You are on page 1of 10

LÔØI GIÔÙI THIEÄU

LÒCH SÖÛ PHAÙT TRIEÅN MAÙY TÍNH

Lịch sử máy cá nhân gắn liền với chặng đường phát triển của IBM-PC. Máy IBM-PC được khởi đầu từ
một phòng thí nghiệm tại Atlanta (Georrgia, USA), mục đích của công trình thí nghiệm là thiết kế một sản phẩm
vi tính đầu thấp. Điều này có nghĩa là IBM không sử dụng các vxl của chính hãng mà dùng các vxl rẻ hơn của
hãng khác như: Intel, Motorola, Zilog.

1979-1980: IBM cho ra đời máy Datamaster dùng vxl 16 bit 8086 của Intel.

1980: Đưa ra khái niệm: Personal Computer (PC). Chiếc IBM-PC đầu tiên dùng vxl 8bit 8085 của Intel.

1981-1982: Dù Intel có vxl 16bit nhưng giá thành còn cao, Để đáp ứng thị trường máy rẻ tiền, Intel đưa
ra vxl 8 bit 8088 mà trong nó là vi mạch 16bit 8086. IBM dùng vxl này để thiết kế PC thế hệ thứ hai: PC-XT
(extended technology) 8088 có 8 bit bus dữ liệu và 20bit bus địa chỉ, có khả năng quản lý tối đa 1MB bộ nhớ vật
lý, chạy với tần số đồng hồ 4,77 MHz. Bên trong nó có 8 khe cắm mở rộng (khe cắm 8bit XT – hay XT-Slots),
khe này có 62 chân. Máy PC-XT trang bị hai đĩa mềm 360KB, 256 KB Ram (cắm trong 1 trong 8 khe cắm trên).
PC-XT dùng HDH CP/M và ct BASIC 80 của Micrrosoft.

1984: Khi vxl 16bit đã quen thuộc thị trường, Intel đưa ra vxl 80286, là vxl 16bit hoàn thiện, có thêm 4bit
bus địa chỉ, quản lý 16MB bộ nhớ. IBM tung ra thị trường máy PC-AT (advanced technllogy) với bộ vxl 80286,
với nó PC hoạt động trong chế độ bảo vệ cho phép chia bộ nhớ ra nhiều đoạn dài linh động và ưu tiên cho các
ct ứng dụng do đó tránh được va chạm khi nhiều ct chạy một lúc – đây là nền tảng của chế độ đa nhiệm trên
80286. PC-AT làm việc với tần số 6-8 MHz, do phải thêm 8bit bus dữ liệu, 4bit bus địa chỉ, 8bit yêu cầu ngắt
cứng và một số bit điều khiển mới, do vậy PC-AT cần bổ xung thêm khe cắm. Để đảm bảo tương thích với máy
XT, khe cắm XT cũ vẫn giữ nguyên, thêm một đoạn khe cắm nối dài bổ xung thêm 36 chân, loại khe cắm mới
này được gọi là ISA (Industry Standard Architecture) sau khi nó được cải tiến thêm một chút và đã chở thành
chuẩn ISA.

1987: Thế hệ PC mới ra đời với vxl 80386. Bắt đầu từ đây IBM công khai cấu tạo máy và nội dung ct
HDH vào ra cơ sở (BIOS), điều này giúp các hãng khác có thể sx các máy tính tương thích và các bản mạch
cắm tương thích khiến cấu truc IBM-PC trở thành một cấu trúc chuẩn công nghiệp. Điều này khiến cho kiểu thiết
kế kín PS/2 (cùng thời) thất bại trên thị trường vi tính cá nhân trong khi cấu trúc IBM-PC ngày càng chiếm lĩnh
thị trường máy tính cá nhân. Bộ vxl 80386DX là một vxl 32bit hoàn thiện với 32bit bus dữ liệu, 32bit bus địa chỉ
với bộ nhớ tối đa 4GB. Để đáp ứng tốc độ của 80386 và yc cao của những bản mạch điều khiển màn hình phân
giải cao, chuẩn khe cắm EISA (extended industry standard architecture) được đưa ra. Đây chính là chuẩn khe
cắm 32 bit với tốc độ truyền là 33Mbit/s.

1990: 80486 ra đời với nhiều chức năng hơn, cụ thể là 8 Kbyte bộ nhớ đệm mã lệnh (code cache) và
một bộ đồng xử lý toán học. Tần số làm việc đặc trưng của máy vi tính trong thời kỳ này là 66MHz.

1993: Vxl Pentium đầu tiên ra đời mở ra một kỷ nguyên mới với 64bit bus dữ liệu, 32bit bus địa chỉ, 8KB
bộ đệm dữ liệu, 8KB bộ đệm mã lệnh. Bộ đồng xử lý toán học của Pentium làm việc nhanh gấp 10 lần so với
80486. Khi này các sx phần cứng lớn thoả thuận một chuẩn khe cắm mới PCI-bus (Peripheral Components
Interconnect), và do đó bản mạch chính máy vi tính cá nhân chỉ còn lại vài vi mạch, tất cả các vi mạch ngoại vi
của cấu trúc IBM-PC cũng như vi mạch điều khiển PCI được tích hợp vào một vi mạch duy nhất, có tên là PCI-
chipset.

1995: Khả năng đa môi trường (multimedia) của máy vi tính cá nhân càng ngày càng hoàn thiện khi
Pentium MMX , PenPro, Pen II lần lượt ra đời. Tần số đồng hồ cao nhất 300 MHz. Một chuẩn giao diện ngoại vi
mới ra đời từ sự thoả thuận từ nhiều hãng lớn là bus tuần tự đa dạng (Universal Serial Bus).

1999 P!!! Ra đời, chuẩn PC99 xoá bỏ bus ISA. Bus PCI, giao diện đồ hoạ tiên tiến AGP, giao diện ngoại
vi USB và IEEE 1934 là những đặc điểm nổi bật.

1
Từ năm 2000: Một cấu trúc vxl 64bit ra đời. Intel cho ra đời nhiều vi mạch tổng hợp thích hợp với vxl
của chính hãng. Chipset đảm nhiệm hầu hết các chức năng điều khiển trên máy và có bộ điều khiển hiển thị cấy
ở bên trong . Thị trường máy tính cá nhân cũng như thị trường vxl và vi mạch tổng hợp được chia thành nhiều
phần đáp ứng nhu cầu đa dạng trong xã hội.

Trên đây có thể là những kiến thức cơ bản, có thể giúp bạn tham khảo, lắp ráp, nâng cấp máy tính. Đây
chỉ là một lượng kiến thức rất nhỏ trong vô vàn kiến thức về phần cứng. Hi vọng qua đó với những bạn mới tiếp
xúc với tin học có thể có thêm một chút khái niệm để đọc những tài liệu cao hơn, hay chí ít khi đọc những bài
viết chứa toàn những thuật ngữ tin học, bạn không phải bỡ ngỡ nhiều.

CHÖÔNG I: CAÙC BOÄ PHAÄN CUÛA MAÙY TÍNH


2
A.Thùng máy ( Case)

Có 2 dạng thùng thông dụng là loại nằm theo kiểu máy Mỹ và loại đứng theo kiểu máy Ðài Loan. Về phương
diện giải nhiệt trong điều kiện khí hậu nước ta thì loại đứng có ưu điểm đối lưu không khí tốt hơn nên ít nóng
máy và rộng rải thuận tiện cho việc lắp ráp hơn loại nằm.

Thùng máy loại thường có 2 ngăn 5 1/4 inch và 2 ngăn 3 1/2 inch (để gắn 2 loại ổ đĩa mềm, ổ CD-Rom, hộc
ổ cứng tháo rời...) ngoài máy và 2 ngăn 3 1/2 inch (để gắn ổ đĩa cứng cố định) trong máy, loại đặc biệt là 3 hay
4 ngăn 5 1/4 inch, 2 ngăn 3 1/2 ngoài máy và 4 ngăn 3 1/2 inch trong máy.

Mặt trước thùng máy luôn luôn có các chi tiết sau:

Nút bấm nguồn:

Dùng đóng, ngắt cả 2 dây điện nguồn để đảm bảo an toàn. Vì màn hình lấy điện qua 1 trạm trung gian ở
thùng máy nên nút bấm nầy cũng có tác dụng luôn cho màn hình.

Bộ nguồn của thùng máy có tác dụng đổi điện xoay chiều (110V hay 220V) thành điện 1 chiều ((12V và (5V)
cung cấp cho toàn bộ máy. Ðể tránh cắm nhiều dây lỉnh kỉnh, người ta thiết kế thêm 1 trạm nối điện cho màn
hình và 1 cầu chì bảo vệ cho cã bộ đổi điện và trạm nối. Trong bộ nguồn còn có thêm quạt hút nhỏ để hút hơi
nóng trong máy thổi ra ngoài.

Ðể đáp ứng vấn đề bổ sung các thành phần cần thiết sau nầy như: Card âm thanh, CD- Rom..., bạn nên
chọn mua bộ nguồn có công suất 230W trở lên. Khi hoạt động, bạn chỉ nghe tiếng quạt hút cũa bộ nguồn, nếu
có tiếng động lớn hay có tiếng rít là có trục trặc như: quạt bị rít, cánh quạt chạm dây nối, bị quá tải...Cần tìm
hiểu nguyên nhân để khắc phục sớm, nếu không có thể gây nguy hiểm cho các linh kiện điện tử trong máy.

Chú ý: Khi mở điện cho máy chạy, bạn không nên chạm vào bất cứ vật kim loại nào nối với máy tính kể cã các
đầu nối dây nếu bạn không mang dép, vì do thiết kế cũa bộ nguồn chúng sẽ có điện xoay chiều. Ðiều nầy là
bình thường, không phải do chạm dây và không ảnh hưởng gì đến hoạt động cũa máy.

Trong trường hợp bộ nguồn hư hay bạn cần nâng cấp bộ nguồn có công suất cao hơn, bạn nên tìm mua lẻ
về thay thế. Thường những chổ bán lẻ riêng bộ nguồn là những cửa hàng nhỏ. Ða số các cửa hàng lớn bán
luôn cả thùng máy.

ổ khoá bàn phím:

Dùng khoá lại, không cho sử dụng bàn phím để điều khiển máy tính.

Nút Turbo:

Là loại nút bấm tự giữ, dùng thay đổi tốc độ hoạt động cũa máy, bấm vào là nhanh (đèn Led sáng), nhả ra là
chậm (đèn Led tắt).

Nếu nút nầy có tác dụng ngược lại là do bị cắm ngược dây, cần phải tráo đổi lại dây 1 và 3 (nút có 3 dây cắm
lên Mainboard).

Nút Reset:

Là loại nút bấm không tự giữ, dùng khởi động lại máy tính trong trường hợp máy bị treo mà bàn phím không
thể khởi động lại bằng cách bấm Ctrl+Alt+Del. Nút nầy còn gọi là nút khởi động nóng vì quá trình khởi động
giống như tắt mở điện nguồn gọi là (khởi động nguội).

Ðèn báo số:

3
Dùng để trang trí cho đẹp, hoàn toàn không có tác dụng gì đối với hoạt động cũa máy. Bạn có thể tắt luôn cho
đở tốn điện nếu bộ nguồn có công suất thấp.

Khi bạn mua lẻ thùng máy, trong thùng sẽ kèm theo sơ đồ hướng dẫn cách Set đèn báo nầy, mỗi thùng máy
tuỳ theo kiểu sẽ có sơ đồ khác nhau. Còn khi mua cả máy, người bán sẽ không kèm sơ đồ nầy cho bạn. Nếu
muốn bạn có thể yêu cầu vì không có sơ đồ nầy bạn không thể Set mò được.

Mặt sau thùng máy có các chi tiết sau:

Bộ nguồn: Khi cắm dây không nên mở điện cho máy để tránh trường hợp bị điện giựt và cháy Card điều khiển
hay mainboard.

ổ nối dây điện nhà và ổ nối đây điện màn hình:

2 ổ nối nầy được thiết kế đặc biệt để tránh tình trạng nối lộn dây.

Nếu bạn muốn cắm màn hình riêng hay nếu màn hình của bạn có điện thế khác với diện thế cũa thùng máy,
bạn có thể thay đầu nối dây và cắm trực tiếp vào ổ cắm điện nhà thích hợp, không cần phải qua trạm trung gian
nầy.

ổ nối dây bàn phím:

Là loại ổ nối tròn DIN có 5 chân, bạn nên quan sát kỹ vị trí 5 chân để cắm cho đúng (nếu vị trí đúng, bạn chỉ
cần ấn nhẹ tay là vào), không nên cắm đại hay nhấn quá mạnh tay (do lệch chân mà không biết), có thể làm nứt
mainboard vì ổ cắm nầy hàn trực tiếp lên mainboard.

ổ nối dây tín hiệu màn hình:

Nói chung các ổ nối dây đều có hình dạng đặc biệt để tránh cắm ngược đầu dây hay cắm lộn dây. Khi cắm
cần phân biệt ổ cắm hay đầu cắm cái chỉ có lổ và ổ cắm hay đầu nối đực chỉ có chấu, ổ nối và đầu cắm phải
ngược nhau thì mới kết nối được.

Ðây là ổ nối cái, 15 chân, chia làm 3 hàng, do dây màn hình to và cứng nên sau khi cắm bạn nên bắt vít để
giữ cho chắc. Nếu cắm lỏng lẻo, màn hình cũa bạn chạy không ổn định.

Cổng COM 1:

Là loại ổ nối đực, 9 chân, chia làm 2 hàng. Thường dùng để cắm dây nối mouse.

Cổng COM 2:

Là loại ổ nối đực, 25 chân, chia làm 2 hàng.

Cổng Game:

Là loại 15 chân, cái, chân chia làm 2 hàng nên dài hơn ổ cắm dây màn hình. Các Mainboard đời mới PCI có
I/O on board hiện nay không có cổng Game, nếu bạn có Card âm thanh thì sử dụng cổng Game trên Card nầy
(gần như tất cả Card âm thanh đều có cổng Game) cũng được. Cổng Game của Card âm thanh còn được dùng
để nối với MIDI.

Cổng máy in (LPT):

Là loại 25 chân, cái, chân chia làm 2 hàng.

Chú ý: Cả 4 cổng đều nối vào 1 Card duy nhất là Card Super I/O nếu máy không phải là loại PCI I/O On Board.
Loại máy nầy không có cổng Game và 3 cổng còn lại nối trực tiếp lên mainboard.
4
Khi nối dây của cổng vào Card I/O hay mainboard coi chừng nối lộn đầu dây cắm của cổng COM 1 và COM 2
vì chúng giống nhau.

Trên đây là các chi tiết bắt buộc phải có cho 1 máy tính đơn giản nhất, nếu bạn có thêm Card bổ sung như:
Âm thanh, mạng, modem...thì mỗi card nầy đều có thêm các ổ nối dính liền với Card.

2- Bàn Phím:

Bàn phím có rất nhiều loại, tốt xấu tùy theo giá tiền. Có 1 cách để xác định chất lượng nhanh và tương đối
chính xác là: Cầm bàn phím lên càng nặng tay càng tốt và ngược lại.

Bàn phím thường có 101 phím, bàn phím mới hổ trợ cho Windows 95 có 104 phím..

3- Màn hình:

Có rất nhiều nhản hiệu và giá cả khác nhau. Người mua lần đầu khó có thể xác định chất lượng vì có bao
giờ "xài" qua cái nào đâu mà so sánh. Tốt nhất là dựa vào uy tín của nơi bán để an tâm về chất lượng. Theo
chúng tôi việc mua kính che là không cần thiết vì chưa có tài liệu chính thức nào công nhận bức xạ của màn
hình có hại cho con người và các màn hình đời mới đều có bức xạ rất thấp. Ngoài ra do gắn thêm kính lọc, bạn
phải điều chỉnh màn hình sáng hơn , tăng độ tương phản của màn hình để bù lại độ xám của kính lọc, tức là
bạn bắt màn hình chạy mạnh hơn và dỉ nhiên là mau giảm thọ hơn không xài kính lọc.

Màn hình loại cũ, điều chỉnh bằng nút vặn (analog). Màn hình mới, điều chỉnh bằng nút bấm (digital).

4- Mouse:

Hỗ trợ cho bàn phím khi chạy với Dos hay còn gọi là chế độ TEXT. Không thể thiếu được nếu chạy các
chương trình có giao diện đồ hoạ như Windows. Kèm theo Mouse có đĩa mềm chứa chương trình điều khiển và
sách hướng dẫn.

B.Phân biệt các thành phần trong thùng máy

1- Bộ nguồn:

Có hình khối chữ nhật nằm trên cùng, trong hộp đi ra các đầu đây nối gồm có:

- 2 đầu cung cấp điện cho mainboard. Lưu ý khi cắm 2 đầu nối nầu phải tuân theo nguyên tắc: 4 dây đen của
cả 2 đầu (mỗi đầu 2 dây) phải nằm liên tiếp sát nhau và nằm giữa.

- 4 đầu cung cấp điện cho các thành phần khác. Như: ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, CD- Rom...Nếu thiếu các bạn
có thể mua loại đầu nối chia 2 để bổ sung. Các đầu nối có 2 loại: Nhỏ riêng dùng cho ổ 1.4Mb, loại nầy dể cắm
lộn làm hư nguồn nên khi cắm cần quan sát kỹ chớ đừng cắm mò (2 cạng gờ của đầu nối dây phải ôm miếng đế
nhựa của ổ nối). Lớn dùng cho các thiết bị khác, loại nầy có 2 cạnh bị vát nên không thể cắm ngược được.

- 1 dây cấp điện cho bảng hiện số trước mặt thùng máy. Tuỳ theo thùng máy, có thùng không cần dây cấp
điện nầy.

2- Mainboard:

Là bản mạch lớn nhất trong thùng máy, trên bản mạch nầy có các đầu nối để cắm CPU, RAM, CARD bổ
sung.v..v...Thường bản mạch chiếm trọn 1 bên hông cũa thùng máy dạng đứng. Bản mạch nầy cần được bắt kỹ
vào vách đở của thùng máy, tối thiểu phải bắt 2 ốc để tránh xê dịch theo chiều ngang và có đầy đủ các chốt đệm
bằng nhựa để tránh nhún theo chiều đứng. Nếu không kỹ, khi ráp hay tháo card bổ sung dể làm bản mạch bị
xộc xệch gây ra chạm mạch hay nứt mạch in do oằn.

5
Nên chọn loại mainboard theo chuẩn PCI chứ đừng chọn VESA Local Bus để sau nầy khi nâng cấp máy,
bạn vẫn sử dụng được các card bổ sung cũ.

3- CPU:

Ðược cắm trên 1 đế cắm vuông bằng nhựa, nếu là 486 trở lên thì luôn luôn có kèm theo quạt để giải nhiệt
cho CPU. Cũng có vài loại CPU không có quạt mà chỉ dùng bản giải nhiệt dán cứng vào lưng CPU. Cần cẩn
thận tách các dây nhợ xa khỏi quạt vì chỉ cần quạt ngưng chạy do cánh quạt chạm vào một dây dẫn nào đó là
kể như quạt và CPU cùng "tiêu" một lượt.

Các mainboard 486 hay Pentium cho phép bạn thay đổi đủ loại CPU có tốc độ khác nhau, miễn là cùng họ
486 hay Pentium. Cho nên bạn có thể nâng cấp riêng con CPU theo túi tiền của bạn, nhưng khi thay đổi họ
CPU, bạn phải thay luôn mainboard. Khi mua máy hay mainboard, bạn phải đòi cho được sách hướng dẫn kèm
theo mainboard, nếu thiếu cuốn nầy kể như bạn không thể nào thay đổi gì trên mainboard, thậm chí không thể
sửa chữa máy của bạn khi có trục trặc. Ðối với mainboard PCI còn có thêm đĩa mềm chứa chương trình dành
cho thành phần I/O on board.

Khi tháo ráp CPU bạn cần lưu ý cạnh có dấu chấm trên CPU phải trùng với cạnh có chấm của đế cắm.
Thường cạnh nầy cũng vát xiên để dể phân biệt với 3 cạnh còn lại. Do CPU có nhiều điện thế hoạt động khác
nhau nên khi thay đổi CPU cần quan tâm tới việc Set lại điện thế cung cấp cho CPU, nếu quá cao, CPU sẽ "nổ".

4- Ram:

Là những miếng dài cắm vào các đầu nối đặc biệt dành riêng cho nó, thường có vị trí trên cùng, sát bộ
nguồn của máy. Tuỳ theo thiết kế của mainboard, có 3 loại Ram là:

- 30 chân: Hay có trong các mainboard đời cũ. Gồm 2 Band, mỗi Band bắt buộc phải cắm cùng lúc 4 cây Ram
giống nhau mới sử dụng được. Do bất tiện nầy nên hiện nay không còn sản xuất nữa.

- 72 chân: Các mainboard mới chỉ sử dụng loại nầy. Gồm 4 Band, mỗi Band chỉ cần 1 cây Ram là sử dụng
được nên dể thay đổi hơn loại cũ. Tuy nhiên tùy theo mainboard mà vị trí Band khi cắm 1 cây có thể khác nhau,
cũng có loại mainboard cho phép bạn cắm 1 cây vào bất cứ Band nào. Trong trường hợp sử dụng từ 2 cây ram
trở lên, bạn bắt buộc phải có sách hướng dẫn cũa mainboard để biết phải cắm theo thứ tự nào, và tuỳ theo
dung lượng cây Ram mà chúng có vị trí Band quy định khác nhau.

- 168 chân: Là loại mới nhất và nhanh nhất, mỗi cây có dung lượng 16Mb trở lên. Thường trên main board
đời mới có 4 slot 72 chân và 2 slot 168 chân.

Chú ý: Trên thị trường cũng có xuất hiện 2 loại bản mạch gọi là ConvertRam, dùng để chuyển đổi 4 cây ram 30
chân thành 1 cây 72 chân hay 2 cây ram 72 chân thành 1 cây 72 chân. Nó rất đơn giản, dể sử dụng và rất có
ích trong tình hình hiện nay, giá khoảng 20US trở lại.

5- Card màn hình và Card I/O:

Khi quan sát Card nầy hay Card I/O, ngoài việc phân biệt tên con Chip trên card, bạn cần chú ý thêm loại
giao tiếp của card.

- Card 8Bit: Có 1 đoạn chân để cắm vào ổ nối.

- Card 16Bit: Có 2 đoạn chân để cắm vào ổ nối, 1 đoạn chân dài và 1 đoạn ngắn hơn.

- Card 32 Bit VESA: Có 3 đoạn chân, trong đó ngoài 2 đoạn giống card 16 Bit còn có thêm đoạn thứ 3 có xẻ 1
rảnh nhỏ.

- Card 32Bit PCI: Chỉ có 1 đoạn chân ngắn, có xẻ 1 rảnh nhỏ.

6
Phải dùng Card 32Bit cho máy 486 trở lên. Trong trường hợp bạn mua mainboard PCI thì không có Card
I/O vì thành phần nầy nằm luôn trên mainboard (I/O on board).

Chú ý: Card 16 Bit có thể sử dụng được trên cả mainboard PCI và VESA, nhưng Card 32 Bit VESA chỉ sử dụng
được trên mainboard theo chuẩn VESA và tương tự vậy cho Card PCI.

Ði kèm với Card màn hình Và Card I/O là đĩa mềm chứa các chương trình điều khiển dành riêng cho Card
của hãng sản xuất và tài liệu hướng dẫn sử dụng cũng như tháo ráp card. Khi mua các bạn nhớ đòi cho được
mấy thứ nầy.

6- ổ đĩa mềm:

Thường hiện nay bạn chỉ cần ráp loại 1.4Mb, vì loại 1.2Mb không còn thông dụng và giá mắc hơn. Cách
kiểm tra ổ đĩa mềm hay nhất là bạn thử cho format 1 đĩa mềm, chép chương trình lên đĩa rồi đem qua máy khác
đọc và cho ổ đĩa đọc 1 đĩa mềm được format, ghi bằng máy khác. Nếu ổ đĩa không format được hay chỉ đọc
được đĩa do chính nó ghi thì bạn phải đổi ổ đĩa khác.

7- ổ đĩa cứng:

Nên mua loai IDE vì dể sử dụng và giá rẻ. Luôn luôn đòi hỏi người bán ghi chính xác dung lượng và nhản
hiệu ổ đĩa cứng vào hoá đơn vì đây là thiết bị quan trọng, mắc tiền và nếu hư thì quả là 1 tai họa lớn cho người
sử dụng. Kèm theo ổ đĩa dung lượng trên 528 Mb phải có đĩa mềm chứa chương trình điều khiển ổ đĩa của
hãng sản xuất, không có chương trình nầy bạn không thể dùng ổ đĩa trên các máy 386 hay 486 đời cũ do Bios
các máy nầy không chấp nhận ổ đĩa lớn hơn 528 Mb.

Trong trường hợp bạn mua mainboard đời mới, bạn có thể vào Bios Setup khai báo loại ổ đĩa dung lượng
cao nầy và sử dụng bình thường như các ổ đĩa loại nhỏ, không cần dùng chương trình quản lý đặc biệt chi cho
rắc rối.

C.Các thiết bị bổ sung cần thiết

1/ ổ CD-Rom:

Tổng quát: ổ đĩa CD-Rom có thể nghe được tất cả các đĩa nhạc dân dụng một cách độc lập qua lổ cắm
Headphone hay qua Card âm thanh bằng đầu nối âm thanh 3 chấu riêng. Khi đọc đĩa dành riêng cho máy tính, 2
đường âm thanh âm thanh nầy bị vô hiệu hoá vì dữ liệu và âm thanh nếu có đều được truyền bằng cáp dẹp,
đường cáp nầy bắt buộc phải nối và đâu là do thiết kế của ổ đĩa như phần trình bày dưới đây.

Hiện nay ổ CD Rom là thiết bị không thể thiếu của máy tính, vì tính kinh tế và đa dụng của nó.

ổ CD-Rom có 3 loại giao tiếp:

- Loại có Card riêng: Loại nầy khi sử dụng phải nối cáp tín hiệu vào Card riêng đi kèm theo ổ đĩa. Có Card cho
phép bạn nối với 4 loại ổ đĩa CD-Rom khác nhau (nhưng chỉ sử dụng mỗi lần 1 ổ). Trên Card sẽ có 2 chấu cắm
(L,R) giống chấu cắm của Radio Cassette để dùng cho việc nghe đĩa nhạc.

- Loại nối vào Card âm thanh: Ða số ổ đĩa CD-Rom thuộc loại nầy. Ðường cáp tín hiệu phải nối vào Card âm
thanh khi sử dụng. Nếu máy tính không điều khiển được Card âm thanh thì kể như không điều khiển được ổ đĩa
luôn (nghĩa là nếu bạn không có đúng Driver của Card Sound thi bạn sẽ không sử dụng được o đĩa CDRom).

- Loại IDE: Các ổ đĩa đời mới thuộc loại nầy, đường cáp tín hiệu dùng chung với cáp ổ đĩa cứng. Trên ổ đĩa CD-
Rom cũng có các Jump để xác lập là ổ đĩa chính (master) hay ổ đĩa phụ (slave). Tuy nhiên bạn không cần khai
báo trong Bios Setup, vì ta phải dùng phần mềm để điều khiển nó giống như khi bạn sử dụng ổ đĩa cứng theo
chuẩn giao tiếp SCSI.

7
Tốc độ của CD-Rom cho ổ dưới 12 được tính như sau: 150Kb cho tốc độ x1, như vậy nếu x2 là 300Kb, x4 là
600Kb, x6 là 900Kb. ổ trên 12 do thiết kế đặc biệt nên đọc ở tâm đĩa chậm hơn ngoài rià đĩa và chỉ ở ngoài rìa
mới đạt được tốc độ tối đa như quảng cáo.

Khi mua ổ đĩa CD-Rom, bạn nên chú ý các phẩm chất sau:

* Buffer: dung lượng Ram cache gắn trên ổ đĩa, dung lượng nầy càng cao càng tốt và ổ đĩa càng mắc tiền.
Dung lượng Buffer thường là 32Kb, 64Kb, 128Kb, 256Kb.

* Chuẩn tương thích: Càng tương thích với nhiều chuẩn càng tốt, tối thiểu phải tương thích với những chuẩn
sau: CD-CA, CD-ROM (mode 1, mode 2, Mixer mode, Multi session Photo CD, MPC2...). Tương lai chúng ta sẽ
sử dụng nhiều loại đĩa CD ghi được nên chuẩn Multi session phải có để đọc chúng.

* Cách lấy đĩa ra khi máy không có điện: Có nhiều cách lấy đĩa khi không có điện, thường là có một lổ nhỏ ở
mặt trước máy, phiá dưới hộc chứa đĩa. Khi muốn lấy đĩa ra, bạn chọt một que nhỏ vào lổ nầy (ổ đĩa Sony) hay
dùng một cây vặn vít nhỏ chọt vào lổ và vừa vặn vít vừa dùng tay kéo học ra (các ổ đĩa khác). Có loại ổ đĩa rẻ
tiền không cho bạn lấy đĩa ra khi không có điện.

Ði kèm theo ổ đĩa CD-ROM phải có sách hướng dẫn và đĩa mềm chứa chương trình điều khiển.

2- Card âm thanh:

Card âm thanh có rất nhiều chủng loại giá chênh lệch rất khũng khiếp. Mắc nhất và chất lượng cao nhất là
của hãng Creative, rẻ nhất và chất lượng thấp nhất là của Trung Quốc. Rất khó đành giá chất lượng Card âm
thanh bằng cách nghe vì không có cơ sở để so sánh nên nhiều người chọn mua loại rẻ tiền mà quên rằng vấn
đề chuẩn rất quan trọng, các Card âm thanh của các hãng khác thường quảng cáo là tương thích hoàn toàn với
Sound Blaster của Creative nhưng thực chất lại không phải như vậy. Tất cả các phần mềm Multi Media muốn
phát hành rộng rải đều phải nhận diện và sử dụng được Card Sound Blaster vì đây là chuẩn về Card âm thanh,
còn các loại vô danh khác nó không cần quan tâm. Do đó sử dụng Card Sound Blaster là bạn hoàn toàn an tâm
cài đặt bất cứ chương trình nào, còn nếu sử dụng Card vô danh thì bạn coi chừng phần mềm không điều khiển
được và cả bộ vừa Card âm thanh, vừa CD-Rom đều vô giá trị.

Các bạn chú ý cho vấn đề sau: Card 8Bit, 16Bit, 32Bit là nói về việc xữ lý âm thanh chớ không có liên quan
gì đến tốc độ vận chuyển dữ liệu. Trong việc xữ lý âm thanh, Card càng nhiều Bit cho chất lượng ghi phát âm
thanh càng cao. Ðối với người sử dụng bình thường chỉ cần Card 16Bit là quá tốt (không thua gì dàn máy HIFI).
Card 32Bit chỉ cấn thiết cho dân chuyên nghiệp soạn nhạc có sử dụng Organ điện tử kết nối vào cổng MIDI của
Card âm thanh. Card 8Bit khi xữ lý các file âm thanh thì tốt nhưng khi nghe đĩa CD nhạc thì thật dở gần như trở
thành MONO, do đó khi nghe CD nhạc bạn nên nghe bằng lổ Headphone có chất lượng cao hơn khi nghe qua
card sound vì không bị card nầy xữ lý bậy bạ.

Thông thường khi mua Card âm thanh, ngoài sách hướng dẫn còn có thêm vài đĩa mềm hay có khi là đĩa
CD chức các chương trình điều khiển và các chương trình tiện ích về âm thanh kèm theo.

Chú ý: Hiện nay ổ đĩa CD-ROM x2 và Card âm thanh 16Bit chỉ còn khoảng 200US cho cả bộ. Ðây là tình
trạng đáng mừng, nhưng chúng tôi đang tìm hiểu nguyên nhân tuột giá nhanh như vậy vì chúng tôi sợ tình trạng
"remark" cho ổ đĩa CD-ROM (tốc độ 1 sửa thành tốc độ 2) hay là làm giả nhản hiệu các hãng danh tiếng.

Do ổ đĩa CD-Rom đã bắt đầu thông dụng nên trên thị trường xuất hiện nhiều loại đĩa CD dùng lau chùi đầu
đọc Laser của ổ đĩa, các bạn cũng nên kiếm mua đĩa nầy về để dành, giá chỉ khoảng 8US.

3/ Ðĩa mềm:

Thông dụng là đĩa 1.4Mb, đĩa 1.2Mb hầu như vắng bóng. Khi mua đĩa mềm nên chú ý: Hiện nay xuất hiện
đĩa giã rất nhiều, hiệu nào cũng có giã, đừng thèm chọn loại nổi tiếng mua chi cho tốn tiền vô ích, chất lượng
không hơn gì loại vô danh (bởi nó là giã), cứ việc chọn mua loại rẻ nhất mà xài là kinh tế nhất.

8
Khi sử dụng đĩa mềm nhớ đừng để đĩa gần vật có từ tính như: nam châm, màn hình, các bộ nguồn điện
nhà...Nó sẽ bị xoá.

4/ Ðĩa CD-ROM:

Ðại đa số đĩa CD-ROM ta sử dụng hiện nay là của Trung Quốc sản xuất lậu, chất lượng không cao nhưng
tính ra vẫn rất có ích vì giá rẻ. Ngoài ra còn có loại đĩa ghi được sản xuất tại thành phố.

Khi sử dụng đĩa CD-ROM, bạn chú ý các vấn đề sau:

Cùng 1 đĩa nhưng có ổ đọc được, có ổ không đọc được. Cùng 1 ổ nhưng có đĩa đọc được, có đĩa không, tuỳ
theo hiệu.

Nhiều khi trong một loạt đĩa, tất cả đều hư giống nhau, đó là lỗi sản xuất không khắc phục được.

Nếu đĩa bị trầy nhiều, không đọc được, bạn có thể đem đánh bóng (HTK) cho mất các vết trầy, đòi hỏi người
đánh phải có tay nghề cao để khi đánh, mặt đĩa không bị dợn sóng do mòn không đều. Hiện nay cũng đã có bán
các dụng cụ đánh bóng đĩa CD bằng tay giá khoảng vài chục ngàn VN.

Ðĩa CD loại ghi được, có thể ghi nhiều lần đến khi nào hết dung lượng đĩa thì thôi nhưng để đọc được đĩa
nầy, ổ đĩa CD phải tương thích với chuẩn Multi Session. Hiện nay các chổ ghi đĩa không nhận ghi nhiều lần cho
bạn vì sợ hư đĩa.

CHÖÔNG II: CAÁU TRUÙC CAÙC THAØNH PHAÀN CUÛA MAÙY TÍNH

9
1.Bộ nguồn ATX

Các máy tính sản xuất gần đây, nhất là từ Pentium II trở đi đều sử dụng mainboard và bộ nguồn theo chuẩn
ATX.

Bộ nguồn ATX hoạt động tiết kiệm, an toàn và linh động hơn bộ nguồn AT vì ta có thể điều khiển một số hoạt
động của bộ nguồn thông qua Bios trên mainboard. Thí dụ: Có thể bật/tắt máy từ xa thông qua card mạng,
modem, cổng...Tắt máy bằng lịnh Shutdown của Windows 95. Theo dỏi tình trạng hoạt động của máy, kiểm tra
nhiệt độ CPU, Mainboard, tự động tắt máy để tiết kiệm nguồn hay để bảo vệ.

Ðiểm khác biệt lớn nhất khi ráp bộ nguồn ATX là đầu cắm cung cấp điện cho mainboard và công tắc Power.

-Ðầu cắm

Ðầu cắm ATX có 20 chân

Chân Tín hiệu Chân Tín hiệu

1 +3.3v 11 +3.3v

2 +3.3v 12 -12v

3 Ðất (Ground) 13 Ðất (Ground)

4 +5v 14 PW_ON (mở nguồn)

5 Ðất (Ground) 15 Ðất (Ground)

6 +5v 16 Ðất (Ground)

7 Ðất (Ground) 17 Ðất (Ground)

8 PWRGOOD (nguồn tốt) 18 -5v

9 +5vSB 19 +5v

10 +12v 20 +5v

-Công tắc Power

Do có 1 số tính năng điều khiển từ xa nên về nguyên tắc bộ nguồn phải luôn luôn được cấp điện. Bạn sẽ
không thấy công tắc Power tự giử theo kiểu AT nữa (Sau khi bấm, công tắc sẽ tự giử trạng thái đó cho đến khi
bấm lần nửa để thay đổi trạng thái), thay vào đó là 1 nút bấm kích (tự động trở về vị trí ban đầu sau khi ngưng
bấm) tương tự như nút Reset.

Khi bạn bấm nút nầy, đường tín hiệu thứ 14 của đầu cắm nguồn (PW_ON) sẽ được nối đất để tạo ra tín hiệu
mở máy nếu máy đang trong tình trạng tắt (hay tắt máy nếu máy đang trong tình trạng mở).

Chú ý: Khi mở máy bạn chỉ cần kích nút Power (bấm rồi nhả liền) nhưng đặc biệt khi tắt, tùy theo mainboard có
thể bạn phải bấm rồi giử sau 4 giây mới được nhả (do xác lập trong Bios).

Khi máy trong tình trạng tắt, thực sự bộ nguồn vẫn tiêu thụ 1 lượng điện rất nhỏ để duy trì sự hoạt động cho
mạch điều khiển tự động mở máy (theo xác lập trong Bios hay chương trình điều khiển). Chỉ khi nào bạn rút dây
cắm nguồn hay tắt điện bằng công tắt phía sau bộ nguồn thì máy bạn mới bị ngắt điện hoàn toàn.

10

You might also like