You are on page 1of 14

TĂNG HUYẾT ÁP

I. Y HỌC HIỆN ĐẠI:


 Phân độ THA (WHO / 1999)

Tối ưu: <120 <80

Bình thường: <130 <85

Bình thường cao: 130-139 / 85-89

Độ I: THA nhẹ 140-159 / 90-99

Độ II: THA vừa: 160-179 / 100-109

Độ III: THA nặng: >= 180 >= 110

 Các giai đoạn THA:


- Gđ 1: THA nhg chưa có tổn thương cơ quan đích: Não, mắt, tim, thận,…
- Gđ 2: THA đã có tổn thương mức độ nhẹ ở ít nhất 1 cơ quan đích: Dầy thất
trái nhẹ, xơ cứng động mạch đáy mắt hoặc có protein niệu,…
- Gđ 3: THA có biến chứng ở ít nhất 2 cơ quan khác nhau: Xuất huyết não,
xuất huyết đáy mắt, nhồi máu cơ tim, suy thận, tắc mạch ngoại vi,…
 THA kịch phát: ng có THA vọt mà có HA tăng từ trước (>220/110) đòi hỏi
phải cấp cứu ngay
 THA ác tính: THA đột ngột như THA vọt, nhg kèm theo có tai biến: Xuất
huyết não, xuất huyết đáy mắt, nhồi máu cơ tim,…
 Điều trị:
- Là đưa HA về mức bình thường, duy trì suốt đời bm và hạn chế tối thiểu các
td phụ
- Ng tắc chung: hạ áp, lợi tiểu an thần, thực hiện chế độ sinh hoạt, dự phòng
đúng và hợp lý

II. Y HỌC CỔ TRUYỀN:


1. Bệnh danh: Huyễn vựng, đầu thống, can dương vượng
2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:
- Tình chí: tình chí căng thẳng lâu ngày, tình chí không thư thái, lo nghĩ tức
giận khiến can khí nội uất, uất hóa hỏa làm hao tổn can âm. Âm không liễm
đc dương, can dương nhiễu loạn, lên trên làm đau đầu, mắt đỏ, xuất hiện
những cơn bốc hỏa. Can và thận có quan hệ mật thiết với nhau, hỏa nung đốt
phần âm của can thận dẫn tới can thận âm hư, can dương vượng.
- Ăn uống: ăn uống nhiều chất, các chất ngọt, béo làm tổn thương tì vị khiến
chức năng vận hóa của tì suy giảm dẫn tới đàm thấp nội sinh phát bệnh, hoặc
uống nhiều rượu làm thấp trọc sinh ra lâu ngày hóa nhiệt, nhiệt nung nấu tân
dịch thành đàm, đàm lại làm rối loạn chức năng kiện vận của tỳ vị làm thanh
dương bất thăng, trọc âm bất giáng mà gây nên chứng huyễn vựng
3. Các thể bệnh:
 Do các nguyên nhân bệnh gây ra:
- Pháp: Hạ hưng phấn (bình can tiềm dương, an thần), giãn mạch (hoạt huyết),
lợi niệu
- Phương: bài thuốc kinh nghiệm
+ Thiên ma, câu đằng: Bình can tiềm dương
+ Hoàng cầm, chi tử: Thanh tiết can nhiệt
+ Mộc thông: Thanh nhiệt lợi thấp để đưa nhiệt ra ngoài bằng đường tiểu
tiện
+ Sài hồ: Dẫn thuốc vào Can Đởm
+ Xuyên khung, Bạch thược, Đương quy: Hoạt huyết, giãn mạch
- Châm cứu: Thái xung, Túc Lâm Khấp, Huyết hải, Thái khê
+ nhức đầu: + Phong trì, Bách hội
+ chóng mặt: Nội quan , thần môn
+ nhĩ châm: Châm điểm hạ áp

 Theo phân loại triệu chứng của YHCT:


o Thể âm hư dương xung: bn ng trẻ, RL tiền mãn kinh. các tr/ch thiên
về hưng phấn nhiều (-> thiên về dương xung hay can hỏa thịnh) và ức
chế giảm (-> LS thiên về âm hư)
 Tr/ch: Hoa mắt, nhức đầu, ù tai, dễ cáu gắt, miệng đắng, họng khô ít
ngủ hay mê, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, mạch huyền hoạt sác
+ Thiên về âm hư: chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp, mất ngủ hay quên,
lòng bàn tay, bàn chân nóng, lưỡi đỏ ít rêu, mạch huyền tế sác
+ Thiên về dương xung / can hỏa thịnh: đầu đau dữ dội, mắt đỏ, táo
bón, họng khô, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch huyền sác có lực
 Pháp: Tư âm tiềm dương ( âm hư nhiều -> tư dưỡng can thận âm;
dương xung nhiều -> bình can tiết dương / thanh can tả hỏa)
 Phương:
Thiên ma câu đằng ẩm
Thiên ma Thạch quyết minh
Câu đằng Ngưu tất
Chi tử Ích mẫu
Hoàng cầm Đỗ trọng
Dạ giao đằng Tang kí sinh
Phục thần
Nhức đầu -> thêm Cúc hoa + Mạn kinh tử

Ngủ ít -> Toan táo + Bá tử nhân

 Phân tích:
+ Thiên ma, câu đằng: Bình can tiềm dương
+ Chi tử, hoàng cầm: Thanh tiết thanh nhiệt
+ Dạ giao đằng, phục thần, thạch quyết minh: An thần định trí
+ Ngưu tất, ích mẫu: Hoạt huyết, giãn mạch
+ Đỗ trọng, tang kí sinh: Bổ ích can thận

Âm hư: Lục vị quy thược / Kỷ cúc địa hoàng gia giảm:

Thục địa Đương quy

Sơn thù Bạch thược

Hoài sơn Trạch tả

Phục linh Đan bì

 Phân tích bài thuốc:


+ Thục địa: Tư âm bổ thận, sinh huyết
+ Sơn thù: Đuổi phong, nhiếp tinh
+ Hoài sơn: Thanh hư hỏa ở phế tỳ, bổ thận
+ Phục linh: Lợi thấp, thông thận
+ Đương quy, bạch thược: Tư âm, dưỡng huyết
+ Trạch tả: Tả thủy ở BQ
+ Đan bì: Làm lui nóng ở thận

Dương xung / can hỏa thịnh -> Long đởm tả can thang
Long đởm thảo Sa tiền

Sài hồ Trạch tả

Hoàng cầm Mộc thông

Chi tử Cam thảo

Sinh địa Đương quy

 Phân tích bài thuốc:


+ Long đởm thảo: tả thực hỏa ở can đởm
+ Sài hồ: Dẫn thuốc vào Can đởm
+ Hoàng cầm, chi tử: Thanh tiết can nhiệt
+ Sinh địa, đương quy: Tư âm, dưỡng huyết
+ Sa tiền, trạch tả, mộc thông: Thanh nhiệt, lợi thấp đưa nhiệt ra ngoài bằng
đường tiểu tiện
+ Cam thảo: Điều hòa các vị thuốc
 Châm cứu: Thái xung, Thái khê, Dương lăng tuyền, Phong trì, Nội
quan, Thần môn, Tam âm giao
Nhức đầu: Đầu duy, thái dương, bách hội
Nhĩ châm: Điểm hạ áp, can, thận

o Thể can thận hư: hay gặp ng già, xơ cứng động mạch
 Tr/ch: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, hoảng hốt, dễ sợ, miệng
khô ngủ ít hay mê, mặt đỏ, mạch huyền tế sác (âm hư)
Dương hư: sắc mặt trắng, chân gối mềm yếu, đi tiểu nhiều, liệt
dương, di tinh, mạch trầm tế
 Pháp: Tư dưỡng can thân ( âm hư -> bổ can thận âm; dương hư -> ôn
dưỡng can thận)
 Phương:
Can thận âm hư: Lục vị quy thược / Lục vị kỉ cúc
Can thận dương hư: 1 trg 2 bài trên + Ba kích , ích trí nhân, đỗ trọng
 Châm cứu:
Âm hư: bổ Thận du, Thái khê, Can du, Huyết hải, Tam âm giao
Dương hư: ôn châm / cứu: Quan nguyên, Khí hải, Mệnh môn

o Thể tâm tì hư: ng già kèm theo bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm
đại tràng mạn
 Tr/ch: sắc mặt trắng, da khô, mệt mỏi, ngủ ít, ăn kém, đầu choáng, hay
đi phân lỏng, rêu lưỡi nhạt, mạch huyền tế
 Phương: Quy tỳ thang gia giảm
Bạch truật Táo nhân
Đẳng sâm Viễn chí
Đương quy Long nhãn
Mộc hương Tang kí sinh
Hoa hòe Ngưu tất
Hoàng cầm
 Phân tích bài thuốc:
+ Bạch truật, đẳng sâm: Kiện tỳ ích khí
+ Đương quy: Bổ huyết, dưỡng can
+ Viễn chí, táo nhân, long nhãn: Dưỡng tâm an thần
+ Ngưu tất: Hoạt huyết, lợi thủy, dẫn hỏa quy nguyên
+ Hoa hòe: Sơ can tán ứ, thanh nhiệt lương huyết
+ Tang kí sinh: Bổ ích can thận, khu phong
+Mộc hương: Hành khí ôn trung, chỉ thống
 Châm cứu: bổ Tam âm giao, Túc tam lý, Huyết hải, Thần môn, Nội
quan

o Thể đàm thấp: người béo có tha và cholesterol máu cao


 Tr/ch: người béo mập, ngực sườn đầy tức, hay lợm giọng buồn nôn,
ngủ kém, ăn ít, rêu lưỡi trắng dính, miệng nhạt, mạch huyền hoạt
(đàm thấp)

Đàm thấp hóa hỏa: ngủ hay giật mình, đầu có cảm giác căng,
mạch hoạt sác

 Pháp: Kiện tỳ, trừ thấp, hóa đàm


 Phương:
Bán hạ bạch truật thang gia giảm:

Bán hạ chế Câu đằng

Trần bì Hoa hòe

Cam thảo Tang kí sinh

Phục linh Ý dĩ

Thiên ma Ngưu tất

Bạch truật

 Phân tích bài thuốc:


+ Bán hạ, trần bì: Chỉ khái, hóa đàm
+ Thiên ma, Câu đằng: Bình can tức phong
+ Ngưu tất: Hoạt huyết, lợi thủy, trừ thấp
+ Ý dĩ, bạch truật: Kiện tỳ trừ thấp
+ Cam thảo: Điều hòa các vị thuốc

Đàm thấp hóa hỏa: Ôn đởm thang gia giảm

Trần bì Trúc nhự

Bán hạ chế Hoa hòe

Phục linh Hoàng cầm

Cam thảo Tang kí sinh

Chỉ thực Long đởm thảo

 Phân tích bài thuốc:


+ Trần bì, bán hạ: Chỉ khái hóa đàm, dẫn đàm xuống dưới
+ Phục linh: Lợi thấp, bổ khí, kiện tỳ
+ Chỉ thực: Hành khí tiêu trệ
+ Trúc nhự: Khai uất vị hỏa, thanh khô táo của phế
+ Long đởm thảo: Tả nhiệt ở can đởm
+ Hoàng cầm: Thanh can tiết nhiệt
 Châm cứu: Túc tam lí, Túc lâm khấp, Dương lăng tuyền, Can du,
Đởm du, Phong long
SUY TIM
I. Y HỌC HIỆN ĐẠI:
- Là một trạng thái bệnh lý làm cho tim mất khả năng bảo đảm cung lượng tim
theo nhu cầu oxy của cơ thể, lúc đầu khi gắng sức về sau cả lúc nghỉ ngơi,
tổn thương trung tâm trong suy tim là suy yếu sự co bóp cơ tim
- Phân loại: suy tim T / suy tim P / suy tim toàn bộ
- Nguyên nhân: van tim ( hở / hẹp), tim bẩm sinh, động mạch ( hẹp đm phổi,
hẹp eo đm chủ), cao huyết áp, bệnh phổi mạn tính, viêm cơ tim do thấp,
viêm tim toàn bộ, thiếu máu nặng, thiếu vit B1, basedow
- Có 4 độ suy tim: độ 4 là nặng nhất khó phục hồi
- Nguyên tắc điều trị:
+ nghỉ ngơi lao động hợp lí theo mức độ suy tim
+ ăn uống ăn nhạt tùy mức độ suy tim ( thường lượng muối <1g/l ngày)
+ cho thuốc chữa tim với đợt tấn công, đợt củng cố, dừng thuốc khi nhịp tim
dưới 70
+ cho thuốc lợi niệu và cần phải bổ sung kali
+ có thể thêm các thuốc kháng sinh để phòng ngừa bội nhiễm, cho thuốc an
thần, điều trị tích cực nguyên nhân suy tim

II. Y HỌC CỔ TRUYỀN:


1. Bệnh danh: Tâm quý / chính xung / khái suyễn / hư lao / thủy thũng
2. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh
- Tâm huyết suy tổn, tâm khí không đầy đủ, khí âm đều hư, thủy ẩm, huyết ứ
ngưng tại tâm, tâm bào lạc, xuất hiện chứng tim đập nhanh, loạn nhịp
- Phế khí hư không túc giáng, thận hư không nạp được khí, khí nghịch lên trên
xuất hiện chứng suyễn thở
- Thủy thũng có liên quan đến phế, tỳ ,thận và khí hóa của tam tiêu, tâm tỳ
dương hư khí không chủ thủy, thủy thấp của hạ tiêu tràn lên, xuất hiện chân
phù thũng, tim hồi hộp, ăn ít, bụng trướng đầy. Thận dương hư thì thủy khí
thịnh phù thũng từ eo lưng trở xuống, thận khí hư và cả bàng quang kém khí
hóa nên lượng nước tiểu ít gây phù thũng
- Tâm khí không đầy đủ nên khí huyết không thông dẫn tới huyết ứ, xuất hiện
ngực sườn đau tức, môi tím, tay nhợt tím
3. Các thể bệnh:
a. Do các nguyên nhân bệnh gây ra:
- Pháp: Tăng trương lực cơ tim ( kiện tỳ vị vì tỳ là chủ về cơ nhục), chống
sung huyết ( hoạt huyết), lợi niệu
- Phương:
+ Đẳng sâm, bạch truật: kiện tỳ, ích khí
+ Đan sâm, xuyên khung, ngưu tất: hoạt huyết, hóa ứ
+ Trạch tả, mộc thông, sa tiền: Lợi niệu
- Châm cứu: chiên trung, nội quan, túc tam lí
b. Phân loại theo triệu chứng yhct:
 Thể khí âm hư:
- Tr/ch: tim hồi hộp, khó thở, suyễn, mệt mỏi, choáng váng, ra mồ hôi trộm
hay tự ra mồ hôi, hai gò má đỏ, chất lưỡi đỏ, mạch kết đại
Trường hợp nặng thấy khí hư kèm huyết hư, chất lưỡi nhạt, lưỡi bệu
có vết hằn răng, toát mồ hôi, khạc ra máu
- Pháp: Ích khí liễm âm ( khí huyết đều hư -> bổ khí huyết)
- Phương:
o Sinh mạch thang gia giảm
Đẳng sâm Ngũ vị tử
Mạch môn Cam thảo

Nếu có hiện tượng sung huyết gây khó thở, tức ngực -> thêm Đào nhân,
Hồng hoa, Đan sâm

Nếu ho ra máu -> thêm Cỏ nhọ nồi sao đen, Trắc bách diệp

 Phân tích bài thuốc:


+ Đẳng sâm: bổ phế khí
+ Mạch môn: Nhuận phế tả nhiêt
+ Ngũ vị tử: Liễm phế để thâu lại khí đã hao tán (liễm khí)
+ Cam thảo: điều hòa, bổ khí

o Khí huyết hư:


Sinh mạch thang gg:

Mạch môn Ngũ vị tử

Nhân sâm Thục địa

Bạch thược Đương quy

Đan sâm

Bát trân thang gg

Thục địa Đương quy

Phục linh Bạch thược

Đẳng sâm Ngưu tất

Ý dĩ Đan sâm
Bạch truật Hồng hoa

Xuyên khung Cam thảo

 Phân tích bài thuốc:


+ Đẳng sâm, bạch truật: Bổ ích khí, kiện tỳ, dưỡng huyết
+ Thục địa, Đương quy, bạch thược: Bổ huyết, dưỡng huyết
+ Đan sâm, hồng hoa: Hoạt huyết, hóa ứ
+ Phục linh, ý dĩ: kiện tỳ, lợi thấp
- Châm cứu: bổ Tâm du, Tỳ du, phế du, thận du, túc tam lí, tam âm giao, nội
quan…
 Thể tâm dương hư:
- Tr/ch: tim hồi hộp, khó thở, không nằm được, phù toàn thân nhất là chi dưới,
đái ít, hay ra mồ hôi, tay chân lạnh, chất lưỡi dính có nhiều điểm ứ huyết,
mạch trầm tế kết đại
- Pháp: Ôn dương, hoạt huyết, lợi niệu
- Phương: Chân vũ thang gg:
Phụ tử chế Bạch truật
Phục linh Đương quy
Can khương Nhục quế
Sa tiền tử Cam thảo
Đan sâm
 Phân tích bài thuốc:
+ Phụ tử chế, nhục quế: Ôn dương, khu hàn
+ Phục linh, bạch truật: Kiện tỳ, lợi thủy
+ Sa tiền tử: Lợi thủy
+ Cam thảo: Kiện tỳ ích khí
+ Đan sâm, đương quy: Hoạt huyết dưỡng huyết
- Châm cứu: Quan nguyên, khí hải, tam âm giao, túc tam lý, tâm du, tỳ du,
thận du

 Thể âm dương khí huyết đều hư:


- Tr/ch: Toàn thân mệt mỏi, khó thở nhiều, da mặt trắng bệch, thở gấp, tay
chân lạnh, tự ra mồ hôi, phù toàn thân, nước tiểu ít, mạch kết đại
- Pháp: Ích khí dưỡng tâm, ôn dương hoạt huyết
- Phương:
Độc sâm thang:
Nhân sâm
Sinh mạch tán:
Nhân sâm Ngũ vị tử
Mạch môn Cam thảo
Sâm phụ thang và sinh mạch thang gg:
Nhân sâm Mạch môn
Hoàng kỳ Đương quy
Phụ tử chế Trạch tả
Đào nhân Sa tiền tử
Hồng hoa Long cốt
Đan sâm Ngũ vị tử
 Phân tích bài thuốc:
+ Nhân sâm, hoàng kì: Ích tâm khí
+ Đương quy, đan sâm: Hoạt huyết dưỡng tâm
+ Hồng hoa, đào nhân: Hoạt huyết
+ Ngũ vị tử: Liễm khí
+ Trạch tả, sa tiền: Lợi niệu
- Châm cứu: cứu Quan nguyên, khí hải, túc tam lý, tam âm giao

You might also like