You are on page 1of 18

PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG

HỢP ĐỒNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN


BÀI GIẢNG VIDEO CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
I. Yêu cầu về Nội dung và hình thức của mỗi video
1) Nội dung: Với mỗi bài sẽ làm theo form chung như sau:
* Nhắc lại kiến thức cũ
a) Đề bài.
b) Phân tích.
c) Lời giải tự luận chi tiết (có hình vẽ minh họa nếu cần) ra kết quả đúng.
(Nếu thực hiện được thí nghiệm minh họa sẽ được thưởng).
2) Hình thức: Trình bày nội dung thành file Powerpoint sinh động, bắt mắt và thuyết trình
nội dung mạch lạc, rõ ràng.
II. Danh sách bài tập cho 100 video (từ video số 1 đến video số 40)
Video 1
1) Hai thành phố A và B nối nhau bởi con đường dài 240 km, trong đó có những đoạn phải
hạn chế tốc độ có tổng chiều dài là x. Một xe đi từ A đến B với tốc độ 40 km/h trên những
đoạn hạn chế tốc độ và với 60 km/h trên những đoạn đường còn lại. Khi từ B trở về A xe
này đi với các tốc độ 45 km/h và 50 km/h trên các đoạn đường tương ứng. Tổng thời gian đi
và về là 9 giờ 45 phút.

a) Tìm x.

b) Thời gian đi từ A đến B ít hơn thời gian khi trở về là bao lâu?

2) Chỉ cần dậy sớm hơn ít phút, bạn sẽ không bị muộn giờ học. Theo VOV giao thông tần số
91 MHz, vào giờ cao điểm các xe phải dừng lại rất lâu trước các đèn tín hiệu giao thông và
di chuyển chậm trên hầu hết các con phố của thủ đô Hà Nội.

Giả sử rằng quãng đường từ nhà đến trường là s = 3,5km. Giờ vào học là lúc 7 giờ 30 phút
(sáng).

a) Nếu đi với tốc độ trung bình v1 = 10,5km/h và muốn đến trường lúc 7 giờ 25 phút thì em
cần xuất phát từ nhà lúc nào ?

b) Giả sử em xuất phát từ nhà lúc 7 giờ 10 phút, và cũng đi với tốc độ v 1 = 10,5 km/h
nhưng từ lúc 7 giờ 15 phút thì đường đã đông và từ lúc đó tốc độ trung bình chỉ còn là v 2 =
6 km/h thì em sẽ đến trường lúc mấy giờ?
c) Tính lại: nếu em xuất phát đi từ nhà đúng lúc như đã tính ở phần a và lúc đầu cũng đi
với tốc độ v1 = 10,5 km/s nhưng từ lúc 7 giờ 15 phút thì tốc độ giảm xuống còn v 2 = 6 km/h,
thì em có bị muộn giờ học không?
Video 2
1) Theo các nhà khoa học, khủng long T-rex có thể chạy đạt tốc độ tối đa là 50 km/h. Tại kỳ
SEA Games 28, ở cự li 400m, vận động viên (VĐV) Việt Nam Nguyễn Thị Huyền xuất sắc về
nhất với thời gian 56,15s, phá kỷ lục SEA Games cũ với 56,78s do VĐV người Thái Lan
Srithoa Reawadee lập cách đó 10 năm.

a) Trong cự li 400m nói trên thì T-rex chạy mất tối thiểu bao nhiêu giây?

b) Tính tốc độ trung bình của Nguyễn Thị Huyền và của Srithoa Reawadee ra đơn vị m/s
và km/h.

2) Bài tập này là một câu chuyện có thật. Ban quản lý của một khu nhà đưa hóa đơn yêu
cầu một trường mầm non trả tiền sử dụng sân. Họ tính rằng trường sử dụng 8h mỗi ngày,
và mỗi tháng dùng 22 ngày, giá thuê sân là 150.000 VNĐ/h.

a) Theo cách tính trên, trường phải thanh toán cho Ban quản lý bao nhiêu tiền?

b) Hãy hình dung em là HIỆU TRƯỞNG trường mầm non. Hiệu trưởng hãy tính số tiền hàng
tháng trường cần trả cho Ban quản lý về việc sử dụng sân chơi. Để tính cần dựa vào các
thông tin như sau:

+ Mỗi ngày trường chỉ cho học sinh nghỉ 2 lần (sáng & chiều). Thời gian nghỉ mỗi lần nghỉ là
30 phút.

+ Đoạn đường từ trường ra đến sân là s = 360 m. Tốc độ trung bình đi ra sân chơi của học
sinh không quá 3,6 km/h.

* Thời gian tối đa thực sử dụng sân mỗi ngày là bao nhiêu?

* Số tiền phải thanh toán cho Ban quản lý hàng tháng là bao nhiêu?

* Hiệu trưởng đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền cho trường nhờ sử dụng kiến thức Vật lý
của mình?
Video 3
1) Hai người đi xe đạp xuất phát đồng thời từ A chuyển động đến B với các tốc độ không
đổi là v1 = 14 km/h và v2 = 18 km/h.

a) Sau bao lâu hai người này cách nhau 6 km? Lưu ý: Vẽ hình minh họa.
b) Người thứ ba xuất phát từ A nhưng sau hai người trên là 30 phút. Tốc độ của người thứ
ba là v3 = 21 km/h. Hỏi sau bao lâu thì người thứ ba sẽ gặp người thứ nhất? Gặp người thứ
hai?

c) Tìm khoảng cách giữa 2 vị trí gặp của người thứ ba với hai người đi trước.

2)* Ở khu du lịch Tam Chúc (Hà Nam), du khách thăm quan có thể lựa chọn việc hành
hương đi bộ từ trạm soát vé A đến điểm thăm quan B hoặc mua vé đi xe điện. Một chiếc
xe điện bắt đầu khởi hành lúc 7 h sáng, liên tục đưa khách từ A đến B rồi đón khách từ B
trở về A . Thời gian xe dừng để cho khách lên xuống tại A và B đều là t 0=1 phút. Trên
đường chạy qua lại giữa A và B xe điện gặp một nhóm du khách bộ hành. Vị trí gặp nhóm
du khách này lần thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư tương ứng cách A những đoạn đường
dài: x 1=300 m, x 2=850 m, x 3=1350 m và x 4 =1550m . Coi tốc độ chuyển động của xe điện lúc
xe chạy và tốc độ đi bộ của nhóm du khách là không đổi, tương ứng bằng v và u. Biết rằng
nhóm du khách và xe điện không xuất phát đồng thời từ A và xe điện gặp nhóm khách bộ
hành lần thứ nhất khi đang di chuyển theo chiều đi từ A tới B. (TH2019)

a) Vẽ hình minh họa.


b) Tìm v , u và quãng đường s từ A tới B.
c) Nhóm bộ hành đến B lúc mấy giờ?
Video 4
1) Vệ tinh địa tĩnh VINASAT1 chuyển động tròn đều quanh tâm Trái Đất. Khoảng cách từ vệ
tinh đến tâm Trái Đất là 42.000 km. Thời gian vệ tinh quay hết 1 vòng quanh tâm Trái Đất
là T = 1 ngày. Tìm vận tốc của vệ tinh theo đơn vị km/s.

2) Hai người chạy trên đường tròn có chu vi là C = 400 m. Họ xuất phát đồng thời từ cùng
một điểm, chạy ngược chiều nhau với tốc độ không đổi. Sau t 1 = 80 s thì họ gặp nhau, ngay
sau đó một người đổi chiều chuyển động chạy ngược lại (tức là 2 người chạy cùng chiều)
thì sau đó t2 = 400s họ lại gặp nhau. Tìm tốc độ của mỗi người.

Video 5
1) Trong một buổi tập
L v1 G
chuẩn bị cho trận đấu trên A
sân Nhật Bản tại vòng loại
thứ 3 World Cup 2022 khu
vực Châu Á mà Việt Nam
lần đầu tiên và là đại diện
60 0 v2
duy nhất của Đông Nam Á
giành suất tham dự, có H
một tình huống như sau: Quang Hải đang có bóng tại vị trí H, nhận thấy Tiến Linh di
chuyển từ điểm L với tốc độ v1 = 4 m/s theo đường thẳng AG vào khoảng trống trước
khung thành đối phương, Quang Hải liền chuyền bóng theo hướng hợp với AH một góc
600, bóng chuyển động thẳng với tốc độ không đổi v 2 = 10 m/s. Đường chuyền ăn ý giúp
Tiến Linh nhận được bóng tại G (hình vẽ). Biết HA vuông A
góc với AG và khoảng cách AH = 30 m. Coi rằng các chuyển
v1
động nằm trong mặt phẳng ngang là sân bóng. v2
a) Tìm khoảng cách HG và thời gian bóng chuyển động từ H O B
đến G.
b) Lúc chuyền bóng thì Quang Hải cách Tiến Linh bao nhiêu ?
2) Hai vật chuyển động trên hai đường thẳng vuông góc. Vào một thời điểm vật A ở cách O
là OA = 30 m và vật B ở cách O là OB = 40 m (hình vẽ). Tốc độ của vật A là v 1 = 4 m/s, của
vật B là v2 = 3 m/s.
a) Sau bao lâu kể từ khi vật A đi qua O thì khoảng cách giữa hai người là 100 m.
b)* Tìm khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vật.
Video 6
1) Đồng hồ treo tường có các kim giờ, kim phút, kim giây để chỉ thời gian.
a) Các kim của đồng có chu kỳ là bao nhiêu ?
b) Tính tốc độ của đầu kim giây ở đồng hồ treo tường biết rằng khoảng cách từ trục quay
đến đầu kim giây đó là R = 15 cm.

2) Hai vật nhỏ chuyển động tròn đều ngược chiều, theo hai đường tròn đồng tâm có chu vi
C1 = 300 m và C2 = 500 m với các tốc độ không đổi v1 = 4 m/s và v2 = 5 m/s tương ứng.
a) Tìm thời gian để mỗi vật đi được hết một vòng tròn.
b) Vào một thời điểm thì cả 2 vật nằm cùng trên một bán kính của vòng tròn lớn.
Hỏi sau bao lâu chúng lại cùng nằm trên một bán kính của vòng tròn lớn?
Video 7
1) Một chiếc thuyền khi xuôi dòng từ A đến B hết thời gian là t 1 = 2h, khi ngược dòng từ B
về A hết t2 = 3h. Biết dòng chảy nối AB là 24 km. Coi là tốc độ của dòng nước không đổi và
tốc độ của thuyền đối với dòng nước cũng không đổi.
a) Tính tốc độ của thuyền khi xuôi dòng, khi ngược dòng.
b) Tính tốc độ của dòng chảy.
c) Nếu thuyền trôi theo dòng từ A đến B thì mất thời gian bao lâu?

2) Ở nhà chờ của các sân bay lớn có các đoạn băng chuyền (giống như thang máy cuộn) để
giúp hành khác di chuyển. Một người đi trên băng truyền, theo chiều chuyển động của
băng truyền, thì đi từ đầu này sang đầu kia của băng truyền hết thời gian t 1 = 60s. Nếu
người đó tăng tốc độ lên thêm 0,5 m/s thì đi hết trong t 2 = 45s. Nếu người đó đứng yên
cho băng truyền đưa đi thì đi hết trong t3 = 180 s. Tính chiều dài và tốc độ của băng truyền.

Video 8

1) Bố của Nam (học sinh lớp 8L0_KB) chở Nam về quê tránh dịch Covid 19. Trên một đoạn
đường song song với đường sắt, Nam thấy có một đoàn tàu đang chuyển động cùng chiều
và Nam nảy ra ý định đo chiều dài và tốc độ đoàn tàu. Lúc đầu Nam nhờ bố giữ tốc độ xe
máy không đổi là v1 = 72 km/s và dùng điện thoại bấm thời gian xe máy vượt qua đoàn tàu
là t1 = 36 s. Sau khi vượt qua đoàn tàu, Nam nhờ bố giảm tốc độ xe máy xuống còn v 2 = 45
km/s thì bấm được thời gian đoàn tàu vượt qua xe máy là t 2 = 72 s. Coi rằng tốc độ đoàn
tàu không đổi. Em hãy cùng Nam tính chiều dài và tốc độ đoàn tàu.

2) Hai xe xuất phát đồng thời từ A đi về phía B. Xe thứ nhất đi nửa quãng đường đầu với
vận tốc v1 và nửa quãng đường sau với vận tốc v 2. Xe thứ hai đi nửa thời gian đầu với vận
tốc v1 và nửa thời gian sau với vận tốc v2.

a) Tìm biểu thức tính tốc độ trung bình của mỗi xe theo v1 và v2.

b) Biết đoạn đường nối A, B là L = 240 km, v 1 = 40 km/h, v2 = 60 km/h. Hỏi xe nào đến
trước và đến trước bao lâu?

c) Khi một xe đến đích thì xe kia còn cách B bao nhiêu?
Video 9
1) Hai học sinh Đức và Hiếu cần trả cho nhau một chiếc xe đạp. Sau khi gọi điện thoại, hai
bạn cùng rời nhà mình đi đến nhà bạn kia. Hiếu đi xe đạp còn Đức đi bộ. Sau khi gặp nhau
thì Đức nhận xe và hai bạn đi về nhà mình. Tổng thời gian đi của Đức là t 1 = 12 phút, của
Hiếu là t2 = 30 phút. Coi tốc độ đi bộ của hai bạn bằng nhau, tốc độ đi xe đạp cũng bằng
nhau.

a) Nếu chỉ có Hiếu đi xe đạp đến nhà Đức để trả xe rồi lập tức quay trở về nhà mình thì
tổng thời gian Hiếu đi là bao lâu?

b) Nếu sau khi gọi điện thoại Hiếu đã chờ một khoảng thời gian rồi mới rời nhà thì thời
gian đi trên đường của hai bạn bằng nhau. Hỏi thời gian đi của mỗi bạn là bao nhiêu và
Hiếu đã chờ trong bao lâu sau khi Đức đã xuất phát đi về nhà Hiếu?

2) Ba người đi xe đạp từ A đến B với các vận tốc không đổi. Người thứ nhất và người thứ
hai xuất phát cùng một lúc với các vận tốc tương ứng là v 1 = 10km/h và v2 = 12km/h. Người
thứ ba xuất phát sau hai người nói trên 30 phút và đi với tốc độ là 20 km/h. Hỏi sau khi
xuất phát bao lâu thì người thứ ba ở cách đều hai người đi trước ?
Video 10
1) Một quả bưởi có khối lượng 2kg đang lủng lẳng trên cành.

a) Quả bưởi chịu tác dụng của mấy lực ? Các lực đó do các vật nào tác dụng?

b) Biểu diễn các lực tác dụng lên quả bưởi bằng các véc tơ lực. Tỷ lệ xích: 5 N ứng với 1cm.

c) Tôn Ngộ Không dùng tay kéo quả bưởi xuống dưới với một lực là 15 N theo phương
thẳng đứng nhưng quả bưởi không bị rời khỏi cành. Tìm độ lớn của lực mà cành bưởi tác
dụng lên quả bưởi khi đó.

2) Một túi đựng gạo có khối lượng là m = 10 kg. Một người đặt túi lên cân bàn nhưng lại
lấy tay kéo túi theo phương thẳng đứng lên trên với lực là F = 20 N.

a) Chỉ rõ túi gạo cân bằng dưới tác dụng của những lực nào, và lực đó do vật nào tác dụng?

b) Biểu diễn các lực tác dụng lên túi đựng gạo, với tỉ lệ xích: 10 N ứng với 1cm.

c) Cân chỉ bao nhiêu kg?


Video 11
1) Một vật có khối lượng là 200 g đặt trên mặt bàn nằm ngang. Tác dụng lực F = 1N lên vật
theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống. Vật đứng yên.
a) Vật cân bằng dưới tác dụng của các lực nào?
b) Tính độ lớn của từng lực tác dụng lên vật.
c) Biểu diễn trên hình vẽ các lực tác dụng lên vật theo tỷ lệ xích là 0,5N
ứng với 1cm. m1
2) Cho hệ vật như hình vẽ. Hai vật m1 và m2 có trọng lượng tương ứng là
P1 = 3N và P2 = 4N. Lực kế chỉ F = 1N.
a) Chỉ rõ từng vật m1, m2 chịu tác dụng của những lực nào?
b) Lò xo nén hay giãn? Tìm độ lớn lực đàn hồi của lò xo. m2
c) Tìm lực mà vật m2 tác dụng (ép xuống) sàn nằm ngang.
d) Biểu diễn các lực tác dụng lên từng vật theo tỉ lệ xích mà em tự chọn.
Video 12
1) Một người móc lực kế vào một cái hộp nhỏ đặt trên mặt bàn nằm ngang và kéo nó
trượt đều. Lực kế đặt nằm ngang và nó chỉ 0,5N. Khối lượng của hộp là 200g. Có những lực
nào tác dụng lên hộp? Tìm độ lớn các lực đó. Biểu diễn các lực với tỉ lệ xích 0,5N ứng với 1
cm.
2) Một vật được kéo bởi lực F nhờ một sợi dây nối với vật như hình vẽ. Vật trượt đều trên
F
mặt phẳng nghiêng lên phía trên. Chỉ rõ các lực tác dụng lên vật và
vẽ các lực đó.

Video 13
1) Cho hệ vật như hình vẽ. Hai vật m 1 và m2 có trọng lượng P1 = 3N và P2 =
2N. Lực căng dây là T = 2N.
a) Lò xo bị nén hay giãn? Tìm độ lớn lực đàn hồi của lò xo. m1

b) Tính áp lực của vật m2 lên sàn.


c) Nếu cho điểm treo của dây dịch chuyển chậm lên trên thì hiện tượng
tiếp theo sẽ xảy ra như thế nào?

2) Một vật có khối lượng m treo vào lực kế, vật này nhúng vào chậu nước m2
(hình vẽ). Chậu nước đặt trên một cái cân bàn, mặt cân nằm ngang. Tổng
khối lượng của chậu và nước trong chậu là M = 7,5 kg. Cân chỉ 8 kg. Lực kế chỉ F = 4 N.
a) Tính áp lực của chậu lên cân.
b) Tính khối lượng m của vật.
c) Nếu tháo lực kế để cho m tự do trong chậu thì cân
chỉ bao nhiêu?

Video 14
1) Quả bóng có khối lượng m = 150 g chìm hoàn toàn trong bể nước do có một sợi dây nối
với đáy bể. Lực căng dây là T = 5 N. Tìm thể tích quả bóng, biết khối lượng riêng của nước
là D = 1000 kg/m3.
2) Một khối gỗ (sơn không thấm nước ở ngoài) có khối lượng riêng là D = 800 kg/m 3 được
thả vào một bể. Tìm % thể tích khối gỗ bị chìm trong nước. Cho khối lượng riêng của nước
là D0 = 1000 kg/m3.

Video 15
1) Một vật có khối lượng m = 300 g làm bằng vật liệu có KLR là D = 5 g/cm 3 mắc vào một
lực kế và chìm hoàn toàn trong nước, chạm đáy bình. Lực kế chỉ F = 2 N. Nước có KLR là D 0
= 1 g/cm3. Tìm áp lực của vật lên đáy bình.

2) Một cái nút xốp có khối lượng riêng là D1 = 500 kg/m3 được quấn quanh bởi sợi nhôm có
khối lượng riêng là D2 = 2700 kg/m3. Khi thả vào nước có khối lượng riêng D 0 = 1000 kg/m3
thì nó chìm hoàn toàn trong nước, lơ lửng không chạm đáy và thành bình. Tìm tỷ số khối
lượng của nhôm và nút xốp.
Video 16
Một chiếc vương miện vàng có khối lượng là m = 193 g.
1) Giả sử vương miện làm bằng vàng nguyên chất có khối lượng riêng là D1 = 19,3 g/cm3.
a) Tìm thể tích của vương miện.
b) Treo vương miện vào một lực kế và nhúng vương miện ngập hoàn toàn trong nước có
khối lượng riêng là D0 = 1 g/m3. Hỏi lực kế chỉ bao nhiêu?
2) Nếu số chỉ của lực kế nói ở trên là F = 1,81 N.
a) Tính lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vương miện và suy ra thể tích của vương miện.
b) Cho rằng vương miện đã bị trộn lẫn một lượng bạc nào đó. Tính lượng vàng đã bị tráo
thành bạc. Biết bạc có khối lượng riêng là D2 = 10,5 g/cm3 .
Video 17
1) Một chiếc ô tô có khối lượng m = 1.500 kg đang đỗ trên mặt đường nằm ngang.
a) Tính áp lực của ô tô xuống mặt đường.
b) Bốn lốp xe tiếp xúc với mặt đường. Diện tích tiếp xúc của mỗi bánh xe với mặt đường là
20 cm2. Tìm áp suất của xe lên mặt điểm ở chỗ tiếp xúc.
2) Một bình hình trụ chứa m1 = 1,2 kg nước. Đáy trong của bình nằm ngang và có diện tích
là S = 300 cm2. Khối lượng riêng của nước là D0 = 1000 kg/m3.
a) Tính thể tích nước trong bình và chiều cao của mực nước trong bình.
b) Thả vào bình một khối gỗ có thể tích là V 2 = 150 cm3. Khối lượng riêng của khối gỗ là D =
800 kg/m3. Tính:
+ Thể tích khối gỗ chìm trong nước và mực nước dâng lên trong bình.
+ Áp suất tại đáy bình.
Video 18
1) Rãnh Mariana ở Thái Bình Dương (là nơi sâu nhất thế giới) có độ sâu là h = 11km.
a) Tính áp suất tại rãnh. Khối lượng riêng nước biển ở đó là D = 1050 kg/m 3.
b) Để xác định độ sâu của rãnh này người ta phát tín hiệu sóng âm từ mặt nước theo
phương thẳng đứng xuống dưới và nhận tín hiệu âm phản xạ từ đáy
biển (coi là nằm ngang). Biết tốc độ sóng âm trong nước là v = 1500 m1
m/s. Tính thời gian từ lúc bắt đầu phát sóng đến khi nhận được sóng
h=?
phản xạ.
m2
2) Trong một bình hình trụ có chiều cao h = 90 cm chứa đầy nước và
dầu với khối lượng bằng nhau. Khối lượng riêng nước là D 1 = 1000
kg/m3, của dầu là D2 = 800 kg/m3.
a) Tính chiều cao cột nước, cột dầu trong bình.
b) Tính áp suất gây bởi các chất lỏng ở đáy bình.
Video 19
1) Trong bình thông nhau chứa nước có khóa ở chỗ nối 2
nhánh. Ống nối nhỏ và ở sát đáy. Áp suất của nước tại A và B
lần lượt bằng pA = 4000 Pа và pB = 1000 Pа tương ứng, diện
tích tiết diện ngang của nhánh trái và nhánh phải là SA = 3 dm2
và SB = 6 dm2. Khối lượng riêng của nước là D0 = 1000 kg/m3.
a) Tính chiều cao cột nước ở 2 nhánh.
b) Hỏi khi mở khóa thì áp suất tại A và B là bao nhiêu?
2) Bình thông nhau gồm 2 nhánh thẳng đứng chứa nước được đậy bằng các pittông:
nhánh có tiết diện S1 = 50cm2 có pittông khối lượng m1=1kg, nhánh còn lại có tiết diện S2 =
25cm2 có pittông khối lượng m2. Khi cân bằng mực nước trong nhánh chứa m 2 thấp hơn
nhánh kia là h = 10 cm. Khối lượng riêng nước là D0 = 1000 kg/m3. Bỏ qua ma sát.

a) Tìm m2. S1
m1 S2
b) Khi đặt lên pittông m1 một vật khối lượng là m = 300g thì nó di
chuyển xuống dưới một đoạn là bao nhiêu? h

Video 20 m2

1) Một viên bi đặc hình cầu bằng sắt (khối lượng riêng là D 1 =
7800 kg/m3) thả trong thủy ngân có khối lượng riêng là D 2 =
13600 kg/m3.

a) Tìm % thể tích viên bi ngập trong thủy ngân.


b) Đổ nước (D0 = 1000 kg/m3) lên trên sao cho toàn bộ viên bi ngập trong nước và thủy
ngân. Tính % thể tích viên bi ngập trong thủy ngân khi đó.
2) Bình thông nhau gồm 2 nhánh thẳng đứng chứa nước được đậy bằng các pittông có
khối lượng m1 = 1 kg và m2 = 0,75 kg (hình vẽ). Nhánh chứa m1 có tiết
m1
diện S1 = 50 cm2, nhánh kia có tiết diện
S2 = 25 cm2. KLR nước là D = 1000 kg/m 3. Khi cân bằng mực nước trong h=?
hai nhánh chênh lệch nhau bao nhiêu? m2

Video 21
1) Ở độ sâu nào thì áp suất gấp 2 lần áp suất ở mặt nước? Biết khối
lượng riêng của nước là D = 1000 kg/m3 và áp suất khí quyển là p0 = 105 Pa.
Áp suất ở độ sâu h = 1km trong đại dương là bao nhiêu, biết rằng khối lượng riêng của
nước biển tăng đều theo độ sâu, ở mặt biển là D 0 = 1030 kg/m3 , còn ở độ sâu h = 1 km là
D1 = 1080 kg/m3.

2) Nồi áp suất là một dụng cụ nấu ăn bằng nước ở áp suất cao hơn nồi thông thường. Khi
nấu nồi được vặn kín nắp để hơi nước không thể thoát ra ở một áp suất nhất định đã
được chọn. Việc đậy nắp kín làm cho nước sôi ở nhiệt độ cao hơn 100 0C. Điều này khiến
nước thẩm thấu vào thức ăn nhanh hơn, thức ăn mềm nhanh hơn, tiết kiệm năng lượng
nấu ăn. Khi áp suất đến ngưỡng chịu đựng, van an toàn giảm áp sẽ hoạt động để hơi nước
xì bớt ra ngoài: lực đẩy lên khi van hoạt động là F = 0,314 N. Nếu lỗ van có đường kính là 1
mm thì áp suất ngưỡng chịu đựng trong nồi bằng bao nhiêu?

Video 22
1) Một vật khối lượng 5 kg được kéo trượt đều trên mặt phẳng ngang với tốc độ là 0,5 m/s
bởi lực F = 10 N hướng theo phương ngang.
a) Tính công của lực F trong thời gian t = 2 phút.
b) Tìm độ lớn công của lực ma sát trong thời gian đó.

2) Một khối gỗ hình trụ có diện tích đáy là S = 40 cm 2, chiều cao h = 20 cm có khối lượng
riêng D = 800 kg/m3 thả vào nước có khối lượng riêng là D0 = 1000 kg/m3. Trục của khối gỗ
thẳng đứng.
a) Tìm độ sâu của khối gỗ ngập trong nước.
b) Dùng một lực kéo khối gỗ theo phương thẳng đứng lên trên từ vị trí cân bằng sao cho
khối gỗ chuyển động chậm và đều lên trên. Biết rằng trong lúc khối gỗ vẫn chưa ra khỏi
mặt nước thì lực kéo tăng đều theo quãng đường mà khối gỗ lên được. Tìm giá trị lớn nhất
và nhỏ nhất của lực kéo.
c) Tính công mà lực kéo thực hiện đến khi toàn bộ khối gỗ được nhấc ra ngoài không khí.
Video 23
1) Một người muốn đưa một cái vali nặng 50kg lên sàn một xe cách mặt đất 0,9 m. Nhờ vali
có bánh xe, nên người đó bắc một tấm ván nghiêng để kéo vali theo tấm ván lên xe. Tay
người đó chỉ có thể kéo một lực tối đa là F max = 150N và kéo theo phương song song với tấm
ván.
a) Tính công có ích.
b) Bỏ qua ma sát. Hỏi người đó cần dùng tấm ván dài ít nhất là bao nhiêu?

2) Một người thợ dùng ròng rọc cố định để nâng các vật có khối lượng m = 50 kg từ mặt đất
lên độ cao h = 16 m. Lực căng của dây khi kéo là 550 N.
a) Tính công có ích và công toàn phần khi mỗi vật được kéo lên.
b) Tính hiệu suất của ròng rọc.
c) Tính công hao phí khi kéo 10 vật lên.

Video 24
1) Người ta dùng một cơ cấu ròng rọc cố định để kéo một vật nặng từ đáy bể. Vật có thể
tích V = 1,2 m3 và có khối lượng m = 1800 kg (hình 1). Khối lượng riêng của nước là D =
1000 kg/m3.
F
a) Tìm khối lượng riêng của vật và lực đẩy Ác-si-mét tác
dụng lên vật.

b) Tìm lực cần thiết để nâng trực tiếp vật ở trong nước
thẳng đứng lên trên (nếu không dùng ròng rọc).
m
c) Khi dùng ròng rọc cần kéo dây với lực là F = 8000 N.
Tìm hiệu suất của ròng rọc.
Hình 1
2) Cho hệ cơ học như hình 2: Vật m = 10 kg treo vào
ròng rọc động và được kéo lên bởi lực F đặt vào đầu tự do A của dây.
F
a) Nếu điểm đặt A của lực F di chuyển lên trên 80 cm thì vật m di
chuyển lên trên bao nhiêu? A

b) Công của trọng lực và công của lực F khi đó có độ lớn như thế nào
nếu ròng rọc là lý tưởng? m

c) Thực tế hiệu suất của ròng rọc là 80%. Tính lực F.


Hình 3
Video 25
1) Một vật chịu tác dụng của lực kéo có độ lớn không đổi F = 2 N hướng theo phương
ngang. Trong thời gian t = 20 s thì vật đi được quãng đường là s = 1,8 m. Tính công của lực
F và công suất trung bình của lực trong thời gian nói trên.

2) Thang máy có khối lượng m = 580 kg được kéo từ hầm mỏ sâu h = 125m lên mặt đất
theo phương thẳng đứng bằng dây cáp do máy kéo thực hiện. Tốc độ của thang máy coi là
không đổi và bằng v = 2,5 m/s.

a. Tính công có ích của mỗi lần kéo thang máy lên.

b. Biết hiệu suất của máy là H = 80%. Tính công suất của máy.
Video 26
1) Một vật lăn từ đỉnh của mặt phẳng nghiêng xuống, biết thế năng của vật ở đỉnh mặt
phẳng nghiêng là 100J. Bỏ qua mọi sức cản. Tính động năng của vật tại chân mặt phẳng
nghiêng. Tính vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng nếu vật nặng 1kg.

2) Vật nặng m = 200g được thả rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao h = 20 m. Chọn
gốc tính thế năng tại mặt đất.
a. Tính cơ năng tại vị trí thả vật.
b. Tính động năng và vận tốc vật ngay trước khi chạm đất.
c. Tính độ cao tại đó thế năng bằng 3 lần động năng.

Video 27
1) Một chiếc xà đồng chất, tiết diện đều, khối lượng m = 20 kg và chiều dài l = 3 m gác hai
đầu lên hai bức tường cách nhau l = 3m. Một người có khối lượng M = 60 kg đứng cách
một đầu xà là x = 2m. Xác định lực tác dụng lên mỗi bức tường?

2) Hai quả cầu A, B có trọng lượng bằng nhau nhưng được làm bằng hai chất liệu khác
nhau được treo vào hai đầu của một đòn cân có khối lượng không đáng kể và có chiều dài
là L = 84cm. Lúc đầu đòn cân cân bằng. Khi nhúng chìm hoàn toàn cả hai quả cầu vào trong
nước thì thấy phải dịch chuyển điểm tựa một đoạn a = 6 cm về phía B để đòn cân cân bằng
trở lại. Tính trọng lượng riêng của quả cầu B biết trọng lượng riêng của quả cầu A và của
nước là dA = 3.104N/m3 và d0 = 104N/m.
Video 28
1) Hệ trong hình 1 cân bằng. Ròng rọc có bán kính R = 10 cm. Thanh thẳng AB đồng chất có
trọng lượng P được giữ nằm ngang nhờ lực F = 1 N hướng theo phương thẳng đứng lên
trên đặt vào đầu B cách trục quay O là OB = 30 cm, còn đầu dây buộc vào A cách O là OA =
10 cm. Vật m có trọng lượng 5 N và ròng rọc có trọng lượng là 1 N. Bỏ qua ma sát.
a) Tìm lực căng dây và trọng lượng P của thanh AB.
b) Tìm lực mà trục O tác dụng lên thanh AB.
O A
2) Một vật khối lượng М = 150 kg treo vào một
B
ròng rọc động và được kéo đều lên cao nhờ một
động cơ theo cơ cấu như hình 2. R = 2r. Bỏ qua khối
m
Hình 1
lượng của dây và các ròng rọc.
a) Vật được kéo lên cao h = 1 m. Tính công có Động cơ
B F
ích. R
b) Tìm lực căng dây tại các điểm A và C. Ròng
rọc kép
c) Nếu các ròng rọc là lý tưởng thì lực kéo F của
A C
động cơ bằng bao nhiêu?
d) Thực tế do có ma sát ở trục các ròng rọc là Ròng rọc
đáng kể nên hiệu suất của hệ ròng rọc chỉ bằng H động
= 80 %. Tìm lực kéo dây F của động cơ.

Hình 2
Video 29
1) Nhôm có khối lượng riêng là D = 8900 kg/m 3. Cho Cu =
64.
a) Tính khối lượng của mỗi nguyên tử đồng.
b) Trong 10 cm3 đồng có bao nhiêu nguyên tử đồng?

2) Giả thiết rằng các nguyên tử trong kim loại nhôm sắp
xếp đều đặn sao cho chúng nằm trên đỉnh của các hình
lập phương nối liền nhau (hình vẽ). Biết khối lượng riêng
là D = 8900 kg/m3. Cho Al = 27.

a) Tìm số nguyên tử nhôm có trong V = 1m3 nhôm.

b) Tìm khoảng cách giữa hai nguyên tử nhôm cạnh nhau.


Video 30
1) Trong một bình cách nhiệt chứa m1 = 500 g nước ở nhiệt độ t1 = 130C. Thả một miếng
kim loại có khối lượng m2 = 400 g đã được nung nóng tới t 2 = 1000C. Nhiệt độ khi ổn định
(cân bằng) là t3 = 200C. Cho nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/(kg.K).
a) Nhiệt năng của nước tăng hay giảm? Tính độ thay đổi nhiệt năng của nước trong bình.
b) Nhiệt năng của miếng kim loại tăng hay giảm?
c) Cho biết rằng độ thay đổi nhiệt năng của nước bằng độ thay đổi nhiệt năng của miếng
kim loại. Tính nhiệt dung riêng của kim loại.

2) Một hợp kim đồng và nhôm có khối lượng riêng là D = 5000 kg/m 3. Cho biết khối lượng
riêng của đồng là D1 = 8900 kg/m3, của nhôm là D2 = 2700 kg/m3.
a) Tính thành phần phần trăm (%) của nhôm trong hợp kim.
b) Cho nhiệt dung riêng của đồng là c1 = 380 J/(kg.K), của nhôm là c2 = 880 J/(kg.K). Tìm
nhiệt dung riêng của hợp kim đồng và nhôm nói trên.

Video 31

1) Bỏ vào nhiệt lượng kế chứa m1 = 500g nước ở nhiệt độ t1 = 130C một miếng kim
loại có khối lượng m2 = 400g đã được nung nóng tới t 2 = 1000C. Nhiệt độ khi có cân
bằng nhiệt là tCB = 200C. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng nhiệt lượng kế và không khí,
lấy nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/(kg.K). Tính nhiệt dung riêng của kim
loại.

2) Có 3 bình cách nhiệt chứa các chất lỏng: bình thứ nhất chứa m 1 = 0,5 kg nước ở
nhiệt độ t1 = 800C, bình thứ hai chứa m2 = 3 kg rượu ở t2 = 200C, bình thứ ba chứa m3
= 2 kg rượu ở t3 = 400C. Đổ lẫn chất lỏng ở 3 bình vào nhau. Bỏ qua hao phí nhiệt.
Tìm nhiệt độ chất lỏng khi cân bằng nhiệt. Biết nhiệt dung riêng của nước là c 1 =
4200 J/(kg.K), của rượu là c2 = 2500 J/(kg.K)

Video 32
1) Một bình nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m 1 = 200g chứa m2 = 400g nước ở
nhiệt độ t1 = 20oC. Đổ thêm vào bình một khối lượng nước m ở nhiệt độ t 2 = 5oC. Khi cân
bằng nhiệt thì nhiệt độ nước trong bình là t = 10 oC. Tìm m. Cho biết nhiệt dung riêng của
nhôm là c1 = 880J/(kg.K), của nước là c2 = 4200J/(kg.K).

2) Người ta đổ một lượng nước sôi vào một thùng đã chứa nước nguội ở nhiệt độ phòng là
250C thì thấy khi cân bằng nhiệt độ của nước trong thùng là 70 0C. Nếu chỉ đổ lượng nước
sôi trên vào thùng này nhưng ban đầu trong thùng không chứa gì thì nhiệt độ của nước khi
cân bằng là bao nhiêu ? Biết rằng lượng nước sôi gấp hai lần lượng nước nguội. Coi nước
có trao đổi nhiệt với thùng chứa nhưng không mất mát ra bên ngoài.
Video 33
1) Tính nhiệt lượng mà m = 500 g nước tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ t 1 = 75 0C xuống t2 = 20 0C,
biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/(kg.K).
Phải đốt bao nhiêu xăng để cũng có nhiệt lượng tỏa ra như thế biết rằng năng suất tỏa
nhiệt của xăng là q = 4,5.107 J/kg.

2) Ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng m 1 = 300 g đựng m2 = 1 kg nước có nhiệt độ
ban đầu là t1 = 150C. Đun trên bếp ga sau thời gian T = 8 phút thì nước sôi. Hiệu suất của
bếp ga là H = 60%. Hỏi mỗi giây bếp ga tỏa nhiệt lượng là bao nhiêu, biết nhiệt dung riêng
của nhôm là c1 = 880 J/(kg.K), của nước là c2 = 4200 J/(kg.K).
Video 34
1) Một cái ấm tích trong giỏ cách nhiệt, chứa một ít nước ở nhiệt độ 20 0C. Rót thêm vào
ấm 0,2 lít nước sôi, rồi lắc cho ấm nóng đều, thì nhiệt độ của nước là 40 0C. Hỏi để nhiệt độ
của nước trong ấm tích là 500C, cần phải rót thêm bao nhiêu nước sôi nữa ?

2) Người ta thả một miếng hợp kim nhôm và sắt có khối lượng M = 900 g ở nhiệt độ t 1 =
2000C vào trong một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng m 1 = 200 g chứa V = 2 l nước
ở t2 = 300C thì thấy khi cân bằng nhiệt độ của hỗn hợp là t 3 = 400C. Tính khối lượng nhôm
và sắt có trong miếng hợp kim trên. Biết nhiệt dung riêng của nhôm, sắt, đồng và nước lần
lượt là c1 = 880 J/(kg.K), c2 = 460 J/(kg.K), c3 = 380 J/(kg.K) và c4 = 4200 J/(kg.K). KLR của
nước là D = 1000 kg/m3. Bỏ qua sự bay hơi của nước và sự mất mát nhiệt ra môi trường
xung quanh. (Ams 2011)

Video 35
1) Một xe máy đi trong thời gian t = 3h tiêu tốn V = 2 lít xăng và đi được quãng đường là s
= 108 km. Hiệu suất của động cơ là H = 25%. Biết năng suất tỏa nhiệt của xăng là q=
4,5.107J/kg và khối lượng riêng của xăng là D = 800kg/m3.
a) Tính tốc độ của xe máy.
b) Tính nhiệt lượng do lượng xăng tiêu thụ tỏa ra trong thời gian xe chạy.
c) Tính công có ích của động cơ xe máy.
d) Tính công suất của động cơ xe máy.
e) Tính lực kéo của động cơ xe máy.
2) Một máy bơm dầu hút nước từ giếng lên bể. Trong thời gian là t = 90 phút máy bơm
đầy bể nước có thể tích V = 5,4 m 3. Độ cao của bể so với giếng là h = 5 m. Khối lượng riêng
của nước là D0 = 1000 kg/m3. Hiệu suất của máy bơm là H = 25%. Năng suất tỏa nhiệt của
dầu là q = 4,4.107 J/kg.

a) Tìm khối lượng nước đã bơm và công có ích mà máy bơm đã thực hiện.

b) Tính khối lượng dầu máy bơm đã tiêu thụ.


c) Tính tốc độ nước phun ra khỏi vòi vào bể nếu ống có tiết diện S = 3,2 cm 2.

Video 36
1) Cho ba bình nhiệt lượng kế. Trong mỗi bình chứa cùng một lượng nước như nhau và
bằng m = 1kg. Bình 1 chứa nước ở nhiệt độ t1 = 400C, bình 2 ở t2 = 350C còn nhiệt độ ở bình
3 là t3 = 360C. Lần lượt đổ khối lượng nước m = 0, 25 kg từ bình 1 sang bình 2, sau đó m
từ bình 2 sang bình 3, và cuối cùng m từ bình 3 trở lại bình 1.

a) Tìm nhiệt độ nước ở mỗi bình khi cân bằng nhiệt.

b) Cuối cùng đổ nước ở cả 3 bình vào nhau thì nhiệt độ cân bằng là bao nhiêu?

2) Trong hai bình cách nhiệt A và B chứa các lượng nước m A và mB. Nhiệt độ nước ban đầu
ở bình A là tA = 200C. Khi đổ một nửa nước ở bình A vào bình B thì nhiệt độ cân bằng ở
bình B là t1B = 500C. Đổ toàn bộ nước từ bình A vào bình B thì nhiệt độ cân bằng ở bình B
là t2B = 400C.

a) Tìm nhiệt độ nước ban đầu tB ở bình B.

b) Tìm tỷ số mA/mB.

Video 37
1) Một bình hình trụ chứa nước ở nhiệt độ t 1 = 200C. Mực nước trong bình là h = 15 cm.
Diện tích đáy là S = 100 cm2. Khối lượng riêng của nước là D0 = 1 g/cm3.

a) Tìm khối lượng nước trong bình.

b) Thả vào bình một quả cầu rỗng bằng nhôm có nhiệt độ ban đầu là t 2 = 900C thì nó nổi
trên mặt nước và mực nước trong bình dâng lên là ∆h = 2 cm. Tìm khối lượng m 2 của quả
cầu.

c) Tìm nhiệt độ nước cân bằng trong bình. Biết rằng nhiệt dung riêng của nước và của
nhôm lần lượt là c1 = 4200 J/(kg.K) và c2 = 880 J/(kg.K).

2) Một bình hình trụ có chiều cao h 1 = 20 cm, diện tích đáy trong là S 1 = 100 cm2 đặt trên
mặt bàn ngang. Đổ vào bình 1 lít nước ở nhiệt độ t 1 = 80 0C. Sau đó, thả vào bình một khối
trụ đồng chất có diện tích đáy là S 2 = 60 cm2, chiều cao là h2 = 25 cm có khối lượng m 2 = 0,9
kg và nhiệt độ là t2. Nhiệt độ nước trong bình khi cân bằng nhiệt là t = 65 0C. Bỏ qua sự nở
vì nhiệt, sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh và với bình. Biết khối lượng riêng
của nước là D = 1000 kg/m3, nhiệt dung riêng của nước là c1 = 4200 J/(kg.K), của chất làm
khối trụ là c2 = 2000 J/(kg.K). (TH2006)

1) Tìm t2. Chứng tỏ rằng khối trụ không làm nước trào ra khỏi bình.

2) Khi cân bằng thì đáy dưới của khối trụ song song và cách đáy trong của bình bao
nhiêu?
Video 38
1) Trong một bình nhiệt lượng kế có chứa một khối lượng nước m 1 ở nhiệt độ t1 = 500C.
Thả vào bình một viên nước đá khối lượng m 2 = 200 g có nhiệt độ là t 2 = 00C. Khi cân bằng
nhiệt thì nhiệt độ trong bình là t3 = 100C. Cho nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 3,35.10 5
J/kg, nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/(kg.K). Bỏ qua trao đổi nhiệt với bình và môi
trường.

a) Tìm nhiệt lượng thu vào để nước đá tan hết thành nước ở 00C.

b) Tìm nhiệt lượng thu vào để chỗ nước đá tan thành nước đó tăng nhiệt độ lên đến t 3.

c) Tìm m1.

2) Trong một bình cách nhiệt chứa m 1 = 2 kg nước ở nhiệt độ là t 1 = 800C. Thả vào bình
một viên nước đá có khối lượng m2 = 100 g ở nhiệt độ là t2 = – 200C thì nó bị tan hết.

a) Tìm nhiệt độ nước trong bình khi cân bằng nhiệt.

b) Phải thả tiếp thêm vào bình tối thiểu bao nhiêu nước đá ở nhiệt độ là t 2 = – 200C thì
nước đá sẽ không tan hết.

Nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 3,35.10 5 J/kg, nhiệt dung riêng của nước và nước đá
lần lượt là c1 = 4200 J/(kg.K) và c2 = 2100 J/(kg.K). Bỏ qua trao đổi nhiệt với bình và môi
trường.

Video 39
1) Trong một bình A cách nhiệt có chứa m 1 = 1,5 kg nước ở nhiệt độ t 1 = 60 0C. Trong cốc B
có một viên nước đá khối lượng m2 = 0,5 kg ở nhiệt độ t2 = 00C.
a) Khi nước trong bình A giảm về 00C thì nó tỏa ra nhiệt lượng là bao nhiêu?
b) Viên nước đá trong cốc B tan hết thành nước ở 00C thì nó thu bao nhiêu nhiệt lượng?
c) Nếu ban đầu thả viên nước đá ở cốc B vào bình A thì nhiệt độ trong bình khi cân bằng
nhiệt là bao nhiêu?

2) Một bình nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m 1 = 200g chứa m2 = 400g nước ở
nhiệt độ t1 = 20oC.

1. Đổ thêm vào bình một khối lượng nước m ở nhiệt độ t 2 = 5oC. Khi cân bằng nhiệt thì
nhiệt độ nước trong bình là t = 10 oC. Tìm m.

2. Sau đó thả vào bình một khối nước đá có khối lượng là m 3 ở nhiệt độ t3 = – 5oC. Khi cân
bằng nhiệt thì thấy trong bình còn lại 100g nước đá. Tìm m3.

Video 40
1) Một cái cốc bằng nhôm rất mỏng, khối lượng không đáng kể, chứa M = 200g nước ở
nhiệt độ phòng t0 = 30oC. Thả vào cốc một miếng nước đá nặng m1 = 50g có nhiệt độ t1 = –
10oC. Vài phút sau, khi đá tan hết thì nước trong cốc có nhiệt độ t 2 = 10oC, đồng thời có nước
bám ở mặt ngoài của cốc.
a) Tính nhiệt lượng thu vào khi miếng nước đá tăng nhiệt độ rồi nóng chảy hết thành nước
và tăng tiếp lên đến nhiệt độ t2.
b) Tính nhiệt lượng tỏa ra khi M = 200 g nước giảm từ nhiệt độ phòng t 0 đến nhiệt độ t2. So
sánh nhiệt lượng tỏa ra này với nhiệt lượng thu vào tính được ở phần a.
c) Nước bám vào thành cốc là do hơi nước trong không khí ngưng tụ. Coi rằng tổng nhiệt
lượng tỏa ra khi hơi nước ngưng tụ và nhiệt lượng tính được ở phần b bằng nhiệt lượng
thu vào ở phần a. Tính khối lượng nước ngưng tụ.

Biết: Nhiệt nóng chảy (riêng) của nước đá là  = 330 kJ/kg ; nhiệt dung riêng của nước và
của nước đá lần lượt là c0 = 4,2kJ/(kg.K) vfà c1 = 2,1 kJ/(kg.K). Nhiệt hóa hơi (riêng) của
nước ở 30oC là L = 2430 kJ.

2) Một nhiệt lượng kế (NLK) bằng nhôm có khối lượng m = 300 g. Bỏ vào đó một cục nước
đá khối lượng m1 = 420 g. Nhiệt độ của NLK và cục nước đá là t 1 = – 15 0C. Sau đó người ta
cho đi qua NLK một luồng hơi nước ở 100 0C. Khi đạt tới cân bằng nhiệt thì nhiệt độ trong
bình là tCB = 250C.
a) Tìm nhiệt lượng thu vào của NLK và của nước đá.
b) Tìm khối lượng hơi nước.

Biết: Nhiệt dung riêng của nhôm là c = 880 J/(kg.K), của nước đá là c1 = 2100 J/(kg.K), của
nước là c2 = 4200 J/(kg.K), nhiệt nóng chảy (riêng) của nước đá là λ = 3,35.105 J/kg, nhiệt
hóa hơi (riêng) của nước là L = 2,3.106 J/kg.

You might also like