You are on page 1of 2

NGHỆ THUẬT KẾT HỢP ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT

TRẬN QUÂN SỰ, CHÍNH TRỊ, NGOẠI GIAO VÀ BINH VẬN

Trong chiến tranh , không chỉ đơn thuần là sử dụng sức mạnh quân đội, vũ khí,
chiến trường mà còn có sự tác động qua lại giữa các mặt trận như quân sự,
chính trị, ngoại giao, binh vận. Với mỗi cá nhân, nếu tư chiến tranh không hiểu
theo đúng nghĩa thì chiến tranh như một sự xâm lược, sử dụng sức mạnh to lớn
của quân đội để tiến hành xâm chiếm, vì thế tư tưởng đúng của chiến tranh là
cả một nghệ thuật về đường lối, chiến lược,..để giành thắng lợi mà đó chính là
nét điển hình trong nghệ thuật đánh giặc của dân tộc ta. Trong các lĩnh vực :

- Mặt trận quân sự : có tính quyết định trực tiếp và quan trọng để dẫn đến thắng
lợi của chiến tranh, đó là quá trình tổ chức và xây dựng quân đội, huy động lực
lượng, điều động quân ra trận, thực hành các phương thức tác chiến, các hình
thức và thủ đoạn chiến đấu nhằm tiêu diệt địch, tạo điều kiện, làm hậu thuẫn
cho các mặt trận khác và chịu trách nhiệm trực tiếp việc thành bại của cuộc
chiến tranh. Từ cuộc khởi nghĩa đầu tiên của dân tộc ( khởi nghĩa Hai Bà Trưng
năm 40 ) cho đến nay, dân tộc ta đã và luôn kế thừa, phát huy nghệ thuật đánh
giặc, không ngừng trau dồi nâng cao, phát triển qua mỗi thời kì. Mỗi thời đại
đều phát triển cách đánh giặc khác nhau như: “ tiên chế phát nhân” là nét đặc
sắc trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt , “song kiếm hợp bích” là nét đặc
sắc trong cách đánh của Trần Hưng Đạo,… Có thể khẳng định những thắng lợi
về mặt quân sự đã góp phần to lớn cổ cho các mặt trận khác giành thắng lợi và
ngược lại. Để có được những thắng lợi trên mặt trận quân sự thì không thiếu
những yếu tố khác như các mặt trận chính trị, ngoại giao, binh vận.

- Mặt trận chính trị : đòi hỏi phải thường xuyên tuyên truyền cho tính chính
nghĩa của cuộc kháng chiến của ta nhằm tập hợp sức mạnh toàn dân tộc. Mặt
trận chính trị hoạt động tốt có vai trò góp phần tang cường, củng cố nhà nước
phong kiến trung ương tập quyền đủ sức lãnh đạo kháng chiến. Mặt trận chính
trị còn là cơ sở tạo ra sức mạnh quân sự để các triều đại phong kiến thời Lý,
Trần, Hậu Lê, Tây Sơn sử dụng để giành chiến thắng trong chống giặc ngoại
xâm. Các triều đại luôn biết nêu cao ngọn cờ nghĩa để chống lại “kẻ xâm lược”
để thoả mãn ý nguyện bảo vệ Tổ quốc của nhân dân.

- Mặt trận ngoại giao : rất quan trọng, đề cao tính chính nghĩa của nhân dân ta,
phân hoá cô lập kể thù tạo thế có lợi cho cuộc chiến đồng thời không làm ảnh
hưởng đến tình cảm ban giao giữa hai nước. Các cuộc chiến tranh lớn của các
triều đại, phần lớn thắng lợi thuộc về Đại Việt và các triều đại phong kiến nước
ta, đồng thời ta cũng hiểu được cái gọi là “vuốt mặt cũng phải nể mũi” thì mới
giảm bớt thảm họa chiến tranh về sau. Do đó, sau mỗi lần đến đỉnh điểm của
thắng lợi, các tướng lĩnh luôn thực hiện chiêu thức “xin cầu hoà” để giữ thể
diện cho nước lớn. Đó cũng được xem là một trong những kế sách giữ nước,
giành hoà bình lâu dài.
- Mặt trận binh vận : Tiến công vào ý chí, kích động tính kiêu ngạo, chủ quan,
làm tan rã hàng ngũ địch..., tạo điều kiện cho quân sự giành thắng lợi bằng cách
không ngừng vạch trần tội ác, âm mưu thâm độc của kẻ thù, cô lập phân hoá
nội bộ của chúng, làm cho chúng mạnh mà hoá yếu. Đây là một trong những
diệu kế mà ông cha ta đã từng vận dụng trong kháng chiến như: trong cuộc
kháng chiến chống giặc Tống, Lý Thường Kiệt đọc bài “Nam Quốc Sơn
hà”làm siêu lòng quân Tống bên bờ sông Như Nguyệt.

Có thể thấy để cần chiến thắng thì cần phải có sự tác động qua lại giữa các mặt
trận quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận nếu mặt trận quân sự mang tính
quyết định thì những mặt trận khác như góp thêm phần thắng cho chúng ta, tuy
nhiên mỗi mặt trận đều có một mặt quan trọng khác nhau, có thể kết hợp chặt
chẽ thì cho dù kẻ thù có mạnh hơn nhiều lần thì chúng ta cũng có thể đánh bại.
Điều đó cũng nói lên bài học đáng quỷ để chúng ta noi theo đó là chúng ta
không chỉ nên giỏi về một khía cạnh mà còn phải giỏi về mọi mặt, khồng chỉ
thế để thành công trong lĩnh vực nào đó không phải chỉ cần một yếu tố mà có
nhiều yếu tố gộp lại, chúng ta phải kế thừa những truyền thống, nghệ thuật tốt
đẹp của dân tộc để sau này giúp ích cho xã hội và bảo vệ tổ quốc.

You might also like