You are on page 1of 5

Vũ khí hóa học là loại vũ khí sử dụng

chất hóa học (thường là chất độc quân sự )


gây tổn thương, nguy hại trực tiếp cho
người, động vật và cây cỏ. Vũ khí hóa học
là một trong những loại vũ khí hủy diệt lớn
gây chết người hàng loạt. Vũ khí hóa học
dựa trên đặc điểm độc tính cao và gây tác
dụng nhanh của chất độc quân sự để gây
tổn thất lớn cho đối phương.
Trong các cuộc chiến tranh, xung đột
rất xa xưa, người ta đã biết sử dụng các
loại vũ khí hóa học như tên tẩm thuốc độc
do thổ dân da đỏ dùng để tiêu diệt ác thú,
đánh giặc ngoại xâm.
Tuy nhiên Vũ khí hóa học được sử
dụng phổ biến nhất từ thế kỷ 20.
Độc tính:
Loại giết người :
+ Tan nhanh (KH : 1 vòng xanh
lam)
+ Lâu tan (KH : 2 vòng xanh lam)
+ Lên thần kinh (KH : 3 vòng xanh
lam)
Loại gây mất sức chiến đấu : chóng tan,
lậu tan
Loại nổ tạo ra khi độc hoặc khói độc
Tác hại
+ Sát thương được nhiều người, giết
hại gia súc, phá hoại mùa màng cùng
một lúc trên một phạm vi rọng lớn.
+ Có loại chất độc hoá học có thời
gian hiệu quả lâu dài (phụ thuộc vào tính
chất vật lý và hiệu lực độc tính). Song
cũng có nhiều chất có khả năng gây
nhiễm độc cấp tính, đặc biệt có chất gây
nhiễm độc chớp nhoáng.
+ Sát thương người, động vật cỏ cây
bằng tác dụng hoá học. Hậu quả của
nhiễm độc dẫn đến tê liệt hệ thần kinh
trung ương hay đến tất cả các cơ quan tổ
chức trong cơ thể, ức chế hoặc phá huỷ
hoạt tính các enzim, phá huỷ cơ quan tạo
máu, gây rối loạn hoạt động sinh lí, dẫn
đến nhiễm độc nhẹ hoặc nặng, có thể
làm chết người.
+ Việc phát hiện, đề phòng, cứu chữa
có những khó khăn nhất định.
+ Chỉ nhằm sát hại tức thời sự sống
của sinh vật (người và động thực vật)
còn đất đai, tư liệu sản xuất, hầm mỏ,
nhà máy cũng bị ảnh hưởng nghiêm
trọng, lâu dài.
+ Đối với đất đai sẽ bị giảm độ phì
nhiêu vì toàn bộ cây cỏ bị phá huỷ, mất
đi kho tích luỹ dinh dưỡng của thiên
nhiên. Đất bị xói mòn gây ra nguy cơ bị
lũ lụt, đất bị laterit hoá (đá ong hoá). Đất
bị nhiễm các chất độc, có những chất
độc còn lưu trữ rất lâu trong đất, các côn
trùng, vi sinh vật trong đất bị tiêu diệt,
do đó việc phục hồi lại các khu rừng,
đồng cỏ rất khó khăn. Các loài động vật
rừng một mặt bị nhiễm độc các hoá chất,
mộ mặt không còn nơi sinh sống dẫn đến
bị tiêu diệt hoàn toàn. Kết quả là cả một
hệ sinh thái bị phá vỡ và huỷ diệt.
Một số chất điển hình:
- Khí chlorine: khí màu xám lục nhạt với
mùi nghẹt thở, khó chịu, tương tự như
thuốc tẩy chlorine.
- 3-quinuclidinyl benzilate (QNB hoặc
NATO BZ hoặc Iraqi 15): chất đặc hiệu
không mùi gây mất năng lực.
- Lewisite: chất gây phồng rộp, bốc mùi
mạnh hoa móng rồng.
- Phosgene oxime: chất gây phồng rộp
bốc mùi kích thích, dù một phần nào đó
có mùi cỏ khô đã cắt hoặc ngô xanh đã
hái.
- Sarin: chất tác động lên thần kinh,
không mùi, cực độc.
- VX: có lẽ là chất tác động lên thần kinh
có mùi giống như Vicks VapoRyb hoặc
trái cây hư thối.
- Tabun: chất tác động lên thần kinh rất
độc, thoảng mùi trái cây dù không mùi
khi tinh khiết.
- Zyklon B: chất tác động vào máu chứ
hydrogen cyanide, nổi tiếng trong việc
sử dụng ở các trại tử thần Nazi, có mùi
hạnh nhân đắng.
- Hydrogen Sulfide: chất tác động vào
máu có mùi trứng thối.
- Adamsite hoặc DM: chất kiểm soát bạo
động, không mùi gây nôn mửa và hắt
hơi.
- Khí SC: hơi cay, không mùi.
Xử lý:
Nếu người nhiễm độc phải đưa ra khỏi
khu nhiễm độc, lau sạch chỗ da có tiếp xúc
chất độc, dùng thuốc khử độc đặc hiệu,
tiêm atropinsulfate. Nếu loét da sử dụng
monochloramine. Nều nhễm CS thì cho
ngửi thuốc chống khói. Quần áo đun sôi 1
đến 2g giặt. cần phải sử lý đất và nguồn
nước bị ô nhiễm.

You might also like