You are on page 1of 15

CHƯƠNG 4: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

A. CÂU HỎI LÍ THUYẾT


A1. KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ
Câu 1. Trong các loại đồ uống sau: (1) Nước muối; (2) Rượu; (3) Bia; (4) Xođa; (5) Nước khoáng; (6) Nước
chanh; (7) Nước đường. Hãy cho biết có nhiêu loại đồ uống khi trừ nước ra, thành phần chính là các chất hữu
cơ:
A. 3 B. 6 C. 4 D. 5
Câu 2. Dãy chất nào sau đây đều là các chất hữu cơ:
A. CHCl3, CF2CF2, C6H12O6 và CO(NH2)2 B. CH3ONO2, CHCl3, C6H7N và HCN
C. CS2, C12H22O11, CaC2 và COCl2 D. HCOONa, C12H22O11, Al4C3 và COCl2
Câu 3. Trong các hợp chất sau: CH4; CHCl3; C2 H7N; HCN; CH3COONa; C12 H22O11; Al4C3 có bao nhiêu hợp
chất nào là hữu cơ:
A. 5 B. 7 C. 6 D. 4
Câu 4. Cho các chất sau: HCN, NH 4CN, (CH3COO)2Ba, CH4ON2, C6H6Cl6, H3CNO2, CCl4, H2C2O4. Số chất hữu
cơ là
A. 4 B. 6. C. 7 D. 5.
Câu 5. Trong các hợp chất sau: CH4; CHCl3; C2 H7N; HCN; CH3COONa; C12H22O11; Al4C3; CH5NO3 (muối);
CH8O3N2; CH2O3. Số chất hữu cơ hữu cơ là:
A. 7. B. 5. C. 6. D. 8.
A2. LIÊN KẾT TRONG PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
Câu 1. Số electron hóa trị mà các nguyên tử trong phân tử chất có công thức phân tử là C 4H6 (mạch hở) đã sử
dụng để liên kết với nhau:
A. 16 B. 20 C. 18 D. 22
Câu 2. Luận điểm nào sau đây không đúng:
A. Những chất là đồng phân của nhau có tính chất hóa học tương tự nhau.
B. Khi thay đổi trật tự liên kết trong hợp chất hữu cơ sẽ tạo ra một chất mới.
C. Trong hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một trật tự nhất
định.
D. Nhưng chất thuộc cùng dãy đồng đẳng sẽ có cùng công thức chung.
Câu 3. Chất X có công thức cấu tạo sau: CH2=C(CH3)-CC-CH2-Cl. Hãy cho biết trong phân tử X, có bao nhiêu
liên kết  và bao nhiêu liên kết :
A. 12 liên kết  và 4 liên kết  B. 13 liên kết  và 3 liên kết 
C. 8 liên kết  và 3 liên kết  D. 12 liên kết  và 3 liên kết 
Câu 4. Hãy cho biết axit metacrylic (CH2=CH-COOH) có bao nhiêu liên kết :
A. 1 B. 5 C. 4 D. 2
Câu 5. Chất X có công thức cấu tạo sau : CH2=C(CH3)-CC-CH2-Cl. Hãy cho biết trong phân tử X, có bao
nhiêu liên kết  và bao nhiêu liên kết :
A. 8 liên kết  và 3 liên kết  B. 13 liên kết  và 3 liên kết  
C. 12 liên kết  và 3 liên kết   D. 12 liên kết  và 4 liên kết  
Câu 6. Liên kết chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là:
A. Liên kết cộng hoá trị B. Liên kết ion
C. Liên kết cho nhận D. Liên kết cộng hoá trị không cực
Câu 7. Hợp chất nào trong số các chất sau có 7 liên kết xích ma và 3 liên kết π:
A. CH2 = CH – CH = CH2 B. CH3 – C ≡ C – CH3
C. CH ≡ C – CH2 – CH3 D. CH2 = CH – C ≡ CH
Câu 8. (CĐ - 2010). Số liên kết  có trong mỗi phân tử: CH2 = CH2, CH ≡ CH, CH2 = CH – CH = CH2 lần lượt
là:
A. 3; 5; 9 B. 5; 3; 9 C. 4; 2; 6 D. 4; 3; 6
A3. ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN
Câu 1. Cho các chất sau: (X) HOCH 2CH2OH; (Y) CH3OH; (Z) CH3CH(OH)CH3; (E) CH3CH(OH)CH2OH và
(G) HOCH2CH(OH)CH2OH. Hãy cho biết những chất nào cùng dãy đồng đẳng với nhau:
A. X và E; Y và Z B. X, Y, G C. X và Y D. X, Y, G và E
Câu 2. Cho chất X có công thức cấu tạo thu gọn: HOCH2CH2OH. Hãy cho biết công thức tổng quát của dãy
đồng đẳng chứa X:
A. CnH2+n(OH)2 B. CnH2n(OH)n C. CnH2n(OH)2 D. CnH2n+2-a(OH)a
Câu 3. Cho các công thức chung sau, công thức nào không đúng:
A. CnH2nO3 B. CnH2n+2Cl C. CnH2n-1COOH D. CnH2n+3N
Câu 4. Chất X có công thức phân tử là C2H2BrCl. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo:
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 5. Cho các chất sau: CH2=CHCH=CH2; CH2=C=CHCH3; CH2=CHCH2Cl; ClCH=CHCH3 và
C6H5CH=CHCOOH. Hãy cho biết có bao nhiêu chất có đồng phân hình học:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 6. Đồng phân cis- là đồng phân hình học tạo nên khi:
A. 2 nhóm thế giống nhau cùng phía B. 2 nhóm thế giống nhau khác phía
C. 2 nhóm thế lớn hơn cùng phía D. 2 nhóm thế lớn hơn khác phía
Câu 7. Hãy cho biết ứng với công thức phân tử C3H4Cl2 (mạch hở) có bao nhiêu công thức cấu tạo:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 8. Hãy cho biết có bao nhiêu chất hữu cơ có công thức phân tử C 3H4Cl2:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 9. Thuộc tính nào sau đây không phải là của các hợp chất hữu cơ:
A. Khả năng phản ứng hoá học chậm, theo nhiều hướng khác nhau
B. Không bền ở nhiệt độ cao
C. Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết ion
D. Dễ bay hơi và dễ cháy hơn hợp chất vô cơ
Câu 10. X có công thức phân tử là C6H14 có bao nhiêu công thức cấu tạo:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 11. Ứng với công thức phân tử là C4H8 có bao nhiêu công thức cấu tạo:
A. 4 B. 5 C. 3 D. 6
Câu 12. X có vòng 4 cạnh và có công thức phân tử là C6H12. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo:
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 13. Cho các hợp chất sau: CH 3CH=CH2 (I); CH3CH=CHCl(II); CH3CH=C(CH3)2(III);
CHCl2CH=CHCH3(IV); CH3CH=CCl2 (V). Những hợp chất có đồng phân hình học là:  
A. (I), (IV), (V) B. (II), (IV), (V) C. (II), (IV) D. (II), III, (IV), (V)
Câu 14. Hiđrocacbon C5H8 có bao nhiêu đồng phân có liên kết ba nằm ở đầu mạch:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 15. Có bao nhiêu chất có 2 liên kết đôi có công thức phân tử là C 5H8:
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
Câu 16. Chất hữu cơ C4H10O có số đồng phân là:
A. 6 B. 5 C. 7 D. 8
Câu 17. (ĐHKA – 2013). Ứngvới công thức phân tử C4H10O có bao nhiêu đồng phân có chứa nhóm -OH:
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 18. (ĐHKA - 2008). Hiđrocacbon X có vòng benzen và có công thức phân tử là C8H10. Tính số đồng phân
có thể có của X:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
B. BÀI TẬP LẬP CÔNG THỨC PHÂN TỬ CHẤT HỮU CƠ
Câu 1. Chất X có công thức phân tử là CxHyCl2. Trong X, clo chiếm 62,83% về khối lượng. Hãy cho biết X có
bao nhiêu công thức cấu tạo:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 2. Chất hữu cơ X có chứa C, H, O với % khối lượng tương ứng là: 53,33%; 11,11%; 35,56%. Vậy phân tử
khối của X là:
A. 90 B. 75 C. 60 D. 45
Câu 3. Hợp chất hữu cơ X có chứa C, H, N trong đó % khối lượng của N là 23,73%. Tỷ khối của X đối với H 2
là 29,5. Hãy cho biết trong phân tử X có bao nhiêu nguyên tử H:
A. 5 B. 9 C. 7 D. 10
Câu 4. Chất hữu cơ X có chứa C, H, O, N với % khối lượng của C là 40,45%; của H là 7,87%. Tỷ khối của X
đối với H2 là 44,5. Nếu đem oxi hóa hoàn toàn 8,9 gam X bằng CuO dư. Tính lượng Cu được tạo ra:
A. 38,4 gam B. 35,2 gam C. 32,0 gam D. 48 gam
Câu 5. Hợp chất hữu cơ X có chứa C, H, Cl với % khối lượng tương ứng là: 45,86%; 8,92%; 45,22%. Công
thức phân tử của X là:
A. C3H5Cl B. C4H8Cl2 C. C2H5Cl D. C3H7Cl
Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn 7,5 gam chất hữu cơ X thu được 8,4 lít CO 2 (đktc) và 9,0 gam H2O. Vậy công thức
phân tử của X là:
A. C3H8O2 B. C3H8O C. C2H4O2 D. C3H8
Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất hữu cơ X cần 17,92 lít O 2 (đktc) thu được 11,2 lít CO 2 (đktc) và 10,8
gam H2O. Vậy công thức phân tử của X là:
A. C3H8 B. C4H10 C. C5H12 D. C6H14
Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất hữu cơ X cần 11,2 lít O 2 (đktc) thu được 8,96 lít CO 2 (đktc) và 7,2 gam
H2O. Vậy công thức phân tử của X là:
A. C4H8O2 B. C4H8O C. C4H8 D. C4H8O3
Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất hữu cơ X cần 13,44 lít O 2 (đktc). Sau phản ứng hoàn toàn thì thu được
8,96 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Vậy công thức phân tử của X là:
A. C4H10O B. C4H8 C. C4H8O2 D. C4H8O
Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam chất hữu cơ X cần 11,2 lít O 2 (đktc) thu được CO2 và H2O theo tỷ lệ mol
1 : 1. Xác định công thức đơn giản của X:
A. CH2 B. C3H6O C. C2H4O D. C4H8O
Câu 11. Khi phân tích một hợp chất hữu cơ A thu được kết quả: 70,94% C; 6,40% H; 6,90% N còn lại là O. Tỉ
khối của A so với oxi nhỏ hơn 7. Công thức đơn giản nhất và công thức phân tử của A là:
A. C12H13NO2 và C24H26N2O4 B. C12H13NO2 và C12H13NO2
C. C6H7NO2 và C6H7NO2 D. C6H7NO2 và C12H14N2O4
Câu 12. Đốt cháy 4,5 gam hợp chất hữu cơ B chứa C, H, O thu được 6,6 gam CO 2 và 2,7 gam H2O. Tỉ khối của
B so với NO là 6. Công thức phân tử của B là:
A. C6H6O6 B. C6H12O6 C. C6H14O6 D. C8H12O4
Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam chất hữu cơ X bằng oxi thì thu được 6,72 lít CO 2 (đktc) và 5,4 gam H2O.
Xác định công thức phân tử của X biết rằng MX < 100:
A. C4H10 B. C2H2O2 C. C3H6O D. C2H4O2
Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn 10 gam hợp chất hữu cơ X cần vừa đủ 13,44 lít O 2 (đktc). Hỗn hợp sản phẩm sau
phản ứng cháy gồm CO2 và H2O có tỷ lệ mol là 5 : 4. Xác định công thức phân tử của X biết nó trùng với công
thức đơn giản:
A. C10H16O2 B. C5H8 C. C5H8O2 D. C5H8O
Câu 15. Phân tích 2,46 gam một hợp chất hữu cơ X thu được 5,28 gam CO 2, 0,90 gam H2O và 224ml N2 ở đktc.
Tỷ khối của X với không khí là 4,2414. Vậy công thức phân tử của X là:
A. C6H5NO2 B. C6H5NO3 C. C6H5NO D. C6H5N2O
Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn 4,64 gam một hiđrocacbon X (chất khí ở điều kiện thường) rồi đem toàn bộ sản
phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH) 2. Sau các phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa và khối
lượng phần dung dịch giảm 19,912 gam. Công thức phân tử của X là:
A. C3H4. B. C2H4. C. C4H10. D. CH4.
Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn 1,16 gam một hiđrocacbon A rồi cho sản phẩm qua Ba(OH) 2 thu được 3,94 gam kết
tủa và B. Cô cạn B rồi nung đến khối lượng không đổi được 4,59 gam chất rắn.
1. Thể tích O2 (đktc) dùng để đốt cháy 1,16 gam hiđrocacbon A là:
A. 2,688 lit B. 2,52lit C. 2,912 lit D. 3.04 lit
2. Công thức phân tử của hiđrocacbon là:
A. C5H12 B. C4H10 C. C4H8 D. kết quả khác
Câu 18. Cho 400 ml một hỗn hợp gồm nitơ và một hiđrocacbon vào 900 ml oxi (dư) rồi đốt.Thể tích hỗn hợp
thu được sau khi đốt là 1,4 lít. Sau khi cho nước ngưng tụ còn 800 ml hỗn hợp, người ta cho lội qua dung dịch
KOH thấy còn 400 ml khí.Các thể tích khí đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Công thức phân tử của
hiđrocacbon là:
A. C3H8. B. C2H4. C. C2H2. D. C2H6.
Câu 19. (ĐHKA - 2007). Hỗn hợp hiđrocacbon X và O2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn
hợp trên thì thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua H 2SO4 đặc thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H 2 là 19.
X là:
A. C3H4 B. C3H8 C. C3H6 D. C4H8
Câu 20. (ĐHKA - 2010). Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào dung
dịch Ba(OH)2 dư thu được 29,55g kết tủa và khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 19,35g so với khối lượng
dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức của X là:
A. C3H4 B. C2H6 C. C3H6 D. C3H8
Câu 21. (ĐHKB – 2012). Đốt cháy hoàn toàn 20ml hơi hợp chất hữu cơ X chỉ chứa C, H, O cần vừa đủ 110ml
khí O2 thu được 160ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y qua dung dịch H 2SO4 đặc dư còn lại 80ml khí Z. Biết
các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện. CTPT của X là:
A. C4H8O B. C3H8O C. C4H10O D. C4H8O2
HIĐROCACBON
A. LÍ THUYẾT
Dạng 1. Khái niệm, đồng phân, danh pháp, ứng dụng
Câu 1. Công thức tổng quát của ankan là
A. CnH2n+2 (n ≥ 1) B. CnH2n+2 (n ≥ 2) C. CnH2n (n ≥ 2) D. CnH2n-2 (n ≥ 2)
Câu 2. Hãy cho biết 2 tên gọi nào sau đây không thuộc cùng một chất:
A. 2-metylbutan và isopentan B. isobutan và 2-metylpropan
C. neohexan và 2,3-đimetylbutan D. neopentan và 2,2-đimetylpropan
Câu 3. Số nguyên tử cacbon bậc IV, bậc III, bậc II và bậc I tương ứng trong phân tử 3-etyl-2,2,4-
trimetyl pentan là:
A. 1; 2; 1; 6 B. 1; 2; 2; 5 C. 1; 1; 2; 6 D. 1: 2: 3: 4
Câu 4. A có công thức cấu tạo CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH2-CH3. Tên của A là:
A. 3,4-đimetylpentan B. 2-etyl-3-metylbutan.
C. 2,3-đimetylpentan D. 2-isopropylbutan.
Câu 5. Số đồng phân của C5H12 là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 6. Công thức tổng quát của anken là:
A. CnH2n (n ≥ 3) B. CnH2n (n ≥ 2) C. CnH2n+2 (n ≥ 2) D. CnH2n-2 (n ≥ 3)
Câu 7. Số đồng phân của anken C4H8 là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 7. Cho các chất sau: pent-2-en (I); 2-metylbut-1-en (II); 2-metylpent-2-en (III); isobutilen (IV); 3-
metylhex-2-en (V) và 2,3-đimetylbut-2-en (VI). Hãy cho biết có bao nhiêu chất có đồng phân hình
học:
A. 2 B. 4 C. 3 D. 5
Câu 8. Anken nào sau đây có đồng phân hình học:
A. 2-metylbut-2-en B. 2,3-đimetylbut-2-en
C. 3-metylpent-2-en D. isobutilen
Câu 9. Tìm tên của chất sau: CH3CH(C2H5)C(CH3)=CHCH2CH3:
A. 4,5-đimetylhept-3-en. B. 3,4-đimetylhept-4-en.
C. 5-etyl-4-metylhex-3-en. D. 2-etyl-3-metylhex-3-en.
Câu 10. Hợp chất 2,4-đimetylhex-1-en ứng với cấu tạo nào sau đây:
A. (CH3)2CHCH2CH(CH3)CH=CH2 B. (CH3)2CHCH2CH2C(CH3)=CH2
C. CH3CH2CH(CH3)CH2C(=CH2)CH3 D. CH3CH2CH(CH3)CH2CH2C(CH3)=CH2
Câu 11. Công thức tổng quát của ankin là:
A. CnH2n-2 (n ≥ 3) B. CnH2n-2 (n ≥ 2) C. CnH2n (n ≥ 2) D. CnH2n+2 (n ≥ 2)
Câu 12 Tên gọi đúng của hợp chất (CH3)3CCH2CCH là:
A. 2,2-đimetylpent-4-in C. 4,4-đimetylpent-1-in.
B. 2-đimetylpent-4-in D. 4-đimetylpent-1-in.
Câu 13. Ankin C5H8 có bao nhiêu đồng phân có liên kết ba nằm ở đầu mạch:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 14. Tên gọi 3-etyl-4-metylhex-1-in ứng với cấu tạo nào sau đây:
A. CHCCH(C2H5)CH(CH3)CH2CH3 B. CHCCH(C2H5)CH(CH3)CH3
C. CHCCH(CH3)CH(C2H5)CH2CH3 D. CHCCH(CH3)CH(C2H5)CH3
Câu 15. Trong phân tử ankin X, hiđro chiếm 11,111% khối lượng. Có bao nhiêu ankin phù hợp:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 16. Công thức tổng quát của ankađien là:
A. CnH2n-2 (n ≥ 3) B. CnH2n-2 (n ≥ 2) C. CnH2n (n ≥ 2) D. CnH2n+2 (n ≥ 2)
Câu 17. Có bao nhiêu ankađien có công thức phân tử là C5H8:
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
Câu 18. Đivinyl là tên thường của chất nào sau đây:
A. CH2=CH-CH=CH2 B. CH2=C=CH-CH3
C. CH2=C(CH3)-CH=CH2 D. CH2=CH-CH2-CH=CH2
Câu 19. Tên gọi nào ứng với cấu tạo: CH2=C(CH3)-CH=CH2
A. Isopren B. 2-Metylbuta-1,3-đien
C. Metylbutađien D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 20. Có bao nhiêu ankađien liên hợp ứng với công thức phân tử C5H8:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 21. Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng? Trong phân tử benzen:
A. 6 nguyên tử cacbon không thuộc cùng mặt phẳng
B. 6 liên kết cacbon-cacbon có độ dài bằng nhau
C. 3 liên kết đôi C=C ngắn hơn 3 liên kết đơn C-C
D. 3 liên kết đôi C=C dài hơn 3 liên kết đơn C-C
Câu 22. Công thức tổng quát chung của benzen và các chất đồng đẳng của nó là:
A. CnH2n-2 (n ≥ 6) B. CnH2n-6 (n ≥ 6) C. CnH2n-6 (n ≥ 3) D. CnH2n-4 (n ≥ 5)
Câu 23. Hiđrocacbon thơm C9H12 có bao nhiêu đồng phân:
A. 8 B. 7 C. 6 D. 5
Câu 24. Tìm tên gọi đúng ứng với cấu tạo sau:
CH3

C2H5

A. o-etylmetylbenzen B. o-metyletylbenzen
C. 1 - Etyl - 2 - Metylbenzen D. Cả A và C đều đúng
Câu 25. Công thức phân tử nào sau đây đúng với toluen:
A. C7H9 B. C7H10 C. C7H8 D. C6H6
Câu 26. Cấu tạo thu gọn nào sau đây là của stiren (C6H5 là gốc phenyl):
A. C6H5CH=CH2 B. C6H5CH2CH3 C. C6H5C≡CH D. C6H5CH3
Dạng 2. Tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế
Câu 1. Cho các chất sau: (1) pentan; (2) hexan; (3) heptan và (4) isohexan. Hãy cho biết sự sắp xếp
nào sau đây đúng với nhiệt độ sôi của các chất:
A. (4) < (1) < (3) < (2) B. (1) < (4) < (2) < (3)
C. (1) < (2) < (3) < (4) D. (2) < (3) < (4) < (1)
Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hiđrocacbon thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O. Hỗn
hợp đó gồm:
A. 2 ankan B. 2 anken
C. Chứa ít nhất một anken D. Chứa ít nhất một ankan
Câu 3. Dãy các chất nào sau đây khi tác dụng với clo trong điều kiện chiếu sáng đều thu được một dẫn
xuất monoclo:
A. etan, neo-pentan, isobutan B. etan, butan, neo-hexan
C. etan, propan, neo-pentan D. metan, etan, neo-pentan
Câu 4. Khi cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỷ lệ mol 1:1 thì tạo ra sản phẩm chính là:
A. 1-clo-2-metylbutan B. 2-clo-2-metylbutan
C. 2-clo-3-metylbutan D. 1-clo-3-metylbutan
Câu 5. Cho 4 chất: metan, etan, propan và butan. Số lượng chất tạo được một sản phẩm thế monoclo
duy nhất là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 6. Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế metan bằng cách nào sau đây:
A. Nhiệt phân natri axetat với vôi tôi xút. B. Crăcking butan.
C. Từ phản ứng của nhôm cacbua với nước. D. A, C.
Câu 7. Khi tách một phân tử H2 từ isopentan thu được bao nhiêu anken:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 8. Hãy cho biết chất nào sau đây không thể là sản phẩm của phản ứng crăcking butan:
A. propan B. etilen C. Propen D. Metan
Câu 9. Quy tắc Maccopnhicop chỉ áp dụng cho:
A. Anken đối xứng và tác nhân đối xứng. B. Anken bất đối và tác nhân bất đối
C. Anken bất đối và tác nhân đối xứng D. Hiđrocacbon không no bất đối và tác nhân bất
đối.
Câu 10. Cho anken X tác dụng với HBr thu được hợp chất Y (duy nhất). Hãy cho biết X ứng với chất
nào sau đây:
A. But-1-en B. Pent-2-en C. 2-Metylbut-1-en D. cis-but-2-en
Câu 11. Khi cộng HBr vào 2-metylbut-2-en theo tỉ lệ 1 : 1, ta thu được số sản phẩm là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. Tất cả đều sai
Câu 12. Cho anken X tác dụng với HBr cho sản phẩm chính là 2-brom-3,3-đimetylbutan. Hãy lựa
chọn chất X phù hợp:
A. 3-metylbut-1-en B. 2,3-metylbut-2-en C. 2,3-metylbut-1-en D. 3,3-đimetylbut-1-en
Câu 13. Cho 2,3-đimetylbut-1-en tác dụng với HBr. Sản phẩm của phản ứng là:
A. 2,3-đimetyl-2-brombutan B. 2-brom-2,3-đimetylbutan
C. 3-brom-3,3-đimetylbutan D. 2,3-đimetyl-3-brombutan
Câu 14. Cho phản ứng sau: (1) pentan crăcking X + Y; (2) Y crăcking X + Z. Vậy X, Y, Z lần lượt là:
→ →

A. etilen; propen; etan B. etilen; propan; etan


C. propen; etilen; etan D. propan; etan; etilen
Câu 15. Số anken ở thể khí (điều kiện thường) thoả mãn điều kiện: Khi hiđrat hoá tạo thành 1 ancol
duy nhất là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 16. Có bao nhiêu anken khi cho tác dụng với HBr chỉ cho 1 sản phẩm duy nhất là 2-brombutan:
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 17. Trùng hợp eten, sản phẩm thu được có cấu tạo là:
A. (-CH2=CH2-)n. B. (-CH2-CH2-)n. C. (-CH=CH-)n. D. (-CH3-CH3-)n.
Câu 18. Oxi hoá etilen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là:
A. MnO2, C2H4(OH)2, KOH. C. K2CO3, H2O, MnO2.
B. C2H5OH, MnO2, KOH. D. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2.
Câu 18. Cho các chất sau: axetilen (1); propin (2); but-1-in (3); but-2-in (4); but-1-en-3-in (5); buta-
1,3-điin (6). Hãy cho biết có bao nhiêu chất khi cho tác dụng với AgNO 3 trong dung dịch NH3 tạo kết
tủa:
A. 3 B. 5 C. 6 D. 4
Câu 19. Để tách riêng rẽ etilen và axetilen, các hoá chất cần sử dụng là:
A. nước vôi trong và dung dịch HCl B. AgNO3 trong NH3 và dung dịch KOH
C. dung dịch Br2 và dung dịch KOH D. AgNO3 trong NH3 và dung dịch HCl
Câu 20. Từ CH4 và các chất vô cơ cần thiết, người ta tiến hành điều chế polibutađien. Hãy cho biết số
giai đoạn phản ứng tối thiểu phải thực hiện:
A. 3 B. 5 C. 4 D. 2
Câu 21. Cho propen, propin, đivinyl tác dụng với HCl (tỉ lệ 1:1), số sản phẩm thu được lần lượt là:
A. 2, 2, 3 B. 2, 3, 2 C. 2, 3, 1 D. Tất cả đều sai.
Câu 22. Khi cho etin phản ứng với Br2 trong CCl4 ở - 20 C sản phẩm tạo ra là:
0

A. CHBr2 - CHBr2 B. CHBr = CHBr C. CH3 - CHBr2 D. CH2Br - CHBr2.


Câu 23. Khi cho etin phản ứng với Br2 trong CCl4 ở 20 C sản phẩm tạo ra là:
0

A. CHBr2 - CHBr2 B. CHBr = CHBr C. CH3 - CHBr2 D. CH2Br - CHBr2.


Câu 24. Cho propin qua nước có HgSO4 ở 80 C tạo ra:
0

A. CH3-C(OH)=CH2 B. CH3-C(=O)-CH3
C. CH3-CH2-CHO D. Đáp án khác
Câu 25. Cho hỗn hợp but-1-in và hiđro dư qua xúc tác Pd/PbCO3 đun nóng, sản phẩm tạo ra là:
A. Butan B. But-1-en C. But-2-en D. Isobutilen
Câu 26. Khi cho axetilen vào AgNO3 trong NH3 dư, hiện tượng quan sát được là:
A. Có kết tủa xanh B. Có kết tủa nâu đen
C. Có kết tủa vàng rồi tan D. Có kết tủa vàng
Câu 27. Chất nào sau đây không điều chế trực tiếp được axetilen:
A. Ag2C2 B. CH4 C. Al4C3 D. CaC2
Câu 28. Khi cho buta-1,2-đien tác dụng Br2 (dung dịch) thì thu được bao nhiêu dẫn xuất đibrom:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 29. Khi cho m-xilen tác dụng với clo trong điều kiện bột sắt xúc tác, đun nóng thì thu được bao
nhiêu dẫn xuất monoclo:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 30. Chỉ dùng hóa chất nào dưới đây có thể phân biệt được 3 lọ mất nhãn chứa benzen, toluen,
stiren:
A. Nước brom. B. Na. C. NaOH. D. dung dịch KMnO4.
Câu 31. Từ metan và các chất vô cơ có đủ, hãy cho biết số phản ứng tối thiểu phải thực hiện để điều
chế được toluen:
A. 3 B. 6 C. 4 D. 5
Câu 32. Cho m-etyltoluen tác dụng với clo trong điều kiện chiếu sáng thu được bao nhiêu dẫn xuất
monoclo:
A. 4 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 33. Dãy các chất nào sau đây có thể sử dụng để điều chế trực tiếp benzen:
A. axetilen, xiclohexan B. etilen, propin
C. etilen, axetilen D. xiclohexan, metan
Câu 34. (ĐHKA - 2007). Hidrat hóa 2 anken thu được 2 ancol. Hai anken đó là:
A. propen và but-2-en B. eten và but-1-en
C. 2-metylpropen và but-1-en D. eten và but-2-en
Câu 35. (CĐ - 2013). Chất nào dưới đây khi phản ứng với HCl thu được sản phẩm chính là 2-
clobutan:
A. But-1-en. B. Buta-1,3-đien. C. But-2-in. D. But-1-in.
Câu 36. (CĐ - 2014). Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường:
A. Benzen B. Metan C. Toluen D. Axetilen
B. BÀI TOÁN VỀ PHẢN ỨNG ĐỐT CHÁY
Dạng 1. Đốt cháy 1 hiđrocacbon
Câu 1. Đốt cháy hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon mạch hở thu được 2,24 lit CO 2 và 2,7 gam H2O. Thể
tích O2 (đktc) đã dùng để đốt cháy hỗn hợp X là:
A. 4,48 lit B. 5,6 lit C. 3,92 lit D. 2,8 lit
Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam hiđrocacbon A. Sản phẩm cháy hấp thụ hết vào nước vôi trong
được 20g kết tủa và dung dịch X. Đun nóng dung dịch X lại có 6 gam kết tủa nữa. A có công thức
phân tử là:
A. CH4. B. C2H6. C. C3H4. D. C7H12.
Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol ankan X sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết trong 300
ml dung dịch NaOH 2M thu được 16,8 gam NaHCO3. Xác định công thức của ankan X:
A. C4H10 B. C3H8 C. C2H6 D. C5H12
Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn a gam hiđrocacbon X cần 2,912 lit O2 (đktc) thu được 3,52g CO2. Giá trị
của a và công thức của X là:
A. 2,32g; C3H6 B. 1,16g; C4H10 C. 0,58g; C4H10 D. 3,48g; C3H8
Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 0,56 lit butan (đktc) cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 750ml dung dịch
dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 9,85g B. 12,4g C. 19,7g D. 23,3g
Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn anken X bằng O2 thu được CO2 và hơi nước. Tổng thế tích của CO2 và hơi
nước đúng bằng thể tích khí X và O2 đã cháy. Tìm công thức của X:
A. C2H4 B. C3H6 C. C4H8 D. CH4
Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn 0,1mol anken X thì thu được CO 2 lớn hơn khối lượng của nước là 7,8g. X
là:
A. C2H4 B. C3H6 C. C4H8 D. C5H10
Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) C2H4. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch
Ca(OH)2 (có chứa 11,1 gam Ca(OH)2). Hỏi sau khi hấp thụ khối lượng dung dịch tăng hay giảm bao
nhiêu gam:
A. Tăng 2,4 gam. B. Tăng 12,4 gam. C. giảm 8,1 gam. D. Giảm 10 gam.
Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn m gam ankin X thu được m gam nước. Hãy lựa chọn công thức phân tử
đúng của X:
A. C2H2 B. C3H4 C. C4H6 D. C5H8
Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn 2,12g aren A sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng nước vôi
trong dư thấy khối lượng bình tăng thêm 8,84g và trong bình có m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 1,62 gam B. 1,8 gam C. 1,98 gam D. 16 gam
Câu 11. (ĐHKA - 2007). Hỗn hợp hiđrocacbon X và O2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:10. Đốt cháy hoàn
toàn hỗn hợp trên thì thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua H 2SO4 đặc thu được hỗn hợp khí Z có tỉ
khối so với H2 là 19. X là:
A. C3H4 B. C3H8 C. C3H6 D. C4H8
Câu 12. (ĐHKA - 2010). Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X rồi hấp thụ sản phẩm cháy
vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 29,55g kết tủa và khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 19,35g
so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức của X là:
A. C3H4 B. C2H6 C. C3H6 D. C3H8
Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hiđrocacbon thu được số mol CO 2 nhỏ hơn số mol H2O. Hỗn
hợp đó gồm:
A. 2 ankan B. 2 anken
C. Chứa ít nhất một anken D. Chứa ít nhất một ankan
Câu 14. Hỗn hợp khí A gồm etan và propan. Đốt cháy hỗn hợp A thu được khí CO 2 và hơi H2O theo tỉ
lệ thể tích 11:15. thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp là:
A. 18,52%; 81,48%. B. 45%; 55%. C. 28,13%; 71,87%. D. 25%; 75%.
Câu 15. Khi đốt cháy hoàn toàn V lit hỗn hợp khí gồm CH 4, C2H6 và C3H8 (đktc) thu được 44g CO2 và
28,8g H2O. Giá trị của V là:
A. 8,96 B. 11,20 C. 13,44 D. 15,68
Câu 16. Khi đốt cháy hoàn toàn 7,84 lit hỗn hợp khí gồm CH 4, C2H6 và C3H8 (đktc) thu được 16,8 lit
CO2 (đktc) và x gam H2O. Giá trị của x là:
A. 6,3 B. 13,5 C. 18,0 D. 19,8
Câu 17. Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ankan là đồng đẳng liên tiếp thu được 7,84 lit khí CO 2
(đktc) và 9g H2O. Công thức phân tử của 2 ankan là:
A. CH4 và C2H6 B. C2H6 và C3H8 C. C3H8 và C4H10 D. C4H10 và C5H12
Câu 18. Đốt cháy hoàn toàn 0,1mol hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được CO 2
và H2O có khối lượng hơn kém nhau 6,76g. Công thức của 2 anken là:
A. C2H4 và C3H6 B. C3H6 và C4H8 C. C4H8 và C5H10 D. đáp án khác
Câu 19. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm CH 4 và C2H4 thu được 8,96 lít CO2(ở đktc) và 10,8 gam
nước. Phần trăm về thể tích của C2H4 trong hỗn hợp là:
A. 33,33% B. 25% C. 75% D. 66,67%.
Câu 20. Đốt cháy hỗn hợp 3 anken thu được 4,4g CO 2. Nếu cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng
nước vôi trong thì khối lượng bình tăng thêm là:
A. 4,8g B. 5,2g C. 6,2g D. 2,6g
Câu 21. X là hỗn hợp 2 hiđrocacbon mạch hở, cùng dãy đồng đẳng. Để đốt cháy hết 2,8 gam X cần
6,72 lít O2 (đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư được m gam kết tủa. Giá trị m

A. 30 gam. B. 20 gam. C. 25 gam. D. 15 gam.
Câu 22. Một hỗn hợp X gồm axetilen và vinyl axetilen. Tính số mol O2 cần dùng để đốt cháy hoàn
toàn 13 gam hỗn hợp trên thu được sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O:
A. 1,0 mol B. 0,75 mol C. 0,50 mol D. 1,25 mol
Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ankin có tỷ lệ mol 1 : 1 thì thu được 15,68 lít CO 2
(đktc) và 9,0 gam H2O. Vậy công thức phân tử của 2 ankin là:
A. C4H6 và C5H8 B. C2H2 và C3H4 C. C3H4 và C5H8 D. C3H4 và C4H6
Câu 24. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ankin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng sau đó hấp thụ
hết sản phẩm cháy bằng vôi trong dư thấy có 44 gam kết tủa và khối lượng dung dịch vôi trong giảm
19,6 gam. Vậy công thức của 2 ankin là:
A. C3H4 và C4H6 B. C2H2 và C3H4 C. C3H4 và C5H8 D. C4H6 và C5H8
Câu 25. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankađien là đồng phân của nhau. Đốt cháy hoàn toàn
0,2 mol hỗn hợp X cần 1,1 mol O2. Hãy cho biết số lượng dẫn xuất đibrom tạo thành khi cho hỗn hợp
X tác dụng với dung dịch Br2:
A. 7 B. 6 C. 5 D. 4
Câu 26. Hỗn hợp X gồm một anken và một ankađien. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X thì thu
được 0,5 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Vậy công thức của anken và ankađien là:
A. C3H6 và C4H6 B. C2H4 và C4H6 C. C2H4 và C3H4 D. C2H4 và C5H8
Câu 27. Hỗn hợp X gồm 2 aren hơn kém nhau một nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn
toàn 0,1 mol hỗn hợp đó thì thu được 0,675 mol CO 2. Hãy cho biết % số mol của aren có phân tử khối
nhỏ hơn.
A. 75% B. 50% C. 25% D. 67%
Câu 28. Đốt cháy hoàn toàn 9,8 gam hỗn hợp toluen và stiren cần V lít O2 (đktc) thu được 16,8 lít CO2
(đktc). Xác định giá trị của V:
A. 26,88 lít B. 25,20 lít C. 23,52 lít D. 25,76 lít
Câu 29. Đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam hỗn hợp lỏng gồm etylbenzen, toluen và benzen cần V lít O 2
(đktc) thu được 15,68 lít CO2 (đktc). Tính V:
A. 20,16 lít B. 22,40 lít C. 16,80 lít D. 17,92 lít
Câu 30. (ĐHKA - 2008). Hỗn hợp khí X gồm propan, propen và propin có tỉ khối so với H 2 là 21,2.
Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1mol X thì tổng khối lượng CO2 và H2O thu được là:
A. 20,40g B. 18,96g C. 16,80g D. 18,60g
Câu 31. (ĐHKB - 2008). Đốt cháy hoàn toàn 1 lit hỗn hợp khí A gồm C 2H2 và hiđrocacbon X sinh ra
2 lit khí CO2 và 2 lit hơi H2O. Các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện. X là:
A. CH4 B. C2H6 C. C3H8 D. C2H4
Câu 32. (ĐHKB - 2014). Đốt cháy hoàn toàn 0,2mol hỗn hợp X gồm 1 ankan và 1 anken thu được
0,35mol CO2 và 0,4mol H2O. Phần trăm số mol của anken trong X là:
A. 50% B. 25% C. 40% D.
75%
C. BÀI TOÁN VỀ PHẢN ỨNG THẾ
Câu 1. Ankan X (trong đó cacbon chiếm 83,72% về khối lượng) tác dụng với clo trong điều kiện chiếu
sáng thu được 2 dẫn xuất monoclo. Hãy cho biết X là chất nào sau đây:
A. isobutan B. 2,3-đimetylbutan C. neo-hexan D. neo-pentan
Câu 2. Cho ankan X tác dụng với Cl2 trong điều kiện thích hợp thu được một trong các sản phẩm là
dẫn xuất Y (chứa C, H, Cl). Tỷ khối của Y đối với H2 là 63,5. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức
cấu tạo:
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 3. Cho metan tác dụng với clo (as) thu được khí HCl và 10,225 gam hỗn hợp dẫn xuất clo. Hấp
thụ khí HCl sau đó trung hòa bằng dung dịch NaOH 1M cần 250 ml dung dịch. Hãy xác định khối
lượng metan ban đầu.
A. 4,0 gam B. 1,6 gam C. 3,2 gam D. 2,4 gam
Câu 4. Cho 6g etan phản ứng hết với clo thu được 12,9g dẫn xuất clo B. Công thức phân tử của B là:
A. C2H3Cl3 B. C2H4Cl2 C. C2H2Cl4 D. C2H5Cl
Câu 5. Cho ankan X tác dụng với clo thu được hỗn hợp các dẫn xuất mono và điclo có tỷ lệ mol là 2 :
1 có khối lượng là 13,5 gam. Khí HCl bay ra được trung hoà bởi 100 ml dung dịch NaOH 2,0M. Vậy
công thức của X là:
A. C3H8 B. C2H6 C. C4H10 D. CH4
Câu 6. Khi cho Br2 tác dụng với 1 hiđrocacbon thu được 1 dẫn xuất brom duy nhất có tỉ khối hơi so
với không khí bằng 5,207. Công thức phân tử hiđrocacbon là:
A. C5H12 B. C5H10 C. C4H8 D. C4H10
Câu 7. Khi clo hóa metan thu được một sản phẩm thế chứa 89,12% clo về khối lượng. Công thức của
sản phẩm là:
A. CH3Cl B. CH2Cl2 C. CHCl3 D. CCl4
Câu 8. Cho 100,0 ml benzen (D = 0,879 gam/ml, 20 0C) vào V ml brom lỏng (D = 3,1 gam/ml, 20 0C)
và bột sắt xúc tác để điều chế brombenzen. Tính V tối thiểu cần lấy:
A. 74,5 ml B. 52,8 ml C. 58,2 ml D. 68,2 ml
Câu 9. Cho 39 gam benzen vào hỗn hợp gồm 100 gam H 2SO4 98% và 100 gam HNO3 63%. Tính khối
lượng nitrobenzen thu được nếu hiệu suất của phản ứng đạt 80%:
A. 123 gam B. 98,4 gam C. 61,5 gam D. 49,2 gam
Câu 10. Cho hiđrocacbon X là chất khí ở nhiệt độ thường tác dụng với Ag2O/NH3 thu được kết tủa Y
có MY > MX là 214 đvC. Trong phân tử X, hiđro chiếm 4% về khối lượng. Lựa chọn CTCT đúng của
X.
A. CHCH B. CHC-CH3 C. CHC-CH=CH2 D. HCC-CCH
Câu 11. Hidro hóa hiđrocacbon X mạch hở thu được butan. Cho 0,1mol X tác dụng với AgNO 3 trong
NH3 thu được 15,9g kết tủa. X là:
A. axetilen B. vinylaxetilen C. propin D. but-1-in
Câu 12. Hỗn hợp X gồm 2 ankin đều có số nguyên tử cacbon lớn hơn 2. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol
hỗn hợp X thu được 0,17 mol CO 2. Cho 0,05 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 0,015 mol Ag 2O
trong NH3. Vậy hỗn hợp X gồm:
A. CH3CCH và CH3CCCH3 B. CH3CCH và CH3CH2CCH
C. CH3CCH và CH3CCCH2CH3 D. HCCH và CH3CCH
Câu 13. Chất hữu cơ X có công thức phân tử C6H6 mạch thẳng. Biết 1 mol X tác dụng với AgNO3 dư
trong NH3 tạo ra 292g kết tủa. Công thức cấu tạo của X có thể là:
A. CH≡C-C≡C-CH2-CH3. C. CH≡C-CH2-CH=C=CH2.
B. CH≡C-CH2-C≡C-CH3. D. CH≡C-CH2-CH2-C≡CH.
Câu 14. X là ankin có % C (theo khối lượng) là 87,8%. X tạo được kết tủa vàng với dung dịch
AgNO3/NH3. Có bao nhiêu công thức cấu tạo của X thỏa tính chất trên:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 15. Dẫn m gam hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 qua ống đựng Ni nung nóng được khí Y. Dẫn Y vào
dung dịch AgNO3/NH3 dư được 12 gam kết tủa, khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam
brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hết Z được 4,4 gam CO2 và 4,5 gam nước. Giá trị của m là:
A. 5,6 gam. B. 5,4gam. C. 5,8 gam. D. 6,2 gam.
Câu 16. Hỗn hợp X gồm 2 ankin có tỷ lệ mol là 1:1. Cho 8,0 gam hỗn hợp X qua dung dịch AgNO 3 dư
trong NH3 thì thu được 40,1 gam kết tủa. Vậy công thức của 2 ankin là:
A. C3H4 và C4H6 B. C2H2 và C3H4 C. C3H4 và C5H8 D. C2H2 và C4H6
Câu 17. Hỗn hợp X gồm 0,6 mol H 2, 0,15 mol propin, 0,1 mol etin. Nung hỗn hợp X (xt Ni) một thời
gian thu được hỗn hợp Y có tỷ khối so với hiđro bằng a. Cho Y tác dụng với AgNO 3/NH3 dư thu được
kết tủa và 11,2 lít hỗn hợp Z ở đktc. Sục Z qua dung dịch Br 2 dư thì có 8 gam Br2 tham gia phản ứng. a
gần nhất với giá trị nào sau đây:
A. 17,4 B. 16,3 C. 8,2 D. 15,2
Câu 18. (ĐHKB - 2009). Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,6g X tác dụng hết với dung
dịch brom dư thì khối lượng brom đã phản ứng là 48g. Mặt khác nếu cho 13,44lit (đktc) X tác dụng
với lượng dư AgNO3 trong NH3 thu được 36g kết tủa. Phần trăm thể tích của CH4 có trong X là:
A. 20% B. 50% C. 25% D.
40%
D. BÀI TOÁN VỀ PHẢN ỨNG CỘNG
Dạng 1. Phản ứng cộng H2
Câu 1. Trong 1 bình kín dung tích 2,24 lit chứa một ít bột Ni làm xúc tác và hỗn hợp khí H 2, C2H4 và
C3H6 (ở đktc). Tỷ lệ số mol C2H4 và C3H6 là 1: 1. Đốt nóng bình một thời gian sau đó làm lạnh bình tới
00C và áp suất trong bình lúc đó là P. Tỷ khối so với H 2 của hỗn hợp khí trong bình trước và sau khi
nung là 7,56 và 8,40. Hãy lựa chọn áp suất P:
A. P = 1,0 atm B. P = 0,9 atm C. P = 0,8 atm D. P = 0,7 atm
Câu 2. Trộn 0,1 mol etilen với 0,1 mol H2 thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X qua Ni nung nóng thu
được hỗn hợp Y. Tỉ khối của hỗn hợp X so với hỗn hợp Y là 0,6. Xác định hiệu suất của phản ứng
hiđro hoá.
A. 60% B. 70% C. 80% D. 90%
Câu 3. Cho hỗn hợp X gồm anken và hiđro có tỉ khối so với heli bằng 3,33. Cho X đi qua bột niken
nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với heli là 4. CTPT
của X là
A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10.
Câu 4. Hỗn hợp X gồm etilen và H2 có tỉ khối so với H2 là 4,25. Dẫn X qua bột Ni nung nóng được
hỗn hợp Y (hiệu suất 75%). Tỉ khối của Y so với H2 là:
A. 5,23. B. 5,5. C. 5,8. D. 6,2.
Câu 5. Hiđro hoá hoàn toàn anken X thu được ankan Y. Trong phân tử Y, % khối lượng cacbon gấp 5
lần % khối lượng của hiđro. Hãy cho biết có bao nhiêu anken thoả mãn:
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 6. Trộn 0,1 mol axetilen với 0,2 mol H2 thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X qua Ni nung nóng
thu được 4,032 lít hỗn hợp Y(đktc). Hãy cho biết % H2 đã tham gia phản ứng:
A. 80% B. 70% C. 60% D.
50%
Câu 7. Hiđro hóa hoàn toàn ankađien X thu được isopentan. Đem đốt cháy hoàn toàn 6,8 gam X sau
đó cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết trong bình đựng 2,0 lít dung dịch Ca(OH) 2 0,2M thì thu
được m gam kết tủa. Vậy giá trị của m tương ứng là:
A. 30 gam B. 40 gam C. 20 gam D. 35 gam
Câu 8. Cho 5,04 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm C2H2 và H2 qua xúc tác Ni đun nóng, sau phản ứng thu
được hỗn hợp khí Y chỉ gồm 3 hiđrocacbon có tỉ khối so với H 2 bằng 14,25. Cho hỗn hợp khí B phản
ứng hoàn toàn với dung dịch Br2 (dư). Số mol Br2 đã phản ứng là:
A. 0,075 mol. B. 0,025 mol. C. 0,050 mol. D. 0,750 mol.
Câu 9. (CĐ - 2009). Hỗn hợp khí X gồm C2H4 và H2 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni đun
nóng được hỗn hợp Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hidro hóa là:
A. 50% B. 40% C. 20% D. 25%
Câu 10. (ĐHKA - 2012). Hỗn hợp X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với H2 là 7,5. Dẫn X qua Ni đun
nóng thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 12,5. Hiệu suất của phản ứng hidro hóa là:
A. 70% B. 60% C. 50% D. 80%
Câu 11. Trộn 1 mol anken X với 1,6 mol H 2 rồi dẫn hỗn hợp qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y.
Sau phản ứng dẫn hỗn hợp vào brom dư thấy có 0,2 mol Br2 đã phản ứng. Hãy cho biết hiệu suất của
phản ứng hiđro hoá:
A. 20% B. 50% C. 80% D. đáp án khác
Câu 12. Cho 2,24 lít (quy về đktc) hỗn hợp gồm 2 anken kế tiếp lội vào bình đựng 100 gam dung dịch
Br2 10%. Sau phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng dung dịch brom tăng 2,94 gam. Vậy công thức của
2 anken là:
A. C3H6 và C4H8 B. C5H10 và C6H12 C. C2H4 và C3H6 D. C4H8 và C5H10
Câu 13. Cho anken X tác dụng với brom thu được sản phẩm trong đó brom chiếm 74,074%. CTPT của
X là:
A. C3H6 B. C2H4 C. C4H8 D. C5H10
Câu 14. Cho 1,12gam một anken tác dụng vừa đủ với dung dịch Br 2 ta thu được 4,32 gam sản phẩm
cộng. Vậy CTPT của anken có thể là:
A. C2H4 B. C3H6 C. C4H8 D. C5H10
Câu 15. Dẫn 5,6 lít hỗn hợp X gồm etan và etilen qua bình đựng nước brôm dư thì thấy 1,12 lít khí
thoát ra. Phần trăm thể tích khí etilen trong hỗn hợp X là:
A. 80% B. 37,5% C. 75% D. 60%.
Câu 16. Hỗn hợp X gồm ankin và H2 có tỷ lệ mol 1: 1. Cho 8,96 lít hỗn hợp X qua Ni nung nóng thu
được 6,72 lít hỗn hợp Y. Cho Y vào dung dịch Br2 dư. Xác định số mol Br2 đã phản ứng:
A. 0,4 mol B. 0,3 mol C. 0,2 mol D. 0,1 mol
Câu 17. Hỗn hợp X gồm ankin và anken. Cho 2,24 lít hỗn hợp X vào dung dịch Br 2 dư thấy có 20,0
gam brom đã phản ứng và khối lượng dung dịch brom tăng 3,1 gam. Vậy công thức của ankin và
anken là:
A. C3H4 và C2H4 B. C2H2 và C4H8 C. C2H2 và C3H6 D. C4H6 và C2H4
Câu 18. Hiđro hóa hoàn toàn 20 gam hỗn hợp X gồm 3 ankađien thu được 20,8 gam hỗn hợp ankan.
Hãy cho biết 20 gam hỗn hợp X làm mất màu vừa hết bao nhiêu gam dung dịch Br2 32%:
A. 150 gam B. 200 gam C. 100 gam D. 250 gam
Câu 19. Cho ankađien X vào 200,0 gam dung dịch Br2 nồng độ 16% thấy dung dịch mất màu và đồng
thời khối lượng dung dịch tăng 5,0 gam. Vậy công thức của ankađien X là:
A. C5H8 B. C6H10 C. C4H6 D. C3H4
Câu 20. (ĐHKA - 2007). Cho 4,48 lit hỗn hợp X (đktc) gồm 2 hiđrocacbon lội từ từ qua bình chứa 1,4
lit brom 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy số mol brom giảm đi một nửa và khối lượng
bình tăng thêm 6,7g. 2 hiđrocacbon là:
A. C2H2 và C3H8 B. C3H4 và C4H8 C. C2H2 và C4H6 D. C2H2 và C4H8
Câu 21. (CĐ - 2009). Hỗn hợp khí X gồm 0,3mol H2 và 0,1mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian
với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ
qua dung dịch brom dư thì khối lượng brom tham gia phản ứng là:
A. 3,2 B. 16,0 C. 8,0 D. 32,0
Câu 22. (CĐ - 2013). Cho 27,2 gam ankin X tác dụng với 15,68 lít khí H2 (đktc) có xúc tác thích hợp,
thu được hỗn hợp Y (không chứa H2). Biết Y phản ứng tối đa với dung dịch chứa 16 gam Br 2. Công
thức phân tử của X là
A. C4H6. B. C3H4. C. C2H2. D. C5H8.
+¿
Câu 23. Người ta điều chế polistiren theo sơ đồ sau: benzen C 2 H 4 , H ¿ etylbenzen −H 2 stiren 
→ →

polistiren. Tính khối lượng benzen cần lấy để có thể điều chế được 104 gam polistiren. Biết hiệu suất
chung của quá trình điều chế đạt 60%:
A. 130 gam B. 120 gam C. 140 gam D. 150 gam
E. BÀI TOÁN VỀ PHẢN ỨNG CRACKINH
Câu 1. Crăcking hoàn toàn 1 lít ankan X người ta thu được 4 lít hỗn hợp sản phẩm Y. Tỷ khối của Y
đối với H2 là 12,5. Vậy công thức phân tử của X là:
A. C6H14 B. C7H16 C. C8H18 D. C5H12
Câu 2. Crăcking hoàn toàn ankan X người ta thu được hỗn hợp Y gồm: 25% CH4; 75% C2H4 theo thể
tích. Vậy công thức của ankan X là:
A. C7H16 B. C8H18 C. C5H12 D. C6H14
Câu 3. Đề hiđro hóa 1 lít ankan X người ta thu được 2,5 lít hỗn hợp khí Y. Tỷ khối của hỗn hợp khí Y
đối với H2 là 8,8. Vậy công thức của X là:
A. C5H12 B. C2H6 C. C3H8 D. C4H10
Câu 4. Khi crăcking nhiệt đối với hexan, người ta thu được hỗn hợp gồm CH 4 15%; C2H4 50%; C3H6
25%, còn lại là C2H6, C3H8, C4H10 (theo thể tích). Hãy cho biết từ 1 mol hexan, người ta thu được bao
nhiêu mol etilen:
A. 2,0 mol B. 1,0 mol C. 0,5 mol D. 4,0 mol
Câu 5. Tách hiđro từ ankan thu được hỗn hợp X gồm anken, H 2 và ankan dư có tỉ khối so với H 2 bằng
12,75. Đốt cháy hỗn hợp X thu được 2,64g CO 2 và 1,44g H2O. Công thức của ankan và hiệu suất phản
ứng tách H2 là:
A. C3H8, 60% B. C2H6, 72,5% C. C4H10, 40,5% D. C3H8, 72,5%
Câu 6. Craking 40 lít n-butan thu được 56 lít hỗn hợp A gồm H 2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một
phần n-butan chưa bị craking (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Giả sử chỉ có
các phản ứng tạo ra các sản phẩm trên. Hiệu suất phản ứng tạo hỗn hợp A là:
A. 40%. B. 20%. C. 80%. D. 20%.
Câu 7. Craking 8,8 gam propan thu được hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C3H6 và một phần propan
chưa bị craking. Biết hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng phân tử trung bình của A là:
A. 39,6. B. 23,16. C. 2,315. D. 3,96.
Câu 8. (ĐHKB - 2011). Cho butan qua xúc tác ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp X gồm C4H10, C4H8,
C4H6 và H2. Tỉ khối của X so với butan là 0,4. Nếu cho 0,6mol X vào Brom dư thì số mol Brom tối đa
phản ứng là:
A. 0,24mol B. 0,36mol C. 0,60mol D. 0,48mol
Câu 9. (ĐHKA - 2008). Khi crăcking hoàn toàn một thể tích ankan X thu được 3 thể tích hỗn hợp Y
(các V đo ở cùng điều kiện t0, áp suất). Tỉ khối của Y so với H2 là 12. X là:
A. C5H12 B. C3H8 C. C4H10 D. C6H14
Câu 10. (CĐ - 2012). Nung một lượng butan trong bình kín (có xúc tác thích hợp) thu được hỗn hợp
khí X gồm ankan và anken. Tỉ khối của X so với khí hiđro là 21,75. Phần trăm thể tích của butan trong
X là:
A. 33,33% B. 50,00% C. 66,67% D. 25,00

You might also like