lạ. Nó hoàn toàn khác hẳn với thôn Đông, thôn

173
Đoài, xóm Thượng, xóm Hạ... quen thuộc, hiền lành xưa nay. Nó gợi trí tò mò
và háo hức tìm hiểu của người đọc đối với những nới heo hút, thâm sơn cùng
cốc, ma thiêng nước độc - những chuyện đường rừng làm toát mồ hôi lạnh.
Đây cũng là nét mới lạ của bài thơ Tây Tiến.
Những cuộc hành quân liên miên trong hoàn cảnh gian khổ, khắc nghiệt
khiến chiến sĩ ta kiệt sức và không ít người đã ngã xuống trên đường hành
quân. Ngòi bút của Quang Dũng không bỏ qua hiện thực khốc liệt ấy:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đòi!
Trong cuộc hành quân, chiến sĩ ta cứ đi, cứ đi cho tới khi nào kiệt sức, tàn
hơi thì không bước nữa và Gục lên súng mũ bỏ quên đời. Bỏ quên đời chứ
không phải là chết. Nhẹ nhàng lắm, thanh thản lắm ! Mạng sống con người là
cái đáng quý nhất, ấy thế mà chiến sĩ ta bỏ quên đời như bỏ quên vật gì tầm
thường vậy. Cái chết đến nhẹ nhàng như một cơn buồn ngủ. Mệt quá thì chợt
thiếp rồi đi luôn, không một lời trăng trối. Con người không khuất phục trước
gian nan, thử thách; có chết cũng chết trên đường hành quân tới đích. Đây
cũng là một nét kiêu hùng của người lính Tây Tiến.
Có thể hiểu câu thơ tả thực những người lính kiệt sức, gục ngã trên đường
hành quân; nhưng cũng có ý kiến cho rằng đây chỉ là hình ảnh về sự mệt mỏi
với những giây phút bất chợt thiếp đi của người lính giữa các chặng đường
hành quân. Dù hiểu cách nào thì câu thơ cũng phản ánh mức độ gian nan, vất
vả tưởng chừng khó vượt qua. Tuy nhiên giọng điệu và từ ngữ ở hai câu thơ
này dù thoáng chút xót xa, ngậm ngùi nhưng vẫn có cái cứng cỏi, ngang tàng
rất lính.
Thiên nhiên hùng vĩ, hoang dã đầy đe doạ với núi cao, vực thẳm, thác
gầm, thú dữ... tưởng chừng như nuốt chửng, đè bẹp những ai muốn đối đầu
với nó:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.
Vẻ hoang sơ, dữ dội, chứa đầy bí ẩn của núi rừng miền Tây được nhà thơ
tiếp tục khai thác không chỉ theo chiều không gian mà còn được khám phá ỏ
chiều thời gian. Nó luôn luôn là mối nguy hiểm đáng sợ đối với con người.
Hai câu cuối đoạn: Nhớ ôi Tây Tiến Cdm lên khói, Mai Châu mùa em thdm
nếp xôi gỢi cảm giác tươi mát, ngọt ngào về cuộc sống thanh bình thoáng bắt

174
gặp trên đường hành quân. Bát xôi nóng bốc hơi nghi ngút thơm mùi nếp mới
Mai Châu, được nhận từ tay em trao đã làm ấm lòng chiến sĩ và trở thành một
kỉ niệm đẹp trong kí ức nhà thơ. Mùa em là từ sáng tạo hoàn toàn của Quang
Dũng, nó làm cho câu thơ uyển chuyển, mềm mại và ấm áp thêm nhiều.
Nhớ Tây Tiến, nhà thơ không chỉ nhớ tới cái khốc liệt, dữ dội mà nhớ cả
những nét đẹp đẽ, tươi mát, thân thương của con người và thiên nhiên miền
Tây:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
Đoạn thơ lung linh, rộn rã với đuốc, hoa, với nếp xiêm áo dịu dàng của các
cô gái vùng cao đang uốn lượn theo tiếng khèn dìu dặt, bổng trầm như mang
hồn rừng sâu núi thẳm : khèn man điệu. Câu thơ Kìa em xiêm áo tự bao giờ
như một tiếng reo vui đầy ngạc nhiên, thích thú. Những đêm liên hoan văn
nghệ thắm thiết tình quân dân cá nước đã làm giảm đi cái chất gian khổ của
đời lính, đem lại niềm vui, niềm tin cho tuổi trẻ.
Xa Tây Tiến, nhà thơ không bao giờ quên rihững nét đặc trưng của cảnh,
của người. Những chiều sương bảng lảng hoàng hôn, bạt ngàn sắc trắng hoa
lau, những ngọn lau phơ phất như bàn tay vẫy gọi dáng người trên độc mộc
{độc mộc là loại thuyền được đẽo từ một thân cây lớn, loại phương tiện di
chuyển rất thích hợp với sông suối vùng cao lắm thác ghềnh), những bông
hoa rừng đong đưa bên dòng nước lũ...
Ổ đoạn này, bốn câu thơ đầu ngân nga như tiếng hát, tiếng nhạc cất lên
từ tâm hồn ngây ngất say mê của người lính Tây Tiến, bốn câu thơ sau là
cảnh Châu Mộc với vẻ đẹp thơ mộng, mơ màng trong chiều sương được vẽ
bằng nét bút tài hoa của Quang Dũng.
Phải yêu mến cảnh vật đến say mê thì nhà thơ mới có cách cảm nhận và
nhớ nhung sâu sắc như vậy. Thiên nhiên, con người miền biên giới phía Tây
không còn xa lạ nữa mà trỏ nên thân thuộc, bình dị và đượm hồn kháng chiến.

175
''ổ

Nếu ở đoạn một, nhà thơ nói tới cái hùng vĩ, hiểm trỏ, dữ dội của núi rừng
thì đến đoạn hai tác giả lại tập trung thể hiện nét duyên dáng, thơ mộng của
con người và cảnh vật. ở đoạn ba, hình ảnh những người lính Tây Tiến hiện
lên với vẻ đẹp lạ lùng:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gữi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Bài thơ làm sống dậy hình ảnh của mội đoàn quân Vệ quốc. Bước chân
họ in trên khắp các nẻo đường đất nước. Họ tình nguyện dấn thân vào cuộc
kháng chiến. Gian khổ lắm lúc vượt quá sức chịu đựng của những chàng trai
Thủ đô mới từ giã mái trường, góc phố.
Cách tả cảnh của Quang Dũng đã lạ, cách tả người lại càng lạ: Tây Tiến
đoàn binh không mọc tóc, Quân xanh màu lá dữ oai hùm. Không ít ý kiến bàn
luận về hình ảnh này, khen có, chê có. Hình ảnh người chiến sĩ ở đây quả
cũng có nét kì dị, khác thường song phải ghi nhận rằng đó là sự thật - một sự
thật trần trụi và khắc khổ về người lính chiến thời ẩy. Họ sống và chiến đấu
nơi rừng sâu núi thẳm, thiếu ăn, thiếu thuốc, sốt rét liên miên đến rụng tóc,
trọc đầu. Quang Dũng chỉ phản ánh lại hiện thực chứ không hề cường điệu.
Ẩn chứa trong cái vẻ ngoài kì dị ấy là một phẩm chất vô cùng đẹp đẽ, kiêu
hùng của anh bộ đội Cụ Hồ.
Hình ảnh đoàn binh không mọc tóc chẳng xa lạ gì với những anh “Vệ trọc”
thời kì đầu kháng chiến. Cạo bỏ mái tóc xanh đi, để đầu trọc cho gọn, tiện,
thích hợp với đời sống chiến đấu - đồng thời đây cũng là một cách bày tỏ
quyết tâm đánh giặc.
Quân xanh màu lá đặc tả một chi tiết thực là màu da của các chiến sĩ Tây
Tiến xanh xao vì đói ăn, vì sốt rét rừng, vì trăm ngàn gian khổ khác, thế
nhưng họ vẫn bừng bừng khí thế dữ oai hùm khiến kẻ thù phải khiếp sợ. Đấy
mới là nét nổi bật của đoàn quân toát ra từ hình thức không lấy gì làm đẹp.
Phải chăng ỏ đây, tác giả cố ý lấy cái xấu làm nền để tôn thêm cái đẹp như
các nhà thơ xưa đã từng làm?
Trong đoạn thơ, chất bi tráng, hào hùng hoà quyện với nhau, tạo nên
không khí rất riêng của Tây Tiến và cũng rất chung của thời kì đầu nhân dân
ta đánh giặc Pháp với hai bàn tay trắng.

176
Quyết tâm giết giặc, gian khổ đói rét không làm giảm chất lãng mạn vốn
có trong từng chiến sĩ. Giữa những cuộc hành quân, chiến đấu, họ vẫn dành
riêng cho mình dăm ba phút để nhớ về quê hUđng, nhớ về những bóng dáng
thân yêu : Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Mắt trừng là mắt quắc lên vẻ dữ tợn, đe doạ; gửi mộng là mộng ước giết
giặc, quyết tâm giết giặc. Dữ dội như vậy- nhưng vẫn không vơi lãng mạn :
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm {kiều thơm: ý chỉ người con gái đẹp).
Có lẽ ở thời ấy, không mấy chàng trai Thủ đô ra trận lại không mang theo
trong tim bóng dáng một “nàng Kiều". Hà Nội với dáng kiều thơm là quá khứ
thơ mộng, đẹp đẽ, là hành trang không thể thiếu của mỗi anh lính mới xa nhà
để lên đường tham gia kháng chiến. Nhớ để mà vui, mà tin, mà thêm sức
mạnh chứ không phải để thối chí, nản lòng. Nét đẹp tâm hồn này bổ sung và
làm phong phú thêm vẻ đẹp chung của chiến sĩ Tây Tiến.
Quang Dũng đã tạc nên bức tượng đài tập thể những người lính Tây Tiến
không chỉ bằng những đường nét khắc hoạ dáng vẻ bên ngoài mà còn thể
hiện được cả thế giới tâm hồn bên trong đầy mộng mơ của họ qua những câu
thơ đậm đà chất trữ tình.
Đã có nhiều bài thơ kháng chiến viết về sự hi sinh của người lính nhưng
Tây Tiến là một trong số ít bài thơ nói về điều đó một cách thấm thìa bằng
cảm hứng bi tráng:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Nếu tách riêng câu Rải rác biên cương mồ viễn xứ ra khỏi đoạn thì câu thơ
như một bức tranh với màu sắc ảm đạm, u uất. Song, nếu tìm hiểu kĩ nó trong
mối quan hệ nội tại chung với cáQ câu thơ trong đoạn thì ý nghĩa của nó lại
khác. Nó có sức gợi rất lớn: Rải rác nơi biên cương là những nấm mồ viễn xứ
(mồ của những kẻ chết xa quê), không một vòng hoa, một hén hương tưởng
niệm. Lạnh lẽo và thê lương lắm chứ! Nhưng chiến sĩ ta ngay từ lúc bước chân
ra đi đã sẵn sàng chấp nhận cái chết như vậy. Câu thơ đó làm nền cho những
câu tiếp theo:
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

12-Những bài làm văn mẫu 12T1-Trần Thị Thin-NXB THTPHCM 177
Đời xanh là tuổi trẻ với bao nhiêu hoa mộng. Đẹp là thế, hứa hẹn nhiều là
thế nhưng các chiến sĩ ta chẳng tiếc mà nhiệt thành hiến dâng cho Tổ quốc.
Hỏi có sự hi sinh nào cao quý hơn, đáng ca ngợi hơn ?
Phảng phất đâu đây chí khí của Tráng s ĩ một đi không trở lại, của bậc
trượng phu Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao. Ý thơ cũ nhưng cái tình thì lại rất
mới, rất thật. Những ngày đầu kháng chiến, bao thanh niên học sinh xếp bút
nghiên lên đường chiến đấu chống xâm lăng, bảo vệ đất nước. Một trong
những động cơ thôi thúc họ là hình ảnh người anh hùng da ngựa bọc thây
chốn sa trường mà họ tiếp thu được qua viăn chương. Họ hăm hở lên đường
chiến đấu với nhiệt tình cháy bỏng và một dam mê trong sáng pha chút lãng
mạn.
Ngày xưa, người tráng sĩ chọn cái chết hiên ngang nơi trận mạc với da
ngựa bọc thây và coi đó là vinh quang tột đỉnh, còn chiến sĩ Tây Tiến th ì: Áo
bào / thay chiếu / anh / về / đất. Nhịp điệu câu thơ chậm rãi và trang trọng.
Một chi tiết rất thực được nhắc đến trong câu thơ thấp thoáng phong vị cổ này
là hình ảnh áo bào thay chiếu, tức là lấy chiếu thay cho áo bào để khâm liệm
các chiến sĩ hi sinh. Xuất phát từ chuyện có thật do chính tác giả kể lại là
trước lúc hành quân sang đất bạn, nhân dân địa phương nơi trú quân tặng
chiến sĩ ta mỗi người một chiếc chiếu cá nhân. Sống thì nằm, chết dùng để
liệm. Nhất cử lưỡng tiện. Hình ảnh đẹp đẽ, rực rỡ của chiếc chiến bào trong
câ u : Áo chàng đỏ tựa ráng pha (Chinh phụ ngâm) giờ được thay bằng chiếc
chiếu. Sơ sài thế, tầm thường thế mà vẫn sang trọng, oai vệ như tấm áo bào
của các chiến tướng thuở nào. Thay từ chết bằng từ vê' đất, cách nói này làm
giảm nhẹ sự mất mát, đau thương. Bao ý nghĩa lớn lao hàm chứa trong hai từ
giản dị, mộc mạc đó. Thanh thản biết mấy là cái chết của những người đã làm
xong nghĩa lớn đối với quê hương xứ sở. Anh về đất là hoá thân vào non sông
đất nước. Cái chết của các anh trở thành bất tử. Đồng đội, đồng bào, non
sông đất nước mãi mãi yêu thương trân trọng và nhớ ơn các anh:
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Người ngã xuống âm thầm, lặng lẽ vể với đất. Riêng dòng sông Mã vẫn
cất cao khúc độc hành (khúc hát của người đi xa một mình) bằng cái giọng
thác ghềnh của nó. Tiếng hát hùng tráng, dữ dội của dòng sông cũng chính
là tiếng lòng, là quyết tâm của chiến sĩ ta.

178
Đoạn thơ thấm đẫm chất bi tráng. Tác giả có nhắc tới mất mát mà không
đau thương, bi luỵ bởi đã dùng cái biâể làm bật lên cái tráng.
Xuyên suốt bài thơ là tình cảm, là trách nhiệm công dân của người chiến
sĩ trước vận mệnh đất nước. Tự nguyện dấn thân, chấp nhận gian khổ, hi
sinh... là những nét nổi bật trong phẩm chất chiến sĩ ta.
ở khổ thơ cuối bài, Quang Dũng khẳng định thêm một lần nữa cái chí nam
nhi rất đáng quý đ ó :
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường đi thảm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
Đã ra đi là không ước hẹn ngày về, đã ra đi là quyết tâm tới đích. Cái tinh
thần “một đi không trở lạ i” thấm nhuần trong tư tưởng và tình cảm của cả
đoàn quân Tây Tiến. Không vấn vương, bịn rịn chuyện riêng tư, tất cả cho
nhiệm vụ cứu nước. Xác định dứt khoát đến quyết liệt như thế thì mọi chuyện
giar) khổ hi sinh đều trở nên nhẹ nhàng đối với mọi người. Tây Tiến mùa xuân
ấy đã trỏ thành thời điểm có một không hai. Lịch sử dân tộc sẽ không bao
giờ lặp lạl cái thời thơ mộng, lãng mạn hào hùng đến nhường ấy trong một
hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, khốc liệt đến như vậy. Tinh thần ấy cho đến
nay vẫn là bài học nhân sinh thiết thực và bổ ích cho mọi người.
Tây Tiến là cuộc sống, là tấm lòng, là cảm xúc chân thành của Quang
Dũng. Bài thơ có nhạc, có hoạ. Bên cạnh cái dữ dội là cái tươi mát, bên cạnh
cái bi thương là cái hào hùng. Tây Tiến là một phần bức tranh hoành tráng về
cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ và vĩ đại của dân tộc ta. Tây Tiến là
cột mốc quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng. Nhắc đến
nhà thơ, người đọc nhớ ngay đến bài thơ Tây Tiến và ngược lại. Thơ Quang
Dũng nói với chúng ta về cái thật, cái đẹp và cái tốt của cuộc đời; vì thế mà
nó sống mãi với thời gian.

179
ĐỀ 36: Phân tích bài thơ Bên kìa sông Đuống của Hoàng Cẩm.

I. DÀN Ý
1. Mỏ bài:
* Giới thiệu vài nét về tác g iả :
- Hoàng cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh năm 1922 tại xã Song Hồ, huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ông tham gia cách mạng và kháng chiến chống thực
dân Pháp.
- Là tác giả của một số bài thơ được nhiều người yêu thích. Nổi tiếng với Bên kia
sông Đuống sáng tác năm 1948 tại chiến khu Việt Băc.
- Thông qua việc miêu tả vẻ đẹp của quê hương thanh bình và hình ảnh quê
hương đau thương dưới gót giày tàn bạo của quân thù, nhà thơ bộc lộ nỗi đau đớn,
lòng căm thù sôi sục trước tội ác của giặc và bày tỏ tình cảm yêu mến quê hương,
đất nước thiết tha, sâu sắc.
2. Thân bài
* Hình ảnh con sông Đuống hiền hoà, thú mộng, tiêu biểu cho vẻ đẹp quê hưtíng.
- Vẻ đẹp của dòng sông Đuống hiện lên trong nỗi nhớ nên càng thơ mộng, lung
linh : cát trắng phẳng lì, xanh xanh bãi mía bờ dâu, ngô khoai biêng biếc... Đó tà vẻ
đẹp của cuộc sống yên ả, thanh bình vốn có từ ngàn xưa.
- Sự chuyển đổi cảm xúc của nhà thơ đột ngột từ nhớ thương sang đau đớn khi
từ bên này (vùng tự do) nhìn sang bên kia sông Duống (vùng địch chiếm). So sánh
đôc đáo nhấn mạnh mức độ đau thương cùng cực: Xót xa như rụng bàn tay. Nỗi đau
tinh thán đã biến thành nỗi đau thể chất.
+ Bức tranh quê hương Kinh Bắc - một vùng đất có truyền thống Hch sử và văn hoá lâu
đời.
- Bắc Ninh gắn liền với những sự kiện lịch sử chống xâm lăng từ xưa tới nay.
- Là cái nôi của văn học nghệ thuật dân gian với nhiều lễ hội, với những công
trình nổi tiếng, VỚI tranh Đông Hồ hiện diện khắp nơi...
- Con người xứ Kinh Bắc lịch lãm, hào hoa...
+ Bức tranh quê hương đau thương, diêu tàn dưới gót giày quân xăm lược.
- Giặc thù kéo đến, ngùn ngụt lửa hung tàn. Nhà thơ miêu tả chủng với thái
độ cam hận sôi sục : chó ngộ một đàn, lưỡi dài lê sắc máu. Tội ác chúng chất
chồng: ...Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang, ...ruộng khô. nhà cháy..., người dân quê chia
lìa, tan tác, không biết về đâu...
- Cảm xúc của nhà thơ là nuối tiếc, xót xa không chỉ cho quê hương mình mà
cho cả đất nước đang chịu cảnh đau thương, tang tóc... Các cung bậc cảm xúc được
diễn tả qua sự thay đổi cúa nhịp điệu, ám hưởng thơ và hệ thống hình ảnh chọn lọc,
tiêu biểu.

180
3. Kết bài:
- Bài thơ Bên kia sông Duống được phổ biến nhanh chóng, rộng rãi bởi giọng
điệu da diết, thắm thiết của nó làm rung động hổn người.
- Đây là bài thơ hay, khẳng định tài năng và tên tuổi của thi sĩ Hoàng cầm trong
nền thơ ca hiện đại.

II. BÀI LÀM

Thi sĩ Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh năm 1922 trong một gia
đình Nho giáo ỏ thôn Lạc Thổ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc
Ninh. Ông có năng khiếu thơ ca và bắt đầu sáng tác từ năm 14 tuổi. Quê
hương Kinh Bắc cổ kính với truyền thống văn hoá nghệ thuật lâu đời và
phong phú, tiêu biểu là dân ca quan họ, chắc chắn có tác động rất lớn tới
tâm hồn giàu cảm xúc của nhà thơ.
Bên kia sông Đuống in trong tập thơ cùng tên xuất bản năm 1956. Tác giả
kể về trận giặc Pháp đánh chiếm phía Nam tỉnh Bắc Ninh trong khi ông đang
công tác ở chiến khu Việt Bắc. Một đêm tháng tư năm 1948, nghe tin quê
hương bị giặc tàn phá, nhà thơ vô cùng xúc động đã sáng tác nên bài thơ
này và nó nhanh chóng được lưu truyền rộng rãi trong cán bộ, chiến sĩ ta.
Sông Đuống là con sông nối liền sông Hồng và sông Lục Đầu tức sông Thái
Bình. Bờ Nam sông là quê hương tác giả. Bờ Bắc là vùng tự do của kháng
chiến.
Bài thơ khá dài, gồm hai phần lớn: Phần thứ nhất nói về quê hương nhà
thơ bên kia sông Đuống đang bị giặc giày xéo; phần thứ hai kể chuyện bộ đội
trở về cùng nhân dân đánh giặc giải phóng quê hương.
Bằng cách miêu tả cuộc sống thanh bình của quê hương giờ đây đang bị
quân xâm lược hung tàn giày xéo tan hoang, nhà thơ bộc lộ nỗi đau quặn thắt
của trái tim, sâu xa hơn là bày tỏ tình cảm yêu mến tha thiết đối với quê
hương, đất nước và dàn tộc.
Mỏ đầu là vẻ đẹp thơ mộng của con sông Đuống với cái dáng nghiêng
nghiêng mềm mại, với cát trắng phẳng lì, một dòng lấp lánh, xanh xanh bãi mía
bờ dâu, ngõ khoai biêng biếc. Đó là hình ảnh của cuộc sống thanh bình, no
ấm. Vậy mà giờ đây, tất cả đã bị xáo trộn phũ phàng. Đứng bên này sông (tức
là bờ Bắc), tác giả nhớ tiếc vì không thể về bên kia được, bởi bên kia đã bị
giặc chiếm rồi. Nỗi buồn thấm đẫm tâm trạng nhà thơ, người con đang xa quê
hương. Nhưng cớ sao mà nhà thơ buồn đến mức xót xa như rụng bàn tay 7

181
ở câu thơ thứ nhất: Em ơi buồn làm chi; nhân vật Em là ai ? Có thể là
người thương hoặc có khi là chính bản thân nhà thơ. Nó là âm thanh chủ đạo
tạo ra âm hưởng tha thiết chung của toàn b à i: đau thương mà vẫn dịu nhẹ,
thấm sâu. Kể cả hình ảnh so sánh khá táo bạo: xót xa như rụng bàn tay, nghe
đau đớn thấu ruột gan nhưng vẫn là nỗi đau cô' nén vào trong.
Bắc Ninh thuộc vùng Kinh Bắc xưa là vùng đất có bề dày lịch sử rất đáng
tự hào: có mộ Kinh Dương Vương ở Thuận Thành; là địa bàn đánh giặc Ân
của Thánh Gióng. Hai Bà Trưng cũng chiến đấu chống quân Nam Hán ở đấy.
Lí Thường Kiệt đánh đuổi quân Tống ở sôngJMhư Nguyệt tức sông Cầu. Chiến
dịch Xương Giang của Lê Lợi - Nguyễn Trãi cũng diễn ra trên mảnh đất này...
Về văn học, truyện cổ Tấm Cám có nguồn gốc từ đó. Tranh dân gian Đông
Hồ nổi tiếng khắp nơi. về kiến trúc và điêu khắc thì chùa Bút Tháp có pho
tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay. Con người Kinh Bắc nổi tiếng là tài giỏi,
thánh lịch: Trai cầu vồng, Yên Thế; gái Nội Duệ, cầu Lim. Bắc Ninh là cái nôi
của dân ca quan họ ngọt ngào làm mê đắm lòng người.
Cuộc sống êm đềm đang diễn ra bình thường như quy luật ngày lên đêm
xuống. Bên kia sông Đuống là quê anh, làng Lạc Thổ, làng Đông Hồ. Ai đặt
cho làng cái tên hay như thế? Lạc Thổ là đất vui, là cảnh Niết Bàn của Phật.
Đông Hồ đem lại niềm vui tinh thần cho cả tỉnh, cả nước với nghề làm tranh
Tết. Các nghệ nhân tài hoa xưa đã sáng tạo ra những bức tranh có nội dung
vui tươi, màu sắc đậm đà, nét vẽ lại mộc mạc, chân chất. Tranh nào tranh
nấy như những lời chúc mừng năm mới tốt đẹp. Từ con người đến loài vật
đều vui với xuân, đều nảy nở, sinh sôi. Gá đàn, Lợn ổ, Lợn âm dương, Đám
cưới chuột, Hứng dừa, Thầy đồ Cóc... Từ làng Đông Hồ, tranh toả đi khắp nơi.
Chợ Tết rực rỡ màu tranh xanh đỏ tím vàng loang loáng, lấp lánh trên nền
giấy điệp (giấy quét một lớp bột vỏ sò gọi là điệp pha với keo), đưa tới mọi
nhà niềm vui và niềm tin năm mới làm ăn phát đạt. Tranh Đông Hồ có vẻ
đẹp dân dã, thanh tao mà ý nghĩa ấm áp biết bao nhiêu!
Bỗng dưng lũ xâm lăng ùn ùn kéo đến như đám cháy ngùn ngụt lữa hung
tàn. Nhà thơ miêu tả chúng bằng những dòng thơ đầy căm hận và khinh bỉ, ví
chúng chẳng khác gì chó ngộ một đàn, lưỡi dài lê sắc máu \ tàn phá đến kiệt
cùng ngõ thẳm, bờ hoang. Hỏi có cái gì còn nguyên vẹn khi ruộng khô, nhà
cháy'?
Sông Đuống là quê hương anh, quê hương em, quê hương của chúng ta.
Cuộc sống yên lành, tươi đẹp từ cỏ cây, sông nước đến tấm lòng nhân hậu

182
của con người, vẻ đẹp phong phú ấy thể hiện ở /ứa nếp thơm nồng, ở tranh
Đông Hồ gà lợn nét tươi trong, Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã... nhưng
quân xâm lược dã man đã đốt phá tan hoang, cảnh vật, con người của quê
hương giờ đây tan tác, chia lìa, không biết về đâu 7
Nào chỉ có đau đớn về vật chất? Quân giặc đốt phá, giết chóc khi£‘) quê
hương tơi bời trong lửa đạn; nhưng đó mới chỉ là những vết thương trước mắt.
Còn điều sâu xa hơn là những bức tranh vẽ đàn lợn âm dương, đám cưới
chuột kia chứa đựng ý nghĩa về nguồn gốc sự sống trong quan niệm bình dị
mà sâu sắc của cha ông cũng bị gịặc huỷ diệt. Đó là huỷ diệt sự sống. Hỏi
còn tội ác nào lớn hơn thế nữa ?!
Lời thơ, ý thơ đau đớn mà âm điệu đoạn thơ cũng xót xa kéo dài vô tận.
Quê hương ta chứa đựng cuộc đời của ông bà, cha mẹ, chứa đựng cuộc đời
ta. Nhưng nó lại ở bên kia sông Đuống, nằm trong vùng địch tạm chiếm nên
trở thành xa xôi. cả thời gian lẫn không gian đều mờ mịt khiến nỗi xót xa trở
thành nỗi đau tột cùng : xót xa như rụng bàn tay. Giặc tràn tới, bây giờ không
biết mọi cái đã về đâu 7 Âm điệu của hai chữ về đâu nghe như một tiếng trời
ơi vút lên giữa thinh không, vô vọng !
Quê hương sông Đuống còn một nét văn hoá nữa cũng nổi tiếng cả nước
như tranh làng H ồ; đó là hội hè mùa xuân. Hội xuân có bao vẻ đẹp, vẻ hay.
Hội hè là nơi mọi người vui chung niềm vui mùa màng tốt tươi năm trước, cầu
mong năm nay càng tốt tươi hơn. Hội hè là nơi mọi người vui với sức mạnh,
tài ba của Trai cầu vồng, Yên Thế, gái Nội Duệ, cẩu Lim] vui câu hát điệu
hò của liền anh liền chị, vui gặp gỡ gái trai... Núi Thiên Thai, chùa Bút Tháp
và bao nhiêu nơi khác khắp miền quê sông Đuống mùa xuân đều có hội. Hội
hè đã trỏ thành mơ ước của mọi lứa tuổi mỗi độ xuân về, đã thành nếp trong
óc trong tim mọi người như một thứ mộng bình yên, trải mấy trăm năm. Nhưng
nay dẫu đang là mùa xuân mà không ai còn lòng dạ nào mỏ hội. Có thể
chuông chùa còn vảng vẳng nhưng những người đi dự hội xuân năm ngoái lên
núi, vào chùa, sang sông với coiì đò đưa các liền anh, liền chị... những cô
môi cắn chỉ quết trầu, những cụ già phơ phơ tóc trắng, những em sột soạt
quần nâu... bây giờ ở đâu7ị Nhà thơ băn khoăn, ao ước: Ai về bên kia sông
Đuống, Cho ta gửi tấm the đen! Quê ta có nghề trồng dâu nuôi tằm và dệt
lụa. Ta gửi về cho mẹ, cho em tấm the đen để may áo tứ thân đi dự hội cho
vơi bớt lo toan suốt một năm, một đời. Nhưng bóng mẹ, bóng em nay ở đâu7
Nỗi lo lắng, khắc khoải thấm đẫm trong từng câu, từng chữ.

183
Đoạn thơ nêu lên một nét sinh hoạt văn hoá lâu đời của quê hương Kinh
Bắc là hội xuân. Bắt đầu bằng âm hưởng nhớ thương da diết với ai về và cho
ta - những mô típ quen thuộc trong ca dao, dân ca; cuối cùng là: Gửi về may
áo cho ai cũng vẫn bằng giọng điệu thân thương. Tội nghiệp thay Tấm the
đen không người nhận, phơ phất giữa cõi trống không, chẳng biết về đâu?
Một biểu hiện khác nữa của cuộc sống văn hoá ở quê hương nhà thơ là
những cảnh sinh hoạt dân dã với những con người quen thuộc : Những cô
hàng xén răng đen, Cười như'mùa thu toả nắng, những phiên chợ Hồ, chợ Sủi
người đua chen, Bãi Trầm Chỉ người giăng tci nghẽn lối, Những nàng dệt sợi,
Đi bán lụa màu, Những người thợ nhuộm, Đồng Tỉnh, Huê cầu... Làm ăn vất
vả, tất bật, hay lam hay làm... đều là những vẻ đẹp có từ thuở xưa. ông cha
truyền lại cho con cháu những nghề tinh khéo, truyền lại luôn cả cái phong
tục mắc cữi giăng tơ ngang đường, ai đi qua phải giải cho được câu đố hay
câu hát mới được qua, không thì chỉ tơ không buộc mà cứ vương. Truyền cái
nghề pha màu chọn nắng, chiều người mà nhuộm cho vừa mắt vừa lòng các
cô, các chị. Thợ nhuộm Đồng Tỉnh, Huê cầu đi đâu cũng để lại những tấm
áo, những thắt lưng, những chéo yếm bền màu, đẹp sắc và để luôn lại những
nỗi nhớ niềm thương; Ai về Đồng Tỉnh, Huê cầu, Để thương để nhớ để sầu
cho ai?ị
Có ai về bên kia sông Duống không em? Còn chăng những chị, những em
tuy quanh năm phải tảo tần phụng dưỡng mẹ cha, lo cho chồng con mà vẫn
góp phần làm cho cuộc đời tươi sen và cười nắng. Đẹp và duyên biết chừng
nào! Thế mà giờ đây, những người chị, người em ấy của quê hương đã tan tác
đi đâu, về đâu? Âm điệu đoạn thơ mỗi lúc một nghẹn ngào, chới với.
Ba đoạn thơ cùng thể hiện một nỗi đau xót chung trước cuộc sống của
quê hương đang bị lũ giặc hung ác giày xéo tan tành. Bên kia sông Đuống,
bên này sông Đuống, vốn hai bờ, một sông nay chĩ còn một bờ, một nửa.
Một nửa sông, một nửa con người! Đau xót như chết nửa con người chứ
không phải chỉ như rụng bàn tay. Những ai có quê hương, làng mạc bị giặc
chiếm đóng mà không thể ghé về thăriỊ được, đứng bên này sông nhìn qua
vùng giặc tạm chiếm, đều không khỏi xót xa, đau đớn và căm giận lũ cướp
nước bạo tàn, đồng thời thông cảm với tâm trạng nhà thơ. Bao nhiêu thiết
tha, trìu mến trong những chữ quê hương ta, ai về, cho ta gũi tấm the đen, gùi
về may áo cho ai, ai về... có nhớ... Tưởrig như ai về là về giùm cho ta, mang
hộ tấm lòng da diết nhớ của ta cùng về.

184
Ba đoạn thơ không chỉ là nỗi đau quặn thắt riêng cho một người mà còn là
nỗi đau chung cho cả quê hương phía bên kia sông Đuống với chiều sâu lịch
sử mấy nghìn năm, với truyền thống văn hoá vật chất, tinh thần tiếng tăm
lừng lẫy, nay đang bị giặc giày xéo, huỷ diệt. Tranh Đông Hồ không chỉ đem
lại vẻ vang cho riêng Đông Hồ mà cho cả đất Kinh Bắc tài ba, thanh lịch từ
giọng hát đến cái hoa tay... Bao nhiêu tên đất, tên chợ, tên núi, tên chùa, tên
nghề, tên thợ... đều gợi lên một bức tranh thu nhỏ của đời sống phong phú
và đẹp đẽ của cả một địa phương. Đó là tình cảm thiết tha của em, của anh,
của chúng ta đối với quê hương.
Các đoạn thơ trên còn có một lớp nghĩa thứ ba: đó là nỗi đau chung cho
cả đất nước, dân tộc mà quê hương của tác giả là tiêu biểu. Trước hết, về
mặt truyền thống văn hoá nghệ thuật và truyền thống trăm nghề sinh nhai
đáp ứng nhu cầu đời sống mọi người. Tranh Đông Hồ không còn là của riêng
đất Kinh Bắc. Chùa Bút Tháp với tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay cũng là
di sản và niềm tự hào của cả dân tộc. Hội hè thấp thoáng mộng bình yên
cũng là mộng bình yên của cả dân tộc. Thậm chí, những nàng môi cắn chỉ
quết trầu, những em sột soạt quần nâu, từng khuôn mặt búp sen, những cô
hàng xén răng đen, cười như mùa thu toả nắng... đều là những hình ảnh gợi
nhớ không phải một địa phương mà cả nước một thời. Tình yêu quê hương
tha thiết của nhà thơ khiến cho người đọc rưng rưng xúc động.
Tác giả nhớ tiếc, xót xa không chỉ cho quê hương mình mà cho cả dân tộc
và đất nước. Quân xâm lược dã man đã giày xéo lên những điều thiêng liêng
nhất đối với tâm hồn ta. cảm xúc đau thương kéo dài trong âm hưởng của
những câu hỏi đi đâu, về đâu khắc khoải.
Trên kia là quê hương dưới dạng văn hoá, còn đây là quê hương ở cảnh
đời thường. Đời thường ấy cô đọng lại trong hình ảnh mẹ già với gánh hàng
rong trên vai. Đời thường ấy nghèo khổ, cực nhọc vô vàn nhưng chính cái cực
nhọc vô vàn ấy của mẹ ta đã nuôi chồng ăn học, nuôi con khôn lớn nên
người; nuôi sống cả một dân tộc trải mấy nghìn năm để xây dựng nên non
sông, đất nước này. Cuộc sống lao động cần cù, thầm lặng ấy đến nay hãy
còn đè nặng trên tấm lưng còm cõi của mẹ ta. ôi, gánh hàng rong có nhiều
nhặn gì đâu: Dăm miếng cau khô, Mấy lọ phẩm hồng, Vài thếp giấy đầm hoen
sương sớm và mấy Cấy kim, cuộn chỉ... Tiền lãi cũng chỉ nhỏ nhoi, ít ỏi như
đồng kẽm, đồng xu. Ngày ngày, mẹ ta lại gánh hàng rong lên vai, bước cao,
bước thấp trên đường trơn mưa lạnh. Chưa bán được đồng nào, bụng đói, dạ

185
sầu. Mái đầu đã bạc nay càng bạc phơ. Vậy mà lũ giặc cũng chẳng buông tha.
Chúng kéo đến cướp bóc, đập phá, bắn giết... Cuộc sống của mẹ và của bao
người như mẹ rơi rụng như lá đa lác đác trước lều mùa đông.
Có con cò trắng bay vùn vụt, Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu ? Nó
làm bạn với mẹ ta chăng? Nó là hoá thân của mẹ ta chăng? Con cò cũng
hoảng hốt không biết về đâu. Mẹ ta đang bấm chân trên đường trơn mưa lạnh
cũng không biết về đâu. Con cò ấy với mẹ ta bao đời nay đã là hai hình ảnh
gần gũi, sóng đôi. Thân phận người phụ nữ xưa nay là vậy, giống như: Con
cò lặn lội bờ sông, Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non... Suốt đời chỉ lo
toan làm lụng và chịu đựng đau khổ. Mẹ già còm cõi khốn khó suốt một đời,
nay gặp cảnh giặc giã lại càng thêm khốn khó. Cái gánh nặng trên vai mẹ
kia chính là cái gánh giang sơn nhà chồng, là gánh nước non của muôn kiếp
mẹ già!
Đoạn thơ viết theo lối phá thể, năm ba câu ngắn loang loáng, vun vút rồi
bất chợt buông xuống một câu lục bát chảy dài như tiếng thỏ than, như dòng
nước mắt không gì ngăn nổi: Xì xồ cướp bóc, Tan phiên chợ nghèo, Lá đa lác
đác trước lều, Vài ba vết máu loang chiều mùa đông, Chưa bán được một
đồng, Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong... Mẹ ta lòng đói dạ sầu, Đường trơn
mưa lạnh mái đầu bạc phơ.
Tiếp theo, nhà thơ miêu tả một cảnh đời thường khác: hình ảnh của đàn
con thơ dại. Nghĩ về bên kia sông Đuống, lòng ta quặn đau vì mẹ già khốn khổ
và xót xa cho các con ta đang tranh nhau một bát cháo ngô] nghe tiếng súng
nổ thì vội líu ríu chui gầm giường tránh đạn. ú ớ giật mình vì Bóng giặc giày vò
những nét môi xinh ngay cả trong giấc ngủ. Tội ác của giặc quả là trời không
dung, đất không tha!
Trên quê hương bị giặc chiếm, mẹ già nào mà không phải là mẹ già ta?
Em nào, con nào mà không phải là em ta, con ta? Đạo lí làm người của dân
tộc Việt Nam là vậy. Câu ca dao: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong
một nước thì thương nhau cùng đã thấm sâu vào cốt tuỷ của người dân đất
Việt từ thuỏ xa xưa.
Hai câu thơ: Đã có đất này chép tội, Chúng ta không biết nguôi hờn phảng
phất lời kết tội của Đại cáo bình Ngô - áng thiên cổ hùng văn của ông cha ta
thuờ trước.

186
Bài thơ Bên kia sông Đuống được phổ biến nhanh chóng, rộng rãi trong thời
kì chống Pháp. Cái độc đáo của nó chính là giọng điệu nghĩa tình thắm thiết
thấm sâu vào lòng người. Tuy nói về một địa phương nhưng sắc thái cảnh vật,
con người, văn hoá, đạo đức đều là của chung cả nước, miền nào có giặc mà
không phải chịu những tình cảnh đau thương như ở bài thơ này. Huống chi bài
thơ đã vẽ ra cái thê' bên này và bên kia sông, tức cái thế con người chỉ sống
có một nửa, còn nửa kia là mất mát, tan tác, căm hờn. Trước mắt chỉ biết cắn
răng chịu đựng chứ chưa hành động được. Nhưng đau thương đã tới độ nhức
nhối như thế này, ân tình sâu nặng như thế này thì khi có thời cơ là đánh giặc
đến cùng. Tính cách của con người Việt Nam ta vốn hiền lành hết mực nhưng
cũng biết căm thù sục sôi và chiến đấu quên mình. Bên kia sông Duống là
một bài thơ hay, có sức sống lâu dài, khẳng định tài năng và tên tuổi Hoàng
Cầm trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại.

ĩ :1 i " T - T — M J441, ụ_. •■-T

plceta lỉầi thờ T/ếngỆ

I. DÀN Ý
1. Mỏ bài:
* Giới thiệu vài nét về tác g iả :
- Chê' Lan Viên (1920 - 1989), tên thật là Phan Ngọc Hoan, quê ở Cam Lộ, Quảng
Trị.
- Tập thơ Điêu tàn xuất bản năm 1937 đã khẳng định Chê' Lan Viên là nhà thơ
tiêu biểu của trào lưu Thơ mđ/trước Cách mạng tháng Tám 1945.
- Ông tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp. Từ đó, ông đã làm một cuộc
hoá thân trong cuộc đời cũng như trong sự nghiệp sáng tác để hoà hợp với nhân dân,
đất nước.
- Bài thơ Tiếng hát con tàu ra đời trong một hoàn cảnh cụ thể là phong trào nhân
dân miền xuôi lên miền núi khai hoang, xây dựng và phát triển kinh tế. Bài thơ vừa là
tiếng hát say mê của một tâm hồn thoát khỏi cái tôi nhỏ bé để đến với cái ta rộng lớn
là nhân dân, đất nước; vừa là nỗi nhơ thiết tha và lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ
đối với Tây Bắc - mảnh đất nặng nghĩa nặng tình.
2. Thân bài:
* Lời đề từ ;
Ngay trong lời đề từ, tác giả đã thể hiện tư tưởng chủ đề bài thơ và tình cảm của
mình. Câu hỏi tu từ: Tây Bắc ư? Có gì riêng Tây Bắc... là lời lòng tự hỏi lòng, chứa
đựng nỗi băn khoăn, trăn trở rất thực trong tâm trạng nhà thơ nói riêng và tầng lớp
văn nghệ sĩ nói chung ở thời điểm lịch sử đó.

187
*'ổ

* Hai khổ thci đẩu là lời giục giã vổi những câu hỏi ngày càng thôi thúc.

- Hình ảnh con tàu là ẩn dụ nghệ thuật có ý nghĩa tượng trưng cho ước mơ, khát
vọng vượt ra khỏi cuộc sống chật hẹp quẩn quanh để đến với cuộc sống rộng lớn của
nhân vật trữ tình. Nhà thơ ví tâm hồn mình như một con tàu đang mở hết tốc lực về
với nhân dân, đất nước.
- Tây Bắc ngoài ý nghĩa cụ thể chỉ địa danh một vùng đất xa xôi của Tổ quốc còn
là một biểu tượng cuộc sống lớn lao của nhân dân và đất nước.
- Tây Bắc là cội nguồn cảm hứng của hồn thơ, của sáng tạo nghệ thuật. Vì thế,
lời giục giã lên Tây Bắc cũng là về với chính lòng iTiình, với những tình cảm trong sáng,
nghĩa tình găn bó sâu nặng với nhân dân và đất nước.
* Chín khổ thd tiếp theo là niềm hạnh phúc và khao khát về vổi nhân dân, gỢi lại những
kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong những năm kháng chiến.

- Khung cảnh thiên nhiên, con người Tây sác nay đã đổi thay.
- Đến với Tây Bắc là đến vùng đất thân yêu của tâm hồn mình, là làm cuộc hành
trình về với Mẹ nhân dân - Mẹ Tổ quốc thân yêu.
- Kỉ niệm về đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc được tác giả nhắc lại qua
hình ảnh của những con người cụ thể (người anh du kích, bà mê' tóc bạc, người em
nhỏ liên lạc...).
- Sự cưu mang, đùm bọc, tình yêu thương chân thành của họ đã tiếp thêm sức
mạnh cho nhà thơ trong cuộc kháng chiến chống Pháp và để lại những kỉ niệm sâu
sắc không thể nào quên.
- Bộc lộ niềm khao khát mãnh liệt và niềm hạnh phúc lớn lao của nhà thơ khi trỏ
về với nhân dân.
- Từ những kỉ niệm ân tình với đổng bào vùng cao Tây Bắc, tác giả đã nâng lên
thành những suy ngẫm, những chiêm nghiệm giàu sức khái quát, những chân lí được
rút ra từ trải nghiệm của chính mình.
- Nói về tình yêu nhưng tác giả lại hướng tới sự cắt nghĩa, lí giải để làm bừng
sáng ý nghĩa của cả đoạn thơ. Chế Lan Viên đã nói tới phép màu của tình yêu. Chính
tình yêu đã biến những miền đất xa xôi trở thành thân thiết như quê hương ta, hoá
thành máu thịt tâm.hồn ta.
- Nói đến tình yêu và nỗi nhớ, Chê' Lan Viên đã diễn tả thật hóm hỉnh, độc đáo
và sâu sắc mối quan hệ khăng khít, sự gắn bó chặt chẽ giữa những người đang yêu
bằng những hình ảnh rực rỡ sắc màu và đậm đà phong vị vùng cao.
- Bút pháp nghệ thuật của nhà thơ rất sáng tạo khi nói về nhân dân, về tình yêu
con người, tình yêu cuộc sống. Các ẩn dụ nghệ thuật đều có tính đa nghĩa. Nhịp điệu
thơ biến đổi linh hoạt, vừa sôi nổi vừa da diết, lắng sâu.

188
* Bốn khổ thci cuối là khúc hát lên dường sôi nổi, tin tưỏng và say mê.
- Tiếng gọi của đất nước, của nhân dân, của đời sống đã thành sự thôi thúc
mãnh liệt, thành lời giục giã của chính lòng mình, thành nỗi khát khao nóng bỏng.
- Những lời tự cổ vũ, động viên và khẳng định quyết tâm lên đường.
- Nhà thơ mượn hình ảnh tượng trưng trong ca dao xưa để biểu đạt vẻ đẹp cao
quý của tâm hồn.
- Bài học triết lí nhân sinh và quan điểm nghệ thuật được tác giả đặt ra trong
những khổ thơ cuối: Hiện thực cuộc sống là mạch nguồn vô tận của cảm hứng sáng
tác. Văn chương không thể tách rời hiện thực. Hiện thực là cơ sở phát sinh cảm hứng
trữ tình cách mạng...
3. Kết bài:
- Thơ Chế Lan Viên giàu chất trí tuệ và đậm đà tính trữ tình.
- Sau hoà bình, thơ ông có rất nhiều đổi mới. Có thể coi Tiếng hát con tàu là bài
thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên - nhà thơ trữ tình cách
mạng nổi tiếng trong thơ ca Việt Nam hiện đại.
II. BÀI LÀM
Chế Lan Viên (1920 - 1989) tên thật là Phan Ngọc Hoan, quê ở Cam Lộ,
Quảng Trị. ông sáng tác rất sớm và nổi tiếng với tập thơ Điêu tàn xuất bản
năm 1937 và được đánh giá là nhà thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào
Thơ mới. Trước Cách mạng tháng Tám, Chế Lan Viên đã từng viếtr Với tôi tất
cả như vô nghĩa, Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau, đã từng cầu xin: Hãy cho
tôi một tinh cầu giá lạnh, Một vì sao trơ trọi cuối trời xa... để ẩn náu, trốn
tránh mọi khổ đau, phiền não của cuộc sống. Sau Cách mạng, trong sự hoá
thân kì diệu của đất nước và dân tộc, nhà thơ cũng đã làm một cuộc hoá
thân để hoà nhập với cuộc sống xung quanh và cũng là tìm về với chính
mình.
Hoà bình lập lại, nhân dân miền Bắc phấn khởi bắt tay vào công cuộc xây
dựng cuộc sống hoà bình, xây dựng xã hội chủ nghĩa. Năm 1958, Đảng và
Nhà nước ta phát động phong trào khai hoang, phát triển kinh tế ở vùng cao.
Phong trào này đã được nhân dâyi miền xuôi, nhất là những địa phương đất
chật người đông như Hà Nam, Nam Định, Thái Bình... hưởng ứng rất nhiệt
tình. Thanh niên được coi là lực lượng tiên phong lên Việt Bắc, Tây Bắc vỡ
đất khai hoang, xây dựng nông trường, làm thay đổi bộ mặt của chiến khu
xưa.
Trong kháng chiến chín năm chống Pháp, nhà thơ Chế Lan Viên thường
xuyên đi công tác nên được sống trong sự đùm bọc và tình yêu thương của

189
đồng bào Việt Bắc, Tây Bắc. Tình cảm quý báu đó khơi nguồn thi hứng để
tác giả sáng tác bài thơ ~Tiếng hát con tàu. Bài thơ vừa là khúc hát say mê,
rạo rực của một hồn thơ đã thoát khỏi khung trời chật hẹp của cái tôi nhỏ bé
để ra với chân trời rộng lớn của cái ta là nhân dân, đất nước; vừa thể hiện
lòng biết ơn sâu nặng và nỗi nhớ da diết của nhà thơ về Tây Bắc - quê
hương thứ hai - nơi có những con người đã gắn bó, chia sẻ gian nan, cùng
vào sống ra chết với mình trong thời kì chống Pháp.
Bài thơ được bố cục theo trình tự diễn biến tâm trạng. Giọng điệu, âm hưởng
cũng biến đổi theo mạch tâm trạng. Hai khổ đầu là sự trăn trỏ và lời mời gọi
lên đường. Chín khổ thơ giữa thể hiện khát vọng về với nhân dân, gợi lên
những kỉ niệm kháng chiến đầy nghĩa tình với nhân dân và đất nước. Bốn khổ
cuối là khúc hát lên đường sôi nổi, tin tưởng và say mê.
Bốn câu thơ đề từ chính là tư tưởng chủ đề bài thơ, đã khái quát suy nghĩ
và tình cảm của tác giả:
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hoá những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hổn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu.
Câu hỏi tu từ: Tây Bắc ư? là lời lòng tự hỏi lòng, chứa đựng nỗi băn khoăn,
trăn trở rất thực trong tâm trạng nhà thơ nói riêng và tầng lớp văn nghệ sĩ nói
chung ở thời điểm lịch sử đó.
Hai khổ thơ đầu là lời giục giã với những câu hỏi thôi thúc. Nhà thơ chọn
hình ảnh con tàu và địa danh Tây Bắc làm biểu tượng nghệ thuật của bài thơ:
Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng ?
Bạn bè đi xa anh giữ trời Hà Nội
Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi
Ngoài cửa ô ? Tàu đói những vành tràng.
Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp
Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi ?
Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.
Nhà thơ ví tâm hồn mình như một con tàu đang mổ hết tốc lực trong hành
trình tiến lên phía trước mà đích đến là đất nước, là nhân dân vĩ đại và cao
cả, là cuộc sống đầy ắp chất liệu và cảm hứng nuôi dưỡng hồn thơ.

190
Con tàu ở đây là biểu tượng cho khát vọng ra đi, đến với những miền xa
xôi, đến với nhân dân, đất nước và cũng còn là đến với những mơ ước, những
ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật.
ở thời điểm đó chưa có đường tàu lên Tây Bắc, cho nên hình ảnh con tàu
trong bài thơ này hoàn toàn mang ý nghĩa tượng trưng. Đó là con tàu trong
tâm tưởng chở đầy khát vọng hoà hợp với dân tộc, đất nước và niềm tin vào
tương lai tươi sáng. Chế Lan Viên đã mượn hình ảnh thiên nhiên để khơi gợi
khát vọng lên đường của mọi người. Khao khát tìm đến những chân trời rộng
m ở: Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi, Ngoài cửa ô ? Tàu đói những vành
trăng. Nhà thơ nói với người khác mà cũng là tự nhủ với chính lòng mình.
Đánh thắng giặc xong, đất nước xây dựng lại rất cần sự đóng góp của mỗi
người. Hãy thoát ra khỏi cái tôi chật hẹp mà hoà nhập với mọi người. Đi theo
con đường ấy có thể tìm kiếm được nghệ thuật chân chính và gặp được tâm
hồn của chính mình trong cuộc sống rộng lớn của nhân dân.
Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.
Chế Lan Viên đã khẳng định về mối liên quan máu thịt giữa văn chương,
nghệ thuật với hiện thực cuộc sống, bởi cuộc sống phong phú muôn màu
muôn vẻ chính là kho chất liệu, là nguồn cảm hứng vô tận của văn nghệ sĩ.
Điều đó cho thấy một nhà thơ Chế Lan Viên hoàn toàn mới mẻ, khác hẳn với
Chế Lan Viên - nhà thơ lãng mạn trước Cách mạng bế tắc và tuyệt vọng giữa
cuộc đời tù túng, phức tạp.
Tây Bắc, ngoài tên gọi cụ thể của một vùng đất, còn là tiêu biểu cho mọi
miền xa xôi của Tổ quốc, nơi có cuộc sống gian lao mà nặng nghĩa nặng
tình, nơi đã gh' khắc những kỉ niệm không thể quên của những người đã trải
qua cuộc kháng chiến, nơi đang vẫy gọi mọi người đi tới chung sức, chung
lòng xây dựng lại quê hương.
Đến với Tây Bắc, mảnh đất nặqg nghĩa nặng tình là đến với nhân dân đã
chỏ che, đùm bọc cán bộ, chiến sĩ ta trong suốt cuộc kháng chiến trường kì
chống thực dân Pháp xâm lược. Chính vì lẽ đó, tiếng gọi thôi thúc lên Tây
Bắc đồng nghĩa với tiếng gọi về với chính lòng mình, với tâm hồn mình với
những tình cảm thiết tha, trong sáng.
Nếu hai khổ thơ đầu là sự tràn trở và lời giục giã mời gọi lên đường thì
chín khổ tiếp theo lại là niềm hạnh phúc và khát vọng về với nhân dân, gợi

191
lại những kỉ niệm sâu nặng đầy tình nghĩa trong những năm kháng chiến; xen
với những hình ảnh lung linh của hồi tưởng là những chiêm nghiệm, đúc kết
trong giọng thơ trầm lắng.
Bắt đầu là khung cảnh và con người Tây Bắc nay đã đổi thay:
Trên Tây Bắc! ô i mười năm Tây Bắc
Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng
Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất
Nay dạt dào đã chỉn trái đầu xuân.
ở khổ thơ này, các hình ảnh cũ và mớitỉan xen vừa rất sáng tạo, vừa giàu
ý nghĩa. Nghĩ về Tây Bắc, những kỉ niệm vui buồn về cảnh vật và con người
cứ lớp lớp hiện lên trong tâm tưởng nhà thơ. Sau mười năm xa cách, xưa Ndi
máu rỏ tâm hồn ta thấm đất, Nay dạt dào đã chín trái đầu xuân. Tất cả những
điều đó tạo nên nền tảng vững chắc cho đời sống tinh thần, đời sống tình
cảm phong phú của con người. Cao hơn thế, nó trở thành ngọn lửa soi đường
dẫn lối:
ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lũa
Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường.
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương.
Trong suy nghĩ của nhà thơ, đến với Tây Bắc là đến với vùng đất thân
thuộc của tâm hồn mình, là làm cuộc hành trình về với Mẹ nhân dân - Mẹ Tổ
quốc yêu thương.
Chế Lan Viên khái quát hành trình trở về với nhân dân bằng những hình
ảnh so sánh vừa hiện thực vừa trữ tình, thể hiện độ sâu của cảm xúc và độ
cao của sáng tạo nghệ thuật:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Để nói lên ý nghĩa sầu xa, niềm hạnh phúc lớn lao của việc trở về với
nhân dân, tác giả đã sử dụng một loạt hình ảnh so sánh để khơi sâu, mở
rộng thêm ý nghĩa của sự việc, sự vật. Nhà thơ nhận thức được rằng văn
nghệ sĩ về với nhân dân là điều hết sức tự nhiên, phù hợp với quy luật như

192
nai về suối cũ là nơi quen thuộc, như cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa để
tiếp nhận sức sống và phô bày vẻ đẹp. về với nhân dân là về với ngọn
nguồn của sự sống, của hạnh phúc; là về nơi đã nuôi dưỡng, chở che, cưu
mang mình. Đây là hành động cần thiết và kịp thời đối với tầng lớp văn nghệ
sĩ để được tiếp thêm niềm tin và sức mạnh trên con đường sáng tạ nghệ
thuật: Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, Chiếc nôi dừng bỗng gặp cá h tay
đưa.
Khát vọng lên Tây Bắc gợi nhớ cả một trời kỉ niệm về những năm tháng
kháng chiến gian nan, nguy hiểm mà ấm áp tình người:
Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.

Con nhớ em con, thằng em liên lạc


Rừng thưa em bàng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn I Chưa mất một phong thư.

Con nhớ mế I Lũa hồng soi tóc bạc


Năm con đau, mế thức một mùa dài.
Con vởi mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.

Khát vọng trở về với nhân dân được nhà thơ thể hiện thông qua những
cảm xúc chân thành, những kỉ niệm sâu sắc gắn liền với từng con người tiêu
biểu cho sự hi sinh, đùm bọc của nhân dân trong kháng chiến. Nhân dân ỏ
đây không còn là một khái niệm chung chung, mà là những con người cụ thể,
gần gũi. Đó là người anh du kích v6i Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách, Đêm
cuối cùng anh cởi lại cho con; là thằng em liên lạc, Rừng thưa em băng, rừng
rậm em chờ ; là bà mế lửa hồng soi tóc bạc, Năm con đau mế thức một mùa
dài,... Với những điệp ngữ và cách xưng hô thân tình: Con nhớ anh con, Con
nhớ em con, Con nhớ mế,... nhà thơ đã thể hiện tình cảm đằm thắm với những
con người đã từng gắn bó máu thịt với mình, chia sẻ từng vắt cơm, manh áo
trong hoàn cảnh khó khăn của kháng chiến. Đó là những con người hi sinh

13-Những bài làm văn mẫu 12T1-Trẩn Thi Thln-NXB THTPHCM 193
thầm lặng cho cách mạng, cho kháng chiến. Những câu thđ nói về nhân dân
Tây Bắc biểu lộ lòng biết ơn, sự gắn bó chân thành và niềm xúc động thấm
thìa của nhà thơ. Mỗi con đường, mỗi bản làng, mỗi ngọn núi, dòng sông đều
gắn với những kĩ niệm vui buồn không thể nào quên.
Đang từ dòng hồi tưởng về những kỉ niệm khó quên, nhà thơ đã nâng cao
và khái quát cảm xúc lên thành một triết lí nhân sinh sâu sắc. Khổ thơ dưới
đây như một phát hiện về quy luật của tình cảm đời sống tâm hồn con người;

, Nhớ bản sương giảng, nhớ đèo mây phủ


Nơi nao qua, lòng lại ơhẳng yêu thương ?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!

Tình thương yêu ở đây không chỉ giới hạn trong tình yêu đôi lứa mà còn là
những tình cảm sâu nặng đối với quê hương, đất nước. Nhà thơ đã nói tới
phép màu của tình yêu. Chính tình yêu đã biến những miền đất xa lạ thành
thân thiết như chính quê hương của mình, hoá thành máu thịt tâm hồn mình:
Khi ta ở chỉ /á nơi đất ở, Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn I Triết lí được rút ra từ
tình cảm, cảm xúc chân thành, cho nên không khô khan mà vẫn tự nhiên,
dung dị.
ở khổ thơ tiếp theo, mạch thơ đột ngột chuyển sang một rung cảm và suy
tưởng khác về tình yêu và đất lạ :

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét


Tinh yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.

Nói đến tình yêu, nỗi nhớ, Chế Lan Viên có cách so sánh thật độc đáo và
thú vị. Nỗi nhớ trong tình yêu, giữa anh-với em là tất yếu, giống như quy luật
của đất trời: đông về nhớ rét. Còn tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng - một
đặc sản của núi rừng Tây Bắc và đẹp như sắc biếc lông chim lúc xuân sang.
Tác giả đã cụ thể hoá khái niệm trừu tượng là tình yêu thành những hình ảnh
gần gũi, quen thuộc với con người, nhất là người miền núi.
Đoạn thơ thứ ba mang âm hưởng của khúc hát lên đường háo hức, dồn
dập và lôi cuốn. Chất trữ tình bay bổng, lãng mạn kết hợp với giọng điệu sôi

194
nổi, thôi thúc. Đây là lời tự cổ vũ, động viên và khẳng định một lần nữa quyết
tâm lên Tây Bắc, mỏ mang những nông trường, những vùng kinh tê' mới cho
đất nước:

Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi?


Tình em đang mong tình mẹ đang chờ,
Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội
Mắt ta thèm mái ngój đỏ trăm ga.

Mắt ta nhớ mặt người, tai ta nhô tiếng


Mùa nhân dân giăng lúa chín rì rào
Rẽ người mà đi vịn tay mà đến
Mặt đất nồng nhựa nóng của cần lao.

Khao khát ấy thôi thúc tâm hồn nhà thơ vì lên Tây s á c cũng là về với ngọn
nguồn của hồn thơ, của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Những năm tháng
gian khổ những hi sinh lớn lao, những đau thương của chiến tranh nay đã kết
thành: Mùa nhân dân giăng lúa chỉn rì rào, trên Mặt đất nồng nhựa nóng của
cần lao.
Thôi thúc lên Tây Bắc đến đây đã nhập chung làm một với nhu cầu hoà
hỢp với nhân dân, đất nước. Nhà thơ đã tìm thấy ở đó sức mạnh vươn lên:
Nhựa nóng mười năm nhân dân máu đổ
Tây Bắc di, người là mẹ của hồn thd,
Mười năm chiến tranh vàng ta đau trong lửa,
Nay trở về, ta lấy lại vàng ta.
Nhà thơ Chê' Lan Viên đã mượn hình ảnh tượng trưng thường thấy trong ca
dao xưa để biểu đạt vẻ đẹp cao quý của tâm hồn. Giống như vàng không sợ
lửa, nhà thơ được rèn luyện, thử thách trong hiện thực gian khó, đau thương và
oanh liệt của cuộc kháng chiến trường kì để giờ đây đã thực sự có được chất
vàng mười tinh tuý của tâm hồn gắR bó máu thịt với nhân dân, đất nước.
Kết thúc bài thơ là những ẩn dụ nghệ thuật tượng trưng có giá trị tư tưởng
và thẩm mĩ rất cao, hội tụ tinh thần của toàn bài:
Lấy cả những cdn md! Ai bảo con tàu không mộng tưởng?
Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng.
Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống
Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân.

195
Bằng các thủ pháp nghệ thuật tả thực, ẩn dụ, so sánh, tượng trưng phong
phú..., trong bài Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên đã sáng tạo thành công
nhiều hình ảnh đặc sắc gợi sự liên tưởng phong phú cho người đọc.
Cảm hứng bao trùm trong bài thơ là lòng biết ơn và niềm hạnh phúc trong
sự gắn bó với cuộc sống, với nhân dân và đất nước của một tâm hồn đã từ
thung lũng đau thương ra cánh đồng vui. Con tàu tâm tưỏng chở đầy ước mơ,
khát vọng đang băng băng tới những vùng đất xa xôi của Tổ quốc, đồng thời
cũng là mảnh đất mỡ màu nuôi dưỡng hồn thơ, hứa hẹn những mùa vàng bội
thu trong một tương lai không xa.
Người ta nhận xét thơ Chế Lan Viên là thơ trí tuệ. Rất đúng, bỏi nhà thơ
chịu khó trăn trỏ, tìm tòi để sáng tạo ra cái mới lạ, độc đáo mà vẫn nồng nàn
chất trữ tình. Có thể coi bài thơ Tiếng hát con tàu tiêu biểu cho phong cách
nghệ thuật Chế Lan Viên - một nhà thơ lãng mạn cách mạng nổi tiếng của
thơ ca Việt Nam hiện đại.

: ; . . : 111 11 .; |11f

I. DÀN Ý

1. Mỏ bài:
- Tuyên ngôn Độc lập (1945) của Hồ Chủ tịch là một văn kiện lịch sử vô giá, một
tác phẩm chính luận xuất sắc, mẫu mực.
- Tuyên ngôn Độc lập mỏ đầu cho một giai đoạn lịch sử đặc biệt, đánh dấu sự ra
đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có chủ quyền tự do, độc lập và khẳng định
chủ quyền thiêng liêng ấy trước toàn thế giới.
2. Thân bài:
■f Hoàn cảnh ra đời của Tuyên ngôn Độc lập:
- Chủ tịch HỔ Chí Minh viết Tuyên ngôn Độc lập trong hoàn cảnh lịch sử rất gay
go. (Pháp lăm le tái chiếm Việt Nam, quân Tậu - Tưởng sẵn sàng tràn vào nước ta).
- Cách mạng Việt Nam vừa mới thành công (19/8/1945), tình hình xã hội còn
nhiều bất Ổn về an ninh, chính trị, kinh tế...
■f Mục đích Hổ Chủ t|ch viết bản Tuyên ngôn Độc lập :

- Tuyên bố trước quốc dân đổng bào chủ quyền tự do, độc lập của Việt Nam là
chân lí sáng ngời không ai bác bỏ được.
- Tuyên bố trước thế giới Việt Nam là một quốc gia độc lập. Khẳng định và bày
tỏ quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó đến cùng của nhân dân Việt Nam.

196
- Tố cáo âm mưu thâm độc của thực dân Pháp là muốn hợp pháp hoá việc chiếm
lại Việt Nam.
- Lên án tội ác tày trời của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam trong nhiều
lĩnh vực chính trị, kinh tế, vàn hoá.
- Bóc trần bản chất dã man, vô nhân đạo của chính quyền thực dân ở Việt Nam,
đi ngược lại tinh thần nhân đạo của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước
Pháp, Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ.
Nghệ thuật của văn bản Tuyên ngôn Độc lậ p :

- Lập luận sắc bén, khoa học, dẫn chứng chính xác. ,
- Dùng ngay lí lẽ của đối phương để đập lại đối phương (gậy ông đập lưng õng).
Đẩy đối phương vào thê' buộc phải chấp nhận chủ quyền độc lập, tự do của Việt Nam.
- Giọng văn biến đổi linh hoạt, lúc đanh thép, lúc tự hào, lúc thiết tha... có sức
thuyết phục rất mạnh.
- Dan chứng: Tiêu biểu và toàn diện, có ý nghĩa khái quát cao.
3. Kết bài ;
- Tuyên ngôn Dộc lập của Hồ Chủ tịch có tầm cỡ tư tưởng lớn lao, nối tiếp tinh
thần Bình Ngô đại cảo của Nguyễn Trãi thê kỉ XV.
- Đất nước và dân tộc Việt Nam tự hào về những vị anh hùng, lãnh tụ nổi tiếng
cùng với những bản Tuyên ngôn bất hủ đã đi vào lịch sử dựng nước và giữ nước hào*
hùng, oanh liệt.

II. BÀI LÀM

Ngày 19 - 8 - 1945, lực iượng cách mạng và'nhân dân Hà Nội đã nổi dậy
giành chính quyền từ tay phát xít Nhật. Tổng khởi nghĩa đã lan rộng hầu khắp
các tỉnh thành trên cả nước. Ngày 26-8-1945, từ chiến khu Việt Bắc, lãnh tụ
Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo của Đảng đã về tới Hà Nội. Tại căn nhà số
48 phố Hàng Ngang, Bác đã soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.
Chiều ngày 2 tháng 9 năm 1945, trên lễ đài của quảng trường Ba Đình,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đại diện cho Chính phủ lâm thời đã đọc bản Tuyên
ngôn Độc lập trước quốc dân đồng bào, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà. Đây là một văn kiện lịch sử vô giá, đồng thời là bài văn chính luận
xuất sắc, mẫu mực trong nền văn học nước nhà.
Tuyên ngôn Độc lập là bản tổng kết khá đầy đủ về một thời kì lịch sử đau
thương nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc ta chống lại ách thống trị tàn
bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhật, giành chủ quyền tự do, độc lập.

197
Bản Tuyên ngôn Độc lập khẳng định: chủ quyền độc lập, tự do của Việt '
Nam là một chân lí sáng ngời không ai bác bỏ được và tuyên bố thành lập
Chính phủ cách mạng lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; đồng
thời tố cáo âm mưu đen tối của thực dân Pháp muốn tái chiếm nước ta và
bày tỏ quyết tâm sắt đá bảo vệ chủ quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.
Bố cục bài văn được chia làm ba đoạn :
Đoạn 1: Từ đầu đến ...không ai chối cãi được: Nêu nguyên lý chung của
Tuyên ngôn Độc lập.
Đoạn 2: Từ Thế mà... đến từ tay Pháp-^lố cáo tội ác của thực dân Pháp
và khẳng định thực tế là nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền từ tay phát
xít Nhật lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Đoạn 3: Còn lại: Lời tuyên ngôn và những tuyên bô' về ý chí và quyết tâm
bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
Kết cấu của bản Tuyên ngôn hết sức chặt chẽ, hợp lí; cả ba phần đều tập
trung hướng về chủ đề cũa bài văn. Tính lôgic của lập luận được thể hiện
nht/ sau: Từ nguyên lí chung làm cơ sỏ lí luận, dẫn đến những thực tế cần
chứng minh để cuối cùng đi đến phần Tuyên ngôn, tức luận điểm chính của
bài viết.
Mở đầu bản Tuyên ngôn, tác giả nêu lên nguyên lí chung mang tính khái
quát: “ Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những
quyền không'ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Đây cũng là luận điểm xuất
phát, coi chủ quvền độc lập, tự do, bình đẳng là những thành tựu lớn của tư
tưởng nhân loại, đồng thời là lí tưởng theo đuổi hết sức cao đẹp của nhiều
dân tộc.
Phần thứ hai của bản Tuyên ngôn, tác giả chứng minh rằng trong hơn 80
năm đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã hoàn toàn làm trái với nguyên lí trên.
Qua đó, tác giả đanh thép tô' cáo tội ác trên nhiều lĩnh vực mà thực dân Pháp
đã gây ra đối với nhân dân Việt Nam : đồng thời khẳng định nhân dân Việt
Nam đã đối xử nhân đạo với thực dân Pháp, đã đứng lên giành chính quyền
từ tay phát xít Nhật để lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Phần kết luận nêu ý nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập, kêu gọi nhân dân
thê' giới ủng hộ chủ quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam; tuyên bố với
thê' giới về chủ quyền độc lập, tự do và bất khả xâm phạm của dân tộc Việt
Nam.

198
Muốn hiểu được nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập, trước hết chúng ta
phải tìm hiểu kĩ lãnh tụ Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn Độc lập trong hoàn cảnh
nào? Viết cho ai và nhằm mục đích gì?
Sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng phe
Đồng minh vô điều kiện. Lúc đó, ở miền Nam, quân đội Pháp nấp sau lưng
quân đội Anh vào giải giáp phát xít Nhật. Phía Bắc, quân đội Tưởng chờ ở
biên giới sẵn sàng tràn vào nước ta. Trước khi viết bản Tuyên ngôn, lãnh tụ
Hồ Chí Minh đã nhận định: Mâu thuần giữa Anh - M ĩ - Pháp và Liên Xô có
thể làm Anh - Mĩ nhân nhượng với Pháp và để cho Pháp trở lại Đông Dương.
Để việc tái chiếm Đông Dương không bị dư luận quốc tê' phản đối, Pháp đưa
ra một luận điệu xảo trá : Đông Dương vốn là thuộc địa của Pháp, Pháp đã
có công “ khai hoá” Đông Dương. Phát xít Nhật chiếm Đông Dương nhưng
nay đã đầu hàng phe Đồng minh, do đó việc trở lại Đông Dương của Pháp là
đương nhiên và hợp lí.
Vì vậy, Tuyên ngôn Độc lập không chỉ tuyên bố trước quốc dân đồng bào
và nhân dân thế giái mà còn nhằm vào bọn đế quốc Mĩ, Anh, Pháp để ngăn
chặn và đập tan âm mưu xâm lược của chúng, nhất là luận điệu xảo trá của
thực dân Pháp. Nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập còn là một cuộc tranh
luận quyết liệt giữa dân tộc Việt Nam với những đối tượng ấy.
Mỏ đầu bản Tuyên ngôn, Hồ Chủ tịch đã trích dẫn những câu văn chứa
đựng nội dung thiết yếu trong hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng thế giới là Tuyên
ngôn Độc lập của nước Mĩ: “ Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đảng.
Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những
quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Thêm vào đó là lời trích dẫn từ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của
nước Pháp; “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về ỢUyền lợi; và phải luôn
luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Đó là những câu nói của các bản
Tuyên ngôn bất hủ không chỉ của riêng nước Pháp, nước Mĩ mà còn là của
cả nhân loại. Lời văn trích từ hai bản Tuyên ngôn này là những danh ngôn,
nghĩa là những chân lí lớn, không ai có thể bác bỏ được.
Việc viện dẫn những danh ngôn nói trên để mở đầu cho bản Tuyên ngón
Độc lập của Việt Nam là một lập luận vừa kiên quyết vừa khôn khéo \ có thể
gọi đó là thủ pháp lấy gậy ông đập lưng ông rất đích đáng của tác giả.

199
Cái tài tình của Hồ Chủ tịch là dùng ngay lí lẽ của đối phương để ràng
buộc đối phương, dồn Pháp và Mĩ vào cái thế không thể không công nhận
chủ quyền độc lập, tự do của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ.
Trích dẫn những lời văn trong hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng, về phương diện
nào đó là cậch trực tiếp tranh luận với Mĩ và Pháp về chủ quyền độc lập tự
do của mỗi quốc gia, dân tộc, về quyền sống của mỗi con người. Bên cạnh
đó, Hồ Chủ tịch muốn chặn đứng sự bác bỏ của đối phương. Nếu cố tình bác
bỏ thì có nghĩa là họ đã phủ nhận lí lẽ của chính tổ tiên họ. Suy ngẫm về tình
thế lúc bấy giờ, chúng ta mới hiểu sâu thêm về chủ ý thâm thuý của Hồ Chủ
tịch.
Trong cuộc tranh luận giữa dân tộc ta với bọn đế quốc, thực dân xâm lược
thì vấn đề chính là chủ quyền tự do độc lập. Vì thế, từ vấn đề nhân quyền,
vấn đề quyền cá nhân đặt ra trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ,
nước Pháp, tác giả bản Tuyên ngôn Độc lập đã suy rộng ra về quyền tự do,
bình đẳng của các dân tộc khác trên thế giới. Nhưng không dừng ỏ đó, Bác
đã dùng lí lẽ sắc bén, ' loa học để nâng cao, mở rộng vấn đề lên thành chủ
quyền độc lập, tự do của các dân tộ c : Tất cả các dân tộc trên thế giới đều
sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và
quyền tự do. Đây là đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tư tưỏng
đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thê' giới sẽ phát triển mạnh mẽ
vào nửa sau thế kỉ XX.
Mặt khác, việc trích dẫn hai bản Tuyên ngôn kia còn có nghĩa là Chủ tịch
Hồ Chí Minh đặt ba cuộc cách mạng của nhân loại ngang bằng nhau, trong
đó cách mạng Việt Nam đã cùng một lúc thực hiện nhiệm vụ của cả hai cuộc
cách mạng Pháp và Mĩ. Qua đó, Bác muốn khẳng định : “ Mục đích cao cả
của cách rrạng Việt Nam, của cách mạng Mĩ và Pháp là vì hạnh phúc của
con người. Chúng ta chiến đấu vì hạnh phúc của con người”.
Bản Tuyên ngôn Độc lập nêu rõ : Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực
dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Bản
Tuyên ngôn cũng viết: Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mưdi thế kỉ
mà lập nên chế độ dân chủ cộng hoà.
Hồ Chủ tịch đã đặt bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam ngang hàng với
tầm cỡ hai bản Tuyên ngôn của hai cường quốc trên thế giới, có nghĩa là
khẳng định vị trí chính trị của đất nước ta đối với các nước trên thế giới và

200
khẳng định chủ quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Đồng thời nhấn
mạnh rằng: Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Nấp sau lưng phe Đồng minh, được Mĩ ủng hộ, thực dân Pháp lăm le tái
chiếm Việt Nam, hòng cướp nước ta một lần nữa. Bản Tuyên ngôn Độc lập
đã vạch rõ ý đồ đen tối đó và tố cáo trước dư luận tội ác tày trời của chúng
trong hơn 80 năm nô dịch nước ta, biến nước ta thành thuộc địa béo bở của
chúng. Chỉ hai chữ Thế mà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phơi trần bản chất xấu
xa, vô nhân đạo của quân xâm lược Pháp, đi ngược lại với những tuyên bố
bất hủ về quyền tự do, bình đẳng.
Khi xâm chiếm nước ta, thực dân Pháp luôn lợi dụng lá cờ tự do, bình
đẳng, bác ái và chiêu bài “khai hoá”, “bảo hộ” Việt Nam. Bản Tuyên ngôn Độc
lập đã lật tẩy bản chất của chúng bằng những lí lẽ chặt chẽ và đanh thép. Hồ
Chủ tịch nghiêm khắc kết án chúng trên từng lĩnh vực. Chúng kể công “khai
hoá”, bản Tuyên ngôn kể tội áp bức bóc lột tàn bạo và tội diệt chủng:
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân
chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở
Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản
dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hdn trường học. Chúng thẳng tay chém giết
những người yêu nước thưdng nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của
ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chinh sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xưdng tuỷ, khiến cho dân ta nghèo
nàn, thiếu thốn, nước ta xd xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm
mỏ, nguyên liệu. '
Chúng giữ độc quyền về in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và
dân buôn trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công
nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.

201
Đặc biệt, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh sự phản bội của thực dân Pháp. Một
mặt, chúng luôn kể công “khai hoá” , “ bảo v ệ ” nước ta, nhưng mặt khác,
chúng hèn nhát quỳ gối đầu hàng dâng nước ta hai lần cho phát xít Nhật (từ
1940 đến 1945), khiến dân ta điêu đứng vì một cổ hai tròng và dẫn tới hậu
quả thảm khốc là năm Ất Dậu 1945, chỉ tính từ miền Bắc vào tới Quảng Trị
đã có hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.
Lời văn trong đoạn này sục sôi căm giận trước tội ác trời không dung, đất
không tha của thực dân Pháp và bộc lộ thái độ căm phẫn, mỉa mai, châm
biếm sắc sảo cửa Hồ Chủ tịch trước bản chất đê hèn của chúng:
Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến 'xâm lăng Đông Dương để mở thêm
căn cứ đánh Đổng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cữa
nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ
đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn^ Kết quả là cuối năm ngoái sang đẩu năm
nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.
Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực
dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng
không “bảo hộ ” được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần
cho Nhật.
Thực dân Pháp nhân danh phe Đồng minh đã chiến thắng phát xít Nhật
để giành lại Đông Dương: bản Tuyên ngôn tố cáo Pháp phản bội Đồng minh,
đầu hàng Nhật, đàn áp cách mạng Việt Nam:
Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên
minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay
khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn
tâm giết nốt sô' đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.
Tuy vậy, đối ■.'0 .' nnười Pháp, đổng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồnơ
và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho
nhiều người Pháp chạy qua biên thuỳ, .lại cứu cho người Pháp ra khỏi nhà
giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.
Như vậy rõ ràng là vì hèn nhát, Pháp đã tự tước bỏ vai trò “ bảo hộ” củd
chúng ở Đông Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Từ đó, Hổ Chủ tịch
có đủ cơ sở thực tiễn để đưa ra nhận định sắc bén về một sự thật lịch sử:
Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ
không phải thuộc địa của Pháp nữa...

202
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ
tay Pháp.
Sự thật không thể chối cãi ấy được khẳng định mạnh mẽ trong Tuyên
ngôn độc lập và nó có ý nghĩa rất quan trọng: Việt Nam không bị ràng buộc
bỏi bất cứ nguyên tắc pháp lí quốc tế nào với thực dân Pháp; tu đó bác bỏ
quyền trở lại Việt Nam của Pháp.
Chỉ trong một câu văn ngắn gọn, từ ngữ tuyệt đối chính xác, Bác đã khái
quát một cách chính xác tình thế lịch s'ử nước ta lúc bấy giờ: Pháp chạy, Nhật
hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Đó là bước sụp đổ tất yếu của chê' độ thực dân,
phát xít, phong kiến trước khí thế cách mạng giải phóng của nhân dân ta,
trước xu thế chung của cách mạng thế giới.
Tự hào, sảng khoái biết bao khi Chủ tịch Hổ Chí Minh khẳng định: Dân tạ
đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước
Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mưdi thế kĩ mà
lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà. Và Bác đại diện cho toàn dân tộc Việt
Nam hùng hồn tuyên bô' từ nay thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoẩ
bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xoấ bỏ tất cả mọi
đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam. Điệp từ xoá bỏ được lặp lại
nhiều lần càng làm tăng tính phủ định của lập luận: Pháp không còn vai trò
gì ở đất nước này. Cho nên, nếu thực dân Pháp xâm chiếm nước ta một lần
nữa thì chúng phải nhận những đòn trừng trị đích đáng bởi : Toàn dân Việt
Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.
Bản Tuyên ngôn vạch rõ bản chất xấu xa, thâm độc của thực dân Pháp và
bày tỏ quyết tâm sắt đá bảo vệ chủ quyển dân tộc, đó cũng là một cách tấn
công đối phương rất có hiệu quả trước công luận, đồng thời tranh thủ sự đồng
tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thê' giới đối với dân tộc Việt Nam,
Tiếp theo, bản Tuyên ngôn buộc các nước Đồng minh phải công nhận nền
độc lập của đất nước Việt Nam. Lí lẽ ở đoạn văn này vUa đanh thép hùng
hồn, vừa thấu lí đạt tình; '
Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc
dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sdn, qùyết không
thể không cõng nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một
dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân
tộc đó phải được tự do I Dân tộc đó phải được độc lập I

203
Đó là chân lí, có nghĩa là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chủ tịch trịnh trọng tuyên bố với thế
giới về sự ra đời của nước Việt Nam mới và khẳng định một lần nữa quyết
tâm bảo vệ bằng được nền độc lập tự do: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự
do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc
Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tỉnh mạng và của cải để giữ
vững quyền tự do, độc lập ấy.
Tuyên ngôn Độc lập có tầm cỡ lớn lao, tiếp nồi tinh thần của áng thiên cổ
hùng văn là Đại cảo bình Ngô của nhà chính trị, quân sự, ngoại giao lỗi lạc
Nguyễn Trãi thế kỉ XV. Đất nước ta, dân tộc ta mãi mãi tự hào về những
người anh hùng dân tộc như Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh cùng những bản
Tuyên ngôn nổi tiếng muôn đời như Đại cáo bình Ngô và Tuyên ngôn Độc lập.
Có ý kiến cho rằng bản Tuyên ngôn Độc lập xứng đáng là áng thiên cổ hùng
văn, giống như bài Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi ngày xưa. Hai tác
phẩm thống nhất ở chỗ đều là những bản tổng kết chiến thắng, là lời tuyên
bố khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc ta và đều tràn đầy khí thế hào
hùng từ nội dung tư tưởng cho đến cách hành văn. Tuy cùng có yếu tố chính
luận nhưng Đại cáo bình Ngô chủ yếu dùng hình tượng nghệ thuật-để thuyết
phục, còn Tuyên ngôn Độc lập dùng lập luận chặt chẽ, đanh thép và các
luận cứ hùng hồn. Tính lôgíc khoa học kết hợp với sự hiểu biết uyên bác, khả
năng lập luận sắc sảo hoà quyện với cảm hứng sôi nổi, nhiệt thành của lòng
yêu nước, tự hào dân tộc của Hồ Chủ tịch đã tạo nên một tác phẩm chính
luận mẫu mực, bất hủ.
Cách đây hơn năm trăm năm, sau khi quét sạch quân Minh xâm lược ra
khỏi bờ cõi, Lê Lợi đã sang sảng đọc bài Đại cáo bình Ngô trước muôn dân,
tự hào tuyên bố: Một cỗ nhung y chiến thẳng, nên công oanh liệt từ đây, Bốn
phưdng biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn. Giọng văn lúc thâm
trầm, lúc đanh thép, lúc phấn khích bừng bừng như triều dâng bão nổi, thật
xứng với lời khen là một áng thiên cổ hùng vàn có giá trị muôn đời. Năm trăm
năm sau,'bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh như một mốc
son đánh dấu sự chấm dứt của chế độ quân chủ phong kiến thống trị đất
nước ta hàng ngàn năm; chấm dứt chế độ thuộc địa của thực dân Pháp kéo
dài gần một trăm năm ; mở ra một kỉ nguyên mới của chế độ Dân chủ Cộng
hoà ở Việt Nam.

204
.ĐỀ 39ị|#hỊân tícÁ;'nĩiững nét dặc sắc^iịiõa:phong_..Ị^i^ị
Nguyặn Tuân thể hiộn trong tác Ịậ ĩ

I. DÀN Ý

1. Mỏ bài:
- Người tái đò Sông Đà in trong tập tuỳ bút Sông Đà (1960) của Nguyễn Tuân.
- Tác phẩm lấy người lái đò Sông Đà tàm chủ thể của câu chuyện, nhưng thông
qua đó thể hiện cách cảm, cách nghĩ của tác giả về Sông Đà, về thiên nhiên và con
người Tây Bắc.
- Cách viết độc đáo của Nguyễn Tuân đã biến Sông Đà thành con sông mang
dấu ấn của riêng ông, với tất cả những đặc điểm lạ lùng và cuốn hút của nó.
2. Thân bài:
* Những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
+ Htnh ảnh con Sông Đà dữ d ộ i:

- Tài ba của nhà văn thể hiện trong cách dùng từ ngữ, hình ảnh vừa tiêu biểu
vừa sáng tạo nhằm làm nổi bật sự hung hãn của Sông Đà.
- Cát dữ, bờ dữ, ghềnh đá, thác, xoáy nước... đểu được tác giả miêu tả tỉ mỉ, sinh
động, bằng mọi giác quan. Âm thanh của thác, của xoáy nước được so sánh với
nhiều hình ảnh lạ, rất ấn tượng.
- Văn miêu tả của Nguyễn Tuân giàu chất tạo hình, phong vị câu văn vừa cổ điển
vừa hiện đại. Hđi văn lúc dồn dập, mạnh mẽ, lúc êm đềm, sâu lắng.
+ Hình ảnh Sông Đà êm ả, trữ tìn h ;

- Nhà vàn chọn góc độ từ máy bay nhìn xuống để cảm nhận trọn vẹn đường nét
mềm mại của Sông Đ à : tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện
trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi
Mèo đốt nương xuân.
- Màu nước Sông Đà cũng được miêu tả rất đẹp : Mùa xuân dòng xanh ngọc
bích... mùa thu nước Sông Đà Jừ lừ chín đỏ...
- Hình ảnh con thuyền trên Sôr>g Đà cũng có những nét đặc biệt khác với con
thuyền ỏ miền xuôi, tạo thêm dáng vẻ thơ mộng cho dòng sông. '
-I- Hình ảnh người lái đò Sông Đ à :

- Tất cả những g) toát lên từ con người ông lái đò đều mang đậm dấu ấn của
Sông Đà, là sản phẩm của Sông Đà.
- Ổng lái đò thuộc Sông Đà như thuộc lòng bàn tay. Với dũng khí và kinh nghiệm
dày dạn, ông trị được tính hung dữ của Sông Đà. Tác giả ví ông lái đò như một nghệ
sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác ghềnh.

205
3. Kết bài:
- Ngòi bút miêu tả của Nguyễn Tuân vô cùng linh hoạt và đầy sáng tạo.
- Tuỳ bút Sông Đà chứng tỏ phong cách sáng tác mang đậm dấu ấn Nguyễn
Tuân - bậc thầy của văn xuôi hiện đại.

II. BÀI LÀM

Người lái đò Sông Đà trích trong tập tuỳ bút Sông Đà của Nguyễn Tuân,
sáng tác năm 1960. Đây là kết quả chuyến đi thực tế của tác giả ở Tây Bắc
năm 1958. Phong cách, con người Tây Bắc đã đi vào trang sách với một
niềm vui sống bao trùm lên tất cả, xen lẫn ohững cảm tưỏng và xúc cảm trữ
tình trước vẻ đẹp kì vĩ, lạ lùng của non sông Tây Bắc.
Tác phẩm lấy người lái đò làm nhân vật chủ thể của câu chuyện về Sông
Đà nhưng thực chất là cảm nghĩ, nghe nhìn, quan sát, nghiền ngẫm và sáng
tạo của Nguyễn Tuân. Mượn lời ông lái đò già nhưng chính là tác giả miêu tả
con sông từ nhiều góc độ khác nhau, qua đó bộc lộ tâm tư tình cảm của mình
đối với con sông đại diện cho thiên nhiên và con người Tây Bắc.
Với lối viết của Nguyễn Tuân, Sông Đà đã trở thành Sông Đà - Nguyễn
Tuân. Đó là con sông có độ dày lịch sử, tạo ra những con người anh hùng
của riêng nó. Sông Đà được vẽ nên bằng ngòi bút biến hoá tài tình, độc đáo,
thể hiện sự gắn bó với đất nước đến mức sâu xa nhất của tâm hồn tác giả.
Sông Đà dữ, Sông Đà anh hùng ca, bản chất của Sông Đà là vậy. Tài ba
của nhà văn càng làm cho bản chất ấy nổi bật lên. Sông Đà hung bạo ở
những đoạn có thác dữ, những quãng lòng sông hẹp, bị kẹp giữa hai vách
núi cao hay những chỗ có xoáy nước khủng khiếp, hút tất cả những gì sa vào
đó và dìm xuống đáy sông.
ở đoạn này có nhiều chi tiết chính xác, khoa học xen lẫn cảm xúc dạt dào
tính trữ tình của tác giả. Sông Đà khi thì dữ dội, nguy hiểm trong cái hùng vĩ
không ngờ: nào là chẹt lại thành cái yết hầu, nàq^là vách đá dựng đứng cao
vút, đúng ngọ mới có mặt trời... mùa hè mà cũng thấy lạnh... Khi thì pha chút
huyền thoại trong những nét nên tho như con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ
này sang bờ kia, tưởng như lòng sông chỉ còn là dải yếm trong ca dao xưa.
Cái gì của Sông Đà cũng dữ. Cát, gió, đá, thác ghềnh, sóng nước phối hợp
với nhau: Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió và gió cứ cuồn cuộn từng
luồng. Chỉ nghe tiếng nước ở những quãng lắm thác cũng đã đủ ghê người.
Tiếng reo của nước lúc nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại

206
như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo... Rồi bỗng dưng không biết
chuyện gì mà nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn.
Hoặc có lúc nó reo như đun sôi lên một trăm độ muốn hắt tung đi một cái
thuyền đang phải đóng vai một cái nắp ấm một ấm nước sôi khổng lồ. Nhưng
không đâu tiếng nước nghe lạ như ỏ những cái hút xoáy, ổ đó nước ặc ặc lên
như vừa rót dầu sôi vào.
Tiếng nước đã ghê, sức nước còn đáng sợ gấp bội. Mặt sông cũng có ổ
gà như mặt đường cạn, đi vào ổ gà sông là thuyền bị giật xuống bị dồi lên.
Thuyền đi lầm luồng nước thì chết ngay, hoặc đi không trúng tim luồng thì
cũng vẫn có thể là thập tù nhất sinh. Những quãng hiểm trở của Sông Đà
mang diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một của con người: hung hãn,
nham hiểm và xảo quyệt.
Sông Đà dữ quả là không sai với tiếng đồn. Cát, đá, nước, gió, sóng hùa
nhạu bẫy người vào chỗ chết. Nguyễn Tuân đã dùng ngòi bút trăm màu để
miêu tả hàng loạt những hình ảnh khác nhau mà luôn luôn đắc sách, vừa có
chất trí tuệ vừa có tính tạo hình, vượt xa những thủ pháp mà người ta quen
gọi là nhân hoá, đi vào bản chất sâu xa nhất, độc đáo nhất của sự vật, tạo
thành những trang viết biến hoá khôn lường. Do thế mà cái dữ dội của Sông
Đà trở nên môi trường anh hùng ca vô cùng độc đáo.
Sông Đà dữ dội nhưng Sông Đà cũng rất trữ tình. Đó là ở những đoạn
xuôi chèo êm ả. Nhìn từ máy bay xuống, Sông Đà tuôn dài như một áng tóc
trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban
hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nưdng xuân.
Nước Sông Đà màu sắc thay đổi theo mùa; Mùa xuân dòng xanh ngọc
bích,... mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ. Trên sông, những chiếc thuyền
then đuôi én xuôi dòng, tạo cho sông vẻ thơ mộng riêng của nó. Là sông mà
nó nói với con người bao điều. Nguyễn Tuân nhìn Sông Đà như nhìn một cố
nhân, một người thân cũ lâu ngày gặp lại. Nhà văn say mê ngắm màu nắng
giòn tan vàng như hổ phách trên sông mà chợt liên tưỏng tới''màu nắng tháng
ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dưdng Châu” trong bài thơ Tại lầu
Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng của thi hào Lý Bạch đời
Đường bên Trung Quốc.
Bên trên là thái độ đối với Sông Đà, còn đây là tình cảm của tác giả đối
với con người, sản phẩm của dòng sông ấy. ông lái đò là sản phẩm của

207
Sông Đà được tác giả tập trung mô tả trong cuộc vật lộn với thác nước Sông
Đà. Cái dữ dội của Sông Đà đã có ông lái trị được. Hình ảnh ông lái đò: cố
nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi... cưỡi
lên thác... nắm chặt lấy được cái bờm sóng... ghì cương... đè sấn lên mà chặt
đôi con thác... rất sinh động và ấn tượng.
Lên thác phải chống bằng sào. Trên vai người lái đò, đầu sào in vào một
khoanh bầm, đó là hình ảnh thực. Tác giả bình thêm: Cái đồng tiền tụ máu
cũng là cái hình ảnh quý giá của một thứ huân chương lao động siêu hạng
tặng cho người lái đò Sông Đà. Con người dũng cảm, thông minh đă chiến
thắng được thiên nhiên dữ dội. ồ người lái đò này, có cái gì mà không in dấu
con sông, không là sản phẩm của Sông Đà? Sông Đà đối với ông lái đò quả
là một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả những dấu chấm
câu và những đoạn xuống dòng, ông lái đò đã trở thành một nghệ sĩ tài hoa
trong nghệ thuật vượt thác ghềnh. Nguyễn Tuân gọi tài nghệ của ông là tay
lái ra hoa.
Đọc văn Nguyễn Tuân, nhất là tuỳ bút, có người cho rằng như soi trong
ống kính trăm màu. Thực ra, ngòi bút tác giả không chỉ bảy màu mà trăm
ngàn màu sắc. Nguyễn Tuân đi rất sâu vào bản chất của sự vật, sự việc, con
người để tìm hiểu, khám phá và nắm bắt kì được cái cốt lõi, tinh tuý, cái hồn
của nó. Đồng thời có sự kết hợp giữa trình độ hiểu biết uyên bác, tác phong
làm việc nhanh nhạy, tỉ mỉ, khoa học, giàu chất trí tuệ và cảm xúc đậm đà
chất trữ tình được thể hiện dưới những hình thức ngôn ngữ sáng tạo rất độc
đáo, rất Nguyễn Tuân, không thể lẫn với bất kì ai khác. Tuỳ bút Sông Đà
phần nào chứng tỏ bút lực già dặn cùng phong cách nghệ thuật của nhà văn
Nguyễn Tuân - cây đại thụ của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.

208
ĐỀ '' ' ' ’ ■ -tỊ ỹ '
tác phẩm Ngườirr~___
lá i đò Sõng Đà của Nguyễn Tuân.
_.

I. DÀN Ý

1. Mở bài:
Giới thiệu sơ lược về tác giả và tác phẩm.
- Tác phẩm Người lái đò Sông Đà trích trong tập tuỳ bút Sông Đà, kết quả chuyến
đi thực tế dài ngày ở vùng cao Tây Bắc của tác giả năm 1958.
- Tác giả mượn lời ông lái đò già nói về Sông Đà để miêu tả con sông tiêu biểu
cho núi non và con người của vùng cao Tậy Bắc.
2. Thân bài:
* Nguồn gốc Sông Đà:
+ Yếu tố địa lí:
Sông Đà bắt nguồn từ huyện Cảnh Đông, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy qua
một vùng núi non hiểm trở rồi vào nước ta, đến ngã ba Trung Hà thì hoà vào sông
Hồng.
+ Yếu tố lịch siử:
- Thời Trần, triều đình lấy tên Sông Đà đặt cho một lộ (đơn vị hành chính cũ):
Đà Giang Lộ, gồm từ Hưng Hoá trở lên, nay là vùng cao Tây Bắc.
- Sông Đà gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử và cách mạng. (Thủ lĩnh Nguyễn
Quang Bích tập hợp dân chúng nổi lên chống thực.dân Pháp, phong trào cách mạng
chống bọn lang đạo tay sai của chính quyền thực dân...).
+ Yếu tố đời sống:
- Sông Đà là nguồn sống của người dân hai bên bờ, góp phần tạo nên những
phong tục tập quán của từng dân tộc vùng cao Tây Bắc.
- Tính chất của Sông Đà ảnh hưỏng không nhỏ đến sự hình thành tính cách của
con người, (ông lái đò Sông Đà là nhân vật tiêu biểu).
* Sông Đà - con sông dữ:

Lắm thác ghềnh, rất nguy hiểm cho thuyền bè qua lại {Ba trăm thác đá). Nguyễn
Tuân tả: cất dữ, gió dữ, thác dữ, bãi đá dữ, xoáy nước dữ... luôn rình rập con người.
* Sông Đà trữ tình, thtí mộng; ^

- Nhìn từ trên cao xuống, Sông Đà như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn
hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cụồn cuộn mù khói
núi Mèo đốt nưong xuân.
- Màu nước Sông Đà mùa xuân dòng xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ...,
mặt nước Sông Đà loang loáng màu nắng tháng ba Dường thi... nắng giòn tan trên
sông,... cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rdi thoi...

14-Những bài làm văn mẫu 12T1-Trẩn Thị Thln-NXB THTPHCM 209
- Bên bờ sông, đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sõng
hoang dại như một bờ tiền sử... Ngôn ngữ của đoạn văn này giàu chất thơ.
* Hình ảnh người lái đò sông Đ à :

Là người con của Sông Đà:


- Sinh ra bẽn bờ Sông Đà, uống nước Sông Đà từ nhỏ, lặn hụp ngày ngày trong
dòng sông.
- Mười năm lái đò dọc trên Sông Đà, ông hiểu rõ tính nết của sông như thuộc
lòng bàn tay mình.
- Ông có đủ tài, đủ sức để “trị” được sự hung dữ của Sông Đà.
- Gắn bó tha thiết với con sông. Sông Đà,đã thành máu thịt của ông lão lái đò.
3. Kết bài:
- Nguyễn Tuân đã vận dụng hết tài năng quan sát, miêu tả, nhận xét... của mình
để tô đậm những nét dữ dội của Sông Đà qua những hình ảnh, âm thanh sinh động
và đặc sắc, vừa giàu chất tạo hình vừa có tính trí tuệ. Những dòng chữ của Nguyễn
Tuân biến hoá khôn lường.
- Tuỳ bút Người lái đò Sông Đà có giá trị nội dung và nghệ thuật xuất sắc, thể
hiện tình cảm yêu mến th^ốt tha của tác giả đối với đất nước và co’n người Việt Nam
yêu dấu.

M. BÀI LÀM

Nguyễn Tuân sinh năm 1910, trong một gia đình nhà Nho, quê ở làng Nhân
Mục (làng Mọc), huyện Từ Liêm, Hà Nội. ông học Trung học ở Nam Định,
tham gia bãi khoá chống thực dân Pháp rồi bỏ học. Nguyễn Tuân viết văn,
làm báo sớm, nổi tiếng với loạt truyện ngắn đăng trên các báo Tao Đàn, Tiểu
thuyết thứ bảy ưa được đánh giá là cây bút tiêu biểu cho văn xuôi lãng mạn
trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 với tập truyện ngắn nổi tiếng Vang
bóng một thời, các tập Tuỳ bút I (1941), Tóc chị Hoài (1943), Tuỳ bút II (1943).
Sau Cách nạng tháng Tám, cùng với phần lớn văn nghệ sĩ, Nguyễn Tuân
tham gia kháng chiến, theo sát bộ đội trong các chiến dịch lên Tây Bắc, vào
Quảng Trị... Nhiều tập tuỳ bút đã ra đời, khẳng định sở trường của ông: Dường
vui (1949), Tuỳ bút kháng chiến (1955). Trong giai đoạn xây dựng xã hội ở
miền Bắc và đấu tranh chống Mĩ - nguy, giải phóng miền Nam, thống nhất đất
Jiước, Nguyễn Tuân sáng tác tuỳ bút Sông Đà (1960) và Hà Nội ta đánh Mĩ
giỏi (^ 972).
Nguyễn Tuân có vốn văn hoá uyên bác, có tác phong làm việc rất nghiêm
túc, viết gì cũng nghiên cứu, điều tra kĩ lưỡng. Khi viết, ông thường chú trọng

210
lời văn sao cho thật vừa ý mình, thật mới, thật hay, có dấu ấn riêng rõ rệt,
không thể lẫn với bất kì ai.
Người lái đò Sôn^ Đà trích trong tập tuỳ bút Sông Đà, kết quả chuyến đi
thực tế của Nguyễn Tuân ỏ Tây Bắc năm 1958. ông sống với bộ đội, thanh
niên xung phong, công nhân cầu đường và đồng bào các dân tộc từ Lai Châu
về Sơn La. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới sau 1954 và phong cảnh, .con
người Tây Bắc đã đi vào trang sách của ông với một niềm vui to lớn bao trùm
tất cả, xen lẫn những xúc cảm trữ tình trước vẻ đẹp lạ lùng và hấp dẫn của
đất nước, con người Tây Bắc.
Tuỳ bút Người lái đò Sông Đà lấy ông lái đò làm nhân vật trung tâm của
câu chuyện về Sông Đà, nhưng thực chất là để biểu lộ cảm nghĩ, nghe nhìn,
quan sát, nghiền ngẫm và sáng tạo của Nguyễn Tuân. Mượn lời ông lái đò nói
về Sông Đà nhưng chính là tác giả miêu tả con sông từ nhiều góc độ khác
nhau, qua đó bộc lộ tâm tư tình cảm mình đối với con sông tiêu biểu cho núi
non, con người xứ Tây Bắc xa xôi. Với lối viết đặc sắc, độc đáo, Sông Đà đã
trở thành Sông Đà - Nguyễn Tuân. Đó là con sông của đất nước có lịch sử
chống ngoại xâm, lịch sử cách mạng; là con sông trữ tình, anh hùng ca, tạo
nên những con người anh hùng, bình thường mà vĩ đại. Tất cả đều được vẽ
nên bằng ngòi bút biến hoá tài tình thể hiện sự gắn bó thiết tha, sâu đậm với
đất nước của tác giả.
Xưa nay, đã có nhiều tác phẩm viết về Sông Đà. Dân gian có truyện cổ
tích về Thác Bờ, có thành ngữ về ma thiêng nước độc: Nước Sông Đà, ma Tà
Bú. Vua Lê Thái Tổ đi đánh giặc Đèo Cát Hãn từ Lai Châu về qua Sông Đà
đã có câu thơ : Đồn đại những ba trăm thác dữ, Mà nay chỉ thấy một dòng
xuôi, ý lấy Sông Đà để nói chuyện dẹp giặc thành công. Nguyễn Trãi, Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Nguyễn Quang Bích và các nhà vãn trong cuộc
kháng chiến chống Pháp đều đã nói đến Sông Đà.
Văn chương thế giới cũng có nhiều tác phẩm bất hủ tả vẻ đẹp của các
dòng sông. Văn chương Trung Quốc đã sớm in vào trí nhớ nỊ;íiều thế hệ người
Việt hình ảnh sông Lang Thương dòng trong dòng đục gắn với Khuất Nguyên.
Dòng sông Hoàng Hà như từ trời cao rơi xuống trong thơ Lí Bạch. Bến sông
Trường Giang và cảnh dương liễu rủ bóng làm cho khách qua sông sầu đến
chết lòng. Bến Tầm Dương với lau lách đìu hiu và cái khí lạnh cũa sông Dịch
trước sự hi sinh hào hùng của tráng sĩ Kinh Kha. Trong văn chương Pháp còn
ngân vang giọng thác Niagara kéo dài qua thảo nguyên mênh mông trong

211
đêm trăng thanh vắng với lời văn đầy chất thơ của Satôbriăng. Sông Hằng
hùng vĩ, linh thiêng được miêu tả trong tác phẩm Mahabharata lại hiện ra hiền
hoà, kì diệu ở thơ Ta-go. Sông Vôn-ga, sông ĐơnhiéỊD êm đềm, mơ mộng
trong văn Mác-xim Go-rơ-ki, Sô-lô-khốp... Mỗi dòng sông có một vẻ đẹp riêng
nhưng không con sông nào đặc biệt như Sông Đà của Nguyễn Tuân.
Sông Đà có nguồn gốc rõ ràng: Nó khai sinh ở huyện cảnh Đông, tĩnh Vàn
Nam bên Trung Quốc lấy tên là Li Tiên, đi qua một vùng núi ác, rồi đến nửa
đường thì xin nhập quốc tịch Việt Nam, trưởng thành mãi lên và đến ngã ba
Trung Hà thì chan hoà vào sông Hồng. Tác giả nói về dòng sông mà như nói
về con người: nào khai sinh, nào xin nhập quốc tịch, nào trưởng thành... Ngôn
ngũ học cho rằng đó là nhân hoá, kì thực nó là nghệ thuật hoá, coi dòng sông
có đời sống, có tính cách, có cá tính vô cùng độc đáo.
Ngoài các yếu tố địa lí, Sông Đà còn có các yếu tố lịch sử. Thời xưa, triều
đình nhà Trần lấy Sông Đà đặt tên cho một lộ là Đà Giang Lộ. Chính vì vậy
trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ có truyệri Đà Giang dạ ẩm mà bối
cảnh là cuối đời Trần. Đà Giang Lộ là vùng đất tính từ Hưng Hoá trở lên, bây
giờ gọi là vùng Tây Bắc. Từ Lai Châu xuôi về Hoà Bình, nối nhau bằng sợi
dây thừng (chữ của Nguyễn Tuân) khổng lồ là Sông Đà, nếu nhìn từ trên máy
bay xuống.
Sông Đà còn có yếu tố cách mạng. Con sông trước tiên là một nguồn
sống. Miếng nước, con cá, đường thuỷ, lưu vực phù sa, cơn gió mát mùa hè,
nơi tụ họp đầu tiên để lập nghiệp thành tộc này tộc nọ là ở ven các bờ sông.
Nhiều nền văn minh bắt nguồn từ những dòng sông. Con sông là trời sinh,
nhưng con Sôno cũng do con người tạo nên bằng công sức mình. Lịch sử dù
biến thiên, Sông Đà vẫn là của dân xứ Tây Bắc. Nó dữ, nó hiền là một chuyện
và con người vẫn ăn ỏ đời đời kiếp kiếp với nó. Không nói chuyện ngày xưa,
chỉ nhắc lại hồi Tây mới sang cướp nước ta, ngưòi dân xứ này đả cùng nhà
yêu núớc Cần vương Nguyễn Quang Bích (tuần phủ Hưng Hoá) chiến đấu
đến cùng. Trong nhật kí hành quân bằng thơ của ông đã ghi lại bao nhiêu tên
đất, tên nước thuộc vùng Sông Đà. Tiếp theo đó là thời thực dân Pháp cai trị
cùng vói bọn lang đạo, địa chủ gian tham, độc ác: Con sõng bị chúa đất từng
vùng đem cắt ngang ra thành từng khúc nhỏ làm cho con sõng ác thêm! Đế
quốc dóng đồn bót ven sõng, tính dữ ác của con sông lại càng tàng thêm mấy
lần.

212
Tuy vậy, người dân Tây Bắc không chịu rời sông Đà. Dù chưa nghe nói
đến cách mạng mà năm trăm thanh niên chèo đoàn thuyền hàng trăm chiếc
xuôi về Hà Nội chở thóc lên Hoà Bình cho Tây đã không chịu được cảnh mưa
trên nguồn giội xuống đầu, gió sông táp vào mặt cùng những lời chửi mắng,
roi vọt của bọn quan lính áp tải, nên vào một buổi chiều Sông Đà nổi sóng, cá
Sông Đà quẫy mạnh, họ nhất loạt rút cọc chèo, bơi chèo tiêu diệt gọn cái
trung đội áp giải ấy. Người lái đò Quỳnh Nhai kể như vậy, rồi tiế p : Bây giờ
thỉnh thoảng đi chở hàng mậu dịch chà chính phủ, vẫn gặp lại một số anh em
cũ của cái đêm mưa bão đi trốn khỏi bến Tà Bú ấy... Mười lăm năm đã qua đi
trên Sông Đà, con Sông Đà quê hương ngày nay đã khác trước rồi... Đoàn
chuyên gia ta và chuyên gia bạn đi nghiên cứu Sông Đà, để rồi trị con sõng dữ
tợn này, bắt nó phải phục vụ cuộc sống Tây Bắc. Từ đó tới nay đã trên hai
mươi năm. Công trình thuỷ điện Hoà Bình đã xong. Con Sông Đà đã được
chặn lại để làm ra điện. Hồ chứa nước dài hàng trăm kilômét là khu du lịch,
nơi nuôi cá, là đường giao thông thuận lợi, không còn cảnh lên thác xuống
ghềnh nguy hiểm mặc dù vẫn rất hào hùng như thuỏ trước.
Năm 1958, nhìn thấy đoàn chuyên gia nước bạn sang khảo sát Sông Đà,
Nguyễn Tuân đã nổi hứng muốn làm một cán bộ thông tin để ghé khắp các
bến lớn bến nhỏ ở bờ bên phải, ở bờ bên trải Sông Đà mà chuyển đi cái tin
mới ngồn ngộn sức sống này. Niềm vui ấy không riêng cho một ai mà cho tất
cả nhân dân Tây Bắc, nhân dân cả nước. Nó hết sức lớn lao vì nó mang rất
nhiều ý nghĩa.
Người lái đò Sông Đà tuyên bô': Chợ Bờ, cái biên giới thuỷ phận cuối cùng
của đá thác Sông Đà... Từ chợ Bờ xuôi dòng, hết ghềnh hết thác. Sông Đà
hình như hết cả đậm đà với nhà đò. Như vậy, Sông Đà đúng với cái danh của
nó là từ chợ Bờ trỏ lên. Phải đúng ba trăm cái thác đá mới là Sông Đà. Để
làm chứng cho lời nói của mình và thêm chút mắm muối cho câu chuyện đậm
đà chất sống, người lái đò già bình thêm : Chạy thuyền trên khúc sông không
Có thác, nó đến dại tay dại chân và buồn ngủ. Sông Đà đối với ông giống như
một trường thiên anh hùng ca.
Tạo được môi trường anh hùng ca phải là cái gì dữ dội, nguy hiểm cao độ,
khắc phục được phải là thiên tài, tối thiểu là tài ba hiếm có. Phải kiên trì, có
khi liều xông vào chỗ chết để giành lấy sự sống và tất nhiên cuối cùng phải
chiến thắng vẻ vang.

213
c

Sông Đà quả là một môi trường như thế. Bản chất nó đã vậy, ngòi bút tài
ba của nhà văn càng làm cho bản chất ấy sắc nhọn thêm, dữ dội, nguy hiểm
thêm bội phần. Cây cối, cỏ hoa hai bên bờ, ánh sáng nhà cửa, làng bản ven
sông là nằm trong cảnh quan của sông, những cái đó thường hiền hoà, tươi
đẹp... Nhưng trước hết, chúng ta hãy nói đến những nét đặc trưng nhất của
Sông Đà.
Cát là thứ bình thường nhất. Cát trên sông có hại chăng là khi nó nổi lên
thành bãi, thành gò làm cho thuyền bị mắc cạn. Có mấy ai nghĩ rằng thứ hạt
nham nhám ấy của Sông Đà lại làm loét cả da, còn lội nước thì đục thủng
gan bàn chân lỗ rỗ như những vệt hà đục thủng đáy và mạn dưới các thuyền
gỗ. Như thế là cát dữ.
Bờ cũng chẳng hiền. Có nơi nó dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy đúng
ngọ mới có mặt trời. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái
yết hầu... Có quàng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi
trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cãm thấy
mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào
trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện...
Lời văn ở đoạn này gồm những chi tiết chính xác, khoa học xen lẫn cảm
quan của tác giả, tạo nên cảnh Sông Đà khi thì dữ dội, nguy hiểm trong cái
hùng vĩ không ngờ, khi thì pha chút hóm hỉnh trong những nét rất hiện thực
như con nai con hổ vọt từ bờ này sang bờ kia, tưởng như lòng sông chỉ còn là
cái dải yếm trong ca dao xưa.
Gió Sông Đà cũng đáng sợ. ở quãng ghểnh Hát Loóng là vương quốc của
gió phối hợp với nước, với đá, với sóng thành những chỗ xoáy: nước xô đá,
đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào
cũng đòi nợ xuýt, {nợ xuýt là nợ không có cũng đòi), mà không đòi được thì
cố bắt người lái đò và lật ngửa bụng thuyền ra.
Cát, vách đá, gió đều đáng sợ cả, nhưng không gì đáng sợ bằng cái hút
nước. Chắc tên gọi này không phải do tác giả đặt ra mà là của đồng bào sở
tại, hoặc của những người lái đò trên Sông Đà. Nó là chỗ nước xoáy, dòng
nước đương chảy xuôi êm ả, bỗng dưng tới đó cứ xoáy tròn thành vòng rất
đẹp rồi trũng xuống như cái lúm đồng tiền trên đôi má xinh xinh. Ai ngờ đó là
chỗ nguy hiểm nhất cho thuyền đi trên sông. Ban trưa thanh vắng ra sông,
chỗ bờ hõm thành vực, thấy những vòng xoáy ấy, trẻ con người lớn đều sợ hãi
bởi đã từng nghe lời đồn đại mê tín rợn tóc gáy là chỗ đó Hà Bá và các vị thuỷ

214
thần thường bắt người xuống hầu hạ hoặc lấy gỗ xây cung điện dưới Thuỷ
cung. Bất cứ vật gì lọt vào đó là chìnn mất tăm. Cái hút nước ồ Sông Đà được
Nguyễn Tuân miêu tả hiện đại hơn: nó như cái giếng bê tông thả xuống sông
để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đó ặc ặc lên như vừa rót dầu :'ôi vào.
Tiếng nước ặc ặc ấy có lẽ chỉ Sông Đà mới có. Còn nhiều bè gỗ . ’ng đi
nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Vừa đáng sợ
vừa buồn cười là chi tiết thuyền mà lạc vào đó thì thuyền trồng ngay cây chuối
ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mười phút sau mới
thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới.
Cái đáng sợ nhất của Sông Đà chưa phải là những cái hút nước mà là đá
và thác. Thác và đá bày thành Thạch Trận, hay nói đúng hơn là Thạch Thuỷ
Trận. Nguyễn Tuân có dụng ý trình bày một thứ trận chiến như kiểu Bát trận
đồ theo binh pháp Tôn Ngô mà Khổng Minh sáng tạo lại, cố nhiên có pha
chút hiện đại. Không có Long Xà Trận nhưng có Thạch Trận. Thạch Trận cũng
đủ cửa tử, cửa sinh. Tuy không đủ Bát Trận nhưng cũng có trận trước trận
sau, trận trên, trận dưới, nhiều lớp nhiều tuyến, có tiên' phong, có dự bị...
Không có các tướng trấn cửa như Nguy Diên, Mã Siêu, Quang Hưng, Trương
Bào... nhưng có những tướng đá và quân nước. Đá thì ngàn năm vẫn mai phục
hết trong lòng sông... có chiếc thuyền nào xuất hiện... là một số hòn bèn nhổm
cả dậy để vồ lấy... Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhàn
nhúm méo mó... Tưởng chừng như chúng nằm ngồi rải rác tuỳ tiện, nhưng
hình như Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn, sông bày Thạch Trận.
Đá được “phân công” hẳn hoi, chia làm ba hàng chặn ngang trên sông. Hai
hòn canh một cửa đá trông như là sd hở, nhưng chính hai đứa giữ vai trò dụ cái
thuyền đối phưdng đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng mới
đánh khuýp quật vu hồi lại. Nếu thuyền không chịu chìm mà cứ tiến lên thì một
thế trận khác lại đã bày sẵn. Tướng, đá ở đây oai phong lẫm liệt Một tướng đá
như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước /Ơ7/ giao chiến. Một
tướng đá khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào.
Nhưng các tuỹến của Thạch Trận đều lần lượt bị chọc thủng. Các cửa íửđều
chẳng nhử được thuyền. Cuối cùng, cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào
đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng. Tưởng đâu như sắp bị khép vào trọng
tội trong binh pháp: quân thua chém tướng. Đây là một chi tiết cực kì thú vị.

215
Hết đá đến nước. Nước vốn êm dịu nhưng khi kết hợp với đá, với gió thì nó
trở nên hung dữ. Nước Sông Đà là như vậy. Tính từ Chợ Bờ trở ngược, chỉ
lắng nghe tiếng kêu đủ kiểu của nước cũng đã thấy ghê: Còn xa lắm mới đến
cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên... LÚC'
nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng
gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang
lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa. Tới giữa thác thì một đằng đá
chặn, một đằng sóng luồng thuyền mà đánh vu hồi, đồng thời reo hò làm thanh
viện. Có lúc nó reo như đun sôi lên một tĩãm độ muốn hất cái thuyền đang
phải đóng vai một cái nắp ấm, một ấm nước sôi khổng lồ. Nhưng không đâu
tiếng nước nghe lạ như ở những cái hút: nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi
vào. Tiếng nước đã sợ, sức nước còn đáng sợ hơn. Mặt sông cũng có ổ gà: Đi
vào Ổ gà sông là thuyền bị giật xuống, bị dồi lên. Chỗ thác, mặt sông chia
thành nhiều luồng : Có luồng đi lầm vào thì chết ngay, có luồng đi vào đúng
luồng rồi nhưng mà không trúng tim luồng thì vẫn có thể là thập tử nhất sinh
như thường, ở những chỗ khác, nước có thể đội cả thuyền lên, bám lấy thuyền
như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngũa ông lái cho phơi bụng giữa trận
nước vang trời thanh la não bạt. Dưới ngòi bút tài hoa, phóng khoáng của
Nguyễn Tuân, nước Sông Đà đã trở thành võ sĩ thực thụ. Nó đánh đến miếng
đòn độc hiểm nhất: bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò... Bây giờ thì nó là con
ngựa bất kham đang tế mạnh trên sông đá. ông lái nắm chặt lấy được cái bờm
sóng... ghì cương lái... phóng nhanh vào cùa sinh. Nước đành chịu thua nhưng
đến chỗ cái hút, nó rình sẵn, thuyền nào lơ mơ là nó rút luôn tận đáy, chết
không kịp ngáp. Chẳng khác gì dân gian đồn Hà Bá lên lấy gỗ.
Sông Đà dữ quả không sai với tiếng đồn. Cát dữ, bờ dữ, gió dữ, hút nước
dữ, tập trung cái dữ là những Thạch Trận, đá và nước hùa nhau bẫy người lái
đò vào chỗ chết. Tác giả đã dùng ngòi bút trăm màu và cặp mắt thiên lí nhãn
của mình để đưa ra hàng loạt những hình, ảnh khác nhau nhưng luôn luôn đắc
địa, vừa có tính trí tuệ vừa có chất tạo hình, vượt xa thủ pháp mà ta quen gọi
là nhân hoá để đi vào bản chất sâu xa nhất, độc đáo nhất của sự vật, trở
thành những trang viết biến hoá khôn lường. Đá dưới sông mà, được tác giả
miêu tả như là dân quân phục kích, là bộ đội giăng hàng bày trận, là tướng giữ
cửa tử cửa sinh trong trận đồ Khổng Minh, là tướng trên sân khấu tuồng, là
tướng thua trận trên chiến trường... Nước mà khi thì là tiếng kêu tâm trạng, khi
thì là tiếng reo hò của quần chúng, khi thì là đô vật, khi là lực sĩ đội thuyền, khi

216
thì là Hà Bá hút người xuống đáy... Do đó mà cái dữ của Sông Đà lại càng dữ,
càng trỏ nên môi trường anh hùng ca hoàn toàn độc đáo.
Cảnh Sông Đà vừa dữ dội vừa hùng vĩ. Cái hút nước rất nguy hiểm và
đáng sỢ, vậy mà nhà văn tưởng tượng là cứ chui xuống đáy nước rồi lia máy
quay phim ngược lên cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông
xanh ve một áng thuỷ tinh khối đúc dày... thì nó lại trở thành cảnh đẹp và lạ có
một không hai. Từ trên máy bay nhìn xuống, Sông Đà giống như cái dây thừng
ngoằn ngoèo chứ không ai nghĩ rằng nó đã bao đời /ám mình làm mẩy với con
người Tây Bắc. Có lúc lại thấy Sông Đà như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân
tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và
cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nưdng xuân. Màu nước Sông Đà rất đẹp: Mùa
xuân dòng xanh ngọc bích, chứ không xanh màu xanh canh hển của Sông
Gâm, Sõng Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chỉn đỏ như da mặt một người
bầm đi vì rượu bữa...
Nguyễn Tuân viết về Sông Đà bằng ngòi bút dạt dào cảm xúc. Tác giả
nhận xét: Con Sông Đà gợi cảm. Có lần ông thấy nó giống như một cố nhân
lâu ngày mới gặp lại. Sông Đà xuất hiện đột ngột sau một chỗ ngoặt khỏi núi
thành một vệt loang loáng màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt
há Dưdng Châu” (thơ Lí Bạch trong bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo
Nhiên đi Quảng Lăng), ôi, cái nắng giòn tan trên sông lấp loáng vừa khói vừa
nước mới đẹp đẽ, ấm áp làm sao! Bạn thơ của Lí Bạch ra đi vào giữa mùa hoa
khói ấy có thấy rộn lên trong lòng chất men xuân hay không thì chưa rõ ;
nhưng ỏ đoạn văn này thì Nguyễn Tuân như đang đắm mình vào đám hội
xuân của chuồn chuồn, bưom bướm, của nắng giòn tan trên sông, của cá dầm
xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rdi thoi, của đàn hưdu cúi đầu
ngốn búp cỏ gianh đẫm sưong đêm, của một nưdng ngô nhú lên mấy lá ngô
non đầu mùa, của Sông Đà thơ mộng trước con mắt của thi sĩ Tản Đ à : Dải
Sông Đà bọt nước lênh đênh, Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình...
Sông nước, bến bờ tịnh không'một bóng người: Bờ sông/loang dại như một
bờ tiền sủ. Bỗng dưng, tác giả thèm nghe một tiếng còi síplê (tiếng Pháp:
sittlet là còi) của một chuyến xe lữa Yên Bái - Lai Cháu để cho nỗi niềm cổ tích
tuổi xưa trở màu thành hiện đại, cho cảm nghĩ đủ hai chiều kim cổ. Cuối đoạn
văn trữ tình này lại là một khoảng không gian khoáng đạt của dòng nước hiền
hoà đang nhớ các bạn thác ghềnh; của giọng người miền xuôi thoáng nhẹ,
êm êm : của những cánh buồm mỏ rộng tha hồ đón gió bốn phương trên

217
những con thuyền mình nở chứ không phải là thuyền then đuôi én, khiến cho
cảm xúc của cả người viết lẫn người đọc cứ tràn ra mênh mang, bất tận.
Sông Đà dữ dội nhưng Sông Đà cũng rất trữ tình.
Trở lại với nhân vật chính là người lái đò Sông Đà. ông sinh ra và lớn lên
bên bờ Sông Đà, uống nước Sông Đà từ thuở còn để chỏm, chắc chắn ông
cũng đã từng hằng trăm lần ngụp lặn trong dòng sông. Sau mười năm lên
ngược xuống xuôi, cầm lái bao phen đi về từ Lai Châu xuống tận Hà Nội, thử
hỏi có bến nào, thác nào, luồng nào mà ông không thuộc?! Mà con Sông Đà
này sức cải hoá cúa nó là ghê gớm, quyếtjiệt có một không hai. Cái phép
của sông là sắt đá số một, cho nên ỏ ông lái đò này có cái gì mà không in
đậm dấu ấn của con sông, không là sản phẩm của Sông Đà?!
Từ hình dáng bên ngoài: Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào
cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng, giọng
ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhỡn giới ông vòi vọi như lúc
nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sưong mù. Cuộc sống sông nước
đã rèn luyện cho ông một thân hình cao to và gọn quảnh như chất sừng chất
mun. Cái nghề lái đò đã khiến tất thảy những người lái đò Sông Đà chỉ khoẻ
có đôi tay còn chân rất yếu, chạy rất kém. Cử chỉ của ông lái đò này cũng đều
theo dáng lái thuyền, khi ngắt lời người khác, ông nhanh như một tay lái rẽ
ngang sông miết theo luồng thác bắt chéo.
Cái dữ dội của Sông Đà có các ông lái đò trị được. Chiến thắng ấy là một
nét đẹp: con người chiến thắng thiên nhiên. Ngay trong khi miêu tả cái dữ dội,
tác giả vẫn thỉnh thoảng pha một chút vui vui, nghịch nghịch để làm cho cái
cứng rắn, hiểm trở của thiên nhiên mềm đi ít nhiều.
Làm nghề lái đò, ông lái hiểu rõ cấu tạo của thuyền, đò. Tại sao con
thuyền Tây Bắc mình thon chứ không nỏ? Phải là thuyền then đuôi én thì mới
lách qua được các cửa luồng đá ép lại còn rất hẹp. cả chuyện cái buồm cũng
vậy. Lái đò Sông Đà ở thượng nguồn thì cần sào chống, chèo bới, cần nữa thì
thêm dây kéo, ít khi dùng buồm, về dưới xuôi, nếu cần buồm thì can hai cây
sào lại thành cột buồm và căng cái mui ra làm buồm mà treo lên. Có điều
chân trời Tây Bắc và Sông Đà thường là vướng núi, cái buồm di động trên lườn
núi vốn không phải là hình ảnh quen mắt của người dân hai bờ sông Tây Bắc.
Ông lái đò thuộc Sông Đà như thuộc lòng bàn tay. Sông Đà đối với ông chỉ co
ý vị đậm đà từ Chợ Bờ trở ngược, về xuôi, hết thác, hết đá, lái thuyền dễ dại
tay dại chân và buồn ngủ. Sông Đà chỗ nào vách đá dựng đứng như thành

218
cao vút, khép sông lại chỉ còn như cái eo; chỗ nào gió, sóng, đá kết hợp với
nhau thành khúc nhạc rợn người; chỗ nào có những hút nước là cạm bẫy kinh
khủng cho thuyền bè. Đặc biệt là luồng lạch, thác đá, bao nhiêu thác, ở đâu
thác liên tiếp giăng hàng, bày trận, luồng nào sinh luồng nào tử, tim luồng ỏ
đâu, lên thác ra sao, xuống thác thế nào... ông lái đò biết hết. Không phải tự
nhiên mà ông hiểu biết và thành thạo như vậy. Phải rèn luyện, rèn luyện cao
độ bằng cách lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng. Cái nghề lái đò
này thật vất vả, người cứ dựng đứng lên mà luôn tay luôn chân luôn mắt luôn
gân và luôn tim nữa. Lên ngược phải kéo thuyền thì ngực vú, bả vai người lái
đà chống sào hay bầm lên một khoanh củ nâu, nó là vết nghề nghiệp của đầu
con sào gửi lại đời đời cho người lái đò Sông Đà, như một thứ huân chương lao
động Sông Đà ban tặng cho họ. Lên thác vất vả nhưng còn tránh được nguy
hiểm chứ chẳng như xuống thác: Xuống thác, người lái đò Sông Đà linh hoạt
và luôn luôn cơ động mà phối hợp đôi mắt, đôi tay, đôi chân, thần chết chỉ đến
với những tay lái kém cái tính phối hợp và tính ứng phó linh hoạt đó.
Đời người lái đò Sông Đà là một cuộc đời chiến đấu thực thụ. Cứ nghe ông
lái đò thuật một chuyến xuống thác thì đủ biết. Lúc đó, Sông Đà là kẻ thù sô'
một. Nhìn nó, có lúc thấy nó không “thơ đời Đường” nhàn hạ, mà thấy nó chỉnh
là một cuộc đấu tranh... để giành sự sống từ tay nó về tay mình.
Người lái đò khi nào thì đè lên đầu luồng mà tiến, khi nào thì tóm lẩy bờm
sóng mà vượt, vững tay lái ra sao khi chung quanh tiếng sóng nước reo hò
vang lừng để thanh viện... Hỗn chiến với đá với nước đến cật lực, hết hơi,
tưởng như rã rời vậy mà qua xong thác, khi sóng thác xèo xèo tan trong tri
nhớ... Cũng chả ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cùa
ải nước đủ tưởng dữ quân tợn vừa rồi. Hết thác, sông nước lại thanh bình thì
lòng ông lái đò cũng bình yên. Chiến đấu gay go vô kể nhưng vẫn là chuyện
thường ngày, không có gì là hồi hộp đáng nhớ. Sông Đà đối với ông lái đò,
quả là một trường thiên anh hùng cà mà ông đã thuộc đến cả /ihững dấu chấm
câu và những đoạn xuống dòng. Bản thân ông cũng sống một đời sống hào
hùng, có điều sự hào hùng ấy là chuyện hằng ngày nên ông coi chẳng có gì
đặc biệt. Ông đã ép con người ông vào trong khuôn khổ của Sông Đà và
Sông Đà đã rèn ông theo mẫu của mình. Không có cái gì thuộc về Sông Đà
mà ông lái đò không biết. Ngược lại, không có cái gì ỏ ông lái đò mà không
mang dấu ấn, hình ảnh của Sông Đà.

219
Đọc văn Nguyễn Tuân nhất là tuỳ bút, có người cho rằng như soi trong
kính thiên sắc, chỉ mấy màu mà lắc bên này thì một thế giới màu, lắc bên kia
lại là một thế giới màu khác. Ngòi bút Nguyễn Tuân không chỉ bảy màu mà
trăm màu. Nếu người đọc chịu khó chú ý đến từng câu từng chữ thì sẽ nhận
thấy giá trị công sức mà tác giả đã bỏ ra e thường là “đến bạc tóc” như người
xưa từng nói.
Từ ngữ của Nguyễn Tuân phong phú, tìm tòi, sáng tạo, câu cú đôi khi rắc
rối nhưng vẫn rất Việt Nam. Hình ảnh ví von luôn bất ngờ, độc đáo mà vẫn
chính xác. Các chí tiết của tuỳ bút Người lậj đò Sông Đà đã hay, chỉnh thể
của bài văn càng cho thấy sự hiểu biết khoa học đến cặn kẽ, cảm xúc riêng
giàu chất sống và bao trùm lên tất cả là một tấm lòng yêu thương con người,
đất nước, yêu cái gian khổ đã vượt qua như một bản hùng ca, nên càng quý
khao khát, ước mong một tương lai tươi sáng, hạnh phúc.

I. DÀN Ý
1. MÒ bài:
* Giới thiệu sd iược về tác giả Xuân Quỳnh.

- Xuân Quỳnh (1942 - 1988) quê ở làng La Khê tỉnh Hà Đông cũ, nay thuộc Hà
Nội, nổi tiếng với nghề nuôi tằm, dệt lụa.
- Từ một diễn viên múa, chị đã tự học, âm thầm sáng tác và sau một thời gian thì
trở thành nhà thơ chuyên nghiệp với nhiều tập thơ đã được xuất bản.
- Thơ Xuân Quỳnh đằm thắm, sâu sắc, tươi rói sự sống và ấm áp tình người. Chị
dã để lại cho dời nhiều bài thơ hay.
- Bài thơ Sóng sáng tác năm 1967, in lần đầu trong tập Hoa dọc chiến hào, xuất
bản năm 1968. Qua bài thơ, tác giả nói với mình, với mọi người về tình yêu trẻ trung,
nồng nhiệt gắn liền với khát vọng hạnh phúc muôn thuở của con người.
2. Thân bài:
* Phân tích hình tượng sóng.

+ Sóng là một hình ảnh ẩn dụ thường thấy trong thơ cổ điển, được dùng để nói về
tình yêu nam nữ.

220
+ Cảm xúc nồng nhiệt, dạt dào của Xuân Quỳnh đã mang tới cho hình tượng sóng
một vẻ đẹp mới lạ, hấp dẫn.
- Tác giả mượn sóng nước để biểu đạt những trạng thái đa dạng, phức tạp của
tình yêu.
- Bài thơ được dệt nên từ hình tượng sóng. Giữa sóng và tâm trạng người con gái
đang khao khát tình yêu có nhiều nét tương đồng.
- Hình tượng sóng được hoàn thiện dần qua từng đoạn thơ, qua từng bước khám
phá và thể hiện của tác giả. Hình ảnh sóng dẫn dắt nhà thơ tới những suy ngẫm,
chiêm nghiệm sâu sắc về bản chất tình yêu.
+ Sáng tạo nghệ thuật của Xuân Quỳnh là ở sự kết hợp tài tình giữa thể thơ năm
chữ, nhịp điệu linh hoạt, giàu nhạc tính và các hình ảnh tương phản mang tính ẩn dụ
sâu sắc.
Hình ảnh song đôi của anh - em; sóng - bờ đan xen, hoà quyện và bổ sung ý
nghĩa cho nhau để hoàn chỉnh bức tranh tình yêu, khẳng định quy luật tình yêu : tình
yêu - nỗi nhớ - sự thuỷ chung - khát vọng hạnh phúc bền lâu.
3. Kết bài:
- Với bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh đã thể hiện được nét riêng của mình trong phong
cách sáng tác. Thơ chị giàu cảm xúc và thường bộc bạch nội tâm.
- Xuân Quỳnh khẳng định tình yêu đích thực phải chân thành, hồn nhiên, trong
sáng và mãnh liệt, thuỷ chung.
- Bài thơ Sóng có sức sống lâu dài bởi nó thể hiện khát vọng tình yêu muôn thuở
của con người.

II. BÀI LÀM


Xuân Quỳnh là cô gái đẹp người đẹp nết của làng lụa La Khê, Hà Đông
(nay thuộc Hà Nội). Mê thơ, tự học và âm thầm viết, dần dần chị đă trở thành
một nhà thơ chuyên nghiệp. Sự nghiệp sáng tác của Xuân Quỳnh khá lớn so
với các nhà thơ nữ Việt Nam hiện đại. Trong ba mươi năm sáng tác, chị đã có
tới mười bảy tác phẩm được xuất bản, trong đó có mười ba tập thơ (bốn tập
in chung). Thơ Xuân Quỳnh tử lâu đã đi vào đời sống và được chép khá
nhiều trong sổ tay văn học, nhất lả của các nữ sinh. Những bài Thuyền và
biển, Thơ tình cuối mùa thu đươc phố nhạc càng trở nên quẹrí thuộc với công
chúng. Sóng là bài thơ tình hay nhất, hội tụ những nét tiêu biểu cho phong
cách nghệ thuật của Xuân Quỳnh. Trong bài thơ này, nhà thơ không định
nghĩa và diễn giải về tình yêu một cách giản đơn mà mượn hình tượng sóng
thay cho lời giãi bày chân thực về khát vọng tình yêu nồng nàn, tha thiết của
tuổi trẻ.

221
Xuân Quỳnh đã nối tiếp truyền thống trong văn học là lấy sóng để hình
dung tình yêu. Sóng tình được so sánh với sóng nước: Sóng tình dường đã
xiêu xiêu,... Lạ cho cái sóng khuynh thành... (Nguyễn Du), Dâng cả tình yêu
lên sóng mắt (Xuân Diệu)... Người xưa đã có câu: sắc bất ba đào dị nịch nhân
{Sắc không có sóng, dìm người như chdi). Ý thơ tuy cũ nhưng vào thơ Xuân
Quỳnh thì nó lại có vẻ đẹp lấp lánh khác lạ, bởi cách thể hiện độc đáo và tinh
tế. Cảm xúc chân thành, say đắm đã đem lại vẻ đẹp mới mẻ cho hình tượng
tưởng chừng như đã cũ kĩ, sáo mòn.
Bài thơ Sóng thể hiện sinh động nỗi băn khoăn day dứt khôn nguôi trong
quá trình tự nhận thức về tình yêu cùng nỗi nhớ da diết, sâu lắng và khao
khát vươn tới tình yêu trọn vẹn, thuỷ chung. Cao hơn nữa là khát vọng mãnh
liệt về hạnh phúc vĩnh hằng. Mượn hình tượng sóng, Xuân Quỳnh thể hiện
tâm trạng đang bùng cháy ngọn lửa yêu thương và khẳng định tình yêu mãnh
liệt sẽ vượt qua mọi trở ngại để đi đến bến bờ hạnh phúc.
Cái hay của bài thơ Sóng trước hết là ở âm điệu nhịp nhàng, linh hoạt
giống như những con sóng nhấp nhô, dào dạt triền miên trên đại dương bao
la. Nó thể hiện những cung bậc khác nhau của cảm xúc đang dâng tràn trong
trái tim yêu.
Âm điệu bài thơ Sóng được tạo nên bởi hai yếu tố chính. Yếu tố thứ nhất
là thể thơ năm chữ có khả năng gợi tả sự nhịp nhàng của sóng. Xuân Quỳnh
tỏ ra rất linh hoạt, phóng túng khi ngắt nhịp và phối âm bằng - trắc để miêu
tả nhịp sóng khi êm dịu, khoan thai, khi ào ạt, dữ dội. Yếu tố thứ hai là
phương thức liên kết ngôn từ và hình ảnh. Tác giả mượn hình ảnh sóng để
diễn đạt tình yêu cho nên âm điệu bài thơ là sự hoà trộn giữa âm thanh, nhịp
điệu của sóng với những trăn trỏ, khát khao, nhớ thương, hờn giận... trong
lòng người con gái đang yêu. Âm hưỏng của bài thơ khiến người đọc liên
tưởng đến hình ảnh những lớp sóng đại dương vô tận.
Kết cấu bài thơ dựa trên sự hoà hợp nhuần nhị giữa hai hình tượng trữ tình:
sóng và em. Có thể mượn sóng nước xôn xao để diễn tả sóng lòng dào dạt
của người con gái đang khao khát tình yêu đôi lứa. Khi yêu, người ta thường
vượt ra khỏi cái tôi nhỏ bé của mình để bước vào một thế giới mới lạ, rộng lớn
hơn. Cô gái đang yêu đứng trước tình yêu như đứng trước biển cả bao la. Cô
tìm thấy sự đồng điệu giữa mình và sóng, cô phân thân, hoá thân vào sóng.
Sóng giống như em, luôn luôn thao thức, luôn luôn xao động, tự biểu hiện
mình để hiểu mình hơn.

222
ở mỗi khổ thơ, sóng hiện lên với một diện mạo, một ý nghĩa riêng, cả bài
thơ đem lại ấn tượng tổng hợp về hình tượng sóng luôn luôn biến đổi muôn
hình muôn vẻ, phức tạp nhiều khi đến khó hiểu nhưng lại thống nhất ở bề sâu
của quy luật tự nhiên : gió sinh ra sóng, sóng là nỗi khát khao của bờ, sóng
ngàn năm ru vỗ bến bờ, để mãi mãi ngàn năm sau những con sóng đại dương
vẫn cất cao lời ca ngợi tình yêu bất diệt. Qua mỗi khám phá về sóng, người
con gái đang yêu lại tìm thấy mình trong đó.
Mỏ đầu bài thơ là trạng thái tâm lí đặc biệt của người thiếu nữ đang khao
khát tình yêu:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.
Sông ở đây là ẩn dụ chỉ con người, sóng là ẩn dụ chỉ tâm trạng đang yêu
cũa người con gái. Những thái cực đối lập của sóng: Dữ dội, dịu êm, ồn ào,
lặng lẽ có gì tương đồng với những thái cực trong tình yêu như yêu thương,
hờn giận, thắm thiết, hững hờ... chăng ? Sông không hiểu nổi mình, Sóng tìm
ra tận bể, ra tận nơi mênh mông rộng, vô cùng sâu, nơi trời nước bao la khi có
gió nồm nam êm nhẹ, khi có bão tố dữ dội. Sông, bể là sự tương phản về
không gian giữa một nơi bé nhỏ, chật hẹp với một nơi vô cùng, vô tận. Chỉ ra
tận bể, sóng mới có thể hiểu hết mình và hiểu thế nào là bản chất của tình
yêu.
Xuân Quỳnh đã bộc bạch một cách hồn nhiên, trong sáng những suy nghĩ
của mình về tình yêu. Tình yêu cũng giống nhu sóng biển, như gió trời vậy,
cũng có những đặc điểm đối nghịch đến kì lạ, làm sao mà hiểu cho hết được?!
Tình yêu là tình cảm tự nhiên nhưng cũng chất chứa nhiều điều bất ngờ, khó
hiểu như sóng nước đại dương. Xuân Diệu đã từng băn khoăn, bối rố i: Làm
sao cắt nghĩa được tình yêu 7 Tqy thế nhưng chưa bao giờ loài người thoát
khỏi sự cám dỗ đầy ma lực của nó. ^
ở đoạn thơ này, sóng nước đã chuyển nghĩa sang sóng tình. Sóng nước,
sóng tình đan quyện, bổ sung ý nghĩa cho nhau. Thế là dù đã ra tận bể mà
sóng vẫn chưa hiểu nổi mình. Em cũng đã hoà nhập vào biển lớn của tình
yêu anh mà nào em đã hiểu em'. Em yêu anh từ đâu ? Từ khi nào? Từ cái gì?
Ánh mắt, nụ cười hay giọng nói? Em cũng không biết nữa. Mà biết để làm gì?

223
Truy nguyên cho chính xác để làm gì, bởi anh và em chỉ cần hiểu rằng ta yêu
nhau là đủ.
Tự nhiên như hơi thở, cần thiết như cơm ăn áo mặc hằng ngày nhưng tình
yêu là gì thì không ai giải thích nổi. Sóng không hiểu khởi thuỷ, cũng như tình
yêu không hiểu khỏi nguồn. Sức quyến rũ ghê gớm của nó có lẽ ỏ chỗ đó
chăng? Điều thiêng liêng nhất, tuyệt diệu nhất trong tình yêu là sự đồng cảm,
hoà hợp sâu xa giữa hai tâm hồn, hai nửa cuộc đời tự nguyện gắn bó với nhau
để tạo thành một chỉnh thể trọn vẹn, vĩnh viễn. Chính vì thê' mà Xuân Quỳnh
đã dùng hình tượ/ig sóng để giãi bày chân thực khát vọng tình yêu mãnh liệt
của mình. '
Khát vọng tình yêu của người con gái đã vượt lên những băn khoăn và
cách trở:
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.
Tình yêu giống như những con sóng có từ ngàn xưa, nhưng khi Xuân
Quỳnh viết: Nỗi khát vọng tình yêu, Bồi hồi trong ngực trẻ nghĩa là nhà thơ đã
nêu được nét đặc trưng nhất của tình yêu. Khát vọng tình yêu khác hẳn ước
vọng tình yêu. ước vọng chỉ mới là ao ước và hi vọng, còn khát vọngrthì đã là
sự đam mê cháy bỏng, mãnh liệt vô cùng!
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên ?
Đây có thể xem là thời điểm “ then chốt” trên hành trình nhận thức của
người con gái đang yêu. Nếu sóng đã tìm ra tận bể để tự hiểu mình thì em
cũng tìm đến tình yêu anh để hiểu sâu hơn về con người đích thực của em.
Trước không gian bao la là biển cả, làm sao em không trăn trở với những câu
hỏi từ ngàn xưa vốn là những băn khoăn, triết lí mang tầm vũ trụ. Bao câu hỏi
cứ vương vấn trong tâm hồn em, làm cho em trăn trỏ, thao thức không nguôi:
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đẩu từ đâu ?

224
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau.
Giữa đại dương mênh mông ấy, nơi nào là nơi bắt đầu của sóng? Khó mà
trả lời cho chính xác, song vẫn có thể nói rằng: Sóng bắt đầu từ gió Có gió
mới có sóng, tất nhiên là thế. Vậy Gió bắt đầu từ đâu ? Câu trả lò íhông
phải dễ bởi nó cũng bí ẩn, kì lạ như câu hỏi tình yêu bắt đầu từ đâu vậy
Sự giải thích của Xuân Quỳnh cho thấy một quy luật phổ biến trong tình
yêu đó là trực cảm đến trước lí trí. Xuân Quỳnh đã dùng liên tiếp hai câu hỏi
tu từ: Từ nơi nào sóng lên ? Gió bắt đầu từ đâu ? vừa để nói lên cái trăn trở,
băn khoăn, vừa khẳng định 'niềm dam mê không gì sánh được của tình yêu.
Cũng như sóng, như gió, tình yêu là sức mạnh tự nhiên, mang vẻ đẹp tự
nhiên.
Khát vọng tình yêu thường gắn liền với nỗi nhớ. Sóng từ sông tìm ra bể,
sóng nhớ bở dù ở dưới lòng sâu hay trên mặt nước, bất kể ngày hay đêm:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ đưọc
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
Xuân Quỳnh không ngại nói thẳng ra nỗi nhớ người yêu đau đáu của mình.
Yêu và nhớ là hai mặt của tình yêu. Yêu say đắm thì nhớ thiết tha. Nhà thơ
vẫn mượn chuyện sóng để nói chuyện tình. Chỉ có sóng ờ đại dương mênh
mông mới có thể so sánh được với nỗi nhớ. Con sóng dưởi lòng sâu, Con sóng
trên mặt nước là những cung bậc khác nhau của nỗi em nhớ anh. Sóng trên
mặt nước dù có lơn cũng còn có thể lựa chiều mà vượt, chứ con sóng dưới
lòng sâu âm thầm khó nhận thấy mới thật sự dữ dội, khôn lường. Nhưng dù
trên mặt nước hay dưới lòng sâu thr sóng đều đến với bờ. Bờ là nơi đến của
sóng để sóng ve vuốt, vỗ về, là cái đích để sóng đi đâu về đâu cũng nhớ: ô i
con sóng nhớ bờ, Ngày đêm không ngủ được.
Nỗi nhớ có lúc biểu hiện trên bề mặt và cũng có lúc ẩn chứa tận dưới lòng
sâu. Xa anh, em nhớ, nhưng đó mới là nỗi nhđtrên bề mặt. Còn hờn anh, giận
anh em nhớ mới là nỗi nhở dưới lòng sâu. Nó xoáy cuộn, da diết, khắc khoải,
thổn thức đến trào nước mắt. Thức mà nhớ, là chuyện thường tình. Còn em

15-Những bài làm văn mẵu 12T1-Trán Thi Thln-NXB THTPHCM 225
nhớ anh đến mức: Cả trong mơ còn thức thì quả là nỗi nhớ đã lên tới đỉnh
điểm. Thức trong mơ - một nghịch lí đặc sắc. Quả là nỗi nhớ đã ăn sâu vào
tiềm thức, không bao giờ nguôi ngoai.
Đoạn thơ này đặc biệt chỉ có hai câu, khác với những khổ bốn câu trước
và sau nó. ở trên, nhân vật trữ tình còn nhờ lời sóng để bày tỏ lòng mình thì
đến đây đã trực tiếp cất lên tiếng nói tha thiết, chân tình.
Nỗi nhớ còn được gắn liền với khái niệm thời gian vô tận và không gian vô
biên. Với thời giarí, nỗi nhớ không phân biệt ngày đêm. Với không gian, nó
chẳng có nhiễu phương hướng. Không giaq có bôn phương Đông, Tây, Nam,
Bắc chứ tình yêu của em chỉ có một phương, đó là anh. Chỉ riêng anh là khiến
em luôn nghĩ tới và hướng về:
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương.
Nếu tình yêu là một quy luật của tự nhiên thì sự thuỷ chung lại là quy luật
của tình yêu: Nơi nào em cũng nghĩ, Hướng về anh - một phương. Lời thề giản
dị mà sâu sắc và xúc động. Những người đang yêu bao giờ cũng hướng về
nhau. Họ là mặt trời suốt đời soi sáng và sưởi ấm cho nhau.
Tình yêu dù trong sáng, mãnh liệt tới đâu chăng nữa thì cũng vẫn gắn với
đời thường, mà đời thường lại vốn nhiều dâu bể. Vì thế ngoài sự say mê,
những người đang yêu còn phải có đủ ý chí và nghị lực để vượt qua mọi
giông bão của cuộc đời với niềm tin son sắt.
Vậy thì những người đang yêu hãy nhìn vào sóng, hãy học bài học từ sóng :
ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó,
Con nào chẳng tới bờ,
Dù muôn vời cách trở.
Dù gió xô bão giạt tới phương nào .đi nữa thì cuối cùng sóng cũng tìm đến
với bờ. Em cũng vậy, cho dù gian nan, cách trở đến đâu, lòng em, tình em
cũng vẫn hướng về anh. Niềm tin và nghị lực em tim thấy ỏ thiên nhiên và ỏ
chính mình. Khi đã thực lòng yêu, Dù muôn vời cách trở, chúng mình vẫn vượt
qua hết để đến với nhau. Em tự động viên mình và cũng là động viên anh để
chúng ta có thêm nghị lực trên con đường đến với hạnh phúc đích thực.

226
Nếu ở những khổ thơ trên, hai hình tượng sóng và em đan cài, quấn quýt
vào nhau như hình với bóng, bổ*sung cho nhau nhằm đặc tả một tình yêu đẹp
đẽ, nồng nàn, thuỷ chung thì đến đoạn này, dường như những con sóng lặng
dần đi, nhường chỗ cho những suy tư sâu xa về cuộc đời, năm tháng, về các
quy luật vĩnh cửu của tự nhiên:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về x'a.
Tình yêu đẹp đẽ là thế, thiêng liêng là thế nhưng thật mong manh, khó
nắm bắt, khó giữ gìn. Một linh cảm lo lắng thấp thoáng mơ hồ về lòng người
có thể đổi thay, tình yêu có thể vơi cạn, phai nhạt theo dòng chảy vô tận của
thời gian.
Băn khoăn, lo lắng nhưng vẫn không vơi tin tưỏng. Mọi chuyện rồi sẽ qua
đi: cuộc đời, năm tháng... và máy kia cũng cứ bay mãi vào cõi xa xăm, vô định.
Cuối cùng: Chỉ còn em và anh, cùng tình yêu ở lại.
' ở khổ thơ cuối, khát vọng tình yêu của nhà thơ thật mãnh liệt. Nhà thơ ao
ước tình yêu vượt khỏi cái hữu hạn của đời người để tồn tại vĩnh viễn, bất diệt
như những con sóng vô hạn vô hồi;
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
Fừ phát triển, thăng hoa cũa cảm xúc và ý tưởng ở đoạn kết được thể
hiện thật rõ ràng. Chủ thể trữ tình đứng trước muôn trùng sóng bể mà nghĩ về
đôi lứa (anh em), nghĩ về tình yêu (biển lớn). Tình yêu đã bùng cháy thành
ngọn lửa khát vọng nhưng vẫn khi^m nhường, kín đáo. Em ao ước được hoá
thân Thành trăm con sóng nhỏ để được hoà nhập vào Giữa biển lớn tình yêu,
nghĩa là ước muốn đạt được tình yêu vĩnh hằng. Nhà thơ muốn biến cái hữu
hạn của đời người thành cái vô hạn của thiên nhiên và hoà tan tình yêu vào
thiên nhiên vĩnh cửu để ngàn năm sau, những con sóng đại dương vẫn cất
cao tiếng hát ca ngợi tình yêu. Đó cũng là khát vọng cháy bỏng của con
người từ trước tới nay.

227
Trong bài thơ, hình tượng sóng được khắc hoạ toàn vẹn qua mạch liên kết
giữa các khổ thơ với những khám phá liên 1ục về sóng, ổ lớp nghĩa hiển
ngôn, hình tượng sóng được diễn tả chân thực, sinh động. Sóng như có tâm
hồn, có tính cách, tâm trạng, ổ lớp nghĩa biểu tượng, sóng gợi đến sự phong
phú trong tâm hồn người con gái đáng y ê u : vừa đắm say vừa tỉnh táo, vừa
nồng nhiệt vừa dè dặt, vừa tin tưỏng vừa hoài nghi,... Tất cả làm thành trạng
thái bất an, thao thức của cái íớ/trữ tình đang trên đường tìm kiếm bản thể để
trả lời câu h ỏ i: Thế nào là hạnh phúc? Hình tượng song đôi này tạo thành
chiều sâu nhận tfiức và nét độc đáo cho bậi thơ: mọi tính chất của sóng đều
được quy chiếu đối sánh với sự xao xuyến của trái tim người con gái đang
yêu, hướng tới việc cắt nghĩa bản chất tình yêu,
Những xúc cảm trortg tình yêu thường mang tính khái quát nhưng mỗi nhà
thơ lại có cách thể hiện riêng. Cái riêng của Xuân Quỳnh ở bài Sóng trước
hết thể hiện ở cảm xúc nồng nàn và ước muốn được bộc bạch, chia sẻ. Tác
giả không chỉ khẳng định nhu cầu gắn bó dài lâu mà còn thể hiện nổi lo âu
trước sự hữu hạn của đời người. Nhà thơ khẳng định tình yêu đích thực phải
là tình yệu có những đặc điểm và phẩm chất như hồn nhiên, chân thành, say
đắm, bền vững, duy nhất, thuỷ chung,... Một tình yêu như thê' có khả năng
nâng cao tâm hồn và nhân cách con người.

I. DÀN Ý
1. MÒ b à i:
* Qiổi thiệu sd iược về tác giả ;

- Xuân Quỳnh tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942 - 1988), quê ỏ xã La
Khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây, nay thuộc Hà Nội.
- Ngay từ tập thơ đầu tay Tơ tằm - Chồi biếc (1963), thơ Xuân Quỳnh đã gây
được ấn tượng tốt đẹp trong lòng người đọc.
- Gẩn ba mươi nàm sáng tác, Xuân Quỳnh để lại cho đời nhiều bài thơ hay. Với
những cống hiến đáng kể cho nền thơ ca Việt Nam hiện đại, năm 2001, Xuân Quỳnh
được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
* Sóng là bài thơ nổi tiếng được nhiều người biết đến. Qua bài thơ, Xuân Quỳnh
nói với minh, với mọi người về tình yêu trẻ trung, nồng nhiệt, đắm say, gắn liền với
khát vọng hạnh phúc muôn thuỏ của con người.

228
2. Thân bài:
* Hình tượng sổng tượng trưng cho “cál tôi trữ tinh” của nhà tho.

+ Sóng là hình ảnh ẩn dụ thể hiện tâm trạng đa dạng, phong phú của người con gái
đang yêu.
- Bốn câu thơ đầu phản ánh trạng thái tâm lí đặc biệt của người con gái đang
khao khát được yêu. cảm xúc trữ tình có nhiều cung bậc khác nhau, thậm chí trái
ngược nhau.
- Mục đích của nhà thơ là mượn sóng làm biểu tượng cho tình yêu muôn thuở
của con người - một khái niệm trừu tượng không thể nào giải thích hết.
- Tâm trạng của người con gái đang yêu trong bài thơ có tính chất điển hình.
+ Những câu thơ tiếp theo ngầm khẳng định điều thiêng liêng nhất của tình yêu là
ở sự đồng cảm, hoà hợp sâu xa giữa hai tâm hồn...
+ Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ thương da diết, cuộn xoáy. Hình tượng kép: sóng -
bờ \ anh - em quấn quýt không rời. Khổ thơ: Con sóng dưới lòng sâu... Cả trong mơ
còn thức đạt giá trị nội dung và nghệ thuật rất cao - thể hiện tài tình, sinh động tâm
trạng nhân vật trữ tinh.
+ Tình yêu gắn liền với lòng thuỷ chung son sắt.
- ỏ các khổ thơ trên, người con gái đang yêu mượn lờl sóng để thổ lộ, giãi bày
tâm tư.
- Đến khổ thơ; Dấu xuôi về... Hướng vể anh - một phương thl nhân vật trữ tinh
(em) đã trực tiếp khẳng định tình yêu và lòng chung thuỷ của mình.
- Nếu tình yêu là quy luật cuộc sống thì thuỷ chung là quy luật của tình yêu. Lời
thề nguyền của nhân vật em giản d|, chân thành và xúc động: Nơi nào em cũng nghĩ,
Hướng về anh - một phương.
+ Tình yêu mong manh, khó giữ trước cuộc đời đầy bất trắc. Điều đó làm cho khát
vọng tình yêu, hạnh phúc vĩnh hằng càng thêm cháy bỏng.
3. Kết bài:
- Người đọc yêu thích bài thơ Sóng vi đây là những gì tinh tế, huyền diệu nhất
của tâm hổn người phụ nữ - một tâm hồn luôn khao khát yêu thương.
- Xuân Quỳnh xứng đáng là nhà thơ trữ tình xuất sắc trong đội ngũ các nhà thơ
Việt Nam hiện đại.
II. BÀI LÀM

Xuân Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh sinh năm 1942, quê ở
làng La Khê nổi tiếng với nghề trồng dâu dệt lụa thuộc huyện Hoài Đức, tỉnh
Hà Tây, nay thuộc Hà Nội. Xuân Quỳnh yêu đời và ham hoạt động. Chị gắn
bó máu thịt với cuộc kháng chiến chống Mĩ đau thương và anh dũng của dân

229
tộc. Chị đi nhiều, viết nhiều, từng có mặt trong những thời gian dài ở tuyến lửa
Vĩnh Linh, Quảng Bình và biên giới phía Bắc. Hiện thực sôi động, phong phú
thấm sâu vào hồn thơ Xuân Quỳnh. Thơ chị tươi rói sự sống, thấm đượm tình
yêu gia đình, bè bạn, con người, cuộc đời, đất nước,... Gần ba mươi năm cầm
bút, chị đã sáng tác nhiều tập thơ có giá trị, tạo ấn tượng khó quên trong lòng
người đọc, nhất là bạn đọc trẻ tuổi. Ngay từ tập thơ đầu tay Tơ tằm - Chồi biếc
(in chung, 1963), thơ Xuân Quỳnh đã được chú ý vì phong cách mới mẻ. Xuân
Quỳnh là nhà thơ nữ đã để lại cho đời nhiều bài thơ hay, nhất là thơ tình. Năm
2001, Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về vàn học nghệ thuật.
Bài thơ Sóng sáng tác năm 1967, in lần đầu trong tập Hoa dọc chiến hào,
xuất bản năm 1968. Với bài thơ này, Xuân Quỳnh thực sự khẳng định tài năng
của mình trên thi đàn Việt Nam. Bài thơ viết theo thể năm chữ, rất phù hợp với
việc gủi gắm tâm tư sâu kín, thể hiện những trạng thái phức tạp, tinh tế của
tâm hổn. Tác giả nói với mình, nói với mọi người về tình yêu trẻ trung, nồng
nhiệt gán liền với khát vọng hạnh phúc muôn thuỏ của con người.
Đầu dể bài thơ là Sóng và cả bài thơ được dệt bằng hình tượng trung tâm
ấy. Cùng với hình tượng sóng còn có một hình tượng nữa là em - cái tôi trữ
tình của nhà thơ. Sóng là hình ảnh ẩn dụ nói về tâm trạng người con gái đang
yêu, là sự hoá thân, phân thân của cái tôi trữ tình. Sóng và em tuy hai mà là
một, có lúc phân đôi để soi chiếu vào nhau, làm nổi bật sự tương đồng; có lúc
lại hoà nhập vào nhau để tạo nên sự âm vang, cộng hưỏng. Hai hình tượng
này đan cài, quấn quýt với nhau như hình với bóng, song song tồn tại từ đầu
đến cuối bài thơ, soi sáng, bổ sung cho nhau nhằm diễn tả một cách mãnh
liệt, sâu sắc và thấm thìa hơn khát vọng tình yêu đang cuồn cuộn trào dâng
trong trái tim người con gái.
Mở đầu bài thơ là trạng thái tâm lí đặc biệt của một tâm hồn khao khát
được yêu:
Dữ dội và dịu êm
Ổn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.
Bắt đầu là hình ảnh sóng nước. Nghĩa tường minh là vậy. Không kể ở sông
hay ở bể, lúc sóng cồn lẽn thì dữ dội, ồn ào, có thể làm lật thuyền, đắm tà u ;
nhưng lúc trời yên gió lặng thì sóng lại dịu êm, lặng lẽ. Nhưng Dữ dội và dịu êm

230
hay Ôn ào và lặng lẽ thì cũng đều là sống. Sóng luôn luôn biến đổi muôn hình
muôn vẻ và hiện tượng đó cứ thường xuyên lặp đi lặp lại.
Tâm hồn của người con gái đang yêu cũng giống như sự tương phản giữa
các hình thức của sóng. Đa dạng ỏ bên ngoài và khó hiểu ỏ bản chất bên
trong ồ cuối khổ thơ là sự bối rối, trăn trỏ của sóng muốn giãi bày lòng mình
với bể.
Có thể thấy ngay trong khổ thơ đầu nét mới mẻ trong quan niệm về tình
yêu của Xuân Quỳnh. Người con gái đang khát khao tình yêu muốn hiểu tận
cùng bản chất của tình yêu. Sông không hiểu nổi mình, Sóng tìm ra tận bể, để
đến với không gian cao rộng, bao la.
Chủ ý của nhà thơ là mượn sóng làm biểu tượng cho tình yêu. Miêu tả sóng
với những đặc điểm đối nghịch đến kì lạ cũng là để nói tới cái đa dạng, phức
tạp, khó giải thích của tình yêu. Như vậy sóng nước đã chuyển nghĩa sang
sóng tình. Sóng nước, sóng tình đan quyện vào nhau, bổ sung ý nghĩa cho
nhau.
Giống như sóng, tình yêu cũng là một hiện tượng, một khái niệm khó lí giải
cho rõ ràng. Một nhà thơ cổ điển Pháp từng n ó i: Tinh yêu là điều mà con
người không thể hiểu nổi. Khát vọng tình yêu xôn xao, rạo rực trong trái tim
nhà thơ, trong trái tim tuổi trẻ cũng là khát vọng muôn đời của nhân loại. Cũng
như sóng, nó mãi mãi trường tồn, vĩnh hằng với thời gian. Từ ngàn xưa, con
người đã đến với tình yêu và mãi mãi vẫn là như vậy:
ỏ i con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.
Tình yêu và khát vọng tình yêu của con người muôn đời không thay đổi.
Sóng nước cũng vậy mà sóng tình cũng vậy. Nếu như Trương Chi nổi sóng
tình trước nhan sắc kiều diễm CỦ^MỊ Nương thì Kim Trọng cũng đã từng rơi
vào khoảnh khắc Sóng tình dường đã xiêu xiêu trước vẻ đọp nghiêng nước
nghiêng thành của Thuý Kiều. Đó là những giây phút thăng hoa của tình yêu.
Khát vọng tình yêu khác hẳn ước vọng tình yêu. ước vọng chỉ mới là ước và
mong, còn khát vọng thì đã là sự đam mê cháy bỏng, mãnh liệt, không giới
hạn. Nét đặc trưng nhất của tình yêu là vậy. Tình yêu không bó hẹp trong
phạm vi lứa tuổi nào nhưng khái niệm về tình yêu thường gắn liền với tuổi trẻ,

231
cái tuổi tre non đủ lá và đào tơ mơn mởn. ở lứa tuổi mùa xuân của đời người,
tình yêu phát triển mạnh mẽ nhất và mang đầy đủ ý nghĩa nhất. Tình yêu tràn
đầy cơ thể thanh xuân, làm bồi hổ'/trái tim trong ngực trẻ, khiến trái tim lúc nào
cũng thổn thức nhớ mong. Như vậy, khát vọng tình yêu gắn liền với ngực trẻ
và chỉ có ngực trẻ mới đủ chỗ chứa khát vọng tình yêu. Vì thế nhà thơ Xuân
Diệu đã viết:
Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo,
Hãy để tuổi trẻ nói hộ tình yêu.
Ổ một bài thơíchác, Xuân Quỳnh viết:
Tiếng yêu từ những ngày xưa,
Vượt qua năm tháng bây giờ đến ta.
Tiếng yêu từ những ngày xa,
Trải bao cay đắng vẫn là vẹn nguyên.
{Những năm tháng không quên)

Tự nhiên như hơi thở, cần thiết như cơm ăn áo mặc hằng ngày, ấy thế mà
tình yêu là gì thì không ai giải thích nổi. Sức quyến rũ ghê gớm của nó có lẽ là
ở đó chăng ? Xuân Quỳnh phân vân tự hỏi rồi tự giải đáp:
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ vể anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên ?
Khi yêu, người ta thường có nhu cầu tự tìm hiểu và phân tích. Nhưng tình
yêu là một hiện tượng tâm lí khác thường đầy bí ẩn, không thể giải thích hết
được nguyên nhân và thời điểm bắt đầu của một tình yêu. Xuân Diệu bàn
khoăn: Làm sao cắt nghĩa được tình yêu ? Còn Xuân Quỳnh lại bộc lộ nỗi băn
khoăn của mình một cách hồn nhiên, dung dị. Tình yêu cũng giống như sóng
biển, như gió trời, làm sao mà hiểu hết dược. Nó cũng tự nhiên như quy luật
thiên nhiên và cũng khó hiểu, chứa đựng nhiều bí ẩn như thiên nhiên vậy.
Nếu Sóng tìm ra tận bể để tự hiểu mình thì em cũng tìm đến tình yêu anh
để hiểu sâu hơn về con người đích thực của em. Trước không gian bao la là
biển cả, làm sao em không trăn trở với những câu hỏi từ ngàn xưa vốn là
những băn khoăn, triết lí mang tầm vũ tru. Bao câu hỏi cứ vương vấn trong
tâm hổn em, làm cho em trăn trở, thao thức không nguôi:

232
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu ?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau.
Giữa đại dương mênh mông ấy, nơi nào là nơi bắt đầu của sóng? Khó mà
trả lời cho chính xác, song vẫn có thể nói rằng: Sóng bắt đầu từ gió. Có gió
mới có sóng, tất nhiên là vậy. Thế Gió bắt đầu từ đâu ? Câu trả lời không dễ
bỏi nó đi vào phạm trù vô tận: vũ trụ này từ đâu mà có?
Thế là tuy đã ra tận bể mà sóng cũng vẫn chưa hiểu nổi mình. Em cũng đã
hoà nhập vào biển lớn của tình yêu nơi anh mà nào em đã hiểu em? Em yêu
anh từ đâu ? Khi nào ? Từ cái gì ? Ánh mắt, nụ cười, giọng nói ? Hay giống như
nàng Kiều bắt đầu yêu chàng Kim từ sắc ngựa tuyết in, cỏ pha màu áo?
(Truyện Kiều).
Câu thơ Em cũng không biết nữa thể hiện sự hồn nhiên của người con gái.
Thương biết bao nhiêu cái lắc đầu phân vân ấy. Mà biết để làm gì ?! Truy
nguyên cho chính xác để làm gì bởi em và anh chỉ cần hiểu rằng ta yêu nhau
là đủ.
Tâm trạng của người con gái đang yêu ấy là điển hình chăng? Điều thiêng
liêng nhất, tuyệt diệu nhất trong tình yêu là sự đồng cảm, hoà hợp sâu xa giữa
hai tâm hồn, hai nửa cuộc đời tự nguyện gắn bó với nhau để tạo thành một
chỉnh thể trọn vẹn, vĩnh viễn:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
Yêu và nhớ là hai mặt của tình yêu. Yêu say đắm thì nhớ thiết tha. Nhà thơ
vẫn mượn chuyện sóng óể nói chuyện người. Anh ơi, tình yêíi của em cũng là
sóng và chính là sóng đó ! Chỉ có sóng đại dương mênh mông mới có thể so
sánh được với khát vọng tình yêu của em.
Con sóng dưới lòng sâu, Con sóng trên mặt nước là những cung bậc khác
nhau của nỗi em nhớ anh. Sóng trên mặt nước dù có lớn cũng còn có thể lựa
chiều mà vượt, chứ Con sóng dưới lòng sâu âm thầm khó nhận thấy mới thực

233
sự dữ dội và khó lường. Nhưng trên mặt nước hay dưới lòng sâu, con sóng đều
có bờ. Bờ là nơi đến của sóng, sóng có đối tượng để ve vuốt, vỗ về, có cái
đích để đi đâu về đâu cũng nhớ, lúc nào cũng không quên, ngày cũng như
đêm : Ôi con sóng nhớ bờ, Ngày đêm không ngủ được. Nỗi nhớ có cái biểu
hiện trên bề mặt mà cũng có cái ẩn chứa tận dưới lòng sâu. vắng anh, em
nhớ. Đó là nỗi nhớ thể hiện trên bề mặt. Giận anh mà nhớ mới là nỗi nhớ dưới
lòng sâu, da diết, khắc khoải, thổn thức đến trào nước mắt, đến cắn chặt môi
chảy máu chưa hẳn nguôi ngoai. Nó cuồn cuộn, dạt dào như những đợt sóng
triền miên vô hqi, vô hạn. Nhịp thơ trong bài thơ này là nhịp sóng nhưng rõ
nhất, dào dạt, náo nức và mãnh liệt nhất l^ở đoạn thơ này.
Thức mà nhớ, không nói làm gì, trong mơ mà nhớ là nỗi nhớ không chịu
ngủ yên. ô i ! Tình yêu là vậy! Em yêu anh, em là vậy: Lòng em nhớ đến anh,
Cả trong mơ còn thức. Nỗi nhớ hiển hiện trong mọi không gian và thời gian,
không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn len lỏi vào tiềm thức, xâm nhập vào cả
trong giấc mơ. Khao khát yêu thương của người con gái mãnh liệt nhưng cũng
thật tự nhiên; sóng khao khát tới bờ, cũng như em luôn khao khát có anh! Tình
yêu của người con gái ồ đây vừa chân thành, tha thiết, vừa trong sáng, thuỷ
chung.
Cách thể hiện tình cảm của Xuân Quỳnh như vậy có tự nhiên, sỗ sàng quá
chăng? Liệu có phá vỡ nét đẹp cổ truyền của người con gái Việt Nam khi yêu
là thẹn thùng, e ấp? Hoàn toàn không! Mượn hình tượng sóng, Xuân Quỳnh
đã nói lên khát vọng tình yêu sôi nổi, mãnh liệt của mình. Điều đó hiếm thấy
trong thơ ca Việt Nam trước đó.
Ổ những đoạn thơ trên, nhân vật trữ tình nhờ lời sóng để che giấu tâm
trạng, nhưng đến đây thì đã bỏ luôn cái vỏ nhân hoá vay mượn ấy đi để trái
tim tự thốt nên loi Trái tim em không chịu vòng vo, úp mỏ nữa mà nó đòi nói
thật, bởi nó đang tràn đầy tình yêu anh và tình yêu ấy cũng đã chín muồi:

Dẫu xuôi về plìưtìng bắc


Dẫu ngược về phưdng nam
Nói nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương.

Nỗi nhớ trong tình yêu còn được gắn liền với khái niệm thời gian vô tận và
không gian vô biên. Với thời gian, nó không có ngày đêm. Với không gian, nó

234
chẳng có nhiều phướng hướng. Không gian có bốn phương Đông, Tây, Nam,
Bắc, chứ tình yêu của em thì chỉ có một phương, đó là anh. Em yêu anh và chỉ
biết có anh. Nếu tình yêu là một quy luật của cuộc sống thì sự thuỷ chung lại
là quy luật của tình yêu. Lời thề nguyền của người con gái trong bài thơ này
giản dị mà sâu sắc, xúc động: Nơi nào em cũng nghĩ, Hướng vé' anh - một
phương. Những người đang yêu bao giờ cũng hướng về nhau. Họ là mặt trời
suốt đời soi sáng và sưỏl ấm cho nhau.
Tình yêu dù trong sáng, mãnh liệt, lằng mạn, bay bổng tới đâu chăng nữa
cũng vẫn gắn chặt với đời thường, mà đời thường thì lại nhiều dâu bể. Vì thế,
những người yêu nhau ngoài sự say mê còn phải có đủ nghị lực và lí trí để
vượt qua mọi thử thách, giông bão của cuộc đời, với niềm tin cuối cùng sẽ tới
đích.
Trở lại chuyện sóng nước:
ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở.
Hãy nhìn những con sóng đại dương: dù gió xô bão giạt đến phương nào đi
nữa, cuối cùng sóng vẫn trỏ về với bờ. Em cũng vậy, cho dù gặp bao khó
khăn, thử thách em cũng vượt qua hết để đến với anh, bởi tình yêu anh đã cho
em sức mạnh. Cũng như ông bà mình xưa:
Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua.
Quyết tâm ấy thiêng liêng như một lời thề vàng đá.
Niềm tin và nghị lực em đã tìm thấy ỏ sóng và ỏ chính mình. Khi đã yêu
thực lòng, dù muôn vời cách trở, chúng mình vẫn đến được với nhau. Khẳng
định như thê' là muốn an ủi, động viên mình mà cũng là an ủi, động viên người
yêu để có thêm ý chí, nghị lực trên con đường đến với hạnh Ế>húc.
Gian nan, thử thách là điều không thể thiếu đối với tình yêu. Trong những
bài thơ sau này, Xuân Quỳnh khẳng định tình yêu đẹp là tình yêu đã trải qua
nhiều thử thách:
Tinh ta như hàng cây
Đã qua mùa bão gió

235
Tinh ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ.
(Tha tình cuối mùa thu)

Khi hai người đã thực sự yêu nhau thì không một trỏ lực nào ngăn cản nổi:
Tay ta nắm lấy tay người,
Dẩu qua trăm núi ngàn đồi cũng qua.
(Hát ru)

Đẹp là thế, thiêng liêng là thế nhưng tình yêu cũng thật ngắn ngủi, mong
manh, khó giữ: ^
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa.
Trong thực tế, tình yêu có khi chỉ là một khoảnh khắc:
Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn
Hôm nay yêu, mai có thể xa rồi.
{Nói cùng anh ■Xuân Quỳnh)

Hoặc:
Anh đã thấy một điều mong manh nhất,
Là tình yêu, là tình yêu ngát hưdng.
(Đỗ Trung Quân)

Bởi thế khi yêu, con người luôn khắc khoải và trăn trở. Tuy không hiện lên
thành chữ thành lời trong đoạn thơ nhưng thấp thoáng đâu đó một chút lo âu
rất chính đáng. Liệu tình yêu có thể vượt qua những quy luậ‘ tất yếu của cuộc
đời chăng ? Vì thế nên ngay trong lúc tình yêu say đắm nhất, nhà thơ vẫn
không hoàn toàn thoát li hiện tại. Trong cái nồng nhiệt hết mình vẫn thấp
thoáng dự cảm lo âu không dứt.
Mọi chuyện rồi sẽ qua đ i: cuộc đời, năm tháng và mây kia thì cứ bay mãi
vào cõi xa xăm, vô định. Tình yêu cũng thế, vì tình yêu bao giờ cũng gắn liền
với một con người cụ thể, gắn liền với cái hữu hạn của đời người. Muốn vượt
ra ngoài giới hạn đó, chỉ có một cách là hoà tan tình yêu vào thiên nhiên vĩnh
cửu để ngàn vạn năm sau, những con sóng đại dương vẫn cất cao lời ngợi ca
tình yêu bất diệt.

236
Nỗi trăn trở đến lúc này đã thành sự bức bách, thôi thúc:
Làm sao được tan ra,
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
Tình yêu bùng lên thành khát vọng. Khát vọng sôi sục mà vẫn khiêm
nhường, đầy nữ tính. Tình yêu giờ đây không còn bé nhỏ, đơn lẻ mà đã hoà
quyện vào sóng nước đại dương vĩnh hằng. Mỗi chữ, mỗi câu trong đoạn thơ
đều được tác giả chọn lựa, sắp xếp khéo léo nên có giá trị biểu cảm rất cao.
Sóng là một bài thơ tình xinh xắn, duyên dáng, vừa mãnh liệt, sôi nổi: vừa
hồn nhiên, trong sáng: vừa ý nhị, sâu xa. Người đọc yêu mến và nhớ mãi bài
thơ Sóng vì nó không chỉ đơn thuần là thơ mà còn là những gì tinh tế nhất,
huyền diệu nhất của một tâm hồn phụ nữ, một trái tim nhạy cảm luôn khao
khát yêu thương. Thơ Xuân Quỳnh tiêu biểu cho phong cách của thế hệ nhà
thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước, vẫn giữ được nét đẹp cổ
điển của thơ ca dân tộc, đồng thời lại có những khám phá, sáng tạo nghệ
thuật mới lạ và độc đáo. Nếu đánh giá Xuân Quỳnh là nhà thơ viết về tình yêu
hay nhất trong đội ngũ các nhà thơ hiện đại thì chắc cũng không có gì là quá
đáng.

I. DÀN Ý

1. Mò bài:
+ Giới thiệu vài nét về tác giả :

- Thanh Thảo tên thật là Hổ Thành Công, sinh năm 1946, quê ở huyện Mộ Đức,
tỉnh Quảng Ngãi. Sau khi tốt nghiệp khoa Vàn trường Đại học Tổng'hỢp Hà Nội, ông
tình nguyện trỏ về công tác ỏ chiến trường miền Nam.
- Thanh Thảo là nhà thơ - chiến sĩ trưdng thành trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước. Một số tác phẩm của ông về để tài chiến tranh và cuộc sống hoà bình
đã được đánh giá cao như: Những người đi tới biển, Dấu chân qua trảng cỏ, Những
ngọn sóng mặt trời, Khối vuông ru-bích, Từ một đến một trăm... Năm 2001, ông được
tặng Giải thưỏng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

237
+ Chủ đ ề :

Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca in trong tập Khối vuông ru-bích (1985) thể hiện nỗi
đau xót sâu sắc và lòng ngưỡng mộ của tác giả trước cái chết bi thảm của Gar-xi-a
Lor-ca, nhà thơ nổi tiếng Tây Ban Nha, người chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi chống
phát xít, bảo vệ quyền sống tự do của con người.
2. Thân bài:
* Hình ảnh quen thuộc của nhà thd Lor-ca.

- Được Thanh Thảo xây dựng bằng những hình ảnh đặc trưng của con người và
đất nước Tây Ban Nha: những tiếng đàn bọt nước... áo choàng đỏ gắt.
- Tính cách của nhà thơ Lor-ca là ưa thích ẩm nhạc, tự do, phiêu lưu và đơn độc.
Lúc nào nhà thơ cũng mang bên mình cây đàn ghi ta để cất lên tiếng hát ca ngơi con
người, ca ngơi tự d o : li-la li-la, đi lang thang về miền đơn độc, với vầng trăng chếnh
choáng, trên yên ngựa mỏi mòn.
* Cái chết bi phẫn của Lor-ca.

- Sự bất ngờ đến bàng hoàng, sửng sốt đươc tác giả thể hiện qua các chi tiết,
hình ảnh và từ ngữ đặc tả, gây ấn tương sâu đậm : Tây Ban Nha, hát nghêu ngao,
bỗng kinh hoàng, áo choàng bê bết đỏ, Lor-ca bị điệu về bãi bắn, chàng đi như người
mộng du... Từ sự sống bừng bừng chuyển sang cái chết bi thảm chỉ trong một khoảnh
khắc.
- Sáng tạo nghệ thuật của Thanh Thảo là ở cách dùng điệp từ, điệp ngữ và các
hình ảnh ẩn dụ tượng trưng đa nghĩa để nhấn mạnh điều muốn nói : tiếng ghi ta nâu,
bầu trời cô gái ấy, tiếng ghi ta lá xanh biết mấy, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng
ghi ta ròng ròng, máu chảy... Nói đến tiếng đàn là nói đến nhà thơ Lor-ca với tâm huyết
và nhiệt tình cháy bỏng. Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta là hoá thân của Lor-ca.
- Bên cạnh đó, sự thay đổi linh hoạt về nhịp điệu trong từng đoạn thơ cũng góp
phần thể hiện chủ đề của bài thơ.
* Niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca.

- Chính sự khâm phục tài năng và lòng tiếc thương vô hạn của nhà thơ trước cái
chết bi thảm của Lor-ca là cơ sỏ của niềm tin mãnh liệt.
- Tình cảm xót thương thể hiện qua nhỌng câu thơ có âm điệu giống như tiếng
khóc nghẹn ngào, thổn thức: không ai chôn cất tiếng đàn, tiếng đàn như cỏ mọc hoang,
giọt nước mắt vầng trăng, long lanh trong đáy giếng.
- Tuy Lor-ca đã bị quân phát xít giết hại dã man nhưng tiếng đàn - linh hồn của
Lor-ca bất tử bởi nó đã in sâu vào tim óc của dân tộc Tây Ban Nha khao khát tự do.
Để nói về cái chết và để cái chết của Lor-ca bớt phần bi thảm, tác giả đã dùng hình
ảnh vừa dân gian vừa hiện đại: đường chĩ tay đã đứt, dòng sông rộng vô cùng, Lor-ca
bơi sang ngang, trên chiếc ghi ta màu bạc.

238
* Cảm nhận của bản thân vé hlnh tượng Lor-ca.

- Nhà thơ Lor-ca là thần tượng của người dân Tây Ban Nha bởi lòng yêu tự do, bởi
khí phách kiên cường không khuất phục trước những thế lực bạo tàn trong xã hội.
- Tâm hồn cao thượng và tài năng hiếm có của Lor-ca khiến tên tuổi của ông trở
nên bất tử.
3. Kết bài:
- Nhắc tới Lor-ca, những người yêu mến ông nhớ ngay tới câu thơ nổi tiếng của
ông: Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn.
- Tác giả Thanh Thảo viết về Lor-ca với tất cả sự rung động mãnh liệt của một
trái tim “ liên tài” rất đáng trân trọng.
- Những sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ chứng tỏ tâm huyết và khát vọng đổi
mới thơ ca của tác giả, góp phần làm cho khả năng thể hiện của ngôn ngữ tiếng Việt
thêm phong phú, đa dạng.

II. BÀI LÀM

Nhà thơ Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh năm 1946, quê ở
huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Tài năng thơ ca của Thanh Thảo phát triển
và trưởng thành trong những năm cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu
nước. Thanh Thảo đem đến cho thơ ca thời đó tiếng nói trung thực của một
thế hệ tình nguyện cầm súng bảo vệ Tổ quốc, vẫn là cái tôi công dân đầy
nhiệt huyết nhưng thơ Thanh Thảo nghiêng về phản ánh tiếng nói của người
trí thức nhiều suy tư, trăn trở trước các vấn đề nóng bỏng cũa xã hội và thời
đại. Thanh Thảo muốn cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ỏ chiều
sâu bản chất của nó nên ông không chấp nhận lối biểu đạt ổn ào, dễ dãi.
Những tập thơ viết về con người trong chiến tranh và hoà bình của Thanh
Thảo đã được đánh giá cao: Những người đi tới biển, Dấu chân qua trảng cỏ,
Những ngọn sóng mặt trời, Khối vuông ru-bich, Từ một đến một trăm... Bài thơ
Đàn ghi ta của Lor-ca in trong tập Khối vuông ru-bích, xuất bản năm 1985
được dư luận đánh giá là thành công về nhiều mặt của Thanh Thảo:

“Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn ”.


Ph. G. Lor-ca

những tiếng đàn bọt nước


Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc

239
với vầng tràng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn

Tây Ban Nha


hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng slu

tiếng ghi ta nâu


bầu trời cô gái ấy
tiếng nhi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy

không ai chôn cất tiếng đàn


tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng

Lor-ca bơi sang ngang


trên chiếc ghi ta màu bạc
chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
li-la li-la li-la...
Bài thơ viết về cái chết của Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca (1898 - 1936), thi
sĩ, nhạc sĩ, nhà biên kịch thiên tài người Tây Ban Nha. Dòng máu nóng bỏng
nhiệt tình thôi thúc nhà thơ cất cao tiếng đàn, tiếng hát, lời thơ để ca ngợi tự

240
do bất diệt, phản đối bản chất tàn bạo, xấu xa của bè lũ phát xít Phờ-răng-cô.
Ông đã bị chúng sát hại ngày 19-8-1936, khi ông mới 38 tuổi, c ả đất nước
Tây Ban Nha khóc thương ông, một nhà thơ - chiến sĩ của tự do.
Cái chết của Lor-ca là sự kiện gây chấn động dư luận không những ở Tây
Ban Nha mà còn trên toàn thế giới, không chỉ lúc bấy giờ mà còn âm vang
tới nhiều năm sau. Thanh Thảo vô cùng khâm phục và yêu mến khí phách
cũng như tài năng của Lor-ca nên đã dành tâm huyết để viết nên bài thơ
giống như dựng một tượng đài sừng sững về Lor-ca trong tâm tưởng những
người mến mộ ông qua một hình ảnh quen thuộc mà độc đáo: cây đàn ghi ta.
. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca và
biểu tượng nghệ thuật Lor-ca trong mạch cảm xúc và suy tư đa chiều, vừa
sâu sắc, vừa mãnh liệt của tác giả. Hình tượng Gar-xi-a Lor-ca trong bài thơ
có thể được cảm nhận ỏ nhiều cấp độ, nhiều khía cạnh khác nhau nhưng
khái quát lại có thể thấy một số nét chính: Đó là một nghệ sĩ tự do và cô đơn.
Tuy bị giết chết bởi thế lực phát xít tàn áo nhưng tâm hồn Lor-ca bất diệt. Bài
thơ làm sống lại huyền thoại về một con người, một nghệ sĩ, một chiến sĩ của
đất nước có truyền thống âm nhạc, thi ca và những vũ điệu rực lửa.
Câu nói nổi tiếng : Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn của Lor-ca được
lấy làm đề từ của bài thơ giống như một “chìa khoá” ngầm hướng người đọc
tới sự hiểu biết đúng đắn thông điệp của bài thơ. Trong nhận thức của một
người đọc bình thường, câu nói này hiển nhiên bộc lộ tình yêu say đắm của
Lor-ca với nghệ thuật. Nhưng không chỉ có vậy, nó còn là tình yêu tha thiết
của người nghệ sĩ với xứ sở của mình.
Mở đầu bài tho là tiếng đàn rộn rã đầy hứng khởi tượng trưng cho tâm hồn
sôi nổi, mạnh mẽ, yêu đời của Lor-ca nói riêng và của dân tộc Tây Ban Nha
nói chung. Hình ảnh Lor-ca - một nghệ sĩ tự do và đơn độc - được giới thiệu
bằng những nét chấm phá gây ấn tượng mạnh mẽ:
những tiếng đàn lỊot nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt ^
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn ổộc
với vầng tràng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn

16-Những bài làm văn mẫu 12T1 -Trần Thị Thỉn-NXB THTPHCM 241
Màu áo choàng đỏ gắt nhắc tới một nét độc đáo trong đời sống văn hoá
của người dân Tây Ban Nha vừa giúp chúng ta hình dung khá cụ thể về Lor-ca,
vừa gỢi liên tưởng đến trò chdi đấu bò tót mạo hiểm, dũng mãnh có sức
cuốn hút rất lớn với đông đảo dân chúng Tây Ban Nha và du khách quốc tế.
Các chàng đấu sĩ nổi bật giữa đấu trường với chiếc áo choàng đỏ thắm trên
vai và mảnh vải đỏ trong tay. Đdn độc với thanh kiếm hoặc mũi lao, chàng
đấu sĩ bằng sự sáng suốt, khéo léo và lòng dũng cảm sẽ hạ gục chú bò tót
to lớn, hung dữ trong một hiệp đấu ngắn ngủi trước sự chứng kiến của hàng
vạn khán giả trên^ấn.
Nhưng ở đây không phải là đấu trường với cuộc đấu tay đôi giữa võ sĩ với
bò tót mà là một đấu trường đặc biệt với cuộc đấu dai dẳng, bền bĩ mà không
kém phần ác liệt giữa khát vọng dân chủ của công dân Lor-ca với nền chính
trị độc tài phát xít Phơ-răng-cô.
ở khổ tho thứ hai và thứ ba, tác giả diễn tả cái chết đột ngột của Lor-ca
bằng các chi tiết đặc biệt gây ám ảnh sâu sắc trong lòng người đọc. Từ sự
sống bừng bừng đột ngột chuyển sang cái chết bi thảm chỉ trong khoảnh khắc,
một khoảnh khắc nghiệi ngã, kinh hoàng :
Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
Có thể nói Thanh Thảo đã thực sự hoá thân vào nhân vật trữ tình để cảm
nhận thấm thìa nỗi đau đớn vô biên và thể hiện điều đó bằng ngôn ngữ của
trái tim, của ngòi bút như rướm máu. Thủ pháp nghệ thuật chủ đạo trong
đoạn thơ này là cách sử dụng điệp từ, ci;ộp ngữ, nhân hoá, ẩn dụ, tượng

242
trưng đa nghĩa và đối lập được tác giả khai thác triệt để nhằm thể hiện bi kịch
của Lor-ca. Đoạn thơ đã làm nổi bật sự đối lập giữa khát vọng tự do của
người nghệ sĩ với bạo lực tàn ác của bọn phát xít, giữa tiếng hát yêu đời với
hiện thực phũ phàng đẫm máu.
Cái chết đến với Lor-ca hoàn toàn bất ngờ. Người nghệ sĩ ấy tuy luôn bị
ám ảnh bởi cái chết nhưng không hề nghĩ là nó lại đến sớm như thế và đến
vào lúc không ngờ nhất. Tiếng hát tượng trưng cho sự sống bỗng nhiên tắt
lịm trước cái chết khủng khiếp hiện diện qua hình ảnh gây ấn tượng rùng rỢn:
áo choàng bê bết đỏ. Dòng máu sôi sục khát vọng tự do của Lor-ca đã tuôn
đổ trên mảnh đất mà ông yêu quý. Hình ảnh này chứa đựng ý nghĩa tố cáo
tội ác dã man của bè lũ phát xít Phơ-răng-cô đối với nhân dân Tây Ban Nha
yêu chuộng tự do, hoà bình, công lí. Sự kiện thảm khốc ấy tạo ra những cú
sốc dây chuyền được tác giả diễn tả theo lối ẩn dụ tượng trưng với sự chuyển
đổi cảm giác liên tục khá mới mẻ, táo bạo, qua những âm thanh vỡ ra thành
màu sắc, hình khối, thành dòng máu chảy, góp phần nêu bật ý nghĩa tiếng
đàn ghi ta ở những cung bậc khác nhau, hoàn cảnh khác nhau. Mỗi so sánh
là một ẩn dụ về cái đẹp, về tinh yêu, về nỗi đau, về cái chết: tiếng ghi ta nâu,
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy, tiếng ghi ta tròn bọt nước võ tan, tiếng ghi ta
ròng ròng máu chảy.
Hình ảnh tiếng ghi ta ròng ròng - máu chảy không đơn thuần chỉ là nghệ
thuật nhàn hoá mà cao hơn thế, nó là con người, là số phận, là linh hồn của
Lor-ca. Đây là một hình ảnh gây ấn tượng sâu đậm và nỗi ám ảnh, day dứt
khôn nguôi trong tâm hồn người đọc.
Niềm tin vào sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca còn biểu hiện tập trung ở
những khổ thơ cuối. Sv khâm phục chân thành và lòng tiếc thương vô hạn
của nhà thơ Thanh Thảo đối với Lor-ca là cơ sở vững chắc của niềm tin
mãnh liệt ấy. Tình cảm đau xót thể hiện qua những câu thơ có âm điệu ngắt
quãng giống như tiếng khóc nghẹn ngào, thổn thức:
không ai chôn cấí tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang '
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng

đường chỉ tay đã đứt


dòng sông rộng vô cùng

243
Lor-ca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc
chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
ll-la li-la li-la...
ở đoạn thơ này, Thanh Thảo vẫn tiếp ti^c sử dụng các biện pháp so sánh
và ẩn cụ tuợng trưng để khắc đậm niềm tin. Cùng với ý không ai chôn cất
tiếng đàn, hình ảnh đưòng chỉ tay là ẩn dụ về số phận, về định mệnh nghiệt
ngã, ít nhiều nhắc nhớ đến chi ‘iết Gar-xi-a Lor-ca bị bọn phát xít thủ tiêu và
ném xác xuống giếng. Các hình ảnh tượng trưng như giọt nước mắt vầng
trăng - long lanh trong đáy giếng, Oàng sông, lá bùa, chiếc ghi ta màu bạc,...
đều được sáng tạo theo lối thơ tượng trưng ám chỉ cõi chết, nơi siêu thoát.
Các hành động ném lá bùa, ném trái tim mình cũng có ý nghĩa tượng trưng
cho sự giã từ vĩnh viễn, một sự lựa chọn của Lor-ca.
Câu thơ; không ai chôn cất tiếng đàn - tiếng đàn như cỏ mọc hoang... chứa
đựng nhiều tầng nghĩa. Tiếng đàn tượng trưng cho tài năng nghệ thuật của
Lor-ca, cho tình yêu tự do và yêu con người mà ông suốt đời theo đuổi. Đấy
là cái đẹp không bạo lực nào có thể huỷ diệt nổi. Nó sẽ sống mãi, truyền lan
mãi, giản dị mà kiàn cường như cỏ dại. Đây cũng là nỗi xót thương trước cái
chết bi thảm của một thiên tà i; trước hành trình cách tân nghệ thuật dang dở
không chỉ với bản thân Lor-ca mà còn với nền văn chương Tây Ban Nha.
Nghệ thuật bỗng thành thứ cỏ mọc hoang ?! Nhưng y thơ đâu chỉ dừng lại ỏ
đó. Dường như còn có cả tâm trạng của người nghệ sĩ đọng lại thành những
hình ảnh đẹp và buồn: giọt nước mắt vầng trăng - long lanh trong đáy giếng,...
nhú giọt nưôc mắt khóc thương người nghệ sĩ chân chính của nhân dân. Câu
thơ gọi những suy tư, liên tưởng đa chiều trong lòng người đọc.
Nói về cái chết và để cái chết của Lor-ca bớt phần bi thảm, nhà thơ Thanh
Thảo đã kết hợp những hlnh ảnh dân gian với những hình ảnh hiện đại để thể
hiện sáng tạo nghệ thuật của riêng mình : đường chỉ tay đã đứt, dòng sông
rộng vô cùng, phận người thi ngắn ngủi mà thế giới thì mênh mang. Lor-ca đã
đi vào cõi bất tử với hình ảnh: Lor-ca bơi sang ngang - trên chiếc ghi ta màu
bạc.

244
Các hành động ném lẩ bùa vào xoáy nước, ném trái tim mình vào cõi lặng
yên bất chợt đều mang nghĩa tượng trưng cho sự giã từ và giải thoát, chia tay
thực sự với những ràng buộc và hệ luỵ trần gian... Cây đàn ghi ta quen thuộc
gắn bó với Lor-ca như hình với bóng giờ đây đã trở thành con thuyền đưa linh
hồn ông sang thế giới bên kia, một thê' giới an lạc vĩnh tiằng không có chiến
tranh, không còn đổ máu. Cuộc đời, số phận của Lor-ca đã kết thúc nhưng
tiếng đàn của ông vẫn ngân nga, vang vọng mãi; li-la li-la li-la.
Đàn ghi ta của Lor-ca là bài thơ dồi dào nhạc tính, được sáng tạo với chủ ý
tô đậm hình tượng Gar-xi-a Lor-ca - nghệ sĩ hát rong vĩ đại - người đã dùng
tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân
dân mình. Có thể nhận ra nhạc tính của bài thơ từ vần và nhịp, các thủ pháp
láy từ, điệp từ, sự kết hợp ngẫu hứng giữa các từ ngữ tạo nên những giai điệu
mang tính chất âm nhạc. Những từ mô phỏng âm thanh qua các nốt đàn ghi
ta. Giai điệu bài thơ mang dáng dấp một bản nhạc không lời.
Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật, cho tình yêu tự do, tình yêu con
người của Lor-ca, tượng trưng cho Cái Đẹp của đời. Bạo lực phát xít giết chết
Lor-ca nhưng không thể nào giết chết tiếng đàn du dương, réo rắt của ông
đã gieo vào lòng người dân Tây Ban Nha những hạt giống tự do và khát
vọng. Cái Đẹp là bất tử. Lor-ca được coi là thần tượng bỏi lòng yêu tự do,
yêu con người, bởi khí phách kiên cường không khuất phục trước những thế
lực bạo tàn. Tâm hồn trong sáng và tài năng hiếm có khiến tên tuổi Lor-ca
sống mãi trong tâm hồn người dân Tây Ban Nha.
Nhắc tới Lor-ca, những người yêu mến ông nhớ ngay đến câu nói nổi
tiếng bộc lộ tính cách của một nghệ sĩ chân chính: Khi tôi chết hãy chôn tôi
với cày đàn. Nhà thơ Thanh Thảo đã viết về Lor-ca bằng rung động mãnh liệt
của cảm xúc, bằng tấm lòng “ liên tà i” rất đáng trân trọng. Những sáng tạo
nghệ thuật trong bài thơ chứng tỏ tâm huyết và khát vọng đổi mới thơ ca của
tác giả, góp phần làm cho khả năhg thể hiện của ngôn ngữ tiếng Việt thêm
tinh tế, phong phú và đa dạng.

245
K '

ẹ ê 4 4 ^ ^ & n tích bài thơ Đổt nư ớc của Nguyễh Điith Thi.

I. DÀN Ý

1. Mỏ bài:
- Nguyễn Đình Thi sáng tác bài thơ Đất nước từ năm 1948 và hoàn thành vào
năm 1955.
- Đất nước được nhà thơ chiêm nghiệm và suy ngẫm từ một sự kiện vĩ đại được
coi là mốc son lịch ấử: Cách mạng tháng Tám năm 1945 với sự ra đời của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Cảm hứng của nhà thơ đươc nuôi dưỡng, duy trì suốt chiều dài cuộc kháng
chiến chín năm chống thực dân Pháp, đươc nối kết với lịch sử oai hùng bốn ngàn
năm dựng nước và giữ nước của dân tộc.
- Thông qua bài thơ, tác giả thể hiện tình yêu đất nước sâu sắc, lòng căm thù
giặc và niềm tự hào, niềm tin vững chắc vào nhân dân, đất nước.
2. Thân bài:
* Khãi đẩu là cảm xúc về thiên nhiên trong một sáng mùa thu ã chiến khu Việt Bắc khiến
tác giả liên tưỏng tổi mùa thu đã xa của Hà N ội:
- Ba câu thơ đầu thể hiện không gian, màu sắc, hương vị của đất trời mùa thu:
Sáng mát trong như sáng năm xưa, Gió thổi mùa thu hương cốm mới, Tôi nhớ những
ngày thu đã xa...
- Hình ảnh của quá khứ và hiện tại đan xen trong tâm tưởng nhà thơ.
* Bức tranh mùa thu Hà Nội không chỉ là ngoại cảnh mà chủ yếu là tâm cảnh.
Đó là hình ảnh mùa thu Hà Nội hiện ra trong tâm tưởng, trong nỗi nhớ của nhà
thơ - một người Hà Nội đã ra đi kháng chiến:
- Bức tranh thu với những đường nét, màu sắc, ánh sáng rất đặc trưng và chất
chứa tâm trạng; sáng chớm lạnh, phố dài xao xác hơi may, thềm nắng lá rơi đầy...
Cảnh đẹp và buồn. Thấp thoáng sau những câu thơ đó là Hà Nội thanh lịch có bề dày
bốn nghìn năm lịch sử.
- Người ra đi với quyết tâm cao và thái độ dứt khoát, nhưng vẫn lưu luyến, vấn
vương và thoáng một chút buồn.
* Cảm xúc của nhà tho về mùa thu nOi chiến khu Việt Bắc. Niềm xúc động, tự hào đưỢc
làm chủ đất nước.
- Cảm xúc về mùa thu Hà Nội chưa xa dẫn dắt nhà thơ tới cảm xúc về mùa thu
đất nước trong hiện tại.
- Sự chuyển đổi bất chợt của cảm xúc từ bâng khuâng, da diết sang rộn rã, tươi
vui được đánh dấu bằng câu thơ ngắn gọn; Mùa thu nay khác rồi, có ý nghĩa như một
lời khẳng định.

246
- Tác giả tỏ ra rất tinh tế trong sự cảm nhận những nét riêng của mùa thu: ánh
nắng trong hơn, bầu trời như cao xanh hơn, không khí như nhẹ hơn và mọi âm thanh
cũng trỏ nên ngân xa, vang vọng. Cảnh sắc thiên nhiên trong sáng, sinh động, âm
thanh náo nức; Gió thổi rừng tre phấp phới, Trời thu thay áo mới, Trong biếc nói cười
thiết tha... hoà nhập với tâm trạng của con người vui sướng, phấn chấn và tin ..rởng...
- Cội nguồn sâu xa của niềm vui bất tận là hạnh phúc lớn lao của dân tẹ 'D, của
đất nước đã giành được chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng. Đoạn thơ với nhịp điệu
rộn ràng, hào hứng và những hình ảnh đẹp đẽ*, tươi mát đã thể hiện vẻ đẹp muôn
màu muôn vẻ của đất nước thân yêu:
%
Trời xanh đây...
Những dòng sông đỏ nặng phù sa...
- Âm hưỏng của đoạn thơ mênh mang bởi các âm tiết ngân vang. Các điệp từ,
điệp ngữ, cấu trúc câu thơ giống nhau góp phần thể hiện nội dung trên.
- Sự khẳng, định vể đất nước xuất phát từ những hình ảnh chân thực, cụ thể đến
sự cảm nhận cái vô hình là truyền thống dân tộc, là hồn thiêng đất nước. Nhà thơ liên
tưởng, suy ngẫm về chiều sâu, bề dày của lịch sử và đúc kết thành chân lí;
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
- Âm hưởng thơ trang trọng, trầm lắng khi nói đến tiếng vọng thiêng liêng của
ngàn xưa vọng về. Tiếng đất là từ đầy sáng tạo của Nguyễn Đình Thi, với ý thể hiện
hồn thiêng của tổ tiên, sông núi nhắc nhỏ các thế hệ con cháu hãy giữ gìn đất nước.
* Suy ngẫm của nhà thơ vể đất nước trong chiến tranh giải phóng, từ trong đau thưong
căm hờn dứng lên chiến dấu bất khuất anh hùng.

- Mỏ đầu là hình ảnh đất nước trong chiến tranh:


ỏi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều.
Trong ánh chiều tà, những cánh đồng quê vùng giặc tạm chiếm đỏ rực như chảy
máu. Dây thép ga/quanh đồn giặc tua tủa như đâm nát trời chiều. Mình ảnh thơ mang
ý nghĩa sâu sắc biểu tượng cho đất nước đau thương trong chiến ti^anh.
- Hai câu tiếp theo thể hiện tâm trạng của người chiến sĩ:
* Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Trên cái nền là hình ảnh đất nước đau thương, tác giả khắc hoạ nổi bật tâm trạng
và thể hiện những rung động tinh tế trong tâm hổn người ra trận : cháy bỏng yêu

247
thương, sôi sục căm thù, quyết tâm chiến đấu và chiến thắng : Từ những năm đau
thương chiến đấu... Lòng dân ta yêu nước, thương nhà. ổ đây có sự hài hoà giữa cái
riêng và cái chung, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu đất nước.
* Hình tượng nghệ thuật cao đẹp về đất nước muôn dời, biểu tượng về sự vưon mình vĩ
đại của đất nước và con người Việt Nam trong thời dại cách mạng giải phóng.

- Năm khổ thơ cuối thể hiện hình ảnh đất nước từ trong đau thương, căm hờn đã
vùng lên chiến đấu bất khuất, sản sinh ra những người anh hùng của nhân dân trong
thời đại mới.
- Sự vươn mìntyvĩ đại của đất nước và con người Việt Nam;
Khói nhà máy cuộn trong 'hương núi

Lòng ta bát ngát ánh bình minh.


- Bài thơ khép lại bằng hình ảnh khái quát, giàu tính sử thi, tượng trưng cho đất
nước từ trong máu lửa của chiến tranh, từ trong đau thương, căm phẫn đã vùng đứng
lên với sức mạnh phi thường của người anh hùng trong thần thoại:
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
- Âm hưởng hào hùng, nhịp điệu rắn rỏi... thể hiện cao trào của cảm xúc, đồng
thời là kết tinh tư tưỏng của bài thơ.
3. Kết bài:
- Bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức
của nhà thơ về đất nước, mang dấu ấn tinh thần, quan niệm của thời đại cách mạng.
Điều đó bộc lộ rõ ở ý thức công dân của con người làm chủ đất nước. Ý thức ấy được
biểu hiện thành hình ảnh vừa hiện thực vừa trữ tinh, với giọng điệu tha thiết và tự hào
về một đất nưđc mới của một thời đại mới.
- Đất nước là bài thơ có giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật rất cao, góp phần
làm nên tên tuổi Nguyễn Đình Thi. Bài thơ có-sức sống lâu bển trong lòng người đọc
nhiều thế hệ.

II. BÀI LÀM

Nguyễn Đình Thi sáng tác bài thơ Đất nước bắt đầu từ năm 1948 và hoàn
thành vào năm 1955, sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Bài thơ gồm hai phần.
Phần đầu được hình thành trên cơ sở những đoạn trích từ hai bài Sáng mát
trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mít tinh (1949). Phần sau được viết

248
năm 1955. Đất nước được nhìn qua một không gian - thời gian độc đáo: mùa
thu với mốc son lịch sử là sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
ngày 2 tháng 9 năm 1945. Tuy được viết trong những thời gian khác nhau
nhưng cảm hứng thơ vẫn liền mạch và bài thơ là một tác phẩm nghệ thuật
hoàn chỉnh.
Nguyễn Đình Thi đã đúc kết những cảm xúc và suy ngẫm của mình vể đất
nước trong suốt chín năm kháng chiến chống Pháp, cảm hứng thơ cũa tác giả
kéo dài theo suốt hành trình kháng chiến, được nối kết với lịch sử oai hùng
bốn ngàn năm dựng nước, giữ nước yà liên tưỏng mở rộng tới tương lai tươi
sáng của cách mạng. Đó chính là cảm hứng về một đất nước vất vả đau
thương, tươi thẳm vô ngần được triển khai theo hướng từ cụ thể đến khái quát.
Trong bài thơ này, Nguyễn Đình Thi đã thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của
mình về đất nước bằng hình ảnh mùa thu xưa, mùa thu nay và hình ảnh đất
nước đau thương, bất khuất, anh hùng trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp. Thông qua đó, nhà thơ bày tỏ tình yêu đất nước, lòng căm thù giặc,
niềm tự hào, niềm tin son sắt vào tương lai tươi sáng của dân tộc và đất nước.
Bài thơ chia làm hai đoạn; đoạn thứ nhất từ đầu đến ...vọng nói về] đoạn
thứ hai là phần còn lại. Mạch cảm xúc và suy tưởng cũng là kết cấu cơ bản
của bài thơ. Khởi đầu là cảm xúc về một sớm mùa thu ỏ chiến khu Việt Bắc
gợi nhớ về mùa thu đã xa của Hà Nội. Nỗi nhớ về mùa thu xưa dẫn dắt cảm
xúc về mùa thu nay, mùa thu cách mạng với niềm tự hào của người công dân
được làm chủ đất nước. Cảm xúc nâng cao, mở rộng về đất nước trong đau
thương, căm hờn đã vùng lên chiến đấu bất khuất và chiến thắng vẻ vang: Rũ
bùn đứng dậy sáng loà.
Mở đầu bài thơ là cảm giác lâng lâng của tác giả trước vẻ đẹp của thiên
nhiên, đất trời mùa thu Việt Bắc, gợi nhớ về nhũng ngày thu đã xa của Hà Nội
mến yêu:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa.
Chỉ bằng vài nét gợi tả mà tác giả đã thể hiện được không gian, thời gian,
màu sắc, hương vị của mùa thu: không khí mát trong, gió thổi phảng phất mùi
hương cốm mới, kết tinh của hương vị đất trời, cây cỏ mùa thu. Hình ảnh mùa
thu trong quá khứ và thực tại đan xen trong tâm tưởng của nhà thơ.

249
Mùa thu Hà Nội với những nét đặc trưng của khung cảnh thiên nhiên và
con người hiện ra thật cụ thể, sihh động:
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Làn gió heo may se lạnh thổi dọc lòng những con phố nhỏ, làm xao xác
hàng cây, vcới những thềm nắng lá rơi đầy. Ẩn sau những câu thơ tả cảnh là
Hà Nội thanh lịch có bề dày bốn nghìn năm lịch sử với Hồ Tây, Hồ Gươm, đền
vua Lê, Tháp Bút, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc... Những di tích, danh lam
thắng cảnh ấy là niềm tự hào to lớn của bao thế hệ người Hà Nội. Mùa thu Hà
Nội giống như một bức tranh với đường nét mềm mại, màu sắc và ánh sáng
hoà hỢp gây ấn tượng sâu đậm, chất chứa tâm trạng. Trên cái nền phong
cảnh ấy nổi bật lên hình ảnh những chiến sĩ hào hoa, dũng cảm, tạm xa Thủ
đô thân yêu để lên đường kháng chiến. Người ra đi đầu không ngoảnh, lại đầy
ý chí và quyết tâm nhưng lòng thì vẫn vấn vương, vẫn cảm nhận được bằng cả
tâm hổn cái sắc vàng xao xuyến: Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. Câu thơ vừa
thực vừa ảo. Tình thơ vương bao nhiêu lưu luyến bên trong. Nhịp thơ ngập
ngừng, bâng khuâng như lòng người bâng khuâng, quyến luyến: Thấp thoáng
đâu đó trong câu thơ là bóng dáng khách chinh phu dứt áo ra đi vì nghĩa lớn:
Tráng sĩ nhất khứ bất phục phản (Tráng sĩ một đi không trở lại). Cái không khí
chớm lạnh, cái sắc nắng thu vàng một màu li biệt càng làm tăng thêm phong
vị cổ điển của câu thơ. Cảnh thu Hà Nội đẹp nhưng buồn vắng đến nao lòng.
Có thể nói bốn câu thơ miêu tả mùa thu Hà Nội là những câu thơ gây ấn
tượng nhất trong bài. Nó phản ánh tâm hồn tinh tế và ngòi bút tài hoa của
Nguyễn Đình Thi. Dường như nỗi buồn, sự lưu luyến, xao xuyến, nhớ nhung
của nhà thơ, vương vấn trong cái chớm lạnh của buổi đầu thụ, trong xao xác
hơi may, trong khung cảnh thềm nắng lá /ơi đầy. Đặt tính từ xao xác trước hơi
may là tác giả có ý nhấn mạnh đến nét đáng yêu, đáng nhớ nhất của gió thu
và âm thanh tiêu biểu nhất của mùa thu. Nhịp điệu, âm hưởng thơ mang nỗi
buồn man mác, hợp với khung cảnh huyền ảo của mùa thu Hà Nội. Nhà thơ
đã phác hoạ nên bức tranh mùa thu Hà Nội với những đường nét mềm mại,
màu sắc trong sáng làm xúc động lòng người, để lại ấn tượng khó phai. Đây
cũng chính là biểu hiện của tình yêu Hà Nội thiết tha, say đắm và tình yêu ấy
khiến cho cảm hứng của thi sĩ thăng hoa.

250
Đang hồi tưởng về một mùa thu đã xa của Hà Nội, cảm xúc của tác giả
bỗng chuyển hướng sang mùa thu hiện tại bằng một câu thơ ngắn, âm điệu
dứt khoát như một lời khẳng định:
Mùa thu nay khác rồi.
Mùa thu nay là mùa thu thứ hai ỏ chiến khu Việt Bắc (1948) tràn đầy khí
thế sau chiến thắng Thu Đông 1947. ổ đoạn thơ đầu, tiết tấu chậm, âm
hưởng trầm lắng hợp với dòng hoài niệm, hợp với cảnh thu buồn và tâm trạng
bâng khuâng, da diết. Đến đoạn này, những câu thơ được viết theo thể tự do,
nhịp điệu sôi nổi, phóng khoáng; cảm xúc rạo rực, phấn khích, rộn rã, tươi vui:
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
Bức tranh mùa thu nay hiện ra với những chi tiết, hình ảnh bình dị, dân dã,
khoẻ khoắn và tươi sáng. Giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, bao la của húi
rừng Việt Bắc, hoà lòng mình vào cuộc kháng chiến thần thánh của toàn dân
tộc, tâm trạng của chủ thể trữ tình có sự biến đổi rất rõ. Từ tâm trạng phảng
phất buồn khi hoài niệm về mùa thu Hà Nội năm xưa đã chuyển sang tâm
trạng hào hứng, sôi nổi, tràn ngập niềm vui trước khung cảnh mùa thu ỏ chiến
khu Việt Bắc. “Cái tôi trữ tình” cũng chuyển thành “ cái ta”. Nhà thơ không chỉ
nhân danh cá nhân mà còn nhân danh cộng đồng để nói lên niềm tự hào
chính đáng và ý thức làm chủ non sông, đất nước, cảm hứng về mùa thu của
Nguyễn Đình Thi gắn liền với cảm hứng về đất nước trong từng thời kì lịch sử,
mùa thu đất trời gắn liền với mùa thu cách mạng. Đất nước được nhìn ngắm,
suy ngẫm từ một sự kiện lịch sử đáng nhớ: mùa thu 1945 cùng với sự ra đời
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Niềm vui mới to lớn tràn ngập lòng người, tràn ngập đất trời chiến khu Việt
Bắc. Hình ảnh trong đoạn thơ này từơi mát, sống động. Từ ngữ được sử dụng
rất chọn lọc nhằm nhấn mạnh cái khác của thu nay. Mùa thu với ngọn gió
phóng khoáng thổi ào ào làm cả rừng tre phấp phới như bay như múa trên cái
nền trong biếc của trời thu thay áo mới, trong biếc ở con mắt nhìn cảnh vật,
giữa tiếng nói cười thiết tha rộn ràng của-con người.
Đây là nét nghệ thuật độc đáo mà Nguyễn Đình Thi đã đem đến cho
những bài thơ viết về mùa thu, thực sự thổi một luồng gió mới vào đề tài mùa

251
thu trong thớ ca Việt Nam. Cái buồn, cái lạnh của thu xưa dường như đã lùi xa.
Mùa thu nay đẹp đẽ, trong sáng bỏi tâm hồn, đôi mắt của thi nhân đầy phấn
chấn và tin tưỏng. Sự tinh tế trong cảm xúc của tác giả thể hiện ỏ sự cảm
nhận được nét riêng của không gian mùa thu: tiết trời êm ả, ánh nắng vàng
dịu, bầu trời dường như xanh cao hdn, không khí như nhẹ hơn và mọi âm
thanh cũng trỏ nên ngân xa, vang vọng. Từ cảm xúc về mùa thu đất nước dẫn
đến tình cảm mến yêu tha thiết và lòng tự hào về đất nước, nhà thơ ngắm nhìn
cảnh vật với tâm liồn phơi phới lạc quan, yêu đời. Niềm vui tràn ngập lòng
người, tràn ngập^đất trời.
Cội nguồn của niềm vui ấy thật to lớn, sâu xa. Đó là do đất nước sau Cách
mạng tháng Tám đã về tay nhân dân. Đó là hạnh phúc lớn lao của dân tộc,
của đất nước đã dành được chủ quyền thiêng liêng độc lập, tự do. Đoạn thơ
với nhịp điệu rộn ràng, hào hứng và những hình ảnh đẹp đẽ, tươi mát đã thể
hiện vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ của đất nước thân yêu. Nhà thơ như reo như
hát lên niềm hạnh phúc bất tận ấy:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Với nhạc điệu rộn ràng, náo nức, hình ảnh nối tiếp hình ảnh, quấn quýt hoà
quyện vào nhau, đoạn thơ tạo nên vẻ đẹp của đất nước Việt Nam sau ngày
độc lập. Âm hưởng đoạn thơ mênh mang bởi những âm tiết ngân vang : ta,
thơm mát, bát ngát, phù sa... Các dòng thơ liên kết chặt chẽ, bổ sung cho
nhau để làm nổi bật ý thơ.
Điệp khúc là của chúng ta cứ ngân nga, vang vọng giữa đất trời, sông núi.
Tất cả những gì thân yêu, quen thuộc trên đất nước này đều là của chúng ta.
Còn gì sung sướng hơn, tự hào hơn bốn tiếng ấy sau hàng trăm năm nô lệ, dân
tộc ta phải đổ bao xương máu mới giành được quyền làm chủ. Cũng nguồn
cảm hứng say sưa, dạt dào như thế, nhà thơ Tố Hữu đã thốt lên; của ta, trời
đất, đêm ngày ; Núi kia, đồi nọ, sông này của ta I (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên).
Cái thế đứng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là thế đứng của con
người tự do kiêu hãnh ngẩng cao đầu. Cảm hứng mở ra, vẽ ra những hình ảnh
thân thương của đất nước với chiều rộng, chiều dài và sắc màu của bầu trời,

252
núi rừng, cánh đồng, ngả đường, dòng sông... Trời thu thay áo mới, Những
cánh đồng thơm mát, Những ngả đường bát ngát, Những dòng sông đỏ nặng
phù sa... càng trở nên bội phần đẹp đẽ vì đã về tay chúng ta.
Sắc đỏ của phù sa gợi liên tưởng tới những chiến sĩ đã hi sinh trong cuộc
chiến đấu bảo vệ non sông. Chữ nặng không chỉ diễn tả lượng phù sa trong
nước của dòng sông mà còn đặc tả bề dày của dòng chảy bốn nghìn năm lịch
sử. Nước không chỉ đỏ nặng phù sa màu mỡ mà còn cuồn cuộn dòng máu
quật cường. Những liên tưởng sâu xa ấy khiến cho cảm xúc thđ trở nên trầm
lắng, thiết tha. Ý thđ đi từ những hình ảnh cụ thể, hữu hình, đến sự cảm nhận
cái vô hình là truyền thống, là hồn thiêng đất nước. Nhà thơ suy ngẫm về
chiều sâu, về bề dày của lịch sử để từ đó đúc kết thành chân lí:
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
Không chỉ những sự vật hữu hình như bầu trời, cánh đồng, núi rừng, dòng
sông... mà còn cả những yếu tô' vô hình làm nên đất nước. Nước chúng ta -
giản đơn ba chữ mà chất chứa tinh cảm thiêng liêng pha lẫn tự hào. Câu thơ
Nước những người chưa bao giờ khuất là lời khẳng định như chân lí bất di bất
dịch về một thực tế hiển nhiên. Suốt chiều dài lịch sử bốn ngàn năm, trải qua
bao phen chống ngoại xâm, có thẳng có bại nhưng đất nước này, dân tộc này
chưa bao giờ khuất phục trước bạo lực của quân thù. Truyền thống bất khuất
ấy truyền từ đời này sang đời khác. Nhà thơ lắng nghe tiếng nói quật cường
vọng lên từ lòng đất. Đất, qua tâm hồn nhà thơ và tâm hồn chúng ta, không
chỉ xanh tốt những vạt rừng, thơm mát những cánh đồng, bát ngát những ngả
đường, đỏ nặng phù sa của những dòng sông mà còn rì rầm tiếng nói đấu
tranh bao đời không bao giờ tắt. Câu thơ trở nên trang trọng, trầm lắng khi nói
đến tiếng vọng thiêng liêng của ng^n xưa rì rầm trong tiếng đất.
Tiếng đất\à tiếng của lịch sử, là tiếng của hồn thiêng sông^ núi tự ngày xưa
đang vọng nói về hiện tại. Mồ hôi, xương máu của tổ tiên, ông cha thấm vào
lòng đất đã bao đời, thành tiếng đất luôn nhắc nhở các thế hệ con cháu hãy
giữ lấy giang sơn gấm vóc của tổ tiẻn. Từ đó, nhà thơ suy nghĩ về đất nước
trong chiến tranh giải phóng, trong đau thương căm hờn đứng lên chiến đấu
bất khuất anh hùng.

253
Có thể nói ít có hình ảnh nào thể hiện nỗi đau thương tang tóc của dân tộc
và đất nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lại cô đọng, hàm
súc và gây ám ảnh sâu sắc như những hình ảnh trong hai câu thơ:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều.
Dấu ấn khốc liệt của chiến tranh bao phủ khắp nơi. Đạn bom quân thù cày
nát mặt đất, triệt hạ sự sống. Ánh hoàng hôn đỏ hắt xuống khiến những cánh
đồng quê như chảy máu. Hàng rào dây thép gai quanh đồn bốt giặc tua tủa
chĩa lên như muốn đâm nát trời chiều vốn tĩnh lặng, bình yên. cả hai chiều
không gian đều in đậm bóng dáng sự tàn phá, chết chóc của chiến tranh.
Từng chữ, từng câu thơ oằn nặng bởi cảm xúc đau thương, căm giận.
Các hình ảnh trong đoạn thơ này hoàn toàn tương phản với hình ảnh trong
đoạn thơ trên. Những cánh đồng quê chảy máu thay cho những cánh đồng
thơm mát. Trời chiều bị dây thép gai đâm nát thay thê' cho sắc trời thu trong
b/ếc thanh bình. Cuộc sống êm ả xưa kia giờ không còn nữa. Đâu đâu cũng là
cảnh tang tóc, đau thương. Bao nhiêu máu xương đã đổ xuống mảnh đất này.
Trên cái nền là đất nước đau thương ấy, nhà thơ khắc hoạ nổi bật hình ảnh
và tâm trạng người chiến sĩ:
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Nhà thơ cảm nhận sâu sắc những rung động tinh tế trong tâm hồn mỗi
người lính ra trận. Đó là tâm trạng cháy bỏng yêu thương nhân dân và nung
nấu hờn căm quân cướp nước. Mối căm thù sôi sục trong tim, thôi thúc những
đêm dài hành quân không nghỉ. Mối căm thù dồn lên mũi lê, đầu súng nhằm
thẳng quân thù. Nhưng chính lúc ấy cũng thấp thoáng hiện lên trong nỗi nhớ
đôi mắt của người yêu chờ đợi khiến tâm hồn chiến sĩ ta bồn chồn, xao xuyến.
Hay nhất trong phần sau của bài thơ có lẽ là khổ thơ này. Phải là người
từng trải, có vốn sống phong phú và trái tim dạt dào tình cảm nhân ái thì tác
giả mới có cách diễn đạt tự nhiên về sự hài hoà giữa tình cảm riêng chung,
giữa tình yêu đôi lứa và tình yêu đất nước của người chiến sĩ.
Ổ đoạn thơ cuối, tác giả dồn hết tâm huyết để tô đậm hình ảnh đất nước tù
trong đau thương đã anh dũng đứng lên chiến đấu. Đó là hình tượng cao đẹp
về đất nước muôn đời, về sự vươn mình vĩ đại của đất nước và con người Việt
Nam trong thời đại mới:

254
Từ những năm đau thương chiến đấu
Đã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Đã bật lên những tiếng căm hờn
Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tày thằng chúa đất
Đứa đè cổ đứa lột da.
Nỗi đau xót như thấm sâu vào từng câu, từng chữ, từng hình ảnh tiêu biểu
tạo nên ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Đặc biệt hình ảnh Bát cơm
chan đầy nước mắt, Bay còn giằng khỏi miệng ta nói lên tột cùng tội ác của
quân thù và tột cùng sự tủi cực của nhân dân ta trong vòng nô lệ. Nhưng bạo
lực của kẻ thù đã không thể bắt chúng ta phải khuất phục;
Xiềng xích chúng bay không khoá được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Sủng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước, thương nhà

Khói nhà máy cuộn trong sương núi


Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng.
Từ thực tế kháng chiến gian nan và hào hùng, Nguyễn Đình Thi đã viết
nên những câu thơ khái quát về sự mất mát, hi sinh của đất nước cùng quyết
tâm giành lại chủ quyền độc lập tự do của dân tộc ta. cả dân tộc đoàn kết
thành một khối thống nhất, trán đẫm mồ hôi và mắt ngời hi vọng, rắn rỏi
mạnh mẽ bước tới tương lai:
Ngày nắng đốt theò đêm mưa giội ^
Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh.
Cái hay của đoạn thơ này chính là âm điệu thơ hào hùng, sảng khoái.
Tiếng nói trữ tình của nhà thơ mang âm vang tiếng nói của cả dân tộc đang

255
hướng tới tương lai. Nhân dân ta đứng dậy giữ nước không chỉ bằng sức mạnh
tình cảm mà còn bằng sức mạnh lí trí, có ánh sáng cách mạng soi đường và
niềm tin vào tương lai tươi sáng.
Kết thúc bài thơ là hình ảnh đất nước từ trong đau thương, căm hận và máu
lửa chiến tranh đã hiên ngang đứng dậy, tự khẳng định mình trước lịch sử và
nhân loại:
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
'Nước Việt Nam từ máu lửạ\
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
Âm hưởng hào hùng, sảng khoái của đoạn thơ được tạo nên từ thể thơ sáu
chữ với tiết tấu nhanh, mạnh, dồn dập cùng với hàng loạt hình ảnh đậm chất
anh hùng ca lấy từ thực tế của chiến trường Điện Biên Phủ ác liệt mà nhà thơ
đã trực tiếp tham gia và được tận mắt chứng kiến: “ Tôi trông thấy các anh -
Nguyễn Đình Thi kể - mình mầy đầy bùn, nhưng khi nhảy lên trên mặt đất, các
anh hiện lên chói loà trong ánh nắng". Tác giả đã tạo nên hình tượng thơ đẹp
đẽ, hào hùng từ hình ảnh rất chân thực: trong máu lửa, bùn lầy, giữa tiếng đại
bác rền vang rung trời chuyển đất, chiến sĩ ta từ các chiến hào ào ạt xông lên
như nước vỡ bờ. Hình ảnh của họ nổi lên trên nền trời như một tượng đài kì vĩ
của chủ nghĩa yêu nước và anh hùng cách mạng.
Sau: Năm mưoi sáu ngày đêm, khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cdm vắt, Máu
trộn bùn non, Gan không núng, chí không mòn! {Hoan hô chiến sĩ Điện Biên - Tố
Hữu), quân dân ta đã chiến thắng, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chín năm
trường kì gian khổ chống thực dân Phằp, mở ra một trang sử mới, khẳng định
vị trí và tên tuổi của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế.
Đất r^ưởc là một bài thơ góp phần làm nên tên tuổi Nguyễn Đình Thi trong
thơ ca Việt Nan' .tiỘT đại. Bài thơ này tiêu biểu cho suy ngẫm sâu sắc của
tác giả về đất nước. Với cảm hứng thơ lúc trầm lắng lúc sôi trẩo, cùng với
nhịp thơ biến đổi vô cùng linh hoạt, hình ảnh đất nước cứ ngời lên trong khổ
đau, gian nan, vất vả. Nguyễn Đình Thi là nhà thơ của đất nước trong đau
thương. Ý tưởng về một đất nước đau thương mà hào hùng, bất khuất khôn^
phải chỉ Nguyễn Đình Thi mới có, nhưng do hình tượng trong thơ ông thấm
đẫm cảm xúc bi tráng, gắn với những ấn tượng sâu sắc nên Đất nước là một
tác phẩm xuất sắc, đủ sức vượt qua mọi thử thách của thời gian để sống mãi
trong lòng người đọc.

256
I. DÀN Ý

1. Mỏ bài:
* Giđi thiệu vài nét về tác g iả :

- Phạm Văn Đổng (1906 - 2000) quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng
Ngãi.
- Ông sớm tham gia cách mạng và được cử giữ chức vụ Thủ tướng trong một thời
gian dài, đóng góp rất lớn cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. ông được Nhà
nước tặng thưởng nhiều Huân chương cao quý.
- Phạm Văn Đổng có nhiều công trình nghiên cứu về các danh nhân văn hoá của
Việt Nam, trong đó có bài; Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân
tộc.
* Hoàn cảnh ra đời của bài v iế t;

- Bài văn viết nhân dịp kỉ niệm 75 năm ngày mất của nhà thơ Đổ Chiểu (3 - 7 -
1888), đăng trên Tạp chí Văn hợc tháng 7 - 1963.
- Đây là giai đoạn đế quốc Mĩ quyết định tài trợ và can thiệp sâu hơn vào cuộc
chiến tranh ở miền Nam. Phong trào đấu tranh chống Mĩ và chính quyền tay sai của
nhân dân miền Nam nổi lên khắp nơi, tiêu biểu là phong trào đồng khởi của nhân dân
Bện Tre. Hoàn cảnh lịch sử ấy cho thấy tại sao tác giả Phạm Văn Đồng lại nhấn
mạnh thời điểm ông viết bài văn ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu.
- Nội dung sâu sắc và mới mẻ mà tác giả đặt ra trong bài viết là;NguyễnĐình
Chiểu - một nhân cách trong sáng, một nhà thơ lớn của dân tộc cần phải được đánh
giá đúng đắn hơn, đầy đủ hơn.
2. Thân bài:
* Nguyễn Đình Chiểu - một nhà thơ yêu nước.

- Tác giả nhấn mạnh điều đáng trân trọng ở Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương
ngời sáng về tinh thần yêu nước cháy bỏng và lòng căm thù giặc sâu sắc.
- Tác giả khẳng định mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa thơ vănNguyễnĐình
Chiểu với giai đoạn lịch sử đau thương thời kì đầu thực dân Pháp xấm lược nướcta.
* Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu - tấm gương phản chiếu phong trào đấu
tranh chống thực dãn Pháp oanh liệt và bền bi của nhân dân Nam Bộ.

Để làm rõ luận điểm trên, tác giả đã phân tích và chứng minh như sau:
- Người đọc cần phải có sự ttiểu biết nhất định về con người và hoàn cảnh sáng
tác của Nguyễn Đình Chiểu để có sự đánh giá khách quan hơn, đúng đắn hơn về giá
trị văn chương của ông.

17-Những bài làm văn mẫu 12T1-Trân Thị Thln-NXB THTPHCM 257
- Nguyễn Đình Chiểu coi việc viết văn để chống gian tà, bảo vệ đạo lí, chính
nghĩa là thiên chức của người cầm bút. ồng dùng thơ văn (thể loại chủ yếu là Hịch và
Văn tế) làm vũ khí chiến đấu chống lại cái xấu, cái ác và chống quân thù.
- Đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu là bài Văn tế nghĩa
sĩ Cần Giuộc. Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét:
Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả, thật
là sinh động và não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ của nghĩa quân,
vốn là người nông dận, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh
hùng cứu nước. /
- Phản ánh sinh động quan niệm chết viniĩ còn hdn sống nhục và truyền thống
bất khuất chống xâm lăng của dân tộc ta:
Bài “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” là khúc ca ca ngợi những người anh hùng thất
thế, nhưng vẫn hiên ngang: Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc... muôn kiếp nguyện
được trả thù kia...
* Truyện L ụ c Vân Tiên, tác phẩm lổn nhất của Nguyễn Đình Chiểu có tẩm ảnh hưãng
sâu rộng trong dãn gian, nhất là ở miển Nam.

- Tác giả cho thấy Truyện Lục Vân Tiên là một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa,
những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa I
Tác giả không phủ nhận những sự thật như: những giá trị luân II mà Nguyền
Đình Chiểu ca ngợi theo quan điểm của chúng ta thì có phần đã lỗi thời, hay có những
chỗ lời thd không hay lắm.
- Phạm Văn Đồng đã chỉ ra rằng đó là những hạn chê' khó tránh khỏi và không
phải là cơ bản. Truyện Lục Vân Tiênvẵn là tác phẩm lớn của Nguyễn Đinh Chiểu, bởi
cuốn truyện thơ ấy mang những nội dung tư tưởng, đạo đức gần gũi với quần chúng
nhân dân, cả thời xưa lẫn thời nay. Truyện Lục Vân Tiên lại có một lối kể chuyện nôm
na, dễ hiểu, dễ nhớ, cho nên được truyền bá rộng rãi trong dân gian:
“Trong dân gian miền Nam, người ta thích Lục Vân Tiên, người ta say sưa nghe
kể Lục Vân Tiên, không chỉ vì nội dung câu chuyện còn vl văn hay của Lục Vân Tiên".
* Phẩn kết bài viết: Khẳng định cống đức của Nguyễn Đình Chiểu và tỏ lòng tưởng nhổ
người con quang vinh của dân tộc.

3. Kết bài:
- Bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc là một mẫu
mực về nghị luận văn học vói cấu trúc chặt chẽ, lập luận lôgíc, ngôn ngữ trong sáng
và giàu cảm xúc.
- Bài văn thể hiện lòng cảm phục chân thành của tác giả nói riêng và của nhân
dân nói chung đối với Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ mù yêu nước cuối thế kỉ XIX.

258
II. BÀI LÀM

Thủ tướng Phạm Văn Đồng là nhà chính trị, ngoại giao tài ba đồng thời
cũng là nhà văn hoá lớn. ông để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị. Với
những cống hiến lớn lao cho đất nước, ông đã được Nhà nước tặng thưởng
Huân chương Sao vàng và nhiều Huân chương cao quý khác.
Về văn học, Phạm Văn Đồng viếrnhiều bài nghị luận đặc sắc về các danh
nhân văn hoá như Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh... Trong đó
có bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của Oân tộc.
Bài văn viết nhân dịp kỉ niệm 75 năm ngày mất của nhà thơ Đồ Chiểu
(3 - 7 - 1888) và đăng trên Tạp chỉ Văn /7ỌC tháng 7 - 1963. Đây là thời kì đế
quốc Mĩ quyết định tài trợ, can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh ở miền
Nam. Phong trào đấu tranh chống Mĩ và tay sai của nhân dân miền Nam nổi
lên khắp nơi, tiêu biểu là phong trào đồng khởi của nhân dân Bến Tre. Hoàn
cảnh lịch sử ấy giúp chúng ta hiểu thêm tại sao tác giả Phạm Văn Đồng lạl
nhấn mạnh thời điểm khi ông viết bài văn ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu.
Nội dung sâu sắc và mới mẻ mà tác giả đặt ra trong bài viết là : Nguyễn
Đình Chiểu, một nhân cách trong sáng, một nhà thơ lớn của dân tộc cần phải
được đánh giá đúng đắn hơn, đầy đủ hơn.
Bài viết có sức lôi cuốn mạnh mẽ do ngôn ngữ tác giả sử dụng vừa xúc
động, thiết tha, kết hợp với nhiều hình ảnh, ngôn từ có khả năng gợi tả, gợi
cảm cao, đặc biệt là phương pháp nghị luận chặt chẽ và xác đáng.
Bài văn chia làm ba phần: mở bài, thân bài, kết bài, các phần liên kết chặt
chẽ với nhau. Phần mỏ bài có luận đ ề ; phần thân bài có các luận điểm; phần
kết bài có luận kết. Cụ thể là:
Phần mở bài: Từ đầu đến ...đất nước chúng ta : Nêu luận điểm trung tâm
của bài văn : Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn của dân tộc cần phải được
nghiên cứu, tìm hiểu và đề cao hơn nữa. Câu văn sau đây đã khái quát luận
đề này; Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn cửa nước ta, đáng /ẽ
phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc
này.
Phẩn thân bài: Từ Nguyễn Đình Chiểu đến ...còn vì văn hay của Lục Vân
Tiên. Tác giả lần lượt phân tích từng khía cạnh của luận đề, tức là tìm các
luận điểm, luận cứ, luận chứng:

259
'ỉ

Luận điểm 1: Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ yêu nước.


Luận điểm 2 : Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu - tấm gương
phản chiếu phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp oanh liệt và bển bỉ
của nhân dân Nam Bộ.
Luận điểm 3: Truyện Lục Vân Tiên, tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình
Chiểu có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong dân gian, nhất là ở miền Nam.
Phẩn kết bài: Đánh giá khái quát về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của
Nguyễn Đình Chiểú: Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một
tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụngscủa ván học, nghệ thuật, nêu cao
sứ mạng của người chiến s ĩ trên mặt trận văn hoá và tư tưởng.
Tác giả mở đầu bài viết bằng một nhận định khách quan có tính thời sự,
chứa đựng luận đề (chủ đề) của bài viết: Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một
nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ
của dân tộc, nhất là trong lúc này. Lúc này là năm 1963, đất nước ta đang bị
tạm thời chia cắt làm hai miền. Nhân dân miền Bắc vừa xây dựng xã hội chủ
nghĩa vừa là hậu phương lớn tiếp sức cho nhân dân miền Nam chiến đấu
chống đế quốc Mĩ xâm lược và bè lũ nguy quyền tay sai bán nước.
Từ năm 1954 đến 1959, đế quốc Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm triển
khai chính sách tố Cộng, ra sức truy nã, bức hại những người kháng chiến cũ,
bắt bớ, tù đày và gây ra nhiều vụ tàn sát đẫm máu khắp miền Nam.
Từ năm 1960, Mĩ quyết định tài trợ và can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến.
Năm 1964, chúng đưa thêm 16.000 binh lính và sĩ quan Mĩ vào miền Nam.
Chỉ một năm sau, con số ấy đã tăng lên tới 543.000.
Trước tinh hình đó, phong trào đấu tranh chổng Mĩ - nguy của nhân dân
miền Nam nổi lên mạnh mẽ, quyết liệt; tiêu biểu nhất là phong trào đồng
khởi ở Bến Tre. Đây là thời điểm cách mạng miền Nam đứng trước nhiều khó
khăn, thử thách. Hoàn cảnh lịch sử trên giúp chúng ta hiểu thêm tại sao Thủ
tướng Phạm Văn Đồng lại nhấn mạnh thời điểm ông viết bài văn ca ngợi nhà
thơ mù yêu nước Nguyễn Đình Chiểu nhằm khẳng định truyền thống đấu
tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, động viên nhân dân cả
nước vùng lên tiêu diệt bọn bán nước và cướp nước.
Tác giả đã sử dụng ẩn dụ nghệ thuật để khẳng định tài năng văn chương
và tấm lòng yêu nước, thương dân vô cùng đáng quý của nhà thơ đất Lục
tỉnh Nam Kỳ:

260
f
Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của
chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng.
Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy. Có người chỉ biết Nguyễn Đình
Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên, và hiểu Lục Vân Tiên khá thiên lệch về
nội dung và về văn, còn rất ít biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu,
khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp lúc
chúng đến bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm!
Theo tác giả, có hai lí do khiến ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu chưa sáng tỏ
trên bầu trời văn nghệ của dân tộc. Lí do thứ n h ấ t: Nhiều người chỉ biết
Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của truyện thd Lục Vân Tiên và họ hiểu khá
thiên lệch vể nội dung, nghệ thuật của truyện. Lí do thứ hai: Phần lớn người
đọc biết rất ít về thơ văn yêu nước - một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp
sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.
Từ đó, tác giả đi đến kết luận: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước
mà tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân
dân ta chống bọn xâm lược phương Tây ngay buổi đẩu lúc chúng đặt chân lên
đất nước chúng ta. Những luận điểm nêu trong phần mỏ bài này đã được tác
giả phân tích và chứng minh để làm sáng tỏ ỏ phần sau.
Trong phần thân bài, trước hết tác giả giới thiệu về Nguyễn Đình Chiểu,
nhấn mạnh đến khí tiết của một nhà thơ yêu nước, thương dân, trọn đời phấn
đấu hi sinh vì nghĩa lớn:
Nguyễn Đình Chiểu vốn là một nhà nho, nhưng sinh trưởng ở đất Đổng Nai
hào phóng, lại sống giữa lúc nứớc nhà lâm nguy, vua nhà Nguyễn cam tâm
bán nước để giữ ngai vàng, nhưng khắp nơi, nhân dân và s ĩ phu anh dũng
đứng lên đánh giặc cứu nước. Vì mù cả hai mắt, hoạt động của người chiến sĩ
yêu nước Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu là thơ văn. Và những tác phẩm đó,
ngoài những giá trị văn nghệ, còn quý giá ở chỗ nó soi sáng tâm hồn trong
sáng và cao quý lạ thường của tác giả, và ghi lại lịch sử của một thời khổ
nhục nhưng vĩ đạil '
Tác giả khẳng định: Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương chói sáng
về tinh thần yêu nước thiết tha và thái độ căm thù giặc sâu sắc. Quan điểm
của ông là dùng thơ văn làm vũ khí chiến đấu chống xâm lược, ca ngợi chính
nghĩa và truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân lao động, phê phán những
kẻ lợi dụng văn chương để làm những điều xằng bậy, xấu xa. Ý trên đã được
thể hiện qua hai đoạn văn ngắn gọn và cô đúc:

261
Cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là của một chiến s ĩ hi sinh
phấn đấu vì một nghĩa lớn. Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là thơ văn chiến
đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng:
Học theo ngòi bút chí công
Trong thi cho ngụ tấm lòng Xuân thu I
Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cẩm bút, viết văn là một thiên chức. Và Nguyễn
Đình Chiểu trọng chức trách của mình chừng nào thì càng khinh miệt bọn lợi
dụng vản chươngpể làm việc phi nghĩa chừng nấy:
Thấy nay cũng nlìóm văn chương
Vóc dê da cọp khôn lường thực hư!
Sau khi khẳng định cuộc đời và quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình
Chiểu, tác giả lần lượt lấy thơ văn yêu nước và tác phẩm Lục Vân Tiên để
chứng minh.
Khi phân tích thơ văn yêu nước cũa Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Văn Đồng
đã đặt vào bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ của nhân dân Nam Bộ với phong trào
chống Pháp do Trương Định, Nguyễn Hữu Huân lãnh đạo và trong dòng chảy
của văn thơ yêu nước giai đoạn này để thấy rõ nguồn mạch phát sinh cảm
hứng là tất yếu, đồng thời khẳng định vị trí lá cờ đầu của Nguyễn Đình Chiểu
trong thơ văn yêu nước chống Pháp thời kì cận đại cuối thế kỉ XIX.
Tác giả nhận xét về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu bằng một
luận điểm ngắn gọn, cô đúc:
Thơ vàn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí của
chúng ta phong Lào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ
1860 về sau, suốt hai mưdi năm trời.
Vì sao tác giả lại mỗ đầu phần này bằng việc tái hiện hoàn cảnh lịch sử
nước ta trong giai đoạn lịch sử sau năm 1860? Bởi vi một nhà văn chỉ thực sự
lớn khi tác phẩm của nhà vàn ấy phản anh một cách trung thành những đặc
' điể<: . bản nhất của một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa trọng đại đối với đời
sống của đất nước, nhân dân. Riêng điểm này, Nguyễn Đinh Chiểu đã xứng
đáng là ngòi sao sáng trong vàn nghệ cúa dân tộc.
Trong kni vua quan nhà Nguyỗn thua trận đầu hàng cắt đất dâng cho giặc
thì các tầng lồp nhciíi dân Nam lúc bấy giờ. nhân dân lao động và các bậc
sĩ phu đều kiên quyết . ung dậy đành giặc cứu nuâc. "Giặc đến nhà đàn bà
phải đánh!". Phong trào bắt đầu dấy lên ở miền Dông, sau lan rộng khắp noi

262
pv'
ở “Lục tĩnh”, biến thành cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn, nhiều nơi, nhiều
lúc sôi nổi và mạnh mẽ lạ thường, khiến cả kẻ thù cũng không tiếc lời tỏ lòng
khâm phục...
Tác giả gọi thời kì Nguyễn Đình Chiểu sống là một thời khổ nhục nhưng vĩ
đ ạ iiy ] thế, sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu vừa là tấm gương phản chiếu
một thời đại, vừa là lời kêu gọi nhân dân vùng lên đấu tranh và ngợi ca những
nghĩa sĩ dũng cảm, đồng thời cũng là lời than khóc cho những anh hùng thất
thế đã bỏ mình trong cuộc chiến đấu vì nước, vì dân.
Tác giả khẳng định: Cho nên không phải ngẫu nhiên mà thơ văn yêu nước
của Nguyễn Đình Chiểu, một phần lớn là những bài văn tế, ca ngợi những
người anh hùng suốt đời tận trung với nước, và than khóc những người liệt sĩ đã
trọn nghĩa với dân.
Song, văn chượng chân chính còn phải tham gia tích cực vào cuộc đấu
tranh của thời đại. Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu là như thế.
Phạm Văn Đồng khẳng định: Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu lớn lao bởi
sức cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống thực dân, bằng cách làm cho
lòng người rung động trước những hình tượng sinh động và não nùng của
những con người suốt đời tận trung với nước, trọn nghĩa với dàn, giữ vẹn khí
phách hiên ngang cho dù chiến bại.
Mặt khác, bản chất của văn chương là sáng tạo. Văn chương đóng góp
cho cuộc đời bằng những cái độc đáo, chưa từng thấy ở các tác phẩm trước
đó hay cùng thời ấy. Đó là lí do khiến Phạm Văn Đồng nói đến bài Văn tế
nghĩa sĩ cần Giuộc nhiều nhất và hào hứng nhất.
Bài văn nghị luận Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của
dân tộc được tác giả viết nên không chỉ bằng một trí tuệ sáng suốt, sâu sắc
mà còn bằng một cảm xúc mạnh mẽ khác thường. Sự kết hợp giữa con tim
và khối óc đã khiến tác giả viết được những câu văn hay nhất, làm rung động
lòng người. Nhưng tác giả đã không viết về Nguyễn Đình Chiểu với nỗi tiếc
thương của một người hoài co mà tác giả luôn nhìn ngựời xưa từ hôm nay và
đặt ra vấn đề vì cuộc sống hôm nay. Chính vì thế mà những con người đang
sống hết mình trong cuộc chiến đấu hào hùng chống đế quốc xâm lược ngày
càng có điều kiện để thông cảm hơn với một con người cũng đã sống hết
mình trong công cuộc chống thực dân Pháp oanh liệt mà đau thương thuỗ
ban đầu. Điều ấy cũng đã khiến cho Nguyễn Đình Chiểu trở thành ngôi sao
càng nhìn càng thấy sáng.

263
Nghệ thuật của đoạn văn này thể hiện ỏ phương pháp lập luận chặt chẽ,
ở bố cục rõ ràng, mạch lạc, ở ngôn ngữ trong sáng, tự nhiên với những lời
bình hàm súc, sắc sảo, mới mẻ về bài Văn tếnổị tiếng:
Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả,
thật là sinh động và não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến s ĩ của
nghĩa quân, vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở
thành người anh hùng cứu nước.
Tác giả dẫn một đoạn của bài Văn tế, so sánh với Đại cáo bình Ngô của
Nguyễn Trãi rồi bình: Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân
tộc. Bài cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công
oanh liệt chưa từng thấy, biểu dưdng chiến thắng làm rạng rõ nước nhà. Bài
Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng
vẫn hiên ngang: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc... muôn kiếp nguyện
đưdc trả thù kia...". Kết thúc đoạn văn này, tác giả bày tỏ lòng tưởng nhớ đến
hương hồn của nhà thơ yêu nước cùng những nghĩa quân đã anh dũng hi
sinh cho nghĩa lớn: Có lẽ dưới suối vàng, linh hồn của Nguyễn Đình Chiểu và
những nghĩa quân lúc bấy giờ, ngày nay phần nào đã được hả dạ I
Phần tiếp theo, tác giả giới thiệu truyện Lục Vân Tiên, tác phẩm lớn nhất
của Nguyễn Đinh Chiểu có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong dân gian, nhất là ở
miền Nam và chỉ ra một số nhận xét chưa đúng về truyện Lục Vân Tiên, ông
chứng minh giá trị của tác phẩm này bằng cách phân tích cái hay, cái đẹp về
cả nội dung lẫn nghệ thuật : Đúng, đây là một bản trường ca ca ngợi chính
nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa I
Tác giả cũng nhận xét một cách khách quan là: Tất nhiên những giá trị luân lí
mà Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi, ở thời đại chủng ta, theo quan điểm của
chúng ta thì có phần đã lỗi thời... về mặt nghệ thuật của tác phẩm Lục Vân
Tiên, Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng chỉ ra rằng: về văn chưong của Lục
Vân Tiên, phải để ý đây là một chuyện “ kể", chuyện “n ó i”. Tác giả cố ý viết
một lối vãn “nôm na”, dễ hiểu, dễ nhớ, có thể truyền bá rộng rãi trong dân
gian. Cho nên, dù có chỗ này chỗ khác lời thơ chưa được hay, chưa được trau
chuốt thì cũng là điều khó tránh khỏi. Dâu sao đôi chỗ Sd sót về văn chưdng
không thể làm giảm giá trị văn nghệ của bản trường ca thật là hấp dẫn từ đầu
đến cuối. Đánh giá trên đây cho thấy tác giả là người luôn giữ được sự trung
thực và công bằng trong khi nghị luận.

264
Bài viết kết thúc bằng những câu văn thể hiện tình cảm kính yêu và lòng
biết ơn chân thành: Nhân kĩ niệm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (ngày 3
tháng 7 năm 1988), trong lòng chúng ta, chúng ta hãy đốt một nén hương để
tưởng nhớ người con quang vinh của dân tộ c!
Giá trị bài nghị luận văn học Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn
nghệ của dân tộc của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không chỉ nằm ở nội dung
sâu sắc, xúc động mà còn ở phương pháp lập luận khúcuĩhiết, mạch lạc, ở
ngôn ngữ trong sáng, giàu cảm xúc, có sức thuyết phục cao. Bằng hiểu biết
thấu đáo, cách nhìn, cách nghĩ mới mẻ và nhiệt tình của một người gắn bó hết
mình với nước, với. dân, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã làm sáng tỏ mối liên
hệ khăng khít giữa thơ vàn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh lịch sử lúc
bấy giờ và với thời đại hiện nay. Tác giả hết lòng ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu,
một nhà thơ trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước:
Nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là một ngôi sao sáng trong
văn nghệ của dân tộc.

I. DÀN Ý

1. MÒ bài:
- Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ mà tên tuổi được khẳng định
trong thời k) kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Tư tưỏng Đất Nước của Nhân dân chi phối cách nhìn, cách nghĩ của nhà thơ;
làm phong phú thêm quan niệm về đất nước trong thơ ca hiện đại.
- Bài thơ Đất A/ước trích trong trường ca Mặt đường khát vọngóã nói lên điều đó.
2. Thân bài:
* Những cảm nhận của tác giả về Đất Nước trên các phương d iệ n : cuộc sống của con
người, dịa lí - lịch sử, văn hoá, phong tụcv-
- Đất Nước hiện diện ngay trong cuộc sống của mỗi gia đình.^ỏ những sự vật, sự
việc hết sức gần gũi, thân thiết: lời kể chuyện của mẹ, miếng trầu bà ăn, hành động
trổng tre đánh giặc, hạt gạo, cái kèo cái cột,...
- Đất Nước cũng là nơi anh và em hò hẹn, gặp gỡ...
- Dất Nướcâược cảm nhận từ các phương diện địa lí - lịch sử, không gian và thời
gian: Thời gian đằng đẳng - Không gian mênh mông - Đất nước là nơi dân mình đoàn
tụ,...

265
- Tất cả những ý nêu trên đều dẫn đến một quan niệm mới mẻ, sâu sắc: Dất
Nước kết tinh, hoá thân trong mỗi con người: Trong anh và em hôm nay - Đều có một
phần đất nước... Vì vậy, mỗi công dân phải có trách nhiệm đối với Đất Nước.
- Kết thúc đoạn thơ thứ nhất là lời nhân vật trữ tinh tự dặn mình, đồng thời nhắn
nhủ với thế hệ trẻ về trách nhiệm đối với Đất Nước.
* Từ những cảm nhận khá toàn diện mạch suy nghĩ của nhà thd vườn tới một tư tưỏng
lớn: Đất Nước là của Nhân dãn và Nhăn dân là người làm nên Đất Nước. Tư tưỗng này là điểm
quy tụ cách nhìn nhận về Đất Nước của nhà thd :

- Đất Nước tồn tại trong những thắng cảnh, những địa danh trên khắp mọi miển:
núi Vọng Phu, hòn Trống, Mái..., gắn với cuộc sống bình d| của con người.
- Đất Nước tồn tại trong lịch sử giữ nước và dựng nước bốn ngàn năm của dân tộc:
đất tổ Hùng Vương...... gót ngựa Thánh Gióng.
- Đất Nước tồn tại trong truyền thống văn hoá, phong tục tập quán lâu đời của dân
tộc...
* Đặc điểm nghệ thuật:
- Bài thơ có sự kết hợp giữa chính luận với trữ tình, giữa cảm xúc với suy tưởng.
- Từ những hình ảnh cụ thể, nhà thơ đã xây dựng thành hình tượng nghệ thuật
có tầm tư tưởng và ý nghĩa khái quát lớn lao; Đất Nước là của Nhân dân.
3. Kết bài:
- Trong đoạn thơ, sự triển khai cảm hứng của tác giả rất phóng túng, đa dạng
nhưng vẫn quy tụ về điểm cốt lõi: Đất Nước của Nhân dân.
- Bài thơ khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc cùng trách nhiệm
công dân trong mỗi người con đất Việt.
II. BÀI LÀM

Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 trong một gia đình trí thức có truyền
thống yêu nước và Cc.ch mạng ở thôn ưu Điềm, xã Phong Hoà, huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Tiiiên - Huế. Quê gốc của ông ỏ làng An Cựu, xã Thuỷ An.
òng học tập và trưởng thành trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc, rồi trỏ về Nam tham gia chiến đấu chống Mĩ. Sau 1975, Nguyễn
Khoa Điềm hoạt động văn nghê và chính trị ở Huế. ông được bầu làm Tổng
thư kí Hội nhà văn Việt Nam khoá V và Bộ trưỏng Bộ Văn hoá - Thông tin. Tù
năm 2001 đến 2006, ông là uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,
Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương. Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ
các nhà thơ mà tài năng và tên tuổi được khẳng định trong thời kì chống Mĩ
cứu nước. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư

266
sâu lắng về đất nước, về dân tộc. Năm 2000, ông vinh dự được trao tặng Giải
thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Tác phẩm chính: Đất ngoại ô (thơ, 1972), Mặt đường khát vọng (trường ca,
1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986), Cõi lặng (thơ, 2007).
Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả sáng tác ở chiến khu Trị -
Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, nội dung phản ánh sự thức tỉnh của
tuổi trẻ đô thị vùng tạm bị chiếm ở miền Nam đang xuống đường đấu tranh
hoà nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược; đồng thời thể hiện
những suy ngẫm và quan điểm cửa nhà thơ về đất nước, dân tộc. Đoạn trích
Đất Nước nằm ỏ phần đầu chương V của trường ca là một trong những đoạn
thơ hay về đề tài đất nước trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Tác giả bày tỏ suy
nghĩ và tình cảm tha thiết, sâu sắc của bản thân về đất nước trên nhiều bình
diện địa lí, lịch sử, văn hoá, phong tục,... với tư tưởng bao trùm : Đất Nước của
Nhân dân.
Đoạn trích chia làm hai phần;
Phần một; Từ đầu đến ...Làm nên Đất Nước muôn đ ờ i: cảm nhận của tác
giả về Đất A/ưđctrên các phương diện cuộc sống của con người: địa lí, lịch sử,
văn hoá, phong tục,...
Phần hai: Tác giả đúc kết nên một chân lí khái quát; Đất Nước của Nhàn
dân.
Giữa hai phần gần như không có sự tách biệt rõ ràng về nội dung vì ỏ phần
nào tác giả cũng thể hiện sự cảm nhận về Đất Nước trên nhiều mặt, nhưng
mỗi phần có một trọng tâm khác nhau trong nội dung tư tưởng và cảm xúc.
ở phần 1, Đất Nước được tác giả cảm nhận từ những gì gần gũi, bình dị
trong cuộc sống hằng ngày, sau đó mở rộng ra với Thời gian đằng đẵng - Không
gian mênh mông trong những truyền thuyết về thời dựng nước. Cuối cùng,
cảm nhận của nhà thơ hướng vào sụ hiện diện của Đất Nước trong mỗi con
người: từ đó nhắc nhở trách nhiệĩn của mỗi công dân đối vội Dất Nước.
Ổ phần sau, Đất Nước đưỢi: nhà thơ đúc kết thành quan niệm; Đất Nước
của Nhân dân, chính Nhân dân đã làm nên đất nước. Khái niệm Đất nước
được gợi nên từ những thắng cảnh thiên nhiên, những địa danh gắn với những
tên người bình dị... Đất Nước gắn với bề dày lịch sử bốn nghìn năm với những
lớp nguôi không nhớ mặt đặt tên. Họ từng sống rất giản dị và bình tàm, nhưng
cũng chính họ là những người đã làm nên Đất Nước, truyền lại cho con cháu

267
muôn đời. Cuối cùng, mạch suy tưởng của tác giả dẫn đến một chân lí khái
quát: Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.
Khác với các nhà thơ trước, khi viết về đất nước thường dùng những hình
ảnh kì vĩ, mĩ lệ, mđng tính biểu tượng, Nguyễn Khoa Điềm đã chọn cách thể
hiện rất tự nhiên và bình dị:
Khi ta lớn lên Đất Nước dã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa..."
mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bầy giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thưdng nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sưdng xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
Trong đoạn thơ này, Nguyễn Khoa Điềm blày tỏ cảm xúc và suy tưởng của
mình về Đất Nước dưới hình thức trò chuyện tâm tình, tạo ra một cảm giác gần
gũi, thân thiết. Nhà thơ lấy chất liệu từ văn hoá dân gian, từ ca dao, tục ngữ,
từ đời sống quen thuộc hằng ngày. Bỏi vậy nên không gian nghệ thuật được
mở rộng ra nhiều chiểu và hình tượng thơ trở nên trữ tình, bay bổng.
Đất Nước ở ngay trong cuộc sống của mỗi gia đình, từ lời kể chuyện ngày
xửa ngày xưa của mẹ, từ các phong tục tập quán có từ lâu đời: Miếng trầu bây
giờ bà àn, Tóc mẹ thì bới sau đẩu. Đất Nước có từ khi dân mình biết trồng tre
mà đánh giặc. Đất Nước hình thành từ tình nghĩa vỢ chồng thuỷ chung, Cha
mẹ thưdng nhau bằng gừng cay muối mặn, từ quá trình lao động bền bỉ của
dân tộc; từ hình ảnh hạt gạo ta ăn hằng ngày thấm đẫm mồ hôi một nắng hai
sưdng. Câu thơ: Cái kèo, cái cột thành tên diễn tả thời gian hơn là không gian.
Phải bao năm tháng những vật dụng hằng ngày trong nhà mới có tên để gọi.
Đấy cũng là quá trình sinh thành của Đất Nước từ không đến có, từ nhỏ hẹp
tới lớn lao. Tất cả những điều đó làm cho khái niệm Đất Nước trở nên gần gũi,
thân thiết đối với mỗi con người.
Có thể coi đoạn thơ mỏ đầu là câu trả lời cho câu hỏi: Đất Nước có tự bao
giờ ? Lịch sử lâu đời của đất nước Việt Nam được cắt nghĩa không phải bằng

268
sự nối tiếp của các triều đại phong kiến hay các sự kiện lịch sử mà bằng
những câu thơ gợi nhớ đến các truyền thống có từ xa xưa: Trẩu cau (miếng
trầu bây giờ bà ăn), Thánh Gióng (dân mình biết trồng tre mà đánh giặc),...
đến nền văn minh lúa nước sông Hồng cùng những phong tục, tập quán có từ
lâu đời. Đó chính là Đất Nước được cảm nhận từ chiều sâu, từ bề dày của văn
hoá và lịch sử.
Những câu thơ chính luận - trữ tình tiếp theo vẫn trả lời cho câu h ỏ i: Đất
Nước là gì?Đó là sự cảm nhận về Đất Nước trong sự thống nhất, hài hoà giữa
các phương diện địa lí và lịch sử, không gian và thời gian nhưng không dừng
lại ở mức khái niệm mà nâng cao lên một tầng ý nghĩa sâu xa hơn. Hình tượng
Đất A/ưđc thiêng liêng được cảm nhận thông qua cách nhìn nhận, suy nghĩ của
tuổi trẻ nên vừa cụ thể, vừa mới mẻ và hết sức táo bạo:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Hình ảnh con đường đến trường, bến sông em tắm, nơi lứa đôi yêu nhau hò
hẹn... gợi ra không gian cụ thể, thân quen, nhưng cũng không kém phần đẹp
đẽ, thơ mộng. Đất Nước gắn bó anh và em, gắn bó mỗi con người với cuộc
đời. Đất Nước là không gian sinh tồn của cả cộng đồng người Việt qua bao
nhiêu thế hệ. Rộng lớn hơn nữa, Đất Nước là không gian mênh mông của núi
sông, rừng biển:
Đất Nước là nơi em đảnh rơi chiếc khăn trong nỗi nhô thầm
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi"
Các câu thơ trên lấy ý từ những bài ca dao miền Bắc và những câu hò
Bình Trị Thiên để mở ra một không gian lãng mạn, bay bổng của một tình yêu
say đắm, thuỷ chung. Trong mắt của những người trẻ tuổi, Đất Nước là một
không gian thơ mộng với bao kỉ niệm dịu ngọt của tình yêư:
Đất Nước còn được tác giả cảm nhận theo nhiều chiều: không gian và thời
gian, dịa lí và lịch sử;
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông,
Đất Nước là nơi ơân mình đoàn tụ

269
%

Đất Nướcỉồn tại trong sâu thẳm của kí ức, từ thời nảy sinh huyền thoại về
mối duyên ki ngộ giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ:
Đất là nơi chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Đất Nước đã trải qua bốn nghìn năm lịch sử. Dân tộc ta đã xây dựng nên
nhiều truyền thống và nét đẹp văn hoá Việt Nam. Hai tiếng đồng bào gợi tình
cảm máu thịt và tinh thần đoàn kết nhất trí. Đấ't Nước mấy nghìn năm lịch sử
được chuyển giao qua nhiều thế hệ:
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
Huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết Hùng Vương và ngày
giỗ Tổ... tất cả đều nói lên chiều sâu, bề dày lịch sử của đất nước Việt Nam.
Đất Nước còn được tác giả.cảm nhận trong sự thống nhất giữa các phương
diện văn hoá, truyền thống, phong tục, trong cái hằng ngày và cái vĩnh hằng,
trong đời sống của mỗi cá nhân và cả cộng đồng, ở chiều rộng của không
gian địa lí và chiều dài của thời gian lịch sử.
Đến cuối phần một, cảm hứng thơ dẫn dắt tác giả đến sự chiêm nghiệm,
suy ngẫm sâu sắc về Đất Nước: Trong anh và em hôm nay - Đều có một phần
Đất Nước.
Như vậy, Đất Nước không phải là một khái niệm trừu tượng mà Đất Nước
hiện diện cụ thể trong cuộc sống của mỗi con người. Sự sống mỗi cá nhân
không phải chỉ là riêng của cá nhân mà còn là của Đất Nước, bởi mỗi cuộc đời
đều được thừa hưởng những di sản văn hoá tinh thần và vật chất của dân tộc,
của Nhân dân. Vì thê' mỗi công dân phải có trách nhiệm gìn giữ, phát triển Đất
Nước và truyền lại cho các thế hệ tiếp theo:

270
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
Sang phần thứ hai, từ những cảm nhận toàn diện về Đất Nước, mạch suy
nghĩ của nhà thơ vươn tới một tư tưỏng lớn: Đất nước của Nhân dân và Nhân
dân làm nên Đất Nước. Tư tưỏng này quy tụ quan điểm về Đất Nước của
Nguyễn Khoa Điềm, đồng thời góp phần hoàn thiện quan niệm về Đất Nước
trong thơ ca Việt Nam hiện đại.
Cách nhìn của tác giả về những thắng cảnh, về địa lí là một cách nhìn có
chiều sâu nhân văn đồng thời là một phát hiện mới mẻ, thú v ị:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước
những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chỉn con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang,
Bà Đen, Bà Điểm
Những cảnh quan thiên nhiên kì thú mang những tên gọi nôm na bình dị
gắn liền với cuộc sóng đời thường của nhân dân. Chúng chỉ trỏ thành thắng
cảnh khi được tiếp nhận, cảm thụ qua tâm hồn nhân dân, qua lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc. Nếu không có những người vỢ mỏi mòn đợi
trông chồng qua các cuộc chiến tranh thì cũng không có tên gọi núi Vọng Phu.
Cũng như nếu không có truyền thuyết Hùng Vương dựng nước thì cũng không
thể có sự cảm nhận về vẻ đẹp hùng vĩ của vùng núi đối trập trùng xung
quanh đền Hùng, giống như chín mươi chín con voi quây quần chầu về đất Tổ.
Khi nêu lên những địa danh từ Bắc vào Nam, tác giả có ý khẳng định Đất
Nước là một khối thống nhất có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời: con
người Việt Nam sống thuỷ chung, tình nghĩa. Nhà thơ đã quy nạp hàng loạt
hiện tượng cụ thể để đưa đến một ý nghĩa khái quát sâu sắc:

271
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta...
Nói về lịch sử bốn nghìn năm của đất nước, nhà thơ không nhắc lại các
triều đại, các anh hùng nổi tiếng mà tập trung nhấn mạnh vai trò của những
con người vô danh:
Trong bốp nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Họ đã làm ra Đất Nước bằng chính những công việc hằng ngày và trong
suốt cuộc đời họ:
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Họ đã gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ sau mọi giá trị văn hoá, văn
minh tinh thần và vật chất của đất nước, của dân tộc: hạt lúa, ngọn lửa, tiếng
nói, ngôn ngữ dân tộc, cả tên xã, tên làng và truyền thống chống thù trong
giặc ngoài.
Mạch suy nghĩ sâu lắng dẫn đến tư tưởng cốt lõi, điểm hội tụ và cũng là
điểm đỉnh của cảm xúc trữ tình ỏ cuối đoạn: Đất Nước này là Đất Nước Nhân
dân. Khi thể hiện tư tưỏng Đất Nước của Nhân dân, tác giả đã trở về với ngọn
nguồn phong phú, đẹp đẽ của văn hoá, văn học dân gian mà tiêu biểu là ca
dao. Vẻ đẹp tinh thần của nhân dân, hơn đâu hết, có thể tìm thấy trong ca
dao, dân ca, truyện c ổ : Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần

272
y

thoại. Câu thơ hai vế song song là một cách định nghĩa về Đất NướcXhậị giản
dị mà cũng thật độc đáo. Nền văn hoá của Đất /Vưđc Việt Nam là nền văn hoá
của Nhân dân, do Nhân dân sáng tạo nên. Trong nền vàn hoá ấy, ca dao thần
thoại luôn chứa đựng cả lịch sử, xã hội, văn hoá của Đất Nước, đặc biệt là đời
sống tâm hồn của Nhân dân.
Nhà thơ đã vận dụng vốn ca dao, dân ca một cách sáng tạo: không lặp lại
nguyên văn mà chỉ sử dụng ý tứ và hình ảnh của ca dao, vẫn gợi nhớ đến ca
dao nhưng lại trở thành một câu thơ, một ý thơ gắn bó trong mạch chung của
toàn bài; để từ đó khẳng định; con người Việt Nam say đắm trong tình yêu:
Yêu em từ thuở trong nôi', quý trọng tình nghĩa: Quý công cầm vàng những
ngày lặn lội', những cũng thật quyết liệt trong chiến đấu: ...trồng tre đợi ngày
thành gậy - Đi trả thù mà không sợ dài lâu,...
Thành công nghệ thuật cũa đoạn thơ này chính là sự vận dụng những yếu
tố dân gian kết hợp với cách diễn đạt và tư duy hiện đại, tạo ra màu sắc thẩm
mĩ vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ. Chất liệu văn hoá, văn học dân gian được
sử dụng tối đa đã tạo nên không khí, giọng điệu, không gian nghệ thuật riêng:
vừa có sự bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa bay bổng, mơ mộng của ca dao,
truyền thuyết nhưng lại mới mẻ qua cách cảm nhận và cách diễn đạt bằng
hình Ihức thơ tự do. Có thể nói chất dân gian đã thấm sâu vào tư tưởng và
cảm xúc của tác giả, tạo nên đặc điểm nghệ thuật độc đáo của đoạn thơ này.
Qua đoạn trích Đất Nước, chúng ta phần nào nhận thấy đặc điểm của
phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm là sự kết hợp giữa chính luận với trữ tình,
giữa suy tưởng với cảm xúc. Chất chính luận nằm trong ý đồ tư tưởng của tác
giả là nhằm thức tỉnh tinh thần dân tộc của thế hệ trẻ thành thị miền Nam, để
họ dứt khoát trong sự lựa chọn đứng về phía nhân dân và cách mạng. Chất
trữ tình không chỉ được biểu hiện ở những câu thơ bộc lộ trực tiếp tình cảm,
cảm xúc của tác giả mà còn thấm vào trong cái nhìn, trong thái độ trân trọng,
yêu quý đối với mỗi hình ảnh, chiìiết về Đất Nước gắn liền yới Nhân dân được
miêu tả và đề cập đến trong đoạn trích.
Chính nhờ suy tưởng mà nhà thơ đã phát hiện được nhiều ý nghĩa mới mẻ
và sâu sắc từ những điều quen thuộc : những truyện cổ tích, câu ca dao
những địa danh, thắng cảnh của đất nước đều chứa đựng tâm sự, quan niệm,
lối sống, cuộc đời và máu thịt của nhân dân. Nhưng những suy nghĩ, phát hiện
ấy không phải được nói lên bằng những mệnh đề khô khan, mà qua hình

18-Những bài làm văn mẫu 12T1-Trần Thị Th)n-NXB THTPHCM 273
tượng thơ và những cảm xúc trữ tình. Trong đoạn thơ, sự triển khai cảm hứng
của tác giả tuy phóng túng, đa dạng nhưng vẫn quy về tư tưởng cốt lõ i: Đất
Nước của Nhân dân. Bài thơ khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân
tộc, cùng trách nhiệm công dân trong mỗi chúng ta.

BỈẾ 47: Phân tíoh bài Con đường trở thành mcẻ s? <*?/” (Irtoh Bàn
đpo Who) cua Nguyễn Khắc Víộn. „

I. DÀN Ý '

1. Mỗ bài:
- Nguyễn Khắc Viện (1913 - 1997) là nhà văn hoá nổi tiếng của Việt Nam trong
nửa cuối thê' kỉ XX.
- Ồng viết báo, viết sách về nhiều lĩnh vực khác nhau. Cuộc đời và sự nghiệp
của ông chứng minh cho một hình mẫu về sự kết hỢp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá
phương Đông và phương Tây.
- Đoạn văn Con đườnr trở thành “kẻ sĩ hiện đại" trích từ bài Noi theo đạo nhà, in
trong cuốn Bàn vổ đạo Nho (1993). Qua việc kể lại quá trinh tu dưỡng của bản thân,
tác giả gỢi ý về con đường phấn đấu để người trí thức trở thành một kẻ sĩ hiện đại.
2. Thân bài: •
* Những ưu điểm của Nho giáo theo sự đánh giá của tác giả.
+ Tác giả nêu lên những ảnh hưởng, tác động tích cực của Nho giáo đối với bản
thân thông qua truyền thống đạo lf của dân tộc, truyền thống, nề nếp của gia đình.
Điều đó trỏ thành nền tảng cốt cách kẻ sĩ hiện đại của ông.
- Tác giả tuy thấm nhuần truyền thống đạo lí Nho gia nhưng không thủ cựu mà
biết rút tỉa những tinh hoa từ nhiều học thuyết khác nhau, đặc biệt là học thuyết Mác
để tự xác lập một cách dấn thân hỢp lí và có hiệu quả.
- Tác glả bày tò chủ kiến trên cơ sỏ phân tích một cách duy lí, khoa học các mặt
ưu điểm, nhược điểm của từng học thuyết. Trong lúc Nho giáo đang bị phê phán và
coi nhẹ thì những lời khẳng định của tác giả là rất táo bạo: Cái gốc duy lí của đạo Nho
không đối lập với khoa học, với học thuyết Mác; Mác trong đạo II không được nổi bật
và cụ thể như trong Nho giáo, Mác xem nhẹ mặt xử thể, tu thân,...
- Tác giả luôn giữ được thái độ độc lập với thế quyền (thích cách ứng xử truyền
thống của nhà Nho đối với vua chúa), không đồng nhất con người chính trị với con
người đạo lí và tuyên bố thẳng thắn cách liên minh với chính trị của mình.
+ Những ưu điểm của Nho giáo đã được tác giả nêu lên trong bài :
- Đặt vấn đề xử thếmộị cách rõ ràng và đày đủ hơn các học thuyết khác.

274
- Rất quan tâm đến vấn đề tu thân và luôn đề cao trách nhiệm của con người đối
với xã hội.
- Trong hệ thống ứng xử của Nho giáo, tinh thần có mức độ (không cực đoan,
thái quá) luôn hiện diện.
+ Những ưu điểm nói trên của Nho giáo đã được tác giả nhìn từ góc độ tu dưỡng
đạo đức cá nhân và được trình bày xoay quanh vấn đề đạo lí.
- Ba khái niệm then chốt của đạo Nho là: phép xử thế, đạo lí và chữ nhân. Trong
phép xử thế của đạo Nho, tác giả nhấn mạhh chữ nhân và đạo lí.
- Dạo //khác với đạo đức, nhất là khác với chính trị. Đạo //là những phẩm chất
nhân bản trong mỗi con người và có giá trị bất biến. Còn đạo đức thì có thể thay đổi
theo phong tục tập quán và quan niệm của từng thời đại.
- Theo tác giả, chính kiến (hiểu là quan điểm chính trị, thái độ chính trị) là cái có
thể thay đổi tuỳ theo hoàn cảnh xã hội, còn đạo //là cái gốc, phải luôn giữ vững.
* Con đường tu dưdng của bản thân tác giả.

- Ông nêu rõ con đường, lí tưởng, mục đích theo đuổi suốt đời là : Đóng góp phần,
mình cho cuộc đấu tranh cứu nước, xây đựng dân chủ, khoa học nhân văn là ba bước
đường tôi đã lựa chọn.
- Theo ông, tu dưỡng bản thân nghĩa là phải không ngừng rèn luyện mình theo
ba hướng: dưỡng sinh, xử thế, U' thân.
- Tác giả nhấn mạnh đến vấn đề tu thân và trách nhiệm của kẻ sĩ đối với xã hội.
- Ông sống theo đạo lí, chứ không tin vào thuyết thiên mệnh. Dù thấm nhuần đạo
lí, tư tưởng Nho giáo nhưng ông không phải là người thủ cựu mà ngược lại, thực tế cho
thấy trước sau ông vẫn là con người duy vật, biết tiếp thu một cách sáng tạo những
nét ưu việt của các học thuyết để vận dụng vào cuộc sống của mình với mục đích
duy nhất là ; chỉ mong làm con người cho ra người.

3. Kết bài:
- Văn bản trên đây là một bài văn nghị luận mẫu mực, được viết với một chủ
kiến rõ ràng, bố cục hợp lí, phương pháp lập luận lò-gíc, mạch lạc, dẫn chứng giàu
tính thuyết phục. /
- Lấy cuộc đời phấn đấu, tu dưỡng của minh để chứng minh cho lập luận đặt ra
trong bài viết, Nguyễn Khắc Viện có chủ ý dẫn dắt người đọc đến với vấn để chính;
con đường trỗ thành “kẻ sĩ hiện đại”.
- Bài viết giúp người đọc thấy rõ điều cần thiết là mỗi con người phải tự xây dựng
cho mình một quan điểm ứng xử thích hỢp để hoàn thiện nhân cách, từ đó đóng góp
nhiều hơn, hữu ích hơn cho xã hội.

275
II. BÀI LÀM

Nguyễn Khắc Viện là nhà văn hoá nổi tiếng, một “ kẻ sĩ hiện đại” đã cống
hiến hết mình trong việc làm cho thế giới hiểu đúng về đất nước và con người
Việt Nam, góp phần xây dựng một xã hội Việt Nam văn minh, dân chủ. ông
đã viết hàng trăm bài báo, chủ biên nhiều sách tiếng Pháp và tiếng Việt được
đánh giá cao trong và ngoài nước về các lĩnh vực: chính trị, văn hoá, văn
học, lịch sử, y học, tâm lí học trẻ em... ông là một hình mẫu về sự kết hợp
Đông - Tây của con người Việt Nam trên đường hội nhập với thế giới. Cuộc
đời và sự nghiệp của Nguyễn Khắc Viện khậng định ông là người có đẩy đủ
tư cách, thẩm quyền để bàn luận về con đường trở thành “kẻ s ĩ hiện đại".
Đoạn văn Con đường trở thành “kẻ s ĩ hiện đạ/” trích từ bài Noi theo đạo nhà
trong cuốn Bàn về đạo Nho xuất bản năm 1993. Trong đoạn trích này, ngoài
việc kể về quá trình tu dưỡng của bản thân, tác giả muốn gợi ý về con đường
phấn đấu để trỏ thành kẻ s ĩ hiện đại của trí thức Việt Nam - những trí thức của
một dân tộc vốn có độ dày truyền thống văn hoá. Nhan đề bài viết Con đường
trở thành “kẻ sĩ hiện đại” cũng chính là chủ đề của đoạn trích. Qua bài viết, '
người đọc hiểu được con đường tu dưỡng và những yếu tố cơ bản làm nên
phẩm chất của một trí thức chân chính trong thời đại hiện nay.
Bài văn có thể chia thành hai phần lớn. Phần 1: Từ đầu đến ...nghĩa bạn là
lâu dài: Nêu những ưu điểm của Nho giáo. Phần 2: Sự tu dưỡng của bản thân
và những bài học có thể rút ra từ đó.
ở phần 1, để nói lên ưu điểm của Nho giáo, trước tiên tác giả nêu những
tác động tích cực của đạo Nho đối với bản thân; những điều may mắn thuận
lợi của mình có được do chịu ảnh hưởng truyền thống đạo lí của đất nước và
truyền thống Nho học của gia đinh; ...Và con người của tôi lớn lên trong truyền
thống một gia đình Nho giáo, tiếp thu tinh thần khoa học thực nghiệm kết hợp
được nhiều mặt... Qua đó, ta hiểu phần nào nền tảng cốt cách kẻ sĩ hiện đại
của ông.
Khi nêu chủ kiến của mình về Nho giáo, về học thuyết Mác và một số vấn
đề khác, cốt cách kẻ sĩ hiện đại ở con người Nguyễn Khắc Viện đă biểu lộ rất
rõ. Đó là thấm nhuần truyền thông đạo //'Nho gia nhưng không thủ cựu mà
biết rút tỉa tinh hoa từ nhiều học thuyết khác nhau, đặc biệt là học thuyết Mác
để từ đó xác lập >:ho mình một cách dấn thân hợp lí và có hiệu quả. ông mạnh
dạn bày tỏ chủ kiến trên co sở phẳn tích một cách duy lí, khoa học các ưu

276
điểm, nhược điểm của từng học thuyết, cần lưu ý ở thời điểm bài viết này ra
đời, các quan điểm của Nho giáo đang bị phê phán và coi nhẹ thì những lời
khẳng định của tác giả là rất táo bạo: Cái gốc duy lí của đạo Nhc không đối
lập với khoa học, với học thuyết Mác; ...Mác trong đạo lí không được nổi bật
và cụ thể như trong Nho giáo..., Mác xem nhẹ mặt xử thế, tu thân,... Mặt khác,
tác giả luôn giữ được thái độ độc lập với thế quyền, công khai tuyên bô' thích
cách ứng xử truyền thống của nhà Nho đối với vua chúa, ông không đồng
nhất con người chính trị với con người đạo lí và tuyên bố thẳng thắn cách liên
minh với chính trị của mình.
Trong bài văn, tác giả phân tích những ưu điểm của đạo Nho từ góc độ tu
dưỡng đạo đức cá nhân qua cách trình bày xoay quanh vấn đề đạo lí. Theo
Nguyễn Khắc Viện, ba khái niệm then chốt là : xủ thế, đạo lí, chữ nhân của
đạo Nho có sự liên kết về nội dung và ý nghĩa với nhau. Nhưng khi phân tích
thì mỗi khái niệm lại có một ý nghĩa riêng.
Tác giả phân tích khái niệm xử thế mộị cách rõ ràng và đầy đủ. xử thế
hiểu theo cách đdn giản là cách sống ỏ đời, cách đối xử với mọi người xung
quanh, ông thẳng thắn bày tỏ : Tôi thích thủ tinh thần có mức độ, ứng xử vừa
phải của đạo Nho; sau đó khẳng định: Có thể nói không có học thuyết chủ
nghĩa nào đặt vấn đề “xử thế" rõ ràng và đầy đủ như vậy. Đặc biệt vê cách
ứng xử của nhà nho đối với vua chúa.
Tác giả dẫn ba câu chuyện: một của phưdng Tây, hai của phương Đông
để chứng minh ưu điểm trong cách xử thế của đạo Nho. Khi bất đồng chính
kiến thì cách xử thế của Đi-ô-gien (nhà sử học Hi Lạp cổ) đối với hoàng đế
A-lếch-xan-đơ-rơ có phần chưa hợp với người có học, còn cách xử thê' của
người theo đạo Nho hợp lí, đúng mức hơn.
Ông kể rằng: Sách Hi Lạp hay nhắc chuyện, khi hoàng đế A-lếch-xan-đơ-rơ
đến thảm Đi-ô-gien đang trần trụi nằm ở vỉa hè, ông ta la lên: “Kìa ông kia lùi
ra, che hết ánh sáng của tôi ”. Tậi thích câu chuyện của Hứa Do nghe phải
viên của nhà vua lần thứ hai đến mời ra làm quan, liền bỏ^đi rữa tai, bảo là
rửa sạch những điều dơ bẩn. Nhưng thích hơn cả là chuyện một nhà nho được
vua gọi lên, bảo: “ Nhà vua nên đến thăm tôi hơn là tôi đến thăm nhà vua ”.
Vua hỏi vì sao - “ Vì nếu tôi đến thì tôi mang tiếng là nịnh vua, còn vua đến tôi
thì vua được tiếng là tôn trọng người hiền, quý kẻ s ĩ (tức trí thức)". Từ những
giai thoại đó, tác giả rút ra kết luận:

277
Tôi thích thú tinh thần có mức độ, ứng xữ vừa phải của đạo Nho. Không
cường điệu lên và yêu hết mọi người ngang nhau, mà bảo phải yêu bố mẹ
mình, vợ con mình đã rồi mới đến yêu người khác. Lấy ân báo ân nhưng cũng
không đến mức lấy ân báo oán, mà báo oán thì lấy công bằng mà xử lí, nhận
rõ điều gì là phi pháp, nhưng không nhẫn tâm đến mức đi tố cáo bố mẹ với
nhà chức trách. Vì cao hơn pháp luật là tình người, là lòng nhân.
Tác giả giải thích tiếp: Thế nào là nhân? Cả đạo Nho xoay quanh một chữ.
Nhân là tỉnh người, khác với thú vật. Nhân là tình người, nối kết người này với
người khác. Có tự kiềm chế, khắc kỉ, khép ựiình vào lễ nghĩa mới nên người.
Có mở rộng tầm nhìn, lấy “ văn” mà tô đẹp mới thành người. Có gắn bó với
người khác thì mới thật là người. Có thấu hiểu bản thân, tri thiên mệnh mới là
con người trưởng thành.
Khi nói tới chữ nhân, tác giả rất quan tâm đến vấn đề tu thân và luôn đề
cao trách nhiệm công dân của con người đối với xã hội. Cách diễn đạt thật
ngắn gọn, súc tích. Tuy nói về giá trị đạo Nho nhưng tác giả có ngụ ý là định
hướng cho kẻ sĩ hiện đại.
Trong cách xử thê' của đạo Nho, Nguyễn Khắc Viện nhấn mạnh chữ nhân
và đạo lí. Nhân và đạo lí dĩ nhiên không phải là một. Nhân là khái niệm triết
học của Khổng Tử, còn đạo //'là tinh thần của triết học Khổng Tử mà tác giả
chiêm nghiệm thấy và rút ra được để thực hành chữ nhân. Theo ông, đạo lí
khác với đạo đức, nhất là khác với chính trị. Đạo //'là những phẩm chất nhân
bản trong mỗi con người và có giá trị bất biến. Còn đạo đức thì có thể thay
đổi theo phong tục tập quán và quan niệm của từng thời đại. Đạo //'là cái căn
bản để tạo nên nhần cách. Con người có thể ứng biến, tòng quyền, tuỳ nghi,
ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy...
nhưng không được xa rời đạo lí. Có giữ vững bản chất của nước thì mới linh
hoạt như nước được. Nhờ giữ vững được đạo lí, Nguyễn Khắc Viện mớj có
thể trở thành một người hoạt động linh hoạt và mềm dẻo, dám chênh vênh đi
giữa những thái cực đối lập một cách tự tin và quan trọng hơn là biết dừng {tri
chỉ) đúng nơi và đúng lúc. Để làm rõ khái niệm về đạo lí, tác giả đưa thêm
khái niệm chính kiến:
Nhân việc Viện Hàn lâm Pháp tặng giải thưởng năm 1992, có người chê
trách tôi đã từng thay đổi ý kiến nhiều lần. Đúng, thời thế biến chuyển, tôi có
thay đổi chính kiến, nhưng không hề thay đổi đạo lí. Đã gọi là đạo lí, không

278
thể xa rời dù là chốc lát. Không vì giàu sang mà sa đoạ, không vì nghèo khó
mà xa rời, không khuất phục trước uy quyền, thời buổi nào cũng giữ được
đường đi.
Có thể liên minh chính trị với quỷ, chỉ kết bạn với người có “đạo”, dù là
“đạo" khác. Liên minh chỉ nhất thời, nghĩa bạn là lâu dài.
Vậy là đã rõ, giữa chính kiến và đạo lí trong con người kẻ sĩ cái nào có thể
thay đổi, cái nào phải luôn giữ vững? Theo tác giả, chính kiến (hiểu là quan
điểm chính trị, thái độ chính trị) là cái có thể thay đổi tuỳ hoàn cảnh xã hội,
còn đạo //'là cái phải luôn giữ vững, Tuy tác giả không giải thích vế thứ nhất,
(chính trị là gì ?) nhưng ta hiểu trong quan niệm của ông (cũng như nhiều
người), chính trị là cái có tính nhất thời, gắn với từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Khi làm chính trị, người ta phải biết “ tuỳ cơ ứng biến”, như việc hoạch địch
đường lối cho sự phát triển của đất nước không phải chỉ làm một lần là xong.
Nó luôn phải được nhận thức lại, bổ sung thêm, điều chỉnh, sửa đổi, trên cơ
sở thâu nạp thêm nhiều dữ kiện mới nảy sinh trong cuộc sống đầy biến động.
Khi giao tiếp, tuy chỉ là một vấn đề nhưng đối tượng giao tiếp khác nhau thì
cách ứng xử cũng khác nhau. Đạo //'thì không thể thay đổi, bỏi vì đạo //'là yếu
tố cơ bản tạo nên nhân cách, làm cho con người sống ra con người, biết khép
mình vào lễ nghĩa, thấu hiểu bản thân, tri thiên mệnh, không vì giàu sang mà
sa đọa, không vì nghèo khó mà xa rời, không khuất phục trước uy quyền, gắn
bó với người khác, nặng nợ với đất nước, với làng xóm, với phố phường và
đặc biệt là giúp con người kết nối được với truyền thống tốt đẹp của ông cha,
không bị đứt hết gốc rễ.
Trong suốt bài viết, tác giả đã thể hiện một cái nhìn duy lí, thấu suốt về
vấn đề cần trình bày, có tinh thần tự chủ cao độ, hiểu rất rõ việc cần làm,
đang làm. ông không hề né tránh đối thoại với những người chê trách mình,,
thẳng thắn thừa nhận mình có thay đổi chỉnh kiến. Qua cách lí giải vấn đề
của tác giả, ta thấy ở con người ông nổi bật cốt cách của một kẻ sĩ thấm
nhuần đạo lí Nho gia, tiếp thu có^chọn lọc được tinh thần duy lí của phương
Tây và có thái độ tự tin của “ ông đồ xứ Nghệ”.
Nếu ở phần thứ nhất, tác giả chủ yếu nêu lên những ưu điểm của đạo
Nho thì ở phần thứ hai, tác giả nói đến sự tu dưỡng của bản thân và những
bài học rút ra từ thực tế đó. ông nêu rõ con đường và mục đích sống của đời
mình: Đóng góp phẩn mình cho cuộc đấu tranh cứu nước, xây dựng dân chủ,
khoa học nhân văn là ba bước đường tôi đã lựa chọn. Đạo là con đường. Nhân

279
văn là tìm hiểu con người về cả ba mặt sinh học - xã hội - tâm lí để cố luyện
mình theo ba hướng: dưỡng sinh (thầy Khổng bỏ qua mặt này), xử thế, tu thân
(Mác xem nhẹ mặt này), ông muốn đóng góp phần mình cho sự nghiệp đấu
tranh cứu nước, xây dựng dân chủ và khoa học nhân văn.
Theo ông, tu dưỡng bản thân nghĩa là phải không ngừng luyện mình theo
ba hướng: dưỡng sinh, xử thế, tu thân-, sống theo đạo lí chứ không theo tư
tưởng Thiên mệnh của Nho học. Trước sau, ông vẫn là con người duy vật theo
học thuyết Mác. Thực tế cho thấy ông là người tiếp thu, vận dụng có sáng tạo
những ưu điểm của các học thuyết khác nhau để đạt được mục đích: chỉ mong
làm con người cho ra người.
So sánh bản thân với các bậc trí thức Nho học mà cụ thể là người cha của
mình, tác giả thấy mình có may mắn hơn là được tiếp thu nguồn văn hoá
phương Tây và lúc trưởng thành thì nước nhà lại bước sang trang sử mới nên
người trí thức có nhiều cơ hội để giúp nước.
Từ vốn kiến thức thực tế, tác giả tiếp tục nghiền ngẫm và kiểm nghiệm lại
sách vở của Khổng - Mạnh, Ra-xin, Huy-gô... Điều đó cho thấy ông đã tránh
được sự giáo điều, xơ cứng của sách vở và nhờ đó mà hiểu sâu hơn kiến
thức từ sách vở, giúp bản thân đạt đến mức uyên thâm trong học vấn.
So sánh giữa trí thức phương Tây với trí thức phương Đông, tác giả cho
rằng con người phương Tây được sổng với quyền tự do cá nhân tuyệt đối
nhưng vì dứt khỏi cội rễ nên thành những cá thể cô đơn, bơ vơ ; trong khi đó,
tác giả có cái may mắn - cũng là đặc điểm của trí thức phương Đông là được
sống với chủ nghĩa tự do cá nhân nhưng không dứt bỏ truyền thống, vẫn học
từ Chu Văn An đến Phan Bội Châu nên vẫn nặng nợ với đất nước, với quê
hương và có nơi nương tựa vững chắc là cộng đồng giai cấp và dân tộc.
Văn phong trong đoạn này trong sáng, giản dị và cứng cỏi - thể hiện nội
lực của một cây bút báo chí lão luyện. Chọn cách diễn đạt như vậy, phải
chăng tác giả muốn tránh việc phô bày cái tôi, tránh việc tô vẽ cho bản thân?
Kể chuyện riêng của mình nhưng tác giả không có ý gì khác ngoài việc thấy
cần thiết phải nêu một ví dụ về con đường phấn đấu. Tước bỏ đại từ “ tô i”,
trong trường hợp này, tác giả muốn hướng thẳng đến đối tượng, phá bỏ
khoảng cách giữa người viết với người đọc để người đọc có thể nhập ngay vào
phần cốt lõi của vấn đề.
Con đường trở thành “kẻ s ĩ hiện đại ” là một bài văn nghị luận mẫu mực
được viết với chủ kiến rõ ràng, bô' cục hợp lí, cách lập luận chặt chẽ, vừa có lí

280
vừa có tình, kết tinh những trải nghiệm sâu sắc của tác giả trước con người và
cuộc đời. Qua đoạn trích, chúng ta hiểu thêm về những yếu tô' cơ bản góp
phần tạo nên đặc điểm nhân cách của một kẻ s ĩ hiện đạiâược thâu tóm trong
ba chữ: chữ nhân, xử thế, đạo lí. Từ đó, chúng ta thấy rõ sự cần thiết của việc
mỗi con người phải tự xây dựng được cho mình một nguyên tắc ứng xử thích
hợp để tu dưỡng, hoàn thiện nhân cách và để đóng góp nhiều nhất cho xã
hội, cho sự nghiệp phát triển đất nước.

I. DÀN Ý
1. Mỏ bài:
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm ;

- Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở xã Đông Vệ,
huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá; mồ côi từ nhỏ nên sống với bà ngoại.
- Năm 1966 nhập ngũ, chiến đấu ỏ chiến trường miền Nam. Sau đó ra Bắc học
khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
- Hiện nay, Nguyễn Duy làm biên tập viên báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt
Nam.
- Năm 2007 được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
- Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca thời kì chống Mĩ
cứu nước.
- Nhà thơ sáng tác bài Đò Lèn năm 1983, trong một dịp trở về quê hương để
sống lại với những kỉ niệm buồn vui thời thơ ấu. Bài thơ in trong tập Ánh trăng, tiêu
biểu cho phong cách sáng tác và vẻ đẹp của thơ Nguyễn Duy.
*C hủ đề:

Bài thơ là tâm tư, nỗi niềm của nhà thơ khi nhớ về tuổi nhỏ vô tư, khờ dại, về nỗi
vất vả mưu sinh của bà ngoại để nuôi mình, về sự ân hận muộn màng khi biết thương
bà thì bà đã qua đời. Qua bài thơ, tác giả muốn nói với mình, Vởị mọi người là hãy
sống tử tế đối với những người ruột thịt thân yêu.
2. Thân bài:
* Tuổi thơ hổn nhiên, nghịch ngợm.

- “Cái tôi” thuỏ nhỏ được tác giả tái hiện hồn nhiên chân thực, không thi vị hoá
quá khứ. (Dãn chứng).

281
- Tác giả không đơn thuần kể về tuổi thơ mà gửi gắm vào đó suy nghĩ về những
hành động nông nổi của mình khi sống với bà ngoại.
- Hình ảnh làng quê yên bình, tươi đẹp với bao thú vui của con trẻ: câu cá, bắt
chim, hái hoa quả, đi chộ, xem lễ, đi chùa,...
- Đặc biệt, mùi huệ trắng, khói hương trầm, điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng in
đậm trong trí nhớ nhà thơ.
* Hình ảnh bà ngoại vất vả, lầm lũl trong cuộc sống nghèo khổ.

- Bà chấp nhận cuộc sống cơ cực, tất tả ngược xuôi để nuôi đứa cháu yêu dấu.
- Khi nhắc tới bặ, tác giả rưng rưng xúc động, kính phục và biết ơn.
* Tinh thương yêu chân thành và lòng biết ơn ằâu sắc của nhà thơ đối vơi bà ngoại
kính yêu và sự xót xa, ân hận muộn màng.

- Tự trách mình hổn nhiên đến vô tâm. Lúc nhỏ, đứa cháu sống giữa hai thế giới
thực và hư. Trong tâm hồn ngây thơ của cậu, bà cũng là tiên, là Phật, là thánh thần.
Tất cả đều cao cả, huyền ảo, lung linh.
- Trận bom Mĩ dữ dội tàn phá quê hương khiến cậu bé hiểu ra rằng những thê'
lực siêu nhiên mà cậu bé tin tưởng, say mê chỉ là hư ảo trước sự thực là bà ngoại của
cậu vẫn vất vả, long đong.
- Trải qua cuộc chiến tranh ác liệt và những biến cô' của cuộc đời, cậu bé năm
xưa - người lính hôm nay mới hiểu trọn vẹn về bà ngoại nhưng tất cả đều đã muộn
nên xót xa ân hận vô cùng.
3. Kết bài:
- Bài thơ hướng tới cái đẹp trong tâm hồn, tình cảm của con người, nói tới những
điều giản dị nhưng có giá trị vĩnh hằng.
- Cảm kúc chân thành của tác giả làm rung động sâu xa trái tim người đọc,

II. BÀI LÀM

Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở xã Đông
Vệ, huyện Hà Trung, Thanh Hoá. Mẹ mất sớm, Nguyễn Duy ở với bà ngoại
từ nhỏ, cho nên trong tâm hồn nhà thơ, bà ngoại là hìiỊh ảnh gần gũi, thân
thuộc nhất. Năm 1966, Nguyễn Duy nhập ngũ, tham gia chiến đấu ở các
chiến trường gian khổ ác liệt như Khe Sanh, Đường 9 - Nam Lào, Quảng Trị...
Từ chiến trường trở về, Nguyễn Duy học tại Khoa Ngữ vàn, Trường Đại học
Tổng hỢp Hà Nội. Năm 1976, ông là biên tập viên báo Văn nghệ Giải phóng.
Từ năm 1977 đến nay, ông làm việc tại báo Vản nghệ. Với những đóng oón
đáng kể cho thơ ca hiện đại, năm 2007, Nguyễn Duy đã được tặng Giải
thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

282
Nguyễn Duy được người đọc biết đến như một trong những gương mặt tiêu
biểu của thơ ca thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ Nguyễn Duy có sự kết hợp
hài hoà giữa nét duyên dáng, trữ tình với chất thế sự đậm đặc. Nhiều bài gây
hiệu ứng rộng rãi trong công chúng bởi sự lên tiếng vừa khẳng khái, bộc trực
vừa trầm tĩnh, sâu sắc của nhà thơ về những vấn đề bức xúc của xã hội Việt
Nam đương đại.
Các tác phẩm chính, về thơ : Cát trắng (1973), Ánh trăng (1984), Mẹ và
em (1987),... về các thể loại khác: Em - Sóng (kịch thơ, 1983), Khoảng cách
(tiểu thuyết, 1986), Nhìn ra bể rộng trời cao (bút kí, 1986),...
Nhà thơ sáng tác bài Đò Lèn năm 1983, trong một dịp trở về quê hương
để sống lại với những kỉ niệm buồn vui thời thơ ấu. Có thể coi bài thơ này
tiêu biểu cho phong cách sáng tác và vẻ đẹp của thơ Nguyễn Duy:
Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị


chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huê trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng

Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế


bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quản Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn

Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực


giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần
cái năm đói, cu dong riềng luộc sượng ỵ
cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm

Bom Mĩ giội, nhà bà tôi bay mất


đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
thánh với Phật rũ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn

283
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bèn lở, bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.
Bài thơ là tâm tư, nỗi niềm của tác giả khi nhớ về tuổi thơ hồn nhiên, khờ
dại, về nỗi vất vả mưu sinh của bà ngoại để nuôi mình, về sự ân hận muộn
màng khi biết thương bà thì bà đã qua đời. Thông qua đó, tác giả muốn nói với
mình, với mọi người là hãy sống tử tế đối với những người ruột thịt thân yêu.
Bài thơ mang cấi tên rất bình dị, mộc mạc: Đò Lèn. Đó là tên quê hương
tác giả, cũng giống như trăm nghìn cái tên làng xóm quen thuộc khác ở nông
thôn Việt Nam như thôn Đông, thôn Đoài, xóm Thượng, xóm Hạ... Nhưng khi
tác giả đưa vào thơ thì nó đã trở thành một trời nhớ thương da diết khôn
nguôi về những năm tháng tuổi nhỏ sống bên bà ngoại kính yêu, xen lẫn nỗi
ân hận, xót xa...
Mạch cảm xúc liên kết hiện tại với quá khứ. Đứa cháu bé nhỏ ngày xưa
nay đã là người lính, sau bao trận chiến vào sống ra chết và những sóng gió
cuộc đời, trong giây phút hồi tưởng, hình ảnh quê hương và kỉ niệm tuổi thơ
sống dậy.
Bài thơ chia làm ba phần. Phần một là hai khổ đầu: Tuổi thơ hồn nhiên,
nghịch ngợm. Phần hai là ba khổ tiếp theo: Hình ảnh bà ngoại vất vả, lam lũ
trong cuộc sống nghèo khổ. Phần ba là khổ c u ố i: Tình thương yêu chân
thành và lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với bà ngoại kính yêu và sự
day dứt xót xa, ân hận muộn màng.
Trong bài thơ, “ cái tô i” thuở nhỏ được tác giả tái hiện chân thực và sống
động. Tác giả không giấu giếm mà thật thà kể rằng thời thơ ấu mình cũng
nghịch ngợm, dại khờ giống như bao đứa trẻ khác ỏ vùng quê nghèo. Đó là
thái độ thẳng thắn, tôn trọng sự thật, không thi vị hoá quá khứ của mình.
Chính vì thế, tác giả đã đem lại cho người đọc cảm tình pha chút ngạc nhiên,
thú vị. Thời thơ bé hiện lên rõ ràng như một cuốn phim quay chậm trong kí ức
nhà thơ:
Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

284
Tác giả không đơn thuần kể vể tuổi thơ mà gửi gắm vào đó sự ăn năn hối
hận về những suy nghĩ và hành động nông nổi của mình khi sống với bà
ngoại. Vì thế, kí ức tuổi thơ hiện lên trong tâm tưởng thật sống động, rưng
rưng cảm xúc, vừa rất riêng vừa gần gũi với mọi người.'
Trong cảm nhận hồn nhiên, ngây thơ của cậu bé, hình ảnh làng quê thật
yên bình, tươi đẹp với bao thú vui con trẻ : câu cá, bắt chim, hái trộm hoa quả,
đi xem lễ ỏ đền, ở chùa, theo bà ra cho... Cậu bé nông thôn hiếu động,
nghịch ngợm: câu cá ở cống Na, bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật, thậm chí
đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần. Có người sẽ cho rằng đó là những trò quậy
phá quá đáng, xem thường tiên, Phật, nhưng thật ra, những chuyện ấy cũng
bình thường, ở nông thôn, không nơi nào linh thiêng bằng như đình chùa, đền
miếu, nhưng cũng chẳng nơi nào yên bình, thân thuộc hơn chốn ấy đối với trẻ
thơ. Vì thế, khi nhớ về thời nhỏ dại, tác giả kể tất chẳng giấu chuyện gì nên
giọng kể rất tự nhiên, pha chút hóm hỉnh. Hết kỉ niệm này đến kỉ hiệm khác
cứ lần lượt hiện lên. Dường như nhà thơ kể để cho vơi nỗi nhớ, để mà hoài
niệm, để mà sung sướng về một thời thơ ấu hồn nhiên không thể nào quên:

Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị


chân đất đì đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng

Cậu bé lên chơi đền Cây Thị, đi đêm xem lễ đền Sòng với sự tò mò và
niềm say mê, háo hức của tuổi thơ. Cậu bé cảm nhận sâu sắc về không khí,
hương vị đặc biệt ở chốn thiêng liêng: mùi huệ trắng quyện hương trầm thơm
lắm, điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng. Dường như cậu bé đã để hồn mình
hoà nhập vào thế giới nửa hư nửa thực. Sau một thời gian dài đi chiến đấu
trở về mà nhà thơ vẫn còn nhớ đến từng chi tiết. Những hình ảnh chập chờn
huyền ảo ấy gày ấn tượng sâu dậm biết chừng nào và cứ vương vấn mãi
/
trong cõi nhớ.
Trên cái nền là quá khứ tuổi thơ. hình ảnh ngưòi bà hiện lên cùng khung
cảnh thân thiết của quê hương. Nhà thơ cầm thông, thương mến bà mình và
cũng là cảm thông, thương mến quê hương. Các địa danh: cống Na, chợ Bình
Lâm, chùa Trần, đền Cây Thị, đền Sòng, đồng Quan, Ba Trại, Quán Cháo,
Đồng Giao, ga Lèn hiện lên rõ mồn một trong kí ức nhà thơ bởi nơi nào cũng

285
V,
<

in dấu kỉ niệm, cũng mang bóng dáng người bà. Bà ngoại chính là sợi dây nối
quá khứ với hiện tại, nối con người đang sống hôm nay với người đã khuất,
nối mỗi cá nhân với gốc rễ của mình. Bỏi vì, người ta thường sống trong hiện
tại với cả quá khứ và tương lai.
Sau những đoạn thơ hồi tưởng với âm điệu bâng khuâng, da diết, bây giờ
lời kể và cảm xúc của nhà thơ đã là của một người lính lâu không về quê
ngoại. Bắt đầu là lời hối lỗi chân thành về sự hồn nhiên đến vô tâm của đứa
cháu thơ dại ngày xưa:
Tôi đâu biết bà tôi cơ cựcihế
Bài thơ mang tên Đò Lèn nhưng nội dung chủ yếu lại viết về bà ngoại kính
yêu của nhà thơ. Hình ảnh bà ngoại trở thành hình tượng nghệ thuật gây xúc
động sâu xa trong tâm hồn người đọc. Bài thơ chỉ có 24 câu nhưng từ bà xuất
hiện tới 9 lần. Ngay cả ở khổ thơ thứ hai tuy không nhắc tới bà nhưng hình
ảnh bà vẫn thấp thoáng trong mỗi dòng thơ, mỗi chi tiết nghệ thuật. Đó là
hình ảnh người bà với cuộc đời cơ cực, vất vả, tất tả ngược xuôi chẳng lúc
nào ngơi nghỉ: khi đi chợ Bình Lâm, khi mò cua xúc tép, lúc gánh chè xanh Ba
Trại ngược về Quán Cháo, Đồng Quan trong những đêm giá rét. Kể cả khi
máy bay giặc Mỹ đánh phá làng quê, bà vẫn lặn lội đi bán trứng ở ga Lèn.
Tất cả đều vì cuộc sống của đứa cháu yêu dấu. Thấp thoáng trong đoạn thơ
là hình ảnh của những người bà, người mẹ Việt Nam bao đời luôn chịu đựng
nhọc nhằn, vất vả, tảo tần khuya sớm, chịu thương chịu khó hi sinh thầm lặng
cả đời cho chồng, cho con, cho cháu.
Câu thơ níu váy bà đi chợ Bình Lâm gợi lên hình ảnh cậu bé lên năm, lên
mười ngơ ngác, rụt rè lần đầu được theo bà đi chợ, đến chỗ đông người đồng
thời cũng thể hiện sự chở che của người bà đối với đứa cháu. Đặc biệt xúc
động là hình ảnh bà trong câu thơ: Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những
đêm hàn, vừa nói lên nỗi vất vả, cực nhọc vừa thể hiện sự lẻ loi, cô độc của
bà trên con đường mưu sinh cơ cực, trong đêm đông giá rét. Giống như hình
ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương: Lặn lội thân cò khi quãng
vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Nhắc đến người bà kính yêu của mình,
trong mỗi hình ảnh, mỗi từ ngữ của bài thơ, tác giả đều gửi gắm niềm cảm
xúc rưng rưng thương mến và biết ơn. Cách kể chuyện thong thả, chậm rãi,
tự nhiên của Nguyễn Duy rất phù hợp với dòng hồi tưởng thấm đẫm suy tư
và cảm xúc:

286
...bà mò cua xúc tép ở Đồng Quan
...bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Dồng Giao thập thững những đêm hàn...
...bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn...
Đó cũng chính là cảm nhận sâu sắc về người bà của nhà thơ - đứa cháu
nhỏ năm nào - âm thầm mà thấu hiểu, mà thấm thìa. Dường như công việc
của bà làm cả đời không bao giờ hết, Nỗi cay cực, khốn khó của một đời
người cứ vận vào bà. Mỗi hình ảnh, mỗi chi tiết về bà hiện lên trong tâm
tưởng nhà thơ và dồn nén thành nỗi xót xa ân hận khôn nguôi.
Bài thơ này có cặp hình tượng sóng đôi là; bà và tôi (cháu). Một đằng, bà
lầm lũl tần tảo sớm hôm ; một đằng, tôi (cháu) sống bên bà nhưng dửng
dưng, vô tình, chẳng biết gì về sự vất vả, cực nhọc của bà vì cháu, dành cho
cháu. Sự tương phản đó đã ẩn chứa một lời hối lỗi. Lúc ấy, cậu bé hồn
nhiên, ngây thơ không hề biết là mình có lỗ i:
Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực
giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần
cái năm đói, củ dong riềng luộc sượng
cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm
Cậu bé đang ở giữa lằn ranh của hai bờ hư - thực: một bên là bà ngoại
lam lũ của mình; một bên là tiên, Phật, thánh, thần. Nói khác đi, một bên là
thê' giới thực của cuộc đời đầy gian truân khó nhọc; một bên là thế giới lung
linh, siêu hình. Giữa hai thế giới ấy là hình ảnh cậu bé thơ dại, vô tư đến
trong suốt. Cậu tận hưởng tất cả những gì của thế giới thực và mơ màng với
thế giới huyền ao. Trong tâm hồn của cậu, bà cũng là tiên, là Phật, là thánh
thần. Tất cả đều cao cả, vời vợi, lung linh. Đó là trí tưởng tượng kỳ diệu của
tuổi ấu thơ một đi không trở lại. Cậu bé nhận những gì mà bà đem đến cho
mình như một lẽ đương nhiên, tất yếu, không cần suy nghĩ, không cần biết gì
hơn. Vì thế, mãi sau này nhà thơ mới ngậm ngùi tự trách: To/ đâu biết bà tôi
cơ cực thế. Câu thơ như tiếng khóc cố nén vào trong. Và dĩ nhiên, thế giới mơ
tưởng bao giờ cũng tươi đẹp, cũng khác hẳn với cuộc sống bình thường. Nó
cuốn hút đến mức khiến cậu bé ăn củ dong riềng luộc sượng mà vẫn cứ nghe
thơm mùi huệ, trắng hương trầm. Câu thơ: Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực
đã diễn tả rất đúng tâm hồn trẻ thơ, hồn nhiên đến độ vô tâm, vô tình.

287
Có lẽ cậu bé sẽ cứ chông chênh mãi giữa hai bờ hư - thực nếu không có
một biến cố kinh hoàng làm thay đổi tất c ả :

Bom M ĩ giội, nhà bà tôi bay mất


đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn

Sau những trận bom Mỹ tàn phá quê hương, cậu bé chợt hiểu ra một điều:
Hoá ra, những thế lực siêu nhiên mà cậu vận hoài vọng, say mê chỉ là hư ảo,
trước một sự thực là bà ngoại của cậu vẫn vất vả, long đong. Chỉ có bà ngoại
mới là người chỏ che, nuôi nấng, đem lại tất cả những gì tốt đẹp cho cậu.
Trận bom Mỹ ấy có thể san phẳng nhà cửa, chùa chiền, đình đền... nhưng
không thể xua tan ấn tượng về thế giới huyền diệu của mùi huệ trắng quyện
khói trầm và điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng đã in sâu vào tâm khảm của
cậu bé. Phải rất lâu sau, trước nhiều biến cố dữ dội của chiến tranh, cậu bé
năm nào khi đã trở thành người lính dạn dày khói lửa mới hiểu trọn vẹn về bà
ngoại của mình. Vì thế, khi đối diện với quá khứ trong tâm tưởng, cậu bé năm
xưa - nhà thơ bây giờ chỉ còn biết day dứt, xót xa, ân hận:
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.
Chiến tranh phi nghĩa của kẻ thù xâm lược đã bụộc nhà thơ phải xa bà, xa
quê hương để vào chiến trường giết giặc. Cuộc chiến kéo dài đã cướp đi cơ
hội bà cháu gặp nhau. Cháu thương bà trong nỗi ân hận khôn nguôi vì thuở
ấu thơ được sống cạnh bà mà không hiểu được cuộc đời cơ cực nghèo khổ
của bà, không cùng bà chia sẻ nỗi lo toan mà cứ mải thả hổn vào cõi mộng.
Hình ảrh người hà c.m thầm chịu đựng muôn nghìn vất vả để nuôi dạy đứa
cháu mồ côi hiếu động, nghịch ngợm hiện lên rõ ràng trong kí ức nhà thơ.
Tình thương của nhà thơ đối với bà thật chân thành và cảm động nhưng giờ
đây, tất cả đều đã muộn màng. Nhà thơ kín đáo nhắc đến một sự thật: phần
lớn con người ta chỉ thực sự biết yêu thựơng người thân khi cơ hội đền đáp ơr
nghĩa đã không còn. Đấy cũng là bi kịch tinh thần thường thấy xưa nay. Điẽu
này có ý nghĩa thức tỉnh bất ngờ. Câu chuyện bà cháu trong bài thơ là bài
học vô giá đối với những ai có thái độ dửng dưng khi thụ hưởng những thành
quả lao động do người khác đem lại, chỉ biết nhận mà không biết cho, không
quan tâm đến người thân yêu của mình.

288
Bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy hướng tới cái đẹp của đời sống tâm hồn,
tình cảm của con người, nói đến những điều thật giản dị nhưng lại có giá trị
vĩnh hằng, cảm xúc chân thành và những suy tư sâu sắc của nhà thơ được
diễn tả bằng một hình thức nghệ thuật vừa giàu tính dân gian vừa phảng phất
phong vị thơ cổ điển phương Đông. Cái hay nhất của bài thơ Đò Lèn chính là
hiện thực của cuộc đời lam lũ đã làm rung động sâu xa trái tim người đọc.

I. DÀN Ý

1. Mở bài:
* Vài nét về tác g iả :
- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại Huế ; quê gốc ỏ làng Bích Khê,
huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
- Tốt nghiệp Sư phạm Sài Gòn 1960 và Đại học Huế 1964. Dạy học tại trường
Quốc học Huế.
- 1966, ông lên chiến khu tham gla chống Mĩ bằng hoạt động văn hoá văn nghệ.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường sáng tác từ năm 1960, chuyên về bút kí, tuỳ bút. Các
tác phẩm của ông có phong cách độc đáo, thấm đượm truyền thống đặc trưng của
văn hoá Huế.
* Vài nét về tác phẩm:

- Ai đã đặt tên cho dòng sông?\à bài bút kí tác giả viết ở Huê' năm 1981, in trong
tập bút kí cùng tên.
- Đoạn trích nằm ở phần đầu, ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương, thông qua đó ca
ngợi vẻ đẹp thơ mộng của cố đô Huế; ca ngợi lịch sử vẻ vang, chiều sâu văn hoá xứ
Huê' và tâm hồn người Huế. Tác giả coi sông Hương là biểu tượng của thiên nhiên và
con người đất cô' đô. Bài viết thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào của tác giả về non
sông gấm vóc, về những giá trị tinh thận thiêng liêng và cao quý của dân tộc.
2. Thân bài: ^
* Vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn:
- Đó là vẻ đẹp phóng khoáng và man dại, rầm rộ, mãnh liệt, một bản trường ca
của rừng già khi con sông chảy qua giữa lòng dãy Trường Sơn hùng vĩ.
- Sông Hương có vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ khi trở thành người mẹ phù sa cũa
một vùng văn hoá đất đê' đô.

19-Những bài làm văn mẫu 12T1-Trẩn Thị Thin-NXB THTPHCM 289

- Muốn hiểu hết vẻ đẹp của sông Hương trong hiện tại và tương lai thì chúng ta
phải hiểu nguồn cội và vẻ đẹp tâm hồn của dòng sông.
* Vẻ đẹp sông Hương đoạn chảy qua kinh thành Huế:
+ Khi đi qua đồng bằng:
- Sông Hương như người con gái đẹp được người tinh đánh thức, bỗng bừng lên
sức thanh xuân và niềm khao khát tình yêu, hạnh phúc.
- Sông Hương có vẻ đẹp lung linh, biến ảo khi phản quang nhiều màu sắc của
nền trời sớm xanh, trưa vàng, chiều tím.
- Có vẻ đẹp trầ/n mác khi lặng lẽ chảy dưới chân những rừng thông tịch mịch với
những lăng mộ âm u, niềm kiêu hãnh của các vưa chúa triều Nguyễn.
- Có vẻ đẹp mang màu sắc triết lí, cổ thi khi đi trong âm hưởng ngân nga của
tiếng chuông Thiên Mụ, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà.
+ Khi đi qua ngoại ô thành phố:
- Có. vẻ đẹp vui tươi khi đi qua những biền bãi xanh biếc vùng ngoại ô Kim Long.
- Có vẻ đẹp dịu dàng mềm mại như một tiếng “vâng" không nói ra của tình yêu.
+ Khi đi qua thành phố:
- Nhìn bằng con mắt của hoạ sĩ, tác giả thấy các nhánh của sông Hương tạo ra
những đường nét tinh tế làm nên vẻ đẹp cổ kính của đất cố đô.
- Qua sự cảm nhận bằng âm nhạc, tác giả thấy sông Hương đẹp như điệu slow
chậm rãi, sâu lắng, trữ tình.
- Sông Hương là cội nguồn của dòng nhạc cung đình Huẽ, là cảm xúc của Nguyên
Du để viết Truyện Kiều.
+ Khi ra khỏi thành phế:
- Sông Hương có vẻ đẹp mơ màng trong sương khói khi nó rời xa dần thành phố
để đi qua những nương dâu, luỹ trúc và những hàng cau thôn Vĩ Dạ,...
- Sông Hương như một người tình dịu dàng thuỷ chung. Là nỗi vương vấn pha chút
lẳng lơ kín đáo của tình yêu.
* Vẻ đẹp của sông Hương nhln từ góc độ ljch sử.
- Sông Hương từng là dòng sông bảo vệ biên thuỳ Tổ quốc thời Đại Việt.
- Từng soi bóng kinh thành Phú Xuân của Nguyễn Huệ.
- Từng chứng kiến bao cuộc khởi nghĩa, rồi đốn Cách mạng tháng Tám 1945,
chiến dịch Mậu Thân 1968,...
* Vẻ dẹp của sông Hương nhìn từ góc độ cuộc đời và thi ca.
- Là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc.
- Là bản hùng ca tấu lên bao chiến công trong lịch sử.
- Là nhân chứng nhẫn nại và kiên cường qua bao thăng trầm của cuộc đời.

290
- Biết hiến mình cho những chiến công rồi trỏ về với cuộc đời bình thường làm
một người con gái dịu dàng của đất nước.
- Sông Hương là nguồn cảm hứng vô tận của các nghệ sĩ từ xưa tớl nay.
- Tác giả gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển của Huê'; sông Hương, ấy là một
người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Nguyễn Du từng bao năm lênh đênh tr^n dòng
sông này và có lẽ đã diễn tả điệu Tứ đại cảnh của Huế qua tiếng đàn của Kiều. Trong
như tiếng hạc bay qua - Đục như tiếng suối mới sa nửa vời...
- Tác giả cho rằng có một dòng thi ca về sông Hương, một dòng thơ không lặp
lại mình: ấy là “dòng sông trắng - lá cảy xanh’ trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà; “như
kiếm dựng trời xanh” trong khỉ phách của Cao Bá Quát; là nỗi quan hoài vạn cổ trong
thd Bà Huyện Thanh Quan; là sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong tha Tố Hữu...
- Tác giả lí giải tên dòng sông Hương bằng một huyền thoại đầy chất thơ.
* Cả bài kí toát lên vẻ đẹp diệu k) của sông Hường qua trí tưỗng tượng bay bổng, phong
phú cùng ngòi bút tài hoa của tác giả.
Tác giả thấy sông Hương có lúc giống như một cô gái Huế, có lúc như là một cô
gái Di-gan phóng khoáng và man dại, nhưng nói chung vẫn là một thiếu nữ tài hoa,
dịu dàng, sâu sắc, đa tình và kín đáo, lẳng lơ nhưng rất mực chung tình, khéo trang
sức mà không loè loẹt phô phang, giống như những cô dâu Huế ngày xưa kiêu sa
trong sắc áo dài màu điều lục.
3. Kết bài:
- Qua bài tuỳ bút, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp đa dạng và nên thơ của
cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế, đặc biệt là sông Hương: thấy được bề dày truyển thống
lịch sử, văn hoá xứ Huê' và những nét duyên dáng, độc đáo của tâm hồn con người
vùng đất cô' đô.
- Với một tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, một vốn văn hoá đầy đặn, phong phú vể Huê'
và trước hết với một tình cảm gắn bó thiết tha với Huế, tác giả đã huy động triệt để
mọi tiềm năng văn hoá cùng với vốn ngôn từ giàu có của mình để phát hiện, diễn tả
vẻ đẹp và chất thơ thể hiện tập trung ở dòng sông Hương như một biểu tượng muôn
đời của xứ Huê' thân yêu.

II. BÀI LÀM


Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại Huế. Quê gốoỏ làng Bích Khê,
xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, song gần như suốt cuộc
đời, ông gắn bó với xứ Huê' yêu thương. Tâm hồn nhà văn thấm đẫm đặc
trưng của văn hoá Huế. Năm 1960, ông tốt nghiệp ban Việt - Hán Trường Đại
học Sư phạm Sài Gòn. Năm 1964, tốt nghiệp khoa Triết - Văn Đại học Huế.
Sau đó, ông về dạy tại trường Quốc học Huế. Năm 1966, Hoàng Phủ Ngọc
Tường thoát li lên chiến khu, tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ bằng hoạt

291
động văn nghệ, ồng đã giữ các chức vụ : Tổng thư kí Hội Văn học nghệ thuật
Trị Thiên - Huế. Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên. Tổng biên
tập tạp chí Cữa Việt. Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn có sỏ trường về bút
kí. Các sáng tác của ông có một phong cách riêng khó lẫn, thể hiện ở sự kết
hợp nhuần nhuyễn giữa tính trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với
suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn
hoá, lịch sử, địa lí,... Tất cả được thể hiện qua lối hành văn giàu-cảm xúc và
tài hoa. Hoàng Phủ Ngọc Tường còn là nhà thơ trữ tình đằm thắm có những
vần thơ đậm chất^suy tưỏng về con người và cuộc đời. ông được tặng Giải
thưởng Nhà nước về văn học và nghệ thuật riầm 2007. Tác phẩm chính về văn
xuôi: Ngôi sao trên đỉnh Phu Vàn Lâu (1971), Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã
đặt tên cho dòng sông ? (1987), Hoa trái quanh tôi (1995), Ngọn núi ảo ảnh
(1999), Miền gái đẹp (2001). Thơ: Những dấu chân qua thành phố (^976),
Người hái phù dung (1992)...
Tuỳ bút Ai đã đặt tên cho dòng sông ? được tác giả viết tại Huế tháng
1 - 1981, in trong tập kí cùng tên. Đoạn trích nằm ở phần đầu của thiên tuỳ
bút này.
Đặc điểm của thể văn tuỳ bút là hết sức lãng mạn, bay bổng, ngẫu hứng,
không tuân theo một quy phạm chặt chẽ nào. Nhân vật chính của tuỳ bút là
cái tôi của tác giả. Vì thế, muốn hiểu bài văn, người đọc cần phải thấy được
cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đó là một cái tôi tài hoa với vốn văn hoá
sâu rộng, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, say mê cái đẹp của cảnh vật và con
người xứ Huế.
Bài kí miêu tả vẻ đẹp của sông Hương, mỏ rộng ra là xứ Huế đẹp đẽ và
thơ mộng; ca ngợi lịch sử vẻ vang, bề dày văn hoá của cố đô Huế và chiều
sâu tâm hồn người Huế. Thông qua đó thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào
của tác giả về non sông gấm vóc, về những giá trị tinh thần thiêng liêng và
cao quý của dân tộc.
Bố cục đoạn trích gồm ba phần:
Phần thứ nhất: Từ đầu đến ...dưới chân núi Kim Phụng: vẻ đẹp của sông
Hương ở thượng nguồn.
Phần thứ hai: Tiếp theo đến ...quê hưong xứ sỗ: vẻ đẹp của sông Hương
khi chảy qua đồng bằng, ngoại vi và thành phố Huế rồi đổ ra biển.
Phần còn lại: vẻ đẹp của sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân
tộc, với cuộc đời và thi ca.

292
Bằng sự quan sát sắc sảo và năng lực cảm nhận tinh tế, Hoàng Phủ Ngọc
Tường đã phản ánh sinh động và thú vị vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ của sông
Hương ở thượng nguồn và hạ lưu. Hành trình của sông Hương từ thượng
nguồn xuôi về biển là hành trình của tàm hồn xứ Huế, được tác giả miêu tả và
thể hiện ỏ nhiều cung bậc khác nhau: vừa mãnh liệt, sôi n ổ i; vừa sâu lắng,
thiết tha; vừa bình thản, trí tuệ.
Phần thứ nhất giống như khúc nhạc dạo đầu của bản trường ca về quê
hương đất nước với những hình ảnh tuyệt đẹp để lại ấn tượng sâu đậm trong
lòng người đọc. Tác giả so sánh sông Hương ỏ thượng nguồn như một bản
trường ca của rừng già với tiết tấu hùng tráng, dữ d ộ i: khi rầm rộ giữa bóng
cây đại ngàn, lúc mãnh liệt vượt qua những ghềnh thác, khi cuộn xoáy như cơn
lốc vào những đáy vực sâu, lúc dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói
lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.
Tác, giả phát hiện ra vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn tựa cô gái
Di-gan phóng khoáng và man dại với một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do
và trong sáng... Khi về đồng bằng, chính rừng già đã chế ngự sức mạnh bản
năng ở người con gái của mình. Từ đó, sông Hưdng nhanh chóng mang sắc
đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ
sở. Nghệ thuật nhân hoá được sử dụng đắc địa và khai thác tối đa đã mang lại
cho sông Hương một linh hổn giống như con người.
Theo tác giả, nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành Huế mà
không chú ý tìm hiểu sông Hương từ nguồn cội thì người ta khó mả hiểu hết
được bản chất của sông Hưdng và vẻ đẹp trong phần tâm hồn sâu thẳm của
dòng sông mà chính nó đã không muốn bộc lộ. Tác giả đã kín đáo ngụ ý rằng:
muốn hiểu đầy đủ về một con người, một miền đất, rộng ra là một đất nước,
một dân tộc thì phải biết rõ về quá khứ; nếu không thì chẳng bao giờ hiểu
đúng về hiện tại và xác định được tương lai.
Đoạn tả sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố Huế
thể hiện nét lịch lãm, tài hoa trong lối hành văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Người đọc cảm nhận được sức hấp dẫn kì lạ toát lên từ hàng loạt động từ diễn
tả dòng chảy sống động qua những địa danh khác nhau của xứ Huế, gợi ra
những liên tưỏng kì thú: Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến
đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa
dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hưdng đã chuyển dòng một

293
cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong
thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương
lai của nó... Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường
Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên
xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách...
Vừa mạnh mẽ vừa dịu dàng, sông Hương mềm như tấm lụa khi chảy qua
Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo; có khi ánh lên những phản quang nhiều màu
sắc sớm xanh, trưa vàng, chiều tím, êm ả lúc lượn qua những dãy đồi núi phía
tây nam thành phố. Dòng sông mang vẻ đẹp4rẩm mặc khi chảy qua lăng tẩm,
đền đài, /ẩ giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng
những rừng thõng u tịch... để rồi sau đó bừng sáng khi gặp tiếng chuông chùa
Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát
tiếng gà...
Phải là người con của Huế, gắn bó yêu thương máu thịt với Huế thì Hoàng
Phủ Ngọc Tường mới viết được những câu văn đầy chất thơ và rưng rưng cảm
xúc như vậy. ổ đoạn r,^y, hai bút pháp kể và tả kết hợp nhuần nhuyễn: sự
phối hợp hài hoà giữa màu sắc và âm thanh làm nổi bật vẻ đẹp của từng khúc
sông Hương. Tác giả sử dụng khéo léo, tài tình phép tu từ thường thấy trong
thơ như so sánh kết hợp với nhân hoá, ẩn dụ... khiến đoạn văn giống như bài
thơ trữ tình làm xao xuyến lòng người.
Dường như sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của
vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam -
đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành
phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn-như những vành trăng non. Giáp mặt thành
phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến cồn
Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng”
không nói ra của tình yêu.
Sông Hương giống sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét ở chỗ
là đều chảy qua giữa lòng thành phố. Tác giả quan sát và cảm nhận sông
Hương ở nhiều góc độ. ở đoạn này, tác giả miêu tả vẻ đẹp của sông Hương
từ góc độ văn hoá. Bằng con mắt của hoạ sĩ, tác giả thấy các nhánh của sông
Hương tạo ra những đường nét uyển chuyển, mềm mại, làm nên vẻ đẹp cổ
kính của cô' đô ; Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang
nước sông Hương toả đi khắp phố thị, VỚI những cây đa, cây cừa cổ thụ toả

294
vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập loè
trong đêm sương nhũng ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà
không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được.
Từ góc độ âm nhạc, tác giả cảm nhận sông Hương giống như điệu slow
chậm rãi, sâu lắng, trữ tình: Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt
thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố... Đấy là điệu slow
tình cảm ơành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm
nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn
Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên
mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng.
Các chi tiết về phong tục, lễ hội qua cảm quan nhạy bén của tác giả cũng
trỏ thành hoạ, thành nhạc, thành tình, thành thơ. Những câu văn dài với nhịp
điệu du dương, êm ái làm cho tâm hồn người đọc tràn đầy cảm xúc bâng
khuâng, xao xuyến. Với tác giả thì sông Hương là cội nguồn của dòng nhạc
cung đình Huế, là cảm xúc của Nguyễn Du để viết Truyện Kiều:
Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở
thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Đã nhiều lần tôi thất vọng khi
nghe nhạc Huế giữa ban ngày, hoặc trên sân khấu nhà hát. Quả đúng như vậy,
toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã dược sinh thành trên mặt nước của ơòng
sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bấn âm của
những mái chèo khuya. Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông
này, vôi một phiến trăng sầu. Và từ đó, những bản đàn đã đi suốt đời Kiều. Tôi
đã chứng kiến một người nghệ nhân già, chơi đàn hết nữa thế kỉ, một buổi tối
ngồi nghe con gái đọc Kiều: “ Trong như tiếng hạc bay qua - Đục như tiếng suối
mới sa nữa vời...”. Dến câu ấy, ngưoi nghệ nhân chột nhổm dậy vỗ đùi, chỉ vào
trang sách Nguyễn Du mà thốt lên: “Đó chính là Tứ đại cảnh!".
Với cái nhìn đẳm say của một nghệ ,sĩ, tác giả thấy sông Hương khi rời
thành phố giống như người tình dịu dàng và chung thuỷ. Điểu này được diễn
tả bằng một phát hiện thú v ị: ...Ròi khỏi kinh thành, sông Hương chếch về
hướng chính bắc, ôm lấy đảo cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói,
đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và
của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì
chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại
thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ...

295
V,
c

Cũng theo tác giả, khúc quanh rẽ ngoặt thật bất ngờ đó có một cái gì rất lạ
với tự nhiên và rất giống con người, tựa như một nỗi vương vấn và dường như
còn có cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu... Ra biển, sông Hương rất nhớ
thành phố. Nỗi nhớ ấy đọng trong lời th ề : ‘‘Còn non, còn nước, còn dài, còn
về, còn nhớ...". Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò
dân gian; ấy là tấm lòng người dân ndi Châu Hoá xưa mãi mãi chung tình với
quê hương xứ sở. vẫn là so sánh kết hợp với nhân hoá ẩn dụ nhưng tác giả đã
sáng tạo ra những hình ảnh đầy ấn tượng, đậm đà nét đẹp văn hoá xứ Huế.
Trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc, sộng Hương mang vẻ đẹp của một
bản hùng ca chiến trận ghi lại những vinh quang từ thuở còn là một dòng sông
biên thuỳ xa xôi của đất nước các vua Hùng, thuỏ nó mang tên là Linh Giang
(dòng sông thiêng) trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi. Sông Hương là
dòng sông viễn châuâã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía Nam của Tổ
quốc Đại Việt. Nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng
Nguyễn Huệ vào thế kỉ mười tám ; nó sống hết lịch sủ bi tráng của thế kỉ mười
chín với máu của những cuộc khôi nghĩa; nó chứng kiến thời đại mới với cuộc
Cách mạng tháng Tám năm 1945 và bao chiến công rung chuyển đất trời qua
hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược của dân
tộc ta. Sông Hương là nhân chứng lịch sử chứng kiến mùa xuân Mậu Thân
(1968), thời điểm quân dân ta mở cuộc 'tổng tiến công vào sào huyệt
Mĩ - nguy và sông Hương cũng chứng kiến tội ác huỷ diệt của chúng đối với
các di sản văn hoá, lịch sử trên đất Huế.
Sông Hương gắn bó máu thịt với từng con người xứ Huế, là dòng sông của
thời gian ngân vang, của sữ thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Sông Hương
không chỉ là bản hùng ca tấu lên bao chiến công trong lịch sử, mà còn là một
nhân chứng nhẫn nại và kiên cường qua những thăng trầm của đất nước. Tuy
nhiên, điều làm nên vẻ đẹp giản dị mà khác thường của dòng sông là ở chỗ:
Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công, để rồi nó
trở về với cuộc đời bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước.
Có lẽ chính điều đó đã làm cho sông Hương không bao giờ tự lặp lại mình
trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Sông Hương gắn với cuộc đời các nghệ sĩ và
thi ca. Vẻ đẹp của sông Hương hiện lên muôn màu muôn vẻ trong trí tưỗng
tượng phong phú cũa tác giả:
Có một dòng thi ca về sông Hưdng, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách
công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong

296
cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ
xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “Dòng sông trắng-lá
cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thướt mơ màng nó chợt
nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá
Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng trong hồn thơ Bà
Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn trong
thơ Tố Hữu. Và ở đây, một lần nữa, sông Hương quả thực là Kiều, rất Kiều,
trong cái nhìn thắm thiết tình người cũả tác giả Từ ấy.
Có thể nói nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của đoạn văn là tình
yêu say đắm đối với dòng sông được thể hiện bằng tài năng của một cây bút
giàu cảm xúc và trí tuệ, tổng hợp từ một vốn hiểu biết sâu rộng về văn hoá,
lịch sử, địa lí, văn chương cùng một văn phong tao nhã và tinh tế.
Sông Hương đã sống những thế kỉ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử và thẩm
mĩ của nó. Trong bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông ?, Hoàng Phủ Ngọc
Tường khẳng định chân lí: vẻ đẹp huyền diệu của sông Hương là cội nguồn
sinh ra vẻ đẹp của tâm hồn Huế. Trong cảm nhận tinh tế và lãng mạn của tác
giả, toàn bộ thuỷ trình của dòng sông tựa như một cuộc tìm kiếm có ý thức
người tình nhân đích thực của người con gái trong một câu chuyện tình yêu
nhuốm màu cổ tích. Giá trị nghệ thuật của đoạn văn tăng lên qua từng chi tiết
và cuối cùng thì thăng hoa bằng câu chuyện về một nhà thơ già:
Có một nhà thơ từ Hà Nội đã đến đây, tóc bạc trắng lặng ngắm dòng sông,
ném mẩu thuốc lá xuống chân cầu, hỏi với trời, với đất, một câu thật bâng
khuâng: - Ai đã đặt tên cho dòng sõng ?
Để rồi đến phần thứ ba của bài kí, tác giả lí giải tên dòng Hương Giang
bằng huyền thoại đầy chất thơ:
Người làng Thành Trung có nghề trồng rau thơm, ở đày có một huyền thoại
kể rằng, vì yêu quý con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông Hương đã nấu
nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi.
Ai đã đặt tên cho dòng sông TCÓ lẽ huyền thoại trên đãpiải đáp cảu hỏi ấy
chăng?
Giai thoại đó khiến cho dòng sông vốn đã nên thơ càng thêm thơ mộng:
Hương là hương thơm của ngàn hoa đổ xuống làm cho làn nước thơm tho mãi
mãi. Thơm tự ngàn năm, thơm đến ngày nay và ngàn vạn năm sau.
Cả bài bút kí toát lên vẻ đẹp diệu kì của sông Hương bởi trí tưỏng tượng
phong phú, bay bổng đầy sáng tạo và ngòi bút tài hoa của tác giả. Hoàng Phủ

297
Ngọc Tường đã nhìn sông Hương như một cô gái Huế, có lúc như là một cô
gái Di-gan phóng khoáng và man dại, nhưng nói chung vẫn là một thiếu nữ tài
hoa, dịu dàng mà sâu sắc, đa tình và kín đáo, lẳng lơ nhưng rất mực chung
tình, khéo trang sức mà không loè loẹt phô phang, giống như những cô dâu
Huế ngày xưa kiêu sa trong sắc áo dài màu điều lục.
Bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sõng ? giúp chúng ta cảm nhận được vẻ
đẹp nên thơ, nên hoạ, nên nhạc của cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế, đặc biệt là
sông Hương; thấy được bề dày lịch sử, văn hoá của Huế và những nét duyên
dáng riêng của tâm hồn con người vùng đất cô' đô này. Với một tâm hồn nghệ
sĩ đa tình đa cảm, một vốn văn hoá phong phú về Huế và trước hết với một
tình cảm gắn bó thiết tha đối với Huế, tác giả đã huy động triệt để mọi tiềm
năng văn hoá cùng với vốn ngôn ngữ giàu có của mình để diễn tả vẻ đẹp và
chất thơ của Huế, thể hiện tập trung nhất ở dòng sông Hương - một biểu
tượng sinh động của xứ Huế ngàn năm văn hiến.

298
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẨU Trang

‘ ĐỀ 1 Viết bài văn trao đổi về luận điểm sau : C hỉ có vào Đ ại h ọc thì 5
cuộc đời m ới có tương lai.

‘ ĐỂ 2 Trình bày ý kiến của anh (chị) về quan niệm chọn nghề nghiệp 11
trong tương lai : Chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của
m ìn h ; chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống hay nhất
quyết đeo đuổi nghề mà mình vẫn thiết tha yêu thích.

* ĐỀ 3 Viết một bài văn nghị luận dể nêu rõ tác hại của một số tệ 15
nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng
bài trừ như : cờ bạc, thuốc lá, tiêm chích ma tuỷ, hoặc tiếp
xúc với văn hoá phẩm không lành mạnh...

* ĐỄ 4 Nhà văn Nga Lép Tốn-xtôi nhận định : L í tưởng là ngọn đèn 20
c h ỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên
định, mà kh ông có phương hướng kiên định thi không có cuộc
sống. Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ vể vai trò của lí tưởng trong
cuộc sống của con người.

‘ ĐỀ 5 Suy nghĩ của anh (chị) về vai trò, ảnh hưởng của Internet tới 28
cuộc sống của thanh niên hiện nay.

‘ ĐỂ 6 Tìm hiểu mối quan hệ kế thừa - phát triển giữa con người “kẻ 34
sĩ hiện đại” vối con người Nho sĩ truyền thống.

* ĐỀ 7 Theo anh (chị), nếu chỉ học thuộc lí thuyết về phương pháp 41
xây ớựng một vài kiểu văn bản, liệu có thể viết được một bài
văn hay ? Điều gì có ỷ nghĩa quyết đjnh đối với năng lực làm
văn của mỗi ngươi ?

‘ ĐỂ 8 Trình bày về vấn để tự lìọc. ^ 46

‘ ĐỀ 9 Cứ đến mùa tuyển sinh Đại học hằng năm, rất nhiều học 50
sinh, sinh viên ỏ các thành phố lớn (Thủ dô Hà Nội, thành
phố Hổ Chí Minh, Quy Nhơn, Vinh,...) lại nhiệt tình tham gia
phong trào “Tiếp sức mùa thi”.
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hiện tượng ấy ?
i

299
*ĐỂ 10 Anh (chị) suy nghĩ gì về hiện tượng quá tin vào thần thánh 53
phù hộ độ trì mà xem nhẹ sự cố gắng tu dưỡng phấn dấu của
bản thân trong một số thanh niên hiện nay ?

* ĐỀ 11 M ọ i phẩm ch ất của đức hạnh là ở trong hành động. 56


Ý kiến trên của nhà văn Pháp M. Xí-xê-rông gỢi cho anh (chị)
những suy nghĩ về việc tu dưỡng và học tập của bản thân ?

*ĐÉ 12 Bình luận ý kiến của Sê-khốp (nhà văn N g a ): Con người càng 61
p h á t triển^cao vể trí tuệ và đạo đức thì càng tự do và cuộc
sống càng đem lạ i cho anh ta nhiều thích thú hơn.

*ĐỀ 13 Tình thường là hạnh phúc của con người. 65

*ĐỀ 14 Tuổi trẻ học dường suy nghĩ và hành động dể góp phần giảm 72
thiểu tai nạn giao thông.

*ĐỀ 15 Thi hào Đức Rên-nở Ma-ri-a Rin-kê đã viết cho một người bạn 75
của mình như s au : Tình yêu của m ộ t người đ ố i với m ộ t người
khác, đó có lẽ là sự thử thách khó khăn n h ất đ ố i với m ỗ i m ộ t
người trong chúng ta.

Từ lời khẳng định trên, anh (chị) hãy phát biểu những suy nghĩ
của mình về ỷ nghĩa của tình yêu và trách nhiệm của tuổi trẻ
trong tình yêu.

* ĐỀ 16 “Sống đ ẹ p ” đâu p h ải là những từ trống rỗng 80


C hỉ có a i bằng đấu tranh, lao động

Nhàn lên vẻ đẹp cuộc đời

M ởi là người sống cuộc sống đẹp tươi.

(G. Bê-khe)
Những vần tho trên của G. Bê-khe (thi hào Đức) gỢi cho anh
(chị) những suy nghĩ gì về yêu cầu và sự phấn đấu trong cuộc
sống của tuổi trẻ học dường hiện nay.

* ĐỂ 17 Trái đ ất là n g ô i nhà chung của chúng ta. Theo anh (chị), làm 84
thế nào để môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh -
sạch - đẹp ?

300
* ĐỂ 18 Phân tích đoạn thú sau: 89
Từ ấ y trong tô i bừng nắng hạ
M ặ t trời chân lí ch ó i qua tím
Hồn tô i là m ộ t vườn hoa lá
R ất đậm hương và rộn tiếng chim...
(Tửấy-Tố Hữu)
* ĐỀ 19 Bình giảng đoạn thở sau trong bài thơ Đ ất nước của Nguyễn 93
Đình T h i:
M ùa thu nay khác rồi...
Những buổi ng ày xưa vọng n ó i về.

*ĐẾ 20 Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tiếng h á t con tàu của Chế 98
Lan Viên:
Nhớ bản sương g iăn g nhớ đèo m â y phủ...
Tinh y êu làm đ ấ t lạ hoá quê hương.

*ĐỂ 21 Lòng yêu nước được thể hiện như thế nào qua hai bài thơ Đ ất 101
nước của Nguyễn Đình Thi và Đ ấ t Nước (trích trường ca M ặ t
đường kh á t vọng) của Nguyễn Khoa Điềm?

*ĐỀ 22 Nêu tóm tắt quan điểm sáng tác nghệ thuật của Hổ Chí Minh. 106
Chứng minh sự thể hiện quan điểm ấy qua các sáng tác văn
học của Người.
*ĐỀ 23 “Thơ Tố Hữu rất giàu tính dân tộc”. Anh (chị) suy nghĩ như 110
thế nào về ý kiến trên?
‘ ĐẾ 24 Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ của mình về chức năng g iáo dục 121
của văn học.
‘ ĐỂ 25 Trong bài Nhận đường, Nguyễn Đình Thi viết: Văn nghệ phụng 124
sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn
nghệ m ộ t sức sống mới. s ắ t lửa m ặ t trận đang đúc nên nền văn
nghệ m ới của chúng ta.
Hãy bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. /
‘ ĐỂ 26 Lê Quý Đôn cho rằng : Thơ p h á t khởi từ trong lòng người ta, 130
còn Ngô Thì Nhậm thì nhấn mạnh : H ã y xú c động hồn thơ cho
ngọn b ú t có thẩn.
Từ những ý kiến trên, anh (chị) hãy nêu lên vai trò quan trọng
1 của tình cảm trong thơ.

301
*ĐỂ 27 Tình quê hương đất nước là một nét nổi bật của thơ ca thời kì 134
kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954). Phân tích những nét
chung và dặc điểm riêng của cảm hứng vể quê hương đất
nước trong các bài thơ B ên kìa sông Đuống (Hoàng cầm), Đ ất
nước (Nguyễn Đình Thi) và Việt Bắc (Tế Hữu).

*ĐỄ 28 Chuyển nội dung doạn trích bài thơ Việt B ắc (Tế Hữu) sang 140
văn xuôi theo lời của tác giả.

* ĐỂ 29 Trong truyện ngắn D ời thừa, Nam Cao v iế t: Văn chương không 143
cẩn đến những người thợ khéo tay, '^làm theo m ộ t vài kiểu m ẫu
đưa cho. Văn chương c h ỉ dung n ạp được những người b iế t đào
sáu, b iế t tìm tòi, khơi những nguồn chưa a i khơi và sáng tạo
những c á i g i chưa có.

Anh (chỊ) hãy giải thích và binh luận ý kiến đó.

*ĐỀ 30 Phân tích doạn thơ sau đây trong bài Việt B ắc của Tố Hữu: 149
Những đường Việt B ắc của ta

Vui lên Việt Bắc, đèo De, n ú i Hổng...

*ĐỀ 31 Bình giảng doạn thơ sau trong bài Việt B ắc của Tế Hữu: 153
M ình về với Bác đường XUÔI,

Người đ i rừng n ú i trông theo bóng Người...

*ĐỀ 32 Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu. 157
Ta về, m ình có nhớ ta

Nhớ a ì tiếng h á t ân tình thuỷ chung.

* ĐỀ 33 Bình giảng đoạn tho sau trích trong bài Bên kia sông Đuống 161
của Hoàng c ầ m :
Bên kia sông... tan tác vể đâu ?

*ĐỀ 34 Chuyển nội dung bài tho Đ àn g h i ta của Lor-ca (Thanh Thảo) 164
ra văn xuôi theo lời anh (ch|).

302
NHỮNG BÀI DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI

*ĐỂ 35 Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. 168

*ĐỂ 36 Phân tích bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng cầm. 180

‘ ĐỂ 37 Phân tích bài thơ Tiếng h át con tàu của Chế Lan Viên. 187

‘ ĐỀ 38 Phân tích bản Tuyên ngôn Đ ộc lập của Chủ tịch Hổ Chí Minh. 196

‘ ĐỂ 39 Phân tích những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật 205
Nguyễn Tuân thể hiện trong tác phẩm Người lá i đò Sông Đà.

‘ ĐỄ 40 Phân tích tác phẩm Người lá l đò Sông Đà của Nguyễn Tuân. 209

‘ ĐỂ 41 Hình tượng Sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh là 220
lời giãi bày về khát vọng tình yêu tuổi trẻ. Hãy phân tích và
chứng minh nhận xét trên.

‘ ĐỂ 42 Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. 228

‘ Đề 43 Phân tích bài thơ Đàn g h i ta của Lor-Ca của Thanh Thảo. 237

‘ ĐỂ 44 Phân tích bàl thơ Đ ất nước của Nguyễn Đình Thi. 246

‘ ĐỂ 45 Phân tích bài Nguyễn Đinh Chiểu, n g ô i sao sáng trong văn 257
nghệ của dân tộ c của Thủ tướng Phạm Văn Đổng.

‘ ĐỂ 46 Phân tích bài thơ Đ ấ t Nước (trích trường ca M ặ t đường khát 265
vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.

‘ ĐỀ 47 Phân tích bài Con đường trở thành “kẻ s ĩ hiện đạ/” (trích Bàn 274
về đạo Nho) của Nguyễn Khắc Viện.

‘ ĐỂ 48 Cảm xúc và suy nghĩ của anh (chỊ) khi đọc bài thơ Đò Lèn của 281
Nguyễn Duy.

‘ ĐỂ 49 Phân tích bàl A i đã đ ặt tên cho dòng sông ? của Hoàng Phủ 289
Ngọc Tường. ^

303
NHỮNG BÀI LÀM VĂN MẪU 12 - Tập 1
TRẦN THI THlN

Chịu trách nhiệm xuất bản:


N g u y ễ n T h ị Thanh Hương

Biên tập Trần T h ị L y

Sửa bản in H o à n g G iang

Trình bày Thanh Trúc

Bìa Võ Trường Lin h

NHÀ XUẤT BÀN TổNG Hộp TP. Hổ CHÍ MINH


62 Nguyễn Thị Minh Khai - Q.1

Điện thoại: 38 225340 - 38 296764 - 38 247225


Fax: 84.8.38222726 • Email: tonghop@nxbhcm.com.vn
VVebsite: www. nxbhcm.com.vn / www.sachweb.vn

Liên kết xuất bản : Nhà sách Thanh Trúc


242/102 Nguyễn Thiện Thuật - p. 3 - Q. 3 - Tp. Hồ Chí Mình.
Điện thoại : 08. 38399287-Fax : 08. 38336623

Những bài làm văn mẫu 12 tập 1

In số lượng 3000 cuốn. Khổ 16cm X 24cm. In tại Công ty cổ phần


Văn hoá Đông Dương, 73 Trần Bình Trọng, Phường 1, Quận Gò vấp, Tp.
Hồ Chí Minh, số đăng ký KHXB: 57-13/CXB/56-190/THTPHCM. Giấy phép
trích ngang số : 883/QĐ-THTPHCM-2013 ngày 11 tháng 07 năm 2013.
Nộp lưu chiểu tháng 09 năm 2013.
te
■í

fĩà jN fĩn y Ẩ r! f ĩ r i .
^ r
-N H Ữ N G UkM V Ă N M Ẩ U 2 TẬ P t TẬ P 2
- MH^jẹ V Ă N M A U 3 TẬ P l TẬ P 2
V Â N M Ẫ U 4 TẬ P l TẬ P 2

Cr,
-ỈÌy Ũ N íị^ B Ả I LẢM VĂN MẨU 9 TẬ P t TẬ P 2
- NHỮNG BẢI LẢM VĂN MẨU lo TẬ P l TẬ P 2
- NHỮNG BẢI LẢM VẢN MẨU 11 TẬ P l TẬ P 2
- NHỮNG BẢI LẢM VÂN MẤU 12 TẬ P l T Ỉ P z '~
- Tự HỌ C NGỮ VÂN 6 T>^p \ TẬ P 2
- Tự HỌ C NGỮ VẢN 7 TẬ P \ TẬ P 2
- Tự HỌ C NGỮ VĂN 8 TẶ P \ TẬ P 2 \
- Tự HỌ C NGỮ VẢN 9 TẬ P t TẬ P 2 !

LIÊN HỆ MUA SÁCH TẠI:


NHÀ SÁCH THANH TRÚC:
242H02 Nguyễn Thiện T h u ật
Phường 3 - Q uận 3 - TP. H ồ C h í M inh
D iện thoại: 08. 38399287 - Fax: 08. 38336623

NHÀ SÁCH NGỌC HÒA:


lÒ A : \ I \
l \
54B B à T riệu - Q uận H o àn Kiếm
ỉếm \
Đ iện thoại: 04. 39922256 - Fax: 04. 38258410
D i Động: 0913305521

nhunq bai lam van w


XIN QUÝ KHÁCH LUU Ý: DỂ PHÂN BIỆT §
A IR U U T iv n M i# n I.U U T : tic r tiA N U IẸ I |||||||
$00037522
SÁCH DÁN HAI TEM CHỐNG GIẢ VÀ ct ỉ VND
33000
K0ei52

G IÁ : 33.0 0 0 d

You might also like