You are on page 1of 44

ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

BÀI GIẢNG TOÁN CAO CẤP


CHƯƠNG 1 : BIẾN CỐ NGẪU NHIÊN VÀ PHÉP TÍNH XÁC SUẤT

Giảng viên: ThS. Nguyễn Xuân Quý

Email: quynx2705@gmail.com
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

NỘI DUNG CHÍNH

1. Các khái niệm cơ bản và định nghĩa xác suất

2. Các định lý xác suất

• Định lý Cộng xác suất

• Định lý Nhân xác suất

• Công thức Becnulli

• Công thức Xác suất toàn phần

• Công thức Bayes

2
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ ĐỊNH NGHĨA XÁC SUẤT

1. Các khái niệm cơ bản

F Phép thử là một thí nghiệm mà ta không biết trước kết quả xảy ra.

F Không gian mẫu là tập hợp tất cả các khả năng có thể có của một phép

thử. Ký hiệu KGM là Ω. Số phần tử của KGM là n(Ω).





 Phép thử là: Gieo một đồng xu.



VD 1. Gieo một đồng xu thì 


 KGM là: Ω = {S, N} → n(Ω) = 2.

VD 2. Gieo đồng thời 2 con xúc xắc thì Phép thử là: Gieo đồng thời 2 con

xúc xắc và KGM là

Ω = {(1, 1); (1, 2); . . . ; (6, 6)} → n(Ω) = 36.


3
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

F Biến cố là tập con của KGM.

Thường ký hiệu Biến cố là các chữ cái in Hoa: A, B, C, . . .

Chú ý

• Biến cố sơ cấp là biến cố đơn giản nhất, không thể biểu diễn qua các

biến cố khác.

• Hai biến cố xung khắc là hai biến cố giao nhau bằng rỗng.

• Hai biến cố độc lập là hai biến cố mà khả năng xảy ra biến cố này không

ảnh hưởng đến khả năng xảy ra của biến cố kia.

4
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

Một số phép toán Biến cố

• Biến cố A gọi là kéo theo biến cố B (ký hiệu A ⊂ B) nếu A xuất hiện thì

B xuất hiện.

• Hợp của 2 biến cố: A ∪ B hoặc A + B là biến cố xảy ra khi ít nhất một

trong hai biến cố A, B xảy ra.

• Giao của 2 biến cố: A ∩ B hoặc A.B là biến cố xảy ra khi A và B đồng thời

xảy ra.

• Biến cố đối: A = Ω\A.

• Biến cố chắc chắn: Ω Biến cố không thể: ∅.

5
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

VD 3. Ba xạ thủ A, B, C bắn mỗi người một viên đạn vào một mục tiêu.

Gọi

A: "xạ thủ A bắn trúng" B: "xạ thủ B bắn trúng" C: "xạ thủ C bắn trúng".

a) Hãy mô tả bằng lời các biến cố: ABC, A B C, A + B + C.

b) Xét các biến cố

D : "Có ít nhất hai xạ thủ bắn trúng"

E : "Có nhiều nhất một xạ thủ bắn trúng"

F : "Chỉ có một xạ thủ bắn trúng"

G : "Chỉ có xạ thủ C bắn trúng".

Hãy biểu diễn các biến cố này theo các biến cố A, B, C.

6
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

Giải.

a) ABC: "cả ba xạ thủ đều bắn trúng"

A B C : "cả ba xạ thủ đều bắn trượt"

A + B + C : "có ít nhất một xạ thủ bắn trúng".

b) D = AB + BC + CA

E = AB + BC + CA

F = AB C + BC A + CA B

G = A B C.

7
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

2. Các định nghĩa xác suất

Xác suất của biến cố A là một số, ký hiệu là P(A) đặc trưng khả năng xuất

hiện biến cố A khi thực hiện phép thử.

F Định nghĩa cổ điển về xác suất:


Số phần tử của A n(A)
P(A) = =
Số phần tử của KGM n(Ω)
F Nhận xét:

♣ 0 ≤ P(A) ≤ 1, P(Ω) = 1, P(∅) = 0.

♠ Công thức này chỉ sử dụng khi các kết quả của phép thử là đồng khả

năng và hữu hạn.

8
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

F Định nghĩa hình học của xác suất:

Giả sử một điểm được "ném" ngẫu nhiên vào một miền S. Khi đó xác

suất để điểm đó rơi vào miền A ⊂ S là


Độ đo của miền A
P(A) =
Độ đo của miền S
Trong đó, độ đo của một miền S là

• độ dài, nếu S là một khoảng hay một đoạn (S ⊂ R)

• diện tích, nếu S là một miền trong mặt phẳng (S ⊂ R2)

• thể tích, nếu S là một miền trong không gian (S ⊂ R3)

9
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

VD 4. Chọn ngẫu nhiên một số thực trong đoạn [0, 10]. Tính xác suất để số

đó nằm trong đoạn [3, 5].

Giải. Do độ dài đoạn [0, 10] bằng 10 và độ dài đoạn [3, 5] bằng 2 nên xác

suất cần tính là


2
P= = 0, 2.
10

VD 5. Chọn ngẫu nhiên một điểm trong hình vuông giới hạn bởi các đường

x = 1, y = 1 và các trục tọa độ. Tính xác suất để khoảng cách từ điểm đó

đến gốc tọa độ O lớn hơn 1.

10
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

Giải. Điểm A cách O một khoảng lớn hơn 1 khi nó nằm ngoài đường tròn

tâm O, bán kính bằng 1. Vậy xác suất cần tính là


S1 12 − 14 π.12 4−π
P= = = ' 0, 2146.
SONMP 12 4

11
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

F Định nghĩa thống kê của xác suất:

SV xem trong SGT.

Chú ý

Xác suất còn được tính theo các công thức: Cộng, Nhân, Becnulli, Bayes,

Xác suất Toàn phần,. . .

12
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

II. CÁC ĐỊNH LÝ XÁC SUẤT

1. Định lý Cộng xác suất

Với A, B là hai biến cố của một phép thử thì

P(A + B) = P(A) + P(B) − P(AB).

VD 6. Xác suất để một SV thi qua môn Toán 1 là 0, 7; xác suất để anh ta thi

qua môn Toán 2 là 0, 6 và xác suất để thi qua cả hai môn đó là 0, 4. Tính xác

suất SV đó thi qua ít nhất một môn.

13
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

XS qua Toán 1: 0, 7, XS qua Toán 2: 0, 6, XS qua cả Toán 1 và Toán 2: 0, 4

Giải.

Gọi A : "SV đó thi qua môn Toán 1"

B : "thi qua môn Toán 2"

Giả thiết cho ta P(A) = 0, 7, P(B) = 0, 6 và P(AB) = 0, 4.

Vậy xác suất để SV đó qua ít nhất 1 môn là:

P(A + B) = P(A) + P(B) − P(A + B) = 0, 7 + 0, 6 − 0, 4 = 0, 9.

14
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

Hệ quả 1

Nếu A và B xung khắc (tức là A ∩ B = AB = ∅) thì

P(A + B) = P(A) + P(B).

Hệ quả 2

Với mọi biến cố A thì

1 = P(Ω) = P(A + A) = P(A) + P(A) ⇒ P(A) = 1 − P(A).

Định lý (Mở rộng cho trường hợp 3 biến cố)

Với A, B, C là ba biến cố của một phép thử thì

P(A + B + C) = P(A) + P(B) + P(C) − [P(AB) + P(BC) + P(CA)] + P(ABC).

15
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

2. Định lý Nhân xác suất

2.1 Xác suất có điều kiện

Xác suất của biến cố B được tính với điều kiện biến cố A đã xảy ra gọi là xác suất

điều kiện của B, ký hiệu là P(B/A) hoặc P(B|A).

VD 7. Một hộp có 6 quả cầu trắng và 5 quả cầu đen. Lấy ngẫu nhiên lần

lượt từng quả cầu. Tính xác suất để lần thứ hai lấy được quả cầu trắng (biến

cố B), biết rằng lần thứ nhất lấy được quả cầu đen (biến cố A).

Giải. Sau khi lấy quả cầu đen thì trong hộp còn 6 quả trắng và 4 quả đen.
6
Do đó xác suất để lần hai được quả cầu trắng là P(B/A) = = 0, 6.
10

16
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

VD 8. Gieo một con xúc xắc (chuẩn), gọi

A : "xuất hiện mặt lẻ" B : "xuất hiện mặt 3"

Khi đó
1 1
P(A) = , P(B) =
2 6
1
nhưng P(B/A) = và P(A/B) = 1.
3

17
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

2.2 Chú ý

F Hai biến cố A, B gọi là độc lập nếu P(A/B) = P(A) hoặc P(B/A) = P(B),

nghĩa là việc xảy ra hay không của biến cố này không làm thay đổi xác suất của

biến cố kia và ngược lại.

18
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

Chú ý

F Xác suất P(B/A) còn có thể định nghĩa theo công thức

P(AB)
P(B/A) = .
P(A)

19
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

2.3 Định lý Nhân xác suất

Với hai biến cố A, B thì

P(AB) = P(A).P(B/A) = P(B).P(A/B).

Hệ quả 1 Công thức tính xác suất điều kiện


P(AB) P(AB)
P(A/B) = , P(B/A) = .
P(B) P(A)

Hệ quả 2 Nếu A, B độc lập thì

P(AB) = P(A).P(B).

20
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

VD 9. Trong một vùng dân cư,

tỉ lệ người nghiện thuốc lá và mắc chứng ưng thư họng là 15%.

Có 25% người nghiện thuốc nhưng không ung thư họng,

50% số người không nghiện thuốc và cũng không bị ung thư họng,

10% số người không nghiện thuốc nhưng mắc chứng ung thư họng.

Sử dụng số liệu thống kê trên có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa

bệnh ung thư họng và thói quen hút thuốc lá?

21
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

Để trả lời được câu hỏi, ta phải so sánh xác suất để một người bị ung thư

họng với điều kiện người đó nghiện thuốc với xác suất để một người ung

thư họng với điều kiện không nghiện thuốc. Gọi

A : "Người đó nghiện thuốc" B : "Người đó bị ung thư họng"


P(AB) P(AB)
Ta có P(B/A) = P(B/A) =
P(A) P(A)
• P(AB) = 0, 15 P(AB) = 0, 1 P(AB) = 0, 25

• P(A) = P(AB) + P(AB) = 0, 15 + 0, 25 = 0, 4 ⇒ P(A) = 1 − 0, 4 = 0, 6


0, 15 0, 1
Do đó P(B/A) = ' 0, 375 P(B/A) = ' 0, 167.
0, 4 0, 6
Vậy người nghiện thuốc sẽ có nguy cơ bị ung thư họng lớn gấp đôi người

không nghiện thuốc.


22
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

VD 10. Gieo đồng thời 2 con xúc xắc cân đối. Tính xác suất để tổng số

chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc không nhỏ hơn 10, biết rằng ít nhất

một trong hai con đã ra mặt 5 chấm.

Giải. Gọi

A : "Ít nhất một con xúc xắc ra mặt 5"

B : "Tổng số chấm trên 2 con xúc xắc không nhỏ hơn 10".

Ta cần tính
P(AB)
P(B/A) = .
P(A)

23
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

Ta có
 2
5 11
• P(A) = 1 − P(A) = 1 − = .
6 36
• AB : "Có ít nhất một con xúc xắc xuất hiện mặt 5 và hai xúc xắc có tổng

ít nhất là 10".
3
Do đó AB = {(5; 6), (6; 5), (5; 5)} ⇒ P(AB) = .
36
3 11 3
Vậy P(B/A) = : = ' 0, 27.
36 36 11
VD 11. Một thủ kho có một chùm chìa khóa gồm 9 chiếc giống hệt nhau,

trong đó chỉ có 2 chiếc mở được cửa. Người đó thử ngẫu nhiên từng chìa

(chìa nào không mở được thì bỏ ra). Tìm xác suất để người đó mở được cửa

ở lần thứ 3.

24
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

Chú ý

Công thức Nhân cho ba biến cố:

P(ABC) = P(A).P(B/A).P(C/AB).

Có thể mở rộng công thức Nhân cho nhiều hơn ba biến cố.

25
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

Giải. Gọi Ai : "Mở được cửa lần thứ i" (i = 1, 9).

Ta có A1A2A3 : "Lần thứ 3 mở được cửa".

Do đó P(A1A2A3) = P(A1).P(A2/A1).P(A3/A1A2).

Lại có
7 6 2
P(A1) = P(A2/A1) = P(A3/A1A2) = .
9 8 7
Vậy
7 6 2 1
P(A1A2A3) = · · = .
9 8 7 6

26
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

VD 12. Hai người chơi một trò như sau: mỗi người lần lượt rút một viên

bi từ một hộp đựng 2 bi trắng và 4 bi đen, bi được rút không trả vào hộp.

Người nào rút được bi trắng trước thì thắng cuộc.

Tính xác suất thắng cuộc của người rút trước?

27
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

Giải. Gọi

A : "Người thứ nhất rút được bi trắng"

B "Người thứ hai rút được bi trắng"

H : "Người thứ nhất là người thắng cuộc".

Khi đó H = A + A B A + A B A B A.

Ta có

2
• P(A) =
6
4 3 2 1
       
• P A B A = P A .P B/A .P A/A B = · · =
6 5 4 5

28
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

           
• P A B A B A = P A .P B/A .P A/A B .P B/A B A .P A/A B A B
4 3 2 1 1
= · · · ·1= .
6 5 4 3 15

Vậy
1 1 1 3
P(H) = + + = = 0, 6.
3 5 15 5
Kết luận: người rút trước sẽ có khả năng chiến thắng là 60%, trong khi

người rút sau khả năng chiến thắng là 40%.

29
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

3. CÔNG THỨC BECNULLI

Giả sử A là biến cố ngẫu nhiên có xác suất P(A) = p (xác suất để không xảy ra A
 
là P A = 1 − p = q). Tiến hành n phép thử ngẫu nhiên. Khi đó xác suất để A

xuất hiện đúng k lần là

Pn(k) = Cnk.pk.qn−k (0 ≤ k ≤ n)

VD 13. a) Gieo một con xúc xắc cân đối, đồng chất 10 lần. Tính xác suất để

có đúng ba lần xuất hiện mặt 6.

b) Phải gieo một con xúc xắc như trên ít nhất bao nhiêu lần để xác suất thu

được mặt 6 ít nhất một lần không nhỏ hơn 0, 8.

30
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

Giải. a) Do xúc xắc cân đối, đồng chất nên xác xuất xuất hiện mỗi mặt ở mỗi
1
lần tung là như nhau, đó là p = .
6
Áp dụng công thức Becnulli ta có xác xuất yêu cầu của bài toán là
 3  7
1 5
P10(3) = C10.
3
. ' 0, 155.
6 6

b) Gọi B : "trong n lần gieo, mặt 6 xuất hiện ít nhất một lần", khi đó
 n
5
P(B) = 1 − Pn(0) = 1 − .
6

Theo yêu cầu bài toán thì


 n
5
P(B) ≥ 0, 8 ⇔ ≤ 0, 2 ⇔ n ≥ log 5 (0, 2) ' 8, 83.
6 6

Do đó cần gieo ít nhất 9 lần.

31
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

F Sinh viên tự giải:

VD 14. Xác suất thành công một thí nghiệm là 40%. Một nhóm gồm 9

người tiến hành thí nghiệm trên độc lập với nhau. Tìm xác suất để:

a) Có đúng 6 thí nghiệm thành công.

b) Có ít nhất một thí nghiệm thành công.

c) Có ít nhất 8 thí nghiệm thành công.

32
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

F Kết quả:
 
a) Gọi T : "Thí nghiệm thành công" thì P(T) = 0, 4 P T = 0, 6.

Do đó xác suất đề có đúng 6 thí nghiệm thành công là

P9(6) = C96(0, 4)6(0, 6)3 = 0, 0743.

b) B : "Có ít nhất một thí nghiệm thành công" thì

P(B) = 1 − P(B) = 1 − (0, 6)9 = 0, 9899.

c) C : "Có ít nhất 8 thí nghiệm thành công" thì

P(C) = C98(0, 4)8(0, 6) + C99(0, 4)9(0, 6)0 = 0, 0038.

33
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

F Sinh viên tự giải:

VD 15. Hai đấu thủ A và B thi đấu cờ. Xác suất thắng của A trong một ván

là 0, 6 (không có hòa). Trận đấu gồm 5 ván, người nào thắng một số ván lớn

hơn sẽ là người thắng cuộc.

Tính xác suất để B thắng cuộc.

34
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

F Kết quả:

Gọi H : "B thắng cuộc". Khi đó xảy ra ba khả năng:

• B thắng 3 ván với xác suất C53(0, 4)3(0, 6)2 = 0, 2304

• B thắng 4 ván với xác suất C54(0, 4)4(0, 6)1 = 0, 0768

• B thắng 5 ván với xác suất C55(0, 4)5(0, 6)0 = 0, 0102

Vậy

P(H) = 0, 2304 + 0, 0768 + 0, 0102 = 0, 3174.

35
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

4. CÔNG THỨC XÁC SUẤT TOÀN PHẦN

4.1 Hệ biến cố đầy đủ

Xét một phép thử với KGM Ω. Hệ các biến cố H1, H2, . . . , Hn (n ≥ 2) gọi là hệ

biến cố đầy đủ nếu thỏa mãn hai điều kiện:

F Hi.H j = ∅, ∀i , j (xung khắc từng đôi một)

FF H1 + H2 + · · · + Hn = Ω.

VD 16. a) Trong mọi phép thử thì A và A luôn là một hệ biến cố đầy đủ.

b) Lấy một viên bi từ một trong ba hộp đựng bi thì hệ biến cố đầy đủ là:

H1 : "Lấy bi từ hộp 1", H2 : "Lấy bi từ hộp 2", H3 : "Lấy bi từ hộp 3".

36
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

4.2 Công thức Xác suất toàn phần

Giả sử biến cố A có thể xảy ra đồng thời với một trong các biến cố H1, H2, . . . , Hn

và hệ H1, H2, . . . , Hn là hệ biến cố đầy đủ. Khi đó


Xn
P(A) = P(Hi).P(A/Hi)
i=1

VD 17. Có ba hộp đựng bi:

− Hộp 1 có 3 bi xanh và 5 bi đỏ

− Hộp 2 có 6 bi xanh và 4 bi đỏ

− Hộp 3 có 8 bi xanh và 3 bi đỏ.

Chọn ngẫu nhiên một hộp và lấy từ đó ra một bi.

Tính xác suất lấy được bi xanh.

37
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

Hộp 1: 3 xanh, 5 đỏ Hộp 2: 6 xanh, 4 đỏ Hộp 3: 8 xanh, 3 đỏ

Giải. • Gọi A là biến cố "lấy được viên bi màu xanh"

• Gọi Hi : "Lấy bi từ hộp i" (i = 1, 2, 3) ⇒ H1, H2, H3 là một hệ đầy đủ.


1
• Ta có P(H1) = P(H2) = P(H3) = và
3
3 6 8
P(A/H1) = , P(A/H2) = , P(A/H3) = .
8 10 11

• Do đó theo công thức Xác suất toàn phần thì

P(A) = P(H1).P(A/H1) + P(H2).P(A/H2) + P(H3).P(A/H3)


1 3 6 8 749
 
= + + = ' 0, 57.
3 8 10 11 1320

38
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

4.2 Công thức Bayes

Giả sử biến cố A có thể xảy ra đồng thời với n biến cố H1, H2, . . . , Hn lập thành

một hệ biến cố đầy đủ. Khi đó


P(Hi).P(A/Hi)
P(Hi/A) = (∀i = 1, 2, . . . , n)
P(A)

VD 18. Quay lại VD trên, ta biết xác suất lấy được bi xanh là P(A) ' 0, 57.

Hãy tính xác suất bi đó được lấy ra từ Hộp 2.

Giải. Theo công thức Bayes, xác suất cần tính là


1 6
P(H2).P(A/H2) 3 · 10
P(H2/A) = = ' 0, 35.
P(A) 0, 57

39
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

F Sinh viên tự giải:

VD 19. Trong một làng tỷ lệ nam : nữ là 12 : 13. Khả năng mắc bệnh tim

của nam là 0, 6% và của nữ là 0, 35%.

a) Tính tỷ lệ mắc bệnh tim chung của cả làng.

b) Chọn một người bất kỳ thấy không mắc bệnh tim.

Khả năng người này là nam hay là nữ cao hơn?

40
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

Hướng dẫn.

a) Gọi A : "Gặp một người mắc bệnh trong làng"

Hệ biến cố đầy đủ là:

H1 : "Gặp được nam trong làng" H2 : "Gặp được nữ trong làng".



 12 13
P(H1) = 25 , P(H2) =




Ta có  25


P(A/H1) = 0, 006, P(A/H2) = 0, 0035.

12 13
Do đó P(A) = · 0, 006 + · 0, 0035 ' 0, 0047 = 0, 47%.
25 25
b) Ta có A : "Gặp một người không mắc bệnh trong làng" và

P(A) = 1 − P(A) = 1 − 0, 0047 = 0, 9953.

41
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

Khi đó
12
P(H1)P(A/H1) 25 · (1 − 0, 006)
P(H1/A) = = ' 0, 4794
0, 9953
P(A)

13
P(H2)P(A/H2) 25 · (1 − 0, 0035)
P(H2/A) = = ' 0, 5206
0, 9953
P(A)
hoặc

P(H2/A) = 1 − P(H1/A) = 1 − 0, 4794 = 0, 5206.

Do đó khả năng người này là nữ cao hơn.

42
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

F Sinh viên tự giải:

VD 20. Một đội gồm 30 xạ thủ chia làm 3 nhóm:

Nhóm 1 có 9 người, khả năng bắn trúng đích của mỗi người là 80%.

Nhóm 2 có 15 người, khả năng bắn trúng đích của mỗi người là 85%.

Nhóm còn lại có khả năng bắn trúng đích là 90%.

a) Chọn ngẫu nhiêu 1 người, tìm xác suất bắn trúng đích của người đó.

b) Chọn ngẫu nhiên 1 người và người đó bắn trượt. Hỏi rằng xác suất để

người đó thuộc nhóm nào là cao nhất.

43
ThS. Nguyễn Xuân Quý TOÁN CAO CẤP

F Sinh viên tự giải:

VD 21. Tỷ lệ người dân nghiện thuốc lá ở một vùng là 30%. Biết rằng tỷ lệ

người bị viêm họng trong số những người nghiện thuốc lá là 60%, còn tỷ lệ

người bị viêm họng trong những người không nghiện thuốc là 40%.

Chọn ngẫu nhiên một người và thấy người đó bị viêm họng, tìm xác suất

để người đó nghiện thuốc lá.

44

You might also like