You are on page 1of 9

Câu 1: Biển nước ta có nhiều đặc sản như

A. Bào ngư, sò huyết, mực, cá, tôm, hải sâm.


B. Hải sâm, bào ngư, đồi mồi, cá, tôm, cua.
C. Mực, cá, tôm, cua, đồi mồi, bào ngư.
D. Đồi mồi, vích, hải sâm, bào ngư, sò huyết.
Câu 2: Chim yến có nhiều trên các đảo đá ven bờ
A. Bắc Trung Bộ.
B. Đông Bắc.
C. Nam Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 3: Thành phố Hải Phòng gồm những huyện đảo nào?
A. Huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô
B. Huyện đảo Cát Hải và huyện đảo Bạch Long Vĩ
C. Huyện đảo Cồn Cỏ và huyện đảo Cát Hải
D. Huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cát Hải
Câu 4: Điều kiện thuận lợi phát triển du lịch biển - đảo ở nước ta là
A. Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.
B. Suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.
C. Dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu.
D. Nhiều cửa sông cũng thuận lợi cho việc xây dựng cảng.
Câu 5: Nghề làm muối ở nước ta phát triển nhất ở khu vực Duyên Hải Nam Trung
Bộ vì?
A. Ở đây có đường bờ biển hẹp nên dễ dân nước từ ngoài biển vào.
B. Ở đây đồng bằng nhỏ, đất đai ít màu mỡ, không thuận lợi cho nghề trồng trọt.
C. Ở đây nắng nhiều, khả năng bốc hơi lớn.
D. Ở đây lượng mưa ít, ít sông đổ ra biển, nắng nhiều.
Câu 6: Trong các đảo sau, đảo không nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ của nước ta là
A. Đảo Lý Sơn.
B. Đảo Cát Bà.
C. Đảo Vĩnh Thực.
D. Đảo Cái Bầu.
Câu 7: Hoạt động ngoại lực đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và biến
đổi địa hình Việt Nam hiện tại là
A. xâm thực - mài mòn.
B. xâm thực - bồi tụ.
C. xói mòn - rửa trôi.
D. mài mòn - bồi tụ.
Câu 8: Hệ thống sông có tổng lượng cát bùn vận chuyển ra biển lớn nhất nước ta là
A. hệ thống sông Hồng.
B. hệ thống sông Mã.
C. hệ thống sông Cả.
D. hệ thống sông Đồng Nai.
Câu 9: Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp làm cho sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn, dốc là
A. hình dáng lãnh thổ và địa hình.
B. khí hậu và địa hình.
C. hình dáng và khí hậu.
D. địa hình và sinh vật, thổ nhưỡng.
Câu 10: Đất feralit ở nước ta có đặc điểm nổi bật là
A. thường có màu đen, xốp, dễ thoát nước.
B. thường có màu đỏ vàng, khá màu mỡ.
C. thường có màu đỏ vàng, đất chua, nghèo mùn.
D. thường có màu nâu, phù hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày.
Câu 11: Rừng xavan cây bụi gai hạn nhiệt đới khô xuất hiện chủ yếu ở vùng
A. sơn nguyên Đồng Văn.
B. khu vực Quảng Bình - Quảng Trị.
C. khu vực cực Nam Trung Bộ.
D. Tây Nguyên.
Câu 12: Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là
A. Rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh
B. Rừng thưa nhiệt đới khô
C. Rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá
D. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh
Câu 13: Tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp của nước ta là do ảnh hưởng
của yếu tố
A. sự phân hoá theo mùa của khí hậu.
B. nhu cầu đa dạng của thị trường trong và ngoài nước.
C. lao động theo mùa vụ ở các vùng nông thôn.
D. thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm
Câu 14: Càng về phía Nam thì
A. Nhiệt độ trung bình càng tăng
B. Biên độ nhiệt càng tăng
C. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng giảm
D. Nhiệt độ trung bình tháng nóng càng giảm
Câu 15: Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa khí hậu theo Bắc – Nam ở nước ta là:
A. Sự di chuyển của dải hội tụ từ Bắc vào Nam đồng thời cùng với sự suy giảm
ảnh hưởng của khối khí lạnh.
B. Sự tăng lượng bức xạ Mặt Trời đồng thời với sự giảm sút ảnh hưởng của
khối khí lạnh về phía Nam.
C. Góc nhập xạ tăng, đồng thời với sự tác động mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc,
đặc biệt từ 16°B trở vào
D. Do càng vào Nam, càng gần xích đạo đồng thời với sự tác động giảm sút của
gió mùa Tây Nam
Câu 16: Thiên nhiên nước ta có sự khác nhau giữa Nam và Bắc (ranh giới là
dãy Bạch Mã), không phải do sự khác nhau về:
A. Lượng mưa.
B. Số giờ nắng.
C. Lượng bức xạ.
D. Nhiệt độ trung bình
Câu 17. Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là:
A. Đới rừng gió mùa cận xích đạo.
B. Đới rừng xích đạo
C. Đới rừng gió mùa nhiệt đới.
D. Đới rừng nhiệt đới
Câu 18. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần phía Nam
lãnh thổ (từ 16°B trở vào):
A. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 20°C.
B. Quanh năm nóng
C. Về mùa khô có mưa phùn.
D. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt
Câu 19: Sự khác nhau về thiên nhiên giữa các vùng núi theo Đông – Tây chủ yếu
do:
A. Kinh tuyến.
B. Hướng núi, độ cao với sự tác động của các luồng gió
C. Độ cao của núi.
D. Gió mùa
Câu 20: Sự khác nhau về mùa khô và mưa ở Tây Nguyên (sườn Tây Trường
Sơn) và sườn Đông của Trường Sơn là do tác động của hướng dãy núi Trường
Sơn đối với các luồng gió:
A. Đông Nam.
B. Tây Nam.
C. Đông Bắc.
D. Tây Nam, Đông Bắc.
Câu 21: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm:
A. Mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn
B. Mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng
mưa giảm
C. Mùa đông lạnh đến sớm hơn các vùng núi thấp
D. Khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình
Câu 22: Khu vực bị thiếu nước về mùa đông gây ảnh hưởng đến các hoạt động
sản xuất và đời sống của người dân
A. Tây Bắc
B. Đông Bắc
C. Đồng Bằng sông Hồng
D. Bắc Trung Bộ
Câu 23: Thiên nhiên phân hóa Đông – Tây gây khó khăn nào cho vấn đề phát
triển kinh tế - xã hội?
A. Phát triển hệ thống giao thông theo chiều Đông – Tây.
B. Đồng bào dân tộc ít người không quen sống ở vùng đồng bằng.
C. Vùng đồi núi của nước ta hay xảy ra hiện tượng lũ lụt.
D. Vùng đồi núi không trồng được các loại cây lương thực.
Câu 24: Ngập lụt ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long gây
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong vụ
A. đông xuân.
B. hè thu.
C. mùa.
D. xuân hè.
Câu 25: Thời gian khô hạn kéo dài nhất tập trung ở các tỉnh
A. Ninh Thuận và Bình Thuận.
B. Huyện Mường Xén của tỉnh Nghệ An.
C. Quảng Bình và Quảng Trị.
D. Sơn La và Lai Châu.
Câu 26. Ở vùng núi phía Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ, lũ quét thường xảy ra
vào thời gian :
A. Vùng núi phía Bắc từ tháng 7 đến tháng 10 ; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng
10 đến tháng 12.
B. Vùng núi phía Bắc từ tháng 6 đến tháng 10 ; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng
10 đến tháng 12.
C. Vùng núi phía Bắc từ tháng 5 đến tháng 9 ; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 9
đến tháng 11.
D. Vùng núi phía Bắc từ tháng 8 đến tháng 1; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 8
đến tháng 12.
Câu 27: Ở Đồng Nai
A. Không có bão.
B. Ít chịu ảnh hưởng của bão.
C. Bão chỉ diễn ra vào các tháng đầu năm.
D. Bão chỉ diễn ra vào đầu mùa mưa.
Câu 28: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang số 09, hãy cho biết miền khí
hậu phía Bắc có mấy vùng khí hâu?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 29: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang số 09, hãy cho biết từ dãy
Bạch Mã trở vào phía Nam gió mùa đông bản chất là gió
A. Gió mùa đông lạnh.
B. Gió Tín phong nửa cầu Bắc.
C. Gió mùa Đông Nam.
D. Gió mùa Tây Nam.
Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang số 09, hãy cho biết tại Đà
Nẵng lượng mưa cao nhất vào tháng
A. 9
B. 12
C. 10
D. 11
Câu 31: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang số 10, hãy cho biết sông Đáy
thuộc hệ thống sông nào?
A. Sông Hồng.
B. Sông Mã.
C. Sông Thái Bình.
D. Sông Cả.
Câu 32: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang số 10, hãy cho biết sông Vàm
Cỏ Tây thuộc hệ thống sông nào?
A. Sông Đồng Nai.
B. Sông Cửu Long.
C. Sông Sài Gòn.
D. Sông Vàm Cỏ Đông.
Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang số 10, hãy cho biết sông có
diện tích lưu vực lơn nhất nước ta là
A. Sông Hồng.
B. Sông Mê Công.
C. Sông Đồng Nai.
D. Sông Cả.
Câu 34: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang số 13, hãy xác định các cánh
cung lần lượt từ Đông sang Tây của vùng núi Đông Bắc là
A. Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm.
B. Đông Triều, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Sông Gâm.
C. Đông Triều, Bắc Sơn, Sông Gâm, Ngân Sơn.
A. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang số 13, hãy xác định đỉnh núi
Phanxipăng được mệnh danh là nóc nhà của Đông Dương có độ cao là
A. 3143m
B. 4313m
C. 3134m
D. 4131m
Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang số 14, hãy xác định các cao
nguyên theo thứ tự lần lượt từ Nam ra Bắc là
A. Mơ Nông, Đắk Lắk, Pleiku, Kon Tum.
B. Mơ Nông, Pleiku, Đắk Lắk, Kon Tum.
C. Mơ Nông, Đắk Lắk, Kon Tum, Pleiku.
D. Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông.
Câu 37: Nhân sâm Ngọc Linh là sản vật nổi tiếng của khu vực miền núi Ngọc
Linh thuộc tỉnh Quảng Nam ở nước ta. Em hãy căn cứ vào Atlat Địa lý Việt
Nam trang số 14, hãy xác định đỉnh Ngọc Linh có độ cao?
A. 2598m
B. 2589m
C. 2859m
D. 2958m
Câu 38: Cho bảng số liệu về nhiệt độ trung bình tháng I, tháng VII và nhiệt độ
trung bình năm của một số địa phương ở nước ta.
Nhiệt độ trung Nhiệt độ trung Nhiệt độ trung
Địa điểm bình bình bình năm (oC)
tháng I (oC) tháng VII (oC)
Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2
Hà Nội 16,4 28,9 23,5
Vinh 17,6 29,6 23,9
Huế 19,7 29,4 25,1
Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8
Tp. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 26,9
Căn cứ vào bảng số liệu trên, nhận định đúng là
A. Nhiệt độ trung bình tháng I đều thấp trên cả nước.
B. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì càng vào phía Nam
góc nhập xạ giảm dần.
C. Vào tháng I tại Huế không chịu tác động của gió mùa mùa đông nên nhiệt
độ trung bình đạt 19,70C
D. Vào tháng VII tại Vinh, Huế, Quy Nhơn nhiệt độ cao vì thời gian này tại
đây chịu tác động của gió Tây khô nóng và Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Câu 39: Cho bảng số liệu về lượng mưa, lượng bốc hơi của một số địa điểm ở nước
ta
Địa điểm Lượng mưa Khả năng bốc hơi
Hà Nội 1676 mm 989 mm
Huế 2868 mm 1000 mm
Tp Hồ Chí Minh 1931 mm 1686 mm
Cân bằng ẩm của các địa phương trên lần lượt từ Bắc xuống Nam là
A. +687mm, +1868mm, +245mm.
B. +687mm, +1686mm, +245mm.
C. +687mm, +1668mm, +245mm.
D. +687mm, +1866mm, +245mm.
Câu 40: Cho bảng số liệu nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất và nhiệt độ
trung bình tháng nóng nhất của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Nhiệt độ trung Nhiệt độ trung
Địa điểm bình tháng lạnh bình tháng nóng
nhất nhất
16,40C 28,90C
Hà Nội
(Tháng I) (Tháng VII)
TP. Hồ Chí 25,70C 28,90C
Minh (Tháng XII) (Tháng IV)
Biên độ nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là
A. 12,50C và 3,20C
B. 12,50C và 2,30C
C. 45,30C và 54,60C
D. 45,30C và 56,40C

You might also like