You are on page 1of 3

KỲ THI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 – Môn: công Nghệ 11 - ĐỀ 2

Năm Học: 2022-2023


Câu 1. Nhận dòng điện cao áp để phóng ra tia lửa điện châm cháy hoà khí là nhiệm vụ của:
A. Hệ thống điện cao áp trên ĐC B. Hệ thống đánh lửa của ĐC xăng
C. Các bu-gi trên ĐC xăng D. Hệ thống đánh lửa của ĐC Diesel
Câu 2. Bộ phận biến đổi điện áp thấp thành điện áp cao:
A. Hệ thống đánh lửa B. Biến áp đánh lửa (bộ biến điện) C. Ma-nhê-tô D. Bugi
Câu 3. Cuộn dây đưa điện cao áp đến bugi:
A. Cuộn dây nguồn Wn B. Cuộn dây sơ cấp W1
C. Cuộn dây điều khiển WĐK D. Cuộn dây thứ cấp W2
Câu 4. Tạo ra tia lửa điện cao áp để châm cháy hoà khí là nhiệm vụ của:
A. Hệ thống điện cao áp trên ĐC B. Hệ thống đánh lửa của các loại ĐC đốt trong
C. Hệ thống đánh lửa của ĐC xăng D. Hệ thống đánh lửa của ĐC Diesel
Câu 5. Hệ thống đánh lửa điện tử sử dụng nguồn điện nào?
A. Máy phát điện (ma nhê tô). B. Bộ chia điện
C. Ăcquy D. Động cơ điện
Câu 6. Số vòng dây của cuộn W1 (cuộn sơ cấp) và W2 (cuộn thứ cấp) phải như thế nào trong máy
biến áp đánh lửa của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm?
A. Số vòng dây cuộn W2 bằng Số vòng dây cuộn W1
B. Số vòng dây cuộn W2 nhỏ hơn Số vòng dây cuộn W1
C. Số vòng dây cuộn W2 lớn hơn Số vòng dây cuộn W1
D. Phương án khác
Câu 7. Biến áp (bộ bin )trong hệ thống đánh lửa điện tử gồm:
A. Cuộn thứ cấp W2 và cuộn nguồn WN B. Cuộn sơ cấp W1 và cuộn nguồn WN
C. Cuộn sơ cấp W1 và cuộn thứ cấp W2 D. Cuộn nguồn WN và cuộn WĐK
Câu 8. Cấu tạo ma nhê tô hệ thống đánh lửa điện tử gồm:
A. Cuộn WN và nam châm B. Cuộn WN , WĐK và nam châm
C. Cuộn WĐK và nam châm D. Cuộn WN và cuộn WĐK
Câu 9. Ma-nhê-tô của hệ thống đánh lửa điện tử đóng vai trò như:
A. Động cơ điện xoay chiều B. Máy phát điện xoay chiều
C. Máy phát điện một chiều D. Động cơ điện một chiều
Câu 10. Bộ chia điện trong HTĐL có cấu tạo gồm 2 điôt thường để……..
A. Nhận điện từ cuộn dây WĐK B. Nhận điện từ cuộn dây WN
C. Nhận điện từ cuộn dây WĐK và WN D. Nắn dòng điện xoay chiều thành điện một chiều
Câu 11. Bộ chia điện của hệ thống đánh lửa điện tử gồm:
A. Điốt Đ1 ,điốt ĐĐK và tụ CT B. Điốt Đ2 ,điốt ĐĐK và tụ CT
C. Hai điốt thường Đ1,Đ2 và tụ CT D. Hai điốt thường Đ1,Đ2 ,điốt điều khiển ĐĐK và tụ CT
Câu 12. Do có Tỉ số nén lớn nên ĐC Diesel có đặc điểm là:
A. Hiệu suất thấp, to nặng B. Hiệu suất không cao nhưng ĐC nhỏ gọn, nhẹ
C. Nhỏ gọn, nhẹ, công suất lớn D. Hiệu suất cao, công suất lớn nhưng to, nặng nề
Câu 13. Khởi động bằng cách dùng tay quay thường dùng cho loại ĐC:
A. xăng cỡ nhỏ B. Diesel cỡ nhỏ C. Diesel và xăng cỡ lớn D. Diesel cỡ trung bình
Câu 14. Số vòng quay trục khuỷu của Đ. Cơ xăng
A. 30-60 vòng B. 2000-3000 vòng C. 200-300 vòng D. 200-2500 vòng
Câu 15. Khởi động bằng ĐC điện thường dùng cho loại ĐC:
A. Xăng cỡ nhỏ B. Diesel cỡ nhỏ
C. Diesel, xăng cỡ nhỏ và trung bình D. Diesel cỡ trung bình
Câu 16. Các loại tàu thuỷ cỡ lớn dùng chở hàng, chở dầu trên biển thường dùng loại ĐC nào?
A. ĐC xăng , khởi động bằng ĐC điện B. ĐC Diesel, khởi động bằng ĐC điện
C. ĐC xăng, khởi động bằng khí nén D. ĐC Diesel, khởi động bằng khí nén
Câu 17. Ở hệ thống phun xăng thì xăng và không khí được hòa trộn ở:
A. Xilanh (buồng cháy). B. Đường ống nạp C. Bộ chế hòa khí D. Vòi phun
Câu 18. Làm quay trục khuỷu đến số vòng nhất định để động cơ tự nổ máy là:
A. Lực đẩy của khí cháy trong xilanh B. Hệ thống đánh lủa
C. Lực của píttông truyền qua trục khuỷu D. Hệ thống khởi động
Câu 19. Khi nào động cơ của xe cần cung cấp nhiều hòa khí nhất:
A. Xe khởi động B. Xe chạy không tải
C. Xe chạy nhanh D. Xe chở nặng lên dốc cao
Câu 20. Ai là người đầu tiên chế tạo thành công ĐCĐT chạy bằng nhiên liệu nặng (dầu)?
A.  LơNoa  B.  Điezen  C. Otto và Lăng Ghen  D. Đemlơ
Câu 21. Hệ thống làm mát có nhiệm vụ
A. Giữ cho nhiệt độ của các chi tiết không vượt quá định mức
B. Làm giảm ma sát của các chi tiết
C. Làm cho các chi tiết không bị gỉ sét
D. Chống mài mòn cho các chi tiết
Câu 22. Van hằng nhiệt trong hệ thống làm mát bằng nước có tác dụng giữ cho nhiệt độ của nước
trong . . . . . luôn nằm trong giới hạn cho phép.
A. Két nước. B. Bơm nước. C. Két dầu. D. Áo nước
Câu 23. Van hằng nhiệt đóng đường qua két nước khi:
A. Nhiệt độ nước trong áo nước thấp hơn giới hạn đã định.
B. Nhiệt độ nước trong áo nước cao hơn giới hạn đã định.
C. Nhiệt độ nước trong áo nước bằng hơn giới hạn đã định.
D. Nhiệt độ nước trong áo nước cao hơn hoặc bằng giới hạn đã định.
Câu 24. Khi xe lên dốc cao phải “ trả số ” với mục đích:
A. Giảm tốc độ quay và mômen quay B. Tăng tốc độ quay và mômen quay
C. Giảm tốc độ D. Giảm tốc độ và tăng mômen quay
Câu 25. Ở két nước có một giàn ống nhỏ, ống này có tác dụng:
A. Làm két nước vững chắc. B. Làm mát nước nhanh hơn.
C. Làm nước nóng nhanh hơn. D. Làm đẹp két nước.
Câu 26. Nhiệt độ để ĐC hoạt động tốt nhất là:
A. 8 đến 9o B. 180 đến 190o C. 80 đến 90o D. Càng thấp càng tốt
Câu 27. Bộ phận tạo ra năng lượng được gọi là:
A. ĐC đốt trong B. Máy gia công C. Máy công tác D. Hệ thống truyền lực
Câu 28. Khi đông cơ hoạt động, các chi tiết máy trong động cơ bị nóng là do
A. Nguồn nhiệt từ môi trường bên ngoài
B. Nguồn nhiệt do ma sát
C. Nguồn nhiệt từ buồng cháy và ma sát
D. Nguồn nhiệt từ môi trường bên ngoài và ma sát
Câu 29. Két nước của hệ thống làm mát có nhiệm vụ:
A. Chứa nước và làm mát cho nước B. Chứa nước và làm mát cho xilanh ĐC
C. Giúp nước tuần hoàn D. Chứa nước, lọc nước, làm mát cho máy
Câu 30. Sau khi đi qua áo nước để làm mát xilanh thì nước nóng vượt quá giới hạn sẽ chảy?
A. Về ngăn trên két nước hoặc quay lại bơm nước B. Về ngăn trên của két nước
C. Về két làm mát hoặc chảy ra ngoài môi trường D. Về đầu vào của bơm nước
Câu 31. Động cơ xe ô-tô thường được làm mát bằng:
A. Hệ thống nước tuần hoàn cưỡng bức B. Không khí nhờ có quạt gió
C. Bằng không khí nhờ cánh tản nhiệt D. Quạt gió kết hợp vói cánh tản nhiệt
Câu 32. Ở kỳ nạp của ĐC xăng 4 kỳ sẽ nạp vào xilanh:
A. Xăng trộn với không khí B. Không khí và dầu
C. Không khí D. Nhiên liệu Diesel
Câu 33. Cảm biến, bộ điều khiển phun, vòi phun … là các bộ phận của hệ thống:
A. Làm mát B. Nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí
C. Phun xăng D. Nhiên liệu của động cơ điêzen
Câu 34. Ưu điểm của hệ thống phun xăng:
A. Ít tốn hao nhiên liệu. B. Dễ chỉnh sửa. C. Cấu tạo đơn giản. D. Giá thành rẻ.
Câu 35. Thứ tự đúng của sơ đồ hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí của ĐC xăng:
A. Thùng xăng - bơm xăng - bộ chế hoà khí – bơm cao áp – vòi phun - xilanh
B. Thùng xăng – lọc thô - bơm xăng - lọc tinh - bộ chế hoà khí
C. Thùng xăng - lọc xăng - bộ chế hoà khí – vòi phun - xilanh
D. Thùng xăng – lọc xăng - bơm xăng - bộ chế hoà khí - xilanh
Câu 36. Động cơ điện của hệ thống khởi động làm việc nhờ?
A. Dòng điện xoay chiều của acquy B. Dòng điện xoay chiều của pin
C. Dòng điện một chiều của acquy D. Dòng điện một chiều của pin
Câu 37. Tên gọi của loại động cơ này là:
A. Động cơ xăng 2 kỳ B. Động cơ Điêzen
C. Động cơ xăng 4 kỳ D. Động cơ xăng 2 kỳ và 4 kỳ.

Câu 38. Có thể dùng dây đai, xích để truyền lực khi:
A. Tốc độ máy công tác bằng tốc độ ĐC B. Tốc độ máy công tác khác tốc độ ĐC
C. Tốc độ máy công tác thay đổi liên tục D. Công suất máy công tác bằng tốc độ ĐC
Câu 39. Cho biết phương pháp khởi động áp dụng cho loại động cơ:
A. Khởi động bằng tay kéo lên. B. Khởi động bằng tay quay.
C. Khởi động bằng động cơ điện. D. Khởi động bằng chân.

Câu 40. Cho biết phương pháp khởi động áp dụng cho loại động cơ:
A. Khởi động bằng tay kéo lên. B. Khởi động bằng tay quay.
C. Khởi động bằng động cơ điện. D. Khởi động bằng chân.

-----------HẾT----------
ĐÁP ÁN
1. C 2. 3. D 4. 5.A 6. 7. C 8. 9.B 10.
11. 12. D 13. 14. A 15. 16.D 17. 18. D 19. 20. B
21. A 22. D 23. 24. D 25. B 26. 27. A 28. C 29. 30. B
31. A 32. 33. C 34. 35. D 36. 37. B 38. 39. D 40. A

You might also like