You are on page 1of 60

Phần trình bày của:

ĐẬU HẢI PHONG


Giảng viên

Đại Nam, ngày 01 tháng 12 năm 2022

1
LƯU Ý

KHÔNG NÓI KHÔNG SỬ DỤNG KHÔNG NGỦ GẬT GHI CHÉP ĐẦY ĐỦ
CHUYỆN RIÊNG ĐIỆN THOẠI

On time No phone No sleeping Writting

2
LÝ THUYẾT VÀ THIẾT KẾ
CƠ SỞ DỮ LIỆU

3
CHƯƠNG 0

GIỚI THIỆU MÔN HỌC

4
NỘI DUNG
Môn Cần chuẩn bị
Tài liệu
học này gì để thực
sách vở ra
học cái hành?
sao?
gì? Phương
pháp đánh
giá như
thế nào?

5
MỤC TIÊU
• Hiểu:
– Dữ liệu, cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu;
– Tầm quan trọng của thiết kế dữ liệu;
– Phương pháp phân tích, thiết kế cơ sở dữ liệu;
– Chuẩn dữ liệu.
• Biết:
– Phân tích các yêu cầu dữ liệu;
– Sử dụng công cụ thiết kế dữ liệu;
– Cài đặt một cơ sở dữ liệu;
– Truy vấn thông tin;
– Đánh giá, thiết kế cơ sở dữ liệu.
• Vận dụng:
– Vận dụng những Hiểu & Biết đã học vào 1 bài toán cụ thể
6
TÀI LIỆU HỌC TẬP
• [1] Lê Văn Phùng, Cơ sở dữ liệu quan hệ và công
nghệ phân tích thiết, Nhà xuất bản Thông tin và
Truyền thông, 2019.
• [2] Carlos Coronel and Steven Morris, Database
Systems: Design, Implementation, and
Management, 13th Edition, Cengage Learning, 2019.

7
NỘI DUNG MÔN HỌC
• Chương I : Giới thiệu CSDL & Mô hình dữ liệu
• Chương II : Phụ thuộc hàm
• Chương III : Chuẩn hóa
• Chương IV : Thiết kế cơ sở dữ liệu
• Chương V : Khai thác cơ sở dữ liệu
• Chương VI : Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

8
PHẦN MỀM THỰC HÀNH

9
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
• Chuyên cần, thái độ học tập: 10%
• Bài kiểm tra số 1: 15%
• Bài kiểm tra số 2: 15%
• Bài thi cuối khóa: 60%

10
HỎI ĐÁP

11
CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CƠ SỞ DỮ LIỆU

12
NỘI DUNG HỌC ĐỂ THAY ĐỔI

Đặt vấn đề

Khái niệm liên quan

Tầm quan trọng của thiết kế dữ liệu

Hệ quả trị cơ sở dữ liệu

Nghề nghiệp liên quan đến cơ sở dữ liệu

ĐẬU HẢI PHONG 13


Đặt vấn đề
Cuối ngày, thực hiện
Trước khi đi làm vào Vào buổi trưa, cô ấy nhận Sau giờ làm việc, cô ấy Buổi tối, lên kế hoạch mua hàng trực tuyến
tài khoản Facebook & đơn thuốc tại quầy thuốc đến cửa hàng tạp hóa cho chuyến đi: mua vé
Twitter và đặt phòng

- Dữ liệu về kho hàng


- Vậy dữ liệu về bạn bè và được lưu trữ ở đâu? - Sản phẩm được lưu trữ ở - Website du lịch lấy dữ liệu - DL về sản phẩm và kho
nhóm được lưu trữ ở - Dữ liệu nào về từng sản đâu? về khách sạn và hàng không hàng được lưu ở đâu?
đâu? phẩm sẽ có trong dữ liệu - Số lượng sản phẩm trong ở đâu? - HT lấy DL từ đâu để “Gợi ý”
- Like lưu trữ ở đâu và để kiểm kê? kho có được cập nhật lúc - Dữ liệu nào của KH sẽ cho khách hàng?
làm gì? - DL nào lưu lại khi KH thanh toán không? được lưu trữ ? - Thông tin thẻ tín dụng được
mua hàng? - Thanh toán bằng gì? - DL KH sẽ lưu ở đâu? lưu ở đâu?

14
Cơ sở dữ liệu là gì?
• Đặt vấn đề:
– Một quyết định tốt yêu cầu phải có thông tin tốt được lấy từ thực tế.
– Dữ liệu được quản lý hiệu quả nhất khi được lưu trong cơ sở dữ
liệu (CSDL).
– CSDL được phát triển từ hệ thống tệp tin của máy tính.
• Tại sao lại cần CSDL?
– CSDL giải quyết nhiều vấn đề gặp phải trong quản trị dữ liệu.
• Sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực hiện đại liên quan đến quản trị dữ
liệu: Kinh doanh, Nghiên cứu, Quản trị,…
– Điều quan trọng là hiểu cách CSDL làm việc và tương tác với ứng dụng
khác như thế nào?
• Cơ sở dữ liệu:
– Tập hợp các dữ liệu có liên quan về mặt lôgic
15
Dữ liệu & Thông tin
• Dữ liệu là các sự kiện thô.
• Thông tin là kết quả của việc xử lý dữ liệu thô thành
thể hiện có ý nghĩa.
• Thông tin cần ngữ cảnh
để trình bày ý nghĩa.
• Dữ liệu thô cần định dạng
để lưu trữ,xử lý và trình bày.
• Dữ liệu là nền tảng của
thông tin và tri thức.

16
Dữ liệu & Thông tin
• Thông tin được lấy từ xử lý dữ liệu.
• Thông tin để thể hiện ý nghĩa của dữ liệu.
• Thông tin chính xác, phù hợp, kịp thời là chìa khóa để
đưa ra quyết định tốt.
• Quyết định tốt là chìa khóa cho sự tồn tại của tổ chức.
• Quản lý dữ liệu: tập trung vào lưu trữ và tìm kiếm dữ liệu

17
Dữ liệu & Thông tin

18
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu - DBMS
• Là phần mềm quản lý nhiều cơ sở dữ liệu
• Quản lý cấu trúc và kiểm soát truy cập dữ liệu
• Trung gian giữa người dùng và cơ sở dữ liệu
• Cho phép chia sẻ, bảo mật, khôi phục, dự phòng dữ liệu
• …

19
Các loại cơ sở dữ liệu
• CSDL 1 người dùng:
– Hỗ trợ 1 người dùng tại 1 thời điểm
– CSDL cài trên PC cho 1 người dùng
• CSDL nhiều người dùng:
– Hỗ trợ nhiều người dùng tại cùng 1 thời điểm
– CSDL doanh nghiệp & nhóm
• CSDL tập trung:
– Đặt CSDL tại 1 trạm
• CSDL phân tán:
– CSDL được phân tán tại một vài trạm khác nhau.
• CSDL hoạt động:
– Hỗ trợ các hoạt động hàng ngày của công ty.
– CSDL giao dịch hoặc sản xuất
• Kho dữ liệu:
– Lưu trữ dữ liệu để sử dụng cho các quyết định.

20
Các loại cơ sở dữ liệu

21
Các loại dữ liệu
• Dữ liệu phi cấu trúc:
– Tồn tại ở trạng thái nguyên bản, chưa định dạng.
• Dữ liệu có cấu trúc:
– Là kết quả của định dạng theo yêu cầu.
• Dữ liệu bán cấu trúc:
– Là dữ liệu đã được xử lý 1 phần.
• XML:
– Trình bày phần tử dữ liệu trong định dạng văn bản.

22
Tại sao thiết kế DL lại quan trọng?
• Thiết kế cơ sở dữ liệu tập trung vào thiết kế cấu
trúc cơ sở dữ liệu dùng cho dữ liệu người dùng
cuối.
– Người thiết kế phải xác định được việc sử dụng CSDL dự kiến
• Thiết kế CSDL tốt:
– Quản lý dữ liệu trở nên dễ dàng
– Tạo ra thông tin chính xác và có giá trị
• Thiết kế CSDL chưa tốt:
– Gây ra những khó khăn để dẫn đến những sai lầm

23
Tại sao thiết kế DL lại quan trọng?

Làm thế nào để đếm số


Lập danh sách nhân Có phải chứng chỉ Basic
Tại sao Enum lại lượng nhân viên có Nếu nhân viên thêm 1
viên viên theo thứ Database Manipulation
để trống dòng 9 chứng chỉ Basic chứng chỉ nữa thì làm
tự ABC như thế giống Basic DB
và 10? Database thế nào?
nào? Manipulation không?
Manipulation?

24
Tại sao thiết kế DL lại quan trọng?
• Làm thế nào để thiết kế như sau:

25
Vấn đề với hệ thống tệp
• Hệ thống tệp là sự cải tiến so với hệ thống thủ công:
– Hệ thống tập tin được sử dụng trong hơn hai thập kỷ.
– Hiểu những hạn chế của các hệ thống tệp trong việc
phát triển các cơ sở dữ liệu hiện đại.
– Một số vấn đề không đồng nhất trong hệ thống tệp.
• Ngay cả hệ thống tệp đơn giản thì các yêu cầu tìm
kiếm đơn giản cũng yêu cầu mở rộng lập trình.
– Các truy vấn đặc biệt là không thể
– Khó khăn trong thay đổi cấu trúc lưu trữ

26
Vấn đề với hệ thống tệp

27
Vấn đề với hệ thống tệp
• Thời gian phát triển dài:
– Với mỗi chức năng có dữ liệu mới cần viết thêm hoặc chỉnh sửa lại
chương trình.
– Với CSDL hiện đại (sẽ được học) thì sẽ sử dụng ngôn ngữ phi thủ tục
cho phép chỉ ra những gì phải làm mà không chỉ cách thức làm.
• Phức tạp trong Quản trị hệ thống:
– Khi số lượng tệp tin được mở rộng
– Mỗi tệp lại có chương trình quản lý tệp riêng
– Mỗi cá nhân, phòng ban có dữ liệu riêng
• Thiếu an ninh và chia sẻ dữ liệu:
– Dữ liệu chia sẻ cho nhiều người người dùng → rủi ro an ninh.
– Tệp có hệ thống bảo vệ thô sơ dựa trên hệ điều hành.

28
Tiếp cận theo hướng CSDL
• Tối thiểu hóa dư thừa dữ liệu
• Tính độc lập chương trình – dữ liệu
• Nâng cao tính nhất quán, chia sẻ, chất lượng dữ liệu
• Giảm thời gian phát triển
• Tăng khả năng truy xuất
• Giảm chi phí bảo trì

29
Môi trường HT Cơ sở dữ liệu
• Định nghĩa và điều chỉnh việc thu thập lưu trữ, quản lý, sử dụng dữ liệu.
• Gồm 5 bộ phận chính trong Hệ thống CSDL:
– Phần cứng, Phần mềm, Con người, Quy tắc, Dữ liệu

30
Nghề nghiệp liên quan đến CSDL
Nghề nghiệp Mô tả Yêu cầu kỹ năng
Phát triển CSDL Tạo và duy trì CSDL dựa trên CSDL Lập trình, SQL, cơ bản CSDL
Thiết kế CSDL Thiết kế và duy trì CSDL Thiết kế hệ thống, CSDL, SQL
Quản trị CSDL Quản lý và duy trì DBMS và CSDL Cơ bản CSDL,SQL, Nhà cung cấp

Phân tích CSDL Phát triển CSDL cho báo cáo hỗ trợ quyết định SQL, tối ưu truy vấn, Kho dữ liệu

Kiến trúc CSDL Thiết kế và triển khai môi trường CSDL (Khái niệm, Cơ bản DBMS, Mô hình DL, SQL, kiến thức về
Lôgic, Vật lý) phần cứng,…

Tư vấn CSDL Trợ giúp kỹ thuật CSDL cho tổ chức để cải thiện quy Cơ bản CSDL, mô hình DL, thiết kế dữ liệu, SQL,
trình kinh doanh và đạt mục tiêu cụ thể DBMS, phần cứng, công nghệ,..

Bảo mật CSDL Triển khai các chính sách bảo mật cho quan trị dữ Cơ bản DBMS, quản trị CSDL, kỹ thuật bảo mật
liệu dữ liệu,…
Kiến trúc điện toán Thiết kế và triển khai cơ sở hạ tầng cho hệ thống Công nghệ Internet, lưu trữ đám mây, an toàn
đám mây CSDL đám mây. dữ liệu, bigData,..

Khoa học dữ liệu Phân tích 1 lượng lớn dữ liệu để tìm thông tin ẩn Phân tích dữ liệu, thống kê, toán nâng cao, Khai
chứa, mối quan hệ và dự đoán hành vi phá dữ liệu, học máy, trực quan hóa dữ liệu,…

31
Hỏi - Đáp
1. Định nghĩa các khái niệm sau: data, field, record, file?
2. Dư thừa dữ liệu là gì? Tại sao hệ thống tệp không có?
3. Độc lập dữ liệu là gì? Độc lập cấu trúc là gì?
4. Giải thích các khái niệm: dữ liệu, thông tin, CSDL?
5. Liệt kê và mô tả các loại CSDL và DL?
6. Hệ quản trị CSDL là gì? Vai trò của nó?
7. Tại sao thiết kế CSDL lại quan trọng?
8. Các thành phần chính của 1 hệ thống CSDL?

32
Bài tập
• Exercise 1:
– Trả lời các câu hỏi ôn tập 1-10
– Thực hiện các bài tập 1-5

33
CHƯƠNG 1 (tiếp)

MÔ HÌNH DỮ LIỆU

34
NỘI DUNG HỌC ĐỂ THAY ĐỔI

Mô hình dữ liệu

Các thành phần của mô hình dữ liệu

Quy tắc nghiệp vụ

Mô hình dữ liệu quan hệ

Quá trình phát triển của cơ sở dữ liệu

ĐẬU HẢI PHONG 35


Giới thiệu
• Các nhà thiết kế, lập trình viên và người dùng cuối nhìn dữ
liệu theo nhiều cách khác nhau
• Sự nhìn nhận khác nhau về cùng loại dữ liệu dẫn đến thiết kế
không phản đúng hoạt động của tổ chức.
• Mô hình dữ liệu làm giảm sự phức tạp của thiết kế dữ liệu
• Một vài mức độ trừu tượng dữ liệu giúp hòa giải các quan điểm
khác nhau về cùng dữ liệu.

36
Mô hình hóa và Mô hình dữ liệu
• Mô hình:
– Sự trừu tượng hóa đối tượng hay sự vật của thế giới thực
– Hữu ích trong việc hiểu sự phức tạp của thế giới thực
• Mô hình dữ liệu:
– Sự biểu diễn đơn giản cho cấu trúc dữ liệu phức tạp của thế
giới thực
– Thường bằng đồ họa
• Mô hình hóa dữ liệu:
– Quá trình tạo một mô hình
dữ liệu để lưu trữ trong CSDL

37
Tầm quan trọng của mô hình dữ liệu
• Tạo điều kiện trao đổi giữa nhà thiết kế, lập trình
viên, và người dùng cuối
• Người dùng cuối có cái nhìn và nhu cầu khác nhau về dữ liệu
• Mô hình dữ liệu sẽ tổ chức dữ liệu cho nhiều người dùng
khác nhau.
• Mô hình dữ liệu là sự trừu tượng:
– Không thể tạo ra CSDL tốt nếu không có mô hình thích hợp
– Không thể xây dựng 1 ngôi nhà tốt mà không cần thiết kế

38
Thành phần cơ bản của mô hình dữ liệu
• Thành phần cơ bản của các mô hình dữ liệu là các
thực thể, thuộc tính, mối quan hệ và ràng buộc.
– Thực thể - Entity: bất kỳ điều gì về dữ liệu được thu
thập và lưu trữ
– Thuộc tính - Attribute: một đặc điểm, tính chất của một
thực thể
– Quan hệ - Relationship: mô tả một liên
kết giữa các đối tượng
• Quan hệ 1 – Nhiều (One-to-Many)
• Quan hệ Nhiều – Nhiều (Many-to-Many)
• Quan hệ 1 – 1 (One-to-One)
– Ràng buộc – Constraint: sự giới hạn về DL

39
Quy tắc nghiệp vụ
• Mô tả về chính sách, thủ tục hoặc nguyên tắc trong một tổ chức
– Phi công không thể làm 10/24 tiếng;
– Giáo sư không dạy quá 4 buổi/1 tuần
• Được sử dụng để xác định các đối tượng, thuộc tính, mối
quan hệ và ràng buộc.
– Một khách hàng có thể có nhiều hóa đơn
– Một hóa đơn chỉ thuộc về 1 khách hàng
– Một khóa đào tạo không thể được tổ chức nếu
có ít hơn 10 hoặc nhiều hơn 30 nhân viên
• Mô tả đặc điểm dữ liệu mà tổ chức xem xét.
– Sinh viên gồm: họ tên, ngày sinh và mã sinh viên
xác định duy nhất 1 sinh viên

40
Quy tắc nghiệp vụ
• Nguồn quy tắc nghiệp vụ:
– Người quản lý công ty
– Người hoạch định chính sách
– Trưởng các phòng ban
– Tài liệu văn bản: Quy định, Các tiêu chuẩn, Hướng dẫn hoạt động
– Phỏng vấn trực tiếp người dùng cuối
• Quá trình xác định quy tắc nghiệp vụ giúp cho thiết kế dữ liệu:
– Giúp chuẩn hóa quan điểm của công ty về dữ liệu.
– Có thể là công cụ giao tiếp giữa người dùng và người thiết kế.
– Cho phép nhà thiết kế hiểu bản chất, vai trò và phạm vi của dữ liệu.
– Giúp nhà thiết kế hiểu quy trình nghiệp vụ.
– Nhà thiết kế có thể đưa ra các ràng buộc, quy tắc phù hợp trong mối
quan hệ và tạo ra mô hình dữ liệu chính xác.

41
Chuyển đổi quy tắc nghiệp vụ
• → Thành phần của mô hình dữ liệu
– Danh từ → Thực thể
– Động từ → Mối quan hệ của các thực thể
– Mối quan hệ là hai chiều
– Hai câu hỏi xác định kiểu mối quan hệ:
• Có bao nhiêu trường hợp B có quan hệ với 1 trường hợp A?
• Có bao nhiêu trường hợp A có quan hệ với 1 trường hợp B?
• Ví dụ:
– Có bao nhiêu sinh viên có thể tham gia vào 1 lớp học?
» Trả lời: Nhiều sinh viên
– Có bao nhiêu lớp học mà 1 sinh viên có thể tham gia?
» Trả lời: Nhiều lớp học
• Do đó, có mối quan hệ nhiều – nhiều giữa Lớp học và Sinh viên

42
Quy tắc đặt tên
• Trong quá trình chuyển đổi các quy tắc nghiệp vụ thành
các thành phần của mô hình dữ liệu, cần xác định:
– Thực thể, Thuộc tính, Mối quan hệ và Ràng buộc
• Đặt tên các đối tượng là duy nhất và phân biệt được
• Tên mô tả đối tượng phải quen thuộc với người dùng trong
môi trường sử dụng hàng ngày
• Cách đặt tên đúng:
– Tạo điều kiện để giao tiếp giữa các bên (NSD, Thiết kế, Lập
trình,…)
– Thống nhất một quy tắc chung
• Ví dụ: SINHVIEN(masinhvien, hoten, ngaysinh)

43
Sự phát triển của các mô hình dữ liệu

44
Mô hình phân cấp & Mô hình mạng
• Mô hình phân cấp:
– Phát triển năm 1960, để quản lý số lượng lớn
dữ liệu cho các dự án
– Cấu trúc lôgic được biểu diễn dạng cây
từ trên xuống
– Cấu trúc chứa các cấp hoặc phân đoạn
• Mô hình mạng:
– Tập hợp các bản ghi trong mối quan hệ 1:M
– Gồm 2 loại bản ghi: Sở hữu và thành viên
– Cải thiện thực thi của CSDL
– Áp dụng tiêu chuẩn dữ liệu

45
Mô hình quan hệ
• Phát triển bởi E. F. Codd (IBM) năm 1970
• Nền tảng của mô hình quan hệ là toán quan hệ
• Bảng (Quan hệ)
– Ma trận, bao gồm các giao nhau giữa
hàng và cột
– Mỗi hàng trong bảng gọi là 1 bộ (tuple)
– Mỗi cột là 1 thuộc tính
• Hệ quản trị dữ liệu quan hệ(RDBMS)
– Là một phần mềm QL các CSDLQH
– Một số RDBMS:
• MySQL, Oracle - Oracle
• DB2 and Informix Dynamic Server - IBM
• SQL Server, Access – Microsoft
• …

46
Mô hình quan hệ
• Sơ đồ quan hệ:
– Biểu diễn các thực thể, thuộc tính và mối quan hệ
• Bảng lưu trữ tập hợp các thực thể có liên quan
– Liên kết giữa 2 bảng cho phép kết nối 2 bảng

47
Mô hình quan hệ
• Ứng dụng CSDLQH dựa trên SQL gồm:
– Giao diện người dùng cuối
• Cho phép người dùng tương tác với dữ liệu
– Tập hợp các bảng được lưu trong CSDL
• Mỗi bảng độc lập với bảng khác
– Máy chạy SQL:
• Thực hiện các câu truy vấn hoặc yêu cầu dữ liệu

48
Mô hình thực thể quan hệ - ERD
• Đây là mô hình được chấp nhận rộng rãi cho mô hình dữ liệu
• Giới thiệu bởi Chen, 1976
• Biểu diễn dưới dạng đồ họa, thể hiện các thực thể và mối
quan hệ.
• Sơ đồ quan hệ thực thể (Entity relationship diagram - ERD)
– Sử dụng biểu tượng hình ảnh để mô hình các thành phần
của CSDL
– Thực thể được ánh xạ với 1 bảng dữ liệu
• Mỗi thực thể là 1 dòng trong bảng
• Tập thực thể là 1 bảng gồm các thực thể giống nhau
• Có 2 loại ký hiệu: Chen & Crow’s foot

49
Mô hình thực thể quan hệ - ERD

50
Mô hình hướng đối tượng
• Dữ liệu và mối quan hệ được chứa trong 1 cấu trúc duy nhất gọi
là đối tượng
• Mô hình dữ liệu hướng đối tượng (object-oriented data model -
OODM) là cơ sở cho hệ quản trị CSDL hướng đối tượng
• Đối tượng:
– Bao gồm các thao tác
– Chứa đựng cấu trúc riêng
– Là sự trừu tượng của 1 thực thể trong thực tế
• UML dựa trên khái niệm hướng đối tượng để mô tả sơ đồ và kí
hiệu sử dụng đồ họa.

51
Mô hình hướng đối tượng
• So sánh: Hướng đối tượng, UML và ERM

52
Đối tượng/Quan hệ và XML
• Là sự mở rộng của mô hình dữ liệu quan hệ
– Mô hình dữ liệu quan hệ thêm các tính năng hướng đối
tượng
– Tạo ra CSDL quan hệ có hỗ trợ thêm tính năng của hướng
đối tượng
• XML:
– Internet phát triển → nhu cầu trao đổi thông tin
– Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng (Extensible Markup Language
–XML)
– Là tiêu chuẩn cho trao đổi dữ liệu hiệu quả của dữ liệu có
cấu trúc

53
Đối tượng/Quan hệ và XML

54
Mô hình dữ liệu mới nổi
• Big Data:
– Là một thuật ngữ cho việc xử lý một tập hợp dữ liệu rất lớn và
phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử
lý được.
– Thách thức như phân tích, thu thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm,
chia sẻ, lưu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng tư.
– Volume: Khối lượng; Velocity: Tốc độ; Variety: Đa dạng
• NoSQL:
– Không dựa trên mô hình quan hệ
– Hỗ trợ kiến trúc CSDL phân tán
– Cung cấp khả năng mở rộng, tính sẵn sàng, khả năng chịu lỗi
– Hỗ trợ rất lớn dữ liệu thưa
– Hướng tới hiệu suất thay vì tính nhất quán

55
Mô hình dữ liệu mới nổi
• Mô hình Key – Value:
– Có 2 phần tử dữ liệu: Khóa và Giá trị
• Mỗi khóa có 1 giá trị tương ứng
• Dữ liệu thưa:
– Số lượng lớn thuộc tính
– Số lượng dữ liệu thực tế thấp

56
Sự tiến hóa của cơ sở dữ liệu

57
Hỏi - Đáp
1.Cho biết tầm quan trọng của mô hình dữ liệu quan hệ?
2.Quy tắc nghiệp vụ là gì? Mục đích của nó trong mô hình
hóa dữ liệu là gì?
3.Cách chuyển đổi quy tắc nghiệp vụ thành các thành phần của
mô hình dữ liệu?
4.Mô tả các đặc điểm cơ bản của mô hình dữ liệu quan hệ?
Và thảo luận về tầm quan trọng của nó với người dùng cuối
và người thiết kế?

58
Bài tập
• Exercise 1:
– Trả lời các câu hỏi ôn tập 11-21
– Thực hiện các bài tập 5-9

59
Trân trọng cảm ơn!
ĐẬU HẢI PHONG
Giảng viên
dauhaiphong@dainam.edu.vn
0912441435

60

You might also like