You are on page 1of 3

CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI KỲ II MÔN VẬT LÝ 8

Câu 1. Công suất không có đơn vị đo là


Câu 2. Hai vật có cùng khối lượng đang chuyển động trên sàn nằm ngang, thì
A. vật có thể tích càng lớn thì động năng càng lớn.
B. vật có thể tích càng nhỏ thì động năng càng lớn.
C. vật có tốc độ càng lớn thì động năng càng lớn.
D. động năng hai vật như nhau vì có cùng khối lượng.
Câu 3. Khi sử dụng các máy cơ đơn giản nếu được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy
nhiêu lần về đường đi không cho lợi về ...................
Câu 4. Trong các công thức tính công cơ học dưới đây, công thức nào không đúng?
A. A = .t ( là công suất, t: thời gian thực hiện công)
B. A = F.s (F là lực tác dụng, s là quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực tác
dụng)
F
C. A = s (F là lực tác dụng, s là quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực tác
dụng)
D. A = P.h (P là trọng lực, h là quãng đường vật rơi dưới tác dụng của trọng lực)
Câu 5. Trường hợp nào sau đây có công suất lớn nhất?
A. Một máy tiện có công suất 0,5kW.
B. Một con ngựa kéo xe trong một phút thực hiện được một công là 50kJ.
C. Một vận động viên điền kinh trong cuộc đua đã thực hiện một công 6200J trong thời
gian 10 giây.
D. Một chiếc xe tải thực hiện được một công 4000J trong 6 giây.
Câu 6. Một vật có khối lượng 500 gam, rơi từ độ cao 20 dm xuống đất. Khi đó trọng lực
đã thực hiện một công là:
Câu 7. Một cần cẩu nâng một vật có khối lượng 1800kg lên cao 6m trong thời gian 1
phút. Công suất của cần cẩu là..............................
Câu 8. Đầu tàu hoả kéo toa xe với lực 5000N làm toa xe đi được 100m. Công của lực
kéo của đầu tàu có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
Câu 9. Một công nhân khuân vác trong 2 giờ được 48 thùng hàng, mỗi thùng hàng phải
tốn một công là 15000J. Công suất của người công nhân đó là
Câu 10. Người ta dùng một máy bơm để bơm 20 m3 nước lên độ cao 5m. Biết hiệu suất
của máy bơm là 80% và khối lượng riêng của nước là 1000kg/m 3. Khi đó công do máy
bơm sản ra là
Câu 11. Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:
A. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
B. Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật cũng chuyển động càng nhanh

C. Các chất được cấu tạo từ những hạt nhỏ bé riêng biệt, giữa chúng có khoảng
cách.
D. Nhiệt độ của vật càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.
Câu 12. Chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật là
A. chuyển động cong. B. chuyển động tròn.
C. chuyển động thẳng đều. D. chuyển động hỗn độn, không ngừng.
Câu 13. Nhiệt năng của một vật:
A. chỉ có thể thay đổi bằng truyền nhiệt. B. chỉ có thể thay đổi bằng thực
hiện công.
C. có thể thay đổi bằng thực hiện công và truyền nhiệt. D. không thể thay
đổi được.
Câu 14. Hình thức truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí gọi
là..........................................
Câu 15. Thả một miếng sắt nung nóng vào cốc nước lạnh thì nhiệt năng của miếng
sắt ...........................
Câu 16. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng
nào sau đây tăng lên?
A. Khối lượng của vật B. Trọng lượng của vật
C. Nhiệt độ của vật D. Khối lượng riêng của vật
Câu 17. Trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao. Bởi vì
ống khói cao
A. có tác dụng tạo ra sự truyền nhiệt tốt.B. có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt.
C. có tác dụng tạo ra sự bức xạ nhiệt tốt.D. có tác dụng tạo ra sự dẫn nhiệt tốt.
Câu 18. Tại sao xăm xe đạp còn tốt đã bơm căng, để lâu ngày vẫn bị xẹp? Chọn câu trả
lời đúng trong các câu trả lời sau.
A. Vì lúc bơm, không khí vào săm xe còn nóng, sau một thời gian không khí nguội
đi và co lại làm cho săm xe bị xẹp.
B. Vì giữa các phân tử của chất làm săm xe có khoảng cách nên không khí có thể
thoát qua đó ra ngoài.
C. Vì săm xe làm bằng cao su nên tự nó co lại.
D. Vì không khí trong săm xe tự thu nhỏ thể tích của nó.
Câu 19. Hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng có thể xảy ra nhanh hơn khi
A. trọng lượng riêng của các chất lỏng lớn. B. nhiệt độ tăng.
C. thể tích của các chất lỏng lớn. D. nhiệt độ giảm.
Câu 20. Khi mở lọ nước hoa trong lớp học, sau một lúc cả phòng đều ngửi thấy mùi
thơm. Lí giải không hợp lí là
A. Do sự khuếch tán của các phân tử nước hoa ra khắp lớp học
B. Do các phân tử nước hoa chuyển động hỗn độn không ngừng, nên nó đi ra khắp
lớp học
C. Do các phân tử nước hoa nhẹ hơn các phân tử không khí nên có thể chuyển động
ra khắp lớp học,
D. Do các phân tử nước hoa có nhiều hơn các phân tử không khó ở trong lớp học
nên ta chỉ ngửi thấy mùi nước hoa.
Câu 21. Nhiệt lượng mà một vật thu vào để nóng lên không phụ thuộc vào
A. khối lượng của vật. B. độ tăng nhiệt độ của vật
C. nhiệt dung riêng của chất cấu tạo nên vật. D. thể tích của vật
Câu 22. Chọn câu phát biểu sai.
A. Nhiệt năng và nhiệt lượng là đồng nhất vì có cùng đơn vị.
B. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. Nhiệt lượng là phần nhiệt lượng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá
trình truyền nhiệt.
D. Vật luôn luôn có nhiệt năng mà không có nhiệt lượng.
Câu 23. Để đun sôi 800g nước ở trên mặt đất từ nhiệt độ 20 oC, nhiệt dung riêng của nước
là 4200J/kg.K. Nhiệt lượng cần thiết là:
Câu 24. Đổ 2 lít nước ở nhiệt độ 100 oC vào 2 lít nước ở nhiệt độ 20 oC, bỏ qua sự trao
đổi nhiệt với môi trường xung quanh. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước
là..................................
Câu 25. Để đun nóng một vật có khối lượng 2kg từ 20 oC đến 150oC cần phải cung cấp
một nhiệt lượng 119,6kJ. Vật đó làm bằng

You might also like