You are on page 1of 3

Câu 1.

1.1. Bằng các kiến thức về hóa học em hãy giải thích các vấn đề sau: Một bạn học sinh
làm thí nghiệm như sau: Nhỏ dung dịch H2SO4 đậm đặc vào một miếng vải có thành phần là
sợi bông tự nhiên thì chỗ miếng vải đó tiếp xúc với axit bị đen lại và thủng ngay. Nhưng nếu
bạn ấy nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào một miếng vải khác có thành phần như vậy thì vải mủn
dần rồi mới bục ra.
1. 2. Quan sát hình 1 dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:

Hình 1: Thí nghiệm điều chế khí Clo trong phòng thí nghiệm
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm.
b. Thành phần khí đi ra khỏi bình cầu gồm những chất nào?
c. Nêu vai trò của các bình đựng dung dịch NaCl bão hòa, bình đựng dung dịch H2SO4
đặc, bông tẩm xút đặt ở miệng eclen thu khí clo? Giải thích
Câu 2:
1. Trong phòng thí nghiệm khí X được điều chế và thu như bộ dụng cụ vẽ dưới đây có
thể là những chất khí nào trong số các khí sau: HCl, O 2, CH4, NH3, SO2, H2,
C2H5NH2, giải thích. Mỗi khí thu được ở trên hãy chọn một cặp chất A và B thích hợp
và viết phản ứng điều chế chất khí đó
2. Xăng sinh học (xăng pha etanol) được coi là giải pháp thay thế cho xăng truyền thống.
Xăng pha 4. etanol là xăng được pha 1 lượng etanol theo tỉ lệ đã nghiên cứu như: xăng
E85 (pha 85% etanol), E10 (pha 10% etanol), E5 (pha 5% etanol),...
a) Tại sao xăng pha etanol được gọi là xăng sinh học ? Viết các phương trình hóa
học để chứng minh.
b) Tại sao xăng sinh học được coi là giải pháp thay thế cho xăng truyền thống ?
Biết khi đốt cháy 1 kg xăng truyền thồng thì cần 3,22 kg O2.

Đáp án
1.
- Giải thích: Để điều chế và thu được khí X như bộ dụng cụ vẽ thì khí X phải có đặc điểm: Không
tác dụng với nước, không tan trong nước. => có thể điều chế được các khí: CH4, O2, H2,
- Phản ứng điều chế:
Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2 (k) o
o
CH3COONa (r) + NaOH (r) ¾C¾aO,¾t ® CH4 (k) + Na2CO3 2KClO3 ¾M¾nO¾2 , t ¾® 2KCl +
3O2 (k)

Câu 3
1. Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế khí X trong phòng thí nghiệm. Hãy cho biết
khí X có thể là khí nào trong các khí sau: CO 2, NH3, HCl, C2H4. Giải thích và viết phương
trình minh họa phản ứng điều chế những khí đó.

2. Bằng kiến thức về hóa học hãy giải thích các vấn đề sau:
a. Khi bị kiến đốt người ta thường hay dùng vôi để bôi vào vết kiến đốt.
b. Sau khi mưa rào, có sấm sét cây cối thường phát triển tốt hơn.
c. Các loại vải sợi làm từ tơ lapsan (–OCH2-CH2-OOC-C6 H4-CO-)n người ta
thường khuyên không được giặt bằng xà phòng hoặc chất giặt rửa có tính kiềm mạnh.
d. Để khử độc của khí clo thoát ra trong phòng thí nghiệm người ta thường phun
dung dịch NH3 (dạng sa mù) vào khu vực có khí clo.
Câu 4:
1. Cho các dung dịch sau: NH4NO3, (NH4)2SO4, Na2SO4, Al(NO3)3, FeCl3, NaCl, Cu(NO3)2, FeCl2. Nếu chỉ
dùng Ba(OH)2 có thể nhận biết được bao nhiêu dung dịch. Trình bày cách nhận biết?
2. Hình vẽ bên cạnh có thể dùng để điều chế chất khí nào (trong phòng thí nghiệm) trong số các khí sau:
Cl2, NH3, SO2, C2H4. Xác định chất A và B? Viết phương trình hóa học xảy ra?

B (lỏng)

A ( rắn)
Câu 5
Nêu hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi:
a) Cho kim loại Al và dung dịch KOH;
b) Trộn dung dịch Al2(SO4)3 với dung dịch K2S;
c) Sục khí H2S đến bảo hòa vào dung dịch Fe2(SO4)3;
d) Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch chứa ZnCl2.
Câu 6
1. Nêu hiện tượng và viết phương trình ion thu gọn trong các thí nghiệm sau:
a) Cho NaHS vào dung dịch CuCl2 ; b) Sục khí SO2 vào dung dịch nước brom;
c) Cho NaNO2 vào dung dịch H2SO4 (loãng); d) Sục khí CO2 vào dung dịch natri phenolat.
2. Hợp chất MX2 có trong một loại quặng phổ biến trong tự nhiên. Hòa tan MX2 trong dung dịch HNO3
đặc nóng, thu được dung dịch A. Cho BaCl2 vào A thu được kết tủa trắng, cho A tác dụng với dung dịch
NH3 dư, thu được kết tủa đỏ nâu. Xác định công thức hóa học MX2 và viết phương trình hóa học của các
phản ứng xảy ra dạng ion thu gọn.
3. Vận dụng kiến thức môn hóa học, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Vì sao khi bón đạm urê cho đồng ruộng không nên trộn chung với vôi?
b) Vì sao không dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy kim loại Mg?

You might also like