You are on page 1of 18

1

2
3
2. Sơ lược Phật giáo tại Miến Điện
Có cứ liệu Đảo Sử của Tích Lan (Dipa-vamsa) chép rằng, phật giáo đã len lỏi tại
Suvannabhumi (còn gọi là vùng Kim địa) tức Hạ Miến ngày nay, từ thời vua Asoka (A
Dục) của Ấn Độ khoảng thế kỷ thứ III (273-231 trước công nguyên), vua đã cho 9
đoàn truyền giáo vượt khỏi vị trí và giới hạn đất Thánh Ấn Độ đem Phật giáo phổ biến
châu sa giới. Trong 9 phái đoàn ấy, có một phái đoàn của hai vị Thượng tọa: Soda
(Tu-na) và Suvannabhumi (Ưất-đa-la) đã đến ‘vùng đất vàng’ để hoằng dương chính
pháp. Nhưng cũng có sử liệu khác lại cho rằng: “Phật giáo có mặt tại Miến Điện từ
thế kỷ thứ sáu tây lịch và đã có những ảnh hưởng nhất định đối với Hạ Miến trong
những thời điểm này,...” 5.

Nhưng theo người viết, không phải đạo Phật hiện hữu tại vùng Kim Địa này vào
thế kỷ thứ ba (TL) hay thế kỷ thứ sáu (TL) mà Phật giáo đã du nhập vào Miến Điện
khi đức Phật còn tại thế. Sau khi Ngài vừa giác ngộ chẳng bao lâu, có hai vị thương

11
Thích Thái Hòa, “Miến Điện Mặt Trời Lên", NXB. Phương Đông, 2013, tr.37.
12
Sđd, tr.163.
13
Sđd, tr.37.
14
Trần Khánh Dư, “Lược Sử Phật Giáo Các Nước”, NXB. Tôn Giáo, Hà Nội, 2014, tr.106.
15
Thích Thái Hòa, “Miến Điện Mặt Trời Lên”, NXB. Phương Đông, 2013, tr.64-65.

4
chủ Tapassu (Đế lệ phú sa) và Bhallika (Bạt lệ ca), từ Trung Ấn trở về phía Bắc, khi đi
qua khu rừng, nơi đức Phật thành đạo, hai vị thương gia cúng dường thực phẩm, Ngài
thọ nhận, ngay sau đó, hai vị ấy đã thỉnh Thế Tôn thuyết pháp và truyền ngũ giới, Tam
tự quy y cho họ. Đen khi từ giã ra về, hai vị thương chủ xin vật để làm kỷ niệm, vì khi
về xứ sở, không có duyên gặp lại đức Phật thì họ sẽ dùng vật ấy xây tháp, lễ bái xem
như Phật bảo luôn hiện diện trước mặt họ. Bấy giờ, đức Phật liền cho họ móng tay và
tám sợi tóc, hai vị thương gia xem như Pháp bảo hiện tồn nên rất cung kính... họ chính
thức trở thành những nam cư sĩ quy y đầu tiên của đức Phật” 16. Phật giáo bắt đầu hình
thành tại Miến Điện từ sự kiện lịch sử hy hữu này.

Theo sách “Trang Nghiêm Kết Giới”, khi Phật giáo truyền đến Miến Điện thì
người Môn (Kim Địa) là vùng tiếp nhận Phật giáo mạnh nhất, đồng thời đạo Phật tồn tại
nơi đây trong suổt một thời gian dài, nhưng sau do kẻ địch xâm lược, Phật giáo và quốc
gia do người Môn thành lập đã bị suy vong. Đến thế kỷ XVI, vương triều Bồ Cam Miến
Điện được kiến thiết và Phật giáo thịnh hành trở lại17 18. Theo Đảo sử và sách của người
Môn, trước thế kỷ XII Phật lịch, Phật giáo Thượng tọa bộ đã truyền vào Miến Điện.
Tương tác với quan điểm này, cũng có một số học giả sau khi khảo cứu, họ cũng đã
từng khẳng định: “Phật giáo Thượng tọa bộ của Tích Lan điĩực xác nhận có mặt tại
Miến Điện vào giữa thế kỷ XI, thuộc vương triều Pagan do vua Anawratha cai trí”ỵ\
Như vậy, có thể nói, trước khi vua A-nô-luật-đà cai trị, Phật giáo Theravada (Nam tông)
đã hòa nhập cùng nền văn hóa Kim Địa, đó là vùng Hạ Miến Điện. Cùng với Ba-la-môn
giáo, Phật giáo là tôn giáo thứ hai đã đặt chân đến Miến Điện19 20.

Tại Miến: “Cớ khoảng 500.000 người đang sổng đời sống xuất gia” 2ữ. Nhưng
những tăng nhân tại đây, không phải ai cũng có nếp sống thuần lương, thiểu dục tri túc,
đạo hạnh. Sử sách ghi chép, trước khi Phật giáo Theravada có mặt như một tôn giáo của
triều đình thì đã có tồn tại một tăng phái có thế lực mạnh nhất trong các giáo phái tại
Miến Điện, đó là những tăng sĩ A-li Đại thừa, nó khác đáng kể với phái Theravada, mà

16
Tuệ Đăng (dịch), “Phật Bàn Hạnh Kinh", NXB. Phương Đông, 2012, tr.270.
17
Pháp Sư Thánh Nghiêm- Pháp Sư Tịnh Hải, “Lịch Sừ Phật Giáo Thế Giới", NXB. Khoa Học Xã Hội, 2008,
tr.696.
18
Sasaki Kyogo, Takasaki Jikidou, Inokuchi Taijun, Tsukamoto Keisho, Hán dịch: Thích Đạt Hòa, Việt dịch:
TT.TS.Thích Hạnh Bình, Phương Anh, “Khái Luận Lịch Sử Phật Giảo Ắn Độ", NXB. Phương Đông, tr. 173.
19
Brian Harron, South East Asia A Short History, tr.36.
20
Sylwia Gil, Thích Nguyên Hiệp (dịch), Nguyệt san Giác Ngộ số 275, “Vai Trò Cùa Giới Tăng Lữ Trong Xã Hội
Miến Điện Đương Dại", tháng 02, 2019, tr.56.

5
~S--

Đứng Trước ihixc íxạỊỊP ^^-p'


người mang hình thức nam cư sĩ nhưng cái thức tính đã trổi dậy cộng với chỉ nguyện
hùng cường mục đích làm cho Chánh pháp Nhãn tạng được dựng đứng lên. Nên chính
vị ấy đã cải cách Phật giáo, thanh tịnh hóa Tăng đoàn và đồng thời làm cho cơ nghiệp
Phật giáo Miến được sống trở lại. VỊ ấy là ai? Chính là vua A-nô-luật-đà. Bậc minh
quân này đã tái tạo lại một cơ đồ Phật giáo mới, đánh dấu một thời kỳ Phật giáo vàng
son nhất tại Miến Điện, tạo ra một bước ngoặc vĩ đại trong quá trình hình thành phát
triển nước Miến.

3. Thòi kỳ vàng son của Phật giáo giai đoạn (1044-1539)

3.1 Nhận Phật giáo iàm quốc giáo và thanh tịnh hóa tăng già dưói thòi kỳ
của vưong triều Bồ Cam

“Thời bẩy giờ Miến Điện có hai vương quốc lớn: Vương quốc miền Bắc được
thành lập vào năm 849 với kinh đô Bô Cam (Pagan), vương quốc miền Nam láu đời
hơn đicợc thành lập từ thế kỷ thứ III trước Tây Lịch với kinh đô là Thaton là một hải
cảng mở vào vịnh Bengale24 ”. Sau khi vua A-nô-luật-đà lên ngôi, ông đã lần lượt chinh
phục các quần binh hùng cát cứ, thống nhất Miến Điện. Lịch sử Miến Điện bắt đầu mở
ra một trang sử mới: “Miến Điện có lịch sử thành văn từ năm 1044, sau khi vương triều
Bồ Cam do vua A-nô-luật-đà (1044-1077) dựng nên” 25. Chứ thật ra: “Trước đó điều
không có chính sử. Có ghi chép cũng chỉ là mờ mịt không rõ ràng, khó mà tin cậy. Phật
giảo cũng như vậy, từ sau vương triều Bồ Cam, mới có những ghi chép tirơng đối đảng
tin cậy” 26.

Như vậy, rõ ràng Bồ Cam đã được thành lập trước đó, không phải do vua A-nô-
luật-đà kiến thiết. Theo sử sách chép lại, “Bồ Cam do vua Thamudarit xảy dựng năm

24
Ajahn Chan, Hoang Phong (dịch), “Tìm Hiểu Phật Giáo Theravada", NXB. Hồng Đức, 2014, tr.l 14.
25
Pháp Sư Thánh Nghiêm - Pháp Sư Tịnh Hải, “Lịch Sừ Phật Giáo Thế Giớĩ', NXB. Khoa Học Xã Hội, 2008,
tr.703.
26
Pháp Sư Thánh Nghiêm - Pháp Sư Tịnh Hải, “Lịch Sừ Phật Giảo Thế Giới”, NXB. Khoa Học Xã Hội, 2008,
tr.703.

7
108”21. Nhưng, “đến triều đại A-nô-luật-đà, đời thứ 42, năm 1044, Bồ cam ngự trị
trong một quốc gia thống nhất về văn hóa cũng như chính trị. Đông thời nơi đây cát
chứa một kho tàng khảo cổ quan trọng nhất của Châu A, rộng 25km~' năm trên khúc
sông Ayeyarwady, với vô số chùa tháp từ thế kỷ 11 đên thê kỷ 13, tiêng vọng của một
thành phổ trảng lệ, thiêng liêng nhất của Miến Điện, phản ánh nên văn hóa tiên bộ của
dãn Miến”28. Ngoài ra, vào Ầúcbấy giờ, Bồ Cam vởì rất nhiều tồng phải cộng tồn như:
chi phái Sivali Mahathera; chi phái Tamalinda Mahathera và chi phái Ananda
Mahathera29, nên sau này khi lên ngôi vua, A-nô-luật-đà đã thống nhất các tông phái
quy về một hướng.

Lại nữa, do nhờ nhân duyên lúc nhỏ, A-nô-luật-đà đã từng theo cha sống ẩn trong
chùa, nhờ được tiếp cận với Phật giáo Thượng tọa bộ (Theravada), vua có cảm tình tốt
với lối sống Phạm hạnh của chư tăng. Khi lớn lên, với sự tận mắt chứng kiến thế lực phi
pháp của các sư tăng A-li, vua có sự so sánh giữa Phật giáo truyền thống cùng với Tăng
phái A-li, thấy có điểm dị biệt rõ rệt. Cho nên, trong lòng quyết định sau này có làm vua,
ông nhất định sẽ xóa bỏ chế độ tín ngưỡng A-li này. Chính vì nhiều lý do như vậy, khi
lên lãnh đạo toàn quyền quốc gia, ngoài việc triều chính, vua A-nô-luật-đà còn đặc biệt
quan tâm đến việc cải cách Phật giáo, thanh tịnh hóa tăng già.

Vua A-nô-Iuật-đà có sức ảnh hưởng rất lớn đối với vị Trưởng lão A-la-hán. Sách
“Lưu Li Cung Sử Của Miến Điện Và Giáo Sử”, chương 6 của Bát-nhã-tát-di chép ràng,
Đại sư này tinh thông Tam tạng kinh điển, vổn ở vùng Đả-đoan. Sau đó, Ngài xuống
sống gần thành Bồ Cam để hoằng dương đạo pháp và cũng từ đây mà vị Trưởng lão này
gặp được vua A-nô-luật-đà. Qua quá trình trao đổi về Phật pháp, vua mới nhận ra vị A-
la-hán đích thực là một vị cao tăng có đủ kiến nhãn về Phật giáo, cùng với cung cách
trang nhã, đạo mạng uy nghi nên vua hết lòng tôn kính và phát tâm hộ trì chánh pháp.

Lúc này, do nhu cầu muốn phổ biến Phật giáo rộng khắp Miến Điện, vua cho sứ
giả tới vùng Thaton yết kiến vua Đả-đoan xin thỉnh Tam tạng Pali về Bồ Cam. Nhưng,
vua Đả-đoan không đông ý, A-nô-luật-đà quyết định thực hành một cuộc viễn chinh
quân sự vào năm 1057 và theo đó mang về không chỉ kinh điển mà cả những vị tăng

27
Trần Quang Thuận, “Phật Giáo Miến Điện", NXB. Tôn Giáo, 2008, tr.94.
28
Sđd, tr.94.
29
Thích Thái Hòa, “Miến Điện Mặt Trời Lên", NXB. Phương Đông, 2013, tr.78.

8
uyên bác, những nghệ sĩ và chính cả vua Mon là Manula (Đả-đoan). Kết quả, Vưong
quốc Bồ Cam đã đồng hóa văn hóa Mon và sớm trở thành một trung tâm học thuật tôn
giáo. Pali, ngôn ngữ của kinh tạng Phật giáo, đã trở thành ngôn ngữ thiêng liêng của
học thuật và văn chương, đồng thời làm giàu thêm những ngôn ngữ bản địa 30. A-nô-
luật-đà thống nhất lãnh thổ và vua đã chọn Phật giáo Thượng tọa bộ làm quốc giáo, làm
nền tảng cho sự phát triển đạo đức, tâm linh, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật cho đất
nước này. “Đây là một sự kiện lớn trong lịch sử Phật giáo và lịch sử Miến Điện vào
năm (1057) ”31.

Đứng về phương diện khách quan nhận xét, tuy hành động của vua A-nô-luật-đà
có thể nói là bạo lực, vì đã gây ra nội chiến với vua Đả-đoan, nhưng xét ra thì nhờ vào
cuộc chiến đó mà Tam tạng Thánh giáo Pali được lưu bố, quy tụ nhiều tông phái Phật
giáo thành một mối. Đồng thời, nhờ bộ Tam tạng Pali Miến, vua đã có cơ hội dùng để
đối chiếu với Tam tạng kinh điển Tích Lan, hiệu đính chỉnh sửa và cho ra một tác phẩm
Tam tạng hoàn toàn mới sau này.

Tăng già là một trong ba ngôi báu mà hàng Phật tử trong các khóa lễ đều nhất tâm
đảnh lễ, thệ nguyện quy y. Tăng già đại diện cho Phật, tâm hình dị tục, nối nghiệp dòng
giống Như Lai, nhờ tăng già hướng dẫn mà người Phật tử bước lên thềm giải thoát. Do
đó, Tăng bảo là ruộng phước của thế gian: “...Tăngpháp là bậc thiện xảo thú hướng,
chân chánh thú hướng, ...là phước điền Vô thượng của thế gian, là nơi xứng đáng cúng
dường, cung kính, lễ bái”32. Vì thế chư tăng trong xã hội Miến được người dân rất trọng
vọng, mặc dù dân nơi đây cũng có sùng bái các vị thần linh. Người Miến thường tụng
câu ngạn ngữ: “Nếu vị tăng chỉ nghiêm trì một giới cẩm, trời và người phải đảnh lễ”.
Với phương châm như thế, từ vua cho đến thần dân, vì muốn được ‘ân triêm phước lạc’:
“họ thường đảnh lễ chư tăng, không khác gì lễ bái Phật hiện tiền”, cho dù đảnh lễ một
vị sa di mới xuất gia cầu đạo” 33. Điều này cho thấy trách nhiệm của chư tăng phải là
những người đi đầu về việc hướng dẫn đạo đức cho những Phật tử tại gia. Cho nên,

30
Sylwia Gil, Thích Nguyên Hiệp (dịch), Nguyệt san Giác Ngộ số 275, “Kữí Trò Cùa Giới Tăng Lữ Trong Xã Hội
Miến Điện Đương Đạp, tháng 02, 2019, tr.54.
31
Pháp Sư Thánh Nghiêm - Pháp Sư Tịnh Hải, “Lịch Sừ Phật Giáo Thế Giới”, NXB. Khoa Học Xã Hội, 2008,
tr.705.
32
TT.TS.Thích Hạnh Bình, “Những vẩn Đề cốt Lõi Trong Kinh Tạp A Hàm”, NXB. Hồng Đức, 2018, tr.359.
33
Trần Quang Thuận, “Phật Giáo Miến Điện”, NXB. Tôn Giáo, 2008, tr.248.

9
trong xã hội Miến, chùa thường là trung tâm giáo dục cho mọi người dân. Không những
thế, “Cức chùa Miến còn là nơi lưu giữ và truyền trao di sản văn hóa Miến Điện ”34.

Với đại đa số chư tăng Miến có đủ cung cách của một bậc chân tu phẩm hạnh thì
bên cạnh đó cũng có tồn tại những phần tử của các vị tăng sống bê tha, hủy phạm luật
đạo đức của Phật chế. Cụ thể, những tăng sĩ A-li như đã đề cập ở trên. Chính vì lý do
này mà sau khi đã chọn Phật giáo làm quốc giáo, vua A-nô-luật-đà tiếp tục thanh tịnh
hóa tăng già bằng cách vua bắt họ phải hoàn tục, nếu còn xuất gia thì phải y theo giới
luật của Thượng tọa bộ dưới sự chỉ dẫn của quốc sư A-la-hán. Một số nào đó còn ngoan
cố, vua bắt đi đày. Kết quả, Phật giáo Miến Điện sáng lập một nền đạo pháp vừa mới
mẻ, vừa kiện toàn, hứa hẹn sẽ mở ra một trang sử Phật giáo xán lạn tiến bước song hành
cùng văn hóa Miến, làm điểm nương tựa cho nhiều du khách thập phương đến tiến tu.
Từ đó, Phật giáo Thượng tọa bộ chiếm địa vị độc tôn, các tông phái trước đó như: Phật
giáo Đại thừa, Mật giáo và Bà-la-môn giáo dần dần bị đào thải và tiêu diệt35.

Với lòng chí kính chí tôn đối với Tam bảo, vua đã cho xây dựng một tòa lâu đài
rất uy nghiêm hùng vĩ để bảo lưu Tam tạng Thánh điển Pali. Vua còn cho kiến lập,
trùng tu nhiều chùa, tháp và tượng Phật khắp nước Miến. Điểm nổi bậc, vua A-nô-luật-
đà cho dựng lập 'Tháp Phật cung Thụy Hải’ là ngọn tháp vĩ đại và nổi tiếng nhất tại
Thượng Miến. Tài liệu lịch sử Miến Điện cho biết, trong tháp cất giữ chiếc xương bả
' vai trước và chiếc răng của đức Phật36.

Chính nhờ sự phát triển Phật giáo Thượng tọa bộ, cũng như sự lớn mạnh của đoàn
thê tăng già tại Miên Điện đã loan truyên xa đên vua Tích Lan, vừa lúc Phật giáo Tích
j Lan đang bị suy vi, số lượng tăng nhân giảm đến mức thấp nhất, kinh văn bị thất lạc. Vì
thế, vua Tích Lan đã sai sứ tới Miến Điện để thỉnh cầu vua A-nô-luật-đà ban cho Tam
tạng và cử tăng đoàn tới Tích Lan truyền trao giới pháp37. Có thể nói, gián tiếp từ xa,
vua A-nô-luật-đà đã khôi phục lại Phật giáo Tích Lan một cách thiết thực.

34
Sylwia Gil, Thích Nguyên Hiệp (dịch), Nguyệt san Giác Ngộ số 275, “Vai Trò Của Giới Tăng Lữ Trong Xã
Hội
Miến
35 Điện
Pháp Su Đương
Thánh Đạĩ', tháng
Nghiêm 02, 2019,
- Pháp tr.61.Hải, “Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới”, NXB. Khoa Học Xã Hội,
Sư Tịnh
2008,
36
Ngũ Thập Lam Trí Chiêu (dịch), “Lịch Sử Miến Điện", tr.35.
37
Pháp Sư Thánh Nghiêm - Pháp Sư Tịnh Hải, “Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới”, NXB. Khoa Học Xã Hội,
2008,
tr.603.
10
Như vậy, chính nhờ vai trò duy trì Phật pháp mà vương triều Bồ Cam giữ yên cơ
nghiệp được 243 năm, trở thành trung tâm hoạt dụng văn hóa Phật giáo Nam truyền.

Trong lịch sử Miến Điện, vua A-nô-luật-đà đã làm nên một việc lớn, tạo dựng một
móc son lịch sử trọng đại, đó là bảo vệ Phật pháp không bị suy tàn, đặc biệt dưới vương
triều Bồ Cam, vua có công đóng góp hết sức to lớn trên mọi phương diện từ chính trị,
văn hóa cho đến kinh tế, xã hội. Vì những cống hiến đối với đất nước, vua A-nô-luật-đà
được sử sách Miến Điện coi là vị anh hùng xếp vị trí thứ nhất trong “ba vị anh hùng dân
tộc” gồm: (1). A-nô-luật-đà; (2). Mã-ứng-long; (3). A-não-bách-nhã. “.Riêng việc hộ trì
Phật pháp, nhà vua được gọi là “vua A Dục của Miến Điện” 3*. Một vị vua anh minh,
người đã đặt sự cai trị của mình trên nguyên lý pháp (Dharma).

Tuy cách xa về giới hạn địa lý, nhưng có thể nói đạo nghiệp dấn thân vì Phật pháp
của vua A-nô-luật-đà, người viết có thể so sánh với Thánh quân Lý Công uẩn tại Việt
Nam (sau này lên ngôi lấy hiệu là Lý Thái Tổ). Chính chất liệu từ bi Phật giáo mà đã
tác thành một vị Thánh vương Lý Thái Tổ năm xưa, chứa đựng mọi tố chất của Việt tộc,
chính sử đánh giá: “Vua là con người khoan thứ, nhân từ, tinh tế, hòa nhã, có lượng đế
vương”. Nhà vua vốn xuất thân Phật giáo, nên khi lên ngôi hoàng đế, rất tôn sùng đạo
Phật và lấy Phật giáo làm chồ dựa tinh thần cốt tủy cho vương triều Lý. Trong 20 năm
trị vì, Lý Thái Tố cho xây dựng và tu sửa nhiều chùa tháp, đúc nhiều chuông ở kinh
thành và khắp mọi nơi, một lúc độ hàng nghìn người làm Tăng đạo. Chính việc làm này,
vương triều được tồn tại lâu, đất nước vững bền, làm nền tảng chính yếu cho sự nối
nghiệp các triều đại Lý về sau38 39.

Tỷ giảo đối chiếu những việc làm hữu công của hai vị vua: A-nô-luật-đà xứ sở
Miến và Lý Thái Tổ tộc Việt, hai vị có thể được gọi là Thánh quân trong Phật giáo, họ
đã khôi phục lại giá trị hiện sinh ngang qua những lời dạy minh triết của đức Phật, điều
mà mỗi người chúng ta càn phải hun đúc sâu vào trong tạng thức để làm nên Lý Công
Uẩn và A-nô-luật-đà hiện tại. Đồng thời, để hoài niệm một lịch sử hào hùng của hai dân
tộc trải qua bao thế kỷ.

38
Sđd, tr.707.
https://dantri.com.vn) ly-
39

cong-uan
11
3.2 Hậu kỳ vương triều Bồ Cam, sự thống trị của tộc Thiện đối với Phật giáo.
Kế tục vương triều Bồ Cam, có hai thế lực mạnh nhất xuất hiện trong giai đoạn
này đó là A-ngõa ở phương Bắc và Tý cổ ở phương Nam. “Lịch sử của Miến Điện
thường nói thời kỳ này là “thời kỳ thống trị của tộc Thiện ”, cũng gọi là “thời kỳ chiến
quổc” của Miến Điện. Tuy vậy, Phật giảo vẫn được coi trọng và truyền bá” 40.

A ngõa, trung tâm Phật giáo phương Bắc

Năm 1257, vương triều Bồ Cam yếu dần.Người Thiện ở phương Bắc lấy Bang-
Nhã và thực-giai làm địa điểm chính, và họ đóng đô ở A-ngõa. Trong vòng 250 năm, ba
vùng trên trở thành trung tâm Phật giáo phương Bắc.

Trong giai đoạn 1324-1350, có hai vị vua tên O-xà-na và Thi-ha-tu-la lên ngôi,
các vua đã cho xây rất nhiều ngôi chùa để cúng dường các vị A-la-hán kiên trì giới luật,
có đức độ. về sau, hàng ngàn vị Tỷ-kheo cùng rất nhiều thanh niên đến tu tập, trước tác,
dịch thuật kinh sách.

Năm 1364, Đạt-ma-minh-ba-da thuộc Thực-giai, tiêu diệt Bồ Cam, dựng kinh đô
A-ngõa. Trong vòng 500 năm, A-ngõa là kinh đô trung tâm, vùng Phật giáo phát triển
rực rỡ nhất, nơi đây tập hợp nhiều vị cao tăng Phạm hạnh từ các nơi quy tụ về như:
Thất-lị-đạt-ma-lăng-già, Tín-cấp-la-ma-ha-tát-di nguồn gốc từ Tích Lan, Đế-sa-tha-na-
xà và Diệu Pháp Xứng, Nhã-lỊ-an-ôn-tát từ Bồ Cam đến A-ngõa, Giới Chủng,... các
bậc tuệ tinh thông Tam tạng kinh điển, đã chú thích rất nhiều bộ luận và ấn bản nhiều
cuốn sách nghiên cứu về Phật giáo, có công đóng góp hết sức to lớn trong việc hoằng
dương đạo pháp41. A-ngõa vùng đất đã dung chứa nhiều bậc cao tăng lão luyện, họ đã
khai sáng đạo pháp, đưa Phật giáo tiến bước đi lên thông qua những cổng hiến vĩ đại
trong suốt chặng đường dài trước tác, dịch thuật, ấn bản những tác phẩm kiệt xuất liên
quan đến Phật giáo. Như vậy, vì nhiệt tâm hộ trì Phật pháp mà chư tăng Miến từ các
vùng miền khác xa xôi lại tề tựu tại miền Bắc A-Ngõa để hoằng dương ánh đạo. Hành
động của sư tăng Miến đã thực hiện đúng theo tinh thần đức Phật đã dạy: “Này các Tỷ-

40
Pháp Sư Thánh Nghiêm - Pháp Sư Tịnh Hải, “Lịch Sử Phật Giáo Thế Giớĩ', NXB. Khoa Học Xã Hội,
2008,
41
Pháp Sư Thánh Nghiêm - Pháp Sư Tịnh Hải, “Lịch Sử Phật Giáo Thế Giớĩ', NXB. Khoa Học Xã Hội,
2008,
tr.722-723.
12
kheo, hãy du hành vì hạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng
thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người^ 2.

Năm 1540, A-ngõa bị một đại pháp nạn chưa từng có trong lịch sử, có một vị tên
Tư Hồng Phát, ông ta cho rằng “Phật pháp ở vùng Miến không phải là chính giáo Phật
pháp, chẳng qua chỉ là nơi cất giữ của báu của các bậc đế vương của các đời” 4\ Cho
nên, ông đã cho voi, ngựa xông ra giết chết 3000 Tỷ-kheo, kinh điển và chùa tháp bị
tiêu hủy, với lòng căm phẫn, ba năm sau, Tư Hồng Phát cũng bị tộc Miến giết chết.
Năm 1555, người Miến ở phía Nam Đông cổ đã tiêu diệt vương triều A-ngõa.

Năm 1555, sau khi vương triều A-ngõa đã bị Đông cổ tấn công tiêu diệt, có một
vị tên là Đế-sa-tát-na-tha-xà thuộc tăng phái A-la-hán, Ngài đã thay thế các vị đã ra đi
mà lãnh đạo tăng già ở thời vua Đông cổ.

Phật giáo hưng thịnh thòi kỳ vương triều Tý cổ phương Nam

Sinh diệt diệt sinh, cái trước mất đi thì cái sau lại kế tục, đây là định lý duyên
khởi trong Phật giáo. Cũng vậy, khi vương triều Phật giáo A-ngõa bị diệt thì phía sau lại
xuất hiện một vương triều mới, đó là vương triều Tý cổ phương Nam (1287-1539).

Trong giai đoạn này xuất hiện ba vị minh quân: Hoa Liệt Lỗ, nữ vương Tín Thu
Phù và vua Đạt Ma Tất Đề.

Năm 1287, Hoa Liệt Lỗ (1287-1296) cũng thuộc thế lực của tộc chi người Thiện,
rời kinh đô Mã Tháp ban về xưng bá ở Miến Điện.

Trước khi vương triều Bồ Cam không còn, có một nhà sư Bồ Cam tên Xá-lỊ-phất
đến vùng người Môn hoằng truyền chân lý, thông suốt Tam tạng Thánh điển, Hoa Liệt
Lỗ đã thỉnh vị này biên soạn cuốn sách nổi tiếng: Ma-mô-pháp-điển. Nội dung nói về
nguồn góc của Án Độ đã truyền vào xứ Miến 1000 năm trước đó.

Năm 1353, hai vị Tỷ-kheo xuất sắc đã xuất hiện đó là: Tuệ Hành và Đạ Da Xá,
các vị đã khôi phục lại Phật giáo ở vùng Hạ Miến. Tuệ Hành đã viết cuốn Thế Đăng
Tinh Yếu, nội dung nói về thế giới quan Phật giáo. Đạ Da Xá cho ấn bản hai cuốn Ca-

42
HT.Thích Minh Châu (dịch), “Kinh Tương Ưng Bộ”, tập 1, phẩm Tương Ưng Ác Ma, NXB. Tôn Giáo, Hà Nội,
1996, tr.206.
43
Pháp Sư Thánh Nghiêm - Pháp Sư Tịnh Hải, “Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới”, NXB. Khoa Học Xã Hội, 2008,
tr.723.

13
T............... ......
Lan coi là văn pháp tiêu chuẩn về ngữ Pali Miến Điện.

Năm 1362, vua Trần Da Vũ đã cho khởi công trùng tu ‘Tháp Phật cung Thụy
Đức’ trong tháp cất giữ tám sợi tóc của Phật, tháp này vốn tiếp tục công trình dở dang
của thời vua A-nô-luật-đà. Tiếp sau đó, Vua La-bà-đà-lị vì nhớ ơn Phật, cũng đã cho
xây dựng ‘Tháp Phật Thụy Ma Đào’ nổi tiếng ở Tý cổ cùng rất nhiều chùa Phật khác,
vua còn cúng dường vàng cho 1000 vị sư với trọng lượng bằng thân hình của vua.

Tuy các vị vua đó cũng có công tu bổ chùa tháp, đáng được tán thán, nhưng chỉ
là người đặt nền móng Phật giáo trong giai đoạn này. Nhưng người làm cho Phật giáo
hưng thịnh nhất ở thời kỳ vương triều Tý cổ phương Nam phải kể đến nữ vương Tín
Thu Phù, một nhân tài kiệt xuất. Bà trị vì 19 năm, sửa sang nội chính, làm cho chính trị
phát triển, dân giàu, nước mạnh44. Sau khi thoái vị, bà càng chuyên tâm vào Phật giáo,
cho tu bổ lại ‘Đại tháp vàng Ngưỡng Quang’ cao 50 mét, rộng 900 thước. Bà hưởng thọ
78 tuổi45. Với hình ảnh của nữ vương Tín Thu Phù, phần nào phá vỡ tư tưởng trọng
nam khinh nữ, một quan điểm cố hữu đã tồn tại lâu đời ở một số quốc gia Á Đông. Vì
thường người ta cho rằng, khi một đứa con gái ra đời được xem là bất hạnh của gia đình,
nỗi thảm họa của xã hội. Nhưng thật ra, nam hay nữ chỉ là sự khác biệt về giới tính, yếu
tố đức hạnh và trí tuệ mới nhân tố trọng thị. vấn đề này khi xưa vua Pasenadi (Ba tư
nặc) cũng đã vô cùng đau buồn khi biết vợ mình sanh con gái và đức Phật đã có lời
khuyên: “Cớ một số thiếu nữ, thưa đức vua, đôi khi còn tốt hơn con trai. Vĩ thiếu nữ ấy
khi trưởng thành, có trí tuệ và đức hạnh,... ” 46. Như vậy, hành động của nữ vương Tín
Thù Phù nói lên một cá tính trượng phu bất khuất đang tiềm ẩn trong bà và có lẽ nơi bà
đã có tố chất: “ổz ký trượng phu ngã diệc nhĩ, bất ưng tự khinh nhi thối khuất 47" (dịch:
ai kia là đấng trượng phu thì ta đây cũng như vậy).

Ke từ đây, chúng ta cần phải xem lại tư tưởng thần quyền xem thường phái nữ,
vì lịch sử các thời đại đã chứng minh, người nữ đã làm nên những dấu ấn trọng đại.
Trong Phật giáo có các Thánh nữ như: Khema trí tuệ đệ nhất, Yasodhara bậc đại thần

44
Ngũ Thập Lam Trí Chiêu (dịch), “Lịch Sử Miến Điện”, tr.89-90.
45
“Lịch Sử Miến Điện”, tr. 93-94.
46
HT.Thích Minh Châu (dịch), “Kinh Tương Ưng bộ”, tập 1, Tương Ưng Kosala, phẩm thứ hai, phần người con
gái, Viện NCPHVN ấn hành 2017, tr.154.
47
Tổ Quy Sơn-Linh Hựu, “Quy Sơn Cảnh Sách”, NXB. Hồng Đức, 2014, tr.340.

14
thông, Dhammadinna thuyết pháp đệ nhất... Đối với thế giới thì có: Trưng Trắc là phụ
nữ đầu tiên Việt Nam xưng vương, bà Angele Merkel là vị thủ tướng đầu tiên của nước
Đức, Sirsmavo Bandaranaike là nữ thủ tướng đầu tiên của Srilanka...Đó là những tấm
gương tiêu biểu cho ý chí và nghị lực, vươn lên tự khẳng định mình.

Kế tục vương vị, Đạt Ma Tất Đề (1472-1492) lên ngôi. Khi lên lãnh đạo quốc gia
Miến, vua đã cho kiến lập thêm một thành phổ mới ở phía Tây đặt tên là ‘Thụy-ma-đào’.
Ngoài việc triều chính, điểm nhấn quan trọng nhất là khi vị minh quân này lên ngôi,
ông đặc biệt rất chú trọng đến Phật giáo và đưa Phật giáo phát triển đến đỉnh cao nhất
của sự cực thịnh. “CÔHg hiến lớn nhất của vua đổi với Phật giáo là cải cách và thống
nhất Phật giảo Nam Miến Điện”4\ Bước đầu vua thực hiện, ông đã cho sứ thần đến
Thánh địa Án Độ để xin cây Bồ Đề và họa đồ chùa Phật đem về Miến để làm mẫu cho
các công trình kiến trúc Phật giáo ở Tý cổ phương Nam. Vua còn cho xây hai tháp Phật
là Thụy-Cổ-Giai và Cáp-Vàng. Bắt đầu từ đây, những ngôi Già lam đua nhau mọc lên,
nhân dân vô cùng hoan hỷ góp tịnh tài tịnh vật xây chùa. Ngoài ra, vua còn thanh tịnh
hóa Phật giáo bằng cách chọn một nơi thích họp làm nơi kết giới gọi là ‘Ca-lê Da-ni kết
giới’ để các tăng nhân cử hành các nghi thức: Thụ giới, bố tát, an cư, tự tứ v.v...Sau khi
kiết lập tất cả các sư tăng đều phải y vào chế độ của Đại Tự Tích Lan 48 49 50 và đồng thời
cũng phải tuân theo luật của Phật giáo Theravada. “Đớ là một sự kiện to lớn trong lịch
sử Phật giáo Miến Điện”™. Ngoài ra, vua còn cho dựng một tấm bia ‘Ca-lê Da-ni kết
giới’ cao 8 mét, rộng 4 thước, dày 18 tấc, hai mặt đều khắc chữ Pali và chữ Môn. Trước
khi vua mất, ông có để đời một tác phẩm nổi tiếng là Pyatton, hiện nay vẫn còn51.

Có thể nói, nhờ việc cải cách của vua Đạt Ma Tất Đề mà Phật giáo thời kỳ
vương triều Tý cổ được thống nhất, hòa hợp thanh tịnh không còn sự kỳ thị về chủng
tộc địa phương. Ngoài việc trị quốc an lòng dân, vua còn là một vị hộ pháp đắc lực làm
cho Phật giáo ở vương triều Tý cổ phương Nam được hưng thịnh rực rỡ. Dù mang hình
thức cư sĩ áo trắng nhưng vua đã làm tròn trọng trách của một người cư sĩ tại gia, tâm
chẳng khác nào một vị xuất gia chân chính. Đây là hạng người từ sáng vào sáng đáng

48
Pháp Sư Thánh Nghiêm - Pháp Sư Tịnh Hải, “Lịch Sử Phật Giảo Thế Giới”, NXB. Khoa Học Xã Hội,
2008,
49
"Tôn Giáo Vùng Phương Nam”, tr.104.
50
Sđd, tr729.
51
Phùng Nhữ Lăng, “Sử Thoại Miến Điện”, tr.88.

15
được tán thán đúng như lời đức Phật đã dạy: “Có người sanh vào nhà giàu sang vui vẻ,..
Đây gọi là sáng, ơ trong chô sáng này, thân làm việc lành, miệng nói lời lành, ỷ nghĩ
điêu lành. Vì lý do này, khỉ thân hoại mạng chung, sanh lên đường lành, được hóa thân
cõi trời... ”52. Rõ ràng, giá trị giáo pháp của Như Lai không có giới hạn ở hàng tăng lữ
xuất trần hay cư sĩ tại gia mà giáo pháp của Ngài là ‘cơn mưa pháp’ tưới tẩm đều đến
tất cả mọi tầng lớp trong xã hội, tùy căn cơ mồi người có những cách hấp thụ khác nhau.

Như vậy, những gì phác họa trên đây cho thấy gia đình Phật giáo Theravada luôn
thay mình, cải tiến, mở rộng và chấp nhận những gì mới mẻ, để rồi từ đó Phật giáo
Miến Điện trong giai đoạn này có những bước tiến đi lên đáng kể và phát triển một cách
rầm rộ. Mặc dù có khác về địa dư, nhưng người viết có thể nhận định rằng, thời kỳ vàng
son của Phật giáo Miến Điện giai đoạn 1044-1539 này có thể sánh ngang với thời kỳ
cực thịnh của Phật giáo đời Lý - Trần Việt Nam. “Dưới triều Lỷ, Phật pháp là quốc
đạo...Triều Lý với chiều dài lịch sử 215 năm trải qua 8 đời vua, một triều đại thải bình
nhất trong lịch sử Việt Nam. “...Đó chính là nhờ ảnh hưởng đạo Phật” 53 và “Phật giáo
thời Lý - Trần đã ít nhiều góp phần hiện thực hóa hào khỉ Đông A làm nên lịch sử huy
hoàng cho cả dân tộc”54.

52
TT.TS.Thích Hạnh Bình, “Những vấn Đề cốt Lõi Trong Kinh Tạp A Hàm”, NXB. Hồng Đức, 2018,
tr.240. 53
Lê Cung, ''Phật Giáo Việt Nam Với Cộng Đồng Dân Tộc”, NXB. Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí
Minh, 1996,
54
TT.TS.Thích Phước Đạt, “Giá Trị Văn Học Trong Tác Phẩm Cùa Thiển Phái Trúc Lâm”, NXB. Hồng
Đức,
2013, tr.46.
16
17
18

You might also like