You are on page 1of 3

Bài tập học phần 1

Sinh viên: K220QP0531, trung đội 4, nhóm 1-P7, Dương Phú Thăng

Câu 1: Theo em chiến tranh có tồn tại mãi mãi vĩnh hằng với loài người hay
không, tại sao?
Trả lời:
Khi bàn về chiến tranh và quân đội, Mác và Ăng-ghen khẳng định, chiến tranh
là một hiện tượng chính trị-xã hội mang tính lịch sử. Sự ra đời, tồn tại của chiến tranh gắn với
sự ra đời của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và đối kháng giải cấp. Chiến tranh không phải
là một phạm trù vĩnh viễn và càng không phải là tất yếu định mệnh. Con người có thể loại bỏ
được chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội và khẳng định chiến tranh chỉ là sự kế tục của chính
trị bằng thủ đoạn bạo lực... Tuy nhiên chiến tranh không phải một định mệnh gắn liền với con
người và xã hội loài người, tức là chiến tranh không phải là một phạm trù vĩnh viễn. Ta có
thể xoá bỏ chiến tranh bằng cách xoá bỏ nguồn gốc sinh ra nó. Chiến tranh chỉ được xoá bỏ
khi không có tình trạng phân chia kẻ giàu người nghèo, kẻ đi áp bức bóc lột và người bị áp
bức bóc lột, các giai cấp trong xã hội là bình đẳng. V.I. Lênin chỉ rõ thời đại ngày nay còn
chủ nghĩa đế quốc thì còn nguy cơ xảy ra chiến tranh, chiến tranh là “bạn đường” của chủ
nghĩa đế quốc. Do đó muốn xoá bỏ chiến tranh ta phải xoá bỏ chủ nghĩa đế quốc, đề cao xã
hội chủ nghĩa.

Câu 2: Nếu bị kẻ thù xâm lược trong tương lai thì chúng ta có thực hiện chiến
tranh nhân dân để bảo vệ tổ quốc không, tại sao?
Trả lời:
Từ trong thực tiễn, Đảng ta nhận định: “Trong một vài thập kỉ tới, ít có khả
năng xảy ra chiến tranh thế giới. Nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy
đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ còn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức
tạp. Nếu đất nước phải đối mặt với một cuộc chiến tranh xâm lược mới của kẻ thù, chúng ta
cần nắm vững sáu quan điểm cơ bản của Đảng trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam”. Quan điểm của Đảng trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc đó là tiến hành
chiến tranh nhân dân, toàn dân đành giặc, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Kết
hợp tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương với tác chiến của các binh đoàn chủ lực.
Tiến hành chiến tranh toàn diện, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại
giao, kinh tế, văn hóa và tư tưởng lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu, lấy thắng lợi trên chiến
trường là yếu tố quyết định để giành thắng lợi trong chiến tranh, Kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại, phát huy tinh thần tự lực tự cường, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, sự
đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới…
Vì vậy, con đường đi đến thắng lợi của nhân dân ta vẫn phải tiến hành chiến tranh
nhân dân, toàn dân, toàn diện, đánh địch bằng cả quân sự, chính trị, ngoại giao… bằng lực
lượng chính trị và lực lượng vũ trang, kết hợp lực lượng tại chỗ và lực lượng cơ động, đánh
địch trên mọi địa bàn, địa hình của đất nước ta. Từ tính chất và đặc điểm của chiến tranh hiện
nay, chúng ta phải nắm vững và vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản của Đảng trong
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc để xây dựng phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Câu 3. Tại sao lại phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại ?
Liên hệ trách nhiệm của sinh viên?
Trả lời:
Kết hợp QP&AN với KT-XH và KT-XH với QP&AN là sự gắn kết mọi hoạt
động quốc phòng và an ninh với các ngành, lĩnh vực KT-XH dưới sự quản lý, điều hành
thống nhất của Nhà nước, góp phần củng cố, tăng cường QP&AN, phát triển KT-XH hội đất
nước. Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển KT-XH gắn với củng cố, tăng cường quốc phòng
và an ninh theo các quy hoạch, đề án, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
cả nước, các vùng, địa bàn chiến lược và từng địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội và chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng,
quốc phòng - kinh tế ở các địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, biển, đảo,
vùng đặc biệt khó khăn. Triển khai đề án xây dựng chuỗi đảo gần bờ thành các trung tâm
kinh tế, khoa học - công nghệ, quốc phòng theo mô hình đa năng, tự chủ một phần về kinh tế,
kết hợp hoạt động kinh tế với quốc phòng trên biển, nhất là vùng biển, đảo xa bờ. Tiếp tục
đầu tư xây dựng đường tuần tra biên giới, đồng thời phục vụ cho phát triển KT-XH, củng cố
QP&AN.
Xây dựng nền QPTD - ANND là trách nhiệm của toàn dân, mọi công dân, mọi tổ
chức, lực lượng đều phải tham gia theo phạm vi khả năng của mình. Đối với sinh viên phải
tích cực học tập nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt, nắm vững kiến thức quốc phòng và
an ninh, nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam của chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Trên cơ sở đó, tự giác, tích cực luyện tập các kỹ năng
quân sự, an ninh và chủ động tham gia các hoạt động về QP&AN do nhà trường, địa phương
triển khai.

You might also like