You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

(CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN)


MSHP Tên học phần Số tín chỉ
THỐNG KÊ KINH DOANH
GS109DV01 03
BUSINESS STATISTICS

(Áp dụng từ học kỳ: 23.1A, Năm học:2023 - 2024


theo Quyết định số ……/QĐ-ĐHHS ký ngày ….….)

A. Quy cách học phần:


Số tiết bài giảng Số tiết trực tuyến,
Webinar Số tiết tự học, đọc
video thảo luận
(3) tài liệu (4)
(1) (2)
Theo KH của
39 6 90
ngành/khoá học
(1) Tổng số tiết của học phần
(2) Đối với các học phần 1 tín chỉ, 2 tín chỉ: 3 tiết tương ứng 1 buổi;
Đối với các học phần 3 tín chỉ trở lên: 6 tiết tương ứng 2 buổi
(3) Tương ứng 30 tiết/tín chỉ
B. Liên hệ với học phần khác và điều kiện học học phần:
Liên hệ Mã số học phần Tên học phần
Môn tiên quyết: Không có
Học phần trước: Không có
Điều kiện khác: Không có

C. Tóm tắt nội dung học phần:


Môn học giới thiệu các khái niệm và phương pháp thống kê cơ bản được sử dụng rộng rãi
trong kinh tế, tài chính, kế toán, marketing và kinh doanh nói chung. Trọng tâm là việc áp
dụng các phương pháp thống kê, quy trình phân tích dữ liệu để rút ra kết luận từ số liệu
mẫu, từ đó cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định. Nội dung môn học bao gồm hai
nhánh chính của thống kê: thống kê mô tả và thống kê suy diễn. Thống kê mô tả bao gồm
thu thập dữ liệu, tóm tắt và giải thích chúng thông qua các giá trị đặc trưng và đồ thị.
Thống kê suy diễn bao gồm việc lựa chọn và áp dụng kỹ thuật thống kê thích hợp để ước
lượng hoặc kiểm tra các phát biểu về tổng thể nghiên cứu dựa trên một mẫu số liệu. Ngoài
ra, mô hình hồi quy hỗ trợ ra quyết định cũng được trình bày trong nội dung môn học này.
Trong môn học này, sinh viên sẽ học cách giải quyết các vấn đề thống kê bằng bảng tính
Excel. Sinh viên được yêu cầu làm việc theo nhóm nhỏ - điều này sẽ giúp phát triển các kỹ
năng cần thiết để làm việc hiệu quả và hoà nhập trong nhóm, như trong một môi trường
làm việc thực sự. Thông thường, một phần của việc đánh giá kết quả môn học yêu cầu sinh
viên làm việc theo nhóm, thu thập và phân tích dữ liệu để trả lời cho vấn đề thực tế do
chính sinh viên lựa chọn.

D. Mục tiêu của học phần:


Là một trong những môn học nền tảng, Thống kê Kinh doanh được thiết kế nhằm cung cấp
cho sinh viên các kỹ năng cơ bản và kiến thức để phân tích dữ liệu, cần thiết cho việc học tập
chuyên sâu trong nhiều chuyên ngành khác nhau. Cụ thể, các mục tiêu của môn học này bao
gồm:

Stt Mục tiêu của học phần


Trang bị cho sinh viên hiểu biết cơ bản về thống kê mô tả và thống kê suy
O1
diễn.
Sinh viên biết lựa chọn và vận dụng các phương pháp thống kê phù hợp để hỗ
O2
trợ giải quyết các bài toán thực tế.
Sinh viên biết vận dụng phần mềm Excel trong việc xử lý dữ liệu. Giải thích
O3
và sử dụng được các kết quả xuất ra từ phần mềm.
E. Chuần đầu ra học phần:
Sau khi hoàn tất môn học, sinh viên có thể:

Chuẩn đầu ra
Stt Kết quả đạt được
CTĐT (PLOs)
CLO1.1 Hiểu và vận dụng được các phương pháp thu thập dữ liệu, PLO1
cũng như biết lựa chọn cách lấy mẫu phù hợp với mục đích
nghiên cứu.
O1
CLO1.2 Trình bày dữ liệu bằng bảng biểu, biểu đồ và tóm tắt chúng PLO2
bằng các đại lượng thống kê khác nhau.
CLO2.1 Biết lựa chọn và vận dụng phương pháp phù hợp để rút ra PLO3
kết luận về tổng thể nghiên cứu dựa trên thông tin mẫu.
O2
CLO2.2 PLO4
Sử dụng các kết quả phân tích hồi quy đơn biến hỗ trợ ra
quyết định trong các bài toán thực tế.
CLO3.1
Sử dụng thành thạo tính năng Data Analysis trong Microsoft PLO5
Excel để phân tích dữ liệu.
O3
CLO3.2 Giải thích và biết sử dụng được các kết quả xuất ra từ phần PLO6
mềm Excel

F. Phương thức tiến hành học phần:


Hình thức giảng dạy Số Ghi chú
tiết
1 Bài giảng Video 39 Link bài giảng
2 Trực tuyến, thảo luận 06 Link học trực tuyến
Tổng cộng 45
Yêu cầu :
+ Ngôn ngữ sử dụng giảng dạy, học tập: tiếng Việt
+ Các yêu cầu đối với sinh viên khi tham gia học phần: Đọc trước các tài liệu học tập, làm bài
tập trên lớp, bài tập về nhà và nộp bài tập theo yêu cầu của giảng viên. Sinh viên tự trang bị máy
tính bỏ túi và computer (Laptop) có cài đặt Excel.
Làm việc nhóm: Sinh viên thảo luận, lựa chọn đề tài mà cả nhóm cùng quan tâm, phân chia
công việc, và lên kế hoạch tiến hành các hoạt động giải quyết vấn đề. Sau khi cơ bản hoàn thành,
nhóm tiến hành đánh giá mức độ đóng góp của từng thành viên. Chủ động thông báo sớm đến
giảng viên trường hợp thành viên trong nhóm không tham gia tích cực thực hiện đề án.
+ Cách tổ chức giảng dạy học phần:

STT Cách tổ chức giảng dạy Mô tả ngắn gọn Số tiết


1 Giảng qua Video - Giảng bằng 39
tiếng Việt, có chú
thích các thuật ngũ
tiếng Anh.
- SV làm bài tập
và thực hành các
ví dụ trên Excel để
nắm rõ bài
2 Tổ chức thảo luận Sinh viên chuẩn bị 6
các câu hỏi liên
quan đến nội dung
bài học mỗi tuần.

G. Tài liệu học tập:


Tài liệu bắt buộc:
1. David R. Anderson, Dennis J. Sweeney, Thomas A. Williams, Jeffrey D. Camm,
James J. Cochran, Statistics for Business and Economics, 14 th Edition, South-
Western CENGAGE Learning, 2020
2. Bài giảng và Bài tập do Bộ môn Khoa học Tổng quát biên soạn.
Tài liệu không bắt buộc (tham khảo):
1. Norean R. Sharpe, Richard D. De Veaux, Paul F. Velleman, Business Statistics, 3rd
edition, Pearson, 2015
2. David F. Groebner, Pattrick W. Shannon, Phillip C. Fry, Business Statistics: A
Decision-Making Approach, 10th Edition, Pearson, 2017

Phần mềm xử lý số liệu thống kê: Microsoft Excel


Websites dữ liệu:
- Tổng Cục Thống Kê Việt Nam: http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217
- Cục Thống Kê TP. Hồ Chí Minh:
http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/home;jsessionid=509AD3DAEBEF
3C7EF6812DE142BA5ADD
- The World Bank: http://www.worldbank.org/
- The Asian Development Bank: https://www.adb.org/
- Tài chính chứng khoán: https://cafef.vn/
H. Đánh giá kết quả học tập học phần:
1. Thuyết minh về cách đánh giá kết quả học tập
Sinh viên học môn Thống kê Kinh doanh ở loại hình đào tạo từ xa sẽ được đánh giá qua 2
phương pháp:
1. Làm bài tập thực hành (40%): Sinh viên sẽ làm và nộp các bài tập thực hành để
củng cố kiến thức sau các nội dung học hàng tuần.
2. Nộp bài tập cá nhân (60%): Sinh viên sẽ có 4 lần nộp bài tập sau một số chương
theo yêu cầu của Giảng viên. Thời hạn nộp bài do Giảng viên quy định trên trang học
tập trực tuyến.
2. Tóm tắt cách đánh giá kết quả học tập
* Đối với học kỳ chính:

Thời Trọng
Thành phần Tóm tắt biện pháp đánh giá Thời điểm
lượng số
Kiểm tra lần 1 Làm bài tập Thực hành 40% Tuần 2 - 15
Kiểm tra cuối Nộp bài tập cá nhân 60% Tuần 3 - 15
học kỳ
Tổng 100%

Ghi chú:
 Các bài kiểm tra quá trình có thể thực hiện trực tuyến và phải phù hợp với học liệu được
thiết kế trên Mlearning
 Thi cuối kỳ: thi cuối kỳ tập trung tại Trường hoặc các trạm liên kết (trừ các hình thức
như tiểu luận cuối kỳ, đề án,..)

I. Tính chính trực trong học thuật:


Chính trực là một giá trị cốt lõi và mang tính quyết định cho chất lượng đào tạo của một
trường đại học. Vì vậy, đảm bảo sự chính trực trong giảng dạy, học tập, và nghiên cứu luôn được
chú trọng tại Đại học Hoa Sen. Cụ thể, sinh viên cần thực hiện những điều sau:
1. Làm việc độc lập đối với những bài tập cá nhân: Những bài tập hoặc bài kiểm tra cá nhân
nhằm đánh giá khả năng của từng sinh viên. Sinh viên phải tự mình thực hiện những bài
tập này; không được nhờ sự giúp đỡ của ai khác. Sinh viên cũng không được phép giúp đỡ
bạn khác trong lớp nếu không được sự đồng ý của giảng viên. Đối với bài kiểm tra (cả tại
lớp và tự làm ở nhà), sinh viên không được gian lận dưới bất cứ hình thức nào.
2. Không đạo văn: Đạo văn (plagiarism) là việc sử dụng ý, câu văn, hoặc bài viết của người
khác trong bài viết của mình mà không có trích dẫn phù hợp. Sinh viên sẽ bị xem là đạo
văn nếu:
i. Sao chép nguyên văn một câu hay một đoạn văn mà không đưa vào ngoặc kép và
không có trích dẫn phù hợp.
ii. Sử dụng toàn bộ hay một phần bài viết của người khác.
iii. Diễn đạt lại (rephrase) hoặc dịch (translate) ý tưởng, đoạn văn của người khác mà
không có trích dẫn phù hợp.
iv. Tự đạo văn (self-plagiarize) bằng cách sử dụng toàn bộ hoặc phần nội dung chủ yếu
của một đề tài, báo cáo, bài kiểm tra do chính mình viết để nộp cho hai (hay nhiều)
lớp khác nhau.
3. Có trách nhiệm trong làm việc nhóm: Các hoạt động nhóm, bài tập nhóm, hay báo cáo
nhóm vẫn phải thể hiện sự đóng góp của cá nhân ở những vai trò khác nhau. Báo cáo cuối
kỳ của sinh viên nên có phần ghi nhận những đóng góp cá nhân này.
Bất kỳ hành động không chính trực nào của sinh viên, dù bị phát hiện ở bất kỳ thời điểm
nào (kể cả sau khi điểm đã được công bố hoặc kết thúc học phần) đều sẽ dẫn đến điểm 0 đối với
phần kiểm tra tương ứng, hoặc điểm 0 cho toàn bộ học phần tùy vào mức độ (tham khảo Quy
định về Liêm chính học thuật tại: https://thuvien.hoasen.edu.vn/gioi-thieu/chinh-sach-van-ban-
9.html). Để nêu cao và giữ vững tính chính trực, nhà trường cũng khuyến khích sinh viên báo cáo
cho giảng viên và Trưởng Khoa những trường hợp gian lận mà mình biết được.

J. Phân công giảng dạy:


ST Họ và tên Email, Điện thoại, Lịch tiếp Vị trí
T Phòng làm việc SV giảng dạy
1 Lâm Quốc Dũng dung.lamquoc@hoasen.edu.vn Giảng viên
2 Dương Quang Hòa hoa.duongquang@hoasen.edu.vn Giảng viên
3 Phạm Ngọc Ánh anh.phamngoc@hoasen.edu.vn Giảng viên
4 Phạm Văn Minh minh.phamvan@hoasen.edu.vn Giảng viên
5 Nguyễn Lê Duy duy.nguyenle@hoasen.edu.vn Giảng viên
6 Đặng Công Tiên tien.dangcong@hoasen.edu.vn Giảng viên

K. Kế hoạch giảng dạy:


Tuần/Buổi Tựa đề bài giảng Tài liệu Công việc Chuẩn đầu ra
bắt buộc sinh viên phải học phần
hoàn thành (CLOs)
PHẦN 1: THỐNG KÊ MÔ TẢ - THU THẬP VÀ KHÁM PHÁ DỮ LIỆU (12
tiết)

1. Thu thập dữ liệu (3 tiết)

1/1 1.1. Các khái niệm Chương Thực hành: CLO1.1


1 - Tìm kiếm và
- Thống kê và các ứng dụng
tổng hợp các
- Quy trình phân tích dữ liệu trang chuyên
cung cấp dữ
- Tổng thể, mẫu, biến và các quan sát
liệu trên
1.2. Dữ liệu internet về một
chủ đề cụ thể.
- Phân loại biến, dữ liệu và các loại thang
đo
- Các nguồn dữ liệu
1.3. Khảo sát và chọn mẫu
- Các kĩ thuật chọn mẫu
2. Trình bày và mô tả dữ liệu (9 tiết)
2/2 2.1 Dữ liệu định tính Chương Lập bảng tần CLO1.2
2 số/ tần suất,
- Bảng tần số, tần suất và biểu đồ thanh,
sắp xếp dữ liệu
biểu đồ tròn (Bar, Pie Chart) và vẽ các loại
biểu đồ thông
dụng bằng
Excel
3/3 2.2 Dữ liệu định lượng Chương - Thực hành CLO1.2
2 trên Excel CLO3.1
- Bảng tần số, tần suất
- Lập nhóm và CLO3.2
- Biểu đồ chuỗi thời gian, biểu đồ Tần số chọn đề tài
(Histogram)
- Hình dạng dữ liệu: yếu vị (mode), tính
đối xứng, những điểm dị biệt (Outliers)
- Các đặc trưng tập trung: trung bình,
trung vị
4/4 2.2 Dữ liệu định lượng (tiếp theo) Chương - Nộp bài tập CLO1.2
2 về nhà lần 1 CLO3.1
- Các đặc trưng phân tán: Khoảng biến
- Lập bảng CLO3.2
thiên, Tứ phân vị, Độ trải giữa, Phương
khảo sát dữ
sai, Độ lệch chuẩn
liệu
2.3 Bài tập
Phần đọc thêm: Giới thiệu xác suất và các phân phối xác suất (Chương 456)

PHẦN 2 : THỐNG KÊ SUY DIỄN – HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH (24 tiết)

3. Ước lượng tổng thể (9 tiết)

5/5 3.1 Ước lượng trung bình tổng thể Chương - Thực hành CLO2.1
3 trên Excel CLO3.1
- Giới thiệu bài toán
- Tiến hành thu CLO3.2
- Công thức, thuật toán thập dữ liệu
cho đề án
- Giải thích ý nghĩa
6/6 3.2 Ước lượng tỷ lệ tổng thể Chương - Thực hành CLO2.1
3 trên Excel
- Giới thiệu bài toán
- Công thức, thuật toán
- Giải thích ý nghĩa
7/7 3.3 Xác định cỡ mẫu cho bài toán ước Chương CLO2.1
3 - Nộp dữ liệu
lượng
đã thu được
- Công thức -Nộp Bài tập
lần 2
- Giải thích ý nghĩa
8/8 Bài tập và thảo luận

4. Kiểm định giả thuyết (6 tiết)

9/9 4.1 Kiểm định giả thuyết trên 1 mẫu Chương - Thực hành CLO2.1
4 trên Excel
- Giới thiệu bài toán
- Báo cáo tiến
- Giả thuyết không và giả thuyết thay thế độ đề án – Nội
dung: Bài toán
- Mức ý nghĩa và độ tin cậy
ước lượng
- Hai loại sai lầm
- Kiểm định trung bình của tổng thể
10/10 - Kiểm định giả thuyết tỷ lệ và ra quyết Chương CLO2.1
4
định
- Bài tập
5. So sánh hai tổng thể (3 tiết)

11/11 - Giới thiệu bài toán Chương - Nộp bài tập CLO2.1
5 về nhà 3 CLO3.1
- Kiểm định trung bình của hai tổng thể
CLO3.2
- Kiểm định giả thuyết tỷ lệ và ra quyết
định
- Bài tập
6. Mô hình ra quyết định – Dự báo (9 tiết)

12/12 5.1 Giới thiệu tương quan và hồi quy Chương - Thực hành CLO3.1
6 trên Excel CLO3.2
- Đồ thị rời rạc (scatterplots)
- Kiểm tra đạo
văn
- Hệ số tương quan: Công thức, tính chất,
ý nghĩa
13/13 5.2 Mô hình hồi quy 2 biến Chương - Thực hành
6 trên Excel CLO2.2
- Mô hình
- Nộp đề án CLO3.1
- Ý nghĩa hệ số xác định và hệ số góc CLO3.2
14/14 5.2 Mô hình hồi quy 2 biến (tt) Chương CLO2.2
6 CLO3.1
- Phương pháp ước lượng OLS
CLO3.2
- Kiểm định hệ số hồi quy, sự phù hợp
của mô hình (kiểm định t và F)
- Sử dụng mô hình để dự báo
15/15 Bài tập và thảo luận

Yêu cầu của từng buổi học cần được nêu chi tiết và tương ứng với học liệu được thiết kế trên
Mlearning: video SV cần xem, bài tập SV cần thực hiện, những yêu cầu khác để hoàn thành bài
học,…Hai buổi thảo luận trực tuyến (Q&A) nên được xếp vào tuần 8 và 15.

Ngày … tháng ….năm …… Ngày … tháng ….năm ……


Người viết Trưởng khoa
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Lâm Quốc Dũng Lê Đình Phong

You might also like