You are on page 1of 9

CHUYÊN ĐỀ:

GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP HỆ PHƯƠNG TRÌNH


HOẶC PHƯƠNG TRÌNH
A . TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình:
Bước 1. Lập hệ phương trình:
- Chọn các ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho các ẩn số;
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các ẩn và các đại lượng đã biết;
- Lập hệ phương trình biểu thị sự tương quan giữa các đại lượng.
Bước 2. Giải hệ phương trình vừa thu được
Bước 3. Kết luận:
- Kiểm tra xem trong các nghiệm của hệ phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn.
- Kết luận bài toán.
2. Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình:
Bước 1. Lập phương trình:
- Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số;
- Biểu thị các dữ kiện chưa biết qua ẩn số;
- Lập phương trình biểu thị sự tương quan giữa ẩn số và các dữ kiện đã biết.
Bước 2. Giải phương trình vừa thu được
Bước 3. Kết luận:
- Đối chiếu nghiệm của phương trình (nếu có) với điều kiện của ẩn số và đề bài để đưa ra kết luận.

B. MỘT SÔ DẠNG TOÁN THƯỜNG GẶP:


1. Dạng toán chuyển động:
* Kiến thức cần nhớ:
S: quãng đường, v: vận tốc, t: thời gian
S  v.t Quãng đường  Vận tốc  Thời gian
S
v Vận tốc  Quãng đường : Thời gian
t
S
t Thời gian  Quãng đường : Vận tốc.
v
Các đơn vị của ba đại lượng phải phù hợp với nhau. Nếu quãng đường tính bằng ki-lô-mét, vận
tốc tính bằng ki-lô-mét/giờ thì thời gian phải tính bằng giờ.

* Bài tập:
Loại toán này rất đa dạng, đề ra linh hoạt, tuy nhiên có thể phân ra một số dạng thường gặp như
sau:
1.1. Toán chuyển động thông thường:
S S
v t
S  v.t , t , v
* Lưu ý:
Bài 1. Một ô tô dự định đi từ A đến B trong một thời gian nhất định. Nếu xe chạy mỗi giờ nhanh
hơn 10 km thì đến nơi sớm hơn dự định 3 giờ, còn nếu xe chạy chậm lại mỗi giờ 10 km thì đến nơi
chậm mất 5 giờ. Tính vận tốc của xe lúc đầu, thời gian dự định và chiều dài quãng đường AB.

Trang 1
Bài 2. Một người đi xe đạp từ A đến B cách nhau 24km. Khi đi từ B trở về A người đó tăng vận tốc
thêm 4km/h so với lúc đi, nên thời gian về ít hơn thời gian đi là 30 phút. Tính vận tốc của xe đạp
khi đi từ A đến B.
Bài 3. Một người đi xe máy từ A đến B. Vì có việc gấp phải đến B trước thời gian dự định là 45
phút nên người đó tăng vận tốc lên mỗi giờ 10 km. Tính vận tốc mà người đó dự định đi, biết
quãng đường AB dài 90 km.
Bài 4. Quãng đường AB gồm một đoạn lên dốc dài 4 km và một đoạn xuống dốc dài 5 km. Một
người đi xe đạp từ A đến B hết 40 phút và đi từ B đến A hết 41 phút (vận tốc lên dốc, xuống dốc
lúc đi và về như nhau). Tính vận tốc lúc lên dốc, lúc xuống dốc?
Bài 5. Một ô tô đi quãng đường AB với vận tốc 50 km/h, rồi đi tiếp quãng đường BC với vận tốc 45
km/h. Biết quãng đường tổng cộng dài 165 km và thời gian ô tô đi trên quãng đường AB ít hơn
thời gian đi trên quãng đường BC là 30 phút. Tính thời gian ô tô đi trên mỗi đoạn đường.
1. 2. Toán chuyển động có nghỉ ngang đường:
* Lưu ý: Chú ý đến thời gian xe chạy trên đường và thời gian nghỉ.
Bài 1. Lúc 6 giờ 30 phút một người đi xe máy từ A đến B với vận tốc 30km/h. Đến B người đó nghỉ
lại 20 phút rồi mới quay về A với vận tốc ít hơn vận tốc lúc đi 5km/h. Người đó về đến A lúc 12
giờ 20 phút. Tính quãng đường AB.
Bài 2. Một xe ô tô đi từ A đến B cách nhau 180km. Sau khi đi được 2 giờ, ô tô dừng lại để đổ xăng
và nghỉ ngơi mất 15 phút rồi tiếp tục đi với vận tốc tăng thêm 20 km/h và đến B đúng giờ đã định.
Tìm vận tốc ban đầu của xe ô tô.
Bài 3. Một người dự định đi từ A đến B cách nhau 96 km trong một thời gian dự định trước. Sau

khi đi được nửa quãng đường, người đó dừng lại nghỉ giờ . Do đó, để đến B đúng hẹn, người
đó đã tăng vận tốc thêm 2 km/h trên quãng đường còn lại. Tính vận tốc ban đầu và thời gian xe
lăn bánh trên đường?
Bài 4. Lúc 6 giờ, một ô tô xuất phát từ A đến B với vận tốc trung bình 40 km/h. Khi đến B, người
lái xe làm nhiệm vụ giao nhận hàng trong 30 phút rồi cho xe quay trở về A với vận tốc trung bình
30 km/h. Tính quãng đường AB biết rằng ô tô về đến A lúc 10 giờ cùng ngày.
Bài 5. Quãng đường từ A đến B dài 90 km. Một người đi xe máy từ A đến B. Khi đến B, người đó
nghỉ 30 phút rồi quay trở về A với vận tốc lớn hơn vận tốc lúc đi là 9 km/h. Thời gian kể từ lúc bắt
đầu đi từ A đến lúc trở về đến A là 5 giờ. Tính vận tốc xe máy lúc đi từ A đến B.
1.3. Chuyển động vận tôc thay đổi trên từng phần quãng đường:
* Lưu ý: Xác định vận tốc chuyển động trên từng phần quãng đường.
Bài 1. Một người đi xe máy từ A đến B cách nhau 120 km với vận tốc dự định trước. Sau khi đi

được quãng đường AB người đó tăng vận tốc thêm 10 km/h trên quãng đường còn lại. Tìm vận
tốc dự định và thời gian xe đi cả quãng đường AB, biết rằng người đó đến B sớm hơn dự định 24
phút.
Bài 2. Một người đi xe máy từ A đến B cách nhau 120 km với vận tốc dự định trước. Sau khi đi

được quãng đường AB thì đường xấu nên người đó bớt vận tốc đi 10 km/h và chạy thêm
quãng đường AB thì đường tốt trở lại, vận tốc như lúc khởi hành. Tính vận tốc xe chạy trên quãng
đường xấu, biết rằng người đó đến B trễ hơn dự định 30 phút.

Trang 2
Bài 3. Một ô tô dự định đi từ tỉnh A đến tỉnh B với vận tốc 50km/h. Sau khi đi được quãng
đường với vận tốc đó, vì đường khó đi nên người lái xe phải giảm vận tốc mỗi giờ 10km trên
quãng đường còn lại. Do đó ô tô đến tỉnh B chậm hơn 30 phút so với dự định. Tính quãng đường
AB.
Bài 4. Một ô tô đi dự định đi từ A đến B cách nhau 120 km trong một thời gian dự định. Sau khi
được 1 giờ, ô tô bị chặn bởi một xe lửa 10 phút. Do đó để đến B đúng giờ, xe phải tăng vận tốc 6
km/ giờ. Tính vận tốc ô tô lúc đầu.

Bài 5. Quãng đường AB dài 120 km. lúc 7h sang một xe máy đi từ A đến B. Đi được xe bị hỏng
phải dừng lại 10 phút để sửa rồi đi tiếp với vận tốc kém vận tốc lúc đầu 10km/h. Biết xe máy đến

B lúc 11h40 phút trưa cùng ngày. Giả sử vận tốc xe máy trên quãng đường đầu không đổi và

vận tốc xe máy trên quãng đường sau cũng không đổi. Hỏi xe máy bị hỏng lúc mấy giờ?
1.4. Hai chuyển động ngược chiều:
* Lưu ý:
a. Hai xe khởi hành cùng thời điểm, khi gặp nhau lần đầu thì:
+) t1 = t2
+) s = s1 + s2.
b). Hai xe khởi hành không cùng một thời điểm, chú ý hiệu thời gian hai chuyển động (t):
+) t1 - t2 = t
+) s = s1 + s2.
Bài 1. Hai tỉnh A và B cách nhau .Hai mô tô khởi hành đồng thời,xe thứ nhất đi từ A và xe
thứ hai đi từ B ngược chiều nhau. Sau giờ chúng gặp nhau. Tiếp tục đi, xe thứ hai tới A trước xe
thứ nhất tới B là phút.Tính vận tốc mỗi xe.
Bài 2. Một xe ô tô khởi hành tại A đến B cách nhau 24km. Khi ô tô tới C cách A 15km thì một xe
đạp khởi hành từ B về A. Ô tô tới B rồi trở về A trước xe đạp 44 phút. Tìm vận tốc của mỗi xe, biết
ô tô chạy nhanh hơn xe đạp 37km/h.
Bài 3. Hai xe khởi hành cùng lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 140km đi ngược chiều và gặp
nhau ở C cách A 80km. Nếu hai xe giữ nguyên vận tốc và cho xe có vận tốc nhỏ hơn khởi hành
trước 25 phút thì họ gặp nhau ở chính giữa đoạn đường. Tính vận tốc mỗi xe.
Bài 4. Một xe lửa đi từ Hà Nội vào Bình Sơn (Quảng Ngãi). Sau đó 1 giờ, một xe lửa khác đi từ
Bình Sơn ra Hà Nội với vận tốc lớn hơn vận tốc của xe lửa thứ nhất là 5 km/h. Hai xe gặt nhau tại
ga ở chính giữa quãng đường. Tình vận tốc của mỗi xe, giả thiết rằng quãng đường Hà Nộ i - Bình
Sơn dài 900 km.
Bài 5. Quãng đường AB dài 18 km. Một ôtô đi từ A đến B. Khi ôtô đi được 6 km thì một người đi
xe đạp rời B về A, vận tốc ít hơn vận tốc ôtô là 38 km/h. Ôtô đến B thì quay lại ngay và về đến A
trước người đi xe đạp là 54 phút. Tính vận tốc ôtô và vận tốc người đi xe đạp.
1.5. Hai chuyển động cùng chiều:
* Lưu ý:
a). Hai xe khởi hành cùng chiều tại cùng một vị trí:
Chú ý đến các trường hợp: Cùng thời điểm xuất phát và khác thời điểm xuất phát.
b). Hai xe khởi hành khác vị trí từ A, B đến gặp nhau tại C

Trang 3
(Hiệu quãng đường đi được của hai xe bằng khoảng cách ban đầu của hai xe).
Bài 1. Một người đi xe đạp từ địa điểm A. Sau giờ, một người đi xe máy cũng từ A và đuổi theo
và gặp người đi xe đạp cách A km. Tính vận tốc người đi xe đạp biết rẳng người đi xe máy đi
nhanh hơn người đi xe đạp km một giờ.
Bài 2. Hai xe ô tô cùng khởi hành một lúc từ A tới B nhưng ô tô thứ nhất có vận tốc trung bình
hơn ô tô thứ hai là 5km/h nên đến B sớm hơn ô tô thứ hai 48 phút. Tính vận tốc trung bình mỗi xe,
biết quãng đường AB là 440km.
Bài 3. Một ô tô du lịch đi từ đến . Cùng một lúc tại một điểm trên đoạn đường có một
ô tô tải cùng đi đến . Sau giờ hai ô tô gặp nhau tại . Hỏi ô tô du lịch đi từ đến mất bao

lâu biết rằng vận tốc của ô tô tải bằng vận tốc ô tô du lịch.
Bài 4. Lúc 6h, một xe máy khởi hành từ A đến B. Sau đó 1h, một ô tô cũng xuất phát từ A đến B
với vận tốc lớn hơn vận tốc của xe máy là 20km/h. Cả hai xe đến B đồng thời vào lúc 9h30 phút
sáng cùng ngày. Tính quãng đường AB và vận tốc của mỗi xe.
Bài 5. Một ô tô và một xe máy đi từ A đến B cách nhau 120km. Ô tô khởi hành sau xe máy 30 phút
và đi với vận tốc lớn hơn vận tốc xe máy là 24km/h. Tính vận tốc của mỗi xe, biết xe ô tô đến B
sớm hơn xe máy là 20 phút.
1.6. Chuyển động có yếu tố dòng nước (hoặc gió):
* Lưu ý:
Khi đi xuôi dòng: vxuôi = vthực + v nước (hoặc gió)
Khi đi ngược dòng: vngược = vthực - vdòng nước (hoặc gió)
Vận tốc của một vật trôi theo dòng nước bằng với vận tốc dòng nước. (Khi đó vận tốc riêng của
vật bằng 0).
Bài 1. Một tàu thủy xuôi dòng từ A đến B dài 48km rồi ngược lại dòng sông từ B về A hết 5 giờ.
Tính vận tốc của tàu thủy, biết vận tốc của dòng nước là 4km/h.
Bài 2. Một chiếc phà đi xuôi dòng 80km và ngược dòng 64km hết 8 giờ. Nếu cũng trên khúc sông
ấy, chiếc phà đi xuôi dòng 45km và ngược dòng 60km thì chỉ hết 6 giờ. Tính vận tốc riêng của
chiếc phà và vận tốc của dòng nước.
Bài 3. Một bè nứa trôi tự do theo dòng nước và đồng thời một ca nô rời bến A xuôi dòng đến bến
B cách 96km. Đến B xong ca nô quay ngay về A hết 14 giờ. Trên đường về A thì gặp chiếc bè đã ở
cách A 24km. Tính vận tốc ca nô và vận tốc dòng nước.
Bài 4. Một ca nô xuôi một khúc sông dài 50km rồi ngược khúc sông đó 32 km thì hết 4 giờ 30 phút.
Tính vận tốc dòng nước biết vận tốc của ca nô là 18km/h.
Bài 5. Một thuyền chở hàng đi xuôi dòng 45km rồi ngược dòng 18km. Biết thời gian đi xuôi dòng
lâu hơn thời gian đi ngược dòng là 1 giờ và vận tốc đi xuôi lớn hơn vận tốc đi ngược là 6km/h.
Tính vận tốc thực của thuyền biết để đảm bảo an toàn khi đi ngược dòng, người lái thuyền không
để tốc độ vượt quá 10km/h.
2. Dạng toán có nội dung công việc:
2.1. Toán năng suất:
* Lưu ý:
 Coi khối lượng công việc là đơn vị quy ước.
 Năng suất được tính bằng tỉ số giữa khối lượng công việc và thời gian hoàn thành.

Bài 1. Một tổ theo kế hoạch mỗi ngày phải sản xuất 40 sản phẩm. Khi thực hiện, do cải tiến năng
suất nên mỗi ngày sản xuất được 45 sản phẩm. Do đó, tổ không những hoàn thành trước kế

Trang 4
hoạch 2 ngày mà còn vượt mức 5 sản phẩm. Hỏi theo kế hoạch, tổ phải sản xuất bao nhiêu sản
phẩm?
Bài 2. Một đội công nhân dự định sản xuất một số chiếc quạt máy trong 24 ngày. Do cải tiến kĩ
thuật năng suất của đội đã tăng 30%. Nên chỉ trong 20 ngày đội đã hoàn thành số quạt dự định
mà còn sản xuất thêm được 30 chiếc nữa. Tính số quạt mà đội công nhân cần sản xuất theo kế
hoạch.
Bài 3. Một đội thợ mỏ lập kế hoạch khai thác than, theo đó mỗi ngày phải khai thác được 50 tấn
than. Khi thực hiện, mỗi ngày đội khai thác được 57 tấn than. Do đó, đội không những đã hoàn
thành kế hoạch trước một ngày mà còn vượt mức 13 tấn than. Hỏi theo kế hoạch, đội phải khai
thác bao nhiêu tấn than ?
Bài 4. Một đội công nhân theo kế hoạch phải trồng ha rừng trong một số tuần lễ. Do mỗi tuần
trồng vượt mức ha so với kế hoạch nên đã trồng được ha và hoàn thành sớm hơn 1 tuần.
Hỏi theo kế hoạch mỗi tuần công nhân đó trồng bao nhiêu ha rừng?
Bài 5. Một công nhân dự định làm 120 sản phẩm trong một thời gian dự định. Sau khi làm được
2h với năng suất dự kiến, người đó đã cải tiến các thao tác hợp lý hơn nên đã tăng năng suất được
3 sản phẩm mỗi h và vì vậy người đó đã hoàn thành kế hoạch sớm hơn dự định 1h36’. Tính năng
suất dự kiến.
Bài 6. Lớp 9Ađược phân công trồng 480 cây xanh. Lớp dự định chia đều cho số học sinh, nhưng
khi lao động có 8 bạn vắng nên mỗi bạn có mặt phải trồng thêm 3 cây mới xong. Tính số học sinh
lớp 9A
2.2. Toán chung, riêng:
* Lưu ý:
- Thường chọn ẩn là thời gian mỗi đối tượng làm một mình hoàn thành công việc.
- Coi khối lượng công việc là đơn vị quy ước.
Bài 1. Hai người thợ cùng làm một công việc trong 16 giờ thì xong. Người thứ nhất làm trong 3
giờ, người thứ hai làm trong 6 giờ thì xong 25% khối lượng công việc. Hỏi mỗi người thợ làm
một mình xong công việc đó trong bao lâu?
Bài 2. Hai tổ công nhân làm chung trong 12 giờ sẽ hoàn thành xong công việc. Họ làm chung với
nhau trong 4 giờ thì tổ thứ nhất được điều đi làm công việc khác, tổ thứ hai làm một mình phần
công việc còn lại trong 10 giờ. Hỏi tổ thứ hai nếu làm một mình thì sau bao lâu hoàn thành công
việc?
Bài 3. Hai đội xây dựng làm chung công việc dự định xong trong 12 ngày. Họ làm chung với
nhau trong 8 ngày thì đội I bị điều đi làm công việc khác, đội II tiếp tục làm. Do cải tiến kĩ thuật,
năng suất đội II tăng lên gấp đôi nên đội II hoàn thành công việc còn lại trong 3,5 ngày. Hỏi mỗi
đội làm một mình sẽ hoàn thành công việc trong bao lâu ( với năng suất ban đầu)
Bài 4. Hải và Sơn cùng làm công việc trong 7 giờ 20 phút thì xong.Nếu Hải làm trong 5 giờ và

Sơn làm trong 6 giờ thì cả hai làm được khối lượng công việc. Hỏi mỗi người làm công việc
đó trong mấy giờ thì xong ?
Bài 5. Hai máy cày làm việc trên một cánh đồng. Nếu hai máy cùng cày thì 10 ngày xong công
việc. Nhưng thực tế hai máy chỉ cùng làm việc 7 ngày đầu, sau đó máy thứ nhất chuyển đi nơi
khác, máy hai làm tiếp 9 ngày nữa mới xong. Hỏi mỗi máy cày một mình thì trong bao lâu cày
xong cả cánh đồng ?

Trang 5
Bài 6. Hai máy cày có công suất khác nhau cùng cày được cánh đồng trong 15 giờ. Nếu máy
thứ nhất cày 12 giờ, máy thứ hai cày 20 giờ thì cả hai máy cày được 20% cánh đồng. Hỏi hai máy
cành riêng thì trong bao lâu xong cánh đồng?
Bài 7. Để hoàn thành công việc , hai tổ phải làm chung trong 6 giờ. Sau 2 giờ làm chung thì tổ II
bị điều đi làm việc khác, tổ I đã hoàn thành công việc còn lại trong 10 giờ. Hỏi mỗi đội làm riêng
trong bao lâu thì xong công việc?
Bài 8. Hai vòi cùng chảy vào một bể thì sau 6 giờ đầy bể. Nếu chảy một mình để đầy bể thì vòi I
cần nhiều thời gian hơn vòi II là 5 giờ. Hỏi mỗi vòi chảy bao lâu thì đầy bể?
Bài 9. Hai người cùng làm chung công việc trong 24 giờ thì xong. Năng suất người thứ nhất

bằng năng suất người thứ hai. Hỏi nếu mỗi người làm cả công việc thì hoàn thành sau bao lâu
?

Bài 10. Hai vòi nước cùng chảy vào một bể cạn không có nước thì sau 18 giờ đầy bể. Nếu chảy
riêng thì vòi thứ nhất sẽ chảy đầy bể chậm hơn vòi thứ hai 27 giờ. Hỏi nếu chảy riêng thì mỗi vòi
mất bao lâu mới chảy đầy bể?

Bài 11. Hai vòi nước cùng chảy vào một bể cạn, sau giờ thì đầy bể. Nếu lúc đầu chỉ mở vòi I,

sau 9 giờ mở tiếp vòi II thì sau giờ nữa mới đầy bể. Hỏi nếu một mình vòi thứ hai chảy bao
lâu mới đầy bể.
Bài 12. Có hai vòi nước A và B khi mở chảy nước vào một bể cạn với lưu lượng đều. Nếu vòi A
chảy trong 4 giờ và vòi B chảy trong 3 giờ thì nước trong bể là 55 lít. Nếu vòi A chảy trong 3 giờ
và vòi B chảy trong 4 giờ thì nước trong bể là 57 lít. Hỏi nếu hai vòi cùng chảy một lúc thì sau
bao nhiêu lâu sẽ đầy bể? biết rằng dung tích của bể là 320 lít.

Bài 13. Hai vòi nước cùng chảy vào một bể không có nước trong 12 giờ thì được bể. Nếu mở
vòi thứ nhất chảy một mình trong 42 giờ rồi khóa lại, sau đó mở vòi thứ hai chảy trong 22 giờ thì
được 25% bể. Hỏi nếu mỗi vòi chảy một mình thì sau bao lâu mới đầy bể.
Bài 14. Nếu hai vòi nước cùng chảy vào một cái bể không có nước thì sau 12 giờ bể đầy. Sau khi
hai vòi cùng chảy 8 giờ thì người ta khóa vòi I, còn vòi II tiếp tục chảy. Do rằng công suất vòi II
lên gấp đôi, nên vòi II đã chay đầy phần còn lại của bể trong 3 giờ rưỡi. Hỏi nếu mỗi vòi chảy
một mình với công suất bình thường thì phải bao lâu mới đầy bể?
Bài 15. Một máy bơm muốn bơm đầy nước vào một bể chứa trong 1 thời gian quy định thì mỗi

giờ phải bơm 10m3. Sau khi bơm được dung tích của bể chứa, người công nhân vận hành máy
bơm với công suất lớn hơn, mỗi giờ bơm được 15m3 do đó bể được bơm đầy trước 48 phút so
với thời gian quy định. Tính dung tích bể chứa?
Bài 16. Có 2 vòi nước, vòi I chảy đầy bể trong 1,5 giờ, vòi II chảy đầy bể trong 2 giờ. Người ta đã
cho vòi I chảy trong một thời gian, rồi khóa lại và cho vòi II chảy tiếp đến khi đầy bể tổng cộng
hết 1,8 giờ. Hỏi mỗi vòi đã chảy trong bao lâu?
3. Dạng toán có nội dung hình học:
* Kiến thức cần nhớ:

Trang 6
Hình Chu vi Diện tích Tính chất
Hình chữ (Chiều dài + Chiều Chiều dài x Chiều Hai đường chéo bằng nhau và
nhật rộng).2 rộng bình phương đường chéo bằng
tổng bình phương chiều dài và
chiều rộng
Tam giác Tổng 3 cạnh tam giác Tam giác vuông: Tổng bình
x Đáy x Chiều cao phương cạnh huyền bằng tổng
tương ứng bình phương hai cạnh góc vuông.
Hình vuông Bốn lần cạnh hình Bình phương cạnh Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau
vuông hình vuông
Hình thang Tổng 4 cạnh hình Tổng 2 đáy x chiều Hai đáy song song với nhau
thang cao : 2
Hình thoi Bốn lần cạnh hình - Bốn cạnh bằng nhau.
thoi tích hai đường - Hai đường chéo vuông góc và cắt
chéo nhau tại trung điểm mỗi đường.
* Bài tập:
Bài 1. Một thửa ruộng hình chữ nhật, nếu tăng chiều dài thêm 2m và chiều rộng thêm 3m thì diện
tích tăng 100m2. Nếu cùng giảm chiều dài và chiều rộng đi 2m thì diện tích giảm 68m 2. Tính diện
tích thửa ruộng đó.

Bài 2. Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng bằng chiều dài. Nếu bớt mỗi cạnh đi 5 m thì
diện tích giảm đi diện tích ban đầu.Tính diện tích thửa ruộng ban đầu.
Bài 3. Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng là 8 m. Nếu tăng chiều dài thêm
12 m và chiều rộng thêm 3 m thì diện tích hình chữ nhật tăng gấp đôi. Tính chiều dài và chiều
rộng của mảnh vườn đó.
Bài 4. Tính chu vi của một hình chữ nhật, biết rằng nếu tăng mỗi chiều hình chữ nhật lên thêm 4
m thì diện tích hình chữ nhật tăng thêm 80 . Nếu giảm chiều rộng đi 2 m và tăng chiều dài 5 m
thì diện tích hình chữ nhật bằng diện tích hình chữ nhật ban đầu.
Bài 5. Một mảnh vườn hình chữ nhật có độ dài đường chéo là 13 m và chiều dài lớn hơn chiều
rộng là 7 m. Tính chiều dài và chiều rộng của mảnh đất đó.
Bài 6. Một mảnh vườn hình chữ nhật có diện tích 168m 2. Nếu giảm chiều dài đi 1m và tăng chiều
rộng thêm 1m thì mảnh vườn trở thành hình vuông. Tính chiều dài và chiều rộng của mảnh vườn.
Bài 7. Một hình chữ nhật có chu vi . Nếu tăng chiều rộng lên gấp đôi và giảm chiều dài đi
thì ta được hình chữ nhật mới có diện tích bằng diện tích hình chữ nhật ban đầu. Tính các
cạnh của hình chữ nhật ban đầu.
Bài 8. Một khu vườn hình chữ nhật có chu vi là 280m. Sau khi người ta làm một lối đi rộng 3m
xung quanh vườn (thuộc đất của vườn) thì phần đất còn lại để trồng cây là một hình chữ nhật có
diện tích 3996m2. Tính các kích thước của khu vườn lúc đầu.
Bài 9. Người ta làm một lối đi theo chiều dài và chiều rộng của một sân cỏ hình chữ nhật (hình
vẽ). Tính chiều rộng của lối đi. Biết rằng lối đi có diện tích bằng , sân cỏ có chiều dài ,
chiều rộng .

Trang 7
x 15 m

Sân cỏ 6
m

Trang 8
4. Dạng toán có nội dung số học:
* Lưu ý:
- Biểu diễn số có hai chữ số:
Trong đó a là chữ số hàng chục, b là chữ số hàng đơn vị và
- Biểu diễn số có ba chữ số:
Trong đó a là chữ số hàng trăm, b là chữ số hàng chục, c là chữ số hàng đơn vị và

*Bài tập:
Bài 1. Tìm số tự nhiên có 2 chữ số biết rằng nếu ta chia số đó cho tổng các chữ số của số đó thì
được thương là 6. Nếu cộng tích 2 chữ số với 25 thì được số viết theo thứ tự ngược lại của số đó.
Bài 2. Cho 1 số có hai chữ số. Nếu đổi chỗ 2 chữ số của số đó thì được 1 số lớn hơn số đã cho là
36. Tổng của số đã cho và số mới là 110. Tìm số đã cho.
Bài 3. Tìm tất cả các số tự nhiên có hai chữ số, biết rằng chữ số hàng đơn vị nhỏ hơn chữ số hàng
chục là 2 và tích của hai chữ số của nó lớn hơn tổng hai chữ số của nó là 34
Bài 4. Đem một số có hai chữ số nhân với tổng các chữ số của nó thì được 405. Nếu lấy số được
viết bởi hai chữ số ấy nhưng theo thứ tự ngược lại nhân với tổng các chữ số của số đó thì được
468. Hãy tìm số có hai chữ số đó.
Bài 5. Cho một số tự nhiên có hai chữ số. Tổng hai chữ số của chúng bằng 13. Tích hai chữ số ấy
nhỏ hơn số đã cho là 25. Tìm số đã cho.
Bài 6. Tổng ba lần chữ số hàng đơn vị và hai lần chữ số hàng chục của một số có hai chữ số là 14.
Nếu đổi chỗ chữ số hàng chục và hàng đơn vị cho nhau thì được số mới nhỏ hơn số ban đầu là 18
đơn vị. Tìm số có hai chữ số đó.
Bài 7. Đem một số tự nhiên có hai chữ số nhân với tổng các chữ số của nó thì được 900. Nếu lấy
số viết bởi hai chữ số đó nhưng theo thứ tự ngược lại nhân với tổng các chữ số của số ấy thì được
684.
Bài 8. Tìm số tự nhiên có 2 chữ số biết rằng tổng các chữ số của số đó bằng 11. Nếu đổi chỗ hai
chữ số hàng chục và hàng đơn vị cho nhau thì số đó tăng thêm 27 đơn vị.
Bài 9. Cho một số có hai chữ số. Biết rằng tổng của chữ số hàng chục và hai lần chữ số hàng đơn
vị là 12. Nếu đổi chỗ hai chữ số cho nhau thì sẽ được số mới lớn hơn số ban đầu 27 đơn vị. Tìm số
ban đầu.
Bài 10. Tìm hai số tự nhiên, biết rằng tổng của chúng là 2216 và nếu lấy số lớn hơn chia cho 9 thì
được thương là số kia, dư 56
5. Các dạng khác
Bài 1. Trong dịp kỷ niệm 57 năm ngày thành lập nước 180 học sinh được điều về thăm quan diễu
hành. Người ta tính, nếu dùng loại xe lớn chuyên chở một lượt hết số học sinh thì phải điều động
ít hơn dùng loại xe nhỏ là 2 chiếc. Biết rằng mỗi ghế ngồi 1 học sinh và mỗi xe lớn nhiều hơn xe
nhỏ là 15 chỗ ngồi. Tính số xe lớn, nếu loại xe đó được huy động.
Bài 2. Mỗi đội xe phải chở 168 tấn thóc. Nếu tăng thêm 6 xe và chở thêm 12 tấn thóc thì mỗi xe
chở nhẹ hơn xe lúc đầu là 1 tấn. Hỏi lúc đầu mỗi loại có bao nhiêu xe.
Bài 3. Một phòng họp có 360 ghế ngồi được xếp thành từng dãy và số ghế của từng dãy đều bằng
nhau. Nếu số dãy tăng thêm 1 và số ghế của mỗi dãy tăng thêm 1 thì số ghế trong phòng có là 400
ghế. Hỏi trong phòng họp có bao nhiêu dãy ghế và mỗi dãy có nhiêu ghế.
Bài 4. Trong một trang sách, nếu tăng thêm 3 dòng, mỗi dòng bớt 2 chữ thì số chữ của trang
không đổi. Nếu bớt đi 3 dòng, mỗi dòng tăng 3 chữ thì số chữ của trang cũng không đổi. Tính số
chữ trong trang sách.

Trang 9

You might also like