You are on page 1of 5

Bộ câu hỏi trắc nghiệm

Bài 15: Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo
Nhóm 7 – Lớp 11D – Trường THPT Hồng Quang

Câu 1: Đối tượng nào có quyền khiếu nại?


A. Quan chức cấp cao, làm việc trong bộ máy nhà nước.
B. Công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức.
C. Học sinh, sinh viên dưới 18 tuổi.
D. Người mắc bệnh tâm thần không thể nhận thức hoặc điều khiển được hành
vi của mình.
Câu 2: Điền vào chỗ trống: “… là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ
công chức theo thủ tục do pháp luật quy định đề nghị cơ quan, tổ chức cá nhân có
thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan
hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà
nước, hoặc quyết định kỉ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định
hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”
A. Tham gia quản lí nhà nước xã hội.
B. Tự do ngôn luận.
C. Khiếu nại.
D. Bầu cử, ứng cử.
Câu 3: “Anh T là chuyên viên phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu
tư tỉnh Z. Nhận được quyết định kỉ luật buộc thôi việc từ giám đốc M qua thư ký Y
do không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Anh T không đồng ý và muốn khiếu nại
về quyết định trên.” Trong trường hợp trên, ai là người thực hiện quyền khiếu nại?
A. Anh T.
B. Giám đốc M.
C. Thư ký Y.
D. Giám đốc M và thư ký Y.
Câu 4: Điều 12 của Luật khiếu nại năm 2011 quy định về:
A. Khái niệm của khiếu nại.
B. Nội dung đơn khiếu nại.
C. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại.
D. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại.
Câu 5: Người khiếu nại không có quyền nào sau đây?
A. Ủy quyền cho người khác thực hiện quyền khiếu nại.
B. Khiếu nại lần 2.
C. Cố tình khiếu nại sai sự thật.
D. Rút khiếu nại.
Câu 6: Quyền của công dân về khiếu nại không bao gồm:
A. Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để
ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị
khiếu nại.
B. Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ
đó.
C. Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định
của Luật Tố tụng Hành chính; rút khiếu nại.
D. Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết.
Câu 7: Đâu không phải là nghĩa vụ của công dân trong thực hiện quyền khiếu
nại?
A. Chịu trách nhiệm trước pháp luật trước nội dung tố cáo.
B. Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của
việc khiếu nại.
C. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp
luật.
D. Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết.
Câu 8: Khái niệm của tố cáo nằm trong điều nào của Luật Tố cáo năm 2018?
A. Điều 12.
B. Điều 2.
C. Điều 22.
D. Điều 20.
Câu 9: Công dân báo cho cơ quan có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp
luật của bất cứ tổ chức nào là thực hiện quyền:
A. Khiếu nại.
B. Tố cáo.
C. Truy xuất.
D. Phán quyết.
Câu 10: Ông S là giám đốc, anh K và anh M là nhân viên cùng làm việc tại doanh
nghiệp nhà nước X. Khi bị anh M cung cấp bằng chứng về việc mình đã tuyển
dụng chị Q vào vị trí kế toán dù chị chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, ông
S đã chỉ đạo chị Q ngụy tạo tình huống để vu khống anh M mắc sai phạm trong
công việc. Dựa vào đó, ông S thực hiện quy trình và ra quyết định kỉ luật buộc thôi
việc đối với anh M. Nhân cơ hội này, chị Q cố ý thanh toán không đủ các khoản
phụ cấp cho anh M. Vì có quan hệ họ hàng và được anh M kể lại sự việc, anh K
gửi đơn tới ông T là cán bộ có thẩm quyền để nghị ông xem xét và giải quyết sự
việc cho anh M. Do đã nhận 20 triệu đồng của ông S nên ông Thủy đơn của anh K.
Được anh K thông tin về việc làm của ông T, anh M bí mật tung tin đồn thất thiệt
khiến uy tín của ông T bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hành vi của những ai sau đây
không phải là đối tượng có thể vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
A. Anh K, anh M và ông T.
B. Ông T, anh K và ông S.
C. Anh K, chị Q và anh M.
D. Ông S, ông T và chị Q.
Câu 11: Theo quy định của pháp luật, công dân báo cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về hành vi làm giả chứng minh nhân dân của người khác là sử dụng quyền
nào sau đây?
A. Tố cáo.
B. Truy tố.
C. Khiếu nại.
D. Khởi kiện.
Câu 12: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền tố cáo của công dân?
A. Được nhận thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo.
B. Được công khai họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác.
C. Được khen thưởng hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
D. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo.
Câu 13: Điều 9 của Luật Tố cáo năm 2018 quy định về:
A. Khái niệm của tố cáo.
B. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo.
C. Nội dung đơn tố cáo.
D. Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo.
Câu 14: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các quy định
pháp luật về quyền tố cáo của công dân?
A. Là nhân tố duy nhất giúp ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
B. Là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Ngăn chặn những việc làm trái pháp luật; góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
D. Ngăn chặn những việc làm xâm phạm lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức,

Câu 15: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân trong
quá trình thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo?
A. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo.
B. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo.
C. Lợi dụng khiếu nại, tố cáo để xâm hại đến quyền của chủ thể khác.
D. Tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Câu 16: Đâu là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo?
A. Ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, Nhà nước
B. Ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội.
C. A và B đều sai.
D. Cả A và B.
Câu 17: Theo pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại khi nhận văn
bản nào sau đây?
A. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
B. Nghị định về công tác văn thư.
C. Thông báo về hoán đổi ngày nghỉ, ngày đi làm bù dịp lễ Giỗ Tổ Hùng
Vương.
D. Tất cả đáp án trên.
Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các quy định
pháp luật về quyền tố cáo của công dân?
A. Là nhân tố duy nhất giúp ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
B. Là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Ngăn chặn những việc làm trái pháp luật; góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
D. Ngăn chặn những việc làm xâm phạm lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ
chức, ...
Câu 19: Người khiếu nại không có quyền nào dưới đây?
A. Tự mình khiếu nại hoặc uỷ quyền cho người khác thực hiện quyền khiếu nại.
B. Nhận văn bản trả lời về việc thụ lí giải quyết khiếu nại.
C. Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại.
D. Được đề nghị kỉ luật người đã ra quyết định sai, bị khiếu nại.
Câu 20: Người tố cáo không có quyền nào dưới đây?
A. Được bảo đảm bí mật về họ tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân
khác.
B. Được thông báo về việc thụ lý tố cáo hoặc không thụ lý tố cáo, kết luận nội
dung tố cáo.
C. Chuyển đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi cho rằng việc giải
quyết tố cáo của cơ quan có thẩm quyền là quá chậm.
D. Được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện
pháp bảo vệ người tố cáo.

Các thành viên trong nhóm và phân công:


-Nguyễn Huyền Trang: Nội dung.
-Vũ Thảo Nguyên: Nội dung.
-Nghiêm Thanh Ngân: Biên tập, đánh máy, trình chiếu.

You might also like