You are on page 1of 1

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2014-2015

ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC


ĐỀ CHÍNH THỨC (Dành cho học sinh THPT không chuyên)
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố : H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl =
35,5; P = 31; Ca = 40; Cr = 52, Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag=108; I = 127; Ba = 137.
Câu 1. (2,0 điểm).
1. Cho các chất rắn màu trắng sau: NH 4Cl, BaCO3, K2CO3, NH4NO2, (NH4)3PO4 đựng trong các lọ riêng biệt mất
nhãn. Nhận biết chúng bằng một thuốc thử.
2. Khí (A) không màu có mùi đặc trưng, khi cháy trong khí oxi tạo nên khí (B) không màu, không mùi. Khí (B) có
thể tác dụng với liti kim loại ở nhiệt độ thường tạo ra chất rắn (C). Hoà tan chất rắn (C) vào nước được khí (A). Khí
(A) tác dụng axit mạnh (D) tạo ra muối (E). Dung dịch muối (E) không tạo kết tủa với bari clorua và bạc nitrat.
Nung muối (E) trong bình kín sau đó làm lạnh bình thu được khí (F) và chất lỏng (G). Xác định các chất (A), (B),
(C), (D), (E), (F), (G) và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
Câu 2. (2,5 điểm).
1. Viết phương trình dạng ion trong các thí nghiệm sau (các phản ứng xảy ra hoàn toàn):
a) Đun nóng dung dịch NaHCO3, để nguội rồi đem tác dụng lần lượt với dung dịch Ba(NO 3)2, AlCl3.
b) Dung dịch Na2S dư tác dụng lần lượt với dung dịch MgCl 2, FeCl3.
2. Cho hỗn hợp rắn (A) gồm các chất CaCO3, MgCO3, Na2CO3, K2CO3 trong đó Na2CO3 và K2CO3 lần lượt chiếm a
% và b% theo khối lượng của (A). Nung (A) một thời gian thu được chất rắn (B) có khối lượng bằng 80% khối
lượng của (A) trước khi nung, để hòa tan vừa hết 10g (B) cần 150ml dung dịch HCl 2M. Nung (A) đến khối lượng
không đổi thu được chất rắn (C). Viết toàn bộ các phản ứng đã xảy ra và lập biểu thức tính phần trăm khối lượng
của (C) so với (A) theo a và b.
Câu 3. (1,0 điểm).
Cho 3,9 gam hỗn hợp M gồm hai kim loại X, Y có hoá trị không đổi lần lượt là II và III vào dung dịch H 2SO4 loãng
(dư), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A và 4,48 lít khí H 2 (đktc).
1. Tính khối lượng muối trong A.
2. Cho 3,9 gam hỗn hợp M tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch HNO 3 1M, sau phản ứng thu được 0,84 lít khí B duy
nhất (đktc) và dung dịch C. Cô cạn cẩn thận dung dịch C được 29,7 gam muối khan. Tìm công thức phân tử của B
và tính giá trị của V?
Câu 4. (2,0 điểm)
1. Cho 3 chất hữu cơ X, Y, Z (chứa C, H, O) đều có khối lượng mol bằng 82. Cho 1 mol mỗi chất X hoặc Y hoặc Z
tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 thấy: X và Z đều phản ứng với 3 mol AgNO 3; Y phản ứng với 4
mol AgNO3. Xác định công thức cấu tạo của X, Y, Z. Biết X, Y, Z có mạch C không phân nhánh; X và Y là đồng
phân của nhau. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
2. Chia hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức X và Y (phân tử khối của X nhỏ hơn của Y) là đồng đẳng kế tiếp thành hai
phần bằng nhau:
- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 16,8 lít CO2 (đktc) và 18,9 gam H2O.
- Đun nóng phần 2 với H 2 SO 4 đặc ở 140oC tạo thành 3,75 gam hỗn hợp ba ete. Hoá hơi hoàn toàn hỗn hợp ba
ete trên, thu được thể tích hơi bằng thể tích của 1,26 gam N2 (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).
Tính hiệu suất phản ứng tạo ete của X, Y ?
Câu 5. (2,5 điểm)
1. Xác định công thức cấu tạo các chất và hoàn thành sơ đồ các chuyển hóa sau:

2. Đốt cháy hoàn toàn 0,047 mol hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon mạch hở rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào
2 lít dung dịch Ca(OH) 2 0,0555M được kết tủa và dung dịch M. Lượng dung dịch M nặng hơn dung dịch Ca(OH) 2
ban đầu là 3,108 gam. Cho dung dịch Ba(OH) 2 dư vào dung dịch M thấy có kết tủa lần 2 xuất hiện. Tổng khối lượng
kết tủa hai lần là 20,95 gam. Cùng lượng hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với 1 lít dung dịch Br 2 0,09M. Xác định
công thức phân tử, công thức cấu tạo của các hiđrocacbon? Biết có 2 chất có cùng số nguyên tử cacbon, phân tử
khối các chất trong X đều bé hơn 100 và lượng hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch AgNO 3 0,2M
trong NH3 được 3,18 gam 1 kết tủa.
.....................................Hết.........................

You might also like