You are on page 1of 69

Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU


A.KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Xác định vận tốc, quãng đường và thời gian trong chuyển
động thẳng đều. Xác định vận tốc trung bình.
- Sử dụng công thức trong chuyển động thẳng đều: S = v.t
-Công thức tính vận tốc trung bình.
II. Viết phương trình chuyển động thẳng đều
Bước 1: Vẽ hình , chú ý đến chiều chuyển động của vật
Bước 2: Chọn hệ qui chiếu
- Gốc toạ độ O : Thường là tại ví trí ban đầu của vật
- Chiều dương Ox : Là chiều chuyển động của vật.
- MTG : Lúc bắt đầu khảo sát chuyển động
Bước 3: Viết ptcđ và thế số (chú ý xét dấu)
III. Hai xe gặp nhau:
IV. Khoảng cách 2 xe:
B.BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1. Một người đi từ A đến B với vận tốc v 1 = 30 km/h và đi
từ B về A với vận tốc v2 = 20 km/h. Tính tốc độ trung bình trên
cả quãng đường đi và về.
Bài 2. Một xe máy đi 1/3 quãng đường đầu với v 1 = 50 km/h,
1/3 quãng đường tiếp theo đi với v 2= 30 km/h, 1/3 quãng
đường cuối đi với v3 = 20 km/h Tính vận tốc trung bình trên cả
quãng đường.
Bài 3. Một xe chạy trên đường thẳng: trong 1/4 đoạn đường đầu
chạy với vận tốc 60km/h.Trong đoạn đường còn lại chạy với
vận tốc 50km/h.Tính vận tốc trung bình của xe trên toàn bộ
quãng đường.
Bài 4. Một ô tô đi hết đoạn đường trong thời gian t .Trong nửa
thời gian đầu, ô tô đi với vận tốc v 1 = 30 km/h, trong nửa thời
gian còn lại ô tô đi với vận tốc v 2 = 50 km/h. Tính vận tốc trung
bình của ô tô trên suốt đoạn đường.

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 1


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Bài 5. Lúc 7 giờ một ô tô chuyển động thẳng đều từ A đến B


với vận tốc v = 40 km/h. Viết phương trình chuyển động của ô
tô nói trên nếu chọn:
a. Chiều dương từ A đến B; gốc tọa độ tại A; gốc thời gian
lúc 7h
b. Chiều dương từ B đến A; gốc tọa độ tại A; gốc thời gian
lúc 7h
c. Chiều dương từ A đến B; gốc tọa độ tại C cách A 10km;
gốc thời gian lúc 7h30 phút
d. Chiều dương từ B đến A; gốc tọa độ tại A; gốc thời gian
lúc 7h 15 phút
Bài 6. Lúc 8 giờ một ô tô chuyển động thẳng đều từ A đến B
với vận tốc v1 = 40 km/h. Nửa giờ sau, ô tô thứ hai cũng xuất
phát từ A chuyển động thẳng đều về B với vận tốc v2 = 50km/h.
a.Xác định vị trí và thời điểm xe thứ 2 đuổi kịp xe thứ nhất.
b.Tính khoảng cách hai xe lúc 10h.
Bài 7. Lúc 7 giờ một xe khởi hành từ A đến B với vận tốc
v1=40km/h, lúc 7 giờ 30 phút một xe khác xuất phát từ B đến A
với v2 = 50km/h. Cho AB = 110 km.
a. Lập phương trình chuyển động của của hai xe.
b. Xác định vị trí và thời điểm xe thứ 2 đuổi kịp xe thứ nhất.
c.Vẽ đồ thị tọa độ của hai xe trên cùng hệ trục.
d. Tính khoảng cách hai xe lúc 8 giờ.
Bài 8. Lúc 8 giờ một xe xuất phát từ A đến B với vận tốc
40km/h. Lúc 8 giờ 20 phút một xe khác xuất phát để đi từ B về
A với vận tốc 60 km/h. Cho AB = 120 km.
a. Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ, ở đâu.
b. Tìm khoảng cách hai xe lúc 9 giờ.
c. Các xe về đến B và A lúc mấy giờ.
Bài 9. Lúc 7 giờ ô tô thứ nhất xuất phát từ A chuyển động thẳng
đều với vận tốc v1=35km/h để đến B, 10 phút sau ô tô thứ hai
xuất phát từ B chuyển động thẳng đều với vận tốc v 2=45km/h
và đi về A. Đến 9 giờ thì hai xe gặp nhau. Xác định độ dài
quãng đường AB.

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 2


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU


A.KIẾN THỨC CƠ BẢN
I.Công thức
- Công thức gia tốc:
- Công thức vận tốc:
- Công thức quãng đường:
- Công thức độc lập thời gian:
- Phương trình chuyển động:
Trong đó: là vận tốc ban đầu, là vận tốc ở thời điểm
t, a là gia tốc của chuyển động, t là thời gian chuyển
động, là tọa độ ban đầu, là tọa độ ở thời điểm t
- Chuyển động thẳng nhanh dần đều: cùng phương cùng
chiều ,
- Chuyển động thẳng chậm dần đều: cùng phương
ngược chiều ,
II.Lưu ý
* Quãng đường vật đi trong giây thứ n.
- Tính quãng đường vật đi trong n giây: S1 = v0.n + ½ a.n2
- Tính quãng đường vật đi trong (n – 1) giây:
S2 = v0.( n- 1) + ½ a.(n – 1 )2
- Tính quãng đường vật đi trong giây thứ n: = S1 – S 2
* Quãng đường vật đi trong n giây cuối.
- Tính quãng đường vật đi trong t giây: S1 = v0.t + ½ a.t2
- Tính quãng đường vật đi trong (t – n) giây:
S2 = v0.( t - n) + ½ a.(t – n )2
- Tính quãng đường vật đi trong n giây cuối :
= S1 – S 2

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 3


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

B.BÀI TẬP VẬN DỤNG


Bài 1. Một xe chuyển động không vận tốc đầu, sau 10 s xe đạt
vận tốc 36 km/h.
a.Tính gia tốc của xe.
b. Sau 30 s tính từ lúc xuất phát, vận tốc của xe là bao
nhiêu?
Bài 2. Một ô tô chuyển động chậm dần đều từ A đến B sau 30
giây giảm vận tốc từ 54km/h đến 36km/h
a.Tính gia tốc của ô tô.
b. Tính thời gian để ô tô dừng lại.
Bài 3. Một ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều từ A đến B,
sau 1 phút tốc độ của xe tăng từ 18km/h đến 72km/h.
a.Tính gia tốc của ô tô.
b. Tính thời gian để ô tô đi từ A đến C nếu tại C xe có vận
tốc 54 km/h.
Bài 4. Sau khi khởi hành được 2 giây trên đường nằm ngang, xe
đạt vận tốc 4m/s. Hỏi sau khi đi 12m tiếp theo xe có vận tốc bao
nhiêu? Biết xe chuyển động thẳng nhanh dần đều.
Bài 5. Một xe chuyển động thẳng nhanh dần đều trên hai đoạn
đường liên tiếp 50 m và 54 m ứng với thời gian lần lượt là 5s và
3s. Tìm gia tốc và vận tốc ban đầu của xe.
Bài 6. Một xe đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì xuống
dốc, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0.1m/s 2 và đến
cuối dốc đạt vận tốc 72km/h.
a. Tìm thời gian xe đi hết dốc.
b.Tìm chiều dài của dốc.
c.Tốc độ của ô tô khi đi đến nửa dốc.
Bài 7. Lúc 7h hai xe ô tô cùng khởi hành chuyển động cùng
chiều và nhanh dần đều , đi qua hai diểm A, B trên cùng một
đường thẳng cách nhau 200m. Xe đi qua A có vận tốc ban đầu
là 4m/s và gia tốc là 0.2 m/s2. Xe đi qua B có vận tốc ban đầu là
1m/s và gia tốc là 0.1 m/s2. Tìm thời điểm và vị trí lúc hai xe
đuổi kịp nhau.

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 4


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Bài 8. Hai người đi xe đạp khởi hành cùng một lúc và đi ngược
chiều nhau.Người thứ nhất có vận tốc đầu là 18km/h và lên dốc
chậm dần đều với gia tốc là 0.2m/s2 .Người thứ hai có vận tốc
đầu là 5.4km/h và xuống dốc nhanh dần đều với gia tốc là
0.2m/s2 . Khoảng cách giữa hai người là 130m.Hỏi sau bao lâu
hai người gặp nhau và đến lúc gặp nhau mỗi người đã đi được
một đoạn đường dài bao nhiêu.
Bài 9. Lúc 6h một ô tô thứ nhất khởi hành từ A chuyển động
thẳng nhanh dần đều đến B với a= 1m/s 2 . Sau 10 s thì xe đến
B.
a.Tính vận tốc của xe tại B và quãng đường S AB mà xe đi
được.
b. Lúc vừa qua B thì ô tô thứ nhất chuyển động thẳng đều và
cùng lúc đó từ A một ô tô thứ hai khởi hành chuyển động thẳng
nhanh dần đều với a = 3m/s2 và đuổi theo ô tô thứ nhất. Hai xe
đuổi kịp nhau lúc mấy giờ. Chọn B làm gốc tọa độ. Chiều
dương từ A đến B. Tính vận tốc của xe thứ hai lúc đó.
c. Khi hai xe gặp nhau thì ô tô thứ hai tắt máy và hãm phanh
sau 20s kể từ lúc tắt máy thì xe dừng lại.Tính quãng đường xe
đi thêm đến khi dừng lại.
Bài 10. Phương tình chuyển động của một chất điểm trên
đường thẳng là:
x = 2t2 + 10t + 100 (m;s)
a. Tìm vận tốc của vật tại thời điểm t = 2 s.
b. Tìm quãng đường vật đi được khi vận tốc vật đạt 30 m/s.

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 5


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

RƠI TỰ DO, CHUYỂN ĐỘNG NÉM THẲNG


A.KIẾN THỨC CƠ BẢN
I.Rơi tự do

- Công thức vận tốc:


- Công thức quãng đường:
- Công thức độc lập thời gian:
- Phương trình chuyển động:
II.Ném thẳng
- Công thức vận tốc:
- Công thức quãng đường:
- Công thức độc lập thời gian:
- Phương trình chuyển động:
B.BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 20m. lấy g = 10m/s2
a.Tìm thời gian để vật rơi đến đất.
b. Tìmvận tốc lúc vật chạm đất.
c. Sau khi rơi 1s thì vật còn cách đất bao xa.
Bài 2. Một viên sỏi rơi từ miệng giếng đến đáy giếng mất 5 s.
Cho g = 10 m/s2.
a. Tính độ sâu của giếng.
b. Tính vận tốc của viên sỏi lúc chạm đất.
c. Tính quãng đường viên sỏi rơi trong 4 s và trong giây thứ
4.
d. Tính quãng đường viên sỏi rơi trong giây cuối.
Bài 3. Có 2 vật rơi tự do từ hai độ cao khác nhau xuống đất,
thời gian rơi của vật 1 gấp đôi thời gian rơi của vật 2. Hãy so

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 6


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

sánh quãng đường rơi của hai vật và vận tốc khi hai vật chạm
đất.
Bài 4. Hai chất điểm rơi tự do từ các độ cao h 1, h2. Coi gia tốc
rơi tự do của chúng là như nhau.Biết vận tốc tương ứng của
chúng khi chạm đất là v1=3v2 thì tỉ số giữa hai độ cao tương
ứng là?
Bài 5. Một vật rơi tự do trong giây cuối rơi được 35m. Tính
thời gian từ lúc bắt đầu rơi tới khi chạm đất. Lấy g =10m/s2
Bài 6. Một vật rơi tự do trong 4s cuối cùng rơi được 320m. Lấy
g =10m/s2
a.Tính thời gian rơi của vật.
b.Vận tốc của vật lúc chạm đất.
Bài 7. Một vật rơi tự do trong thời gian 10s. Lấy g =10m/s 2.
Hãy tính:
a.Thời gian vật rơi 1m đầu tiên.
b.Thời gian vật rơi 1m cuối cùng
Bài 8. Một vật được buông rơi tự do tại nơi có g = 9.8 m/s2.
a.Tính quãng đường mà vật rơi tự do đã đi được trong 6s và
trong giây thứ 6.
b. Lập biểu thức tính quãng đường vật rơi được trong n giây
và trong giây thứ n.
Bài 9. Từ trên tầng cao của một tòa nhà cao tầng người ta thả
rơi tự do một vật A. Một giây sau, ở tầng thấp hơn 10m, dọc
theo phương chuyển động của vật A người ta buông rơi vật B.
Lấy g =10m/s2
a. Sau bao lâu hai vật A và B sẽ chạm nhau.Tính vận tốc của
hai vật khi đó và quãng đường mà vật B đã đi được.
b.Tính khoảng cách giữa hai vật A và B sau 1s kể từ lúc vật
A bắt đầu rơi. Lấy g=10m/s2
Bài 10. Người ta thả rơi tự do hai vật ở cùng một độ cao.Vật
thứ hai thả rơi sau vật thứ nhất 0.5 giây. Lấy g =10m/s2.
a. Sau bao lâu kể từ lúc thả vật 1 thì khoảng cách giữa
chúng là 2m.
b. Khi vật 1 chạm đất, vật 2 đi được quãng đường bao xa?

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 7


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Bài 11. Ở một tầng tháp cách mặt đất 45m, một người thả rơi
một vật. Một giây sau, người thứ hai ném vật đó xuống theo
hướng thẳng dứng. Hai vật chạm đất cùng lúc.Tính vận tốc ném
vật thứ hai. Lấy g =10m/s2
Bài 12. Từ một điểm A cách mặt đất 20 m, người ta ném một
vật thẳng đứng lên trên với vận tốc đầu 10 m/s. Cho g = 10m/s2.
a. Tìm độ cao cực đại so với mặt đất mà vật đạt được.
b. Tính khoảng thời gian từ lúc ném đến khi vật quay lại
điểm A.
c. Tính vận tốc viên bi lúc chạm đất.
Bài 13. Từ độ cao 4m, ném 1 vật thẳng đứng hướng lên với vận
tốc 5 m/s. Xác định khoảng thời gian giữa 2 thời điểm vật có độ
lớn vận tốc là 3 m/s. Cho g = 10 m/s2.

CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU


A. KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. Chuyển động tròn đều là chuyển động có các đặc điểm:
- Quỹ đạo là một đường tròn.
- Vật đi được những cung tròn bằng nhau trong những
khoảng thời gian bằng nhau bất kì.
2. Vecto vận tốc của vật chuyển động tròn đều có:
- Phương tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo, chiều
hướng theo chiều chuyển động.
- Độ lớn là:

3. Vận tốc góc là ; là góc mà bán kính nối từ


tâm đến vật quét được trong khoảng thời gian . Đơn vị
C
vận tốc góc là rad/s.
4. Công thức liên hệ giữa độ lớn của vận tốc dài với vận tốc
góc:

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 8


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

5. Chu kỳ của chuyển động tròn đều là thời gian cần thiết
để vật được một vòng.
6. Tần số của chuyển động tròn đều là số vòng mà vật đi
được trong 1s:
Đơn vị của tần số là vòng/s hoặc Héc (Hz)
7. Công thức liên hệ:
8. Vecto gia tốc trong chuyển động tròn đều có:
Trong chuyển động tròn đều, vecto gia tốc vuông góc với vecto
vận tốc và hướng vào tâm đường tròn.Nó đặc trưng cho sự
biến đổi về hướng của vận tốc và được gọi là gia tốc hướng
tâm. Kí hiệu là
Độ lớn của vecto gia tốc hướng tâm:

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG:


Bài 1. Bánh xe bán kính 60 cm quay đều 100 vòng trong 2s.
a.Tính chu kì quay và tần số.
b.Tính vận tốc góc và vận tốc dài của một điểm trên vành
xe.
Bài 2. Một ô tô đang chạy với vận tốc 36km/h thì rẽ vào đoạn
đường vòng là cung tròn bán kính 100m.Tính gia tốc hướng
tâm của xe.
Bài 3. Bánh xe của một ô tô có bán kính R = 30cm quay mỗi
giây được 10 vòng.Tính vận tốc của ô tô.
Bài 4. Vành ngoài của một bánh xe ô tô có bán kính 30cm. Xe
đang chạy với tốc độ 12m/s. Tính:
a. Tốc độ góc của một điểm trên vành xe.
b. Chu kì quay, tần số của bánh xe.
c. Gia tốc hướng tâm của một điểm trên vành bánh xe.
Bài 5. Tính gia tốc của đầu mút kim giây của một đồng
hồ.Chiều dài của kim là 2.5cm.

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 9


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Bài 6. Kim giờ và kim phút của một chiếc đồng hồ có chiều dài
lần lượt là 3cm và 4cm. Coi đầu của mỗi kim là chuyển động
tròn đều.Tỉ số vận tốc dài gữa kim phút và kim giờ là?
Bài 7. Chiều dài của chiếc kim phút của một đồng hồ dài gấp
1.5 lần kim giờ. So sánh vận tốc góc và vận tốc dài của hai đầu
kim.
Bài 8. Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh trái
đất mỗi vòng hết 90 phút.Vệ tinh bay ở độ cao 320km so với
mặt đất .Tính vận tốc và gia tốc hướng tâm của vệ tinh.Biết bán
kính trái đất là 6380 km.
Bài 9. Bánh xe của một xe đạp có đường kính là 60cm. Tính
vận tốc của xe đạp khi người đi xe đạp cho bánh xe quay
180vòng/phút.
Bài 10. Một vệ tinh nhân tạo bay tròn đều quanh trái đất với
vận tốc 8km/s và cách mặt đất 600km.
a. Tính chu kì quay của vệ tinh.
b. Tính gia tốc hướng tâm biết bán kính trái đất là 6400 km.

CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC


A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Công thức cộng vận tốc:
Trong đó:
* vận tốc tuyệt đối ( vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu
đứng yên)
* vận tốc tương đối ( vận tốc của vật đối với hệ quy
chiếu chuyển động)
* vận tốc kéo theo ( vận tốc của hệ quy chiếu chuyển
động đối với hệ quy chiếu đứng yên)
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1. Hai xe ô tô chạy cùng chiều trên một đường thẳng với
vận tốc lần lượt là v1 = 40 km/h và v2 = 60 km/h. Vận tốc của
xe 2 đối với xe 1 có độ lớn là bao nhiêu?

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 10


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Bài 2. Một chiếc thuyền chuyển động xuôi dòng với vận tốc
8km/h so với mặt nước.Nước chảy với tốc độ 2km/h so với bờ.
a.Vận tốc của thuyền so với bờ bằng bao nhiêu?
b. Một người đi từ đầu thuyền đến cuối thuyền với vận tốc
3km/h so với thuyền. Hỏi vận tốc của người đó so với bờ?
Bài 3. Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng với vận tốc
14km/h so với mặt nước.Nước chảy với tốc độ 9km/h so với bờ.
a.Vận tốc của thuyền so với bờ bằng bao nhiêu?
b. Một người đi từ đầu thuyền đến cuối thuyền với vận tốc
6km/h so với thuyền. Hỏi vận tốc của người đó so với bờ?
Bài 4. Một chiếc thuyền chuyển động thẳng đều, ngược chiều
dòng nước với vận tốc 7km/h đối với nước.Vận tốc chảy của
dòng nước là 1.5km/h. Vận tốc của thuyền so với bờ là bao
nhiêu?
Bài 5. Hai bến sông A và B cách nhau 18km. Một chiếc ca nô
phải mất bao nhiêu thời gian để đi từ A đến B rồi từ B trở lại A,
nếu vận tốc của ca nô khi nước không chảy là 16.2km/h và vân
tốc của dòng nước so với bờ sông là 1.5m/s.
Bài 6. Một chiếc thuyền đi từ bến A đến B cách nhau 12km rồi
trở lại về A. Biết rằng vận tốc thuyền trên mặt nước yên lặng là
7km/h, vận tốc nước chảy là 1km/h.Thời gian chuyển động của
thuyền là bao nhiêu?
Bài 7. Một ca nô chạy trong nước yên lặng với vận tốc 30 km/h.
Ca nô đó chạy trên một dòng sông nước chảy từ bến A trên
thượng lưu đến bến B dưới hạ lưu mất 2 giờ rồi đi ngược lại từ
B đến A mất 3 giờ. Tìm :
a. Khoảng cách giữa hai bến sông.
b. Vận tốc dòng nước so với bờ sông.
Bài 8. Một chiếc thuyền luôn hướng mũi theo phương vuông
góc với bờ sông và chạy từ bờ bên này sang bờ bên kia với vận
tốc 10 km/h đối với nước sông. Nước sông chảy với vận tốc
5km/h. Tìm vận tốc của thuyền đối với bờ.

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 11


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Bài 9. Ô tô A chạy thẳng về hướng tây với vận tốc 40Km/h. Ô


tô B chạy thẳng về hướng Bắc với vận tốc 60Km/h. Hãy xác
định vận tốc của ô tô B đối với người ngồi trên ô tô A.
Bài 10. Một ô tô chạy với vận tốc 50Km/h trong trời mưa. Mưa
rơi theo phương thẳng đứng, trên cửa kính bên của xe, các vệt
mưa rơi làm với phương thẳng đứng 1 góc 600.
a. Xác định vận tốc của giọt mưa đối với xe ô tô
b. Xác định vận tốc của hạt mưa đối với mặt đất.

TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC


A. KIẾN THỨC CƠ BẢN:
I. Tổng hợp các lực tác dụng lên vật
- Nếu 2 lực cùng phương, cùng chiều thì lực tổng hợp:
F = F1 + F2 và có chiều cùng chiều với 2 lực.
- Nếu 2 lực cùng phương, ngược chiều thì lực tổng hợp:
và có chiều cùng chiều với lực có độ lớn lớn
hơn.
- Nếu 2 lực có phương vuông góc thì lực tổng hợp:
và có chiều theo qui tắc hình bình hành
- Nếu không thuộc các trường hợp đặc biệt trên thì lực
tổng hợp: và có chiều theo
quy tắc hình bình hành, trong đó là góc hợp giữa và
. (Nếu thì có thể dùng công thức rút gọn:
)
II. Điều kiện cân bằng của chất điểm.
Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì hợp lực của các lực
tác dụng lên nó phải bằng không.

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 12


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

III. Phân tích lực.


1. Định nghĩa.
Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác
dụng giống hệt như lực đó.
Các lực thay thế gọi là các lực thành phần.
2. Phân tích một lực thành hai lực thành phần trên hai
phương cho trước.

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG:


Bài 1. Cho hai lực đồng quy có độ lớn . Hãy tìm
độ lớn hợp lực của hai lực khi chúng hợp nhau một góc
. Vẽ hình biểu diễn cho mỗi trường
hợp. Nhận xét về ảnh hưởng của góc α đối với độ lớn của hợp
lực
Bài 2. Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 16N và F2 = 12N.
a/ Hợp lực của chúng có thể có độ lớn 30N hoặc 3,5N được
không
b/ Cho biết độ lớn của hợp lực là F = 20N. Hãy tìm góc giữa hai
lực và
Bài 3. Cho ba lực đồng quy cùng nằmg trong một mặt phẳng,
có độ lớn bằng nhau và từng đôi một thành góc 1200 (hình).
Tìm hợp lực của chúng

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 13


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Bài 4. Hãy dùng quy tắt hình bình hành và quy tắc đa giác để
tìm hợp lực của ba lực , và có độ lớn bằng nhau và
nằm trong cùng một mặt phẳng. Biết rằng lực làm thành với
hai lực và những góc đều là 600 (hình)

600

60 0

Bài 5. Tìm hợp lực của bốn lực đồng quy trong (hình). Biết
F1=5N, F2 = 3N, F3 = 7N, F4 = 1N

Bài 6. Một vật có khối lượng m = 5,0kg được treo bằng dây
như hình 9.1. Lấy g=9,8m/s2. Tìm lực kéo của dây AC và BC

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 14


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Bài 7. Một vật có trọng lượng P = 20N được treo vào một vòng
nhẫn 0 (coi là chất điểm). Vòng nhẫn được giữa yên bằng hai
dây OA và OB (hình).Biết dây OA nằm ngang và hợp vơi dây
OB một góc 1200. Tìm lực căng của hai dây OA và OB

Bài 8. Một chiếc mặc áo treo vào điểm chính giữa của dây thép
AB. Khối lượng tổng cộng của mắc và áo là 3kg (hình). Biết
AB = 4m; CD = 10m. Tính lực kéo mỗi nửa sợi dây

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 15


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

CÁC ĐỊNH LUẬT NEWTON


A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Định luật I Newton.
Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác
dụng của các lực có hợp lực bằng không. Thì vật đang đứng yên
sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động
thẳng đều.

II. Định luật II Newton.


Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ
lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với
khối lượng của vật.

 F hay  
a F  ma
m
   
Trong trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng F1 , F2 ,..., Fn thì F
   
là hợp lực của các lực đó : F  F1  F2  ...  Fn
III. Định luật III Newton.
Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực,
thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng
giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
 
FBA   FAB
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1. Một vật có khối lượng 8,0kg trượt xuống một mặt phẳng
nghiêng nhẵn với giá tốc 2,0 m/s 2. Lực gây ra gia tốc này bằng
bao nhiêu ? So sánh độ lớn của lực này với trọng lượng của vật.
Lấy g = 10m/s2
Bài 2. Một vật có khối lượng 2,5kg, chuyển động với gia tốc
0,05 m/s2. Tính lực tác dụng vào vật

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 16


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Bài 3. Một vật có khối lượng 50kg, bắt đầu chuyển động nhanh
dần đều và sau khi đi được 50cm thì có vận tốc 0,7m/s. Tính lực
tác dụng vào vật
Bài 4. Một máy bay phản lực có khối lượng 50 tấn, khi hạ cánh
chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,5m/s2. Hãy tính lực
hãm, Biểu diễn trên cùng một hình các vecto vận tốc, gia tốc và
lực
Bài 5. Có hai vật, mỗi vật bắt đầu chuyển động dưới tác dụng
của một lực. Hãy chứng minh rằng những quãng đường mà hai
vật đi được trong cùng một thời gian sẽ
-Tỷ lệ thuận với các lực tác dụng nếu khối lượng của hai vật
bằng nhau
-Tỉ lệ nghich với các khối lượng nếu hai lực có độ lớn bằng
nhau
Bài 6. Một ô tô không chở hàng có khối lượng 2 tấn, khởi hành
với gia tốc 0,3 m/s2. Ô tô đó khi chở hàng khỏi hành với gia tốc
0,2 m/s2. Biết rằng hợp lực tác dụng vào oto trong hai trường
hợp đều bằng nhau. Tính khối lượng của hàng hóa trên xe
Bài 7. Một vật khối lượng 15 kg, bắt đầu chuyển động dưới tác
dụng của Một lực kéo, đi được quãng đường s trong thời gian
12s. Đặt thêm lên nó một vật khác có khối lượng 10 kg. Để thực
hiện quãng đường s, và cũng với lực kéo nói trên , thời gian
chuyển động phải bằng bao nhiêu?
Bài 8. Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc a1 = 2 m/s2,
truyền cho vật khối lượng m 2 gia tốc a2 = 3 m/s2. Hỏi lực F sẽ
truyền cho vật khối lượng m = m 1 + m2 một gia tốc là bao
nhiêu?
Bài 9. Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc a1 = 3 m/s2,
truyền cho vật khối lượng m 2 gia tốc a2 = 6 m/s2. Hỏi lực F sẽ
truyền cho vật khối lượng m = m1 - m2 một gia tốc là bao
nhiêu?
Bài 10. Lực F truyền cho vật khối lượng m 1 gia tốc a1 = 1 m/s2,
truyền cho vật khối lượng m 2 gia tốc a2 = 3 m/s2. Hỏi lực F sẽ

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 17


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

truyền cho vật khối lượng m = một gia tốc là bao


nhiêu?
Bài 11. Xe lăn 1 có khối lượng m1 = 400g, có gắn một lò xo. Xe
lăn 2 có khối lượng m2. Ta cho hai xe áp gần nhau bằng cách
buộc dây để nén lò xo. Khi ta đốt dây buộc, lò xo dãn ra, và sau
một thời gian ∆t rất ngắn, hai xe đi về hai phía ngược nhau với
tốc độ v1 = 1,5m/s; v2=1m/s. Tính m2 (bỏ qua ảnh hưởng của ma
sát trong thời gian ∆t).
Bài 12. Một hợp lực 1,0N tác dụng vào một vật có khối lượng
2,0kg lúc đầu đứng yên, trong khoản thời gian 2,0s.Quãng
đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu?
Bài 13. Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm trên mặt
đất thì bị đá bằng một lực 250N. Nếu thời gian quả bóng tiếp
xúc với bàn chân là 0,020s, thì bóng sẽ bay đi với tốc độ bằng
bao nhiêu
Bài 14. Một vật có khối lượng 2,0kg chuyển động thẳng nhanh
dần đều từ trạng thái nghỉ.Vật đi được 80cm trong 0,5s.Gia tốc
của vật và hợp lực tác dụng vào nó là bao nhiêu?
Bài 15. Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khói lượng
5,0kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2,0m/s đến 8,0 m/s trong
3,0s. Hỏi lực tác dụng vào vật đó là bao nhiêu
Bài 16. Một ô tô đang chạy với tốc độ 60 km/h thì người lái xe
hãm phanh, xe đi tiếp với quáng đường 50m thì dừng lại. Hỏi
nếu ô tô chạy với tốc độ 120 km/h thì quãng đường đi được từ
lúc hãm phanh đến khi dừng lại là bao nhiêu? Giả sử lực hãm
trong hai trường hợp bằng nhau
Bài 17. Một vật có khối lượng 1kg, chuyển động về phía trước
với tốc độ 5m/s, va chạm vào một vật thứ hai đang đứng yên.
Sau va chạm, vật thứ nhất chuyển động ngược trở lại với tốc độ
1m/s, còn vật thứ hai chuyển động với tốc độ 2m/s. Hỏi khối
lượng của vật thứ hai bằng bao nhiêu kg

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 18


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Bài 18. Lực tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian 0,8s
làm vận tốc của nó thay đổi từ 0,4 m/s đến 0,8m/s. Lực khác
tác dụng lên nóa trong khoảng thời gian 2s làm vận tốc của
nó thay đổi từ 0,8m/s đến 1 m/s( và luôn cùng phương với
chuyển động)
a/Tính tỉ số , biết rằng các lực này không đổi trong suốt
thời gian tác dụng
b/Nếu lực F2 tác dụng lên vật trong khoảng thời gian 1,1s thì
vận tốc của vật thay đổi thế nào
Bài 19. Một lực tác dụng vào một vật trong khoảng thời gian
0,6s làm vận tốc của nó thay đổi từ 8cm/s đến 5cm/s (lực cùng
phương với chuyển động). Tiếp đó, tăng độ lớn của lực lên gấp
đôi trong khoảng thời gian 2,2s nhưng vẫn giữa nguyên hướng
của lực. Hãy xác định vận tốc của vật tại thời điểm cuối
Bài 20. Một lực F truyền cho vật có khối lượng m 1 một gia tốc
bằng 8m/s2, truyền cho vật khác có khối lượng m2 một gia tốc
bằng 4m/s2. Nếu đem ghép hai vật đó lại thành một vật thì lực
đó truyền cho vật ghép một gia tốc bằng bao nhiêu
Bài 21. Một vật có khối lượng 3kg đang chuyển động thẳng đều
với vận tốc v0 = 2m/s thì chịu tác dụng của một lực 9N cùng
chiều với . Hỏi vật sẽ chuyển động 10m tiếp theo trong thời
gian là bao nhiêu
Bài 22. Một vật có khối lượng m = 0,5kg chuyển động nhanh
dần đều với vận tốc ban đầu v 0 = 2m/s. Sau thời gian t = 4s, nó
đi được quãng đường s = 24m. Biết rằng vật luôn chịu tác dụng
của lực kéo Fk và lực cản Fc = 0,5N
a/Tính độ lớn của lực kéo
b/Nếu sau thời gian 4s đó, lực kéo ngừng tác dụng thì sau
bao lâu vật sẽ dừng lại
Bài 23. Một vật nhỏ khối lượng 2kg, lúc đầu đứng yên. Nó bắt
đầu chịu tác dụng đồng thời của hai lực F1 = 4N và F2 = 3N.

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 19


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Góc giữa và là 300. Tính quãng đường vật đi được sau


1,2s
Bài 24. Hợp lực tác dụng lên một xe ô tô biến thiên theo đồ thị
ở hình. Biết xe có khối lượng 2 tấn, vận tốc ban đầu bằng 0. Vẽ
đồ thị vận tốc của xe

Bài 25. Hai người kéo một sợi dây theo hai hướng ngược nhau,
mỗi người kéo một lực 50N. Hỏi sợi dây có đứt hay không nếu
nó chỉ chịu được lực căng tối đa là 80N

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 20


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

LỰC MA SÁT
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Lực ma sát nghỉ
Lực ma sát nghỉ chỉ xuất hiện khi có ngoại lực tác dụng lên
vật. Ngoại lực này có xu hướng làm cho vật chuyển động
nhưng chưa đủ để thắng ma sát.
 Giá của lực ma sát nghỉ luôn nằm trong mặt tiếp xúc
giữa hai vật.
 ngược chiều với ngoại lực tác dụng.
 Độ lớn của bằng độ lớn của ngoại lực : Fmsn = Fngoại lực
Công thức tính lực ma sát nghỉ cực đại là FM = nN
trong đó N là độ lớn áp lực lên bề mặt tiếp xúc. n là hệ số
ma sát nghỉ (không có đơn vị).
Fmsnn.N
2. Lực ma sát trượt
Lực ma sát trượt xuất hiện khi hai vật tiếp xúc nhau trượt
trên bề mặt của nhau.
Lực ma sát trượt tác dụng lên một vật luôn cùng phương
và ngược chiều với vận tốc tương đối của vật ấy đối với mặt
tiếp xúc.
Độ lớn của Fmst tỉ lệ thuận với áp lực N tác dụng lên mặt
tiếp xúc:
Fmst = t.N
trong đó N là độ lớn áp lực lên bề mặt tiếp xúc, t là hệ số
ma sát trượt (không có đơn vị) và t không phụ thuộc vào
diện tích mặt tiếp xúc, mà phụ thuộc vào tính chất của các
mặt tiếp xúc (có nhẵn hay không, làm bằng vật liệu gì).
3. Lực ma sát lăn (Fmsl)
Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên mặt một vật
khác có tác dụng cản trở sự lăn đó.
Fmsl = l.N; l<t

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 21


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG


Bài 1. Một vận động viên khúc côn cầu dùng gậy gạt quả bóng
để truyền cho nó một tốc độ đầu 10m/s. Hệ số ma sát trượt giữa
quả bóng và mặt bằng là 0,1. Lấy g=9,8m/s 2. Hỏi quả bóng đi
được một đoạn đường bằng bao nhiêu thì dừng lại
Bài 2. Một tủ lạnh có trọng lượng 890N chuyển động thẳng đều
trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà là 0,51.
Hỏi lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng bao nhiêu? Với
lực đẩy tìm được có thể làm cho tủ lạnh chuyển động từ trạng
thái nghỉ được không
Bài 3. Một ô tô khối lượng 1,5 tấn chuyển động thẳng đều trên
đường. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là 0,08.
Tính lực phát động đặt vào xe
Bài 4. Một xeô tô đang chạy trên đường lát bê tông với vận tốc
v0 = 100km/h thì hãm lại. Hãy tính quãng đường ngắn nhất mà ô
tô có thể đi cho tới lúc dừng lại trong hai trường hợp
a/Đường khô, hệ số ma sát trượt giữa lốp xe với mặt đường

b/Đường ướt,
Bài 5. Một vật khối lượng m = 400g đặt trên mặt bàn nằmngang
(Hình). Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là = 0,3. Vật
bắt đầu kéo đi bằng một lực F=2N có phương nằm ngang
a/Tính quãng đường vật đi được sau 1s
b/Sau đó, lực F ngừng tác dụng. Tính quãng đường vật đi
tiếp cho tới lúc dừng lại

Bài 6. Có 5 tấm tôn xếp chồng lên nhau. Trọng lượng mỗi tấm
là 150N và hệ số ma sát giữa các tấm là 0,2. Cần có một lực là
bao nhiêu để:
a/ Kéo hai tấm trên cùng
b/ Kéo tấm thứ ba.

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 22


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

ỨNG DỤNG CÁC ĐỊNH LUẬT NEWTON


Bài 1. Một cái hòm khối lương m = 20kg đặt trên sàn nhà.
Người ta kéo hòm bằng một lực hướng chếch lên trên và
hợp với phương nằm ngang một góc như trên hình.Hòm
chuyển động qua sàn nhà. Tính độ lớn của lực . Hệ số ma sát
trượt giữa hòm và sàn nhà là

Bài 2. Một cái hòm khối lượng m = 40kg đặt trên sàn nhà. Hệ
số ma sát trượt giữa hòm và sàn nhà là μ t =0,2. Người ta đẩy
hòm bằng một lực F = 200N theo phương hợp với phương nằm
ngang một góc , chếch xuống phía dưới (hình 23.3).
Tính gia tốc của hòm

Bài 3. Trên hình , vật có


khối lượng m = 500g,
α=450, dây AB song song
với mặt phẳng nghiêng;
hệ số ma sát nghỉ giữa vật m
và mặt phẳng nghiêng là
µn = 0,5. Hãy tính
a/Áp lực do vật tác dụng 
lên mặt phẳng nghiêng
b/Lực ma sát giữa vật và
mặt phẳng nghiêng
c/Lực căng của dây
Bài 4. Xe đang chuyển động với vận tốc 25m/s thì bắt đầu
trượt lên dốc dài 50m, cao 14m. Hệ số ma sát giữa xe và mặt
dốc là 0,25.

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 23


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

a. Tìm gia tốc của xe khi lên dốc.


b. Xe có lên hết dốc không ? Nếu xe lên được, tìm vận tốc
xe ở đỉnh dốc và thời gian lên dốc.
Bài 5. Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng
nghiêng dài 5m, nghiêng góc 300 so với phương ngang. Coi ma
sát trên mặt nghiêng là không đáng kể. Đến chân mặt phẳng
nghiêng, vật sẽ tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang
trong thời gian là bao nhiêu ? Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt
phẳng ngang là k = 0,2. Lấy g = 10m/s2.
Bài 6. Tác dụng lực 
có độ lớn 15N vào F
hệ 2 vật như hình vẽ.
Biết m1 = 3kg; m2 = 2kg;Xem dây nối có khối lượng và độ dãn
không đáng kể. lấy g = 10m/s2. Tính gia tốc của hệ và lực căng
của các dây nối, nếu:
a/ Bỏ qua ma sát
b/ Hệ số ma sát giữa 2 vật và mặt phẳng ngang là .
c/ Làm lại câu b nếu hướng lên theo phương hợp với
phương ngang góc
Bài 7. Trong cơ hệ ở hình, khối lượng của
1
hai vật là m1 = 200g, m2 = 300g, hệ số ma
sát trượt giữa vật 1 và mặt bàn là μt = 0,2.
Hai vật được thả ra cho chuyển động vào 2
lúc vật 2 cách mặt đất một đoạn h = 50cm
a/Tính gia tốc của mỗi vật
b/Tính lực căng của dây khi hai vật
đang chuyển động
c/Kể từ lúc vật 2 chạm đất, vật 1 còn chuyển động được
thêm một đoạn dài bao nhiêu

Bài 8. Người ta vắt qua một chiếc ròng rọc nhẹ


một đoạn dây, ở hai đầu có treo hai vật A và B có

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 24


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

khối lượng là mA = 260g và mB = 240g (hình). Thả cho hệ bắt


đầu chuyển động
a/Tính vận tốc của từng vật ở cuối giây thứ nhất
b/Tính quãng đường mà từng vật đi được trong giây thứ
nhất.
Bỏ qua ma sát ở ròng rọc, coi dây là không dãn

Bài 9. Trong hệ ở hình, khối lượng của hai vật là


m1 = 1kg; m2 = 2kg. Độ cao lúc đầu của hai vật
chênh nhau h = 1m. Hỏi sau bao nhiêu lâu kể từ
khi bắt đầu chuyển động thì hai vật ở vị trí ngang
nhau

Bài 10. Trong hệ ở hình, ta có: m 1 = 500g,


α= 300; các hệ số ma sát trượt và ma sát nghỉ
giữa vật 1 và mặt phẳng nghiêng là
µt=µn=0,2. Mặt phẳng nghiêng được giữ cố
định. Hãy tính gia tốc của mỗi vật m 1, m2 và lực ma sát giữa vật
1 với mặt phẳng nghiêng trong các trường hợp
a/m2 = 500g; b/m2 = 200g

Bài 11. Có hai vật m = 500g và m’ nối với nhau bằng một lò xo
và có thể chuyển động trên mặt phẳng ngang như hình vẽ. Hình
18.Dưới tác dụng của lực tác dụng vào m’ thì m bắt đầu
chuyển động từ trạng thái đứng yên, sau 10s đi được quãng
đường 10m.Tính độ giãn của lò xo. Bỏ qua ma sát. Biết lò xo có
độ cứng k = 10N/m.

Bài 12. Đoàn tàu gồm một đầu máy, một toa 8 tấn và một toa
6 tấn nối với nhau bằng các lò xo giống nhau.Sau khi chuyển
động từ trạng thái đứng yên được 10s đoàn tàu có vận tốc là

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 25


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

2m/s. Tính độ giãn của mỗi lò xo. Bỏ qua ma sát. Biết lò xo sẽ


giãn ra 2cm khi có lực tác dụng vào nó là 500N.
Bài 13. Trên mặt phẳng nằm ngang có hai vật có khối lượng
m1 = 1kg và m2 = 2kg nối với nhau bằng một dây khối lượng
và độ giãn không đáng kể. Tại một thời điểm nào đó vật m 1 bị
kéo theo phương ngang bởi một lò xo (có khối lượng không
đáng kể) và đang bị giãn ra một đoạn l = 2cm. Độ cứng của
lò xo là k = 300 . Bỏ qua ma sát. Xác định:
a. Gia tốc của vật tại thời điểm đang xét
b. Lực căng dây tại thời điểm đang xét

F
Bài 14. Đặt một vật khối lượng m1 = 2kg trên một mặt bàn
nhẵn nằm ngang. Trên nó có một vật khác khối lượng m 2=1kg.
Hai vật nối với nhau bởi một sợi dây vắt qua một ròng rọc cố
định.Cho độ giãn của sợi dây, khối lượng của dây và ròng rọc
không đáng kể.Hình 27. Hỏi cần phải tác dung một lực có
độ lớn bao nhiêu vào vật m1(như hình vẽ) để nó chuyển động
với gia tốc a = 5m/s2. Biết hệ số ma sát giữa hai vật m 1 và m2
là k = 0,5. Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua ma sát với mặt bàn.

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 26


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

LỰC HẤP DẪN


A.KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Định luật vạn vật hấp dẫn
Lực hấp dẫn giữa hai vật (coi
như hai chất điểm)

Trong đó m1, m2 là khối lượng của các vật (kg), r là khoảng


cách giữa hai vật (m).
Trong hệ SI, giá trị của G là G = 6,67.10-11 .
2. Biểu thức của gia tốc rơi tự do
- Trọng lượng của vật khối lượng m khi vật ở trên mặt
đất:
- Trọng lượng của vật khối lượng m khi vật ở độ cao h so
với mặt đất :

- Gia tốc rơi tự do của vật khi vật ở mặt đất:


Gia tốc rơi tự do của vật khi vật ở độ cao h so với mặt đất:

B.BÀI TẬP VẬN DỤNG


Bài 1. Trái đất hút Mặt Trăng với một lực bằng bao nhiêu? Cho
biết khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất là R = 38.10 7m,
khối lượng Mặt Trăng m = 7,37.1022kg, khối lượng của Trái Đất
M = 6,0.1024kg
Bài 2. Biết khối lượng của một hòn đá là m = 2,3kg; gia tốc rơi
tự do là g = 9,81m/s2. Hỏi hòn đá hút Trái Đất với một lực bằng
bao nhiêu

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 27


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Bài 3. Ở độ cao nào so với mặt đất thì gia tốc rơi tự do bằng
một nửa gia tốc rơi tự do ở mặt đất? Cho bán kính Trái Đất là
R=6400 km
Bài 4. Một con tàu vũ trụ bay về hướng mặt trăng. Hỏi con tàu
đó ở cách tâm Trái Đất bằng bao nhiêu lần bán kính Trái Đất thì
lực hút của Trái Đất và của Mặt Trăng lên con tàu sẽ cân bằng
nhau? Cho biết khoảng cách từ tâm Trái Đất đến tâm Mặt Trăng
bằng 60 lần bán kính Trái Đất; khối lượng của Mặt Trăng nhỏ
hơn khối lượng của Trái Đất 81 lần
Bài 5. Tính gia tốc rơi tự do ở độ cao 3200m và ở độ cao
3200km so với mặt đất. Cho biết bán kính của Trái Đất là
6400km và gia tốc rơi tự do ở mặt đất là 9,80 m/s2.
Bài 6. Một vật khối lượng 1kg, ở trên mặt đất có trọng lượng
10N. Khi chuyển động tới một điểm cách tâm Trái Đất 2R (R là
bán kính trái đất) thì nó có trọng lượng bao nhiêu

LỰC ĐÀN HỒI


A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Lực đàn hồi của lò xo
- Điểm đặt: đặt lên hai đầu lò xo.
- Phương: trùng với trục của lò xo.
- Chiều ngược với chiều biến dạng của lò xo.
- Độ lớn: trong giới hạn đàn hồi:
Trong đó, k là độ cứng (hay hệ số đàn hồi) của lò xo, có
đơn vị là niutơn trên mét (N/m); l = l –l0 là độ biến dạng của
lò xo, có đơn vị là mét (m), ( lo = chiều dài tự nhiên của lò xo, l
là chiều dài của lò xo bị biến dạng)
Dấu trừ (-) chỉ rằng lực đàn hồi luôn ngược với chiều biến
dạng.
- Khi lò xo treo thẳng đứng ở trạng thái cân bằng thì: Fdh = P
2. Lực căng của dây
Khi một sợi dây bị kéo căng nó sẽ tác dụng lên hai vật buộc
ở hai đầu dây những lực căng. Những lực này có đặc điểm:

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 28


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Điểm đặt: là điểm mà đầu dây tiếp xúc với vật.
Phương: trùng với chính sợi dây.
Chiều: hướng từ hai đầu dây vào phần giữa của sợi dây. Vì
vậy lực căng tác dụng lên một vật chỉ có thể là lực kéo, không
thể là lực đẩy.
Trường hợp dây vắt qua ròng rọc: ròng rọc có tác dụng đổi
phương và chiều của lực tác dụng.
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1. Phải treo một vật có khối lượng bao nhiêu vào lò xo có
độ cứng k = 100N/m để lò xo dãn ra được 10cm?
( Cho g = 10 m/s2 )
Bài 2. Một ô tô tải kéo một ô tô có khối lượng 2 tấn và chạy
nhanh dần đều với vận tốc ban đầu v 0 = 0. Sau 50s đi được
400m. Khi đó dây cáp nối hai ô tô dãn ra bao nhiêu nếu độ cứng
của nó là k = 2,0.106N/m? Bỏ qua các lực cản tác dụng lên ô tô
con
Bài 3. Khi người ta treo quả cân có khối lượng 300g vào đầu
dưới của một lò xo ( đầu trên cố định), thì lò xo dài 31cm. Khi
treo thêm quả cân 200g nữa thì lò xo dài 33cm. Tính chiều dài
tự nhiên và độ cứng của lò xo. Lấy g = 10m/s2
Bài 4. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 30cm, khi bị nén lò xo
dài 24cm và lực đàn hồi của nó bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi
của lò xo bị nén bằng 10N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu
Bài 5. Treo một vật có trọng lượng 2N vào một lò xo, lò xo dãn
ra 10mm. Treo một vật khác có trọng lượng chưa biết vào lò xo,
nó dãn ra 80mm.
a/Tính độ cứng của lò xo
b/Tính trọng lượng chưa biết
Bài 6. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 25cm được treo thẳng
đứng. Khi móc vào đầu tự do của nó một vật có khối lượng 20g
thì lò xo dài 25,5cm. Hỏi nếu treo một vật có khối lượng 100g
thì lò xo có chiều dài bao nhiêu

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 29


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Bài 7. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20cm và có độ cứng


75N/m. Lò xo vượt quá giới hạn đàn hồi của nó khi bị kéo dãn
vượt quá chiều dài 30cm. Tính lực đàn hồi cực đại của lò xo
Bài 8. Một lò xo được giữ cố định ở một đầu. Khi tác dụng vào
đầu kia của nó lực kéo F 1 = 1,8N thì nó có chiều dài l 1 = 17cm.
Khi lực kéo là F2 = 4,2N thì nó có chiều dài l 2=21cm. Tính độ
cứng và chiều dài tự nhiên của lò xo
Bài 9. Một lò xo có chiều dai là l 0. Treo lò xo thẳng đứng và
móc vào đầu dưới mọt quả cân có khối lượng m 1 = 100g, lò xo
dài 31cm. Treo thêm vào đầu dưới một quả cân nữa có khối
lượng m2 = 100g, nó dài 32cm. Lấy g =10m/s 2. Tính độ cứng và
chiều dài tự nhiên của lò xo
Bài 10. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l0 = 27cm, được treo
thẳng đứng. Khi treo vào lò xo một vật có trọng lượng P 1 = 5N
thì lò xo dài l1 = 44cm. Khi treo một vật khác có trọng lượng P 2
chưa biết, lò xo dài l2 = 35cm. Hỏi độ cứng của lò xo và trọng
lượng chưa biết
Bài 11. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 5,0cm. Treo lò xo
thẳng đứng rồi móc vào đầu dưới một vật có khối lượng
m1=0,5kg, lò xo dài l1 = 7,0cm. Nếu treo một vật khác có khối
lượng m2 chưa biết, thì nó dài 6,5cm. Lấy g = 9,8m/s2. Tính độ
cứng của lò xo và khối lượng m2 chưa biết
Bài 12. Một lò xo có độ cứng là 100 N/m. Nếu cắt lò xo ra làm
3 phần bằng nhau thì mỗi phần sẽ có độ cứng là bao nhiêu
Bài 13. Một lò xo có độ cứng 100N/m mắc nối tiếp với một lò
xo có độ cứng 50N/m thì độ cứng của lò xo mới là bao nhiêu?

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 30


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

LỰC HƯỚNG TÂM VÀ LỰC QUÁN TÍNH LI TÂM.


HIỆN TƯỢNG TĂNG GIẢM MẤT TRỌNG LƯỢNG
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Lực hướng tâm:

2. Lực quán tính: Fqt = - ma


Chú ý: Fqt là lực quán tính tác dụng lên vật;m là khối lượng
vật ;a là gia tốc của hệ quy chiếu
Lực quán tính li tâm bản chất cũng là lực quán tính tác dụng
lên vật chuyển động trong hệ quy chiếu có gia tốc hướng tâm.
Hiện tượng tăng, giảm mất trọng lượng ( biểu kiến) xảy ra
khi vật chuyển động trong hệ quy chiếu phi quán tính( hqc có
gia tốc)
PP giải bài tập
Dạng bài tập tính lực hướng tâm và quán tính li tâm: áp dụng
công thức
- Sử dụng công thức tính lực hướng tâm :

- Công thức tính gia tốc:

- Công thức tính tần số:

- Công thức tính chu kì:


- Để vật không bị trượt ra khỏi bàn:
Chu kì của kim giờ là 12h, chu kì của kim phút là 60 phút, chu
kì của kim giây là 60s; chu kì tự quay của TĐ là (24x 3600)s,
chu kỳ quay của TĐ quanh MT là 365 ngày.

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 31


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Dạng 1: bài tập vật chuyển động qua cầu


- Vẽ các lực tác dụng lên vật: trọng lực, phản lực, lực
hướng tâm
- Viết pt:
- Chọn chiều + hướng vào tâm, chiếu pt lên chiều + để
giải
Dạng 2: hiện tượng tăng, giảm, mất trọng lượng ( vd xét vật
đứng yên trong thang máy)
Cách 1: xét vật trong hệ quy chiếu quán tính ( vd so với
mặt đất):
- Vẽ các lực tác dụng lên vật
- Viết pt:
- Chú ý a là gia tốc của hqc phi quán tính ( cũng là gia tốc
của vật so với hqc quán tính)
Cách 2: xét vật trong hqc phi quán tính:
- Vẽ các lực tác dụng lên vật( có lực qt)
- Viết pt:
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1. Một vệ tinh nhân tạo bay quanh trái đất ở độ cao h bằng
bán kính R của trái đất. Cho R = 6400 km và lấy g = 10m/s 2.
Hãy tính tốc độ và chu kì quay của vệ tinh
Bài 2. Một ô tô khối lượng m = 1200kg (coi là chất điểm),
chuyển động với vận tốc 36km/h trên chiếc cầu vồng lên coi
như cung tròn có bán kính R = 50m. Tính áp lực của ô tô vào
mặt cầu tại điểm cao nhất
Nếu cầu võng xuống (các số liệu vẫn giữ như trên) thì áp lực
của ôtô vào mặt cầu tại điểm thấp nhất là bao nhiêu? So sánh
hai đáp số và nhận xét.
Bài 3. Một ôtô có khối lượng 1200 kg chuyển động đều qua
một đoạn cầu vượt (coi là khung tròn) với tốc độ 36km/h. Hỏi
áp lực của ôtô vào mặt đường tại điểm cao nhất là bao nhiêu?
Biết bán kính cong của đoạn cầu vượt là 50m. Lấy g=10m/s2

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 32


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Bài 4. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 1 0 =20cm và có cứng


12,5N/m có một vật nặng m = 10g gắn vào đầu lò xo.
a.Vật nặng m quay tròn đều trong mặt phẳng nằm ngang
với vận tốc 2 vòng/s.Tính độ giãn của lò xo.
b. Lò xo sẽ không thể co lại trạng thái cũ nếu có độ giãn
dài hơn 80cm. Tính số vòng quay tối đa của m trong một phút.
Lấy π2= 10.
Bài 5. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 1 0 =20cm và có độ
cứng 12,5N/m có một vật nặng m = 10g gắn vào đầu lò xo.
a.Vật nặng m quay tròn đều trong mặt phẳng nằm ngang với
vận tốc 2 vòng/s.Tính độ giãn của lò xo.
b. Lò xo sẽ không thể co lại trạng thái cũ nếu có độ giãn dài
hơn 80cm. Tính số vòng quay tối đa của m trong một phút. Lấy
π2 10.
Bài 6. Một vật có khối lượng 60kg đặt trên sàn buồng thang
máy. Tính áp lực của vật lên sàn trong các trường hợp:
a. Thang chuyển động xuống nhanh dần đều với gia tốc
0,2m/s
b. Thang chuyển động xuống chậm dần đều với gia tốc
0,2m/s2
c. Thang chuyển động xuống đều
d. Thang rơi tự do. Lấy g = 10 m/s2

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 33


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT BỊ NÉM NGANG,


NÉM XIÊN
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Khảo sát chuyển động của vật ném ngang.
1. Chọn hệ trục toạ độ và gốc thời gian.
Chọn hệ trục toạ độ Đề-các xOy, trục Ox hướng theo véc tơ vận
 
tốc vo , trục Oy hướng theo véc tơ trọng lực P
Chọn gốc thời gian lúc bắt đầu ném.
2. Phân tích chuyển động ném ngang.
Chuyển động của các hình chiếu Mx và My trên các trục Ox và
Oy gọi là các chuyển động thành phần của vật M.
+ Trên trục Ox ta có : ax = 0 ; vx = vo ; x = vot
1 2
+ Trên trục Oy ta có : ay = g ; vy = gt ; y = gt
2
II. Xác định chuyển động của vật.
1. Dạng của quỹ đạo và vận tốc của vật.
g
2
Phương trình quỹ đạo : y = 2v x
o

Phương trình vận tốc : v = ( gt ) 2  vo2


2. Thời gian chuyển động.
2h
t=
g
3. Tầm ném xa.
2h
L = xmax = vot = vo
g

Nếu bài toán yêu cầu lập phương trình thì chọn hệ oxy giải như
lý thuyết.
III. Khảo sát chuyển động của vật ném ngang.
Hình chiếu vật trên Ox chuyển động thẳng đều

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 34


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Hình chiếu vật trên Oy chuyển động thẳng biến đổi đều theo
2 giai đoạn: Đi lên chậm dần đều, đi xuống nhanh dần đều
Thông thường chọn hệ Oxy, viết pt ĐL II Newton , chiếu
lên các trục để có được các pt tọa độ, pt vận tốc, phương trình
quỹ đạo.
Nếu bài toán chỉ hỏi đơn giản tính tầm bay cao, hoặc bay
xa…, hoặc làm trắc nghiệm thì áp dụng công thức như sgk.
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1. Một vật được ném ngang với vận tốc v0 = 30m/s, ở độ
cao h = 80m. Lấy g=10m/s2
a/Lập phương trình chuyển động, phương trình quĩ đạo của
vật
b/ Vẽ quỹ đạo chuyển động
c/Xác định tầm bayxa của vật
d/Xác định vận tốc của vật lúc chạm đất
Bài 2. Một máy bay bay theo phương ngang ở độ cao 5m với
vận tốc không đổi 720km/h. Người trên máy bay muốn thả một
vật rơi trúng một đích nào đó trên mặt đất thì phải thả từ cách
đích bao nhiêu xa theo phương nằm ngang? Bỏ qua lực cản
không khí
Bài 3. Một vật được ném ngang ở độ cao 20m phải có vận tốc
ban đầu là bao nhiêu đểngay lúc chạm đất vận tốc của nó là
25m/s
Bài 4. Một máy bay theo phương ngang ở độ cao 10km với tốc
độ 720km/h. Viên phi công phải thả quả bom từ xa cách mục
tiêu (theo phương ngang) bao nhiêu để quả bom rơi trúng mục
tiêu?Lấy g = 10m/s2. Vẽ một cách gần đúng quỹ đạo của quả
bom
Bài 5. Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình
chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi
xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L=1,50m( theo phương
ngang)? Lấy g = 10m/s2. Thời gian rơi của hòn bị là bao nhiêu?

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 35


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Bài 6. Trong môn trượt tuyết, một vận động viên sau khi trượt
trên đoạn đường dốc thì trượt ra khỏi dốc theo phương ngang ở
độ cao 90m so với mặt đất. Người đó bay xa được 180m trước
khi chạm đất. Hỏi tốc độ của vận động viên đó khi rời khỏi dốc
là bao nhiêu? Lấy g = 9,8m/s2
Bài 7. Từ độ cao 15m so với mặt đất, một vật được ném chếch
lên với vận tốc đầu 20m/s hợp với phương nằm ngang một góc
300.
a.Viết phương trình chuyển động, phương trình quĩ đạo của
vật.
b.Thời gian từ lức ném đến lúc vật chạm đất
c.Độ cao lớn nhất (so với mặt đất) mà vật đạt tới
d.Tầm bay xa của vật (khoảng cách từ hình chiếu của điểm
ném trên mặt đất đến điểm rơi). Lấy g = 10m/s2

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 36


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

CÂN BẰNG VẬT RẮN DƯỚI TÁC DỤNG CỦA


BA LỰC KHÔNG SONG SONG

Điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không
song song: hợp lực của hai lực bất kì phải cân bằng với lực thứ
ba:

Bài 1. Một quả cầu có trọng lượng là 40N được treo vào tường
nhờ một sợi dây. Dây hợp so với tường một góc  = 300. Bỏ
qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Hãy xác định
lựccăng của dây và phản lực của tường tác dụng lên quả cầu khi
hệ cân bằng ?
Bài 2. Một đèn tín hiệu giao thông ba màu được treo ở đầu một
ngã tư nhờ một dây cáp có trọng lượng không đáng kể. Hai đầu
dây cáp được giữ nhờ 2 cột đèn AB và CD cách nhau 8m. Đèn
nặng 60N được treo vào điểmgiữa O của dây cáp, làm dây võng
xuống hợp so với phương ngang 1 góc 30 0. Tính lực căng của
dây ?
Bài 3. Treo một vật có m = 5 kg vào giá đỡ bằng dây CA và
CB. CA hợp với phương thằng đứng góc 45 0, CB hợp với
phương thằng đứng góc 300. Tính độ lớn lực căng của các dây
treo Cho rằng : g = 10 m/s2.

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 37


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

QUI TẮC HỢP LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU


A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Qui tắc hợp lực song song cùng chiều

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG


Bài 1. Xác định hợp lực của hai lực song song đặt tại
A, B biết F1=2N, F2=6 N, AB =4 cm.
Bài 2. Một người gánh hai thùng gạo, một thùng nặng 200N và
một thùng nặng 300N, đòn gánh nhẹ và dài 1m. Hỏi vai người
đặt chỗ nào và chịu một lực bao nhiêu để đòn gánh cân bằng
Bài 3. Hai người dùng gậy nhẹ để khiêng 1 thùng hàng nặng
150Kg. Điểm treo thùng hàng cách vai người thứ nhất 60cm và
cách vai người thứ hai 30cm. Tính lực tác dụng lên vai mỗi
người.
Bài 4. Thanh nhẹ nằm ngang có chiều dài 1m chịu tác dụng của
3 lực song song cùng chiều và vuông góc với thanh F 1=20N,
F3=50N đặt tại hai đầu thanh và F 2=30N đặt ở chính giữa thanh.
Tìm độ lớn và điểm đặt của hợp lực.

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 38


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

QUI TẮC MOMEN LỰC


A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Momen lực:
Đơn vị : F(N); d (m); M (N.m)
II. Qui tắc momen:
Momen của ngẫu lực: M = F1.d1 + F2.d2= F.d
Chú ý: Xác định đầy đủ các lực tác dụng và chiều của momen,
cánh tay đòn. Lực có giá đi qua trục quay thì không gây ra
momen quay.
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1. Một thanh AB đồng chất, tiết diện đều có trọng lượng
10N và dài 100cm. Thanh có thể quay quanh trục O nằm ngang
với OB = 3AB/5. Tại B có treo một vật nặng 15N. Hãy xác định
trọng lượng của vật phải treo tại A để thanh cân bằng.
Bài 2. Thanh đồng chất AB có khối lượng 100g có thể quay
quanh bản lề A. Cho biết: m 1 = 500g, m2 = 150g, BC = 20cm,
g=10m/s2 . Tính chiều dài AB khi thanh cân bằng như hình vẽ.

Bài 3. Một bàn đạp có trọng lượng không đáng kể, có chiều dài
OA = 20 cm, quay dễ dàng quanh trục O nằm ngang (H.18.1).
Một lò xo gắn vào điểm C. Người ta tác dụng lên bàn đạp tại
điểm A một lực vuông góc với bàn đạp và có độ lớn 20 N.
Bàn đạp ở trạng thái cân bằng khi lò xo có phương vuông góc
với OA.
a) Xác định lực của lò xo tác dụng lên bàn đạp.

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 39


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

b) Tính độ cứng của lò xo. Biết rằng lò xo bị ngắn đi một


đoạn 8 cm so với khi không bị nén.

Bài 4. Một thanh dài l = 1 m, khối lượng


m = 1,5 kg. Một đầu thanh được gắn vào
trần nhà nhờ một bản lề , đầu kia được giữ
bằng một dây treo thẳng đứng (H.18.2).
Trọng tâm của thanh cách bản lề một đoạn
d = 0,4 m. Lấy g = 10 m/s 2. Tính lực căng
T của dây.
Bài 5. Một người nâng một tấm gỗ đồng
chất, tiết diện đều , có trọng lượng
P=200N. Người ấy tác dụng một lực
vào đầu trên của tấm gỗ để giữ cho nó hợp
với mặt đất một góc . Tính độ lớn của
lực trong hai trường hợp:
a) Lực vuông góc với tấm gỗ
(H.18.3a).
b) Lực hướng thẳng đứng lên trên
(H.18.3b).
Bài 6. Một thanh sắt dài, đồng chất, tiết diện đều, được đặt tên
bản sao cho chiều dài của nó nhô khỏi bàn (H.18.4). Tại đầu
nhô ra , người ta đặt một lực hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi
lực đạt tới giá trị 40 N thì đầu kia của thanh sắt bắt đầu bênh lên. Hỏi
trọng lượng của thanh sắt bằng bao nhiêu ?

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 40


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Bài 7. Tìm độ lớn lực tối


thiểu để làm quay khối gỗ
m=20(kg) quanh điểm O.
Cho biết AB=40cm và
OA=80cm, g=10 m/s2 .

Bài 8: Một hình trụ bằng


kim loại có khối lượng m,
bán kính R. Tìm lực F tối
thiểu để kéo hình trụ lên bậc
thang. Cho biết O1O2=R/2,
m=100kg, g=10m/s2 .

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 41


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI


ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 1 HKI 2017-2018
Môn VẬT LÝ – Khối 10– Chương trình Nâng cao
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Các lớp: 10A1; 10A3; 10A7  10A9; 10A14 10A18

PHẦN TRẮC NGHIỆM (20 Câu – 8 điểm)


Câu 1. Một người đi bộ trên đường thẳng với vận tốc không đổi là
1,4m/s. Quãng đường đi được trong 10 phút là
A. 920 m. B.840 m. C.560 m. D.440 m.
Câu 2. Lúc t = 0 xe (1) đi qua vạch
xuất phát tại O với vận tốc không đổi
vo còn xe (2) khởi hành tại O. Cả hai
xe chuyển động cùng chiều trên hai
đường thẳng song song cạnh nhau. Đồ
thị vận tốc của hai xe (1) và (2) cho
như hình vẽ bên. Tại thời điểm t = 20
s. Chọn câu đúng
A. Xe (2) đi ngang qua xe (1).
B. Xe (2) ở phía sau xe (1).
C. Xe (2) ở phía trước xe (1).
D. Vận tốc xe (2) lớn hơn so với xe (1).
Câu 3. Một chiếc xe chuyển động trên đường thẳng dọc theo trục Ox mà
đồ thị của tọa độ x (x tính m) của xe phụ thuộc thời gian t (t tính s) như hình
vẽ bên. Vận tốc của xe tại thời
điểm t = 5 s là
A. 1 m/s.
B. 4 m/s.
C. 2 m/s.
D. 0 m/s.

Câu 4. Lúc t = 0, một vật bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều từ
trạng thái nghỉ đến thời điểm t = t o thì giữ nguyên vận tốc không đổi. Trong
các đồ thị (a), (b), (c), (d)dưới đây, đồ thị nào mô tả đúng tọa độx của vật
phụ thuôc thời gian t ?

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 42


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Câu 5. Chọn câu sai:


A. Véc tơ độ dời hướng từ vị trí đầu đến vị trí cuối của chất điểm
chuyển động.
B. Véctơ độ dời có độ lớn luôn luôn bằng quãng đường đi được của
chất điểm.
C. Chất điểm đi trên một đường thẳng rồi quay về vị trí ban đầu thì có
độ dời bằng không.
D. Độ dời có thể dương hoặc âm.
Câu 6. Chọn câu đúng:
A. Độ lớn của vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình.
B. Độ dời của chuyển động trên đường thẳng luôn bằng quãng đường
đi.
C. Khi chất điểm chuyển động thẳng chỉ theo một chiều thì bao giờ
vận tốc trung bình cũng bằng tốc độ trung bình.
D. Vận tốc tức thời cho ta biết chiều chuyển động,do đó bao giờ cũng
có giá trị dương.
Câu 7. Đồ thị vận tốc theo thời gian trong chuyển động thẳng đều
A. có dạng parabol.
B. là đường thẳng song song trục thời gian.
C. là đường thẳng vuông góc trục thời gian.
D. là một đường xiên góc.
Câu 8. Mốc thời gian là:
A. khoảng thời gian khảo sát hiện tượng.
B. thời điểm ban đầu chọn trước để đối chiếu thời gian trong khi khảo
sát một hiện tượng.
C. thời điểm bất kì trong quá trình khảo sát một hiện tượng.
D. thời điểm kết thúc một hiện tượng.
Câu 9. Một ôtô chuyển động thẳng đều trong nửa thời gian đầu với tốc
độ 50km/h.Nửa thời gian sau với tốc độ 60km/h cho đến khi tới đích.Tốc
độ trung bình của xe trong cả chặng đường bằng bao nhiêu ?
A. 55 km/h. B.10 km/h. C.110 km/h. D.20 km/h.

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 43


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Câu 10. Một chiếc xe chạy lên đồi với tốc độ 30 km/h rồi chạy xuốngvới
tốc độ 70 km/h. Tốc độ trung bình của xe trong toàn bộ đường đi bằng
A. 21 km/h. B.42km/h. C.50 km/h. D.40 km/h.
Câu 11. Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần
đều: v = vo + at, trong đó v và v o theo thứ tự là vận tốc ở thời điểm t và thời
điểm ban đầu, a là gia tốc. Chọn câu đúng:
A. v luôn dương. B.vo luôn dương.
C.a và v luôn trái dấu. D. a và v luôn củng dấu.
Câu 12. Trung bình mỗi cái chớp mắt kéo dài 100 ms. Năm 1958, người
phi công lái chiếc máy bay F-4 Phantom 2 của Mỹ bay với vận tốc
2368km/h, sẽ bay được bao xa trong thời gian anh ta chớp mắt
A. 66 m. B.118 m. C.237 m. D.314 m.
Câu 13. Một hạt chuyển động trên đường thẳng với vận tốc 18 m/s và sau
2,4 s nó có vận tốc 30 m/s theo chiều ngược lại. Độ lớn gia tốc trung bình
của hạt trong khoảng thời gian 2,4 s đó là bao nhiêu ?
A. 5 m/s2. B.10 m/s2. C.20 m/s2. D.30 m/s2.
Câu 14. Đầu một con rắn đuôi chuông có thể tăng tốc với gia tốc 50 m/s 2
khi nó mổ vào con mồi. Nếu một chiếc xe có thể làm được như thế thì nó
cần bao nhiêu thời gian để đạt tốc độ 100 km/h kể từ trạng thái nghỉ ?
A. 1/2 s. B.9/5 s. C.2 s. D.5/9 s.
Câu 15. Một máy bay phản lực hạng nặng phải đạt tốc độ xấp xỉ 300 km/h
mới có thể cất cánh. Gia tốc tối thiểu của máy bay phải bằng bao nhiêu để
nó có thể cất cánh trên đường chạy dài 1,8 km ?
A. 3,86 m/s2. B.1,93 m/s2. C.2,14 m/s2. D.4,05 m/s2.
Câu 16. Đặc điểm nào sau đây sai với chuyển động thẳng chậm dần đều ?
A. Gia tốc là một hằng số.
B. Quãng đường đi biến đổi theo hàm bậc hai của thời gian.
C. Vận tốc của vật luôn âm.
D. Vận tốc biến đổi theo hàm số bậc nhất của thời gian.
Câu 17. Chọn phát biểu đúng về chuyển động thẳng chậm dần đều
A. Vận tốc và gia tốc luôn ngược hướng nhau.
B. Gia tốc luôn âm và có độ lớn không đổi
C. Đồ thị tọa độ theo thời gian là một đường thẳng.
D. Đồ thị vận tốc theo thời gian là một parabol.
Câu 18. Một thang máy chuyển động theo phương thẳng đứng, đang đi lên
nhanh dần đều. Gia tốc của thang máy
A. có chiều hướng lên. B. có chiều hướng xuống.
C. có hướng nằm ngang. D. bằng không.
Câu 19. Một người đi bộ với tốc độ không đổi trên cánh đồng phẳng.
Người đó đi trên đường thẳng từ A đến B mất 28 giây rồi rẽ phải tiếp tục đi

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 44


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

trong 45 giây đến C. Nếu người này đi thẳng từ A đến C với cùng tốc độ đó
thì mất bao lâu ?
A. 73 s. B. 53 s. C. 17 s. D.60 s.
Câu 20. Nhà một học sinh cách trường Mạc Đĩnh Chi 480 m. Một học
sinh ngủ dậy muộn, lúc 6 giờ 59 phút chạy bộ với tốc độ không đổi 4 m/s
thì đến trường sẽ bị các thầy cô Giám thị ghi nhận trễ bao nhiêu lâu so với
quy định 7giờ00 ?
A. 1 phút. B.2 phút. C.3phút. D.4 phút.

PHẦN TỰ LUẬN (2 điểm)

BÀI TOÁN:Lúc t = 0, tại vạch xuất phát O trên một đường thẳng, một
chiếc xe mô tô bắt đầu chuyển động nhanh dần đềutừ trạng thái nghỉ đúng
lúc một chiếc xe hơi vượt qua vạch xuất phát O với vận tốc không đổi và
cùng hướng với xe mô tô. Đồ thị biều diễn tọa độ của hai xe theo thời gian
trên cùng một trục như hình vẽ bên.
1. Tính vận tốc xe hơi ?
2. Tìm thời điểm (không tính lúc t = 0) xe mô tô đuổi kịp xe hơi
(điểm X trên đồ thị) ?
3. Tính khoảng cách giữa hai xe tại thời điểm t = 15 s ?

---- HẾT----

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 45


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Vận tốc (m/s)


TRƯỜNG THPT MẠC
ĐĨNH CHI
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
TẬP TRUNG LẦN 1- HKI
2018-2019
Chương trình Nâng cao
Môn VẬT LÝ – Khối 10 -
Thời gian làm bài: 45 phút
(không đề)
Các lớp: 10A1, 10A3; 10A7 à 10A9; 10A14à 10A18

Câu 1. (2,0 điểm).


1. Thế nào là chuyển động tịnh tiến?
2. Một xe hơi chuyển động trên đường thẳng. Trong hai phần ba
thời gian đầu với vận tốc không đổi 135 km/h,một phần ba
thời gian còn lại chạy với vận tốc không đổi 45 km/h. Tính
vận tốc trung bình của xe trong toàn bộ thời gian chuyển
động.

Câu 2. (2,0 điểm).


1. Phát biểu định nghĩa chuyển động thẳng biến đổi đều.
2. Một vật chuyển động trên đường thẳng có vận tốc phụ thuộc
thời gian theo quy luật: v = -2t+6 (trong đó t tính bằng s, v
tính bằng m/s). Tìm thời điểm để tốc độ của vật lớn gấp ba
lần tốc độ lúc t = 1 s.

Câu 3. (2,0 điểm) Một xe hơi chuyển động trên đường thẳng.
Đường đậm nét ở hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc vận tốc
xe hơi theo thời gian. Giả sử xe bắt đầu chuyển động từ gốc tọa độ x
= 0.
1. Mô tả tính chất từng giai đoạn chuyển động của xe trong 10 s
đầu tiên.
2. Dựa vào đồ thị, xác định thời điểm xe cách xa gốc tọa độ nhất
trong 10 s đầu tiên.

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 46


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Câu 4. (4,0 điểm) Lúc 8h, một xe chuyển động trên đường thẳng từ
A đến B cách nhau AB = 225 kmvới tốc độ không đổi 60 km/h. Cùng
lúc ấy xe thứ hai chuyển động từ B về A với tốc độ không đổi
40km/h.
1. Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương hướng từ A đến B. Gốc
thời gian là lúc 8h. Viết phương trình chuyển động mỗi xe.
2. Xác định thời điểm 2 xe cách nhau 25 km trước khi đi ngang
qua nhau.
3. Giả sử có một con ruồi trâu (Tabanidae) (có tốc độ bay nhanh
nhất trong các loại côn trùng, có khả năng đổi hướng đột
ngột) đậu trên một trong hai xe cũng xuất phát cùng lúc với
hai xe và luôn bay với tốc độ không đổi 140 km/h hướng
thẳng về phía xe kia, khi gặp xe thì lập tức bay ngược trở về,
cứ như vậy…..Hỏi khi hai xe còn cách nhau 75 km (trước khi
đi ngang qua nhau) thì quãng đường ruồi trâu đã bay được là
bao nhiêu?

---HẾT---

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 47


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI


ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TẬP TRUNG LẦN 1- HKI 2019-2020
Chương trình Nâng cao
Môn VẬT LÝ – Khối 10 -
Thời gian làm bài: 45 phút (không đề)
Các lớp: 10A1, 10A3; 10A7 à 10A9; 10A14à 10A18
Câu 1. (3,0 điểm).
1. Phát biểu định nghĩa chuyển động
thẳng đều.
2. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ
thuộc vận tốc của hai xe cùng
chuyển động trên một đường
thẳngtheo thời gian (xe (1) – đường
đậm nét; xe (2) – đường mảnh hơn).
Trong khoảng thời gian từ thời điểm
t = 0 đến t = t 1 xe nào đi được quãng đường lớn hơn? Giải
thích.
Câu 2. (2,0 điểm). Một xe di chuyển trên đoạn đường từ A đến B.
Trong quá trình di chuyển, tốc độ trung bình của xe khi lên dốc, khi
đi trên đường bằng nằm ngang và khi xuống dốc lần lượt là 50 km/h,
60 km/h và 75 km/h. Biết thời gian đi từ A đến B là 3 giờ và thời
gian khi đi từ B về A là 3 giờ 30 phút. Tính chiều dài đoạn đường
AB.
Câu 3. (5,0 điểm)
1. Phát biểu định nghĩa gia tốc chuyển động thẳng biến đổi đều.
2. Một xe đang chuyển động với vận tốc 54 km/h thì tắt máy,
chuyển động chậm dần đều. Sau 10 s kể từ lúc tắt máy vận
tốc xe còn 36 km/h.
a. Tính quãng đường xe đi được kể từ khi tắt máy đến
khi dừng hẳn.
b. Tính thời gian kể từ lúc tắt máy đến khi dừng lại hẳn.
c. Tính quãng đường xe đi được trong 5 s cuối cùng
trước khi dừng hẳn.

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 48


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 2 - HKI 2017-2018


Môn VẬT LÝ – Khối 10– Chương trình Nâng cao
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Các lớp: 10A1; 10A3; 10A7 à 10A9; 10A14à 10A18
Câu 1. (3,0 điểm)
1.Nêu định nghĩa chuyển động tròn đều.
2.Coi mặt trăng quay trọn một vòng quanh trái đất hết 27 ngày đêm.
Tính tốc độ góc của chuyển động quay mặt trăng quanh trái đất.

Câu 2. (3,0 điểm)


1.Coi kim phút của đồng hồ lớn, gắn ở mặt Nam chợ Bến Thành là
một thanh thẳng dài 1,2 m, quay đều quanh trục vuông góc qua một
đầu thanh.
a.Tính tốc độ góc của kim phút.
b.Tính gia tốc của đầu kim phút.
2.Kể từ lúc 6 giờ sáng, thời điểm sớm nhất mà kim giờ và kim phút
của đồng hồ vuông góc với nhau là mấy giờ?

Câu 3. (2,0 điểm) Một hòn đá được thả rơi từ độ cao nào đó tại
một nơi chưa biết gia tốc trọng lực.Kể từ lúc rơi xuống đi qua điểm
A, sau 3 s hòn đá rơi đến điểm B. Biết tổngcủa tốc độ hòn đá tại B và
tốc độ hòn đá tại A là 37,4 m/s. Bỏ qua lực cản không khí. Tính
khoảng cách AB.

Câu 4. (2,0 điểm) Lúc t = 0, hai xe (1) và (2) cùng đi qua một
ngã tư đi theo hai hướng vuông góc nhau với các tốc độ không đổi
tương ứng v1=5,1 km/h và v2 = 14 km/h. Bỏ qua kích thước các xe.
1.Tính độ lớn vận tốc tương đối của xe (1) đối với xe (2).
2.Tính khoảng cách giữa hai xe sau 2 giờ kể từ t = 0.

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 49


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI


ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TẬP TRUNG LẦN 2- HKI NĂM HỌC 2018-2019
Môn VẬT LÝ – Khối 10 - Chương trình nâng cao
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Các lớp: 10A1; 10A3; 10A7 à 10A9; 10A14 à 10A18

Bài 1. (2 điểm) Từ cùng điểm xuất phát trên mặt đất, xe (1) và xe (2)
chuyển động thẳng đều theo hai hướng vuông góc nhau với các tốc
độ tương ứng là 60 km/h và 80 km/h.Người quan sát ngồi trên xe (1)
sẽ thấy xe (2) chuyển động với tốc độ bằng bao nhiêu?
Bài 2. (3 điểm) Một chất điểm chuyển động trên trục Ox với
phương trình: x = -2t2 + 60t (trong đó x tính bằng m; t tính bằng s).
1. Tính tốc độ của vật tại thời điểm t1 = 4 s.
2. Vật dừng lại cách gốc tọa độ bao xa?
3. Tính thời gian vật đi được quãng đường 500 m đầu tiên.
Bài 3. (3 điểm) Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ
cao 80 m so với mặt đất. Gia tốc trọng trường g = 10 m/s2.
1. Tính thời gian rơi.
2. Tính tốc độ của vật ngay trước khi chạm đất.
3. Giữ ở cùng một độ cao nào đó so với mặt đất, lần lượt thả
không vận tốc đầu hai viên bi (1) và (2). Biết viên bi(2) chạm
đất sau viên bi(1) một khoảng thời gian là 1 s. Tính khoảng
cách giữa hai viên bi sau 0,8 s kể từ khi viên bi (1) được thả.
Bài 4. (2 điểm) Coi trái đất là hìnhcầu bán kính 6400 km, quay
đềuquanh trục cố định Bắc – Nam. Mlà một điểm trên mặt đấtthuộc
đường xích đạo.
1. Tính độ lớn vận tốc và gia tốc của điểmM.
2. Tính góc hợp bởi các vector vận tốc của điểm M ứng với hai
thời điểm: lúc 7 giờ sáng và lúc 11 giờ sáng.

---HẾT---

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 50


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI


ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TẬP TRUNG LẦN 2- HKI NĂM HỌC 2019-2020
Môn VẬT LÝ – Khối 10 - Chương trình nâng cao
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Các lớp: 10A1; 10A3; 10A7 à 10A9; 10A14 à 10A18

Câu 1. (2,0 điểm)


1. Nêu một ví dụ về tính tương đối của chuyển động.
2. Một ô tô chuyển động với vận tốc không đổi 60 km/h đuổi
theo đoàn tàu dài 200 m đang chạy với vận tốc 31,2 km/h.
Tính vận tốc của ô tô đối với tàu và thời gian từ lúc xe gặp
tàu đến khi vượt qua đoàn tàu.
Câu 2. (3,0 điểm)
1. Phát biểu định nghĩa tổng hợp lực.
2. Hai lực đồng quy có độ lớn bằng nhau và không đổi, nhưng
góc giữa chúng thay đổi được. Lúc đầu góc giữa hai lực là α
thì hợp lực có độ lớn F, sau khi tăng thêm 30 o thì độ lớn hợp

lực là F’ với . Tính α.

Câu 3. (3,5 điểm)


1. Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao H tại
nơi có g = 10 m/s2. Sau 3 s vật chạm đất. Tính H và vận tốc
của vật khi chạm đất.
2. Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao nào
đó xuống mặt đất. Tính tỷ số thời gian rơi nửa quãng đường
sau và thời gian rơi nửa quãng đường đầu.
Câu 4. (1,5 điểm) Coi trái đất là khối cầu bán kính R = 6400 km,
quay đều quanh trục Bắc – Nam cố định với chu kỳ 24 giờ.
1. Tính độ lớn gia tốc hướng tâm của một hòn đá nằm trên
đường xích đạo.
2. Tính độ lớn vận tốc của một ngôi nhà tại một nơi trên mặt đất
có vĩ tuyến 60o Bắc.

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 51


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI


ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ HKI NĂM HỌC 2020
Môn VẬT LÝ – Khối 10 -Chương trình Chuẩn
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Các lớp: 10A4; 10A5; 10A6; 10A10 10A13; 10A19 10A24

Câu 1. (4,0 điểm). Hành trình một xe di chuyển trên đường thẳng
mà sự phụ thuộc cùa vận tốc
xe theo thời gian được mô tả
như đồ thị bên. Đồ thị được
chia thành sáu phần: A, B,
C, D, E, F.
1. Tìm vận tốc xe sau
khi khởi hành 10 s.
2. Tính quãng đường di
chuyển trong phầnB.
3. Tính quãng đường di
chuyển trong phần C.
4. Tính độ lớn gia tốc trong phần E.
Câu 2. (3,0 điểm). Một xe chuyển động trên đường thẳng với
phương trình: x = 0,1t2 + 2t (t tính bằng s, x tính bằng m).
1. Tính quãng đường xe đi được sau 1 phút kể từ t = 0.
2. Sau bao lâu kể từ t = 0 xe đạt tốc độ 136,8 km/h.
Câu 3. (2,0 điểm). Kim phút của một đồng hồ lớn ở khu triển lãm
có chiều dài OA = 2,0 m. Coi như kimquay đều quanh trục đi qua O.
1. Tính vận tốc góc và gia tốc của đầu A.
2. Tính chiều dài quãng đường đầu A đi được trong 20 phút.
Câu 4. (1,0 điểm).Thả rơi tự do một hòn đá từ độ cao h so với mặt
đất tại nơi có g = 9,8 m/s2. Sau 4 s hòn đá chạm đất.
1. Tính h.
2. Tính tốc độ hòn đá khi cách mặt đất 34,3 m.

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 52


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI


ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ HKI NĂM HỌC 2020
Môn VẬT LÝ – Khối 10 -Chương trình Nâng cao
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Các lớp: 10A1, 10A3; 10A7  10A9; 10A14 10A18

Câu 1. (4,0 điểm). Hành trình một xe di chuyển trên đường


thẳng mà sự
phụ thuộc
cùa vận tốc
xe theo thời
gian được
mô tả như
đồ thị bên.
Đồ thị được
chia thành
sáu phần:
A, B, C, D,
E, F.
1. Tìm vận tốc xe sau khi khởi hành 10 s.
2. Tính quãng đường di chuyển trong phần B.
3. Tính quãng đường di chuyển trong phần C.
4. Tính độ lớn gia tốc trong phần E.
Câu 2. (3,0 điểm). Một xe chuyển động trên đường thẳng với
phương trình: x = 0,1t2 + 2t (t tính bằng s, x tính bằng m).
1. Tính quãng đường xe đi được sau 1 phút kể từ t = 0.
2. Sau bao lâu kể từ t = 0 xe đạt tốc độ 136,8 km/h.
Câu 3. (2,0 điểm). Kim phút của một đồng hồ lớn ở khu triển lãm
có chiều dài OA = 2,0 m. Coi như kimquay đều quanh trục đi qua O.
1. Tính vận tốc góc và gia tốc của đầu A.
2. Tính chiều dài quãng đường đầu A đi được trong 20 phút.
Câu 4. (1,0 điểm).Thả rơi tự do một hòn đá từ độ cao h so với mặt
đất tại nơi có g = 9,8 m/s 2. Biết thời gian rơi nửa quãng đường đầu
tiên và nửa quãng đường sau chênh lệch nhau 1,2 s. Tính h.

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 53


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Trường THPT MẠC ĐĨNH CHI

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2014-2015


Môn: VẬT LÝ – Khối 10 – Chương trình NÂNG CAO
Các lớp: 10A1; 10A3; 10A7  10A10; 10A17  10A20
Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (2,5 điểm)


1.Nêu đặc điểm của vec tơ gia tốc trong chuyển động tròn đều? Viết
công thức tính gia tốc trong chuyển động tròn đều? Nêu rõ tên gọi và
đơn vị của các đại lượng có trong công thức trong hệ SI?
2.Một chất điểm chuyển dộng tròn đều trên đường tròn cố định bán
kính R = 2m với tốc độ v= 3m/s. Tính độ lớn gia tốc của chất điểm?

Câu 2. (2,5 điểm)


1.Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn của Newton? Viết công thức
mô tả dịnh luật và nêu tên gọi, đơn vị của các đại lượng có trong
công thức trong hệ SI?
2.Coi trái đất là khối cầu đồng chất đứng yên bán kính R. Một vật ở
trên mặt đất có trọng lượng 9N. Nếu đem vật này lên độ cao 2R so
với mặt đất thì trọng lượng của vật bằng bao nhiêu?

Câu 3. (2 điểm)
1.Phát biểu định luật Húc (Hooke)
2.Một lò xo nhẹ có chiều dài tự nhiên 10cm, độ cứng 120N/m, đầu
trên gắn vào diểm cố dịnh tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10m/s2,
đầu dưới gắn vật nặng khối lượng m thì khi cân bằng lò xo có chiều
dài 20cm. Tính m?

Câu 4. (1 điểm) Một khối trụ tròn, khối lượng M = 4kg đặt thẳng
đứng trên sàn ngang như hình vẽ bên. Một vòng khối lượng m=400g
trượt nhanh dần đều từ trên xuống như hình vẽ bên. Trong khi trượt
vòng chịu tác dụng của lực ma sát có độ lớn f = 1N. Bỏ qua lực cản
không khí. Lấy g=10m/s2. Tính áp lực do khối trụ đặt lên sàn

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 54


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Câu 5. (2 điểm) Cho hệ như hình vẽ. Trong đó khối lượng các vật lần
lượt là m1 = 100g và m2 = 200g. Hệ số ma sát trượt giữa vật m1 và sàn
ngang là µ = 0,2. Lấy g = 10m/s2. Dây nhẹ, không dãn. Bỏ qua khối
lượng ròng rọc. Bỏ qua ma sát giữa dây và ròng rọc. Thả cho hệ
chuyển động
1. Tính gia tốc chuyển động của mỗi vật
2. Tính áp lực do dây đặt lên ròng rọc

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 55


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2014-2015


Môn: VẬT LÝ – Khối 10 – Chương trình CHUẨN
Các lớp: 10A4; 10A5; 10A6; 10A11  10A16; 10A21  10A24
Câu 1. (2,5 điểm)
1. Nêu đặc điểm của vec tơ gia tốc trong chuyển động tròn đều?
Viết công thức tính gia tốc trong chuyển động tròn đều? Nêu
rõ tên gọi và đơn vị của các đại lượng có trong công thức
trong hệ SI?
2. Một chất điểm chuyển dộng tròn đều trên đường tròn cố định
bán kính R = 2m với tốc độ v= 3m/s. Tính độ lớn gia tốc của
chất điểm?
Câu 2. (2,5 điểm)
1. Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn của Newton? Viết công
thức mô tả dịnh luật và nêu tên gọi, đơn vị của các đại lượng
có trong công thức trong hệ SI?
2. Coi trái đất là khối cầu đồng chất đứng yên bán kính R. Một
vật ở trên mặt đất có trọng lượng 9N. Nếu đem vật này lên độ
cao 2R so với mặt đất thì trọng lượng của vật bằng bao
nhiêu?
Câu 3. (2,5 điểm)
1. Phát biểu định luật Húc (Hooke)
2. Một lò xo nhẹ có chiều dài tự nhiên 10cm, độ cứng 120N/m,
đầu trên gắn vào diểm cố dịnh tại nơi có gia tốc trọng trường
g=10m/s2, đầu dưới gắn vật nặng khối lượng m thì khi cân
bằng lò xo có chiều dài 20cm. Tính m?
Câu 4. (2,5 điểm) Cho hệ như hình vẽ. Trong đó khối lượng các vật
lần lượt là m1 = 100g và m2 = 200g. Hệ số ma sát trượt giữa vật m1 và
sàn ngang là µ = 0,2. Lấy
g=10m/s2. Dây nhẹ, không dãn.
Bỏ qua khối lượng ròng rọc. Bỏ
qua ma sát giữa dây và ròng
rọc. Thả cho hệ chuyển động
1. Tính gia tốc chuyển
động của mỗi vật
2. Tính áp lực do dây đặt
lên ròng rọc

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 56


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015-2016


Môn: VẬT LÝ – Khối 10 –Chương trình Nâng cao
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1.(3điểm) Chuyển động tròn đều:
1. Phát biểu định nghĩa chuyển động tròn đều
2. Nêu đặc điểm của vector gia tốc trong chuyển động tròn đều
3. Một bánh xe bán kính 60cm quay đều quanh trục, mỗi phút
quay 60 vòng. Tính tốc độ của một điểm trên vành bánh xe
Câu 2. (2điểm)
1. Hai bến sông A và B cách nhau 40km. Một Canô đi từ A đến
B rồi trở về A mất 6 giờ. Biết Canô chạy với vận tốc 15km/h
so với nước. Tính vận tốc chảy của dòng nước trên sông.
2. Tính độ lớn lực hấp dẫn giữa hai hòn bi nhỏ bằng chì cùng
khối lượng 400g đặt cách nhau 10m. Cho hằng số hấp dẫn
G=6,67.10-11 (Nm2/kg2)
Câu 3. (1điểm) Từ một điểm trên độ cao 40m so với mặt đất, ném
đồng thời hai hòn bi nhỏ theo phương ngang với các vận tốc ban đầu
có các độ lớntương ứng là 3m/s và 8m/s. Góc giữa hai vector vận tốc
ban đầu của hai hòn bi là 60o. Bỏ qua lực cản không khí. Tính
khoảng cách giữa hai hòn bi sau khi ném 2,5s.
Câu 4. (4điểm) Hai vật nặng khối lượng m1= 3kg và m2= 1kg nối với
hai đầu đoạn dây nhẹ, không co dãn và vắt qua hai ròng rọc nhỏ cố
địnhA và B như hình vẽ dưới. Bỏ qua lực cản không khí, lực ma sát,
và khối lượng các ròng rọc. Lấy g = 10m/s2. Thả cho hệ chuyển
động.
1. Tính độ lớn gia tốc mỗi vật và lực căng dây
2. Tính áp lực tác dụng lên mỗi ròng rọc
3. Nếu ròng rọc B được bố trí
thấp hơn ròng rọc A một
đoạn nhỏ và gọi lần
lượt là áp lực đặt lên các ròng
rọc A và B khi các vật đang
chuyển động. Gọi là hợp
lực của .
Tính độ lớn của

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 57


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI


ĐỀ KIỂM TRA HK1 NĂM HỌC 2016-2017
Môn VẬT LÝ – Lớp 10A2(Chuyên Lý) - Tự luận
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 1 trang
Bài 1. (2,0điểm) Hệ gồm một vật nặng có khối lượng m = 1kg
treo vào đầu dưới một lò xo đặt trên mặt phẳng nghiêng một góc
 = 300, đầu trên lò xo cố định. Lò xo có độ cứng k = 100N/m.
Cho g = 10m/s2. Tính độ biến dạng của lò xo ?

Bài 2. (3,0điểm) Cho hai vật m1 = 2kg và m2 = 3kg nối với


nhau bằng một sợi dây không dãn và khối lượng không đáng kể.
vật m1 được kéo bằng một lực F = 10N, theo phương ngang. Hệ số
ma sát giữa vật và mặt sàn là  = 0,05. Cho g = 10m/s2.
1. Tính gia tốc chuyển động của hệ thống ?
2. Tính độ lớn lực căng dây ?
3. Sau khi kéo 2s, thì dây nối hai vật bị đứt. Tính quãng
đường mà vật B đi được kể từ lúc đứt dây cho đến khi
dừng lại ?

Bài 3. (2,0điểm). Có hai vật (coi như hai chất điểm) m 1 và m2


đặt tại hai điểm A và B cách nhau một khoảng 9cm.
Biết m1 = 16kg và m2 = 4kg. Một vật m3 đặt gần hai vật đó. Hỏi
phải đặt vật m3 ở đâu để hợp lực hai lực hấp dẫn của cả hai vật m 1
và m2 tác dụng lên vật m3 bằng không ?

Bài 4. (3,0điểm). Người ta đo quãng đường đi được của một vật


bắt đầu chuyển động thẳng biến đổi đều trong những khoảng thời
gian bằng nhau 1,5s liên tiếp, người ta thấy quãng đường sau dài
hơn quãng đường trước 90cm. Cho rằng : Vật có khối lượng
m=150g. Tìm lực tác dụng lên vật ?
--- HẾT ---

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 58


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

ĐỀ KIỂM TRA HK1 NĂM HỌC 2016-2017


Môn VẬT LÝ – Khối 10– Chương trình chuẩn - Tự luận
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Các lớp 10A4, 10A5, 10A6; 10A1110A16; 10A21 10A24

Bài 1. (3,0điểm) Chuyển động tròn đều:


1.Nêu đặc điểm của vectơ gia tốc trong chuyển động tròn đều ?
2.Một chất điểm chuyển động tròn đều trên đường tròn bán kính
R=2 m. Cứ mỗi phút chất điểm đi được 120 vòng. Tính độ lớn gia
tốc hướng tâm của chất điểm trong chuyển động tròn đều ?
Bài 2. (3,0điểm)
1.Phát biểu định Húc ? Viết biểu thức mô tả định luật và nêu rõ tên
gọi và đơn vị các đại lượng có trong biểu thức ?
2.Một lò xo nhẹ có hệ số đàn hồi k = 40 N/m treo thẳng đứng, đầu
trên gắn cố định, đầu dưới gắn vật nặng khối lượng m = 200 g. Lấy
g=10 m/s2. Tính độ dãn lò xo khi vật nằm cân bằng ?
Bài 3. (4,0điểm)
1.Từ độ cao h = 44,1 m so với mặt đất, thả rơi tự do một hòn đá.
Lấy g=9,8 m/s2. Tính thời gian từ lúc thả đến lúc hòn đá chạm mặt
đất ? Tính tốc độ của hòn đá khi chạm mặt đất ?
2.Một mặt dốc có chiều dài 30 m đặtnghiêng góc 30 o so với phương
ngang. Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc xuống chân
dốc. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt dốc là 0,2. Lấy g=9,8 m/s 2.
Bỏ qua lực cản không khí.
a.Tính độ lớn gia tốc của vật trên mặt dốc ?
b.Để vật đến chân dốc sớm hơn 1,0 s thì cần đặt mặt dốc
nghiêng so với phương ngang một góc bao nhiêu ?

--- HẾT ---

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 59


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI


ĐỀ KIỂM TRA HK1 NĂM HỌC 2016-2017
Môn VẬT LÝ – Khối 10– Chương trình nâng cao - Tự luận
Bài 1. (2,0điểm) Chuyển động tròn đều:
1.Nêu đặc điểm của vectơ gia tốc trong chuyển động tròn đều?
2.Hai đĩa tròn giống nhau (1) và (2) cùng đặt trên mặt bàn và tiếp xúc
với nhau ở vành ngoài. Đĩa (1) giữ cố định, đĩa (2)lăn không trượt
xung quanh đĩa (1). Khi trở về vị trí ban đầu thì đĩa (2) đã quay được
mấy vòng quanh trục của mình ?
Bài 2. (2,0điểm)
1.Phát biểu định luật Vạn vật hấp dẫn của Newton ? Viết biểu thức
mô tả định luật và nêu rõ tên gọi và đơn vị các đại lượng có trong
biểu thức ?
2.Hai quả cầu đặc, đồng chất, lúc đầu được đặt sao cho tâm của
chúng cách nhau một đoạn không đổi nào đó. Nếu một trong hai quả
cầu được mài mòn để đường kính giảm bớt một nửa thì lực hấp dẫn
giữa chúng so với lúc đầu đã giảm bao nhiêu lần ?
Bài 3. (3,0điểm)
1.Một lò xo nhẹ treo thẳng đứng, đầu trên gắn cố định, đầu dưới gắn
vật nặng thì khi vật nằm cân bằng lò xo bị dãn một đoạn 10 cm. Nếu
hệ được đặt trên mặt phẳng nghiêng nhẵn, hợp với mặt phẳng ngang
một góc 30o, thì khi vật nằm cân bằng, lò xo bị biến dạng đoạn bao
nhiêu ?
2.Từ cùng một độ cao, người ta ném theo phương thẳng đứng đồng
thời hai viên bi (1) và (2) với cùng tốc độ ban đầu. Hòn bi (1) được
ném hướng lên, hòn bi (2) được ném hướng xuống. Bỏ qua lực cản
không khí.Tính tỷ số tốc độ hai viên bi khi chạm đất ?
Bài 4. (3,0 điểm)Một mặt dốc nghiêng góc 30o so với phương
ngang. Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc xuống chân dốc.
Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt dốc là 0,2. Lấy g = 9,8 m/s 2. Bỏ
qua lực cản không khí.
1.Tính độ lớn gia tốc của vật chuyển động trên mặt dốc ?
2.Để làm giảm một nửa thời gian chuyển động từ đỉnh dốc đến chân
dốc, từ đỉnh dốc người ta truyền cho vật vận tốc 7,2 m/s hướng về
phía chân dốc. Tính chiều dài từ đỉnh dốc đến chân dốc ?
--- HẾT ---

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 60


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI


ĐỀ KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2017-2018
Môn VẬT LÝ – Khối 10– Chương trình Chuẩn
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Các lớp: 10A4à10A6; 10A10 à 10A13; 10A19à 10A24
Câu 1. (3,5 điểm)
1.Phát biểu định luật Vạn vật hấp dẫn. Viết biểu thức mô tả định luật.
2.Hai quả tạ bằng chì khối lượng lần lượt là m 1 = 1 kg và m2 = 2 kg
đặt cách nhau 100 m. Tính độ lớn lực hấp dẫn giữa chúng.

Câu 2. (3,5 điểm)


1.Phát biểu định luật Húc đối với lò xo.
2.Một lò xo nhẹ đầu trên gắn vào điểm cố định, đầu dưới gắn vật
nặng thì khi cân bằng lò xo có chiều dài 34 cm. Nếu gắn thêm vào
đầu dưới một vật nặng giống hệt vật trước, thì khi cân bằng lò xo có
chiều dài 40 cm. Tính chiều dài tự nhiên của lò xo.

Câu 3. (1điểm) Một chất điểm nằm cân bằng khi chịu tác dụng ba
lực: F1, F2 và F3. Biết F1 và F2 có phương vuông góc nhau và có độ
lớn theo thứ tự là 5,6 N và 9,0 N. Xác định độ lớn của lực F3?

Câu 4. (2 điểm) Khối gỗ nặng 200 g đặt trên mặt phẳng ngang. Hệ
số ma sát trượt giữa khối gỗ và mặt phẳng ngang là 0,2. Tác dụng
vào khối gỗ một lực nằm ngang có độ lớn F = 2,6 N. Lấy g=10 m/s2.
1.Tính gia tốc của khối gỗ.
2.Nếu lực F vẫn có độ lớn 2,6 N nhưng chếch lên, và hợp với phương
ngang một góc 30o thì gia tốc của khối gỗ là bao nhiêu?

---HẾT---

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 61


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI


ĐỀ KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2017-2018
Môn VẬT LÝ – Khối 10– Chương trình Nâng cao
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Các lớp: 10A1; 10A3; 10A7 à 10A9; 10A14à 10A18

Câu 1. (3,5 điểm)


1.Phát biểu định luật Vạn vật hấp dẫn. Viết biểu thức mô tả định luật.
2.Hai quả tạ bằng chì khối lượng lần lượt là m 1 = 1 kg và m2 = 2 kg
đặt cách nhau 100 m. Tính độ lớn lực hấp dẫn giữa chúng.

Câu 2. (3,5 điểm)


1.Phát biểu định luật Húc đối với lò xo.
2.Một lò xo nhẹ đầu trên gắn vào điểm cố định, đầu dưới gắn vật
nặng thì khi cân bằng lò xo có chiều dài 34 cm. Nếu gắn thêm vào
đầu dưới một vật nặng giống hệt vật trước, thì khi cân bằng lò xo có
chiều dài 40 cm. Tính chiều dài tự nhiên của lò xo.

Câu 3. (1điểm) Từ điểm A trên mặt đất tại một nơi chưa biết gia tốc
trọng lực, một hòn bi nhỏ được némthẳng đứng lên với tốc độ ban
đầu9,0 m/s, sau 3 s hòn bi đang rơi xuống qua điểm B với tốc độ
3,0m/s. Bỏ qua lực cản không khí. Tính khoảng cách AB.

Câu 4. (2 điểm) Khối gỗ nặng 200 g đặt trên mặt phẳng ngang. Hệ
số ma sát trượt giữa khối gỗ và mặt phẳng ngang là 0,2. Tác dụng
vào khối gỗ một lực nằm ngang có độ lớn F = 2,6 N. Lấy g=10 m/s2.
1.Tính gia tốc của khối gỗ.
2.Nếu lực F vẫn có độ lớn 2,6 N nhưng chếch lên, và hợp với phương
ngang một góc 30o thì gia tốc của khối gỗ là bao nhiêu?

---HẾT---

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 62


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI


ĐỀ KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2018-2019
Môn VẬT LÝ – Khối 10– Chương trình Chuẩn
Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề)
Các lớp: 10A410A6; 10A10 10A13; 10A19 10A24

Câu 1. (2,0 điểm) định luật, nêu rõ tên gọi, đơn vị các đại lượng
trong biểu thức.Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn, viết biểu thức
mô tả

Câu 2. (2,0 điểm)


1.Phát biểu định nghĩa chuyển động tròn đều.
2.Một con kiến bò với tốc độ không đổi dọc theo miệng chén có dạng
hình tròn chu vi 32 cm với chu kỳ T. Tính độ dời sau khoảng thời
gian T/4.

Câu 3. (2,0 điểm)


1.Phát biểu quy tắc tổng hợp lực.
2.Một vật khối lượng 5,2 kg chịu tác dụng đồng thời của hai lực
có phương vuông góc nhau và có độ lớn lần lượt là 5 N và
12N. Tính gia tốc của vật.

Câu 4. (2,0 điểm)


1.Phát biểu định nghĩa sự rơi tự do.
2.Một vật rơi tự do từ độ cao 60 m xuống mặt đất.
Lấy g=10 m/s2. Tính tốc độ của vật khi chạm đất.

Câu 5. (2,0 điểm) Hai vật khối lượng m1 = 1 kg và


m2=0,5 kg nối với nhau bởi một dây mảnh, nhẹ,
không co dãn vắt qua một ròng rọc nhẹ như hình
bên. Bỏ qua ma sát và lấy g = 10 m/s2.
1.Tính độ lớn gia tốc của mỗi vật.
2.Tính áp lực lên trục của ròng rọc.

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 63


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI


ĐỀ KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2018-2019
Môn VẬT LÝ – Khối 10– Chương trình Nâng cao
Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2,0 điểm) Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn, viết biểu
thức mô tả định luật, nêu rõ tên gọi, đơn vị các đại lượng trong biểu
thức.
Câu 2. (2,5 điểm)
1.Phát biểu định nghĩa chuyển động tròn đều.
2.Một con kiến bò với tốc độ không đổi dọc theo miệng chén có dạng
hình tròn chu vi 32 cm với chu kỳ T. Tính độ dời sau khoảng thời
gian T/4.

Câu 3. (2,5 điểm)


1.Phát biểu quy tắc tổng hợp lực.
2.Hai lực có độ lớn bằng nhau. Một vật đang nằm yên, sẽ thu
được gia tốc có độ lớn như nhau trong các trường hợp nếu chịu tác
dụng bởi lực hoặc hoặc đồng thời cả . Tính góc giữa

Câu 4. (1,5 điểm)


1.Một khối gỗ khối lượng 160 kg nằm yên trên sàn ngang không ma
sát, chịu tác dụng của một lực không đổi theo phương ngang, sau 12
s tốc độ đạt giá trị V. Nếu lúc đầu có thêm một
người khối lượng 60kg ngồi lên khối gỗ thì thời
gian đạt đến tốc độ V là bao nhiêu?
2.Một vật rơi tự do từ độ cao H xuống mặt đất.
Trênquãng đường 6,6 m cuối, tốc độ của vật đã
tăng thêm 20%. Tính H.

Câu 5. (1,5 điểm)Hai vật khối lượng m 1= 1 kg và


m2= 0,5 kg nối với nhau bởi một dây mảnh, nhẹ,
không co dãn vắt qua một ròng rọc nhẹ như hình
bên. Bỏ qua ma sát và lấy g = 10 m/s2.
1.Tính độ lớn gia tốc của mỗi vật.
2.Tính áp lực lên trục của ròng rọc.

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 64


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI


ĐỀ KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2019-2020
Môn VẬT LÝ – Khối 10– Chương trình Chuẩn
Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề)
Các lớp: 10A410A6; 10A10 10A13; 10A19 10A24
Câu 1. (3,0 điểm)
1. Phát biểu định luật Vạn vật hấp dẫn. Viết biểu thức mô tả
định luật và ghi rõ tên gọi và đơn vị của các đại lượng tương
ứng.
2. Coi trái đất là hình cầu bán kính 6400 km. Tính lực hấp dẫn
giữa một tảng đá khối lượng 10 tấn nằm ở xích đạo và một khối
băng khối lượng 20 tấn nằm ở cực Nam.
Câu 2. (2,0 điểm)
1. Phát biểu định luật I Newton.
2. Trong trò chơi đuổi bắt, bạn A rượt theo bắt bạn B. Nếu bạn
B trong khi chạy luôn đổi hướng đột ngột thì bạn A rất khó bắt
được. Em hãy giải thích điều này.

Câu 3. (2,0 điểm)


1. Nêu đặc điểm của lực đàn
hồi của lò xo.
2. Hai lò xo nhẹ có hệ số đàn
hồi lần lượt là k1 = 50 N/m
và k2=80N/m được bố trí như
hình vẽ. Lúc đầu cả hai lò xo nằm ngang, ở trạng thái không
biến dạng. Di chuyển đầu A hướng qua bên phải một đoạn
6,5cm. Tính độ dãn mỗi lò xo.
Câu 4. (3,0 điểm) Cho cơ hệ như hình
vẽ bên. Khối lượng các vật nặng
m1=3kg; m2=2 kg. Các dây nhẹ, không
co dãn, khối lượng ròng rọc không
đáng kể. Bỏ qua mọi ma sát. Lấy
g=10m/s2.
1. Tính độ lớn gia tốc vật m2.
2. Tính lực căng dây.
3. Tính độ lớn áp lực lên ròng rọc.

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 65


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI


ĐỀ KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2019-2020
Môn VẬT LÝ – Khối 10– Chương trình Nâng cao
Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề)
Các lớp: 10A1, 10A3; 10A7 10A9; 10A14 10A18
Câu 1. (3,0 điểm)
1. Phát biểu định luật Vạn vật hấp dẫn. Viết biểu thức mô tả
định luật và ghi rõ tên gọi và đơn vị của các đại lượng tương
ứng.
2. Coi trái đất là hình cầu bán kính 6400 km. Tính lực hấp dẫn
giữa một tảng đá khối lượng 10 tấn nằm ở xích đạo và một khối
băng khối lượng 20 tấn nằm ở cực Nam.
Câu 2. (2,0 điểm)
1. Phát biểu định luật I Newton.
2. Trong trò chơi đuổi bắt, bạn A rượt theo bắt bạn B. Nếu bạn
B trong khi chạy luôn đổi hướng đột ngột thì bạn A rất khó bắt
được. Em hãy giải thích điều này.
Câu 3. (4,0 điểm) Cho cơ hệ như hình vẽ bên. Khối lượng các
vật nặng m1 = 1 kg; m2 = 2 kg; m3 = 3 kg. Hệ số ma sát trượt
giữa vật m2 và mặt bàn ngang là 0,4. Các dây nhẹ, không co
dãn, khối lượng các ròng rọc không
đáng kể. Lấy g = 10 m/s2.
1. Tính độ lớn gia tốc vật m2.
2. Tính các lực căng dây.
3. Tính độ lớn áp lực lên các
ròng rọc.
Câu 4. (1 điểm) Một khối gỗ đặt trên
mặt phẳng ngang nhẵn không ma sát. Tác dụng lên khối gỗ
một lựctheo phương ngang có độ lớn không đổi F thì gia tốc
khối gỗ thu được là 3,5 m/s2. Nếu đặt khối gỗ này trên một
mặt ngang nhám khác rồi lần lượt tác dụng lên khối gỗ lực có
độ lớn F như trên nhưng theo hai hướng: chếch lên hoặc
chếch xuống so với mặt sàn cùng một góc 30 o thì độ lớn gia
tốc của khối gỗ khi chuyển động trên sàn trong hai trường
hợp này chênh lệch nhau một lượng 0,49 m/s 2. Tính hệ số ma
sát trượt giữa khối gỗ và sàn.

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 66


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI


ĐỀ KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2020-2021
Môn VẬT LÝ – Khối 10– Chương trình Chuẩn
Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề)
Các lớp: 10A410A6; 10A10 10A13; 10A19 10A24

Câu 1 (3,0 điểm).

1. Hai vật bất kỳ đều hút nhau bằng lực hấp dẫn. Em hãy giải
thích tại sao các vật để trong phòng như bàn, ghế, tủ,
giường… mặc dù chúng hút nhau nhưng không bao giờ tự di
chuyển lại gần nhau?

2. Lực hấp dẫn giữa hai vật có thay đổi hay không nếu đặt xen
vào giữa hai vật một tấm kính dày? Em hãy giải thích câu trả
lời của mình.

3. Đặt quả cầu nhỏ (1) cố định tại đỉnh A của tam giác ABC
(vuông tại A). Khi đặt quả cầu nhỏ (2) lần lượt ở B và ở C thì
lực hấp dẫn giữa hai quả cầu có các độ lớn lần lượt là 24.10 -8
µN và 18.10-8 µN. Khi di chuyển quả cầu (2) dọc theo cạnh
BC thì lực hấp dẫn giữa hai quả cầu có giá trị lớn nhất bằng
bao nhiêu?

Câu 2 (3,0 điểm). Một lò xo nhẹ có độ cứng k = 40 N/m, đầu trên cố


định tại điểm treo B. Treo vào đầu dưới lò xo vật nặng khối lượng m 1
= 100 g. Lấy g = 10 m/s2.
1. Tính độ dãn của lò xo khi vật nằm cân bằng.
2. Treo thêm vào đầu dưới lò xo vật nặng khối lượng m 2 thì khi
cân bằng lò xo dãn 7,5 cm. Tìm m2.

Câu 3 (4,0 điểm).Một vật M khối lượng m = 800 g nằm yên trên
một sàn ngang nhám có hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là µ = 0,4.
Lấy g = 10 m/s2.

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 67


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

1. Tác dụng vào vật một lực nằm ngang không đổi F = 4,4 N.
a. Tính gia tốc của vật.
b. Tính tốc độ của vật sau 4 s kể từ lúc tác dụng lực.
c. Biết vật trượt trên sàn qua hai điểm A và B cách nhau
3,75 m trong khoảng thời gian 1 s. Tính tốc độ của vật
tại A và B.
2. Nếu tác dụng vào vật M đang nằm yên trên sàn một lực nằm
ngang không đổi 4,0 N trong khoảng thời gian 6,0 s rồi ngừng
tác dụng lực, thì quãng đường vật M đi được đến khi dừng lại
bằng bao nhiêu?

-------- HẾT--------

ĐỀ KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2020-2021


Môn VẬT LÝ – Khối 10– Chương trình Nâng cao
Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề)
Các lớp: 10A1, 10A3; 10A7 10A9; 10A14 10A18

Câu 1 (3,0 điểm).

1. Hai vật bất kỳ đều hút nhau bằng lực hấp dẫn. Em hãy giải
thích tại sao các vật để trong phòng như bàn, ghế, tủ,
giường… mặc dù chúng hút nhau nhưng không bao giờ tự di
chuyển lại gần nhau?

2. Lực hấp dẫn giữa hai vật có thay đổi hay không nếu đặt xen
vào giữa hai vật một tấm kính dày?Em hãy giải thích câu trả
lời của mình.

3. Đặt quả cầu nhỏ (1) cố định tại đỉnh A của tam giác ABC
(vuông tại A). Khi đặt quả cầu nhỏ (2) lần lượt ở B và ở C thì
lực hấp dẫn giữa hai quả cầu có các độ lớn lần lượt là 24.10 -8
µN và 18.10-8 µN. Khi di chuyển quả cầu (2) dọc theo cạnh

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 68


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

BC thì lực hấp dẫn giữa hai quả cầu có giá trị lớn nhất bằng
bao nhiêu?

Câu 2 (3,0 điểm). Một lò xo nhẹ có độ cứng k = 40 N/m, đầu trên


cố định tại điểm treo B. Treo vào đầu dưới lò xo vật nặng khối lượng
m1 = 100 g. Lấy g = 10 m/s2.

1. Tính độ dãn của lò xo khi vật nằm cân bằng.


2. Treo thêm vào đầu dưới lò xo vật nặng khối lượng m 2 thì khi
cân bằng lò xo dãn 7,5 cm. Tìm m2.

Câu 3(4,0 điểm).Một vật Mkhối lượng m = 800 g nằm yên trên một
sàn ngang nhám có hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là µ = 0,4. Lấy
g = 10 m/s2.

1. Tác dụng vào vật một lực nằm ngang không đổi F = 4,4 N.
a. Tính gia tốc của vật.
b. Tính tốc độ của vật sau 4 s kể từ lúc tác dụng lực.
c. Biết vật trượt trên sàn qua hai điểm A và B cách nhau
3,75 m trong khoảng thời gian 1 s. Tính tốc độ của vật
tại A và B.
2. Coi lực ma sát trượt bằng lực ma sát nghỉ cực đại. Nếu xử
dụng một lực có độ lớn không đổi bằng 3,1 N và có hướng
tùy ý tác dụng lên vật M thì có thể làm cho vật chuyển động
từ trạng thái nghỉ được không?

-------- HẾT--------

Học kỳ I năm học 2021-2022 Trang 69

You might also like