You are on page 1of 12

1

Bài làm:
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hơn 4000 nghìn năm dựng nước và giữa nước. Trong
quá trình ấy, đất nước đã bị rất nhiều các triều đại phong kiến Trung Quốc, rồi sau này là thực
dân Pháp, đế quốc Mỹ đem quân sang xâm lược. Bởi vì chúng luôn mang tư tưởng “ bành
trướng, thôn tính, mở mang bờ cõi”, tự cho mình là “thiên triều”, là bá chủ có quyền bắt ép
các quốc gia nhỏ bé hơn làm “chư hầu” hay thuộc địa. Do đó, dân tộc Việt Nam ta đã không
ngừng đứng lên chiến đấu kiên cường vì nền độc lập dân tộc, sự hòa bình của đất nước. Trải
qua biết bao nhiêu khó khăn, gian khổ, hy sinh cả máu, nước mắt và mồ hôi, đất nước Việt
Nam đã hoàn toàn độc lập và trở thành một quốc gia có chỗ đứng trên trường quốc tế.
Để giành được thắng lợi trước những “gã khổng lồ” của thế giới, cha ông ta không chỉ
chú trọng vào mặt quân sự mà còn phải quan tâm vận dụng các chính sách, chiến lược ngoại
giao đầy sức thuyết phục và linh hoạt nhưng cũng không kém phần kiên định, khí phách, trí
tuệ. Điều đó đã thể hiện bản lĩnh của một dân tộc “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không
chịu làm nô lệ”. Các chiến lược, đường lối ngoại giao ấy đã được thực hiện một cách đa
dạng, phù hợp với sự phát triển của từng thời kỳ và có sự kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Và những chiến lược đối ngoại Việt nam đặc sắc, tiêu biểu được kế thừa và phát triển
từ thuở dựng nước đến trước năm 1975 là ngoại giao tâm công và ngoại giao mềm dẻo.
Đầu tiên, ngoại giao tâm công là một trong những nét đặc sắc của ngoại giao truyền
thống Việt Nam. Từ thời xa xưa, để đánh bại những kẻ xâm lược lớn mạnh, hung tợn, các bậc
tiền bối đã sử dụng phương pháp này một cách linh hoạt. “Tâm công là thu phục lòng người
bằng chính nghĩa, bằng nhân tình, thuyết phục bằng lẽ phải và đạo lý. Tâm công dùng trong
địch vận để làm nhụt nhuệ khí của địch, gây hoang mang trong hàng ngũ đối phương, kết hợp
với thắng lợi trên chiến trường buộc địch phải nghị hòa và rút quân về nước .”1. Xuất phát từ
tư tưởng “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy trí nhân để thay cường bạo, những nhà chính
trị tin rằng “lòng người” sẽ phần nào tác động đến cuộc chiến đấu.
Trong thời phong kiến, tiêu biểu là trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, ngoại
giao tâm công được xem như là ngoại giao chính nghĩa. Ông cha ta sẽ ra sức khơi dậy lòng
cảm thông, từ bi của kẻ thù, gợi ra được phần nào tốt đẹp, tính người của bọn xâm lược.
Ngoài ra, các bậc tiền bối còn chủ động tiến công trên mặt trận ngoại giao bằng cách dùng lẽ
phải, chính nghĩa, nhân nghĩa để đẩy lùi chiến tranh và giữ gìn mối giao hảo với các nước
láng giềng.
Khi nhắc đến ngoại giao tâm công, ta không thể không nhắc đến Nguyễn Trãi. Bởi
ông đã cho ra đời một hệ thống tư tưởng tri thức toàn diện, nó đã đóng góp trực tiếp đến sự
thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn. Trong đó, nổi bật và độc đáo nhất chính là nghệ thuật
“đánh vào lòng quân địch” hay còn được gọi là ngoại giao tâm công.

1 Nguyễn Thùy Linh. (2013, August 11). Ngoại giao “tâm công” Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển truyền
thống ngoại giao của dân tộc.

2
Nguyễn Trãi – bậc thầy của chiến lược “Ngoại giao Tâm Công”. Nguồn: Vnexpress

Điểm đầu tiên trong nghệ thuật này đó chính là Nguyễn Trãi đã sử dụng ngòi bút của
mình để viết những bức thư gửi tướng lĩnh và quân đội nhà Minh. Tháng 2 năm 1427,
Nguyễn Trãi đã gửi tới Vương Thông (tướng Minh lúc bấy giờ) 17 lá thư khi giặc Minh bị
bao vây dài ngày trong thành Đông Quan (ngày nay là Hà Nội). Trong thư có đoạn:
“Nay ta suy tính hộ các ông thì có sáu điều phải thua.
Nước lũ mùa hạ chảy tràn, cầu sàn, rào luy sụp lở, củi cỏ thiếu thốn, ngựa chết, quân ốm. Đó
là điều phải thua thứ nhất. [..] Nay các con đường, cửa ải xa xôi hiểm trở đều bị binh lính và
voi chiến của ta dồn giữ, nếu viện binh có đến, thì cũng muôn phần tất phải thua; viện binh
đã thua, bọn các ông tất bị bắt. Đó là điều phải thua thứ hai!
Nước ông quân mạnh, ngựa khoẻ, nay đều đóng cả ở biên giới phía bắc để phòng bị quân
Nguyên, không rỗi mà nhìn đến phương nam được. Đó là điều phải thua thứ ba!
Luôn luôn động binh đao, liên tiếp bày đánh dẹp, dân sống không yên, nhao nhao thất vọng.
Đó là điều phải thua thứ tự! Gian thần chuyên chính, bạo chúa giữ ngôi, người cốt nhục hại
nhau, chốn cung đình sinh biến). Đó là điều phải thua thứ năm!
Nay ta dấy nghĩa binh, trên dưới đồng lòng, anh hùng hết sức, quân sĩ càng luyện, khí giới
càng tinh, vừa cày ruộng lại vừa đánh giặc. Còn quân sĩ trong thành thì đều mỏi mệt, tự
chuốc bại vong. Đó là điều phải thua thứ sáu!”2

Trong bức thư, Nguyễn Trãi đã chỉ ba điều bất lợi về cái thế của nhà Minh ở Trung Quốc, đó
là đất nước đang ở trong tình cảnh không ổn định lực lượng quân Minh đóng ở Đông Quan sẽ
không nhận được sự tiếp viện nào, quần chúng nhân dân trong thành ngày càng trở nên thù
địch. Trái ngược lại, nghĩa quân Lam Sơn ngày càng chứng minh được sự lớn mạnh của
mình, chiếm ưu thế trên mặt trận, ngoài ra họ còn sở hữu một đội quân hùng hậu và nhận
được một sự quan tâm, ủng hộ từ phía nhân dân. Từ đó, ông đưa ra sáu nguyên nhân khiến
cho quân Minh thua trận vì bọn chúng có thể bị lung lay, hoang mang và ra xin hàng. Bức thư
như một bản đồ chiến sự được Nguyễn Trãi phân tích rõ ràng và đầy sức thuyết phục. Trên
thực tế, những dự đoán của ông đều chính xác. Đầu tháng 12 năm 1427, khi nghe tin 15 vạn
quân cứu viện do Liễu Thăng chỉ huy bị giết chết trên cánh đồng Xương Giang, Vương

2
Trích trong “Thư dụ Vương Thông lần nữa” – Nguyễn Trãi

3
Thông với nhiệm vụ giữ thành Đông Quan trở nên suy sụp tinh thần và đã chủ động cầu hòa.
Sau đó, Vương Thông cùng 16 người bên phía nhà Minh tham dự hội thề được diễn ra tại
phía Nam thành Đông Quan vào ngày 10 tháng 12 năm 1427 và đã rút quân về nước “theo
đúng sự lý trong bản tâu, đúng lời bàn trước mà làm.” 3

Bản đồ trận Chi Lăng – Xương Giang năm 1427. Nguồn: Wikipedia

Với quan điểm “dùng ngòi bút để đánh tan quân thù”, có khoảng 76 văn bản được ra
đời do chính Nguyễn Trãi viết nhằm mục đích phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống
quân Minh xâm lược. Kết quả là “trong 15 thành quân Minh trấn giữ, Nghĩa quân chỉ tiêu diệt
02 thành bằng bạo lực vũ trang, số còn lại đều bằng vận động chính trị, dụ hàng hoặc buộc
địch phải giao nộp thành trì. Với kết quả này, Nguyễn Trãi vừa tránh cho nghĩa quân Lam
Sơn chỗ mạnh của quân Minh trong thời điểm lịch sử lúc bấy giờ, vừa tiết kiệm xương máu
binh sĩ để kháng chiến lâu dài… Buông ngòi bút ra, Nguyễn Trãi còn là người lính xung kích,
ông từng đến thành Tam Giang (Việt Trì, Phú Thọ) để chiêu dụ quân lính và tướng giữ thành
là Lưu Thanh ra hàng. Tương tự, tướng Minh là Thái Phúc giữ thành Nghệ An, đã nghe theo
lời khuyên có tình có lý của Nguyễn Trãi mà mở cửa thành ra hàng trong thế địch còn đang
mạnh”.4

Những bức thư của ông một mặt lên án, tố cáo những tội ác của kẻ thù để lộ ra bộ mặt
thật xấu xa, âm mưu thâm độc “Phù Trần diệt Hồ” của nhà Minh vừa như một công cụ đánh
vào tinh thần, ý chí chiến đấu của quân địch, đúng như câu nói:

“Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn

Đem chí nhân để thay cường bạo”5

3
Lan Châu. (2010, June 27). Sự kiện ngoại giao “xưa nay chưa từng thấy”:Hội thề Đông Quan.
4 Hà Thành. (2017, September 26). Nghệ thuật “tâm công” trong tư tưởng Quân sự của Nguyễn Trãi.
5 Nguyễn Trãi

4
Ngoại giao tâm công không chỉ được vận dụng một cách xuất sắc trong thời đại phong
kiến mà ở thời hiện đại, chiến lược ấy đã được kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới.
Tiêu biểu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cao tinh thần yêu chuộng hòa bình, tôn trọng tinh
thần nhân đạo, dùng ngoài giao để gắn kết với văn hóa và đấu tranh chống lại phi nghĩa nhằm
giành lại những quyền cơ bản của con người là quyền được hưởng độc lập và tự do, góp một
phần lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc và đồng thời tranh thủ nhận được sự ủng
hộ của bạn bè quốc tế.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, ngoại giao
tâm công được nhìn thấy rõ nét nhất trong những bức thư Bác gửi chính phủ và nhân dân Pháp,
Mỹ. Năm 1968, “trước ngày 31: Nhân dịp năm mới (1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho
các bạn người Mỹ chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam.” 6 Người đã đánh
vào tâm lý của những người mẹ mất con, vợ mất chồng, những thanh niên Mỹ còn trẻ mà phải
nằm lại trên chiến trường Việt Nam bằng cách vạch trần tội ác, thái độ cố chấp của chính phủ
Mỹ với dã tâm ngày càng muốn mở rộng chiến tranh. Và âm mưu đó, sẽ “càng làm thiệt hại
thêm cho nước Mỹ, làm tăng thêm số thanh niên Mỹ chết vô ích trên chiến trường…, gây thêm
sự đau xót cho nhiều gia đình Mỹ. Bên cạnh đó, “Chủ tịch nhiệt liệt hoan nghênh cuộc đấu
tranh dũng cảm của các bạn Mỹ đòi chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Hành động đó,
theo Chủ tịch, các bạn Mỹ đã ủng hộ nhân dân Việt Nam kháng chiến "đồng thời bảo vệ lợi
ích và danh dự của nhân dân Mỹ, bảo vệ tính mạng của thanh niên Hoa Kỳ" ” 6

Bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Mỹ Nixon 8 ngày trước khi Người ra đi mãi mãi.
Nguồn: Báo Lao Động (hình 1)
Nhân dân Mỹ biểu tình phản đối chiến tranh ở Việt Nam vào năm 1971 tại Washington, D.C. Nguồn:
Nghiên cứu Quốc tế (hình 2)

6 Huyền Trang. (2016, December 26). Chủ tịch Hồ Chí Minh với những sự kiện trong tháng 12 qua các năm
(1890-1969).

5
Nếu như Nguyễn Trãi là bậc thầy đầu tiên trong việc thực hiện ngoại giao tâm công
thì Chủ tịch Hồ Chí Minh được xem như là người kế thừa và đưa phương pháp ngoại giao
này lên một tầm cao mới. Giống như các bậc tiền bối ngày xưa, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho
rằng ngoại giao tâm công bắt nguồn từ tính hướng thiện của mỗi người, sự chia sẻ các giá trị
nhân văn tiến bộ của nhân loại, nhất là tinh thần nhân đạo và yêu chuộng hòa bình. Vì không
muốn có quá nhiều sự mất mát xảy ra trong chiến tranh nên cả Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Nguyễn Trãi đều lựa chọn cách “đánh thằng vào tinh thần” của kẻ địch. Nhưng khác với thời
trước, bên cạnh việc viết thư cho quân xâm lược (chính phủ Pháp, Mỹ), Người còn dùng ngòi
bút của mình hướng đến những người dân bình thường, những gia đình có con em tham gia
chiến tranh để họ cảm nhận được
sự khắc nghiệt của cuộc chiến này
và động lòng để đứng lên phản
đối chiến tranh. Đồng thời, là một
người có sự hiểu biết to lớn về
nền văn hóa của các nước, Bác là
dùng ngoại giao để gắn kết văn
hóa, chọn văn hóa để đi vào lòng
người. Đây là một cách để thúc
đẩy sức mạnh của nước ta trên
trường quốc tế, lan tỏa những tinh
hoa văn hóa của dân tộc trong
hoạt động ngoại giao. Từ đó,
chính Bác và dân tộc ta sẽ nhận
được sự tôn trọng và ủng hộ của
cộng đồng quốc tế.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đoàn chuyên gia Liên Xô sang giúp đỡ công tác chuyên môn cho Ủy ban
Kế hoạch Nhà nước tại Hà Nội, ngày 22-3-1960. Nguồn: Quân đội nhân dân

Từ xưa đến nay, bên cạnh ngoại giao tâm công, chính sách ngoại giao mềm dẻo luôn
được cha ông ta quan tâm sâu sắc. Bởi vì, để giữ vững độc lập và chủ quyền của Việt Nam và
“đứng trước một đối thủ mạnh, luôn thường trực tư tưởng bành trướng, bá quyền, để có được
quan hệ hòa hiếu, các triều đại phong kiến Việt Nam đã phải thực hiện chính sách ngoại giao
“thần phục thiên triều”, trong xưng đế, ngoài xưng vương”.7

Trong lịch sử Việt Nam từ thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc đến các triều đại
phong kiến, độc lập dân tộc luôn được nhân dân ta đưa lên hàng đầu và là mục tiêu bền vững
không thể nào có thể phá vỡ dược . Và dù có phải thực hiện hàng ngàn kế sách, sách lược
khác nhau (vạn biến) nhưng cha ông ta vẫn phải hướng đến mục đích cuối cùng mà dân tộc
Việt Nam đã đặt ra (bất biến).

Triều đại nhà Đường bắt đầu sụp đổ vào năm 905 và đó cũng là lúc Trung Quốc bước
vào thời kỳ “Ngũ đại Thập quốc” rối ren và mất ổn định. Lợi dụng tình hình này, vị anh hùng
Khúc Thừa Dụ đã đứng lên lãnh đạo quần chúng nhân dân khởi nghĩa đánh bại toàn bộ
những tên cầm đầu của bộ máy nhà nước xâm lược nước ta của nhà Đường. Sau khi giành
được chiến thắng, Khúc Thừa Dụ đã tự xưng mình là Tiết Độ sứ với mục đích là sử dụng vỏ

7 Vũ Dương Huân. (2008, June). Về triết lý ngoại giao truyền thống Việt Nam. Nghiên cứu Quốc tế.

6
bọc quan lại nhà Đường để xây dựng nền tự chủ thực tế cho dân tộc. Nếu lúc này, ông xưng
vương thì có thể bị nhà Đường đem quân sang trả thù lại. Nhưng, trong thời gian này, phái ta
vẫn nhân thần phục nhà Đường
Tiếp đến, năm 938, sau khi giành được thắng lợi trước quân Nam Hán trên sông Bạch
Đằng, trong nước Ngô Quyền đã xưng mình là đế, nhưng lại xưng vương với Trung Quốc.
Điều này đã thể hiện sự khôn khéo và mềm dẻo của Ngô Quyền trong quan hệ giữa hai nước
sau chiến tranh vì sợ nhà Nam Hán sẽ nuôi lòng thù hận và đem quân sang trả thù. Ngoài ra,
Trung Quốc đã xảy ra tình trạng xâu xé nhau, lộn xộn và nghiêm trọng trong thời kỳ “ngũ
đại, thập quốc”. Lợi dụng tình hình đó, Ngô Quyền một cách khéo léo đã không cầu thân với
phe nào giữa lúc mâu thuẫn giữa các tập đoàn phong kiến phương Bắc dâng cao vì muốn duy
trì nền tự chủ dân tộc. Nhờ vậy, nền độc lập của đất nước và dân tộc ta đã được yên bình
trong suốt 30 năm.

Tranh mô phỏng chiến thắng Bạch Đằng năm


938 do Ngô Quyền lãnh đạo – chấm dứt 1000
Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của
Việt Nam. Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Ở triều đại nhà Mạc, trước tình hình Trịnh Ngung, Trịnh Ngang (cựu thần nhà Lê)
“chạy sang triều Minh tố cáo Đăng Dung cướp nước và xin viện nhà Minh đưa quân sang
đánh dẹp” (Lê Quý Đôn: Đại Việt thông sử, Nxb. Khoa học xã hội – 1978, tr. 268) cùng một
số vị quan triều Lê sang nhà Minh để nhờ viện trợ quân đội tiến vào nước ta để lật đổ Mạc
Đăng Dung, ông đã linh hoạt kết hợp giữa quân sự và ngoại giao , đàm phán để tránh để xảy
ra xung đột. Trong đó, Mạc Đăng Dung đã sử dụng kế sách: “Bỏ xưng tiếm hiệu (không xưng
hoàng đế); xin theo lịch chính sóc (tức theo lịch của nhà Minh); Trả lại đất bốn động đã chia;
xin nội thuộc xưng thần; xin hàng năm ban lịch Đại Thống ( tức lịch của nhà Minh) và bù đủ
các lễ vật tiến công hàng năm” (Đại việt sử ký toàn thư, tập 3, tr. 119). GS. Trần Quốc
Vượng cho rằng “Cũng chỉ nằm trong một chiến lược ngoại giao hằng xuyên suốt của một
nước Việt nhỏ, sát cạnh một nước Hoa lớn “thần phục giả vờ, độc lập thực sự” (Vassalité
fidive, Indépendance réelle).8 Với chiến lược ngoại giao trá hình như thế này, Mạc Đăng
Dung đã giúp cho đất nước thoát khỏi cảnh chiến tranh do nhà Minh gây nên và rút ra được
một bài học kinh nghiệm từ thất bại của Hồ Quý Ly năm 1407. Từ đó, có thể thấy rằng,
những việc mà ông đã làm, những kế sách mà ông đã thực hiện (vạn biến) cũng chỉ để hướng
đến mục tiêu cuối cùng là giữ gìn độc lập cho dân tộc, giúp nhân dân thoát khỏi kiếp sống
lầm than (bất biến).

8 Khuê Mộc. (2015, July 6). Chính sách ngoại giao của triều Mạc.

7
Chiến lược ngoại giao mềm dẻo ấy một lần nữa lại được các thế hệ sau tiếp nối và
phát triển, sử dụng linh hoạt với thực tế. Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, chế độ
phong kiến ở Việt Nam chính thức sụp đổ. Nhưng đó, cũng là khoảng thời gian đất nước ta
phải chịu đựng tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” nhất là chúng ta có vô số thù trong, giặc
ngoài, Để từng bước giải quyết mối nguy hiểm đáng sợ của giặc ngoại xâm, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã phải thực hiện sách lược hòa hoãn với kẻ thù, ngăn chặn và làm thất bại âm mưu
“diệt Cộng, cầm Hồ”, thôn tính nước ta của hai tên Tưởng và Pháp. Để có được một sách
lược nhân nhượng đạt tới sự hòa hoãn, Đảng Cộng sản Đông Dương ra thông báo tự ý giải
tán nhưng thực chất là Đảng ta rút vào hoạt động bí mật, vẫn tiếp tục củng cố và lãnh đạo
cách mạng, lãnh đạo chính quyền.9 Đây chính là hành động thể hiện sự “ứng vạn biến: một
cách linh hoạt trong phương châm đối ngoại của Đảng, nhờ đó mà nhân dân ta có thời gian
hòa hoãn để chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến chống Pháp. Sau những lần thương lượng và
nhân nhượng có nguyên tắc, lần lượt vào ngày 6/3/1946 và ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí
Minh thay mặt cho Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng với đại diện Chính
phủ Pháp ký vào Hiệp định Sơ bộ và bản Tạm ước. Đây là việc làm giúp ta đẩy lùi nguy cơ
chiến tranh, giữ cho đất nước hòa bình.

Buổi ký kết Hiệp định Sơ bộ năm 1946 tại Hà Nội. Nguồn: Báo Quốc tế

Tuy Hiệp định Sơ bộ và bản Tạm ước chỉ mang tính chất tạm thời, không chặt chẽ
trong quan hệ giữa Việt Nam và Pháp-Tưởng, nhưng việc ký kết hai hiệp định quốc tế này đã
minh chứng được rằng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù có phải dùng đến bất kỳ kế sách
“vạn biến” nào, Đảng và Chính phủ vẫn phải giữ vững mục tiêu “bất biến”, đó là bảo vệ đất
nước và giữ vững hòa bình, nền độc lập tự do cho đất nước và dân tộc Việt Nam.

9Phạm Minh Triều. (2021, August 30). Sách lược hòa hoãn, nhân nhượng với kẻ thù trong giai đoạn (1945-
1946) – Một chủ trương lớn, có ý nghĩa chiến lược, quyết định của cách mạng Việt Nam

8
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn
biến” được minh chứng thuyết phục nhất thông qua hội nghị Paris dưới sự cố vấn của đồng
chí Lê Đức Thọ. Trên bàn đàm phán, phía ta luôn nhẫn nại, kiên trì, sáng tạo trong việc vạch
trần bộ mặt thật xấu xa của Mỹ. Trong các cuộc đấu trí căng thẳng, quyết liệt, cố vấn Lê Đức
Thọ luôn giữ vững lập trường nước
Việt Nam là của dân tộc Việt Nam,
nhân dân Việt Nam có quyền đấu
tranh để bảo vệ tổ quốc. “Lẽ “bất
biến” của Cố vấn Lê Đức Thọ ở đây
là: “Quân Mỹ rút ra, quân ta ơ lại”;
yêu cầu Mỹ phải chấm dứt chiến
tranh ở Việt Nam, rút quân Mỹ và
chư hầu ra khỏi miền Nam; công
việc nội bộ của Việt Nam là do
người Việt Nam tự giải quyết trên
tinh thần hòa hợp dân tộc, hoà bình
thống nhất Tổ quốc.”10

Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ trao tặng bút cho tiến sĩ Kissinger sau khi hai bên ký "Hiệp định chấm
dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam" ngày 23/1/1973. Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Từ lẽ “bất biến” không thể thay đổi này, phía ta quyết tâm làm lộ tẩy âm mưu của Mỹ
khi đánh đồng sự có mặt của quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam với bộ đội được chi viện từ
miền Bắc vào chiến đấu giải phóng miền Nam. Bên ta đã đáp trả lại bằng một sự khẳng định
chắc nịch: Một bên là xâm lược, phi nghĩa; một bên là lực lượng của cả dân tộc bảo vệ Tổ
quốc, là chính nghĩa. Một bài học được rút ra trong phương châm ngoại giao này của đồng
chỉ Lê Đức Thọ đó là phải có “ứng xử kiên quyết, phù hợp với bối cảnh lịch sử, biết điều gì
có thể nhân nhượng, song điều gì phải chiến đấu đến cùng.” 11

Dù trong thời đại phong kiến hay trong thời hiện đại như ngày nay, ngoại giao đóng
một vài trò hết sức quan trọng. Với cương vị là một nước nhỏ, Việt Nam phải luôn thi hành
những chính sách ngoại giao mềm dẻo, “dĩ bất biến ứng vạn biến” hay ngoại giao tâm công
“từ trái tim đến trái tim”. Ngày nay, thế giới đang bước vào quá trình toàn cầu hóa và hội
nhập quốc tế, Việt Nam cần phải tích cực đa phương hóa quan hệ đối ngoại, tích cực hội nhập
quốc tế. Việt nam cần chú ý tránh tình trạng bị lệ thuộc vào các quốc gia khác, đồng thời dựa
vào các mối quan hệ của các nước, các tổ chức quốc tế để gây sức ép, tạo dư luận đấu tranh
với các mặt tiêu cực, bảo vệ lợi ích của ta khi tiến hành đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Kế
thừa và phát triển những bài học của cha ông ta để ứng phó với những thay đổi có những lúc
không thể lường trước được. Chính những chiến lược, tư duy đối ngoại không ngừng đổi mới
này sẽ góp phần giúp cho đất nước phát triển, giàu có, xã hội văn minh, tươi đẹp. Ngược lại,
khi đất nước hưng thịnh, ổn định, đoàn kết vững vàng thì ta sẽ có tiếng nói trên trường quốc
tế, có chỗ đứng trên thế giới, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Thực lực là
cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng: chiêng có to, tiếng mới lớn được”.

10Việt Thắng. (2021, October 1). Nhà thương thuyết chiến lược Lê Đức Thọ và Hội nghị Paris
11Lê Thanh Long, Phạm Thị Kim Chi, Mai Thảo Nguyên, Lê Minh, Nguyễn Nhật Hoa, Nguyễn Thị Phượng,
Trần Duy Khánh, Nguyễn Thanh Thảo. (2022, September 23). “Dĩ bất biến ứng vạn biến” trong ngoại giao
Việt Nam: Từ tư tưởng đến hành động.

9
DANH MỤC THAM KHẢO

Trần Nam Tiến. Tập bài đọc: Lịch sử ngoại giao Việt Nam – Tập 1, tập 2

Nguyễn Thùy Linh. (2013, August 11). Ngoại giao “tâm công” Hồ Chí Minh kế thừa và phát
triển truyền thống ngoại giao của dân tộc. Tạp Chí Dân Tộc. Retrieved January 10, 2023,
from

http://tapchidantoc.ubdt.gov.vn/2013-11-08/69ebcf8041bf73bbb4fcbff3cdfbfc57-cema.htm

Lan Châu. (2010, June 27). Sự kiện ngoại giao “xưa nay chưa từng thấy”:Hội thề Đông
Quan. Hà Nội Mới. Retrieved January 10, 2023, from
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/1000_nam_thang_long/344228/hoi-the-dong-quan

Hà Thành. (2017, September 26). Nghệ thuật “tâm công” trong tư tưởng Quân sự của
Nguyễn Trãi. Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Retrieved January 10, 2023 from
http://tapchiqptd.vn/vi/tim-hieu-truyen-thong-quan-su/nghe-thuat-tam-cong-trong-tu-tuong-
quan-su-cua-nguyen-trai/10633.html

Huyền Trang. (2016, December 26). Chủ tịch Hồ Chí Minh với những sự kiện trong tháng 12
qua các năm (1890-1969). Ban Quản lý lăng Chú tịch Hồ Chí Minh. Retrieved January 10,
2023 from
https://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/5638-chu-tich-ho-chi-minh-voi-nhung-su-
kien-trong-thang-12-qua-cac-nam-1890-1969.html?start=7

Vũ Dương Huân. (2008, June). Về triết lý ngoại giao truyền thống Việt Nam. Nghiên cứu
Quốc tế. Retrieved January 10, 2023 from
https://nghiencuuquocte.org/2021/09/24/ve-triet-ly-ngoai-giao-truyen-thong-viet-
nam/?fbclid=IwAR2GdO_S155jHLfhTo4bngIW0tCbkJgV_Im-
IbuiRiBbWfOVhp6NmLi084A.

Khuê Mộc. (2015, July 6). Chính sách ngoại giao của triều Mạc. An ninh Thủ Đô. Retrieved
January 10, 2023 from
https://www.anninhthudo.vn/chinh-sach-ngoai-giao-cua-trieu-mac-post243869.antd

Phạm Minh Triều. (2021, August 30). Sách lược hòa hoãn, nhân nhượng với kẻ thù trong
giai đoạn (1945-1946) – Một chủ trương lớn, có ý nghĩa chiến lược, quyết định của cách
mạng Việt Nam. Trường Chính trị tỉnh Bình Phước. Retrieved January 10, 2023 from

10
https://truongchinhtri.edu.vn/home/thong-tin-nghien-cuu-trao-doi/sach-luoc-hoa-hoan-nhan-
nhuong-voi-ke-thu-trong-giai-doan-1945-1946-mot-chu-truong-lon-co-y-nghia-chien-luoc-
quyet-dinh-cua-cach-mang-viet-nam-1330.html

Lê Thanh Long, Phạm Thị Kim Chi, Mai Thảo Nguyên, Lê Minh, Nguyễn Nhật Hoa, Nguyễn
Thị Phượng, Trần Duy Khánh, Nguyễn Thanh Thảo. (2022, September 23). “Dĩ bất biến ứng
vạn biến” trong ngoại giao Việt Nam: Từ tư tưởng đến hành động. Báo Quốc tế. Retrieved
January 10, 2023 from
https://baoquocte.vn/di-bat-bien-ung-van-bien-trong-ngoai-giao-viet-nam-tu-tu-tuong-den-
hanh-dong-199197.html?fbclid=IwAR1-C25n

Việt Thắng. (2021, October 1). Nhà thương thuyết chiến lược Lê Đức Thọ và Hội nghị Paris.
Báo Nam Định. Retrieved January 10, 2023 from
http://baonamdinh.vn/channel/5093/202110/ky-niem-110-nam-ngay-sinh-dong-chi-le-duc-
tho-10-10-1911-10-10-2021-nha-thuong-thuyet-chien-luoc-le-duc-tho-va-hoi-nghi-paris-
2546731/

NN-VUFO. (2015, November 18). Chủ tịch Hồ Chí Minh – người đặt nền móng cho nền
ngoại giao nhân dân. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau. Retrieved January 10,
2023 from
https://cufo.camau.gov.vn/wps/portal/?1dmy&page=lhhn.chitiet&urile=wcm%3Apath%3A/h
oilienhiephuunghilibrary/trangthongtincufo/trangchu/daihoilienhiep/fgfg

Nguyễn Vinh Quang. (2021, June 1). Bác Hồ tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đối với cách
mạng Việt Nam. Quân đội nhân dân. Retrieved January 10, 2023 from
https://www.qdnd.vn/ky-niem-110-nam-ngay-bac-ho-ra-di-tim-duong-cuu-nuoc/hanh-trinh-
lich-su/bac-ho-tranh-thu-su-ung-ho-cua-quoc-te-doi-voi-cach-mang-viet-nam-661321

Đào Duy Quang, Nguyễn Huy Hà Anh, Ngô Tiến Minh, Nguyễn Thị Minh Châu, Phan Nhật
Hoa, Nguyễn Thọ Đức, Nguyễn Huyền Trang, Ngô Thị Thảo. (2022, August 31). Trí tuệ và
lòng người: ‘Vũ khí sắc bén’ của ngoại giao tâm công Việt Nam. Báo Quốc tế. Retrieved
January 10, 2023 from
https://baoquocte.vn/tri-tue-va-long-nguoi-vu-khi-sac-ben-cua-ngoai-giao-tam-cong-viet-
nam-196409.html

Hoàng Hiệp, Thế Long, Bích Hạnh. (2021, December 13). Thử tìm hiểu truyền thống ngoại
giao “khoan hòa, linh hoạt” của ông cha. Vietnamnet. Retrieved January 10, 2023 from

11
https://vietnamnet.vn/thu-tim-hieu-truyen-thong-ngoai-giao-khoan-hoa-linh-hoat-cua-ong-
cha-799553.html?fbclid=IwAR0bwzC3Zfn9LzM663-
4CmwEskl1eTB_dxJ_KDHrTCFp4394D4A6-tkRJHE

Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM. (2021, September 14). Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và
Tạm ước (14/9/1946) – Nước cờ ngoại giao Xuất sắc của Đảng và Chú tịch Hồ Chí Minh.
Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Retrieved January 10, 2023 from
https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/hiep-dinh-so-bo-6-3-1946-va-tam-uoc-14-9-1946-nuoc-
co-ngoai-giao-xuat-sac-cua-dang-va-chu-
tich491884243?fbclid=IwAR0HMgaWSHz84HEXXUJ1f0mKyMwDfUXVrcEI7WS8ju71_3
ifPN6MtT6hUo8

12

You might also like