You are on page 1of 3

SỞ GD&ĐT THANH HOÁ ĐỀ LƯU HỌC SINH GIỎI KHỐI THPT

KHỐI THPT NĂM HỌC 2022 – 2023


(Đề thi gồm có 03 trang ) Môn thi: Tin học
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)

Họ, tên thí sinh..........................................................................SBD……….....…….


Tổng quan bài thi:
File
File dữ liệu
Tên bài chương File kết quả
vào
trình
Câu 1 PHÉP TOÁN CAU1.* CAU1.INP CAU1.OUT
Câu 2 SỐ ĐẶC BIỆT CAU2.* CAU2.INP CAU2.OUT
Câu 3 TỔNG MŨ CHẴN LẺ CAU3.* CAU3.INP CAU3.OUT
Câu 4 XÂU CON CAU4.* CAU4.INP CAU4.OUT
Câu 5 TỔNG SỐ CAU5.* CAU5.INP CAU5.OUT
- Dấu (*) trong tên file chương trình được thay thế bằng đuôi của ngôn ngữ lập
trình tương ứng.
Hãy lập trình giải các bài toán sau:
CÂU 1: PHÉP TOÁN (6 điểm):
Hôm nay các bạn nhỏ trường tiểu học Thị trấn được làm quen với các phép
tính số học + (cộng), - (trừ), * (nhân), / (chia). Sau một buổi học các bạn nhỏ đã cộng
trừ nhân chia một cách thành thạo, nhưng các bạn chỉ làm được các phép tính với các
số nhỏ có 1 chữ số. Được biết sắp tới có kỳ thi học sinh giỏi tỉnh nên các bạn nhỏ nhờ
các anh chị làm bài toán sau:
Yêu cầu: Cho 2 số nguyên dương a và b, hãy tính kết quả thương của a chia
cho b.
Dữ liệu: vào từ file CAU1.INP gồm 2 số nguyên dương a và b (a 1018, b
1018)
Kết quả: ghi ra file CAU1.OUT là kết quả của phép chia a cho b. Yêu cầu in ra
đúng 2 số phần thập phân (không được làm tròn). Nếu phần thập phân là 2 số 0 thì
chỉ in ra phần nguyên.
Ví dụ:
CAU1.INP CAU1.OUT
42 2
100 35 2.85
Giới hạn:
+ Có 50% số điểm tương ứng với kết quả là số nguyên.
+ Có 50% số điểm còn lại không có ràng buộc gì thêm.
CÂU 2: SỐ ĐẶC BIỆT (5 điểm):
Minh có sở thích nghiên cứu về các con số hôm nay cậu ta phát hiện ra những
số có tính chất đặc biệt cậu ta gọi nó là Số đặc biệt, là những số nguyên dương có
đúng 3 ước dương. Minh biết sắp tới các bạn trong đội tuyển Học sinh giỏi Tin học
của trường sẽ tham dự thi tại thành phố nên đã nhờ các bạn ấy lập trình giải bài toán
sau:
Yêu cầu: Với mỗi số nguyên dương N cho trước các bạn hãy cho Minh biết có
bao nhiêu số đặc biệt trong các số 1, 2, 3, . . .,N. Các bạn hãy giúp Minh nhé!
Dữ liệu vào: Từ tệp CAU2.INP gồm một số nguyên dương N
Kết quả: Ghi vào tệp CAU2.OUT là một số duy nhất là số lượng số đặc biệt
trong các số 1, 2, 3, . . .,N.
Ví dụ:
CAU2.INP CAU2.OUT
6 1
9 2
125 5
Giới hạn:
- Có 50% các test có N 104
- Có 25% các test có N 106
- Có 25% các test có N 1012
CÂU 3: TỔNG MŨ CHẴN LẺ (4 điểm):
Cho số tự nhiên N (N 2), ta có thể phân tích N thành tích các thừa số nguyên
tố với dạng N=P1a1 x P2a2 x ... Pkak , trong đó P1<P2< ... <Pk là các số nguyên tố và a1,
a2, ..., ak>0. Gọi S là tổng các số mũ ai chẵn, Q là tổng các số mũ aj lẻ (1 )
Vậy: S + Q = a1 + a2 + ... + ak
Yêu cầu: Hãy đưa ra giá trị của S và Q
Dữ liệu vào: Trong file văn bản CAU3.INP gồm một số tự nhiên N
Kết quả: ghi ra file văn bản CAU3.OUT gồm 2 dòng
- Dòng thứ nhất ghi giá trị của S
- Dòng thứ hai ghi giá trị của P
Ví dụ:
CAU3.INP CAU3.OUT Giải thích
4 2 4 = 22
0 S=2; Q =0
20 2 20 = 22 + 51
1 S=2; Q=1
Giới hạn:
- Có 30% số test tương ứng với N 106, P1<P2< ... <Pk <20.
- Có 30% số test tương ứng với N 106
- Có 40% số test tương ứng với N 1012
CÂU 4: XÂU CON (3 điểm):
Nam là một học sinh rất đặc biệt, định nghĩa của Nam về xâu NN như sau: Với
2 xâu bất kì, xâu là NN là xâu có thứ tự từ điển lớn nhất. Ví dụ: 2 xâu “abc” và “da”
thì xâu “da” là xâu NN vì xâu “da” có thứ tự từ điển lớn hơn xâu “abc”. Một hôm,
Nam nhờ các bạn trong đội tuyển học sinh giỏi của trường giải bài sau: Cho 2 xâu S1
và S2, gồm các chữ cái in thường, và 2 xâu này có rất nhiều xâu con chung liên tiếp
hoặc đôi khi sẽ không có xâu con chung nào. Nếu có, trong các xâu con chung liên
tiếp đó, hãy in ra xâu NN (hay nói cách khác là xâu có thứ tự từ điển lớn nhất). Các
bạn hãy giúp anh ấy nhé.
Dữ liệu: Vào từ file CAU4.INP gồm:
+ Dòng đầu tiên gồm xâu S1
+ Dòng thứ hai gồm xâu S2
Kết quả: Ghi ra file CAU4.OUT là một dòng duy nhất là xâu NN. Nếu S1 và
S2 không tồn tại xâu con chung liên tiếp nào, in ra -1.
Ví dụ:
CAU4.INP CAU4.OUT
abcsdb sd
sdsa
Giải thích: các xâu con chung liên tiếp là a, d, s, sd. Xâu NN là: sd
Giới hạn:
+ Có 30% số điểm: 2 xâu S1, S2 có độ dài đều không quá 200.
+ Có 40% số điểm: 2 xâu S1, S2 có độ dài đều không quá 5000.
+ Có 30% số điểm còn lại: 2 xâu S1, S2 có độ dài đều không quá 105.
Bài 5. TỔNG SỐ K (2 điểm):
Cho một dãy gồm N số nguyên a1, a2, …, aN và một số nguyên dương K. Ta có
biểu thức: ? a1 ? a2 … ? aN = X
Trong đó ta có thể thay thế dấu „?‟ bằng cách phép toán „+‟ hoặc „-„. Hãy đếm
xem có tất cả bao nhiêu cách thay dấu khác nhau để X chia hết cho K. Hai cách thay
dấu gọi là khác nhau nếu tồn tại một vị trí mà ở đó dấu ở cách này khác dấu ở cách
kia.
Dữ liệu: Vào từ file CAU5.INP gồm:
+ Dòng đầu tiên gồm 2 số nguyên dương N, K.
+ Dòng thứ hai gồm N số nguyên dương a1, a2, …, aN. (ai ≤ 109)
Kết quả: Ghi ra file CAU5.OUT là số cách thay dấu lấy modulo cho 109 + 7.
Ví dụ:
CAU5.INP CAU5.OUT
53 12
1 7 14 6 7
Giới hạn:
+ Có 40% số điểm: N ≤ 20, K ≤ 10.
+ Có 60% số điểm còn lại: N ≤ 10000, K ≤ 1000.

-----------------------------HẾT-----------------------------------

You might also like