You are on page 1of 8

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

ĐỒ ÁN ĐỘNG CƠ – K61
Đồ án này là nhiệm vụ để mỗi SV và nhóm thực hiện các nhiệm vụ được giao thông qua
việc tiếp xúc trực tiếp với động cơ trang bị trên ô tô.

1. Mỗi nhóm sinh viên thực hiện 1 đề tài:


Đề tài: Tìm hiểu về động cơ X trang bị trên xe Y (X là tên động cơ, Y là tên xe).
Nội dung các công việc thực hiện:
 Lịch sử phát triển của hãng, dòng xe, động cơ.
 Trình bày tổng quan thông số kỹ thuật về động cơ X. Tính thể tích buồng cháy của
động cơ X. Tại sao lại phải có góc mở sớm đóng muộn của xupap nạp và xupap
thải. Tính góc lệch công tác và lập bảng thứ tự nổ của động cơ X. Tại sao phải bố
trí góc đánh lửa sớm (hoặc góc phun sớm); tìm góc đánh lửa sớm (góc phun sớm)
tối ưu trên động cơ X.
 Trình bày, phân tích được đường đặc tính ngoài của động cơ X (do nhà sản xuất
công bố, không bắt buộc, nhưng cộng điểm nếu tìm được đường đặc tính và phân
tích nó).
 Tự xây dựng đường đặc tính của động cơ X theo công thức Lây-Đécman và các
thông số đã biết; sau đó phân tích, đánh giá đường đặc tính vừa xây dựng. So sánh
đường đặc tính vừa xây dựng với đường đặc tính do nhà sản xuất công bố (nếu tìm
được).
 Mô tả cấu tạo, vị trí các chi tiết và nguyên lý làm việc của các cơ cấu như: Cơ cấu
trục khuỷu – thanh truyền, cơ cấu phân phối khí, Piston – xec măng và các hệ
thống như: Hệ thống khởi động, hệ thống cung cấp điện, hệ thống nhiên liệu, hệ
thống đánh lửa, hệ thống bôi trơn – làm mát, hệ thống kiểm soát khí thải trên động
cơ X.
2. Lịch bảo vệ đồ án: theo lịch mà thầy thông báo trên Zalo, elearning.
3. Sản phẩm mang đến bảo vệ:
 Cuốn báo cáo đồ án: Mỗi sinh viên 1 cuốn.
4. Thực hiện:
Đề tài: Trưởng nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên để thực hiện.
Bước 1: Cả nhóm phải hội ý với nhau để xác định những nội dung cần thực hiện.
Bước 2: Trưởng nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên:
Thời
Thời hạn
hạn nộp
nộp lần 3
Họ Nhiệm vụ làm đồ Thời hạn lần 2
TT và (sau khi
tên án nộp lần 1 (sau khi
đã sửa lần
đã sửa
2)
lần 1)
- Phân công nhiệm
vụ của các thành
Nguyễn viên.
Văn A - Chỉnh sửa và
1 hoàn thiện đồ án. 20/4/2023 30/4/2023
(nhóm
trưởng) - Thực hiện đồ án
mục 1.1, 1.2, 1.3, 1.4
của chương 1.

- Thực hiền đồ án
mục 1.5, 1.6, chương
Nguyễn 1; mục 2.1, 2.2, 2.3
2 20/4/2023
Văn B của chương 2.
- Thuyết trình đồ án
trước hội đồng.

Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ của mình và nộp các lần 1,2,3,… đúng hạn (có thể trao
đổi với GVHD để giải quyết những khó khăn)
Bước 4: Hoàn chỉnh nội dung cuốn báo cáo và xin ý kiến góp ý, chỉnh sửa của
GVHD.
Bước 5: Hoàn thiện, chỉnh sửa theo các yêu cầu của GVHD.
Bước 6: In cuốn báo cáo và Bảo vệ đồ án trước hội đồng.
Lưu ý:
- Trong nội dung cần có những hình ảnh của động cơ/xe thực tế; TẤT CẢ thành viên
trong nhóm phải cùng chụp ảnh với động cơ mà nhóm tìm hiểu. Hạn chế sử dụng
hình ảnh trên mạng, nếu dùng cũng không được vượt quá 20% tổng số ảnh.
- Trưởng nhóm có trách nhiệm thúc giục, tập hợp, chỉnh sửa và chốt nội dung cuối.
Đánh giá:
+) Trang cuối của mỗi đồ án có phân công và đánh giá của Trưởng nhóm bằng con
điểm (từ 0 đến 10).
+) Hội đồng (thường là 2 thầy) sẽ đánh giá trên căn cứ: Bài trình bày powerpoint
(nếu GVHD yêu cầu), Hỏi đáp tại chỗ, Quyển báo cáo, Đánh giá của Trưởng nhóm,
Quá trình hướng dẫn thực hiện,…
5. Trình bày báo cáo đồ án:
Quyển in báo cáo đồ án trình bày theo thứ tự sau đây:
- Bìa (làm theo mẫu ở cuối HD này).
- Mục lục.
- Mở đầu (trình bày mục tiêu thực hiện đề tài) (1 trang).
- Đề tài: (Từ 30 đến 50 trang)
- Trong nội dung cần có những hình ảnh thực tế của động cơ, TẤT CẢ thành viên
trong nhóm bên cạnh động cơ đang tìm hiểu.
- Kết luận (Khoảng 20 đến 50 dòng)
- Tài liệu tham khảo (khoảng từ 3 đến 10 tài liệu).
- Phân công và Đánh giá hoạt động nhóm: Nhóm trưởng (hoặc thành viên chủ chốt)
đánh giá về hoạt động của các thành viên trong nhóm, cho điểm từng thành viên
bao gồm cả bản thân mình (trang cuối của báo cáo; làm theo mẫu cuối HD này;
điểm của các thành viên không bằng nhau)
6. Định dạng cuốn báo cáo (bản in)
- Hình vẽ, bảng biểu phải đánh số, đặt tên.
VD:
Hình 1. Cấu trúc ben trọng của động cơ X (đặt dưới hình)

Bảng 1. Bảng thông số kỹ thuật của động cơ xe Toyota Vios 2021


Dung tích xilanh 1.5L
Nhiên liệu Xăng
Công suất 107 mã lực
Mô men xoắn 140 Nm

- Các nội dung/luận điểm chính nếu có tham khảo từ các nguồn tài liệu thì phải trích
dẫn dạng [n]
Lưu ý rằng việc trích dẫn ko làm giảm chất lượng của báo cáo như một số sv nghĩ,
mà ngược lại, nó làm tăng độ tin cậy của nội dung trình bày, và do đó làm tăng chất
lượng của báo cáo.
- Dùng font Times New Roman, size 14; - Chọn khổ giấy in: A4 (21 cm x 29,7 cm);
- Lề trang (Margins) như sau:
Trên (Top): 2,0 cm; Dưới (Bottom): 2,0 cm;
Trái (Left): 3,0 cm; Phải (Right): 2,0 cm;
- Khoảng cách giữa các đoạn: Trước (Before): 0 pt; Sau (After): 3÷6 pt;
- Khoảng cách giữa các dòng trong 1 đoạn (Line spacing): từ 1,2 đến 1,5 lines;
- Số trang: đặt ở phía dưới trang (Bottom), căn chính giữa trang (Centre);
- Thụt lề dòng đầu mỗi đoạn (Indent): nhấn phím Tab. Tuyệt đối không dùng nhấn
phím cách (ô trống - spacebar) để thụt lề dòng đầu.

Phần Tài liệu tham khảo cần trình bày theo thể thức như sau:
- Nếu tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo: Ghi đầy đủ: Tên các tác giả hoặc
cơ quan ban hành, Tên sách, luận án, báo cáo (in nghiêng), Nhà xuất bản, Nơi xuất
bản, Năm xuất bản.
Ví dụ: Đặng Văn Đào, Lê Văn Doanh, Kỹ thuật điện, Nhà xuất bản Khoa học &
kỹ thuật, Hà Nội, 2005.
- Nếu tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách ... cần ghi
các thông tin: Tên các tác giả, Tên bài báo (“đặt trong ngoặc kép không in
nghiêng”), Tên tạp chí hoặc tên sách (in nghiêng), Tập (không có dấu ngăn cách),
số, năm xuất bản, các số trang.
Ví dụ: Lê Xuân Sanh, Trần Vũ Kiên, “Nghiên cứu thiết kế hệ thống giám sát -
điều khiển từ xa cho lưới phân phối điện hạ áp”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ
Việt Nam, Số 60, 2018, tr19-24.
- Nếu tài liệu tham khảo là các trang trên Internet: cần ghi đúng tên tác giả, địa chỉ
Website, thời gian truy cập địa chỉ đó.
Ví dụ: Hồ Thành, Thiết kế mạch điện thông minh và tiết kiệm điện,
http://www.husta.org/cuoc-thi-sang-tao-thanh-thieu-nien-nhi-dong/thiet-ke-
machdien-thong-minh-va-tiet-kiem-dien.html, truy cập ngày 20/11/2021
Mẫu bìa báo cáo:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
------------------------

BÁO CÁO
ĐỒ ÁN ĐỘNG CƠ
Đề tài:
Tìm hiểu về động cơ 1 NZ-FE trang bị trên xe Toyota Vios CVT 1.5G 2020

Người hướng dẫn: TS. Trịnh Ngọc Hoàng


Nhóm thực hiện: Nhóm 1 – K61 - CNKT Ôtô
Thành viên: Nguyễn Văn A (Nhóm Trưởng)
Lê Thị B
Trần Văn C

Nghệ An, 2023


MỤC LỤC
Mở đầu
- Đề tài này thực hiện nhằm mục đích gì?
- Nhóm lựa chọn động cơ gì để tìm hiểu?
- Giới thiệu qua về các thành viên trong nhóm, kèm ảnh chụp THỰC TẾ các thành viên
của nhóm với động cơ đang tìm hiểu.
Chương 1: Tổng quan về động cơ X
1.1. Lịch sử phát triển của dòng xe
1.2. Lịch sử phát triển của động cơ X
1.4. Thông số kỹ thuật của động cơ X
1.5. Tính thể tích buồng cháy của động cơ X
1.6. Từ đồ thị pha (tìm ra hoặc vẽ từ thông số nhà SX) xác định: Thời gian nạp, nén, nổ,
xả, thời gian trùng điệp trong một chu trình tại vòng tua 1000 v/p. Giải thích về góc mở
sớm và đóng muộn của xupap nạp và thải.
1.7. Xác định góc lệch công tác, các máy song hành, lập bảng thứ tự nổ của động cơ X.
Chương 2: Xây dựng đường đặc tính ngoài của động cơ X
2.1. Xây dựng đường đặc tính ngoài của động cơ X theo phương trình Lây- Đéc man
2.2. Phân tích đường đặc tính ngoài vừa xây dựng
2.3. Phân tích đường đặc tính ngoài do hãng sản xuất công bố (nếu tìm được)
2.4. So sánh đường đặc tính ngoài tự xây dựng và đường đặc tính ngoài do hãng xe sản
xuất công bố (nếu tìm được)
Chương 3: Phân tích về các cơ cấu và hệ thống trên động cơ X
3.1. Trình bày cấu tạo, công dụng, vị trí, nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí
trên động cơ X
3.2. Trình bày cấu tạo, công dụng, vị trí, nguyên lý làm việc của cơ cấu trục khuỷu thanh
truyền trên động cơ X
3.3. Trình bày cấu tạo, công dụng, vị trí, nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu trên
động cơ X
3.4. Trình bày cấu tạo, công dụng, vị trí, nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa trên
động cơ X
3.5. Trình bày cấu tạo, công dụng, vị trí, nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn- làm
mát trên động cơ X
3.6. Trình bày cấu tạo, công dụng, vị trí, nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động trên
động cơ X
3.7. Trình bày cấu tạo, công dụng, vị trí, nguyên lý làm việc của hệ thống cung cấp điện
trên động cơ X
3.8. Trình bày cấu tạo, công dụng, vị trí, nguyên lý làm việc của hệ thống khác trên động
cơ X (hệ thống luân hồi khí xả, tubor……)
Kết luận
Nêu những kết luận chính mà nhóm thu nhận được về động cơ X sau quá trình làm đồ án.
Tài liệu tham khảo
(Nêu tất cả tài liệu tham khảo chương 1 và chương 2, chú ý chỉ dùng những tài liệu chính
thống (giáo trình, sách, tài liệu kỹ thuật của hãng), các tài liệu online chỉ sử dụng các link
đáng tin cậy).

Nhận xét Điểm


TT Họ và tên Nhiệm vụ của nhóm % đóng góp (từ 0 đến
trưởng 10)
- Phân công
nhiệm vụ các - Chuyên
Nguyễn Văn A thành viên; cần, đúng
1 40% 8
(nhóm trưởng) - Chuẩn bị file hạn,...
báo cáo chương - .....
1;
- Chuẩn bị file - Không
báo cáo phần chuyên cần,
2.1 của ít đóng góp
2 Lê Thị B 15% 5
chương 2, cho hoạt
phần 3.1 của động của
chương 3; nhóm
3
4
Người nhận xét và cho điểm
(ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Văn A

You might also like