You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7

Câu 1: Khi nào thì nam châm điện có khả năng hút các vật bằng sắt, thép?
A. Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây.
B. Khi một đầu của cuộn dây mắc vào cực dương của nguồn điện.
C. Khi cuộn dây được cuốn quanh lõi sắt.
D. Khi một đầu của cuộn dây mắc vào cực âm của nguồn điện.
Câu 2: Khi nào hai thanh nam châm không hút nhau được? 
A. Khi hai cực Bắc để gần nhau. B. Khi để hai cực khác tên gần nhau.
C. Khi hai cực Nam để gần nhau. D. Cả A và C.
Câu 3: Cho thanh nam châm có đường sức từ như hình vẽ, em hãy chỉ ra chiều của các
đường sức từ tại điểm A, B?

A. Đường sức từ tại cả hai điểm A và B đều có chiều từ trái sang phải.
B. Đường sức từ tại cả hai điểm A và B đều có chiều từ phải sang trái.
C. Đường sức từ tại điểm A có chiều từ trái sang phải và tại điểm B có chiều từ phải
sang trái.
D. Đường sức từ tại điểm A có chiều từ phải sang trái và tại điểm B có chiều từ trái
sang phải.
Câu 4: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với
A. sự chuyển hoá của sinh vật. B. sự biến đổi các chất.
C. sự trao đổi năng lượng. D. sự sống của sinh vật.
Câu 5: Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là
nhờ có quá trình nào?
A. Quá trình trao đổi chất và sinh sản.
B. Quá trình chuyển hoá năng lượng.
C. Quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
D. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng
Câu 6: Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày?
A. Ban đêm. B. Buổi sáng.
C. Cả ngày và đêm. D. Ban ngày.
Câu 7: Trao đổi khí ở thực vật diễn ra thông qua quá trình nào?
A. Quang hợp và thoát hơi nước. B. Hô hấp.
C. Thoát hơi nước. D. Quang hợp và hô hấp.
Câu 8: Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là
A. Nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.
B. Nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
C. Nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.
D. Nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.
II. PHẦN TỰ LUẬN
1, Em hãy nêu phương án đơn giản để xác định các cực một thanh nam châm cũ đã bị bong
hết sơn và kí hiệu.
2, Tại sao trong thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp lại phải để
chậu cây khoai lang trong bóng tối hai ngày?
3, Cho các yếu tố: thức ăn, khí oxygen, carbon dioxide, nhiệt năng, ATP, chất thải, chất
hữu cơ. Hãy xác định những yếu tố mà cơ thể người lấy vào, thải ra và tích lũy trong cơ thể.
4, Trong tự nhiên năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Ghép mỗi
hoạt động dưới đây với quá trình chuyển hóa năng lượng tương ứng?
Hoạt động Chuyển hóa nặng lượng Lựa chọn
a. Dòng điện làm quạt điện quay cánh quạt. 1. Điện năng thành nhiệt năng ………….

b. Nước chảy làm quay tubin tạo thành 2. Quang năng thành hóa năng ………….
dòng điện.
c. Thực vật chuyển đổi năng lượng ánh 3. Hóa năng thành điện năng ………….
sáng thành năng lượng trong chất hữu cơ.
d. Pin làm sáng bóng điện. 4. Điện năng thành cơ năng ………….
e. Dòng điện làm sôi nước. 5. Cơ năng thành điện năng ………….

You might also like