You are on page 1of 4

Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác

1. Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh – góc – cạnh (c.g.c)

• Trong tam giác ABC, góc BAC (hay góc A) được gọi là góc xen giữa của hai cạnh AB
và AC.

• Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của
tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

2. Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc – cạnh – góc (g.c.g)

• Trong tam giác ABC, hai góc ABC, ACB (hay góc B và góc C) được gọi là
hai góc kề cạnh BC của tam giác ABC.
• Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề
của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác
Bài 1. Trong mỗi hình dưới đây, hãy chỉ ra một cặp tam giác bằng nhau và
giải thích vì sao chúng bằng nhau.

Bài 2. Cho hình vẽ dưới đây, biết CE = DE và ˆCEA=ˆDEA

Chứng minh rằng:

a) ΔAEC=ΔAED
b) ΔABC=ΔABD
Bài 3. Cho hình vẽ dưới đây, biết đoạn thẳng JK song song và bằng đoạn
thẳng ML.

Chứng minh rằng:

a) ΔJOK=ΔLOM
b) OP = OQ.

Cho hai tam giác ABC và DEF bất kỳ, thỏa mãn AB = FE, BC =
DF, ˆABC=ˆDFE. Những câu nào dưới đây đúng?
a) ∆ABC = ∆DFE.

b) ∆BAC = ∆EFD.

c) ∆CAB = ∆EFD.

d) ∆ABC = ∆EFD.

Cho các điểm A, B, C, D như Hình 4.24, biết rằng AC = BD


và ˆDBA=ˆCAB
Chứng minh rằng AD = BC.

Bài 3 Cho tam giác ABC bằng tam giác DEF (H.4.28).
a) Gọi M và N lần lượt là trung điểm các đoạn thẳng BC và EF. Chứng minh
rằng AM = DN.

b) Trên hai cạnh AC và DF lấy hai điểm P và Q sao cho BP, EQ lần lượt là
phân giác của các góc ˆABCvà ˆDEF. Chứng minh rằng: BP = EQ.

You might also like