You are on page 1of 14

sg-2----------

xuong, nói như quát, giọng miền sơn cước tỉnh Thanh cay
nghiệt nhói vào tai:
- Răng im ắng như ri?
- Thưa tướng quân, dân chỗ ni chạy giặc hết cá
rôi.
- Sang sông! Chúa công đang nóng ruột chờ ta.
Người được gọi là tướng quân nhảy lên yên, quất
một roi, con ngựa băng xuống nước. Tay tùy tùng cũng
làm y như thế, theo sau. Mấy năm nay y chỉ nhăm nhăm
bắt chước mọi cử chỉ của ông tướng, kể cả cách kéo ống
quần lên đi đái như thế nào. Nước ngang bụng đôi ngựa,
rồi ngang yên. Một lúc sau chỉ nhìn thấy đôi bờm ngựa và
lưng của hai kỵ sĩ. Lửa hỏa châu của đại quân Minh thỉnh
thoảng hừng lên ở chân trời Xương Giang phía sau, giáp
trụ trên lưng vị tướng quân sáng lên như giát bạc.
Dòng Nhị Hà mải miết chảy trong đêm hồn nhiên và
lặng lẽ, cần mẫn như không hề biết nó đang cháy qua
vùng chiến địa. Phía hữu ngạn là thành Đông Đô, cư dân
sầm uất kéo ra tận bờ sông. Mái nhà lầu nhô lên lạnh lẽo,
hoang vắng, vẻ im lìm đáng sợ bao phủ dòng sông và kinh
thành.
Hỏa châu theo tiếng trống cầm canh vọt lên từ thành
nội, lời kêu cứu tuyệt vọng của đội quần Vương Thông bị
vây hãm gửi đến quân chi viện không biết mất hút đi đâu
phía chân trời. Đội

8
quân đồn trú chỉ còn mỗi cách phóng hỏa châu, niềm hy
vọng sống sót ở đằng xa, bay nghiêng nghiêng trên mảng
trời phía Bắc, nổ bùng rồi ngoằn ngoèo như con giun lửa, tắt
ngấm cô hồn rơi xuống.
Chân đê phía Bồ Đề, dãy hàng rào ngoại vi có hai lớp tre
đực đan mắt cáo. Một tháp canh giữa tre dựng tua tủa, lính
gác đội nón chóp đổi phiên thì thầm, binh khí va chạm lách
cách. Tiếp đến là bãi chông. Tre nhú lên mặt đất nhọn hoắt
nham hiểm. Tiếp nữa là dãy hàng rào. Rồi một cái hào rộng,
đen ngòm, lạ sao vẫn có tiếng ếch nhái ộp oạp. Mùi phù sa
lẫn bèo thối nồng nặc. Lại một bãi chông, một dãy hàng rào
thấp hơn. Vượt lên khỏi hàng rào cuối cùng là một đài chỉ
huy dựng tạm bằng tre và gỗ, mái lợp lá cọ, có tầng dưới và
hai lầu phía trên. Cả nhà dưới và hai lầu đều sáng đèn. Đĩa
đèn dầu lạc bám lưng cột tre cháy to, nổ lép bép. Một chú
lính cầm trên tay vò dầu có quai xách, đi lại như cái bóng,
đổ dầu vào đĩa, hết đĩa này đến đĩa khác.
Bình Định Vương Lê Lợi ngồi trước án thư. Ông khoác
áo bông mỏng. Nom ông giống ông lang bốc thuốc xứ
Thanh hay một hào trưởng cục mịch hơn là vua, vẻ vương
giả chỉ thỉnh thoảng lộ ra trong cái cau mày. Thân hình to
cao của ông đang xù ra chống lại cái rét chớm Bắc Hà ông
chưa quen. Ông lấy ngón tay út móng dài giở một trang

9
sách. Ồng đang đọc binh pháp Tôn Tử. Thật mệt! Và ông
ngáp, đứng lên vươn vai. Rồi lại ngồi xuống. Trông ông
bất yên, buồn ngủ nhưng không ngủ được. Một chú lính
bước lên cầu thang gỗ, tay bê khay trà. Anh ta bước vào
phía sau lưng Lê Lợi.
- Chúa công dùng trà đêm ạ? - Gã thị vệ hỏi.
- Trà, suốt ngày trà xót cả ruột! Lấy cái chi cho ta ăn.
Bụng sôi ầm ầm đây! - Lê Lợi nói rồi ngồi xuống.
Tuy vậy người thị vệ vẫn đặt bộ đồ trà lên bàn, dạ,
định lui ra.
- Này, ông Trãi về thì bảo lên gặp ta ngay!
- Dạ chúa công, ông ấy chưa về ạ. Chỉ có bà Lộ ở
dưới lầu.
- Bảo bà ấy có gì ăn thì mang lên. Một cái bánh
chưng hay chè lam cũng được.
Người thị vệ xuống một lúc, Thị Lộ bước lên lầu. Bà
khoảng ba mươi tuổi, cao ráo, nhan sắc đậm đà. Đôi mắt
nồng nàn, sáng sủa của người có học. Nhưng trong chiếc
áo tứ thân bó chặt vai và bộ ngực nở nang, bà lại có dáng
một phụ nữ quen việc đồng áng, tươi mát, mạnh bạo, hơi
thô nhưng quyến rũ nhờ tuổi thanh xuân thôn nữ. Đứng
gần, bà thơm nức mùi rơm mới hay mùi gì tương tự như
thế. Bà vui vẻ, như luôn vui vẻ và tự tin khi đứng trước
ông vua không quần thần, không triều nghi, ngay cả tiếng
xưng

0
tâu "chúa công" vẫn còn dùng như trước đó. Bà khẽ nghiêng
người duyên dáng:
- Chúa công cho gọi? Thiếp đã có bánh chưng rán mời
chúa công đây.
Bình Định Vương liếc xéo bà, ông ngửi thấy mùi rơm
mới nôn nao, lòng nhói lên một chút ghen tức. Sao nước cứ
chảy mãi về chỗ trũng. Trãi thật tốt phúc.
- Ngươi ngồi xuống cùng ăn với ta. Ta hay đói, tính ấy
xấu phải không? Nhiều người trách ta cho đàn bà vào quân
ngũ, họ thị phi là ta quá nể ông Trãi. Nhưng họ biết đâu chỉ
là vì ta hay đói và háu ăn. Có đàn bà thì đàn ông không bị
đói. Ông Trãi thật tốt phúc.
Lê Lợi nhìn bà đại học sĩ giống như khi ông muốn xé
một con gà luộc bốc hơi nghi ngút vừa mới được mụ Lý
quẳng vào rá. Mụ Lý lắ người nấu bếp theo ông từ thời Lam
Sơn tụ nghĩa. Nghe nói mụ sinh cùng tháng cùng năm với
ông, cùng là bạn "lưng trâu", cùng chơi trò vợ chồng với
ông, nhưng gia cảnh mỗi người lại mỗi khác. Khi nghĩa quân
lập trại, dựng cờ mụ đi theo liền. Ông biết mụ không muốn
xa ông, thích ông dù biết không thể lấy ông được. Được cái
mụ nấu ăn ngon, chỉ mụ mới biết ông thích món gì, mặn nhạt
ra sao. Chỉ mụ mới biết cách luộc một con gà sao cho căng
da, thịt mềm nhưng không bấy. Có một lần

------
trong cái lều bếp dã chiến, mụ già vờ dổ vật vào ông khi.
ông dối cồn cào, chạy vô bếp kiếm một miếng cơm cháy.
Trong một khắc ông không là minh chù, mụ quýnh lên còn
ông thì làm vội làm vàng, sợ mấy thằng thị vệ nhìn thấy,
nhanh nhu con gà trống. Mãi đến bây giờ ông vẫn không
hiểu sao mình lại làm chuyện đó, vì ông càm động với cái
tài làm bếp và luộc gà của mụ, hay đơn giàn chỉ là một cơn
ngẫu hứng đàn ông? Sau đó ông quên ngay nhưng ông biết
mụ không quên, ông biết không người đàn bà nào có thể
quên được ông khi được ngủ với ông một lan. Linh mọt
ngay bằng dân cày một tháng. Ông là chúa công nhưng
cũng là lính mà! Ông rất hối, hối lắm vì đã đánh mất cái
tình bạn thơ ngây, nhất là sau khi mụ Lý bị giặc bắt rồi giết
cùng mẹ của Tư Te1.
Thị Lộ bày đĩa bánh chưng rán lên án thư. Bình
Định Vương vồ lấy đôi đũa trên tay bà, gắp bánh.
Nhưng ông vụng về, miếng bánh rơi xuong sàn gỗ.
ông cáu tiết vứt đôi đũa, lấy tay nhón bánh ăn ngấu
nghiến.
- Bẩm, chúa công có gì bất an, sao người không
ngủ?
- Ta không chợp mắt được. Ngươi thử đoán coi
vì sao ta không ngủ?
Bà Lộ cũng thừa khôn ngoan để tránh cái nhìn
"xé gà" của chúa công.

----
- Thiếp không dám lạm bàn. Nhưng dù có chuyện gì
đi nữa thì chúa công cũng nên gìn giữ tấm thân vàng ngọc.
- Ngươi vẫn chưa trả lời câu hỏi của ta!
Thị Lộ chấp hai tay:
- Bẩm, nếu thiếp không quá ngu ngốc thì cũng đoán
được là chúa công đang lo lắng về cánh quân Mộc Thạnh? 2
Lê Lợi rùng mình. Trên đời, ông sợ nhất những người
đoán được ý nghĩ của ông.
- Đúng! Thì ra ngươi không chỉ giỏi thi thư bếp núc.
- Thiếp cạn nghĩ, mong chúa công xá tội.
- Ngươi chia sẻ việc quân với ta, tội lỗi cái nỗi gì! Ta
đang mong ông Trãi nhà ngươi còn hơn vợ mong chồng cơ
đấy!
Thị vệ lại vào.
- Bẩm chúa công, có ông thiếu úy3 xin bái yết!
Nhà vua và cả Thị Lộ nữa, biết ông thiếu úy là ai.
- Bảo lên gặp ta!
Chờ người thị vệ quay xuống cầu thang, Lê Lợi nói với
Thị Lộ:
- ơn cái bánh chưng của nhà ngươi.
Giọng ông lạnh hẳn đi, cái nhìn háo hức tắt ngấm:
- Nhà ngươi lui được rồi!

13
Lần nữa, Thị Lộ hiểu được thâm ý chúa công. Bà
biết chúa công không muốn người sẽ vào bắt gặp bà
đang ở đây. Trãi của bà có lần nói: "Nếu không đủ tinh ý
nhìn ra cạm bẫy thì chớ sống gần nhà vua".
Nhưng không kịp nữa. Bước chân sầm sập trên cầu
thang. Ông tướng vừa cưỡi ngựa mặc giáp trụ hồi nãy
trên bãi ngô bước lên, chiếc roi ngựa còn rung phần
phật. Ông ta liếc xéo Thị Lộ, khó chịu ra mặt. Người
thiếp của Nguyễn Trãi chào lí nhí rồi lặng lẽ lui ra.

*
Ông tướng ấy là thiếu úy Phạm vấn. Một người đàn
ông đẹp, vẻ đẹp của một võ tướng can trường từng qua
trăm trận. Ông cũng bộc lộ ra bên ngoài cái thỏa mãn
của một công thần công tướng, được chúa công tin cậy,
yêu dấu. Không chỉ thế, ông ta còn là anh vợ nhà vua.
Đôi mắt xếch, trán thấp, không tương xứng mấy với bộ
mặt và thân hình cao lớn, làm ông có vẻ một võ quan
nhiều mưu trí lắt léo và một tâm hồn hẹp hòi, lắm tham
vọng hơn là một tráng sĩ coi cái chết tựa lông hồng.
Nhưng bù lại là cái tính cương quyết và liều lĩnh thường
biểu lộ ra từng cử chỉ của đôi cánh tay lực điền. Vị chúa
tể đất Lam Sơn biết tất cả những điều đó nhưng chính
ngài cũng rất cần những điều đó nơi ông.
- Bẩm chúa công...
Vấn chưa dứt xong câu, Lê Lợi đã khoát tay:
- Chúa công với chả chúa công. Đã nhiều lần ta bảo
ông là anh vợ ta, khi chỉ có ta và ngươi, ta miễn cách xưng
hô ấy. Ông về giữa đêm hôm khuya khoắt thật không phụ
lòng ta. Hãy cởi giáp, ăn nốt miếng bánh chưng nóng này
rồi nói ta nghe bọn chó Thôi Tụ đang cụm nhau lại ở
Xương Giang ra sao?
Phạm Vấn là người khôn ngoan. Ồng biết thế nào là lễ ở
nơi màn trướng. Tuy vốn là anh vợ chúa công, được ông tin
dùng lại hay bỗ bã với mình như bạn rượu, nhưng vị tướng
quân không vì thế mà nhờn. Ồng không cởi giáp, không
ngồi ăn bánh mà vẫn đứng, chấp hai tay cung kính:
- Dạ bẩm...
Lê Lợi thoáng một cái chau mày nhưng ông nén lại
được, tận trong lòng ông vẫn thích khi được quần thần tâu
bẩm và cóm róm. Ông đứng phắt dậy, bước hai bước tới
chỗ vấn, tự tay cởi bộ giáp nặng của vị thiếu úy quẳng
xuống sàn gỗ rồi lấy chiếc áo bông đang mặc khoác lên
người ông ta, kéo lại bàn.
- Ăn cho ấm bụng cái đã.
Vấn cảm động, lấy đũa gắp miếng bánh còn nóng nhai
ngấu nghiến. Nếp dẻo muốn kéo cả

15
-íg-
răng ông rơi ra ngoài. Thứ nếp cái hoa vàng đất Bắc
hơn đứt nếp rồng xứ Mường quê ông.
- Đúng như chúa công dự đoán, bọn Thôi Tụ,
Hoàng Phúc nhất quyết trụ lại Xương Giang...
- Ông nói sao? Chúng quyết trụ lại đó hay buộc
phải dừng lại đó? Thôi Tụ võ biền nhưng Hoàng Phúc
là đứa gian hiểm, không thể coi thường.
Vấn lấy bàn tay phải với những ngón búp măng
không ra vẻ tay võ tướng lau một vòng quanh mồm, nói
sảng khoái:
- Thưa chúa công! Mất vía ở Chi Lăng, cần Trạm,
Phố Cát4, tướng chết ngả rạ như gà toi thì hai tên bại
tướng gan mật mô mà suy mưu tính kế. Còn cách chi
hơn là cụm lại Xương Giang?
Như mọi lần, bao giờ Lê Lợi cũng biết cách gợi cho
các tướng nói trước, nói hết ý của họ.
- Lòng ta vẫn còn ngờ. Ông nên nhớ là chúng còn
bảy vạn tàn quân. Hay là ta thân lên đó một chuyến?
- Dạ cần chi oai hùm dương vuốt. Chính mắt thần
đã nhìn thấy, tai thần đã nghe thấy. Thần đã không bỏ
sót một ụ đất, một gốc cây, đã gặp hết các tướng hùm
hổ vây địch cả mặt Bắc lẫn mặt Nam. Binh sĩ thì viết
lên bàn tay một chữ chiến'. Xin chúa công nhanh tay
cho trước khi địch đào xong hào đắp xong lũy...
Cái hào hứng, phấn chấn của vị võ tướng lây sang
Lê Lợi. Nhưng ông lại phải nén mình xuống.
Chó chết thật, đang đánh giặc, phụ tử chi binh mà
trong đám anh hùng quanh ông đã lộ ra ít nhiều
thói xu nịnh. Làm vua chưa được bao lâu ông đã
biết điều này: Ông chưa sổ mủi thì họ đã ho. Có
lần ông trách Nguyễn Trãi: "Ngươi xui ta lên ngôi
quá sớm!".
- Đánh, quân ta thế như Ngưu Đẩu, nuốt được
cả đất trời, ai chẳng muốn đánh. Nhưng các ngươi
quen nhìn trước mặt mà không thấy sau lưng.
Tâm trí ta vẫn ngay ngáy lo bọn Mộc Thạnh trên ■
ải Lê Hoa. Các ngươi có nóng ruột mấy cũng phải , J
cùng ta chờ bọn Trãi và Thái Phúc về cái đã.
- Bẩm chúa công, nếu chỉ cần ba tấc lưỡi của
ông Trãi với một hàng tướng bạc nhược như Thái
Phúc mà lui được Mộc Thạnh thì các võ tướng
theo chúa công từ Lũng Nhai chắc là phải tháo
gươm cởi giáp về xua gà cho gấy hết.
Lê Lợi cười lớn, cái cười gượng, cố ý dàn hòa.
Ông vỗ vai viên võ tướng:
- Đừng nóng ông anh vợ! Ông không biết rằng
chuyến đi này Trãi có thành công thì cũng là nhờ
sau lưng đã có chiến công của đại quân và tướng
lĩnh các ông hay sao?
- Chúng thần theo chúa công là để đánh giặc,
nguyện da ngựa bọc thây vì non sông Đại Việt chứ
không phải cầu cái thân nhàn êm ấm trong vòng
tay thê thiếp như ai. Nay giặc đang nằm trên thớt,

2-HT
17
I quân ta lại như hổ đói rình mồi, vậy mà không
I hiểu sao chúa công chỉ nghe lời Nguyễn Trãi
án
binh bất động?
- Ay đừng nói thế, ông thiếu úy! Thử hỏi
từ ngày uống máu ăn thề ở Lũng Nhai đen nay
có mưu cao chước lạ nào của ông và các
tướng mà ta không nghe chứ đâu ta chi nghe
mỗi Nguyễn Trãi?
Vấn giậm chân, uất ức:
- Người làm tướng như vấn này cũng lấy
làm xấu hổ với quân sĩ đất Lam Sơn!
Lê Lợi nghiêm mặt. Ông thường bỗ bã,
bờm xơm như một nông phu nhưng trong
nháy mắt đã có được ngay vẻ mặt lạnh như
tiền. Đó là cái uy vương giả tiềm ẩn như bộ
vuốt con báo gấm vươn ra thu vào khó lường
của ông.
- Ông Vấn! Nói như ngươi thì chính ta
cũng mang tiếng nhát gan với ba vạn quân
phên giậu theo ta từ Thanh Nghệ ra đây hay
sao? Xương Giang này là trận cuối cùng, dốc
quân đánh một trận thì phải chắc thắng.
Không chắc thắng thì chờ. Cơ đồ Đại Việt
quyết định ở đây. Non sông Đại Việt còn mất
cũng ở đây. Hãy đặt ông vào địa vị ta, nếu
Mộc Thạnh đổ từ Vãn Nam xuống như nước
lũ sông Nhị Hà mà bọn Xảo, Khả không giữ
nổi, liệu ông có dám xuống tay với lũ Thôi Tụ,
Hoàng Phúc không? Con chim sẻ rình bắt
chuồn chuồn há có dám quên gắ thợ săn
dương cung
18
&
phía dưới? Người làm tướng như ông ắt phải hiểu điều đó mới phải!
Như biết rõ tính nết của chủ tướng, Phạm vấn quỳ xuống trước mặt
Bình Định Vương, chấp tay hối lỗi.
- Vấn này lỡ lời, xin chúa công bớt giận...
- Hãy bình thân, ông anh vợ! Ta biết ông cũng chỉ vì nóng lòng cứu
dân Đại Việt mà thôi. Hắng ở đây với ta, nghỉ ngơi, chờ Nguyễn Trãi về
rồi cùng tính!

You might also like