You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ

MÔN: TRIẾT HỌC

ĐỀ BÀI - VẤN ĐỀ 2:

ANH (CHỊ) HÃY PHÂN TÍCH TRÊN CƠ SỞ TRIẾT HỌC ĐỂ LÀM RÕ


VÌ SAO TRONG NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN CẦN VẬN DỤNG
QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀ QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ CỤ THỂ. LIÊN
HỆ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC?

GIẢNG VIÊN: TS. GVC. NGUYỄN THỊ THANH HÀ

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 3

1/ MAI THỊ XUÂN – MSHV: C22609299

2/ LÊ THỊ MỸ QUÍ - MSHV: C22609291

3/ LÊ THỊ NGỌC MAI - MSHV: C22609280

4/ HỒ PHÚC NGUYÊN - MSHV: C22609283

5/ PHẠM THỊ HỒNG ĐÀO - MSHV: C22609272

6/ LÊ NGUYỄN THẢO VY - MSHV: C22609297

7/ HỒ THỊ THU HIỀN - MSHV: C22610306

8/ HÀ THỊ PHƯƠNG THẢO - MSHV: C22610314

9/ TRẦN THỊ KIỀU OANH - MSHV: C22609289

10/ NGUYỄN THỊ THANH HẠNH - MSHV: C22609277

Tp. HCM, Tháng 4/2023


BÀI LÀM:

Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn
diện, quan điểm lịch sử - cụ thể, góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận
thức và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân chúng ta.
Song để thực hiện được chúng, mỗi chúng ta cần nắm chắc cơ sở lý luận của
chúng – nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, biết vận dụng chúng một cách sáng
tạo trong hoạt động của mình góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh,
xã hội ngày càng tốt đẹp.
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

a. Nội dung của nguyên lý

Khi giải thích về sự tồn tại của thế giới, những câu hỏi được đặt ra: Các
sự vật hiện tượng và quá trình khác nhau của thế giới có mối liên hệ qua lại, tác
động ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau?

Có 2 quan điểm trả lời cho câu hỏi trên: Quan điểm siêu hình và quan
điểm biện chứng.

Những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật hiện tượng tồn
tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia, giữa chúng không có
mối liên hệ ràng buộc, quy định và chuyển hoá lẫn nhau. Nếu có chỉ là những
liên hệ có tính ngẫu nhiên, bề ngoài.

+ Hạn chế của quan điểm siêu hình là sai lầm về thế giới quan triết học,
dựng lên ranh giới giả tạo giữa các sự vật hiện tượng. Hạn chế này có nguồn gốc
bởi phương pháp tư duy siêu hình, nghiên cứu tách rời các lĩnh vực, bộ phận
riêng rẽ của thế giới gắn với trình độ tư duy khoa học còn ở giai đoạn sưu tập tài
liệu. Phương pháp đó không có khả năng phát hiện ra được cái chung, cái bản
chất, quy luật của sự tồn tại vận động và phát triển của các sự vật hiện tượng
trong thế giới.

Đối lập với quan điểm siêu hình, những người theo quan điểm biện chứng
lại cho rằng các sự vật hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập,
vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau. Thật vậy, lịch sử loài
người và những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã chứng minh phép biện chứng duy
vật là phép biện chứng đúng đắn nhất được xây dựng trên nền tảng thế giới quan
duy vật khoa học, nó không chỉ giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận
thức và cải tạo thế giới. Theo đó, thế giới như một chỉnh thể thống nhất trong đó
các sự vật hiện tượng tồn tại trong những mối liên hệ phổ biến.

* Khái niệm mối liên hệ phổ biến

Liên hệ: Chỉ quan hệ giữa các sự vật hiện tượng (“SVHT”) mà nếu sự
thay đổi của SVHT này sẽ làm cho SVHT kia thay đổi.
Mối liên hệ: Chỉ sự ràng buộc, quy định, chuyển hóa lẫn nhau giữa các
yếu tố, bộ phận bên trong một SVHT hoặc giữa các SVHT với nhau.
Mối liên hệ phổ biến: dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật,
hiện tượng của thế giới.

*Nội dung cơ bản của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện
chứng duy vật thể hiện ở luận điểm cơ bản sau:

Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới hay giữa các mặt, các bộ phận, yếu
tố trong cùng một sự vật hiện tượng luôn tồn tại trong sự quy định, tác động qua
lại, chuyển hoá lẫn nhau. Bản chất, tính quy luật của sự vật hiện tượng chỉ bộc lộ
thông qua sự tác động qua lại lẫn nhau của chúng.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ có 3 tính
chất cơ bản: Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.

Mối liên hệ của các sự vật hiện tượng là khách quan, vốn có vì nó bắt
nguồn từ tính thống nhất vật chất của thế giới, biểu hiện trong tất cả các quá
trình tự nhiên, xã hội, tư duy. Sự vật, hiện tượng trong thế giới thực tại khách
quan độc lập, không phụ thuộc vào yếu tố con người. Sự vật hiện tượng nào
cũng là thể thống nhất của các mặt đối lập và sự vật hiện tượng nào cũng tồn tại
trong mối liên hệ với các sự vật hiện tượng khác.

Mối liên hệ của các sự vật hiện tượng không chỉ mang tính khách quan
mà còn mang tính phổ biến. Tính phổ biến của mối liên hệ thể hiện:

+ Bất cứ sự vật hiện tượng nào trong tự nhiên, xã hội, tư duy đều tồn tại
trong mối liên hệ với các sự vật hiện tượng khác. Không có sự vật hiện tượng
nào tồn tại tuyệt đối độc lập, tách rời các sự vật hiện tượng khác, hay nằm ngoài
những mối liên hệ. Các mối liên hệ biểu hiện dưới các hình thức riêng biệt, đa
dạng, phong phú tuỳ theo điều kiện nhất định. Song dù dưới hình thức nào thì
chúng cũng chỉ là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến.

+ Mối liên hệ của các sự vật hiện tượng trong thế giới là đa dạng và
nhiều vẻ. Điều này thể hiện ở chỗ mối liên hệ của mỗi sự vật hiện tượng trong
mỗi lĩnh vực khác nhau có đặc điểm, vị trí, vai trò khác nhau. Có thể phân chia
các mối liên hệ đa dạng đó thành từng loại tuỳ theo tính chất phức tạp hay đơn
giản, phạm vi rộng hay hẹp, trình độ nông hay sâu, vai trò trực tiếp hay gián
tiếp… mà có thể khái quát thành những mối liên hệ khác nhau.

b. Các mối liên hệ phổ biến của sự vật hiện tượng.

Các mối liên hệ phổ biến của sự vật hiện tượng trong thế giới được khái
quát trong các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng.

+ Mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng

+ Mối liên hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên

+ Mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả

+ Mối liên hệ giữa bản chất và hiện tượng

+ Mối liên hệ giữa nội dung và hình thức

+ Mối liên hệ giữa khả năng và hiện thực…

Như vậy, từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy
trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện. Từ
tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ cho thấy trong hoạt động nhận thức
và thực tiễn, khi thực hiện quan điểm toàn diện phải kết hợp với quan điểm
Lịch sử - cụ thể.

Vậy quan điểm toàn diện là gì?


Quan điểm lịch sử - cụ thể là gì?
Yêu cầu và ý nghĩa của 2 quan điểm này như thế nào? Trên cơ sở đó
vận dụng vào trong học tập, công tác cho hiệu quả.

2. Quan điểm toàn diện

a) Khái niệm

Là một quan điểm mang tính phương pháp luận khoa học trong nhận thức
thế giới. Khi nghiên cứu và xem xét sự vật phải quan tâm đến tất cả các yếu tố,
các mặt, bao gồm cả mặt trực tiếp và gián tiếp, trung gian có liên quan đến sự
vật. Quan điểm này xuất phát từ mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng
và các hình thái tri thức.
Quan điểm toàn diện mang tính đúng đắn trong các hoạt động hay là trong
đánh giá một đối tượng nhất định nào đó. Các nhà nghiên cứu sẽ chỉ ra tính hợp
lý cần thiết trong nhu cầu phản ánh chính xác và hiệu quả đối tượng. Từ đó đưa
ra các đánh giá mới mang tính khách quan và hiệu quả

b) Yêu cầu của quan điểm toàn diện

- Muốn nhận thức, xem xét, giải quyết đúng đắn một vấn đề, một sự vật,
hiện tượng phải xem xét nó trong sự liên hệ, tác động qua lại giữa sự vật đó với
các sự vật khác cũng như giữa các bộ phận, yếu tố, các thuộc tính khác nhau của
chính sự vật đó.

- Cần phải có cái nhìn bao quát, tổng thể, khắc phục quan điểm phiến diện
một chiều, tránh đánh giá công việc một cách qua loa, đại khái, bình quân, dàn
đều.

- Muốn cải tạo thực tiễn phải bằng chính hoạt động của mình, phải sử
dụng đồng bộ nhiều giải pháp, nhiều phương tiện khác nhau để tác động, là biến
đổi sự vật.

c) Ý nghĩa của quan điểm toàn diện

Quan điểm toàn diện góp phần khắc phục bệnh phiến diện: chỉ xem xét
một mặt, một khía cạnh của sự vật, hiện tượng rồi rút ra kết luận về bản chất của
SVHT đó.

Tránh chủ nghĩa chiết trung, tuy cũng chú ý tới nhiều mối liên hệ khác
nhau, nhưng lại kết hợp chúng một cách vô nguyên tắc vào làm một.

Tránh thuật ngụy biện tuy cũng thừa nhận sự tồn tại của các mối liên hệ
khác nhau của sự vật, nhưng lại đánh tráo một cách có chủ đích vị trí, vai trò của
các mối liên hệ.

Không phải ngẫu nhiên mà Đại hội XIII của Đảng khẳng định: Tiếp tục
phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ
các nhiệm vụ, trong đó phát triển nhanh KT-XH là trung tâm, xây dựng Đảng là
then chốt.

d) Vận dụng quan điểm toàn diện vào quá trình công tác

Ví dụ 1 – Vận dụng trong công tác


Với chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, ngành
kiểm sát yêu cầu phải nắm chắc các quy định của pháp luật. Trong khi đó pháp
luật luôn có sự vận động, thay đổi. Là một cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân thì
việc nghiên cứu, đánh giá tài liệu chứng cứ có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá
trình xem xét giải quyết một sự kiện pháp lý. Nhưng việc nghiên cứu, đánh giá
chứng cứ như thế nào để có thể đạt được kết quả thì không phải là chuyện dễ.
Việc áp dụng quan điểm toàn diện trong nghiên cứu, đánh giá chứng cứ là việc rất
cần thiết để ta có thể nắm bắt toàn diện những điều, những mặt vấn đề cần xem
xét góp phần đưa ra phương pháp phân tích thích hợp. Cụ thể là khi áp dụng quan
điểm toàn diện thì ta sẽ đặt sự kiện pháp lý vào các mối liên hệ khác nhau: cần
nghiên cứu cái gì, luận cứ của người khởi kiện, luận cứ của người bị kiện, căn cứ
pháp luật quy định… từ đó ta có thể rút ra mối quan hệ giữa những luận cứ ta
nghiên cứu được để tạo nên một hệ thống lập luận cần thiết cho quá trình giải
quyết sự việc.
Ví dụ như khi phát sinh một sự kiện pháp lý là tranh chấp quyền sử dụng
đất là phần ranh giữa hai thửa đất trước hết ta phải xác định mối quan hệ tranh
chấp, sau đó xem xét luận cứ các bên đưa ra chứng minh về quá trình quản lý, sử
dụng; tiếp đến là liên hệ với các tài liệu chứng cứ khác trong hồ sơ bao gồm lời
xác nhận của người dân sống lân cận, quá trình nộp thuế sử dụng đất, đối chiếu
với giấy tờ có giá trị pháp lý chứng minh về diện tích thực tế được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng của các bên,… sau cùng là đối chiếu với quy định của
pháp luật để xâu chuỗi các sự kiện lại và đưa ra quan điểm lập luận giải quyết có
căn cứ và phù hợp nhất.
Ví dụ 2 – Vận dụng trong cuộc sống

Có thể liên hệ đến trường hợp tìm kiếm một công việc phù hợp trong quá
trình tìm kiếm việc làm. Để đánh giá chính xác một công việc có phù hợp với bản
thân mình hay không cần xem xét toàn diện trên nhiều yếu tố khác nhau. Điều
này đòi hỏi cần phải xem xét tính chất của công việc đó là gì, phạm vi công việc,
mức lương như thế nào, chuyên môn công việc có đúng hay có liên quan đến
chuyên ngành của bản thân mình hay không, ... Bên cạnh đó, bản thân người đang
tìm kiếm công việc phải cân nhắc xem liệu bản thân có thích nghi và phát triển
được trong môi trường như vậy hay không, hay có hòa đồng với đồng nghiệp
được hay không,... Quá trình đánh giá một công việc phù hợp cần được dành thời
gian nghiên cứu phân tích toàn diện về nhiều mặt khác nhau của công việc đó, từ
đó sẽ đưa ra các đánh giá chính xác và khách quan về sự phù hợp của một công
việc đối với bản thân mình.

3. Quan điểm lịch sử - cụ thể


a) Khái niệm

Quan điểm lịch sử cụ thể là quan điểm mà khi nghiên cứu và xem xét hiện
tượng, sự vật hay sự việc chúng ta phải quan tâm đến tất cả các yếu tố từ khách
quan đến chủ quan có liên quan đến sự vật trong những tình huống cụ thể.

b) Yêu cầu của quan điểm lịch sử - cụ thể


Quan điểm lịch sử - cụ thể có 3 yêu cầu:
Thứ nhất: Khi phân tích xem xét sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong điều
kiện không gian và thời gian cụ thể của nó, phải phân tích xem những điều kiện
không gian, thời gian ấy có ảnh hưởng như thế nào đến tính chất, đặc điểm của
sự vật, hiện tượng.
Thứ hai: Khi nghiên cứu một lý luận, một luận điểm khoa học nào đó cần
phải phân tích nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh làm nảy sinh lý luận đó. Có như
vậy mới đánh giá đúng giá trị và hạn chế của lý luận đó. Việc tìm ra điểm mạnh
và điểm yếu có tác dụng trực tiếp đến quá trình vận dụng sau này.
Thứ ba: Khi vận dụng một lý luận nào đó vào thực tiễn phải tính đến điều
kiện cụ thể của nơi được vận dụng. Điều kiện này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết
quả của sự vận dụng đó.
c) Ý nghĩa của quan điểm lịch sử - cụ thể
- Nhận thấy các mối liên hệ, sự biến đổi của chúng theo thời gian, không
gian tồn tại khác nhau của mỗi mặt, mỗi thuộc tính, đặc trưng của sự vật, hiện
tượng;
- Đồng thời tránh khuynh hướng giáo điều, trừu tượng, không cụ thể. Mặt
khác, đề phòng khuynh hướng tuyệt đối hóa tính cụ thể, không thấy sự vật, hiện
tượng trong cả quá trình vận động, biến đổi.
d) Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể vào quá trình công tác

Là một cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân, để thực hiện tốt chức trách nhiệm
vụ của mình, bản thân phải tìm hiểu và biết rõ lịch sử, vị trí, vài trò của Ngành
trong hệ thống tư pháp Việt Nam, cũng như nhiệm vụ cụ thể của đơn vị để bản
thân đánh giá đúng nhiệm vụ, giá trị của mình từ đó có thể phát huy hết vai trò,
quyền năng mà mình được trao trong quá trình công tác.
Ngoài ra, việc vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể là một cơ sở quan trọng
trong việc đánh giá giải quyết sự kiện pháp lý. Ví dụ, theo quy định sự kiện pháp
lý phát sinh thời điểm nào thì phải áp dụng pháp luật tại thời điểm phát sinh để
giải quyết vấn đề, hơn nữa khi sự kiện pháp lý phát sinh ngoài đánh giá toàn diện
vấn đề thì phải đặt sự kiện vào đúng thời điểm lịch sử phát sinh để đánh giá đung
nhất bản chất của sự việc, như trường hợp tranh chấp đất đai buộc phải xem xét
đến lịch sử nguồn gốc đất, lịch sử quá trình sử dụng đất sau đó đối chiếu với các
tài liệu, chứng cứ khác để đưa ra nhận định, đánh giá khách quan và phù hợp
nhất.
Mặt khác, trong quá trình công tác sẽ trải qua nhiều giai đoạn với những
cột mốc thời gian và sự kiện gắn liền, vì vậy bản thân phải luôn nhìn nhận, đánh
giá và tự rút ra được bài học ở từng chặng đường lịch sử để bản thân ngày càng
hoàn thiện hơn. Ví dụ: Khi mới vào ngành với kinh nghiệm công tác chưa có phải
học hỏi và trau đồi nhiều quan điểm nhận thức của chúng ta ở thời điểm đó còn
cục bộ, chưa bao quát và sâu sắc; nhưng khi đã được bổ nhiệm và có chức danh
pháp lý bản thân có được những kiến thức và nhận định nhất định của bản thân.
Cứ như thế qua các giai đoạn nhận thức của bản thân sẽ dần thay đổi theo thực
tiễn công tác đó là thành quả tích lũy và đánh giá được qua quá trình lịch sử phát
triển của bản thân.
Như vậy, trên cơ sở Triết học đã phân tích làm rõ có thể kết luận
rằng việc vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể trong
việc nhận thức và thực tiễn quá trình công tác có ý nghĩa quan trọng và
thiết thực.

You might also like