You are on page 1of 4

Chương 3: AMIN, AMINO AXIT VÀ PROTEIN

A. AMIN
I. Khái niệm
Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta thu được hợp chất amin.
Ví dụ: CH3-NH2: metylamin (bậc I); C6H5-NH2 : phenylamin / anilin
CH3-NH-CH3: đimetyl amin (bậc II); (CH3)3N : trimetylamin (bậc III)
* Bậc của amin: bằng số gốc hiđrocacbon liên kết với nguyên tử nitơ.
* Amin no, đơn chức, mạch hở có CTPT chung : CnH2n+3 (n  1)
II. Đồng phân
Số đồng phân amin no, đơn chức, mạch hở (CnH2n+3) là : 2n-1 (n < 5)
Amin thường có đồng phân về mạch cacbon, về vị trí nhóm chức và về bậc của amin.
Ví dụ:
CH3 CH2 CH2 CH2 NH2
CH3 CH CH2 NH2 Ñoàng phaân veà maïch cacbon
CH3

CH3 CH2 CH2 NH2


CH3 CH CH3 Ñoàng phaân veà vò trí nhoùm chöùc
NH2

CH3 CH2 NH2


Ñoàng phaân veà baäc cuûa amin
CH3 NH CH3
III. Phân loại
- Theo gốc hiđrocacbon: amin mạch hở như CH3NH2, C2H5NH2,…,
amin thơm như C6H5NH2, CH3C6H4NH2,…
- Theo bậc của amin: amin bậc I, amin bậc II, amin bậc III.
IV. Danh pháp: Gọi tên theo tên gốc chức (tên gốc hiđrocacbon + amin) và tên thay thế.
CTCT Tên gốc – chức Tên thay thế
CH3NH2 Metylamin Metanamin
CH3CH2 NH2 Etylamin Etanamin
CH3CH2CH2 NH2 Propylamin propan-1-amin
(CH3)3N Trimetylamin N,N-đimetylmetanamin
CH3[CH2]3 NH2 Butylamin butan-1-amin
CH3-NH-CH3 Đimetylamin N-metylmetanamin
C2H5-NH-C2H5 Đietylamin N-etyletanamin
C6H5NH2 Phenylamin (Anilin) Benzenamin
H2N[CH2]6NH2 Hexametylenđiamin Hexan-1,6-điamin
V. Tính chất vật lí
- Metylamin, đimetylamin, trimetylamin, etylamin là những chất khí, mùi khai khó chịu, tan nhiều trong nước.
Các amin có phân tử khối cao hơn là những chất lỏng hoặc rắn.
- Phân tử khối càng tăng thì nhiệt độ sôi tăng dần và độ tan trong nước giảm dần.
- Các amin thơm là chất lỏng hoặc rắn, dễ bị oxi hóa trong không khí (từ không màu hóa thành đen).
- Anilin là chất lỏng, không màu, hầu như không tan trong nước và nặng hơn nước.
- Các amin đều độc. Mùi tanh của cá (nhất là cá mè) do amin gây ra.
VI. Tính chất hoá học
1. Tính bazơ
- Tác dụng với dd axit: C6H5NH2 + HCl → [C6H5NH3]+Cl−
anilin phenylamoni clorua

Cô Diệp Hương – trang 19


- Tác dụng với dd muối (Al3+, Fe3+,…) tạo kết tủa hidroxit kim loại:
3R-NH2 + AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3R-NH3Cl
Hoặc: 3R-NH2 + Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3R-NH3+
- Các amin tan nhiều trong nước như metylamin, etylamin,…, dd của chúng có khả năng làm xanh giấy quỳ
tím hoặc làm hồng phenolphtalein, có lực bazơ mạnh hơn amoniac nhờ ảnh hưởng của nhóm ankyl.
- Anilin có tính bazơ, nhưng dung dịch của nó (và các amin thơm khác) không làm xanh giấy quỳ tím, không
làm hồng phenolphtalein vì lực bazơ của nó rất yếu (yếu hơn amoniac). Đó là ảnh hưởng của gốc phenyl.
So sánh lực bazơ: CH3NH2 > NH3 > C6H5NH2
Lực bazơ: NaOH > C2H5NH2 > CH3NH2 > NH3 > C6H5NH2 > (C6H5)2NH
2. Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin
:NH2 NH2
Br Br
H2O
+ 3Br2 + 3HBr

Br
(2,4,6-tribromanilin)
Viết gọn : C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2 ↓ + 3HBr.
kết tủa màu trắng
 Dùng để nhận biết anilin

Dạng 1: lý thuyết về amin


Câu 1. Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc ba?
A. C2H5-NH2. B. (CH3)3N. C. CH3-NH-CH3. D. CH3-NH2.
Câu 2. Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5). Dãy các chất
sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là
A. (3), (1), (5), (2), (4). B. (4), (1), (5), (2), (3).
C. (4), (2), (3), (1), (5). D. (4), (2), (5), (1), (3).
Câu 3. Số đồng phân amin ứng với công thức phân tử C3H9N là:
A. 3 B. 5 C. 4 D. 2
Câu 4. Hãy sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự tăng dần lực bazơ: (1) anilin; (2) etylamin; (3) đietylamin; (4)
natri hiđroxit; (5) amoniac.
A. (1) < (5) < (2) < (3) < (4). B. (1) < (2) < (5) < (3) < (4).
C. (2) < (1) < (3) < (4) < (5). D. (2) < (5) < (4) < (3) < (1).
Dạng 2: amin tác dụng với axit:
Nếu amin đơn chức: R–NH2 + HCl → R–NH3Cl
Tổng quát: R(NH2)a + a HCl → R(NH3Cl)a
Số nhóm -NH2 :

Bảo toàn khối lượng: mamin + mHCl = mmuối  mamin + 36,5. nHCl pứ = mmuối

Câu 5. Cho 12 gam etylamin tác dụng vừa đủ với dd HCl, khối lượng muối thu được là
A. 21,733 g. B. 21,680 g. C. 18,000 g. D. 21,190 g.

Câu 6. Cho 2,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin tác dụng vừa đủ với dd chứa 0,05 mol HCl,
khối lượng muối thu được là
A. 3,425 g. B. 4,725 g. C. 2,550 g. D. 3,825 g.
Câu 7. Để trung hòa 25 gam dd của một amin đơn chức X nồng độ 12,4%, cần dùng 100 ml dd HCl 1M.
Công thức phân tử của X là A. C3H5N. B. C2H7N. C. CH5N. D. C3H7N.

Câu 8. Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với dd HCl dư, thu được 15 gam muối. Số đồng
phân cấu tạo của X là A. 4. B. 8. C. 5. D. 7.

Cô Diệp Hương – trang 20


Câu 9. Hỗn hợp gồm 6,2 gam metylamin và 6,75 gam etylamin tác dụng vừa đủ với dd HCl, khối
lượng muối thu được là
A. 25,725 gam. B. 20,25 gam. C. 27,55 gam. D. 22,075 gam.

Câu 10. Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với
dd HCl 1M, cô cạn dd thu được 31,68 gam muối. Thể tích dd HCl đã dùng là
A. 16 ml. B. 32 ml. C. 160 ml. D. 320 ml.

Câu 11. Cho 2,1 gam hhX gồm 2 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với
dd HCl dư, thu được 3,925 gam hỗn hợp muối. Công thức 2 amin trong hhX là
A. C3H7NH2 và C4H9NH2. B. CH3NH2 và C2H5NH2.
C. CH3NH2 và (CH3)3N. D. C2H5NH2 và C3H7NH2.

Câu 12. Cho 0,76 gam hhX gồm 2 amin đơn chức có số mol bằng nhau, phản ứng hoàn toàn với dd
HCl dư, thu được 1,49 gam muối. Khối lượng của amin có phân tử khối nhỏ hơn trong 0,76 g hhX là
A. 0,45 gam. B. 0,38 gam. C. 0,58 gam. D. 0,31 gam.

Dạng 2: amin tác dụng với dd muối


3R-NH2 + AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3R-NH3Cl
Hoặc: 3R-NH2 + Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3R-NH3+
Câu 13. Cho 200 ml dd metylamin 0,15M phản ứng với lượng dư dd AlCl3, thu được m gam kết tủa. Giá trị
của m là A. 1,17 gam. B. 2,34 gam. C. 0,78 gam. D. 7,02 gam.

Câu 14. Cho 18,6 gam amin no, đơn chức A tác dụng với dd FeCl3 dư, thu được 21,4 gam kết tủa. Công thức
amin là A. C2H5NH2. B. CH3NH2. C. C3H7NH2. D. C4H9NH2.

Câu 15. Để phản ứng hết với 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,25M và FeCl3 0,4M, cần bao nhiêu gam hỗn
hợp gồm metylamin và etylamin có tỉ khối hơi so với He là 8,625?
A. 25,875 gam. B. 25,0125 gam. C. 32,3475 gam. D. 20,758 gam.

Câu 16. Cho hỗn hợp 2 amin đơn chức bậc I có tỉ khối hơi so với hidro là 19 (biết có 1 amin có số mol
là 0,15 mol) tác dụng với dd FeCl 3 dư, thu được kết tủa A. Nung A đến khối lượng không đổi thu được
8 gam chất rắn. Công thức 2 amin là
A. CH3NH2 và C2H5NH2. B. CH3NH2 và C2H3NH2.
C. C2H5NH2 và C2H3NH2. D. CH3NH2 và CH3NHCH3.

Cô Diệp Hương – trang 21


Dạng 3: đốt cháy amin no, đơn chức, mạch hở

 namin = 2. nN2 ; nH2O - nCO2 = 1,5. namin


Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam metylamin bằng oxi dư. Cho toàn bộ sản phẩm cháy sục vào bình chứa
dd nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m là
A. 17,8 gam. B. 20,6 gam. C. 12,4 gam. D. 10,6 gam.

Câu 18. Đốt cháy hoàn toàn m gam đimetylamin bằng oxi vừa đủ, thu được 16,128 lít (đktc) hỗn hợp khí và
hơi. Giá trị của m là
A. 10,8 gam. B. 5,4 gam. C. 13,92 gam. D. 6,48 gam.

Câu 19. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp amin X cần V lít O 2 (đktc) thu được N 2 và 31,68 gam CO 2 , 7,56
gam H 2 O. Giá trị V là
A. 25,536 lít. B. 20,16 lít. C. 20,832 lít. D. 26,88 lít.

Câu 20. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol một amin no, đơn chức, mạch hở bằng V lít O2 (đktc) vừa đủ, toàn bộ
sản phẩm cháy sục vào bình chứa dd nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 26,7 gam. Giá trị của V là
A. 11,76 lít. B. 6,72 lít. C. 15,12 lít. D. 13,44 lít.

Câu 21. Đốt cháy hoàn toàn 1 amin no, đơn chức thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích 2:3. Amin có
tên gọi là A. trimetylamin. B. metylamin. C. etylamin. D. butylamin.

Câu 22. Đốt cháy hoàn toàn 1 amin đơn chức X thu được 16,8 lít CO2 (đktc) ; 2,8 lít N2 (đktc) và 20,25 gam
nước. X là A. C4H9N. B. C3H7N. C. C2H7N. D. C3H9N.

Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn một amin thơm bậc I, thu được 1,568 lít khí CO 2 , 1,232 lít hơi nước và
0,336 lít N 2 (các thể tích khí đều đo ở đktc). Để trung hòa hết 0,05 mol X cần 200 ml dd HCl 0,75M.
Công thức phân tử X là
A. C6H5NH2. B. (C6H5)2NH. C. C2H5NH2. D. C7H11N3.

Câu 24. Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin X bằng 1 lượng oxi vừa đủ, thu được 8V lít hỗn hợp
gồm CO 2 , hơi nước và N 2 (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). X tác dụng với HNO 2 ở nhiệt
độ thường giải phóng khí N 2 . Chất X là
A. CH2=CH-NH-CH3. B. CH3-CH2-NH-CH3.
C. CH3-CH2-CH2-NH2. D. CH2=CH-CH2-NH2.

Câu 25. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm 3 amin thu được 3,36 lít CO 2 (đktc), 5,4 gam H 2 O và
11,2 lít N2 (đktc). Giá trị m là A. 3,6 gam. B. 16,4 gam. C. 4,0 gam. D. 3,1 gam.

Cô Diệp Hương – trang 22

You might also like