You are on page 1of 19

25/03/2023

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING


KHOA T ÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
BỘ MÔN TÀI CHÍNH BẢO HIỂM VÀ ĐẦU TƯ

HỌC PHẦN:
QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ

GIẢNG VIÊN: TS. NGUYỄN VIỆT HỒNG ANH

CHƯƠNG 7: QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ


Mục tiêu chương:
Kết thúc Chương này, người học có thể:
q Trình bày và phân tích được các chiến lược quản lý danh mục
đầu tư cổ phiếu thu động và chiến lược quản lý danh mục đầu
tư cổ phiếu chủ động;
q Trình bày và phân tích được các chiến lược quản lý danh mục
đầu tư trái phiếu thu động và chiến lược quản lý danh mục đầu
tư trái phiếu chủ động.

1
25/03/2023

NỘI DUNG CHƯƠNG 7

QUẢN LÝ DANH MỤC


7.1 ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU

QUẢN LÝ DANH MỤC


7.2 ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU

Quản lý chủ động Quản lý thụ động


Danh mục được xây dựng dựa trên các Danh mục được mô phỏng theo một bộ
phân tích về chứng khoán kết hợp với tình chỉ số trên thị trường ví dụ như VN-
hình kinh tế vĩ mô của các chuyên gia quản Index, VN30, VN100...
lý danh mục.
Cần có các chuyên gia đầu tư giàu kinh Không cần có các chuyên gia đầu tư
nghiệm chủ động mua và bán chứng khoán nhiều kinh nghiệm vì việc chọn cổ phiếu
dựa vào các phân tích công ty và tình hình có thể thực hiện bằng máy tính.
thị trường.
Phí quản lý cao hơn do cần thực hiện nhiều Phí quản lý thường thấp vì không cần có
phân tích công ty và cần các chuyên gia các phân tích công ty cũng như các
đầu tư có nhiều kinh nghiệm quản lý. chuyên gia đầu tư nhiều kinh nghiệm.
Mức độ linh động cao vì tận dụng được Mức độ linh động thấp vì không thể tận
các cơ hội biến động trên thị trường. dụng các cơ hội biến động trên thị
trường.

2
25/03/2023

CHƯƠNG 7: QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ

7.1. QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU

7.1.1. Chiến lược quản lý danh mục cổ phiếu thụ động


7.1.2. Chiến lược quản lý danh mục cổ phiếu chủ động

7.1.1 CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DANH MỤC CỔ PHIẾU THỤ ĐỘNG

KHÁI NIỆM MỤC ĐÍCH


Là chiến lược mua cổ phiếu dựa
trên một chỉ số chuẩn nào đó và Tạo ra danh mục cổ phiếu với số
nắm giữ lâu dài khoản đầu tư. lượng và chủng loại gần giống
với chỉ số chuẩn nhằm đạt được
Đôi khi cần cơ cấu lại khi tái đầu mức sinh lời dự kiến tương
tư các khoản cổ tức nhận về, hoặc đương với mức sinh lời chuẩn
do một số cổ phiếu bị hợp nhất đó.
hoặc trượt khỏi danh mục chỉ số
chuẩn.

3
25/03/2023

Các phương pháp quản lý danh mục cổ phiếu thụ động

Lặp lại hoàn toàn một chỉ số nào đó


(ít khi áp dụng)

Chọn nhóm mẫu


(thường được áp dụng)

Lập trình bậc 2


(chuyên nghiệp)

Tracking error và xây dựng danh mục


chỉ số

7.1.1 CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DANH MỤC CỔ PHIẾU THỤ ĐỘNG

7.1.1.1 Phương pháp lặp lại hoàn toàn một chỉ số nào đó
q Cách thực hiện: tất cả các loại cổ phiếu nằm trong danh mục chỉ số
được mua vào theo tỷ lệ bằng với tỷ trọng vốn mà cổ phiếu đó
chiếm giữ trong danh mục chỉ số này.
q Phương pháp này giúp các nhà quản lý chắc chắn thu được kết quả
đầu tư gần giống với kết quả của danh mục chỉ số, nhưng cũng tồn
tại hai vấn đề:
v Vì phải mua nhiều cổ phiếu nên chi phí giao dịch tăng lên dẫn đến
tỷ suất đầu tư có thể giảm xuống
v Việc tái đầu tư luồng cổ tức có thể dẫn đến chi phí giao dịch cao
hơn các công ty thanh toán cổ tức ở những thời điểm khác nhau
trong năm.
8

4
25/03/2023

7.1.1 CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DANH MỤC CỔ PHIẾU THỤ ĐỘNG

7.1.1.2 Phương pháp chọn nhóm mẫu


q Cách thực hiện: NĐT chỉ cần chọn một nhóm các chứng khoán
đại diện cho chỉ số chuẩn theo tỷ lệ tương ứng với tỷ trọng vốn
của từng cổ phiếu đó trong chỉ số chuẩn.
q Phương pháp này làm giảm chi phí giao dịch.
q Ngoài ra, việc tái đầu tư luồng cổ tức sẽ thuận lợi hơn vì có ít
chứng khoán được mua và tái cơ cấu trong danh mục.
q Tuy nhiên, theo phương pháp này mức sinh lời không chắc chắn
bằng với mức sinh lời của chỉ số chuẩn.

7.1.1 CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DANH MỤC CỔ PHIẾU THỤ ĐỘNG

7.1.1.3 Phương pháp lập trình bậc 2


q Cách thực hiện: các thông tin quá khứ về tình hình biến động giá cổ
phiếu và mối tương quan giữa các loại giá cổ phiếu khác nhau, được
đưa vào chương trình máy tính để chọn lọc, xác định thành phần của
danh mục sao cho giảm thiểu chênh lệch tỷ suất của danh mục so với
chỉ số chuẩn.
q Tuy nhiên phương pháp này cũng nảy sinh vấn đề là khi dữ liệu đầu
vào có sự thay đổi thường xuyên thì tỷ suất sinh lợi của danh mục sẽ
có chênh lệch lớn so với chỉ số.

10

10

5
25/03/2023

7.1.1 CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DANH MỤC CỔ PHIẾU THỤ ĐỘNG

7.1.1.4 Tracking error và xây dựng danh mục chỉ số


q Cách thực hiện: mục tiêu của danh mục thụ động là nhằm tối
thiểu hóa sự biến động của mức sinh lời của danh mục trong mối
tương quan với mức sinh lời của chỉ số chuẩn. Nói cách khác nhà
quản lý cố gắng tối thiểu hóa mức chênh lệch (Tracking error).
q Tracking error được định nghĩa là mức độ biến động mức sinh lời
của danh mục với mức độ biến động mức sinh lời của chỉ số
chuẩn.
11

11

7.1.1 CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DANH MỤC CỔ PHIẾU THỤ ĐỘNG

7.1.1.4 Tracking error và xây dựng danh mục chỉ số


q Công thức đo lường mức Tracking error (TE) được thực hiện như sau:
Wi: Là tỷ trọng đầu tư vào tài sản i trong danh mục thụ động
Rit: Là mức sinh lời của tài sản i trong thời gian t
Rbt: Là mức sinh lời của chỉ số chuẩn trong thời gian t
N: Là số lượng tài sản trong danh mục thụ động
Như vậy, trong thời gian t mức sinh lời của danh mục thụ động là:

12

12

6
25/03/2023

7.1.1 CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DANH MỤC CỔ PHIẾU THỤ ĐỘNG

7.1.1.4 Tracking error và xây dựng danh mục chỉ số


Mức chênh lệch trong thời gian t giữa mức sinh lời của danh mục
đầu tư và chỉ số chuẩn như sau:

Với mức sinh lời cho trước của N tài sản trong danh mục thụ động và chỉ
số chuẩn, A là hàm của tỷ trọng tài sản đầu tư mà nhà quản lý lựa chọn và
không phải tất cả tài sản có trong chỉ số chuẩn đều có trong danh mục thụ
động (W=0 đối với một số tài sản). Trong thời gian T, phương sai của A
có thể được tính như sau:
13

13

7.1.1 CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DANH MỤC CỔ PHIẾU THỤ ĐỘNG

7.1.1.4 Tracking error và xây dựng danh mục chỉ số

Cuối cùng, độ lệch chuẩn của A là Tracking error. Tracking error hàng
năm (TE) được tính theo công thức:

Trong đó P là số kỳ tính mức sinh lời trong 1 năm (ví dụ P=12, có


nghĩa là mức sinh lời được tính hàng tháng, P = 252 là mức sinh lời
được tính hàng tuần).
14

14

7
25/03/2023

7.1.1 CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DANH MỤC CỔ PHIẾU THỤ ĐỘNG

7.1.1.4 Tracking error và xây dựng danh mục chỉ số


q Có mối quan hệ ngược chiều giữa TE của danh mục thụ động với
chỉ số chuẩn và thời gian và chi phí cần thiết để tạo ra và duy trì
danh mục đầu tư.
q NĐT phải cân bằng chi phí (TE lớn hơn) và lợi ích (dễ quản lý
hơn, chi phí giao dịch ít hơn) khi sử dụng phương pháp chọn
mẫu.

15

15

7.1.2 CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DANH MỤC CỔ PHIẾU CHỦ ĐỘNG

KHÁI NIỆM MỤC ĐÍCH


Là chiến lược mà phương pháp Thu được mức sinh lời dự kiến đầu
chọn mẫu được ưu tiên sử dụng tư cao hơn lợi suất của danh mục
rộng rãi hơn tất cả. đầu tư thụ động chuẩn hoặc thu
được mức lợi suất đầu tư trên mức
trung bình ứng với một mức rủi ro
định trước.

16

8
25/03/2023

Quy trình quản lý danh mục đầu tư chủ động

Bước 1: Xác định mục tiêu của khách hàng đặt ra


Bước 2: Lập ra một danh mục chuẩn (hay còn gọi là danh mục
“thông thường”)
Bước 3: Xây dựng một chiến lược và kết cấu danh mục đầu tư tối
ưu thoả mãn nhu cầu của người đầu tư
Bước 4: Theo dõi đánh giá các biến động của cổ phiếu trong danh
mục và tái cấu trúc danh mục khi cần thiết.

17

7.1.2 CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DANH MỤC CỔ PHIẾU CHỦ ĐỘNG

7.1.2.1 Chiến lược phân tích cơ bản

q Phân tích nền kinh tế.


q Phân tích ngành.
q Phân tích và lựa chọn cổ phiếu.

18

18

9
25/03/2023

7.1.2 CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DANH MỤC CỔ PHIẾU CHỦ ĐỘNG

7.1.2.1 Chiến lược phân tích cơ bản


q 3 phương pháp để tăng giá trị cho danh mục của mình so với danh
mục chuẩn:
ØThay đổi tỷ trọng đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu kho
bạc dựa vào dự đoán về biến động mức sinh lời và rủi ro của
những tài sản này trong tương lai.
ØThay đổi tỷ lệ vốn đầu tư giữa các ngành, các nước khác nhau
hoặc các hình thức đầu tư khác nhau (đầu tư giá trị, đầu tư tăng
trưởng) nhằm thu được mức sinh lời cao hơn thị trường.
ØLựa chọn cổ phiếu, đánh giá công ty để tìm kiếm những cổ phiếu
bị định giá thấp trên thị trường - từ đó thực hiện chiến lược mua
rẻ bán đắt.
19

19

7.1.2 CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DANH MỤC CỔ PHIẾU CHỦ ĐỘNG

7.1.2.2 Chiến lược phân tích kỹ thuật


q Phân tích biến động giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu trong
quá khứ được lấy làm nền tảng cho việc dự đoán xu hướng biến
động của cổ phiếu trong tương lai.
q Các nhà quản lý chủ động có thể xây dựng danh mục đầu tư trên
cơ sở biến động giá cổ phiếu trong quá khứ bằng việc giả định
rằng một trong hai điều sau đây sẽ xảy ra:
(1) Xu hướng biến động giá trong quá khứ sẽ tiếp tục trong tương lai
hoặc
(2) Xu hướng này sẽ biến đổi ngược chiều.

20

20

10
25/03/2023

7.1.2 CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DANH MỤC CỔ PHIẾU CHỦ ĐỘNG


7.1.2.3 Chiến lược lợi nhuận vượt trội
q Lợi nhuận vượt trội (lợi nhuận bất thường) có được từ vai trò của
nhà quản lý danh mục chủ động. Ví dụ: ảnh hưởng ngày nghỉ
cuối tuần và ảnh hưởng tháng giêng liên quan đến việc đầu tư
trong năm
q Một hướng tiếp cận khácđể có được thu nhập bất thường liên
quan đến việc xây dựng danh mục đầu tư là dựa trên những đặc
điểm khác nhau của các công ty (tổng mức vốn hóa của công ty
trên thị trường (quy mô công ty) và tình hình tài chính của công
ty thông qua các chỉ số tài chính như P/BV, P/E..).
21

21

7.1.2 CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DANH MỤC CỔ PHIẾU CHỦ ĐỘNG


7.1.2.4 Sử dụng mô hình định lượng
q Sử dụng Mô hình đa nhân tố APT có thể xác định cổ phiếu có thu
nhập và giá nhạy cảm đối với các yếu tố vĩ mô như tỷ giá, lãi suất,
lạm phát hoặc niềm tin của người tiêu dùng,…
q Sử dụng các thông tin xếp hạng cổ phiếu: Những cổ phiếu được xếp
hạng cao nhất sẽ được mua vào và những cổ phiếu có mức sếp hạng
thấp nhất sẽ bị bán ra. Chiến lược này có thể trung hòa với thị
trường bởi vì giá trị và rủi ro hệ thống từ việc nắm giữ cổ phiếu sẽ
được bù trừ bằng việc bán cổ phiếu. Hiệu quả của danh mục những
cổ phiếu có mức xếp hạng cao sẽ vượt quá danh mục cổ phiếu có
mức xếp hạng thấp, ngay cả khi thị trường tăng hoặc giảm.
22

22

11
25/03/2023

CHƯƠNG 7: QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ

7.2. QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU

7.2.1. Chiến lược quản lý danh mục trái phiếu thụ động
7.2.2. Chiến lược quản lý danh mục trái phiếu chủ động

23

23

7.2.1 CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DANH MỤC TRÁI PHIẾU THỤ ĐỘNG

MỤC ĐÍCH Để đạt được khung lợi nhuận/ rủi


Thu được một mức lợi nhuận ro này, các nhà quản lý thụ động
tương ứng với mức lợi nhuận cần phải đảm bảo rằng sự nhạy
của danh mục thị trường cảm của giá trị danh mục đầu tư
chuẩn, với một mức xác suất trước các thay đổi về lãi suất,
rất thấp là các mức lợi nhuận thay đổi đường cong lợi suất
này sẽ kém hơn mức lợi nhuận hoặc thay đổi các mức bù rủi ro
chuẩn. đều tương đương với các đặc
điểm của danh mục thị trường
chuẩn.

24

12
25/03/2023

7.2.1 CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DANH MỤC TRÁI PHIẾU THỤ ĐỘNG

7.2.1.1 Chiến lược mua và nắm giữ


q Tập trung vào việc mua một khối lượng trái phiếu và nắm giữ cho đến khi
đáo hạn và nắm giữ không cần quan tâm đến các biến động lãi suất.
q Tiền lãi định kỳ và tiền thu được từ các trái phiếu đáo hạn sẽ được tái đầu
tư một cách đơn giản vào các trái phiếu mới phát hành.
q Đối với chiến lược này, về cơ bản không cần phải phân tích dự báo tình
hình biến động lãi suất, song người đầu tư vẫn cần có sự phân tích để đa
dạng hóa danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro và xác định số lượng
trái phiếu đưa vào danh mục.
q Thông thường, NĐT đầu tư vào các danh mục có thành phần trái phiếu
tương tự như các chỉ số trên thị trường nhằm thu được kết quả tương tự
như của chỉ số đó.
25

25

7.2.1 CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DANH MỤC TRÁI PHIẾU THỤ ĐỘNG

7.2.1.2 Đầu tư theo chỉ số trái phiếu


v Lựa chọn chỉ số trái phiếu phù hợp
Ø Xác định mức rủi ro thanh toán của từng loại trái phiếu (trái phiếu
Doanh nghiệp, trái phiếu Chính phủ)
Ø Tuân thủ mục tiêu đề ra
v Lựa chọn phương pháp đầu tư
Ø Phương pháp 1: Mua tất cả các trái phiếu có trong chỉ số chuẩn mà
mình dự tính đầu tư, với tỷ trọng đầu tư mỗi trái phiếu bằng tỷ trọng
trái phiếu đó chiếm trong chỉ số chuẩn.
Ø Phương pháp 2: Mua chọn lọc một lượng trái phiếu nhất định trong
chỉ số chuẩn (thường được áp dụng)
26

26

13
25/03/2023

7.2.1 CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DANH MỤC TRÁI PHIẾU THỤ ĐỘNG

7.2.1.2 Đầu tư theo chỉ số trái phiếu


v Phương pháp chọn mẫu trái phiếu đề đầu tư theo chỉ số
Ø Chọn mẫu phân tầng: Mục tiêu nhằm hạn chế số loại trái phiếu phải mua
cho danh mục đầu tư, bỏ bớt các loại trái phiếu chiếm tỷ trọng nhỏ trong
danh mục chỉ số, hoặc các loại trái phiếu kém thanh khoản. Các bước thực
hiện:
1) Phân tách thị trường trái phiếu thành các nhóm thị trường khác nhau, căn
cứ vào một số tiêu chí đặc trưng (thời gian đáo hạn, lãi suất coupon, lĩnh
vực ngành nghề, hệ số tín nhiệm,…)
2) Xác định tỷ trọng của từng nhóm trái phiếu trên tổng thị trường trái phiếu,
theo đó tỷ trọng này được xác lập bằng tỷ lệ giữ tổng giá trị vốn hóa các
trái phiếu trong cùng nhóm so với tổng giá trị vốn hóa của cả thị trường.
27

27

7.2.1 CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DANH MỤC TRÁI PHIẾU THỤ ĐỘNG

7.2.1.2 Đầu tư theo chỉ số trái phiếu


v Phương pháp chọn mẫu trái phiếu đề đầu tư theo chỉ số
Ø Chọn mẫu phân tầng: Các bước thực hiện:
3) Trong mỗi nhóm trái phiếu, lựa chọn đầu tư vào một số trái phiếu có
tính thanh khoản làm đại diện cho nhóm. Tỷ trọng đầu tư dựa trên tỷ
trọng của nhóm mà trái phiếu đó đại diện.
Trên thị trường có nhiều loại chỉ số trái phiếu với các mức rủi ro khác
nhau, do vậy trước hết người quản lý danh mục đầu tư thụ động cũng
cần phải xem xét hai yếu tố để quyết định nên đầu tư theo danh mục
loại nào.

28

28

14
25/03/2023

7.2.1 CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DANH MỤC TRÁI PHIẾU THỤ ĐỘNG
7.2.1.2 Đầu tư theo chỉ số trái phiếu
v Phương pháp chọn mẫu trái phiếu đề đầu tư theo chỉ số
Ø Tối ưu hóa mẫu: người quản lý danh mục phải xây dựng một danh mục,
một mặt, vừa phù hợp với các nhóm chia nhỏ như mô tả ở trên, mặt
khác phải đáp ứng một số điều kiện nhằm tối ưu hóa một số mục tiêu
đề ra.
Ø Các mục tiêu đặt ra có thể là tối đa hóa tỷ suất đầu tư của từng danh
mục riêng lẻ hoặc tối đa hóa độ lồi hay tối đa hóa tỷ suất đầu tư của
toàn bộ danh mục đầu tư,... Đây là phương pháp phức tạp chỉ phù hợp
với các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

29

29

7.2.1 CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DANH MỤC TRÁI PHIẾU THỤ ĐỘNG
7.2.1.3 Trung hòa rủi ro lãi suất
Các rủi ro khi đầu tư trái phiếu
ü Rủi ro phi hệ thống (rủi ü Rủi ro hệ thống (rủi ro lãi suất,
ro thanh toán, rủi ro kinh lạm phát, chính sách kinh tế)
doanh)
Rủi ro này không thể xoá bỏ bằng
Rủi ro này có thể xoá bỏ đa dạng hoá, trong rủi ro hệ thống
được chia làm 2 loại:
nhờ đa dạng hoá đầu tư vì + Rủi ro giá: phát sinh khi kỳ đầu tư
là rủi ro của từng doanh ngắn hơn thời gian đáo hạn trái
nghiệp. phiếu.
+ Rủi ro tái đầu tư: phát sinh khi kỳ
đầu tư dài hơn thời gian đáo hạn trái
phiếu.

30

15
25/03/2023

7.2.1.3 Trung hòa rủi ro lãi suất


Rủi ro lãi suất của trái phiếu
• Biến động lãi suất thị trường làm thay đổi mức lợi suất yêu cầu của nhà
đầu tư đối với trái phiếu.
• Giá và lợi suất của trái phiếu có mối quan hệ nghịch biến.
– Lãi suất thị trường tăng làm cho lợi suất trái phiếu tăng từ đó làm giá
trái phiếu giảm => nhà đầu tư trái phiếu bị lỗ vốn (capital loss)
– Lãi suất thị trường giảm làm cho lợi suất trái phiếu giảm từ đó làm giá
trái phiếu tăng => nhà đầu tư trái phiếu được lợi vốn (capital gain)
• Tái đầu tư lãi định kỳ
– Trái phiếu trả lãi định kỳ.
– Lãi định kỳ sẽ được tái đầu tư
– Biến động lãi suất thị trường làm thay đổi lợi suất tái đầu tư lãi định kỳ
• Rủi ro lãi suất của trái phiếu là rủi ro thay đổi suất sinh lợi của trái
phiếu (do giá trái phiếu thay đổi và lợi suất tái đầu tư lãi định kỳ thay đổi),
cho dù lãi định kỳ và nợ gốc của trái phiếu được cố định.

31

7.2.1.3 Trung hòa rủi ro lãi suất


Thời hạn, rủi ro giá và rủi ro tái đầu tư:
• Giá trị nhà đầu tư trái phiếu nhận được chịu rủi ro khi lãi suất thị trường thay đổi với hai
tác động ngược chiều nhau:
– Thay đổi giá trái phiếu (rủi ro giá)
– Thay đổi lợi nhuận từ tái đầu tư lãi định kỳ (rủi ro tái đầu tư).
• Nếu lãi suất thị trường tăng lên, thì:
– Lãi nhận được có thể được tái đầu tư với suất sinh lợi cao hơn
– Nhưng giá trái phiếu lại giảm.
• Nếu lãi suất thị trường giảm xuống, thì:
– Giá trái phiếu tăng lên
– Nhưng lãi nhận được chỉ có thể được tái đầu tư với suất sinh lợi thấp hơn
• Tác động nào chiếm ưu thế phụ thuộc vào khoảng thời gian giữ trái phiếu:
– Khi khoảng thời gian giữ trái phiếu ngắn, giá trị nhà đầu tư nhận được sẽ nhạy cảm hơn
đối với rủi ro giá so với rủi ro tái đầu tư
– Khi khoảng thời gian giữ trái phiếu dài, giá trị nhà đầu tư nhận được sẽ nhạy cảm hơn đối
với rủi ro tái đầu tư so với rủi ro giá
– Khi khoảng thời gian giữ trái phiếu bằng đúng thời hạn thì hai tác động trên triệt tiêu
nhau và giá trị nhà đầu tư nhận được không đổi khi lãi suất thị trường thay đổi.

32

16
25/03/2023

7.2.1 CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DANH MỤC TRÁI PHIẾU THỤ ĐỘNG
7.2.1.3 Trung hòa rủi ro lãi suất

q Là chiến lược quản lý danh mục đầu tư trái phiếu để loại bỏ


độ nhạy của danh mục trái phiếu đối với thay đổi lãi suất
thị trường bằng cách triệt tiêu hai tác động của rủi ro giá và
rủi ro tái đầu tư.
q Cách làm là xây dựng một danh mục trái phiếu sao cho
duration của danh mục này bằng với duration của tài sản nợ
của nhà đầu tư.

33

7.2.1.3 Trung hòa rủi ro lãi suất


Ví dụ:
q Nhà đầu tư xem xét đầu tư vào các trái phiếu không trả lãi (mệnh giá F =
100) với kỳ hạn 1 năm và 3 năm, với số tiền nhận được sau 2 năm để trả một
khoản nợ là $100.
q Thời hạn của trái phiếu không trả lãi bằng đúng kỳ hạn của nó.
q Lập danh mục đầu tư với tỷ lệ w đầu tư vào trái phiếu kỳ hạn 1 năm và tỷ lệ
(1 – w) đầu tư vào trái phiếu kỳ hạn 3 năm. Thời hạn của danh mục bằng:
D = w x 1 + (1 – w) x 3
q Để loại bỏ rủi ro lãi suất, D phải có giá trị bằng 2 (bằng thời hạn của nghĩa vụ
trả nợ là 2 năm
D = w x 1 + (1 – w) x 3 = 2 => w = 0,5
q Tức là phải đầu tư 50% vào trái phiếu kỳ hạn 1 năm và 50% vào trái phiếu kỳ
hạn 3 năm.

34

17
25/03/2023

7.2.1 CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DANH MỤC TRÁI PHIẾU THỤ ĐỘNG
7.2.1.4 Khớp dòng tiền
Ø Chiến lược này dựa trên quan điểm là dòng tiền tạo ra từ danh mục đầu
tư phù hợp (cả về thời gian lẫn quy mô) với dòng tiền phải thanh toán
cho các nghĩa vụ nợ.
Ø Cách thực hiện: Ứng với mỗi kỳ thanh toán, lựa chọn một loại trái
phiếu có kỳ đáo hạn phù hợp với thời điểm thanh toán khoản nợ cuối
cùng để đầu tư, giá trị đầu tư bằng giá trị danh nghĩa tính theo mệnh giá
và bằng với khoản nợ cuối thanh toán. Các nghĩa vụ nợ sẽ được điều
chỉnh giảm trừ từ lãi suất cuống phiếu của trái phiếu này. Quá trình này
được lập lại cho đến khi tất cả các nghĩa vụ đều được bù đắp bởi lãi
suất cuống phiếu của các trái phiếu trong danh mục.
35

35

8.2.2 QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU

CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ CHỦ ĐỘNG

q Là chiến lược người quản lý dựa trên khả năng dự báo và


thủ thuật đầu tư của mình để xây dựng các danh mục đầu
tư đạt mức sinh lời cao hơn mức sinh lời chung của thị
trường

q Phương pháp này một mặt đạt được mục tiêu đề ra, một
mặt giúp phòng tránh rủi ro phi hệ thống.

36

18
25/03/2023

8.2.2 QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU


CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ CHỦ ĐỘNG

Thông thường thì người quản lý phải dự đoán được:


ü Thay đổi mặt bằng lãi suất
ü Thay đổi cơ cấu kỳ hạn lãi suất
ü Thay đổi chênh lệch lãi suất giữa các loại trái phiếu
khác nhau.

37

Các phương pháp quản lý danh mục trái phiếu chủ động

Chiến lược hoán đổi trái phiếu

Chiến lược dự đoán lãi suất

Chiến lược dự đoán chênh lệch đường cong lãi suất

Chiến lược dự đoán mức biến động lãi suất


(chiến lược đường cong lãi suất)

38

19

You might also like