You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MAKETING

KHOA KINH TẾ LUẬT


---o0o---

TIỂU LUẬN TOÁN CAO CẤP

Đề tài : ỨNG DỤNG XÁC SUẤT THỐNG KÊ TRONG


MÔN THỂ THAO BÓNG ĐÁ

GVHD : NGUYỄN VĂN PHONG


Sinh viên thực hiện :
Nguyễn Hà Đức Thiện-2121011662
Đặng Thị Diễm Ngà-2121013266
Trần Quang Khánh Vy-2121012762
Lớp : 21DLD01

Tp Hồ Chí Minh ngày 21 tháng 12 năm 2021


LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô thuộc bộ mônToán cao cấp
Trường Đại học Tài Chính Maketing. Đặc biệt, em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc
đến Thầy Nguyễn Văn Phong đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian
thực hiện đề tài này này.

Xin chân thành cảm ơn các bạn lớp 21DLD01 đã cung cấp những tài liệu
và những ý kiến đóng góp quý báu để em có thể hoàn thành tốt đề tài này.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021
Sinh viên thực hiện
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Mục Lục
Chương 1: Mở đầu.............................................................................................1

1.1. Đặt vấn đề.............................................................................................1

1.2. Các khái niệm..............................................................................................1

1.3. Lý do chọn đề tài.........................................................................................6

1.4. Mục đích của đề tài....................................................................................6

Chương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.................................................8

2.1. Các bài toán thực tế áp dụng vào bóng đá...................................................8

2.2. Nhận xét :..................................................................................................10

Chương 3 : KẾT LUẬN ĐỀ TÀI.....................................................................12

3.1. Kết luận liên quan......................................................................................12

3.2. Kết luận cho quá trình...............................................................................12

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................1


Chương 1: Mở đầu

Trong chương này chúng tôi sẽ giới thiệu về các khái niệm có liên quan đến nội
dung bài tiểu luận, lý do chúng tôi chọn đề tài và mục tiêu sẽ đạt được sau khi
hoàn thành xong bài tiểu luận này.
1.1. Đặt vấn đề
Trong các lĩnh vực toán học thì xác suất thống kê có ứng dụng rất lớn trong
thực tế. Đó cũng là lí do mà môn xác suất thống kê được đưa vào chương trình
trong hầu hết các ngành ở câp độ đại học. Ngày nay trong thời đại công nghệ
thông tin với số lượng dữ liệu khổng lồ chưa từng có kiến thức xác suất thống kê
lại mang lại hiệu quả to lớn của nó.Một trong các ứng dụng của toán xác suất
thống kê mang cho bóng đá.
Bóng đá là môn thể thao vua, là môn thể thao hấp dẫn nhất hành tinh hầu hết
mọi người đam mê gọi nó giành vương miện là môn thể thao toàn cầu .Nhưng có
phải bóng đá chỉ là môn thể thao chạy và đá ? Có bất kì chiến lược nào không?
Bóng đá đòi hỏi kiến thức kĩ năng tuyệt vời tất cả đều có thể chuyển đổi thành
phương trình toán học.Để có được chiến thắng trong các trận cầu bóng đá thì
những con số trong xác suất và thống kê mang lại một hiệu quả to lớn cho việc
xác định mục tiêu chiến thắng của đội bóng đó.
1.2. Các khái niệm
Bóng Đá liên quan nhiều đến toán học ,tính điểm ,lập bảng xếp hạng ,tính xác
suất,và cũng có hẳn dạng toán về các giải đấu.
Phép thử là một trong những khái niệm cơ bản của lý thuyết xác suất mà dựa vào
đó người ta xây dựng định nghĩa xác suất. Cũng giống như các khái niệm điểm,
đường thẳng, mặt phẳng,… phép thử là khái niệm không có định nghĩa. Ta có thể
hiểu phép thử là một thí nghiệm, một sự quan sát hay một phép đo … để ta
nghiên cứu một đối tượng hay một hiện tượng nào đó.
Các phép thử chỉ xảy ra khi nhóm các điều kiện xác định cho trước gắn liền với
nó được thực hiện. Nhóm này phải rõ ràng, ổn định trong quá trình nghiên cứu và
có thể được lặp lại nhiều lần.
Do vậy, việc thực hiện một nhóm các điều kiện xác định nào đó để nghiên cứu
một hiện tượng có xảy ra hay không được gọi là thực hiện một phép thử. Hay nói

Trang 1
cách khác cứ mỗi khi làm cho nhóm điều kiện này được thỏa mãn là ta đã làm
một phép thử.
Không gian mẫu là tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của một phép thử, ký
hiệu là W .
Mỗi phần tử của W được gọi là một biến cố sơ cấp, ký hiệu là ω.Do đó, không
gian mẫu còn được gọi là không gian các biến cố sơ cấp.
Định nghĩa công thức cổ điển của xác suất
Giả sử A là biến cố liên quan đến phép thử T và T có một số hữu hạn kết quả có
thể có ,đồng khả năng .Khi đó ta gọi tỉ số
n( A)
là xác suất của biến cố A kí hiệu là
n()
n( A)
P(A)=
n()
Trong đó: n( A) là số phần tử của tập hợp A cũng chính là số các kết quả có thể có
của phép thử T thuận lợi cho biến cố A
n() là số phần tử của không gian mẫu W, cũng chính là các kết quả có thể có của
phép thử T
Kết quả của phép thử được gọi là biến cố hay sự kiện. Dùng các chữ cái A, B, C,
… để ký hiệu cho các biến cố.

Biến cố đối Cho A là một biến cố. Khi đó, biến cố  không xảy ra A, kí hiệu là A,
được gọi là biến cố đối của A.

+ Định lí: Cho biến cố A. Xác suất của biến cố đối Alà:

P(A)=1-P(A)

+ Nếu hai biến cố A và A đối nhau thì

n(A)+ n(A)= n(Ω)

Biến cố chắc chắn là biến cố luôn luôn xảy ra khi thực hiện phép thử, biến cố
này tương ứng với không gian mẫu nên ký hiệu là W.
Biến cố không thể là biến cố không bao giờ xảy ra khi thực hiện phép thử,
ký hiệu là Ø.

Trang 2
Biến cố ngẫu nhiên là biến cố có thể xảy ra và cũng có thể không xảy ra khi
thực hiện phép thử.
Biến cố A gọi là kéo theo biến cố B , ký hiệu là A ⊂ B , nếu biến cố A xảy ra
thì biến cố B cũng xảy ra.
Hai biến cố A và B gọi là bằng nhau nếu A kéo theo B và B kéo theo A, ký
hiệu là A = B
Hai biến cố gọi là xung khắc nhau nếu chúng không đồng thời xảy ra khi thực
hiện phép thử.
Biến cố đối lập với biến cố A , ký hiệu là A hay Ac , là biến cố xảy ra khi
và chỉ khi biến cố A không xảy ra.
Các biến cố gọi là đồng khả năng nếu khi thực hiện phép thử chúng có cùng khả
năng xảy ra.
Dãy phép thử được gọi là độc lập với nhau nếu xác suất để xảy ra của một biến
cố nào đó trong từng phép thử sẽ không phụ thuộc vào việc biến cố đó có xảy ra
ở các phép thử khác hay không.

Con số xác suất mà cầu thủ thực hiện cú sút

Trang 3
Xác Suất mà cầu thủ thực hiện thành công cú sút
Các con số ở khắp nơi trong một trận đấu bóng đá ,mỗi giá trị số mang nhiều tầm
quan trọng đối với Các con số ở khắp nơi trong một trận đấu bóng đá. Mỗi giá trị
số mang nhiều tầm quan trọng đối với mỗi đội.
Trận đấu được tính bằng thời gian. Mỗi trận đấu kéo dài 90 phút, với thời lượng
cộng thêm ít ỏi, trong đó mỗi đội đều có cơ hội để giành chiến thắng. Trong
khoảng thời gian đó, mỗi khoảnh khắc quan trọng trong trận đấu (bàn thắng, thay
người và chấn thương) được ghi lại tại thời điểm từng xảy ra.
  Thống kê được giữ trong suốt trận đấu đã tốt. Số lượng cú sút, phạm lỗi, cứu
thua và nhiều hơn nữa được giữ cho mỗi đội. Những chỉ số này sẽ quyết định
nhiều kết quả trong tương lai của các cầu thủ và đội trong trận đấu. Các so sánh
sẽ được thực hiện giữa các số liệu thống kê được lưu giữ cho từng đội trong giải
đấu.
Thống kê là một phần toán học của khoa học, gắn liền với tập hợp dữ liệu, phân
tích, giải thích hoặc thảo luận về một vấn đề nào đó, và trình bày dữ liệu, hay là
một nhánh của toán học.
Định nghĩa thống kê về xác suất có ưu điểm lớn là không đòi hỏi những điều kiện
áp dụng như đối với những định nghĩa cổ điển. Nó hoàn toàn dựa trên các quan
sát thực tế để làm cơ sở kết luận về xác suất xảy ra của một biến cố.
Dựa vào đó, có thể hiểu thống kê toán học là một phương pháp khoa học phân
tích và xử lý dữ liệu có được nhờ các thí nghiệm, các cuộc điều tra nghiên cứu
các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề kỹ thuật cũng như các vấn đề xã hội. Những
dữ liệu ở đây có thể là những đặc tính định tính, cũng có thể là những đặc tính
định lượng. Theo đó, từ những dữ liệu thu thập được, dựa vào các quy luật xác
suất để đưa ra những quyết định, những đánh giá và các dự báo về những hiện

Trang 4
tượng đang được thí nghiệm hoặc đang được quan sát là mục đích của thống kê
toán học.

Thống kê trước trận đấu giữa Việt Nam và UAE

Thống kê về số trận đấu cầu thủ Nguyễn Quang Hải

Để nhận định giữa mối liên hệ và quan hệ của những con số xác suất và thống kê
có ảnh hưởng trực tiếp và cũng như gián tiếp ảnh hưởng đến từng trận đấu .Từ

Trang 5
trước đến nay, những người theo dõi bóng đá không mấy quan tâm đến những
con số thống kê. Một số người có thể cho rằng tài năng và kỹ năng không thể
được định lượng một cách dễ dàng, hoặc họ có thể cho rằng các con số và mô
hình toán học không thừa nhận vẻ đẹp và sự sang trọng của trò chơi. Đối với hầu
hết các phần, họ đúng. Bóng đá là một trò chơi có điểm số thấp với một số chỉ
báo thống kê tiêu chuẩn khác. Trò chơi cũng liên quan đến 22 người chơi khác
nhau có hành động - trong thời gian chín mươi phút - ảnh hưởng đến kết quả cuối
cùng. Những người chơi này làm cho kết quả, đồng thời bị ảnh hưởng bởi các
yếu tố bên ngoài, không thể kiểm soát như điều kiện thời tiết, khó dự đoán và
làm mờ tài năng cá nhân về số lượng.
1.3. Lý do chọn đề tài
Lí thuyết xác suất là bộ môn nghiên cứu các hiện tượng ngẫu nhiên ra đời vào
cuối thế kỉ XVII ở Pháp.Năm 1982 nhà toán học Laplace dự báo rằng: “Môn
khoa học bắt đầu từ việc xem xét các trò chơi may rủi này sẽ hứa hẹn trở thành
một đối tượng quan trọng nhất của tri thức loài người”. Ngày nay lý thuyết xác
suất đã trở thành một ngành toán học quan trọng, được ứng dụng trong nhiều
lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, y học, sinh học, môi trường ,cũng như thể
thao ,…
Vì vậy lý thuyết xác suất nói riêng và bộ môn xác suất – thống kê nói chung
đã được vào giảng dạy ở hầu hết các trường cao đẳng, đại học. Trong lý thuyết
xác suất cũng như hầu hết các lĩnh vực việc xác định được khả năng xảy ra của
các sự kiện nhất định nào đó là quan trọng và cần thiết. Do đó nhiều phương
pháp tính xác suất đã được ra đời, trong đó các công thức tính xác suất là một
trong những công cụ cơ bản và hiệu quả.
Các bài toán xác suất thường rất hay, thú vị nhưng khá trừu tượng nên khi
giải các bài toán xác suất người đọc cảm thấy khó, rất dễ nhầm lẫn, dễ bị sai và
thường lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp hay công thức phù hợp nếu
người đọc không phân tích vấn đề một cách chặt chẽ, chính xác.vì những lý do
đó mà tác giả đã nghiên cứu và chọn đề tài:”Một số công thức tính xác suất ứng
dụng vào tính toán môn bóng đá” làm đề tài thực hiện của nhóm.
1.4. Mục đích của đề tài

Trang 6
Mục đích nghiên cứu là hiểu sâu hơn tính xác suất nhằm tạo điều kiện cho
sinh viên học tập môn Xác suất – thống kê được dễ dàng, thuận lợi hơn. Đồng
thời giúp người đọc hiểu về mối quan hệ thực tế của xác suất vào môn thể thao
bóng đá để qua đó thấy được tính thực tiễn mà các con số mang lại cho thể thao
và cho con người.
Đồng thời giúp người đọc hiểu được tầm quan trọng của xác suất, thống kê
trong bóng đá và mục tiêu cao nhất là vận dụng tốt xác suất thống kê là lợi thế để
đội mình giành chiến thắng, vượt qua đối thủ.
Đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho học sinh, giáo viên khi nghiên cứu
các kiến thức liên quan đến đề tài.

Trang 7
Chương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trong chương này chúng tôi sẽ đi sâu vào việc nghiên cứu các bài toán thực tế
đồng thời tìm ra công cụ và cách giải quyết các bài toán đã được đưa ra. Sau đó
chúng tôi sẽ đưa ra nhận xét đanh giá về các bài toán ấy.

2.1. Các bài toán thực tế áp dụng vào bóng đá


Bóng đá là một trong các môn thể thao được nhiều người yêu thích nhất.
Các kỳ World Cup, Euro, Asian Cup, AFF Cup hay Seagames luôn nhận được sự
ủng hộ cuồng nhiệt của các tín đồ túc cầu giáo. Rất thú vị là bóng đá liên quan rất
nhiều đến toán học, từ các vấn đề như thống kê, xác suất, đến bài toán lập lịch,
đến quỹ đạo của các quả bóng và chính các quả bóng. Đề tài mà nhóm chúng tôi
mang đến sẽ giới thiệu đến một số bài toán liên quan đến bóng đá
Gọi P(M) là xác suất để giành chiến thắng của đội M trong bóng đá
n(M) là số các kết quả có thể có của M
n(W) là số các kết quả có thể có trong một trận đấu(
n(M )
Thì P(M)=
n( )
Sau đây là các ví dụ về phân tích của xác suất để phân tích những khả năng và
phương án mà từng đội bóng muốn giành chiến thắng.
Bài toán 1:Trước trận chung kết bóng đá nam Seagames 30 giữa Việt Nam
và Indonesia, nhà cái Smartbets ra kèo cho các kết quả (của 90 phút thi đấu chính
thức) là 1.75–3.5–5.1; tương ứng với Việt Nam thắng – Hòa – Indonesia thắng.
a) Hãy cho biết nhà cái đã tính toán xác suất Việt Nam thắng – Hòa – Indonesia
thắng trong 90 phút chính thức bằng bao nhiêu để đưa ra tỷ lệ trên?
b) Do trận chung kết không có kết quả hòa nên nếu hòa trong 90 phút thi đấu thì
hai đội sẽ đấu tiếp 2 hiệp phụ. Nếu hai hiệp phụ cũng hòa thì sẽ đá luân lưu 11m.
Giả định rằng nếu đá phạt đền thì xác suất thắng của hai đội ngang nhau. Hãy nêu
một đề xuất hợp lý cho việc tính xác suất thắng – hòa – thua của hai đội trong hai
hiệp phụ (nếu hai đội hòa hai hiệp chính), từ đó tính xác suất Việt Nam đoạt chức
vô địch.
Bài toán này được lấy các thông số trên thực tế nhưng việc tính toán mang tính
giả định nhằm mục đích vận dụng các công thức để tính xác suất .
Bài toán được trình bày sử dụng các cách tính trong xác suất để tính như sau:
Trang 8
Bài toán 1: Phân tích và đánh giá qua lí thuyết xác suất như sau
Xác suất sẽ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ cược .Xác suất càng cao thì tỷ lệ cược càng thấp
.Nếu lấy nghịch đảo các số 1.75, 3.5, 5.1 rồi cộng lại thì ta được 1.053221 lớn
hơn 1 một chút .Đây bản chất chính là tỷ lệ lời của nhà cái (nếu đúng bằng 1 thì
đây sẽ là trò chơi có kỳ vọng bằng 0).Ta lấy các số này điều chỉnh lại các xác
suất từ đó tính được các xác suất tương ứng là 54.3% ,27.1%và 18.6%.
Đáp án cho lời giải câu này sẽ hoàn toàn dựa vào giả định của chúng ta. Có thể
có lập luận rằng cơ hội của hai đội ở hiệp phụ là ngang nhau cũng có thể áp dụng
tỷ lệ cũ cho hiệp phụ Cuối cùng do hiệp phụ kéo dài 30 phut nên khả năng hòa
sẽ cao hơn ,ta có thể nâng xác suất hòa lên và giảm các xác suất thắng/ thua
xuống .
Ví dụ ta có thể cho kết quả hòa là 54.2% ,số phần trăm còn lại chia cho hai đội
theo tỷ lệ ở hiệp chính sẽ là 34.1%và 11.7%.
Vậy xác suất để Viêt Nam vô địch là
54.3%+27.1%(34.1%+27.1%)=70.9%

Bài toán 2
Biết rằng trong bóng đá, khi sút phạt, cầu thủ sút phạt ngẫu nhiên vào (1 )
trong bốn vị trí 1, 2, 3, 4 và thủ môn bay người cản phá ngẫu nhiên đến 1 trong 4
vị trí 1, 2, 3, 4 với xác suất như nhau (thủ môn và cầu thủ sút phạt đều không
đoán được ý định của đối phương). Biết nếu cầu thủ sút và thủ môn bay cùng vào
vị trí 1 (hoặc 2) thì thủ môn cản phá được cú sút đó, nếu cùng vào vị trí 3 (hoặc
4) thì xác suất cản phá thành công là 50% . Tính xác suất của biến cố “cú sút đó
không vào lưới”?

Công cụ cách thức giải bài toán

Sử dụng phương pháp biến cố đối, tính xác suất để cú sút đó vào lưới.

Chia thành các trường hợp cầu thủ sút vào các vị trí 1,2,3,41,2,3,4 và tính xác
suất vào lưới của TH đó.

Sử dụng công thức cộng xác suất để tính, từ đó kết luận đáp án.

Trang 9
Cho A là một biến cố. Khi đó, biến cố  không xảy ra A, kí hiệu là A, được gọi là
biến cố đối của A.

+ Định lí: Cho biến cố A. Xác suất của biến cố đối Alà:

P(A)=1-P(A)

+ Nếu hai biến cố A và A đối nhau thì n(A)+ n(A)= n(Ω)

Số phần tử của không gian mẫu là n(Ω)=4.4=16n(Ω)=4.4=16

Gọi biến cố A=A= “Cú sút đó không vào lưới”

Khi đó biến cố ¯A=A¯= “Cú sút đó vào lưới”

Trường hợp 1: Cầu thủ sút vào vị trí 11 hoặc 22.

Cầu thủ có 22 cách sút {1;2}{1;2}

Thủ môn bay vào vị trí khác vị trí cầu thủ sút có 33 cách.

Do đó, có 2.3=62.3=6 khả năng xảy ra.

Xác suất trong TH này là 616=38616=38

Trường hợp 2: Cầu thủ sút vào vị trí 33 hoặc 44, thủ môn bay vào 11 trong 33 vị
trí còn lại

Cầu thủ có 22 cách sút {3;4}{3;4}

Thủ môn bay vào vị trí khác vị trí cầu thủ sút có 33 cách.

Do đó, có 2.3=62.3=6 khả năng xảy ra

Xác suất trong TH này là 616=38616=38

Trường hợp 3: Cầu thủ sút vào vị trí 3 thủ môn bay vào vị trí 3

Cầu thủ có 1 cách sút

Thủ môn có 1 cách bay

Do đó, có 1 khả năng xảy ra.

Xác suất trong TH này là 116.12=132116.12=132

Trường hợp 4: Cầu thủ sút vào vị trí 4 thủ môn bay vào vị trí 4

Cầu thủ có 1 cách sút


Trang 10
Thủ môn có 1 cách bay

Do đó, có 1 khả năng xảy ra

Xác suất trong TH này là 116.12=132116.12=132

Do đó P(¯A)=38+38+132+132=1316P(A¯)=38+38+132+132=1316

Vậy P(A)=1−P(¯A)=1−1316=316
2.2. Nhận xét :
Trên đây là 2 bài toán của xác suất thống kê tính được sau khi phân tích dữ
liệu của các trận đấu các bài toán trên nhóm đã làm tròn số liệu .Tất cả các tính
toán trên là lí thuyết để phân tích một cách có khả năng xảy ra để biết được kết
quả và khả năng mà các cầu thủ ,các đội bóng có được mục tiêu chiến
thắng .Điều mà tất yếu là các con số xác suât chỉ mang tính chất tương đối ,trên
thực tế chỉ ra rằng mọi con số chỉ mang tính tương đối nó còn bao hàm cả nhưng
yếu tố khách quan ảnh hưởng đến kết quả chiến thắng của mỗi đội bóng.

Trang 11
Chương 3 : KẾT LUẬN ĐỀ TÀI
Trong chương này chúng tôi sẽ tóm tắt lại toàn bộ nội dung đề tài mà chúng tôi
nghiên cứu, đồng thời nêu lên những khó khăn mà chúng tôi gặp phải trong suốt
quá trình làm tiểu luận và những gì chúng tôi học được sau khi kết thúc bài tiểu
luận này và đưa ra một đề nghị nho nhỏ để góp phần làm cho công tác giảng dạy
của giáo viên, giảng viên đạt hiệu quả tối ưu nhất.

3.1. Kết luận liên quan


Áp dụng toán xác suất thống kê vào bóng đá đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Trong phạm vi chương 1 nhóm em đã đưa ra một cái nhìn tổng quát và chung
nhất về chủ đề mà nhóm chọn đồng thời cho thấy tầm quan trọng của toán xác
suất thống kê trong bóng đá, một bộ môn thể thao không bao giờ hết nông. Bên
cạnh đó còn đưa ra một số khái niệm để người đọc có thể hiểu được bản chất của
việc nghiên cứu để từ đó tiếp cận với nội dung một cách dễ dàng hơn mà bài tiểu
luận này muốn truyền đạt.
Trong phạm vi chương 2 nhóm em đã đưa ra 2 bài toán cụ thể và cách giải
quyết 2 bài toán ấy ra sao. Và đó là 2 bài toán thực tế để chúng ta có thể hiểu
được các đội đã dễ dàng thu thập thông tin về đối thủ và chiến thuật của họ ra
sao. Sự tiện lợi này cho phép các nhà quản lý tạo ra các kế hoạch chiến thuật
được suy nghĩ kỹ lưỡng phù hợp với đội của họ, tối đa hóa điểm yếu của đối thủ
và tăng cơ hội chiến thắng của họ.Một số đội thậm chí còn tiến xa hơn khi tạo ra

Trang 12
các bộ phận phân tích bóng đá dẫn đầu sự phát triển và duy trì việc thu thập dữ
liệu về xác suất thống kê cũng như giải thích dữ liệu này để giúp đội của họ tiến
bộ việc kết hợp số liệu thống kêvà tính xác suất vào bóng đá đã mang lại một
luồng sinh khí mới cho môn thể thao vua.Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất
trên thế giới, có lẽ vì sự khó đoán của nó nhưng những số liệu và phân tích xác
suất thóng kê qua các dữ liệu thu thập được thì cũng là phương thức tiến đến các
chiến thắng.
3.2. Kết luận cho quá trình
Đối với hầu hết học sinh, sinh viên thì toán học là bộ môn khô khan, khó hiểu
chỉ toàn là những công thức khó nhớ, những ai không đam mê toán học thì sẽ
không có hứng thú với nó và dễ sinh chán nãn mỗi khi học. Nhưng khi tiến hành
nghiên cứu bài tiểu luận về chủ đề: “ Ứng dụng của xác suất thống kê trong bóng
đá ”nhóm em lại ngỡ ra nhiều điều, toán học không khô khan như những gì mà
nhiều người thường nghĩ. Khi nghiên cứu một nội dung cụ thể (Ứng dụng của
xác suất thống kê trong bóng đá) thì nhóm em thấy rõ được tầm quan trọng và
những lợi ích của xác xuất thống kê trong thể thao nói chung và bóng đá nói
riêng. Khi coi một trận đấu bóng nhiều người không khỏi thắc mắc và đặt ra
nhiều câu hỏi “ Dựa vào đâu mà huấn luyện viên có thể tính toán và đưa ra chiến
lược bố trí cầu thủ, các cầu thủ tính toán gốc độ như thế nào để sút được bóng
vào khung thành hay là ban tổ chức làm thế nào để thống kê được tỉ số của các
trận đấu qua các năm….”. Sau khi nghiên cứu để hoàn thành bài tiểu luận này
nhóm em đã có thể trả lời được cho các câu hỏi trên và học hỏi được nhìu điều
thú vị tiềm ẩn về môn thể thao bóng đá.
Khi bắt đầu tiến hành nghiên cứu một vấn đề nào đó thì không tránh khỏi
những khó khăn. Và nhóm em cũng không ngoại lệ, vì đây là lần đầu tiên nhóm
em tiếp xúc làm một bài tiểu luận khi bước chân vào giảng đường đại học nên
gặp không ít khó khăn và trở ngại về khâu trình bày và tìm kiếm thông tin dữ
liệu. Nhóm em mất khá nhiều gian trong việc tìm kiếm và chất lọc thông tin từ
những nguồn đáng tin để tổng hợp thành những vấn đề phù hợp với nội dung chủ
đề mà chúng em nghiên cứu, chủ đề này lại rất ít tài liệu nghiên cứu khoa học
nên càng gây trở ngại lớn. Nhưng với sự hợp sức của cả nhóm thì cuối cùng bài
tiểu luận cũng được hoàn thành.

Trang 13
Nhóm em có một đề nghị mà nhóm em nghĩ nó là một giải pháp có thể khiến
cho nhìều bạn học sinh, sinh viên hứng thú với môn toán hơn và sẽ không cảm
thấy nhàm chán mỗi khi học toán. Các giáo viên, giảng viên khi giảng dạy hãy
liên hệ nội dung bài học với những sự kiện thực tế để bài học trở nên thú vị hơn
và hãy biến những bài toán khó hiểu thành những bài toán thực tế để học sinh,
sinh viên có hứng thú trong việc giải toán dù nó có khó khăn thì học sinh, sinh
viên cũng sẽ cố gắng tìm mọi phương pháp để giải. Từ đó có thể nâng cao chất
lượng giảng dạy trong học tập của mọi học sinh, sinh viên.

Trang 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]Tác giả TS.Trần Nam Dũng ,năm 2019
https://www.mathvn.com/2019/12/toan-hoc-va-bong-ts-tran-nam-dung-
tap.html?m=1

[2] ThS. Phạm Thị Mai Dung, năm 2012 http://hict.edu.vn/khoa-hoc-co-


ban/ung-dung-cua-xac-suat-trong-cuoc-song.htm
[3] Gs.Vũ Hà Văn năm 2021
http://docnhanh.com.vn/gs-vu-ha-van-ly-giai-quy-luat-du-doan-bong-da-
qua-goc-nhin-toan-hoc-1616324069670.html
[4] https://vndoc.com/bai-tap-xac-suat-thong-ke-98837
[5] Đào Hữu Độ năm 2007 NXB ĐHQG Hà Nội https://tailieuvnu.com/giao-
trinh-huong-dan-giai-cac-bai-toan-xac-suat-thong-ke-dao-huu-ho/

You might also like