You are on page 1of 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA ĐÀO TẠO TỪ XA


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

GIỚI THIỆU
Việt Nam Quốc tế

Trường Đại học Mở Hà Nội là Trường Đại học Mở Hà Nội là


trường công lập được thành lập từ 1 thành viên trong 62 trường
năm 1993, hoạt động trong hệ thành viên của Hiệp Hội các
thống các trường đại học do Bộ trường Đại học Mở Châu Á-
Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản Thái Bình Dương (AAOU)
lý.
MỤC ĐÍCH
01 Góp phần nâng cao dân trí, đào tạo
nguồn nhân lực với chất lượng tốt

Góp phần thực hiện bình đẳng trong


giáo dục, tạo cơ hội cho nhiều người 02
được tham gia học tập, học suốt đời

Tạo điều kiện để sinh viên vùng sâu, vùng xa hải đảo
03
được thụ hưởng các chương trình giáo dục phù hợp
với điều kiện, hoàn cảnh của mình

Tạo sự công bằng xã hội về giáo 04


dục giữa các miền trong cả nước.
GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG
ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Trường Đại học Mở Hà Nội (Trường)


được đổi tên từ Viện Đại học Mở Hà Nội
được thành lập theo quyết định số 535-
TTg ngày 03 tháng 11 năm 1993 của Thủ
tướng Chính phủ.

Trường Đại học Mở Hà Nội là đơn vị tiên


phong trong việc thực hiện mô hình
“Giáo dục Mở” dẫn đầu trong cả nước về
đào tạo từ xa (ĐTTX) từ năm 1995.
GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG
ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Trường là cơ sở giáo dục đại học công lập


hoạt động trong hệ thống các trường đại
học quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo
trực tiếp quản lý. Là cơ sở đào tạo đại học
và nghiên cứu với các loại hình đào tạo từ
xa, đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu
học tập đa dạng của xã hội, góp phần tăng
tiềm lực cán bộ khoa học - kỹ thuật cho
đất nước. (Trích Quyết định 535-TTg của
Thủ tướng Chính phủ).
GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG
ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Sứ mạng: Mở cơ hội học tập cho mọi


người với chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu
học tập đa dạng với nhiều loại hình, chú
trọng giáo dục từ xa, đa ngành, đa trình
độ, phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước
và hội nhập quốc tế.
GIỚI THIỆU VỀ
KHOA ĐÀO TẠO TỪ XA

Khoa Đào tạo từ xa Trường Đại học Mở


Hà Nội được thành lập theo quyết định số
02/2007/QĐ-ĐHM-TC ngày 28 tháng 12
năm 2007 và Quyết định số 03/2007/QĐ-
ĐHM-TC ngày 28 tháng 12 năm 2007 quy
định chức năng nhiệm vụ của Khoa
ĐTTX. Khoa ĐTTX là đơn vị trực thuộc
Trường Đại học Mở HN
GIỚI THIỆU VỀ
KHOA ĐÀO TẠO TỪ XA
Khoa ĐTTX được tổ chức đào tạo theo phương
thức kết hợp thực hiện chủ yếu thông qua
phương thức thư tín (hay gọi là truyền thống)
với học liệu chính là học liệu in. Việc giảng dạy
được thực hiện trực tiếp trên lớp hoặc kết hợp
với phương thức phát thanh - truyền hình và
phương thức trực tuyến. Trong đó, phương thức
phát thanh - truyền hình với học liệu chính là
các chương trình phát thanh, truyền hình được
phát trực tiếp hoặc phát lại trên các kênh phát
thanh, truyền hình hoặc các nền tảng công nghệ
đa phương tiện.
MỘT SỐ ƯU THẾ CỦA ĐÀO TẠO TỪ XA

- Đối tượng đào tạo đa dạng, trong một lớp học hành chính có thể có nhiều đối
tượng người học ở các trình độ khác nhau, tùy thuộc vào loại văn bằng xét tuyển
đầu vào đã có của người học mà mỗi người học có khung thời gian đào tạo khác
nhau.
- Người học được chủ động về kế hoạch học tập, chủ động sắp xếp thời gian học
tập, nghiên cứu tài liệu.
- Linh hoạt, phù hợp với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, mọi trình độ của người học.
- Tiết kiệm chi phí thời gian đi lại, thời gian học tập trung, không ảnh hưởng đến
công việc đảm nhiệm hàng ngày của từng cá nhân.
- Tiết kiệm tài chính: Giảm thiểu về chi phí đào tạo, sinh hoạt khi phải học tập
trung tại cơ sở đào tạo.
- Được lựa chọn địa điểm học và thi tại Trạm đào tạo từ xa của nhà trường đặt
tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
MỘT SỐ ƯU THẾ CỦA ĐÀO TẠO TỪ XA

*Thủ tục nhập học: Thí sinh trúng tuyển sẽ nhận được giấy báo nhập học, thí
sinh căn cứ nội dung ghi trên giấy báo để làm thủ tục nhập học bao gồm:
Đóng phí xét tuyển
Đóng học phí (theo từng đợt học)
Nhận học liệu (với phương thức trực tuyến học liệu được cung cấp trên hệ thống
lớp học) kế hoạch học tập, …;
- Sau khi sinh viên hoàn thành thủ tục nhập học và nhận lớp sẽ được công nhận
sinh viên, cấp mã sinh viên và thẻ sinh viên (thẻ sinh viên có giá trị trong mọi hoạt
động học tập của sinh viên: thẻ dự thi; thẻ thư viện, khai thác học liệu số, mã số
sinh viên trên thẻ là tài khoản đăng nhập thư viện điện tử)
ĐÀO TẠO TỪ XA KẾT HỢP

Chủ động Linh hoạt

Người học chủ động: Phù hợp với mọi đối tượng,
- Kế hoạch học tập, mọi lứa tuổi, mọi trình độ,
- Sắp xếp thời gian học tập, khung thời gian đào tạo khác
- Nghiên cứu tài liệu in ấn nhau tuỳ theo trình độ của
và học liệu điện tử trước người học.
khi tới lớp
Học liệu điện tử/
Đội ngũ giảng viên Tài nguyên số
Mỗi học phần lên lớp do các Sinh viên được cấp tài khoản để
giảng viên có học hàm, học vị đăng nhập vào hệ thống học liệu
và chuyên môn sâu hướng điện tử/tài nguyên số của nhà
dẫn trực tiếp. trường với nguồn tài liệu phong
phú đa dạng
CÁC HÌNH THỨC HỌC TẬP TỪ XA KẾT HỢP
0 HỌC TẬP TRỰC TIẾP TRÊN LỚP
1
Đào tạo trực tiếp tại các Trạm đào tạo của nhà trường
vào thứ 7, Chủ nhật trong tháng

02 HỌC TẬP QUA CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH


Học tập thông qua các bài giảng điện tử, được ghi và biên
tập tại phòng thu của nhà trường
03 HỌC TẬP QUA HỆ THỐNG LMS CỦA NHÀ TRƯỜNG
Thông qua hệ thống LMS (Learning Management System),
Giảng viên tương tác trực tiếp với sinh viên qua mạng internet
và Email do Nhà trường cung cấp.
04 HỌC TẬP KẾT HỢP CÁC HÌNH THỨC
Sinh viên có thể chọn kết hợp nhiều hình thức học trong 1 khoá
học. Tuỳ từng môn học có thể học bằng các hình thức khác nhau.
HỌC TẬP THEO HÌNH THỨC TRỰC TIẾP

- Khoa Đào tạo Từ xa lên kế hoạch học tập theo từng


nhóm môn học/học phần cụ thể trong chương trình đào
tạo và mời giáo viên về lên lớp hướng dẫn và giải đáp
các thắc mắc trực tiếp với sinh viên tại các Trạm đào
tạo từ xa.
- Sinh viên nghiên cứu tài liệu được nhà trường cung
cấp hoặc học liệu điện tử trước khi lên lớp nghe Giảng
viên hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc.
- Giảng viên sẽ hệ thống lại môn học và hướng dẫn sinh
viên ôn tập để thi kết thúc học phần.
HỌC TẬP THEO HÌNH THỨC
CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH
Tài nguyên học Chủ động
Bài giảng được ghi lại và biên
tập từ phòng thu của nhà Các bài giảng điện tử sẽ được
trường, kết hợp với hệ thống cán bộ tư vấn hỗ trợ trong suốt
LMS và Email của nhà trường thời gian học, giúp sinh viên từ
cấp cho SV học theo thời gian xa có thể học mọi lúc mọi nơi
biểu quy định cho từng môn học.

Rút ngắn thời gian đào tạo


Học viên có thể đăng ký và hoàn thành các môn học
học các môn theo kế hoạch đáp ứng đủ các điều kiện
của học phần trong chương trình ngành học và ra
trường theo đúng thời gian và trình độ bằng cấp đầu
vào.
HỌC TẬP THEO HÌNH THỨC
CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH

Đăng nhập hệ thống theo địa chỉ: http://lms.hou.edu.vn (có


giao diện như hình bên)

Tên đăng nhập và mật khẩu là mã số sinh viên trong thẻ sinh
viên. Mỗi sinh viên sẽ được nhà trường cấp cho 1 mã số sinh
viên và sinh viên dùng mã số đó để đăng nhập hệ thống học
tập và thư viện điện tử
HỌC TẬP THEO HÌNH THỨC
CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH

Sau khi dăng nhập hệ thống,


sinh viên sẽ vào khoá học của
mình và vào các bài học đã
được chia sẻ trên hệ thống
(đây là các bài giảng của
giảng viên đã được thu hình
và biên tập lại)
HỌC TẬP THEO HỆ THỐNG LMS

Căn cứ vào lịch học toàn khoá và lịch cụ thể từng kỳ. Khoa
Đào tạo Từ xa tạo các lớp học trên hệ thống LMS, mời giảng
viên và đưa danh sách sinh viên đủ điều kiện tham gia học vào
lớp thông qua email của Nhà trường cấp cho tùng sinh viên.
Ở đây, Giáo viên và sinh viên sẽ giao tiếp trực tiếp với nhau
qua hệ thống GOOGLE MEET hoặc ZOOM. Hiện nay Nhà
trường đang sử dụng hệ thống GOOGLE MEET để thực hiện
công việc này.
Việc đăng nhập hệ thống cũng tương tự như học qua Công
nghệ truyền hình. Chỉ khác là chọn LMS thay vì chọn CNTH.
CÁC QUY CHẾ QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH

- Thông tư 10/2017/TT-BGD ngày 18/3/2021


của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo v/v
ban hành Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại
học.
- Quyết định số 4004/QĐ-ĐHM ngày 9/8/2021
của Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội
v/v ban hành Quy chế đào tạo trình độ Đại
học tại trường Đại học Mở Hà nội.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁC NGÀNH

- CTĐT được cấu trúc từ các môn học hoặc học phần và theo đơn vị
tín chỉ. CTĐT được xây dựng, thay đổi và điều chỉnh, vận hành và
quản lý theo quy định hiện hành của Trường và của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về chuẩn CTĐT.

- CTĐT áp dụng chung đối với các hình thức, phương thức tổ chức
đào tạo và đối tượng người học khác nhau. Đối với người đã tốt
nghiệp trình độ khác hoặc ngành khác, khối lượng học tập thực tế
được xác định trên cơ sở công nhận , hoặc chuyển đổi tín chỉ đã tích
lũy và miễn trừ học phần từ các CTĐT đã học.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁC NGÀNH

Luật Luật kinh tế Kế toán Công nghệ kỹ Công nghệ


thuật, điện tử thông tin
viễn thông

Quản trị kinh Ngôn ngữ Anh Ngôn ngữ Tài chính ngân Quản trị Dịch
doanh Trung Quốc hàng vụ Du lịch và lữ
hành
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁC NGÀNH

STT Ngành đào tạo Số tín chỉ Số học


phần

1 Luật 131 47
2 Luật kinh tế 131 46
3 Kế toán 131 44
4 Quản thị kinh doanh 131 44
5 Tài chính ngân hàng 131 45
6 Ngôn ngữ Anh 136 41
7 Ngôn ngữ Trung Quốc 136 46
8 Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông 141 52
9 Công nghệ tin học 140 52
10 Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành 130 46
Thời gian đào tạo
• Thời gian tối đa và tối thiểu để sinh viên hoàn thành một CTĐT tương ứng bằng
3/2 lần và 3/4 lần thời gian kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa của CTĐT đó.
Việc xác định thời gian học tập tối đa (ký hiệu là Tmax) và tối thiểu (ký hiệu là Tmin)
đối với một sinh viên cho một CTĐT được thực hiện theo công thức sau và làm tròn
đến tháng:
Thời gian tối thiểu Thời gian tối đa

() ()

Trong đó,
A là thời gian kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa của CTĐT (tính theo năm),
X là tổng khối lượng tín chỉ thiết kế của CTĐT cần phải hoàn thành để cấp bằng,
Y là khối lượng tín chỉ phải học tập thực tế của sinh viên sau khi trừ đi khối lượng
tín chỉ đã được công nhận chuyển đổi.
Thời gian đào tạo
Bảng dự kiến thời gian tối đa, tối thiểu:

Số tín chỉ dự Dự kiến thời gian tối Dự kiến thời gian tối
kiến được thiểu đa
miễn Năm Tháng Năm Tháng

0 3.6 43 7.2 86
1 đến 11 3.3 40 6.6 79
12 đến 20 3.0 36 6.0 72
21 đến 30 2.7 32 5.4 65
31 đến 40 2.4 29 4.8 58
.....
CÔNG NHẬN KẾT QUẢ HỌC TẬP
VÀ CHUYỂN ĐỔI TÍN CHỈ

Kết quả học tập của sinh viên đã tích lũy từ một trình độ đào tạo
khác, một ngành đào tạo hoặc một CTĐT khác, một khóa học khác
hoặc từ một cơ sở đào tạo khác được Trường xem xét công nhận và
chuyển đổi sang tín chỉ của những học phần, nhóm học phần trong
CTĐT đang theo học, qua đó xem xét miễn trừ cho những học phần,
nhóm học phần được công nhận được quy định cụ thể trong quy chế
4004/QĐ-ĐHM.
HỌC LIỆU VÀ TÀI LIỆU PHỤC VỤ HỌC TẬP

- Học liệu bao gồm học liệu chính và các tài liệu bổ trợ phục vụ cho
quá trình giảng dạy và học tập, được đóng gói dưới dạng in ấn (gọi là
học liệu in) hoặc dưới dạng điện tử (gọi là học liệu điện tử). Học liệu
được tổ chức xây dựng, thẩm định hoặc tổ chức lựa chọn theo quy
định của Trường và của Bộ GDĐT, đảm bảo cung cấp và truyền tải
đầy đủ nội dung CTĐT để người học có thể tự học phù hợp với từng
hình thức và phương thức đào tạo
- Học liệu chính đảm bảo cung cấp và truyền tải đầy đủ nội dung
chương trình đào tạo để người học có thể tự học phù hợp với phương
thức ĐTTX.
HỌC LIỆU VÀ TÀI LIỆU PHỤC VỤ HỌC TẬP

- Học liệu bổ trợ cung cấp các nội dung chi tiết hướng dẫn, hỗ trợ
người học hiểu biết sâu sắc, đầy đủ những nội dung trong học liệu
chính, có thể dưới dạng: băng đĩa ghi hình ảnh, âm thanh, đoạn phim
ngắn; chương trình phát thanh, chương trình truyền hình; tài liệu
hướng dẫn dạy và học với sự trợ giúp của máy tính; bài tập trên
internet, bài seminar và các buổi trao đổi thảo luận, lớp học truyền
hình. Sinh viên sau khi đóng học phí sẽ được nhận học liệu in hoặc
cung cấp tài khoản để khai thác học liệu điện tử.
- Học liệu và tài liệu phục vụ học tập được trang bị cho sinh viên
(không phân biệt hình thức đào tạo) thông qua hệ thống thư viện
truyền thống, thư viện số và trực tiếp tại các ĐVĐT..
TỔ CHỨC LỚP HỌC

Hiện này có 2 hình thức tổ chức lớp học như sau:

- Lớp hành chính: Những sv cùng khóa/ đợt tuyển sinh học cùng một
chuyên ngành đào tạo và theo địa điểm học tập được tổ chức thành
các lớp hành chính

- Lớp học phần: Là lớp được tổ chức theo từng học phần và dựa vào
đăng ký học tập của từng sv ở từng đợt học/ học kỳ
HỌC TẬPVÀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Đối với học tập học phần

- Sinh viên được nhận kế hoạch học tập, học liệu in hoặc học liệu điện tử và
tài khoản để truy cập vào thư viện điện tử nhằm khai thác học liệu điện tử
và các học liệu, tài liệu số khác. Đồng thời được cấp email phục vụ cho hình
thức học dựa trên công nghệ truyền hình, trực tuyến LMS.
- Sau khi nhận kế hoạch học tập, học liệu, sinh viên có trách nhiệm tự
nghiên cứu, học tập và làm bài tập dựa trên học liệu chính được cung cấp
và tham gia các buổi học tập trung trên lớp theo kế hoạch học tập. Sinh
viên được Giảng viên hệ thống hóa kiến thức, ôn tập và giải đáp thắc mắc
hướng dẫn khai thác bài học, hướng dẫn đọc tài liệu, hướng dẫn làm bài
tập cho từng chuyên đề cụ thể. Hỗ trợ sinh viên tìm tòi tài liệu, hệ thống nội
dung môn học, giải đáp thắc mắc, thảo luận và làm bài kiểm tra.
HỌC TẬPVÀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

Đối với học tập học phần

- Ngoài ra, sinh viên được quyền thảo luận, hỏi và trao đổi ý kiến với giảng
viên thông qua diễn đàn trực tuyến hoặc các kênh thông tin như email,
chat, tin nhắn, ... Giảng viên có trách nhiệm trả lời, giải đáp các ý kiến của
sinh viên với thời gian sớm nhất.
- Trong quá trình học, luôn có giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập hỗ trợ,
tư vấn (đăng ký và xây dựng kế hoạch học tập), hướng dẫn sinh viên và giải
quyết các thủ tục hành chính cho sinh viên (miễn môn, chuyển lớp, chuyển
ngành học, hoãn thi, xác nhận sv,....). Đôn đốc sinh viên thực hiện đúng các
nghĩa vụ học tập theo kế hoạch của môn học.
HỌC TẬPVÀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Đối với thi kết thúc học phần

+ Thi kết thúc học phần được tổ chức tập trung trực tiếp tại các điểm thi của
Trường và Trạm đào tạo từ xa hoặc tổ chức thi trực tuyến;
+ Sinh viên được quyền phúc khảo bài thi kết thúc học phần.
+ Đánh giá học phần: Mỗi học phần được đánh giá từ 3 thành phần chính:
- Điểm quá trình tham gia học tập (ĐQT): Tính theo thời gian sinh
viên tham gia học tập trên lớp học trực tiếp hoặc lớp học CNTH, trực tuyến.
- Điểm kiểm tra giữa học kỳ (ĐKT): Tính theo kết quả bài kiểm tra
trên lớp hoặc bài kiểm tra qua hình thức câu hỏi trên lớp CNTH, trực tuyến
gửi về đơn vị đào tạo.
- Điểm thi kết thúc học phần (THI): Là kết quả bài kiểm tra thi kết
thúc học phần. Điểm thi kết thúc học phần được tính theo thang điểm 10.
HỌC TẬPVÀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Đối với thi kết thúc học phần

+ Điều kiện dự thi kết thúc học phần:


- Sinh viên chỉ được tham dự thi kết thúc học phần sau khi đã có
quyết định công nhận sinh viên và mã sinh viên của Trường Đại học Mở Hà
Nội
- Sinh viên phải tham gia đầy đủ các buổi học, làm bài kiểm tra điều
kiện, nộp học phí và thực hiện đầy đủ các quy định và nghĩa vụ của sinh viên
- Điều kiện để được dự thi kết thúc học phần: Kết quả ĐQT và ĐKT
phải đạt từ 4,0 trở lên (điểm D). Đối với một số học phần chuyên ngành tùy
theo CTĐT có thể yêu cầu ở mức cao hơn từ 5,0 trở lên (điểm D+)
- Sinh viên không đủ các điều kiện trên không được dự thi kết thúc
học phần và phải học lại học phần đó
ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN

ĐIỂM QUÁ TRÌNH ĐIỂM GIỮA KỲ THI KẾT THÚC


HỌC PHẦN

Tính theo thời gian sv Tính theo kết quả bài Là kết quả bài kiểm
tham gia học tập trên kiểm tra trên lớp hoặc tra thi kết thúc học
lớp học trực tiếp hoặc bài kiểm tra qua hình phần, thang điểm
lớp học thức câu hỏi trên lớp
CNTH,
TỐT NGHIỆP

+ Thời gian xét tốt nghiệp vào 03 đợt hàng năm: tháng 2, tháng 6 và tháng
10 và 01 đợt bổ sung vào tháng 12 (nếu có).
+ Điều kiện xét công nhận tốt nghiệp:
- Tích lũy đủ số học phần, số tín và hoàn thành CTĐT theo yêu cầu, đạt
chuẩn đầu ra của CTĐT;
- Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc
không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;
- Đã hoàn thành hồ sơ đăng ký xét công nhận tốt nghiệp và đã hoàn thành
nghĩa vụ tài chính theo quy định;
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của nhà trường.
BẰNG TỐT
NGHIỆP
Bằng tốt nghiệp do Trường Đại
học Hà Nội cấp với sự giám sát
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bằng tốt nghiệp không ghi loại
hình đào tạo trên văn bằng và có
giá trị tương đương với bằng cấp
của các hình thức đào tạo chính
quy khác

You might also like