You are on page 1of 6

A. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh (c.c.

c)
1. Vẽ tam giác biết ba cạnh
Bài toán: Vẽ tam giác ABC, biết AB = 2cm, BC = 4cm, AC = 3cm

• Vẽ đoạn thẳng BC = 4cm.


• Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC, vẽ cung tròn tâm B bán kính 2cm và cung tròn tâm C bán
kính 3cm.
• Hai cung tròn trên cắt nhau tại A.
• Vẽ các đoạn thẳng AB, AC, ta được tam giác ABC.
2. Trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh
Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau theo
trường hợp cạnh – cạnh – cạnh.
ΔABC và ΔA'B'C' có:

B. Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh (c.g.c) 
1. Vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa
Bài toán: Vẽ tam giác ABC biết AB = 2cm, BC = 3cm, ∠B = 70o
• Vẽ góc ∠xBy = 70o.
• Trên tia By lấy điểm A sao cho BA = 2cm.
• Trên tia By lấy điểm C sao cho BC = 3cm.
• Vẽ đoạn thẳng AC ta được tam giác ABC.

Lưu ý: Ta gọi góc B là góc xen giữa hai cạnh AB và BC. Khi nói hai cạnh và góc xen giữa, ta
hiểu góc này là góc ở vị trí xen giữa hai cạnh đó.
2. Trường hợp bằng nhau cạnh – góc – cạnh
Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia
thì hai tam giác đó bằng nhau.
ΔABC và ΔA'B'C' có:
Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông
kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
Cho tam giác ABC vuông tại A, tam giác A’B’C’ vuông tại A’, khi đó:

C. Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (g.c.g)
1. Vẽ tam giác biết một cạnh và hai góc kề
Bài toán: Vẽ tam giác ABC biết BC = 4cm, ∠B = 60o, ∠C = 40o
• Vẽ đoạn thẳng BC = 4cm.
• Trên cùng một nửa mặt phẳng phẳng bờ BC, vẽ các tia Bx và Cy sao cho ∠CBx = 60o, ∠BCy =
40o.
Lưu ý: Ta gọi góc B và góc C là hai góc kề cạnh BC. Khi nói một cạnh và hai góc kề, ta hiểu hai
góc này là hai góc ở vị trí kề cạnh đó.
2. Trường hợp bằng nhau góc – cạnh – góc
Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì
hai tam giác đó bằng nhau.
ΔABC và ΔA'B'C' có:

3. Hệ quả
• Hệ quả 1: Nếu một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông này bằng
một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông
đó bằng nhau.
• Hệ quả 2: Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một
góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
Ví dụ:

D. Định lý Pytago
1. Định lý Pytago
Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai
cạnh góc vuông.
ΔABC vuông tại A ⇒ BC2 = AB2 + AC2
2. Định lý Pytago đảo
Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia thì
tam giác đó là tam giác vuông.
ΔABC có BC2 = AB2 + AC2 ∠BAC = 90o
3. Ví dụ
Ví dụ: Nếu độ dài của hai cạnh góc vuông của tam giác vuông tăng lên 2 lần, 3 lần thì độ dài
cạnh huyền thay đổi như thế nào?
Hướng dẫn giải:

You might also like