You are on page 1of 3

Câu 19.

Nguyễn Ái Quốc đã tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc
địa Pháp vào năm nào?
a. 1911
b. 1917
c. 1921
d. 1930

Câu 11. Hồ Chí Minh đã thoát khỏi nhà tù của thực dân Anh ở Hồng Kông vào
năm:
a. 1930
b. 1934
c. 1940
d. 1945
Câu 3. Trước sự kiện đế quốc Mỹ tăng cường quân đội viễn chinh vào miền
Nam và đẩy mạnh đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân, ngày
17/7/1966 Hồ Chí Minh đã:
a. Đề ra chương trình thi đua “người tốt, việc tốt”
b. Ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước
c. Ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
d. Ra lời kêu gọi thi đua ái quốc
Câu 62 Ngay khi về nước, Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị lần thứ Tám Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941) và xác định cách mạng Việt Nam phải
đặt nhiệm vụ nào lên hàng đầu?
a. Giải phóng giai cấp
b. Giải phóng dân tộc
c. Chia lại ruộng đất cho dân cày nghèo
d. Giảm thuế trong nông nghiệp
Câu 5. Trong Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước (17/7/1966), Hồ Chí
Minh đã nêu ra một chân lý lớn của thời đại. Chân lý đó là:
a. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc
b. Tự do - bình đẳng - bác ái
c. Độc lập - tự do - hạnh phúc
d. Không có gì quý hơn độc lập tự do
Câu 7. Đâu là một phương châm ngoại giao được Hồ Chí Minh sử dụng để đối
phó với tình thế thù trong, giặc ngoài sau Cách mạng Tháng Tám?
a. Dựa vào sức mình là chính
b. Dĩ bất biến, ứng vạn biến
c. Bốn tại chỗ
d. Tăng cường song phương, nâng tầm đa phương
Câu 20. Trong khi xác định lực lượng cách mạng là toàn dân tộc, Hồ Chí Minh
xác định lực lượng nào là gốc cách mạng?
a. Liên minh công - nông - trí thức
b. Liên minh công - nông - phong kiến
c. Liên minh công - nông
d. Liên minh công - nông - binh
Câu 6. Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) Hồ Chí Minh đã
viết: “……là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc
và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con
vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi”. Từ còn thiếu trong chỗ trống ở
trên là:
a. Chủ nghĩa đế quốc
b. Chủ nghĩa quân phiệt
c. Chủ nghĩa tư bản
d. Chủ nghĩa giáo điều
Câu 1. Động lực quan trọng và quyết định nhất của chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam là:
a. Đấu tranh giai cấp, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
b. Nhân dân lao động mà nòng cốt là công - nông - trí thức
c. Thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội
d. Xóa đói giảm nghèo
Câu 1. “Đảng ta vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung
thành của nhân dân”. Quan điểm này của Hồ Chí Minh không nên được hiểu
là:
a. Đầy tớ là tôi tớ, tôi đòi, theo đuôi quần chúng
b. Là tận tâm, tận lực phụng sự quần chúng
c. Là việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì
phải hết sức tránh
d. Là khổ trước thiên hạ, vui sau thiên hạ
Câu 19. Trong nguyên tắc hoạt động của Đảng, Hồ Chí Minh coi nguyên tắc
nào là việc làm thường xuyên?
a. Tập trung dân chủ
b. Tự phê bình và phê bình
c. Kỷ luật nghiêm minh, tự giác
d. Đoàn kết, thống nhất trong Đảng
Câu 13. Chọn câu trả lời đúng nhất theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, Mặt trận Dân
tộc Thống nhất là:
a. Hình thức tổ chức của các đảng phái, các đoàn thể, các nhân sĩ
b. Hình thức tổ chức của các tầng lớp nhân dân
c. Hình thức tổ chức của giai cấp công nhân, nông dân
d. Hình thức tổ chức cao nhất của khối đại đoàn kết dân tộc
câu 219: Do yêu cầu và nhiệm vụ của từng chặng đường lịch sử, Mặt trận Dân
tộc Thống nhất đã có nhiều tên gọi khác nhau. Cho biết, năm 1941 Mặt trận
Dân tộc Thống nhất có tên gọi là gì?
a. Hội phản đế đồng minh
b. Mặt trận Liên Việt
c. Mặt trận Việt Minh
d. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Câu 7. Đoàn kết quốc tế trong Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là vấn đề
sách lược, một thủ đoạn chính trị tạm thời mà là:
a. Nền tảng cơ bản trong chiến lược bảo vệ và phát triển đất nước
b. Nhu cầu ngoại giao tất yếu của cách mạng Việt Nam
c. Vấn đề có tính nguyên tắc, một đòi hỏi khách quan của cách mạng Việt
Nam
d. Lực lượng quan trọng mang tính quyết định đến sự thắng lợi của cách mạng
Việt Nam
Câu 239. Hồ Chí Minh trình bày khái niệm văn hóa vào năm nào? 
a. 1911 b. 1933 c. 1943 d. 1963

Câu 20. Sinh viên học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng xây dựng
phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách ứng
xử, phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh theo phương châm:
a. Không có gì quý hơn độc lập tự do
b. Dĩ bất biến, ứng vạn biến
c. Độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân
d. Dựa vào sức mình là chính

You might also like