You are on page 1of 4

Câu 1: Thế nào là tham nhũng?

A. Tham nhũng là hành vi của cán bộ, công chức nhà nước đã lợi dụng chức
vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
B. Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi.
C. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức
vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
D. Tham nhũng là hành vi cửa quyền, hách dịch, đòi hỏi, gây khó khăn,
phiền hà của người có chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ,
công vụ.
Đáp án C (Khoản 1 Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 )
Câu 2: Chủ thể nào sau đây không được quy định là người có chức vụ, quyền
hạn?
A. Cán bộ, công chức, viên chức.
B. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng
trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân.
C. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
D. Người lao động trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Đáp án D
Câu 3: Yếu tố nào là dấu hiệu quan trọng nhất phân biệt các tội phạm tham
nhũng với các tội phạm khác trong Bộ luật Hình sự ?
A. Chức vụ, quyền hạn.
B. Chủ thể thực hiện tội phạm .
C. Vụ lợi.
D. Hậu quả.
Đáp án A
Câu 4: Hạn chế nào dưới đây không phải là hạn chế trong việc phát hiện và xử lí
tham nhũng :
A. Hạn chế trong việc khuyến khích tố giác hành vi tham nhũng .
B. Hạn chế trong hoạt động của các cơ quan phát hiện tham nhũng .
C. Hạn chế trong hoạt động của các cơ quan tư pháp hình sự.
D. Hạn chế trong việc công khai, minh bạch hóa các cơ chế quản lí kinh tế.
Đáp án D
Câu 5: Đâu là tác hại về mặt chính trị do tham nhũng gây ra?
A. Tham nhũng gây tổn thất lớn cho nguồn thu của ngân sách nhà nước
thông qua thuế. Làm thất thoát nguồn thu, không phải ánh đúng giá trị
nghĩa vụ các tổ chức, cá nhân phải thực hiện.
B. Tham nhũng làm ảnh hưởng đến các giá trị, các chuẩn mực đạo đức và
pháp luật, xuống cấp đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên.
C. Tham nhũng là trở lực lớn đối với quá trình đổi mới đất nước và làm xói
mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đối với sự nghiệp xây
dựng Đất nước.
D. Tham nhũng, nhất là hành vi tham ô tài sản đã làm cho một số lượng lớn
tài sản công trở thành tài sản tư của một số cán bộ, công chức,viên chức.
Đáp án : C
Câu 6: Đâu là tác hại về mặt kinh tế do tham nhũng gây ra?
A. Hạn chế sức mạnh, niềm tin mãnh liệt của nhân dân vào lực lượng lãnh
đạo.
B. Làm ảnh hưởng đến giải quyết thủ tục hành chính, làm đình trệ các hoạt
động sản xuất, kinh doanh.
C. Tham nhũng tạo ra những rào cản, cản trở việc thực hiện các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước.
D. Tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực
đạo đức xã hội, tha hóa đội ngũ cán bộ công chức nhà nước.
Đáp án: B
Câu 7: Đâu là tác hại về mặt xã hội do tham nhũng gây ra?
A. Tham nhũng làm ảnh hưởng đến các giá trị, các chuẩn mực đạo đức và
pháp luật, xuống cấp đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên.
B. Tham nhũng tạo ra những rào cản, cản trở việc thực hiện các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước.
C. Làm thất thoát nguồn thu, không phải ánh đúng giá trị nghĩa vụ các tổ
chức, cá nhân phải thực hiện.
D. Tham nhũng làm xáo trộn trật tự xã hội.
Đáp án: D
Câu 8: Có bao nhiêu ý nghĩa dưới đây là ý nghĩa về mặt chính trị của việc
phòng, chống tham nhũng?
1. Phòng, chống tham nhũng góp phần bảo vệ chế độ, xây dựng Nhà
nước pháp quyền.
2. Phòng, chống tham nhũng góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước, nâng
cao đời sống nhân dân.
3. Phòng, chống tham nhũng góp phần duy trì các giá trị đạo đức truyền
thống, làm lành mạnh các quan hệ xã hội.
4. Phòng, chống tham nhũng góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân
vào chế độ và pháp luật.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: B
Câu 9: Có bao nhiêu trách nhiệm nào dưới đây là trách nhiệm của công dân
trong phòng, chống tham nhũng?
1. Công dân phải thực hiện đầy đủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về
phòng, chống tham nhũng.
2. Lên án,đấu tranh với những hành vi tham nhũng.
3. Phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác về hành vi tham nhũng và được bảo
vệ, khen thưởng theo quy định pháp luật.
4. Tiếp nhận, xử lý kịp thời báo cáo, tố giác, tố cáo và thông tin khác về
hành vi tham nhũng.
5. Công dân có trách nhiệm kiến nghị với cơ quan, nhà nước hoàn thiện PL
về phòng, chống tham nhũng.
6. Gương mẫu, liêm khiết; chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật
về phòng, chống tham nhũng, quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề
nghiệp.
7. Công dân có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng
chống tham nhũng.
8. Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng.
A. 1
B. 3
C. 5
D. 6
Đáp án :D

Câu 10: Trách nhiệm nào dưới đây không phải của người có chức vụ, quyền
hạn?
A. Thực hiện nhiệm vụ, công vụ đúng quy định của pháp luật.
B. Gương mẫu, liêm khiết; chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật
về phòng, chống tham nhũng, quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề
nghiệp.
C. Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham
nhũng.
D. Kê khai tài sản theo quy định của Luật này và chịu trách nhiệm về tính
chính xác, trung thực của việc kê khai đó.
Đáp án: C

You might also like