You are on page 1of 7

HƯỚNG DẪN VIẾT ĐỀ ÁN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

I. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG

1. Mục tiêu
Đề án môn học nhằm tạo cơ hội cho sinh viên nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề lý
thuyết liên quan đến quản lý nguồn nhân lực và / hoặc để điều tra các thực tiễn quản lý nguồn
nhân lực trong doanh nghiệp.
2. Nội dung
Sinh viên có thể chọn viết về các vấn đề thực tế hoặc lý thuyết liên quan đến nguồn nhân
lực hoạt động quản lý trong các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp
tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài…)
Sinh viên có thể chọn một trong các chủ đề sau:
- Phân tích công việc
- Quản lý nhân tài
- Tuyển chọn và tuyển chọn nguồn nhân lực
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Phát triển nguồn nhân lực dựa trên năng lực
- Quản lý năng lực
- Quản lý lương thưởng
- Hệ thống quản lý hiệu suất
- Quan hệ lao động: cải thiện sự gắn bó của nhân viên, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
nhân viên, các yếu tố ảnh hưởng đến động lực của nhân viên
- Các chủ đề khác
3. Cấu trúc của bài luận:
Bài luận bao gồm các phần sau:
- Giới thiệu
- Kết quả và thảo luận (phần chính)
- Kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Các phụ lục (nếu có)
Nội dung dự kiến của từng phần:
- Phần mở đầu: phần mở đầu cần làm rõ và bao gồm các điểm sau: cơ sở lý luận của
nghiên cứu, Mục tiêu nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, chủ đề của đề
án
- Phần Kết quả và thảo luận:
+ Nếu viết về thực hành HRM của một công ty cụ thể, phần này cần trình bày về lý thuyết sơ bộ
của chủ đề, bối cảnh của tổ chức, chi tiết sự thực hành nội dung QTNL trong tổ chức và phân
tích chuyên sâu.
+ Nếu viết về các vấn đề lý thuyết liên quan đến QTNL, cần làm rõ các nội dung lý thuyết liên
quan đến nội dung nghiên cứu
- Kết luận: Phần kết luận cần nêu được những điểm chính hoặc quan trọng hoặc những vấn đề rút
ra

QUY ĐỊNH CÁCH TRÌNH BÀY

1. Hệ soạn thảo và định dạng trang văn bản


Sử dụng phông chữ Times New Roman cỡ 13 của hệ soạn thảo Ms.Winword, được in
trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297 mm), dày không quá 25 trang
Báo cáo phải tuân thủ các quy chuẩn về định dạng trang văn bản và trình bày như sau:
Định dạng trang văn bản
- Trang văn bản: Khổ A4 cỡ 210mm x 297mm
- Lề trên: 20mm
- Lề dưới: 30mm
- Lề trái: 20mm
- Lề phải: 20mm
- Dãn dòng: 1,35 – 1,5 lines
Định dạng đoạn văn thường
- Phông chữ: Times New Roman
- Cỡ chữ: 13
- Kiểu chữ: thường
- Dãn dòng: 1.5 dòng
- Đầu dòng thứ nhất: lùi vào 12.7mm
- Căn lề: đều hai bên lề
Định dạng tên chương và các tiểu mục
Tên chương:
- Phông chữ: Times New Roman
- Cỡ chữ: 14
- Kiểu chữ: in hoa, nét đậm
- Dãn dòng: 1.5 dòng
- Căn lề: trái
- Có đánh số theo quy định
Tiểu mục cấp 1:
- Phông chữ: Times New Roman
- Cỡ chữ: 13
- Kiểu chữ: in thường, nét đậm
- Dãn dòng: 1.5 dòng
- Căn lề: trái
- Có đánh số theo quy định
Tiểu mục cấp 2:
- Phông chữ: Times New Roman
- Cỡ chữ: 13
- Kiểu chữ: in thường, nét đậm, nghiêng
- Dãn dòng: 1.5 dòng
- Căn lề: trái
- Có đánh số theo quy định
Tiểu mục cấp 3:
- Phông chữ: Times New Roman
- Cỡ chữ: 13
- Kiểu chữ: in thường
- Dãn dòng: 1.5 dòng
- Căn lề: trái
- Có đánh số theo quy định
Tên bảng, biểu, hình, sơ đồ:
- Vị trí: phía trên các bảng, biểu hoặc phía dưới các hình, sơ đồ
- Phông chữ: Times New Roman
- Cỡ chữ: 13
- Kiểu chữ: in thường, nét đậm
- Dãn dòng: 1.5 dòng
- Căn lề: trái
- Có đánh số theo quy định sau các chữ Bảng, Biểu, Hình và Sơ đồ ở phần tên
2. Cách viết tắt
- Không lạm dụng việc viết tắt. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử
dụng nhiều lần trong luận án.
- Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất
hiện trong BÁO CÁO.
- Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức... thì được viết tắt sau lần
thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn.
- Nếu có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự
ABC) ở phần đầu luận án.
3. Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn
3.1 Hướng dẫn trình bày trích dẫn trong bài
• Trích dẫn trong bài báo (in-text reference) cần bao gồm các thông tin sau:
- Họ tên tác giả hoặc tên tổ chức xuất bản tài liệu;
- Năm xuất bản tài liệu;
- Số trang của nội dung được trích dẫn (đối với trích dẫn nguyên văn).
• Có 2 cách trình bày trích dẫn trong bài báo:
- Trích dẫn nguyên văn: sao chép chính xác từ ngữ, câu, đoạn văn mà tác giả dùng. Câu trích
dẫn nguyên văn phải được để trong dấu “ ” (dấu ngoặc kép) và bắt buộc phải ghi cả số trang của
nguồn được trích. Ví dụ: Nguyễn Văn A (2009, 19) nêu rõ “yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất
đến sản lượng nền kinh tế quốc dân”.
- Trích dẫn diễn giải: diễn giải câu chữ của tác giả khác bằng câu chữ của mình, sử dụng từ ngữ
khác mà không làm khác đi nghĩa nguyên gốc. Khi trích dẫu kiểu diễn giải thì không bắt buộc
phải ghi số trang. Ví dụ: Yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản lượng nền kinh tế quốc dân
(Nguyễn Văn A, 2009). Hoặc: Nguyễn Văn A (2009) cho rằng yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất
đến sản lượng nền kinh tế quốc dân.
• Tên tác giả được trình bày như sau:
- Tác giả người Việt được viết đầy đủ cả họ và tên. Ví dụ: Nguyễn Văn A (2009);
- Tác giả người nước ngoài chỉ cần viết Họ. Ví dụ: Kotler (2010) [chú ý: Kotler là họ của tác
giả];
- Trường hợp có hai tác giả thì viết tên cả hai theo quy chuẩn trên, giữa hai tên dùng ký hiệu
“&”. Ví dụ: Nguyễn Văn A & Nguyễn Văn B (2009), hoặc Kotler & Smith (2010);
- Trường hợp có ba tác giả trở lên thì viết tên tác giả đầu tiên theo quy chuẩn trên và thêm “&
cộng sự”. Ví dụ: Nguyễn Văn A & cộng sự (2009), hoặc Kotler & cộng sự (2010).
• Trường hợp đặc biệt: Nếu tác giả người Việt xuất bản tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì trình
bày trích dẫn theo đúng tên ghi trên tài liệu. Ví dụ: tác giả Nguyễn Văn A xuất bản bài báo tiếng
Anh, trên bài ghi tên là Nguyen, V.A. thì trong bài trích Nguyen, V.A. (2009).
* Chú ý: Một khi đã trích dẫn nguồn tài liệu trong bài báo thì các tài liệu này cũng phải được liệt
kê trong Danh mục tài liệu tham khảo (references).

3.2 hướng dẫn trình bày danh mục tài liệu tham khảo
Trình bày theo hướng dẫn sau:
http://ktpt.neu.edu.vn/Uploads/documents/Trinh%20bay%20trich%20dan%20va%20TLTK.pdf
MẪU ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ
TÊN ĐỀ TÀI: TẠO ĐỘNG LỰC TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ SƠN BÌNH

LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TẠO ĐỘNG LỰC TRONG DOANH
NGHIỆP
1. Những khái niệm liên quan
1.1 Động cơ và động lực
1.2 Tạo động lực
2. Một số học thuyết về tạo động lực
3.1 Học thuyết nhu cầu của Maslow
3.2 Học thuyết kỳ vọng (Victor Vroom)
3.3 Học thuyết công bằng (J.Stacy Adam)
3.4 Sự vận dụng các học thuyết tạo động lực
3. Các phương pháp tạo động lực
4.1 Tạo động lực thông qua các kích thích vật chất
4.1.1 Tiền công, tiền lương
4.1.2 Tiền thưởng, phần thưởng
4.1.2 Phúc lợi
4.2 Tạo động lực thông qua các kích thích tinh thần
4.2.1 Điều kiện làm việc
4.2.2 Bản thân công việc, đánh giá sự thực hiện công việc.
4.2.3 Các kích thích khác
5. Sự cần thiết phải nghiên cứu hoạt động tạo động lực trong lao động ở doanh nghiệp
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠO ĐỘNG LỰC TẠI CÔNG
TY XĂNG DẦU HÀ SƠN BÌNH
1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình
1.1. Qúa trình hình thành và phát triển
1.2. Kết quả sản xuất kinh doanh
1.3. Cơ cầu tổ chức
1.4 Đặc điểm nguồn nhân lực
2. Thực trạng họat động tạo động lực tại Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình
2.1 Khái quát về động lực làm việc của người lao động tại Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình
2.2 Hoạt động đánh giá thực hiện công việc
2.2.1 Mô tả hoạt động đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình
2.2.2 Tác động của hoạt động đánh giá thực hiện công việc đến động lực làm việc của người lao
động tại Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình
2.3. Các hoạt động tạo động lực thông qua các kích thích vật chất
2.3.1 Chính sách lương
2.3.2 Chính sách khen thưởng, kỷ luật
2.3.3. Phúc lợi
2.4 Các hoạt động tạo động lực thông qua các kích thích tinh thần
2.4.1 Điều kiện làm việc
2.4.2 Bản thân công việc
2.4.3 Các kích thích khác
2.5 Đánh giá chung
2.5.1 Ưu nhược điểm
2.5.2 Nguyên nhân
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

You might also like