You are on page 1of 2

Vấn đề 2.

HAI MẶT PHẲNG VUÔNG GÓC

♦ Cách chứng minh hai mặt phẳng vuông góc với nhau:
Cách 1: Ta CM : mp này chứa một đường thẳng vuông góc với mp kia.
Cách 2: Ta CM: góc giữa chúng là 900

*Cách chứng minh đường thẳng d vuông góc với mp(  ):


Cách 3: Nếu hai mp cùng vuông góc với một mặt phẳng thứ ba thì giao tuyến
(nếu có) của chúng cũng vuông góc với mặt phẳng này.
Cách 4: Nếu hai mp vuông góc với nhau, một đường thẳng nằm trong mp này
mà vuông góc với giao tuyến thì vuông góc với mp kia.

♦ Chú ý :
. Hình lăng trụ đứng là hình lăng trụ có các cạnh bên vuông góc với các mặt
đáy. Độ dài cạnh bên gọi là chiều cao của lăng trụ .
. Hình hộp đứng là hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành
. Hình hộp chữ nhật là hình lăng trụ đứng có đáy là hình chữ nhật
. Hình lập phương là hình lăng trụ đứng có đáy là hình vuông và các mặt bên
đều là hình vuông.
. Hình chóp đều là hình chóp có đáy là đa giác đều và chân đường cao trùng
với tâm của đa giác đáy.
Chú ý. + Hình chóp đều có các mặt bên là những tam giác cân bằng nhau
+ Hình chóp đều có các cạnh bên bằng nhau.
+ Hình chóp đều có góc giữa các cạnh bên và mặt đáy bằng nhau.
+ Hình chóp đều có góc giữa các mặt bên và mặt đáy bằng nhau.
. Hình tứ diện đều có tất cả các mặt là các tam giác đều

♦ Góc giữa hai mặt phẳng (P) và (Q) là góc giữa


hai đường thẳng lần lượt vuông góc với 2 mp đó
♦ Cách xác định :
- Tìm giao tuyến  của 2 mp (P) và (Q)
- Tìm đường thẳng a  ( P) và vuông góc với  tại I I

a b

- Tìm đường thẳng b  (Q) và vuông góc với  tại I


Khi đó: Góc giữa hai mp (P) và (Q) là góc giữa hai P Q

đường thẳng a và b

1
BÀI TẬP
Bài 1. Cho hình chóp SABCD có đáy là hình vuông , các mặt bên (SAB) và (SAC) cùng vuông góc với đáy ,
AB = a, SA = 2a
1.CM : mp(SAC) vuông góc với mp(ABCD)
1.CM : mp(SAD) vuông góc với mp(SAB)
2.CM : mp(SAC) vuông góc với mp(SBD)
3.Kẻ AH vuông góc với SD tại H. CM : mp(SCD) vuông góc với mp(SAD) . Suy ra : AH ⊥ (SCD)
4.Xác định và tính góc giữa (SBC) và (ABCD),(SAB) và (SCD) , (SBD) và (ABCD), (SBC) và (SCD)

Bài 2.Cho tứ diện đều SABC có AB = a , I là trung điểm BC


1.CM : (SAI) vuông góc (ABC)
2.CM : (SAI) vuông góc (SBC)
3.Tính chiều cao của hình chóp
4.Tính góc giữa cạnh bên và mặt đáy
5.Tính góc giữa mặt bên và mặt đáy
6.Tính góc giữa mp(SAB) và (SBC)

Bài 3.Cho hình chóp đều SABCD có cạnh đáy bằng 2a , SA = 3a . Gọi O là giao điểm của AC và BD
I ,J Là trung điểm AB ,CD
1.CM : (SAC) vuông góc (ABCD
2. CM : (SAC) vuông góc (SBD)
2. CM : (SCD) vuông góc (SIJ)
3.Tính chiều cao của hình chóp
4.Tính góc giữa cạnh bên và mặt đáy
5.Tính góc giữa mặt bên và mặt đáy
6.Tính góc giữa (SAC) và (SCD)

Bài 4 : Cho hình chóp SABCD có đáy là hình vuông , mặt bên (SAB) đều và nằm trong mp vuông góc với đáy.
Gọi H, I lần lượt là trung điểm AB , CD .
1. CM : SH vuông góc với (ABCD)
2. CM : (SHC) vuông góc với (ABCD)
3. CM : (SHI) vuông góc (SCD)
4.Tính góc giữa SC và mp đáy
5.Tính góc giữa (SCD) và mặt đáy

-------------------------------------------------

You might also like