You are on page 1of 5

THUẾ TNDN HOÃN LẠI.

Ngôn ngữ của phần này rất trừu tượng, đòi hỏi các em phải có suy nghĩ liên tưởng
từ hiện tại tới tương lai.
 Trong phần thuế TNDN hoãn lại sẽ có:
Tài sản thuế TNDN hoãn lại: Là thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong tương lai tính
trên các khoản:
 Chênh lệch tạm thời được khấu trừ.
chênh lệch tạm thời được khấu trừ(là nguồn lực giúp thu nhập tính thuế trong
tương lai giảm đi=> số thuế TNDN phải nộp trong tương lai sẽ giảm đi)=> TÀI
SẢN THUẾ THU NHẬP HOÃN LẠI
 Khoản lỗ chuyển sang năm sau
 ưu đãi thuế chưa sử dụng
*Lưu ý: DN dự tính chắc chắn có đủ thu nhaapj tính thuế trong tương lai để
đựược sử dụng các khoản trên
Thuế TNDN hoãn lại phải trả: Là thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính
trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế.(Chênh lệch tạm thời phải chịu
thuế, Chênh lệch làm ta phải nộp thuế TNDN nhiều hơn theo luật thuế, mất đi lợi
ích kinh tế và phải thanh toán bằng nguồn lực kinh tế của mình)=> NỢ PHẢI
TRẢ=> THUẾ TNDN HOÃN LẠI PHẢI TRẢ)

Như vậy trong phần này chúng ta cần hiểu thêm về khoản chênh lệch.
Chênh lệch ở đây là chênh lệch giữa thu nhập chịu thuế (TNCT) và lợi nhuận kế
toán (LNKT) (do luật thuế và kế toán có nhiều điểm không tương đồng).
 Chênh lệch:
Chênh lệch vĩnh viễn: (Hiện nay theo thông tư 200 không gọi là CL vĩnh viễn nữa
mà gọi là CL tạm thời): Là những khoản chênh lệch giữa kế toán và thuế, thuế sẽ
gạt ra khi tính thuế và không bao giờ thuế chấp nhận (sẽ không có sự hoàn
nhập trong tương lai).
Ví dụ: ko có hoá đơn chứng từ, thuế không bao giờ chấp nhận. Hoặc cổ tức được
chia từ việc đầu tư vốn vào DN khác là doanh thu hoạt động tài chính, trong
LNKT có khoản này nhưng vì đã bị đánh thuế TNDN ở DN kia nên khoản
thu nhập này không bị đánh thuế TNDN nữa -> Thuế sẽ gạt khoản thu nhập này ra
khỏi TNCT.
Chênh lệch tạm thời: Tạm thời chênh lệch do sự khác biệt về thời điểm ghi nhận
DT và CP của thuế và kế toán. Trong tương lai khoản chênh lệch này sẽ được
hoàn nhập.

o Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: (Loại trừ chênh lệch
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ (Loiaj trừ chênh lệch vĩnh viễn). Nếu phát
sinh một khoản chênh lệch tạm thời làm TNCT > LNKT => năm nay nộp thuế
nhiều -> trong tương lai sẽ được khấu trừ: CL này là CLTT được khấu trừ, nó tạo
ra Tài sản thuế TNDN hoãn lại
(là nguồn lực giúp thu nhập tính thuế trong tương lai giảm đi=> số thuế TNDN
phải nộp trong tương lai sẽ giảm đi)
Công thức
Tài sản thuế TNDN hoãn lại = CLTT được khấu trừ x thuế suất thuế TNDN.
Hạch toán:
Nợ TK 243
Có TK 8212
Tương lai khi CLTT được khấu trừ được hoàn nhập (Biểu mẫu số 03; 04):
Hạch toán:
Nợ TK 8212
Có TK 243

VD 1: Công ty mua một TSCÐ HH có nguyên giá


là 60 triệu.
TH1
• Thời gian sử dụng hữu ích theo thuế là 3 năm
• Thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 2 năm
• Thuế suất thuế TNDN là 20%
• Xác định Tài sản thuế TNDN hoãn lại

Chỉ tiêu N N+1 N+2


CP KH theo kế toán 30 30
CP KH theo thuế 20 20 20
CLTT được khấu trừ tăng 10 10
(PS)
CLTT được khấu trừ giảm (20)
(Hoàn nhập)
TS THUẾ TN hoãn lại tăng 2 2
TS THUẾ TN hoãn lại giảm (4)

Cp theo kế toán> cp theo thuế


Thu nhập theo kế toán < thu nhập theo thuế
Số thuế phải nộp theo kế toán < số thuế phải nộp theo thuế
 cl tạm thời đc khấu trừ
 Tạo ra TS thuế TNDN hoãn lại

Năm N và N+1
Nợ 243 2 (10*20%)
Có 8212 2
Nợ 8212 2
Có 911 2

Năm N+2
Nợ 8212 4
Có 243 4
Nợ 911 4
Có 8212 4
Ví dụ 7: LNKT năm 2019 của công ty là 100tr. Biết rằng trong năm DN trích trước
chi phí bảo hành sản phẩm là 30tr nhưng thực tế chưa bảo hành và thuế chưa chấp
nhận là chi phí được trừ (DN chưa thực hiện đúng theo thông tư 48/2019). Tính
Chi phí thuế TNDN hiện hành N2019, Chi phí thuế TNDN hoãn lại N2019.

Thu nhập chịu thuế = Lợi nhuận kế toán + điều chỉnh tăng lợi nhuận – điều chỉnh
giảm lợi nhuận.
viết tắt:
TNCT = LNKT + đ/c tăng LN – đ/c giảm LN.
Mà: LNKT = TN – CP
Thuế TNDN hiện hành: Thuế sẽ gạt ra khỏi chi phí 30tr => LN tăng 30tr
=> TNCT = 100tr + 30tr = 130tr
Thuế TNDN hiện hành = 130 tr x 20% = 26tr
Hạch toán: Nợ TK 8211/Có TK 3334: 26tr
LNKT là 100tr => đối với KT thì CP thuế TNDN phải là 20tr => LN sau thuế là
80tr.
Theo thuế, CP thuế TNDNHH là 26tr, nếu kế toán không sử dụng TK8212 thì
LNKT sau thuế sẽ là 74tr
Trình bày TT trên BCKQHĐ:
- LNKT: 100
- CP thuế TNDNHH: 26
- CP thuế TNDN hoãn lại: -6
- LNKT sau thuế: 80t
Thuế TNDN hoãn lại:
Năm nay nộp thuế nhiều hơn so với LNKT x 20% => tương lai sẽ được thu lại
khoản thuế chênh lệch => 30tr là chênh lệch tạm thời được khấu trừ, nó tạo ra TS
thuế TNDN hoãn lại.
Tài sản thuế TNDN hoãn lại = 30tr x 20% = 6tr
Hạch toán:
Nợ TK 243: 6tr
Có TK 8212: 6tr (dấu âm)

Chênh lệch tạm thời chịu thuế: Nếu phát sinh một khoản
Chênh lệch tạm thời chịu thuế: Nếu phát sinh 1 khoản chênh lệch tạm thời làm
cho TNCT<LNKT => năm nay nộp thuế ít -> tương lai sẽ phải chịu thuế, phải trả
thuế.
(Chênh lệch làm ta phải nộp thuế TNDN nhiều hơn theo luật thuế, mất đi lợi ích
kinh tế và phải thanh toán bằng nguồn lực kinh tế của mình)
Khoản CL này là CLTT chịu thuế, nó tạo ra Thuế TNDN hoãn lại phải trả.
Công thức
Thuế TNDN hoãn lại phải trả = CLTT chịu thuế x thuế suất thuế TNDN.

Hạch toán:
Nợ TK 8212
Có TK 347
Tương lai khi CLTT chịu thuế được hoàn nhập (Biểu mẫu số 01;02):
Hạch toán:
Nợ TK 347
Có TK 8212

TH2
• Thời gian sử dụng hữu ích theo Kế toán là 3 năm
• Thời gian sử dụng hữu ích theo thuế là 2 năm
Chỉ tiêu N N+1 N+2
CP KH theo thuế 30 30
CP KH theo kế toán 20 20 20
CLTT Chịu thuế tăng 10 10
CLTT chịu thuế giảm (20)
THUẾ TN hoãn lại phải trả tăng(347) 2 2
THUẾ TN hoãn lại phải trả giảm(347) (4)
Cp theo kế toán<cp theo thuế
Thu nhập theo kế toán > thu nhập theo thuế
Số thuế phải nộp theo kế toán >số thuế phải nộp theo thuế
 cl tạm thời chịu thuế
 Tạo ra THUẾ TNDN HL PHẢI TRẢ

Năm N và N+1
Nợ 8212 2
Có 347 2
Năm N+2
Nợ 347 2
Có 8212 2

You might also like