You are on page 1of 2

PHẦN 1: CƠ HỌC

Chuyên đề 1: CHUYỂN ĐỘNG


Dạng 3: BÀI TOÁN DỰ ĐỊNH VÀ THỰC TẾ
A/ LÝ THUYẾT
Nội dung bài toán : Một người dự định đi từ A đến B với vận tốc là v và thời gian dự định là t.
Tuy nhiên thực tế có sự thay đổi vận tốc nên thời gian đến B có thể sơm hơn hoặc muộn hơn so
với dự định
B/ PHƯƠNG PHÁP
- Cách 1 : Sử dụng phương trình thời gian
+ Bước 1 : Tính thời gian dự định : t
+ Bước 2 : Tính thời gian thực tế đã đi là t’
+ Bước 3 : Thiết lập phương trình giữa t và t’ rồi tính ra kết quả.
- Cách 2 : Sử dụng phương trình quãng đường
Quãng đường dự định đi và quãng đường thực tế đi thông thường bằng nhau nên ta cũng
thiết lập được phương trình quãng đường : S = S’ =>KQ
C/ BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1: Một người dự định đi xe đạp từ A đến B với v=12 km/h. Nếu người đó đi với vận tốc v’
= 10km/h thì sẽ đến B muộn hơn dự định là 15 phút
a.Tìm quãng đường AB và thời gian dự định .
b.Sau khi đi được một đoạn đường S1 với vận tốc v’. Để muốn đến đúng thời gian như dự định
người đó chuyển sang đi với vận tốc v2 = 15km/h trên đoạn đường còn lại. Tính S1.
Bài 2 : Một chiếc xe phải đi từ địa điểm A đến địa điểm B trong khoảng thời gian quy định là t.
Nếu xe chuyển động từ A đến B, với vận tốc v1= 48km/h thì xe sẽ đến B sớm hơn 18 phút so
với qui định. Nếu chuyển động từ A đến B với vận tốc v2 = 12km/h xe sẽ đến B chậm hơn 27
phút so với thời gian qui định.
a. Tìm chiều dài quãng đường AB và thời gian qui định t.( sAB =12km và t =0,55h)
b. Để chuyển động từ A đến B đúng thời gian qui định t. Xe chuyển động từ A đến C ( trên AB)
với vận tốc v1 = 48 km/h rồi tiếp tục chuyển động từ C đến B với vận tốc v2 = 12km/h. Tính
chiều dài quảng đường AC.( 7,2km)
Bài 3: Một người dự định đi bộ một quãng đường với vận tốc không đổi 5km/h. Khi đi được
một nửa quãng đường thì người đó đi nhờ được xe đạp với vận tốc không đổi 12km/h nên đến
sớm hơn so với dự định là 28phút. Hỏi nếu người ấy đi bộ hết cả quãng đường thì phải mất thời
gian bao nhiêu (1,6h)
Bài 4: Một người đi xe máy từ tỉnh A đến tỉnh B. Nếu đi với vận tốc 30km/giờ thì sẽ đến sớm 1
giờ so với thời gian dự định.Nếu đi với vận tốc 20km/giờ thì đến muộn 1 giờ so với thời gian dự
định.Hỏi quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B dài ? km (120km)
Bài 5: Một học sinh đi từ nhà đến trường, sau khi đi được 1/4 quãng đường thì chợt nhớ mình
quên một quyển sách nên vội trở về và đi ngay đến trường thì trễ mất 15 phút.
a) Tính vận tốc chuyển động của em học sinh, biết quãng đường từ nhà tới trường là s = 6 km.
Bỏ qua thời gian lên xuống xe khi về nhà.( 12 km/h)
b) Để đến trường đúng thời gian dự định thì khi quay về và đi lần 2 em phải đi với vận tốc bao
nhiêu?( 20km/h)
Bài 6 : Một xe máy dự định đi từ A đến B trong thời gian chưa biết. Nếu xe chạy mỗi h nhanh
hơn 5km thì đến sớm hơn dự định 2h, nếu xe chạy mỗi h chậm 5km thì đến chậm hơn 4h. Tính
quãng đường AB (120km)
Bài 7 :Một người đi ô tô từ Hà Nội đến Nam định với tốc độ v1 = 80km/h. Trên đường đi do có
thời gian bị mưa nên tốc độ của ô tô lúc đó chỉ là v2 = 60km/h. Khi trời tạnh thì ô tô lại đi với
tốc độ v1 do đó thời gian về Nam Định chậm 10 phút so với dự định. Thời gian mưa là bao lâu?
Bài 8: Lúc 7 giờ Nam rời nhà đi xe đạp đến trường cách nhà 5 km thì mẹ Nam cũng bắt đầu đi
bộ đến cơ quan. Nam đến cổng trường lúc 7 giờ 15 phút. Do quên lấy chữ ký vào sổ liên lạc nên
Nam phải quay trở về. Trên đường về Nam gặp mẹ đang đi đến cơ quan, xin vội chữ ký rồi đạp
xe đến trường thì bị muộn 5 phút. Giờ vào học là 7 giờ 30 phút. Cho tốc độ đạp xe của Nam và
tốc độ của mẹ không đổi. Tìm tốc độ của mỗi người. Bỏ qua thời gian quay xe và dừng lại xin
chữ ký.
ĐS: v1 = 20 km/h, v2 = 4 km/h.
Bài 9 : Ông Minh định đi xe máy từ nhà đến cơ quan, nhưng xe không nổ được máy nên đành
đi bộ. Ở nhà, con ông sửa được xe liền lấy xe đuổi theo để đèo ông đi tiếp. Nhờ đó thời gian
tổng cộng để ông đến cơ quan chỉ bằng nửa thời gian nếu ông phải đi bộ suốt quãng đường,
nhưng gấp đôi thời gian nếu ông đi xe máy ngay từ nhà. Hỏi ông đã đi bộ được quãng đường
bằng bao nhiêu thì con ông đuổi kịp? Biết chiều dài quãng đường từ nhà ông Minh đến cơ quan
là S = 6km. Coi vận tốc khi đi xe máy và đi bộ là không đổi bỏ qua thời gian lên xuống xe.
(2km)
Bài 10: Ông Bình đi xe máy từ nhà đến cơ quan, nhưng xe không nổ được máy, nên đành đi bộ.
Ở nhà, con ông sửa được xe, liền lấy xe để đèo ông đi tiếp.Nhờ đó, thời gian tổng cộng để ông
đến cơ quan chỉ bằng một nửa nếu ông đi bộ suốt quãng đường, nhưng cũng vẫn gấp ba nếu
ông đi xe máy ngay từ nhà. Hỏi ông phải đi bộ mấy phần quãng đường thì con ông đuổi kịp.
(2/5)
HẾT

You might also like