You are on page 1of 7

BỐI CẢNH XÃ HỘI TRƯỚC KHI PHẬT GIÁO DU NHẬP HOA KỲ

1. Nguồn gốc tên gọi


Hoa Kỳ hay Mỹ (America ). Tên chính thức là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (The United States of America)
viết tắt United States, U.S., và U.S.A. xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1776, với 13 bang. Ngày nay Hoa Kỳ có 50
bang.
2. Quốc kỳ - quốc huy
Lá cờ này có 13 vạch; 7 vạch đỏ, 6 vạch trắng và 50 ngôi sao trắng ở góc trái trên trên nền xanh tượng trưng
cho 50 bang. Lá cờ Hoa Kỳ ngày nay có tên gọi là "Old Glory" hoặc Stars and Stripes.
Quốc huy Mỹ là Đại bàng đầu trắng - Biểu tượng của Hoa Kỳ từ 1782
Khẩu hiệu Mỹ từ năm 1956 là "In God We Trust"  (Chúng ta tin vào Chúa)
3. Vị trí địa lí
Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, một Cộng hòa Lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang
nằm gần hoàn toàn trong Tây bán cầu: 48 tiểu bang lục địa và thủ đô Washington D.C. nằm giữa Bắc Mỹ, thành
phố lớn nhất là New York.
Tây giáp Thái Bình Dương, Đông giáp Đại Tây Dương, Bắc giáp Canada, Nam giáp Mexico
Tiểu bang Alaska, lớn nhất và thưa dân nhất, nằm trong vùng Tây Bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở
phía Đông, được Hoa Kỳ mua lại từ Nga năm 1867.
Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương (gia nhập năm 1959).
Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbe và Thái
Bình Dương.
Với 3,79 triệu dặm vuông (9,83 triệu km²), đứng thứ ba thế giới về tổng diện tích sau Nga và Trung Hoa.
Ban đầu Mỹ được thành lập với mười ba thuộc địa nằm dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. Sau khi tự tuyên bố trở
thành các "tiểu quốc", cả 13 cựu thuộc địa này đã đưa ra tuyên ngôn độc lập vào ngày 4/7/1776.
Sau đó Hoa Kỳ đã bắt đầu cuộc mở rộng lãnh thổ mạnh mẽ trên khắp Bắc Mỹ thế kỷ XIX, thay thế các dân
tộc bản địa, sát nhập đất đai mới, và từng bước thành lập các tiểu bang mới.
4. Dân số
Với 322.3 triệu dân (2015), đứng thứ ba trên thế giới. Do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia
khác trên thế giới Mỹ được biết là quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới,
5. Khí hậu
Vì Hoa Kỳ có diện tích lớn và có nhiều địa hình rộng lớn nên nó gần như có tất cả các loại khí hậu: Khí hậu ôn
hòa có ở đa số các vùng; Khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền nam Florida; Khí hậu địa cực ở Alaska, nửa khô
hạn trong Đại Bình nguyên phía Tây kinh tuyến 100 độ; Khí hậu hoang mạc ở Tây nam; Khí hậu Địa Trung Hải
ở duyên hải California, và khô hạn ở Đại Bồn địa.
6. Hệ sinh thái
Hệ sinh thái Mỹ rất đa dạng, có đến hơn 17000 loài thực vật bản địa, Hơn 400 loài động vật có vú, 700 loài
chim, 500 loài bò sát và loài sống trên cạn dưới nước, và 90.000 loài côn trùng. California là nơi có những cây cao
nhất, to nhất và nhất trên thế giới (gồm 5000 loải).
7. Bối cảnh
Hoa Kỳ là quốc gia trẻ trung được thành lập từ cuối thế kỷ XVIII (Từ 13 thuộc địa của Anh Quốc). Từng là
thuộc địa của Tây Ban Nha (1540), Hà Lan (thế kỷ XVII), Pháp (1534-1763) và Anh (1664), Courland (1654),
Đan Mạch (1814), Bồ Đào Nha, Nga, Thụy Điển. Dưới thời cai trị của Anh, 13 thuộc địa bắt đầu nổi loạn chống
lại sự cai trị của người Anh vào năm 1775 và tuyên bố độc lập vào năm 1776 với tên gọi Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ
và trở thành một nước Tư bản phát triển đến gian đoạn Chủ nghĩa Đế quốc từ cuối thế kỷ XIX , từ đó bắt đầu đi
xâm lược và mở rộng thị trường trên khắp toàn cầu.
Từ sau thế chiến thứ II, Hoa Kỳ đã trở thành một nước Tư bản độc quyền, đứng đầu hệ thống các nước Tư
bản chủ nghĩa trên thế giới.
Hoa Kỳ còn được xem là một quốc gia có nền dân chủ xưa nhất trong các nền dân chủ hiện đại.
8. Chính trị
Sự phát triển kinh tế dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ 1991- 2001 thuộc hai nhiệm kỳ của Tổng thống Bill Clinton.
Cuộc Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2000 gây nhiều tranh cãi kết quả là chức tổng thống về tay Thống đốc
bang Texas là George W. Bush, con trai cuả George H. W. Bush. Tổng thống hiện nay Joe Biden
Quốc gia được thành lập ban đầu với 13 thuộc địa của Vương quốc Anh nằm dọc theo bờ biển Đại Tây Dương.
Sau khi tự tuyên bố trở thành các "tiểu quốc", cả 13 cựu thuộc địa này đã đưa ra tuyên ngôn độc lập vào ngày 4
tháng 7 năm 1776.
Các tiểu bang nổi loạn đã đánh bại Đế quốc Anh trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ, đây là cuộc chiến tranh
thuộc địa giành độc lập đầu tiên thành công trong lich sử nước Mỹ.
Vào ngày 11/9/2001, bọn khủng bố dùng máy bay dân sự cướp được đánh vào Trung tâm Thương mại Thế giới
tại Thành phố New York và Ngũ Giác Đài gần Washington, D.C., giết chết gần ba ngàn người.
Cuối 2001, các lực lượng Hoa Kỳ đã lãnh đạo một cuộc tiến công của NATO vào Afghanistan lật đổ chính phủ
Taliban.
Ngày 4 tháng 11 năm 2008, trong cuộc khủng hoảng kinh kế lớn, quốc gia Hoa Kỳ đã bầu Barack Obama làm
tổng thống. Ông được tuyên thệ nhậm chức và ngày 20 tháng 1 năm 2009, trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên giữ
chức vụ tổng thống Hoa Kỳ
9. Kinh tế
Nền kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới, với tổng sản phẩm GDP được ước tính là trên 14,3
ngàn tỉ USD (2008) (khoảng 23% tổng sản lượng thế giới).
Hoa Kỳ có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa, tài nguyên thiên nhiên phong phú, cơ sở hạ tầng phát
triển tốt.
Hoa Kỳ đứng hạng 8 thế giới về tổng sản lượng nội địa trên đầu người.
Hoa Kỳ là nước nhập cảng hàng hóa lớn nhất và là nước xuất cảng đứng hạng 2. Canada, Trung Hoa, Mexico,
Nhật Bản, và Đức là các bạn hàng lớn nhất của Hoa Kỳ.
Hàng xuất cảng hàng đầu là máy móc điện, trong khi xe hơi chiếm vị trí hàng đầu về nhập cảng.
Hoa Kỳ là nước sản xuất dầu lớn hạng ba trên thế giới và nước tiêu thụ dầu đứng hạng nhất.
Đây là nước sản xuất năng lượng điện và hạt nhân số một của thế giới.
Người Mỹ có chiều hướng làm việc nhiều giờ hơn mỗi năm so với công nhân tại các quốc gia phát triển khác,
dùng ngày nghỉ phép ít hơn và ngắn hơn.
10. Khoa học
Hoa Kỳ đã và đang dẫn đầu trong việc sáng tạo kỹ thuật và nghiên cứu khoa học từ cuối thế kỷ 19.
Đặc biệt trong các tài liệu nghiên cứu khoa học và yếu tố tác động.
Một số nhà khoa học tiêu biểu của Mỹ là Alexander Graham Bell chế tạo điện thoại đầu tiên (1876), Thomas
Edison máy thu hình, bóng đèn điện, Công ty Ransom Olds và Henry Ford đi đầu trong việc sản xuất xe hơi theo
phương pháp dây chuyền (đầu TK20), Anh em nhà Wright phát minh ra máy bay đầu tiên (1903)
Cuộc đua vũ trụ đã tạo ra những bước tiến nhanh trong lãnh vực phát triển hỏa tiễn, khoa học vật chất, máy vi
tính, và nhiều lĩnh vực khác. Buzz Aldrin là phi hành gia đầu tiên lên mặt trăng năm 1969
Hoa Kỳ là nước chính yếu phát triển Arpanet là tiền thân của Internet. Người Mỹ hưởng được cấp bực cao
cận kề với các hàng hóa tiêu dùng kỹ thuật. Gần như phân nửa hộ gia đình Hoa Kỳ có dịch vụ Internet băng thông
rộng.
Hoa Kỳ là quốc gia phát triển và trồng trọt chính yếu thực phẩm biến đổi gen; trên phân nửa những vùng
đất thế giới được dùng trồng các vụ mùa kỹ thuật sinh học là ở tại Hoa Kỳ
11. Giao thông
Có khoảng 759 xe hơi cho 1.000 người Mỹ (2003). Người Mỹ trưởng thành trung bình dành khoảng 55 phút
mỗi ngày lái trên đoạn đường dài trung bình 47km. Xe đạp được sử dụng rất ít .
5 hãng hàng không lớn nhất trên thế giới tính theo số khách hàng được vận chuyển đều là của Hoa Kỳ.
American Airlines là công ty hàng không lớn nhất thế giới. Trong số 30 phi trường hành khách bận rộn nhất trên
thế giới thì có 16 là ở Hoa Kỳ, bao gồm Phi trường Quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta (ATL) bận rộn nhất thế
giới.
12. Văn hóa
Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm đa dạng chủng tộc, truyền thống, và giá
trị.
Nói đến văn hóa chung của đa số người Mỹ là có ý nói đến "văn hóa đại chúng Mỹ“, một nền văn hóa Tây
phương phần lớn là sự đúc kết từ những truyền thống của các di dân từ Tây Âu, bắt đầu là các dân định cư người
Hà Lan và người Anh trước tiên. Tiếp theo là Mexico, Nam Âu và Đông Âu, châu Á
Kết quả sự trộn lẫn các nền văn hóa lại với nhau có thể có đặc tính như là một cái nồi súp nấu chảy mọi thứ
văn hóa thành một thứ văn hóa chung mà người Mỹ thường gọi từ xưa đến nay là melting pot, hay là một khái
niệm mới salad bowl là một tô xà-lách trộn có đủ thứ rau, gia vị.
Hoa Kỳ là một xã hội không giai cấp, chủ nghĩa bình đẳng nam nữ, chủ nghĩa bảo vệ môi trường, và chủ nghĩa
đa văn hóa. Phụ nữ, trước đây chỉ hạn chế với vai trò nội trợ, bây giờ hầu hết làm việc bên ngoài và là nhóm đa số
lấy được bằng cử nhân.
Về nghệ thuật hoa Kỳ có Núi Rushmore, một công trình điêu khắc khổng lồ gồm 4 vị Tổng thống Mỹ lừng
danh
Về ẩm thực, Món khoái khẩu quốc gia là gà chiên, khoai tây chiên, pizza, hamburger, và hot dog. Trong đó, Lúa
mì là loại ngũ cốc chính yếu.
Người Mỹ thích uống cà phê hơn trà. 1 người Mỹ trung bình tiêu thụ 81,6 lít bia/năm.
Ngược với các truyền thống châu Âu, người Mỹ uống rượu trước bữa ăn, thay thế rượu trái cây khai vị.
Về lễ hội, hoa kỳ có các lễ hội truyền thống như
1. Tết Dương lịch - New Year (1/1)
2. Lễ Tổng thống - Presidents' Day - Tưởng niệm George Washington và Abraham Lincoln (thứ 2 tuần lễ thứ
3 tháng 2)
3. Lễ Độc lập Hoa Kỳ - Independence Day - Hoa Kỳ tuyên bố độc lập khỏi Đế quốc Anh (4/7)
4. Lễ Lao động Mỹ - Labor Day - Thay thế Lễ Quốc tế Lao động 1/5 (thứ 2 tuần lễ đầu tiên tháng 9)
5. Lễ Colombus – tưởng nhớ về Christopher Columbus, người đã tìm ra Châu Mỹ (thứ Hai tuần lễ thứ 2 tháng
10)
6. Lễ Tạ ơn – Thanksgiving – Tạ ơn sau một vụ mùa thu hoạch (thứ Năm tuần lễ thứ 4 tháng 11)
7. Lễ Cựu chiến binh - Veterans' Day - Ghi ơn những người cựu chiến binh (25/11)
8. Lễ hội hóa trang - Hallowen (31/11)
9. Lễ Giáng Sinh - Christmas (25/12)
13. Giái trí
1879, phim thương mại đầu tiên được chiếu trên màn bạc tại New York
Hoa Kỳ luôn đi đầu trong việc phát triển phim có tiếng nói trong những thập niên 90.
Từ đầu thế kỷ 20, công nghệ phim ảnh của Hoa Kỳ phần lớn có trung tâm trong và xung quanh khu Hollywood
thuộc thành phố Los Angeles, California.
Bảng Hollywood, biểu tượng của kinh đô điện ảnh thế giới
Người Mỹ là những người nghiện xem truyền hình nhất trên thế giới và thời gian trung bình dành cho xem
truyền hình tiếp tục tăng cao, lên đến 5 giờ mỗi ngày (2006).
Người Mỹ lắng nghe chương trình radio, phần lớn cũng là thương mại hoá, trung bình là trên 2 tiếng rưỡi một
ngày.
Âm nhạc: trữ tình, Jazz, rock and roll, hip hop,…
Ngôi sao nhạc pop Michael Jackson được mệnh danh là "Ông hoàng nhạc pop",
14. Ngôn ngữ
Mặc dù Hoa Kỳ không có ngôn ngữ chính thức ở cấp liên bang, nhưng tiếng Anh Mỹ (American English)
là ngôn ngữ quốc gia.
15. Giáo dục
Giáo dục công lập Hoa Kỳ do chính quyền tiểu bang và chính quyền địa phương đảm trách và do Bộ Giáo dục
Hoa Kỳ điều phối.
Ở hầu hết các tiểu bang, trẻ em từ sáu hoặc bảy tuổi bắt buộc phải đi học cho đến khi được 18 tuổi; một vài tiểu
bang cho phép học sinh thôi học ở tuổi 16 hay 17.
Khoảng 12% trẻ em ghi danh học tại các trường tư thục thế tục hay mang tính chất tôn giáo. Chỉ có khoảng hơn
2% trẻ em học ở nhà.
Hoa Kỳ có nhiều trường đại học và viện đại học tư thục và công lập nổi tiếng và có chính sách tuyển chọn sinh
viên khắt khe, nhưng cũng có các trường đại học cộng đồng ở địa phương cho phép sinh viên tự do ghi danh vào
học như Viện Đại học Virginia do Thomas Jefferson thiết kế là một trong 19 Di sản thế giới UNESCO tại Hoa Kỳ,
Đại học Harvard được thành lập bới Cơ quan Lập pháp Thuộc địa Vịnh Massachusetts năm 1636 tại Cambridge,
bang Massachusetts, Đại học Princeton (1746)
Trong số những người Mỹ tuổi từ 25 trở lên, 84,6% tốt nghiệp trung học, 52,6% có theo học đại học, 27,2% có
bằng đại học, và 9,6% có bằng sau đại học.
Tỉ lệ biết đọc biết viết ở mức cơ bản là khoảng 99%. Liên Hiệp Quốc đánh giá Hoa Kỳ có chỉ số giáo dục là
0.97, đứng thứ 12 trên thế giới.
16. Tôn giáo
Từ lúc Mỹ vẫn còn là thuộc địa, khi người nhập cư từ Anh và Đức đã đến Mỹ để tìm tự do tôn giáo, Mỹ đã chịu
ảnh hưởng sâu sắc từ tôn giáo. Sự ảnh hưởng đó vẫn tiếp tục đến ngày nay, và được thể hiện trong văn hóa, cuộc
sống xã hội, và chính trị.
 Kitô giáo: (76,0%) (từ Châu Âu)
 Không tôn giáo, kể cả vô thần hay bất khả tri (15,0%)
 Do Thái giáo (1,2% đến 2,2%)
 Hồi giáo (0,6% đến 2,6%) (từ Châu Phi)
 Phật giáo (0,5% đến 0,9%) (từ Đông Á – TK19)
 Ấn Độ giáo (0,4%)
 Khác (1,4%)
17. Hướng đạo (Leader Ship Skill)
Đây là tổ chức thanh thiếu niên lớn nhất tại Hoa Kỳ, đồng nhiệm của Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới,
gồm hai hội: Hội Nam và Nữ Hướng đạo.
Hội Nam Hướng Đạo do William D. Boyce sáng lập năm 1910. Hội Nữ Hướng Đạo do Juliette Gordon Low
thành lập vào năm 1912.
Tiêu chí của hoạt động là truyền dạy cho thành viên những kỹ năng tự chủ, lãnh đạo, cổ vũ phúc lợi xã hội cho
giới trẻ, hướng đến đời sống đạo đức, lợi ích cộng đồng và xã hội gắn liền với văn hóa bản địa, tự trọng, tính chất
công dân, và yêu cuộc sống ngoài trời qua nhiều hoạt động phong phú ngoài trời như cắm trại, trò chơi dưới nước,
và đi bộ đường dài.
Hướng đạo Việt Nam là một tổ chức thanh thiếu niên được thành lập vào năm 1931 bởi Trưởng Hoàng Đạo
Thuý tại Hà Nội, cũng là một thành viên của Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới.
CÁC THUYẾT KHÁM PHÁ CHÂU MỸ TRƯỚC COLUMBUS

1. Năm 1761, theo nhà nghiên cứu văn học Trung Hoa người Pháp M. De Guignes Tỳ kheo Hwui Shan (thời
đại Nam Bắc triều – Trung Hoa) đã trình lên vua bản báo cáo về cuộc hành trình của mình và 4 vị sự khác đến một
quốc gia tên Fu-sang năm 458. Theo M. De Guignes Fu-sang chính là Mexico ngày nay. Bàn báo cáo có đoạn:
“Trước đây quốc độ này không biết gì về Phật pháp, nhưng vào Triều đại nhà Tống năm thứ 2 (458), 5 vị sư từ
nước Ki-pin (Kapul, A Phú Hãn) đã du hành đến nước ấy, mang theo kinh điển hình tượng và giáo hóa dân chúng
quy y theo Phật, từ bỏ thói hư tật xấu.
2. Tiến sĩ Frieddrich Neumann thuộc trường đại học Munich cũng đồng quan điểm này.
3. Năm 1875, Charles C. Leland, chuyên nghiên cứu dân ca Hoa Kỳ ủng hộ quan điểm của M. De Guignes
qua quyển "Fu-sang on the Discovery of America by Chinese Buddhist Priests in the Fifth Century”.
4. Năm 1885, chuyên viên Hoa kỳ Edward Payson Vining cũng tán đồng quan điểm của M. De Guignes qua
quyền “An Inglorious Columbus" Ông cho biết danh từ Maya, một dân tộc có nền văn minh lớn tại Mexico xuất
phát từ tên của hoàng hậu Maya.
5. Theo giáo sư John Fryer thuộc Đại học California, một nhà sư PG tên Hui Shen (Trung Hoa) và 4 vị sư
khác người gốc Kabul ở Alghanistan đã viếng thăm Trung Mỹ và Mexico năm 458 với mục đích truyền dạy giáo
lý của Đức Phật. Ở đó họ hoằng hóa trên 40 năm. Sau đó, pháp sư trưởng đoàn Hui Shen đã đơn độc trở về TQ
năm 499. (Kabul là một trung tâm truyền bá PG ở Gandhara (Afghanistan bây giờ), một phần của Ấn Độ thời đó.
6. Năm 1953, Gordon Ekholm xuất bản bài biên khảo chứng minh những điểm tương đồng giữa nghệ thuật
Phật giáo, AD giáo và Mexico. Vd như bộ đá tòa sen, rắn, bình bát, mặt trời. Đây là những biểu tượng mà Phật đã
sử dụng nhưng lại xuất hiện tại Mexico từ Tk5, chứng minh sự hiện diện của 5 vị sư TQ trên Mexico.
2 di vật lịch sử khiến thuyết Hwul Shan là người đầu tiên đến Tan Thế Giới đáng tin cậy hơn
1. Khám phá thứ 1 là một tảng đá khắc chữ vạn, một biểu tượng của người dân Da Đỏ, được tìm thấy tại
Lakeside Mountains gần thung lũng San Jaccinto, California. Năm 1914 bà Adelaide Wilson thấy tảng đá nằm
khuất trong lùm cây cạnh một con suối nhỏ. Bà ấy tưởng mình đã tìm thấy một biểu tượng điêu khắc đặc thù của
Dân Da Đỏ. Bà Wilson và chồng mời hai người bạn thân Cahuilla đến hỏi ý kiến. Cornelio Luvo nói "Biểu tượng
này rất xưa, trong thế hệ tôi chưa ai thấy biểu tượng này cả, nhưng tôi nghe ông nội tôi nói thì biểu tượng ấy do
dân bên kia biến cả mang lại”. Sau đó ông bà Wilson lại nhờ một nhà lãnh đạo Dân Da Đỏ, ông Juan Costa cho ý
kiến về tảng đá khắc chữ vạn, ông ấy nói "Đây là một di tích của người bên kia biển cả cho khắc chạm”. Ông
Wilson hỏi "Người bên kia biển cả là người nào?” Juan cười trả lời: “Những điều tôi biết thì chắc chắn ông cũng
đã biết. người từ bên kia biến cả đến định cư ở đáy đã lâu lắm rồi”.
2. Khám phá thứ 2 là những hòn đá nặng khoảng từ 70 đến 320 kg được tìm thấy dưới đáy biển tại bán đảo
Palos Verdes, California. Theo ông William Clewow, giám đốc Học Viện Khảo Cổ thuộc trường Đại Học
California, Los Angeles, thì những hòn đá này có thể đã được người Trung Hoa dùng làm neo tàu cách đây từ 500
đến 1000 năm.
7. Donald A.Mackenzie trong cuốn "Pre-Columbian America, Myths and Legends" trình bày chi tiết phong
tục tập quán, tín ngưỡng của dân bản xử trước khi Columbus đặt chân lên Tân Thế Giới, nhấn mạnh ảnh hưởng PG
trong nghi lễ, phương cách xử thế, phương thức truyền đạo
Pháp Sư Hui Shen và Phái Đoàn truyền bá Phật giáo đến Châu Mỹ trước Ông Columbus
Những thế kỷ đầu của Tây lịch đã được đánh dấu bằng hoạt động truyền bá Phật Giáo mạnh mẽ vượt quá biên giới Ấn
Độ. Tiếp tục truyền thống hoằng pháp của thời vua A-Dục, các nhà sư Phật Giáo từ Tích Lan, Nam Ấn, đặc biệt là
Kanchipuram, miền Trung và Bắc Ấn đã tham gia từ thiên niên kỷ đầu Tây lịch vào việc truyền bá lời Phật dạy đến những
miền đất xa xôi như Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt nam và một số
quốc gia khác. Những vị sư này mang theo họ những hình tượng, ngọc xá lợi và một vài bản kinh chép tay.
Trong nhiều trường hợp, các vị này thông thạo những ngôn ngữ của những quốc gia họ đến lưu trú và chuyển dịch
nhiều kinh Phật từ tiếng Pali và Sanskrit ra những tiếng ấy. Những kỳ tích, những thử thách và gian truân của các nhà truyền
giáo tiên phong này đã được ghi nhận trong những bia ký và văn học của các quốc gia mà họ truyền bá. Sứ mệnh của họ ở
nước ngoài đã để lại dấu ấn trên nền văn hóa của những nước họ đã từng sống.
Dù Ấn Độ là nơi phát sinh ra Phật Giáo và chúng ta đã có một nền văn học Phật Giáo vĩ đại được tích lũy qua nhiều
thế kỷ và đã lưu truyền đến ngày nay, chúng ta vẫn không tìm thấy trong đó bất cứ lời ám chỉ nào về những hoạt động truyền
bá Phật Giáo ở ngoài vùng Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Nhưng kỳ thực, dường như những nhà sư Phật Giáo đã đến
những hòn đảo Thái Bình Dương và Châu Mỹ.
Chaman Lan và một số học giả Hoa Kỳ cho rằng không phải ông Columbus đầu tiên tìm ra Châu Mỹ mà chính những
người di dân Hindu từ Ấn Độ. Lý luận mới lạ này được dựa vào một số truyền thống thịnh hành ở Trung Mỹ và Mexico.
Nhưng giả thiết này thiếu sự ủng hộ của bằng chứng văn học. Tuy nhiên chúng ta cũng có ít nhất là một điểm được ghi lại
trong lịch sử Trung Hoa nói đến một đoàn tu sĩ Phật Giáo đến Châu Mỹ vào thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch và đã đưa Phật Giáo vào
dạy cho những người dân ở đó.

PHÁI ĐOÀN CỦA PHÁP SƯ HUI SHEN (Huệ Thần, Hội Thần ?) :
Mặt khác, hai học giả Mỹ và học giả người Canada đưa ra ánh sáng những hoạt động của phái đoàn Phật Giáo đến
Trung Mỹ và Mexico khoảng thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch. Những khám phá của các học giả này không chỉ được dựa vào biên
niên sử của Trung Hoa mà còn căn cứ theo những truyền thống và tập quán tôn giáo đang hiện hữu ở Trung Mỹ và Mexico.
Đó là một câu chuyện gây chấn động: nó thêm một chương mới vào lịch sử Phật Giáo và những mối quan hệ văn hoá Ấn-Mỹ
cổ đại.
Theo giáo sư John Fryer thuộc Đại Học đường California, một nhà sư Phật Giáo tên là Hui Shen trong tiếng Trung
Hoa và bốn vị khác người gốc Kabul ở Afganistan đã viếng thăm Trung Mỹ và Mexico vào năm 458 sau Tây lịch với mục
đích truyền dạy giáo lý của Đức Phật. Phái đoàn tách ra làm hai chi bộ riêng biệt đến Trung Mỹ tiến hành công việc hoằng
pháp trên 40 năm. Sau khoảng thời gian 40 năm, Pháp sư Hui Shen, vị trưởng đoàn và cũng là một thành viên của giáo đoàn
ấy, đã đơn độc trở về Trung Quốc năm 499 (sau Tây lịch).
Người ta không biết phái đoàn khởi hành từ Kabul vượt đất liền đến Trung Hoa và từ đó đến Trung Mỹ bằng đường
biển hay là đến một trong những hải cảng Ấn độ từ Kabul và rồi sau đó giong buồm đi đến bờ biển Thái Bình Dương. Người
ta đặt giả thuyết rằng đoàn trước tiên đến Trung Quốc, từ đó họ giong buồm để tới Trung Mỹ. Vào thời điểm đó Trung Hoa là
trung tâm nổi tiếng về những hoạt động truyền bá Phật giáo ở châu Á. Cho dù thời ấy phái đoàn đã theo lộ trình nào đi nữa, thì
Pháp sư Hui Shen trong chuyến trở về cũng đã đến Kinh Châu, thủ đô nhà Tề nằm trên bờ sông Dương Tử. Ngài phải chờ đến
ba năm để xin yết kiến vị Hoàng Đế và tâu trình về những hoạt động của mình ở Trung Mỹ, nhưng Ngài không thể nào diện
kiến với vua được, vì nội chiến đang lan tràn ở đất nước này. Mãi đến năm 502 sau Tây lịch, Pháp sư Hui Shen mới được yết
kiến vua Võ Đế của tân triều đại nhà Lương và trình lên nhà vua tất cả những Phật sự của giáo đoàn đã thực hiện ở Trung Mỹ.
CÁC CÂU CHUYỆN ĐƯỢC GHI LẠI TRONG LỊCH SỬ:
Theo sử ký Trung Quốc, hình như Pháp sư Hui Shen không phải người Trung Hoa nên không nói được tiếng Hoa
thông thạo, và vua Võ Đế đã tiếp ngài như một vị sứ thần từ Trung Mỹ đến, vì rõ ràng quốc tịch của ngài là ở nước ngoài.
Pháp sư Hui Shen đã dâng lên Hoàng Đế những món hàng lạ kỳ, những thứ ngài đã mang về từ Trung Mỹ và xứ Mexico. Vua
Võ Đế là một người mộ đạo Phật, lại là một thí chủ hộ pháp, đã quan tâm đặc biệt đến chuyến hành trình của Pháp sư Hui
Shen và đề cử vị thân vương Du Kỳ thẩm vấn Pháp sư Hui Shen chi tiết về phái đoàn của ngài đến châu Mỹ, rồi sau đó tường
trình đầy đủ về những hoạt động của ngài ở xứ lạ kia. Vì thế bản tường trình của Pháp sư Hui Shen đã được thực hiện và đưa
vào văn khố của nhà Lương rồi lưu truyền đến ngày nay, được sự xác nhận đầy đủ của sử gia Trung Hoa lừng danh là Mã
Đoan Lâm (sử gia đời Tống, viết "Văn Hiến Thông Khảo", ghi chú của dịch giả).
Trong khi tiếp chuyện với vị thân vương Du Kỳ. Pháp sư Hui Shen trình rằng giáo đoàn gồm năm tăng sĩ Phật giáo
trong đó có ngài, đã đến châu Mỹ dưới thời vua Minh Đế của triều đại nhà Tống (420 - 589) trong khoảng 458 sau TL. Các
nhà sư mang theo hình tượng, ngọc xá-lợi và kinh sách. Thời ấy đất Mỹ chưa biết đến đạo Phật, phái đoàn đã thành công và
họ đã có thể truyền cụ túc giới cho các Tăng sĩ trong số người dân ở đó. Phái đoàn đi dọc theo quần đảo Kurile và đảo
Aleutian đến Alaska. Họ khởi hành từ vùng Kamchatka, vùng này đã được người Trung Hoa thời ấy biết đến. Pháp sư Hui
Shen miêu tả rất sinh động cái xứ sở đã được vùng Viễn Đông biết đến với tên Fusan ấy, những tập quán và phong cách của
người bản xứ và nói rằng xứ ấy cách khoảng 2000 dặm đến 6500 dặm về miền đông Kamchatka và cũng là phía đông của
Trung Hoa, rõ ràng nhóm người ấy đã thực hiện một chuyến hải trình trên một chiếc thuyền không mui hoặc một chiếc xuồng
nhỏ.
Sau khoảng 40 năm, không biết vì lý do nào đó, Pháp sư Hui Shen đã bị người thổ dân ngược đãi và khi cuộc sống
của ngài bị đe dọa, ngài biến mất khỏi đất nước này. Nhưng ngài đã để lại vài dòng chữ khắc trên vách đá. Ở Magdalana thuộc
Mexico, có một pho tượng được dựng lên để tưởng nhớ ngài với tên tuổi được khắc vào đó. Ở Trung Mỹ có bằng cớ về truyền
thống lẫn khảo cổ chứng tỏ rằng những thành viên kia của phái đoàn đã đi theo một tuyến đường khác đến Trung Mỹ và tiến
hành việc hoằng pháp ở đó. Pháp sư Hui Shen quay lại Trung Hoa một mình và không ai biết gì về những thành viên còn lại
của phái đoàn ấy nữa.
Bằng chứng này từ văn học Phật Giáo Trung Hoa được hỗ trợ với những phong tục tập quán, những nghi lễ, những cổ
vật được tìm thấy ở Trung Mỹ mở rộng suốt hướng đi xuống tận những bờ biển Thái Bình Dương từ Alaska đến Mexico và cả
những địa phương khác nằm trên đất liền, để lộ những ảnh hưởng của Phật Giáo tại đó.
* NHỮNG TẬP QUÁN TÔN GIÁO
Khi nói về tầm ảnh hưởng lan rộng của văn hóa Ấn Độ đến tận Trung Mỹ và Mexico, giáo sư John Fryer nói: " Những
tập quán tôn giáo và tín ngưỡng của xứ Mexico, Yucatan và Trung Mỹ, cùng với lối kiến trúc niên lịch, nghệ thuật và nhiều
thứ khác được người Tây Ban Nha khám phá khi họ chinh phục Châu Mỹ, chứng tỏ cho thấy có sự trùng hợp hết sức kỳ lạ về
những nét đặc biệt giữa phong tục tín ngưỡng Châu Mỹ với phong tục tín ngưỡng Châu Á, khiến người ta ngạc nhiên và nghĩ
rằng ảnh hưởng Đạo Phật đã lan đến Châu Mỹ thời ấy. Những sự trùng hợp như vậy nhiều đến nỗi những nhà nghiên cứu độc
lập chưa từng biết gì đến câu chuyện Pháp sư Hui Shen cũng tin rằng ắt hẳn đã có mối liên hệ nào đó giữa Mỹ và Châu Á từ
đầu kỷ nguyên Tây lịch ".
Giáo sư Edward P. Vining ở San Francisco, người nghiên cứu về vấn đề này đã nêu ra ba mươi lăm sự trùng hợp nổi
bật để chứng tỏ sự hiện diện của Phật Giáo và văn hoá Ấn ở Trung Mỹ và Mexico trong những thế kỷ đầu của Tây lịch. Theo
ông những sự trùng hợp rõ ràng như vậy cho thấy cả Phật Giáo và Ấn Độ giáo đã được truyền vào Trung Mỹ trong một thời
gian dài trước khi người Tây Ban Nha đến đó. (Do nhà hàng hải Columbus dẫn đầu chuyến công du cho triều đình Tây Ban
Nha đã khám phá ra Châu Mỹ vào tháng 10 năm 1492.)
Một nguồn thông tin giá trị nữa liên quan đến việc Pháp sư Hui Shen và đoàn truyền giáo của ngài đến châu Mỹ, đó là
hai học giả Canada, giáo sư John Murray Gibbon và Tom Mac Innes đã công nhận việc khám phá Châu Mỹ của Pháp sư Hui
Shen. Theo họ thì pháp sư Hui Shen đã băng qua Thái Bình Dương trong một chiếc thuyền Trung Hoa. Ngài đến Vancouver
(Canada) khoảng năm 499 sau Tây lịch. Giáo sư Gibbon trích lời của một nhà Địa Lý thời đại Geogre III, người nghiên cứu
vấn đề đóng góp của Trung Hoa đối với hải trình xuyên Thái Bình Dương. Giáo sư Mac Innes nói rằng pháp sư Hui Shen đã
trải qua mùa đông ở đảo Nootka, Canada, nơi ngài để lại ba tăng sĩ truyền giáo. Những đồng tiền Trung Hoa thuộc triều đại
nhà Tấn được tìm thấy ở đó vào năm 1876. Tàn tích những ngôi chùa Phật Giáo được khám phá ở Mexico, trong tiểu bang
Somara nằm trên bờ biển Thái Bình Dương và gần thành phố Ures, cũng trong tiểu bang ấy, cùng với một pho tượng Phật có
khắc những hàng chữ Trung Hoa.
Sự kiện Pháp sư Hui Shen và đoàn truyền giáo của ngài đến từ Kabul và việc ngài không thông thạo tiếng Trung Hoa,
cho ta giả thuyết rằng ngài có thể là tu sĩ người Ấn Độ hoặc người gốc Kabul, vốn là một phần của Ấn Độ vào thời đó. Kabul
cũng được gọi là Cophen Kiplin, Kandahar hay Balk trong vùng Gandhara bây giờ được sát nhập với Afghanistan và thời ấy
đã là một trung tâm truyền bá Phật giáo. Một tăng sĩ nổi tiếng của Kabul, người đến Trung Hoa trong khoảng thế kỷ thứ tư sau
Tây lịch và phiên dịch nhiều kinh Phật ra tiếng Trung Hoa là ngài Chúng Thiên (Sanghadeva, Tăng-già-đề-bà). Mặc dù ngày
nay Pháp sư Hui-Shen được biết với cái tên Trung Hoa, rất có thể ngài đã là người Ấn gốc Ấn Độ hay Kabul đến vậy.

You might also like