You are on page 1of 64

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT


KHOA LUẬT
_____

BÀI BÁO CÁO NHÓM


MÔN LUẬT HIẾN PHÁP

ĐỀ TÀI: SO SÁNH QUY TRÌNH LẬP HIẾN GIỮA 05 BẢN


HIẾN PHÁP VIỆT NAM – SO SÁNH QUY TRÌNH LẬP HIẾN
GIỮA HIẾN PHÁP VIỆT NAM 2013 VÀ HIẾN PHÁP HOA KÌ
1878

Lớp: K21503 – Nhóm 1


Năm học: 2021 – 2022
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Lưu Đức Quang
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................2
NỘI DUNG.......................................................................................................4
CHƯƠNG 1 : SO SÁNH QUY TRÌNH LẬP HIẾN GIỮA CÁC BẢN HIẾN
PHÁP VIỆT NAM...........................................................................................3
1.1. Khái niệm..................................................................................................3
1.2. Quy trình lập hiến......................................................................................3
1.2.1. Quy trình soạn thảo Hiến pháp mới.................................................3
1.2.2. Quy trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hiện hành.............................5

CHƯƠNG 2 : SO SÁNH HIẾN PHÁP VIỆT NAM NĂM 1946 VÀ HIẾN


PHÁP HOA KÌ NĂM 1787..............................................................................6
2.1. Tổng quan...................................................................................................6
2.2. Phân biệt giữa lập hiến và sửa đổi Hiến pháp.............................................6
2.3. Quy trình sửa đổi Hiến pháp.......................................................................7

KẾT LUẬN........................................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................10

1
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
được ban hành và đánh dấu mốc son trong lịch sử lập pháp của Việt Nam. Sau Hiến
pháp 1946, đất nước ta đã có Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 và năm 2013
nhưng các giá trị cốt lõi trong Hiến pháp năm 1946 luôn là xương sống cho tất cả các
bản Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta sau này.

Hiến pháp được tinh chỉnh và thay đổi qua từng thời kì sao cho phù hợp với đáp ứng
tốt nhu cầu, điều kiện của đất nước ở giai đoạn đó. Quy trình sửa đổi một bản hiến
pháp hiện hành hay tạo ra một bản hiến pháp mới cần rất nhiều thời gian bàn bạc, sửa
đổi và phải được thông qua nhiều giai đoạn bỏ phiếu quyết định. Các chủ thể thông
qua, tính dân chủ qua từng bản hiến pháp của một nước hay so với bản hiến pháp của
một nước khác sẽ có sự khác nhau.

Vì lý do đó, bài báo cáo hôm nay của nhóm gửi đến mọi người nhằm phân tích cụ
thể những điểm thay đổi trong Hiến pháp Việt Nam qua các năm 1946; 1959; 1980;
1992; 2013. Và so sánh sự khác nhau giữa Hiến pháp Việt Nam năm 1946 với Hiến
pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 1868.

Kết cấu đề tài gồm:


- Phần mở đầu;
- Phần nội dung: 02 chương;
- Phần kết luận;
- Phần tài liệu tham khảo.

2
NỘI DUNG
Chương 1
SO SÁNH QUY TRÌNH LẬP HIẾN GIỮA CÁC BẢN HIẾN
PHÁP VIỆT NAM
___________________________________________________________________________

1.1. Khái niệm

- Hiến pháp là đạo luật cơ bản trong mỗi quốc gia, có hiệu lực pháp lý tối cao,
quy định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của: chế độ chính trị, chính
sách phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội; các quyền con người, quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân; tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước then
chốt ở trung ương và địa phương1.

1.2. Quy trình lập hiến

- Quy trình lập hiến có thể được hiểu theo hai góc độ như sau: một là, quy trình
soạn thảo Hiến pháp mới; hai là, quy trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hiện
hành2.

1.2.1. Quy trình soạn thảo Hiến pháp mới

- Chủ thể sáng quyền lập hiến:


+ Hiến pháp 1946: Nghị viện nhân dân; theo quy định của Hiến pháp 1946,
nước ta không có Quốc hội mà chỉ có Nghị viện nhân dân với nhiệm kỳ
ba năm. Sau khi thông qua Hiến pháp, Quốc hội sẽ tự giải tán để tổ chức
bầu Nghị viện nhân dân).
+ Hiến pháp 1959: Quốc hội; theo Điều 44 Hiến pháp 1959 quy định
"Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp của nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà".
+ Hiến pháp 1980: Quốc hội; theo Điều 82 Hiến pháp 1980 “Quốc hội là
cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp”, Điều 83 Hiến pháp
1980 quy định: “Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1-
Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.”

1
Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam - Trường Đại học Luật TP HCM - NXB Hồng Đức - Hội Luật
gia Việt Nam - 2019, trang 44.
2
Lưu Đức Quang, ‘Quy trình và kỹ thuật lập hiến”, trích trong sách Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn cơ bản về sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam hiện nay; Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2012.
3
+ Hiến pháp 1992: Quốc hội; quy trình, thủ tục lập hiến được quy định
trong Điều 83 Hiến pháp năm 1992 là: “Quốc hội là cơ quan duy nhất có
quyền lập hiến và lập pháp”.
+ Hiến pháp 2013: Quốc hội; Theo Điều 69, Điều 70 Hiến pháp năm 2013
thì quyền lập hiến thuộc về Quốc hội, nhân dân trao quyền cho Quốc hội
và thông qua Quốc hội thể hiện ý chí của mình, thực chất thì chủ thể của
quyền lập hiến phải thuộc về nhân dân.
- Chủ thể thông qua:
+ Hiến pháp 1946: được Quốc hội đã thông qua với 240 phiếu thuận, 2
phiếu chống.
+ Hiến pháp 1959: Điều 112 Hiến Pháp 1959 quy định "Chỉ có Quốc hội
mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi phải được ít nhất là hai
phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành".
+ Hiến pháp 1980: Điều 147 Hiến pháp 1980 “Chỉ Quốc hội mới có quyền
sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần
ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành”.
+ Hiến pháp 1992: Điều 147 Hiến pháp 1992 “Chỉ Quốc hội mới có quyền
sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần
ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành”.
+ Hiến pháp 2013: Khoản 4 Điều 120 Hiến pháp 2013 “Hiến pháp được
thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết
tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định”.
- Tính dân chủ của nhân dân:
+ Hiến pháp 1992: (Điều 83) “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập
hiến và lập pháp”. (Điều 147) “Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến
pháp”.
+ Hiến pháp 2013: khoản 1 Điều 120 “Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ
Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội
có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết
định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi ít nhất hai phần ba tổng
số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.”; khoản 3 Điều 120 “Ủy ban
dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc
hội dự thảo Hiến pháp.”; khoản 4 Điều 120 “...Việc trưng cầu ý dân về
Hiến pháp do Quốc hội quyết định.”

So với năm 1992 thì Hiến pháp năm 2013 đã không còn tồn tại tư tưởng độc quyền
lập hiến của Quốc hội. Các quy trình lập hiến cũng trở nên rõ ràng và chi tiết hơn.
Song, tính dân chủ vẫn chưa được chú trọng, khi nhân dân chỉ tham gia đóng góp ý
kiến và chưa được trao quyền lập hiến trực tiếp.

4
- Tóm lại, các quy định về thủ tục lập hiến: quy định về thủ tục lập hiến chưa đầy
đủ và cụ thể, trong số các Hiến pháp của nước ta chỉ có Hiến pháp năm 1946
quy định cụ thể sáng quyền lập hiến thuộc về hai phần ba tổng số nghị viên
(Điều 70).

1.2.2. Quy trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hiện hành

Quy định quyền sửa đổi Hiến pháp, “Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp.
Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội
biểu quyết tán thành”3 trong các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992 được cho rằng là đã
bao gồm việc quy định về quyền lập hiến của Quốc hội. Hay trong Hiến pháp 2013 ,
tại chương III có nêu nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội là “Làm Hiến pháp và sửa
đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật”4 .

- Sửa đổi và thông qua Hiến pháp:


+ Hiến pháp 1946: Khi có 2/3 thành viên Nghị viện biểu quyết tán thành,
sau đó đưa ra toàn dân phúc quyết → Phúc quyết mang tính quyết định.
+ Hiến pháp 1959: Khi cÓ 2/3 tổng số Đại biểu Quốc hội trở lên tán thành.
+ Hiến pháp 1980: Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi, việc sửa đổi được
tiến hành khi có 2/3 tổng số Đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
+ Hiến pháp 1992: Giống như Hiến pháp 1980.
+ Hiến pháp 2013: Thông qua khi có ít nhất 2/3 tổng số Đại biểu Quốc hội
biểu quyết tán thành. Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính
phủ hoặc ít nhất 2/3 tổng số Đại biểu Quốc hội. → Trưng cầu ý dân về
Hiến pháp không bắt buộc.
- Xây dựng dự thảo:
+ Hiến pháp 1946: khoản b Điều 70 “Nghị viện bầu ra một ban dự thảo
những điều thay đổi.”
+ Hiến pháp 2013: khoản 2 Điều 120 “Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo
Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của
Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy
ban thường vụ Quốc hội.”
+ Hiến pháp 1959, 1980, 1992: không được đề cập.
- Quyền đề xuất sửa đổi Hiến pháp:
+ Khoản a Điều 70 Hiến pháp năm 1946 quy định: “Do hai phần ba tổng
số nghị viên yêu cầu.”
+ Khoản 1 Điều 120 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chủ tịch nước, Ủy
ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại
biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.”
3
Hiến pháp 1959 ( Điều 122 ), Hiến pháp 1980 ( Điều 147), Hiến pháp 1992 ( Điều 147 )
4
Khoản 1 Điều 70 Hiến pháp 2013
5
- Thông qua quyết định sửa đổi Hiến pháp:
+ Hiến pháp 1946: khoản c Điều 70 “Những điều thay đổi khi đã được
Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết.”
+ Hiến pháp 1959: Điều 112 “Việc sửa đổi phải được ít nhất là hai phần ba
tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.”
+ Hiến pháp 1980: Điều 147 “Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là
hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.”
+ Hiến pháp 1992: Điều 147 “Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là
hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.”
+ Hiến pháp 2013: khoản 4 Điều 120 “Hiến pháp được thông qua khi có ít
nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc
trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.”
- Trong thực tiễn lập hiến, trừ Hiến pháp năm 1946 và hai lần sửa đổi Hiến pháp
năm 1980 là không tổ chức được việc lấy ý kiến nhân dân, còn các lần sửa đổi
Hiến pháp khác đều tổ chức việc lấy ý kiến nhân dân.

Chương 2
SO SÁNH HIẾN PHÁP VIỆT NAM NĂM 1946 VÀ HIẾN PHÁP
HOA KÌ NĂM 1787
___________________________________________________________________________

2.1. Tổng quan


Cả 2 hiến pháp đều là đạo luật cơ bản và tối cao của mỗi quốc gia. Điểm chung về
mô hình bảo hiến với mục đích: kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp của các văn
bản quy phạm pháp luật về quyền con người, quyền công dân; phát hiện và giải quyết
các vấn đề phát sinh về thẩm quyền giữa cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm
quyền…Cơ chế bảo hiến dựa trên sự phù hợp của tình hình hình chính trị, xã hội, kinh
tế, văn hóa của mỗi nước.

2.2. Phân biệt giữa lập hiến và sửa đổi Hiến pháp

Ở điều VII, Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ có quy định: “Sự phê chuẩn của các
hội nghị ở chín tiểu bang được coi là điều kiện cần thiết đối với việc thiết lập bản Hiến
pháp này giữa các tiểu bang đã phê chuẩn.” (lúc đó liên bang Hoa Kỳ chỉ có 9 tiểu
bang)

Kể từ khi soạn thảo Hiến pháp năm 1787 và chính thức có hiệu lực vào năm 1789 thì
bản Hiến pháp này chỉ được tu chính 27 lần và có thời gian tồn tại hơn 200 năm cho

6
thấy rằng bản Hiến pháp của Hoa Kỳ chỉ được sửa đổi thông qua các tu chính án chứ
chưa lập thêm bản Hiến pháp nào cho tới thời điểm hiện tại.

Trong Hiến pháp Hoa kỳ cũng chỉ quy định về việc sửa đổi Hiến pháp thay vì lập hiến.

2.3. Quy trình sửa đổi Hiến pháp

- Quyền đề xuất xây dựng, sửa đổi Hiến pháp:


+ Hiến pháp Việt Nam 2013: Được đề xuất bởi 2/3 Nghị viện.
+ Hiến pháp Hoa Kỳ 1787: Cần phải có sự đồng ý của 2/3 tổng số thành
viên có mặt theo túc số hành động của hai viện Quốc hội (không phải 2/3
tất cả các thành viên của Quốc hội) hoặc theo yêu cầu của các cơ quan
lập pháp của 2/3 các bang.
- Chủ thể sáng quyền tu chỉnh Hiến pháp:
+ Hiến pháp Hoa Kỳ 1787: Hiến pháp Mỹ dự trù 2 chủ thể có sáng quyền
tu chính Hiến pháp là Quốc hội liên bang và Hội nghị hiến pháp, khi đề
xuất sửa đổi Hiến pháp.
+ Hiến pháp Việt Nam 2013: khoản 1 Điều 120 “Chủ tịch nước, Ủy ban
thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại
biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.
Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi ít nhất
hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.”
- Cách thức thông qua:
+ Hiến pháp Việt Nam 2013: Khoản 4 Điều 120 Hiến pháp 2013 “Hiến
pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội
biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội
quyết định”.
+ Hiến pháp Hoa Kỳ 1787: Thông qua bỏ phiếu với tỉ lệ 2/3 chỉ áp dụng
đối với việc thông qua văn bản cuối cùng về đề nghị sửa đổi. Có hai
cách, một là, Quốc hội theo 2/3 đa số ở cả Thượng nghị viện lẫn Hạ nghị
viện; hai là, Hội nghị toàn quốc do 2/3 các nghị hội các bang yêu cầu.

Như vậy, bản đề nghị sửa đổi có thể được sửa đổi bằng một cuộc bỏ
phiếu đa số, nhưng tỉ lệ 2/3 là cần thiết khi một viện bỏ phiếu lần cuối
cùng đồng ý với bản đề nghị sửa đổi của viện kia.

- Phê chuẩn:
+ Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787: yêu cầu 3/4 số bang chấp thuận, hoặc cơ
quan lập pháp bang phê chuẩn, hoặc hội nghị bang phê chuẩn. Quốc hội
quyết định cách phê chuẩn mỗi tu chính án (chỉ có Tu chính án 21 do hội
nghị bang phê chuẩn).

7
Hiến pháp Mỹ dự trù 2 hình thức phê chuẩn bởi các cơ quan lập pháp các
bang; hoặc phê chuẩn bởi Đại hội hiến pháp của các bang. Theo Điều V,
Hiến pháp Mỹ thì khi các cơ quan lập pháp của 3/4 các bang hoặc Hội nghị
của 3/4 các bang phê chuẩn thì những tu chính án này đều có hiệu lực như
một bộ phận của Hiến pháp.
+ Hiến pháp Việt Nam năm 2013: Ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu
Quốc hội biểu quyết tán thành.

8
KẾT LUẬN
Hiến pháp được xem là đạo luật chung và có hiệu quả pháp lý cao nhất trong hệ
thống pháp luật của một đất nước, một phần vì đặc điểm tính chất của hiến pháp có
mối liên hệ trực tiếp đến chủ quyền của nhân dân, một phần vì đây còn được xem là
những quy tắc giúp nhà nước điều hành và đảm bảo quản lý xã hội một cách trật tự
nhất. Hiến pháp là văn bản pháp luật do nhân dân thông qua bằng nhiều hình thức khác
nhau (hội nghị lập hiến, quốc hội lập hiến, trưng cầu ý dân, bỏ phiếu). Các văn bản
pháp luật khác phải lấy hiến pháp làm chuẩn và các Điều, Khoản không được trái với
hiến pháp.

Tinh thần của một bản hiến pháp gồm việc đảm bảo nhân quyền, quyền lợi cho nhân
dân và kiểm soát, giới hạn quyền lực của nhà nước. Hiến pháp chỉ rõ cách thức thực
hiện, tham gia vào các công việc quản lý đời sống xã hội cũng như quyền lực nhà nước
chính đáng của mỗi công dân. Bên cạnh đó, hiến pháp còn là công cụ ngăn chặn việc
lạm dụng quyền lực từ các cơ quan nhà nước. Do đó, hiến pháp vô cùng cần thiết và
quan trọng, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển đối với từng quốc gia.

9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam - Trường Đại học Luật TP HCM - NXB
Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam – 2019.
2. Lưu Đức Quang, ‘Quy trình và kỹ thuật lập hiến”, trích trong sách Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam hiện
nay; Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2012.
3. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946.
4. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1959.
5. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980.
6. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
7. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
8. Hiến pháp hợp chủng quốc Hoa Kỳ (bản dịch).
(Nguồn: http://vi.wikisource.org/w/index.php?oldid=33255. Người đóng góp:
AmieKim, CommonsDelinker, Phuongcacanh, Tranminh360, Trần Minh
Tuấn, Vinhtantran, 1 sửa đổi vô danh)

10
DANH SÁCH SINH VIÊN

STT HỌ VÀ TÊN MSSV PHÂN CÔNG MỨC ĐỘ


CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH

1 Vũ Thị Minh Ánh K215032258 Làm Slide, chỉnh sửa 95%


nội dung

2 Nguyễn Thị Xuân K215032261 Tìm nội dung 90%


Diễm

3 Nguyễn Thị Ngọc K215032273 Tìm nội dung 90%


Ngân

4 Hoàng Khánh Bảo K215031127 Tổng hợp nội dung, 95%


Quyên (Nhóm làm Word
trưởng)

5 Huỳnh Phương Vy K215031365 Thuyết trình, chỉnh 95%


sửa nội dung

6 Trương Thị Anh K215041190 Tìm nội dung 90%


Thư

7 Phạm Nguyễn K215032286 Tìm nội dung 90%


Thanh Trúc

11
12
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT
________________________

TIỂU LUẬN
MÔN LUẬT HIẾN PHÁP

Đề tài: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO

Lớp K21503 – Nhóm 1


Năm học: 2021 – 2022
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Lưu Đức Quang
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................2
NỘI DUNG..........................................................................................................3
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG TÔN
GIÁO....................................................................................................................3
1.1. Khái niệm về tín ngưỡng, tôn giáo...............................................................3
1.2. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.................................................................3

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH VỤ ÁN TẠI TỊNH THẤT BỒNG


LAI.......................................................................................................................4

2.1. Sơ lược về vụ việc........................................................................................4


2.2. Phân tích nhân vật Lê Tùng Vân và Tịnh Thất Bồng Lai............................5
2.3. Phân tích nhân vật Diễm My và gia đình....................................................10

KẾT LUẬN........................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................15

1
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, mọi người đều có quyền bày tỏ niềm tin vào tín ngưỡng, tôn giáo của
mình; có quyền vào các cơ sở tôn giáo và học tập trong các cơ sở đào tạo của tôn giáo.
Trước pháp luật, các tôn giáo đều bình đẳng như nhau. Các nhà sư, chức sắc có quyền
hành lễ, truyền đạo, thuyết pháp ở những nơi được cho là hợp pháp. Nhà nước ta đảm
bảo không ai được xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, không được lợi dụng
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Trong khi nhiều cơ sở tôn giáo đóng vai trò là niềm an ủi tinh thần và xoa dịu
những bất ổn trong cuộc sống của một số người, chúng là chỗ dựa tinh thần và sự an ủi
có thể giúp họ giảm căng thẳng, thoát khỏi khó khăn và tìm thấy sự bình yên trong tâm
hồn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hoạt động tôn giáo có nội dung mê tín dị đoan bị
thương mại hóa vì lợi ích của một số người, phản văn hóa, trái đạo lý, ảnh hưởng đến
đời sống, sức khỏe, nhân phẩm của con người, ảnh hưởng đến kinh tế, tác động tiêu
cực đến văn hóa và các điều kiện xã hội của địa phương.
Để hiểu rõ hơn về những quan điểm trên, nhóm chúng em đã thực hiện đề tài “
Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo “.
Mục đích nghiên cứu : Làm sáng tỏ vấn đề lý luận về quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo, thông qua một số vụ việc liên quan. Từ đó làm nổi bật những khía cạnh, ý
nghĩa khác nhau và cách xử lý của cơ quan chức năng. Đồng thời chúng ta có thể bình
luận, phân tích, đánh giá dưới góc dộ quan điểm cá nhân.
Phương pháp nghiên cứu : Để hoàn thành mục tiêu đề tài đưa ra. Chúng ta cần
tìm hiểu những vấn đề sau :
- Khái niệm quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo.
- Diễn biến vụ việc Tịnh Thất Bồng Lai cùng các nhân vật xoay quanh vụ
việc: Lê Tùng Vân, Diễm My.
- Cách xử lý của cơ quan chức năng.
- Dư luận đánh giá .
Kết cấu đề tài :
Đề tài gồm :
- Phần mở đầu;
- Phần nội dung : gồm 2 chương và 6 tiểu tiết;
- Phần kết luận;
- Phần tài liệu tham khảo.

2
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN TỰ DO, TÍN NGƯỠNG
TÔN GIÁO
1.1. Khái niệm về tín ngưỡng, tôn giáo
+ Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi
gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh
thần cho cá nhân và cộng đồng.
+ Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt
động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
(Khoản 1 và khoản 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016).
1.2. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Tự do tôn giáo là một trong những vấn đề được thảo luận nhiều nhất trong lịch
sử phát triển các quyền và tự do cơ bản của con người. Đây cũng là quyền được ghi
nhận từ rất sớm trong các văn kiện luật nhân quyền quốc gia và quốc tế. Ở cấp độ quốc
gia, có thể kể đến Luật của Rhode Island 1647 và Hiệp ước Hòa bình Augsburg 1555
với những quy định liên quan đến “quyền được thừa hưởng về tự do tôn giáo” (the
inherent right to freedom of religion). Ở cấp độ quốc tế, quyền này được khẳng định
ngay trong văn kiện quốc tế đầu tiên về nhân quyền là Tuyên ngôn Thế giới về nhân
quyền năm 1948 (UDHR).
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con
người, thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị, được ghi nhận trong pháp luật quốc tế về
quyền con người cũng như trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Quyền tự
do tín ngưỡng và tôn giáo cũng được Liên hợp quốc đề cao và bảo đảm trong Tuyên
ngôn về nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
năm 1966.
Tại Việt Nam hiện có khoảng 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; có
16 tôn giáo với 43 tổ chức được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động với
hơn 27 triệu tín đồ (chiếm khoảng 28% dân số cả nước), trên 55.000 chức sắc, gần
150.000 chức việc và gần 30.000 cơ sở thờ tự.
Tôn giáo tại Việt Nam khá đa dạng, gồm có Phật giáo (cả Đại thừa, Tiểu thừa
và một số tông phái cải biên như Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương,
Tịnh độ cư sĩ Phật hội), Kitô giáo (gồm Công giáo và Tin Lành), tôn giáo nội sinh như
đạo Cao Đài, và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo). Ngoài những tôn giáo
lớn, Việt Nam còn có các tôn giáo nhỏ được chính quyền công nhận như: Tứ Ân Hiếu
Nghĩa, Cơ đốc Phục lâm, Baha'i, Mormon, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tịnh độ cư sĩ Phật hội
Việt Nam , Hiếu Nghĩa Tà Lơn, Minh Sư Đạo, Minh Lý Đạo...

3
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH VỤ ÁN TẠI TỊNH THẤT
BỒNG LAI
2.1. Sơ lược về vụ việc
Năm 1990 ông Lê Tùng Vân đã lập ra Tịnh thất Bồng Lai với tên gọi ban đầu là
“Trại dưỡng lão cô nhi Thánh Đức”. Năm 2007 cơ quan chức năng huyện Bình Chánh
ra quyết định đình chỉ hoạt động trại dưỡng lão cô nhi Thánh Đức do phát hiện nhiều
sai phạm.
Năm 2014 bà Cao Thị Cúc mua một mảnh đất tại Ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh
Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An làm điểm tu tại gia. Sau đó Lê Tùng Vân dọn vào
ở chung với bà, tu sửa nơi này làm Tịnh Thất Bồng Lai. Tại đây Lê Tùng Vân tự nhận
mình là hòa thượng với danh xưng là Thích Tâm Đức sống cùng các chú tiểu và sư
thầy, sư cô. Cho tới hiện tại có khoảng 18 người sinh sống ở đây bao gồm cả trẻ em.
Tuy nhiên, nơi này không hề liên quan gì tới Giáo hội phật giáo tỉnh Long An.
Năm 2017 cư dân mạng xôn xao về việc một loài hoa được cho là loài hoa Ưu
Đàm mọc tại Tịnh Thất Bồng Lai. Theo Phật giáo, hoa ưu đàm là một loài cây linh
thiêng và là biểu tượng của những điềm lành. Cũng trong năm này 2 sư thầy tại Tịnh
Thất Bồng Lai là Lê Thanh Hoàn Nguyên (sinh năm 1990), Lê Thanh Nhất Nguyên
(sinh năm 1991) tham gia chương trình “Tuyệt đỉnh song ca” trên đài truyền hình Vĩnh
Long gây được tiếng vang lớn trong dư luận, tuy nhiên vì sau đó Giáo hội Phật giáo
tỉnh Long An lên tiếng phủ nhận sự tồn tại của cơ sở “chùa” Tịnh Thất Bồng Lai và 2
thí sinh này rút khỏi chương trình.
Tháng 7 năm 2018 5 chú tiểu tại Tịnh Thất Bồng Lai tham gia gameshow
“Thách thức danh hài” đạt giải cao và được các nhà hảo tâm cũng như công chúng biết
đến rộng rãi và giúp đỡ.
Năm 2019  vợ chồng ông Võ Văn Thắng – bà Đoàn Thị Tuyết Mai đến Tịnh
Thất Bồng Lai đập phá, gây rối vì nghi rằng con gái Võ Thị Diễm My bỏ nhà ra đi tá
túc tại đây. Sau đó, hàng loạt vấn đề bức xúc khác như tự xưng cơ sở tu hành, lợi dụng
hoạt động tôn giáo tiếp tục diễn ra tại đây.
Ngày 1/1/2020 do có nhiều tai tiếng nên ông Lê Tùng Vân đã làm lễ đổi tên
Tịnh Thất Bồng Lai thành "Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ". Tháng 9/2020, Công an tỉnh
Long An đã điều tra về Tịnh thất Bồng Lai và phát hiện 5 chú tiểu mồ côi đều có mẹ ở
cùng. Đặc biệt, nhiều người sinh sống tại đây có mối quan hệ huyết thống. 
Tháng 10/2021 Ông Lê Thanh Minh Tùng tự xưng là con trai ruột của ông Lê
Tùng Vân và em gái sử dụng hình thức livestream trên youtube lên tiếng hé lộ những
lùm xùm của ông Lê Tùng Vân

4
Đầu tháng 11/2021, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam - bà Nguyễn
Phương Hằng đã đích thân xuống Thiền am bên bờ vũ trụ để xác minh thông tin. Sự
kiến thu hút hàng nghìn người quan tâm.
Ngày 4/1/2022, Công an tỉnh Long An khởi tố vụ án để điều tra về hành vi lợi
dụng việc nuôi trẻ để trục lợi và nhiều tội danh khác xảy ra tại Tịnh Thất Bồng Lai.
Cảnh sát điều tra Công an huyện Đức Hòa bắt tổ chức khám xét tại hộ bà Cao Thị Cúc.
Sáng 7/3/2022, Công an tỉnh Long An tiến hành khám xét lần 2 nhà bà Cao Thị
Cúc (62 tuổi, ngụ xã Hòa Khánh Tây, H.Đức Hòa, Long An).

2.2. Phân tích nhân vật Lê Tùng Vân và Tịnh Thất Bồng Lai
 2.2.1. Tịnh thất bồng lai có mạo danh tu hành?
Công luận và giới chức cho rằng Tịnh Thất Bồng Lai đang mạo danh người tu
hành bởi lẽ theo luật Tín ngưỡng tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam thì “Tịnh thất Bồng
Lai” chưa từng đăng ký nên không thuộc cơ sở tôn giáo và cũng không thuộc “Giáo
hội Phật giáo Việt Nam”, tuy vậy nhưng họ vẫn mặc áo tu hành và cạo đầu. Và hành vi
này của họ bị coi là mạo danh tu hành.
 Theo Luật tín ngưỡi tôn giáo 2016.
Cơ sở tôn giáo được quy định tại Khoản 14 Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn
giáo 2016 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018), theo đó:
Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở
của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.
Tịnh Thất Bồng Lai chưa bao giờ khẳng định mình là  “Chùa” cũng chưa từng
đăng ký như một cơ sở tôn giáo, bà Thu Cúc cũng từng chia sẻ Tịnh Thất Bồng Lai chỉ
là một hình thức tu tại gia đến đất của cơ sở cũng tự mua . 9-2020 Khi Đoàn kiểm tra
liên ngành của huyện Đức Hòa  đến kiểm tra việc chấp hành các quy định về tín
ngưỡng, tôn giáo, ông Lê Tùng Vân đã lên tiếng :  "Ai muốn đến đây, kể cả chính
quyền đều. phải bấm chuông và gõ cửa, chứ không phải đi vô nói đây là chùa.. Xin lỗi
chuyện đó không có. Ở đây không phải là chùa".
Việc xác nhận một người có tu hành hay không thì khó có quy chuẩn nào có thể
ràng buộc và cũng không thể nói vì không đăng ký cơ sở tôn giáo hay không thuộc
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì một người không phải là tu sĩ. Vì trong Phật giáo có 2
hình thức tu tại gia và tu xuất gia. Nếu là hình thức tu tại gia thì “ Phật tử tu tại gia vẫn
có thể có gia đình và tham gia các hoạt động xã hội, họ chỉ có trách nhiệm giữ gìn 5
giới. Và xưa nay không có quy định hay điều luật nào cấm người tu tại gia cạo tóc,
mặc áo lam và ăn chay, thờ phật, vì vậy cũng không thể nói Tịnh Thất Bồng Lai mạo
danh tu hành. Những việc làm khác của những người tại Tịnh Thất Bồng Lai cho dù là

5
đúng hay sai thì đứng trên góc độ tự do dân chủ về tín ngưỡng tôn giáo thì không ai có
quyền can thiệp hay phán xét họ.
Khoản 2 điều 15 HP 2013
2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
Mà quyền ở đây là tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng
Điều 24.
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo
nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn
giáo để vi phạm pháp luật.
2.2.2. Dấu hiệu lợi dụng tôn giáo để trục lợi
Ngày 5/11, tại buổi họp báo thường kỳ quý IV năm 2021 về tình hình thực hiện
các nhiệm vụ công tác của Bộ Nội vụ, ông Nguyễn Tiến Trọng - Phó trưởng Ban Tôn
giáo Chính phủ khẳng định, Tịnh thất Bồng Lai là vụ việc có dấu hiệu lợi dụng tôn
giáo để trục lợi. Qua đó, tối ngày 06/11/2021, bản tin “Việt Nam hôm nay” của VTV
đã trực tiếp gọi tên Tịnh thất Bồng Lai và chỉ ra những sai phạm trong hoạt động của
cơ sở này. Theo đó, bản tin nhấn mạnh Tịnh thất có dấu hiệu lợi dụng tôn giáo để trục
lợi - đây là tuyên bố của Ban Tôn Giáo Chính phủ. Ngay khi vừa phát sóng, bản tin
này đã được cư dân mạng liên tục truyền tay nhau. Trên nhóm có tên Bí mật Showbiz
Gr - BMSB với hơn 600.000 người tham gia đã chia sẻ về nội dung trong bản tin và
nhận được vô số ý kiến từ khán giả. Trong đó, hầu hết cư dân mạng cho rằng qua
những thông tin được truyền thông đăng tải liên tục trong những ngày qua cùng báo
cáo của chính quyền địa phương, phần nào vấn đề đúng-sai đã rõ:
“Nhiều nhân chứng sống, chính quyền lên tiếng mà vẫn thấy nhiều người nhao
nhao bênh là sao ta, họ không sợ nếu chỗ này tồn tại con cháu họ sẽ được người trong
thiền âm cao đầu do tu thành tiên bong con”
“Tụi này nó dùng phật giáo để lừa lọc những người thiếu kiến thức và nhẹ dạ
cả tin bạn ạ. Bạn so sánh với streamer là sai bét rồi, tự ngẫm nghĩ lại đi”,…
Ngày 03/01/2022, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an huyện Đức Hòa đã ra
quyết định khởi tố vụ án số 100/2015/QH13 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích
của Nhà nước, tổ chức, cá nhân” theo quy định tại điều 311, Bộ Luật Hình sự năm
2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. 
Đến ngày 05/01, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đức Hòa ra quyết
định khởi tố bị can đối với 4 đối tượng đang cư trú tại "Tịnh thất Bồng Lai", gồm: Lê
6
Tùng Vân (SN 1932); Lê Thanh Hoàn Nguyên (SN 1990); Lê Thanh Nhất Nguyên
(SN 1991) và Lê Thanh Trùng Dương (SN 1995), cùng trú tại "Tịnh thất Bồng Lai" ở
xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa.
Đồng thời, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê
Thanh Nhất Nguyên, Lê Thanh Trùng Dương. Riêng bị can Lê Tùng Vân bị áp dụng
biện pháp ngăn cấm đi khỏi nơi cư trú.
Cuối tháng 2-2022, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Đức Hòa có quyết định
chuyển vụ án liên quan quan đến "Tịnh thất Bồng Lai" lên Cơ quan An ninh điều tra
Công an tỉnh Long An để điều tra theo thẩm quyền.
Ngày 4-1-2022 Công an huyện Đức Hòa đưa ra kết quả giám định và kết luận
rằng Tịnh Thất Bồng Lai Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà
Nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cả nhân xảy ra trong các năm 2019, 2020,
2021.

Theo kết luận giám định này thì ông Vân đã xâm hại quyền lợi của “Đức Phật”:
bằng mạo danh Đức Phật qua việc bận áo vàng ngồi trước bàn thờ, có 2 người lạy
xưng "Nam mô bổn ca Mâu Ni Phật". Rõ ràng bằng chứng này không đủ để nói ông
Vân có mạo danh Đức Phật, và nếu xem Đức Phật là người bị hại thì Đức Phật chưa có
đơn tố cáo, chưa có đơn ủy quyền ai tố cáo nên không thể kết ông Vân tội xâm hại đến
lợi ích hợp pháp của cá nhân được.
 2.2.3. Báo chí có đang vi phạm nhân quyền?

7
Báo chí hàng loạt đăng những thông tin cá nhân của Tịnh Thất Bồng Lai lên
mạng xã hội việc chia sẻ những thông tin này là vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến
danh dự và nhân phẩm của người khác, đặc biệt là trẻ em.
Điều 20.
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức
khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ
hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân
phẩm.
Điều 21.
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí
mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Chưa kể về tội danh “loạn luân” của ông Lê Tùng Vân chưa có kết luận chính thức từ
cơ quan chức năng, tuy nhiên hàng loạt trang báo đưa tin buộc tội đây có thể sẽ vi
phạm vào tội danh “vu khống”
Trên mạng xã hội, nhiều người đăng tải, chia sẻ các thông tin, hình ảnh, tên tuổi
của các em nhỏ tại Tịnh Thất Bồng Lai”. Không dừng lại, nhiều tài khoản mạng xã hội
còn lan truyền một bản giám định ADN khẳng định ông Lê Tùng Vân (90 tuổi, ngụ
tỉnh Long An) là cha các bé.
Những hành vi trên vi phạm khoản 11, điều 6 Luật trẻ em: “Công bố, tiết lộ
thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý
của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em”.
Điều 21 Luật trẻ em cũng nêu rõ “trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống
riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em”.
Bên cạnh đó, cư dân mạng cũng bày tỏ sự lo lắng cho các chú tiểu:
“Không ý kiến gì đến chuyện khác chỉ thấy tội cho các em nhỏ”
“Trong khi đó HTV vẫn nín he. Có lên thì lên nhiều người tụ tập TTBL làm phiền các
chú tiểu lây lan dịch bệnh”, …
Vụ án mới khởi tố, chưa được xét xử công khai nên những ai phát tán tài liệu
nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm hoặc làm tổn hại uy tín của người khác có thể bị
xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng. 
2.2.4. Phân tích hành vi của các chủ thể trong vụ việc
2.2.4.1.Tịnh thất Bồng Lai
Theo Khoản 1 Điều 24 Hiến pháp 2013 “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng
tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp
luật.” Và trong cùng Điều 24 Khoản 3 quy định như sau : “Không ai được xam phạm

8
tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.”.
Theo Điều 18 của Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị , quyền tự do
thực hành tôn giáo hay tín ngưỡng có thể được thực thi với tư cách cá nhân hay cùng
với cộng đồng, ở nơi công cộng hay chỗ riêng tư; thể hiện ở các hành động như thờ
cúng, tham gia những lễ hội tôn giáo, quan sát, thực hành và giảng dạy về tôn giáo.
Tịnh thất Bồng Lai hoàn toàn được hưởng quyền trên, nhưng đã lợi dụng lòng tin, lòng
hảo tâm của các mạnh thường quân để mưu cầu mục đích khác, làm lệch đi những giá
trị cốt lõi của việc sinh hoạt tôn giáo, nuôi dưỡng trẻ em.
Theo Khoản 1 Điều 16 Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định: “Tổ chức
tôn giáo đăng kí sinh hoạt tôn giáo tập trung cho tín đồ tại những nơi chưa đủ điều
kiện thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt
động tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho những người thuộc tổ chức khi
đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo;
b) Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có người đại diện là công dân Việt Nam thường
trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng
biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc
không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
c) Nội dung sinh hoạt tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật
này.
Điểu 5. Các hành vi bị nghiêm cấm thuộc Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 Khoản 5 quy
định: “Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.”
Ông Lê Tùng Vân nhiều lần tự xưng mình là “Thầy ông nội”, hay Hòa thượng,
Đại đức Thích Tâm Đức và tự nhận mình là nười tu hành nhưng trước đó ông chưa
từng tu hành ở bất kì ngôi chùa nào. Ông Lê Tùng Vân đã từng thành lập Trại dưỡng
lão - cô nhi Thánh Đức huyện Bình Chánh (1990), tự xưng là giám đốc. Cho đến năm
2007 thi tụ điểm được cho là cơ sở nuôi trẻ mồ côi, người già neo đơn này bị phanh
phui hoạt động không phép và bị chính quyền dẹp bỏ. Năm 2014, ông Lê Tùng Vân
lập ra Tịnh thất Bồng Lai, tiếp tục hoạt động nuôi dưỡng trẻ em được cho là mồ côi,
không nơi nương tựa nhưng không được đăng kí dưới danh nghĩa cô nhi viện hay cơ
sở tôn giáo. 
Theo Khoản 1 Điều 37 Hiến Pháp 2013 “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã
hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm
cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những
hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.’’ 
Theo ngành chức năng tỉnh Long An, những người lớn sống tại nơi “biến gia
thành tự” này đã cung cấp cho cơ quan thông tấn báo chí và cả ban tổ chức cuộc thi

9
“Thách thức danh hài” rằng đó là trẻ mồ côi là nhằm để thu hút quan tâm và tranh thủ
sự thương cảm, sẻ chia từ nhiều người, nhiều phía. Nhiều cá nhân thuộc cơ sở này
tham gia các chương trình truyền hình dưới danh nghĩa là người thuộc Tịnh thất Bồng
Lai (Lê Thanh Huyền Trân tham gia cuộc thi Giọng hát Việt nhí năm 2014, Lê Thanh
Hoàn Nguyên và Lê Thanh Nhất Nguyên tham gia cuộc thi Tuyệt đỉnh song ca) nhằm
thu hút sự chú ý của dư luận, báo chí. Đây là một thủ đoạn lừa dối dư luận, có tính
toán nhằm đạt mục đích riêng.
Tịnh thất Bồng Lai nuôi dưỡng những đứa trẻ với danh nghĩa trẻ mồ côi, trên
thực tế đa số trẻ sống trong hộ bà Cúc đều có mẹ đi cùng, không phải là trẻ em cơ nhỡ,
không nơi nương tựa. Hiện tại, hộ bà Cúc có 18 người đang cư trú, trong đó có 6 trẻ
em đều có mẹ ruột cùng tạm trú, không rõ danh tính cha ruột.
2.2.4.2. Mặt hạn chế của Chính quyền 
Một vấn đề được đặt ra ở đây, “Tịnh thất Bồng Lai” được xác định không phải
là một cơ sở tôn giáo hợp pháp. Theo Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh
Long An có văn bản khẳng định: “Tư thất Bồng Lai xã Hòa Khánh Tây không phải là
cơ sở tu viện hợp pháp do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh quản lý. Những người
đang sống và sinh hoạt tại đó không phải là tu sĩ phật giáo. Do đó, không liên quan đến
sự quản lý của Giáo hội. Sự việc mang tính chất lợi dụng hình thức tu sĩ Phật giáo đề
lừa gạt lòng tin của tín đồ Phật giáo”. 
Thế nhưng các hoạt động tôn giáo tại đây vẫn diễn ra hằng ngày và còn được
phát sóng trực tiếp, chia sẻ thông qua các trang mạng xã hội, được phổ biến rộng rãi
đến nhiều người. Khoản 1 Điều 12 Luật tín ngưỡng, tôn giáo về  Đăng ký hoạt động
tín ngưỡng quy định: “ Hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng phải được đăng ký,
trừ cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ.”. Cơ sở này không phải nhà thờ dòng họ và
cũng không đăng ký các hoạt động tín ngưỡng. Nhiều lần kêu gọi tài trợ, huy động từ
thiện từ các mạnh thường quân, đặc biệt là trong kênh Youtube 5 chú Tiểu – Thiền Am
bên bờ vũ trụ, 2 tài khoản ngân hàng dùng để huy động từ thiện được để ngay dưới
phần giới thiệu kênh để kêu gọi nhà hảo tâm quyên góp giúp đỡ những chú tiểu nhí. 
Tuy nhiên, cơ quan chức năng địa phương lại không giải quyết triệt để các vấn
đề này, mãi đến khi dư luận lên án, cộng đồng mạng chỉ trích thì cơ quan chức năng
mới nhập cuộc điều tra, xác minh.  

2.3. Phân tích nhân vật Diễm My và gia đình


 2.3.1.Đối với Diễm My
Theo Điều 24 Hiến pháp 2013 thì “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm

10
phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp
luật” và Điều 6 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 về Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo:
1)Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn
giáo nào.
2)Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo,
lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn
giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.”
Qua đó, Diễm My có quyền tự do quyết định theo tôn giáo, tín ngưỡng nào phù
hợp với mình, cụ thể là tu hành ở Tịnh thất bồng lai; tuy nhiên, ở đây ta không xét về
việc Tịnh thất bồng lai không phải là cơ sở tu viện hợp pháp mà ta xét về quyền tự do
tôn giáo của cô, vì vậy việc cô tu hành ở Tịnh thất là hợp pháp vì việc đó không xâm
phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của ai cũng như không trái với các qui định của
pháp luật. Và lúc Diễm My quyết định tu hành tại Tịnh thất bồng lai là khi 21 tuổi, Cô
đã đủ tuổi, có đủ năng lực hành vi về những việc mình đang làm.Do đó, việc Diễm My
lựa chọn tu hành ở Tịnh thất Bồng Lai là hợp pháp và không cần sự đồng ý của cha
mẹ. Diễm My có quyền quyết định mình tu ở đâu, dưới hình thức nào,… mà không
cần thông qua sự cho phép của cha mẹ, và không ai có quyền kể cả cơ quan nhà nước
được xâm phạm đến trừ trường hợp việc tu hành đó liên quan đến các trường hợp mà
luật định cấm. Ngoài ra, Diễm My có quyền yêu cầu bố mẹ và mọi người tôn trọng
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình.
Hiến pháp đã ghi nhận, mọi cá nhân có quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng, tôn
giáo và không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Nhưng Diễm My đã quên mất một
điều rằng, tôn giáo và gia đình không hề có sự xung đột, mâu thuẫn với nhau; ngược
lại còn mang lại nhiều giá trị tốt đẹp nếu luôn song hành, bổ trợ cho nhau. Giáo lý của
nhiều tôn giáo đều hướng đến việc răn dạy các tín đồ phải biết quan tâm, chăm sóc
người thân trong gia đình, lấy tình yêu thương làm nền tảng của mối quan hệ gia đình.
Nhiều người khi đi theo con đường giáo lý đã hiểu được triết lý từ bi, nhân quả và có
nhiều thay đổi tích cực trong mối quan hệ với người thân, đã biết quan tâm, chia sẻ
nhiều hơn với gia đình mình. Đối với Diễm My, nếu cô đã không biết kính trọng gia
đình, cha mẹ thì đó không phải là giá trị mà các tôn giáo chính thống hướng đến.

2.3.2.Đối với gia đình Diễm My


Dù biết hoạt động cấm con tu hành xuất phát từ tình thương yêu con với sự bận
tâm về nhiều vấn đề trong đó có lo ngại khi "ngôi chùa tự xưng" của ông Lê Tùng Vân
có trai gái cùng "tu" chung với nhau. Nhưng dưới góc nhìn của Hiến pháp và bộ luật
liên quan thì cha mẹ Diễm My đã vi phạm các qui định về quyền tự do tôn giáo cụ thể
theo khoản 2 Điều 5 luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì “Ép buộc, mua chuộc hoặc cản
trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo” là hành vi bị nghiêm cấm.

11
Mặc dù cấm con tu hành tại Tịnh thất bồng lai là vi phạm các quy định về
“quyền tự do tôn giáo”. Tuy nhiên việc chăm sóc, giáo dục và quản lí con cái không
chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của cả cha mẹ. Do đó khi cha mẹ phát hiện ra Tịnh
thất bồng lai không phải là một môi trường tích cực, có dấu hiệu lôi kéo dụ dỗ khiến
con mình u mê, sa đà vào vũng bùn lầy không thể thoát ra được thì hoàn toàn có quyền
tố giác về hành vi lừa dối của Tịnh thất bồng lai.Vì theo quy định của pháp luật tố tụng
hình sự, khi việc cá nhân phát hiện hành vi có dấu hiệu phạm tội hoàn toàn có quyền tố
giác với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra và xử lý.Về nguyên tắc, mọi
hành vi trái pháp luật đều có thể  bị tố giác, tuy nhiên phải có căn cứ chứng minh dấu
hiệu cấu thành tội phạm mới có thể xử lí. Vì vậy, trên phương diện pháp luật, việc cha
mẹ Diễm My trình báo với cơ quan có thẩm quyền mà không được xử lí do không có
căn cứ chứng minh dấu hiệu cấu thành tội phạm của Tịnh thất bồng lai.

12
KẾT LUẬN
Qua vụ việc tại Tịnh thất Bồng lai, có thể thấy các cá nhân, tổ chức tại cơ sở
này cũng như các chủ thể có liên quan như cha mẹ của Diễm My, báo chí có những
hành vi và lời nói có liên quan đến tôn giáo - một vấn đề luôn gây tranh cãi trong xã
hội loài người từ xưa tới nay hay cả vấn đề về quyền không bị xâm phạm  một cách
độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hay bị xúc phạm đến danh dự hay thanh
danh mà báo chí đang thực hiện vào thời điểm hiện nay. Và vì thế mà quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo hay quyền không bị xâm phạm về đời tư là hai trong những quyền
con người được hưởng và quyền này được quy định rõ ràng trong tuyên ngôn quôc tế
về quyền con người năm 1948. 
  Nhân quyền là lời nói, là nguyện cầu và ước vọng được hướng tới của mỗi phần
tử trong xã hội. Bất kỳ ai sinh ra và tồn tại trên thế gian cũng xứng đáng được hưởng
trọn món quà này bởi nhân quyền là cán cân công lý, không phân biệt người nào với
người nào và vì thế nên dù là ai cũng không thể tước đoạt quyền con người của kẻ
khác. Nhưng cán cân công lý không thể đạt tới sự công bằng hoàn toàn bởi nhân quyền
chưa bao giờ có thể bảo vệ toàn bộ nhân loại, Pháp luật không thể hoàn toàn đẩy lùi
cái ác và sự bất công trong xã hội.
   Nhưng Pháp luật luôn cố gắng hết sức để giữ sự công bằng cho tất cả mọi
người, tỷ như quyền tự do ngôn luận; quyền được suy đoán vô tội; quyền được hưởng
giáo dục; quyền sở hữu và không kém phần quan trọng là quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo. Bởi vấn đề tôn giáo luôn là vấn đề được tranh cãi vì tôn giáo còn dẫn đến các hệ
lụy như phân biệt đối xử, cấm cản, kì thị và cả lạm dụng quyền này để trục lợi ... Đơn
cử như vụ vị giám mục Nguyễn Thái Hợp, nguyên giám mục giáo phận Vinh lợi dụng
tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc hay hành động của ông Thắng và bà Mai
khi cấm cản con gái theo tôn giáo hay cố ý gây mất trật tự tại Tịnh thất Bồng lai là trái
với quyền con người của cả Diễm My và những người tại Tịnh thất Bồng lai. Hơn thế
nữa, cơ sở này còn lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ
chức, cá nhân. Hay báo chí đang quá phóng đại mọi chuyện, thậm chí đưa sai sự thật
nhằm câu view thay vì đưa những thông tin chính thống. 
   Trong khối đại đoàn kết dân tộc thì các hệ lụy trên là rất đáng quan ngại; tôn
giáo và dân tộc có mối quan hệ khăng khít. Để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
thì phải đoàn kết được toàn dân, trong đó có vai trò rất quan trọng của đồng bào tôn
giáo. Giải quyết tốt vấn đề tôn giáo sẽ tạo tiền đề quan trọng để thực hiện mục tiêu đại
đoàn kết dân tộc. Và vì vậy nên Đảng ta luôn cố gắng để giải quyết các vấn đề xung
đột tôn giáo như trong Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng, vấn đề
tôn giáo và công tác tôn giáo được đề cập ở 4 nội dung, quan điểm cơ bản sau:

13
“Một là, tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo.
Hai là, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo.
Ba là, quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương,
điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp
luật.
Bốn là, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt
động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật.”  
   Bảo vệ nhân quyền vừa là quyền cũng vừa là trách nhiệm của mỗi cá nhân nên việc
nhà nước bảo vệ lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức cũng song hành với việc
các cá nhân, tổ chức cũng có trách nhiệm tôn trọng quyền và lợi ích cá nhân của người
khác đơn cử như không được xâm phạm quyền tự do, tín ngưỡng hay không được lợi
dụng quyền tự do, tín ngưỡng nhằm vi phạm pháp luật .Nhưng việc hiểu biết về quyền
con người của mỗi cá nhân hiện nay là rất hạn chế, nhất là tại Việt Nam, chính vì lí do
này mà người dân Việt thường có lối suy nghĩ và hành động đi ngược lại với tinh thần
của nhân quyền. Giáo dục quyền con người ( Human rights education ) chưa bao giờ
cần thiết như hiện nay bởi tình trạng lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích
nhà nước, tổ chức, cá nhân đã và đang diễn ra khắp nơi; giáo dục về quyền con người
trong tất cả các lĩnh vực không chỉ riêng tôn giáo mà còn cả ngôn luận, bảo vệ đời tư,
xét xử công bằng, đối xử nhân đạo,... nhằm thúc đẩy sự tôn trọng quyền con người và
đẩy lùi sự xâm phạm nhân quyền, theo Điều 26, khoản 2, Tuyên ngôn toàn thế giới về
quyền con người năm 1948, Liên hợp quốc  đã khẳng  định rằng, một trong các mục
tiêu của giáo dục là phải nhằm: “…thúc đẩy sự  tôn trọng các quyền và tự do cơ bản
của con người…”  Chính vì thế, để giảm thiểu vấn nạn xâm phạm quyền con người
hay lợi dụng quyền tự do dân chủ để vi phạm pháp luật, chúng ta cần giáo dục, tăng
hiểu biết về nhân quyền cho tất cả mọi người.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Vũ Công Giao, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, ThS. Lê Thị Thúy
Hương, “ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo luật nhân quyền quốc tế và trong
pháp luật Việt Nam”
https://tcnn.vn/news/detail/33814/Quyen_tu_do_tin_nguong_ton_giao_theo_luat_
nhan_quyen_quoc_te_va_trong_phap_luat_Viet_Namall.html?
msclkid=66cf4bd1c04b11ecade5d6d939dca75a
2. Thư viện luật, “Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật hiện
hành, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”,
https://thuvienluat.vn/quyen-tu-do-tin-nguong-ton-giao-theo-quy-dinh-cua-
phap-luat-hien-hanh-mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien/?
msclkid=66cf0333c04b11ec931b098711919383
3. Xuân Thắng, “Quản lý hoạt động tôn giáo trên không gian mạng”,
https://congan.kontum.gov.vn/an-ninh-trat-tu/quan-ly-hoat-dong-ton-giao-tren-khong-
gian-mang.html
4. Minh Anh, “Tịnh thất Bồng Lai : Mặt trái của nền kinh tế tâm linh”,
https://vietcetera.com/vn/tinh-that-bong-lai-mat-trai-cua-kinh-te-tam-linh
5. Wikipedia, “Tịnh thất Bồng Lai”, https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB
%8Bnh_th%E1%BA%A5t_B%E1%BB%93ng_Lai
6. Hoàng Thọ, “Toàn cảnh lùm xùm tại Tịnh Thất Bồng Lai”, https://vtc.vn/toan-
canh-lum-xum-tai-tinh-that-bong-lai-ar658559.html
7. Lan Chi, “Công an làm việc với Tịnh thất Bồng Lai, nhiều chốt chặn lập từ vòng
ngoài”, https://kenh14.vn/nong-cong-an-lam-viec-voi-tinh-that-bong-lai-nhieu-
chot-chan-lap-tu-vong-ngoai-20220104170028596.chn
8. Bắc Bình, “Khám xét Tịnh thất Bồng Lai, thu thập nhiều chứng cứ quan trọng”,
https://thanhnien.vn/kham-xet-tinh-that-bong-lai-thu-thap-nhieu-chung-cu-quan-
trong-post1436433.html
9. Hà Long, Báo Người lao động, “Tiếp tục khám xét "Tịnh thất Bồng Lai", mở rộng
điều tra thêm tội danh”
https://nld.com.vn/phap-luat/tiep-tuc-kham-xet-tinh-that-bong-lai-mo-rong-dieu-
tra-them-toi-danh-20220307175612391.htm 
10. An Nhiên, theo Người đưa tin, “VTV cho Tịnh thất Bồng Lai lên sóng, chỉ ra hàng
loạt sai phạm ‘gây bão’ dư luận”

15
https://www.techz.vn/196-1121-1-vtv-cho-tinh-that-bong-lai-len-song-chi-ra-
hang-loat-sai-pham-gay-bao-du-luan-ylt544911.html 
11. Đức Cương, Báo Công an nhân dân, “Sự thật về nơi gọi là “Tịnh Thất Bồng
Lai”, “Thiền am bên bờ vũ trụ””
https://cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/su-that-ve-noi-goi-la-tinh-that-
bong-lai-thien-am-ben-bo-vu-tru-i633723/
12. Bắc Bình, Báo Thanh niên, “Công an Long An khởi tố vụ án, điều tra nhiều tội
danh tại “Tịnh thất Bồng Lai”” https://thanhnien.vn/cong-an-long-an-khoi-to-vu-
an-dieu-tra-nhieu-toi-danh-tai-tinh-that-bong-lai-post1418111.html
13. Nguyễn Quang (VOV), Báo Bình Định,“Khởi tố vụ án liên quan “Tịnh thất
Bồng Lai”” https://baobinhdinh.vn/viewer.aspx?
macm=15&macmp=17&mabb=224370
14. Báo Nhân dân, “Khởi tố chủ nhân "Tịnh thất bồng lai" về hành vi lợi dụng tôn
giáo” https://nhandan.vn/thoi-su-phap-luat/khoi-to-chu-nhan-tinh-that-bong-lai-
ve-hanh-vi-loi-dung-ton-giao-681074/
15. An Linh, Báo Dân trí, “Vén màn bí mật về Tịnh Thất Bồng Lai trục lợi từ thiện,
bóc lột trẻ em”
https://dantri.com.vn/an-sinh/ven-man-bi-mat-ve-tinh-that-bong-lai-truc-loi-tu-
thien-boc-lot-tre-em-20220105114801885.htm
16. Báo Việt giải trí, “Ông Lê Tùng Vân từng khuyên phải học hỏi Diễm My về vấn
đề đạo đức”, https://vietgiaitri.com/ong-le-tung-van-tung-khuyen-phai-hoc-hoi-
diem-my-ve-van-de-dao-duc-20220112i6263814/

17. Tùng Nguyễn, Báo Saostar, “Vì sao vụ Diễm My 'mất tích' bố mẹ trao thưởng tìm

con cả tỷ đồng nhưng cơ quan chức năng không vào cuộc?” https://saostar.vn/xa-
hoi/vi-sao-vu-diem-my-mat-tich-co-quan-chuc-nang-khong-vao-cuoc-
202111180630131472.html
18. Lệ Mai – CTV pháp lý, “Câu chuyện về “DIỄM MY – TỊNH THẤT BỒNG LAI”
và bài học về bổn phận làm con”, https://dongdoilaw.vn/cau-chuyen-ve-diem-my-
tinh-that-bong-lai-va-bai-hoc-ve-bon-phan-lam-con/?fbclid=IwAR1uW1hk-RC-
NW4uzQs4LsNRWdRwmevRiJdYBz_HOqOiWSAorBVkBvJLeEo
19. TS NGUYỄN XUÂN TRUNG, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, “Giải quyết vấn đề tôn giáo trong sức
mạnh đại đoàn kết dân tộc”, https://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc/giai-quyet-van-
de-ton-giao-trong-suc-manh-dai-doan-ket-dan-toc-256014

16
20. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội-2012, “Hỏi đáp về quyền con người”,
http://www.nhanquyen.vn/images/File/57sach%20hoi%20dap%20ve%20qcn
%202013.pdf
21. NXB Lao động – Xã hội, “Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948”,
http://www.nhanquyen.vn/images/File/53sach%20tuyen%20ngon%20nhan
%20quyen%201948.pdf

17
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

🙞🕮

TIỂU LUẬN
MÔN LUẬT HIẾN PHÁP

Đề tài: TIÊU CHÍ BẦU CỬ TỰ DO VÀ CÔNG BẰNG

Lớp: K21503 – Nhóm 1


Năm học: 2021- 2022
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Lưu Đức Quang
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………..…………..........................................2
NỘI DUNG…………………...……………………..........................................3
Chương 1: Tiêu chí áp dụng như thế nào là công bằng đối với cử
tri.........................................................................................................................3
1.1 Khái niệm…………………………………......………….........................3
1.2 Các nguyên tắc bầu cử………………………………...……....................3
Chương 2. Mối liên quan đối với các ứng cử viên và các đảng phái
chính trị..............................................................................................................6
2.1 Khái niệm…………….......………………………………….…..............6
2.2 Một số quy định về bầu cử……………………...………..………............8
2.3 Việt Nam đáp có đáp ứng các tiêu chí về ứng cử trong Tuyên ngôn Thế
giới về Tiêu chí bầu cử tự do và công bằng hay khôn..................................................9
2.4 Kết luận………………………….....……………………………….…...18
Chương 3. Vai trò của nhà nước………………………….......................19
3.1. Vai trò nhà nước trong bầu cử……………..............................................19
3.2. Hội đồng bầu cử quốc gia…………….…………....................................19
Chương 4. Đánh giá ……………………………………..................……….27
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………..............31

1
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

LỜI MỞ ĐẦU
Đối với một công dân bình thường ở tuổi trưởng thành của một quốc gia dân
chủ hiện đại, bầu cử đã trở thành một khái niệm quen thuộc và thường xuyên được
nhắc đến. Ở nghĩa gốc nguyên thủy, “bầu cử” được hiểu đơn giản là “lựa chọn” hoặc
“ra quyết định”. Trên thực tế, trong các nền dân chủ đại diện hiện đại, bầu cử là cơ chế
phổ biến nhất để chọn lựa ra người đại diện vào nắm giữ vị trí công quyền, thực thi
quyền lực nhà nước. Do đó, bầu cử có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các công
dân. Trong “Tinh thần pháp luật”, Montesquieu cho rằng trong bầu cử, cử tri thay đổi
vị trí từ người bị cai trị thành người cai trị, tức là thông qua hành vi bầu cử, người dân
thực hiện chủ quyền của mình với tư cách là người chủ để lựa chọn ra chính quyền
của mình.
 
Với ý nghĩa đó, hệ thống bầu cử là một trong những thiết chế quan trọng hàng
đầu đối với bất cứ nền dân chủ nào. Hơn nữa, hệ thống bầu cử được coi là một thiết
chế chính trị vô cùng quan trọng bởi lẽ nó tạo lập ra luật chơi trong các nền dân
chủ. Nhưng cũng chính vì vậy mà hệ thống bầu cử lại là thiết chế chính trị dễ bị điều
khiển và lợi dụng nhất. Thông qua bầu cử, những lá phiếu của người dân được chuyển
thành những ghế trong cơ quan quyền lực nhà nước, nên kiểm soát hệ thống bầu cử
tức là hình thức trực tiếp kiểm soát quyền lực. Ngày nay, để tránh sự lạm quyền và
thao túng quyền lực, các hệ thống bầu cử dân chủ hiện đại được thiết kế nhằm đạt hai
giá trị cơ bản đồng thời là phổ quát của bầu cử trên thế giới là “tự do” và “công bằng”,
đó cũng là những giá trị mơ ước của mỗi con người nói chung. Trong sự phát triển của
nhân loại, mục tiêu chiến lược của các cải cách hệ thống bầu cử trên thế giới phải để
phát huy dân chủ ngày càng mạnh mẽ, tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện chủ
quyền của mình hiệu quả hơn và hiệu lực hơn. Và chỉ có thế mới đạt được hai giá trị
cơ bản là “tự do” và “công bằng”. Vậy còn hệ thống bầu cử ở Việt Nam đã đáp ứng
hay chưa đáp ứng Tuyên ngôn về Tiêu chí bầu cử tự do và công bằng của quốc tế.

2
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

NỘI DUNG

Chương 1. Tiêu chí áp dụng như thế nào là công bằng đối với cử
tri ?

1.1. Khái niệm


1.1.1. Cử tri:
Cử tri là người có quyền bầu cử. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam – là người có quốc tịch Việt Nam, tính đến ngày bầu cử (vd:Ngày 23 tháng
5 năm 2021), đủ 18 tuổi trở lên và có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về
bầu cử đều có quyền bầu cử.
1.1.2. Bầu cử:
Bầu cử là việc lựa chọn một hoặc nhiều người cho một chức vụ công hoặc tư,
từ nhiều ứng cử viên khác nhau. Đây là hoạt động dân chủ cho phép công dân (cử tri)
lựa chọn người cho vị trí nhất định trong bộ máy nhà nước hoặc trao quyền cho người
được bầu đại diện dân chúng để thực thi các nhiệm vụ, mặt khác, hoạt động này cũng
gắn liền với yếu tố nhân quyền . Bởi thế nên vai trò của ứng cử viên và cử tri là chủ
chốt trong hoạt động bầu cử, hơn nữa, về vai trò của ứng cử viên vừa là người được
nhân dân ủy quyền vừa là người được chọn lựa cho nên họ mang trọng trách là bảo vệ
các lợi ích của nhân dân cũng như xã hội .

1.2. Các nguyên tắc bầu cử:


Với tư cách một thiết chế bảo đảm dân chủ, bầu cử có những nguyên tắc chung
nhất mà bất cứ hoạt động bầu cử ở đâu cũng đều phải tuân theo. Trong bất kỳ nhà
nước nào, quyền lãnh đạo của chính quyền chỉ có thể xuất phát từ ý chí của nhân dân
được thể hiện trong các cuộc bầu cử thực chất, công bằng và tổ chức định kỳ trên cơ
sở phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín.  Tại Điều 7 của Hiến pháp năm
2013 và Điều 1 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân,
việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo 04
nguyên tắc: Nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các
nguyên tắc bầu cử này sẽ đảm bảo hoạt động bầu cử được diễn ra an toàn, bình đẳng
và minh bạch, cũng như thể hiện sự công bằng với cử tri. Sau dây là chi tiết về các
nguyên tắc:
   +Nguyên tắc phổ thông trong bầu cử
Nguyên tắc bầu cử phổ thông là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ
bầu cử. Theo nguyên tắc này, mọi công dân không phân biệt dân tộc, giới tính, thành

3
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, đủ 18 tuổi trở lên
đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng
cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật (trừ những người bị tước
quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc người
bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt
tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự). Nguyên tắc này
thể hiện tính công khai, dân chủ rộng rãi, đòi hỏi sự bảo đảm để công dân thực hiện
quyền bầu cử và ứng cử của mình.
   +Nguyên tắc bình đẳng trong bầu cử
Bình đẳng là một nguyên tắc quan trọng xuyên suốt quá trình bầu cử, từ khi lập
danh sách cử tri cho đến khi xác định kết quả bầu cử. Nguyên tắc này nhằm bảo đảm
tính khách quan, không thiên vị để mọi công dân đều có khả năng như nhau khi tham
gia bầu cử và ứng cử; nghiêm cấm mọi sự phân biệt, kỳ thị dưới bất cứ hình thức nào.
Nguyên tắc bình đẳng trong bầu cử được thể hiện như sau:
- Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình cư trú.
- Mỗi người chỉ được ghi tên vào danh sách những người ứng cử ở 01 đơn vị bầu cử
đại biểu Quốc hội hoặc 01 đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thuộc 01 đơn vị
hành chính ở cấp tương ứng.
- Mỗi cử tri chỉ được bỏ 01 phiếu bầu đại biểu Quốc hội và 01 phiếu bầu đại biểu Hội
đồng nhân dân ở mỗi cấp.
- Giá trị phiếu bầu của mọi cử tri như nhau, không có sự phân biệt.
Nguyên tắc bình đẳng đòi hỏi phải có sự phân bổ hợp lý cơ cấu, thành phần, số
lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân
các cấp, số lượng đại biểu được bầu ở từng địa phương, bảo đảm tính đại diện của các
vùng, miền, địa phương, các tầng lớp xã hội; các dân tộc thiểu số và phụ nữ có tỷ lệ
đại diện hợp lý trong Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
   +Nguyên tắc bầu cử trực tiếp
Bầu cử trực tiếp là việc cử tri trực tiếp đi bầu cử, tự bỏ lá phiếu của mình vào
hòm phiếu để lựa chọn người đủ tín nhiệm vào cơ quan quyền lực nhà nước. Theo
Điều 69 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định:
Cử tri không được nhờ người khác bầu hộ, bầu thay hoặc bầu bằng cách gửi thư.
Trường hợp cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng
phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri.
Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu
vào hòm phiếu.

4
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ
phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị
của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người
đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc,
cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện
bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ
tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam,
nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu
bầu và thực hiện việc bầu cử.
   +Nguyên tắc bỏ phiếu kín
Nguyên tắc bỏ phiếu kín bảo đảm cho cử tri tự do lựa chọn người mình tín
nhiệm mà không bị tác động bởi những điều kiện và yếu tố bên ngoài. Theo đó, cử tri
bầu ai, không bầu ai đều được bảo đảm bí mật. Cử tri viết phiếu bầu trong khu vực
riêng, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử; không ai được biết và can thiệp
vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu.
Từ các nguyên tắc trên có thể thấy được tiêu chí công bằng trong quyền bỏ
phiếu và bầu cử của cử tri:
(1) Mọi công dân trưởng thành có quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử, trên cơ sở
không phân biệt đối xử.
(2) Mọi công dân trưởng thành có quyền tiếp cận một thủ tục có hiệu quả, công bằng
và không phân biệt đối xử đối với việc đăng ký cử tri.
(3) Không công dân nào đủ điều kiện mà bị từ chối quyền bỏ phiếu hoặc bị loại khỏi
việc đăng ký làm cử tri, nếu không phù hợp với tiêu chí khách quan có thể kiểm chứng
theo quy định của pháp luật, và với điều kiện là các biện pháp này phù hợp với các
nghĩa vụ của nhà nước theo luật pháp.
(4) Mỗi cá nhân bị từ chối quyền bầu cử hoặc được đăng ký làm cử tri thì có quyền
khiếu nại đến một cơ quan có thẩm quyền để xem xét quyết định, sửa sai kịp thời và
hiệu quả.
(5) Mỗi cử tri có quyền tiếp cận bình đẳng và hiệu quả đến một điểm bỏ phiếu để thực
hiện quyền bỏ phiếu của mình.
(6) Mỗi cử tri có quyền bình đẳng với những người khác và lá phiếu của mình có
trọng lượng tương đương với của những người khác.
(7) Quyền bỏ phiếu kín là tuyệt đối và không bị hạn chế trong bất kỳ hình thức nào.

5
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

Có thể thấy, bầu cử là nền tảng hợp pháp để hình thành các chức danh, cơ quan
lãnh đạo của các tổ chức thành viên thuộc hệ thống chính trị. Việc thực thi chế độ bầu
cử tiến bộ, phù hợp, công khai thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước ta. Nguyên tắc
bầu cử được thể hiện chặt chẽ, thống nhất và xuyên suốt trong toàn bộ quá trình tiến
hành bầu cử nhằm bảo đảm cho cuộc bầu cử khách quan, dân chủ, thể hiện đúng
nguyện vọng và đem đến sự công bằng cho cử tri khi lựa chọn người đủ tín nhiệm vào
cơ quan quyền lực nhà nước.

Chương 2. Mối liên quan đối với các ứng cử viên và các đảng phái
chính trị

2.1.  Khái niệm 


2.1.1. Ứng cử
Ứng cử là việc một người tự xét thấy mình có đủ tiêu chuẩn, trình độ, năng lực
có nguyện vọng ghi tên vào danh sách ứng cử viên hoặc được cơ quan, tổ chức giới
thiệu để đưa vào danh sách ứng cử viên để có thể được bầu làm đại biểu tại các cơ
quan dân cử (Quốc hội, Hội đồng nhân dân) hoặc làm lãnh đạo tại các cơ quan, tổ
chức, đoàn thể.  

2.1.2. Đảng phái chính trị 


Trong điều kiện lịch sử mới, quyền lực nhà nước không còn nằm trong tay vua
chúa và không được truyền cho con, cháu theo nguyên tắc thế tập, mà quyền lực được
chuyển giao cho cả một giai tầng. Việc thành lập các cơ quan nhà nước được tiến hành
bằng phương pháp bầu cử, dân chủ.
Một giai cấp hay một giai tầng nào đó muốn nắm quyền thì giai cấp hay giai
tầng đó phải bằng cách thức nào đó tập ưung ý chí của mình lại. Việc tập trung tất yếu
dẫn đến sự ra đời các tổ chức của những người tiên tiến (đội tiên phong) nhất, đại diện
cho giai cấp hay giai tầng. Đó là các đảng phái chính trị.
Việc thành lập các đảng phái chính trị của các nước tư bản thường gắn liền với
các hoạt động trong nghị viện. Nhằm mục đích tập hợp ý chí chung của các nghị sĩ, để
biến những ý chí chung này thành các quyết định của nghị viện, các nghị sĩ đã tập họp
nhau thành các nhóm. Chính những nhóm này đã trở thành những cơ sở cho các đảng
phái chính trị sau này. Hoạt động của các đảng phái lúc đầu chỉ bó hẹp trong nghị
trường, dần dần đã trở thành các đảng phái chính trị ở ngoài xã hội.

6
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

Trong xã hội dân chủ, Đảng chính trị chi phối, lãnh đạo nhà nước, làm cho
quốc gia ngày càng thịnh vượng hay suy thoái. Đảng chính trị tác động mạnh mẽ đến
đời sống chính trị - xã hội của từng quốc gia. 
Trên Thế giới, trong một Quốc gia có thể có vô số các Đảng phái chính trị khác
nhau, điển hình tại Mỹ có rất nhiều Đảng phái chính trị nhỏ hơn, tuy nhiên hai Đảng
phái lớn nhất là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. 
Ở Việt Nam, trong giai đoạn trước năm 1988 có xuất hiện các Đảng phái khác
nhau nhất là trong thời kỳ đất nước loạn lạc, thù trong giặc ngoài nhưng từ năm 1988
cho tới hiện tại Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền và là chính đảng duy
nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp. 

2.1.3. Quyền ứng cử 


Ở điều 27, Hiếp pháp năm 2013 có quy định về việc bầu cử và ứng cử như sau :
 “ Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên
có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do
luật định.”
Và tại Điều 21, Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền năm 1948 có quy định như
sau :
“ 1) Ai cũng có quyền tham gia chính quyền của quốc gia mình, hoặc trực tiếp hoặc
qua các đại biểu do mình tự do lựa chọn.
2) Ai cũng có quyền bình đẳng tham gia công vụ trong nước.
3) Ý nguyện của quốc dân phải được coi là căn bản của mọi quyền lực quốc gia; ý
nguyện này phải được biểu lộ qua những cuộc tuyển cử có định kỳ và trung thực, theo
phương thức phổ thông đầu phiếu kín, hay theo các thủ tục tuyển cử tự do tương tự.” 
Từ đó ta có thể kết luận rằng:
 Quyền ứng cử là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân.
 Quyền ứng cử là việc công dân có đủ điều kiện thể hiện nguyện vọng của mình
được ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
 Công dân đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân
dân. 

Và quyền được bầu cử, ứng cử được bảo vệ trong rất nhiều văn kiện Quốc tế
như:
 • Công ước về quyền chính trị của phụ nữ, 1952 (Điều 1), Công ước về xóa bỏ
mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, 1979 (Điều 7): bảo vệ các
quyền tham gia chính trị, bao gồm quyền bầu cử và ứng cử, của phụ nữ. 
 • Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, 1965 (Điều 5): bảo
vệ các quyền tham gia chính trị, bao gồm quyền bầu cử và ứng cử, của mọi
người mà không bị phân biệt đối xử về chủng tộc, sắc tộc.

7
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

• Công ước về quyền của người khuyết tật, 2007 (Điều 29): bảo vệ quyền tham
gia vào đời sống chính trị, gồm quyền bầu cử và ứng cử, tham gia vào các cuộc
trưng cầu ý dân..., của người khuyết tật bình đẳng với những người khác
 • Bên cạnh các điều ước toàn cầu, các văn kiện nhân quyền khu vực cũng đều
có các quy định bảo vệ các quyền chính tri, quyền bầu cử, ứng cử. Chẳng hạn
như Công ước nhân quyền châu Âu, 1950 (Điều 3), Công ước nhân quyền châu
Mỹ, 1969 (Điều 23), Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền các
dân tộc, 1981 (Điều 13), Tuyên ngôn nhân quyền ASEAN, 2012 (đoạn 25)...

2.2. Một số quy định về bầu cử

2.2.1. Tiêu chuẩn của người ứng cử


Tại Điều 3, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
có quy định về người ứng cử như sau :

“ Điều 3. Tiêu chuẩn của người ứng cử


1. Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội
quy định tại Luật tổ chức Quốc hội.
2. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu
Hội đồng nhân dân quy định tại Luật tổ chức chính quyền địa phương.” 
 
Theo Điều 3 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
2015 quy định tiêu chuẩn của người ứng cử như sau: Người ứng cử đại biểu Quốc hội
phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Luật tổ chức Quốc hội.
Cụ thể, Điều 22 Luật tổ chức Quốc hội 2014 (sửa đổi năm 2019) quy định 06 tiêu
chuẩn của đại biểu Quốc hội gồm:
+ Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
+ Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc
đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
+  Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp
hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi
biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
+ Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác
và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
+ Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín
nhiệm.
+ Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
 
2.2.2. Quy định về tuổi

8
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên
có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp theo quy định của Luật này. (Theo
Điều 1 và Điều 2 Luật Bầu cử 2015 ) .

2.2.3. Quy định về phụ nữ và người dân tộc


Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường
vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn chủ tịch Ban chấp hành trung ương
Hội LHPN Việt Nam, bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính
thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ. Số lượng người dân tộc thiểu
số được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến
trên cơ sở đề nghị của Hội đồng dân tộc của Quốc hội, bảo đảm có ít nhất 18% tổng số
người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân
tộc thiểu số. Số người được giới thiệu để ứng cử đại biểu HĐND các cấp cũng phải
bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức là phụ nữ; số lượng
người ứng cử là người dân tộc thiểu số được xác định phù hợp với tình hình cụ thể của
từng địa phương. (Theo Điều 8 và Điều 9 của Luật Bầu cử 2015 ). 

2.2.4. Trường hợp không đủ điều kiện tham gia ứng cử


Chứng tỏ được sự bình đẳng của con người trong việc tham gia ứng cử, tuy vậy
việc tham gia ứng cử vẫn phải trong khuôn khổ pháp luật quy định ( Điều 27, Hiến
pháp 2013):
Những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân:
 Người dưới 21 tuổi.
 Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có
hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc
mất năng lực hành vi dân sự.
 Người đang bị khởi tố bị can. 
  Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.
 Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa
được xóa án tích.
 Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt
buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Và một số các quy định khác trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân 2015, Luật tổ chức Quốc hội 2014, sửa đổi và bổ sung năm 2019 

2.3. Việt Nam đáp có đáp ứng các tiêu chí về ứng cử trong Tuyên ngôn Thế giới
về Tiêu chí bầu cử tự do và công bằng hay không? 

9
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

Các cuộc bầu cử tự do và công bằng là nền tảng của nền dân chủ. 

Các quyền và trách nhiệm về ứng cử, đảng và chiến dịch vận động (Tuyên ngôn
Thế giới về Tiêu chí bầu cử tự do và công bằng):

(1) Mọi người đều có quyền tham gia vào chính quyền của đất nước mình và có cơ hội
bình đẳng để trở thành một ứng cử viên trong cuộc bầu cử. Các tiêu chí để tham gia
vào chính quyền được xác định phù hợp với hiến pháp và luật pháp quốc gia và không
được trái với các nghĩa vụ quốc tế của nhà nước.

(2) Mọi người đều có quyền tham gia hoặc cùng với những người khác thành lập một
đảng chính trị hoặc một tổ chức với mục đích cạnh tranh trong một cuộc bầu cử.

(3) Mọi người, một cách cá nhân và cùng với những người khác, có quyền:
·    Bày tỏ quan điểm chính trị mà không bị can thiệp;
·    Tìm kiếm, tiếp nhận, truyền tải thông tin và lựa chọn với thông tin đầy đủ;
·    Di chuyển tự do trong cả nước để vận động cho cuộc bầu cử;
·    Vận động trên cơ sở bình đẳng với các đảng chính trị khác, bao gồm cả đảng
thành lập chính phủ hiện tại.
(4) Mỗi ứng cử viên cho cuộc bầu cử và mỗi đảng chính trị sẽ có cơ hội bình đẳng
trong tiếp cận với các phương tiện truyền thông, đặc biệt là các phương tiện truyền
thông đại chúng, để trình bày quan điểm chính trị của mình.

(5) Quyền an toàn của ứng viên liên quan đến tính mạng và tài sản của họ được công
nhận và bảo vệ.

(6) Mỗi cá nhân và mỗi đảng chính trị có quyền được pháp luật bảo vệ và có cơ chế
đối với các vi phạm các quyền chính trị và quyền bầu cử.

(7) Các quyền nêu trên chỉ có thể chịu những hạn chế có tính chất ngoại lệ, phù hợp
với pháp luật và hợp lý cần thiết trong một xã hội dân chủ vì lợi ích của an ninh quốc
gia hoặc trật tự công cộng, bảo vệ sức khỏe công cộng hoặc đạo đức hoặc bảo vệ các
quyền và tự do của người khác, và với điều kiện chúng phù hợp với các nghĩa vụ theo
luật quốc tế. Những hạn chế được phép về việc ứng cử, thành lập và hoạt động của các
đảng chính trị và các quyền vận động chiến dịch tranh cử sẽ không được áp dụng để vi
phạm các nguyên tắc không phân biệt đối xử vì lý do chủng tộc, màu da, giới tính,
ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài
sản, hoặc tình trạng khác.

(8) Mỗi cá nhân hoặc đảng chính trị mà quyền về ứng cử, về hoạt động đảng hoặc
chiến dịch vận động bị từ chối hoặc hạn chế được quyền khiếu nại với một cơ quan có
thẩm quyền để xem xét quyết định và sửa lỗi kịp thời và hiệu quả.

10
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

(9) Các quyền về ứng cử, về hoạt động đảng và chiến dịch vận động đi kèm với các
trách nhiệm với cộng đồng. Đặc biệt, không có ứng cử viên hoặc đảng phái chính trị
nào được tham gia vào bạo lực.

(10) Mỗi ứng cử viên và chính đảng cạnh tranh trong một cuộc bầu cử phải tôn trọng
các quyền và tự do của người khác.

(11) Mỗi ứng cử viên và chính đảng cạnh tranh trong một cuộc bầu cử sẽ chấp nhận
kết quả của một cuộc bầu cử tự do và công bằng.

2.3.1. So sánh các tiêu chí

Tiêu chí (1): Mọi người đều có quyền tham gia vào chính quyền của đất nước mình
và có cơ hội bình đẳng để trở thành một ứng cử viên trong cuộc bầu cử. Các tiêu
chí để tham gia vào chính quyền được xác định phù hợp với hiến pháp và luật pháp
quốc gia và không được trái với các nghĩa vụ quốc tế của nhà nước.
=> Việt Nam đáp ứng được tiêu chí này 
Ở điều 27, Hiến pháp Việt Nam quy định:
“Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi
trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các
quyền này do luật định.” 
Vậy bất kỳ công dân Việt Nam nào cũng có thể ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng
nhân dân của đất nước Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện để tham gia vào Quốc
hội hay Hội đồng nhân dân theo Điều 3, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu
Hội đồng nhân dân 2015: 
“Điều 3. Tiêu chuẩn của người ứng cử
1. Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội
quy định tại Luật tổ chức Quốc hội.
2. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu
Hội đồng nhân dân quy định tại Luật tổ chức chính quyền địa phương.” 
Các tiêu chuẩn này được quy định trong Luật Tổ chức Quốc hội 2014, sửa đỏi và bổ
sung năm 2020 
Tất cả ứng cử viên khi ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân đều bình đẳng về
giới tính, dân tộc, xuất thân, tôn giáo. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của
bầu cử ở nước ta hiện nay là: Nguyên tắc phổ thông trong 4 nguyên tắc (phổ thông,
bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín).  Điều này cũng thể hiện rõ ở Điều 8 khoản 2 và
3, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 
“2. Số lượng người dân tộc thiểu số được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy
ban thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Hội đồng dân tộc của Quốc
hội, bảo đảm có ít nhất mười tám phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức
những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số.

11
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

3. Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ
Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn chủ tịch Ban chấp hành trung ương Hội
liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bảo đảm có ít nhất ba mươi lăm phần trăm tổng số người
trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ.”
 
Ví dụ về Tôn giáo:
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ
2021-2026 có nhiều ứng cử viên là chức sắc, chức việc, tín đồ các tổ chức tôn giáo.
Nhiều ứng cử viên đang giữ trọng trách, nhiệm vụ của riêng mình trong lĩnh vực tôn
giáo, tín ngưỡng, song, các chức sắc, chức việc đều có chung quan điểm “Tôn giáo
luôn đồng hành, vì sự phát triển của dân tộc”.
 
Theo số liệu tổng hợp từ Hội đồng Bầu cử quốc gia và Ủy ban Bầu cử các cấp,
có 8 chức sắc tôn giáo là ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV; 12.679 nhân sự các
tôn giáo được lập danh sách chính thức đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu HĐND các cấp
nhiệm kỳ 2021-2026. Riêng trong số nhân sự tham gia ứng cử đại biểu HĐND cấp
tỉnh, có 126 chức sắc, chức việc thuộc các tôn giáo: Phật giáo (72 chức sắc, chức
việc); Công giáo (21 Linh mục, 9 chức việc); Cao Đài (07 chức sắc, chức việc); Tin
Lành (05 chức sắc, chức việc); Phật giáo Hòa Hảo (07 chức việc); Hồi giáo (04 chức
sắc, chức việc), Tịnh độ cư sĩ Phật hội (01 chức việc).

Tiêu chí (2): Mọi người đều có quyền tham gia hoặc cùng với những người khác
thành lập một đảng chính trị hoặc một tổ chức với mục đích cạnh tranh trong một
cuộc bầu cử.
=>Chưa đáp ứng được tiêu chí này 
Tại Việt Nam hiện nay chỉ có một Đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam
nên việc cạnh tranh trong một cuộc bầu cử giữa các Đảng phái chính trị là không có từ
năm 1988 cho tới thời điểm hiện tại. Và việc bầu cử gần đây tại Việt Nam đang thiếu
tính cạnh tranh giữa các ứng cử viên. Tính cạnh tranh tuy đã được thể hiện trong các
công đoạn của quá trình bầu cử, từ khâu chọn lựa nhân sự, phân chia đơn vị bầu cử
đến vận động bầu cử, nhưng nhìn chung còn khá mờ nhạt. So với các cuộc bầu cử
hiện nay trên Thế giới, tiêu biểu là cuộc bầu cử tại Pháp, tính cạnh tranh vô cùng
mạnh mẽ thì tại Việt Nam tính cạnh tranh lại không được thể hiện quá nhiều. 

Tiêu chí (3):  Mọi người, một cách cá nhân và cùng với những người khác, có
quyền:
·    Bày tỏ quan điểm chính trị mà không bị can thiệp;
·    Tìm kiếm, tiếp nhận, truyền tải thông tin và lựa chọn với thông tin đầy đủ;
·    Di chuyển tự do trong cả nước để vận động cho cuộc bầu cử;
·    Vận động trên cơ sở bình đẳng với các đảng chính trị khác, bao gồm cả
đảng thành lập chính phủ hiện tại.

12
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

=> Đáp ứng 


Trong chương VI. TUYÊN TRUYỀN VÀ VẬN ĐỘNG BẦU CỬ tại Luật Bầu cử đại
biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân có quy định đầy đủ.
Theo đó, mọi người có thể bày tỏ quan điểm chính trị của mình nhưng nhất định
không được tuyên truyền trái với Hiến pháp của nhà nước và pháp luật cũng như làm
tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá
nhân khác. Được phép tìm kiếm, tiếp nhận, truyền tải thông tin và lựa chọn với thông
tin đầy đủ cũng như di chuyển tự do trong cả nước để vận đông bầu cử hoặc vận động
bầu cử thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Và tất cả hoạt động trên phải
đảm bảo dựa trên cơ sở bình đẳng. Thể hiện rõ qua khoản 1 Điều 63, Luật Bầu cử đại
biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 
“1. Việc vận động bầu cử được tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp
luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.” 
 
Tiêu chí (4): Mỗi ứng cử viên cho cuộc bầu cử và mỗi đảng chính trị sẽ có cơ hội
bình đẳng trong tiếp cận với các phương tiện truyền thông, đặc biệt là các phương
tiện truyền thông đại chúng, để trình bày quan điểm chính trị của mình.
=> Đáp ứng 
Trong Điều 67, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 
quy định: 
“Điều 67. Vận động bầu cử thông qua phương tiện thông tin đại chúng
1. Người ứng cử đại biểu Quốc hội trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành
động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội khi trả lời phỏng vấn trên các
phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương nơi mình ứng cử và trên trang thông tin
điện tử về bầu cử đại biểu Quốc hội của Hội đồng bầu cử quốc gia.
2. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân trình bày với cử tri về dự kiến chương
trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân khi trả lời
phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và trên trang thông
tin điện tử về bầu cử của Ủy ban bầu cử (nếu có).
3. Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan quản lý
trang thông tin điện tử thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc đăng tải nội
dung vận động bầu cử.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc đăng tải chương trình hành động của người
ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân trên các phương tiện
thông tin đại chúng của địa phương.” 
 
Cho thấy Việt Nam đáp ứng tiêu chí này của Tuyên ngôn Quốc tế về Tiêu chí
bầu cử tự do và công bằng khá tốt bởi ứng cử viên có thể trình bày với cử tri của mình
về hướng đi trong tương lai của họ nếu trở thành đại biểu Quốc hội hay đại biểu Hội
đồng nhân dân thông qua các trang thông tin điện tử về bầu cử của Ủy ban bầu cử,

13
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

hơn thế nữa là việc cho phép ứng cử viên có thể vận động bầu cử thông qua phương
tiện thông tin đại chúng giúp cử tri hiểu rõ về các ứng cử viên và cho ra quyết định
đúng đắn nhất. 
 
Tiêu chí (5): Quyền an toàn của ứng viên liên quan đến tính mạng và tài sản của
họ được công nhận và bảo vệ.
=> Chưa đáp ứng 
Trong Điều 19 và khoản 1, khoản 2 Điều 32, Hiến pháp Việt Nam 2013 có quy định:
 “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị
tước đoạt tính mạng trái luật.” 
 “1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu
sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức
kinh tế khác.
2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.”
 
Cho nên quyền an toàn của ứng viên liên quan đến tính mạng và tài sản của họ
được công nhận và bảo vệ là đương nhiên. Tuy vậy, trong bầu cử chưa có điều luật
nào bảo vệ quyền an toàn của ứng cử viên về tính mạng và tài sản. Điều này có thể
xuất phát từ việc trong quá trình bầu cử, mức độ cạnh tranh thấp khiến cho các ứng
viên không có mối đe dọa về tính mạng và tài sản nhưng tuyệt nhiên không thể không
có vấn đề này xảy ra, hơn nữa đây còn là vấn đề về nhân quyền và còn được quy định
trong Hiến pháp. Vì thế việc đảm bảo quyền an toàn cho các ứng cử viên là cần thiết
và cần được quy định rõ trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng
nhân dân. 
 
Tiêu chí (6): Mỗi cá nhân và mỗi đảng chính trị có quyền được pháp luật bảo vệ và
có cơ chế đối với các vi phạm các quyền chính trị và quyền bầu cử.
=> Đáp ứng khá tốt 
Pháp luật Việt Nam bảo vệ quyền lợi của cá nhân và có các cơ chế đối với vi phạm
các quyền chính trị và quyền bầu cử như sau:
Tội xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân
của công dân (Điều 160 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017):
“1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công
dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng
cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù
từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 02
năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

14
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

c) Dẫn đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05
năm.”
 
Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân (Điều 161, Điều 160 Bộ luật
Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017):
“1. Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng
cầu ý dân mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch
kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm
hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03
năm:
a) Có tổ chức;
b) Dẫn đến phải tổ chức lại việc bầu cử hoặc trưng cầu ý dân.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05
năm.”
Hai điều trên đã thể hiện được quyền được pháp luật bảo vệ đối với cả ứng cử viên và
cử tri cũng như các hình thức xử phạt khi vi phạm quyền này của cá nhân. Trong Luật
Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đã thể hiện được quyền này,
thể hiện được nhân quyền của ứng cử viên cũng như bảo vệ các quyền lợi hợp pháp
của họ theo đúng tinh thần của Hiến pháp và nhân quyền thông qua Điều 95 Xử lý vi
phạm:
“Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu
cử, ứng cử của công dân; vi phạm các quy định về vận động bầu cử; người có trách
nhiệm trong công tác bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ
đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử hoặc vi phạm các quy định khác của pháp
luật về bầu cử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi
phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.” 
 
Tiêu chí (7): Các quyền nêu trên chỉ có thể chịu những hạn chế có tính chất ngoại
lệ, phù hợp với pháp luật và hợp lý cần thiết trong một xã hội dân chủ vì lợi ích của
an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, bảo vệ sức khỏe công cộng hoặc đạo đức
hoặc bảo vệ các quyền và tự do của người khác, và với điều kiện chúng phù hợp
với các nghĩa vụ theo luật quốc tế. Những hạn chế được phép về việc ứng cử, thành
lập và hoạt động của các đảng chính trị và các quyền vận động chiến dịch tranh cử
sẽ không được áp dụng để vi phạm các nguyên tắc không phân biệt đối xử vì lý do
chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan điểm khác,
nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, hoặc tình trạng khác.
=> Có thể nói Bầu cử tại Việt Nam đáp ứng khá đầy đủ các tiêu chí kể trên như hoàn
toàn không phân biệt đối xử vì các lý do chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, màu da, giới

15
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

tính, chính kiến, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, ...nhưng với Việt Nam các vấn
đề đa Đảng không tồn tại gay gắt như trên Thế giới nên về tính cạnh tranh giữa các
Đảng phái chính trị là hầu như không có hay cả việc cạnh tranh giữa các ứng cử viên
là rất ít. Cho nên đối với Việt Nam việc đáp ứng đa số các tiêu chí trên là khá hợp lí,
phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của Đất nước, tuy nhiên nhận định này không hoàn
toàn đúng đắn bởi việc chưa đáp ứng đủ các tiêu chí trên có thể do nảy sinh một số
vấn đề cốt lõi. 
 
Tiêu chí (8):  Mỗi cá nhân hoặc đảng chính trị mà quyền về ứng cử, về hoạt động
đảng hoặc chiến dịch vận động bị từ chối hoặc hạn chế được quyền khiếu nại với
một cơ quan có thẩm quyền để xem xét quyết định và sửa lỗi kịp thời và hiệu quả.
=> Chưa đáp ứng được.
Ở Điều 61, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 
quy định:
“Khiếu nại, tố cáo về người ứng cử, lập danh sách người ứng cử
1. Công dân có quyền tố cáo về người ứng cử, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về những
sai sót trong việc lập danh sách những người ứng cử. Việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị
được thực hiện như sau:
a) Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến người ứng cử đại biểu Quốc hội, việc lập
danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội được gửi đến Ban bầu cử đại biểu
Quốc hội, Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Hội đồng bầu cử quốc gia. Trường hợp người khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị không đồng ý với kết quả giải quyết của Ban bầu cử, Ủy ban bầu
cử thì có quyền khiếu nại đến Hội đồng bầu cử quốc gia. Quyết định của Hội đồng bầu
cử quốc gia là quyết định cuối cùng;
b) Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân
dân, việc lập danh sách những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp nào thì
được gửi tới Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp đó. Trường hợp người
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đồng ý với kết quả giải quyết của Ban bầu cử thì có
quyền khiếu nại đến Ủy ban bầu cử ở cấp tương ứng. Quyết định của Ủy ban bầu cử là
quyết định, cuối cùng;
c) Ban bầu cử, Ủy ban bầu cử, Hội đồng bầu cử quốc gia phải ghi vào sổ và giải quyết
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị nhận được theo thẩm quyền.
2. Trong thời hạn 10 ngày trước ngày bầu cử, Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu
cử, Ban bầu cử ngừng việc xem xét, giải quyết mọi khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về
người ứng cử và việc lập danh sách những người ứng cử.
Trong trường hợp những khiếu nại, tố cáo đã rõ ràng, có đủ cơ sở kết luận người ứng
cử không đáp ứng đủ tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân
thì Hội đồng bầu cử quốc gia (đối với bầu cử đại biểu Quốc hội) hoặc Ủy ban bầu cử
ở cấp tương ứng (đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân) quyết định xóa tên

16
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

người đó trong danh sách chính thức những người ứng cử trước ngày bầu cử và thông
báo cho cử tri biết.
3. Không xem xét, giải quyết đối với những đơn tố cáo không có họ, tên người tố cáo
hoặc mạo danh người khác để tố cáo.
4. Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Ủy ban bầu cử ở huyện, Ủy ban
bầu cử ở xã chuyển toàn bộ hồ sơ về khiếu nại, tố cáo chưa được giải quyết đến Ủy
ban thường vụ Quốc hội (đối với bầu cử đại biểu Quốc hội) hoặc Thường trực Hội
đồng nhân dân khóa mới ở cấp tương ứng (đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân) để tiếp tục xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.” 
Có thể thấy rằng ứng cử viên được quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị đến Ban
bầu cử đại biểu Quốc hội, Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Hội đồng bầu cử quốc gia. Trường
hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đồng ý với kết quả giải quyết của Ban
bầu cử, Ủy ban bầu cử thì có quyền khiếu nại đến Hội đồng bầu cử quốc gia. Quyết
định của Hội đồng bầu cử quốc gia là quyết định cuối cùng. 
 
Tuy nhiên, chưa có quy định rõ ràng về việc ứng cử viên bị từ chối hoặc hạn
chế về quyền ứng cử, về hoạt động Đảng hoặc chiến dịch vận động có được quyền
khiếu nại hay không trong Luật Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng
nhân dân. Nên đây là tiêu chí mà nước ta chưa đáp ứng được, việc bảo vệ quyền lợi
của cá nhân khi tham gia hoạt động bầu cử nhất là về ứng cử cần phải được đẩy mạnh
hơn nữa để đáp ứng đúng với tinh thần của Hiến pháp và nhân quyền .
 
 
 Tiêu chí (9): Các quyền về ứng cử, về hoạt động đảng và chiến dịch vận động đi
kèm với các trách nhiệm với cộng đồng. Đặc biệt, không có ứng cử viên hoặc đảng
phái chính trị nào được tham gia vào bạo lực.
 => Đáp ứng khá tốt 
Trách nhiệm của ứng cử viên là vô cùng quan trọng khi phải cho cử tri thấy
được hướng đi của mình trong tương lai nếu trở thành đại biểu Quốc hội hay đại biểu
Hội đồng nhân dân cho nên họ phải có trách nhiệm với cộng đồng trong từng hành
động và lời nói. Tất cả những điều ấy mới công bằng với quyền về ứng cử, về hoạt
động Đảng và chiến dịch hoạt động của họ và vì vậy nên họ nhất định không được
tham gia vào bạo lực- hành động trái với nhân quyền, quy phạm xã hội, đạo đức. Các
ứng cử viên nước ta khi tham gia bầu cử luôn đảm bảo điều này nhưng trong Luật Bầu
cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cũng chưa có quy định rõ về việc
này, có thể thấy tình trạng bạo lực trên Thế giới sau bầu cử diễn ra rất đáng quan ngại,
điển hình như Mỹ, ở Việt Nam đây được coi là hành động cản trở công vụ, phá hoại
cuộc bầu cử. Chống bạo lực là điều kiện tiên quyết của các ứng cử viên khi tham gia
bầu cử, họ dù trong quá khứ hay hiện tại đều không được có các hành động bạo lực
hay tham gia vào bạo lực. 

17
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

 
Tiêu chí (10): Mỗi ứng cử viên và chính đảng cạnh tranh trong một cuộc bầu cử
phải tôn trọng các quyền và tự do của người khác.
=> Chưa đáp ứng đủ 
Quyền và tự do của người khác hay nhân quyền luôn là thứ bất khả xâm phạm
của họ. Ở vị trí ứng cử viên đại biểu Quốc hội hay đại biểu Hội đồng nhân dân, họ
nhất định phải tôn trọng các quyền này của bất cứ ai dù là đối thủ cạnh tranh trong
một cuộc bầu cử. Tại Việt Nam, tiêu chí chưa được nêu rõ ràng trong Luật Bầu cử đại
biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nhưng là một trong những quyền được
quy định trong Hiến pháp về quyền con người.
 
Tiêu chí (11): Mỗi ứng cử viên và chính đảng cạnh tranh trong một cuộc bầu cử sẽ
chấp nhận kết quả của một cuộc bầu cử tự do và công bằng.
=> Chưa đáp ứng 
Một cuộc bầu cử tự do và công bằng thì các ứng cử viên sẽ chấp nhận kết quả
công bằng đó. Luật pháp sẽ bảo vệ quyền ứng cử của mọi người, ứng cử viên cũng
được quyền khiếu nại cũng như được pháp luật bảo vệ về tất cả quyền nhưng khi cuộc
bầu cử tự do và công bằng diễn ra thì kết quả của của bầu cử cũng sẽ thể hiện hai tính
chất tự do và công bằng đó và vì thế nên việc các ứng cử viên chấp nhận kết quả sẽ
chứng tỏ đây hoàn toàn là cuộc bầu cử tự do và công bằng, thể hiện một nền dân chủ
đáng tự hào. Tại Việt Nam, tiêu chí này không được quy định rõ tại các bộ luật hay
Hiến pháp nhưng hầu hết không xảy ra sự phản đối của các ứng cử viên đối với kết
quả bầu cử. Tuy vậy, việc quy định trong Luật pháp là cần thiết để đảm bảo tinh thần
của nhân quyền trong hoạt động bầu cử.

2.4 Kết luận

Qua những so sánh giữa Tuyên ngôn về Tiêu chí về Bầu cử tự do và công bằng
với Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 của Việt Nam
cùng với những thực tế mà Việt Nam đã đạt được trong hoạt động bầu cử cũng cho
thấy rằng nước ta đáp ứng khá tốt các tiêu chí trên nhằm đảm bảo tính nhân quyền
cũng như sự tự do, công bằng của ứng cử viên khi tham gia hoạt động bầu cử. Đây là
nỗ lực của toàn Đảng và toàn dân nhằm xây dựng một đất nước dân chủ, một số tiêu
chí chưa đáp ứng được là do tính chất của hoạt động chính trị tại Việt nam.
Khác với chế độ phong kiến vua là chủ, nay là chế độ dân chủ, nhà nước của dân thì
dân là chủ, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước không thể là các ông quan cách mạng,
mà là công bộc của nhân dân, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ
quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là

18
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới
quyền thống trị của Pháp, Nhật”
Ngay sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, chính Bác Hồ trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời đã đề nghị
sớm có một cuộc bầu cử để thông qua Hiến pháp, Người nói: “… Nhân dân không
được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề
nghị Chính phủ phải có tổ chức càng sớm càng hay, cuộc tổng tuyển cử với chế độ
phổ thông đầu phiếu”. 
Bởi thế, vai trò của ứng cử viên rất quan trọng khi phải chứng minh được trách
nhiệm của mình đối với cộng đồng và xã hôi, Đất nước. Hiểu rõ được trọng trách của
bản thân cũng như quyền lợi của người khác, quyền tự do, quyền con người của bất cứ
ai để đảm bảo hoạt động bầu cử là tự do, là công bằng mới tạo nên một Đất nước dân
chủ, tạo cuộc sống ấm no cho dân chúng. 

Chương 3. Vai trò của nhà nước

3.1. Vai trò nhà nước trong bầu cử


 Tổ chức các hoạt động bầu cử.
 Đảm bảo đạt được và củng cố các mục tiêu dân chủ, kể cả thông qua việc thành
lập một cơ chế trung lập, vô tư hoặc cân bằng cho việc quản lý của các cuộc
bầu cử.
 Thực hiện lập pháp và các biện pháp khác, phù hợp với quy trình hiến định của
mình, để đảm bảo rằng bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân
thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín.
 Giám sát, đảm bảo tính liêm chính của các lá phiếu thông qua các biện pháp
thích hợp
 Đảm bảo sự công bằng giữa các cử tri, trong thủ tục đăng ký cử tri. Xây dựng
tiêu chí rõ ràng cho việc đăng ký và đảm bảo rằng các quy định này được áp
dụng mà không có bất kỳ sự phân biệt nào.
 Đảm bảo các cử tri được tự do bày tỏ những nguyện vọng của mình.
 Bảo đảm an toàn an ninh trong quá trình bầu cử diễn ra. Cơ quan nhà nước thực
hiện các bước cần thiết để ngăn chặn bạo lực liên quan đến bầu cử.
 Đảm bảo quyền bầu cử và tính công bằng cho người tham gia bầu cử
 Giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác bầu cử
3.2. Hội đồng bầu cử quốc gia
Điều 117 Hiến pháp năm 2013 quy định: 
1. Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức
bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu HĐND các
cấp. 

19
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

2. Hội đồng bầu cử quốc gia gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên. 
3. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng bầu cử quốc gia và số lượng
thành 
Điều này là cơ sở pháp lý của mục 1 Chương III (từ Điều 12 đến Điều 20) của luật bầu
cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND 2015 quy định về HĐBCQG
- Pháp luật quy định HĐBCQG do Quốc hội thành lập là phù hợp với cơ chế hình
thành các cơ quan hiến định trong bộ máy nhà nước và mô hình tổ chức quyền lực
của Việt Nam. Bên cạnh đó, quy định như vậy vừa có ý nghĩa thừa nhận HĐBCQG là
cơ quan nhà nước ở trung ương, vừa thể hiện vị trí độc lập trong mối quan hệ với
Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ... các thiết chế
do Quốc hội lập nên. Tuy nhiên ở một góc độ nào đó điều 12 trong luật bầu cử đại
biểu Quốc hội và đại biểu HĐND vẫn thể hiện sự không minh bạch và công bằng 
Điều 12. Cơ cấu, tổ chức của Hội đồng bầu cử quốc gia
1. Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội thành lập, có từ mười lăm đến hai mươi mốt
thành viên gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên là đại diện Ủy ban thường
vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số cơ
quan, tổ chức hữu quan.
2. Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội bầu, miễn nhiệm theo đề nghị của
Ủy ban thường vụ Quốc hội. Các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc
gia do Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
3. Hội đồng bầu cử quốc gia thành lập các tiểu ban để giúp Hội đồng bầu cử quốc gia
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong từng lĩnh vực.
Điều 12 đã cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Luật quy định cơ cấu thành viên của
HĐBCQG từ mười lăm đến hai mươi mốt người bao gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và
các Ủy viên là đại diện của UBTVQH, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức hữu quan khác HĐBCQG. Tuy nhiên sự
thiếu vắng các chuyên gia, đại diện trung lập từ các tổ chức xã hội dân sự, tổ chức
nghề nghiệp là hạn chế điều này làm giảm sự độc lập của HĐBCQG với các cơ quan
chính trị nhà nước. Hơn thế nữa các lãnh đạo trong các cơ quan chủ chốt của nhà
nước đa phần là đại biểu Quốc hội, rất dễ dẫn đến tình trạng “chính mình lại tổ chức
bầu ra mình”
CÔNG BÁO/Số 869 + 870/Ngày 28-7-2015
Luật số: 85/2015/QH13
Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn chung của Hội đồng bầu cử quốc gia
1. Tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
3. Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử.
4. Chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử.
5. Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử.
 

20
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng bầu cử quốc gia trong việc tổ chức
bầu cử đại biểu Quốc hội
1. Ấn định và công bố số đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách các đơn vị bầu
cử và số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử.
2. Nhận và xem xét hồ sơ của người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ
chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương giới thiệu
ứng cử đại biểu Quốc hội; nhận hồ sơ và danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội
do Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi đến.
3. Gửi danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu
nhập của những người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương giới thiệu ứng cử
đại biểu Quốc hội đến Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam để thực hiện việc hiệp thương. Giới thiệu và gửi hồ sơ của người ứng cử đại biểu
Quốc hội đã được Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiệp
thương, giới thiệu để về ứng cử tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Lập và công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo
từng đơn vị bầu cử; xóa tên người ứng cử trong danh sách chính thức những người
ứng cử đại biểu Quốc hội.
5. Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử của các Ủy ban bầu cử ở tỉnh,
thành, phố trực thuộc trung ương, Ban bầu cử; lập biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại
biểu Quốc hội trong cả nước.
6. Quyết định việc bầu cử thêm, bầu cử lại đại biểu Quốc hội hoặc hủy bỏ kết quả bầu
cử và quyết định ngày bầu cử lại ở khu vực bỏ phiếu, đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội
có vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
7. Xác nhận và công bố kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả nước; xác nhận tư
cách của người trúng cử đại biểu Quốc hội.
8. Trình Quốc hội khóa mới báo cáo tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước và kết quả
xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội được bầu.
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội; chuyển giao hồ
sơ, khiếu nại, tố cáo liên quan đến những người trúng cử đại biểu Quốc hội cho Ủy
ban thường vụ Quốc hội.
10. Quản lý và phân bổ kinh phí tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội.

Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng bầu cử quốc gia trong việc chỉ đạo,
hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện các quy định, của pháp luật về bầu cử đại biểu
Hội đồng nhân dân.
2. Hướng dẫn hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
3. Kiểm tra việc tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

21
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

4. Hủy bỏ kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và quyết định ngày bầu cử lại ở
khu vực bỏ phiếu, đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân có vi phạm pháp luật
nghiêm trọng.
 
Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban bầu cử
1. Trong việc bầu cử đại biểu Quốc hội, Ủy ban bầu cử ở tỉnh có các nhiệm vụ, quyền
hạn sau đây:
a) Chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội ở các đơn vị bầu cử đại
biểu Quốc hội trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; kiểm tra, đôn đốc
việc thi hành pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội của Ban bầu cử đại biểu Quốc hội,
Tổ bầu cử;
b) Chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử đại biểu
Quốc hội ở địa phương;
c) Chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử
đại biểu Quốc hội ở địa phương;
d) Nhận và xem xét hồ sơ của người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức
kinh tế ở địa phương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và hồ sơ của người tự ứng
cử đại biểu Quốc hội tại địa phương; gửi danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử
tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của những người được giới thiệu ứng cử và
những người tự ứng cử đại biểu Quốc hội đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam cấp tỉnh để tiến hành hiệp thương; gửi hồ sơ và danh sách người ứng
cử đại biểu Quốc hội tại địa phương đến Hội đồng bầu cử quốc gia;
đ) Lập danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo đơn vị bầu cử và báo
cáo để Hội đồng bầu cử quốc gia quyết định;
e) Chỉ đạo, kiểm tra việc lập và niêm yết danh sách cử tri;
g) Nhận tài liệu, phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và phân
phối cho các Ban bầu cử đại biểu Quốc hội chậm nhất là 25 ngày trước ngày bầu cử;
h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc
hội của Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử; khiếu nại, tố cáo về bầu cử đại biểu
Quốc hội do Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử chuyển đến; khiếu nại, tố cáo
về người ứng cử đại biểu Quốc hội;
i) Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội của các Ban
bầu cử đại biểu Quốc hội; lập biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội ở
địa phương;
k) Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội theo yêu cầu của
Hội đồng bầu cử quốc gia;
l) Chuyển hồ sơ, biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội đến Hội đồng
bầu cử quốc gia;

22
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

m) Tổ chức việc bầu cử thêm, bầu cử lại đại biểu Quốc hội theo quyết định của Hội
đồng bầu cử quốc gia.

2. Trong việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử ở các cấp có các
nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo việc tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình ở địa phương;
kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
b) Quản lý và phân bổ kinh phí tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp
mình;
c) Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử đại biểu Hội đồng
nhân dân ở địa phương;
d) Chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử
đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương;
đ) Ấn định và công bố số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại
biểu được bầu của mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp mình;
e) Nhận và xem xét hồ sơ của những người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã hội, tổ chức xã hội; đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp,
tổ chức kinh tế, thôn, tổ dân phố ở địa phương giới thiệu ứng cử và những người tự
ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình; gửi danh sách trích ngang lý lịch, bản
sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của người được giới thiệu ứng cử
và người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để tiến hành hiệp thương;
g) Lập và công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân
dân cấp mình theo từng đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; xóa tên người ứng
cử trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp
mình;
h) Nhận tài liệu, phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân từ Ủy ban nhân dân cùng
cấp và phân phối cho các Ban bầu cử chậm nhất là 25 ngày trước ngày bầu cử;
i) Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp
mình ở từng đơn vị bầu cử do các Ban bầu cử gửi đến; lập biên bản tổng kết cuộc bầu
cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cấp mình;
k) Chỉ đạo việc bầu cử thêm, bầu cử lại đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định tại
các điều 79, 80, 81 và 82 của Luật này;
l) Xác nhận và công bố kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; xác nhận tư cách
của người trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
m) Trình Hội đồng nhân dân khóa mới báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội
đồng nhân dân và kết quả xác nhận tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp được
bầu;
n) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử đại biểu Hội
đồng nhân dân của Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình, Tổ bầu cử;

23
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

khiếu nại, tố cáo về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình do Ban bầu cử, Tổ
bầu cử chuyển đến; khiếu nại, tố cáo về người ứng cử, việc lập danh sách người ứng
cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình;
o) Bàn giao các biên bản tổng kết và hồ sơ, tài liệu về cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng
nhân dân cho Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp khóa mới.

Điều 24
3. Ban bầu cử có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử của các Tổ bầu cử thuộc đơn vị
bầu cử;
b) Kiểm tra, đôn đốc việc lập, niêm yết danh sách cử tri và việc niêm yết danh sách
những người ứng cử ở các Tổ bầu cử thuộc đơn vị bầu cử;
c) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc bố trí các phòng bỏ phiếu và công việc bầu cử ở các
phòng bỏ phiếu;
d) Nhận và phân phối tài liệu, phiếu bầu cử cho các Tổ bầu cử chậm nhất là 15 ngày
trước ngày bầu cử;
đ) Nhận, tổng hợp và kiểm tra biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử của các Tổ bầu cử;
lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử của các Tổ bầu
cử và khiếu nại, tố cáo về bầu cử do các Tổ bầu cử chuyển đến; nhận và chuyển đến
Ủy ban bầu cử ở tỉnh khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Quốc hội; nhận và
chuyển đến Ủy ban bầu cử tương ứng khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Hội
đồng nhân dân;
g) Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo hướng dẫn, yêu cầu của Hội
đồng bầu cử quốc gia hoặc theo yêu cầu của Ủy ban bầu cử cùng cấp;
h) Chuyển hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu Quốc hội đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh;
chuyển hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Ủy ban bầu cử cùng
cấp;
i) Tổ chức thực hiện việc bầu cử thêm, bầu cử lại (nếu có).

Điều 25
2. Tổ bầu cử có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Phụ trách công tác bầu cử trong khu vực bỏ phiếu;
b) Bố trí phòng bỏ phiếu, chuẩn bị hòm phiếu;
c) Nhận tài liệu và phiếu bầu cử từ Ban bầu cử; phát thẻ cử tri, phiếu bầu cử có đóng
dấu của Tổ bầu cử cho cử tri;
d) Thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ
phiếu trong thời hạn 10 ngày trước ngày bầu cử;
đ) Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về bầu cử và nội quy
phòng bỏ phiếu;

24
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ
bầu cử quy định tại Điều này; nhận và chuyển đến Ban bầu cử tương ứng khiếu nại, tố
cáo về người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân,
khiếu nại, tố cáo khác không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổ bầu cử;
g) Kiểm phiếu và lập biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử để gửi đến Ban bầu cử
tương ứng;
h) Chuyển biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử và toàn bộ phiếu bầu cử đến Ủy ban
nhân dân cấp xã khi kết thúc việc kiểm phiếu;
i) Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo quy định của các tổ chức phụ
trách bầu cử cấp trên;
k) Thực hiện việc bầu cử thêm, bầu cử lại tại khu vực bỏ phiếu (nếu có).
 
Điểm mới trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015 là
số lượng người dân tộc thiểu số được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do
UBTVQH dự kiến trên cơ sở đề nghị của Hội đồng dân tộc của Quốc hội và phải bảo
đảm có ít nhất 18% tổng số người trong danh 86 sách chính thức những người ứng cử
đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số (khoản 2 điều 8). Số lượng phụ nữ được
giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do UBTVQH dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn
chủ tịch Ban chấp hành trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bảo đảm có ít nhất
35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội
là phụ nữ (khoản 3 điều 8). Việc UBTVQH dự kiến số lượng người của cơ quan, tổ
chức ở trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội có thể nói
là đã cải thiện phần nào tính phổ thông và dân chủ của những lá phiếu.
 
Khoản 5 điều 29 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015
quy định cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào
cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri
để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND cấp tỉnh nơi có người đó đang bị tạm
giam, đang được giáo dục bắt buộc, cai nghiện bắt buộc. Theo khoản 1 điều 30 Luật
bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015, chỉ trong trường hợp “người
đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp
hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự
thì không được ghi tên vào danh sách cử tri”. Do vậy, về mặt pháp lý, những người
đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc,
cơ sở cai nghiện bắt buộc có đầy đủ điều kiện để tham gia bỏ phiếu lựa chọn ra những
người đại diện cho mình. Quy định này giúp đảm bảo quyền công dân – cụ thể là
quyền bầu cử của các đối tượng kể trên.
 

25
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

Tuy nhiên hệ thống bầu cử nước ta trong những năm gần đây quá nhấn mạnh
về tính tập trung, các hội nghị hiệp thương còn nặng về sự chỉ đạo của Đảng. Biểu
hiện là số lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND chủ yếu được bầu theo dự kiến,
theo định hướng của lãnh đạo Đảng các cấp, cử tri ở cơ sở bị rơi vào tình thế bị động.
Vai trò của nhân dân thông qua MTTQ trong thực hiện quyền giới thiệu người ra ứng
cử vẫn chưa được thực hiện tốt. Tình trạng cấp ủy Đảng áp đặt cơ cấu, thành phần đại
biểu tại đơn vị bầu cử của mình là phổ biến, làm hạn chế sự tham gia của nhân dân
trong quá trình giới thiệu nhân sự bầu cử. Việc phân bổ đại biểu ở một số địa phương
dựa chủ yếu vào ý kiến chủ quan của các cấp lãnh đạo. Nhiều nơi, người được giới
thiệu nhưng lại không được lòng dân, trong khi những người dân tín nhiệm, đề cử lại
không được cấp ủy đảng chấp nhận. Người dân thường bầu người đã được định hướng
trước của cấp ủy. Có thể nói, kết quả về số lượng, chất lượng và cơ cấu đại biểu sẽ
trúng cử được quyết định từ khi cấp ủy đảng thông qua danh sách bầu cử. Vì vậy mới
có tình trạng tỷ lệ phiếu bầu cao gần đến mức tuyệt đối. Điều này làm tinh thần dân
chủ trong việc bầu cử và tính công bằng, tự do của các cử tri không được đảm bảo.
 
Bên cạnh đó từ phía nhân dân có nhiều bức xúc cho rằng “Vì Hội đồng bầu cử
do những người hiện đang tham gia chính trị nắm, nên các cuộc bầu cử thường có sự
chi phối của một vài người, hoán đổi vị trí giữa Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân
và các tổ chức đoàn thể” Thành viên của Hội đồng bầu cử quốc gia bao gồm “đại diện
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam” (điều 12 - Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015) và
thành viên các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương vẫn bao gồm “đại diện thường
trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng
cấp và một số cơ quan, tổ chức hữu quan” (điều 22, điều 24 - Luật bầu cử đại biểu
Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015). Luật cũng không đưa ra cơ sở pháp lý nào
quy định người ứng cử không được làm thành viên Ủy ban bầu cử ở địa phương mình
ứng cử hoặc làm thành viên của Hội đồng bầu cử. Trong khi đó, Ủy ban bầu cử ở địa
phương và Hội đồng bầu cử quốc gia lại là cơ quan có quyền nhận và xem xét hồ sơ
người ứng cử (Điều 36 – Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND 2015)
cũng như xác nhận tư cách người trúng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND (Điều
88 – Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND 2015). Có thể nói, đây là một
trong những hạn chế của hệ thống bầu cử nước ta hiện nay điều nay vì chưa đáp ứng
được vai trò minh bạch và công bằng của các ứng cử viên và không bảo đảm được ý
chí nguyện vọng của nhân dân.
 
Vận động tranh cử được xem là linh hồn của hệ thống bầu cử tự do, tiến bộ và
công bằng. Trên thế giới, việc vận động tranh cử rất quan trọng, có vai trò quyết định
tới việc ứng cử viên có trúng cử hay không. Các ứng cử viên phải xây dựng chiến lược
vận động tranh cử, đề ra chương trình hành động cụ thể khi trúng cử, phải có những

26
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

lời hứa hẹn với nhân dân, với cử tri và quan trọng nhất là phải trung thành với những
lời hứa đó. Ở Việt Nam, không có tranh cử mà là vận động bầu cử và theo quy định.
Vận động bầu cử khác với tranh cử, ứng cử viên không ai tranh ai. Như vậy, có thể
khẳng định rằng, ở nước ta không có vận động tranh cử mà chỉ có vận động bầu cử.
Tuy nhiên, công tác vận động bầu cử cũng còn nhiều hạn chế. Các quy định pháp luật
về vấn đề này còn chung chung, nhất là về cách thức, trách nhiệm, số lượng các cuộc
tiếp xúc, chưa có cơ chế phát hiện những trường hợp vận động bầu cử vi phạm pháp
luật, chưa có tiêu chí đánh giá sự công bằng giữa các ứng cử viên và các chế tài xử lý
vi phạm. Việc tiếp xúc cử tri còn khá hình thức, sơ sài. “Nhiều cử tri đi bầu không biết
hoặc hiểu biết rất ít, thậm chí không cần biết về các ứng cử viên. Những thông tin ít ỏi
chủ yếu góp nhặt thông qua trích ngang của các ứng cử viên tại nơi bỏ phiếu. Điều đó
dẫn đến hệ quả việc lựa chọn của cử tri mang nặng cảm tính, họ thường bầu cho qua
chuyện. Thậm chí khi bầu xong, cử tri không còn nhớ mình đã bầu cho ai, họ có trúng
cử không, họ làm gì, hoạt động ra sao?”
 
Hơn nữa việc tự ứng cử ở nước ta còn nhiều hạn chế. Pháp luật bầu cử hiện nay
mặc dù có quy định cho công dân tự ứng cử nhưng dường như vẫn còn nhiều bất công
giữa các ứng cử viên tự ứng cử với các ứng cử viên được đề cử, nhất là với các ứng cử
viên được Đảng giới thiệu. Hành lang pháp lý cho người tự ứng cử còn chưa cụ thể và
chặt chẽ, cũng như chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với các ứng cử viên và
những biện pháp đảm bảo rằng người tự ứng cử là người được nhân dân tín nhiệm.
Người tự ứng cử gặp bất lợi ngay từ các vòng đầu, không có ai đại diện cho họ, do
vậy, họ dễ dàng bị “gạt” ra khỏi danh sách. Tính công bằng của người dân trong bầu
cử vô hình chung đã bị phân biệt rõ ràng.
 
Nhìn chung, về nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan bầu cử được pháp luật quy
định khá cụ thể để thực hiện một số công việc cốt yếu của cuộc bầu cử như tổ chức
bầu cử đại biểu Quốc hội; Lập danh sách người ứng cử; Chỉ đạo công tác thông tin,
tuyên truyền, vận động bầu cử; chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội
trong bầu cử; Xác nhận tư cách đại biểu… đáp ứng được các vai trò cơ bản của nhà
nước trong việc bầu cử như về bảo đảm an toàn trong quá trình bầu cử, đảm bảo tính
minh bạch công bằng trong công tác đăng ký cử tri và giải quyết khiếu nại, tố cáo về
công tác bầu cử, đảm bảo nguyên tắc bỏ phiếu kín, và tương đối đảm bảo tính liêm
chính cho các lá phiếu. Tuy nhiên một số nguyên tắc về đảm bảo công bằng, tự do cho
các cử tri cũng như là đảm bảo quyền bầu cử cho công dân, đảm bảo quyền thể hiện ý
chí của công dân… chưa được đề cập rõ ràng.
 
Chương 4. Kết luận:

4.1. Bản chất của chế độ bầu cử

27
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

Chế độ bầu cử chính là một bộ phận của hệ thống chính trị, là công cụ để chuyển
hóa quyền lực chính trị thành quyền lực nhà nước. Vì lý do đó, chế độ bầu cử luôn
mang tính giai cấp. Bất kỳ chế độ bầu cử của quốc gia nào đều chịu sự chi phối của
thể chế chính trị trong chính quốc gia đó. Bên cạnh đó, các yếu tố như kinh tế, văn
hóa, lịch sử, xã hội, truyền thống, ...cũng tác động không nhỏ đến việc bầu cử ở một
quốc gia. 
Đối với Việt Nam, chế độ bầu cử là tổng thể các quy định của pháp luật bầu cử
Việt Nam quy định các nguyên tắc bầu cử, quyền ứng cử hiệp thương, giới thiệu ứng
cử viên, vận động bầu cử, ...Bao gồm các quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam liên
quan đến việc chỉ đạo, hướng dẫn công tác bầu cử các phân bản của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam hoặc sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan, tổ chức
quy định, hướng dẫn về quy trình hiệp thương và những vấn đề liên quan đến bầu cử.
Chịu sự chi phối, tác động của thể chế chính trị Việt Nam cũng như các điều kiện
khác. 
Chế độ bầu cử không hoạt động độc lập mà vận hành và tác động qua lại trong
những chế độ chính trị, chế độ nhà nước nhất định. Chế độ bầu cử có bộ tiêu chí áp
dụng riêng, ngay trong cùng một nhà nước, trong từng giai đoạn khác nhau thì yêu cầu
đặt ra đối với chế độ bầu cử là khác nhau. Nếu chế độ bầu cử vận hành, phục vụ tốt
cho mục đích được đề ra của nhà nước, hệ thống chính trị thì chứng tỏ chế độ này phù
hợp. Bên cạnh đó, các chế độ chính trị, xã hội khác nhau, nội dung, cách hiểu đối với
từng nguyên tắc bầu cử cũng không giống nhau. Do vậy, không nên cứng nhắc, ấn
định tất cả các tiêu chí để đánh giá chất lượng của một cuộc bầu cử, cần bảo đảm chế
độ bầu cử dân chủ.
Hầu hết các bản Hiến pháp Việt Nam đều ghi nhận những nguyên tắc về bầu cử
phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín. Xét về mặt nội dung, chế độ bầu cử đều
áp dụng 4 nguyên tắc lớn (phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín), đây là những
nguyên tắc bầu cử tiến bộ, phổ biến trên thế giới. Quyền bầu cử được xác định là một
quyền chính trị quan trọng hàng đầu, được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật.
Việc đổi mới và hoàn thiện chế độ bầu cử là nhằm mục đích thực hiện tự do cho nhân
dân, bảo đảm cho nhân dân thực sự tham gia vào công việc xây dựng chính quyền. 

4.2 Nguyên tắc bầu cử tự do


Trong Hiến pháp 1946 đã xác định bầu cử là một trong quyền chính trị của công
dân, chứ không phải nghĩa vụ; việc công dân bỏ phiếu là hoàn toàn tự do. 
Việt Nam cũng đã gia nhập các điều ước quốc tế về quyền con người, quyền công
dân, quyền dân sự, chính trị, công ước quốc tế về xóa bỏ các hình thwusc phân biệt
đối xử với phụ nữ, nhằm thể hiện tinh thần tự do trong bầu cử.

4.3 Nguyên tắc bầu cử phổ thông 

28
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

Phản ánh sự tham gia của nhân dân trong bầu cử. Đây là tiêu chuẩn đầu tiên để
đánh giá chế độ bầu cử có tính dân chủ, vì dân chủ có nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho công dân có thể tham gia được vào công việc của nhà nước và công việc của
xã hội. Công dân được tham gia bầu cử càng đông càng thuận lợi thì thể hiện mức độ
dân chủ càng cao. Tuy nhiên không phải công dân nào cũng có được đi bỏ phiếu và có
quyền ứng cử, quy định tại Khoản 1 Điều 30 Những trường hợp không được ghi
tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri, Luật Bầu cử Quốc hội và đại
biểu Hội đồng nhân dân 2015: “Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án,
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang
trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không
được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên
vào danh sách cử tri.”
 Điểm mới của Luật bầu cử hiện hành là mở rộng đối tượng được ghi tên vào danh
sách cử tri. Khoản 5 Điều 29 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng
nhân dân 2015 quy định: “Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp
hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi
tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở
giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.”
Theo luật cũ thì những đối tượng nêu trên không có quyền bầu cử và điều này là
bất hợp lý, thậm chí xâm phạm nhân quyền vì người bị tạm giam, tạm giữ thì chưa là
tội phạm; cho đến năm 2015 thì chúng ta đã khắc phục được quy định này.

4.4 Nguyên tắc bầu cử bình đẳng


Bình đẳng là nguyên lý trung tâm của mọi nền dân chủ, nền tảng chỉ đạo trong tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp cho đến tư pháp.
Thừa nhận giá trị như nhau của các công dân trong bầu cử mà không có sự phân biệt
giữa các tầng lớp xã hội, các đẳng cấp xã hội. 
Điểm mới của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
để tạo sự bình đẳng trong cơ cấu đại biểu, đảm bảo:
 Có ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử
đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số. (Khoản 2 Điều 8)
 Có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử
đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân là phụ nữ. (Khoản 1 Điều 9)
Thực tế thực hiện nguyên tắc bình đẳng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Việc thực
hiện cử tri một người một phiếu bầu ở nước ta hiện nay chưa đảm bảo bình đẳng giữa
các cử tri. Còn hiện tượng “quân xanh, quân đỏ” giữa các ứng cử viên, ứng cử viên
“quân xanh” thường là người lót đường cho ứng cử viên “quân đỏ”. Hiện tượng các
ứng cử viên đồng thời là thành viên của các tổ chức phụ trách bầu cử. Do quản lý kém

29
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

về công tác tạm trú, tạm vắng nên có hiện tượng có cử tri có nhiều phiếu bầu nhưng có
người không có phiếu nào để thực hiện quyền bầu cử.

4.5 Nguyên tắc bầu cử trực tiếp


So với nguyên tắc bầu cử gián tiếp thì nguyên tắc bầu cử trực tiếp mang tính dân
chủ cao hơn. Do cử tri trực tiếp chọn ra ứng cử viên mà mình tín nhiệm để bầu làm đại
biểu mà không thông qua người đại diện trung gian. 
Các trường hợp ngoại lệ, cử tri không thể trực tiếp bỏ phiếu thì theo khoản 3 và
khoản 4 Điều 69 Nguyên tắc bỏ phiếu, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân 2015 quy định:
“3. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự
mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường
hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào
hòm phiếu.
4. Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu
được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của
cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người
đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt
buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở
cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người
đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu
đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.”

4.6 Nguyên tắc bỏ phiếu kín


Việc thực hiện nguyên tắc bỏ phiếu kín đảm bảo được sự lựa chọn, đồng thời là
hoạt động trao quyền đúng với ý chí của cử tri, đảm bảo sự thống nhất giữa hành vi
lựa chọn trong phiếu bầu và suy nghĩ, nhận thức của cử tri trong việc lựa chọn. Nhằm
đảm bảo kết quả bầu cử, cuộc bầu cử được diễn ra dân chủ, công bằng, khách quan,
kết quả bầu cử phản ánh đúng ý chí, sự lựa chọn của người dân.

30
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bùi Hải Thiêm-Viện Nghiên cứu Lập pháp, “So sánh một số hệ thống bầu cử trên
thế giới”, http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207544
2. Thư viện pháp luật, “Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân”, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-Bau-cu-dai-
bieu-Quoc-hoi-va-dai-bieu-Hoi-dong-nhan-dan-2015-282376.aspx
3. Thư viện pháp luật, “Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”,
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Hien-phap-nam-2013-
215627.aspx
4. Thư viện pháp luật, “Luật tổ chức Quốc hội”, https://thuvienphapluat.vn/van-
ban/Bo-may-hanh-chinh/Van-ban-hop-nhat-24-VBHN-VPQH-2020-Luat-to-chuc-
Quoc-hoi-458033.aspx
5. PGS, TS. Vũ Văn Phúc - Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, “Các nguyên tắc cơ
bản của bầu cử ở nước ta hiện nay”, https://moha.gov.vn/baucu/van-ban-huong-
dan/cac-nguyen-tac-co-ban-cua-bau-cu-o-nuoc-ta-hien-nay-25681.html

6. Phạm Phương Thảo, “Ứng cử viên trong vận động bầu cử”,
https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/ung-cu-vien-trong-van-dong-bau-cu-
1491877418
7. https://pbgdpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Lists/ToGap/Attachments/355/To%20gap
%2012%20-%20Quyen%20BC%20-%20Tieng%20Viet.pdf
8. Hội Luật gia Việt Nam -Nhà xuất bản Hồng Đức, “ABC về bầu cử”,
http://nhanquyen.vn/images/File/77abc-ve-bau-cu.pdf
9. “Tài liệu hỏi- đáp về luật bầu cử và vai trò của hội viên phụ nữ trong tham gia
bầu cử”, https://hlhpn.kiengiang.gov.vn/Lists/QuanLyVanBan/Attachments/70/T
%C3%80I%20LI%E1%BB%86U%20H%E1%BB%8EI
%20%C4%90%C3%81P.pdf

31
[TIỂU LUẬN – LUẬT HIẾN PHÁP] [NHÓM 1 – K21503]

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Điểm số
(nhóm
Điểm
trưởng
số
STT Họ và tên MSSV Phân công nhiệm vụ đánh giá)

Hoàng Khánh
Bảo Quyên
1 K215031127 Tìm nội dung, chỉnh sửa 100%
(Nhóm trưởng)
nội dung

Vũ Thị Minh Tìm nội dung


Ánh
2 K215032258 100%

Trương Thị
3 Anh Thư K215041190 Tìm nội dung 100%

Nguyễn Ngọc
4 Ngân K215032273 Làm word, chỉnh sửa 100%
nội dung

Nguyễn Thị Làm slide, chỉnh sửa nội


100%
Xuân Diễm dung
5 K215032261

Phạm Nguyễn
100%
Thanh Trúc
6 K215032286 Thuyết trình, chỉnh sửa
nội dung

Huỳnh Phương
100%
Vy
7 K215031365 Tìm nội dung

32

You might also like