You are on page 1of 77

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

THIẾT KẾ ĐỒNG HỒ ĐO NHỊP TIM, NỒNG ĐỘ OXY TRONG MÁU,


ĐẾM SỐ BƯỚC CHÂN VÀ CALORIES TIÊU THỤ

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Hải

Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Toàn

Mã số sinh viên: 20164105

Lớp: ĐTTT.05 – K61

Hà Nội, 7-2021
Đánh giá quyển báo cáo đồ án tốt nghiệp
(Dùng cho giảng viên hướng dẫn)
Giảng viên đánh giá: PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải
Họ và tên sinh viên: Lê Ngọc Toàn MSSV: 20164105
Tên đồ án: Thiết kế đồng hồ đo nhịp tim, nồng độ oxy trong máu, đếm số bước
chân và kalo tiêu thụ
Chọn các mức điểm phù hợp cho sinh viên trình bày theo các tiêu chí dưới đây:
Rất kém (1); Kém (2); Đạt (3); Giỏi (4); Xuất sắc (5)
Có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành (20)
Nêu rõ tính cấp thiết và quan trọng của đề tài, các vấn đề và
1 các giả thuyết (bao gồm mục đích và tính phù hợp) cũng như 1 2 3 4 5
phạm vi ứng dụng của đồ án
Cập nhật kết quả nghiên cứu gần đây nhất (trong nước/quốc
2 1 2 3 4 5
tế)
Nêu rõ và chi tiết phương pháp nghiên cứu/giải quyết vấn
3 1 2 3 4 5
đề
Có kết quả mô phỏng/thưc nghiệm và trình bày rõ ràng kết
4 1 2 3 4 5
quả đạt được
Có khả năng phân tích và đánh giá kết quả (15)
Kế hoạch làm việc rõ ràng bao gồm mục tiêu và phương
5 pháp thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu lý thuyết một 1 2 3 4 5
cách có hệ thống
Kết quả được trình bày một cách logic và dễ hiểu, tất cả kết
6 1 2 3 4 5
quả đều được phân tích và đánh giá thỏa đáng.
Trong phần kết luận, tác giả chỉ rõ sự khác biệt (nếu có) giữa
kết quả đạt được và mục tiêu ban đầu đề ra đồng thời cung
7 1 2 3 4 5
cấp lập luận để đề xuất hướng giải quyết có thể thực hiện
trong tương lai.
Kỹ năng viết (10)
Đồ án trình bày đúng mẫu quy định với cấu trúc các chương
logic và đẹp mắt (bảng biểu, hình ảnh rõ ràng, có tiêu đề,
được đánh số thứ tự và được giải thích hay đề cập đến trong
8 1 2 3 4 5
đồ án, có căn lề, dấu cách sau dấu chấm, dấu phẩy v.v), có
mở đầu chương và kết luận chương, có liệt kê tài liệu tham
khảo và có trích dẫn đúng quy định
Kỹ năng viết xuất sắc (cấu trúc câu chuẩn, văn phong khoa
9 học, lập luận logic và có cơ sở, từ vựng sử dụng phù hợp 1 2 3 4 5
v.v.)
Thành tựu nghiên cứu khoa học (5) (chọn 1 trong 3 trường hợp)
Có bài báo khoa học được đăng hoặc chấp nhận đăng/đạt giải
SVNC khoa học giải 3 cấp Viện trở lên/các giải thưởng khoa
10a 5
học (quốc tế/trong nước) từ giải 3 trở lên/ Có đăng ký bằng
phát minh sáng chế
Được báo cáo tại hội đồng cấp Viện trong hội nghị sinh viên
nghiên cứu khoa học nhưng không đạt giải từ giải 3 trở
10b 2
lên/Đạt giải khuyến khích trong các kỳ thi quốc gia và quốc
tế khác về chuyên ngành như TI contest.
10c Không có thành tích về nghiên cứu khoa học 0
Điểm tổng /50
Điểm tổng quy đổi về thang 10
* Nhận xét thêm của Thầy/Cô (giảng viên hướng dẫn nhận xét về thái độ và tinh
thần làm việc của sinh viên)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Ngày: / /2021
Người nhận xét
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đánh giá quyển báo cáo đồ án tốt nghiệp
(Dùng cho cán bộ phản biện)
Giảng viên đánh giá:
Họ và tên sinh viên: Lê Ngọc Toàn MSSV: 20164105
Tên đồ án: Thiết kế đồng hồ đo nhịp tim, nồng độ oxy trong máu, đếm số bước
chân và kalo tiêu thụ
Chọn các mức điểm phù hợp cho sinh viên trình bày theo các tiêu chí dưới đây:
Rất kém (1); Kém (2); Đạt (3); Giỏi (4); Xuất sắc (5)
Có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành (20)
Nêu rõ tính cấp thiết và quan trọng của đề tài, các vấn đề và
1 các giả thuyết (bao gồm mục đích và tính phù hợp) cũng như 1 2 3 4 5
phạm vi ứng dụng của đồ án
Cập nhật kết quả nghiên cứu gần đây nhất (trong nước/quốc
2 1 2 3 4 5
tế)
Nêu rõ và chi tiết phương pháp nghiên cứu/giải quyết vấn
3 1 2 3 4 5
đề
Có kết quả mô phỏng/thưc nghiệm và trình bày rõ ràng kết
4 1 2 3 4 5
quả đạt được
Có khả năng phân tích và đánh giá kết quả (15)
Kế hoạch làm việc rõ ràng bao gồm mục tiêu và phương
5 pháp thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu lý thuyết một 1 2 3 4 5
cách có hệ thống
Kết quả được trình bày một cách logic và dễ hiểu, tất cả kết
6 1 2 3 4 5
quả đều được phân tích và đánh giá thỏa đáng.
Trong phần kết luận, tác giả chỉ rõ sự khác biệt (nếu có) giữa
kết quả đạt được và mục tiêu ban đầu đề ra đồng thời cung
7 1 2 3 4 5
cấp lập luận để đề xuất hướng giải quyết có thể thực hiện
trong tương lai.
Kỹ năng viết (10)
Đồ án trình bày đúng mẫu quy định với cấu trúc các chương
logic và đẹp mắt (bảng biểu, hình ảnh rõ ràng, có tiêu đề,
được đánh số thứ tự và được giải thích hay đề cập đến trong
8 1 2 3 4 5
đồ án, có căn lề, dấu cách sau dấu chấm, dấu phẩy v.v), có
mở đầu chương và kết luận chương, có liệt kê tài liệu tham
khảo và có trích dẫn đúng quy định
Kỹ năng viết xuất sắc (cấu trúc câu chuẩn, văn phong khoa
9 học, lập luận logic và có cơ sở, từ vựng sử dụng phù hợp 1 2 3 4 5
v.v.)
Thành tựu nghiên cứu khoa học (5) (chọn 1 trong 3 trường hợp)
Có bài báo khoa học được đăng hoặc chấp nhận đăng/đạt giải
SVNC khoa học giải 3 cấp Viện trở lên/các giải thưởng khoa
10a 5
học (quốc tế/trong nước) từ giải 3 trở lên/ Có đăng ký bằng
phát minh sáng chế
Được báo cáo tại hội đồng cấp Viện trong hội nghị sinh viên
nghiên cứu khoa học nhưng không đạt giải từ giải 3 trở
10b 2
lên/Đạt giải khuyến khích trong các kỳ thi quốc gia và quốc
tế khác về chuyên ngành như TI contest.
10c Không có thành tích về nghiên cứu khoa học 0
Điểm tổng /50
Điểm tổng quy đổi về thang 10

Nhận xét khác của cán bộ phản biện

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Ngày: / /2021

Người nhận xét


(Ký và ghi rõ họ tên)
LỜI NÓI ĐẦU

Sự bùng nổ của cuộc Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 (Industry 4.0) đang là chủ đề
được đưa ra thảo luận và nghiên cứu bởi nhiều tổ chức và quốc gia trên thế giới trong
vài năm trở lại đây. Xu hướng công nghệ trên đã làm thay đổi tư duy con người về công
nghiệp truyền thống, mở ra thời kỳ mà máy móc và thiết bị có thể thay thế hoàn toàn
con người trong các lĩnh vực như sản xuất công nghiệp, thương mại, quản lý và ngay
những công việc đơn giản thường ngày với nhiều ưu điểm về tốc độ và sự tiện ích mà
nó mang lại. Kéo theo sau đó chính là sự phát triển như vũ bão của dữ liệu (Big Data),
trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) hay với cả Mạng lưới vạn vật kết nối Internet
(Internet of Things - IoT), những thứ được coi như là nền tảng cốt lõi cho phát triển
trong tương lai. Tuy được giới thiệu khá sớm vào năm 1999 bởi Kevin Ashton, thế
nhưng chỉ đến những năm gần đây, IoT mới thực sự bùng nổ mạnh mẽ với việc hàng tỷ
thiết bị được kết nối với nhau và có xu hướng tăng rất nhanh trong vài năm tới, tạo ra
lượng dữ liệu khổng lồ phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp khác.

Không thể phủ nhận rằng IoT mang lại nhiều lợi ích to lớn cho con người trên nhiều
lĩnh vực. Với công nghệ IoT con người có thể làm thực hiện tối ưu hóa dây chuyền sản
xuất và quản lý chuỗi cung ứng đối với các doanh nghiệp, cải thiện chất lượng dịch vụ
phục vụ khách hàng đối với các nhà bán hàng, điều tiết hệ thống giao thông vận tải, điều
khiển các thiết bị trong chính ngôi nhà của mình, và đặc biệt là những ứng dụng hết sức
hữu ích của IOT trong việc theo dõi và giám sát sức khoẻ con người.

Với Việt Nam là một quốc gia phát triển, mặt bằng cuộc sống người dân còn nhiều
khó khăn, lạc hậu, việc áp dụng các ứng dụng của IOT nhằm đảm bảo cho đời sống, sức
khỏe con người một cách đơn giản, dễ dàng tiếp cận là cần thiết.

Đề tài em chọn là một sản phẩm mang tính ứng dụng vào thực tiễn, thiết kế thiết bị
đo để theo dõi, giám sát sức khỏe người dùng một cách dễ dàng và tiện dụng. Cụ thể là
thiết bị đo thông số nhịp tim, nồng độ oxy trong máu, đếm số bước chân và tính lượng
calories tiêu thụ giúp cho việc phát hiện được sự cố xảy ra với người dùng một cách tức
thời, qua đó có những biện pháp xử lý kịp thời và đúng lúc, tránh tình trạng đáng tiếc
xảy ra do phát hiện những dấu hiệu cơ thể chậm trễ. Chính vì thế, em quyết định tìm
hiểu và thiết kế một sản phẩm “ ĐỒNG HỒ ĐO NHỊP TIM, NỒNG ĐỘ OXY TRONG
MÁU, ĐẾM SỐ BƯỚC CHÂN VÀ TÍNH LƯỢNG CALORIES TIÊU THỤ ”.

Trong quá trình thực hiện, do sự hạn chế về kiến thức và khả năng tiếp cận vấn đề
cũng như hạn chế về kinh nghiệm nên khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận
được sự góp ý từ các Thầy (Cô) để em có thể hoàn thành đề tài một cách đầy đủ nhất có
thể.

Trong quá trình thực hiện đề tài này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS
Nguyễn Hoàng Hải, Viện Điện tử - Viễn thông, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã
hướng dẫn em để em có thể hoàn thành được các yêu cầu của đề tài.

Em xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, tháng 7 năm 2021

Sinh Viên Thực Hiện

Lê Ngọc Toàn
LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Lê Ngọc Toàn, mã số sinh viên 20164105, sinh viên lớp KT21.05, khóa 61.
Giảng viên hướng dẫn là PGS.TS. Nguyễn Hoàng Hải. Tôi xin cam đoan toàn bộ nội
dung được trình bày trong đồ án Nghiên cứu và xây dựng thuật toán định vị sử dụng
cảm biến quán tính là kết quả quá trình tìm hiểu và nghiên cứu của tôi. Các dữ liệu được
nêu trong đồ án là hoàn toàn trung thực, phản ánh đúng kết quả đo đạc thực tế. Mọi
thông tin trích dẫn đều tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ; các tài liệu tham khảo
được liệt kê rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với những nội dung được viết
trong đồ án này.
Hà Nội, Ngày tháng 07 năm 2021
Người cam đoan

Lê Ngọc Toàn
MỤC LỤC

DANH KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... i

DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................. iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................v

TÓM TẮT ĐỒ ÁN ...................................................................................................... vi

CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................................1

1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1

1.2 Tính cấp thiết ...................................................................................................... 1

1.3 Mục tiêu ............................................................................................................... 2

1.4 Đối tượng và phạm vi đề tài................................................................................ 2

CHƯƠNG 2. CỞ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................3

2.1 Tín hiệu nhịp tim và các phương pháp đo nhịp tim .......................................... 3

Tín hiệu nhịp tim ...........................................................................................3

Phương pháp đo nhịp tim của cảm biến MAX30102 ....................................5

2.2 Nồng độ oxy trong máu và phương pháp đo nồng độ oxy trong máu .............. 6

Nồng độ oxy trong máu .................................................................................6

Chỉ số 𝑺𝒑𝑶𝟐 trong máu của người bình thường ...........................................6

Phương pháp đo chỉ số 𝑺𝒑𝑶𝟐 trong máu của cảm biến MAX30102 ...........7

2.3 Đo sự chuyển động bằng module MPU-6050 .................................................... 8

Gia tốc kế (accelerometer).............................................................................8

Con quay hồi chuyển (Gyroscope) ................................................................9

2.4 Tính toán lượng Calories tiêu thụ .................................................................... 10

Calories và các chỉ số liên quan ..................................................................10

Tính toán lượng calories tiêu thụ dựa vào hoạt động hàng ngày ................12
2.5 Vi điều khiển ...................................................................................................... 13

Tổng quan về vi điều khiển ......................................................................... 13

Cấu tạo vi điều khiển .................................................................................. 14

Ứng dụng của vi điều khiển ........................................................................ 15

2.6 Chuẩn giao tiếp I2C .......................................................................................... 16

Tổng quan về chuẩn giao tiếp I2C .............................................................. 16

Phần cứng .................................................................................................... 16

Thiết bị Master và Slave ............................................................................. 17

Trình tự hoạt động gửi dữ liệu giữa Master và Slave ................................. 20

Các chế độ hoạt động của I2C .................................................................... 22

2.7 Ngôn ngữ lập trình (C/C++) ............................................................................. 23

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ .................................................................... 24

3.1 Yêu cầu của sản phẩm....................................................................................... 24

Yêu cầu chức năng ...................................................................................... 24

Yêu cầu phi chức năng ................................................................................ 24

3.2 Sơ đồ khối của hệ thống .................................................................................... 25

Sơ đồ khối chung của hệ thống ................................................................... 25

Khối Cảm biến ............................................................................................ 26

Khối thời gian thực ..................................................................................... 27

Khối hiển thị................................................................................................ 28

Khối nút ấn .................................................................................................. 28

3.3 Lựa chọn linh kiện ............................................................................................ 29

Pin Lithium – Polymer ................................................................................ 29

Cảm biến nhịp tim và oxy trong máu MAX30102 ..................................... 30

Cảm biến gia tốc MPU-6050 ...................................................................... 31


Vi điều khiển truyền và nhận dữ liệu ..........................................................32

Màn hình hiển thị ........................................................................................35

Module thời gian thực DS3231 ...................................................................35

Mạch sạc TP4056 ........................................................................................37

Thạch anh ....................................................................................................38

3.4 Lưu đồ thuật toán ............................................................................................. 40

Thuật toán chung toàn hệ thống ..................................................................40

Thuật đoán đếm số bước chân .....................................................................41

Thuật toán tính Calories tiêu thụ .................................................................42

3.5 Kết luận chương................................................................................................ 43

CHƯƠNG 4. TRIỂN KHAI, KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ .......................................44

4.1 Thiết kế mạch PCB (sử dụng Altium designer 20) .......................................... 44

Thiết kế mạch nguyên lý (Schematic) .........................................................45

Tiến hành Layout.........................................................................................45

Kết quả thiết kế thực tế thu được ................................................................46

4.2 Lập trình Firmware .......................................................................................... 47

Sử dụng Adruino IDE để lập trình ..............................................................47

Kết quả firmware đạt được ..........................................................................48

4.3 Đánh giá ............................................................................................................ 48

Kịch bản thực nghiệm .................................................................................48

Kết quả Thực nghiệm ..................................................................................49

Đánh giá kết quả ..........................................................................................50

Đánh giá các chỉ tiêu khác ...........................................................................51

KẾT LUẬN ..................................................................................................................53

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................54


DANH KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Diễn giải

1 HR Heart Rate

2 RHR Resting Heart Rate

3 BPM Beats Per Minute

4 SpO! Saturation of peripheral oxygen

5 ADC Analog to Digital Converter

6 Calo Calories

7 MET Metabolic Equivalent of Task

8 MCU MicroController Unit

9 DVD Digital Video Disc

10 RAM Random Access Memory

11 LCD Liquid Crystal Display

12 LED Light Emitting Diode

13 IoT Internet of Things

14 I2C Inter-Integrated Circuit

15 IC Integrated Circuit

16 SCL Serial Clock Line

17 SDA Serial Data Line

18 Li-Po Lithium - Polymer

19 LCD Liquid Crystal Display

i
20 DMP Digital Motion Processor

21 DSP Digital Motion Processor

22 SMT Surface Mount Technology

23 SMD Surface Mount Device

24 I/O Input/Output

25 VCC Voltage Common Collector

26 GND Ground

27 PCB Printed Circuit Board

28 MEMS MicroElectroMechanical System

ii
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Mô hình gia tốc kế ........................................................................................... 8

Hình 2.2 Mô hình con quay hồi chuyển ....................................................................... 10

Hình 2.3 Vi điều khiển 32bit STM32 ........................................................................... 14

Hình 2.4 Kiến trúc vi điều khiển 8051 ......................................................................... 14

Hình 2.5 Kết nối sử dụng chuẩn giao tiếp I2C ............................................................. 17

Hình 2.6 Thiết bị Master và Slave................................................................................ 18

Hình 2.7 Giao thức truyền dữ liệu ................................................................................ 18

Hình 2.8 Điều kiện bắt đầu........................................................................................... 18

Hình 2.9 Điều kiện kết thúc ......................................................................................... 19

Hình 2.10 Thiết bị Master gửi 7 bit địa chỉ tới thiết bị Slave....................................... 20

Hình 2.11 Thiết bị Slave gửi lại một bit ACK ............................................................. 21

Hình 2.12 Thiết bị Master gửi và nhận dữ liệu từ thiết bị Slave .................................. 21

Hình 2.13 Các bit dữ liệu được gửi trên đường SDA .................................................. 22

Hình 2.14 Một Master một Slave ................................................................................. 22

Hình 2.15 Một Master nhiều Slave .............................................................................. 23

Hình 3.1 Sơ đồ khối chung của hệ thống ..................................................................... 25

Hình 3.2 Sơ đồ khối cảm biến ...................................................................................... 26

Hình 3.3 Sơ đồ khối thời gian thực .............................................................................. 27

Hình 3.4 Sơ đồ khối hiển thị ........................................................................................ 28

Hình 3.5 Sơ đồ khối nút ấn........................................................................................... 28

Hình 3.6 Pin Lithium 3.7V ........................................................................................... 29

Hình 3.7 Cảm biến MAX30102 ................................................................................... 30

Hình 3.8 Cảm biến MPU-6050 .................................................................................... 32

iii
Hình 3.9 Vi xử lý Atmega328P .................................................................................... 33

Hình 3.10 Sơ đồ chân của vi xử lý Atmega328 ............................................................ 33

Hình 3.11 Màn hình OLED 0.96 inch........................................................................... 35

Hình 3.12 IC thời gian thực RTC DS3231 ................................................................... 36

Hình 3.13 IC sạc pin Li-po TP4056 .............................................................................. 37

Hình 3.14 Thạch anh 16 Mhz 3215 (3 pin) CSTCE16M .............................................. 38

Hình 3.15 Lưu đồ thuật toán chung toàn hệ thống ....................................................... 40

Hình 3.16 Lưu đồ thuật toán đếm số bước chân ........................................................... 41

Hình 3.17 Lưu đồ thuật toán tính lượng Calories tiêu thụ ............................................ 42

Hình 4.1 Phần mềm Altium designer 20 ....................................................................... 44

Hình 4.2 Sơ đồ nguyên lý hệ thống .............................................................................. 45

Hình 4.3 Mạch layout mặt trước mặt sau...................................................................... 45

Hình 4.4 Mạch 3D......................................................................................................... 46

Hình 4.5 Mặt trước và mặt sau của mạch ..................................................................... 46

Hình 4.6 Giao diện của Arduino IDE ........................................................................... 47

Hình 4.7 Kết quả đạt được ............................................................................................ 48

Hình 4.8 Hình minh hoạ phương pháp đo .................................................................... 49

Hình 4.9 Biểu đồ thể hiện kết quả thực nghiệm ........................................................... 50

Hình 4.10 Biểu đồ dòng điện và điện áp ....................................................................... 51

Hình 4.11 Biểu đồ công suất tiêu thụ ............................................................................ 52

iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Chỉ số RHR phụ thuộc vào giới tính và độ tuổi .............................................. 4

Bảng 2.2 Chỉ số THR đối với trạng thái hoạt động cơ thể ............................................. 4

Bảng 2.3 Lượng Calories cần thiết cho nam giới mỗi ngày ......................................... 11

Bảng 2.4 Lượng Calories cần thiết cho nữ giới mỗi ngày ........................................... 11

Bảng 2.5 Lượng Calories tiêu thụ trong 1 giờ phụ thuộc vào cân nặng và tốc độ ....... 13

Bảng 3.1 Thông số kỹ thuật của Pin Li-Po 3.7V.......................................................... 29

Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật của cảm biến MAX30102 ............................................... 30

Bảng 3.3 Thông số kỹ thuật của cảm biến MPU-6050 ................................................ 32

Bảng 3.4 Thông số kỹ thuật của vi xử lý Atmega328P ................................................ 33

Bảng 3.5 Thông số kỹ thuật của màn hình ................................................................... 35

Bảng 3.6 Thông số kỹ thuật của Module thời gian thực .............................................. 36

Bảng 3.7 Thông số kỹ thuật IC sạc pin Li-po TP4056 ................................................. 37

Bảng 3.8 Thông số kỹ thuật của thạch anh 16Mhz ...................................................... 38

Bảng 4.1 Kết quả thực nghiệm ..................................................................................... 49

Bảng 4.2 Đánh giá các chỉ tiêu khác của sản phẩm ..................................................... 51

v
TÓM TẮT ĐỒ ÁN

Đề tài tập trung vào việc thiết kế, xây dựng thiết bị điện tử đo các thông số trong cơ
thể và chuyển động của con người.

Chương 1: Phần mở đầu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Phân tích thiết kế

Chương 4: Triển khai, kết quả và đánh giá

vi
ABSTRACT

The topic focuses on the design and construction of electronic devices that measure
parameters in the human body and movement.

Chapter 1: Beginning of the opening

Chapter 2: Basic theory

Chapter 3: Analytical & Design

Chapter 4: Implementation, results and evaluation

vii
CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề


Ngày nay, nhịp sống con người ngày càng tăng cao, cuộc sống ngày càng bận rộn,
yếu tố sức khỏe vốn luôn là yếu tố thiết yếu lại không nhận được nhiều sự coi trọng.
Con người nói chung, tại Việt Nam nói riêng, do là một nước đang phát triển, đa phần
mọi người đều bị cuốn vào cuộc sống công việc mưu sinh hàng ngày mà bỏ qua yếu tố
sức khỏe của bản thân và người thân, dẫn đến hậu quả đáng tiếc do phát hiện chậm trễ.

Theo như số liệu thống kê năm 2015 [1], mỗi năm Việt Nam có hơn 200.000 người
bị đột quỵ (tai biến mạch máu não), hơn 50% trong số đó tử vong và 90% số người sống
sót sau đột quỵ phải sống chung với các di chứng về thần kinh và vận động. Trong ba
năm trở lại, số bệnh nhân phải nhập viện vì đột quỵ đang có chiều hướng tăng lên từ
1,7%-2,5%. Trong đó, tỷ lệ nam giới mắc phải cao gấp 4 lần nữ giới. Nghiêm trọng hơn,
độ tuổi bị tai biến máu não đang dần trẻ hóa, từ 40-45 tuổi so với trước đây là 50-60 tuổi,
số lượng bệnh nhân bị tàn tật do đột quỵ có xu hướng tang mạnh với nhiều di chứng
nặng nề [2].

Việc phòng ngừa tình trạng nói trên là một quá trình dài và khi sự cố xảy ra, nếu
được phát hiện ngay lập tức, cơ hội để cứu chữa người bệnh và giảm thiểu khả năng di
chứng tàn tật là rất nhiều. Qua đó, vấn đề được đặt ra là làm thế nào để có thể theo dõi
sức khỏe người bệnh lâu dài cũng như phát hiện ngay khi có sự cố xảy ra.

1.2 Tính cấp thiết


Các thông số có thể đánh giá được gần đúng tình trạng sức khỏe bao gồm: Nhịp tim,
huyết áp, nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, với những hạn chế như trình độ, thời gian thực
hiện đề tài và yếu tố về công nghệ nên đề tài của em sẽ tập trung vào phần đo nhịp tim,
huyết áp, đếm số bước chân và tính toán calories. Đồng thời đối tượng người sử dụng
mà đề tài hướng đến là người cao tuổi và người chơi thể thao, vận động nhiều.

Nhu cầu chăm sóc, theo dõi sức khỏe, đặc biệt cho người cao tuổi luôn rất cần thiết.
Song vấn đề về thời gian chăm sóc của đa phần hộ gia đình lại khá eo hẹp, do đó nhiều
người hay quên mất việc chăm sóc và kiểm tra sức khoẻ của bản thân và người thân

1
trong gia đình thường xuyên. Chỉ khi có dấu hiệu của cơ thể nghiêm trọng mới tìm tới
bệnh viện để khám chữa bệnh.

Từ đó, vì những lí do nêu trên, em hướng đến việc vừa đáp ứng nhu cầu muốn ở nhà
với gia đình của người cao tuổi, đồng thời vừa không tốn quá nhiều thời gian, việc di
chuyển đi lại, chi phí chăm sóc của người thân.

Bên cạnh đó, mọi người mắc bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp ngày càng gia
tăng. Các thống kê chỉ ra rằng các đối tượng trên vào ban đêm khi ngủ thường có tình
trạng như ngừng thở đột ngột hay tim ngừng đập, tăng hay giảm huyết áp bất thường.
Tình trạng trên nếu không được phát hiện sớm và cứu chữa kịp thời sẽ dẫn đến đột quỵ
tai biến mạch máu não gây tử vong. Vì vậy, việc phát hiện sớm những bất thường trong
các chỉ số sức khỏe cơ bản của bệnh nhận là rất quan trọng. Cho nên việc có một thiết
bị nhỏ gọn có thể theo dõi các thông số sức khỏe và đưa ra cảnh báo mà không gây sự
bất tiện cho bệnh nhân là cần thiết.

1.3 Mục tiêu


Thiết bị đo nhịp tim, nồng độ oxy trong máu, đếm số bước chân và tính lượng calories
tiêu thụ đảm bảo tính chính xác, nhỏ gọn, tức thời và có thể hoạt động liên tục.

1.4 Đối tượng và phạm vi đề tài


Đối tượng của đề tài về phần cứng các linh kiện điện tử, cảm biến nhịp tim và oxy
trong máu, cảm biến đo sự thay đổi về sự chuyển động, v.v.. Phạm vi đề tài trong khuôn
khổ mô hình nhỏ tiện lợi cho người dùng

2
CHƯƠNG 2. CỞ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Tín hiệu nhịp tim và các phương pháp đo nhịp tim

Tín hiệu nhịp tim

Nhịp tim (Heart Rate - HR) là số nhịp đập của tim trên một đơn vị thời gian, thường
được tính bằng nhịp/phút. Nhịp tim có thể thay đổi theo nhu cầu hấp thụ oxy và bài tiết
CO! của cơ thể, ví dụ như lúc tập thể dục và lúc ngủ. Chỉ số HR bình thường là khác
nhau giữa các cá thể, phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi, tình trạng sức khỏe,v.v. Sự thay
đổi của chỉ số HR có thể là dấu hiệu cho thấy một sự thay đổi của trạng thái tim, qua đó
có thể phản ánh tình trạng sức khỏe cơ thể.

Resting Heart Rate (RHR) là chỉ số nhịp tim khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi, do đó
tim không cần phải hoạt động nhiều để bơm máu đi khắp cơ thể, RHR được đo chính
xác nhất vào thới điểm vừa ngủ dậy lúc sáng sớm. Ở trạng thái đang ngồi hoặc nằm, thư
giãn và cơ thể không bệnh tật, chỉ số RHR vào khoảng 60-100 nhịp trên phút (Beats Per
Minute – BPM). Tuy vậy, RHR thấp hơn 60 không đồng nghĩa với sự bất ổn nào đó
trong cơ thể, đó có thể là dấu hiệu của tác dụng phụ khi dùng thuốc, hoặc đối với vận
động viên, những người hoạt động nhiều, có thể trạng tốt, cơ tim của họ không cần phải
hoạt động mạnh để giữ được cho các cơ quan chức năng trong cơ thể hoạt động ổn định.
Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài cũng gây ảnh hường đến RHR.

• Nhiệt độ môi trường: Khi nhiệt độ tăng cao, tim đập mạnh hơn và truyền máu đi
nhiều hơn, chỉ số HR sẽ tăng nhưng thường không quá 10 BPM.
• Trạng thái cơ thể: HR thường không đổi ở trạng thấy nghỉ ngơi, đứng hoặc ngồi.
Tuy nhiên, vào khoảng 15-20s khi vừa đứng lên HR sẽ tăng lên một chút trước
khi ổn định trở lại.
• Yếu tố cảm xúc, tinh thần cũng ảnh hưởng đến HR: Lo lắng, căng thẳng hay quá
xúc động sẽ khiến HR tăng.
• Kích thước cơ thể: Với những người nặng cân, RHR thường sẽ cao hơn, nhưng
cũng không vượt quá 100BPM.
• Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc: Các loại thuốc kiềm hãm cơ thể tiết ra adrenaline
sẽ làm chậm HR, quá liều lượng thuốc làm tăng HR.

3
Bảng 2.1 Chỉ số RHR phụ thuộc vào giới tính và độ tuổi

Target Heart Rate (THR) là chỉ số nhịp tim nhắm đến khi cơ thể ở trạng thái hoạt
động như làm việc, tập thể dục, vận động cơ thể, v.v, do đó tim cần hoạt động co bóp
mạnh để cung cấp đủ lượng máu nuôi các cơ quan. Chỉ số THR thường được sử dụng
để theo dõi trong quá trình luyện tập, bảo đảm các bài tập không quá sức.
Bảng 2.2 Chỉ số THR đối với trạng thái hoạt động cơ thể

4
Do đó, theo dõi chỉ số HR của một người trong thời gian dài sẽ cho ta biết được phần
nào tình trạng sức khỏe, thói quen hàng ngày, chất lượng cuộc sống của họ, qua đó có
những biện pháp cải thiện kịp thời.

Phương pháp đo nhịp tim của cảm biến MAX30102

Khi tim đập, máu sẽ được đẩy đi khắp cơ thể qua động mạch, tạo ra sự thay đổi về
áp suất trên thành động mạch và lượng máu chảy qua động mạch. Vì vậy, ta có thể đo
nhịp tim bằng cách đo những sự thay đổi đó.

Khi hàm lượng máu trong thành động mạch thay đổi sẽ làm thay đổi mức độ hấp thụ
ánh sáng của động mạch, do đó khi một tia sáng được truyền qua động mạch thì cường
độ ánh sáng sau khi truyền qua sẽ biến thiên đồng bộ với nhịp tim.

Khi tim giãn ra, lượng máu qua động mạch nhỏ nên hấp thụ ít ánh sáng, ánh sáng
sau khi truyền qua động mạch có cường độ lớn, ngược lại khi tim co vào, lượng máu
qua động mạch lớn hơn, ánh sáng sau khi truyền qua động mạch sẽ có cường độ nhỏ
hơn.

MAX30102 là module đo nhịp tim bằng phương pháp quang học nên có những bóng
đèn LED nhỏ ở mặt dưới, chiếu ánh sáng xanh lên bề mặt da trên cổ tay con người. Các
bước sóng khác nhau của ánh sáng sẽ có những tương tác và khúc xạ khác nhau với
mạch máu dưới da ở cổ tay. Khi ánh sáng được khúc xạ, một cảm ứng khác trong thiết
bị điện tử sẽ ghi nhận thông tin này.

Từ các thông tin thu thập được, các thuật toán cài đặt trong thiết bị theo dõi sức khỏe
trên người sẽ xử lý để đưa ra thông số về nhịp tim cụ thể trong từng trường hợp.

Nếu đặt cảm biến ở khủy tay hay cổ tay có ưu điểm là áp suất máu trong động mạch
biến động rất lớn, nhưng do ánh sáng từ LED phải truyền qua một bề dày lớn cơ thể,
dẫn đến việc bị hấp thụ quá nhiều bởi mô và xương. Mà độ nhạy của Photodiode là giới
hạn nên ta sẽ cần một nguồn sáng với cường độ rất lớn, dẫn đến hao phí năng lượng và
khó ổn định được cường độ của nguồn sáng từ LED.

Nếu đặt cảm biến ở vành tai, ánh sáng chỉ cần đi qua một bề dày rất nhỏ, nhưng động
mạch ở vị trí này quá bé, mức độ biến thiên cường độ ánh sáng nhận được là quá nhỏ so
với toàn bộ ánh sáng nhận được, nên tín hiệu điện không đủ độ tin cậy.

5
2.2 Nồng độ oxy trong máu và phương pháp đo nồng độ oxy trong máu

Nồng độ oxy trong máu

SpO! viết tắt của cụm từ "Saturation of peripheral oxygen" là độ bão hòa oxy trong
máu ngoại vi. Hiểu cách khác, SpO! chính là tỷ lệ hemoglobin oxy hóa (hemoglobin có
chứa oxy) so với tổng lượng hemoglobin trong máu (oxy hóa và không oxy hóa
hemoglobin). Người ta vẫn thường ví von SpO! được xem là một trong những dấu hiệu
sinh tồn của cơ thể, bên cạnh 4 dấu hiệu khác là mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở.

Chỉ số SpO! có thể được đo bằng đo oxy xung - một phương pháp gián tiếp, không
xâm lấn (Không liên quan đến việc đưa các dụng cụ vào cơ thể). Nó hoạt động bằng
cách phát ra và sau đó hấp thụ một sóng ánh sáng truyền qua các mạch máu (hoặc mao
mạch) trong đầu ngón tay. Một biến thể của sóng ánh sáng truyền qua ngón tay sẽ cho
giá trị của phép đo SpO! vì mức độ bão hòa oxy gây ra các biến đổi về màu của máu.

Chỉ số 𝑺𝒑𝑶𝟐 trong máu của người bình thường

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, chỉ số SpO! ≥ 94% là những chỉ số bình thường.
Tức là, tình trạng oxy hóa trong máu được coi là đảm bảo an toàn. Ngoài ra, bạn cũng
nên biết thêm về các mức độ của chỉ số SpO! để có thể chủ động theo dõi sức khỏe:

• SpO! từ 97% - 99%: Chỉ số oxy trong máu tốt.


• SpO! từ 94% - 96%: Chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy
• SpO! từ 90% - 93%: Chỉ số oxy trong máu thấp, cần tham khảo ý kiến của bác
sỹ
• SpO! thấp hơn 90% là một ca cấp cứu trên lâm sàng.

Tuy nhiên, trên thực tế chỉ số SpO! đo được sẽ không chính xác hoàn toàn 100% mà
sẽ bị ảnh hưởng bởi 1 số yếu tố dưới đây:

• Do độ sai lệch của thiết bị.


• Do Hb bất thường.
• Do cử động.
• Do tình trạng giảm tưới máu mô do choáng, sử dụng thuốc gây co mạch, hay hạ
thân nhiệt nặng...
• Bị nhiễu do ánh sáng trong phòng khi đo (tuy nhiên đa số các thiết bị đã loại bỏ
hiện tượng nhiễu do ánh sáng bên ngoài)

6
Tình trạng người thiếu oxy trong máu hay chỉ số SpO! giảm:

• Những thay đổi về màu sắc của da


• Trí nhớ suy giảm, hay nhầm lẫn
• Ho
• Nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm
• Thở nhanh, khó thở, thở khò khè
• Đổ mồ hôi
• Trong giai đoạn đầu: Huyết áp, mạch và tấn số hô hấp tăng vì tim đập tăng lên
để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể.
• Trong giai đoạn muộn: bệnh nhân có biểu hiện tím tái, thở dốc, rút làm co kéo
các cơ hô hấp. Huyết áp và mạch giảm. Mất khả năng vận động đi lại.

Nồng độ oxy trong máu bất thường có thể là biểu hiện của:

• Ngộ độc CO

CO là một khí độc, có nhiều khi đốt than. Đã có nhiều nạn nhân ngộ độc khí CO do
dùng than tổ ong để sưởi ấm để lại hậu quả nghiêm trọng. CO thay thế oxy ở vị trí gắn
vào Sắt trên phân tử Hemoglobin gây ra ngộ độc CO, làm tăng COHb (CO gắn vào
Hemoglobin) và giảm HbO2 (oxy gắn vào Hemoglobin). Hiện tượng này làm giảm độ
bão hòa của oxy trong máu.

• Huyết áp thấp

SpO! phản ánh chính xác khi áp lực mạch máu giảm thấp đến 30mmHg. Trong các
tình huống có sự giảm sút nghiêm trọng ở tuần hoàn ngoại vi, SpO! đo ở ngón tay có
thể không được tin cậy. Trong trường hợp kết quả đo SpO! ở ngón tay bị nghi ngờ về
độ chính xác, bác sĩ có thể sử dụng đầu dò đo chỉ số SpO! lên trán bệnh nhân vì nó đáp
ứng nhanh hơn với sự thay đổi SpO! .

Phương pháp đo chỉ số 𝑺𝒑𝑶𝟐 trong máu của cảm biến MAX30102

Ánh sáng LED từ cảm biến phát ra, chiếu vào tay người, sau đó bị phản xạ lại. Các
tia phản xạ này được phản xạ từ bề mặt da người phụ thuộc không chỉ dựa trên phổ hấp
thụ của máu mà còn do bởi cấu trúc và sắc tố của da.

Nồng độ oxy bão hòa trong máu được đo bằng cách chiếu hai bước sóng ánh sáng từ
hai đèn LED của module cảm biến, một LED đỏ và một LED hồng ngoại. Sau khi ánh

7
sáng được phản xạ lại, chúng được hấp thụ bởi phoptodiode. Sau đó ánh sáng được
chuyển đổi từ năng lượng ánh sáng thành dòng điện và được gửi tín hiệu qua bộ chuyển
đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số (ADC). Bộ xử lý tín hiệu có tích hợp thêm cảm
biến nhiệt độ để bù lại sự thay đổi nồng độ oxy trong máu khi nhiệt độ môi trường thay
đổi. Sau đó thông qua một bộ khuếch đại tầng và bộ lọc để loại bỏ nhiễu 50/60Hz và
tiếng ồn xung quanh rồi mới đưa tín hiệu qua khối ADC. Tín hiệu sau đó được chuyển
tới khối xử lý để tính toán và đưa ra các thông số về nồng độ oxy trong máu dựa vào tín
hiệu nhận được từ cảm biến.

2.3 Đo sự chuyển động bằng module MPU-6050

Gia tốc kế (accelerometer)

Gia tốc kế (accelerometer) còn được gọi là máy đo gia tốc 3 trục, cung cấp phép đo
các thông số sau: gia tốc rung, vận tốc rung và dịch chuyển của dao động. Bằng cách
này, rung động được đo và ghi lại với độ chính xác cao.

Gia tốc kế là một cảm biến điện tử đo lực gia tốc tác dụng lên một vật thể, nhằm xác
định vị trí của vật thể đó trong không gian và theo dõi chuyển động của vật thể đó. Gia
tốc, là một đại lượng vectơ, là tốc độ thay đổi vận tốc của một vật (vận tốc là độ dịch
chuyển của vật chia cho sự thay đổi của thời gian).

Hình 2.1 Mô hình gia tốc kế

Như mô tả ở hình 2.1, các khoang chứa hình trụ này được gắn liền vào một vật thể
cần đo gia tốc. Còn các quả bóng là vật thể có thể di chuyển một chiều bên trong khoang
8
chứa. Khi di chuyển các khoang chứa, quả bóng bên trong các khoang chứa cũng di
chuyển, khiến lò xo co hoặc giãn ra. Dựa vào độ co giãn của lò xo có thể xác định được
lực và gia tốc này đặt trên ba chiều x, y, z. Từ đó dễ dàng đo được chuyển động của vật
thể trong không gian [4].

Con quay hồi chuyển (Gyroscope)

Con quay hồi chuyển là một thiết bị để đo định hướng của một nền tảng và hoạt động
dựa trên nguyên tắc bảo toàn mômen động lượng. Nguyên tắc bảo toàn các trạng thái
mômen động lượng, khi một vật thể quay cố gắng thay đổi trục của nó, vật thể đó tỏ ra
miễn cưỡng với sự thay đổi, để bảo toàn mô men động lượng của nó.

Nói chung, con quay hồi chuyển cơ học có khối lượng quay (thường là đĩa) được gắn
vào một gimbal bằng một thanh đóng vai trò là trục. Khối lượng quay không ngừng, và
khi có sự thay đổi về hướng của bệ, theo bất kỳ chiều nào trong ba chiều, nó vẫn ở vị trí
ban đầu một lúc. Từ phép đo sự thay đổi vị trí của khung con quay so với trục quay, có
thể thu được thông tin về sự thay đổi hướng góc.

Kết hợp thông tin này với gia tốc kế, có thể tạo ra hình ảnh chính xác về vị trí của
khung (hoặc đối tượng) trong không gian 3 chiều.

Giống như gia tốc kế, con quay hồi chuyển cũng là một thành phần chính của hệ
thống định vị và bất kỳ lĩnh vực kỹ thuật nào liên quan đến giám sát chuyển động.
Trong các thiết bị điện tử tiêu dùng hiện đại, đặc biệt là các thiết bị di động như điện
thoại thông minh và máy tính cầm tay, cả gia tốc kế và con quay hồi chuyển đều được
sử dụng để duy trì hướng, giữ cho màn hình luôn ở đúng hướng. Con quay hồi chuyển
được ứng dụng rất nhiều vào các phần mềm cần đến khả năng điều hướng. Trong các
thiết bị di động, dĩ nhiên chúng ta không thể tích hợp được con quay hồi chuyển cơ
học vào, thay vào đó, chúng ta dùng thiết bị gọi là MEMS (MicroElectroMechanical
System – Hệ thống vi cơ điện tử), gần tương tự như system-on-chip ngày nay, mô
phỏng chính xác hoạt động của các thiết bị cơ học trong một con chip nhỏ gọn duy
nhất, với kích cỡ chỉ vài micromet. Con quay MEMS được tìm thấy trên các thiết bị sử
dụng điện, laser vòng trạng thái rắn, con quay sợi quang học, và con quay lượng tử
siêu nhạy.

9
Hình 2.2 Mô hình con quay hồi chuyển

Gia tốc kế chỉ có thể đo được gia tốc tuyến tính của thiết bị, trong khi con quay hồi
chuyển có thể nhận biết được hướng của thiết bị, hệ thống có thể dễ dàng ghi nhận những
chuyển động theo cả phương ngang hoặc phương thẳng đứng. Vì vậy, MPU-6050 kết
hợp thông tin thu được từ hai thiết bị để giám sát chuyển động của một vật thể trong
không gian 3 chiều với độ chính xác cao [5].

2.4 Tính toán lượng Calories tiêu thụ

Calories và các chỉ số liên quan

Calories (hay calo) là một đơn vị đo năng lượng. Cơ thể sinh vật sống cần năng lượng
để hoạt động và duy trì sự sống. Thức ăn con người đưa vào cơ thể sẽ tạo ra năng lượng,
được đo bằng calo. Tóm lại, calo là đơn vị đo năng lượng được tạo ra thông qua việc
tiêu thụ thực phẩm. Trừ nước, tất cả mọi loại thực phẩm còn lại đều chứa calo. Thức ăn
khác nhau sẽ có hàm lượng calo khác nhau.

Qua quá trình trao đổi chất, cơ thể sẽ đốt cháy lượng calo nạp vào tạo thành các chất
dinh dưỡng để máu đưa đến các tế bào. Tại đây, chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ ngay
để nuôi sống tế bào và cơ thể, hoặc được đưa vào lưu trữ.

Tùy vào nhu cầu mà từng cơ thể sẽ có mức calo thích hợp. Thông thường khi ăn thực
phẩm, đồ uống giàu calo nhưng lại không có quá trình tiêu hao như lao động, thể dục
thì lượng calo đó sẽ dự trữ dưới dạng mỡ, làm cở thể thừa cân, béo phì. Có rất nhiều
biến chứng nguy hiểm xảy ra sau này như tăng cân quá độ, béo phì dẫn tới bệnh lý như
tim mạch, huyết áp, gút, tiểu đường, hô hấp, … Đối tượng thấy rõ nhất trong trường hợp

10
này là những người hay ăn mỡ, đường, ngũ cốc, thịt, … Những người ít vận động, hay
ăn vặt, ăn đêm, uống bia rượu nhiều, …

Thiếu calo khi nhu cầu của cơ thể chúng ta tăng lên như vận động nhiều, chấn thương,
bỏng, sốt cao, … mà cơ thể không cung cấp đủ năng lượng dẫn tới tình trạng thiếu calo.
Hậu quả làm cho cơ thể mệt mỏi, giảm hiệu suất làm việc. Nếu về lâu dài cơ thể không
đủ calo thì cơ thể sẽ sinh ra cơ chế tự đốt mỡ để bù lại lượng calo cho cơ thể dẫn tới tình
trạng gầy, sút cân, suy kiệt, giảm sức đề kháng cơ thể, mắc các bệnh nguy hiểm, …

Thừa hay thiếu lượng calo đều rất nguy hại cho cơ thể. Cần có 1 chế độ ăn và tập
luyện tốt nhất phù hợp với lượng calo cho cơ thể để không bị tình trạng thừa thiếu bất
hợp lý. Chính vì vậy việc theo dõi calo tiêu thụ là rất cần thiết.
Bảng 2.3 Lượng Calories cần thiết cho nam giới mỗi ngày

Bảng 2.4 Lượng Calories cần thiết cho nữ giới mỗi ngày

11
Ngay cả khi nghỉ ngơi, cơ thể vẫn cần năng lượng cho các chức năng như thở, lưu
thông máu, điều chỉnh nồng độ hormone, phát triển và sửa chữa các tế bào,.... Số lượng
calo cơ thể sử dụng để thực hiện các chức năng cơ bản này được gọi là tỷ lệ trao đổi
chất cơ bản, cái mà chúng ta gọi là trao đổi chất.

Một số yếu tố quyết định đến sự trao đổi chất cơ bản, bao gồm:

• Kích thước và thành phần cơ thể: Những người lớn hoặc có nhiều cơ bắp đốt
cháy nhiều calo hơn, ngay cả khi nghỉ ngơi.

• Giới tính: Đàn ông thường có ít mỡ trong cơ thể và nhiều cơ bắp hơn so với phụ
nữ có cùng độ tuổi và cùng cân nặng, điều đó có nghĩa là đàn ông đốt cháy nhiều
calo hơn.

• Độ tuổi: Khi cơ thể già đi, lượng cơ bắp có xu hướng giảm và chất béo chiếm
nhiều trọng lượng hơn làm cho quá trình đốt cháy calo chậm hơn.

Nhu cầu năng lượng cho các chức năng cơ bản của cơ thể tương đối ổn định và không
dễ thay đổi. Ngoài tốc độ trao đổi chất cơ bản, hai yếu tố khác cũng có vai trò quyết định
lượng calo được đốt cháy mỗi ngày là:

• Chế biến thực phẩm (sinh nhiệt): Tiêu hóa, hấp thụ, vận chuyển và lưu trữ
thực phẩm tiêu thụ cũng mất calo. Khoảng 10% lượng calo từ carbohydrate và
protein chúng ta ăn được sử dụng trong quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn và
chất dinh dưỡng.
• Hoạt động thể chất: Hoạt động thể chất và tập thể dục như chơi tennis, đi bộ,
chạy,... là yếu tố quyết định lượng calo đốt cháy mỗi ngày. Các nhà khoa học
còn chỉ ra các hoạt động không chủ đích để sinh nhiệt như đi lại trong nhà, làm
các việc vặt cũng tiêu thụ khoảng 100 đến 800 calo mỗi ngày.

Tính toán lượng calories tiêu thụ dựa vào hoạt động hàng ngày

Mặc dù không kiểm soát được tốc độ chuyển hóa cơ bản của cơ thể, nhưng chúng ta
có thể kiểm soát lượng calo được đốt cháy thông qua mức độ hoạt động thể chất.

Lượng calories tiêu thụ thụ trong vòng một phút được tính theo công thức sau:

Calories tiêu thụ trong 1 phút = 0.0175 x MET x M

12
MET (Metabolic Equivalent of Task): Là tốc độ cơ thể đốt cháy calo trong khi tham
gia vào một hoạt động thể chất nhất định. Các hoạt động khác nhau ở các cường độ khác
nhau có MET tương đương của chúng.

M: Cân nặng cơ thể (KG)

Đối với hoạt động đi bộ và chạy bộ vừa phải, MET nằm trong khoảng từ 2.0 – 10.0
tùy thuộc và tốc độ và địa hình. Đối với địa hình bằng phẳng, dựa vào công thức trên ta
có thể tính được lượng calories tiêu thụ trong vòng một giờ [6].
Bảng 2.5 Lượng Calories tiêu thụ trong 1 giờ phụ thuộc vào cân nặng và tốc độ

2.5 Vi điều khiển

Tổng quan về vi điều khiển

Vi điều khiển (Micro Controller Unit – MCU) là một máy tính được tích hợp trên
một chip, nó thường được sử dụng để điều khiển các thiết bị điện tử, bao gồm một vi xử
lý có hiệu suất đủ dùng và giá thành thấp kết hợp với các khối ngoại vi như bộ nhớ, các
module vào/ra, các module biến đổi số sang tương tự và tương tự sang số,... Người lập
trình có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ để lập trình cho vi điều khiển. Nhưng ngôn ngữ
thường được sử dụng là C và Assembly.

Microcontroller đóng vai trò như là “bộ não” điều hành tất cả các hành vi của board
mạch (thiết bị). Vi điều khiển thường được sử dụng trong các thiết bị điều khiển tự động
bao gồm các công cụ điện, đồ chơi, thiết bị y tế cấy dưới da, máy móc văn phòng, hệ
thống điều khiển động cơ, thiết bị, điều khiển từ xa và hàng loạt các hệ thống nhúng
khác.

13
Hình 2.3 Vi điều khiển 32bit STM32

Vi điều khiển thường được dùng để xây dựng các hệ thống nhúng. Nó xuất hiện khá
nhiều trong các thiết bị điện, điện tử, máy giặt, lò vi sóng, điện thoại, đầu đọc
DVD, thiết bị đa phương tiện, dây chuyền tự động,…

Có rất nhiều loại vi điều khiển được lập trình theo nhiều dạng khác nhau, chủ yếu
chúng được phân loại và lập trình chuyên sâu theo một số thông số cơ bản, bao gồm
Bits, kích thước Flash, kích thước bộ nhớ RAM, số lượng các dòng đầu vào/đầu ra, loại
bao bì, cung cấp điện áp và tốc độ. Người sử dụng có khả năng tinh chỉnh các thông số
kỹ thuật cần thiết trong bộ lọc tham số để vi điều khiển có thể cung cấp đúng loại dữ
liệu [7].

Cấu tạo vi điều khiển

Hình 2.4 Kiến trúc vi điều khiển 8051

Vi điều khiển thường chứa các phần sau:

Bộ xử lý trung tâm (CPU): CPU là bộ não của vi điều khiển. CPU chịu trách nhiệm
tìm nạp lệnh, giải mã và thực thi. CPU kết nối tất cả bộ phận của vi điều khiển vào một
14
hệ thống duy nhất. Chức năng chính của CPU là tìm nạp và giải mã lệnh. Lệnh được lấy
từ bộ nhớ chương trình sau đó được CPU giải mã.

Bộ nhớ: Chức năng bộ nhớ trong vi điều khiển giống như bộ vi xử lý. Nó được sử
dụng để lưu trữ dữ liệu và chương trình. Vi điều khiển thường có một lượng RAM và
ROM nhất định (EEPROM, EPROM…) hoặc bộ nhớ flash để lưu trữ mã nguồn chương
trình.

Cổng đầu vào/đầu ra: Cổng đầu vào/đầu ra được sử dụng chủ yếu điều khiển hoặc
giao tiếp các thiết bị như màn hình LCD, đèn LED, máy in, bộ nhớ…cho vi điều khiển.

Cổng nối tiếp: Cổng nối tiếp tạo ra giao diện nối tiếp giữa vi điều khiển và các thiết
bị ngoại vi khác như cổng song song.

Bộ đếm thời gian/bộ đếm: Đây là một trong những chức năng hữu ích của vi điều
khiển. Một vi điều khiển có thể có nhiều bộ đếm thời gian và bộ đếm. Bộ đếm thời gian
và bộ đếm có chức năng đếm thời gian và đếm bên trong vi điều khiển. Hoạt động chính
của bộ phận này là làm chức năng đồng hồ, phát xung, đo tần số, tạo ra dao động… Nó
cũng được sử dụng để đếm xung bên ngoài.

Bộ chuyển đổi analog sang digital (ADC): Bộ chuyển đổi ADC được sử dụng để
chuyển đổi tín hiệu analog sang dạng digital. Tín hiệu đầu vào trong bộ chuyển đổi này
phải ở dạng analog (ví dụ: đầu ra cảm biến) và đầu ra từ thiết bị này ở dạng digital. Đầu
ra digital có thể được sử dụng cho các ứng dụng kỹ thuật số (ví dụ: các thiết bị đo lường).

Bộ chuyển đổi Digital sang Analog (DAC): Hoạt động của DAC là đảo ngược của
ADC. DAC chuyển đổi tín hiệu digital thành định dạng analog. Nó thường được sử dụng
để điều khiển các thiết bị analog như động cơ DC, các ổ đĩa…

Điều khiển ngắt: Điều khiển ngắt được sử dụng để ngắt (trễ) một chương trình làm
việc. Việc ngắt có thể ở bên ngoài (được kích hoạt bằng cách sử dụng chân ngắt) hoặc
bên trong (bằng cách sử dụng lệnh ngắt trong khi lập trình).

Ứng dụng của vi điều khiển

Vi điều khiển ứng dụng trong tất cả các loại thiết bị điện tử hiện nay. Bất kỳ thiết bị
nào liên quan đến đo lường, lưu trữ, điều khiển, tính toán hoặc hiển thị thông tin đều
phải có chip vi điều khiển bên trong. Ứng dụng lớn nhất của vi điều khiển là trong ngành
công nghiệp ô tô (vi điều khiển được sử dụng rộng rãi để kiểm soát động cơ và điều

15
khiển công suất trong ô tô). Vi điều khiển cũng có thể tìm được bên trong bàn phím,
chuột, modem, máy in và các thiết bị ngoại vi khác. Trong thiết bị thử nghiệm, vi điều
khiển dễ dàng thêm các tính năng như khả năng lưu trữ số đo, tạo và lưu trữ các thói
quen của người dùng và hiển thị thông báo cũng như dạng sóng. Sản phẩm tiêu dùng sử
dụng bộ vi điều khiển bao gồm máy quay kỹ thuật số, đầu phát quang, màn hình LCD/
LED,…

2.6 Chuẩn giao tiếp I2C

Tổng quan về chuẩn giao tiếp I2C

I2C là tên viết tắt của cụm từ “Inter-Integrated Circuit”. Nó là một giao thức giao
tiếp được phát triển bởi Philips Semiconductors để truyền dữ liệu giữa một bộ xử lý
trung tâm với nhiều IC trên cùng một board mạch chỉ sử dụng hai đường truyền tín hiệu.

Do tính đơn giản của nó nên loại giao thức này được sử dụng rộng rãi cho giao tiếp
giữa vi điều khiển và mảng cảm biến, các thiết bị hiển thị, thiết bị IoT, …

Sau đây là một số ưu điểm quan trọng của giao thức giao tiếp I2C:

• Chỉ cần có hai đường bus (dây) chung để điều khiển bất kỳ thiết bị/IC nào trên
mạng I2C.
• Không cần thỏa thuận trước về tốc độ truyền dữ liệu như trong giao tiếp UART.
Vì vậy, tốc độ truyền dữ liệu có thể được điều chỉnh bất cứ khi nào cần thiết.
• Cơ chế đơn giản để xác thực dữ liệu được truyền.
• Sử dụng hệ thống địa chỉ 7 bit để xác định một thiết bị/IC cụ thể trên bus I2C.
• Các mạng I2C dễ dàng mở rộng. Các thiết bị mới có thể được kết nối đơn giản
với hai đường bus chung I2C.

Phần cứng

Bus vật lý I2C: Bus I2C (dây giao tiếp) chỉ gồm hai dây và được đặt tên là Serial
Clock Line (SCL) và Serial Data Line (SDA). Dữ liệu được truyền đi được gửi qua dây
SDA và được đồng bộ với tín hiệu đồng hồ (clock) từ SCL. Tất cả các thiết bị/IC trên
mạng I2C được kết nối với cùng đường SCL và SDA như sau:

16
Hình 2.5 Kết nối sử dụng chuẩn giao tiếp I2C

Thiết bị Master và Slave

Các thiết bị kết nối với bus I2C được phân loại hoặc là thiết bị Chủ (Master) hoặc là
thiết bị Tớ (Slave). Ở bất cứ thời điểm nào thì chỉ có duy nhất một thiết bị Master ở
trang thái hoạt động trên bus I2C. Nó điều khiển đường tín hiệu đồng hồ SCL và quyết
định hoạt động nào sẽ được thực hiện trên đường dữ liệu SDA.

Tất cả các thiết bị đáp ứng các hướng dẫn từ thiết bị Master này đều là Slave. Để
phân biệt giữa nhiều thiết bị Slave được kết nối với cùng một bus I2C, mỗi thiết bị Slave
được gán một địa chỉ vật lý 7-bit cố định.

Khi một thiết bị Master muốn truyền dữ liệu đến hoặc nhận dữ liệu từ một thiết bị
Slave, nó xác định địa chỉ thiết bị Slave cụ thể này trên đường SDA và sau đó tiến hành
truyền dữ liệu. Vì vậy, giao tiếp có hiệu quả diễn ra giữa thiết bị Master và một thiết bị
Slave cụ thể.

Tất cả các thiết bị Slave khác không phản hồi trừ khi địa chỉ của chúng được chỉ định
bởi thiết bị Master trên dòng SDA.

17
Hình 2.6 Thiết bị Master và Slave

Giao thức sau đây (tập hợp các quy tắc) được theo sau bởi thiết bị Master và các thiết
bị Slave để truyền dữ liệu giữa chúng.

Dữ liệu được truyền giữa thiết bị Master và các thiết bị Slave thông qua một đường
dữ liệu SDA duy nhất, thông qua các chuỗi có cấu trúc gồm các số 0 và 1 (bit). Mỗi
chuỗi số 0 và 1 được gọi là giao dịch (transaction) và dữ liệu trong mỗi giao dịch có cấu
trúc như sau:

Hình 2.7 Giao thức truyền dữ liệu

Điều kiện bắt đầu: Bất cứ khi nào một thiết bị chủ/IC quyết định bắt đầu một giao
dịch, nó sẽ chuyển mạch SDA từ mức điện áp cao xuống mức điện áp thấp trước khi
đường SCL chuyển từ cao xuống thấp.

Hình 2.8 Điều kiện bắt đầu

Khi điều kiện bắt đầu được gửi bởi thiết bị Master, tất cả các thiết bị Slave đều hoạt
động ngay cả khi chúng ở chế độ ngủ (sleep mode) và đợi bit địa chỉ.

18
Khối địa chỉ: Nó bao gồm 7 bit và được lấp đầy với địa chỉ của thiết bị Slave đến,
từ đó thiết bị Master cần gửi/nhận dữ liệu. Tất cả các thiết bị Slave trên bus I2C so sánh
các bit địa chỉ này với địa chỉ của chúng.

Bit Read/Write: Bit này xác định hướng truyền dữ liệu. Nếu thiết bị Master/IC cần
gửi dữ liệu đến thiết bị Slave, bit này được thiết lập là ‘0’. Nếu IC Master cần nhận dữ
liệu từ thiết bị Slave, bit này được thiết lập là ‘1’.

Bit ACK /NACK: ACK/NACK là viết tắt của Acknowledged/Not-Acknowledged.


Nếu địa chỉ vật lý của bất kỳ thiết bị Slave nào trùng với địa chỉ được thiết bị Master
phát, giá trị của bit này được set là ‘0’ bởi thiết bị Slave. Ngược lại, nó vẫn ở mức logic
‘1’ (mặc định).

Khối dữ liệu: Nó bao gồm 8 bit và chúng được thiết lập bởi bên gửi, với các bit dữ
liệu cần truyền tới bên nhận. Khối này được theo sau bởi một bit ACK/NACK và được
set thành ‘0’ bởi bên nhận nếu nó nhận thành công dữ liệu. Ngược lại, nó vẫn ở mức
logic ‘1’.

Sự kết hợp của khối dữ liệu theo sau bởi bit ACK/NACK được lặp lại cho đến quá
trình truyền dữ liệu được hoàn tất.

Điều kiện kết thúc: Sau khi các khung dữ liệu cần thiết được truyền qua đường
SDA, thiết bị Master chuyển đường SDA từ mức điện áp thấp sang mức điện áp cao
trước khi đường SCL chuyển từ cao xuống thấp.

Hình 2.9 Điều kiện kết thúc

19
Trình tự hoạt động gửi dữ liệu giữa Master và Slave

Trình tự hoạt động sau đây diễn ra khi một thiết bị Master gửi dữ liệu đến một thiết
bị Slave cụ thể thông qua bus I2C:

• Thiết bị Master gửi điều kiện bắt đầu đến tất cả các thiết bị Slave.
• Thiết bị Master gửi 7 bit địa chỉ của thiết bị Slave mà thiết bị Master muốn giao
tiếp cùng với bit Read/Write.

Hình 2.10 Thiết bị Master gửi 7 bit địa chỉ tới thiết bị Slave

• Mỗi thiết bị Slave so sánh địa chỉ được gửi từ thiết bị Master đến địa chỉ riêng
của nó. Nếu địa chỉ trùng khớp, thiết bị Slave gửi về một bit ACK bằng cách kéo
đường SDA xuống thấp và bit ACK/NACK được thiết lập là ‘0’,. Nếu địa chỉ từ
thiết bị Master không khớp với địa chỉ riêng của thiết bị Slave thì đường SDA ở
mức cao và bit ACK/NACK sẽ ở mức ‘1’ (mặc định).

20
Hình 2.11 Thiết bị Slave gửi lại một bit ACK

• Thiết bị Master gửi hoặc nhận khung dữ liệu. Nếu thiết bị Master muốn gửi dữ
liệu đến thiết bị Slave, bit Read/Write là mức điện áp thấp. Nếu thiết bị Master
đang nhận dữ liệu từ thiết bị Slave, bit này là mức điện áp cao.

Hình 2.12 Thiết bị Master gửi và nhận dữ liệu từ thiết bị Slave

• Nếu khung dữ liệu được thiết bị Slave nhận được thành công, nó sẽ thiết lập bit
ACK / NACK thành ‘0’, báo hiệu cho thiết bị Master tiếp tục.

21
• Sau khi tất cả dữ liệu được gửi đến thiết bị Slave, thiết bị Master gửi điều kiện
dừng để báo hiệu cho tất cả các thiết bị Slave biết rằng việc truyền dữ liệu đã kết
thúc.

Hình 2.13 Các bit dữ liệu được gửi trên đường SDA

Các chế độ hoạt động của I2C

Dựa vào tốc độ ta chia làm 2 loại:

• Chế độ chuẩn (standard mode) hoạt động ở tốc độ 100 Kbit/s


• Chế độ tốc độ thấp (low-speed mode) hoạt động ở tốc độ 10 Kbit/s

Nếu chia theo quan hệ chủ tớ:

• Một Master một Slave

Hình 2.14 Một Master một Slave

• Một Master nhiều Slave

22
Hình 2.15 Một Master nhiều Slave

I2C là giao thức truyền thông nối tiếp đồng bộ phổ biến hiện nay, được sử dụng rộng
rãi trong việc kết nối nhiều IC với nhau, hay kết nối giữa IC và các ngoại vi với tốc độ
thấp [8].

2.7 Ngôn ngữ lập trình (C/C++)


Trong đề tài, em sử dụng ngôn ngữ C/C++.

Ngôn ngữ lập trình C là một ngôn ngữ mệnh lệnh được phát triển từ đầu thập niên
1970 bởi Dennis Ritchie để dùng trong hệ điều hành UNIX. Trong khi đó, C++ là một
phiên bản mở rộng của ngôn ngữ lập trình C được tạo ra bởi Bjarne Stroustrup. C/C++
là ngôn ngữ rất có hiệu quả và được ưa chuộng nhất để viết các phần mềm hệ thống,
mặc dù nó cũng được dùng cho việc viết các ứng dụng.

C/C++ có thể được dịch và thi hành trong hầu hết các máy tính, hơn hẳn các ngôn
ngữ hiện tại trong khi đó thì Assembly chỉ có thể chạy trong một số máy tính đặc biệt.
Vì lý do này C/C++ được xem là ngôn ngữ bậc trung.

23
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ

3.1 Yêu cầu của sản phẩm

Yêu cầu chức năng

• Đồng hồ phải đo được nhịp tim, chỉ số oxy trong máu từ cơ thể người đeo, đo
được số bước chân và tính toán được lượng Calo tiêu thụ
• Đồng hồ phải hiển thị được những thông số cần thiết trên màn hình
• Mạch có thể hoạt động ở chế độ tự động
• Hoạt động được 24/7
• Tiêu thụ năng lượng thấp
• Sạc lại được pin khi hết pin

Yêu cầu phi chức năng

• Số lượng cảm biến: 3


• Kích thước, trọng lượng, hình dáng:
o Kích thước: Nhỏ gọn, phù hợp để đeo trên tay
o Trọng lượng: Nhẹ, phù hợp để đeo trên tay
o Hình dáng: Đẹp, gọn gàng
• Môi trường hoạt động:
o Nhiệt độ: 0 – 70°C
o Độ ẩm tối đa: 95%
o Áp suất: 1 atm
• Điều kiện bảo quản:
o Nhiệt độ: 0 – 70°C
o Độ ẩm tối đa: 95%
o Áp suất: 1 atm
o Không sử dụng dưới nước và tránh bảo quản sản phẩm ở nơi có độ ẩm cao
làm ảnh hưởng đến độ bền cũng như khả năng hoạt động của sản phẩm.
• Nguồn cấp: Sử dụng pin Lithium 3.7V
• Độ chính xác của mạch đo phải >95%
• Độ bền: Sản phẩm hạn chế va đập và sử dụng cần chú ý

24
• Giá thành: 600.000 VNĐ
• Một số yêu cầu khác:
o Sản phẩm đẹp, hàn đều, đẹp, đi dây gọn gàng
o Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa, thay thế linh kiện

3.2 Sơ đồ khối của hệ thống

Sơ đồ khối chung của hệ thống

Hình 3.1 Sơ đồ khối chung của hệ thống

Trong đó:
• Khối nguồn nuôi: Cung cấp nguồn nuôi cho toàn bộ linh kiện của thiết bị.

• Khôi cảm biến: Đo các chỉ số nhịp tim, oxy trong máu và gia tốc góc từ cở thể

người.

• Khối xử lý: Tính toán, chuyển đổi các chỉ số nhận được từ khối cảm biến, sau đó

gửi dữ liệu đến khối hiển thị.

• Khối thời gian thực: Cung cấp thông tin thời gian: Ngày, tháng, năm, giờ, phút,…

• Khối màn hình hiển thị: Hiển thị các chỉ số và số liệu đã qua xử lý lên màn hình

OLED
25
• Khối nút ấn:

Khối Cảm biến

Hình 3.2 Sơ đồ khối cảm biến

Khối cảm biến bao gồm 2 cảm biến chính là cảm biến đo nhịp tim, nồng độ oxy trong
máu MAX30102 và cảm biến gia tốc MPU-6050. Cả hai module cảm biến đều sử dụng
điện áp đầu vào là 3.7V và giao tiếp với vi điều khiển ATMEGA328P-AU thông qua tín
hiệu I2C (chân SDA, SCL của MAX30102 và MPU-6050 nối với PC4, PC5 của
ATMEGA328P-AU). Khối cảm biến sẽ đọc tín hiệu liên tục từ cơ thể và hoạt động của
con người để gửi về khối xử lý.

26
Khối thời gian thực

Hình 3.3 Sơ đồ khối thời gian thực

Khối thời gian thực sử dụng nguồn điện áp 3.7V để hoạt động và nguồn pin CR1220
3V để duy trì thời gian khi bị ngắt khỏi nguồn hoạt động. Khối thời gian thực bao gồm
2 IC chính là IC thời gian thực DS3231 và IC lưu trữ EPROM 32K AT24C32 dùng để
bổ trợ cho IC DS3231. Hai IC giao tiếp với nhau và với vi điều khiển ATMEGA328P-
AU bằng tín hiệu I2C (SCL–PC5, SDA–PC4).

27
Khối hiển thị

Khối hiển thị sử dụng màn hình OLED 0.96”, sử dụng nguồn điện áp 3.7V và giao
tiếp với vi điều khiển ATMEGA328P-AU qua tín hiệu I2C
Hình 3.4 Sơ đồ khối hiển thị

Khối nút ấn

Hình 3.5 Sơ đồ khối nút ấn

28
3.3 Lựa chọn linh kiện

Pin Lithium – Polymer

• Pin Li-Po (Lithium - Polymer). Đây là loại cell pin có nhiều ưu điểm vượt trội
hơn các dòng cell pin khác.
• Pin LiPo không sử dụng chất điện phân dạng lỏng mà thay vào đó nó sử dụng
chất điện phân dạng polymer khô, tương tự như một miếng phim nhựa mỏng.
• Miếng phim này được kẹp giữa cực dương và cực âm của pin cho phép trao đổi
ion.
• Phương pháp này cho phép pin có thể làm rất mỏng với các hình dạng và kích
thước của cell pin khác nhau. tùy thuộc vào dung lượng của mỗi viên pin.

Hình 3.6 Pin Lithium 3.7V

Thông số kỹ thuật:
Bảng 3.1 Thông số kỹ thuật của Pin Li-Po 3.7V

Kích thước 8 x 30 x 35 mm

Điện thế (voltage) 3.7 V

Dung lượng (capacity) 400 mAh

Thời gian sạc 0.5C (tiêu chuẩn)/1C (sạc nhanh)

Điện áp sạc 4.2V

29
Dòng sạc tối đa 1C

Dòng xả liên lục 0.5C

Dòng xả tối đa 1C

Điện áp cắt 2.7V

Đặc tính Nhỏ, nhẹ, an toàn, pin dùng bền

Cảm biến nhịp tim và oxy trong máu MAX30102

Cảm biến nhịp tim và oxy trong máu Max30102 là một module đo nhịp tim và oxy
trong máy tích hợp. Nó bao gồm đèn LED bên trong, bộ tách sóng quang, các bộ phận
quang học và các thiết bị điện tử có tiếng ồn thấp với khả năng loại bỏ ánh sáng xung
quanh.

Cảm biến nhịp tim và oxy trong máu Max30102 hoạt động trên một nguồn cung cấp
điện 1.8V và một nguồn cấp điện 3.3V riêng biệt cho các đèn LED bên trong.

Giao tiếp thông qua giao diện tương thích I2C tiêu chuẩn và có thể được tắt thông
qua phần mềm với chế độ chờ bằng không. Nó cho phép các thanh ray nguồn vẫn được
cấp nguồn ở mọi thời điểm [3].

Hình 3.7 Cảm biến MAX30102

Thông số kỹ thuật:
Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật của cảm biến MAX30102

Tên cảm biến Cảm biến nhịp tim và oxy trong máu MAX30102

30
IC chính MAX30102

Chức năng Đo được nhịp tim và nồng độ Oxy trong máu.

Điện áp sử dụng 3.3~5VDC.

Nhiệt độ hoạt động -40°C đến 85°C

Giao tiếp I2C, mức tín hiệu TTL

Kích thước 1.9cm x 1.4cm x 0.3cm

Cảm biến gia tốc MPU-6050

MPU-6050 là cảm biến của hãng InvenSense. MPU-6050 là một trong những giải
pháp cảm biến chuyển động đầu tiên trên thế giới có tới 6 (mở rộng tới 9) trục cảm biến
tích hợp trong 1 chip duy nhất.

MPU-6050 sử dụng công nghệ độc quyền MotionFusion của InvenSense có thể chạy
trên các thiết bị di động, tay điều khiển...

MPU-6050 gồm có 3 trục con quay hồi chuyển (gyroscope) và 3 trục gia tốc
(accelerometer) được thiết kế cùng nhau trong nhân chip Digital Motion Processor
(DMP) sử dụng thuật toán MotionFusion. thuật toán MotionFusion có khả năng giao
tiếp với 1 số cảm biến khác qua các chân I2C phụ trợ (auxiliary master I2C bus), giúp
cho thiết bị có thể trang bị đầy đủ các loại cảm biến trong 1 hệ thống điều khiển. Board
MPU6050 đã được thiết kế với IC nguồn 3.7V.

Ngoài ra, MPU-6050 còn có 1 đơn vị tăng tốc phần cứng chuyên xử lý tín hiệu
(Digital Motion Processor - DSP) do cảm biến thu thập và thực hiện các tính toán cần
thiết. Điều này giúp giảm bớt đáng kể phần xử lý tính toán của vi điều khiển, cải thiện
tốc độ xử lý và cho ra phản hồi nhanh hơn. Đây chính là 1 điểm khác biệt đáng kể của
MPU-6050 so với các cảm biến gia tốc và gyro khác.

MPU-6050 có thể kết hợp với cảm biến từ trường (bên ngoài) để tạo thành bộ cảm
biến 9 góc đầy đủ thông qua giao tiếp I2C. Với việc có sẵn bộ đệm dữ liệu 1024 byte,

31
nó cho phép vi điều khiển phát lệnh cho cảm biến, và nhận về dữ liệu sau khi MPU-
6050 tính toán xong [9].

Hình 3.8 Cảm biến MPU-6050

Thông số kỹ thuật:
Bảng 3.3 Thông số kỹ thuật của cảm biến MPU-6050
Điện áp cấp: 3~5v
3 góc con quay hồi chuyển với độ nhạy lên đến 131 LSBs/sps
và đầy đủ các độ ±250, ±500, ±1000, and ±2000dps
3 góc gia tốc kế với đầy đủ khả năng lập trình với ±2g, ±4g,
±8g and ±16g
Kích thước: 14 x 21mm

Vi điều khiển truyền và nhận dữ liệu

Atmega328P-AU là một bộ vi xử lý CMOS 8 bit dựa trên kiến trúc AVR với khả
năng xử lý nhanh, tối ưu điện năng tiêu thụ.

Atmega328P-AU có 32 thanh ghi dùng chung kết nối trực tiếp với ALU cho phép
truy cập cùng lúc 2 thanh ghi trong 1 chu kỳ đồng hồ làm cho tốc độ nhanh hơn 10 lần
so với CISC thông thường.

Atmega 328 là một bộ vi điều khiển 8 bít dựa trên kiến trúc RISC bộ nhớ chương
trình 32KB ISP flash có thể ghi xóa hàng nghìn lần, 1KB EEPROM, một bộ nhớ RAM
vô cùng lớn trong thế giới vi xử lý 8 bit (2KB SRAM).

Với 23 chân có thể sử dụng cho các kết nối vào hoặc ra I/O, 32 thanh ghi, 3 bộ
timer/counter có thể lập trình, có các gắt nội và ngoại (2 lệnh trên một vector ngắt), giao
32
thức truyền thông nối tiếp USART, SPI, I2C. Ngoài ra có thể sử dụng bộ biến đổi số
tương tự 10 bit (ADC/DAC) mở rộng tới 8 kênh, khả năng lập trình được watchdog
timer, hoạt động với 5 chế độ nguồn, có thể sử dụng tới 6 kênh điều chế độ rộng xung
(PWM), hỗ trợ bootloader [10].

Hình 3.9 Vi xử lý Atmega328P

Hình 3.10 Sơ đồ chân của vi xử lý Atmega328

Thông số kỹ thuật:
Bảng 3.4 Thông số kỹ thuật của vi xử lý Atmega328P
33
Loại vi xử lý ATmega328P

Kiểu kiến trúc SMD/SMT

Lõi AVR

Kích thước bộ nhớ 32 KB

Độ rộng bus dữ liệu 8 bit

ADC Resolution 10 bit

Tần số Clock tối đa 20 MHz

Số lượng I/O 23 I/O

RAM 2 KB SRAM

Nhiệt độ hoạt động - 40° C - 85° C

Kích thước 7mm x 7mm x 1mm

Bộ nhớ Flash

ROM 1 KB EEPROM

Cổng giao tiếp I2C, SPI, USART

Nhạy cảm với độ ẩm Có

Bộ đếm 3 Timer

Dòng vi xử lý megaAVR

Điện áp sử dụng 1.8 - 5.5 V

34
Màn hình hiển thị

Hình 3.11 Màn hình OLED 0.96 inch

Thông số kỹ thuật:
Bảng 3.5 Thông số kỹ thuật của màn hình

Điện áp sử dụng 2.2~5.5VDC

Công suất tiêu thụ 0.04W


Góc hiển thị lớn hơn 160 độ
Số điểm hiển thị 128x64 điểm
Độ rộng màn hình 0.96 inch

Màu hiển thị Trắng/Xanh Dương

Giao tiếp I2C


Driver SSD1306
VCC 2.2~5.5 VDC
GND 0 VCD
SCL Xung Clock
SDA Dữ liệu vào

Module thời gian thực DS3231

Module Thời Gian Thực RTC DS3231 là IC thời gian thực giá rẻ, rất chính xác với
thạch anh tích hợp sẵn có khả năng điều chỉnh nhiệt. IC có đầu vào cho pin riêng, tách
biệt khỏi nguồn chính đảm bảo cho việc giữ thời gian chính xác. Thạch anh tích hợp sẵn

35
giúp tăng độ chính xác trong thời gian dài hoạt động và giảm số lượng linh kiện cần
thiết khi làm board.

Thời gian trong IC được giữ ở dạng: giờ, phút, giây, ngày, thứ, tháng, năm. Các
tháng có ít hơn 31 ngày sẽ tự động được điều chỉnh, các năm Nhuận cũng được chỉnh
đúng số ngày. Thời gian có thể hoạt động ở chế độ 24h hoặc 12h AM - PM. IC còn có
chức năng báo động, có thể cài đặt 2 thời gian báo và lịch, có tín hiệu ra là xung vuông.
Giao tiếp với IC được thực hiện thông qua I2C bus.

Trong chip có mạch điện áp chuẩn dùng để theo dõi trạng thái của nguồn VCC, phát
hiện lỗi nguồn, tự động chuyển nguồn khi có vấn đề. Có tín hiệu Reset xuất ra cho mạch
ngoài, MCU khi nguồn điện phục hồi trạng thái. Ngoài ra trong IC còn có sẵn cảm biến
nhiệt độ, có độ chính xác là ± 3°C.

Hình 3.12 IC thời gian thực RTC DS3231

Thông số kỹ thuật:
Bảng 3.6 Thông số kỹ thuật của Module thời gian thực

Kích thước Dài 38mm, rộng 22mm, cao 14mm

Khối lượng 8g

Điện thế hoạt động 3.3 – 5.5V

Clock high-precision clock on chip DS3231

Độ chính xác của đồng hồ Clock Accuracy: 040 ℃ range, the accuracy
2ppm, the error was about 1 minute

36
Thông tin thời gian Giờ, phút, giây, ngày, thứ, tháng, năm, đến
2100.

I2C bus tốc độ tối đa I2C bus có tốc độ tối đa 400Khz

Pin kèm thêm pin sạc được CR1220

IC kèm thêm Memory IC AT24C32 EPROM 32K

Mạch sạc TP4056

TP4056 là IC sạc tuyến tính, cho dòng điện ổn định và điện áp không đổi dành cho
pin lithium-ion một cell. TP4056 có thể hoạt động trong USB, không cần diode chặn do
kiến trúc bên trong có mạch ngăn dòng điện tích cực. Cảm biến nhiệt điều chỉnh dòng
điện tích để hạn chế cháy hỏng trong quá trình vận hành công suất cao hoặc nhiệt độ
môi trường cao. Điện áp sạc được cố định ở mức 4,2V và dòng điện sạc được điều chỉnh
bằng một điện trở duy nhất. TP4056 tự động kết thúc chu kỳ sạc khi dòng sạc giảm
xuống 1/10 giá trị được lập trình sau khi đạt đến điện áp phao cuối cùng. TP4056 Các
tính năng khác bao gồm theo dõi dòng điện, khóa điện áp dưới, tự động sạc lại và hai
chân trạng thái để chỉ báo kết thúc sạc và sự hiện diện của điện áp đầu vào

Hình 3.13 IC sạc pin Li-po TP4056

Thông số kĩ thuật:
Bảng 3.7 Thông số kỹ thuật IC sạc pin Li-po TP4056

37
Nguồn đầu vào 0.3~8V DC

Nguồn đầu ra 4.2V DC

Dòng sạc Lên tới 1.2 A, có thể biến đổi theo trạng thái
pin

Pin sạc khi đầy 4.2V DC

Phương pháp sạc Sạc tuyến tính 1%

Sạc chính xác 1.5%

Chức năng bảo vệ pin Khi điện áp xuống quá thấp sẽ ngắt tải để
tránh làm hư hỏng pin (chai pin)

Trạng thái sạc Có đèn báo trạng thái sạc

Đóng gói SOP-8

Kích thước 5mm x 5mm

Thạch anh

Thiết bị sử dụng thạch anh 16Mhz để tạo giao động cho vi điều khiển.

Hình 3.14 Thạch anh 16 Mhz 3215 (3 pin) CSTCE16M

Thông số kỹ thuật:
Bảng 3.8 Thông số kỹ thuật của thạch anh 16Mhz

Tần số 16 MHz

Dung sai 0,5%

Kiểu kết thúc SMD/SMT

Nhiệt độ hoạt động tối thiểu - 20 C

38
Nhiệt độ hoạt động tối đa + 80 C

Tần số ổn định 0,2%

Chiều cao 0,9 mm

Chiều dài 3,2 mm

Chiều rộng 1,3 mm

39
3.4 Lưu đồ thuật toán
Thuật toán chung toàn hệ thống

Hình 3.15 Lưu đồ thuật toán chung toàn hệ thống

40
Thuật đoán đếm số bước chân

Hình 3.16 Lưu đồ thuật toán đếm số bước chân

Trong đó:

• xavg, yavg, zavg là các tham số gia tốc góc calibrate ban đầu
• xaccl,yaccl,zaccl là các tham số góc đo được ở thời điểm đo
• Totave được tính bằng công thức:
• Threshold là tham số chuẩn được đặt cố định bằng 2 ( totave > threshold thì mới
được tính là đi được một bước chân)

41
Thuật toán tính Calories tiêu thụ

Kh i t = 0, d = 0, v = 0, c gi e

Se =0 c gi e

> 60 S c gi e

e < 150 = ( e .0,6/60).3,6

e < 400 = ( e .0,75/60).3,6

= ( e .0,9/60).3,6

d = /3600
Cal = 0,0175.MET.M

a a h h

Hình 3.17 Lưu đồ thuật toán tính lượng Calories tiêu thụ

42
Trong đó:

• t: Thời gian đo bằng giây (s)


• v: Vận tốc (km/h)
• d: Quãng đường (km)
• calo: Công thức tính calo tiêu thụ đã đề cập ở phần 2.4.2

3.5 Kết luận chương


Chương này đã đưa ra những yêu cầu chức năng và phi chức năng của đề tài, từ đó
lựa chọn linh kiện, phân tích và thiết kế những thành phần chính của đề tài. Phần thiết
kế bao gồm thiết kế sơ đồ khối, sơ đồ chi tiết chức năng và sơ đồ thuật toán. Các sơ đồ,
thiết kế này được trình bày từ tổng quan đến chi tiết để thuận lợi cho quá trình thực hiện
đề tài và giảm thiểu sai sót.

43
CHƯƠNG 4. TRIỂN KHAI, KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ

Chương này trình bày chi tiết quá trình phát triển những chức năng, thiết kế mạch in
PCB, lập trình firmware, kết quả đạt được và đưa ra đánh giá của đề tài.

4.1 Thiết kế mạch PCB (sử dụng Altium designer 20)


Altium Designer là một trong những công cụ vẽ mạch điện tử mạnh nhất hiện nay.
Được phát triển bởi hãng Altium Limited. Altium designer là một phần mềm chuyên
nghành được sử dụng trong thiết kế mạch điện tử.

Hình 4.1 Phần mềm Altium designer 20

Altium Designer có giao diện thiết kế, quản lý và chỉnh sửa thân thiện, dễ dàng biên
dịch, quản lý file, quản lý phiên bản cho các tài liệu thiết kế. Hỗ trợ mạnh mẽ cho việc
thiết kế tự động, đi dây tự động theo thuật toán tối ưu, phân tích lắp ráp linh kiện. Hỗ
trợ việc tìm các giải pháp thiết kế hoặc chỉnh sửa mạch, linh kiện, netlist có sẵn từ trước
theo các tham số mới. Mở, xem và in các file thiết kế mạch dễ dàng với đầy đủ các thông
tin linh kiện, netlist, dữ liệu bản vẽ, kích thước, số lượng… Hệ thống các thư viện linh
kiện phong phú, chi tiết và hoàn chỉnh bao gồm tất cả các linh kiện nhúng, số, tương
tự… Đặt và sửa đối tượng trên các lớp cơ khí, định nghĩa các luật thiết kế, tùy chỉnh các
lớp mạch in, chuyển từ schematic sang PCB, đặt vị trí linh kiện trên PCB. Mô phỏng
mạch PCB 3D, đem lại hình ảnh mạch điện trung thực trong không gian 3 chiều [11].

Từ đó, chúng ta thấy Altium designer có nhiều điểm mạnh so với các phần mềm khác
như đặt luật thiết kế, quản lý đề tài mô phỏng dễ dàng, giao diện thân thiện,…

44
Thiết kế mạch nguyên lý (Schematic)

Hình 4.2 Sơ đồ nguyên lý hệ thống

Tiến hành Layout

Hình 4.3 Mạch layout mặt trước mặt sau

45
Hình 4.4 Mạch 3D

Kết quả thiết kế thực tế thu được

Hình 4.5 Mặt trước và mặt sau của mạch

46
4.2 Lập trình Firmware

Sử dụng Adruino IDE để lập trình

Arduino IDE là một phần mềm mã nguồn mở chủ yếu được sử dụng để viết và biên
dịch mã vào module Arduino. Nó có các phiên bản cho các hệ điều hành như MAC,
Windows, Linux và chạy trên nền tảng Java đi kèm với các chức năng và lệnh có sẵn
đóng vai trò quan trọng để gỡ lỗi, chỉnh sửa và biên dịch mã trong môi trường.

Arduino IDE hỗ trợ để lập trình trực tiếp cho một số linh kiện như Atmega328,
ESP8266, NodeMCU, ... Mỗi module chứa một bộ vi điều khiển trên bo mạch được lập
trình và chấp nhận thông tin dưới dạng mã.

Môi trường IDE chủ yếu chứa hai phần cơ bản: Trình chỉnh sửa và Trình biên dịch,
phần đầu sử dụng để viết mã được yêu cầu và phần sau được sử dụng để biên dịch và
tải mã lên module Arduino. Môi trường này hỗ trợ cả ngôn ngữ C và C ++ [12].

Hình 4.6 Giao diện của Arduino IDE

47
Kết quả firmware đạt được

Hình 4.7 Kết quả đạt được

4.3 Đánh giá

Kịch bản thực nghiệm

Sử dụng thiết bị đồng hồ thông minh khác đang có trên thị trường làm thiết bị chuẩn
để so sánh với thiết bị của đề tài về:

• Chức năng đo nhịp tim


• Chức năng đếm số bước chân
• Chức năng tính toán lượng calo tiêu thụ
• Chức năng tính toán quãng đường di chuyển
• Hiển thị chính xác thời gian trên màn hình

Đồng hồ thông minh dùng để so sánh là đồng hồ Mi Band 4 của hãng Xiaomi.
Xiaomi là một hãng sản xuất các thiết bị điện tử lớn trên thế giới, Mi Band 4 đã được
đưa ra thị trường tháng 6 năm 2019 nên các thông số của Mi Band 4 đo được hoàn
toàn có thể tin cậy.

48
Hình 4.8 Hình minh hoạ phương pháp đo

Kết quả Thực nghiệm


Bảng 4.1 Kết quả thực nghiệm

Xiaomi Mi Band 4 Thiết bị đo của đề tài

Quãng
Lần Nhịp Số Quãng Số Calo
Calo Thời gian Nhịp đường Thời gian
đo bước đường di bước tiêu
tim tiêu thụ (Ngày, giờ, tim di (Ngày, giờ,
chân chuyển chân thụ
(BPM) (kcal) phút) (BPM) chuyển phút)
(bước) (m) (bước) (kcal)
(m)

27/06/2021 27/06/2021
1 74 251 5 160 72 247 5,41 180
10:24 10:24

27/06/2021 27/06/2021
2 73 302 6 190 71 298 6,11 210
10:25 10:25

27/06/2021 27/06/2021
3 74 350 6 222 73 346 7,02 240
10:25 10:25

27/06/2021 27/06/2021
4 70 410 7 259 68 405 8,06 280
10:26 10:26

27/06/2021 27/06/2021
5 72 464 8 293 72 459 9,01 320
10:27 10:27

27/06/2021 27/06/2021
6 73 511 9 323 73 505 9,93 350
10:27 10:27

49
27/06/2021 27/06/2021
7 71 569 9 358 70 563 10,87 390
10:28 10:28

27/06/2021 27/06/2021
8 72 622 10 392 71 616 11,78 430
10:29 10:29

27/06/2021 27/06/2021
9 72 681 11 429 72 674 12,86 470
10:30 10:30

27/06/2021 27/06/2021
10 69 753 13 473 70 746 13,95 520
10:30 10:30

Hình 4.9 Biểu đồ thể hiện kết quả thực nghiệm

Đánh giá kết quả

Sau khi sử dụng thiết bị đồng hồ Xiaomi Mi Band 4 để so sánh với sản phẩm của đồ án
thấy được sự chênh lệch giữa kết quả ở các lần đo. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau
này nằm ở việc lựa chọn linh kiện giữa đồng hồ Mi Band 4 và sản phẩm của đồ án là
khác nhau. Mặt khác, thuật toán xử lý tính toán giữa Mi Band 4 và sản phẩm của đồ án
cũng khác nhau dẫn đến kết quả đo giữa hai thiết bị có sự chênh lệch. Tuy nhiên, sự
chênh lệch tương đối giữa hai thiết bị là không đáng kể và hoàn toàn có thể chấp nhận

50
được. Từ đó cho thấy tính chính xác của sản phẩm đồ án tốt nghiệp khi thử nghiệm trong
thực tiễn, có khả năng áp dụng được trong thực tế.

Đánh giá các chỉ tiêu khác

Các chỉ tiêu được lựa chọn ở trong yêu cầu chức năng và phi chức năng của sản
phẩm, được nêu trong mục 3.1.
Bảng 4.2 Đánh giá các chỉ tiêu khác của sản phẩm

Thiết kế Kết quả đạt được Đánh giá

Tiêu thụ năng lượng thấp Công suất tiêu thụ 0,37W-1,16W OK

Có chức năng sạc pin Đã sạc được pin OK

Kích thước nhỏ gọn 3cm x 3,5cm x 2,5cm OK

Trọng lượng nhẹ 100g OK

Sản phẩm hàn đều, đi dây gọn gàng Sản phẩm đã đạt được yêu cầu hàn OK
đều, đi dây gọn gàng

Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa, thay thế Sản phẩm đã đạt được yêu cầu về dễ OK
linh kiện dàng tháo lắp, sửa chữa các linh kiện

Đánh giá tính chính xác của chức năng Chưa chuẩn bị được thiết bị đo nồng Pending
đo nồng độ oxy trong máu độ oxy trong máu khác để so sánh

Hình 4.10 Biểu đồ dòng điện và điện áp

51
Hình 4.11 Biểu đồ công suất tiêu thụ

Tiến hành đo dòng điện và điện áp trung bình ở các thời điểm khác nhau, mỗi thời
điểm cách nhau 12 giây. Ở chế độ hoạt động khi không đo nhịp tim và oxy trong máu,
thiết bị chỉ đếm bước chân, calories và quãng đường. Lúc này điện áp sử dụng trong
khoảng 3,74V-3,75V, dòng điện trong khoảng 0,10A-0,11A, công suất tiêu thụ trong
khoảng 0,37W-0,41W. Khi thiết bị đo cả nhịp tim và oxy trong máu thì điện áp không
có sự thay đổi và vẫn nằm trong khoảng 3,74V-3,75V, tuy nhiên dòng điện nằm trong
khoảng 0,26A-0,31A, công suất tiêu thụ trong khoảng 0,97W-1,16W.

52
KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu, thiết kế và tiến hành thực hiện đề tài đồ án tốt nghiệp, em đã
tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích, kinh nghiệm thực hành thực tế. Em đã hoàn thành
cơ bản đề tài và đã cho thấy được tính khả thi của đề tài trong việc theo dõi, giám sát
sức khoẻ người dùng một cách dễ dàng và tiện dụng, có tính ứng dụng đối với thực tiễn.

Trong tương lai, nghiên cứu tiếp để phát triển sản phẩm với nhiều tính năng hơn như:

• Bổ sung thêm thư viện tính toán cho các cảm biến
• Đo bước chân và lượng calo tiêu thụ đối với nhiều hoạt động thể khác phức tạp
hơn, với nhiều địa hình hơn
• Đơn giản hóa cách thay thế, ghép nối các cảm biến vào thiết bị phục vụ cho nhu
cầu sửa chữa dễ dàng
• Kết nối được internet và gửi đi dữ liệu cảnh báo tới thiết bị quản lý khác, tính
năng này sẽ có ích trong y tế, chăm sóc sức khoẻ hay huấn luyện thể lực khi quản
lý được các thông số quan trọng của cơ thể từ xa

53
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phạm Nguyễn Vinh (2003), “sổ tay điện tâm đồ”, NXB Y học.

[2] Trần Đỗ Trịnh, “Hướng dẫn đọc điện tim”, NXB Đại Học Y Dược Huế.

[3] https://datasheetspdf.com/pdf/1349970/MaximIntegrated/MAX30102/1, truy cập


cuối cùng ngày 27/06/2021.

[4] https://en.wikipedia.org/wiki/Accelerometer, truy cập cuối cùng ngày 27/06/2021.

[5] https://en.wikipedia.org/wiki/Gyroscope, truy cập cuối cùng ngày 27/06/2021.

[6] https://www.healthline.com/health/10000-steps-calories-burned, truy cập cuối


cùng ngày 27/06/2021.

[7] https://resources.pcb.cadence.com/blog/2020-what-is-an-mcu-and-how-do-
microcontroller-units-work, truy cập cuối cùng ngày 27/06/2021.

[8] https://www.electronicshub.org/basics-i2c-communication/, truy cập cuối cùng


ngày 27/06/2021.

[9] https://mechasolution.vn/Blog/bai-21-cam-bien-gia-toc-goc-nghieng-mpu6050,
truy cập cuối cùng ngày 27/06/2021.

[10] https://pdf1.alldatasheet.com/datasheet-
pdf/view/392285/ATMEL/ATMEGA328P-AU.html, truy cập cuối cùng ngày
27/06/2021.

[11] https://www.pcbdirectory.com/news/altium-launches-altium-designer-20-with-
enhanced-interactive-router-capabilities, truy cập cuối cùng ngày 27/06/2021.

[12] http://arduino.vn/bai-viet/402-huong-dan-nap-chuong-trinh-don-gian-cho-
arduino-uno-r3, truy cập cuối cùng ngày 27/06/2021.

54

You might also like