You are on page 1of 3

THƯƠNG VỢ :3

Thơ ca Việt Nam khi xưa, trong thời Trung đại được các nhà nho dùng để dạy
đời, tỏ chí. Nhà nho xưa thể hiện chí làm trai, nợ công danh, chí kinh bang tế
thế hay những ưu tư về cuộc đời, về thời đại mà ít khai thác đời sống tình
cảm, đời tư thường nhật của mình, đặc biệt là viết về người phụ nữ. Trong thế
kỉ XIX có Nguyễn Khuyến và Tú Xương đã làm được điều đó. Nhưng nổi tiếng
hơn cả là những bài thơ của Tú Xương. Tú Xương không chỉ lên án đanh thép
xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ bằng những bài thơ trào phúng
sâu sắc mà còn để lại nhiều bài thơ trữ tình, nhất là về người vợ của ông.
Thương vợ là một trong những bài thơ như thế, vừa sâu sắc, tình cảm, vừa
hóm hỉnh, vui tươi.

Sách vở còn ghi lại, bà Tú có thời gian làm nghề buôn gạo, “bà Tú buôn gạo
hàng đội hàng thùng chứ không có vốn buôn hàng thuyền” ( Xuân Diệu).

Quanh năm buôn bán ở mom sông


Nuôi đủ năm con với một chồng
Bà Tú ở đầu bài thơ hiện lên với công việc buôn bán ở mom sông. “ Quanh
năm” là thời gian đằng đẵng, tuần hoàn, ngày nối ngày, người mẹ, người vợ
ấy vẫn tần tảo sớm hôm buôn bán để nuôi chồng, nuôi con. mà buôn bán ở “
mom sông”, chỉ là chỗ đất nhô ra ở cửa sống, nơi đầy rẫy những nguy hiểm,
ba bề đều là nước, nơi ấy chênh vênh, không ổn định. Gợi cho người đọc sự
không chắc chắn để bán buôn. Bà không chỉ bán một hay hai hôm mà quanh
năm, ngày qua này, tháng tới tháng, từ năm này qua năm khác. Câu thơ đầu
hiện lên hình ảnh bà Tú tần tảo, chịu khó mặc khó khăn và vất vả. “ Nuôi đủ
năm con với một chồng” mặc dù việc buôn bán vất vả để nuôi sáu miệng ăn
nhưng cũng chỉ đủ ăn. Không những chỉ nuôi những đứa con thơ dại mà còn
phải nuôi cả người chồng, lo lắng cho việc khoa cử mỗi lần đi thi của ông. Chỉ
kể đến tiền cho chồng đi thi có khi còn nhiều hơn để nuôi những đứa con ở
nhà. Nhà thơ từng lên tiếng tố cáo bọn quan lại, quắc mắt khinh đời giờ coi
mình là con người nhỏ bé được bà Tú. Hai câu đề cho thấy sự vất vả nhưng
rất đảm đang gánh vác và yêu thương chồng con mới dám hi sinh, chịu đựng
nhọc nhằn. Đồng thời, đằng sau những vất vả của bà Tú là sự biết ơn sâu sắc
của chồng và con với bà vì đã không đỡ đần được sự nhọc nhằn của bà.
Hình ảnh bà Tú lại hiện lên ở hai câu thực hết sức chân thực và sâu sắc:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng


Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Trong hai câu thơ trên, hình ảnh độc đáo và gần gũi với đời sống hàng ngày
cũng như đời sống văn thơ dân gian nhất chính là hình ảnh con cò. Trong thơ
Tú Xương, con cò hiện lên không phải là con cò mà được diễn đạt bằng từ “
thân cò”. “ Lặn lội thân cò” chính là sự vất vả, đơn chiếc khi kiếm ăn một mình,
cực nhọc biết bao khi “ quãng vắng” nơi vắng vẻ, ít người còn rất nguy hiểm. “
Thân cò” ấy lại “ eo sèo”, liều lĩnh, giành giật trong làm ăn vì miếng cơm manh
áo của chồng con trong “ buổi đò đông”. “Thân cò ấy chính là thân phận, là sự
mỏng manh trước cảnh đời khắc nghiệt. Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp đã làm
nổi bật hình ảnh “ thân cò” lặn lội khi quãng vắng, eo sèo buổi đò đông. Một “
thân cò” gầy yếu nhưng lam lũ, vất vả. Qua bốn câu đầu tiên, hình ảnh bà Tú
vẫn luôn là người phụ nữ vất vả, chịu đựng cùng với sự hi sinh lớn lao dành
cho chồng con mình.

Tuy gian khổ là vậy, nhưng bà Tú không buông một lời oán trách mà luôn chịu
đựng, kiên cường:

Một duyên hai nợ âu đành phận


Năm nắng mười mưa dám quản công
Nói về cuộc sống gia đình mình Tú Xương đã dùng từ ngữ chân thực mà sâu
sắc. “ Duyên” và “ nợ” là hai từ có ý nghĩa trái ngược nhau để chỉ hạnh phúc
gia đình. Cuộc đời bà Tú duyên một mà nợ những hai. Mặc dù biết vậy nhưng
cũng “ âu đành phận” mà không một lời oán trách. Hình ảnh người phụ nữ ấy
lại hiện lên với sự tần tảo, vất vả muôn phần : “ Năm nắng mười mưa dám
quản công”. Sự vất vả ấy đâu “ dám quản công” chỉ “ âu đành phận”. Tú
Xương đã sử dụng rất khéo số từ trong thơ của mình, vừa theo thứ tự tăng
dần vừa đối nhau: một, hai, năm, mười, gợi được những khó khăn chồng chất
ngày một tăng dần. Đồng thời câu thơ cũng cho thấy sự kiên cường và phi
thường của người vợ, người mẹ đã gánh vác, chấp nhận tất cả để lo lắng, săn
sóc cho chồng con mình thật tốt.

Sau tất cả sự khó khăn ấy là hình ảnh người chồng tuy không thể làm được gì
to lớn giúp vợ nhưng rất mực yêu thương và tài hoa:
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không.
Hai câu kết chính là lời chửi chua xót mà ông Tú thay vợ dành cho mình. Ông
tự chửi mình về tội làm chồng mà hờ hững, để vợ phải vất vả, lặn lội kiếm ăn
mà không đỡ đần được. Bà Tú không những không được nhờ vả vào chồng
mà còn lấy phải ông chồng bạc bẽo, hờ hững, chẳng giúp gì được cho gia
đình. Đồng thời, ông Tú chửi cả một xã hội bất ngờ bất công, bạc bẽo để cho
bà Tú vất vả nhưng vẫn nghèo đói, khó khăn. Tiếng chửi ấy chính là tiếng tố
cáo đanh thép xã hội không cho người ta quyền thi cử chính đáng để làm
quan đỡ đần gia đình mặc dù ông Tú là người tài hoa. Đằng sau lời chửi ngoa
ngoắt là một người chồng không hề hờ hững mà là một người chồng yêu quý,
thương vợ rất mực, tài hoa, chung thủy và giàu lòng tự trọng.

Bài thơ là tiếng lòng chân thành của Tú Xương dành đến cho người vợ của
mình, người đã vất vả kiếm sống nuôi gia đình. Bài thơ cũng hiện lên nhân
cách cao đẹp của Tú Xương khi đã dám lên tiếng chia sẻ sự vất vả với vợ, sự
xấu hổ khi không thể đỡ đần cho vợ mình, dám nhận mình là “ quan ăn lương
vợ” cùng với tài năng nghệ thuật rất đáng trân trọng.

You might also like