You are on page 1of 6

CLO

Clo là hóa chất có thể gây ngộ độc khi ta hít hoặc nuốt phải. Khi đó clo sẽ phản ứng với nước trong cơ
thể để tạo thành axit clohidric HCl và axit hipocloro HClO mà cả hai đều nguy hiểm với con người. Ta
thường biết khí clo thường được dùng để khử trùng bể bơi, các nguồn nước máy nhưng điều này không
mấy ảnh hưởng tới con người.

Chủ yếu nguyên nhân ngộ độc clo là do uống phải các nước tẩy rửa, hoặc do sự thiếu cẩn trọng trong
các phone thí nghiệm... Clo độc gây triệu chứng trên toàn cơ thể. Cơ thể bị tổn thương, có cảm giác
nóng rát miệng, sưng phù họng, nôn mửa,... với đường tiêu hóa; khó thở và tạo dịch trong phổi với
đường hô hấp; tụt huyết áp, tổn thương da, mất cân bằng pH trong máu... với hệ tuần hoàn. Khi hít phải
thì ngay lập tức đưa nạn nhân đến nơi thoáng khí. Cho uống sữa hoặc nước nếu vô tình nuốt phải (trừ
khi nôn mửa hoặc co giật).

Do sự nguy hiểm này của clo mà đây đã trở thành một vũ khí hóa học được sử dụng trong chiên tranh.
Trong thế chiến thứ nhất, quân Đức và Anh đã dùng hơn 125.000 tấn khí độc. Quân Đức còn dùng clo
tiêu diệt toàn bộ 2 sư đoàn Pháp và Algeria. Nạn nhân cảm thấy đau nhói ở cổ và ngực.

Quả là một thứ khí nguy hiểm! Nhưng rất may khi thứ khí này không tồn tại ở dạng đơn chất mà chủ
yếu dưới dạng hợp chất. Mà nhiều nhất chính là muối ăn hằng ngày ta sử dụng: NaCl.

Người ta thường sản xuất ra clo bằng cách điện phân nước muối natri clorua (NaCl). Khí clo thu được
sẽ được sử dụng để tạo ra các hợp chất clo khác được sử dụng để khử trùng, tẩy trắng, sản xuất chất
dẻo và các sản phẩm liên quan. Trong các hồ bơi, clo dùng để khử nước hồ khỏi các vi khuẩn có thể
nguy hại cho con người. Clo diệt vi khuẩn qua một phản ứng hóa học khá đơn giản. Dung dịch clo khi
hòa vào trong nước sẽ phân hủy thành axit hypoclorơ (HOCl) và ion hypoclorit (OCl-) Cả hai chất này
giết chết các vi sinh vật và vi khuẩn bằng cách tấn công vào lớp lipid của thành tế bào rồi phá hủy các
enzym và các cấu trúc bên trong tế bào khiến chúng bị ôxi hóa, trở nên vô hại. Sự khác biệt giữa HOCl
và OCl- là tốc độ ôxi hóa của chúng. Axit hypoclorơ có khả năng ôxi hóa các vi sinh vật chỉ trong vài
giây, trong khi các ion hypoclorit có thể mất đến 30 phút. Hoạt tính của HOCl và OCl- thay đổi theo độ
pH của hồ bơi. Nếu độ pH quá cao, không đủ lượng HOCl trong hồ bơi thì quá trình làm sạch có thể
mất nhiều thời gian hơn bình thường. Độ pH lý trong hồ bơi khoảng giữa 7 – 8 mà 7,4 là lý tưởng nhất
vì đây cũng chính là độ pH trong nước mắt con người. Sau khi HOCl và OCl- đã hoàn tất quá trình làm
sạch các hồ bơi, chúng sẽ kết hợp với hóa chất khác, như một hợp chất có nitơ hay amoniắc hoặc chia
thành các nguyên tử đơn và mất hoạt tính. Ánh sáng mặt trời cũng góp phần làm tăng tốc độ các quá
trình này. Chính vì thế, người ta cần phải tiếp tục thêm clo vào hồ bơi để quá trình làm sạch diễn ra liên
tục. Ngoài ra, clo còn có vị trí quan trọng trong công nghệ xử lý nước uống khử các vi khuẩn và tảo
trong nước bẩn, làm thuốc tẩy trắng
Học sinh dựa vào thông tin trae lời các câu hỏi sau:
1. Trong công nghiệp người ta điều chế Cl2 bằng phương pháp:
A: điện phân nóng chảy NaCl B: Điện phân dung dịch NaCl+ KCl
C: Điện phân dung dịch NaCl D: Đun nóng hỗn hợp MnO2+ dd HCl đậm đặc
2. Số nhận định đúng:
1, Khí clo thường được dùng để khử trùng bể bơi, các nguồn nước máy
2, Clo là hóa chất có thể gây ngộ độc khi ta hít hoặc nuốt phải
3, Dung dịch clo khi hòa vào trong nước sẽ phân hủy thành axit hypoclorơ (HOCl) và ion
hypoclorit (OCl-)
4,Tốc độ oxi hoá của HOCl và OCl- là như nhau
5, Độ pH lý tưởng nhất trong hồ bơi khoảng giữa 7 – 8
6, nguyên nhân ngộ độc clo là do uống phải các nước tẩy rửa, hoặc do sự thiếu cẩn trọng trong các
phòng thí nghiệm.
A: 3 B:4 C: 5 D: 6
3. Trong thế chiến thứ nhất, quân Đức và Anh đã dùng hơn 125.000 tấn khí độc. Quân Đức còn dùng
clo tiêu diệt toàn bộ 2 sư đoàn Pháp và Algeria.
A: Nạn nhân thấy đau bụng B: Nạn nhân bị ngạt thở
C: Nạn nhân bị mất máu D: Nạn nhân cảm thấy đau nhói ở cổ và ngực.
4. Độ pH trong hồ bơi khoảng:
A: 6 B: 8 C: 7-8 D: 6-7
5. Độ pH lý tưởng nhất trong hồ bơi:
A: 7 B: 7.2 C: 7.9 D: chính là độ pH trong nước mắt con người 7,4
6. Người ta dung clo để khử nước hồ khỏi các vi khuẩn có thể nguy hại cho con người mà không dung
nước Javen vì:
A: Axit hypoclorơ có khả năng ôxi hóa các vi sinh vật chỉ trong vài giây, trong khi các ion hypoclorit
có thể mất đến 30 phút
B: Dung dịch nước Javen vận chuyển khó khăn
C: Quá trình sản xuất nước Javen tạo ra dung dịch có p H quá cao
D: A, C đúng
7. Cơ chế diệt vi khuẩn của clo là:
A: làm cho vi huẩn không nhận được dinh dưỡng
B: ức chế đường thở của vi khuẩn
C: giết chết các vi sinh vật và vi khuẩn bằng cách tấn công vào lớp lipid của thành tế bào rồi phá hủy
các enzym và các cấu trúc bên trong tế bào khiến chúng bị ôxi hóa, trở nên vô hại
D: Clo độc gây triệu chứng trên toàn cơ thể. Cơ thể bị tổn thương, có cảm giác nóng rát miệng, sưng
phù họng, nôn mửa,... với đường tiêu hóa.
8. Ánh sáng mặt trời có tác dụng :
A: Dễ phân huỷ Cl2
B: Góp phần làm tăng quá trình HClO và ClO- kết hợp với hóa chất khác, như một hợp chất có nitơ
hay amoniắc hoặc chia thành các nguyên tử đơn và mất hoạt tính
C : tạo ion ClO- dễ dàng
D: làm cân bằng Cl2 + H2O↔ HCl +HClO sang phải
9. Khi hít phải khí Clo thì cần:
A: cho bệnh nhân uống nhiều nước muối B; cho bệnh nhân ăn hoa quả
C: đưa bệnh nhân đến nơi thoáng khí và uống sữa D: Truyền dung dịch đường glucozo 5%
10. Ngoài khử khuẩn Clo còn có tác dụng:
A: clo còn có vị trí quan trọng trong công nghệ xử lý nước uống khử các vi khuẩn và tảo trong nước
bẩn, làm thuốc tẩy trắng.
B: là nguyên liệu để sản xuất nhiều hợp chất vô cơ hữu cơ như thuốc trừ sâu, nhựa PVC…
C: dung để sản xuất cao su tổng hợp
D: tất cả các ý kiến trên đều đúng.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Bài 1. Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của Clo

A. Dùng để khử trùng nước sinh hoạt,bể bơi

B. Chế tạo các chất tẩy trắng

C. Chế tạo hợp một số hợp chất hữu cơ: P.V.C, tơ sợi tổng hợp, cao su..

D. Dùng làm điện cực

Mục đích của câu hỏi này nhằm củng cố tính chất vật lý và ứng dụng của Clo, câu hỏi ở mức độ nhận biết

Bài 2. Clo không tác dụng được với chất nào sau đây (điều kiện có đủ)?

A. O2

C. Dung dịch FeSO4 D. Dung dịch KI


Mục đích của câu hỏi này nhằm củng cố tính chất hóa học của Clo, câu hỏi ở mức độ thông hiểu

Bài 3. Thuốc thử dùng để nhận biết các khí sau: Cl , O , HCl
2 2
A. Quỳ tím ẩm B. Quỳ tím C. Tàn đóm đỏ D. Phenolphtalein.

Mục đích của câu hỏi này nhằm củng cố tính chất vật lý và ứng dụng của Clo, câu hỏi ở mức độ thông hiểu

Bài 4: Khí Clo là khí độc. Để khử khí Clo còn dư ta dẫn qua bình đựng:

A . Dung dịch NaOH B. Dung dịch NaCl

C. Nước D. Dung dịch HCl

Mục đích của câu hỏi này nhằm củng cố tính chất hoá học của Clo, câu hỏi ở mức độ thông hiểu

Bài 5: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl:
dd HCld

- --- Cl2

Cl2 Cl2
o
o/ MnO2 Bông tẩm dd
...
... ...
......
......
...
... ...
...
...
...
... NaOH
o

khô
o
o o
o
o
Cl2
o o o oo
o
o o

Bình (1) Bình (2)

Khí Cl2 sinh ra thường lẫn hơi nước và hiđro clorua . Để thu được khí Cl 2 khô thì bình (1) và bình (2) lần lượt đựng
A. dung dịch NaOH bão hòa và dung dịch H2SO4 đặc .
B. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl bão hòa.
C. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3 bão hòa.
D. dung dịch NaCl bão hòa và dung dịch H2SO4 đặc.

Mục đích của câu hỏi này nhằm củng cố phương pháp điều chế của Clo, câu hỏi ở mức độ thông hiểu

Bài 6: Cho sơ đồ thí nghiệm điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm.

Người ta có thể lắp đặt lần lượt các hóa chất (Z), (T), (Y), (X) cho phù hợp việc điều chế là

A. NaCl, MnO2, HCl đặc, H2SO4 đặc B. NaCl; H2SO4 đặc, MnO2, HCl đặc
C. HCl đặc, H2SO4 đặc, MnO2, NaCl D. H2SO4 đặc, MnO2, HCl đặc, NaCl

Bài 7. Trong phản ứng: K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 2Cl2 + 3KCl + 7H2O.

Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là

A. 3/14. B. 4/7. C. 1/7. D. 3/7.

Bài 8 : Cho V lit hỗn hợp khí Cl 2 và O2 (đktc) tác dụng vừa đủ với hỗn hợp chứa 2,7g Al và 3,6g Mg, thu được 22,1g sản
phẩm rắn. Tính V?

A. 4,48 (l). B. 5,6 lít C. 8,96 lit D. 6,72 lít

Bài 9 Cho m gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc thu được dung dịch X chứa axit dư, 28,07 gam hai muối và V lit
khí Cl2 (đktc). Lượng khí Cl2 sinh ra oxi hóa vừa đủ 7,5 gam hỗn hợp kim loại gồm Al và kim loại M có tỉ lệ số mol Al : M =
1:2. Kim loại M là

A. Mg B. Ca C. Fe D. Cu

Bài 10: Hỗn hợp A gồm Mg, Al, Fe, Zn. Cho 2 gam A tác dụng với dung dịch HCl dư giải phóng 0,1 gam khí. Cho 2 gam A
tác dụng với khí clo dư thu được 5,763 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của Fe trong A là

A. 8,4% B. 16,8% C. 19,2% D. 22,4%


Câu 11: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử clo là:
A. 3s23p4 B. 3s23p3 C. 3s23p5 D. 3s2

Câu 12: Clo là một chất khí có màu

A. vàng lục. B. vàng chanh. C. da cam. D. Nâu đỏ.


Câu 13: Số oxi hóa của clo trong phân tử CaOCl2 là:
A. 0 B. –1 C. +1 D. –1 và +1
Câu 14. Làm khô khí clo ta dùng:
A. Vôi bột. B. H2SO4 đặc C. Đun sôi. D. NaOH rắn
Câu 15: Hỗn hợp khí nào có thể cùng tồn tại ( không xảy ra phản ứng hóa học) ?
A. Khí H2S và khí Cl2 B. Khí HI và khí Cl2.
C. Khí NH3 và khí HCl. D. Khí O2 và khí Cl2 .
Câu 16: Phản ứng nào sau đây không điều chế được khí clo?
A. Dùng MnO2 oxi hóa HCl. B. Dùng KMnO4 oxi hóa HCl.
C. Dùng K2SO4 oxi hóa HCl . D. Dùng K2Cr2O7 oxi hóa HCl.
Câu 17: Dẫn khí clo đi vào dung dịch FeCl2, nhận thấy dung dịch từ màu lục nhạt chuyển sang màu nâu. Phản ứng này thuộc
loại :
A. Phản ứng thế B. Phản ứng phân hủy.
C. Phản ứng trung hòa. D. Phản ứng oxi hóa – khử.
Câu 18: Điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm bằng cách cho dung dịch X tác dụng với chất oxi hóa Y ở nhiệt độ phòng
thí nghiệm. X và Y là những chất nào sau đây :
A. NaCl và H2S. B. HNO3 và MnO2.
C. HCl và MnO2 D. HCl và KMnO4.
Câu 19: khi hòa ta clo vào nước ta thu được nước clo có màu vàng nhạt . Khi đó một phần clo tác dụng với nước. Vậy nước
clo có chứa những chất gì ?
A. HCl, HClO B. Cl2, HCl, HClO.
C. H2O, Cl2, HCl, HClO. D. Cl2, HCl, H2O.
Câu 20: Kim loại nào sau đây , khi tác dụng với clo và axit HCl đều tạo ra cùng một loại hợp chất :
A. Fe. B. Cu. C. Mg. D. Ag.
Câu 21: Clo có tính sát trùng và tẩy màu vì :
A. Clo là chất có tính oxi hóa mạnh. B. Tạo ra HClO có tính oxi hóa mạnh.
C. Tạo ra Cl+ có tính oxi hóa mạnh. D. Tạo ra HCl có tính axit.
Câu 22: Trong phương trình phản ứng : Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O. Vai trò của Clo là :
A. chất khử . B. chất oxi hóa.
C. axit. D. Vừa là chất oxi hóa, vùa là chất khử.
Câu 23: Clo tác dụng với Fe theo phản ứng sau :2Fe (r) + 3Cl2 (k) → 2FeCl3 (r).
Tính khối lượng FeCl3 có thể điều chế được nếu có 0,012 molFe và 0,020 mol Cl 2 tham gia .Biết khối lượng mol FeCl3 là
162,5 gam.
A. 2,17 gam. B. 1,95 gam. C. 3,90 gam. D. 4,34 gam
Câu 24: Khi clo tác dụng với kiềm đặc nóng, tạo muối clorat thì có một phần clo bị khử , đồng thời một phần clo bị oxi hóa .
Tỉ lệ số nguyên tử clo bị khử và số nguyên tử clo bị oxi hóa là :
A. 1 : 1 B. 3 : 1 C. 1 : 5 D. 5 : 1
Câu 25. Cho 10g đioxit mangan tác dụng với axit HCl dư, đun nóng. Tính thể tích khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn?
A. 2,6lít B. 5,2 lít C. 1,53 lít D. 2,6 lít
Câu 26. Khí clo ôxi hoá dung dịch hiđro sunfua H 2S cho một lớp lưu huỳnh trắng hơi vàng và hiđro clorua. Tính thể tích clo
cần để ôxi hoá 1lít H2S.
A. 1 lít B. 2 lít C. 0,5 lít D. 1,5 lit
Câu 27 : Sục khí Clo dư qua dung dịch NaBr và NaI. Kết thúc thí nghiệm, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 23,40
gam NaCl thì thể tích Cl2 (đktc) đã tham gia phản ứng bằng bao nhiêu ? (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn )
A. 4,480 lít B. 8,960 lít C. 0,448 lít D. 0,896 lít
Câu 28: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y
gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là
A. 57 ml. B. 50 ml. C. 75 ml. D. 90 ml.

You might also like