You are on page 1of 55

Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất

Dicloetan

LỜI NÓI ĐẦU

Dicloetan có công thức hóa học Cl-CH2-CH2-Cl là một chất lỏng ở điều
kiện thường có nhiệt độ sôi t = 83,7C, nhiệt độ nóng chảy t =-35,3C. Dicloetan
độc đối với người sử dụng, hít phải hơi dicloetan sẽ bị đau đầu, hít nhiều có thể
gây tử vong.
Quá trình tổng hợp dicloetan bằng phương pháp clo hóa trực tiếp etylen
được tiến hành vào năm 1795. Hiện nay dicloetan thuộc loại hợp chất hóa học
được điều chế và sử dụng với số lượng lớn. Tỷ lệ trung bình hàng năm tăng hơn
10% so với 20 năm trước đây. Mặc dù có sự giảm tỷ lệ trong vài năm gần đây
nhưng dicloetan vẫn duy trì được vị trí hàng đầu trong việc sử dụng nó làm
nguyên liệu cho quá trình điều chế các polyvinyl. Dựa vào số liệu năm 1981 thì
85% tổng số sản lượng dicloetan được sử dụng để điều chế vinylclorua; 10% sử
dụng sản xuất các dung môi clo hóa như 1,1,1-tricloetan và tetracloetan [4]. Số
còn lại được sử dụng trong nhiều quá trình khác nhưng chủ yếu sử dụng tổng
hợp etyldiamin, số lượng ít được sử dụng làm dung môi, chất tẩy rửa chì trong
xăng bị nhiễm chì.
Trong tương lai tỷ lệ tăng về sản phẩm dicloetan còn cao hơn nữa vì việc
sản xuất dicloetan phụ thuộc nhiều vào việc tiêu thụ polyvinylclorua trong các
ngành công nghiệp như tự động, công nghiệp xây dựng, ôtô.. mà hiện nay các
ngành này là các ngành đang phát triển mạnh vì vậy ngày nay cần có những
phương pháp sản xuất dicloetan đạt năng suất cao nhất, chất lượng tốt nhất.
Có nhiều phương pháp sản xuất nhưng hiện nay có hai công nghệ chính
để sản xuất dicloetan là: Clo hóa trực tiếp etylen và công nghệ oxy clo hóa
etylen.
Các nhà máy tổng hợp dicloetan mới trong giai đoạn xây dựng hoặc lên
kế hoạch xây dựng thì chủ yếu đặt ở những nước đang phát triển nguồn nguyên
liệu từ các quá trình chế biến dầu mỏ, hoặc các nước tài nguyên dầu nhiều vì qua
đó sẽ kết hợp được gữa các nhà máy lọc dầu và nhà máy sản xuất dicloetan để
quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.

Sinh viên: Trần Cao Thành 1 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

PHẦN I: TỔNG QUAN


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM

A.TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU


I.Tính chất nguyên liệu clo [1]
I.1.Tính chất vật lý
Ở điều kiện thường clo là chất khí màu vàng lục, độc và có mùi sốc mạnh,
clo rất ít tan trong nước ở 20C độ hòa tan trong nước của clo là 0,73. Khi làm
lạnh dung dịch nước clo tách ra dưới dạng tinh thể hydrat Cl 2.8H2O, đây là
những hợp chất được tạo nên nhờ sự xâm nhập của phân tử clo vào trong
khoảng trống của những tập hợp gồm phân tử H 2O liên kết với nhau bằng liên
kết hiđro. Clo dễ tan trong các dung môi hữu cơ như benzen, ete, rượu.
Clo có ký hiệu: Cl2
Khối lượng phân tử: 35,453 đvc
Nhiệt độ sôi: -34,1C
Nhiệt độ nóng chảy: -101,1C
Độ âm điện: 3,0
Năng lượng liên kết: 242 kj/mol
I.2. Tính chất hóa học
Clo là phi kim điển hình có tính oxy hoá mạnh.
+Clo tác dụng với hầu hết các kim loại và đưa kim loại lên số oxy hóa
dương cao.
2Fe + 3Cl2  2 FeCl3
+Clo tác dụng với phi kim:
Khi clo tác dụng với hiđro phản ứng xảy ra khi có sự tác động của ánh
sáng hoặc được đun nóng.
Cl2 + H2  2HCl H = -92,3 kj/ mol

Sinh viên: Trần Cao Thành 2 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

Ngoài ra clo có thể tham gia phản ứng với phi kim loại và đưa chúng lên
số oxy hoá dương cao.
2P + 5Cl2  2PCl5
+Clo tác dụng với muối halogen giải phóng halogen kém linh động hơn.
Cl2 + 2NaBr  2NaCl + Br2
Cl2 + 2NaI  2NaCl + I2
Tính chất này phù hợp với thế khử chuẩn của dãy halogen(thế khử chuẩn
giảm dần với Clo =1,36V; với Brôm = 1,07V; với Iốt =0,54V)
+Clo phản ứng với nước
Cl2 + H2O  HCl + HClO
Clo tan vào nước để có cân bằng trên gọi là nước Clo
+Clo bị phân hủy
Năng lượng liên kết của clo lớn nên khi nung nóng clo ở nhiệt độ cao clo
bị phân hủy.
Cl2 (k)  2Cl(k)
Trong thực tế clo tồn tại đa số ở dạng hợp chất ít có dạng đơn chất vì clo
là chất hoạt động mạnh và rất độc.
I.3. Phương pháp điều chế Clo
+Trong phòng thí nghiệm:
Clo được điều chế bằng tác dụng của các chất oxy hóa mạnh như MnO2,
KMnO4…với HCl đặc
Ptpư: MnO2 + 4HCl  MnCl2 + Cl2 + 2H2O
KMnO4 + 16HCl  2MnCl2 + 5Cl2 + 2KCl + 8H2O
+Trong công nghiệp:
Clo được điều chế bằng điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn với các
điện cực trơ thì ở anốt khí Cl2 bay ra.
2NaCl  2Na + Cl2
2NaCl + H2O  H2 + Cl2 + 2NaOH

Sinh viên: Trần Cao Thành 3 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

I.4. Ứng dụng của clo


Trong các halogen thì clo có ứng dụng rộng rải nhất vì clo là nguyên tố có
hoạt tính cao.
Clo được sử dụng để điều chế nhiều chất vô cơ và hữu cơ như HCl, clorua
vôi, dung môi hữu cơ chứa clo như dicloetan, 1,1,1- tetracloetan, thuốc trừ sâu,
chế tạo chất dẻo sợi tổng hợp, cao su. Một lượng lớn clo được dùng để tẩy trắng
vải, bột giấy, khử trùng, tẩy độc nước thải, chế hóa quặng trong luyện kim màu.
II. Tính chất nguyên liệu Etylen [2]
II.1. Tính chất vật lý
Etylen là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước dễ tan trong
dung môi hữu cơ có cực như ete, rượu.
Etylen có công thức phân tử: C2H4
Nhiệt độ sôi: -103,9C
Nhiệt độ nóng chảy : -169,4C
Nhiệt độ tới hạn: -136,1C
Áp suất tới hạn: 4,59 MPa
II.2. Tính chất hóa học
Etylen là hiđrocacbon không no có chứa một liên kết đôi C=C trong phân
tử liên kết  do sự xen phủ trục của hai electron p, tất cả các nguyên tử nối với 2
nguyên tử cacbon đều nằm trên 1 mặt phẳng với 2 cacbon đó và gốc hóa trị ở
mỗi cacbon mang nối đôi bằng120. Hai trục của 2 electron p song song nhau
tạo thành mặt phẳng  thẳng góc với mặt phẳng nói trên. Thực chất của liên kết
 có mật độ electron bao phủ cả phía trên lẫn phía dưới của 2 nguyên tử cacbon
mang nối đôi.
Liên kết đôi có độ dài liên kết bằng 1,33A ngắn hơn so với liên kết
đơn(1,57A), năng lượng liên kết đôi C=C bằng 145,8Kcal/ mol, giả thiết năng
lượng liên kết  lớn hơn năng lượng liên kết  và bằng 148 - 82,6 = 36,2
Kcal/mol. Như vậy năng lượng liên kết , độ chênh lệch vào khoảng 20Kcal/

Sinh viên: Trần Cao Thành 4 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

mol, điều này giải thích tính chất kém bền của liên kết  và khả năng phản ứng
cao của liên kết đôi. Các phản ứng quan trọng nhất của etylen là phản ứng cộng,
oxi hóa và phản ứng trùng hợp.
a. Phản ứng cộng
Phản ứng đặc trưng nhất của etylen là phản ứng cộng vào liên kết đôi,
trong phản ứng này liên kết đôi thực chất là liên kết  bị bẽ gãy kết hợp với 2
nguyên tử hoặc 2 nhóm nguyên tử tạo thành hợp chất hidrocacbon no.
+Cộng halogen: Các halogen cộng vào etylen một cách dễ dàng tạo dẫn
xuất dihalogen.
*Cộng clo:
CH2=CH2 + Cl2  Cl-CH2-CH2-Cl
Đây là phản ứng quan trọng vì sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu
khởi đầu cho quá trình tổng hợp vinylclorua là một hợp chất quan trọng được sử
dụng nhiều trong thực tế, phản ứng thực hiên ở t = 40- 50C; P = 4at với sự có
mặt của xúc tác FeCl3 hoặc CuCl3 và phản ứng này là phản ứng tỏa nhiệt.
*Cộng Brôm (Br2):
Phản ứng này là phản ứng đặc trưng để nhận biết etylen vì dung dịch
Brôm từ màu đỏ nâu chuyển sang không màu khi tham gia phản ứng với etylen.
Phản ứng này xảy ra theo cơ chế electronphin tức ion (+) tấn công trước vào
cacbon mang điện (-).
Cơ chế: Br - Br  + CH2=CH2  Br-CH2-CH2 + Br
Br-CH2-CH2 + Br  Br-CH2-CH2-Br
+Cộng Hidrô (H2): Xúc tác Ni, phản ứng tỏa nhiệt.
CH2=CH2 + H2  CH3-CH3 H = -30 Kcal
+ Cộng hidrohalogen(HX):
Phản ứng này cộng vào nối đôi của etylen tạo dẫn xuất monohalogen,
phản ứng xảy ra dễ nhất với HI, khó nhất với HCl.
CH2=CH2 + HI  CH3-CH2-I

Sinh viên: Trần Cao Thành 5 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

+Cộng với nước clo:


Phản ứng cộng với nước clo tạo ra etylenclohydrin từ đây ta có thể điều
chế ra etylenoxit.

+Cộng với axit sunfuric tạo etylsunfat axit.


CH2=CH2 + HOSO3H  CH3-CH2-OSO3H
+ Cộng H2O tạo rượu etylic dùng xúc tác H2SO4, ZnCl2.
CH2=CH2 + HOH  CH3-CH2-OH
b. Phản ứng oxi hóa
+Etylen tác dụng với dung dịch KMnO4 đậm đặc ở nhiệt độ cao nối đôi
C= C bị bẽ gãy
3CH2=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O  3HO-CH2-CH2-OH + 2MnO2 + 2KOH
+Oxi clo hóa etylen cùng với HCl và oxi thu dicloetan (phản ứng oxi clo
hóa )
CH2=CH2 + 2HCl + 1/2O2  Cl-CH2-CH2-Cl + H2O
+Oxi hóa etylen trong dung dịch HCl loãng chứa xúc tác Pd và Cu tạo ra
axetandehit.
CH2=CH2 + O2  CH3CHO H = - 218,6 Kj/mol
Cơ chế: C2H4 + PdCl2  C2H4PdCl2
C2H4PdCl2 + HOH  CH3-CH + Pd + 2H + 2Cl
Pd + CuCl2  CuCl + PdCl2
CuCl + 2HCl +1/2O2  CuCl2 + H2O
Phản ứng tổng quát: CH2=CH2 + 1/2O2  CH3CHO
+Oxi hóa etylen bằng oxi hoặc không khí xúc tác bạc(Ag). Đây là phản
ứng tỏa nhiệt và việc điều khiển nhiệt độ rất quan trọng

Sinh viên: Trần Cao Thành 6 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

+Oxi hóa etylen bằng oxi với tác nhân phản ứng là axit axetic có mặt xúc
tác Pd sản xuất vinyl axetat là loại nguyên liệu thông dụng.

Quá trình xảy ra trong pha lỏng, giống như quá trình oxi hóa etylen tạo
thành axetaldehit
Cũng là quá trình oxi hóa như trên nhưng với xúc tác Fe 2O3 nhiệt độ 16C
và áp suất P=28 at thì sản phẩm lại là hỗn hợp của mono và điaxetat, etylglycol

Etylen tham gia phản ứng với benzen xúc tác Al2O3 tạo etylen để điều chế styren
đây là nguyên liệu điều chế nhựa cao phân tử polistyren và để tổng hợp Buna-S

c. Phản ứng trùng hợp


Đây là phản ứng quan trọng trong các ngành công nghiệp hiện nay phản
ứng trùng hợp etylen tạo hợp chất cao phân tử polyme.

Sinh viên: Trần Cao Thành 7 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

Phương trình phản ứng chung:


nA  (A)n n: Hệ số trùng hợp
CH2=CH2  -CH2-CH2-n
Ngoài ra etylen còn dùng để tổng hợp axit acrylic, đó là phản ứng trong
2
pha lỏng của etylen với cacbon oxit và oxi trên Pd / Cu2 làm xúc tác. Hiệu
suất của quá trình tổng hợp so với etylen là 85%, điều kiện của phản ứng là t =
140C, P= 75 at.

II.3. Điều chế etylen


Trong tự nhiên không có etylen nguyên chất mà phải qua quá trình chế
biến của hóa học. Có 4 phương pháp chính điều chế etylen
a. Lấy etylen từ khí dầu mỏ và khí cốc
Là phương pháp đơn giản nhất, sản phẩm etylen thu được qua các quá
trình ngưng tụ, hấp thụ và tinh luyện để tách riêng etylen.
b.Tách nước ra khỏi rượu
Tách H2O ra khỏi rượu tạo anken (etylen) nhưng phương pháp này ít được
sử dụng vì rượu là loại nguyên liệu đắt. Tách H 2O ra khỏi rượu có thể tiến hành
theo 2 phương pháp
+Đun nóng C2H5OH với H2SO4 đặc ở nhiệt độ t = 170C
CH3-CH2-OH + H2SO4đặc  H2O + CH3-CH2-O-SO3H
CH3-CH2-O-SO3H  CH2=CH2 + H2O
Tổng quát: C2H5OH  CH2=CH2 + H2O
+Cho hơi rượu C2H5OH đi qua xúc tác rắn là nhôm oxit Al 2O3 ở nhiệt độ
t= 300-600C
C2H5OH  CH2=CH2 + H2O

Sinh viên: Trần Cao Thành 8 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

Cùng sinh ra với sản phẩm etylen còn có ete, nhiệt độ của quá trình càng
thấp thì lượng ete tạo thành càng nhiều.
Dùng nhiệt độ lớn hơn 300C trên xúc tác Al2O3 có thể phân hủy rượu
hoàn toàn thành etylen. Tiến hành phản ứng trong thiết bị hình ống, trong có
chứa xúc tác, sản phẩm phụ sinh ra được đem đi làm lạnh, ete, rượu sẽ được
ngưng tụ còn lại etylen được đưa đi làm sạch và sấy.
c. Nhiệt phân etan và propan
Phản ứng khử hiđro thực hiện ở nhiệt độ cao t >900C
C2H6  CH2=CH2 + H2
Phản ứng cracking bẽ gãy liên kết C-C ở nhiệt độ t = 700-800C
CH3-CH2-CH3  CH2=CH2 + CH4
Với điều kiện ở nhiệt độ cao như vậy etylen kém bền dễ bị khử hidro tạo
thành axetylen đứt liên kết tạo thành muội than vì vậy phải lấy nhanh sản phẩm
ra khỏi vùng phản ứng, giảm thời gian tiếp xúc của etan và propan ở nhiệt độ
cao.
d. Hidro hóa axetylen xúc tác Ni
Phương pháp này dùng ở các nước không có dầu mỏ và khí cacbuahydro,
so với phương pháp khử nước của rượu etylic thì phương pháp này kinh tế hơn .
Phản ứng hydro hóa axetylen tiến hành ở áp suất thường và nhiệt độ t=
250C dùng xúc tác paladi mang trên silicagel và phản ứng này là phản ứng tỏa
nhiều nhiệt.
CHCH + H2  CH2=CH2
II.4 So sánh các phương pháp điều chế etylen
Có 4 phương pháp điều chế etylen nhưng phương pháp tách nước từ rượu
và phương pháp hydro hóa axetylen tuy đơn giản nhưng nguyên liệu là rượu
etylic và axetylen là các nguyên liệu đắt tiền nên hai phương pháp này đạt hiệu
suất kinh tế thấp.

Sinh viên: Trần Cao Thành 9 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

Phương pháp nhiệt phân etan, propan và phương pháp tinh luyện để tách
etylen là phương pháp khá đơn giản và nguồn nguyên liệu dồi dào nên phương
pháp này đạt hiệu quả kinh tế cao.
II.5. Ứng dụng của etylen
Etylen là nguồn nguyên liệu quý trong việc tổng hợp hữu cơ như tổng hợp
rượu, CH3COOH, chất cao phân tử polyme…đặc biệt etylen cộng với axit HCl
và oxi dễ dàng tổng hợp dicloetan là sản phẩm trung gian cho quá trình sản xuất
vinylclorua để sản xuất nhựa polyvinylclorua (PVC).
Ngoài ứng dụng tổng hợp hữu cơ với nhiều sản phẩm quý thì etylen còn
được sử dụng để giấm quả xanh vì etylen kích thích sự hoạt động của các men
làm quả mau chín nhưng sử dụng với nồng độ loãng.

Sinh viên: Trần Cao Thành 10 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

B. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM [4]


1,2- Dicloetan (DCE) hay còn gọi là etylendiclorua là hợp chất quan trọng
trong quá trình sản xuất nhựa ployvinylclorua (PVC). Cùng với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật thì sản lượng DCE tăng nhanh trong những năm gần đây và
sự phát triển không ngừng của các ngành công nghiệp như tự động, xây dựng…
yêu cầu về sản phẩm DCE đạt chất lượng cao và số lượng ngày càng lớn. Đặc
biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà nền công nghiệp mỏ và dầu khí đang phát
triển mạnh trên toàn thế giới kéo theo sản phẩm DCE cùng tăng.
Do nhu cầu sử dụng, tiêu thụ dicloetan lớn nguồn nguyên liệu tổng hợp
DCE ngày càng dồi dào nên việc nghiên cứu thiết kế và xây dựng các nhà máy
các dây chuyền sản xuất DCE là điều rất cần thiết.
I. Tính chất vật lý
Etylendiclorua hay1,2-dicloetan là chất lỏng không màu dễ cháy có công
thức phân tử là C2H4Cl2 gồm hai đồng phân

Nhưng trong nghiên cứu cũng như trong sử dụng thì phần lớn sử dụng
1,2-dicloetan.
Dicloetan là một chất độc khi hít phải dicloetan sẽ bị đau đầu ho nếu hít
nhiều có thể gây tử vong vì vậy giới hạn nồng độ cho phép của DCE trong
không khí là 0,05 mg/ lít.
Dicloetan không hòa tan trong nước nhưng hòa tan trong các dung môi
hữu cơ như ete, rượu. Song nó có thể tạo hỗn hợp đẳng phí với nước và sôi ở
70,5C. Ngoài ra dicloetan có thể tạo hỗn hợp đẳng phí với một số chất nữa ở
một nhiệt độ và hàm lượng cấu tử nhất định(bảng dưới).
Một số tính chất vật lý của dicloetan
Công thức hóa học CH2ClCH2Cl

Sinh viên: Trần Cao Thành 11 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

Tên gọi Etylendiclorua; 1,2-Dicloetan


Khối lượng phân tử 98,96
Thành phần các nguyên tố:
Cacbon : 25,27%, Hydro: 4,07%, Clo: 70,66%
Nhiệt độ sôi : 83,7C
Nhiệt độ nóng chảy : -35,66C
Điểm chớp lửa cốc kín : 12,85C cốc hở: 18C
Độ nhớt ở 20C : 0,84.10-3 Pas
Nhiệt hóa hơi ở 298K : 34,7Kj/mol
Áp suất tới hạn : 5260 Kpa
Sức căng bề mặt : 3,1.10-3 N/m
Bảng 1. Thành phần & nhiệt độ sôi của 1 số hổn hợp đẳng phí
của DCE [4]
% Trọng lượng Thành phần cấu tử Đểm sôi (C)
8% 2-Propen--ol 79,9
38,0 Axitfomic 77,4
37,0 Etanol 70,3
9,5 ,-Dicloetan 72,0
43,5 2-Propanol 74,7
32,0 Metanol 6,0
9,0 -Propanol 80,7
79,0 Tetracloetan 75,6
8,0 Tricloetylen 70,5
8,2 Nước 70,5
II. Tính chất hóa học
Trong điều kiện không có không khí và hơi nước thì dicloetan ổn định tới
khoảng nhiệt độ t < 160C lúc này việc phá vỡ dicloetan là rất khó nhưng khi
tiếp xúc với không khí hoặc nước nó bị oxi hóa chậm sinh ra HCl. Dicloetan ổn
định với các kim loại thường như Fe, Cu nhưng với các kim loại như Al, Zn thì

Sinh viên: Trần Cao Thành 12 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

tan trong DCE nhưng khi thêm một lượng nước dư vào thì Al, Zn không bị ăn
mòn còn các kim loại thường như Fe, Cu lại bị ăn mòn.
+Dicloetan nguyên chất ổn định kể cả khi nhiệt độ tăng và có mặt xúc tác
Fe nhưng khi nhiệt độ tăng lên tới t > 340C thì sự phân ly dicloetan tạo ra
vinylclorua, HCl và một lượng nhỏ axetylen.
Cl-CH2-CH2-Cl  CH2=CH-Cl + HCl + C2H2
+Dicloetan tác dụng với kiềm NaOH thu vinylclorua là nguyên liệu chính
cho quá trình tổng hợp polyvinylclorua
Cl-CH2-CH2-Cl + NaOH  CH2=CH-Cl + NaCl + H2O
+Dicloetan tác dụng với amoniac( NH3) tạo etylamin
Cl-CH2-CH2-Cl + 4NH3  NH2-CH2-CH2-NH2 + 2NH4Cl
+Dicloetan chứa 2 nguyên tử clo linh động nên nó tham gia phản ứng thế
nucleophin tạo hợp chất đa chức như glycol
RX + Y  RY + X
Tác nhân phản ứng nucleophin có thể là OH ; Cl. Nhưng phản ứng này
tạo ra hợp chất lưỡng chức glycol nên tác nhân phản ứng là OH , quá trình này
tiến hành ở nhiệt độ 200C áp suất 15 at và dùng Na2CO3 làm dung môi.
Cl-CH2-CH2-Cl + 2HOH  HO-CH2-CH2-OH + 2HCl
+Dicloetan tác dụng với tetrasunfitnatri thu cao su tổng hợp cấu tạo
mạch thẳng

III. Ứng dụng của Dicloetan


Dicloetan là nguyên liệu quan trọng nhất cho công nghệ sản xuất
vinylclorua và là một sản phẩm cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp hiện nay.
Lượng dicloetan dùng tổng hợp polyvinylclorua(PVC) chiếm 85% tổng sản

Sinh viên: Trần Cao Thành 13 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

lượng, 10% sản lượng còn lại được sử dụng dung môi clo hóa như 1,1,1-
tricloetan và tetracloetan…
Ngoài ra dicloetan còn được sử dụng làm dung môi tẩy rửa Pb trong xăng
bị nhiễm chì nhưng ngày nay trên thế giới còn cấm sử dụng xăng chì nên ứng
dụng này ngày nay ít sử dụng hơn.
Dicloetan còn được sử dụng trong công nghiệp tẩy rửa làm sạch kim loại
và làm chất trung gian trong nhà máy sản xuất hỗn hợp clo hóa, flo hóa trong
công nghiệp dệt, làm dung môi trích ly chất béo động vật, làm sạch kim loại
trước khi mạ.

Sinh viên: Trần Cao Thành 14 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

CHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT DCE


I. Phương pháp oxi clo hóa
Oxi hóa etylen là phương pháp được sử dụng nhiều trong các nhà máy sản
xuất vinylclorua (VC) vì phương pháp này sử dụng được nguồn HCl rẻ hơn bản
thân clo hoặc tận dụng khí HCl thải ra từ các phân xưởng clo hóa vào phương
pháp oxi clo hóa để sản xuất DCE hiệu quả hơn. Nguồn nguyên liệu chính cho
quá trình này là HCl, etylen và oxi.
Quá trình oxi clo hóa etylen nguồn nguyên liệu sử dụng là oxi nguyên
chất hoặc không khí và thiết bị tầng sôi hoặc tầng cố định.
I.1. Xúc tác của quá trình
Xúc tác sử dụng trong phương pháp này là muối đồng II thường là CuCl 2
đây là xúc tác lý tưởng. Ngoài ra được bổ sung thêm lượng oxit nhôm (Al 2O3)
đóng vai trò chất mang được thêm vào để giảm sự bay hơi của muối đồng ngoài
oxit nhôm chất mang có thể sử dụng là grafit,silicagen nhưng Al 2O3 vẫn được sử
dụng nhiều hơn vì khả năng chịu mài mòn cao, bền và đặc biệt Al 2O3 có bề mặt
riêng lớn (150-300m2/g) là điều kiện tốt để tiến hành vì quá trình xử lý cho phép
kiểm soát những thông số như diện tích bề mặt, thể tích lỗ, kích thước lỗ. Các
muối kim loại khác như KCl, AlCl 3…cũng có thể cho vào làm cho xúc tác tăng
tính chọn lọc và giảm bay hơi CuCl 2 nhưng những muối này tạo hỗn hợp tetic
làm giảm nhiệt của phản ứng và làm tăng lượng sản phẩm phụ là monocloetan.
Xúc tác tầng sôi tạo ta từ oxit nhôm dạng hạt có đường kính khoảng 10-
200 m. Xúc tác tầng cố định có dạng hình trụ hoặc hình cầu đường kính /8-
/4 inch.
I.2. Cơ chế của quá trình
Clo hóa etylen bởi clorua đồng (CuCl2)
CH2=CH2 + 2CuCl2  CH2-CH2 + Cu2Cl3
Cl+

Sinh viên: Trần Cao Thành 15 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

CH2-CH2 + Cu2Cl3  Cl-CH2-CH2-Cl + 2CuCl


Cl
CuCl + O2  CuO.CuCl2
Sau khi chuyển hóa thành dạng phức đồng CuO.CuCl 2 thì tham gia phản
ứng tách CuCl2
CuO.CuCl2 + 2HCl  2CuCl2 + H2O
Kết hợp 4 phương trình trên ta có phương trình tổng quát sau:
CH2=CH2 +O2 + HCl  Cl-CH2-CH2-Cl + H2O
Trong thực tế phương pháp oxi clo hóa thường được sử dụng hai công
nghệ chính là
- Công nghệ oxi clo hóa thiết bị phản ứng tầng sôi
- Công nghệ oxi clo hóa thiết bị phản ứng cố định
I.3. Công nghệ oxi clo hóa xúc tác tầng cố định của Ull mann’s
Sơ đồ công nghệ:

Hình 1. Sơ đồ công nghệ sản xuất Dicloetan bằng phương pháp oxi clo
hóa xúc tác tầng cố định
1. Lò cố định 6.Tháp làm khô hỗn hợp đồng sôi

Sinh viên: Trần Cao Thành 16 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

2. Tháp tôi 7.Thiết bị nén


3. Thiết bị khử khí 8.Thiết bị đun nóng
4. Thiết bị tách 9.Thiết bị làm lạnh
5. Tháp rửa
Hoạt động của sơ đồ công nghệ sản xuất DCE bằng phương pháp oxi
clo hóa xúc tác tầng cố định:
Không khí sau khi nén được đưa vào cùng dòng nguyên liệu HCl và C 2H4
được đưa lên đỉnh của thiết bị tầng cố định tác nhân phản ứng khí được đưa vào
phần trên của thiết bị và sau đó hóa lỏng xúc tác, nhiệt độ của quá trình được
điều chỉnh trực tiếp bởi các ống làm lạnh nằm trong tầng cố định này vì phần
sôi cơ bản đẳng nhiệt, các phản ứng xảy ra ở nhiệt độ như nhau ở tháp này nhiệt
độ t = 220-225C áp suất P= 0,2- 0,5 MPa, sản phẩm ra ở đáy được chuyển sang
tháp tôi ở đây HCl được tái sinh hoặc xử lý nước thải. Khí ra khỏi tháp tôi được
qua thiết bị làm lạnh trao đổi nhiệt và chuyển sang thiết bị khử khí, khí thải được
thông ra ngoài một phần khí sạch qua máy nén tái sử dụng hỗn hợp sản phẩm
qua tháp tách tách H2O ra khỏi đáy còn dòng sản phẩm được chuyển sang tháp
rửa làm sạch bằng NaOH để loại bỏ clorat. Trong một vài quá trình xử lý hổ trợ
tháp trao đổi nhiệt tháp tách được đặt sau tháp rửa NaOH. Trong các quá trình
khác bước tiến hành ở tháp tôi có nước không cần phải tháp rửa NaOH. Sản
phẩm DCE ướt ở tháp rửa được chuyển sang làm khô bằng tháp sấy hỗn hợp
đồng sôi, cặn đáy của tháp này được đưa tới khoang đựng DCE để thực hiện
bước làm tinh khiết sản phẩm nhẹ lên trên được xử lý với hỗn hợp đồng sôi và
thu sản phẩm.
Phương pháp này có tính chọn lọc cao sản lượng DCE có thể đạt được ít
nhất 98% so với HCl và 96% so với etylen một phần nhỏ quá trình sinh ra sản
phẩm phụ như monocloetan; 1,2- dicloetan.

Sinh viên: Trần Cao Thành 17 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

I.4. Công nghệ xúc tác tầng tầng sôi của Ull mann’s
Sơ đồ công nghệ:

Hình 2. Sơ đồ công nghệ sản xuất DCE bằng phương pháp oxi hóa xúc
tác tầng sôi
1. Lò phản ứng 3.Thiết bị tách
2. Thiết bị làm lạnh 4.Thiết bị nén
Hoạt động của sơ đồ:
Các phản ứng oxi hóa ở lớp xúc tác tầng sôi nhiệt tỏa ra lớn vì vậy các
thiết bị phản ứng của phương pháp này điều lắp đặt hệ thống nạp không khí
ngay đầu vào, nạp nguyên liệu HCl và etylen vào thiết bị phản ứng và điều
chỉnh không khí hợp lý với nhiệt của phản ứng. Không khí được trộn lẫn với
dòng nguyên liệu đi vào thiết bị chính, sự biến đổi HCl ở thiết bị phản ứng chính
cuối cùng khoảng 99% để đạt được độ biến đổi cao này ta cần dùng dư hệ số tỷ
lượng không khí và etylen. Sản phẩm ra ở thiết bị phản ứng cuối được làm lạnh
để ngưng tụ DCE và nước đưa sang thiết bị tách ở đây dòng ra ở đỉnh chứa
etylen được đưa đi tuần hoàn tái sử dụng còn sản phẩm DCE ra ở đáy đưa đi tinh
chế thu DCE tinh khiết.

Sinh viên: Trần Cao Thành 18 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

II. Phương pháp clo hóa trực tiếp etylen


Dicloetan là một sản phẩm trung gian ta thu được trong quá trình sản xuất
vinylclorua trong trường hợp này ta tiến hành clo hóa trực tiếp etylen và thu
được dicloetan từ phản ứng tỏa nhiệt sau.
CH 2=CH2 + Cl2  Cl-CH2-CH2-CH2-Cl
Phản ứng này có thể thực hiện ở pha lỏng và pha hơi. Phản ứng tiến hành
ở pha lỏng với nhiệt độ t = 50- 90 C, áp suất thấp thấp gữa khoảng 0,3- 0,5 MPa
tuyệt đối. Nhiệt độ của phản ứng được tiến hành tùy theo phương pháp tiến hành
thu hồi etylenclorua. Nếu thu hồi ở trạng thái lỏng thì nhiệt độ nằm khoảng t
=50-60C còn sản phẩm thu hồi dạng khí thì nhiệt độ t = 85-90C.
II.1. Xúc tác và cơ chế phản ứng
Phương pháp này sử dụng xúc tác là muối sắt III thường dùng là FeCl 3 và
cơ chế quá trình được tiến hành theo cơ chế phân cực do tính chất và khả năng
phân cực của clo quyết định khả năng tấn công và phá vỡ liên kết đôi của etylen.
FeCl3 + Cl2  FeCl4....Cl
FeCl4. ...Cl  + CH2=CH2  FeCl3 + Cl-CH2-CH2-Cl
Nhiệt độ cao hơn xúc tác hoạt động theo cơ chế gốc tự do, ở pha lỏng
FeCl3 có thể cho thêm vào quá trình và lúc này chủ yếu là sản phẩm DCE vì vậy
ta phải bơm ngay vào nguyên liệu etylen và clo vào. Một số trường hợp cụ thể
nó được điều khiển bởi hoạt động của clo lên thành thiết bị phản ứng.
Khi sự chuyển đổi của tác nhân tham gia phản ứng cao có thể đạt tới
100% thì sự lựa chọn thể tích khí tính theo mol lớn hơn 99% kể cả với etylen và
clo. Sản phẩm phụ chính là 1,1,2- tetracloetan, cloetan và nếu nhiệt độ cao hơn
có thể tạo thành cloetylen.
Sự có mặt của oxy trong khi duy trì clo có tác động lớn nó làm giảm các
phản ứng theo cơ chế gốc tự do và làm tăng dẫn xuất và hàm lượng etylenclorit.

Sinh viên: Trần Cao Thành 19 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

Khi có mặt các điều kiện nguyên liệu, nhiệt độ, áp suất quá trình oxy hóa
sâu thì dicloetan có thể làm xúc tác cho các phản ứng gữa clo và etan sinh ra các
sản phẩm phụ như tricloetan, tetracloetan.
CH2=CH2 + 2Cl2  Cl-CH2-CHCl-Cl + HCl
CH2=CH2 + 3Cl2  Cl-CHCl-CHCl-Cl + 2HCl
Do sự khống chế nhiệt độ không đảm bảo nên tạo ra sản phẩm phụ vậy
sản phẩm phụ của quá trình này sinh ra nhiều hay ít tùy thuộc vào sự khống chế
nhiệt. Ngoài sự khống chế nhiệt thì tỷ lệ giữa nguyên liệu và nguyên liệu clo và
etylen cũng ảnh hưởng lớn tới sản phẩm phụ. Tỷ lệ clo và etylen càng lớn thì sản
phẩm phụ càng nhiều vì thế mà trong quá trình này thường dùng thiếu clo.
Nhưng cần có thiết bị ngưng tụ phù hợp để thu etylen ở giai đoạn cuối thật triệt
để.
II.2. Công nghệ clo hóa trực tiếp etylen ở nhiệt độ cao
Sơ đồ công nghệ:

Hình 3. Công nghệ clo hóa trực tiếp etylen ở nhiệt độ cao
1.Thiết bị phản ứng 3. Tháp ổn định
2.Tháp hồi lưu 4. Lò nung
Hoạt động của sơ đồ:

Sinh viên: Trần Cao Thành 20 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

Nguyên liệu là clo và etylen được đưa vào thiết bị cùng dòng tuần hoàn,
tại thiết bị phản ứng này xảy ra phản ứng clo hóa trực tiếp etylen ở nhiệt độ t=
85-90C gần với nhiệt độ sôi của DCE (nhiệt độ sôi t= 83,7C) thì sản phẩm lấy
ra ở thể khí điều này có lợi là tránh được sự kéo theo của xúc tác cho phép lấy
được nhiệt tạo ra bởi phản ứng bay hơi từng phần và làm đơn giản bằng công
đoạn chưng cất. Tuy nhiên có sự mất mát tương đối nhỏ là do một phần của nó
khoảng 5% khối lượng được làm sạch cùng với hệ thống xúc tác. Vì vậy mà các
thiết bị phản ứng điều có cột hồi lưu, pha lỏng được tách đồng thời tuần hoàn
sản phẩm nặng đưa đến thiết bị làm sạch thu hồi DCE tinh khiết. Sản phẩm khí
của quá trình chưng tách này đưa đi đun nóng và DCE thô được đưa đi ổn định
nhờ thiết bị chưng cất còn phần khí thu hồi trên đỉnh đưa tới phần cất ngọn.
II.3. Công nghệ clo hoá trực tiếp etylen ở nhiệt độ thấp
Sơ đồ công nghệ:

Sinh viên: Trần Cao Thành 21 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

* Hoạt động của sơ đồ công nghệ sản xuất DCE bằng clo hóa trực tiếp
etylen ở nhiệt độ thấp.
Nguyên liệu clo và etylen sục vào thiết bị phản ứng clo hóa (1) có chứa
xúc tác FeCl3 trong môi trường DCE. Nhiệt phản ứng được điều khiển bằng cách
cho môi trường phản ứng tuần hoàn qua bộ phận trao đội nhiệt, làm lạnh đặt
ngoài tháp.
Khi phản ứng clo hóa xảy ra ở nhiệt độ 50-60C thì sản phẩm thu được ở
dạng khí/lỏng nên ta tiến hành với lượng dư etylen rất ít. Hỗn hợp sản phẩm
đỉnh được lấy ra và đưa đến thiết bị tách khí, lỏng (2) trong môi trường khí trơ
(Nitơ) để tránh cháy nổ. Khí sản phẩm được bổ sung thêm lượng clo từ nguyên
liệu và đưa vào thiết bị phản ứng thứ cấp (3). Sản phẩm DCE của thiết bị phản
ứng thứ cấp này sẽ được dùng làm môi trường clo hóa và để điều chế dung dịch
xúc tác FeCl3, dung dịch xúc tác này sẽ được đưa qua thiết bị làm lạnh rồi cho
vào thùng chuẩn bị xúc tác (5) bơm trở lại tháp phản ứng thứ cấp. Sản phẩm
lỏng ra khỏi tháp tách khí, lỏng đun nóng rồi đến thiết bị ổn định (6). Tại đây
các khí tách ra ở trên đỉnh được đưa đi xử lí khí thải (19) còn sản phẩm lỏng ở
dưới được đưa sang bộ phận tinh chế để thu được DCE tinh khiết 99,8% khối
lượng.
Trong bộ phận tinh chế, đầu tiên nước được đưa vào để tăng cường quá
trình tách xúc tác FeCl3, kết hợp với dòng sản phẩm ở thiết bị ổn định (6) đưa
đến thiết bị rửa, lắng (11). Pha lỏng thu được ở phía trên tháp lắng có chứa nước
có lẫn một lượng nhỏ DCE hòa tan được đưa sang tháp tách DCE ra khỏi nước
(13) (đây là thiết bị (13) là thiết bị chưng đẳng phí để tách DCE ra khỏi H 2O) để
tách DCE ra khỏi nước và tuần hoàn lại tháp lắng (11). Sản phẩm lỏng thu được
ở đáy tháp rửa, lắng giàu DCE được đưa sang thiết bị trung hòa bằng amoniac
(NH3) (12) để trung hòa hết lượng axit còn lẫn trong DCE, sau đó được sấy nhờ
thiết bị tách nước ra khỏi DCE (14). Sản phẩm H 2O có lẫn DCE được tháo ra ở
đỉnh tháp qua thiết bị làm lạnh rồi cho vào thùng lắng. DCE sau khi qua thùng

Sinh viên: Trần Cao Thành 22 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

lắng nặng hơn nước sẽ được hồi lưu quay trở lại tháp, phần nước còn lẫn một
phần nhỏ DCE được tuần hoàn lại tháp DCE ra khỏi nước. DCE khan thu được
ở đáy tháp tách nước ra khỏi DCE (14) được đưa sang thiết bị tách sản phẩm
nặng (15) để tách DCE ra khỏi các sản phẩm phụ như tricloetan, percloetan,
percloetylen. Tại tháp tách thu được DCE tinh khiết ta dẫn vào thùng chứa DCE
tinh khiết (18), còn lại đáy tháp chứa hầu hết các sản phẩm nặng và còn lẫn một
lượng nhỏ DCE ta tiếp tục cho qua thiết bị thu hồi DCE (16) để tách triệt để
lượng DCE ra khỏi các sản phẩm phụ rồi đưa vào thùng chứa DCE (18). Còn
sản phẩm nặng ta thu hồi và đưa vào thùng chứa sản phẩm nặng (17) để tách và
sử dụng làm dung môi.
* Đặc trưng của thiết bị chính:
- Thiết bị chính:

Sinh viên: Trần Cao Thành 23 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

Nguyên lý hoạt động:


Thiết bị phản ứng được làm lạnh nhờ thiết bị phụ trợ bên ngoài (thiết bị
ống chùm) thông qua dòng một lượng dung môi tuần hoàn lại thiết bị chính hỗn
hợp clo và etylen đã được sấy khô qua bộ phận lưu lượng vào thiết bị phản ứng
theo ống dẫn clo (3) và etylen (4) được đưa vào bộ phận sủi bọt nhằm trộn lẫn
chúng lại với nhau trong môi trường dung môi. Tại đây xảy ra phản ứng clo hóa
etylen, sau đó sản phẩm của phản ứng được lấy ra ngoài qua cửa tháo sản phẩm
ở đỉnh thiết bị (1), dung môi được lấy ra ngoài qua cửa tháo dung môi ở đáy (5)
được đưa qua thiết bị làm lạnh kết hợp với dòng dung môi mới đi vào thiết bị
qua ống dẫn lỏng hồi lưu (2).
- Đặc trưng nhiệt, độ chuyển hóa, độ chọn lọc, thời gian lưu
. Đặc trưng nhiệt:
Đối với phản ứng tạo DCE, đây là phản ứng dị thể khí-lỏng và tỏa nhiệt
rất mạnh, do đó nhiết độ phản ứng sinh ra sẽ tích tụ trong khối phản ứng làm cho
nhiệt độ hỗn hợp phản ứng tăng lên, nếu nhiệt độ quá cao dẫn đến sự phân hủy
các hợp chất hữu cơ, mặt khác nó tạo điều kiện cho phản ứng thế hình thành
theo cơ chế gốc chuỗi. Vì vậy quá trình điều chế dicloetan cần phải khống chế
nhiệt độ vừa phải, nhiệt độ trong lò phản ứng duy trì 20 – 70 oC nhờ thiết bị làm
lạnh ngoài, áp suất 0,3 – 0,5.10 6 Pa, nhiết độ này thấp hơn nhiệt độ sôi của
dicloetan (ts = 83,7C), do đó hạn chế sự hình thành các sản phẩm phụ và phản
ứng clo hóa tạo ra nhanh, thiết bị phản ứng khá đơn giản, khống chế nhiệt độ dễ
dàng, làm việc dễ dàng an toàn, dicloetan có độ tinh khiết cao.
. Độ chuển hóa, độ chọn lọc:
Ở thiết bị clo hóa etylen ở nhiệt độ thấp độ chuyển hóa có thể đạt gần
100% đối với clo và độ chọn lọc của etylen gần bằng 99%. Một số yếu tố ảnh
hưởng đến độ chuyển hóa và độ chọn lọc như sau:

Sinh viên: Trần Cao Thành 24 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

+ Tỷ số clo hóa và etylen: Tỷ số clo hóa và etylen cũng ảnh hường nhiều
đến lượng sản phẩm phụ, nếu tỷ số clo/etytlen càng lớn thì sản phẩm phụ càng
nhiều. Vì vậy trong thực tế người ta đưa thêm vào phản ứng lượng dư etylen so
với yêu cầu nhằm chuyển hóa hoàn toàn clo. Như vậy ta có thể điều khiển được
quá trình tạo sản phẩm phụ, etylen chưa chuyển hóa sau phản ứng sẽ được
ngưng tụ cho hồi lưu trở lại nhằm tránh thất thoát etylen trong khí thải.
+ Áp suất: Phản ứng thường được tiến hành ở áp suất thấp( gần áp suất
khí quyển), nếu áp suất cao thì phương pháp clo hóa etylen trong môi trường
DCE ở nhiệt độ sôi dẫn tới tăng nhiệt độ, làm giảm hiệu suất và chất lượng sản
phẩm chính.
+ Xúc tác: Xúc tác cũng có vai trò quan trọng trong quá trình phản ứng.
Trong quá trình clo hóa etylen thường dùng xúc tác FeCl3. Nó có tác dụng thúc
đẩy quá trình phản ứng tăng độ chọn lọc về phía tạo sản phẩm chính. Đối với
công nghệ điều chế DCE bằng cách clo hóa etylen sử dụng xúc tác FeCl 3, nó
được đưa vào khối phản ứng ở dạng muối khan hoặc là tạo thành trong thiết bị
phản ứng do clo tác dụng với các điệm sắt đưa vào thiết bị phản ứng. Các điệm
sắt còn có tác dụng khuấy trộn và trao đổi nhiệt giữa các pha. Quá trình sử dụng
xúc tác FeCl3 tiến hành ở nhiệt độ sôi của khối phản ứng 83 – 95 oC, tùy thuộc và
áp suất trong thiết bị và hàm lượng các hợp chất trong DCE. Khi đó nhiệt phản
ứng được lấy đi bốc hơi sản phẩm. Sau khi ngưng tụ và tách khí thải thì DCE
bán thành phẩm đưa đi tách HCl hòa tan trong nó.
+ Nguyên liệu: Trong sản xuất tinh chế dicloetan, yêu cầu nguyên liệu ban
đầu phải có độ tinh khiết cao. Nhất là sự có mặt của propan, propen vì chúng
tham gia phản ứng thế tạo clopropan và clopropen, do đó gây khó khăn trong
quá trình chưng cất dicloetan. Clo phải sạch và cần phải sấy khô trước khi phản
ứng vì clo dễ ăn mòn thiết bị. Người ta thêm oxy kỹ thuật hoặc không khí vào
phản ứng, bởi vi oxy có tác dụng ức chế phản ứng thế clo tạo sản phẩm phụ đặc
biệt 1,1,2-tricloetan và một số dẫn xuất khác.

Sinh viên: Trần Cao Thành 25 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

+ Thời gian lưu: Thời gian lưu của quá trình clo hóa etylen xác định bởi
hai yếu tố cơ bản. Tốc độ lấy nhiệt khỏi vùng phản ứng đủ để điều chỉnh nhiệt
độ của phản ứng và thời gian cần thiết đủ để clo hòa tan vào pha etylen tạo
thành nhũ tương.
Nhờ thế mà sẽ đảm bảo quá trình tiến hành như mong muốn và hạn chế
các sản phẩm phụ.
Do thiết bị làm việc liên tục người ta khống chế thời gian lưu qua tỷ lệ
giữa clo và etylen trong vùng phản ứng của thiết bị phản ứng. Thông thường tỷ
lệ này là 1:1,1. Tại đó DCE là tốt nhất.
III. So sánh và lựa chọn phương pháp sản xuất
Khi nghiên cứu và xây dựng dây chuyền sản xuất DCE đạt hiệu quả cao
và chất lượng tốt cần lựa chọn được phương pháp sản xuất phù hợp vì quá trình
sản xuất DCE có nhiều phương pháp khác nhau.Vậy việc lựa chọn dây chuyền
sản xuất phù hợp rất quan trọng.
Trong thực tế có 4 phương pháp sản xuất DCE
Phương pháp oxi clo hóa etylen dùng xúc tác CuCl 2 trên chất mang Al2O3
ở nhiệt độ t = 220-225C với nguồn nguyên liệu oxy nguyên chất hoặc không
khí và tận dụng được nguồn HCl trong nhiều quá trình, thường dùng thiết bị
tầng sôi hoặc tầng cố định phương pháp này hiệu suất quá trình thấp và tạo ra
nhiều sản phẩm phụ như monocloetan, 1,1-dicloetan nên khó thu được DCE tinh
khiết vì vậy mà phương pháp này vẫn bị hạn chế.
Phương pháp clo hóa ở nhiệt độ cao 80-90C yêu cầu thiết bị phức tạp do
một phần của sản phẩm ở thiết bị phản ứng chính (khoảng 5%) được đưa đi làm
sạch vì vậy thiết bị phản ứng yêu cầu phải có cột hồi lưu để tránh sự mất mát.
Song hiệu suất của phản ứng cũng không cao nên phương pháp này cũng ít được
sử dụng.
Phương pháp clo hóa etylen ở nhiệt độ thấp (50-60C) sản phẩm thu được
ở dạng lỏng và quá trình tiến hành trong môi trường lỏng nên rất an toàn vì vậy
hệ thống thiết bị cũng đơn giản hơn. Để khống chế sự tạo thành sản phẩm phụ ta
có thể khống chế nhiệt và điều chỉnh dòng vào của nguyên liệu clo và etylen, tỷ
số clo/etylen càng lớn thì sản phẩm phụ tạo ra càng nhiều nên quá trình này

Sinh viên: Trần Cao Thành 26 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

thường dùng thiếu clo để điều chỉnh lượng sản phẩm phụ tạo ra ít. Qúa trình clo
hoá trực tiếp sự rút nhiệt phản ứng tương đối tốt, tránh được sự nung nóng cục
bộ, phản ứng xảy ra nhanh và khống chế nhiệt độ dễ dàng vì vậy quá trình này
đạt hiệu quả cao, thu được sản phẩm có độ tinh khiết lớn và độ chuyển hóa của
tác nhân phản ứng có thể đạt tới 100% và lúc này sự lựa chọn thể tích khí theo
mol lớn hơn 99% và xúc tác của quá trình thường dùng là muối sắt III một loại
xúc tác có giá thành không cao và rất dễ tìm nên hiệu suất của sản phẩm cao.
Vậy phương pháp clo hóa etylen ở nhiệt độ thấp là phương pháp tối ưu nhất.Vì
vậy em chọn phương pháp này để tìm hiểu và tính toán.

Sinh viên: Trần Cao Thành 27 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

PHẦN II: TÍNH TOÁN


CHƯƠNG I: TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH CLO
HÓA TRỰC TIẾP ETYLEN

Khi sục dòng nguyên liệu etylen và clo vào thiết bị phản ứng chính có
chứa xúc tác FeCl3 trong môi trường DCE sinh ra sản phẩm chính là DCE và
một số sản phẩm phụ như tricloetan(TCE), diclopropylen (DCP)... theo các
phương trình phản ứng sau:
CH2=CH2 + Cl2  Cl-CH2-CH2-Cl (1)
CH2=CH2 + Cl2  Cl-CH2-CHCl-Cl + HCl (2)
CH2=CH-CH3 + Cl2  Cl-CH2-CHCl-CH3 (3)
I. XÁC ĐỊNH THỜI GIAN VÀ NĂNG SUẤT LÀM VIỆC
Dây chuyền em lựa chọn, thiết kế xây dựng là dây chuyền sản xuất DCE
bằng phương pháp clo hóa trực tiếp Etylen ở nhiệt độ thấp với năng suất 100000
tấn/năm. Ta thấy năng suất làm việc rất lớn nên thiết bị phải làm việc liên tục.
Song thiết bị cũng phải nghĩ để sữa chữa khi hỏng hóc bất thường hoặc thay thế
sửa chữa theo định kỳ.
Trong 1 năm có 365 ngày gồm 4 quí: chọn mỗi quí có 3 ngày sửa chữa
theo định kỳ và 2 ngày để sửa chữa hỏng hóc bất thường
Số ngày không làm việc trong năm là:
4.(3+2)=20(ngày)
Mà yêu cầu thiết bị làm việc liên tục (vì năng suất lớn)
Nên số giờ làm việc trong năm của thiết bị là:

Sinh viên: Trần Cao Thành 28 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

345.24=8280(giờ)
Năng suất làm việc của thiết bị là 100000 tấn/năm
Nên năng suất tính theo giờ là:
100000
= 12,07729469(tấn/h)=12077,2947(kg/h)
8280
Mà theo bài ra lượng tổn thất của cả quá trình là 4%:
Ta thấy công đoạn làm sạch là công đoạn tiêu hao nhiều nhất nên
Chọn lượng tổn hao ở công đoạn này là 2%
Lượng tổn hao ở thiết bị ổn định là 1%
Lượng tổn hao ở thiết bị tách khí/lỏng là 1%
Vậylượng DCE trước khi vào hệ thống làm sạch = lượng DCE phản ứng
sinh sản phẩm + 2% DCE tổn hao = 12077,2947 . 1,02 = 12318,8406 (kg/h)
Lượng DCE trước khi vào thiết bị ổn định là:
12318,8406.1,01 = 12442,029 (kg/h)
Lượng DCE trước khi vào thiết bị tách khí/lỏng là:
12442,029. 1,01 = 12566.4493 (kg/h)
Mà lượng DCE trước khi vào thiết bị tách khí/lỏng = DCE tạo ra ở thiết
bị phản ứng chính
Vậy lượng DCE tạo ra ở thiết bị phản ứng chính là: 12566,4493 (kg/h)
Theo bài ra ta có lượng tricloetan tạo thành trong quá trình này chiếm
5,5% nên lượng tricloetan tạo thành là:
12566, 4493.5,5
= 691.1547 (kg/h)
100
II. TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT
1. Tính lượng vật chất vào và ra thiết bị clo hóa
a. Tính lượng etylen vào thiết bị phản ứng chính
+ Theo phản ứng (1) ta có:
Cl2 + CH2= CH2  Cl-CH2-CH2-Cl (1)
MClo= 71 Metylen=28

Sinh viên: Trần Cao Thành 29 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

Cứ 28 kg C2H4 thì tạo thành 99 kg DCE


X1 kg C2H4 thì tạo thành 12566,4493 kg DCE
Lượng etylen tham gia phản ứng tạo thành DCE là:
12566, 4493.28
= 3554,1473 (kg/h)
99
+Theo phản ứng (2 ) ta có:
CH2 = CH2 + 2Cl2  Cl-CH2-CHCl-Cl + HCl (2)
Cứ 28kg C2H4 thì tạo thành 133,5 kg TCE
Nên X2kg C2H4 thì tạo thành 691,1547 kg TCE
Lượng etylen tham gia phản ứng tạo TCE là:
691,1547.28
= 144,9613 (kg/h)
133.5
Tổng lượng Etylen cần để sinh ra DCE và TCE là:
X= X1+ X2 = 3554,1473 + 144,9613 = 3699,1086 (kg/h)
Chọn hiệu suất quá trình là = 94%
Ta có lượng sản phẩm sinh ra thì TCE chiếm 5,5% nên độ chọn lọc của
quá trình là: s = 100 - 5,5 = 94,5 %
Vậy độ chuyển hóa của quá trình là: c = /s= 94/94,5=0,9947
Mà theo bài ra lượng etylen lấy dư 15% nên lượng etylen cho vào là:
3699,1086 . 1,15 = 4253,9749(kg/h)
Nhưng độ chuyển hóa của quá trình: c = 0,9947
4253,9749.100
Lượng etylen thực tế là: = 4276, 6411 (kg/h)
99, 47

Đổi đơn vị từ phần trăm thể tích sang phần trăm khối lượng:
Etylen kỹ thuật: 95% C2H4; 3% C2H6: 2% C3H6
Suy ra:

Sinh viên: Trần Cao Thành 30 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

%V1M 1 95.28
% M C2 H 4 = = = 93,86%
%Vi M i 95.28  3.30  2.42
%V2 M 2 3.30
% M C2 H 6 = = = 3,17%
%Vi M i 95.28  3.30  2.42
%V3 M 3 2.42
% M C3 H6 = = = 2, 96%
%Vi M i 95.28  3.30  2.42

Clo kỹ thuật: 85% Cl2; 10% N2: 3% O2; 2% CO2


Suy ra:
%V1M 1 85.71
% M Cl2 = = = 92,86%
%Vi M i 85.71  10.28  3.32  2.44
%V2 M 2 10.28
% M N2 = = = 4,31%
%Vi M i 85.71  10.28  3.32  2.44
%V3 M 3 3.32
% M O2 = = = 1, 48%
%Vi M i 85.71  10.28  3.32  2.44
%V4 M 4 2.44
% M CO2 = = = 1,35%
%Vi M i 85.71  10.28  3.32  2.44

Nhưng theo bài ra ta có trong etylen kỹ thuật chỉ có 93,86% etylen, nên
lượng etylen kỹ thuật cần đưa vào là:
4276, 6411.100
= 4556, 4043(kg / h)
93,86
Lượng etan chiếm 3,17% nên lượng etan có trong etylen kỹ thuật là:
4556,4043 . 0,0317 = 144,438 (kg/h)
Lượng propylen chiếm 2,96% nên lượng propylen có trong etylen kỹ
thuật là: 4556,4043 . 0,0296 = 134,8696 (kg/h)
Mà ta có hiệu suất của quá trình là = 94% nên lượng propylen tham gia
phản ứng là: 134,8696 . 0,94 = 126,7774 (kg/h)
Nên lượng propylen dư là: 134,8696 - 126,7774 = 8,0922 (kg/h)
b. Tính lượng clo vào thiết bị clo hóa
+Theo phản ứng (1) ta có:

Sinh viên: Trần Cao Thành 31 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

CH2= CH2 + Cl2  Cl-CH2-CH2-Cl


Cứ 28 kg etylen cần 71 kg clo phản ứng
Nên cứ X1 = 3554,1473 kg C2H4 cần Y1 kg Clo
Lượng clo cần để tham gia phản ứng tạo DCE là:
3554,1473.71
Y1 = = 9012,3021(kg / h)
28
+Theo phản ứng (2) ta có:
CH2=CH2 +Cl2  Cl-CH2-CHCl-Cl + HCl
Cứ 28 kg C2H4 cần 142 kg clo phản ứng
Nên cứ X2=144,9613 kg C2H4 cần Y2 kg clo
Lượng Clo cần để tham gia phản ứng tạo TCE là:
144,9613.142
Y2 = = 735,1609( kg / h)
28
+ Theo phản ứng (3) ta có :
CH2=CH-CH3 + Cl2  Cl-CH2-CHCl-CH3 (3)
Cứ 42 kg C3H6 cần 71 kg clo
Nên 126,7774 kg C3H6 cần Y3 kg clo
Lượng clo cần để tham gia phản ứng tạo DCP là:
126, 7774.71
Y3 = = 214,3142( kg / h)
42
Vậy tổng lượng clo đưa vào quá trình là:
Y=Y1+Y2+Y3=9012,3021 + 735,1609 + 214,3142 = 9961,7772 (kg/h)
Mà ta có trong clo kỹ thuật lượng clo chỉ chiếm 92,86% nên lượng clo cần
đưa vào là:
9961, 7772.100
= 10727, 7377(kg / h)
92,86
Lượng nitơ có trong clo kỹ thuật là:
0,0431 . 10727,7377 = 462,3655 (kg/h)
Lượng oxi có trong clo kỹ thuật là:

Sinh viên: Trần Cao Thành 32 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

0,0148 . 10727,7377 = 158,7705 (kg/h)


Lượng cacbonnic có trong clo kỹ thuật là:
0,0135 . 10727,7377 = 144,8244 (kg/h)
c. Lượng chất ra khỏi thiết bị
Ta có: Lượng etylen đưa vào là: 4276,6411 (kg/h)
Lượng etylen tham gia phản ứng (1) và (2) là: 3699,1086 (kg/h)
Nên lượng etylen dư: 4276,6411 - 3699,1086 = 577,5325(kg/h)
Theo phản ứng (2) ta có:
CH2=CH2 + 2Cl2  Cl-CH2-CHCl-Cl + HCl
Cứ 28kg C2H4 tạo thành 36,5 kg HCl
Nên 144,9613 kg C2H4 tạo thành A kg HCl
Vậy lượng HCl tạo thành là:
144,9613.36,5
A= = 188,9674(kg / h)
28
Theo phản ứng (3) ta có
CH2=CH-CH3 + Cl2  Cl-CH2-CHCl-CH3
Cứ 42 kg C3H6 phản ứng tạo thành 113 kg DCP
126,7774 kg C3H6 phản ứng tạo thành B kg DCP
Nên lượng diclopropylen tạo thành là:
126, 7774.113
B= = 341, 0916(kg / h)
42
Lượng C3H6 đưa vào là 134,8696 (kg/h)
Còn lượng C3H6 phản ứng là 126,7774 (kg/h)
Nên lượng C3H6 dư là: 134,8696 - 126,7774 = 8,0922 (kg/h)
Từ các số liệu này ta lập dược bảng sau:

Sinh viên: Trần Cao Thành 33 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

Bảng 2. Cân bằng vật chất của thiết bị phản ứng chính (kg/h)
Thành phần Lượng vào(kg/h) Lượng ra (kg/h)
C2H4 4276,6411 577,5325
C2H6 144,438 144,438
C3H6 134,8696 8,0922
Cl2 9961,7772 -
N2 462,3655 462,3655
O2 158,7705 158,7705
CO2 144,8244 144,8244
DCE - 12566,4493
TCE - 691,1547
DCP - 341,0916
HCl - 188,9674
Tổng 15283,6863 15283,6861
2.Tính lượng chất vào và ra thiết bị tách khí/lỏng
Vì ở thiết bị phản ứng chính không có tổn hao nên lượng ra ở thiết bị phản
ứng chính là lượng vào thiết bị tách khí/lỏng.
Để tính lượng ra của thiết bị tách khí/lỏng ta biết: Các khí CO 2,N2,O2 vào
thiết bị bao nhiêu thì ra một lượng bấy nhiêu.
Nhưng lượng DCE vào thiết bị tách khí lỏng thì không thể tách hoàn toàn
được mà còn một phần DCE chưa ngưng tụ kịp sẽ tách ra ở thể khí tuần hoàn
xuống thiết bị phản ứng chính làm môi trường cho quá trình.
Giả sử lượng DCE hao hụt do chưa ngưng tụ là 1%
Ta có lượng DCE tổn hao là: 0,01 . 12566,4493 = 125,6645 (kg/h)
Vậy lượng DCE ra khỏi thiết bị tách khí/lỏng là:
12566,4493 - 125,6645 = 12440,7848 (kg/h)
+ Mà theo bài ra: Trong DCE hòa tan 50% khí HCl tạo thành trong phản
ứng nên lượng DCE tạo thành ở thiết bị phản ứng chính có 50% bị kéo theo
cùng với dòng DCE còn 50% lượng DCE còn lại tách ở thể khí.
Ta có tổng lượng HCl sinh ra ở thiết bị phản ứng chính là: 188,9674
(kg/h)
Vậy lượng HCl tách khỏi thiết bị tách khí/lỏng là:

Sinh viên: Trần Cao Thành 34 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

188,9674 : 2 = 94,9837 (kg/h)


Qua quá trình tính toán trên ta lập được bảng cân bằng vật chất của thiết
bị tách khí/lỏng như sau:

Bảng 3. Cân bằng vật chất của thiết bị tách khí/lỏng

Thành phần Lượngvào Lượng ra Tổn hao


C2H4 577,5325 577,5325 -
C2H6 144,438 144,438 -
C3H6 8,0922 8,0922 -
Cl2 - - -
N2 462,3655 462,3655 -
O2 158,7705 158,7705 -
CO2 144,8244 144,8244 -
DCE 12566,4493 12440,7848 125,6645
TCE 691,1547 691,1547 -
DCP 341,0916 341,0916 -
HCl 188,9674 94,9837 94,9837
Tổng 15283,6906 15064,0424 220,6482
3. Tính lượng chất vào và ra ở thiết bị phản ứng thứ cấp
a. Lượng vào thiết bị thứ cấp
* Lượng etylen vào thiết bị thứ cấp:
Lượng vào ở thiết bị thứ cấp là phần khí tách ra ở thiết bị tách khí/lỏng
gồm:
C2H4, C3H6, C2H6, HCl, CO2, N2, O2 + lượng clo bổ sung vào và một lượng
nhỏ xúc tác
Để tránh quá trình sinh sản phẩm phụ do xảy ra phản ứng oxi hóa sâu
người ta dùng dư etylen ở thiết bị phản ứng chính và bổ sung clo vào thiết bị
phản ứng thứ cấp để phản ứng hết etylen làm tăng hiệu suất quá trình. Để phản
ứng clo hóa triệt để người ta điều chỉnh tỷ lệ clo/etylen phù hợp tỷ lệ ở thiết bị
này thường lấy tỷ lệ clo/etylen=1/1,01.Với tỷ lệ này clo phản ứng với etylen
theo phản ứng sau.
Cl2 + C2H4  Cl-CH2-CH2-Cl

Sinh viên: Trần Cao Thành 35 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

Vì tỷ lệ clo/etylen=1/1,01 nên lượng etylen tham gia phản ứng là:


1
.577,5325 = 571,8143( kg / h)
1, 01
Do độ chuyển hóa đạt 99,47% nên lượng etylen thực tế là:
571,8143 . 0,9947 = 568,7837 (kg/h)
Nên lượng etylen dư là: 577,5325 – 568,7837 = 8,7488 (kg/h)
Theo tính toán ở thiết bị phản ứng chính ta có:
Tổng lượng C2H4 tham gia phản ứng tạo DCE, TCE, là:
X = X1 + X2 = 3699,1086 (kg/h)
Trong đó lượng C2H4 tham gia phản ứng (1) là: 3554,1473 (kg/h)
3554,1473
Chiếm .100 = 96, 08% mà tổng lượng C2H4 dư vào thiết bị thứ
3699,1086
cấp là 568,7837 (kg/h) nên lượng etylen tham gia phản ứng thứ cấp là:
568,7837 . 0,9608 = 546,4874 (kg/h)
Nên lượng etylen tham gia phản ứng tạo TCE là:
568,7837 - 546,4874 = 22,2963 (kg/h)
Ta có lượng DCP vào thiết bị thứ cấp là: 8,0922 (kg/h)
Vì độ chuyển hóa đạt 99,47% nên lượng propylen tham gia phản ứng là:
0,9947 . 8,0922 = 8,0493 (kg/h)
Lượng propylen dư là: 8,0922 - 8,0493 = 0,0429
*Lượng clo vào thiết bị thứ cấp:
+Theo phản ứng (1) ta có:
CH2= CH2 + Cl2  Cl-CH2-CH2-Cl (1)
Cứ 28 kg etylen cần 71 kg clo phản ứng
Nên cứ 546,4874 kg C2H4 cần X1 kg Clo
Lượng clo cần để tham gia phản ứng tạo DCE là:
546, 4874.71
= = 1385, 7359(kg / h)
X1 28

+Theo phản ứng (2) ta có

Sinh viên: Trần Cao Thành 36 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

CH2=CH2 + Cl2  Cl-CH2-CHCl-Cl + HCl (2)


Cứ 28 kg C2H4 cần 142 kg clo phản ứng
Nên cứ 22,2963kg C2H4 cần X2 kg clo
Lượng clo cần để tham gia phản ứng tạo TCE là:
22, 2963.142
X2 = = 113, 0741(kg / h)
28
+ Theo phản ứng (3) ta có:
CH2=CH-CH3 + Cl2  Cl-CH2-CHCl-CH3 (3)
Cứ 42 kg C3H6 cần 71 kg clo
Nên 8,0493kg C3H6 cần X3 kg clo
Lượng clo cần để tham gia phản ứng tạo DCP là:
8, 0493.71
X3 = = 13, 6071(kg / h)
42
Vậy tổng lượng clo tham gia phản ứng là:
X=X1+X2+X3= 1385,7359 + 113,0741 + 13,6071 = 1512,4171 (kg/h)
b. Lượng ra ở thiết bị thứ cấp
+Theo phản ứng (1) ta có:
CH2= CH2 + Cl2  Cl-CH2-CH2-Cl (1)
Cứ 28 kg etylen phản ứng tạo ra 99 kg DCE
Nên cứ 546,4874 kg C2H4 phản ứng tạo ra A kg DCE
546, 4874.99
Lượng DCE sinh ra là: A = = 1932, 2233(kg / h)
28
Tổng lượng DCE = lượng DCE chưa ngưng tụ + DCE mới sinh ra
125,6645 + 1932,2233 = 2057,8878 (kg/h)
Theo đầu bài giả sử sự mất mát ở thiết bị này là 1%
Nên lượng DCE tổn hao ở thiết bị này là:
2057,8878 . 0,01 = 20,5789 (kg/h)
Vậy lượng DCE ra khỏi thiết bị thứ cấp là:
2057,8878 - 20,5789 = 2037,3089 (kg/h)

Sinh viên: Trần Cao Thành 37 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

+Theo phản ứng (2) ta có:


CH2=CH2 + Cl2  Cl-CH2-CHCl-Cl + HCl (2)
Cứ 28 kg C2H4 tạo thành 133,5 kg TCE
Vậy cứ 22,2963kg C2H4 tạo thành B kg TCE
22, 2963.133,5
Lượng TCE tạo thành là: B = = 106,3056(kg / h)
28
Dựa vào phản ứng (2) ta cũng tính được lượng HCl sinh ra:
Ta có: Cứ 28 kg C2H4 phản ứng thì tạo thành 36,5 kg HCl
22,2963 kg C2H4 phản ứng thì tạo thành C kg HCl
22, 2963.36,5
Lượng HCl sinh ra là: C = = 29, 0648(kg / h)
28
Mà ta có: Tổng HCl ra khỏi thiết bị = khối lượng HCl tạo thành + mHCl
đưa vào: 29,0648 + 94,9837 = 124,0485 (kg/h)
+ Theo phản ứng (3) ta có :
CH2=CH-CH3 + Cl2  Cl-CH2-CHCl-CH3 (3)
Cứ 42 kg C3H6 tham gia phản ứng tạo thành 113 kg DCP
Nên 8,0493 kg C3H6 tham gia phản ứng tạo thành D kg DCP
8, 0493.113
Nên lượng DCP tạo ra là: D = = 21, 6564(kg / h) .
42
Từ các số liệu tính toán ta có bảng sau :
Bảng 4. Cân bằng vật chất ở thiết bị thứ cấp (kg/h)
Thành phần Lượngvào (kg/h) Lượng ra (kg/h) Tổn hao
C2H4 577,5325 8,7488 -
C2H6 144,438 144,438 -
C3H6 8,0922 0,0429 -
Cl2 1512,4171 - -
N2 462,3655 462,3655 -
O2 158,7705 158,7705 -
CO2 144,8244 144,8244 -
DCE 125,6645 2037,3089 20,5789
TCE - 106,3056 -
DCP - 21,6564 -

Sinh viên: Trần Cao Thành 38 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

HCl 94,9837 124,0485 -


Tổng 3229,0884 3208,5095 20,5789

4. Tính lượng chất vào và ra ở thiết bị ổn định


Lượng chất vào thiết bị ổn định bằng lượng phần lỏng ra ở thiết bị tách
khí lỏng gồm: DCE, TCE, DCP, HCl = 13568,0148 (kg/h)
Theo bài ra ta giả sử tổn hao DCE trong thiết bị này là 1%
Mà lượng DCE vào là 12440,7848 (kg/h)
Nên lượng tổn hao DCE ở thiết bị này là:
0,01 . 12440,7848 = 124,4078 (kg/h)
Vậy tổng lượng DCE ra khỏi thiết bị ổn định là:
12440,7848 - 124,4078 = 12316,377 (kg/h)
Mà tổng lượng HCl đưa vào là: 94,9837 (kg/h)
Theo giả thiết 50% HCl ở thể khí nên lượng HCl ở thể lỏng là :
94,9837 . 0,5 = 47,4918 (kg/h)
Bảng 5. Cân bằng vật chất ở thiết bị ổn định (kcal/h)
Thành phần Lượng vào Lượng ra Tổn hao
DCE 12440,7848 12316,377 124,4078
TCE 691,1547 691,1547 -
DCP 341,0916 341,0916 -
HCl 94,9837 47,4918 47,4918
Tổng 13568,0148 13396,1151 171,8996

5. Tính lượng chất vào và ra sở dây chuyền làm sạch


Các chất vào dây chuyền làm sạch chính là sản phẩm lỏng ra từ thiết bị
ổn định gồm có: DCE, DCP, TCE, HCl lỏng,NH3 trung hòa và nước rửa.
Cho nước rửa vào thiết bị theo tỷ lệ hỗn hợp/nước = 2/1, vậy nước

13396,1151
rửa đưa vào thiết bị rửa là: = 6698, 0575(kg / h)
2
Lượng Amoni trung hòa được tính theo phương trình sau:

Sinh viên: Trần Cao Thành 39 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

NH3 + HCl  NH4Cl


Cứ 36,5 kg HCl tác dụng hết 17 kg NH3
47,4918kg HCl tác dụng hết X kg NH3
47, 4918.17
Lượng NH3 tham gia phản ứng là: X = = 22,1195(kg / h)
36,5
Nhưng để làm sạch hết lượng HCl lẫn trong DCE ta cần lấy một lượng dư
Amoni (khoảng 1%).
Vậy lượng Amoni cần mang vào là: 22,1195 . 1.01 = 22,3407 (kg/h)
Lượng Amoni dư là: 22,3407 - 22,1195 = 0,2212 (kg/h)
Lượng NH4Cl tạo thành là:
Cứ 36,5 kg HCl phản ứng cho ra 53,5 kg NH4Cl
47,4918kg HCl phản ứng cho ra Y kg NH4Cl
48, 4918.53,5
Vậy lượng NH4Cl tạo thành là: Y = = 69, 6113(kg / h)
36,5
Mất mát trong quá trình làm sạch là 2% nên lượng DCE mất mát là:
12316,377 . 0,02 = 246,3275 (kg/h)
Lượng DCE còn lại : 12316,377 - 246,3275 = 12070,0495 (kg/h)
Còn lượng TCE, DCP mất mát trong quá trình là 1%
TCE mất mát là : 691,1547 . 0.01 = 6,9115 (kg/h)
TCE còn lại là : 691,1547 - 6,9115 = 684,2432 (kg/h)
DCP mất mát là: 341,0916 . 0,01 = 3,4109 (kg/h)
DCP còn lại là : 341,0916 - 3,4109 = 337,6807 (kg/h)
Từ các số liệu ta lập được bảng cân bằng vật chất của quá trình rửa như
sau
Bảng 6. Cân bằng vật chất trong thiết bị làm sạch
Thành phần Lượng vào(kg/h) Lượng ra (kg/h) Tổn hao(kg/h)
DCE 12316,377 12070,0495 246,3275
TCE 691,1547 684,2432 6,9115
DCP 341,0916 337,6807 3,4109
HCl 47,4918 - -

Sinh viên: Trần Cao Thành 40 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

NH3 22,3407 0,2212


NH4Cl - 69,6113 -
H2O 6698,0575 6698,0575 -
Tổng 20116,5133 19859,6422 256,8711

CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NHIỆT LƯỢNG


I. TÍNH CÂN BẰNG NHIỆT LƯỢNG Ở THIẾT BỊ CLO HÓA
Theo sổ tay quá trình thiết bị [IX-149/ 10-196 ] ta có phương trình cân bằng
nhiệt ở thiết bị phản ứng chính:
QNL + Qpư = Qrasp + Qmm + Qtn
Trong đó:
QNL: Nhiệt lượng do nguyên liệu mang vào, kcal/h
Qpư:: Nhiệt lượng do phản ứng clo hóa sinh ra, kcal/h
Qrasp : Nhiệt lượng do sản phẩm mang ra, kcal/h
Qmm: Nhiệt lượng mất mát do môi trường xung quanh, kcal/h
Qtn : Nhiệt lượng do chất tải nhiệt lấy đi hay mang vào qt, kcal/h
1. Nhiệt lượng do nguyên liệu mang vào
a. Nhiệt do etylen kỹ thuật mang vào
Ta có etylen kỹ thuật mang vào gồm có: C 2H4, C2H6, C3H6 nên nhiệt lượng
do etylen kỹ thuật mang vào là:
Q1= QC2H4 + QC2H6 + QC3H6, kcal/h
Trong đó: Qi được xác định theo công thức [IX.15/10-196]
Qi = Fi.Ci.t
Với: Fi: Lượng chất vào của chất thứ i, kg/h

Sinh viên: Trần Cao Thành 41 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

Ci: Nhiệt dung riêng của chất thứ i, kcal/h


t: Nhiệt độ đầu của chất,C
Trong quá trình này lấy t = 25˚ C
Fi tính ở phần cân bằng vật chất (bảng 1)
Ci tra ở sổ tay thiết bị công nghệ hóa chất [I-177/ 9-180]
Tính toán ta lập được bảng số liệu sau :

Sinh viên: Trần Cao Thành 42 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

Bảng 7. Nhiệt lượng do etylen kỹ thuật mang vào (kcal/h)


C2H4 C2H6 C3H6
F 4276,6411 144,438 134,8696
C 0,4 0,45 0,38
Q 42766,411 1624,9275 1281,2612
Vậy tổng nhiệt lượng etylen kỹ thuật mang vào là:
Q1 = 42766,411 + 1624,9275 + 1281,2612 = 45672,5997 (kcal/h)
b. Nhiệt lượng do clo kỹ thuật mang vào.
Clo kỹ thuật mang vào gồm có Cl2, CO2, O2, N2, nên ta có nhiệt lượng
do clo kỹ thuật mang vào là:
Q2 = QCl2 + QCO2 +QO2+ QN2
Mà Qi = Fi.Ci.t (1)
Với: Fi: Lượng chất vào của chất thứ i, kg/h
Ci: Nhiệt dung riêng của chất thứ i, kcal/h
t: Nhiệt độ đầu của chất,C
Trong quá trình này lấy t = 25 C
Ci tra ở bảng [I-177/9-193] và ta có:
CCl2=0,115 ; CN2=0,25 ; CO2=0,24 ; CCO2=0,21
Thay lần lượt m các giá trị C,F,t vào công thức (1) ta có
Nên ta có bảng số liệu sau :
Bảng 8. Nhiệt lượng do clo kỹ thuật mang vào.(kcal/h)
Cl2 N2 O2 CO2

F 9961,7772 462,3655 158,7705 144,8244

C 0,115 0,25 0,24 0,21

Q 28640,1094 2889,7844 952,623 760,3281

Vậy tổng nhiệt lượng do clo kỹ thuật mang vào là :


Q2 = 28640,1094 + 2889,7844 + 952,623 + 760,3281 = 33242,8449 (kcal/h)

Sinh viên: Trần Cao Thành 43 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

Do đó tổng lượng nhiệt do nguyên liệu mang vào:


Qvào = Q1 + Q2= 45672,5997 + 33242,8449 = 78915,4446 (kcal/h)
Vậy Q vào = 78915,4446 (kcal/h)
2. Nhiệt lượng do phản ứng tạo ra
a. Nhiệt lượng do phản ứng (1) tạo thành
CH2=CH2 + Cl2  Cl-CH2-CH2-Cl + H1 (1)
Quá trình clo hóa etylen xãy ra ở nhiệt độ 50-60 C nên ta chọn nhiệt độ
của phản ứng là 55C, nhiệt lượng do phản ứng (1) tạo thành được xác định theo
công thức:
Q1= x. H1
Trong đó:
H1: Hiệu ứng nhiệt của phản ứng, kcal/mol.
x: Số mol etylen tham gia phản ứng (1).
Mà ta có lượng etylen tham gia phản ứng (1) là 1759,52 kg/h nên.
Số mol etylen tham gia phản ứng (1) là:
3554,1473
= 126,9338( kmol / h) = 126933,8(mol/ h)
28
H1: có thể xác định từ công thức [II.63/10-41]
T

Ta có: H1= H0 + C


To
p .dT

Với Cp là nhiệt dung của DCE, tra ở bảng [I.176 - 9/230] C p= 0,391
kcal/kgđộ = 0,00391 kcal/mol.độ
H0: Hiệu ứng nhiệt của phản ứng ở 298K mà theo [13-157] ta có
H0=37,64 kcal/mol
Do đó: H1 = - 37,64 + 0,00391(243-298) = 37,855(kcal/h)
Vậy nhiệt lượng do phản ứng 1 tạo thành là:
Q1 = 37,855 . 126933,8 = 4805078,999(kg/h)
b. Nhiệt lượng do phản ứng (2) tạo thành là

Sinh viên: Trần Cao Thành 44 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

CH2 =CH2 +Cl2  Cl-CH2-CH- Cl + HCl + H2 (2)


Cl
H2: Hiệu ứng nhiệt của phản ứng (2)
Ta có: Q2 = x. H2
H2=  niEi   njEj
Trong đó: ni, nj: Số liên kết của chất tham gia tạo thành.
Ei,Ej: Năng lượng của chất tham gia, tạo thành,Kcal/mol,
Theo bảng [II.1/13-55] ta có các số liệu sau:
E[C=C] =101,2 kcal/mol E[C-C] =62,8 kcal/mol
E[C-H] =85,6 kcal/mol E[Cl-Cl] =57,8 kcal/mol
E[C-Cl] =70 kcal/mol E[H-Cl] =102,1 kcal/mol
Nên: H2 = E[C=C] + 4E[C-H] + 2E[Cl-Cl] -E[C-C] -3E[C-Cl] + E[H-Cl] - 3E[C-H]
H2 = 101,2 + 4.85,6 + 2.57,8 - 3.70 - 2.85,6 - 101,2 - 62,8
H2 = -71,2 (kcal/mol)
Mà số mol etylen tham gia phản ứng (2)
126, 7774
x= = 4, 5278( kmol / h) = 4527,8( mol / h)
28
Vậy nhiệt lượng do phản ứng (2) tạo thành là:
Q2 = x . H2 = 71,2 . 4527,8 = 322379,36 (kcal/h)
c. Nhiệt lượng do phản ứng (3) tạo thành là:
CH2=CH-CH3 + Cl2  Cl-CH2-CH-CH3 + H3 (3)
Cl
Ta có: Q3= x . H3
Với: x số mol C3H6 tham gia phản ứng.
Hiệu ứng nhiệt của phản ứng (3)
x
H3= E[C=C] + 6E[C-H]+ E[C-C]+ E[Cl-Cl] - 6E[C-H]- 2E[C-Cl] - 2E[C-C]
H3=101,2 + 6.85,6 +57,8 + 62,8 - 6.85,6 -2.70 2.62,8

Sinh viên: Trần Cao Thành 45 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

H3= - 43,8(kcal/h)
Vậy nhiệt lượng do phản ứng (3) tạo ra là:
Q3 = 43,8 . 3018,5 = 132210,3(kcal/h)
Tổng nhiệt lượng tạo thành ở 3 phản ứng là:
QII = Q1+ Q2+ Q3
= 4805078,999 + 322379,36 + 132210,3
= 5259668,659 (kcal/h)
Qvào = QNL+Qpư = 78915,4446 + 5259668,659 = 5338584,104(kcal/h)
Vậy tổng nhiệt lượng vào: Qvào = 5338584,104(kcal/h)
3. Tính nhiệt lượng do sản phẩm mang ra khỏi thiết bị clo hoá
Sản phẩm clo hoá ra ở thể hơi nên nhiệt lượng của sản phẩm mang ra
gồm:
Qra= QDCE + QTCE + QDCP + QCO2 +QN2+QHCl+QO2+QC2H4dư +QC2H6
Theo tính toán ở trên ta có
QN2 = 2889,7844(kcal/h) QCO2 = 760,3281(kcal/h)
QO2 = 952,623(kcal/h) QC2H6 = 1624,9275(kcal/h)
Ta cần phải tính: QDCE, QDCP, QTCE, QHCl , QC2H4dư
Ta có: Qi = Fi.Ci.t
Fi: Lượng ra chất thứ i, kg/h
Ci: Nhiệt dung riêng chất thứ i, Kcal/h
t: Nhiệt độ của chất, trong quá trình này lấy t=55 C
* Tính nhiệt dung riêng Ci của hợp chất hoá học:
Theo [I-141/9-230] ta có: MC=n1c1+n2c2+n3c3… (1)
Trong đó:
M: Khối lượng mol của hợp chất
C: Nhiệt dung riêng của hợp chất
n1, n2, n3: Số nguyên tố của nguyên tử trong hợp chất
c1, c2, c3..: Nhiệt dung riêng của các nguyên tố trong hợp chất

Sinh viên: Trần Cao Thành 46 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

Tra bảng [I-141/9-180 ] ta có:


Đơn vị C H Cl
J/kg nguyên tử độ 11700 18000 33500
Kcal/kg nguyên tử độ 2,794 4,3 8

(ta có 1 Kcal/kg độ= 4,1868.103 J/kg độ)


Thay vào (1) ta có:
2CC  4CH  2CCl 2.2, 794  4.4,3  8.2
CDCE = = = 0,391(kcal/ h)
99 99
Tính tương tự ta có: CTCE= 0,42 CDCP=0,38 CHCl=0,19
Ta có bảng số liệu sau:
Bảng 9. Nhiệt lượng do các sản phẩm mang ra ở thể hơi( Kcal/h)
DCE TCE DCP HCl C2H4
G 12566,4493 691,1547 341,0916 188,9674 577,5325
C 0,39 0,42 0,38 0,19 0,4
Q 269550,3375 15965,6736 7128,8144 1974,7093 12705,715

C2H6 C3H6 CO2 O2 N2


G 144,438 134,8696 144,8244 158,7705 462,3655
C 0,45 0,38 0.21 0,24 0,25
Q 3574,8405 1854,457 1672,7218 2095,7706 6357,5256

Vậy tổng nhiệt lượng do các sản phẩm mang ra là:


Qra = QDCE + QTCE + QDCP + QCO2 + QO2 + QN2 + QHCl + QC2H4dư + QC2H6 + QC3H6
Qra = 269550,3375 + 15965,6736 + 7128,8144 + 1672,7218 + 2095,7706
+ 6357,5256 + 1974,7093 + 12705,715 + 3574,8405 + 1854,457
Qra = 322880,5653(kcal/h)
4. Nhiệt lượng mất mát do môi trường xung quanh
Ta thấy phản ứng clo hoá etylen toả nhiệt mạnh nên ta chọn nhiệt mất mát
là 5% nhiệt lượng đưa vào.
Tổng lượng nhiệt mất mát của quá trình này:

Sinh viên: Trần Cao Thành 47 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

Qmm = 0,05 . Qvào = 0,05 . 5338584,104 = 266929,2052(kcal/h)


5. Tính nhiệt lượng chất tải nhiệt
Ta có Qnl + Qfư = Qra + Qmm + Qtn
Mà Qnl = 78915,4446 ; Qfư = 5259668,659;
Qra = 322880,5653; Qmm = 266929,2052(kcal/h)
Suy ra Qtn = 78915,4446 + 5259668,659 - 322880,5653 - 266929,2052
= 4748774,333(kcal/h)
Tính toán ta có bảng sau:
Bảng 10. Cân bằng nhiệt lượng ở thiết bị clo hoá (kcal/h)

Thành phần Nhiệt lượng vào Thành phần Nhiệt lượng ra


Etylen 45672,5997 Sản phẩm 322880,5653
Clo 33242,8449 Nhiệt mất mát 266929,2052
Phản ứng 1 4805078,999 Tải nhiệt 4748774,333
Phản ứng 2 322379,36 - -
Phản ứng 3 132210,3 - -
Tổng 5338584,104 Tổng 5338584,104

II. CÂN BẰNG NHIỆT LƯỢNG Ở THẾT BỊ TÁCH KHÍ LỎNG


1. Lượng nhiệt vào thiết bị
Lượng nhiệt vào thiết bị phản ứng tách khí lỏng bằng lượng nhiệt ra ở
thiết bị phản ứng chính .
Qvào = Qra1 = 322880,5653(kcal/h).
2. Lượng nhiệt ra
Lượng nhiệt ra Qra = Qspl + Qspk.
a. Nhiệt lượng do sản phẩm khí mang ra.
Qspk = QC2H4 + QC2H6 + QC3H6 + QCO2 + QO2 + QHCl + QN2 + QDCE
Quá trình này chọn T = 45˚C
Nhiệt lượng riêng của các hợp chất tra [I-177/9 - trang 230]
Tính toán ta có bảng số liệu sau:
Bảng 11. Nhiệt lượng do sản phẩm khí mang ra (kcal/h)

Sinh viên: Trần Cao Thành 48 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

DCE HCl CO2 N2


F 125,6645 94,9837 144,8244 462,3655
C 0,39 0,19 0,21 0,25
Q 2205,412 812,1106 1368,5906 5201,6119

O2 C2H4 C2H6 C3H6


F 158,7705 577,5325 144,438 8,0922
C 0,24 0,4 0,5 0,38
Q 1714,7214 10395,585 3249,855 138,3766

Tổng nhiệt lượng sản phẩm khí mang ra: Qspk = 25086,2631(kcal/h)
b. Nhiệt lượng do sản phẩm lỏng mang ra.
Ql = QDCE + Q TCE + QDCP + QHCl.
Ta có Qi = Fi.Ci.t.
Với Fi: Lượng vào chất thứ i, kg/h
Ci: Nhiệt dung riêng chất thứ i, Kcal/h
t : Nhiệt độ của chất, trong quá trình này lấy t=45˚C để ngưng tụ
hết sản phẩm
Tính toán ta được bảng sau:
Bảng 12. Nhiệt lượng do sản phẩm lỏng mang ra
DCE HCl TCE DCP
F 12440,7848 94,9837 691,1547 341,0916
C 0,39 0,19 0,318 0,44
Q 218335,7732 812,1106 9890,4237 6753,6137

Tổng nhiệt lượng do sản phẩm lỏng mang ra:


Ql = 235791,9212(kcal/h)
Vậy Qra= Ql + Qk = 235791,9212 + 25086,2631 = 260878,1843(kcal/h)
3. Lượng nhiệt mất mát ra môi trường xung quanh

Sinh viên: Trần Cao Thành 49 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

Chọn lượng nhiệt mất mát ra môI trường xung quanh là 5% nhiệt lượng
vào .
Ta có Qmm = 0,05. Qvào = 0,05 . 322880,5653 = 16144,0283(kcal/h)
4. Nhiệt lượng do chất tải nhiệt mang ra
Theo phương trình cân bằng nhiệt lượng ta có.
Qvào = Qra + Qmm + Qtn.
Suy ra Qtn = Qvào - Qra - Qmm
= 322880,5653 - 260878,1843 - 16144,0283
Qtn = 45858,3527(kcal/h)
Bảng 13. Cân bằng nhiệt lượng ở thiết bị tách khí/lỏng(kcal/h)

Lượng nhiệt vào(kcal/h) Lượng nhiệt ra(kg/h)


Thành phần Lượng nhiệtThành phần Lượng nhiệt
Sản phẩm 260878,1843
Mất mát 16144,0283
Tải nhiệt 45858,3527
Tổng 322880,5653 Tổng 322880,5653
III. CÂN BẰNG NHIỆT LƯỢNG Ở THIẾT BỊ ỔN ĐỊNH
1. Lượng nhiệt vào
Lượng nhiệt vào thiết bị ổn định = Lượng nhiệt ra ở thể lỏng của thiết bị
tách khí lỏng
Qvào= Qraspl = 235791,9212(kcal/h)
2. Lượng nhiệt ra
Qra= Qkhí + Qlỏng

Qlỏng = QDCE + QTCE + QDCP + QHCl lỏng


Qspk = QDCEkhí + QHClkhí
Ta có Q= Fi.Cit.
Với Fi: Lượng vào chất thứ i, kg/h
Ci: Nhiệt dung riêng chất thứ i, Kcal/h
t: Nhiệt độ của chất, trong quá trình này lấy t=60˚C
Bảng 14. nhiệt lượng ra ở thiết bị ổn định (kcal/h)

Sinh viên: Trần Cao Thành 50 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

DCElỏng TCE DCP HCl DCEkhí HClkhí


F 12316,377 691,1547 341,0916 47,4918 124,4078 47,4918
C 0,39 0,318 0,44 0,19 0,39 0,19
Q 288203,2218 13187,2317 9004,8182 541,4065 2911,1425 541,4065
Tổng lượng sản phẩm lỏng mang vào:
Qlỏng = QDCE + QTCE + QDCP + QHCl
= 288203,2218 + 13187,2317 + 9004,8182 + 541,4065
= 310936,6782(kcal/h)
Tổng lượng sản phẩm khí mang vào:
Qkhí = QDCEkhí + QHClkhí = 2911,1425 + 541,4065 = 6452,549(kcal/h)
Vậy Qrasp = Qlỏng+ Qkhí = 310936,6782 + 6452,549 = 317389,2272(kcal/h)
3. Nhiệt lượng mất mát thải ra môi trường xung quanh
Chọn lượng nhiệt mất mát thải ra môi trường xung quanh là 5% so với
lượng nhiệt mang vào.
Qmm = 0,05 . 235791,9212 = 11789,5961(kcal/h)
4. Nhiệt lượng do hơi đốt mang vào
Ta có: Qvào + Qhđ = Qra+ Qmm
Nên Qhđ = Qra + Qmm - Qvào
QHđ = 317389,2272 + 11789,5961 - 235791,9212 = 93386,9021(kcal/h)
QHđ = 93386,9021(kcal/h)

Bảng15. Cân bằng nhiệt lượng ở thiết bị ổn định (kcal/h)

Nhiệt lượng vào (kcal/h) Nhiệt lượng ra (kcal/h)


Hơi đốt 93386,9021 SP= khí + lỏng 317389,2272
Sản phẩm 235791,9212 Mất mát 11789,5961
Tổng 329178,8233 Tổng 329178,8233

IV. TÍNH CÂN BẰNG NHIỆT LƯỢNG Ở THIẾT BỊ LÀM SẠCH

Sinh viên: Trần Cao Thành 51 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

Lượng nhiệt vào thiết bị làm sạch bằng lượng nhiệt ra ở thể lỏng ở thiết bị
ổn định do H2O, NH3 mang vào, do đó:
Qvào = Qlỏng + QH2O+ QNH3
Mà Qlỏng = 310936,6782(kcal/h)
QH2O= FH2O.CH2O.t QNH3=FNH3.CNH3.t
CH2O, CNH3 tra [I. 177/9-230]
Ta có: Với tNH3=20˚ C, tH2O=25 ˚C

H2O NH3
F 6698,0575 22,3407
C 0,99 0,11
Q 165776,9231 49,1495

Vậy tổng nhiệt lượng vào:


Qvào = 310936,6782 + 165776,9231 + 49,1495
= 476762,7508(kcal/h)
Nhiệt lượng mang ra:
Qra = QDCElỏng + QDCEkhí + QDCP + QTCE + QNH4Cl + QH2O
Ta có Qi = Fi.Ci.t.
Với Fi: Lượng vào chất thứ i, kg/h
Ci: Nhiệt dung riêng chất thứ i, kcal/h
t: Nhiệt độ của sản phẩm t=50˚ C
Bảng 16. Nhiệt lượng ra ở hệ thống làm sạch (kcal/h)
DCElỏng DCEkhí DCP TCE NH4Cl H2O
F 12316,377 246,3275 341,0916 691,1547 69,6113 6698,0575
C 0,39 0,39 0,44 0,318 0,07 0,99
Q 240169,3515 4803,3862 7504,0152 10989,3597 243,6395 331553,8463

Tổng lượng nhiệt ra khỏi dây chuyền làm sạch:

Sinh viên: Trần Cao Thành 52 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

Qra = 595263,5984(kcal/h)
Chọn nhiệt lượng mất mát ở dây chuyền này là 5% so với nhiệt lượng
mang vào:
Ta có: Qmm = 0,05. Qvào = 0,05 . 476762,7508 = 23838,1375(kcal/h)
Như vậy nhiệt lượng cần mang vào dây chuyền làm sạch là:
Qvào + QHđ = Qra+ Qmm
Suy ra:
QHđ = Qra + Qmm - Qvào
= 595263,5984 + 23838,1375 - 476762,7508 = 142338,9851(kcal/h)
Bảng 17. Cân bằng nhiệt lượng hệ thống làm sạch (kcal/h)
Nhiệt lượng vào(kcal/h) Nhiệt lượng ra(kcal/h)
Nguyên liệu 476762,7508 Sản phẩm 595263,5984
Hơi đốt 142338,9851 Mất mát 23838,1375
Tổng 619101,7359 Tổng 619101,7359

KẾT LUẬN
Sau hơn ba tháng làm việc nghiên cứu và tính toán được sự hướng dẫn tận
tình của thầy giáo ThS. Đặng Nguyên Thoại em đã hoàn thành tập đồ án này.
Đề tài đưa ra nghiên cứu không mới nhưng trong đồ án này cũng giúp em biết
được tính chất của dicloetan và hiểu được tầm quan trọng của việc sản xuất DCE
trong công nghiệp hoá chất cũng như nhu cầu của nó trên thế giới và Việt Nam.
Việc sản xuất DCE ở nước ta là một vấn đề còn mới mẻ, hiện nay nước ta
chưa có một nhà máy nào sản xuất DCE, sắp tới khi nhà máy lọc dầu số 1 đi vào

Sinh viên: Trần Cao Thành 53 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

hoạt động thì việc sản xuất DCE sẽ dễ dàng hơn nhờ nguồn etylen và clo. Khi ấy
DCE sẽ là sản phẩm trung gian vô cùng quan trọng trong công nghiệp hoá chất.
Từ DCE ta có thể tổng hợp được rất nhiều chất hữu cơ quan trọng có giá trị
khác.
Qua quá trình làm đồ án tốt nghiệp giúp em ôn lại những kiến thức các
môn học khác như: Hoá học vô cơ, cơ sở quá trình thiết bị hoá chất…, biết cách
tra tài liệu, các đại lượng hoá lý.
Tuy nhiên lần đầu tiên làm đồ án thiết kế một phân xưởng sản xuất quy
mô lớn và mới mẻ như thế này, trong quá trình tìm tài liệu chưa được hoàn thiện
và khả năng bản thân em có hạn do đó đồ án này của em không tránh khỏi
những sai sót. Em rất mong thầy giáo ThS. Đặng Nguyên Thoại và các thầy
giáo trong bộ môn bỏ qua và đóng góp cho em những ý kiến quí báu để bản đồ
án môn học này của em được hoàn thiện hơn nữa.
Sinh viên thực hiện
Thành
Trần Cao Thành

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lê Mậu Quyền, Hóa học vô cơ, 2000, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
2. Nguyễn Trọng Thọ – Hoá hữu cơ- Hydrocacbon, Nhà xuất bản giáo dục 2002.
3. Phan Minh Tân- Tổng hợp hữu cơ hoá dầu, Đại Học Bách Khoa TPHCM
2010.

Sinh viên: Trần Cao Thành 54 Lớp: CNKT Hóa học K37A
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất
Dicloetan

4. Wolfgang-Gerhartz, Ullmann’s Encyclopedia of industrial Chemistry, Vol A6, p


283,2005, VCH Verlagsgesell Schaft mbH, FRG.
5. Bộ môn quá trình thiết bị và công nghệ hoá học, Sổ tay hoá quá trình và thiết bị
công nghệ hoá chất tập 1, 2006, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Trường ĐHBK
Hà Nội.
6. Bộ môn quá trình thiết bị và công nghệ hoá học, Sổ tay hoá quá trình và thiết bị
công nghệ hoá chất tập 2, 2006, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Trường ĐHBK
Hà Nội.
7. Nguyễn Bin và tập thể rác giả - Cơ sở các quá trình và thiết bị công nghệ hoá
học, TậpI - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội - 2000.
8. Nguyễn Bin và tập thể rác giả - Cơ sở các quá trình và thiết bị công nghệ hoá
học,Tập II- Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội - 2000.
9. La Văn Bình - Nhiệt động học trong hoá kỹ thuật, Nhà xuất bản khoa học kỹ
thuật -2001.

Sinh viên: Trần Cao Thành 55 Lớp: CNKT Hóa học K37A

You might also like