You are on page 1of 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ LỊCH SỬ 7

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)


1. Trình bày sự thành lập nhà Lý (trang 52-53/SGK).
2. Trình bày những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo thời
Trần (trang 63-64-65-66-67/SGK).
II. PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm)
1. Đánh giá những nét độc đáo của cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077).
Gợi ý:
- Thực hiện chiến thuật “tiến công trước để tự vệ”: chủ động tiến công địch, đẩy chúng vào
thế bị động.
- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.
- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân bộ.
- Sử dụng chiến thuật đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang, đồng thời khích lệ,
động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ “thần” Nam quốc sơn hà.
- Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang, Lý
Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.
- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, đề nghị “giảng hòa” để giữ quan hệ
bang giao với nước lớn và cũng hạn chế tổn thất của quân ta.
2. Đánh giá vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 –
1077).
Gợi ý:
- Lý Thường Kiệt là người trực tiếp chỉ huy, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống (1075 –
1077) giành thắng lợi, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
- Lý Thường Kiệt chủ trương: “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn
thế mạnh của giặc”, ông chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.
- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt để chặn
đường tiến công của địch.
- Ông sử dụng chiến thuật đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang, đồng thời
khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ “thần” Nam quốc sơn hà.
- Ông nắm bắt thời cơ, chủ động kết thúc cuộc chiến bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng,
đề nghị “giảng hòa” để giữ quan hệ bang giao với nước lớn và cũng hạn chế tổn thất của quân
ta.
3. Trình bày ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –
Nguyên (trang 73/SGK).
4. Chiến thắng của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên đã để lại
cho chúng ta bài học gì đối với công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Gợi ý:
- Kiên quyết giữ vững nền độc lập dân tộc, bờ cõi của đất nước.
- Tăng cường củng cố khối đoàn kết dân tộc.
- Dựa vào nhân dân để xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Quan tâm nhân dân, đưa ra các chính sách ổn định, phát triển đời sống của nhân dân…

You might also like